1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THUYẾT MINH BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT & LẮP RÁP Ô TÔ bài tập lớn THIẾT KẾ TUYẾN DÂY CHUYỀN TỔNG LẮP Ô TÔ TẢI SÁT-XI 1,5 TẤN

21 73 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế tuyến dây chuyền tổng lắp ô tô tải Sat-xi 1,5 tấn
Tác giả Đinh Xuân Ân, Huỳnh Gia Bảo, Nguyễn Hoàng Bảo
Người hướng dẫn TS. Vũ Tuấn Đạt, GV. Hồ Minh Quang
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải
Chuyên ngành Công nghệ Sản xuất & Lắp ráp Ô tô
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1 MB

Nội dung

1.2 Quá trình công nghệ SXLR ô tô điển hình Sơ đồ quá trình sản xuất lắp ráp 1.2.1 Phân xưởng hàn vỏ lắp vỏ ca bin: - Các tấm mảng ca bin như tấm đỡ trên, tấm đỡ dưới, tấm ngoài cánh c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CƠ KHÍ

BỘ MÔN CƠ KHÍ Ô TÔ

………

THUYẾT MINH BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT & LẮP RÁP Ô TÔ

Tên bài tập lớn: THIẾT KẾ TUYẾN DÂY CHUYỀN TỔNG LẮP

Ô TÔ TẢI SÁT-XI 1,5 TẤN

Họ và tên các sinh viên trong nhóm:

*1 ĐINH XUÂN ÂN MS: 6151040001 Lớp: CQ.61.KTOTO.1 Khóa: 61

2 HUỲNH GIA BẢO MS: 6151040042 Lớp: CQ.61.KTOTO.1 Khóa: 61

3 NGUYỄN HOÀNG BẢO MS: 6151040004 Lớp: CQ.61.KTOTO.1 Khóa: 61

Phụ trách hướng dẫn: TS Vũ Tuấn Đạt

& GV Hồ Minh Quang

Duyệt thuyết minh : ngày … tháng … năm …

(ký ghi rõ họ tên)

Tp.HCM, Tháng 4 năm 2024

Trang 2

THIẾT KẾ TÍNH TOÁN TUYẾN DÂY CHUYỀN TỔNG LẮP Ô TÔ

1 Nhóm sinh viên:

1.1 : Đinh Xuân Ân (*)

1.2 : Huỳnh Gia Bảo

1.3 : Nguyễn Hoàng Bảo

2 Tên bài tập lớn: Thiết kế tính toán tuyến dây chuyền tổng lắp ô tô tải KIA K200

Sản lượng: 6000 sản phẩm/năm

3 Nhiệm vụ riêng cho Sinh viên: Đinh Xuân Ân

Lập quy trình công nghệ tuyến lắp ráp: Sat-xi

4 Yêu cầu cụ thể về bản vẽ:

4.1 Bản vẽ tuyến hình

4.2 Sơ đồ quy trình công nghệ tuyến lắp ráp Sat-xi

5 Người giao nhiệm vụ: PGS.TS Vũ Tuấn Đạt Ngày giao: 30/03/2024

6 Phụ trách hướng dẫn: KS Hồ Minh Quang

Trang 3

iii

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU iii

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SXLR Ô TÔ 1

1.1 Các loại hình cơ sở SXLR ô tô 1

1.1.1 Phân loại theo chuyên môn hóa: 1

1.1.2 Phân loại theo quy mô sản xuất lắp ráp: 1

1.1.3 Phân loại theo mức độ hoàn thiện của linh kiện nhập khẩu và tỷ lệ nội địa hóa: 1

1.2 Quá trình công nghệ SXLR ô tô điển hình 2

1.2.1 Phân xưởng hàn vỏ lắp vỏ ca bin: 2

1.2.2 Phân xưởng bề mặt, sơn: 3

1.2.3 Gian tổng thành, cụm chi tiết, chi tiết: 3

1.2.4 Phân xưởng tổng lắp: 3

1.2.5 Phần kiểm tra – chạy thử – hiệu chỉnh: 3

1.2.6 Các yêu cầu kỹ thuật: 4

1.3 Các bộ phận và phân xưởng chính trong cơ sở SXLR ô tô 5

1.3.1 Các bộ phận: 5

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ và yêu cầu của các phân xưởng chính: 6

1.4 Đối tượng SXLR ô tô: 6

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ TUYẾN DÂY CHUYỀN LẮP RÁP (THEO NHIỆM VỤ RIÊNG) 8

2.1 Các nội dung công việc và định mức lao động của tuyến dây chuyền lắp ráp: 8

2.1.1 Tổng quan về dây chuyền sản xuất lắp ráp: 8

2.1.2 Cơ khí hóa và tự động hóa các dây truyền công nghệ: 8

2.2 Lựa chọn cơ cấu tổ chức và phương án tổ chức sản xuất: 10

2.2.1 Cơ cấu tổ chức của phân xưởng: 10

2.2.2 Phương pháp tổ chức sản xuất: 10

2.3 Xác định chế độ làm việc và thời gian làm việc 10

2.3.1 Thời gian lao động danh nghĩa của công nhân: 10

Trang 4

2.3.3 Thời gian làm việc của thiết bị: 11

2.3.4 Thời gian làm việc của vị trí: 11

2.4 Tính toán thông số kỹ thuật cơ bản của tuyến lắp ráp: 11

2.4.1 Tính toán khối lượng lao động hàng năm và nhân lực của phân xưởng: 11

2.4.2 Phân bố khối lượng lao động cho các vị trí: 12

2.4.3 Tính toán thời và nhịp dây chuyền của tuyến lắp ráp: 12

2.4.4 Tính số lượng cho tuyến dây chuyền: 13

2.4.5 Kiểm tra việc phân bố khối lượng lao động trên các vị trí của tuyến lắp hoàn thiện theo thời: 13

2.5 Lựa chọn trang thiết bị cơ bản phục vụ tuyến lắp ráp: 14

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 5

iii

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt sự quan tâm của chính phủ tới sự phát triển ngành công nghiệp ô tô thì hiện đã có nhiều ô tô được nhập và lắp ráp tại Việt Nam

Trong những thập niên gần đây, ngành công nghiệp ô tô đã có những bước phát triển nhanh chóng vượt bậc với sự ra đời phát triển, liên doanh liên kết giữa các công ty, các tập đoàn sản xuất lắp ráp ô tô trong và ngoài nước Tuy nhiên, do trình độ kỹ thuật,

cơ sở hạ tầng và nhiều yếu tố khác nên mặc dù được sự quan tâm phát triển của chính phủ nhưng nền công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn mới chỉ dừng lại ở việc lắp ráp là chính chứ chưa thực sự tự sản xuất được hoàn thiện những chiếc xe của riêng mình

Trên cơ sở đó, em được giao đề tài thiết kế tuyền dây chuyền tổng lắp ô tô tải

sat-xi 1,5 tấn, nhiệm vụ riêng là tính toán thiết kế tuyến dây chuyền lắp ráp sat-sat-xi

Trong quá trình hoàn thiện thiết kế môn học em xin chân thành cảm ơn sự giúp

đỡ tận tình của thầy Vũ Tuấn Đạt và thầy Hồ Minh Quang Mặc dù đã cố gắng song do khả năng có hạn không khỏi có những sai sót mong thầy cô góp ý để tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024

Sinh viên thực hiện

Đinh Xuân Ân

Trang 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SXLR Ô TÔ

1.1 Các loại hình cơ sở SXLR ô tô

1.1.1 Phân loại theo chuyên môn hóa:

- Nhà máy SXLR linh kiện ô tô: có chức năng chế tạo một số chi tiết và lắp ráp thành các cụm – tổng thành của ô tô như động cơ, hộp số, cụm nhíp lá, trục khuỷu, tấm

ma sát, kính,

- Nhà máy lắp ráp cụm – tổng thành và ô tô: chức năng chủ yếu của nhà máy là lắp ráp các linh kiện ô tô do các nhà máy khác sản xuất thành cụm – tổng thành và ô tô Nhà máy không có gia công cơ, gia công áp lực, để chế tạo chi tiết Các dây chuyền và trang thiết bị công nghệ chủ yếu là phục vụ công tác lắp ráp với máy hàn, máy tán định, dụng cụ cầm tay và sơn phủ bề mặt

- Nhà máy SXLR ô tô: có chức năng gia công chế tạo một số linh kiện (chủ yếu là khung và thân vỏ), kết hợp với linh kiện do các nhà máy khác chế tạo để SXLR ô tô

1.1.2 Phân loại theo quy mô sản xuất lắp ráp:

- Quy mô SXLR đơn chiếc: theo quy mô này, hầu hết trang thiết bị và máy móc thuộc loại vạn năng, còn trang thiết bị chuyên dùng chỉ sử dụng bắt buộc khi thiếu chúng thì không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm Đối với công nghiệp SXLR ô tô, loại quy mô đơn chiếc chỉ được sử dụng cho một số chủng loại đặc biệt (không đặc chưng cho quy mô của cả nhà máy), năng suất lao động kém, giá thành đắt

- Quy mô SXLR hàng loạt: được đặc trưng bằng sản xuất theo lô hàng, các sản phẩm cùng lô được sản xuất đồng thời, có sử dụng cả máy vạn năng và máy chuyên dùng Các máy có thể bố trí theo nhóm hoặc theo quy trình công nghệ Có ba dạng sản xuất hàng loạt nhỏ, hàng loạt vừa và hàng loạt lớn

- Quy mô SXLR hàng khối: đặc trưng bằng sản lượng xuất xưởng hàng năm rất lớn Quy mô này cho phép tự động hóa và cơ giới hóa quá trình công nghệ SXLR

- Theo quyết định 115/2004/QĐ-BCN của bộ Công nghiệp, đối với các nhà máy SXLR ô tô tại Việt Nam, thì công suất tính cho một ca sản xuất được quy định tối thiểu như sau: ô tô khách là 3000 xe/năm; ô tô tải dưới 5 tấn là 5000 xe/năm; ô tô tải từ 5-10 tấn là 3000 xe/năm; ô tô tải trên 10 tấn là 1000 xe/năm; ô tô con là 10.000 xe/năm

1.1.3 Phân loại theo mức độ hoàn thiện của linh kiện nhập khẩu và tỷ lệ nội địa hóa:

- Lắp ráp CBU (Completely Body Unit): ô tô được sản xuất ở nước ngoài và nhập khẩu về ở dạng nguyên chiếc, có khung và thân vỏ, động cơ, hệ thống truyền lực, được lắp ráp và sơn hoàn chỉnh

- Lắp SKD (Semi Knock Down): SXLR ô tô từ các linh kiện là chi tiết rời hoặc cụm – tổng thành bán hoàn chỉnh được nhập từ nước ngoài và sẽ được lắp ráp thành

Trang 7

Môn: Công nghệ sản xuất và lắp ráp GVHD: PSG.TS.Vũ Tuấn Đạt

KS Hồ Minh Quang

MSSV: 6151040001 2 SVTH: Đinh Xuân Ân

cụm – tổng thành và ô tô hoàn chỉnh với một số linh kiện có thể được sản xuất trong nước

- Lắp CKD (Completely Knock Down): các linh kiện nhập về có mức độ tháo rời cao hơn ở phương pháp SKD và khung vỏ chưa được sơn

- Lắp IKD (Incompletely Knock Down): SXLR ô tô từ các linh kiện nhập từ nước ngoài và với số lượng đáng kể các linh kiện sản xuất trong nước Mức độ IKD thường

áp dụng khi chuẩn bị cho quá trình nội địa hóa sản phẩm với bản quyền kỹ thuật được chuyển giao từ chính hãng

1.2 Quá trình công nghệ SXLR ô tô điển hình

Sơ đồ quá trình sản xuất lắp ráp 1.2.1 Phân xưởng hàn vỏ lắp vỏ ca bin:

- Các tấm mảng ca bin như tấm đỡ trên, tấm đỡ dưới, tấm ngoài cánh cửa, thân cánh cửa được liên kết với nhau chủ yếu bằng phương pháp hàn điểm tiếp xúc Để đảm

Trang 8

bảo độ chính xác các tấm mảng được gá lắp trên các đồ gá chuyên dùng, sau khi được hàn lắp các tấm mảng vỏ được kiểm tra bằng các dưỡng chuyên dùng hoặc thước Mỗi phần công việc bao gồm nhiều công đoạn khác nhau cuối cùng là nguyên công kiểm tra, mài phẳng mối hàn

1.2.2 Phân xưởng bề mặt, sơn:

- Các tấm mảng, vỏ sau khi được gá lắp và hàn lại thành ca bin, thùng xe tại phân xưởng hàn lắp cùng với khung xe sẽ được chuyển sang phân xưởng bề mặt sơn Xử lý

bề mặt trước khi nhúng sơn điện ly, sơn lót nền và sơn bóng tạo lớp nền sơn chống rỉ của vỏ xe cũng như tăng độ bám dính cho các lớp sơn ở công đoạn tiếp theo, giảm được

độ dày của toàn bộ lớp sơn mà chất lượng lớp sơn vẫn cao Việc chuẩn bị bề mặt, phốt phát hoá và tạo lớp sơn chống rỉ ở công đoạn sơn nhúng điện ly có tính chất quyết định tới chất lượng của lớp sơn tiếp theo cũng như độ bền bám dính của các lớp sơn trong thời gian sử dụng

1.2.3 Gian tổng thành, cụm chi tiết, chi tiết:

- Các tổng thành, cụm chi tiết và các chi tiết có thể được nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước Chúng cần được lắp hoàn chỉnh (lắp ghép thành nhóm, hệ thống ) hoặc kiểm tra hiệu chỉnh trước khi lắp lên khung satxi và cabin Việc lắp ráp kiểm tra, điều chỉnh này được thực hiện trong phân xưởng lắp tổng thành, bao gồm các công việc chính

1.2.4 Phân xưởng tổng lắp:

- Tổng lắp là một trong các giai đoạn công nghệ và là giai đoạn cuối của quá trình công nghệ sản xuất ô tô Tổng lắp chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất

và được thực hiện theo tuyến dây chuyền

- Tuyến dây truyền tổng lắp thực hiện lắp ráp các tổng thành bộ phận ( đã được lắp hoàn chỉnh ở các gian phụ, hoặc nhập khẩu nguyên cụm tổng thành đã được lắp hoàn chỉnh) và các chi tiết thành một ô tô hoàn chỉnh Bao gồm lắp ráp nội thất ca bin, lắp ráp các tổng thành gầm Staxi và hoàn thiện xe Quá trình lắp ráp nói chung phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, các tính chất của mối lắp ghép Quá trình lắp ráp nói chung và quá trình tổng lắp sẽ quyết định đến chất lượng chung của xe

1.2.5 Phần kiểm tra – chạy thử – hiệu chỉnh:

- Xe sau khi được lắp ráp ở phân xưởng tổng lắp được đưa đến tuyến kiểm tra chạy thử và hiệu chỉnh trước khi đưa đến bãi đỗ xe thành phẩm Tại bộ phận kiểm tra, chạy thử xe sẽ được kiểm tra các thông số cơ bản liên quan đến an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phát hiện các sai sót (nếu có) trong công tác lắp ráp, bao gồm kiểm tra trên thiết bị và trên đường thử Các xe có các thông số không đảm bảo theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc quy định của nhà nước sẽ được hiệu chỉnh ở bộ phận hiệu chỉnh Các

xe đạt tiêu chuẩn được đưa đến bãi đỗ xe thành phẩm chờ xuất xưởng

A Kiểm tra trên thiết bị:

Trang 9

Môn: Công nghệ sản xuất và lắp ráp GVHD: PSG.TS.Vũ Tuấn Đạt

KS Hồ Minh Quang

MSSV: 6151040001 4 SVTH: Đinh Xuân Ân

1 Kiểm tra các trang thiết bị nội thất, gương, kính, số khung số máy

2 Kiểm tra trọng lượng

3 Kiểm tra góc lệch bánh xe dẫn hướng

4 Kiểm tra đồng hồ tốc độ, kiểm tra lực phanh trên các cầu

5 Kiểm tra hệ thống gầm, sự rò rỉ chất lỏng, kiểm tra các mối nối ghép

6 Kiểm tra đèn pha, đèn tín hiệu Kiểm tra hệ thống treo

7 Kiểm tra nồng độ khí xả, đo tiếng ồn

8 Kiểm tra độ kín khí của các gioăng kính, cửa

9 Hiệu chỉnh các thông số chưa đạt

B Kiểm tra trên đường thử:

- Theo quy định của bộ trưởng bộ công nghiệp về việc ban hành quy định tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô ngày 27/10/2004 sản phẩm ôtô do doanh nghiệp lắp ráp trước khi xuất xưởng phải được kiểm tra trên đường thử qua các công đoạn sau :

1 Thử xe trên đường mấp mô lượn sóng (sóng sin nhỏ, sóng sin trung, sóng sin ngược pha, mấp mô dạng bàn cờ)

2 Thử xe trên đường nhám trơn trượt (đường nhám, đường có hệ số bám thấp)

3 Thử xe trên đường sỏi đá (đường lát đá, đường sỏi)

4 Thử xe trên đường quay vòng (quay vòng trái, quay vòng phải)

5 Thử xe trên đường dốc (dốc lên 20%, đóc xuống 20%)

6 Thử xe trên đường ngập nước

7 Phun nước thử độ kín

8 Hiệu chỉnh các thông số chưa đạt

1.2.6 Các yêu cầu kỹ thuật:

- Theo Quyết định của bộ trưởng bộ công nghiệp số 115/2004/QĐ-BCN:

- Khu vực sản xuất và nhà xưởng phải có đủ diện tích mặt bằng để bố trí các dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp ráp, kiểm tra; các phòng thiết kế, công nghệ, thử nghiệm kiểm tra chất lượng, kho bảo quản chi tiết, khu vực điều hành sản xuất, các công trình

xử lý chất thải, bãi tập kết xe, đường chạy thử và các công trình phụ khác Nhà xưởng phải được xây dựng phù hợp với qui hoạch phát triển công nghiệp của địa phương, trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp hoặc có hợp đồng thuê sử dụng đất trong thời gian tối thiểu 20 năm

Trang 10

- Khu vực xưởng sản xuất, lắp ráp, bao gồm cả hàn, sơn, kiểm tra phải được bố trí theo quy trình công nghệ phù hợp Các sơ đồ quy trình công nghệ tổng thể và theo từng công đoạn sản xuất, lắp ráp phải được bố trí đúng nơi quy định trong các phân xưởng để người công nhân thực hiện Nền nhà xưởng phải được sơn chống trơn và có vạch chỉ giới phân biệt lối đi an toàn và mặt bằng công nghệ

- Có đủ trang thiết bị đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, giảm độc hại (tiếng ồn, nóng bức, bụi), phòng chống cháy nổ và xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) theo đúng các quy định hiện hành; bảo đảm cảnh quan môi trường văn minh công nghiệp

- Có đường thử ô tô riêng biệt với chiều dài tối thiểu 500m, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để kiểm tra được chất lượng của xe lắp ráp trước khi xuất xưởng trên các loại địa hình bằng phẳng, sỏi đá, gồ ghề, ngập nước, dốc lên xuống, cua, trơn ướt

- Quy trình công nghệ phải đảm bảo độ chính xác lắp ghép sao cho các bề mặt công tác được đặt đúng vị trí ,không vượt quá giới hạn dung sai cho phép

1.3 Các bộ phận và phân xưởng chính trong cơ sở SXLR ô tô

- Lắp ráp là khâu cuối cùng của quá trình công nghệ Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sửa chữa xe và tổng thành

- Lắp ráp là tập hợp các chi tiết thành từng cụm rồi trên cơ sở các cụm và chi tiết rồi lắp thành tổng thành Rồi từ các cụm tổng thành và chi tiết lại được lắp ráp thành xe hoàn chỉnh

- Các phân xưởng trong nhà máy được sắp xếp theo một trình tự nào đó đảm bảo cho quá trình lắp ráp diễn ra được thuận tiện, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất

1.3.1 Các bộ phận:

Trang 11

Môn: Công nghệ sản xuất và lắp ráp GVHD: PSG.TS.Vũ Tuấn Đạt

KS Hồ Minh Quang

MSSV: 6151040001 6 SVTH: Đinh Xuân Ân

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ và yêu cầu của các phân xưởng chính:

- Tại nhà máy sẽ có các tuyến dây chuyền sản xuất, lắp ráp, các phân xưởng, tổ sản xuất, phòng ban, kho tàng phục vụ cho các tuyến dây chuyền Các phân xưởng,

tổ sản suất trực tiếp tham gia và quy trình công nghệ của tuyến được gọi là phân xưởng,

tổ sản xuất chính

Bao gồm:

1 Phân xưởng hàn lắp vỏ cabin

2 Phân xưởng bề mặt, sơn

3 Gian lắp tổng thành, hệ thống điện, ra vào lốp

4 Phân xưởng tổng lắp, hoàn thiện

5 Tuyến kiểm tra – Hiệu chỉnh (kiểm tra trên thiết bị và trên đường thử)

- Tại các phân xưởng, tổ chức quản lý sản xuất bao gồm các Quản đốc phân xưởng,

Tổ trưởng tổ sản xuất và công nhân sản xuất, công nhân phụ trợ Người chịu trách nhiệm trực tiếp tại các phân xưởng sản xuất là Quản đốc phân xưởng

- Còn những phân xưởng, tổ sản xuất hoặc bộ phận phục vụ cho phân xưởng chính hoạt động bình thường gọi là phân xưởng phụ, bộ phận phụ như: duy tu bảo dưỡng thiết

bị, kho tàng Bộ phận gián tiếp bao gồm các bộ phận như tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, tài vụ – kế toán, kỹ thuật, vật tư, hành chính, y tế Chức năng của các phân xưởng chính được cụ thể hoá bằng quy trình công nghệ sơ bộ trên từng tuyến dây chuyền

1.4 Đối tượng SXLR ô tô:

Ngày đăng: 21/05/2024, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w