TRÍCH YẾUVới đề tài “Tìm hiểu ga hàng hóa xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Dịch vụ hànghóa Tân Sơn Nhất”, nhóm chúng tôi đã được đi thực tế và tìm hiểu rõ hơn các quytrình diễn ra trong hoạ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO MÔN HỌC
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU GA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HÓA TÂN SƠN NHẤT
Lớp MH :
Sinh viên thực hiện :
TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12 năm 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU GA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HÓA TÂN SƠN NHẤT
Lớp :
Giảng viên hướng dẫn :
TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12 năm 2023
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Trang 4LỜI CAM KẾT
“Chúng tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm liêm chính học thuật Chúng tôi camkết bằng danh dự cá nhân rằng bài làm này do chúng tôi tự thực hiện và không viphạm về liêm chính học thuật”
Ngày 14 tháng 12 năm 2023
Trang 5
TRÍCH YẾU
Với đề tài “Tìm hiểu ga hàng hóa xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Dịch vụ hànghóa Tân Sơn Nhất”, nhóm chúng tôi đã được đi thực tế và tìm hiểu rõ hơn các quytrình diễn ra trong hoạt động khai thác tại kho Chúng tôi đã chọn các phương phápchủ yếu là quan sát, tìm kiếm, phân tích và tổng hợp dữ liệu sơ cấp cũng như thứ cấptrên các trang chính thống của Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất(TCS)
Qua việc thực hiện bài báo cáo này, chúng tôi có cơ hội thấy rõ những kiến thức
đã học được áp dụng trong thực tế Chúng tôi đã cố gắng hết mình để tìm kiếm nhữngthông tin, tài liệu có liên quan đến đề tài mà nhóm chúng tôi đang thực hiện Đồngthời, trong lúc thực hiện bài báo cáo, chúng tôi được tiếp cận cũng như tích lũy thêmnhiều thông tin mới và nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện một bài báo cáo vànâng cao thêm kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin, dữ liệu
Trang 6Xin chân thành cảm ơn!
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT i
TRÍCH YẾU ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH/BẢNG BIỂU v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HÓA TÂN SƠN NHẤT (TCS) 1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1
1.2 Sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi: 2
1.3 Lĩnh vực kinh doanh 2
1.4 Các chứng chỉ đã đạt được 3
1.5 Cơ sở vật chất 4
CHƯƠNG II TÌM HIỂU GA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI KHO TCS 7
2.1 Tìm hiểu ga hàng hóa xuất khẩu 8
2.1.1 Khu vực tiếp nhận hàng hóa 8
2.1.2 Khu vực thủ tục, tài liệu hàng xuất 10
2.1.3 Khu vực chất xếp hàng hóa 11
2.1.4 Khu vực giao nhận hàng hóa, tài liệu 13
CHƯƠNG III KẾT LUẬN 14
3.1 Ưu điểm của ga hàng hóa xuất khẩu 14
3.2 Nhược điểm của ga hàng hóa xuất khẩu 14
3.3 Kiến nghị 14
KẾT LUẬN 15
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH/BẢNG BIỂU
Hình 1: Logo TCS 1
Hình 2 Trung tâm đào tạo được IATA ủy nhiệm tại Việt Nam (Authorized Training Center) 4
Hình 3Cơ sở đào tạo tại TCS 4
Hình 4 Hệ thống kho lạnh ở TCS 5
Hình 5 Hệ thống MHS 5
Hình 6 Khu vực lưu trữ hàng thú cưng 6
Hình 7 Khu vực lưu trữ hàng nguy hiểm 6
Hình 8 Hệ thống kệ trữ hàng 6
Hình 9 Xe xúc nâng dầu 6
Hình 10 Quy trình luồng di chuyển của hàng hóa xuất nhập khẩu 7
Hình 11 Sơ đồ ga hàng hóa xuất khẩu 7
Hình 12 Cân hàng tại khu vực tiếp nhận hàng hóa 8
Hình 13 Talon của hãng hàng không All Nippon Airways (ANA), Nhật Bản 9
Hình 14 Quầy thủ tục tại TCS 10
Hình 15 Tờ hướng dẫn gửi hàng TCS 11
Hình 16 Máy soi chiếu tại TCS 11
Hình 17 Khu vực chất xếp hàng sau máy soi 12
Hình 18 Hàng hóa đã hoàn thành phủ nilon và lưới mâm 13
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt
MHS Material Handling System
MAWB Master Airway Bill
SID Shipper’s Instruction for
xứ điện tử
NOTOC Notification to Captain Thông báo cho thuyền trưởng
Trang 10
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ
HÀNG HÓA TÂN SƠN NHẤT (TCS)1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất
Tên Tiếng Anh: Tan Son Nhat Cargo Services Joint Stock Company
Đầu nhu cầu cấp thiết đó, ngày 15 tháng 12 năm 1994, hãng Hàng không Quốc giaViệt Nam (Vietnam Airlines) đã liên doanh với công ty hàng đầu Singapore về dịch vụ
Trang 11hàng không – SATS và Công ty TNHH Một thành viên Dịch Vụ Hàng Không Sân BayTân Sơn Nhất (SASCO) để thành lập Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất(TCS).
Ngày 01/01/1997, TCS chính thức đi vào hoạt động bằng việc khánh thành nhà gahàng hoá số 1 AFT1 (Air Freight Terminal 1) cung cấp dịch vụ phục vụ hàng hóa hàngkhông Năm 2012, TCS khai trương nhà ga hàng hoá số 2 AFT2 (Air Freight Terminal2) đồng thời đưa vào hoạt động máy soi ULD, tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý Cosysnăm 2013.
Với bề dày 20 năm hình thành và phát triển, TCS đã trở thành thương hiệu uy tín vềchất lượng dịch vụ với khách hàng là 35 hãng hàng không quốc tế và và hàng trăm đại
lý giao nhận hàng hoá Xác định khách hàng là mục tiêu chính chi phối mọi hoạt độngkinh doanh, TCS luôn không ngừng phát triển năng lực phục vụ, tiếp tục cung cấp chokhách hàng nhiều hơn nữa những dịch vụ giá trị gia tăng trong thời gian tới, và hyvọng đóng góp cho sự phát triển ngành dịch vụ hàng hóa hàng không nói riêng và sựthịnh vượng của cộng đồng xã hội nói chung…
1.2 Sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi:
Sứ mạng: Cung cấp dịch vụ phục vụ hàng hóa chuyên nghiệp cho khách hàng, pháttriển sự nghiệp cho nhân viên, đóng góp cho cộng đồng xã hội cũng như là nơi đầu tưmang lại hiệu quả cho cổ đông
Tầm nhìn: Trở thành một trong những nhà ga khai thác hàng hóa hàng không hàngđầu Đông Nam Á
Giá trị cốt lõi:
Khách hàng là trên hết: Theo đuổi những giải pháp để cung cấp những dịch vụphục vụ hàng hóa chuyên nghiệp với nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng
An toàn và an ninh: Cam kết ưu tiên tối đa về an toàn và an ninh hàng không
Văn hoá công ty: Xây dựng nền văn hoá trách nhiệm, chính trực, tự hào và tinhthần đồng đội
Đổi mới: Đào tạo và phát triển là nhân tố chính để tự cải tiến và đổi mới nhằmphục vụ tốt hơn cho khách hàng
Trang 121.3 Lĩnh vực kinh doanh
TCS là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ kho quản lý hàng hoá cho các chuyếnbay quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất, gồm: dịch vụ xử lý hàng hóa đối với hàng xuấtnhập khẩu, hàng quá cảnh và hàng chuyển cửa khẩu, hàng kho ngoại quan TCS, dịch
vụ kho đóng ghép hàng hóa tại kho TCS…
Ngoài ra, TCS cung cấp dịch vụ đào tạo huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàngkhông được phê duyệt bởi Cục Hàng không Việt Nam từ năm 2014 Trung bình hàngnăm TCS tổ chức hơn 500 khóa đào tạo về hàng nguy hiểm, an ninh, an toàn, nghiệp
vụ hàng hóa hàng không, điều khiển trang thiết bị, v.v cho gần 8,000 lượt học viên nội
bộ và khách hàng bên ngoài Một số chương trình đào tạo hiện có:
Chương trình tham quan ga hàng hóa hàng không quốc tế
Chương trình đào tạo Hàng nguy hiểm được IATA ủy quyền tại Việt Nam
Các khóa học từ xa của IATA về an ninh, an toàn, chuỗi cung ứng ngành vàphục vụ hàng hóa hàng không
1.4 Các chứng chỉ đã đạt được
TCS nỗ lực đáp ứng các yêu cầu và đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất cho kháchhàng một cách chuyên nghiệp nhất, an toàn nhất, tuân thủ đầy đủ các quy trình, quyđịnh phục vụ của IATA đối với từng chủng loại
Dưới đây là một số chứng chỉ nghiệp vụ của TCS được cấp bởi các tổ chức quốc tế
Trang 13 Chứng nhận CEIV Fresh: chứng nhận đơn vị khai thác hàng hóa đạt chuẩn phục
vụ hàng mau hỏng theo tiêu chuẩn CEIV
Chứng nhận từ về cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viênhàng không của Cục Hàng Không Việt Nam
Trung tâm đào tạo hàng nguy hiểm theo tiêu chuẩn đào tạo và đánh giá theonăng lực được IATA ủy nhiệm (Competency-Based Training and AssessmentCenter)
Trang 14Với 04 phòng huấn luyện lý thuyết; 02 phòng học máy tính được trang bị hiện đại,thoáng mát, diện tích kho bãi thực hành rộng rãi lên đến 22,500 m2, TCS luôn mongmuốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm học tập thuận tiện và thoải mái nhất.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị tại ga hàng hóa
Hình 4 Hệ thống kho lạnh ở TCS
(Nguồn: Sinh viên tự sưu tầm)
Hệ thống kho lạnh tại TCS dùng cho lưu trữ hàng hóa dễ hư hỏng như dược phẩm, hoaquả, hải sản…với nhiệt độ dao động từ 15°C-25°C và 8°C-12°C tại kho mát, 2°C-8°C
và 0°C đến -5°C tại kho lạnh, kho cấp đông từ -18°C đến -21°C
Hình 5 Hệ thống MHS
Trang 15Ngoài ra TCS trang bị hệ thống vận chuyển hàng hóa MHS (Material HandlingSystem), hệ thống rack lưu trữ thùng, hệ thống rack lưu trữ mâm, các phương tiện xenâng…phục vụ cho việc chất xếp hàng hóa.
Hình 6 Khu vực lưu trữ hàng thú cưng Hình 7 Khu vực lưu trữ hàng nguy hiểm
Hình 8 Hệ thống kệ trữ hàng Hình 9 Xe xúc nâng dầu
Trang 16CHƯƠNG II TÌM HIỂU GA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI
KHO TCS
Hình 10 Quy trình luồng di chuyển của hàng hóa xuất nhập khẩu
Hình 11 Sơ đồ ga hàng hóa xuất khẩu
Trang 172.1 Tìm hiểu ga hàng hóa xuất khẩu
2.1.1 Khu vực tiếp nhận hàng hóa
Xe chở hàng của người xuất khẩu khi đến khu vực tiếp nhận sẽ được nhân viên bốcxếp hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng xuống hàng và kiểm đếm số lượng hàng hóa
Đồng thời nhân viên lái xe sẽ cung cấp dolly, ULD, pallet gỗ để chất hàng, hỗ trợxúc hàng, thùng hàng lên/xuống xe cho khách và kéo hàng vào bàn cân để cân trọnglượng hàng Quy trình cân được diễn ra như sau:
(Nguồn: Sinh viên tự sưu tầm)Bước 1: Đối với xe hàng vào cổng kho TCS cần có thông tin mã định danh tờ khaihải quan, tài xế sẽ cung cấp số mã định danh này cho nhân viên giữ cổng Đối với tài
xế, cần xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của nhân viên giữ cổng Sau khi cácgiấy tờ hợp lệ xe hàng sẽ được vào cổng và được hướng dẫn để di chuyển đến khu vực
đỗ xe và xuống hàng
Bước 2: Cân đo hàng
Hình 12 Cân hàng tại khu vực tiếp nhận hàng hóa
Trang 18Nhân viên lái xe kéo hàng vào bàn cân để cân khối lượng thực tế (Gross Weight),đồng thời đo được khối lượng thể tích (Volume Weight) để kho so sánh và tính toáncho cước lô hàng (Chargeable Weight).
Nhân viên kho cân xong in phiếu cân, gồm các thông tin về số kiện, số kg, sốMAWB/HAWB…Phiếu cân có 2 bản, một bản bấm vào tờ cân do khách hàng giữ, bảncòn lại bấm vào tờ cân do nhân viên tại TCS giữ
Hàng hóa sẽ dán Talon, là nhãn dùng để dán vào các kiện hàng gửi theo đường hàngkhông, gồm có Talon của hãng bay và Talon của Forwarder để giúp kho hàng khôngphân biệt được hàng Talon cho biết các thông tin có liên quan đến kiện hàng cần xuấtnhư các thông tin về nơi đi – nơi đến, số kiện, số MAWB/HAWB,
Hình 13 Talon của hãng hàng không All Nippon Airways (ANA), Nhật Bản
Trang 19Bước 3: Ký xác nhận
Khách hàng cần nắm thông tin số chuyến bay, số hiệu chuyến bay để nhân viên khoTCS kiểm tra lô hàng thuộc tổ nào Liên hệ nhân viên ở tổ đó, nhân viên sẽ xác địnhkhối lượng lô hàng, ký vào tờ cân để xác nhận
2.1.2 Khu vực thủ tục, tài liệu hàng xuất
Sau khi hoàn thành tiếp nhận hàng, khách hàng di chuyển đến khu vực thủ tục, tàiliệu để nộp SID và đóng tiền thương vụ
Nhân viên thủ tục, tài liệu hàng xuất sẽ tiếp nhận SID (Shipper’s Instruction forDespatch - Hướng dẫn gửi hàng), cập nhật dữ liệu hàng hóa vào COSYS Sau đó tiếnhành thu phí lao vụ, xuất hóa đơn cho khách hàng Thực hiện các công việc gồm lập và
in MNF (Manifest - Bảng khai báo hàng hoá) - đây là hệ thống tiếp nhận tờ khai hànghóa cũng như các chứng từ, giấy tờ của lô hàng dùng để làm thủ tục hải quan cho hãngbay Gửi điện DLS, UWS cho đơn vị phục vụ sân đỗ, hãng bay để bên đó biết đượchàng hóa nào cần đưa lên máy bay Đồng thời nhân viên tại đây lập bao tài liệu chuyếnbay đi (MNF, AWB, NOTOC…) Và cuối cùng là gửi các điện văn theo yêu cầu củabên hãng bay (FFM, FWB, FHL…)
Trang 202.1.3 Khu vực chất xếp hàng hóa
Khu vực chất xếp trước khi soi chiếu an ninh
Tại kho TCS, hàng hóa đã thông quan sẽ được đưa đến khu vực quy định để chuẩn
bị soi chiếu an ninh trước khi hàng chính thức lên máy bay
Nhân viên hướng dẫn sẽ hướng dẫn và giám sát việc chất xếp hàng hóa vào cácULD Đối với hàng lẻ đã thông quan được đưa qua máy soi nhỏ, đối với hàng FCL đãthông quan sẽ được đưa qua máy soi lớn.
Hình 15 Tờ hướng dẫn gửi hàng TCS
Trang 21Hình 16 Máy soi chiếu tại TCS
(Nguồn: Sinh viên tự sưu tầm)
Khu vực soi chiếu an ninh sau máy soi
Sau khi soi chiếu xong thì nhân viên an ninh sẽ căn cứ vào hình ảnh soi chiếu, xử lýkết quả soi chiếu và kết luận vào COSYS.
Trường hợp phát hiện hình ảnh soi chiếu có vấn đề, nhân viên an ninh sẽ đánh dấulại nghi vấn và cập nhật vào hệ thống “Hình ảnh soi chiếu phát nghi vấn”, lô hàng sẽđược kiểm tra
Trường hợp hình ảnh soi chiếu khớp với nội dung khai báo, nhân viên sẽ nhập kếtluận ”Hình ảnh soi chiếu không phát nghi vấn”, lô hàng sẽ được đưa vào khu vực chấtxếp hàng hóa, khu vực này sẽ chịu sự kiểm soát của An ninh Hàng không
Hàng đã qua máy soi chiếu an ninh sẽ được đưa vào khu vực chất xếp để chuẩn bịxuất hàng khỏi kho Đối với hàng lẻ sẽ đưa qua vị trí tập kết chất xếp, đối với ULD sẽđưa qua khu vực lưu trữ.
Khu vực chất xếp sau máy soi
Trang 22Nhân viên lái xe đưa các ULD rỗng vào vị trí chất xếp, hàng hóa sẽ được hướng dẫngiám sát chất xếp vào các ULD dưới sự giám sát của nhân viên, nhân viên bốc xếpthực hiện phủ nilon và lưới mâm Hàng hóa được kéo vào vị trí tập kết theo quy định.
2.1.4 Khu vực giao nhận hàng hóa, tài liệu
Đây là khu vực tập kết để kéo hàng ra máy bay Nhân viên giao nhận hàng hóa, tàiliệu đảm nhận công việc nhận bàn giao hàng hóa, bao tài liệu của chuyến bay đi; kiểmtra tình trạng ULD, nylon, đối chiếu với phiếu chi tiết chất xếp và MNF; bàn giao
Hình 17 Khu vực chất xếp hàng sau máy soi
Hình 18 Hàng hóa đã hoàn thành phủ nilon và lưới mâm
Trang 23hàng hóa và tài liệu cho công ty phục vụ mặt đất Nhân viên lái xe sẽ lấy ULD từ các
kệ MHS, kho lạnh để tập kết hàng theo chuyến bay đi
Trang 24CHƯƠNG III KẾT LUẬN3.1 Ưu điểm của ga hàng hóa xuất khẩu
Tính linh hoạt cao: Khu vực tiếp nhận hàng hóa được thiết kế tối ưu hóa đảm bảohiệu suất tiếp nhận và xử lý hàng hóa cao, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
Cơ sở vật chất: TCS trang bị đầy đủ trang thiết bị như xe hàng, bàn cân…phục vụcho hoạt động vận hàng một cách hiệu quả
Đội ngũ nhân viên: TCS đào tạo đội ngũ nhân viên lành nghề, chuyên môn cao,chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm để mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất
Dịch vụ: TCS cung cấp các dịch vụ kho quản lý hàng hoá hỗ trợ cho hoạt động xuất
- nhập khẩu của khách hàng trong nước và quốc tế
3.2 Nhược điểm của ga hàng hóa xuất khẩu
Giá thành: TCS cung cấp dịch vụ với giá thành cao hơn so với các công ty kho vậnkhác
Diện tích: Khu vực tiếp nhận hàng hóa ga xuất khẩu có diện tích khá giới hạn, vàothời gian cao điểm thường xảy ra tình trạng đông đúc
Trang 25KẾT LUẬN
Qua đề tài giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan hơn về việc tiếp nhận hàng hóa xuấtkhẩu tại đây, hiểu rõ hơn về quy trình hoạt động cũng như cách thức mà kho TCS vậnhành và ngày càng nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa xuất khẩu Công ty TCSthường xuyên cải thiện và phát triển các giải pháp mới, đáp ứng nhu cầu thị về rườngnhằm nắm bắt xu hướng phát triển của ngành Logistics Việc hiểu rõ khu vực tiếpnhận hàng hóa tại kho TCS giúp cho các doanh nghiệp và các cá nhân có liên quannắm bắt quy trình tiêu chuẩn để đảm bảo hàng hóa xuất kho được xử lý một cáchnhanh chóng hiệu quả và đáp ứng yêu cầu pháp lý
Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu về khu vực tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu tại kho TCS,ngoài ra còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình này, hy vọng đề tài này sẽ làmột cách nhìn tổng quan giúp việc xuất hàng hóa diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn Dokiến thức và kỹ năng còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, songnhóm chúng tôi hy vọng những biện pháp đã được đề cập trong đề tài tiểu luận này sẽđược cân nhắc và xem xét Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô NguyễnThị Một đã tận tình giúp đỡ để nhóm hoàn thành đề tài này