Đặc biệt trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19, ngành du lịch càng cần nhận thức rõ hơn về sự quan trọng và tính cấp bách của chuyển đổi số.Công nghệ số giúp các doanh nghiệp du lịch hoạt
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH Môn học: Kinh Tế Du Lịch
Trang 2Họ và tên MSSV Phân công Mức độ
hoàn thành
Lê Thái Bình Dương K224151755 Nội dung + slide 100%
Nguyễn Tâm Đoan K224151757 Nội dung + Word 100%
Nguyễn Đinh Thái
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Kết cấu đề tài 4
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 4
1.1 Các khái niệm 4
1.1.1 Chuyển đổi số là gì? 4
1.1.2 Du lịch là là gì? 5
1.1.3 Chuyển đổi số trong du lịch là gì? 5
1.2 Nguyên nhân và tầm quan trọng của chuyển đổi số 5
1.3 Mục tiêu của chuyển đổi số trong du lịch 7
1.4 Bốn trụ cột của chuyển đổi số 7
1.4.1 Công nghiệp - Công nghệ thông tin: 8
1.4.2 Kinh tế số các ngành 8
1.4.3 Quản trị số 9
1.4.4 Dữ liệu số 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG PHÁT TRIỂN 10
DU LỊCH HIỆN NAY 10
2.1 Thực trạng chuyển đổi số trong phát triển du lịch hiện nay 10
2.1.1 Giai đoạn chuyển đổi số ở Việt Nam 10
2.1.2 Những chính sách của Chính phủ về chuyển đổi số trong du lịch 12
2.2 Những ứng dụng chuyển đổi số đang được sử dụng trong du lịch Việt Nam 13
2.2.1 Sản phẩm dành cho Khách du lịch 13
2.2.2 Sản phẩm dành cho Cơ sở kinh doanh du lịch 14
2.2.3 Sản phẩm dành cho Hướng dẫn viên 16
Trang 42.2.4 Sản phẩm dành cho Cơ quan quản lý 18
2.3 Xu hướng chuyển đổi số du lịch hiện nay 21
2.3.1 Du lịch thông minh 21
2.3.2 Một số xu hướng chuyển đổi số khác 21
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DU LỊCH 23
3.1 Cơ hội 23
3.2 Thách thức 24
3.3 Giải pháp phát triển chuyển đổi số trong du lịch 24
3.3.1 Về phía cơ quan chức năng 24
3.3.2 Đối với doanh nghiệp du lịch 25
3.3.3 Đối với cơ quan quản lý Du lịch địa phương 25
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chuyển đổi số là một quá trình tổng thể, tất yếu và cực kỳ quan trọng đối với sựtồn tại và phát triển của quốc gia Quá trình này tác động đến tất cả các lĩnh vực và ngànhnghề, từ các doanh nghiệp đến các cá nhân Ngành du lịch Việt Nam cũng không nằmngoài xu hướng chuyển đổi số này Đặc biệt trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19, ngành
du lịch càng cần nhận thức rõ hơn về sự quan trọng và tính cấp bách của chuyển đổi số.Công nghệ số giúp các doanh nghiệp du lịch hoạt động hiệu quả hơn, nhanh chóng vàlinh hoạt, đồng thời thu hẹp khoảng cách với các quốc gia tiên tiến trong ngành du lịch.Khi nhu cầu và thói quen của khách du lịch dần thay đổi qua các thời kỳ, việc chuyển đổi
số hay không gần như sẽ quyết định được sự tồn tại và phát triển của các nước có thếmạnh về du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng Ý thức được tầm quantrọng và lợi ích của chuyển đổi số đối với sự phát triển chung của đất nước và ngành dulịch, nhóm chúng em xin trình bày đề tài thảo luận: “Chuyển đổi số trong hoạt động thúcđẩy phát triển du lịch”
2 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài giúp mọi người có cái nhìn một cách tổng quan về tầmquan trọng của chuyển đổi số trong ngành du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Namhiện nay Ngoài ra bài tiểu luận được viết để đánh giá mức độ ảnh hưởng của công nghệ
số đến sự phát triển và cải thiện hiệu quả hoạt động trong ngành du lịch Thứ ba là xácđịnh các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho ngành du lịch, phân tích các thách thức vàrủi ro mà ngành du lịch phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số Cuối cùng là đề xuấtcác chiến lược và giải pháp cụ thể để thúc đẩy việc áp dụng công nghệ số trong ngành dulịch và đưa ra các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp du lịch và các bênliên quan nhằm tối ưu hóa quá trình chuyển đổi số
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm nhiều mặt Đầu tiên, ngành du lịch là tâmđiểm của nghiên cứu, tập trung vào các doanh nghiệp và tổ chức quản lý du lịch, khách
du lịch và chuyển đổi số trong phát triển du lịch tại Việt Nam
Trang 64 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dùng số liệu: thu thập các số liệu, thông tin thứ cấp,…phục vụ cho bài tiểu luận
Phương pháp nghiên cứu từ tài liệu: thu thập và nghiên cứu thông tin sẵn có từ tàiliệu trong thư viện, dựa trên nền tảng từ Giáo trình Kinh tế du lịch
5 Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài sẽ được chia ra 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và Kết luận
Cụ thể, ở phần nội dung sẽ được chia ra 3 chương:
Chương 1: Chuyển đổi số trong phát triển du lịch
Chương 2: Thực trạng chuyển đổi số trong phát triển du lịch hiện nay
Chương 3: Phát triển chuyển đổi số trong du lịch
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Chuyển đổi số là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về chuyển đổi số, nhưng không có một định nghĩa duynhất nào về chuyển đổi số được áp dụng nhất quán và đôi khi không có định nghĩa nàođược đưa ra cả Do đó, nhiều nhà nghiên cứu đã nỗ lực xây dựng một định nghĩa toàndiện và được chấp nhận rộng rãi cho cụm từ này Các ví dụ sau đây cho thấy hàng chụcđịnh nghĩa đã được đề xuất về chuyển đổi số:
“Chuyển đổi số áp dụng công nghệ số vào doanh nghiệp hiện có”
“Chuyển đổi số nhằm mục đích tạo ra các doanh nghiệp mới”
“Chuyển đổi số là ứng dụng các công nghệ Đám mây, Di động, Xã hội và Phân tích”
“Chuyển đổi số là thay đổi công ty Tuy nhiên, đó không chỉ là sự thay đổi do ứng dụngcác công nghệ, dịch vụ số mới Nó còn nhiều hơn thế nữa”
Trang 7“Chuyển đổi số không chỉ là sự thay đổi về công nghệ mà còn là sự thay đổi về mặt tổchức, văn hóa và quản lý Chuyển đổi số là việc làm lại các chiến lược, sản phẩm và quytrình bằng cách tận dụng các công nghệ kỹ thuật số Chuyển đổi số thực chất là chuyểnđổi kinh doanh”.
“Chuyển đổi số là sự chuyển đổi về mô hình và năng lực kinh doanh, mô hình tổ chức,quy trình và thực tiễn kinh doanh”
1.1.2 Du lịch là là gì?
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cưtrú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thamquan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch (Theo Khoản 1, Điều 3,Luật du lịch năm 2017)
1.1.3 Chuyển đổi số trong du lịch là gì?
Chuyển đổi số trong ngành du lịch thường được hiểu là một sự chuyển dịch từ môhình kinh doanh và tiếp thị truyền thống sang mô hình kinh doanh hiện đại hơn tập trungvào khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị số (Digital value chain) dựa trên dữ liệu
Ngoài ra, theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam thì chuyển đổi số trong du lịch làthay đổi cách đi du lịch, cách làm du lịch, cách kinh doanh du lịch, cách quản lý du lịchnhờ dữ liệu và công nghệ số
1.2 Nguyên nhân và tầm quan trọng của chuyển đổi số
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, yếu tố công nghệ trong lĩnhvực đời sống, kinh tế - xã hội ngày càng có tác động to lớn, tuy nhiên lĩnh vực du lịchban đầu không nằm trong xu hướng này Cho đến khi đại dịch Covid - 19 bùng phát manglại rất nhiều hậu quả tiêu cực đến ngành du lịch, cụ thể số khách quốc tế du lịch tại ViệtNam năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm 78,8% so với năm 2019 dẫn đến tổng doanhthu cả nước đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% tương đương thiệt hại khoảng 23 tỷ USD.Đứng trước bối cảnh đó, Tổng cục Du lịch đã đưa ra những giải pháp như liên kết hợptác, phát triển sản phẩm và đặc biệt là nhận thức được tầm quan trọng và tạo động lựcthay đổi tư duy về thực hiện chuyển đổi số trong du lịch Lúc đấy, chuyển đổi số đượcxem là một lựa chọn sống còn giúp doanh nghiệp du lịch có thể tồn tại
Trang 8Hình 1: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2015-2024(triệu lượt)
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê)Việt Nam đón được nhiều khách du lịch hơn nhờ áp dụng chuyển đổi số trong việcquảng bá, phân tích dữ liệu khách hàng, xu hướng, Hiện nay, chuyển đổi số được xem
là yếu tố then chốt thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng bền vững Cụ thể hơn, chuyểnđổi số mang lại những lợi ích như: Thay đổi cơ cấu doanh nghiệp, bộ máy nhân sự hiệnđại, chuyên nghiệp hơn; tăng cường liên kết với các bộ phận; xây dựng được cơ sở dữliệu về khách hàng, sản phẩm du lịch, ; tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc vậnhành; nâng cao năng suất lao động; tăng doanh thu và lợi nhuận;
Thêm vào đó là những lợi ích như: cải thiện được trải nghiệm khách hàng nhờ tínhtiện lợi, linh hoạt trong việc thanh toán, đặt tour; hiệu quả và năng suất hơn nhờ việc sửdụng các ứng dụng công nghệ hiện đại như Big Data, IoT, để phân tích rõ hơn về sởthích, thị hiếu và nhu cầu của khách Từ đó mà các sở du lịch dễ dàng cung cấp sản phẩmphù hợp với từng nhóm khách du lịch; dễ dàng đối phó linh hoạt với những thách thứcmới…
Trang 9Nhìn chung, chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng mà còn là một yếu tố vôcùng cần thiết để ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh hiện đại, mở
ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp du lịch và giúp nâng cao trải nghiệm của dukhách
1.3 Mục tiêu của chuyển đổi số trong du lịch
Hiện nay, việc chuyển đổi số trong du lịch có ba mục tiêu chính sau đây:
Thứ nhất là: “Xây dựng và phát triển một hệ sinh thái chuyển đổi số du lịch thốngnhất trên toàn quốc giúp kết nối, liên thông hệ thống thông tin giữa cơ quan quản lý, địaphương và doanh nghiệp Hướng tới kết nối, chia sẻ tài nguyên với Hệ tri thức Việt sốhóa”
Thứ hai là: “Tập trung hệ tài nguyên số, dữ liệu số dùng chung trên toàn quốc,cung cấp dữ liệu mở phục vụ cơ quan quản lý hoạch định chính sách; giúp doanh nghiệp
mở rộng khả năng tiếp cận thị trường thương mại điện tử và nâng cao hiệu quả kinhdoanh; cung cấp thông tin cập nhật và tin cậy đáp ứng nhu cầu của du khách và côngchúng.”
Thứ ba là: “Gia tăng trải nghiệm du lịch thông minh, mang đến cho du kháchnhiều tiện lợi, từ việc tìm thông tin, lên ý tưởng tới việc đặt, giao dịch và thanh toán điệntử.”
Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) cũng đã phối hợp
tổ chức quản lý du lịch tập huấn chuyển đổi số du lịch cùng với mục tiêu là thống nhấtnhận thức và hành động thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn ngành theo chủ trương chungcủa Chính phủ, đồng bộ với hệ sinh thái chuyển đổi số du lịch của Cục Du lịch Quốc giaViệt Nam, giúp tiết kiệm nguồn lực, tránh manh mún, rời rạc
1.4 Bốn trụ cột của chuyển đổi số
Hiện nay, nước ta đang trên con đường phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: Côngnghiệp - công nghệ thông tin, kinh tế số các ngành, quản trị số, dữ liệu số
1.4.1 Công nghiệp - Công nghệ thông tin:
Là tập trung vào việc phát triển công nghệ thông tin như phần mềm, phần cứng vàcác giải pháp số khác để tạo ra nền tảng cho sự phát triển của kinh tế số và thúc đẩy đổi
Trang 10mới sáng tạo Đây là bước khởi đầu trong tiến trình chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệusuất đồng thời giảm chi phí bảo trì công nghệ thông tin và nâng cao sự hài lòng của kháchhàng.
Nhiều công ty đã thành công trong chuyển đổi số cho rằng quá trình này khởi đầu
từ việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ, dữ liệu và dịch vụ đám mây Ngân sách sẽđược phân bổ cho các sáng kiến số nhằm hiện đại hóa nền tảng công nghệ thông tin vàcải cách phương thức truyền thông trong doanh nghiệp
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc nâng cấp hạ tầng số không hề đơn giản Nhiềucông ty vẫn đang gặp khó khăn trong việc xác định cách thức, định hướng và chiến lược
cụ thể để loại bỏ quy trình truyền thống và các phương thức vận hành cũ Việc xây dựng,
rà soát và điều chỉnh các quy định, quy trình làm việc nội bộ, cũng như phân định rõtrách nhiệm của từng cá nhân và bộ phận, vẫn chưa đạt hiệu quả và tính chặt chẽ cầnthiết
Do đó, giai đoạn này, các doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư đúng đắn vào hệthống công nghệ thông tin, bao gồm những trang bị cơ bản về phần cứng, phần mềm vànguồn nhân lực Mặc dù việc đồng bộ hóa trang bị có thể gặp khó khăn, nhưng cần đảmbảo yêu cầu chính về hạ tầng công nghệ để khắc phục khó khăn trong vận hành Việcthiết lập quy trình làm việc mới và xây dựng quy trình giải quyết công việc số hóa cũng
sẽ thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số của doanh nghiệp
1.4.2 Kinh tế số các ngành
Là quá trình chuyển đổi các ngành truyền thống sang hình thức số hóa, từ sản xuấtđến dịch vụ giúp tối ưu hóa quy trình, tăng năng suất và nâng cao trải nghiệm kháchhàng
Đây là trụ cột thứ hai quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.Trong quá trình số hóa, các công ty áp dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa, đơn giản hóa vàcải tiến các quy trình hiện tại Mục tiêu là tận dụng các công cụ số hiện đại như AI và IoT
để gia tăng doanh thu và đạt được mức tăng trưởng đột phá
Đây là quá trình tái cấu trúc các tổ chức và hoạt động số nhằm phục vụ kháchhàng tốt hơn Một công ty muốn bắt đầu chuyển đổi số cần bắt đầu từ việc số hóa các quy
Trang 11trình, và để đảm bảo thành công cho dự án số hóa tài liệu, họ cần chọn nhà cung cấp dịch
vụ uy tín và có kinh nghiệm để tối ưu hóa chi phí, thời gian và nguồn lực
1.4.3 Quản trị số
Là việc sử dụng các công nghệ số trong quản lý và điều hành để cải thiện hiệu quảlàm việc, ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn, từ đó tạo ra giá trị gia tăng cho tổchức
Đây là một yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp hiện đại xây dựng nhận thức vềthương hiệu, nắm bắt và tận dụng mong muốn từ khách hàng, cũng như thực hiện bánhàng trực tuyến hiệu quả Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần tập trung vào việc sửdụng các công cụ số để tương tác và bán hàng Việc phát triển các kênh tiếp thị số đòi hỏidoanh nghiệp phải đa dạng hóa nguồn lực, bao gồm đầu tư vào thu thập dữ liệu chấtlượng và các công cụ số như trí tuệ nhân tạo (AI) Nhờ vậy, việc hiểu rõ khách hàng vàxây dựng thương hiệu sản phẩm đa kênh trở nên dễ dàng hơn
Hiện nay, nhiều nhà bán lẻ toàn cầu đang tối ưu hóa các kênh truyền thông số vàứng dụng AI để nâng cao trải nghiệm khách hàng, thiết lập thị trường số và cải thiện hiệuquả các chiến dịch marketing Tỷ lệ chuyển đổi có thể tăng đáng kể khi doanh nghiệp tạo
ra quảng cáo phù hợp với khu vực, sở thích và thói quen mua sắm của khách hàng Việcgiữ chân khách hàng là cực kỳ quan trọng, vì 80% lợi nhuận trong tương lai đến từ 20%khách hàng hiện tại
Môi trường kỹ thuật số hiện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhắm đếnđối tượng mục tiêu, tối ưu hóa chi phí và cung cấp các chương trình ưu đãi phù hợp vớinhu cầu cá nhân
1.4.4 Dữ liệu số
Dữ liệu số là việc khai thác và phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định dựa trênthông tin Đây là nhiệm vụ chính và mang tính quyết định để hoàn thành trụ cột thứ tư vàcông tác chuyển đổi số của địa phương, bởi lẽ chúng ta không thể quản trị số nếu không
có dữ liệu số và nếu không có hoặc không đủ dữ liệu số thì cũng không thể chuyển đổi sốtrên bất kỳ lĩnh vực nào Chính vì vậy, mặc dù xếp ở vị trí thứ tư, nhưng thực tế nó vẫnluôn là nhiệm vụ đầu tiên mà tất cả các cấp, các ngành, doanh nghiệp và cả những cá
Trang 12nhân tham gia vào hoạt động chuyển đổi số đều phải ưu tiên xây dựng dữ liệu số; đồngthời một khi đã có dữ liệu thì cũng rất cần đảm bảo cho việc lưu trữ, kết nối, chia sẽ dữliệu, đồng bộ, thông suốt từ Trung ương đến địa phương.
Chuyển đổi số mang lại nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Hiện tại, để tậndụng những cơ hội này, nhiều công ty phải đối mặt với khó khăn, thử nghiệm và có thểgặp thất bại, buộc phải chuyển hướng sang các nguồn tăng trưởng mới, thoát khỏi nhữngphương pháp truyền thống Chuyển đổi số không chỉ tạo điều kiện để phát triển các môhình kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ mới mà còn giúp hình thành một hệ sinh tháiphong phú, gia tăng doanh thu và cải thiện các chỉ số tăng trưởng
Các giám đốc điều hành và trưởng bộ phận kinh doanh cần phải nhạy bén với cácsáng kiến mới, theo dõi thị trường và hiểu biết về công nghệ để liên tục đề xuất các giảipháp, thử nghiệm và xác nhận những cơ hội kinh doanh Điều này sẽ mang lại nguồndoanh thu mới và đa dạng hóa các chỉ số KPI Tuy nhiên, để thành công trong việc nắmbắt cơ hội, doanh nghiệp cần phải trưởng thành về mặt kỹ thuật số, nâng cao chất lượngcông nghệ thông tin và hiện đại hóa quy trình số hóa
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH HIỆN NAY 2.1 Thực trạng chuyển đổi số trong phát triển du lịch hiện nay
2.1.1 Giai đoạn chuyển đổi số ở Việt Nam
Trong bài nghiên cứu Chuyển đổi số trong ngành du lịch Việt Nam vào năm 2021của nhóm tác giả Ths Lê Hữu Nghĩa, ThS Nguyễn Thị Mỹ Nhân, CN Đỗ Thị Tố Oanh,Khoa Du lịch UEH đã đưa ra kết quả là các doanh nghiệp du lịch đang ở giai đoạn thứ 3của tiến trình chuyển đổi số - giai đoạn thương mại điện tử và hướng tới du lịch thôngminh (được phát hoạ dưới hình 2) Ban đầu, các doanh nghiệp chỉ ứng dụng các côngnghệ trong việc vận hành sau đó bán sản phẩm trên các sàn trực tuyến Kế tiếp, các doanhnghiệp sẽ chuyển đổi nền tảng thương mại điện tử thành các công ty OTAs (công ty dulịch trực tiếp) và sau cùng là bước vào nền tảng du lịch thông minh, xây dựng các ứngdụng và các hệ thống kết hợp với tính năng như chatbots và AI
Trang 13Hình 2: Các giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp du lịch.
Nguồn: Cập nhật và điều chỉnh từ Dredge và Cs (2018)Gần đây, tại bài báo “Chuyển đổi số hướng tới du lịch xanh, vươn ra thế giới”được biên soạn bởi Thanh Hiếu/VOV (Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam) - MiềnTrung vào ngày 25/06/2024 cũng đưa ra nội dung: “Doanh nghiệp du lịch Việt Nammuốn phát triển nhanh, bền vững thì cần phải chuyển đổi dần sang mô hình bán hàng trựctuyến (B2C) thích ứng với xu thế mới” Trong đó, thuật ngữ B2C trong du lịch được hiểu
là mô hình hoạt động các công ty du lịch có sản phẩm và chiến lược quảng bá, tiếp thị,tiếp cận thị trường khách tiềm năng của mình và trực tiếp đi trao đổi với khách để điềuchỉnh sản phẩm cũng như có những chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng cao hiệu quả.Ngoài ra, theo ông Hồ An Phong - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũngđưa ra khẳng định là các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy và mạnh dạng chuyển đổi đểđưa điểm tới gần với du khách hơn
Các công ty du lịch lớn như Vietravel, Saigontourist, Hanoitourist, đang thựchiện chuyển đổi số trong vận hành, quản lý, xây dựng và quảng bá sản phẩm Trong đó,Vietravel đã có hơn 40 sản phẩm phần mềm phục vụ điều hành và nghiệp vụ, đồng thờichuyển đổi số dựa vào mô hình quản trị doanh nghiệp ERP, giúp công việc diễn ra thuậntiện hơn Ngoài ra còn có website (travel.com.vn) mở bán chương trình du lịch onlinecùng với ứng dụng Vietravel trên IOS và Android cho phép người dùng có thể thanh toán
dễ dàng cùng với các tính năng nhắc nhở ngày khởi hành, thông tin về điểm đến, hướng
Trang 14dẫn viên, Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp không đủ nguồn lực chưa thực sựthực hiện chuyển đổi số hiệu quả do nhiều nguyên nhân.
2.1.2 Những chính sách của Chính phủ về chuyển đổi số trong du lịch
Vào năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịchViệt Nam đến 2030”, trong đó có nêu rõ các nhiệm vụ cần phải đẩy nhanh quá trìnhchuyển đổi số để hình thành và phát triển du lịch thông minh
Đến năm 2022, theo quyết định số 411/QĐ-TTg, Việt Nam đang bước sang giaiđoạn đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm,toàn dân và toàn diện cùng với “Chiến lược quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội sốđến năm 2025, định hướng đến 2030” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Trong đó,Chương trình thúc đẩy chiến lược nền tảng số quốc gia để cung cấp thông tin và trảinghiệm trực tuyến cho khách du lịch được chú trọng
Chính phủ tiếp tục đẩy nhanh giai đoạn chuyển đổi số trong du lịch qua nghị quyết
số 82/NQ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 18/05/2023 nói về nhiệm vụ, giải phápchủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững Cụ thể, theoNghị quyết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ: “Xây dựng hệ sinh thái du lịch thôngminh, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, kinh doanh dịch vụ du lịch, nâng cao trải nghiệm
du khách bao gồm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia; phát triển trangmạng du lịch quốc gia, ứng dụng du lịch quốc gia “Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel”,thẻ Việt - thẻ du lịch thông minh phục vụ khách du lịch; phát triển nền tảng số “Quản trị
và kinh doanh du lịch”
Ngoài ra, theo chỉ thị 08/CT-TTg “Về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bềnvững thời gian tới” được ký bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính với yêu cầu các địaphương thực hiện chuyển đổi số hoạt động du lịch đồng bộ với các nội dung chuyển đổi
số do Bộ chủ trì thực hiện, tránh tình trạng manh mún, lãng phí
Theo Thông tin Du lịch tháng 6/2024 đăng tải bởi Trung tâm Thông tin Du lịch(Cục Du lịch Quốc gia) thì nghị quyết số 82 và Chỉ thị số 08 vẫn còn được áp dụng