1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô tên bài tập lớn thiết kế tuyến dây chuyền tổng lắp Ô tô tải sát – xi 1 5 tấn

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Tuyến Dây Chuyền Tổng Lắp Ô Tô Tải Sát – Xi 1.5 Tấn
Tác giả Đinh Xuân Ân, Huỳnh Gia Bảo, Nguyễn Hoàng Bảo
Người hướng dẫn TS. Vũ Tuấn Đạt, GV. Hồ Minh Quang
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Công Nghệ Sản Xuất & Lắp Ráp Ô Tô
Thể loại Thuyết Minh Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 920,33 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CƠKHÍ BỘ MÔN CƠ KHÍ Ô TÔ ……… THUYẾT MINH BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT & LẮP RÁP Ô TÔ Tên bài tập lớn: THIẾT KẾ TUYẾN DÂY CHUYỀN TỔNG LẮP

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CƠ

KHÍ

BỘ MÔN CƠ KHÍ Ô TÔ

………

THUYẾT MINH BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ

SẢN XUẤT & LẮP RÁP Ô TÔ Tên bài tập lớn: THIẾT KẾ TUYẾN DÂY CHUYỀN TỔNG LẮP Ô TÔ

TẢI SÁT – XI 1.5 TẤN

Họ và tên các sinh viên trong nhóm:

1 ĐINH XUÂN ÂN MS: 6151040001 Lớp: CQ.61.KTOTO.1 Khóa: 61

2 HUỲNH GIA BẢO MS: 6151040002 Lớp: CQ.61.KTOTO.1 Khóa: 61

* 3 NGUYỄN HOÀNG BẢO MS: 6151040004 Lớp: CQ.61.KTOTO.1 Khóa: 61

Phụ trách hướng dẫn: TS Vũ Tuấn Đạt

& GV Hồ Minh Quang

Duyệt thuyết minh : ngày … tháng … năm …

(ký ghi rõ họ tên)

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SXLR Ô TÔ 2

1.1 Các loại hình cơ sở SXLR ô tô 2

1.1.1 Phân loại theo chuyên môn hóa: 2

1.1.2 Phân loại theo quy mô sản xuất lắp ráp 2

1.1.3 Phân loại theo mức độ hoàn thiện của linh kiện nhập khẩu và tỷ lệ nội địa hóa: 3 1.2 Quá trình công nghệ SXLR ô tô điển hình 4

1.2.1 Phân xưởng hàn vỏ lắp vỏ ca bin 5

1.2.2Phân xưởng bề mặt, sơn 5

1.2.3Gian tổng thành, cụm chi tiết, chi tiết: 5

1.2.4Phân xưởng tổng lắp: 6

1.2.5Phần kiểm tra – chạy thử – hiệu chỉnh: 6

1.2.6 Các yêu cầu kỹ thuật 7

1.3 Các bộ phận và phân xưởng chính trong cơ sở SXLR ô tô 8

1.3.1 Các bộ phận 9

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ và yêu cầu của các phân xưởng chính 9

1.4 Giới thiệu về đối tượng SXLR 10

2.1 Các nội dung công việc và định mức lao động của tuyến dây chuyền lắp ráp 12

2.1.1 Tổng quan về dây chuyền sản xuất lắp ráp 12

2.1.2 Cơ khí hóa và tự động hóa các dây truyền công nghệ 12

2.2 Lựa chọn cơ cấu tổ chức và phương án tổ chức sản xuất 16

2.2.1 Cơ cấu tổ chức của phân xưởng 16

2.2.2 Phương pháp tổ chức sản xuất 17

2.3 Xác định chế độ làm việc và thời gian làm việc 17

2.3.1 Thời gian lao động danh nghĩa của công nhân 17

Trang 4

2.3.3 Thời gian làm việc của thiết bị 18

2.3.4 Thời gian làm việc của vị trí 18

2.4 Tính toán thông số kỹ thuật cơ bản của tuyến lắp ráp 18

2.4.1 Tính toán khối lượng lao động hàng năm và nhân lực của phân xưởng 18

2.4.2 Phân bố khối lượng lao động cho các vị trí 19

2.4.3 Tính toán thời và nhịp dây chuyền của tuyến lắp ráp 19

2.4.4 Tính số lượng cho tuyến dây chuyền 20

2.4.3 Kiểm tra việc phân bố khối lượng lao động trên các vị trí của tuyến lắp hoàn thiện theo thời 20

2.5 Lựa chọn trang thiết bị cơ bản phục vụ tuyến lắp ráp 21

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦUTrong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, với chủ trương côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt sự quan tâm của chính phủ tới sự phát triển ngành côngnghiệp ô tô thì hiện đã có nhiều ô tô được nhập và lắp ráp tại Việt Nam.

Trong những thập niên gần đây, ngành công nghiệp ô tô đã có những bước phát triểnnhanh chóng vượt bậc với sự ra đời phát triển, liên doanh liên kết giữa các công ty, các tậpđoàn sản xuất lắp ráp ô tô trong và ngoài nước Tuy nhiên, do trình độ kỹ thuật, cơ sở hạtầng và nhiều yếu tố khác nên mặc dù được sự quan tâm phát triển của chính phủ nhưng nềncông nghiệp ô tô Việt Nam vẫn mới chỉ dừng lại ở việc lắp ráp là chính chứ chưa thực sự tựsản xuất được hoàn thiện những chiếc xe của riêng mình

Trên cơ sở đó, em được giao đề tài thiết kế tuyền dây chuyền tổng lắp ô tô tải sát-xi1.5 tấn, nhiệm vụ riêng là tính toán thiết kế tuyến dây chuyền lắp ráp hoàn thiện

Trong quá trình hoàn thiện thiết kế môn học em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡtận tình của thầy Vũ Tuấn Đạt và thầy Hồ Minh Quang Mặc dù đã cố gắng song do khảnăng có hạn không khỏi có những sai sót mong thầy cô góp ý để tốt hơn Em xin chân thànhcảm ơn!

Nhóm Sinh viên thực hiện:

Trang 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SXLR Ô TÔ

1.1 Các loại hình cơ sở SXLR ô tô

1.1.1 Phân loại theo chuyên môn hóa:

-Nhà máy SXLR linh kiện ô tô: có chức năng chế tạo một số chi tiết vàlắp ráp thànhcác cụm – tổng thành của ô tô như động cơ, hộp số, cụm nhíp lá, trục khuỷu, tấm masát, kính,

-Nhà máy lắp ráp cụm – tổng thành và ô tô: chức năng chủ yếu của nhàmáy là lắp rápcác linh kiện ô tô do các nhà máy khác sản xuất thành cụm – tổng thành và ô tô Nhàmáy không có gia công cơ, gia công áp lực, để chế tạo chi tiết Các dây chuyền vàtrang thiết bị công nghệ chủ yếu là phục vụ công tác lắp ráp với máy hàn, máy tánđịnh, dụng cụ cầm tay và sơn phủ bề mặt

-Nhà máy SXLR ô tô: có chức năng gia công chế tạo một số linh kiện(chủ yếu làkhung và thân vỏ), kết hợp với linh kiện do các nhà máy khác chế tạo để SXLR ô tô.1.1.2 Phân loại theo quy mô sản xuất lắp ráp

-Quy mô SXLR đơn chiếc: theo quy mô này, hầu hết trang thiết bị vàmáy móc thuộcloại vạn năng, còn trang thiết bị chuyên dùng chỉ sử dụng bắt buộc khi thiếu chúng thìkhông đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm Đối với công nghiệp SXLR ô tô, loạiquy mô đơn chiếc chỉ được sử dụng cho một số chủng loại đặc biệt (không đặc chưngcho quy mô của cả nhà máy), năng suất lao động kém, giá thành đắt

-Quy mô SXLR hàng loạt: được đặc trưng bằng sản xuất theo lô hàng,các sản phẩmcùng lô được sản xuất đồng thời, có sử dụng cả máy vạn năng và máy chuyên dùng.Các máy có thể bố trí theo nhóm hoặc theo quy trình công nghệ Có ba dạng sản xuấthàng loạt nhỏ, hàng loạt vừa và hàng loạt lớn

-Quy mô SXLR hàng khối: đặc trưng bằng sản lượng xuất xưởng hàngnăm rất lớn.Quy mô này cho phép tự động hóa và cơ giới hóa quá trình công nghệ SXLR

Theo quyết định 115/2004/QĐ-BCN của bộ Công nghiệp, đối với các nhà máy SXLR

ô tô tại Việt Nam, thì công suất tính cho một ca sản xuất được quy định tối thiểu như

Trang 7

sau: ô tô khách là 3000 xe/năm; ô tô tải dưới 5 tấn là 5000 xe/năm; ô tô tải từ 5-10 tấn

là 3000 xe/năm; ô tô tải trên 10 tấn là 1000 xe/năm; ô tô con là 10.000 xe/năm.1.1.3 Phân loại theo mức độ hoàn thiện của linh kiện nhập khẩu và tỷ lệ nội địa hóa:

- Lắp ráp CBU (Completely Body Unit): ô tô được sản xuất ở nước ngoàivà nhậpkhẩu về ở dạng nguyên chiếc, có khung và thân vỏ, động cơ, hệ thống truyền lực, được lắp ráp và sơn hoàn chỉnh

- Lắp SKD (Semi Knock Down): SXLR ô tô từ các linh kiện là chi tiết rời hoặccụm – tổng thành bán hoàn chỉnh được nhập từ nước ngoài và sẽ được lắp ráp thànhcụm – tổng thành và ô tô hoàn chỉnh với một số linh kiện có thể được sản xuất trongnước

- Lắp CKD (Completely Knock Down): các linh kiện nhập về có mức độtháo rời caohơn ở phương pháp SKD và khung vỏ chưa được sơn

- Lắp IKD (Incompletely Knock Down): SXLR ô tô từ các linh kiện nhập từ nướcngoài và với số lượng đáng kể các linh kiện sản xuất trong nước Mức độ IKDthường áp dụng khi chuẩn bị cho quá trình nội địa hóa sản phẩm với bản quyền kỹthuật được chuyển giao từ chính hãng

Trang 8

1.2 Quá trình công nghệ SXLR ô tô điển hình.

Trang 9

Sơ đồ quá trình sản xuất lắp ráp

1.2.1 Phân xưởng hàn vỏ lắp vỏ ca bin

Các tấm mảng ca bin như tấm đỡ trên , tấm đỡ dưới, tấm ngoài cánh cửa, thân cánhcửa được liên kết với nhau chủ yếu bằng phương pháp hàn điểm tiếp xúc Để đảm bảo độchính xác các tấm mảng được gá lắp trên các đồ gá chuyên dùng, sau khi được hàn lắp cáctấm mảng vỏ được kiểm tra bằng các dưỡng chuyên dùng hoặc thước Mỗi phần công việcbao gồm nhiều công đoạn khác nhau cuối cùng là nguyên công kiểm tra , mài phẳng mốihàn

1.2.2Phân xưởng bề mặt, sơn

Các tấm mảng, vỏ sau khi được gá lắp và hàn lại thành ca bin, thùng xe tại phânxưởng hàn lắp cùng với khung xe sẽ được chuyển sang phân xưởng bề mặt sơn Xử lý bềmặt trước khi nhúng sơn điện ly, sơn lót nền và sơn bóng tạo lớp nền sơn chống rỉ của vỏ xecũng như tăng độ bám dính cho các lớp sơn ở công đoạn tiếp theo, giảm được độ dày củatoàn bộ lớp sơn mà chất lượng lớp sơn vẫn cao Việc chuẩn bị bề mặt, phốt phát hoá và tạolớp sơn chống rỉ ở công đoạn sơn nhúng điện ly có tính chất quyết định tới chất lượng củalớp sơn tiếp theo cũng như độ bền bám dính của các lớp sơn trong thời gian sử dụng.1.2.3Gian tổng thành, cụm chi tiết, chi tiết:

Các tổng thành, cụm chi tiết và các chi tiết có thể được nhập khẩu hoặc sản xuất trongnước Chúng cần được lắp hoàn chỉnh (lắp ghép thành nhóm, hệ thống ) hoặc kiểm tra hiệuchỉnh trước khi lắp lên khung satxi và cabin Việc lắp ráp kiểm tra, điều chỉnh này đượcthực hiện trong phân xưởng lắp tổng thành, bao gồm các công việc chính

Trang 10

1.2.4Phân xưởng tổng lắp:

Tổng lắp là một trong các giai đoạn công nghệ và là giai đoạn cuối của quá trìnhcông nghệ sản xuất ô tô Tổng lắp chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất vàđược thực hiện theo tuyến dây chuyền

Tuyến dây truyền tổng lắp thực hiện lắp ráp các tổng thành bộ phận ( đã được lắphoàn chỉnh ở các gian phụ, hoặc nhập khẩu nguyên cụm tổng thành đã được lắp hoàn chỉnh)

và các chi tiết thành một ô tô hoàn chỉnh Bao gồm lắp ráp nội thất ca bin, lắp ráp các tổngthành gầm Staxi và hoàn thiện xe Quá trình lắp ráp nói chung phải đảm bảo các yêu cầu kỹthuật của sản phẩm, các tính chất của mối lắp ghép Qúa trình lắp ráp nói chung và quá trìnhtổng lắp sẽ quyết định đến chất lượng chung của xe

1.2.5Phần kiểm tra – chạy thử – hiệu chỉnh:

Xe sau khi được lắp ráp ở phân xưởng tổng lắp được đưa đến tuyến kiểm tra chạy thử

và hiệu chỉnh trước khi đưa đến bãi đỗ xe thành phẩm Tại bộ phận kiểm tra, chạy thử xe sẽđược kiểm tra các thông số cơ bản liên quan đến an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, pháthiện các sai sót (nếu có) trong công tác lắp ráp, bao gồm kiểm tra trên thiết bị và trên đườngthử Các xe có các thông số không đảm bảo theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc quy địnhcủa nhà nước sẽ được hiệu chỉnh ở bộ phận hiệu chỉnh Các xe đạt tiêu chuẩn được đưa đếnbãi đỗ xe thành phẩm chờ xuất xưởng

A Kiểm tra trên thiết bị

1 Kiểm tra các trang thiết bị nội thất, gương, kính, số khung số máy

2 Kiểm tra trọng lượng

3 Kiểm tra góc lệch bánh xe dẫn hướng

4 Kiểm tra đồng hồ tốc độ, kiểm tra lực phanh trên các cầu

Trang 11

6 Kiểm tra đèn pha, đèn tín hiệu Kiểm tra hệ thống treo

7 Kiểm tra nồng độ khí xả, đo tiếng ồn

8 Kiểm tra độ kín khí của các gioăng kính, cửa

9 Hiệu chỉnh các thông số chưa đạt

B Kiểm tra trên đường thử

Theo quy định của bộ trưởng bộ công nghiệp về việc ban hành quy định tiêu chuẩnđối với doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô ngày 27/10/2004 sản phẩm ôtô do doanh nghiệplắp ráp trước khi xuất xưởng phải được kiểm tra trên đường thử qua các công đoạn sau :

1 Thử xe trên đường mấp mô lượn sóng (sóng sin nhỏ, sóng sin trung,sóng sin ngượcpha, mấp mô dạng bàn cờ)

2 Thử xe trên đường nhám trơn trượt (đường nhám, đường có hệ số bámthấp)

3 Thử xe trên đường sỏi đá (đường lát đá, đường sỏi)

4 Thử xe trên đường quay vòng (quay vòng trái, quay vòng phải)

5 Thử xe trên đường dốc (dốc lên 20%, đóc xuống 20%)

6 Thử xe trên đường ngập nước

7 Phun nước thử độ kín

8 Hiệu chỉnh các thông số chưa đạt

1.2.6 Các yêu cầu kỹ thuật

Theo Quyết định của bộ trưởng bộ công nghiệp số 115/2004/QĐ-BCN:

Khu vực sản xuất và nhà xưởng phải có đủ diện tích mặt bằng để bố trí các dây chuyềncông nghệ sản xuất, lắp ráp, kiểm tra; các phòng thiết kế, công nghệ, thử nghiệm kiểm trachất lượng, kho bảo quản chi tiết, khu vực điều hành sản xuất, các công trình xử lý chất thải,bãi tập kết xe, đường chạy thử và các công trình phụ khác Nhà xưởng phải được xây dựngphù hợp với qui hoạch phát triển công nghiệp của địa phương, trên khu đất thuộc quyền sửdụng hợp pháp của doanh nghiệp hoặc có hợp đồng thuê sử dụng đất trong thời gian tốithiểu 20 năm

Trang 12

Khu vực xưởng sản xuất, lắp ráp, bao gồm cả hàn, sơn, kiểm tra phải được bố trí theo quytrình công nghệ phù hợp Các sơ đồ quy trình công nghệ tổng thể và theo từng công đoạnsản xuất, lắp ráp phải được bố trí đúng nơi quy định trong các phân xưởng để người côngnhân thực hiện Nền nhà xưởng phải được sơn chống trơn và có vạch chỉ giới phân biệt lối

đi an toàn và mặt bằng công nghệ

Có đủ trang thiết bị đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, giảm độc hại (tiếng ồn,nóng bức, bụi), phòng chống cháy nổ và xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) theo đúng các quyđịnh hiện hành; bảo đảm cảnh quan môi trường văn minh công nghiệp

Có đường thử ô tô riêng biệt với chiều dài tối thiểu 500m, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đểkiểm tra được chất lượng của xe lắp ráp trước khi xuất xưởng trên các loại địa hình bằngphẳng, sỏi đá, gồ ghề, ngập nước, dốc lên xuống, cua, trơn ướt

Quy trình công nghệ phải đảm bảo độ chính xác lắp ghép sao cho các bề mặt công tácđược đặt đúng vị trí ,không vượt quá giới hạn dung sai cho phép

1.3 Các bộ phận và phân xưởng chính trong cơ sở SXLR ô tô

- Lắp ráp là khâu cuối cùng của quá trình công nghệ Nó ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượngsửa chữa xe và tổng thành

- Lắp ráp là tập hợp các chi tiết thành từng cụm rồi trên cơ sở các cụm và chitiết rồi lắpthành tổng thành Rồi từ các cụm tổng thành và chi tiết lại được lắp ráp thành xe hoànchỉnh

- Các phân xưởng trong nhà máy được sắp xếp theo một trình tự nào đó đảmbảo cho quátrình lắp ráp diễn ra được thuận tiện, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất

Trang 13

1.3.1 Các bộ phận

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ và yêu cầu của các phân xưởng chính

- Tại nhà máy sẽ có các tuyến dây chuyền sản xuất, lắp ráp, các phân xưởng,tổ sản xuất,phòng ban, kho tàng phục vụ cho các tuyến dây chuyền Các phân xưởng, tổ sản suấttrực tiếp tham gia và quy trình công nghệ của tuyến được gọi là phân xưởng, tổ sản xuấtchính

- Bao gồm:

1 Phân xưởng hàn lắp vỏ cabin

2 Phân xưởng bề mặt, sơn

3 Gian lắp tổng thành, hệ thống điện, ra vào lốp

4 Phân xưởng tổng lắp, hoàn thiện

5 Tuyến kiểm tra – Hiệu chỉnh (kiểm tra trên thiết bị và trên đường thử)

- Tại các phân xưởng, tổ chức quản lý sản xuất bao gồm các Quản đốc phânxưởng, Tổ

Trang 14

- Còn những phân xưởng, tổ sản xuất hoặc bộ phận phục vụ cho phân xưởngchính hoạtđộng bình thường gọi là phân xưởng phụ, bộ phận phụ như: duy tu bảo dưỡng thiết bị, khotàng Bộ phận gián tiếp bao gồm các bộ phận như tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, tài

vụ – kế toán, kỹ thuật, vật tư, hành chính, y tế Chức năng của các phân xưởng chínhđược cụ thể hoá bằng quy trình công nghệ sơ bộ trên từng tuyến dây chuyền

1.4 Giới thiệu về đối tượng SXLR

Xe được lắp ráp là xe tải THACO KIA K200 1.5 TẤN

Bảng1 Thông số kỹ thuật xe tải Hyundai HD36L - 1.9tấn

Loại Động cơ Diesel, 4 kỳ, 4 xilanh thẳng hàng, tăng áp, làm

mát khí nạp, phun nhiên liệu trực tiếp điều khiển điện tửên

Trang 15

Ly hợp Đĩa đơn, ma sát khô, dẫn động thủy lực,trợ lực chân không

Trang 16

2.1 Các nội dung công việc và định mức lao động của tuyến dây chuyền lắp ráp

2.1.1 Tổng quan về dây chuyền sản xuất lắp ráp

Các loại dây chuyền công nghệ:

- Dây truyền mềm: theo loại hình dây truyền này trên mặt bằng nhà máychỉ có các trangthiết bị di động, không có trang thiết bị cố định, không có các trang thiết bị gắn trên nềnnhà hoặc các cấu kiện nhà xưởng Mục đích chính là có thể thay đổi công nghệ khi thayđổi chủng loại ô tô hoặc thay đổi nhãn mác ô tô được nhanh chóng, không phụ thuộc vàotrang thiết bị cố định, dễ dàng bố trí lại vị trí sản xuất

- Dây truyền sản xuất cứng: loại hình này được trong mặt bằng nhà xưởng bằng các ray vàcác xe lăn trên ray, bằng các dây truyền và các vị trí sản xuất được cố định theo các băngtruyền Dây truyền sản xuất cứng cho phép cơ khí hóa và tự động hóa cao

2.1.2 Cơ khí hóa và tự động hóa các dây truyền công nghệ

- Tự động hóa quá trình công nghệ là thay thế hoàn toàn lao động thủcông bằng máy, kể cảmáy điều khiển Công nhân vận hành trong trường hợp này thực hiện nhiệm vụ quan sáttiến trình thực hiện công việc và trong trường hợp cần thiết có những điều chỉnh hoặchiệu chỉnh trang thiết bị

- Tùy theo dạng mà cơ khí hóa (tự động hóa) được phân thành đơn chiếcvà tổ hợp

- Dây truyền tự động là tập hợp của nhóm thiết bị công nghệ và trangthiết bị phụ, bố trítheo trình tự nhất định và được liên hệ bằng một hệ thống vận chuyển, dùng để thực hiện

tự động các quá trình công nghệ xác định Trong dây truyền tự động không chỉ có cácnguyên công trực tiếp liên quan tới gia công sản phẩm được tự động hóa, mà các nguyêncông di chuyển sản phẩm cũng như loại bỏ phế liệu cũng được tự động hóa

- Các rô-bốt công nghiệp là phương tiện đặc trưng nhất của tự động hóalinh hoạt, chúng làcác máy tự động được chương trình hóa để thực hiện các chức năng chuyển động tương

tự như con người Các rô-bốt công nghiệp gồm hai hệ thống cơ bản: hệ thống chấp hành

là cánh tay máy nhiều khâu và hệ thống chương trình hóa để tự động điều khiển

- Có hai loại rô-bốt công nghiệp cơ bản: Rô-bốt công nghệ và rô-bốt vậntải Rô-bốt côngnghệ trực tiếp thực hiện các nguyên công như hàn, sơn, lắp ráp… Đó là các tay máy cótrang bị các dụng cụ, thiết bị tương ứng tự động Các rô-bốt vận tải là các tay máy cótrang bị dụng cụ giữ, kẹp, gắp…(nam châm điện)

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ TUYẾN DÂY CHUYỀN LẮP RÁP

(THEO NHIỆM VỤ RIÊNG)

Ngày đăng: 04/12/2024, 15:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w