1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích nguyên tắc mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp Được tính trên cơ sở mức Đóng, thời gian Đóng bảo hiểm thất nghiệp

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Nguyên Tắc Mức Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp Được Tính Trên Cơ Sở Mức Đóng, Thời Gian Đóng Bảo Hiểm Thất Nghiệp
Trường học Trường Đại Học
Thể loại bài luận
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 116,71 KB

Nội dung

Đồng thời, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp quá thấp sẽ không đáp ứng được mục đích, nhu cầu của người lao động khi tham gia bảo hiểm tự nguyện dẫn đến họ không tha thiết tham gia, đóng gó

Trang 1

MỤC LỤC

ĐỀ BÀI 2

NỘI DUNG 2

Câu 1: Phân tích nguyên tắc: Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp 2

Câu 2: Giải quyết tình huống 4

2.1 Quyền lợi về an sinh xã hội cho anh B 4

2.1.1 Xét tại thời điểm tháng 05 năm 2021 4

a Chế độ tai nạn lao động 4

b Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động 7

c Chế độ bảo hiểm y tế 7

2.1.2 Xét tại thời điểm tháng 10 năm 2021 8

a Chế độ ốm đau 8

b Chế độ bảo hiểm y tế 9

2.2 Quyền lợi về an sinh xã hội cho gia đình anh B 10

a Chế độ tử tuất 10

b Một số ưu đãi xã hội khác 11

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 2

ĐỀ BÀI

Câu 1 (4 điểm): Phân tích nguyên tắc: Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Câu 2 (6 điểm):

Tháng 5/2002, sau khi tốt nghiệp đại học, anh B vào làm việc tại công ty X với HĐLĐ không xác định thời hạn

Tháng 5/2021, anh B bị tai nạn lao động phải điều trị 2 tháng Sau khi ra viện anh được xác định suy giảm 55% khả năng lao động nhưng anh vẫn tiếp tục làm việc

Tháng 10/2021, do bệnh lý huyết áp cao, anh B bị xuất huyết não, chết tại nhà

Anh/chị hãy tư vấn các quyền lợi về an sinh xã hội cho anh B và gia đình anh Được biết anh có mẹ là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, có một con gái 10 tuổi đang học phổ thông, vợ đang đi làm tại một cơ quan nhà nước

NỘI DUNG

Câu 1: Phân tích nguyên tắc: Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Nguyên tắc phản ánh sự tác động qua lại giữa mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp và mức đóng, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp Nội dung khát quát của nguyên tắc này là việc một cá nhân đóng bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu thì được hưởng thụ bấy nhiêu phù hợp với số tiền đã đóng

Bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thất nghiệp nói riêng là một trong những hình thức phân phối tổng sản phẩm quốc dân nên việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải dựa trên cơ sở sự kết hợp hài hòa giữa cống hiến và thụ hưởng Nghĩa là căn mức đóng góp của người lao động cho xã hội thể hiện thông qua mức đóng, thời gian đóng góp cho bảo hiểm xã hội,… từ đó quy định mức hưởng và độ thời gian hưởng bảo hiểm xã hội phù hợp với sự đóng góp cho xã hội của người lao động Rất khó chấp nhận về mặt kinh tế khi một người lao động vừa tham gia bảo

Trang 3

hiểm xã hội trong một thời gian rất ngắn lại được hưởng ngay một mức trợ cấp rất cao và ngược lại1

Nếu mức trợ cấp thất nghiệp quá cao, người lao động sẽ không tích cực tìm việc làm mới mà chấp nhận tình trạng thất nghiệp để hưởng trợ cấp Mức trợ cấp thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng quyết tâm tìm việc làm của người lao động mà nó còn có thể ảnh hưởng đến mức lương mà người lao động yêu cầu khi tìm kiếm công việc mới Do đó, mức hưởng bảo hiểm thất hiểm cần được tính toán phù hợp, về nguyên tắc, mức trợ cấp thất nghiệp không được cao hơn mức thu nhập của người lao động trước khi thất nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo đời sống tối thiểu cho người thất nghiệp Nếu mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp quá thấp thì không đảm bảo được mục đích, ý nghĩa an sinh xã hội tốt đẹp của bảo hiểm thất nghiệp Đồng thời, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp quá thấp sẽ không đáp ứng được mục đích, nhu cầu của người lao động khi tham gia bảo hiểm tự nguyện dẫn đến họ không tha thiết tham gia, đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp2

Qũy bảo hiểm xã thất nghiệp được lập ra để chia sẻ rủi ro cộng đồng, tuy nhiên không phải tất cả những người tham gia bảo hiểm tự nguyện đều được hưởng trợ cấp từ quỹ này mà họ chỉ được hưởng khi gặp rủi ro Mặc dù bảo hiểm thất nghiệp là sự chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia đóng bảo hiểm, sự “chia sẻ” này cũng phải đảm bảo được tính công bằng dựa trên mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người đó Điều này cũng phù hợp với thực tế mức sống của người lao động Thông thường, người lao động có mức sống và chi tiêu phù hợp với khoản tiền lương hàng tháng của họ, khi lâm vào hoàn cảnh thất nghiệp họ cũng cần phải

có một khoản tiền tương ứng để đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của bản thân và gia đình Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng khoản tiền tương ứng với tiền lương nên để đảm bảo công bằng và cân đối quỹ bảo hiểm thất nghiệp, mức

1 PGS.TS Nguyễn Hữu Chí (2012), Giáo trình Luật an sinh xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật an sinh xã hội, Nxb Công an nhân dân

Trang 4

hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động căn cứ vào mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp3

Ngoài ra, nguyên tắc này còn thể hiện sự chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp Sự tương xứng giữa mức đóng và mức hưởng của bảo hiểm thất nghiệp chỉ mang tính chất tương đối vì không phải người lao động đóng góp và bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu sẽ nhận lại bấy nhiên Mức hưởng có sự chỉa sẻ trong cộng đồng, giữa người gặp rủi ro dẫn đến thất nghiệp với người không rơi vào tình trạng thất nghiệp Người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước cùng đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp4

Tóm tắt lại những phân tích trên, có thể rút ra được ý nghĩa của nguyên tắc: + Đảm bảo cuộc sống tối thiểu, dần ổn định cuộc sống cho người lao động động khi họ rơi cào tình trạng mất việc làm tạm thời Đồng thời khuyến khích người lao động chủ động tìm kiếm việc làm mới quay lại thị trường lao động, nhận thức được vai trò quan trọng của việc đóng bảo hiểm thất nghiệp

+ Tạo ra hành lang pháp lỹ vững chắc để các tổ chức, cơ quan dễ dàng thực hiện các hoạt động chi trả trợ cấp thất nghiệp và đảm bảo sự công bằng cho người thất nghiệp phù hợp với khả năng tham gia của họ

+ Đảm bảo đúng đắn mục đích an sinh xã hội là tương trợ cộng đồng, chia sê rủi ro cho các thành viên xã hội khi gặp rủi ro nhằm giúp họ dảm bảo cuộc sống, ổn định và phát triển xã hội

Câu 2: Giải quyết tình huống

Anh B làm việc tại công ty X từ tháng 05/2002 vì vậy đến thời điểm năm

2021, anh B đã tham gia bảo hiểm xã hội 19 năm

3 Nguyễn Ngọc Huyền (2016), Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo Luật việc làm 2013, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

4 Nguồn: https://text.123doc.net/document/7007009-phan-tich-nguyen-tac-muc-huong-bao-hiem-that-nghiep-duoc-tinh-tren-co-so-muc-dong-thoi-gian-dong-bao-hiem-that-nghiep.htm, truy cập ngày 29/03/2021.

Trang 5

2.1 Quyền lợi về an sinh xã hội cho anh B

2.1.1 Xét tại thời điểm tháng 05 năm 2021

a Chế độ tai nạn lao động

Về điều kiện hưởng: Theo Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội

2014, anh B thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do hợp đồng lao động giữa anh B và công ty X là hợp đồng không xác định thời hạn Từ đó, theo Khoản 1 Điều 43 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, anh B thuộc đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Anh B bị tai nạn lao động và được xác định suy giảm 55% khả năng lao động, tai nạn đó nguyên nhất xuất phát không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 nên căn cứ Điều 45 Luật này, anh B có đủ điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động Và do đề bải không đề cập đến việc anh B làm việc trong môi trường làm việc độc hại hoặc mắc các bệnh quy định trong danh sách 34 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội nên anh B không được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định Điều 46 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015

Về mức hưởng và quyền lợi được hưởng:

** Quyền lợi do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đảm bảo:

Đầu tiên, căn cứ Khoản 1 Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, anh B được xác định suy giảm 55% khả năng lao động (vượt quá mức 31%) nên anh được trợ cấp hàng tháng Mức hưởng được tính toán như sau:

- Điểm a Khoản 1 Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015: “ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở”

 Mức trợ cấp được hưởng = 30% + (55-31) x 2% = 78% mức lương cơ sở

- Điểm b Khoản 1 Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, ngoài mức trợ cấp được hưởng trên, hàng tháng anh B còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

Trang 6

 Khoản trợ cấp = 0,5% + (2021-2003) x 0,3% = 5,9% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động

Anh B còn được trợ giúp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo quy định tại Điều 51 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 Việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, thời niên hạn cấp được quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH

** Quyền lợi do người sử dụng lao động đảm bảo:

Công ty X có trách nhiệm đối với anh B khi bị tai nạn lao động theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 như:

+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (Khoản 1)

+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục bảo hiểm y tế chi trả với anh B khi tham gia bảo hiểm y tế (Điểm a Khoản 2) Công ty X sẽ chi trả 5% tiền khám chữa bệnh vì 95% được quỹ bảo hiểm

y tế trả

+ Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi (Khoản 3)  Công ty X phải trả cho anh B 02 tháng tiền lương trong thời gian anh năm viện điều trị 2 tháng

+ Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động (Khoản 6)

+ Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc (Khoản 8)

+ Hỗ trợ lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động đầy đủ nội dung theo quy định của Điều 57 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 (Khoản 9)

Trang 7

Trong đó, tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 38 luật này, công ty X bồi thường hoặc trợ cấp cho anh B khi anh bị tai nạn lao động Do đề bài không đến cập vấn đề tai nạn lao động do lỗi của ai nên chia hai trường hợp sau:

- TH1: Tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của anh B Trường hợp này, công ty X bồi thường cho anh B, số tiền bồi thường sẽ được xác định theo Điểm a Khoản 4 Điều 38 Mức bồi thường được tình toán như sau:

Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;

– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%5

 Số tiền anh B được công ty X bồi thường = 1,5 + {(55 – 10) x 0,4} = 19,5 tháng tiền lương

- TH 2: Tai nạn lao động lỗi do anh B Trường hợp này, công ty X trợ cấp cho anh B, số trợ cấp sẽ được xác định theo Khoản 5 Điều 38

 Số tiền anh B được công ty X trợ cấp = 40% x 19,5= 7,8 tháng tiền lương.

b Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động

Theo Khoản 1 Điều 54 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, anh B sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động có quay trở lại tiếp tục làm việc Nếu anh cảm thấy sức khỏe chưa hoàn toàn phục hồi thì anh được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đên 10 ngày Số ngày nghỉ này do công ty X và Ban chấp hành công đoàn cơ sơ quyết định Mức suy giảm khả năng lao động của anh B là 55% thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 54 nên được nghỉ tối đa 10 ngày Mức hưởng trường hợp này được xác định theo Khoản 3 Điều 54: 01 ngày nghỉ được hưởng 30% mức lương cơ sở Như vậy tối đa anh B được hưởng 30% x

5 Điều 3 Thông 4 04/2015/TT-BLĐTBXH

Trang 8

10 = 300% mức lương cơ sở cho chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động

Anh B vẫn tiếp tục làm việc, nếu được sắp xếp công việc mới mà phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì anh B được công ty hỗ trợ học phí Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở, được hỗ trợ tối đa 02 lần, một năm chỉ được hỗ trợ một lần (Điều 55)

c Chế độ bảo hiểm y tế

Về điều kiện hưởng: Hợp đồng lao động giữa anh B và công ty X là hợp đồng

không xác định thời hạn nên anh B thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

do người lao động và người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điểm a Khoản

1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi 2014 Ngoài ra, anh B thuộc nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng vì anh là thân nhân người có công với cách mạng là bà mẹ Việt Nam anh hùng theo Điểm k Khoản 3 Điều 12 Luật này Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất quy định tại Khoản 2 Điều

22 Như vậy anh tham gia bảo hiểm y tế sẽ được ngân sách nhà nước đóng

Tai nạn lao động khiến anh B suy giảm 55% khả năng lao động không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 23 Luật này nên anh B đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm y tế Tuy nhiên cũng tại Điều 23 nếu B khám chữa bệnh phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế Anh B chỉ được hưởng khi điều trị ngay lập tức khi bị tai nạn

Ngoài ra trong trường hợp này, anh B nằm viện điều trị vì bị tai nạn lao động, không phải do anh tự mình đi khám chữa bệnh nên không xét việc anh B có khám đúng tuyến hay trái tuyến vì trái tuyến là anh B phải tự mình đi khám chữa bệnh, trong khi anh bị tai nạn lao động không thể tự mình đến cơ sở khám chữa bệnh được

Về mức hưởng: Mức hưởng bảo hiểm y tế của anh B được xác định theo Điều

22 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi 2014 Anh B là thân nhân của bà mẹ Việt Nam anh hùng và thuộc các nhóm đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 22 Luật

Trang 9

bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi 2014  Anh B được quỹ bảo hiểm xã hội chi trả 95% chi phí khám chữa bệnh trong thời gian anh điều trị 04 tháng

Anh B thuộc nhóm đối tượng theo quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm xã hội 2008 sửa đổi 2014 nên căn cứ Điểm g Khoản 1 Điều 13 Luật này, tiền đóng bảo hiểm y tế hàng thàng sẽ được ngân sách nhà nước đóng và số tiền được đóng là tối đa bằng 6% mức lương cơ sở

2.1.2 Xét tại thời điểm tháng 10 năm 2021

a Chế độ ốm đau

Về điều kiện hưởng: Điều kiện được hưởng chế độ ốm đau được quy định tại

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Trước khi chết, anh B có bệnh lý huyết áp cao,

sự ốm đau này không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc cũng không phải nghi việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hay sử dụng chất ma túy Anh B đã đóng bảo hiểm 19 năm nên được hưởng 40 ngày làm việc khống kể ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần

Về mức hưởng chế độ ốm đau: Căn cứ Khoản 1 Điều 28 và khoản 1 Điều 6

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH mức hưởng chế độ ốm đau của anh B được tính

n bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc vào viện điều trị bệnh lí huyết áp cao Dưới đây là mức tính theo ngày:

Mức hưởng

chế độ ốm

đau

=

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm

xã hội của tháng liền kề trước

(%) x

Số ngày nghỉ việc được hưởng chế

độ ốm đau

24 ngày

Chế độ ốm đau, anh B chỉ được hưởng trong khoảng thời gian anh chưa chết

và điều trị bệnh lý trước khi chết Tuy nhiên, anh B bị xuất huyết não từ bệnh lý huyết áp cao và chết nên không xem xét chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau

ốm Nếu anh B có sự phục hồi, sức khỏe thuyên giảm thì anh B không chết

Trang 10

b Chế độ bảo hiểm y tế

Anh B tiếp tục được hưởng chế độ này khi điều trị khám chữa bệnh và tham gia bảo hiểm y tế Chế độ này trong trường hợp này chỉ được áp dụng trong quá trình anh B điều trị bệnh lý huyết áp cao tại bệnh viện cho đến trước thời điểm anh chết Tức là trước thời điểm chết, anh B tự mình đi khám chữa bệnh huyết áp cao sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, chế độ ốm đau kèm theo chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe Tuy nhiên xét theo dữ kiện đề bài, anh B chết do bệnh lí trên nên có thể hiểu tình trạng sức khỏe của anh B không có sự thuyên giảm, phục hồi Anh B được xác định là chết tại nhà vào tháng 10 nhưng có thể trước đó anh B đã phát hiện bệnh, đi khám chữa điều trị bệnh lí này và nghỉ việc dưỡng sức một thời gian

D

Về điều kiện hưởng: trong trường hợp này điều kiện hưởng được phân tích như trêm vì anh B có tham gia bảo hiểm xã hội 19 năm

Về mức hưởng: Anh B khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được xác định như phân tích trên theo thời điểm tháng 05 năm 2021 Nếu anh B khám chữa bệnh trái tuyến (không thuộc các trường hợp không thuộc Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT) sẽ được xác định là khám chữa bệnh trái tuyến Căn cứ Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi 2014, các trưởng hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến khi sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo tỷ lệ theo từng tuyến bệnh viện khác nhau, mỗi tuyến được mức quỹ bảo hiểm chi trả số tiền khác nhau

Tính đến thời điểm trong tính huống là 2021, như vậy điểm b và c tại tuyến tỉnh và tuyến huyện, quỹ bảo hiểm y tế sẽ trả tiền khám chữa bệnh cho anh H là 100% Nếu anh B điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương thì anh chỉ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả 40% chi phí điều trị nội trú

Ngoài ra theo Khoản 3, Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, nếu anh H trong quá trình điều trị tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến sau đó có sự chuyển tuyến cơ sở khám chữa bệnh thì anh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định của điều khoản trên

Ngày đăng: 05/12/2024, 12:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w