Xác định hoạt động kinh doanh chiến lược của Mobifone SBU Hoạt động kinh doanh chiến lược của công ty thông tin di động VMS –Mobifone bao gồm: - Dịch vụ viễn thông di động dành cho th
Trang 1QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1.3
Nhóm 2
Đề tài:
Phân tích chiến lược của công ty thông tin di động VMS-Mobifone
Trang 2Nội dung
I. Giới thiệu khái quát về Công ty thông tin di động VMS-Mobifone
1.1 Xác định hoạt động kinh doanh chiến lược của Mobifone ( SBU)
1.2 Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh của Mobifone
1.3 Chặng đường phát triển của công ty
1.4 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
II Phân tích môi trường bên ngoài.
2.1 Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh của doanh nghiệp
2.2 Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành
2.3 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô
2.4 Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành
2.5 Thiết lập mô thức EFAS
III Phân tích môi trường bên trong.
3.1 Sản phẩm chính của VMS-Mobifone
3.2 Thị trường của VMS-Mobifone
3.3 Đánh giá nguồn lực trên chuỗi giá trị
3.4 Xác định năng lực cạnh tranh của Mobifone
3.5 Xác định vị thế cạnh tranh của Mobifone
3.6 Thiết lập mô thức IFAS
IV THIẾT LẬP MÔ THỨC TOWS
V Chiến lược của VMS-Mobifone
5.1.Chiến lược cạnh tranh tổng quát
5.2.Chiến lược cường độ của doanh nghiệp
5.3 Liên minh chiến lược
VI Đánh giá tổ chức VMS-Mobifone
6.1 Loại hình cấu trúc tổ chức
6.2 Phong cách lãnh đạo
6.3 Một số nhận xét văn hóa Mobifone
I Giới thiệu khái quát về Công ty thông tin di động VMS-Mobifone Trụ sở giao dịch: Lô VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại liên hệ: 84 43 78 31 733
Trang 3Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ Viễn thông Di động
1.1 Xác định hoạt động kinh doanh chiến lược của Mobifone ( SBU)
Hoạt động kinh doanh chiến lược của công ty thông tin di động VMS –Mobifone bao gồm:
- Dịch vụ viễn thông di động dành cho thuê bao trả sau
- Dịch vụ viễn thông di động dành cho thuê bao trả trước
1.2 Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh của Mobifone
+ Mọi thông tin đều được chia sẻ một cách minh bạch nhất
+ Nơi gửi gắm và chia sẻ lợi ích tin cậy nhất của cán bộ công nhânviên, khách hàng, cổ đông và cộng đồng
1.3 Chặng đường phát triển của công ty.
- 1993: Thành lập Công ty Thông tin di động Giám đốc công ty Ông
Đinh Văn Phước
- 1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I & II
- 1995: Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh
(BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển) Thành lập Trung tâmThông tin di động Khu vực III
- 2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh
doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik Nhà nước và Bộ Bưu chínhViễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có quyết định chính thức
về việc cổ phần hoá Công ty Thông tin di động Ông Lê Ngọc Minh lên làmGiám đốc Công ty Thông tin di động thay Ông Đinh Văn Phước (về nghỉhưu)
- 2006: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV
- 2008: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V Kỷ niệm 15
năm thành lập Công ty thông tin di động Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giátrị Gia tăng
Tính đến tháng 04/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thịphần thuê bao di động tại Việt Nam
Trang 4- 2009: Nhận giải Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ Thông tin
và Truyền thông trao tặng; VMS - MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ3G; Thành lập Trung tâm Tính cước và Thanh khoản
- 7/2010: Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước
làm chủ sở hữu
- 2011:
3/2011 : Nhận giải Mạng di động được ưa chuộng nhất năm 2010
23/4/2011: Nhận giải Doanh nghiệp Viễn thông di động có chất lượng
dịch vụ tốt nhất năm 2010
1.4 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:
Năm 2008: Doanh thu của MobiFone cả năm đạt hơn 17500 tỷ đồng, lợinhuận đạt hơn 5800 tỷ đồng và nộp ngân sách 3500 tỷ đồng
Năm 2009: Doanh thu đạt 31000 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 7000 tỉ VNĐ
Năm 2010: Doanh thu: đạt 36034 tỷ đồng, tăng trưởng trên 30% Lợi nhuận 5860 tỷ đồng Nộp ngân sách nhà nước: 4200 tỷ đồng.
II Phân tích môi trường bên ngoài
2.1 Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 52.2 Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành
Ra đời từ năm 1945 , Hiện nay Ngành viễn thông di động đang bướcvào giai đoạn bão hòa với tỷ lệ người dùng gần cao nhất khu vực Tốc độtăng trưởng chung trên thị trường đang bị chậm lại trong bối cảnh có quánhiều nhà khai thác Doanh thu tăng trưởng chậm, cạnh tranh giữa các nhàcung cấp càng trở nên quyết liệt Ba năm qua chứng kiến cuộc chạy đuagiảm giá tới mức quyết liệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ, đẩy các nhà
Trang 6mạng nhỏ vào “cửa tử” Cước dịch vụ tiếp tục giảm và đang tiến đến sát vớigiá thành.
- Tổng số thuê bao di động phát triển mới trong bốn tháng đầu năm 2011đạt 3,1 triệu thuê bao Số thuê bao di động cả nước tính đến cuối tháng4/2011 ước đạt 157,1 triệu thuê bao, nếu so sánh với số thuê bao di động cảnước tính đến cuối tháng 3/2011 ước đạt 156,9 thuê bao thì riêng tháng 4vừa rồi, sức tăng trưởng của thuê bao viễn thông di động rất chậm, cả thángtoàn thị trường chỉ có thêm 200 nghìn thuê bao mới
2.3 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô
a Nhân tố kinh tế.
- Tăng trưởng kinh tế:
Mobifone
VMS-Nhân tố Chính trị -
pháp luật
- Sự ổn định chính trị
- Luật kinh doanh
ngày càng hoàn thiện
- Sự chỉ đạo kịp thời
của chính phủ và
chính sách hợp lý
Nhân tố Công nghệ
- Cải tiến công nghệ
kỹ thuật hiện đại
- Công nghệ kỹ thuật
thế giới ngày càng
phát triển
Nhân tố kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế
- Việt Nam gia nhập WTO
Trang 7+ Năm 2010 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo giá thực tế đạt1,98 triệu tỷ đồng, Trong đó tỷ trọng khu vực Nông lâm nghiệp thủy sảnchiếm 37,13%, khu vực Công nghiệp xây dựng chiếm trên 25%, khu vựcDịch vụ chiếm 37,8% CPI năm 2010 từ mức một con số lên hai con số:11,75% Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2010 thực hiện đạt 11
tỷ USD, tăng 10% so năm 2009 Như vậy năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh
- Năm 2010, lạm phát và lãi suất tăng cao, tỷ giá biến động, gây sức épđến ổn định kinh tế vĩ mô Lạm phát cao ảnh hưởng đến đời sống của một bộphận lớn người dân với mức tăng Chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 lên tới11,75% Như vậy lạm phát tăng gây ảnh hưởng tới hoạt động của các doanhnghiệp trong ngành viễn thông di động nói chung và công ty VMS-Mobifone nói riêng
+ Chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô vàkiềm chế lạm phát Giảm tăng trưởng tín dụng còn 20% gây ảnh hưởng đếnhoạt động của ngành viễn thông di động nói chung và công ty Mobifone nóiriêng
- Năm 2002, Việt nam ra nhập WTO Cột mốc quan trọng của nền kinh tếViệt nam Ảnh hưởng của sự kiện này không hề nhỏ có tác động đến tất cảcác doanh nghiệp Đối với ngành viễn thông di động Việt Nam, nó vừa tạo
ra cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành
+ Cơ hội: Có thêm nguồn vốn lớn từ nước ngoài do việc mở cửa thịtrường
+ Thách thức: Sức ép từ các nhà đầu tư nước ngoài bởi vì nếu các mạng
di động được cổ phần hóa thì nếu không có chính sách phù hợp thì rất dễ bịthôn tính
Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tươnglai thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động củaCông ty thông tin di động VMS – mobifone đó là nhu cầu về dịch vụ viễnthông di động gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn: đó là đòi hỏi
Trang 8phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạgiá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hàng, sự canh tranh gay gắt.
b Nhân tố chính trị, luật pháp.
Nhóm lực lượng chính trị - pháp luật có tác động khá lớn đến sự pháttriển của các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam hiện nay
Chính trị nước ta hiện nay được đánh giá rất cao về sự ổn định đảm bảocho sự hoạt động của công ty được ổn định, tạo ra tâm lý an toàn khi đầu tư Việc gia nhập WTO, là thành viên Hội đồng bảo an liên hợp quốc, vấn đềtoàn cầu hóa, xu hướng đối ngoại ngày càng mở rộng, hội nhập vào kinh tếthế giới là cơ hội của công ty tham gia vào thị trường toàn cầu Chính phủViệt Nam luôn giành ưu tiên cho phát triển viễn thông để phục vụ phát triểnkinh tế, xã hội và liên tục tạo lập môi trường thuận lợi để Việt Nam trở thànhđịa điểm đầu tư kinh doanh hấp dẫn và tin cậy của các nhà đầu tư quốc tế,đặc biệt là các tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin hàng đầu thế giới.Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng hoàn hiện, giấy phép hoạtđộng kinh doanh ngày càng được rút ngắn Chính phủ rất quan tâm về hiệunăng hành chính công, tháo gỡ các rào cản trong hoạt động kinh doanh Đây
là một thuận lợi để công ty VMS-Mobifone giảm bớt rào cản ra nhập ngành Luật pháp Việt nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện luật kinhdoanh ngày càng được hoàn thiện Luật doanh nghiệp tác động rất nhiều đếntất cả doanh nghiệp nhờ khung pháp lý của luật pháp dưới sự quản lý củanhà nuớc các thanh tra kinh tế Tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động thuậnlợi
c Nhân tố văn hóa, xã hội.
Khách hàng ở từng khu vực, từng quốc gia luôn chịu ảnh hưởng rất lớn từnền văn hóa nơi họ sinh sống và làm việc Hiện nay ở Việt Nam quan niệm
về việc sử dụng di động không còn là hàng xa xỉ như trước nữa mà được coi
là mặt hàng thiết yếu, là phương tiện liên lạc thuận tiện và hữu hiệu nhất,mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp đều cần sử dụng điện thoại di động Do đó,nhu cầu sử dụng tăng nhanh, thuê bao sử dụng tăng nhanh, tạo điều kiện choviêc kích cầu dịch vụ viễn thông di động của Mobifone
Việt nam là nước có dân số trẻ, hiện nay có khoảng 89 triệu người, trong
đó có khoảng 60% dấn số dưới 35 tuổi Như vậy nhu cầu sử dụng dịch vụliên lạc sẽ tăng lên rất nhiều tạo ra một thị trường rộng lớn cho công ty mởrộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường
Đặc điệt trình độ dân trí của Việt Nam ngày một cao hơn sẽ tạo điều kiệncho Công ty có nguồn lao động có trình độ quản lý, kỹ thuật, có đội ngũnhân viên lành nghề có trình độ cao
Trang 9d Nhân tố công nghệ
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp Các yếu tốcông nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới,vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứngdụng Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụngcác thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng caohơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Tuy vậy, nócũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranhnếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời
Ngày nay, Công nghệ là một rong những nhân tố năng động tác độngmãnh mẽ tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp Chất lượng và giá bánsản phẩm , dịch vụ là những yếu tố cơ bản tạo nên sự cạnh tranh của cácdoanh nghiệp Để nâng cao khả năng cạnh tranh mỗi doanh nghiệp cần phảithay đổi công nghệ Tuy nhiên việc thay đổi công nghệ không phải là đơngiản, nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo trình độ lao động phải phùhợp với sự thay đổi của công nghệ, phải có năng lực tài chính…
Công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ và công nghệ mới sẽ giúp viễnthông di động Việt Nam có cở sở hòa nhập nhanh với thế giời Hiện naycông nghệ 3G ngày càng phát triển đây thực sự là một lợi thế đối với công tythông tin di động MS-Mobifone
Một sự kiện đã ghi tên Việt Nam lên không gian mạng thế giới đó là vệtinh đầu tiên của Việt Nam mang tên Vinasat đã được phóng lên không gianvào ngày 19/4/2008 Sự kiện được đánh giá có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xãhội lớn, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện, nâng cao năng lực phủsóng cho toàn bộ hạ tầng thông tin liên lạc và truyền thông của quốc gia, đápứng kịp thời các yêu cầu mới về thông tin, truyền thông của công cuộcCNH-HĐH đất nước
Hiện Việt Nam đang triển khai hai công nghệ di động tiên tiến của thếgiới là GSM và CDMA Vì vậy, các doanh nghiệp nước ngoài cũng khó cóthể phát triển công nghệ di động khác ở Việt Nam
Tóm lại, nhân tố công nghệ và nhân tố kinh tế có tác động mạnh nhấtđến hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông di động hiện nay và trongdài hạn
2.4 Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành
a Tồn tại rào cản gia nhập ngành- Đe dọa từ các gia nhập mới.
+ Các rào cản gia nhập ngành :
Rào cản công nghệ: Thực tế cho thấy, tài nguyên băng tần cho cácmạng 2-2,5G tại Việt Nam đã cạn kiệt sau khi 7 nhà cung cấp dịch vụ viễn
Trang 10thông di động là: MobiFone, VinaPhone, Viettel, S-Fone, EMobile,Vietnamobile, Beeline được phép khai thác Tài nguyên băng tần mạng 3Gcũng được cấp cho 4 doanh nghiệp và liên doanh doanh nghiệp khai thác,cung cấp dịch vụ Do đó rào cản công nghệ khiến ít doanh nghiệp có ý muốntham gia thị trường viễn thông do không thể vượt qua kỹ thuật - tài nguyênbăng tần có hạn của Việt Nam
Rào cản của chính phủ : Các mạng viễn thông di động không đượcphép giảm cước thấp hơn giá thành (tức là mức tối thiểu) của dịch vụ viễnthông di động
Rào cản về vốn : để tham dự vào ngành viễn thông di động đòi hỏi phải
có số lượng vốn lớn Hiện nay Có rất nhiều đối thủ muốn gia nhập ngànhviễn thông di động, nhưng vấn đề là phải có vốn lớn, các tập đoàn lớn đãchiếm một vị trí khá rộng rãi trong ngành, họ đã có số lượng vốn rất dồi dào + Đe dọa từ các gia nhập mới:
Mạng di động MVNO
MVNO thuê lại tần số, cơ sở hạ tầng cần thiết của MNO để thiết lập mạng
di động ảo của họ Bằng các mạng ảo, họ hoạt động tương tự như nhữngMNO đích thực và họ cũng có thể cung cấp và cho thuê lại những dịch vụcủa họ cho các nhà kinh doanh khác hoặc bán lại dịch vụ cho những nhàcung cấp dịch vụ di động khác Thông thường, các MVNO thường cung cấpcác dịch vụ “đặc trưng” để thu hút khách hàng
MVNO có riêng cho mình những phân khúc thị trường và chiếm lĩnh thịtrường bằng thương hiệu riêng của mình, hoàn toàn độc lập với các mạngkhai thác mà họ cùng sử dụng hạ tầng và chia xẻ tần số
Đây thực sự là một đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn lớn nhất của các nhà mạngnói chung và Mobifone nói riêng
b Quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng.
Khái niệm nhà cung cấp trong ngành viễn thông di động khá đa dạng Họ
có thể là những cổ đông cung cấp vốn cho công ty hoạt động, các công tycung cấp trang thiết bị thu phát sóng… Hiện tại ở Việt Nam các công tythường tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêngtùy theo điều kiện Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấpthiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnhtranh với các nhà cung cấp khác Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phíkhá lớn vào đầu tư hệ thống, công ty sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp
vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đãthắng thầu
c Quyền lực từ phía người mua.
Trang 11Hiện nay ở Việt Nam số lượng các nhà mạng cung cấp dịch vụ di độngrất lớn như: MobiFone, VinaPhone, Viettel, S-Fone, EMobile,Vietnammobile, Beeline Khách hàng có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ theo nhu cầu của mình một cách có lợi và hợp lý nhất đối với họ Họ cóthể chuyển đổi sang bất kỳ mạng di động nào nếu như họ cảm thấy hài lòng
Do vậy quyền lực từ phía người mua là không hề nhỏ
Hiện nay, lòng trung thành của khách hàng giành cho mạng Moifone làrất cao đặc biệt là khách hàng là những người đi làm vì ưu đãi của nhà mạngdành chủ yếu cho các đối tượng này
d Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Hiện nay Việt nam đã hội tụ một số lượng lớn các nhà mạng như:MobiFone, VinaPhone, Viettel, S-Fone, EMobile, Vietnammobile, Beeline.Với việc xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp kinh doanh mạng di động tại ViệtNam đang bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trên nhiều mặt nhưgiá cước, cộng nghệ, cơ sở hạ tầng… Trong đó sự đối đầu giữa hai nhàmạng lớn là Viettel và anh em nhà VNPT hết sức gay gắt Nếu Viettel tuyên
bố gọi di động rẻ hơn cố định với giá 200đ/phút thì ngay lập tức thìVinaphone và Mobifone liên thủ tung chiêu miễn phí các cuộc gọi một nămcho thuê bao trả sau gọi nội mạng VNPT
Thực tế cho thấy sự cạnh tranh giữa các nhà mạng diễn ra hết sức gay gắttrong việc giành giật khách hàng Cùng với sự gia tăng của cạnh tranh trênthị trường, với sự xuất hiện của các mạng di động mới, giá cước ngày cànggiảm và các mạng vẫn không ngừng đầu tư cho chất lượng để tăng sức cạnhtranh Trong cuộc cạnh tranh này khách hàng đã thực sự trở thành “Thượngđế”
Trang 12Sự cạnh tranh trong ngành viễn thông di động thật sự rất gay gắt
e Đe dọa từ các sản phẩm dịch vụ thay thế.
Các sản phẩm dịch vụ thay thế như là mạng internet Mạng internet đemđến cho chúng ta rất nhiều dịch vụ thư điện tử, phần mềm chat rất tiện dụng.Ngoài ra còn có thư tay nhưng hiện nay nó ko được sử dụng rộng rãi
Truyền thông đang “lấn sân” viễn thông di động và đang có kế hoạch truy
cập Internet qua mạng cáp truyền hình Với sự phát triển của công nghệ, cácdoanh nghiệp viễn thông di động và truyền thông của Việt Nam bắt đầu trởthành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau Việc truy cập Internet qua mạngcáp truyền hình có thể đạt tốc độ tải về tới 54 Mbps và tải lên 10 Mbps.Đồng thời, thông qua hệ thống đường truyền này, ngoài truyền hình vàInternet, khách hàng còn có thể tiếp cận nhiều dịch vụ giải trí khác như dịch
vụ thư điện tử, phần mềm chat rất tiện dụng-> Lợi nhuận ngành viễn thông
di động dgiảm 21% do cạnh tranh
f Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác
Các bên liên quan bao gồm: Công đoàn, Chính phủ, các tổ chức tín dụng,dân chúng…
Thật vậy, Chính phủ thông qua hệ thống luật pháp của mình, đưa ra cácqui định đối với các doanh nghiệp viễn thông di động Các Doanh nghiệpviễn thông di động phải hoạt động trong khuôn khổ các chính sách của nhànước như giá và cước viễn thông di động và các hoạt động khác nhằm đẩymạnh cạnh tranh lành mạnh Theo luật Viễn thông của quốc hội khóa XII, kỳhọp thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2009 Chính phủ thống nhất quản lý nhà