Sở đã nỗ lực chỉ đạo, hoạch định quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là Sở tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện 4 dự án đầu tư của Dự án “Bảo tồn, phát h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Tác giả đề án
NÔNG QUỐC KHÁNH
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Viện Đào tạo Sau đại học, Đại học Kinh tế quốc dân đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi về các điều kiện trong quá trình thực hiện đề án
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Bùi Huy Nhượng, là người đã định hướng
cho chủ đề nghiên cứu và tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi về mọi mặt để hoàn thành
Đề án
Đồng thời, xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các Phòng chuyên môn của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng đã giúp đỡ để đề án được thực hiện đúng tiến độ
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp những người đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, cổ vũ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề án
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả đề án
NÔNG QUỐC KHÁNH
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CỦA SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH 5
1.1 Tổng quan về quy hoạch phát triển du lịch 5
1.1.1 Khái niệm, phân loại quy hoạch phát triển du lịch 5
1.1.2 Nguyên tắc quy hoạch phát triển du lịch 6
1.2 Nội dung thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 7
1.2.1 Mục tiêu thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 7
1.2.2 Chủ thể và đối tượng thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 8
1.2.3 Thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 8
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 12
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 13
1.3.1 Các yếu tố chủ quan 13
1.3.2 Các yếu tố khách quan 14
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG CỦA SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH 16
2.1 Khái quát về tỉnh Cao Bằng và tài nguyên du lịch của địa phương 16
2.1.1 Khái quát về tỉnh Cao Bằng 16
2.1.2 Tài Nguyên du lịch của tỉnh Cao Bằng 18
2.1.3 Nội dung quy hoạch du lịch của tỉnh Cao Bằng 23
Trang 52.2 Thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch giai đoạn 2021 - 2023 24
2.2.1 Thực trạng thực hiện thu hút nguồn lực phát triển du lịch theo quy hoạch 25
2.2.2 Thực trạng thực hiện đào tạo phát triển nguồn nhân lực làm du lịch 27
2.2.3 Thực trạng thực hiện khuyến khích hỗ trợ các đối tượng làm du lịch 29
2.2.4 Thực trạng thực hiện khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch 32
2.2.5 Thực trạng thực hiện xúc tiến quảng bá phát triển du lịch 33
2.2.6 Thực trạng kiểm soát và đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch 34
2.3 Đánh giá thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 37
2.3.1 Kết quả đạt được 37
2.3.2 Hạn chế 38
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 39
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG CỦA SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH 42
3.1 Mục tiêu và phương hướng thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tới năm 2030 42
3.1.1 Về mục tiêu thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tới năm 2030 42
3.1.2 Về phương hướng thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tới năm 2030 43
3.2 Giải pháp tăng cường thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tới năm 2030 44
3.2.1 Giải pháp tăng cường thực hiện thu hút nguồn lực phát triển du lịch 44
3.2.2 Giải pháp tăng cường thực hiện đào tạo phát triển nguồn nhân lực làm du lịch 45
3.2.3 Giải pháp tăng cường thực hiện khuyến khích, hỗ trợ cho các đối tượng làm du lịch 46
3.2.4 Giải pháp tăng cường thực hiện khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch 47
3.2.5 Giải pháp tăng cường thực hiện xúc tiến, quảng bá du lịch 48
3.2.6 Giải pháp tăng cường kiểm soát và đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch 49
Trang 63.3 Một số kiến nghị vĩ mô 50
3.3.1 Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 50
3.3.2 Kiến nghị đối với UBND tỉnh Cao Bằng 51
KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Tên đầy đủ
1 CQQL Cơ quan quản lý
8 UBND Ủy ban Nhân dân
9 VHTT&DL Văn hóa Thể thao và Du lịch
Trang 82021 - 2023 21 Bảng 2.4: Doanh thu từ du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2023 22 Bảng 2.5 Thực trạng triển khai thực hiện thu hút nguồn lực phát triển du lịch trên tỉnh
Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch giai đoạn 2021 - 2023 26 Bảng 2.6 Kết quả thu hút nguồn lực phát triển du lịch trên tỉnh Cao Bằng của Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch giai đoạn 2021 - 2023 26 Bảng 2.7 Kết quả triển khai thực hiện chính sách đào tạo tập huấn nhân lực làm du
lịch của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2023 28 Bảng 2.8: Thực trạng tổ chức gặp mặt, đối thoại nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư của Sở
VHTT&DL tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2023 29 Bảng 2.9 Thực trạng thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp và các nhà đầu tư của Sở
VHTT&DL tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2023 30 Bảng 2.10 Kết quả triển khai thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ người dân
tham gia kinh doanh du lịch của Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng giai đoạn
2021 - 2023 31 Bảng 2.11 Kết quả triển khai thực hiện tuyên truyền, nâng cao ý thức khai thác và bảo vệ
tài nguyên du lịch của Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2023…33 Bảng 2.12 Kết quả triển khai thực hiện xúc tiến quảng bá phát triển du lịch của Sở
VHTT&DL tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2023 34 Bảng 2.13: Kết quả kiểm soát, đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Sở
VHTT&DL tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2023 35 Bảng 2.14 Kết quả phát triển kinh tế, tạo thu nhập cho người dân địa phương thông
qua phát triển du lịch của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2023 36 Bảng 2.15 Kết quả phát triển xã hội, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo cho người dân
thông qua phát triển du lịch của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2023 37
HÌNH:
Hình 2.1 Tỷ lệ người dân làm DL đã được tham gia lớp đào tạo, tập huấn về kiến
thức, kỹ năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 28
Trang 9Trên cơ sở khung lý thuyết được xây dựng, tác giả đã thực hiện phân tích và đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 giai đoạn 2020 - 2023 Kết quả phân tích cho thấy, trong những năm qua quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được Sở VHTT&DL nỗ lực thực hiện chặt chẽ, có nền nếp nên đã mang lại hiệu quả rõ rệt Tuy nhiên công tác thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế Trong nghiên cứu,
đề án đã chỉ ra được các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan gây ra những hạn chế trên
Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá những mặt đạt được và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục Đề án đã làm rõ các mục tiêu và phương hướng tăng cường thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới và các kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng và Sở VHTT&DL các địa phương trong cả nước đối với hoạt động thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn cấp tỉnh
Từ khóa: Quy hoạch du lịch, thực hiện quy hoạch du lịch, Sở VHTT&DL, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng…
Trang 101
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài đề án
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và bảo vệ môi trường sinh thái Diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², dân số trên 530 nghìn người; có 09 huyện, 1 thành phố với 106 xã, phường, thị trấn
Cao Bằng là tỉnh có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành, đồng thời
có tài nguyên du lịch nhân văn đó là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có nhiều điểm tài nguyên
đã và đang thu hút khách du lịch như: Thác Bản Giốc, Đèo Mã Phục, Hồ Thang Hen … Đồng thời Cao Bằng còn có các xóm dân tộc hiện đang thu hút sự quan tâm trải nghiệm
du lịch cộng đồng đối với du khách…Tất cả những nét truyền thống đó đều trở thành thế mạnh để phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương Sự đa dạng về sắc thái văn hoá cùng với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên là những tiềm năng để Cao Bằng phát triển du lịch
Những năm qua, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch là cơ quan được UBND giao chức năng, nhiệm vụ quản lý toàn bộ hệ thống và hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Sở đã nỗ lực chỉ đạo, hoạch định quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là Sở tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện 4 dự án đầu tư của Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; xúc tiến, thu hút một số nhà đầu tư đến tìm hiểu và triển khai dự án du lịch, gồm: Dự án xây dựng các khu du lịch sinh thái Suối Củn (Hòa An), Dự án đầu tư Di tích danh lam thắng cảnh Động Dơi (Hạ Lang),
Dự án đầu tư dịch vụ nghỉ dưỡng khu vực Mắt Thần núi, thác Bản Giốc (Trùng Khánh),
Dự án điểm dừng chân Phúc Sen (Quảng Hòa)
Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động phát triển du lịch nói chung và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch nói riêng chưa đủ chặt chẽ và hiệu quả để phát triển mạnh xứng tầm với nhu cầu của du khách, với tiềm năng và lợi thế của tỉnh vì vẫn còn những hạn chế như: (1) Thực hiện thu hút nguồn lực phát triển du lịch của Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp thông tin và phối hợp tổ chức bởi theo quy định Sở VTTT&DL tỉnh Cao Bằng không có chức năng nhiệm vụ tự tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư Sở VTTT&DL tỉnh Cao Bằng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, chưa có sự hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn cần thiết cho đối tượng được đào tạo cũng như công tác đào tạo tập huấn nhân lực làm du lịch của tỉnh Cao Bằng chưa đáp
Trang 112 ứng được nhu cầu nâng cao trình độ, kỹ năng của cộng đồng, người dân và cán bộ QLNN trên địa bàn (2) Các hoạt động quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch của Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng được sự đồng thuận và nhất trí cao trong cộng đồng dân cư nhưng việc phối hợp giữa các ban ngành chức năng chưa thật sự đồng bộ khi triển khai thực hiện và vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm và biểu hiện thiếu năng lực của một
bộ phận cán bộ quản lý cũng như ý thức của du khách trong việc bảo vệ, giữ gìn tài nguyên du lịch khi đến tham quan, trải nghiệm của địa phương còn chưa cao dẫn đến việc triển khai còn khó khăn, hạn chế (3) Các phương pháp hình thức vận dụng trong xúc tiến quảng bá phát triển du lịch Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng còn chưa được nghiên cứu, đổi mới và khai thác hiệu quả cao nhất so với tiềm năng của địa phương; (4) Việc kiểm soát và đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch của Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng còn tồn tại một số điểm yếu như quá trình kiểm soát, đánh giá không diễn ra một cách thường xuyên liên tục, xuyên suốt quá trình làm cho việc phát hiện các sai sót, phản hồi chậm, việc quy định chế độ báo cáo chưa rõ ràng và cụ thể theo những mốc thời gian nhất định
Để khai thác hiệu quả các lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và sự độc đáo, đa dạng văn hoá truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh để phát triển du lịch, góp phần xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh rất cần sự tăng cường hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch Xuất phát từ những yêu cầu đó tác giả chọn đề tài “Thực hiện quy
hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu đề án tốt nghiệp thạc sĩ
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề án
2.1 Mục tiêu chung
Đề xuất được các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng những năm tiếp theo
2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề án gồm:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
- Phân tích thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch giai đoạn 2021 - 2023 Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế
- Nêu được các quan điểm, mục tiêu và đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao
Trang 123
và Du lịch đến năm 2030
3 Đối tượng và phạm vi của đề án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề án tập tiếp cận thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn quản lý của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng theo các nội dung thực hiện, bao gồm: Thực hiện thu hút nguồn lực phát triển du lịch theo quy hoạch; Thực hiện đào tạo phát triển nguồn nhân lực làm du lịch; Thực hiện khuyến khích hỗ trợ các đối tượng làm du lịch; Thực hiện khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch; Thực hiện xúc tiến quảng bá phát triển du lịch; Kiểm soát và đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn quản lý của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng
- Phạm vi thời gian: Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2021 - 2023, các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2030
4 Phương pháp nghiên cứu đề án
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Đối với dữ liệu thứ cấp:
Tác giả thu thập dữ liệu từ các giáo trình, luận văn thạc sĩ, các bài báo, công trình nghiên cứu liên quan để làm cơ sở lý luận Để phân tích thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, đề
án sẽ dựa trên việc thu thập số liệu từ các nguồn như: Thu thập các số liệu liên quan đến quy hoạch về du lịch và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Các quyết định, báo cáo, ý kiến chỉ đạo, chiến lược của lãnh đạo tỉnh Cao Bằng về quy hoạch phát triển du lịch Các quy định, chính sách pháp luật của nhà nước về thực hiện quy hoạch phát triển du lịch thông qua các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Du lịch, Quy định về kinh doanh
lữ hành lưu trú…Tác giả thu thập các số liệu, dữ liệu có liên quan trong phạm vi thời gian 2021 - 2023
- Đối với dữ liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu 6 cán bộ lãnh đạo quản
lý, chuyên viên tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng (danh sách đối tượng phỏng vấn đính kèm phụ lục số 1)
Trang 134 Nội dung phỏng vấn về đánh giá thực các nội dung thực hiện quy hoạch phát triển
du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay (Mẫu câu hỏi phỏng vấn đính kèm phụ lục số 2) Thời gian phỏng vấn tháng 3/2024
4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
- Phương pháp thống kê: Trong đề án, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng
để xử lý và phân tích các số liệu để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của chúng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết, qua đó vận dụng vào điều kiện thực tiễn trong thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
- Phương pháp so sánh: Dựa trên số liệu thống kê thu thập được, đề án sử dụng phương pháp so sánh nhằm phân tích chi tiết thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển
du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ tính toán các mức độ biến động như xác định
tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để xem xét tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước Qua đó cũng dự báo được những biến động của chỉ tiêu nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo
Trang 145
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CỦA SỞ VĂN HÓA THỂ
THAO VÀ DU LỊCH
1.1 Tổng quan về quy hoạch phát triển du lịch
1.1.1 Khái niệm, phân loại quy hoạch phát triển du lịch
1.1.1.1 Khái niệm quy hoạch phát triển du lịch
Theo Quốc hội Việt Nam (2017): “Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian
các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng,
sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.”
Có nhiều loại quy hoạch ở nhiều cấp độ, phạm vi và lĩnh vực khác nhau Như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội một vùng lãnh thổ Quy hoạch phát triển một ngành kinh tế - kỹ thuật Quy hoạch cán bộ; quy hoạch đô thị; quy hoạch khu công nghiệp của một tỉnh…
Về khái niệm quy hoạch phát triển du lịch, theo Trần Văn Thông (2007): “Quy hoạch phát triển du lịch là luận chứng khoa học về phát triển tổ chức không gian du lịch tối ưu trên lãnh thổ của quốc gia và vùng”
Từ quan điểm được tổng hợp phân tích ở trên, tác giả đề án rút ra khái niệm: Quy
hoạch phát triển du lịch là việc tính toán sự phân bố, sắp xếp các hoạt động và các yếu
tố liên quan đến hoạt động du lịch trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện) như điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế xã hội, môi trường, kiến trúc xây dựng, kỹ thuật chương trình, đường lối chính sách nhằm đạt được các mục tiêu phát triển hoạt động du lịch và kinh tế xã hội đã đặt ra
1.1.1.2 Phân loại quy hoạch phát triển du lịch
Quy hoạch phát triển du lịch có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng hiện nay thường tập trung vào 2 loại chủ yếu sau:
Thứ nhất, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch: Quy hoạch tổng thể có quy mô lớn, và thời gian thực hiện quy hoạch thường dài hơn Nhiệm vụ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bao gồm: Nghiên cứu xác định vị trí, ảnh hưởng của các ngành du lịch trong nền kinh tế ở những khu vực nhất định hoặc toàn quốc gia; đưa ra kế hoạch, mục tiêu phát triển ngành du lịch, hoạch định quy mô, kết cấu và bố cục không gian của ngành du lịch; Chỉ đạo và điều tiết ngành du lịch phát triển theo hướng ngày càng tích cực và hiệu quả (xây dựng định hướng, chiến lược phát triển, xây dựng hệ thống quy
Trang 156 định, tổ chức thực hiện nghiên cứu bổ sung, đánh giá và giám sát) Về mặt không gian thì chức năng du lịch trong khu quy hoạch là không liên tục
Thứ hai, quy hoạch cụ thể phát triển du lịch:
Quy hoạch cụ thể xét về không gian và chức năng thì diện tích sử dụng cho quy hoạch cụ thể phát triển du lịch có quy mô nhỏ hơn quy hoạch tổng thể và mục đích sử dụng đất chủ yếu để phát triển du lịch Về thời gian thì loại hình du lịch này có thời gian quy hoạch ở mức ngắn hạn và trung hạn khoảng từ 5 năm hoặc dưới 5 năm
Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch do đối tượng nhắm đến có thể là một đối tượng cụ thể; tùy thuộc vào đối tượng mà còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác như quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai, quy hoạch mặt bằng hạ tầng, thiết kế cùng với một
số nghiên cứu chuyên đề…Nghiên cứu chuyên đề có thể bao gồm: phân tích ảnh hưởng kinh tế, đánh giá ảnh hưởng của văn hóa - xã hội, môi trường Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch theo chuyên đề có thể kết hợp cùng với quy hoạch tổng thể, hoặc tiến hành nghiên cứu riêng để lập quy hoạch nghỉ dưỡng, du lịch núi, du lịch thanh niên,
- Xét từ góc độ tài nguyên và cảnh quan tại các địa điểm du lịch có thể chia quy hoạch phát triển du lịch thành quy hoạch kiểu ven biển, kiểu ao hồ, kiểu sinh thái thiên nhiên núi rừng, kiểu di tích lịch sử, kiểu du lịch tâm linh,…
- Nếu nhìn từ tiến trình phát triển của ngành du lịch thì có quy hoạch kiểu thời kỳ đầu phát triển, quy hoạch trong thời kỳ hiện đại, quy hoạch kiểu điều chỉnh Mặc dù quy hoạch phát triển du lịch có thể chia thành nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng về mối quan
hệ giữa các loại quy hoạch này luôn có sự tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau
1.1.2 Nguyên tắc quy hoạch phát triển du lịch
Theo quy định Điều 20 Luật Du lịch 2017 Nguyên tắc lập quy hoạch về du lịch bao gồm các nguyên tắc sau:
Một là, phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh của đất nước; chiến lược phát triển ngành du lịch và các quy hoạch khác đã được
Trang 167
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo từng thời kỳ
Hai là, Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo
vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Ba là, Bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong
cả nước; khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; phát huy tối ưu tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương để phát triển sản phẩm du lịch
Bốn là, Giảm thiểu các tác động tiêu cực do phát triển du lịch đến kinh tế - xã hội
và môi trường
Năm là, Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch; kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng, giữa lợi ích của vùng và địa phương
Sáu là, Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước
1.2 Nội dung thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
1.2.1 Mục tiêu thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở VHTT&DL hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, đảm bảo việc phát triển du lịch đúng định hướng, đúng quy hoạch đã được xây dựng một cách bền vững đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển du lịch kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị của từng vùng, từng địa phương; đặc biệt là các giá trị
về văn hóa để xây dựng ngành du lịch mang bản sắc dân tộc Việt Đồng thời giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát triển và bảo vệ môi trường
Thứ hai, đảm bảo thực hiện hoàn thành các mục tiêu về quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đã được các cơ quan chức năng xây dựng, phát triển các địa điểm
du lịch tiềm năng chưa được khai phá hay có khả năng phát triển du lịch lớn nhưng chưa được quan tâm; giúp triển khai quản lý, điều hành hoạt động phát triển du lịch, xây dựng các chiến lược, lập kế hoạch phát triển du lịch ngắn hạn, trung và dài hạn
Thứ ba, tạo công cụ hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước để quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực cho phát triển du lịch tại địa phương cũng như tạo
cơ sở huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển du lịch tại địa phương
Trang 17đó Vì vậy, để làm rõ bản chất của thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở VHTT&DL, cần xem xét các khía cạnh có liên quan, bao gồm chủ thể, khách thể, đối tượng thực hiện Căn cứ vào yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương và các quy định về phạm vi trách nhiệm trong thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở VHTT&DL
- Chủ thể thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh là Sở VHTT&DL tỉnh theo chức năng nhiệm vụ theo quy định và phạm vi trách nhiệm được UBND tỉnh phân công tổ chức thực hiện và quản lý giám sát việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn đã xây dựng và được UBND tỉnh thông qua
- Các khách thể thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh là các
cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ phối hợp hỗ trợ Sở VHTT&DL thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh như Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Đối tượng thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở VHTT&DL là toàn bộ các hoạt động và các yếu tố liên quan đến du lịch trên một địa bàn tỉnh như tài nguyên du lịch thiên nhiên, cơ sở văn hóa, di tích lịch sử, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nguồn nhân lực phục vụ du lịch và các khu, điểm đang khai thác du lịch trên địa bàn tỉnh
1.2.3 Thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
1.2.3.1 Thực hiện thu hút nguồn lực phát triển du lịch theo quy hoạch
Thu hút nguồn lực phát triển du lịch là nội dung quan trọng trong thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, được Sở VHTT&DL triển khai nhằm thu hút các nguồn lực về con người gồm sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch như kinh doanh dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, tổ chức tham quan văn hóa, hướng dẫn du lịch…và nguồn lực vật chất như vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức đầu tư vào địa phương nhằm phát triển bền vững du lịch
Việc thu hút nguồn lực con người với sự tham gia của cộng đồng địa phương và nguồn lực tài chính đầu tư vào du lịch là một nhân tố đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững Khi cộng đồng địa phương được tham gia phát triển du lịch sẽ tạo ra nhiều điều
Trang 189 kiện thuận lợi cho du lịch, vì sự tham gia của cộng đồng địa phương sẽ gắn quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cư dân đối với sự phát triển chung của du lịch theo quy hoạch đã xây dựng Đồng thời nguồn đầu tư tài chính sẽ giúp du lịch địa phương có nguồn lực phát triển
cơ sở vật chất như đường xá giao thông, cơ sở lưu trú, tôn tạo di tích văn hóa…
Trong đó, Sở VHTT&DL triển khai thu hút các nguồn lực về con người theo quy hoạch đã xác định gồm: Các địa điểm, cộng đồng dân cư có thể thu hút đưa vào du lịch?
Số lượng đối tượng thu hút tham gia phát triển du lịch…
Đồng thời thu hút các nguồn lực về vật chất theo quy hoạch đã xác định, gồm:
Số nhà đầu tư, số vốn đầu tư thu hút được vào các dự án, điểm du lịch nhằm phát triển
du lịch địa phương
1.2.3.2 Thực hiện đào tạo tập huấn nhân lực làm du lịch
Đào tạo tập huấn nhân lực làm du lịch là hoạt động mà Sở VHTT&DL thực hiện trên căn cứ nội dung quy hoạch phát triển nguồn nhân lực làm du lịch đã đề ra nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực làm du lịch vững vàng về chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ và
kỹ năng trong các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách cũng như các cơ sở tuyển dụng lao động phục vụ dịch vụ du lịch của địa phương
Việc thực hiện đào tạo tập huấn nhân lực làm du lịch của Sở VHTT&DL được triển khai thông qua các hình thức đào tạo nghề cho lao động tham gia làm du lịch, tập huấn bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước, nhân lực triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch địa phương
Chú trọng đào tạo kỹ năng giao tiếp, tâm lý du khách, chuyên môn, phong cách phục vụ, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên
du lịch và người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch, cần liên kết với các trường đại học thường xuyên mở các lớp đào tạo kỹ năng nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách và kiến thức chuyên môn cho cán bộ quản lý nhà nước, nhân lực triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch địa phương
1.2.3.3 Thực hiện khuyến khích hỗ trợ các đối tượng làm du lịch
Thực hiện khuyến khích hỗ trợ các đối tượng làm du lịch là hoạt động mà Sở VHTT&DL tiến hành nhằm có những hoạt động khuyến khích, hỗ trợ thực tiễn để giúp đối tượng làm du lịch có thêm nguồn lực và động lực để thực hiện mục tiêu quy hoạch phát triển du lịch mà địa phương đã đặt ra
Hoạt động hỗ trợ các đối tượng làm du lịch của Sở VHTT&DL được thực hiện thông qua hỗ trợ các đối tượng làm du lịch tiếp cận tín dụng ngân sách nhà nước; hỗ trợ,
ưu đãi về đất đai, mặt bằng kinh doanh, bồi thường giải phóng mặt bằng, miễn, giảm
Trang 1910tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các hộ dân tham gia phát triển du lịch; Đồng thời hỗ trợ về giao thông, tiếp cận tài nguyên du lịch của địa phương có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch
Việc khuyến khích hỗ trợ các đối tượng làm du lịch là hết sức cần thiết đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, khai thác phục vụ hoạt động du lịch dựa trên sự tính toán nhu cầu hiện tại Trong đó ưu tiên hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển hạ tầng, bảo vệ tài nguyên và môi trường cũng như hỗ trợ cho quảng bá xúc tiến (trong giai đoạn đầu), hỗ trợ đầu tư cho công tác quy hoạch, lập dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực
du lịch
1.2.3.4 Thực hiện khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch
Việc thực hiện khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch là hoạt động Sở VHTT&DL căn cứ quy hoạch về du lịch triển khai giám sát và quản lý việc khai thác tài nguyên du lịch, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch và người dân nhằm bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để phục vụ phát triển du lịch; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch mới, điển hình, đặc trưng cho từng điểm đến nhằm tạo thương hiệu và sức cạnh tranh cao trong phát triển du lịch
Góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên, cảnh quan du lịch và phát huy các giá trị văn hóa, trùng tu các di tích lịch sử, các cơ sở làng nghề để phát triển du lịch địa phương một cách bền vững
Sở VHTT&DL triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và biện pháp khai thác các khu, điểm du lịch theo quy hoạch phát triển du lịch của địa phương; Xây dựng phát triển hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải ở các điểm du lịch; Ban hành các quy định về giữ gìn môi trường tại các điểm du lịch; Tổ chức tuyên truyền giáo dục nhân lực của người làm du lịch và du khách về giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa và tài nguyên du lịch tại địa phương…
Đồng thời triển khai quản lý, giám sát ban quản lý các khu, điểm tiến hành khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý và giảm thiểu chất thải ra môi trường; phát triển du lịch phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên Bố trí đầy đủ Lồng ghép với công tác bảo vệ môi trường, kích thích sự bảo vệ cảnh quan thiên nhiên với bảo vệ môi trường tự nhiên Xây dựng các chương trình cho khách du lịch vừa tham quan, vừa thực hiện bảo vệ môi trường: Thu gom rác thải đúng nơi quy định, tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, sử dụng nước sinh hoạt hợp lý
Trang 201.2.3.5 Thực hiện xúc tiến quảng bá phát triển du lịch
Trong quy hoạch phát triển du lịch luôn xây dựng quy hoạch về xúc tiến quảng
bá phát triển du lịch nhằm thực hiện truyền thông đưa thông tin, hình ảnh của các tài nguyên du lịch của địa phương đến du khách trong và ngoài nước Giúp du khách và các nhà đầu tư có được thông tin về các tài nguyên du lịch của địa phương, thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm du lịch để tạo nguồn thu nhập, phát triển du lịch của địa phương
Việc triển khai thực hiện xúc tiến quảng bá phát triển du lịch của Sở VHTT&DL gồm đẩy mạnh marketing về du lịch của địa phương; Triển khai các hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương…
Sở VHTT&DL triển khai tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch để thu hút thêm khách du lịch Có cơ chế thực hiện xúc tiến quảng bá phát triển du lịch dựa trên sự liên kết chặt chẽ giữa “3 nhà”, gồm nhà dân, nhà nước và doanh nghiệp; trong
đó, nhà nước giữ vai trò trung gian kết nối các đơn vị, doanh nghiệp, người dân cung ứng dịch vụ du lịch Đồng thời phát triển các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ như: hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, biểu diễn văn nghệ, các dịch vụ trải nghiệm để xúc tiến quảng
bá phát triển du lịch của địa phương đến du khách
1.2.3.6 Kiểm soát và đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch
Kiểm soát và đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Sở VHTT&DL là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Sở VHTT&DL nhằm đảm bảo sự thực hiện theo đúng mục tiêu quy hoạch
Mục đích của kiểm soát và đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Sở VHTT&DL là nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
Chủ thể kiểm soát bao gồm: Lãnh đạo Sở VHTT&DL và thanh tra Sở VHTT&DL
Hình thức kiểm soát và đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Sở VHTT&DL bao gồm: Giám sát thường xuyên và kiểm tra đột xuất
Nội dung kiểm soát thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cơ bản bao gồm:
+ Kiểm soát việc thực hiện quy trình, quy định, thủ tục thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của cán bộ, công chức
+ Kiểm soát kết quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch so với mục tiêu và lộ trình đã xây dựng trong quy hoạch phát triển du lịch
Trang 2112+ Kiểm soát báo cáo đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch Trong quá trình kiểm soát, phát hiện những sai sót, vi phạm trong nghiệp vụ quy trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Sở VHTT&DL, căn cứ vào mức độ vi phạm sẽ có chế tài xử lý và khắc phục hậu quả Đồng thời rút ra những yếu kém, bất cập
để điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch một cách phù hợp và hiệu quả hơn
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch được đánh giá dựa trên cơ sở các chỉ tiêu như sau:
Thứ nhất, tỷ lệ thực hiện sắp xếp quy hoạch các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh/ tổng số trong quy hoạch phát triển du lịch đã xây dựng:
Nội dung đầu tiên trong thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở VHTT&DL là sắp xếp hợp lý các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh theo đúng quy
mô, vị trí địa lý, phù hợp với việc khai thác các tài nguyên du lịch về tự nhiên và nhân văn của tỉnh đã được quy hoạch Cho nên tỷ lệ thực hiện sắp xếp quy hoạch các điểm
du lịch trên địa bàn tỉnh so với tổng số trong quy hoạch phát triển du lịch đã xây dựng phản ánh hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở VHTT&DL
Thứ hai, tỷ lệ phát triển du lịch trên địa bàn (doanh thu, tỷ trọng cơ cấu)/ Mục tiêu quy hoạch:
Một trong những mục tiêu quan trọng trong thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở VHTT&DL là phát triển ngành du lịch trên địa bàn, đóng góp vào cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội địa phương và mục tiêu này đã được cụ thể trong
số liệu quy hoạch phát triển du lịch được xây dựng Hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở VHTT&DL sẽ được phản ánh qua tỷ lệ phát triển
du lịch trên địa bàn (doanh thu, tỷ trọng cơ cấu) so với mục tiêu quy hoạch phát triển du lịch đã được xây dựng hàng năm
Thứ ba, tỷ lệ thực hiện quy hoạch phát triển du lịch đúng hạn/ Lộ trình thời gian
đã xác định trong quy hoạch;
Tùy thuộc vào loại quy hoạch phát triển du lịch được xây dựng và UBND tỉnh thông qua sẽ có lộ trình thời gian thực hiện khác nhau Khi Sở VHTT&DL tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sẽ phải bám sát lộ trình thời gian đã xác định trong quy hoạch một các đúng hạn, cho nên tỷ lệ thực hiện quy hoạch phát triển du lịch đúng hạn
Lộ trình thời gian đã xác định trong quy hoạch cũng phản ánh hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở VHTT&DL
Trang 22Thứ tư, tỷ lệ sai phạm trong thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh được phát hiện thông qua kiểm soát, đánh giá:
Trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo
Sở VHTT&DL phải thường xuyên kiểm soát và đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch qua đó phát hiện những vi phạm để điều chỉnh Tỷ lệ sai phạm trong thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh được phát hiện thông qua kiểm tra, giám sát vừa phản ánh hiệu quả kiểm soát và đánh giá hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Sở VHTT&DL vừa phản ánh hiệu quả tổng thể việc tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
Thứ năm, sự hài lòng của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân cung ứng dịch
vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đối với việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch:
Việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở VHTT&DL phải đảm bảo hài hoà lợi ích của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân cung ứng dịch
vụ du lịch trên địa bàn tỉnh với sự phát triển du lịch tại địa phương Chính vì vậy sự hài lòng của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân cung ứng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đối với việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch phản ánh hiệu quả, tính hợp lý của việc tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở VHTT&DL
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
1.3.1 Các yếu tố chủ quan
- Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Sở VHTT&DL: Hoạt động chỉ đạo của lãnh
đạo Sở VHTT&DL có tác động rất lớn đến hoạt động thực hiện quy hoạch phát triển du lịch Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Để thực hiện quy hoạch phát triển du lịch đi vào
nề nếp, hiệu quả, giảm thiểu các vi phạm; tổ chức bộ máy của lực lượng cần hoạt động
hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
- Ý thức và năng lực, trình độ của công chức tham gia thực hiện quy hoạch phát
triển du lịch của Sở VHTT&DL: Nếu chất lượng nguồn nhân lực hoạt động thực hiện
quy hoạch phát triển du lịch của Sở VHTT&DL không được đảm bảo về trình độ, chuyên môn, không đảm bảo về đạo đức công vụ, không được sắp xếp hợp lý về vị trí, phù hợp với trình độ chuyên môn khi đó dẫn đến tác động trực tiếp như không tạo ra được sự phối kết hợp trong hoạt động không đủ trình độ để xác định được mức độ vi phạm … Những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực sẽ là định hướng cho hoạt động đào tạo
và tuyển chọn đội ngũ công chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Sở VHTT&DL có đủ năng lực tạo chất lượng thực hiện quy hoạch phát triển du lịch ngày càng tốt hơn
Trang 23- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch phát triển du lịch đang được Sở VHTT&DL cập nhật,
sử dụng: Nếu cơ sở dữ liệu về quy hoạch phát triển du lịch của địa phương mà đầy đủ,
dễ tra cứu sẽ tạo thuận lợi cho công tác xác minh làm rõ tình hình thực tiễn, từ đó tạo điều kiện cho việc thực hiện nhanh chóng quy định thực hiện quy hoạch phát triển du
lịch của Sở VHTT&DL
- Quy hoạch, kế hoạch về du lịch của địa phương: Hoạt động thực hiện quy hoạch
phát triển du lịch của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đúng định hướng, đúng quy hoạch Việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thực hiện dựa trên quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của địa phương nên đây là yếu tố
ảnh hưởng vô cùng quan trọng
- Hệ thống thông tin, báo cáo và truyền thông của Sở VHTT&DL: Thông tin, dữ
liệu thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Sở VHTT&DL có thể được xử lý trên máy tính, qua hệ thống thủ công hoặc kết hợp cả hai Dù được lưu trữ và truyền thông bằng loại hình nào, cần đảm bảo các yêu cầu chất lượng của thông tin là thích hợp, cập nhật, chính xác, truy cập thuận tiện và được phổ biến rộng rãi đến tất cả các thành viên trong bộ máy để có những phản ứng, thay đổi, bổ sung kịp thời cho hoạt động thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Sở VHTT&DL
1.3.2 Các yếu tố khách quan
- Cơ sở pháp lý cho hoạt động thực hiện quy hoạch phát triển du lịch: Để tiến hành
hoạt động thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, Sở VHTT&DL phải căn cứ vào những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu các quy định pháp luật khác để đưa ra những điều chỉnh trong lộ trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch đã xây dựng
- Sự phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện quy
hoạch phát triển du lịch: Đối với hoạt động thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của
Sở VHTT&DL, sự hợp tác của các cơ quan, tổ chức và các bên liên quan khác có ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác của thông tin, báo cáo cũng như hiệu quả trong việc phát hiện và điều chỉnh những bất cập trong thực hiện quy hoạch phát triển du lịch
- Tài nguyên du lịch và sự phân bổ các điểm khai thác du lịch tại địa phương:
Thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Sở VHTT&DL chịu ảnh hưởng bởi tài nguyên du lịch của địa phương và sự hợp lý trong sự phân bổ các điểm khai thác du lịch tại địa phương Một địa phương có tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) phong phú,
đa dạng và sự phân bổ các điểm khai thác du lịch hợp lý thì sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn trong thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Sở VHTT&DL
Trang 24- Ý thức tuân thủ pháp luật về du lịch của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn:
Ý thức tuân thủ pháp luật về du lịch của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, ý thức của các tổ chức, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch càng cao thì vấn đề đáp ứng và thực hiện theo quy định trong
quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch càng đầy đủ và ngược lại
Trang 25Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG CỦA SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ
DU LỊCH
2.1 Khái quát về tỉnh Cao Bằng và tài nguyên du lịch của địa phương
2.1.1 Khái quát về tỉnh Cao Bằng
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Cao Bằng nằm ở phía đông bắc Việt Nam, có vị trí địa lý: Phía đông và phía bắc giáp khu tự trị dân tộc Zhuang Quảng Tây của Trung Quốc; Phía tây giáp tỉnh Hà Giang; Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn
Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 m
so với mặt nước biển Núi non trùng điệp Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh
Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là sông Gâm ở phía tây và sông Bằng Giang ở vùng trung tâm và phía đông, ngoài ra còn có một số sông ngòi khác như sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, sông Nho Quế, sông Năng, sông Neo hay sông Hiến Đa số diện tích Cao Bằng được che phủ bởi rừng vì thế không khí khá trong sạch ở các vùng nông thôn, các khu dân cư và ở trung tâm thành phố Các tuyến đường chính của Cao Bằng có mức độ ô nhiễm bụi không cao, do phương tiện giao thông ít, mật độ dân số thấp
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Về kinh tế
Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do biến động kinh tế thế giới
và đại dịch covid-19 nhưng trong giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Cao Bằng vẫn duy trì mức tăng trưởng khá cao với tốc độ tăng bình quân là 6,91%/năm, tính riêng năm 2023 tăng 8,66% GRDP bình quân đầu người đạt 46,581 triệu đồng năm 2023, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước Thu NSNN năm 2023 đạt 15.965,285 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2021 - 2023 tăng 5,80% Thu NSNN đạt và tăng cao qua các năm là điều kiện thuận lợi để tỉnh chủ động nguồn lực đầu tư, phát triển CSHT đặc biệt là CSHTGT, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân
Trang 26Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Cao Bằng
giai đoạn 2021 - 2023 Chi tiêu ĐVT 2021 2022 2023
GRDP giá hiện hành Tỷ đồng 35.393 36.940 41.713 Tăng trưởng kinh tế GDP % 5,37 6,72 8,66 Đầu tư thực hiện trên địa bàn Tỷ đồng 10.792 11.890 19.608 Xuất khẩu Triệu USD 93,75 159,74 159,98 Nhập khẩu Triệu USD 63,88 97,18 80,94
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2023
Về thu chi NSNN, giai đoạn 2021 - 2023 thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng khá cao với mức tăng bình quân là 5,80%/năm Về nông, lâm nghiệp: Lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất tập trung với phương châm “phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững” Ngành nông nghiệp đã vượt qua khó khăn và đạt mức tăng trưởng khá, tiếp tục làm “bệ đỡ” cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Về công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá cao, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) bình quân giai đoạn 2021 - 2023 tăng 9,25%/năm
b) Về xã hội:
Hiện nay, Tỉnh Cao Bằng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 9 huyện và 1 thành phố; 161 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 139 xã, 8 phường và 14 thị trấn Tính đến 2023, dân số toàn tỉnh là 530.341 người, bao gồm 20 dân tộc cùng sinh sống
- Giáo dục - đào tạo: Giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo
dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS; quy mô và mạng lưới cơ sở giáo dục có bước phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội Công tác đào tạo được quan tâm, quy mô ngành nghề đào tạo được mở rộng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động
- Văn hóa: Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau
với 14.663 tín đồ, nhiều nhất là đạo Tin Lành đạt 9.226 người, tiếp theo là Công giáo có 4.960 người, Phật giáo có 460 người
Trang 27- Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố và phát
triển, bộ máy ngành y tế và hệ thống bệnh viện tuyến huyện đã được kiện toàn một bước,
cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư mạnh
- Giảm nghèo, các vấn đề xã hội: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được
quan tâm chỉ đạo Giai đoạn 2021 - 2023 hàng năm đã giải quyết việc làm cho hơn 220 nghìn lao động Công tác an sinh, bảo trợ xã hội tiếp tục được quan tâm, đảm bảo kịp thời Công tác giảm nghèo được tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp tổ chức thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2021 đến năm 2023 giảm từ 19,77% xuống còn 12,38% (bình quân giai đoạn 2021 - 2023 giảm trên 3%/năm)
2.1.2 Tài Nguyên du lịch của tỉnh Cao Bằng
2.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc nước ta, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài trên 333 km; phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn Đây chính là những lợi thế đầu tiên để phát triển Du lịch của địa phương
Về thuận lợi, tỉnh Cao Bằng có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành với những cung đường đèo, ruộng bậc thang, lòng hồ điện và rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng Trong đó:
Hang Pác Bó: Hang động thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, nằm sát biên
giới Việt - Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn 50km Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về
Tổ quốc qua cột mốc 108 Người đã chọn Pác Bó làm nơi ở và hoạt động cách mạng trong nhiều năm tháng của những năm 1941 - 1945
Thác Bản Giốc: Được xem là dòng thác đẹp nhất Việt Nam, nằm trên đường biên
giới Việt - Trung, giữa khung cảnh núi non trùng điệp còn đậm nét nguyên sơ Bản Giốc còn được vinh danh là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới quốc gia
Động Ngườm Ngao: Nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh
Cao Bằng Ngườm Ngao có một vẻ đẹp vô cùng kỳ thú được tạo nên bởi những lớp thạch nhũ lộng lẫy, vàng rực Những dải nhũ đá muôn màu sắc mọc từ dưới lên, từ trên các vòm đá cao rủ xuống với nhiều hình dáng đẹp phản chiếu ánh sáng lung linh
Hồ Thang Hen: Là một hồ đẹp trong số 36 hồ lớn nhỏ trong vùng rừng núi của
huyện Trà Lĩnh Nằm ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo lòng lũng mấp mô những mỏ đá ngầm
Trang 2819Ngoài ra, thiên nhiên còn ưu ái ban tặng cho mảnh đất nơi đây hàng loạt những thắng cảnh thiên nhiên đồ sộ, hoang sơ, kỳ thú như hang Dơi (Hạ Lang), hang Ki Lu, hang Khuổi Khua (Phục Hòa), cùng với vùng Phja Oắc - Phja Đén (Nguyên Bình) và quần thể hồ - sông - hang ngầm Thang Hen, tạo thành vùng du lịch sinh thái kỳ thú, hấp dẫn nhiều du khách Cao Bằng còn là nơi có khí hậu quanh năm mát mẻ với nhiệt độ không khí trung bình năm là 19,6 độ C Có vùng có độ cao trên 1.000m khí hậu mát lạnh quanh năm rất thích hợp phát triển loại hình du lịch sinh thái cộng đồng gắn với nghỉ dưỡng
Tuy tài nguyên du lịch thiên nhiên của tỉnh Cao Bằng đa dạng nhưng phần lớn nằm ở các khu vực hoang vu, địa hình chia cắt núi cao và vực sâu, giao thông đi lại khó khăn, ít tập trung dân cư sinh sống… nên rất khó khăn trong đầu tư, kết nối để khai thác
du lịch cộng đồng
2.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Không chỉ có tài nguyên du lịch thiên nhiên, Cao Bằng còn có tài nguyên du lịch nhân văn đó là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, và đặc biệt đó sự thân thiện, mến khách của người dân Cao Bằng là nguồn lực quan trọng để phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng
Về mặt thuận lợi: Với hơn 20 dân tộc quần cư sinh sống, như Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Lô Lô…, nền văn hóa truyền thống của Cao Bằng được hình thành bởi những phong tục tập quán, văn hóa đặc trưng riêng của từng cộng đồng dân cư Trong
đó, tỉnh Cao Bằng đang tập trung bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận và đề nghị công nhận gồm: Tiếng nói 6 di sản, chữ viết 2 di sản, Ngữ văn dân gian 150 di sản, nghệ thuật trình diễn dân gian 300 di sản, tập quán xã hội và tín ngưỡng
745 di sản, lễ hội truyền thống 200 di sản, nghề thủ công truyền thống 112 di sản, tri thức dân gian 487 di sản 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghi lễ Then Tày tỉnh Cao Bằng; Lễ hội Nàng Hai xã Tiên Thành, Lễ hội Tranh đầu pháo, thị trấn Quảng Uyên, nghề rèn truyền thống xã Phúc Sen của người Nùng An (Quảng Hòa); di sản nghi
lễ Then Tày, Nùng, Thái được ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Cụ thể một số di sản nổi bật như:
- Di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Tri thức dân gian, nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao
Đỏ xã Vũ Minh (huyện Nguyên Bình); Nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người Tày xóm Luống Nọi (xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng; Lễ hội Tranh đầu pháo; Nghề rèn truyền thống xã Phúc Sen của người Nùng An (huyện Quảng Hòa)
- Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật
Trang 2920thể đại diện của nhân loại: Nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọi của người Tày các
xã Yên Thổ, Nam Quang, Quảng Lâm (huyện Bảo Lâm)
Sự đa dạng và đặc sắc về văn hóa của 20 dân tộc sống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn thể hiện qua rất nhiều các ngày lễ, hội tết được tổ chức thường niên
2.1.2.3 Kết quả khai thác du lịch của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2023
Từ năm 2021 đến nay sau khi triển khai các nội dung của đề án phát triển du lịch, UBND tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn chủ động, tích cực trong công tác tham mưu, phối hợp thực hiện nhiệm vụ phát triển sản phẩm du lịch dựa trên tiềm năng và lợi thế sẵn có Kết quả vận hành khai thác và phát triển du lịch của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2023 như sau:
Bảng 2.2: Thực trạng khách du lịch đến các khu, điểm du lịch của tỉnh Cao Bằng
giai đoạn 2021-2023
Tốc độ phát triển (BQ) (%) 2022/
Ngày lưu trú TB của
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng
Trang 30Số lượt khách du lịch đến tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2023 có sự tăng đều đặn, nhất là năm 2021 do ảnh hưởng dịch covid-19 nên khách du lịch đến Cao Bằng suy giảm đáng kể, năm 2022 đã phục hồi tăng trưởng trở lại đạt 176,66% so với năm 2021
và năm 2023 tăng ổn định 101,70% so với năm 2022 với tốc độ tăng bình quân 27,76% Trong đó số lượng khách quốc tế tăng cao với tỷ lệ tăng 15,15% và số lượng khách nội địa tăng 27,18%
Đa số khách du lịch tới Cao Bằng là khách đến nghỉ ngơi giải trí hoặc khách kết hợp nghỉ ngơi giải trí với công việc, hoặc vừa kết hợp thăm thân cùng với nghỉ ngơi giải trí Mặt khác, thông qua bảng về sự biến động khách hàng năm ta nhận thấy chiếm tỷ trọng lớn là khách nội địa Tổng lượng khách du lịch đến Cao Bằng chủ yếu là khách nội địa Năm 2021, lượng khách nội địa chiếm tỷ trọng 99,24%, năm 2022 chiếm 99,47% và năm 2023 chiếm 99,43%
Khách thường đi theo đoàn tới nhiều điểm tham quan vì vậy, tỷ lệ khách lưu trú
so với tỷ lệ khách tham quan thường là rất nhỏ Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tổng thu từ hoạt động du lịch Đời sống người dân ngày càng được nâng cao nên đây không những là nơi tham quan cuối tuần cho người dân ở các thành phố lớn khu vực phía Bắc như Hà Nội, mà còn thu hút được nhiều du khách trong cả nước
Bảng 2.3: Cơ cấu khách du lịch đến Cao Bằng theo mục đích chuyến đi
giai đoạn 2021-2023
ĐVT:%
Năm Mục đích 2021 2022 2023
Tham quan, nghỉ dưỡng 78,26 79,3 79,56 Khảo sát thông tin 17,43 18,3 17,42
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng
Qua bảng 2.3 cơ cấu khách du lịch đến Cao Bằng theo mục đích chuyến đi tuy
có có biến đổi theo thời gian, nhưng ta nhận thấy đối tượng khách du lịch có mục đích tham quan, nghỉ dưỡng tại Cao Bằng vẫn chiếm đa số; sau đó là khách du lịch có mục đích khảo sát thông tin, thăm thân và mục đích khác Điều này giúp cho các nhà quản
lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thêm định hướng để thu hút lượng khách du lịch thuần tuý lưu lại lâu hơn và tiêu dùng nhiều hơn trong thời gian lưu lại Cao Bằng
Trang 3122Tình hình thu nhập từ du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong những năm qua được thể hiện qua bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4: Doanh thu từ du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng
Mặc dù chịu tác động ảnh hưởng của dịch covid-19 nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về doanh thu du lịch cộng đồng tại Cao Bằng trong 3 năm 2021 -
2023 là khá cao với tỷ lệ tăng bình quân 25,45%/năm, trong đó tăng thu nhập từ khách quốc tế cao nhất với tỷ lệ tăng 41,71%/năm và khách nội địa tăng 21,82%/năm Điều này cho thấy du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đang có sự đi đúng hướng, ngày càng thu hút được sự tham quan, du lịch của khách quốc tế
Trang 322.1.3 Nội dung quy hoạch du lịch của tỉnh Cao Bằng
Theo Quyết định 1486/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã nêu rõ định hướng quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh gắn với việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa, điều kiện tự nhiên sẵn có Phát triển du lịch xanh, gắn với giữ gìn cảnh quan sinh thái và bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của Cao Bằng Đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa, điều kiện tự nhiên sẵn có (như Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, thác Bản Giốc ), tăng cường liên kết hoạt động du lịch với các trung tâm du lịch lớn của cả nước, với các tỉnh lân cận và với các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc, phấn đấu xây dựng tỉnh Cao Bằng thành trung tâm thu hút du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Trong đó các chỉ tiêu quy hoạch cụ thể như sau:
- Về khai thác tài nguyên du lịch: Tập trung khai thác các điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như: Hang Pác Bó; Thác Bản Giốc; Động Ngườm Ngao; Hồ Thang Hen; hang Dơi (Hạ Lang), hang Ki Lu, hang Khuổi Khua (Phục Hòa), khu di tích Kim Đồng
Khai thác du lịch cộng đồng kết hợp giá trị của các di sản văn hóa của cộng đồng
cư dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như: Nghi lễ Then Tày tỉnh Cao Bằng; Lễ hội Nàng Hai xã Tiên Thành; Lễ hội Tranh đầu pháo, thị trấn Quảng Uyên; Nghề rèn truyền thống xã Phúc Sen của người Nùng An (Quảng Hòa); Di sản nghi lễ Then Tày, Nùng, Thái; Tri thức dân gian, nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao Đỏ xã Vũ Minh (huyện Nguyên Bình); Nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người Tày xóm Luống Nọi (xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng; Lễ hội Tranh đầu pháo; Nghề rèn truyền thống xã Phúc Sen của người Nùng An
- Về thu hút đầu tư: Các khu du lịch chính cần thu hút nguồn lực đầu tư của tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 bao gồm: Khu du lịch di tích lịch sử Pác Bó và di tích Kim Đồng thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng có diện tích quy mô khoảng 1.137 ha; Khu
du lịch Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh quy mô khoảng 1000 ha; Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng nằm tại xã Mỹ Hưng, huyện Quảng Hòa Ngườm Lồm Nặm Khao, quy mô khoảng 36 ha Đồng thời xây dựng quy hoạch khu phức hợp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao (sân golf), vui chơi giải trí tại xã Đình Phong thuộc huyện Trùng Khánh có diện tích khoảng 200 - 250 ha Kêu gọi thu hút đầu tư theo danh mục các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch, thương mại, dịch vụ tại Quyết định số 1452/QĐ-UBND ngày 10/10/2022 của UBND tỉnh Tổng đầu tư cần thu hút đến năm 2030 đạt 1.300 tỷ đồng
- Về nguồn nhân lực làm du lịch: Huy động thêm 3.500 - 4.200 lao động tham
Trang 3324gia làm du lịch, chú trọng đào tạo nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm công tác du lịch Nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực du lịch, thành lập các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch cho tỉnh Cao Bằng và khu vực miền núi phía Bắc; bổ sung chương trình đào tạo du lịch vào cơ sở đào tạo của tỉnh để đảm bảo
60 - 70% nhân lực làm du dịch trên địa bàn tỉnh được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
- Về xúc tiến quảng bá phát triển du lịch: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng
bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, tuyên truyền, quảng bá trên báo chí và mạng xã hội Tăng cường hoạt động xúc tiến, liên kết
du lịch, phối hợp xây dựng khai thác các tour, tuyến, các sản phẩm du lịch địa phương
và liên vùng Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển du lịch, nhất là chính sách thu hút đầu tư, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái Đến năm
2030 thu hút 120.000 lượt khách đến du lịch tỉnh Cao Bằng, trong đó khách quốc tế chiếm 20 - 25%
- Về xây dựng hạ tầng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khai thác du lịch: Tăng cường tổ chức các hoạt động đối thoại hỗ trợ pháp lý và trợ giúp cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Tăng nguồn vốn hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng lên 25% trong giai đoạn 2025 - 2030 Huy động các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đột phá và tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt nhằm khai thác tối đa lợi thế chính của tỉnh Tập trung hoàn thành tuyến đường cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) vào năm 2025 Quan tâm đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng, cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
du lịch
- Về thực hiện khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch: Tăng cường bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa lịch sử như di sản CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống; tiếp tục triển khai Đề
án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022 - 2030”; ban hành Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
và di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025”; tổ chức các hội thảo, buổi tọa đàm về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch…
2.2 Thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch giai đoạn 2021 - 2023
Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng theo phân công và chỉ đạo của UBND tỉnh đã triển khai thực hiện các nội dung theo quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
Trang 342.2.1 Thực trạng thực hiện thu hút nguồn lực phát triển du lịch theo quy hoạch
Giai đoạn 2021 - 2023 là giai đoạn ảnh hưởng của dịch covid-19 khiến lượng khách du lịch giảm sút, nhiều nhà đầu tư rút vốn và các đối tượng tham gia kinh doanh cung ứng du lịch trên địa bàn bỏ hoạt động Chính vì vậy, Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng
đã đẩy mạnh triển khai tổ chức thu hút nguồn lực phát triển du lịch thông qua tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch với nhiều hình thức đổi mới, đa dạng, huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch
Ngoài việc chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính về đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng thì việc cung cấp thông tin, hướng dẫn hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đầu tư cần có một tổ chức thông tin, tư vấn và xúc tiến đầu tư để thực hiện Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng đã liên kết chặt chẽ với Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Cao Bằng trong việc đưa thông tin về các dự án theo quy hoạch phát triển du lịch, góp phần tích cực thu hút vốn các dự án đầu tư phát triển du lịch Tại đây, nhà đầu tư được Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng hướng dẫn về quy trình, thủ tục đầu tư, được tư vấn, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, thuê đất, thuế, lao động, sở hữu trí tuệ, bản quyền,… cũng như tiếp nhận những thông tin phản ánh từ doanh nghiệp báo cáo trực tiếp văn phòng Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng để kịp thời chỉ đạo, giải quyết cho các nhà đầu tư
Xây dựng tài liệu phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư: Căn cứ vào mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch của thị xã trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng Việc xây dựng tài liệu quảng bá hình ảnh, môi trường du lịch của tỉnh Cao Bằng được Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng cập nhật thường xuyên, liên tục theo quý (đĩa DVD giới thiệu về môi trường đầu tư du lịch, guidebook,…) và được gửi cho các cơ quan, tổ chức, hỗ trợ xúc tiến thu hút nguồn lực và các tổ chức hỗ trợ xúc tiến đầu tư trong và ngoài tỉnh Cao Bằng
Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng đã nêu rõ định hướng phát triển hệ thống du lịch dịch vụ của Khu kinh tế cửa khẩu, với mối liên hệ kết nối, hỗ trợ với hệ thống du lịch của tỉnh mà trung tâm là thành phố Cao Bằng Các khu du lịch chính cần thu hút nguồn lực đầu tư của tỉnh bao gồm: Khu du lịch di tích lịch sử Pác Bó, di tích Kim Đồng, Khu
du lịch Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Khu du lịch sinh thái nghỉ Ngườm Lồm Nặm Khao và khu phức hợp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao Đình Phong
Trong giai đoạn 2020 - 2022, Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Cao Bằng, Phòng Quản lý du lịch và Trung tâm Văn hóa và Thông tin Du lịch phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Cao Bằng đã thực hiện tổ chức 16 hội nghị thu hút nguồn lực cho phát triển du lịch trong tỉnh Cao Bằng và tại các thành phố