1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo khoa học 'cảng biển việt nam tiềm năng và thách thức'

3 531 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 86,64 KB

Nội dung

bành thị hải linh Khoa Kinh tế vận tải biển Trường Đại học Hμng hải Tóm tắt: Bμi báo đề cập đến hiện trạng, tình hình quản lý, khai thác vμ xây dựng phát triển các cảng biển Việt Nam..

Trang 1

cảng biển việt nam

tiềm năng và thách thức

ths bành thị hải linh

Khoa Kinh tế vận tải biển Trường Đại học Hμng hải

Tóm tắt: Bμi báo đề cập đến hiện trạng, tình hình quản lý, khai thác vμ xây dựng phát

triển các cảng biển Việt Nam

Summary: The article mentioned the actualities, the management state, the exploiting,

the constructing and the developing of Vietnam seaports

Việt Nam được coi là một trong những

quốc gia có tiềm năng rất lớn về hoạt động

khai thác kinh tế biển bởi với bờ biển dài trên

3.260 km, có nhiều vụng, vịnh, cửa sông nối

liền với Thái Bình Dương rất thuận tiện cho

việc xây dựng hệ thống cảng biển, phát triển

đội tàu biển quốc gia, các cơ sở công nghiệp

đóng, sửa chữa tàu biển và thực hiện các loại

hình dịch vụ hàng hải thương mại khác

Việt Nam có một hệ thống cảng biển với

tổng chiều dài tuyến mép trên 25 km, hàng

vạn mét vuông kho tàng, bãi chứa hàng, cả

nước có 126 cảng biển đang hoạt động, được

đầu tư trang thiết bị, phương tiện bốc dỡ hiện

đại Lượng hàng hoá thông qua các cảng biển

hàng năm tăng từ 8 đến 12% Trong những

năm qua, các dự án lớn như mở rộng, nâng

cấp cảng Hải phòng, Sài gòn, Tiên Sa (Đà

nẵng); xây dựng mới một số cảng như Cái

Lân, Chân Mây, Nghi Sơn cũng đã được triển

khai Với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà

nước về ngành đường biển, Cục Hàng hải đã

nghiên cứu, lập quy hoạch và đã được Thủ

tướng Chính phủ, Bộ GTVT phê duyệt các Đề

án quy hoạch chi tiết 8 nhóm cảng biển trên

toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến

năm 2020; quy hoạch di dời các cảng trên

sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son;

Quy hoạch cảng biển lớn cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Quy hoạch chi tiết cảng biển Dung Quất; Quy hoạch chi tiết cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

Ngành hàng hải Việt Nam đã đầu tư xây dựng mới và đưa vào khai thác có hiệu quả các công trình cảng: Nâng cấp và cải tạo phát triển cho các cảng biển trọng điểm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ, Cửa Lò, Nha Trang, Quy Nhơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hàng hóa thông qua cảng biển Đồng thời xây dựng mới một số cảng quan trọng, đáp ứng cho các tàu có trọng tải lớn từ 10.000 đến 40.000 DWT cập cảng và làm hàng như: cầu cảng 5, 6, 7, cảng Cái Lân

và cầu số 1 Cảng tổng hợp Đình Vũ, Nghi Sơn, cầu số 1 Cảng Chân Mây, cầu số 1

Đến nay, Ngành hàng hải đã xây dựng

được 126 bến cảng và 266 cầu cảng nên đã

đáp ứng kịp thời yêu cầu hàng hoá thông qua cảng biển, đóng góp tích cực vào lĩnh vực xuất nhập khẩu và trao đổi hàng hóa qua các vùng, miền, góp phần phát triển kinh tế đất nước Khối lượng hàng hoá thông qua hệ thống thuộc cảng biển Việt Nam (trong 5 năm 2001-2005) đạt 575.286.000 tấn, trong đó

Trang 2

hàng Container là 10.452.870 TEUS, hàng

lỏng là 170.962.000 tấn, hàng khô là

244.481.000 tấn Tổng sản lượng hàng hoá

thông qua cảng năm 2005 đạt 139.161.413

tấn, tăng 8,91% so với năm 2004, trong đó

hàng khô là 60.584.571 tấn, tăng 9,9% so với

năm 2004, hàng container là 2.910.793 TEUS

tăng 19,4% so với năm 2004 Hành khách

thông qua cảng biển ước đạt 75.623 lượt hành

khách

Hoạt động của ngành hàng hải nói chung

và hệ thống cảng biển quốc gia nói riêng có

tác động mạnh đối với sự phát triển của tất cả

các ngành, lĩnh vực thuộc nền kinh tế quốc

dân, đặc biệt là kinh tế đối ngoại Song trên

thực tế, công tác quản lý Nhà nước chuyên

ngành tại cảng biển được điều chỉnh bởi nhiều

văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh

vực khác nhau như hàng hải, thương mại, hải

quan, tài chính, môi trường, xuất nhập cảnh,

bảo vệ thực vật, bảo vệ động vật và y tế Tất

cả các văn bản quy phạm pháp luật nói trên

đều có nội dung điều chỉnh liên quan đến thủ

tục hành chính tại cảng biển, do đó đã dẫn

đến sự chồng chéo, mâu thuẫn và chưa phù

hợp với quy định của điều ước quốc tế mà Việt

Nam đã ký kết hoặc gia nhập

Việc thực hiện chức năng quản lý Nhà

nước chuyên ngành tại cảng biển cũng do

nhiều cơ quan đảm nhiệm như cảng vụ hàng

hải, biên phòng cửa khẩu, hải quan cảng,

kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch

thực vật và các cơ quan chức năng khác thuộc

các bộ, ngành và địa phương nơi có cảng

Nghiên cứu mới đây của 5 cơ quan hợp

tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về quản lý cảng

biển thương mại của Việt Nam cho thấy, hệ

thống cảng này đang chịu một áp lực ngày

càng lớn trong quá trình tiếp tục hội nhập và

phát triển của nền kinh tế Đó là áp lực phát

sinh từ mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa sự

gần như bất biến của mô hình quản lý và sự

thay đổi liên tục của hình thái vận tải biển

quốc tế từ mô hình phân khúc thị trường sang vận chuyển tích hợp đa năng Với thực tế này,

để có thể nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ vận tải biển quốc

tế (chiếm tới 90% tổng lượng hàng hoá luân chuyển trên toàn thế giới hiện nay), việc đổi mới hình thức quản lý cảng biển thương mại

được coi là đòi hỏi cấp thiết và quan trọng nhất đối với công tác quản lý cảng biển của Việt Nam hiện nay

Theo JICA, quản lý cảng biển thương mại bao gồm quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng cảng và quản lý hoạt động khai thác cảng

Đối với quản lý đầu tư xây dựng cảng, trong

điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp như hiện nay, trước tiên cần thiết lập trật tự trong đầu tư xây dựng hạ tầng cảng, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan Thực tế cho thấy, ở không ít địa phương, cảng biển thương mại được đầu tư xây dựng để thực hiện những mục tiêu quá xa vời trong tương lai rất xa Do vậy, cảng luôn trong trạng thái chờ đợi ngày đạt công suất thiết kế, thậm chí ngày đó chưa xác định

được Do vậy, theo các chuyên gia của JICA, cần phải “cơ chế hoá việc thiết lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển cảng“ trên cơ sở phân loại, xác định tầm quan trọng của từng cảng nhằm phân loại ưu tiên trong

đầu tư để phân bổ một cách có hiệu quả vốn

đầu tư

JICA và một số chuyên gia về vận tải biển của Cục Hàng hải Việt Nam khuyến cáo rằng, Việt Nam nên phân ra 3 loại cảng biển thương mại:

- Loại cảng có mức độ đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và nền ngoại thương của đất nước nói riêng;

- Loại cảng chuyên dụng phục vụ các nhu cầu của khách hàng đặc biệt hoặc các loại hàng hoá đặc biệt;

- Các loại khác

Trang 3

Sự phân loại cảng không phải là dựa vào

tầm quan trọng của cảng, mà dựa vào cơ sở

xếp hạng ưu tiên đầu tư nhằm mang lại hiệu

quả thiết thực đối với nền kinh tế cũng như

của ngành vận tải biển và của các địa phương

có cảng

Về quản lý khai thác cảng biển thương

mại, sự bất cập dễ nhận thấy nhất trong công

tác quản lý sử dụng cảng biển hiện nay là việc

thực hiện khấu hao và sử dụng số vốn được

lấy ra từ khâu này Trên thực tế, hầu hết cảng

không sử dụng nguồn vốn lấy ra từ khấu hao

để tái đầu tư nâng cấp cảng, nếu có thì rất

nhỏ và thường đầu tư cho các mục đích như

xây trụ sở, đóng tàu lai dắt, mua sắm thiết bị

bốc xếp và phương tiện thiết bị khác

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng,

hàng năm nhà nước đã bỏ ra hàng trăm tỷ

đồng đầu tư cho hệ thống hạ tầng cảng biển

mà hoàn toàn không thu hồi được Hơn nữa,

nếu vẫn duy trì cơ chế quản lý như hiện nay,

việc huy động các nguồn lực khác, đặc biệt là

nguồn lực từ khu vực tư nhân vào đầu tư cơ sở

hạ tầng cảng biển là hoàn toàn bất khả thi

Trong khi đó, theo Cục Hàng hải Việt

Nam, việc bóc tách khoản thu khoảng 200 tỷ

đồng/năm từ nguồn thu cầu bến, kho bãi ra

khỏi doanh thu sẽ không hề ảnh hưởng tới

hoạt động kinh doanh của hệ thống cảng biển

thương mại Việt nam, mà lại làm lộ ra khả

năng thu hồi vốn đầu tư – yếu tố kích thích

việc huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực này

Theo tính toán của Bộ GTVT, dự kiến

tổng mức đầu tư xây dựng cho toàn bộ hệ

thống cảng biển theo quy hoạch từ nay đến

năm 2010 sẽ lên tới gần 60.000 tỷ đồng

(tương đương với 4 tỷ USD)

Để đáp ứng sản lượng hàng hoá thông

qua cảng biển Việt Nam (dự kiến khoảng 265

triệu tấn/năm trong 5 năm tới), từ nay đến

năm 2010, hàng loạt các dự án, công trình trọng điểm sẽ được xây dựng, nâng cấp

- ở miền Bắc, sẽ mở rộng, nâng cấp cảng Hải Phòng, Cái Lân, xây dựng cảng nước sâu, Lạch huyện…

- ở miền Trung là dự án mở rộng nâng cấp cảng Cửa Lò, Nghi Sơn, Vũng áng, Chân Mây, cụm cảng Đà Nẵng, Quy Nhơn, Ba Ngòi, Nha Trang, Dung Quất, xây dựng cảng Kỳ Hà phục vụ cho khu kinh tế mở Chu Lai, xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Văn Phong…

- ở khu vực miền Nam, sẽ tiến hành cải tạo, nâng cấp, xây dựng 3 cụm cảng biển ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu

Để khắc phục những bất cập đang cản trở quá trình phát triển, hội nhập thì việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển

ở Việt Nam là vấn đề hết sức cần thiết, đòi hỏi cần sớm được đổi mới Bộ GTVT đã xây dựng

đề án thí điểm cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh

và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép thí điểm tại Quyết định số 55/2002/QĐ-TTg ngày 24/3/2002

Việc thí điểm cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển trong thời gian qua đã nhận

được sự ủng hộ nhiệt tình của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, các cơ quan, Bộ, ngành liên quan và sự đánh giá cao của Chính phủ Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 160/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 về “Quản lý hoạt động hàng hải tại các cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam” thống nhất áp dụng đối với hệ thống cảng biển trong toàn quốc Đây là một dấu son trong việc hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về cảng biển, phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo đà cho sự phát triển chung của ngành trong xu thế hội nhập

Ngày đăng: 29/06/2014, 18:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w