1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đưa một vài làn Điệu dân ca bài chòi vào chương trình ngoại khóa tại trường trung học phổ thông thanh khê, quận thanh khê, thành phố Đà nẵng

57 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đưa Một Vài Làn Điệu Dân Ca Bài Chòi Vào Chương Trình Ngoại Khóa Tại Trường Trung Học Phổ Thông Thanh Khê, Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng
Tác giả Bùi Thanh Tùng
Người hướng dẫn ThS. Hoàng Đình Phương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Giáo Dục Nghệ Thuật
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Trong nhiều thập niên qua, nghệ thuật bài chòi đã dần trở thành nếp sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong các lễ hội của người dân Đà Nẵng, nhất là dịp Tết, lễ hội đình làng và những d

Trang 1

.TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA: GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Chuyên ngành: SPAN Khoá: 20

Đà Nẵng, 04/2024

Trang 2

2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA: GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài

ĐƯA MỘT VÀI LÀN ĐIỆU DÂN CA BÀI CHÒI VÀO

CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG THANH KHÊ, QUẬN THANH KHÊ,

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: SPAN Khoá: 20

Đà Nẵng, 04/2024

Trang 3

3

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm cho phép em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Hoàng Đình Phương – giảng viên khoa GDNT - người đã tận tâm truyền đạt cho em những kiến thức chỉ dẫn tận tình giúp đỡ cho em hoàn thiện bài khóa luận này Kiến thức đã đem lại cho em nhiều lợi ích cũng như hiểu rõ hơn và áp dụng cho em sau này

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, bài khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô/thầy để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2024

Trang 4

4

ĐỀ TÀI: ĐƯA MỘT VÀI LÀN ĐIỆU DÂN CA BÀI CHÒI VÀO CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THANH KHÊ, QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 7

1.1 Cơ sở lý luận 12

1.1.1 Các loại hình dân ca ở Đà Nẵng 12

1.1.2 Đôi nét về loại hình nghệ thuật dân ca bài chòi 12

1.1.2.1 Không gian diễn xướng 19

1.1.2.2 Bộ bài 20

1.1.2.3 Qui trình hát Bài chòi 22

1.1.2.4 Tên gọi và hình vẽ trên lá bài 24

1.1.2.5 Các làn điệu Bài chòi 25

1.1.2.6 Về thể thơ, kết cấu và ngôn ngữ 27

1.1.2.7 Về tiết tấu và âm nhạc Bài chòi 28

1.1.2.8 Về nội dung lời hát Bài chòi 28

1.1.3 Đời sống sinh hoạt loại hình âm nhạc bài chòi ở Đà Nẵng 29

1.2 Thực trạng dạy-học âm nhạc ngoại khóa tại trường THPT Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 30

1.2.1 Khái quát về Trường THPT Thanh Khê 30

1.2.1.1 Cơ sở vật chất và quy mô nhà trường 32

1.2.1.2 Mô hình giáo dục của trường THPT Thanh Khê 32

1.2.1.3 Đội ngũ giáo viên 34

1.2.1.4 Đặc điểm học sinh trường THPT Thanh Khê 35

1.2.1.5 Những hoạt động ngoại khóa 36

1.2.1.6 Thực trạng dạy học âm nhạc ngoại khóa 37

1.2.1.7 Năng lực hát bài chòi của học sinh 37

1.2.1.8 Đánh giá kết quả khảo sát 38

Trang 5

5

1.1 Phương pháp dạy học hát dân ca bài chòi 41

2.2 Thực nghiệm sư phạm 42

2.2.1 Mục đích thực nghiệm 42

2.2.2 Đối tượng thực nghiệm 42

2.2.3 Nội dung thực nghiệm 42

2.2.4 Tổ chức thực nghiệm 43

2.2.5 Xây dựng bài giảng mẫu 43

2.2.6 Kết quả thực nghiệm 49

1 Kết luận 51

2 Kiến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Từ xưa đến nay, người dân không ngừng sáng tạo, lưu giữ và phát triển các loại hình văn hóa dân gian mang đậm bản chất của địa phương Trong đó phải kể đến các làn điệu dân ca như hò, hô hát Bài chòi, hát Bả Tạo, hát bội,… Có ý nghĩa rất to lớn và quan trọng đối với người con xứ Đà Là cái nôi của bài chòi Đà Nẵng, vào những năm 90 của thế kỷ 20, lúc cao điểm, toàn huyện Hòa Vang có đến 30 đội dân ca bài chòi Những nghệ nhân như Đỗ Hữu Quế, Hồ Thanh Châu,

Lê Thế Dân, Phạm Hồng Thái, Võ Thị Ninh… đi đến đâu cũng được người dân, nhất là người dân vùng quê chào đón nồng nhiệt Nghệ nhân Đỗ Hữu Quế chia sẻ: “Bài chòi là trò chơi, trò diễn xướng dân gian độc đáo mang phong vị làng quê, đậm chất văn hóa nông nghiệp ở các làng quê miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng

Trong nhiều thập niên qua, nghệ thuật bài chòi đã dần trở thành nếp sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong các lễ hội của người dân Đà Nẵng, nhất là dịp Tết, lễ hội đình làng và những dịp sinh hoạt cộng đồng Đặc biệt, tháng 12-

2017, nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam đã được UNESCO công nhận là

Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Đây là vinh dự, nguồn động lực to lớn của những nghệ nhân như chúng tôi”

Nhưng hiện nay, giới trẻ Đà Nẵng chưa có ý thức cao và quan tâm nhiều đến những giá trị truyền thống của địa phương , khiến những giá tinh thần này ngày càng mai một Đặc biệt là ở tuổi học sinh THPT, với tâm lý phát triển muốn tìm kiếm và học hỏi theo trào lưu hiện đại mà các em ít quan tâm đến những làn điệu dân ca mà ông cha ta đã lưu giữ và phát triển đến bây giờ và chạy theo những âm nhạc mới lạ của giới trẻ hiện nay

Không những thế, trong bối cảnh hội nhập hiện nay sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống với các trào lưu mới lạ đã ảnh hưởng không ít đến lớp trẻ hiện nay nói chung và thế hẹ học sinh ở các trường học nói riêng Giáo dục nước nhà, đặc biệt là các trường phổ thông đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn, mục đích hướng tới là tạo nên những học sinh trở thành những công dân tốt, bên cạnh

đó vẫn giữ được những bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương mình Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc truyền thống, đặc biệt là mang dân ca vùng miền đến với

Trang 8

Chính vì vậy tôi chọn đề tài: Đưa các làn điệu dân ca bài chòi vào chương trình ngoại khóa của trường THPT Thanh Khê làm tên cho khóa luận tốt nghiện của mình

2 Lịch sử đề tài

Nghiên cứu về Bài chòi, tác giả đã phân tích, so sánh tính chất của các làn điệu Bài chòi như Xuân nữ, Nam xuân, Hò Quảng cũng như đưa ra các dạng điệu thức thường xuyên xuất hiện trong các làn điệu Bài chòi

Tác giả nhận định:

Bài chòi Xuân nữ tha thiết, trữ tình, thích hợp với lối tự sự giải bày tâm trạng, lối đan ghép chất liệu đem lại giọng điệu mới, tạo nên sự điều hoà tính chất u buồn, mềm mại Bài chòi Nam xuân trong sáng khoẻ khoắn với cách pha trộn tiết tấu, kết hợp ngữ khí có thể diễn tả tính chất đểu giả, kệch cỡm Bài chòi Xàng xê buồn bã, bi thảm; khi dựng lên, tính chất khẳng khái, đấu tranh Bài chòi Hồ Quảng tươi tắn, phấn khởi

Nghệ thuật ca kịch Bài chòi là giáo trình hướng dẫn dạy học Bài chòi, được viết chủ yếu để đào tạo diễn viên và nhạc công bậc Trung cấp tại trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Bình Định, do NSUT Hoàng Lê chủ biên, xuất bản năm

2005

Trước khi đi vào hướng dẫn cụ thể quy cách dạy hát Bài chòi, tác giả trình bày một số nội dung nhằm giới thiệu khái quát một số nét về Bài chòi như: tóm lược lịch sử sân khấu Bài chòi, âm nhạc Bài chòi, hát Bài chòi và dân ca, múa sân khấu ca kịch Bài chòi, kĩ thuật biểu diễn sân khấu Bài chòi, một số nhạc cụ tiêu biểu trong sân khấu ca kịch Bài chòi

Trong phần dạy hát Bài chòi, tác giả xây dựng 2 bước cơ bản:

bước 1: tập luyện thanh – luyện giọng điệu;

Trang 9

9

bước 2: dạy làn điệu Bài chòi

Bước 1, ở nội dung tập luyện thanh, tác giả hướng dẫn tư thế luyện thanh

và luyện hơi thở trong thanh nhạc Nội dung luyện giọng điệu, tác giả hướng dẫn các kĩ thuật gồm: luyện giọng rung, luyến kết hợp với rung, phương pháp luyện giọng điệu Tác giả cho rằng: “luyện giọng điệu nhằm giúp cho diễn viên nắm chắc cơ bản về các giọng điệu Bài chòi, cách chuyển giọng từ nam sang nữ và ngược lại”

Bước 2, đi vào dạy các làn điệu Bài chòi, tác giả hướng dẫn luyện tập 6 làn điệu từ đơn giản đến phức tạp với 18 bài luyện tập bao gồm các làn điệu: Xuân

nữ mới, Xuân nữ cổ, Xàng xê dựng, Xàng xê lụy, Nam xuân, Hò Quảng

Chúng tôi nhận thấy giáo trình đã cung cấp các kiến thức từ khái quát đến

cụ thể về loại hình dân ca Bài chòi, bên cạnh đó cũng có sự phân tích sâu sắc tính chất của từng làn điệu, cụ thể như: làn điệu Xuân nữ mang tính chất trữ tình,

tự sự; làn điệu Hò Quảng mang tính chất tươi sáng, sôi nổi, rộn ràng; làn điệu Xàng xê mang tính chất ai oán, giận dữ, căm hờn giúp cho người học có thể đưa vào từng bài hát, câu hát, đoạn hát cho phù hợp với nội dung và yêu cầu của hoàn cảnh Giáo trình cũng hướng dẫn cách học hát bài chòi cơ bản nhất, bắt đầu với việc tập xướng âm, luyến láy, nhấn nhá, nhả chữ đúng dấu tròn vành để làm

rõ nội dung và phát triển vẻ đẹp của giai điệu, người nghe dễ tiếp thu và thú vị với âm thanh

Trương Đình Quang (2009), Ca nhạc Bài chòi - Ca nhạc kịch hát bài chòi; Trương Đình Quang (2005), Men rượu hồng đào;

Hoàng Chương (2007), Bài chòi và dân ca liên khu 5;

Trần Hồng (1997), Dân ca Đất Quảng;

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Nghệ thuật Bài chòi dân gian Việt Nam và những hình thức nghệ thuật tương đồng trên thế giới”

3 Mục đích nghiên cứu

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian: Các dàn điệu dân ca bài chòi

là một phần không thể thiếu trong trò chơi này Đưa những dàn điệu này vào trường học giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian, từ đó khuyến khích

sự tự hào về di sản văn hóa Việt Nam

Giáo dục đa văn hóa và đa dạng: Đưa các dàn điệu dân ca bài chòi vào trường học giúp học sinh hiểu về sự đa dạng văn hóa của đất nước Điều này

Trang 10

Tăng cường liên kết giữa trường học và cộng đồng: Đưa các dàn điệu dân

ca bài chòi vào trường học tạo điều kiện cho sự giao lưu và hợp tác giữa trường học và các nhân vật, nghệ nhân địa phương Điều này giúp tạo ra một môi trường học tập khám phá và thực hành văn hóa dân gian

Duy trì và phát triển di sản văn hóa phi vật thể: Thông qua việc đưa các dàn điệu dân ca bài chòi vào trường học, ta giúp duy trì và phát triển di sản văn hóa phi vật thể này Đây cũng là một cách để đưa di sản văn hóa dân gian gần hơn với thế hệ trẻ, đảm bảo sự tiếp nối và phổ biến cho tương lai

Tóm lại, việc đưa các dàn điệu dân ca bài chòi vào trường học không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho việc giáo dục, tạo nên một môi trường học tập đa văn hóa và thúc đẩy sự sáng tạo, giao tiếp của học sinh

4 Đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu chính là hoạt động dạy học dân ca Bài chòi vào chương trình ngoại khóa cho học sinh THPT Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây đựng chương trình áp dụng đưa dân ca bài chòi vào dạy học ngoại khóa cho học sinh trường THPT Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

6 Phạm vi nghiên cứu

Thực nghiệm ở Trường THPT Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong năm học 2023 – 2024

7 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Giúp cho khóa luận có những đánh giá trên cơ sở đối chiếu và so sánh các phương pháp với nhau

Trang 11

11

Phương pháp khảo sát, phỏng vấn: Giúp định hướng chính xác nội dung nghiên cứu từ những thông tin thu thập được Phân tích và hệ thống lại cho phù hợp với đề tài

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Giúp người viết có thể nghiên cứu, đánh giá thực tiễn bằng thực nghiệm thực tế

8 Đóng góp của đề tài

Sau khi hoàn thành đề tài này, sẽ đưa ra những giải pháp giúp cho việc dạy học hát bài chòi cho học sinh tại trường THPT Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đạt nhiệu quả hơn

Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp trong lĩnh vực dân ca bài chòi

Chương 2: Một số giải pháp dạy hát một số làn điệu dân ca bài chòi cho học sinh trường trung học phổ thông Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố

Đà Nẵng

Trang 12

12

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VIỆC DẠY- HỌC DÂN CA BÀI CHÒI TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THANH KHÊ, QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các loại hình dân ca ở Đà Nẵng

Ở Đà Nẵng, có nhiều loại hình nghệ thuật dân ca phong phú và đa dạng, phản ánh được bản sắc văn hóa của vùng miền này Dưới đây là một số loại hình nghệ thuật dân ca phổ biến tại Đà Nẵng:

• Nghệ thuật sân khấu Tuồng: Mặc dù có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, nhưng hình thức nghệ thuật này cũng được biểu diễn và ưa chuộng tại Đà Nẵng thông qua các vở diễn của các nhóm nghệ sĩ địa phương

• Hát bã trạo: Hát bả trạo là hình thức diễn xướng dân gian xuất phát từ tín ngưỡng thờ cá ông (Đại Đức Ngư ông) của ngư dân ven biển “Bả” là nắm chắc,

“trạo” là mái chèo Hát “bả trạo” là hát vững tay chèo theo động tác chèo thuyền Hát bả trạo còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như hát chèo bả trạo, chèo cầu ngư, chèo cạn, hò rước Ông

• Hát Bài chòi: "Bài chòi" là một hình thức nghệ thuật truyền thống ở Đà Nẵng và các vùng lân cận, là sự kết hợp của nghệ thuật ca hát, múa, diễn kịch

và trò chơi dân gian Đây là một hình thức giải trí cộng đồng rất phổ biến trong dịp lễ hội và các dịp đặc biệt

Các loại hình nghệ thuật dân ca này thường được biểu diễn trong các sự kiện văn hóa, lễ hội, hoặc các buổi biểu diễn văn nghệ cộng đồng tại Đà Nẵng Tuy Đà Nẵng có nhiều nghệ thuật dân ca truyền thống nhưng trường THPT

Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng chọn DÂN CA BÀI CHÒI

để dạy và học trong chương trình ngoại khóa, vì hiện nay bài chòi là loại hình dân ca được biết đến nhiều nhất và đang phát triển nhanh nhất trong tất cả các loại hình dân ca tại Đà Nẵng

1.1.2 Đôi nét về loại hình nghệ thuật dân ca bài chòi

Bài chòi là trò chơi dân gian mộc mạc, mang hơi thở cuộc sống của cộng đồng dân cư Và trên hết, bài chòi là ký ức văn hóa, lưu giữ bản sắc của người dân bản xứ Với những giá trị văn hóa nghệ thuật và sức sống mạnh mẽ được

Trang 13

13

cộng đồng cư dân miền Trung gìn giữ, ngày 7/12 vừa qua, nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam đã chính thức được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Bài chòi ở Hội An, Quảng Nam

Nghệ thuật bài chòi là một trong những hình thức nghệ thuật sân khấu dân tộc đặc sắc, được phát triển từ trò chơi bài chòi Bài chòi từ hô tên quân bài làm vui ở hội chơi, dần phát triển thành các tiết mục hát rồi diễn xướng dân gian với hình thức kể chuyện và trở thành nghệ thuật sân khấu bài chòi

Bài chòi là môn nghệ thuật đa dạng, kết hợp giữa âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học Về cơ bản, bài chòi là sân chơi của những ván cờ Mỗi ván gồm có 30 quân cờ với 30 tên gọi khác nhau, được chia thành 10 loại thẻ

gỗ Người chơi sẽ được chọn mua các loại thẻ đó Cuộc chơi bắt đầu diễn ra khi anh hiệu (người hô bài) bước đến ống thẻ cái, xóc đi xóc lại rồi chậm rãi rút từng con bài Mỗi lần rút bài, anh hiệu sẽ đọc tên quân bài đó Người nào ăn đủ 3 con (được 3 cờ) thì xem như thắng cuộc

Trang 14

14

Vào xuất cờ, mọi người đều chăm chú và thích thú lắng nghe những điệu hát trước khi anh hiệu hô câu thai mang tên quân bài Anh hiệu giỏi thường khéo léo hô một cách chậm rãi, khiến người nghe hồi hộp chờ đợi rồi đoán già đoán non đó là con bài gì Đối với những người chơi, chuyện được – thua không quan trọng mà thú vị ở chỗ họ cùng thưởng thức những câu hát trầm bổng, nhịp nhàng,

du dương như đọc thơ vậy

Thu Sang - diễn viên của Trung tâm Văn hóa Thể thao Hội An chia sẻ: Đây

là một hoạt động văn hóa Những câu chúng tôi hát đều rất vui, mình hát đối đáp với nhau và diễn rất hài hước Có những câu như hò vè, hát đối, hát ghẹo… và thường hát 2 người sẽ vui hơn

Theo nhà nghiên cứu Phùng Sơn, bài chòi thu hút các vị khách quốc tế bởi các sân chơi đã được tái hiện theo đúng lối cổ và rất màu sắc Bên cạnh đó, trong dàn nhạc bài chòi có tiếng trống cuốn hút những người mê nhạc jazz với tiếng trống là chủ lực Chính vì vậy những người nước ngoài dù không hiểu lời bài hát nhưng lại bị say mê chất nhạc của bài chòi

Hiện nay, để bài chòi gần gũi và dễ hiểu hơn đối với du khách Việt, những lời cổ của bài chòi đã được thay thế bằng lời mới, như lời ông Phùng Sơn: Khi phục hồi lại, thì phải có lực lượng biên tập, sáng tác những lời mới Bởi những làn điệu dân ca là cố định rồi, nhưng lời mới với những nội dung phản ánh thực

tế của hiện tại Những lời cổ đôi khi rất khó hiểu, nên khi viết bài chòi tôi cố gắng đưa ra những tình huống xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống Thêm nữa, để chất dân ca đậm đặc, tôi không dám làm thơ, bởi bài chòi thường dùng những câu lục bát hoặc lục bát biến thể Thế nên, nếu mình dùng lời mới quá thì chất dân ca mất đi, mà tôi chọn những câu ca dao đã có sẵn âm điệu, rồi từ những câu ca dao đó mình phát triển thêm để đưa vào con bài, như thế vẫn giữ nguyên được chất dân ca, du dương

Nghiên cứu nguồn gốc bài chòi, GS Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc, người đã có hàng chục năm tìm hiểu

và nghiên cứu nghệ thuật bài chòi cho biết đến nay, vẫn chưa tìm thấy văn bản

Trang 15

15

nào ghi lại nguồn gốc ra đời của nghệ thuật bài chòi Tuy nhiên, qua truyền thuyết dân gian, qua lời kể của những nghệ nhân thì vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, nhiều thú dữ trên rừng thường về phá hoại mùa màng, quấy nhiễu cuộc sống của dân lành Để chống lại thú dữ, người dân trong làng đã dựng những chiếc chòi rất cao ở ven rừng Trên mỗi chiếc chòi cắt cử một thanh niên trai tráng canh gác, nếu thấy thú dữ về phá hoa màu thì đánh trống, hô to để đuổi chúng… Trong quá trình ấy, để đỡ buồn chán, người ta đã nghĩ ra cách giao lưu với nhau bằng những câu hát, câu hò

Để phù hợp với hoàn cảnh khi đó, người trên các chòi đã ngồi trên chòi để hát - hô đối đáp nhau giữa chòi này với chòi khác Rồi không chỉ có vậy, người dân còn sáng tạo ra cách ngồi bài tứ sắc (tương tự như chơi tam cúc ở ngoài Bắc) Hình thức vừa chơi bài, vừa hô (hát) giữa các chòi với nhau để giải trí này

đã được dân gian gọi là hô bài chòi, khởi nguồn của nghệ thuật bài chòi sau này Cũng có một số nhà nghiên cứu đưa ra luận cứ rằng Ðào Duy Từ (1572-1634), người Thanh Hóa, theo Chúa Nguyễn vào Nam, điểm dừng chân đầu tiên của ông là Bình Định Đào Duy Từ đã dựa theo mô hình tiêu khiển ở các chòi canh miền núi mà sáng tạo ra hội bài chòi Từ lối sinh hoạt văn hóa nương rẫy, ông ứng dụng vào trò chơi đánh bài trên chòi, dần dần có tên gọi là hội đánh bài chòi Về sau, hội bài chòi thường được tổ chức trong những dịp xuân nên được gọi là hội đánh bài chòi xuân

Trang 16

16

Thẻ bài (dùng cho người ngồi chơi ở trên chòi)

Bài chòi, hiểu một cách đơn giản nhất là một kiểu ngồi trên chòi đánh bài, nhưng nó không chỉ dừng lại ở một trò chơi bài ở trong một không gian mở mà

nó gắn liền với nghệ thuật diễn xướng hô bài chòi với các nghệ nhân chính trong vai trò "anh hiệu" (những người quản trò)

Dần dà, việc thắng thua trong chơi bài không còn mang ý nghĩa vật chất nữa mà đã trở thành một trò giải trí, một sân chơi văn hóa của người dân nơi đây Người ta đến hội bài chòi chủ yếu là để nghe người chơi hát - hô những câu

ca dao, tục ngữ hoặc là tự sáng tác ra những câu hát hay - hô hay Để đáp ứng nhu cầu người xem, trong quá trình phát triển, những người chơi bài chòi đã đưa thêm những tích trò, những câu chuyện vào trong nghệ thuật hát bài chòi… Trong khoảng những năm 1930-1940, để thu hút người xem, từ một điệu

hô - hát ban đầu, những nghệ nhân hát bài chòi đã sáng tạo ra 4 làn điệu cơ bản

Trang 17

17

là “Xuân nữ”, “Cổ bản”, “Xàng xê” và Hò Quảng” Sau này, các nghệ nhân còn mượn một vài làn điệu của hát bội (tuồng) để làm phong phú thêm cho bài chòi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng ta nhận thấy, người dân

ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ đặc biệt yêu thích hát bài chòi, nên đã vận dụng đưa loại hình nghệ thuật vào hỗ trợ công tác tuyên truyền cho người dân Chính vì vậy, thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp được coi là “thời hoàng kim” của nghệ thuật bài chòi Khắp nơi khắp chốn, từ bộ đội, nhân dân… đâu đâu cũng hát bài chòi nên nhiều sáng tác mới, gắn với cuộc sống sinh hoạt của người dân đã ra đời

Sau năm 1954, tất cả nghệ nhân bài chòi phục vụ kháng chiến được tập kết

ra Bắc Đến đầu năm 1955, bài chòi bắt đầu được đưa lên sân khấu

Từ năm 1975 tới nay, nghệ thuật bài chòi vẫn được duy trì Ở các tỉnh Trung

Bộ, nhất là Bình Định, ngày nay, loại hình di sản này còn được lưu trong sinh hoạt làng xã, trong tục ngữ ca dao

Đến năm 2000, hội đánh bài chòi Xuân được NSƯT Phan Ngạn 2008) của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định phục hồi Ông là người có công đầu trong việc khôi phục lại bộ bài chòi, hội chơi, tìm lại được các nghệ nhân Hiệu hạt nhân để tổ chức được một hội bài chòi truyền thống

(1931-Với sự tiếp sức của dự án bảo tồn “Hội đánh bài chòi cổ dân gian Bình Định” cùng với hiệu quả từ các kỳ liên hoan dân ca bài chòi trên địa bàn tỉnh, năm 2010, hội đánh bài chòi mới thực sự hồi sinh

Ngày 25/8/2014, “Nghệ thuật Bài chòi” (ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam) được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Sau đó, Hồ sơ quốc gia “Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ của Việt Nam” (do Viện Âm nhạc phối hợp với 9 tỉnh, thành phố - từ Quảng Bình đến Khánh Hòa

Trang 18

18

- thực hiện) đề cử UNESCO xem xét, công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - được hoàn thành và gửi đến UNESCO vào tháng 3/2016

Rộn ràng hội thi các câu lạc bộ bài Chòi

Tại đất võ Bình Định, hội bài chòi không chỉ còn được tổ chức vào dịp đầu xuân để phục vụ người dân mà còn là một đặc sản không thể thiếu được trong kho tàng văn hóa dân gian địa phương để giới thiệu với du khách gần xa…

Trang 19

19

1.1.2.1 Không gian diễn xướng

Không gian diễn xướng bài chòi hội

Để tổ chức một hội Bài chòi, việc đầu tiên là dựng chòi Tùy địa phương

mà người dân dựng 9 hay 11 chòi theo "Bát quái đồ” hoặc "Thập Can" (ít dựng hơn), phổ biến nhất là 9 chòi Hiện nay, việc dựng chòi để tổ chức hô/hát Bài chòi có nhiều cải biến, đơn giản hơn chỉ gồm một chòi chính dành cho anh Hiệu, còn lại là một vài chòi dành cho người chơi Trước khi dựng chòi, người dân làm lễ cúng đất, xin thổ địa cho phép động thổ để dựng chòi Chòi ở Đà Nẵng dựng bằng 4 đoạn tre, có tạo bậc thang trèo lên chòi Chòi cao bằng nhau, độ 2 mét, có giường tre, lợp hai mái bằng rạ, hoặc tranh, ba bên che kín, phía trước

để trống Hai cột gần chỗ ngồi tạo mõ để gõ, thanh giường phía trước gắn một đoạn chuối nhỏ nằm ngang hoặc một cái ống nhỏ để cắm cờ tới cho các chòi con Chòi Trung ương lớn gấp đôi chòi con, nằm ở giữa, cuối 2 hàng chòi con, đối diện với nhà Hội, đủ chỗ ngồi cho 5 đến 6 người Nhà Hội làm ở đầu sân, rộng, có phản ngồi, bàn ghế để trà nước, rượu, bánh trái và quà thưởng…

Trang 21

21

Bộ pho vạn

Bộ pho sách

Trang 22

- Pho Vạn: gồm Nhứt Trò (Học Trò), Nhì Bí, Tam Quăng, Tứ Móc (Tứ Gióng), Ngủ Trợt, Lục Trạng, Thất Vung, Bát Bồng, Cửu Chùa, Bạch Huê (Bạch Tuyết)

- Pho Sách: gồm Nhứt Nọc, Nhì Nghèo, Ba Gà, Tứ Sách, Ngủ Trưa (Ngủ Dụm), Sáu Hột, Bảy Thưa (Bảy Hột), Tám Dây, Cửu Điều, Tứ Cẳng

Nếu chơi 9 chòi chỉ có 27 cặp, nếu chơi 11 chòi có 33 cặp Vì vậy, người

ta thêm vào 3 con bài xếp thành ba cặp yêu: Ông Ầm, Cửu Điều và Tứ Cẳng đều màu đỏ, khác với các con bài kia đều màu đen Tuy nhiên, tên một số con bài đôi khi có những cách gọi khác nhau

1.1.2.3 Qui trình hát Bài chòi

Để tổ chức một hội Bài chòi, người ta chuẩn bị hai ống đựng thẻ bài, ống bằng tre hoặc bằng gỗ, hình tròn Mỗi ống gồm 30 lá bài trùng nhau từng đôi Một ống làm bài tỳ và giao cho anh Hiệu để rút thẻ hô con bài Còn ống kia để sau mỗi lần anh Hiệu hô con bài nào thì người lính phụ việc cầm con bài đó lên

để cho người chơi nhìn rõ con bài vừa tới là gì, rồi treo lên trên cái giá làm bằng tre để ở giữa sân Ngoài ra, còn chuẩn bị một bộ thẻ bài gồm 10 thẻ, trên mỗi thẻ

có 3 quân bài, tương ứng với 30 quân bài trong bộ Bài chòi sử dụng để hô/hát

Trang 23

ở chòi đó đã thắng thì chấm dứt một ván/hiệp bài và tiếp tục một ván/hiệp bài khác

Ở những địa phương không có nghệ nhân hô/hát bài chòi thì họ tổ chức chơi bài chòi với hình thức đơn giản hơn: không có anh Hiệu mà chỉ có người

hô (không hát) Người hô xóc thẻ rồi rút từng con bài Mỗi lần rút bài người hô đọc (xướng) to tên con bài Người nào có đúng quân bài đó thì xướng lên “ăn rồi” và được trao một cây cờ đuôi nheo nhỏ Người chơi ăn đủ 3 con (được 3 cờ) thì hô “tới”

Thông thường cuộc chơi từ 8 đến 10 hiệp/ván là hết một hội bài chòi Điều đặc biệt, trong mỗi một hiệp/ván bài chòi không hát lặp lại lần thứ hai những con bài đã hô/hát ở ván trước Nếu ở hiệp/ván sau thì cũng tên con bài đó nhưng hô/hát lời khác và chỉ lặp lại các từ Ới bạn mình ơi cộng với tên con bài sắp ra

Một điều hết sức đặc biệt trong mỗi hội chơi Bài chòi đó là vai trò của anh Hiệu - người điều khiển hội Bài chòi, được xem là linh hồn của cuộc chơi Hội Bài chòi có sinh động, rôm rả, thu hút người chơi và người xem hay không phụ

Trang 24

24

thuộc vào tài hô/hát của anh Hiệu Trong mỗi hội Bài chòi ở Đà Nẵng, Hiệu thường là đôi nam nữ hát đối đáp, cộng thêm lối pha trò hài hước, tung hứng cùng nhau và có ứng tác đặc sắc, tăng thêm tính giao tiếp với người chơi khiến cho hội Bài chòi càng sôi nổi hơn

Một anh/chị Hiệu giỏi phải là người hát hay, có tài ứng khẩu linh hoạt, có khả năng làm trò duyên dáng, có tính hài hước, nhanh nhẹn, thuộc hàng trăm bài thơ, bài vè, hàng ngàn câu ca dao; phải biết hát nam, hát khách những làn điệu dân ca đặc trưng của những vùng miền xứ Quảng

1.1.2.4 Tên gọi và hình vẽ trên lá bài

Lá bài

Tên con bài là những tên gọi nôm na, tinh nghịch, hài hước tiếng Nôm có, tiếng Hán có mà khi đọc lên rất vui tai, ngộ nghĩnh, đôi lúc tưởng như tục tĩu, thô lỗ, nhưng vẫn rất tự nhiên: bảy giày, bảy sưa, ba gà, ba bụng, nọc đượng, năm rún, ông ầm, bạch tuyết (đôi nơi gọi là bạch huê, có khi còn gọi là con l…),

tứ tượng, ngủ trưa… Có con bài gợi lên hình ảnh một anh nông dân chây lười, biếng nhác “Ngủ trưa, ngủ trượt”, có con lại gợi lên sự đanh đá điêu ngoa “Đỏ

Trang 25

25

mỏ”, có con lại gợi lên hình ảnh gánh gồng của một đôi gióng nặng nợ “Tứ gióng”

Các quân bài ở pho Văn sử dụng những hình vẽ gần gũi với lối hình học,

có những miếng tròn như bánh xe, đồng tiền hay nửa đồng tiền Quân bài thuộc pho Vạn thì đều vẽ mặt người Các quân bài pho Sách lại vẽ những nút tròn nhỏ, giữa vòng tròn có những chấm đen, ngoài ra còn có những đường gạch ngang rất đều có thể hình dung như quấn tròn đều đặn bằng dây mây Ba cặp bài yêu cũng có hình vẽ tương tự Trên mỗi con bài không ghi tên, chỉ có hình vẽ làm

ký hiệu riêng cho mỗi con bài

1.1.2.5 Các làn điệu Bài chòi

Làn điệu hát Bài chòi dựa trên sáu làn điệu chính: Xuân nữ cổ, Xuân nữ mới, Cổ bản, Xàng xê cũ (lụy), Xàng xê mới (dựng), Hồ quảng (còn được gọi là

hò quảng)

• Điệu Xuân nữ cổ với đặc điểm nổi bật chủ yếu dựa trên thơ Lục bát biến thể với số ca từ nhiều, giai điệu được tiến hành với nhịp độ hơi nhanh và được đẩy lên âm khu cao, tạo nên tính chất sôi nổi, cuốn hút Vì vậy, làn điệu Xuân

nữ cổ thường được dùng để áp dụng vào các câu hát có tính chất dí dỏm, hài hước, hoặc trong ca kịch Bài chòi dùng để kể chuyện và thể hiện tính cách giận

dỗi, dằn xóc của nhân vật

• Điệu Xuân nữ mới sử dụng lời ca là thơ lục bát và một số ít thơ lục bát biến thể ít từ, nhịp độ hơi chậm hơn so với điệu Xuân nữ cổ Giai điệu nhẹ nhàng, mượt mà, trữ tình, da diết… phù hợp với những câu hát mang tâm trạng tự sự,

bộc bạch, nhắn gửi, tâm tình, nhớ nhung…

• Điệu Cổ bản, thường được sử dụng mở đầu cho cuộc chơi Bài chòi để giới thiệu sơ lược tất cả các con bài trong bộ bài Tỳ Nhìn chung, điệu Nam xuân được sử dụng không nhiều trong Hát Bài chòi ở Quảng Nam Nhịp điệu của điệu này nhanh hơn so với điệu Xuân nữ Tính chất giai điệu tươi vui, trong sáng, pha

Trang 26

26

chút tinh nghịch, khỏe khoắn “Bài chòi Nam xuân trong sáng, khỏe khoắn Với

cách pha trộn tiết tấu, kết hợp ngữ khí có thể diễn tả tính chất đểu giả, kệch cỡm

• Điệu Xàng xê lụy sử dụng chủ yếu là thơ lục bát, nhịp độ rất chậm, tiết tấu ổn định, ít đảo phách Giai điệu mang tính chất trữ tình, da diết, bi lụy Âm khu thường nằm ở âm khu trung và trầm, đôi khi giai điệu cũng được đưa lên

âm khu cao với mục đích xây dựng cao trào Trong ca kịch Bài chòi, điệu Xàng

xê lụy thường được dùng cho các nhân vật trung thực, hiền lương, địa vị thấp

trong xã hội, thể hiện tâm trạng buồn tủi, mất mát, ai oán, than vãn,…

• Khác với điệu Xàng xê lụy, điệu Xàng xê dựng sử dụng thơ lục bát và lục bát biến thể, tiết tấu dùng nhiều đảo phách, nhịp độ hơi nhanh Giai điệu thường nằm trên âm khu cao, cảm giác trong sáng, hùng hồn “Bài 46 chòi Xàng

xê buồn bã, bi thảm; khi dựng lên, tính chất khẳng khái, đấu tranh”

• Điệu Hò Quảng sử dụng chủ yếu là thơ lục bát, đôi khi sử dụng lục bát biến thể ít từ Nhịp điệu hơi nhanh, dùng nhiều tiết tấu đảo phách, giai điệu tươi sáng nhộn nhịp Nhìn chung, điệu Hò Quảng có tính chất vui tươi, trong sáng thể hiện tình cảm vui mừng, phấn khởi, thắng lợi,…

Ở Đà Nẵng, Bài chòi còn tiếp thu những làn điệu khác: hò khoan, hát ru, vọng kim lang, vè quảng lý thương nhau, hò giã vôi, hoa chúc, các điệu lý như:

lý hò hê, lý tình tang, lý vọng phu, lý vãi chài… Cộng với ảnh hưởng của lối hát lối nói tuồng mà hình thành nên những làn điệu bài chòi rất độc đáo Bài chòi ở

Đà Nẵng mang đậm tính dân gian và tích hợp được nhiều âm giai, âm hưởng của dân ca Quảng Nam, đặc biệt là lối vừa hô bài chòi, vừa hát

Nghệ thuật diễn xướng cũng đóng một phần quan trọng làm nên thành công của một hội Bài chòi Trong phần diễn xướng chủ yếu là xướng, bao gồm: nói lối, xuống hò và hát

Nói lối: là hình thức mở đầu trong Bài chòi, nói có vần, có lối những bài thơ dân gian, hát tự do, không nhịp điệu, không tiết tấu Mở đầu hội Bài chòi

Trang 27

27

không phải lúc nào cũng nói lối, mà có thể có nhiều cách khác nhau: nói lối xuống hò vào hát, không xuống hò vào hát, không nói lối vào hát ngay, nói thường vào hát

Xuống hò: sau nói lối là xuống hò, đóng vai trò lấy hơi, để ổn định điệu thức hoặc để “kết đoạn” sau một đoạn hát

Hát : hát Bài chòi từ lối chơi dần dần trở thành một hình thức diễn xướng dân ca, dùng thơ lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát, thơ mới… Hát trên nền ngũ cung hơi nam giọng oán, với các làn điệu cổ truyền Xuân nữ, Cổ bản, Xàng xê, Hồ quảng… những câu có thể ngắn, giản dị như những câu đố vui hoặc

có thể dài mang tính chất tự sự, trữ tình…

1.1.2.6 Về thể thơ, kết cấu và ngôn ngữ

Bài bản của lời hát Bài chòi đang thực hành ở Đà Nẵng là những bài thơ bốn chữ, năm chữ theo điệu vè và phổ biến nhất là thơ lục bát (6/8), lục bát biến thể, song thất lục bát

Nhờ ai đỗ tổng đỗ nghề Nhờ ai lên xuống ngựa xe huy hoàng Nhờ ai ta chiếm được bảng vàng

Ngoài công cha mẹ, còn mang ơn Thầy

Về kết cấu lời hát Bài chòi thường được sáng tác theo một khuôn mẫu, đồng thời, có sự sáng tạo thêm trong từng hoàn cảnh của anh Hiệu Bên cạnh đó lời ca bài chòi còn có kết cấu một vế đơn giản, và kết cấu hai vế theo dạng ca dao đố - giải

Về ngôn ngữ, thổ âm địa phương được biểu hiện rõ nét trong lời hô/hát Bài chòi của anh Hiệu ở Đà Nẵng, đó là tiếng nói của người Quảng Nam Ngôn ngữ

Trang 28

28

trong lời hô/hát Bài chòi giàu tính hình tượng, mang tính tự sự và trữ tình cao, tạo sự liên tưởng cho người nghe để đoán định con bài sắp ra và hiểu được nội dung lời ca bài chòi biểu đạt nội dung gì

1.1.2.7 Về tiết tấu và âm nhạc Bài chòi

Về tiết tấu, chỉ có nhịp đôi đều đặn hay nhịp ba bỏ một nhịp, nhưng cũng

1.1.2.8 Về nội dung lời hát Bài chòi

Trong lời hát của anh Hiệu, có thể bắt gặp được những lời tự sự về sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất, ca ngợi tình làng nghĩa xóm, cách đối nhân

xử thế, hay phê phán những thói hư tật xấu ở đời…

Có thể nói, hô hát Bài chòi đầu Xuân là một trong những nét văn hoá truyền thống dân gian rất độc đáo và mang tính đặc trưng của vùng đất và con người

xứ Quảng nói chung và Đà Nẵng nói riêng

Nghệ thuật Bài chòi ở Đà Nẵng mang đậm chất sân khấu nhỏ, đầy tính ngẫu hứng, thể hiện cốt cách, đặc trưng văn hóa của cư dân địa phương, lưu giữ phương ngữ, phong tục, tập quán trong các câu hát Bài chòi Sinh hoạt Bài chòi

là một hình thức giải trí độc đáo của người dân vào dịp Tết, lễ hội đình làng, lễ cúng tiền hiền hay lễ hội Cầu ngư, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu

Ngày đăng: 04/12/2024, 10:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w