1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành

65 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
Tác giả Đặng Viết Tuấn Mạnh, Phạm Anh Tuấn, Ngô Viết Hùng, Trần Tiến Dũng, Lê Công Đạt, Phạm Đức Mạnh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Quang Cường
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải
Chuyên ngành Công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 3,94 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT LẮP RÁP (5)
    • 1.1. Khái niệm về độ chính xác lắp ráp (5)
      • 1.1.1. Chuẩn lắp ráp (5)
      • 1.1.2. Độ chính xác lắp ráp (5)
    • 1.2. Các phương pháp lắp ráp và hình thức tổ chức lắp ráp (6)
      • 1.2.1. Các phương pháp lắp ráp (6)
      • 1.2.2. Các hình thức tổ chức lắp ráp (8)
    • 1.3. Phân loại các mối lắp ghép (9)
    • 1.4. Giới thiệu về cụm - tổng thành (10)
      • 1.4.1. Tổng quan về cầu chủ động (10)
        • 1.4.1.1. Công dụng cầu chủ động (10)
      • 1.4.2. Tổng quan về truyền lực chính và vi sai (18)
      • 1.4.3. Tổng quan về cơ cấu phanh đĩa (25)
        • 1.4.3.1. Nhiệm vụ của hệ thống phanh (25)
        • 1.4.3.2. Yêu cầu của hệ thống phanh (25)
      • 1.4.4. Tổng quan về cơ cấu phanh tang trống (32)
      • 1.4.5. Tổng quan về hệ thống lái thanh răng - bánh răng (39)
    • CHƯƠNG 2: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP CỤM– TỔNG THÀNH (50)
      • 2.1. Phân nhóm cho cụm tổng thành (50)
      • 2.2. Lập sơ đồ lắp ráp nhóm và nhóm mở rộng của cụm - tổng thành (52)
        • 2.2.1. Sơ đồ lắp nhóm của cụm tổng thành (52)
        • 2.2.2. Sơ đồ lắp nhóm mở rộng của cụm tổng thành (54)
      • 2.3. Lập sơ đồ lắp ráp mở rộng của nhóm (55)
        • 2.3.1. Sơ đồ lắp ráp mở rộng của nhóm cụm vi sai (55)
        • 2.3.2. Sơ đồ lắp ráp mở rộng của nhóm truyền lực chính (55)
      • 2.4. Lập phiếu quy trình công nghệ lắp ráp nhóm (57)
  • KẾT LUẬN (64)

Nội dung

Độ chính xác lắp ráp Cũng như quá trình gia công cơ, quá trình lắp ráp cũng có khả năng xuất hiện các sai lệch dẫn đến không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật lắp ráp của sản phẩm như: sai l

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT LẮP RÁP

Khái niệm về độ chính xác lắp ráp

- Chuẩn lắp ráp là một tập hợp đường, điểm, bề mặt của chi tiết được dùng làm căn cứ để xác định vị trí của 1 tập hợp đường điểm, bề mặt của chi tiết khác trong một mối quan hệ lắp ráp

+ Chuẩn lắp ráp chính: là chuẩn lắp ráp của chi tiết dùng để xác định vị trí của chuẩn lắp ráp thuộc chi tiết khác lắp lên nó Chuẩn lắp ráp chính thường thuộc chi tiết hoặc nhóm cơ sở.

+ Chuẩn lắp ráp phụ: là chuẩn lắp ráp tiếp xúc với chuẩn lắp ráp chính, thường thuộc chi tiết hoặc nhóm không phải chi tiết cơ sở hoặc nhóm cơ sở.

+ Chuẩn đo lường lắp ráp: là một tập hợp đường, điểm, bề mặt của chi tiết được dùng làm căn cứ để đo lường, kiểm tra vị trí của một tập hợp đường, điểm, bề mặt khác của chi tiết khác trong một mối quan hệ lắp ráp.

1.1.2 Độ chính xác lắp ráp

Cũng như quá trình gia công cơ, quá trình lắp ráp cũng có khả năng xuất hiện các sai lệch dẫn đến không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật lắp ráp của sản phẩm như: sai lệch về vị trí tương đối giữa các chi tiết và cụm lắp ráp, các mối lắp ghép không đảm bảo về độ chặt hoặc quá chặt làm biến dạng chi tiết, …

1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá độ chính xác lắp ráp

- Độ chính xác lắp ráp của mối lắp ghép: được đặc trưng bằng dung sai lắp ghép, mức độ tương tác và phương chiều của các bề mặt tiếp xúc lắp ghép từ đó hình thành độ dôi hoặc độ dơ cho phép, khe hở của mối lắp ghép Trong quá trình lắp ráp phải đảm bảo tính chất của từng mối lắp ghép đó theo yêu cầu của thiết kế.

- Độ chính xác về tương quan giữa các chi tiết và cụm chi tiết: được thể hiện bằng các khâu trong chuỗi kích thước lắp ghép, trong quá trình phải đảm bảo các kích thước các khâu của chuỗi kích thước theo yêu cầu kĩ thuật.

- Đảm bảo khả năng hiệu chỉnh hoặc tự hiệu chỉnh của máy (nếu có): có khả năng hiệu chỉnh vị trí của chi tiết và cụm chi tiết, nhằm nâng cao thời gian và hiệu quả sử dụng của sản phẩm.

1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác lắp ráp:

- Độ chính xác khi gia công các chi tiết: sai số về kích thước, hình dạng và chất lượng bề mặt lắp ghép dẫn đến sai số của các khâu trong chuỗi kích thước lắp ghép và không đảm bảo độ chính xác lắp ghép.

- Sự dịch chuyển tương đối và biến dạng của các chi tiết do ứng suất xuất hiện trong quá trình lắp ráp.

- Thực hiện quá trình lắp ráp và kiểm tra không đúng, gây hư hỏng chi tiết hoặc không đảm bảo độ chính xác lắp ráp.

Các phương pháp lắp ráp và hình thức tổ chức lắp ráp

1.2.1 Các phương pháp lắp ráp Để đảm bảo độ chính xác lắp ráp của khâu khép kín, căn cứ vào dạng sản xuất, yêu cầu kỹ thuật của đối tượng lắp ráp, đặc điểm mối lắp ghép và khả năng công nghệ hiện có để chọn phương pháp lắp ghép phù hợp

- Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn:

+ Nếu ta lấy bất cứ một chi tiết nào trong số các chi tiết cùng chủng loại (cùng danh điểm) đem lắp vào vị trí của nó trong chuỗi kích thước lắp ráp mà vẫn đảm bảo dung sai khâu khép kín và yêu cầu thiết kế khác, không phải sửa chữa, điều chỉnh các khâu thành phần khác, thì ta gọi đó là phương pháp lắp lẫn hoàn toàn Phương pháp này đơn giản, năng suất cao, không đòi hỏi trình độ tay nghề.

+ Để thực hiện phương pháp này hoàn toàn phụ thuộc vào độ chính xác gia công các chi tiết lắp ráp, số khâu trong chuỗi kích thước lắp ráp và độ chính xác khâu khép kín trong quá trình lắp ráp Khi dung sai khâu khép kín có yêu cầu độ chính xác cao, khâu thành phần càng nhiều, thì yêu cầu độ chính xác của các khâu thành phần càng cao với dung sai càng nhỏ Như vậy sẽ dẫn đến giá thành chế tạo các chi tiết cao, phế phẩm nhiều Vì vậy, phương pháp này chỉ thích hợp đối với dạng sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối Trên ô tô các cụm chi tiết như xi lanh – piston – xéc măng và ổ bi đỡ được lắp theo phương pháp này.

- Phương pháp lắp lẫn không hoàn toàn: Để khắc phục nhược điểm của phương pháp lắp lẫn hoàn toàn, người ta mở rộng phạm vi dung sai của các khâu thành phần để dễ chế tạo hơn, khi lắp ráp vẫn theo nguyên tắc lắp lẫn hoàn toàn Phương pháp lắp lẫn không hoàn toàn áp dụng cho các chi tiết không yêu cầu độ chính xác cao như bu lông và đai ốc.

- Phương pháp lắp chọn: Bản chất của phương pháp lắp chọn (hay lắp sắp bộ) là cho phép mở rộng dung sai chế tạo các chi tiết Sau khi chế tạo xong, chi tiết được phân thành từng nhóm có dung sai nhỏ hơn, sau đó tiến hành lắp các chi tiết trong các nhóm tương ứng để đảm bảo độ chính xác của khâu khép kín Như vậy trong từng nhóm, các chi tiết được lắp với nhau theo phương pháp lắp lẫn hoàn toàn Lắp chọn có thể tiến hành theo hai cách là chọn lắp từng chiếc và chọn lắp theo nhóm.

- Phương pháp lắp có sửa nguội:

+ Để gia công các chi tiết được dễ dàng nhằm giảm giá thành chế tạo, người ta mở rộng dung sai các khâu thành phần Độ chính xác của khâu khép kín đạt được nhờ thay đổi kích thước của một hoặc một số khâu thành phần bằng cách bỏ đi một lớp vật liệu cần thiết, còn các khâu khác vẫn giữ nguyên

+ Trên ô tô, phương pháp này thường được sử dụng trong lắp ráp má phanh (khâu điều khiển) với tang trống phanh, bạc đầu nhỏ thanh truyền (khâu điều chỉnh) với chốt ắc piston, bạc cổ trục khuỷu và bạc đầu to thanh truyền (khâu điều chỉnh) với cổ trục và cổ thanh truyền trục khuỷu, then bán nguyệt hoặc then bằng (khâu điều chỉnh) với rãnh then trên trục.

- Phương pháp lắp có điều chỉnh:

+ Phương pháp lắp điều chỉnh về cơ bản giống phương pháp lắp sửa, người ta mở rộng dung sai các khâu thành phần và độ chính xác của khâu khép kín đạt được nhờ thay đổi giá trị của khâu bù trừ Nhưng điểm khác nhau là phương pháp này không phải lấy đi một lớp kim loại của khâu thành phần mà là điều chỉnh kích thước của khâu bù trừ

+ Phương pháp này còn có khả năng phục hồi độ chính xác của mối lắp sau thời gian làm việc và thuận tiện trong bảo dưỡng và sửa chữa các cụm tổng thành, hệ thống như: điều chỉnh khe hở giữa bi tỳ và đầu đòn mở ly hợp, khe hở má phanh và tang trống phanh, khe hở nhiệt xu páp, điều chỉnh khe hở ăn khớp của cụm truyền lực chính – vi sai,

1.2.2 Các hình thức tổ chức lắp ráp

Hình 1.1: Phân loại các hình thức tổ chức lắp ráp

- Lắp ráp cố định: là hình thức tổ chức lắp ráp mà mọi công việc lắp ráp được thực hiện tại một hoặc một số địa điểm, các linh kiện được vận chuyển tới địa điểm lắp để phục vụ cho lắp ráp Lắp ráp cố định được phân thành lắp ráp cố định tập trung và cố định phân tán.

+ Lắp ráp cố định tập trung: là hình thức tổ chức lắp ráp mà đối tượng lắp ráp mà đối tượng lắp ráp được lắp ráp hoàn toàn tại một vị trí, do một công nhân hoặc một nhóm công nhân cùng thực hiện

+ Lắp ráp cố định phân tán là hình thức thích hợp với những sản phẩm phức tạp, có thể chia thành nhiều nhóm, cụm hoặc tổng thành được lắp ráp ở nhiều vị trí độc lập

- Lắp ráp di động: là hình thức lắp ráp dạng dây chuyền, tại mỗi vị trí trên dây chuyền sẽ thực hiện hoàn chỉnh một hoặc một số nguyên công lắp ráp nhất định, sau đó đối tượng lắp ráp được di chuyển tới vị trí lắp tiếp theo của quy trình công nghệ lắp Sự di chuyển của đối tượng lắp được thực hiện bằng băng chuyền, xe ray với xích tải, xe đẩy, cần trục,

… Căn cứ thời gian thực hiện lắp ráp tại các vị trí và nhịp sản xuất của tuyến dây chuyền có thể phân thành lắp ráp di dộng tự do và lắp ráp di động cưỡng bức.

+ Lắp ráp di động tự do: thời gian thực hiện hoàn chỉnh công việc lắp ráp tại mỗi vị trí là khác nhau và không theo nhịp của tuyến dây chuyền

Phân loại các mối lắp ghép

Hình 1.2: Phân loại mối ghép điển hình

Quá trình lắp ráp các cụm – tổng thành và ô tô là hàng loạt các nguyên công lắp ráp các mối ghép điển hình Căn cứ vào những đặc điểm, có thể phân các mối lắp ghép thành các loại sau:

- Theo khả năng chuyển dịch tương đối của các bộ phận thành phần: mối lắp ghép cố định và mối lắp ghép di động.

- Theo sự bảo toàn tính nguyên vẹn khi tháo rời: mối lắp ghép tháo được (ren, then hoa, …) và mối lắp ghép không tháo được (hàn, đinh tán, dán keo, …)

- Sự kết hợp giữa các loại mối ghép trên: mối ghép cố định – tháo được, cố định – không tháo được, di động – tháo được và di động không tháo được.

- Theo phương pháp tạo thành mối ghép: mối lắp ghép có độ dôi, mối lắp ghép ren, mối lắp ghép đinh tán, mối lắp ghép then và then hoa, mối lắp ghép hàn, …

- Theo hình dạng bề mặt lắp ghép: bề mặt trục tròn, bề mặt phẳng, bề mặt côn, bề mặt profin, …

Giới thiệu về cụm - tổng thành

1.4.1 Tổng quan về cầu chủ động

1.4.1.1 Công dụng cầu chủ động

 Cầu chủ động nhận mô-men xoắn từ hộp số hoặc hộp phân phối (trên xe dẫn động bốn bánh) và truyền lực tới các bánh xe chủ động để tạo ra chuyển động cho xe. Phân phối mô-men:

 Phân phối đều mô-men xoắn tới hai bánh xe (hoặc nhiều hơn trên xe tải hoặc xe địa hình) Điều này giúp đảm bảo cả hai bánh xe quay với tốc độ phù hợp và có lực kéo đồng đều.

 Đối với các xe sử dụng hệ dẫn động 4 bánh (AWD hoặc 4WD), cầu chủ động (cả trước và sau) giúp tăng khả năng bám đường và ổn định khi vận hành trên địa hình phức tạp hoặc đường trơn trượt.

Thay đổi hướng chuyển động:

 Nhờ các bộ vi sai (differential) bên trong, cầu chủ động cho phép các bánh xe quay với tốc độ khác nhau khi vào cua, giúp xe di chuyển mượt mà và tránh hiện tượng trượt lết.

Chịu tải và hỗ trợ lái:

 Đối với xe tải, cầu chủ động còn chịu trách nhiệm nâng đỡ và chịu tải trọng lớn, đảm bảo tính ổn định và độ bền bỉ khi vận chuyển hàng hóa.

 Trên các xe dẫn động cầu trước hoặc xe có cấu hình cầu chủ động trước, cầu này cũng đóng vai trò trong việc hỗ trợ chuyển hướng thông qua hệ thống trục láp và khớp nối đồng tốc.

1.4.1.2 Cấu tạo của cầu chủ động

Hình 1.3: cầu chủ động Bảng kê chi tiết

Số thứ tự Chi tiết

21 Mặt bích đầu trục sơ cấp

24 Trục bánh răng hành tinh

29,30 Giá đỡ cơ cấu phanh

Bảng 1.1: Thống kê các chi tiết của cầu chủ động 1.4.1.3 Các yêu cầu kỹ thuật của cầu chủ động

1 Yêu cầu về độ bền và khả năng chịu tải

 Trục truyền lực và vỏ cầu phải được thiết kế với độ cứng và độ bền cao để chịu tải trọng lớn, đặc biệt là khi xe vận hành trong điều kiện tải trọng nặng Vật liệu thường được sử dụng là thép hợp kim có khả năng chịu lực tốt và chống mài mòn.

 Bánh răng côn trong bộ vi sai phải chịu được các lực cắt và mài mòn trong quá trình truyền lực Yêu cầu này đòi hỏi độ bền kéo và độ cứng bề mặt cao thông qua quá trình xử lý nhiệt thích hợp như thấm carbon hoặc tôi cao tần.

2 Yêu cầu về thiết kế truyền lực chính đơn

 Bộ truyền lực chính phải có một tỷ số truyền phù hợp để đảm bảo truyền mô-men xoắn từ hộp số đến các bánh xe một cách hiệu quả Bánh răng côn trong hệ thống cần phải có thiết kế chính xác để đảm bảo tỷ số truyền phù hợp và tối ưu hóa hiệu suất động cơ.

 Truyền lực chính đơn phải giảm thiểu thất thoát mô-men xoắn khi truyền lực đến bánh xe, tăng khả năng vận hành êm ái và tiết kiệm nhiên liệu.

3 Yêu cầu về bộ vi sai đối xứng bánh răng côn

 Bộ vi sai phải đảm bảo khả năng phân phối mô-men xoắn giữa hai bánh xe chủ động, cho phép bánh xe quay với tốc độ khác nhau khi xe quay vòng, đồng thời vẫn duy trì sự ổn định của xe trên các bề mặt đường không bằng phẳng.

 Thiết kế vi sai đối xứng bánh răng côn phải đảm bảo lực phân bố đều giữa hai bánh, tránh trượt và phân chia tải không đồng đều, giảm nguy cơ mất ổn định khi vào cua.

4 Yêu cầu về độ chính xác gia công

 Các bánh răng côn trong bộ vi sai cần được gia công với độ chính xác cao, cả về hình dáng và kích thước, để đảm bảo sự khớp lệnh tốt giữa các răng, giúp giảm tiếng ồn và rung động khi xe hoạt động.

 Các trục và vòng bi phải được gia công chính xác và lắp đặt chặt chẽ để giảm ma sát và tăng tuổi thọ của hệ thống.

5 Yêu cầu về hệ thống bôi trơn

 Cầu chủ động cần có hệ thống bôi trơn tự động để bảo vệ các bộ phận chuyển động như bánh răng côn, trục và ổ lăn khỏi mài mòn Dầu bôi trơn phải đáp ứng yêu cầu duy trì độ nhớt trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau.

 Phớt chắn dầu phải được thiết kế để ngăn chặn sự rò rỉ dầu, đảm bảo dầu luôn ở mức đủ để bôi trơn liên tục.

6 Yêu cầu về độ bền mỏi và chống ăn mòn

 Các chi tiết trong cầu chủ động cần phải có khả năng chịu được tải trọng thay đổi liên tục trong suốt thời gian dài, điều này đòi hỏi vật liệu chế tạo có độ bền mỏi tốt.

LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP CỤM– TỔNG THÀNH

- Phân nhóm Để đảm bảo đúng các yêu cầu của quy trình công nghệ lắp ráp ta phải phân chia tổng thành lắp ráp thành các nhóm hoặc các phân nhóm lắp ráp Các nhóm của truyền lực chính đơn-visai đối xứng bánh răng côn là:

2.2 Lập sơ đồ lắp ráp nhóm và nhóm mở rộng của cụm - tổng thành

2.2.1 Sơ đồ lắp nhóm của cụm tổng thành

Sơ đồ lắp ráp nhóm của cụm – tổng thành: Là sơ đồ ở dạng chung nhất với các thành phần là các nhóm Sơ đồ bắt đầu từ nhóm cơ sở và kết thúc là cụm hay tổng thành được lắp hoàn chỉnh theo hướng từ trái sang phải Trên sơ đồ không có phân nhóm và chi tiết

Hình 2.1: Sơ đồ lắp nhóm của cụm tổng thành Nhóm 1: Nhóm cụm vi sai bao gồm:

1: Bánh răng vành chậu 2: Vòng đệm 3: Bánh răng vi sai 4: Bánh răng bán trục 5: Trục vi sai

Nhóm 2: Nhóm truyền lực chính

1: Trục chủ động 2: Vỏ truyền lực chính 3: Ổ bi sau

4: Ổ bi trước 5: Vòng cách 6: Phớt dầu 7: Mặt bích

Chọn phương pháp lắp lẫn không hoàn toàn, vì phương pháp này cho phép chi tiết có sai lệch nhỏ trong giới hạn dung sai Điều này phù hợp khi cần lắp ráp hàng loạt, vì không cần chế tạo quá chính xác từng chi tiết, nhưng vẫn phải đảm bảo các chi tiết trong mỗi cụm lắp ghép ăn khớp tốt với nhau nhằm giúp giảm chi phí sản xuất và tăng tính linh hoạt trong lắp ráp Do các cụm chi tiết lắp ráp là trục, ổ bi đỡ và các bánh răng trụ, côn Tuy nhiên cần có sự lựa chọn và kiểm tra cẩn thận các chi tiết trong quá trình lắp ráp để đảm bảo độ khớp hoàn hảo giữa bánh răng và trục Giúp cải thiện tuổi thọ và hiệu suất truyền lực và tối ưu về chi phí

2.2.1.2 Chọn hình thức tổ chức lắp ráp

Dựa vào số lượng chi tiết và số lượng nhóm thì chọn hình thức tổ chức lắp ráp là Lắp ráp cố định phân tán Hình thức lắp ráp này thích hợp với những sản phẩm phức tạp, có thể chia thành nhiều nhóm, cụm hoặc tổng thành được lắp ráp ở nhiều vị trí độc lập Sau đó mới tiến hành lắp các nhóm, cụm hoặc tổng thành lại thành sản phẩm hoàn thiện ở một vị trí cố định khác Hình thức này không đòi hỏi công nhân trình độ tay nghề cao nhưng có tính chuyên môn hoá cao theo một số nguyên công nhất định, cho năng suất cao hơn và hạ giá thành lắp ráp sản phẩm.

2.2.2 Sơ đồ lắp nhóm mở rộng của cụm tổng thành

Sơ đồ lắp ráp nhóm mở rộng của cụm – tổng thành: Là sơ đồ lắp ráp nhóm của cụm– tổng thành và có thêm các chi tiết độc lập Các chi tiết độc lập được bố trí phía trên của đường dây lắp ráp, trên sơ đồ có thể hiện các nguyên công kiểm tra và các ghi chú cần thiết khác

Các nguyên công kiểm tra được ký hiệu bằng vòng tròn có chữ K (kiểm tra độ rơ, khe hở lắp ráp ), các chỉ dẫn phụ được ký hiệu bằng vòng tròn có đánh số (hướng lắp, mômen xiết, thứ tự xiết chặt ).

Hình 2.2: Sơ đồ lắp nhóm mở rộng của cụm tổng thành

2.3 Lập sơ đồ lắp ráp mở rộng của nhóm

2.3.1 Sơ đồ lắp ráp mở rộng của nhóm cụm vi sai

Hình 2.3: Sơ đồ lắp ráp mở rộng của nhóm cụm vi sai

2.3.2 Sơ đồ lắp ráp mở rộng của nhóm truyền lực chính

Hình 2.4: Sơ đồ lắp ráp mở rộng của nhóm truyền lực chính

2.4 Lập phiếu quy trình công nghệ lắp ráp nhóm.

Yêu cầu kĩ thuật Điều kiện thực hiện Định mức thời gian (phút) Trang thiết bị Dụng cụ

Lắp vòng bi sau vào trục chủ động.

- Vòng bi cần được lắp đúng vị trí, không bị nghiêng, và không có khe hở giữa vòng bi và trục chủ động.

- Đảm bảo bôi trơn đúng cách cho vòng bi khi lắp để tăng tuổi thọ vòng bi.

Bộ căn chỉnh vòng bi, Máy ép thủy lực, mỡ bôi trơn vòng bi,đồ gá,

Vòng bi sau, Trục chủ động.

Lắp ống cách vào trục chủ động

- Ống cách và trục chủ động cần đảm bảo dung sai và độ chính xác tuyệt đối để tránh hiện tượng lỏng lẻo hoặc ma sát quá mức

- Sau khi lắp ống cách, phải kiểm tra khe hở và độ chắc chắn của chi tiết lắp.

Máy ép thủy lực,mỡ bôi trơn vòng bi,đồ gá, Ống cách, Trục chủ động

Lắp vòng bi trước vào trục chủ động

- Vòng bi cần được lắp đúng vị trí, không bị nghiêng, và không có khe hở giữa vòng bi và trục chủ động.

- Đảm bảo bôi trơn đúng cách cho vòng bi khi lắp để tăng tuổi thọ vòng bi.

Bộ căn chỉnh vòng bi, Máy ép thủy lực, mỡ bôi trơn vòng bi,đồ gá,

Vòng bi trước, Trục chủ động

Lắp trục chủ động vào vỏ

Cơ khí - Trục chủ động cần được căn chỉnh chính xác với vỏ truyền lực để tránh hiện tượng lệch tâm, gây mài mòn không đều khi vận hành.

Vỏ truyền lực chính, trục chủ

- Trục không được phép bị nghiêng hoặc dịch chuyển tự do sau khi lắp đặt.

- Trục cần được lắp khớp với vòng bi và ống cách đã được lắp trước đó. động

Lắp phớt dầu vào bánh răng nón chủ động

- Phớt dầu cần được lắp vào vị trí một cách chính xác, không bị vênh hoặc lệch, đảm bảo khả năng ngăn rò rỉ dầu.

- Kiểm tra kỹ độ kín khít của phớt sau khi lắp xong để tránh hiện tượng rò rỉ dầu khi vận hành.

Bộ đóng phớt dầu, Búa cao su

Bánh răng nón chủ động, Phớt dầu

Lắp mặt bích vào bánh răng nón chủ động

- Đảm bảo độ chính xác: Cần phải kiểm tra độ thẳng và độ khít giữa bánh răng và mặt bích.

- Siết bu lông đồng đều: Đảm bảo tất cả các bu lông được siết chặt đều để tránh biến dạng.

- Kiểm tra độ lắp ghép: Phải đảm bảo không có khe hở lớn giữa mặt bích và bánh răng.

- Đảm bảo sạch sẽ: Bề mặt lắp ghép phải được làm sạch trước khi lắp.

Cờ lê, Tua vít, Búa cao su, vòng đệm, bu lông

Bánh răng nón chủ động, mặt bích, vòng đệm, bu lông

Lắp vòng đệm vào sau bánh răng bán trục

Bằng tay - Đệm lưng phải khít với bánh răng bán trục và không có khe hở lớn.

- Đảm bảo vòng đệm và bánh răng sạch sẽ, không có bụi bẩn.

- Đảm bảo đệm lưng không bị lắp sai hướng và có đầy đủ mỡ bôi trơn để giảm ma sát

Búa cao su, vệ sinh sạch, dầu bôi trơn

Bánh răng bán trục, Đệm lưng

Lắp bánh răng bán trục vào vỏ vi sai

- Đảm bảo bánh răng bán trục và bánh răng vi sai ăn khớp chính xác mà không có hiện tượng mài mòn hoặc ma sát lớn.

- Khe hở giữa bánh răng bán trục và bánh răng vi sai phải nằm trong giới hạn cho phép (thường là khoảng 0,1-0,15 mm, tùy thuộc vào loại xe).

- Vệ sinh sạch, bôi trơn

- Đặt bánh răng bán trục vào vị trí trong cụm vi sai.

Dầu bôi trơn, thước đo khe hở, búa cao su, vệ sinh sạch

Lắp vòng đệm vào sau bánh răng vi sai

- Đệm lưng phải khít với bánh răng vi sai và không có khe hở lớn.

- Đảm bảo vòng đệm và bánh răng sạch sẽ, không có bụi bẩn.

- Đảm bảo đệm lưng không bị lắp sai hướng và có đầy đủ mỡ bôi trơn để giảm ma sát

Búa cao su, vệ sinh sạch, dầu bôi trơn

Bánh răng vi sai, Đệm lưng

Lắp bánh răng vi sai vào vỏ vi sai

- Khe hở giữa các bánh răng phải đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

- Kiểm tra độ khít của bánh răng khi xoay thử, tránh tình trạng cọ sát hoặc quá lỏng.

- Đảm bảo bánh răng không có hư hại, các răng bánh răng phải đồng đều, sạch.

- Trước khi lắp bánh răng, bôi một lớp mỡ bôi trơn lên bề mặt tiếp xúc để đảm bảo độ trơn tru khi lắp và vận hành.

- Đặt bánh răng vi sai vào vị trí trong cụm vi sai sao cho nó ăn khớp với bánh răng bán

Dầu bôi trơn, thước đo khe hở, Búa cao su,

Vỏ vi sai, Bánh răng vi sai

- Trục vi sai phải được lắp đúng vị trí và cố định chắc chắn.

- Đảm bảo trục không bị cong hoặc có dấu hiệu hư hại.

- Đặt trục giữa của cụm vi sai, đảm bảo trục đi qua lỗ của lắp đệm lưng, các bánh răng vi sai và lỗ trong vi sai.

Dầu bôi trơn, thước đo khe hở, Búa cao su,

Vỏ vi sai, Bánh răng vi sai

- Đảm bảo độ chính xác:

Kiểm tra vị trí lắp ghép để đảm bảo các chi tiết ăn khớp với nhau.

- Siết bu lông đồng đều: Đảm bảo các bu lông được siết chặt và đồng đều để tránh sai lệch.

- Kiểm tra độ khít: Đảm bảo không có khe hở lớn giữa các chi tiết, ảnh hưởng đến hoạt động của vi sai.

- Đảm bảo sạch sẽ: Bề mặt lắp ghép cần được làm sạch để tránh bụi bẩn gây cản trở.

Dầu bôi trơn, thước đo khe hở, Búa cao su,

Vỏ vi sai, Bánh răng vi sai, Chốt vi sai

Lắp bánh răng vành chậu vào vỏ vi sai

Bằng tay - Kiểm tra độ khít: Đảm bảo bánh răng và vành chậu khớp chính xác với nhau.

- Siết bu lông đồng đều: Đảm bảo lực siết đồng đều để tránh sai lệch và biến dạng.

- Kiểm tra độ thẳng và độ vuông: Đảm bảo các chi tiết lắp thẳng và vuông góc theo yêu cầu thiết kế.

- Làm sạch bề mặt: Đảm bảo

Cờ lê, búa cao su, tua vít, thước đo khe hở, Vệ sinh sạch.

Vỏ vi sai, bánh răng vành chậu, bu lông

5 10 bề mặt lắp ghép sạch sẽ để tránh bụi bẩn.

Lắp vỏ nắp bánh răng

- Đảm bảo sạch sẽ: Trước khi lắp, hãy chắc chắn rằng các bề mặt tiếp xúc giữa vỏ vi sai và nắp băng răng sạch sẽ, không có bụi bẩn hay dầu mỡ.

- Kiểm tra định vị: Đảm bảo các rãnh và lỗ định vị khớp chính xác để tránh tình trạng lệch.

- Cố định chắc chắn: Vặn ốc vít theo đúng thông số kỹ thuật, không quá chặt để tránh làm hỏng các chi tiết, nhưng cũng không quá lỏng để đảm bảo an toàn.

- Kiểm tra lại: Sau khi lắp, hãy kiểm tra lại xem nắp có được cố định chắc chắn và không có khe hở nào không mong muốn.

Cờ lê hoặc tuốc nơ vít, Vệ sinh sạch

Vỏ nắp bánh răng, vỏ vi sai, bu lông (3 cái)

4 Lắp ổ bi vào vỏ nắp bánh răng

Bằng tay - Kiểm tra độ khít: Đảm bảo ổ bi lắp chính xác vào vị trí không có khe hở.

- Lắp đặt đúng chiều: Đảm bảo các ổ bi được lắp đúng chiều để hoạt động hiệu quả.

- Kiểm tra độ trơn tru: Sau khi lắp, kiểm tra độ quay của ổ bi để đảm bảo không bị kẹt.

- Làm sạch bề mặt: Bề mặt lắp ghép phải sạch để tránh bụi bẩn gây cản trở.

Búa cao su, Thước đo, Vệ sinh sạch

Vỏ vi sai, vỏ nắp bánh răng, ổ bi (2 bên)

Lắp đai ốc điều chỉnh vào vỏ vi sai

- Nếu cần tăng độ ăn khớp (làm cho bánh răng khít hơn), hãy vặn đai ốc theo chiều kim đồng hồ.

- Nếu cần giảm độ ăn khớp (làm cho bánh răng lỏng hơn), hãy vặn ngược chiều kim đồng hồ.

- Lắp chính xác: Đai ốc điều chỉnh cần được lắp đúng vị trí và vặn căn chỉnh sao cho bánh răng chủ động và bánh răng vành chậu khe hở từ 0,1-0,2mm.

- Lực siết đúng: Siết đai ốc điều chỉnh theo đúng thông số kỹ thuật để tránh tình trạng rò rỉ hoặc hư hỏng.

- Kiểm tra hoạt động: Đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru sau khi lắp.

Thước lá, đồng hồ so, Búa cao su, Dầu bôi trơn, vệ sinh sạch Đai ốc điều chỉnh

Lắp then cài vào vỏ vi sai

- Kiểm tra chi tiết: Đảm bảo then cài và vỏ vi sai không bị hư hỏng.

- Lắp chính xác: Then cài cần được lắp đúng vị trí, khớp với vỏ vi sai.

- Kiểm tra độ chắc chắn: Đảm bảo then cài đã được lắp chặt và không có sự lỏng lẻo.

- Kiểm tra độ khít: Đảm bảo bu lông vặn khít vào khe hở của vỏ vi sai

Cờ lê, tuốc nơ vít, Dầu bôi trơn, vệ sinh sạch

Then cài, bu lông, vỏ vi sai

VỎ CẦU Lắp vỏ cầu vào

- Kiểm tra chi tiết: Đảm bảo vỏ cầu và bánh răng nón không bị hư hỏng và sạch sẽ trước khi lắp.

Cờ lê, tuốc nơ vít, Thước đo, Dầu

Nhóm bánh răng nón chủ

5 13 nhóm bánh răng nón chủ động

- Lắp chính xác: Đảm bảo vỏ cầu khớp chính xác với nhóm bánh răng nón và không bị lệch.

- Kiểm tra lực siết: Siết chặt các bu lông, đai ốc theo quy định để tránh tình trạng rò rỉ hoặc hư hỏng.

- Kiểm tra hoạt động: Đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru sau khi lắp. bôi trơn, vệ sinh sạch động, cầu chủ động, bu lông

(8 cái), vòng đệm (8 cái), đai ốc

Tổng định mức thời gian 116

Ngày đăng: 04/11/2024, 12:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Phân loại mối ghép điển hình - Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
Hình 1.2 Phân loại mối ghép điển hình (Trang 9)
Hình 1.4: Sơ đồ cấu tạo cụm truyền lực chính đơn-visai đối xứng bánh răng côn - Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
Hình 1.4 Sơ đồ cấu tạo cụm truyền lực chính đơn-visai đối xứng bánh răng côn (Trang 20)
Bảng 1.2: Bảng thống kê chi tiết truyền lực chính đơn-visai đối xứng bánh răng côn - Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
Bảng 1.2 Bảng thống kê chi tiết truyền lực chính đơn-visai đối xứng bánh răng côn (Trang 24)
Hình 1.5: Cơ cấu phanh đĩa - Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
Hình 1.5 Cơ cấu phanh đĩa (Trang 25)
Hình 1.7: Sơ đồ cấu tạo phanh đĩa - Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
Hình 1.7 Sơ đồ cấu tạo phanh đĩa (Trang 27)
Hình 1.8: Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh tang trống - Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
Hình 1.8 Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh tang trống (Trang 34)
Hình 1.9: Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh tang trống - Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
Hình 1.9 Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh tang trống (Trang 35)
Hình 1.10: Sơ đồ cấu tạo của vô lăng - Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
Hình 1.10 Sơ đồ cấu tạo của vô lăng (Trang 41)
Hình 1.11: Sơ đồ cấu tạo của trụ lái và trục lái - Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
Hình 1.11 Sơ đồ cấu tạo của trụ lái và trục lái (Trang 43)
Bảng 1.6: Thống kê các chi tiết trụ lái và trục lái - Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
Bảng 1.6 Thống kê các chi tiết trụ lái và trục lái (Trang 44)
Hình 1.12: Sơ đồ cấu tạo của khớp nối trục lái - Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
Hình 1.12 Sơ đồ cấu tạo của khớp nối trục lái (Trang 45)
Bảng 1.7: Thống kê các chi tiết khớp nối trục lái - Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
Bảng 1.7 Thống kê các chi tiết khớp nối trục lái (Trang 46)
Hình 1.13: Sơ đồ cấu tạo cơ cấu lái và trợ lực lái - Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
Hình 1.13 Sơ đồ cấu tạo cơ cấu lái và trợ lực lái (Trang 47)
Bảng 1.8: Thống kê các chi tiết cơ cấu lái và trợ lực lái - Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
Bảng 1.8 Thống kê các chi tiết cơ cấu lái và trợ lực lái (Trang 49)
2.2.2. Sơ đồ lắp nhóm mở rộng của cụm tổng thành - Thuyết minh bài tập lớn môn học công nghệ sản xuất & lắp ráp Ô tô quy trình công nghệ lắp ráp cụm – tổng thành
2.2.2. Sơ đồ lắp nhóm mở rộng của cụm tổng thành (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w