1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện hòa vang thành phố Đà nẵng

133 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 9,94 MB

Nội dung

- Bài viết “Ứng dụng CNTT trong quản lí trường trung học cơ sở - Thực trạng và giải pháp” của Tiến sĩ Ngô Quang Sơn 2007 “nêu lên những mặt tích cực và hạn chế trong việc ứng dụng CNTT

Trang 1

HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng – 2024

Trang 2

HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI VĂN HÙNG

Đà Nẵng – 2024

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ ii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Phạm vi nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 5

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 10

1.2.1 Công nghệ thông tin 10

1.2.2 Ứng dụng CNTT 10

1.2.3 Ứng dụng CNTT trong dạy học 10

1.2.4 Quản lý giáo dục 11

1.2.5 Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học 11

1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THCS 12

1.3.1 Vai trò, vị trí của CNTT trong dạy học 12

1.3.2 Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học của GV THCS 13

1.3.3 Các phương pháp dạy học để ứng dụng CNTT 15

1.3.4 Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS 16

1.3.5 Các mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS 17

1.3.6 Yêu cầu về cơ sở vật chất khi ứng dụng CNTT trong dạy học 17

1.4 Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS 18

1.4.1 Lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS 18

1.4.2 Tổ chức, chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS 18

Trang 7

1.4.3 Kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng

trường THCS 19

1.4.4 Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV 20

1.4.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS 21

Tiểu kết chương 1 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 25

2.1 Khái quát chung về khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang 25

2.1.1 Mục tiêu khảo sát 25

2.1.2 Đối tượng khảo sát 25

2.1.3 Nội dung và phương pháp khảo sát 25

2.1.4 Thang đo và xử lý kết quả khảo sát 26

2.2 Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục THCS trên địa bàn huyện Hòa Vang 26

2.2.1 Vài nét về huyện Hòa Vang 26

2.2.2 Thực trạng giáo dục THCS huyện Hòa Vang 27

2.3 Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THCS huyện Hòa Vang 33

2.3.1 Thực trạng nhận thức về vai trò, vị trí ứng dụng CNTT trong dạy học 33

2.3.2 Thực trạng nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học của GV THCS 35

2.3.3 Thực trạng phương pháp dạy học để ứng dụng CNTT ở các trường THCS 39

2.3.4 Thực trạng về hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS 41

2.3.5 Thực trạng mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS 44

2.3.6 Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất để ứng dụng CNTT với chất lượng dạy học 46

2.4 Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Hòa Vang 49

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS 49

2.4.2 Thực trạng tổ chức, chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS 52

2.4.3 Thực trạng kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS 56

Trang 8

2.4.4 Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong

dạy học của đội ngũ GV 59

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS huyện Hòa Vang 60

2.5.1 Những thời cơ và điểm mạnh 60

2.5.2 Những thách thức và hạn chế 61

2.5.3 Phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan 62

Tiểu kết chương 2 63

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 64

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 64

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 64

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 64

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 64

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 65

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 65

3.2 Các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng 65

3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về ứng dụng CNTT 65

3.2.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo các tổ chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH 67

3.2.3 Biện pháp 3: Tăng cường đảm bảo các điều kiện về CSVC, thiết bị CNTT theo hướng hiện đại, đồng bộ 70

3.2.4 Biện pháp 4: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh 74

3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học 76

3.3 Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp 78

3.3.1 Khái quát chung về khảo nghiệm 78

3.3.2 Kết quả khảo nghiệm 78

Tiểu kết chương 3 81

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 10

2.7: Kết quả khảo sát của HS về vai trò, vị trí ứng dụng CNTT trong dạy học tại huyện Hòa Vang 34

2.8: Kết quả khảo sát của CBQL và GV về nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học của GV THCS huyện Hòa Vang 35 2.9: Kết quả khảo sát của HS về nội dung ứng dụng CNTT trong

2.10: Kết quả khảo sát của CBQL và GV về phương pháp dạy học để ứng dụng CNTT ở các trường THCS huyện Hòa Vang 40 2.11: Kết quả khảo sát của HS về phương pháp dạy học để ứng dụng

2.12: Kết quả khảo sát của CBQL và GV về hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang 41 2.13: Kết quả khảo sát của HS về hình thức ứng dụng CNTT trong

dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang 43 2.14: Kết quả khảo sát của CBQL và GV về mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang 44 2.15: Kết quả khảo sát của HS về mức độ ứng dụng CNTT trong dạy

2.16:

Kết quả khảo sát của CBQL và GV về điều kiện cơ sở vật chất

để ứng dụng CNTT với chất lượng dạy học tại các trường

THCS huyện Hòa Vang

47

2.17:

Kết quả khảo sát của HS về điều kiện cơ sở vật chất để ứng

dụng CNTT với chất lượng dạy học tại các trường THCS

huyện Hòa Vang

48

Trang 11

Số hiệu

2.18:

Kết quả khảo sát của CBQL và GV về hiệu quả lập kế hoạch

ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS tại huyện

Hòa Vang

49

2.19: Kết quả khảo sát của CBQL và GV về hiệu quả tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS tại

huyện Hòa Vang

52

2.20:

Kết quả khảo sát của CBQL và GV về hiệu quả chỉ đạo hoạt

động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS tại

huyện Hòa Vang

54

2.21:

Kết quả khảo sát của CBQL và GV về hiệu quả kiểm tra đánh

giá hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường

2.22:

Kết quả khảo sát của CBQL và GV về hiệu quả quản lý cơ sở

vật chất phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường

THCS tại huyện Hòa Vang

59 3.1: Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất 79 3.2: Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 80

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Ngày nay, thế giới đang đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế tri thức phát triển mạnh, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là xu thế chủ yếu Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu Những điều này đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu

Ở Việt Nam, Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về phát triển giáo dục – đào tạo Các nghị quyết của Đảng về GD&ĐT được lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt được những thành quả nhất định Qui mô, mạng lưới cơ sở giáo dục tiếp tục được mở rộng Hệ thống giáo dục – đào tạo các cấp từ cơ sở đến đại học, dạy nghề được tổ chức lại một bước Quan tâm đầu tư cho giáo dục được chú ý hơn, chi ngân sách cho giáo dục đạt trên 20% tổng chi ngân sách Chất lượng đào tạo có bước tiến bộ Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh Công tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến Chủ trương đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người, cho phát triển đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện và nhận được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội

Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế do Ban chấp hành Trung ương ban”

hành Trong Nghị quyết đã nêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học

theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,

kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông trong dạy và học” [1, tr.6]

Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy -

học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” [32] Trong Quyết định có nêu định

hướng đến năm 2025: “Mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động

Trang 13

dạy - học, nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Công nghệ thông tin trở thành động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục và đào tạo” [32, tr.2]

Ngày 25 tháng 01 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số

131/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển

đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030"

Mục tiêu chung của Đề án là “Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng

tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản

lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số” [33, tr.2]

“Giáo dục và Đào tạo huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua

đã và đang thực hiện sứ mệnh phát triển giáo dục và đào tạo của mình, đã có những thành tựu đáng khích lệ, cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư, chất lượng giáo dục được nâng lên, quy mô trường lớp phát triển, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục từng bước được nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Nhận thức tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Hòa Vang đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý Việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang bước đầu đạt được một số kết quả nhất định Tính đến năm học 2022

- 2023, tất cả các trường THCS huyện Hòa Vang đã được đầu tư trang bị máy vi tính, máy chiếu, màn hình tivi, lắp đặt mạng Internet Một số trường có tập huấn cho GV về công tác ứng dụng CNTT trong dạy học Tuy nhiên, hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học còn những hạn chế, chất lượng dạy học chưa được nâng lên nhiều so với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.”

Từ những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp: "Quản lý ứng dụng

CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS huyện Hòa Vang, thành

phố Đà Nẵng

Trang 14

4 Giả thuyết khoa học

Trong thời gian qua, quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang, “thành phố Đà Nẵng đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT phù hợp, khả thi trong hoạt động dạy học thì sẽ nâng cao chất lượng và hiệu

quả hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Phân tích cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS

5.2 Phân tích cơ sở thực tiễn trên cơ sở đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT của GV và công tác quản lý ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng tại các trường THCS huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THCS huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

5.4 Khảo nghiệm đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THCS huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

6 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, tác giả sẽ sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Bao gồm các phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; phân loại và hệ thống hoá những nội dung lý luận làm

cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng của CBQL và GV thuộc địa bàn nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp và điều tra bằng phiếu hỏi CBQL,GV, HS tại các trường THCS được nghiên cứu trên địa huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

- Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu hồ sơ,…

6.3 Phương pháp xử lý số liệu

Dùng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu

Trang 15

7 Phạm vi nghiên cứu

7.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu

Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học và đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THCS huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2023- 2027

7.2 Phạm vi đối tượng khảo sát, điều tra, phỏng vấn

- Cán bộ quản lý: 75 người, gồm: 02 cán bộ Phòng GD&ĐT, 22 CBQL trường THCS và 51 tổ trưởng các tổ bộ môn trường THCS

- Giáo viên: 150 giáo viên bộ môn THCS.”

- Học sinh: 200 học sinh

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, Khuyến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THCS

- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng

- Chương 3: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

“Từ những năm 1980, các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng công nghệ máy tính có thể thúc đẩy qua trình tự học ở học sinh, tăng cường sự hướng dẫn cho các học sinh có nhu cầu đặc biệt, nâng cao thái độ của học sinh đối với việc học,

hỗ trợ GV trong việc thực hiện một số nhiệm vụ giảng dạy hàng ngày Báo cáo năm

1990 của Hiệp hội các nhà xuất bản phần mềm về hiệu quả của sử dụng máy vi tính trong trường cho thấy việc sử dụng công nghệ như một công cụ học tập có thể tạo ra

sự khác biệt tích cực về thành tích, thái độ và mức độ tương tác giữa các học sinh với nhau cũng như tăng cường mức độ tương tác giữa HS và GV

Trên thế giới, các nước có nền giáo dục phát triển đều chú trọng đến việc ứng dụng CNTT như: Nước Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Australia, Canada, Nhật Bản, Phần Lan Để ứng dụng CNTT được như ngày nay, các nước này đã trải qua rất nhiều các chương trình quốc gia về tin học hoá cũng như ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là ứng dụng vào khoa học công nghệ và giáo dục [35] Họ coi đây là vấn đề then chốt của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là chìa khoá để xây dựng và phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tăng trưởng nền kinh tế để xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức, hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới

Các nước trên đã rất quan tâm đầu tư, quản lý việc ứng dụng CNTT, ví dụ như:

Ở Mỹ và các nước châu Âu, những nghiên cứu về quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục được thực hiện từ rất sớm nên dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối thập niên 90.”

Hàn Quốc xác định rõ: Mục tiêu chiến lược của chính sách đẩy mạnh tin học hóa ở Hàn Quốc là xây dựng một xã hội thông tin phát triển vào năm 2000 Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc thành lập “Quỹ thúc đẩy CNTT” do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý [35]

“Singapore: Bộ Giáo dục Singapore đã khởi động kế hoạch tổng thể về CNTT trong giáo dục (Master Plan for IT in Education) từ năm 1997 Với chương trình này, mọi trẻ em của Singapore được đảm bảo cơ hội tiếp cận với môi trường học đường mang đậm màu sắc CNTT Một Ủy ban máy tính quốc gia đã ra đời để quản lý và chỉ đạo công tác đó Tháng 7/2002, Bộ Giáo dục Singapore đã công bố Kế hoạch tổng thể CNTT2 nhằm kế thừa và phát huy những thành công của kế hoạch 1 và tiếp tục đưa ra những định hướng chung cho các trường trong việc tận dụng những cơ hội CNTT đem

Trang 17

lại để phục vụ giảng dạy và học tập [36]

Chính nhờ những chính sách và quản lý đúng đắn về phát triển CNTT mà những quốc gia nói trên đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục trong những thập kỉ qua.”

Ngoài ra, còn có nhiều đề tài nghiên cứu đã thực hiện về ứng dụng CNTT trong dạy học như:

“Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ở Hồng Kông” của David M

“Kennedy, Andrew Klein và Creighton Peet (2010) [38] Các tác giả đã dựa trên phong cách học của học sinh và phong cách dạy của GV để đưa ra hướng dẫn sử dụng CNTT như thế nào cho hiệu quả.”

Đề tài “Công nghệ thông tin trong dạy học: những lợi thế và rào cản” của

Mohammad Javad Riasati, Negah Allahyar, Kok-Eng Tan (2012) đã đưa ra sáu lợi thế của việc ứng dụng CNTT và năm rào cản đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học [39]

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Tại Việt Nam, ngay từ những năm đầu của thập niên 90, “Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chủ trương đưa máy tính vào các trường học để dạy học Tin học và làm phương tiện dạy học các môn học khác Sau đó là chương trình quốc gia về CNTT (1996-2000), đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước (2001-2005) ban hành kèm theo Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ [30],” Quyết định số 1982/QĐ-TTg về phê duyệt đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin

trong quản lí, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020” được phê duyệt bởi Thủ

tướng Chính phủ ngày 31 tháng 10 năm 2014 [31] Năm học 2007-2008, Bộ GD&ĐT

đã có “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học về CNTT” [4]; năm học 2008-2009

được Bộ GD&ĐT lấy làm năm học CNTT [5]; một trong những nhiệm vụ về CNTT

năm học 2011-2012 đó là “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông

nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng GV tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học GV các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu

và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” [6] Năm học 2013-2014,

Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản số 6072/BGD&ĐT hướng dẫn nhiệm vụ CNTT quy định rõ về việc triển khai công nghệ giáo dục và E-learing; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học [7]

Đến nay, CNTT ở nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, không chỉ góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước mà còn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Chiến lược

phát triển CNTT được gọi là “Chiến lược cất cánh” cho quốc gia (Chỉ thị số BCVT về “Định hướng chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt

07/CT-Nam giai đoạn 2011 – 2020”) [11]

“Ứng dụng CNTT vào giáo dục là một xu thế mới trong giai đoạn hiện nay và tương lai Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong các nhà

Trang 18

trường một cách hiệu quả vẫn đang còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi Nhận thức được vai trò quan trọng của CNTT, đã có nhiều tài liệu, công trình, báo cáo về ứng dụng CNTT trong GD&ĐT,” cụ thể như:

- “Tổng quan về ứng dụng CNTT trong giáo dục” của Trần Khánh (2007),

Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cho thấy “cái nhìn khái quát về những thuận lợi khó khăn khi ứng dụng CNTT trong giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 [16].”

- “Ứng dụng CNTT trong dạy học” của Lê Công Triêm và Nguyễn Đức Vũ

(2006), hướng dẫn cụ thể cách soạn thảo và thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT bằng Microsoft Office và hiệu chỉnh âm thanh, hình ảnh, phim qua một số phần mềm như Blaza Media Convert, Deskshare DMC, Adobe Premiere [35]

- Bài viết “Ứng dụng CNTT trong quản lí trường trung học cơ sở - Thực trạng

và giải pháp” của Tiến sĩ Ngô Quang Sơn (2007) “nêu lên những mặt tích cực và hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào quản lí ở các trường Trung học Cơ sở, đề xuất một

số biện pháp để việc quản lí nhà trường có hiệu quả hơn với việc ứng dụng CNTT [28].”

- Đề tài “Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam” do Đào

Thái Lai (2003) làm “chủ nhiệm, dưới sự chủ trì của Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, được thực hiện trong 2 năm (2003-2005) [19], với sự tham gia thực hiện của nhiều cá nhân, đơn vị trong và ngoài Viện Sau thời gian thực hiện, đề tài đã thu được những kết quả nhất định và là tài liệu tham khảo quý báu Đề tài đã đưa ra được những nguyên tắc chung và phương pháp ứng dụng CNTT trong dạy học một số môn Ngoài

ra, còn có các Hội thảo khoa học với” chủ đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong

giáo dục và đào tạo” nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục

Ở bậc THCS, có một số nghiên cứu như:

- Tác giả Hoàng Đức Trí (2018) nghiên cứu về “Một số biện pháp tăng cường

quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị” [34] đã đánh giá một bộ phận GV chưa thường xuyên ứng dụng CNTT

trong “giảng dạy và trong quản lý giảng dạy một phần do năng lực tin học còn hạn chế, khả năng nắm bắt và tiếp cận phần mềm mới chưa kịp thời Một số GV chưa thực sự chủ động thiết kế giáo án ứng dụng CNTT mà còn lệ thuộc vào kho tư liệu ở trên mạng hoặc các bài giảng có sẵn của đồng nghiệp, chưa thực sự chủ động cập nhật phần mềm hỗ trợ, ứng dụng mới trong thiết kế bài giảng Vì vậy, tác giả đã đưa ra các biện pháp như: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học; Bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT cho GV trong dạy học; Chỉ đạo việc xây dựng quy trình thiết kế và thực hiện quy trình thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT và giáo án điện tử cho đội ngũ GV, tổ chuyên môn.”

- Tác giả Nguyễn Trường Giang (2020) nghiên cứu về “Quản lý ứng dụng công

nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ Văn ở các trường THCS Thái Nguyên, tỉnh

Trang 19

Thái Nguyên”, Đại học Sư Phạm, Đại “học Thái Nguyên [15] Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học môn Ngữ văn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Một số giải pháp được

đề xuất gồm Tổ chức xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn; Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng khai thác và sử dụng hạ tầng CNTT cho GV dạy môn Ngữ văn; Chỉ đạo xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Ngữ văn; Huy động các lực lượng giáo dục đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị CNTT cho các trường THCS; Chỉ đạo tăng cường các hoạt động thi đua khen thưởng khuyến khích GV ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong dạy học Ngữ văn.”

- Trịnh Minh Tuấn (2021) nghiên cứu về “Quản lý ứng dụng công nghệ thông

tin trong dạy học ở các trường THCS huyện Trần Văn Thới tỉnh Cà Mau”, Đại học Sư

“phạm, Đại học Đà Nẵng [36] Luận văn hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận có liên quan đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học; đồng thời xác định rõ thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Trần Văn Thới tỉnh

Cà Mau Luận văn đề xuất 06 biện pháp gồm Tổ chức các hoạt động nhận thức cho CBQL và đội ngũ GV về ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS; Đẩy mạnh bồi dưỡng trình độ ứng dụng CNTT cho Cán bộ quản lý và đội ngũ GV; Chỉ đạo các tổ chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH, thu thập thông tin phản hồi, cải tiến quản lý và chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học; Cần đảm bảo các điều kiện về CSVC, thiết bị CNTT theo hướng hiện đại, đồng bộ; Xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện; Đẩy mạnh quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của HS.”

Ngoài ra, còn có các công trình như: Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của tác

giả Phạm Trường Lưu (2011) nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp quản lý hoạt động

dạy học có sử dụng đa phương tiện ở trường THCS” [20], đã đưa ra một số biện pháp

quản lý hoạt động dạy học có sử dụng đa phương tiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của tác giả Trần Thị Đản (2006) nghiên cứu đề

tài: “Một số biện pháp tổ chức triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng

dạy của Hiệu trưởng trường THCS Văn Lang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” [14]

và luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của tác giải Đào Thị Ninh (2011) nghiên cứu đề

tài: “Một số biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở các

trường trung học phổ thông quận Cầu Giấy - Hà Nội” [22] đã đưa ra một số biện pháp

quản lý ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

“Thực tế yêu cầu các trường phải đưa tư duy và các kỹ năng CNTT vào chương trình giảng dạy của mình Một trường học không có CNTT là một trường học không quan tâm tới các sự kiện đang xảy ra trong xã hội, không bắt kịp các xu hướng phát triển của thời đại mới Nói cách khác, trường học này đã từ chối các kỹ năng công nghệ, cái được coi là thước đo của sự phát triển và hiệu quả giáo dục Ngày nay, tất cả

Trang 20

mọi người, từ trẻ em, người lớn, ở mọi trình độ đều cần làm quen với việc sử dụng CNTT, do CNTT đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống hàng ngày

Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã xác định CNTT và truyền thông là một hạ tầng quan trọng trong các hạ tầng, là công cụ hữu hiệu để tạo lập phương thức phát triển mới, động lực phát triển kinh tế tri thức và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Thủ tướng Chính phủ phê duyệt” Đề án “Tăng

cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” kèm theo Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017

[32] “Đề án đẩy mạnh ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học Cụ thể, tiếp tục xây dựng và thường xuyên cập nhật kho học liệu số dùng chung phục vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông

và giáo dục thường xuyên trong toàn ngành, gồm: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; Tiếp tục xây dựng và thường xuyên cập nhật hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến của các môn học và phần mềm kiểm tra, đánh giá tập trung qua mạng phục vụ HS, GV giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; ứng dụng dạy - học thông minh ở các cơ sở giáo dục và đào tạo, địa phương có đủ điều kiện trên nguyên tắc thiết thực, hiệu quả Ngoài ra, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cổng thư viện số (giáo trình, bài giảng, học liệu số) liên thông, chia sẻ học liệu với các cơ sở đào tạo đại học nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo trong giáo dục đại học; triển khai hệ thống học tập trực tuyến tại các cơ sở đào tạo đại học; lựa chọn, sử dụng các bài giảng trực tuyến của nước ngoài phù hợp với điều kiện trong nước; hình thành một số cơ sở đào tạo đại học trực tuyến trên cơ sở các trường hiện có bằng nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, doanh nghiệp

Từ các phân tích trên, có thể thấy rằng, việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS là một vấn đề cần thiết Hiện nay, có nhiều luận văn tập trung nghiên cứu ở các cấp học Tuy nhiên, mỗi giai đoạn diễn biến xảy ra nhiều mức độ khác nhau, nhất là quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, dạy theo hướng phát triển năng lực của HS, đặc biệt là trong việc triển khai thực hiện chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.”

Như vậy, có nhiều nghiên cứu được thực hiện về “quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường nói chung và tại các trường THCS nói riêng Tuy nhiên, việc đưa CNTT vào quản lý các hoạt động của nhà trường nói chung và quản lý dạy học nói riêng còn tồn tại nhiều hạn chế, cần tiếp tục nghiên cứu Hơn nữa, trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào”

được thực hiện về “Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện

Hòa Vang thành phố Đà Nẵng” Do đó, nghiên cứu của tác giả là một nghiên cứu độc

Trang 21

lập, không trùng lặp với các nghiên cứu đã công bố trước đó

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Công nghệ thông tin

Theo Luật CNTT số 10/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 của Quốc hội “CNTT

là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số” [25]

Theo Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn (2008), CNTT là “tập hợp các phương

pháp khoa học, các phương tiện kĩ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng

có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” [18]

Như vậy, CNTT là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thông tin CNTT được hiểu là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện công cụ, chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông, hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng các thông tin một cách hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động như kinh tế, văn hóa, xã hội,… của con người

1.2.2 Ứng dụng CNTT

Theo Luật Công nghệ thông tin: “ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào

các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này” [25]

“Đối với lĩnh vực GD-ĐT, ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động của từng cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động quản lý, các hoạt động dạy học và giáo dục

Tóm lại, ứng dụng CNTT trong dạy học là việc sử dụng CNTT vào hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học

1.2.3 Ứng dụng CNTT trong dạy học

Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục bao gồm hai lĩnh vực: ứng dụng CNTT trong quản lý và ứng dụng CNTT trong dạy học Thực tiễn việc ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay đã trở nên phổ biến Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT - viễn thông đang thay đổi một cách nhanh chóng là một cơ hội rất lớn cho một phương pháp giáo dục hiện đại, một nền giáo dục tiên tiến với vai trò nòng cốt của CNTT Nó đòi hỏi công tác quản lý giáo dục phải có những giải pháp thích hợp để phát huy hết những lợi thế mà CNTT mang lại cho việc dạy và học của chúng ta hiện nay.”

Theo Đào Thái Lai (2003), ứng dụng CNTT trong dạy học là “sử dụng các

phương tiện kỹ thuật công nghệ, các phần mềm vi tính kết hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại để tổ chức các hoạt động học tập cho HS phù hợp”

[19]

Trang 22

Như vậy, ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS là việc sử dụng

“CNTT vào hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học

Nói cách khác, ứng dụng CNTT trong dạy học là việc đưa CNTT vào quá trình tác động qua lại giữa GV và HS nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất nhân cách theo mục đích giáo dục.”

1.2.4 Quản lý giáo dục

Theo Lê Quang Sơn (2015), “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những

tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý đến toàn bộ các phần tử và các lực lượng trong hệ thống nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đúng tính chất, nguyên lý và đường lối phát triển giáo dục mà tiêu điểm hội tụ là thực hiện quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến”

[27]

Theo Trần Thị Tuyết Mai (2018), quản lý giáo dục là “hệ thống những tác động

có mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đế tất cả các khâu, các yếu tố, các quá trình của hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành, ổn định và phát triển bền vững” [21]

Theo Hoàng Mạnh Hà (2017), quản lý giáo dục là “hoạt động của các chủ thể

quản lý và đối tượng quản lý thống nhất với nhau trong một cơ cấu nhất định nhằm đưa hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu dự kiến và tiến lên trạng thái mới về chất” [17]

Quản lý giáo dục vừa là một hiện tượng xã hội (hiện tượng hoạt động, lao động, công tác), vừa là một loại quá trình xã hội (quá trình quản lý) đồng thời cũng là một hệ thống xã hội (hệ thống quản lý)

Theo Phạm Thị Dạ Thảo (2018), quản lý giáo dục là “hoạt động điều hành,

phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội” [29] Quản lý giáo dục là hoạt động có mục tiêu,

có kế hoạch cụ thể giúp hệ thống giáo dục được vận hành hiệu quả

Như vậy, quản lý hoạt động giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng cụ thể của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm đạt được mục tiêu mà nhà trường đưa ra, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ theo sự phát triển phù hợp của xã hội

1.2.5 Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học

Theo Phan Thị Hồng Vinh (2006), “quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục

là những hoạt động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng đến tập thể GV, HS và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học và giáo dục vận động tối ưu tới các mục tiêu dự kiến” [37]

Trang 23

“Như vậy, quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS

là tác động có kế hoạch, có hướng đích của chủ thể quản lý dạy học tới đối tượng quản

lý dạy học thông qua việc thực hiện các nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong ba giai đoạn của quá trình dạy học ở các trường THCS đó là chuẩn bị và thiết kế kế hoạch dạy học; tổ chức thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra; đánh giá để đạt được mục tiêu dạy học ở các trường THCS Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS cần quản lý các hoạt động ứng dụng CNTT của các GV và HS

Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy của GV và học của HS, giúp GV sử dụng các phương tiện của CNTT vào giảng dạy một cách hiệu quả và giúp HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, dễ dàng Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS được tiến hành với các chức năng cụ thể như lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học; tổ chức, chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy học; kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học; quản lý các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS được tiến hành trong mối quan hệ mật thiết với quản lý giáo dục toàn diện trong nhà trường.”

1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THCS

1.3.1 Vai trò, vị trí của CNTT trong dạy học

CNTT trong dạy học có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển giáo dục trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhất là giai đoạn hiện nay Bộ

GD&ĐT đã khẳng định “CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng

dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục” [10] CNTT trong dạy học ở các trường THCS có một số vai trò,

vị trí nhất định như sau:

- CNTT giúp hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn

“Sự ra đời của CNTT là sự tích hợp đồng thời các tiến bộ về công nghệ và tổ chức thông tin, giúp ngành giáo dục phát triển một cách tích cực CNTT, đặc biệt là sự phát triển của Internet đã cung cấp cho người học và người dạy một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú nên việc tìm hiểu, cập nhất kiến thức cũng đơn giản hơn rất nhiều, từ đó cải thiện chất lượng dạy và học

- CNTT giúp thúc đẩy một nền giáo dục mở

CNTT giúp con người tiếp cận được thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tố ưu về thời gian, từ đó giúp người dạy và người học phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư duy

Chương trình giáo dục mở giúp người dạy và người học trao đổi, tìm kiếm kiến thức một cách hiệu quả hơn, từ đó người dạy và người học có thể kết nối với khối lượng kiến thức khổng lồ, hiệu quả dù họ ở bất cứ đâu và trong bất cứ khoảng thời gian nào chỉ cần có thiết bị thông minh và mạng Internet Tài nguyên học liệu mở là

Trang 24

một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại

- CNTT mang đến nguồn kiến thức đa dạng và được cập nhật thường xuyên

Khác với trước đây, kiến thức chỉ được cung cấp qua sách vở và GV, hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được cung cấp trực tuyến qua kết nối Internet Người GV chỉ đóng vai trò là truyền thụ kiến thức Đây là một vai trò vô cùng lớn của CNTT trong quá trình đổi mới giáo dục Đổi mới giáo dục phải chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học bằng cách giúp người học các phương pháp tiếp cận và tự học, tự giải quyết vấn đề [14] Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức dần sẽ do CNTT đảm nhận; người thầy sẽ đóng vai trò là người định hướng, giúp HS các phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn để phát triển năng lực của HS

- CNTT giúp tạo không gian và thời gian học linh động

CNTT tạo điều kiện cho người học có thể học tập và tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện Mọi người có thể tự học mọi lúc, mọi nơi, có thể tham gia thảo luận một vấn đề mà mà không cần gặp mặt nhau, từ đó góp phần tạo ra một xã hội học tập Bên cạnh đó, người học được chủ động lựa chọn những vấn đề mà mình

ưa thích, phù hợp với năng khiếu của mỗi người, từ đó phát triển được các thế mạnh của từng người và thúc đẩy các tài năng phát triển

Như vậy, có thể thấy rằng, vai trò, vị trí của CNTT đối với GD&ĐT rất to lớn CNTT vừa là phương tiện, công cụ, vừa là mục đích của GD&ĐT CNTT là phương tiện, công cụ ở chỗ hiện nay nên được sử dụng rộng rãi cho mọi cuộc đổi mới giáo dục, cho mọi ngành học, bậc học và tạo ra các công nghệ giáo dục trong dạy học và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và chất lượng giáo dục Hơn nữa, con người được đào tạo nhằm tạo ra nhằm phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hòa nhập với thế giới nên các hiểu biết cơ bản về kỹ năng sử dụng CNTT trong công việc và hoạt động là yêu cầu cần thiết của các GV [14] Xu thế phát triển giáo dục hiện nay, CNTT và truyền thông trở thành nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới thông qua nguồn nhân lực [23] Do đó, trang bị cho

HS những hiểu biết cơ bản, rèn luyện những kỹ năng về CNTT là mục đích của GD&ĐT.”

1.3.2 Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học của GV THCS

“Trong trường THCS, tùy theo từng môn học và các yêu cầu, thậm chí là các bài học mà các GV ứng dụng CNTT vào dạy học cho phù hợp với mục tiêu, nội dung của các bài học, môn học này Các nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học của GV THCS gồm:

- GV sử dụng máy tính làm công cụ soạn thảo văn bản để soạn giáo án, in ấn tài liệu, truy cập Internet để sưu tầm tài liệu, xây dựng kho học liệu phục vụ hoạt động dạy học

- GV thiết kế giáo án trên máy tính bằng cách sử dụng các phầm mềm hỗ trợ

Trang 25

như Power Point và các phầm mềm dạy học khác Ứng dụng này đang từng bước được triển khai rộng khắp trong các nhà trường

Các giáo án được thiết kế trên máy tính được gọi là giáo án điện tử Ngoài giáo

án điện tử, GV còn có thể tạo ra các sản phẩm khác phục vụ hoạt động dạy và học như bài giảng điện tử, bài giảng E-learning

Để soạn được các giáo án điện tử hấp dẫn, thú vị, GV có thể tham gia các diễn đàn tin học, các website giáo dục để trao đổi thông tin, nâng cao trình độ, kĩ năng về CNTT, đưa lên hay tải các bài giảng, giáo án điện tử, tài liệu khác phục vụ cho công tác giảng dạy

Một số công việc mà GV THCS thường làm trong giai đoạn chuẩn bị lên lớp gồm [15]:

+ Soạn thảo văn bản

+ Sưu tầm tài liệu từ Internet

+ Trao đổi thông tin qua thư điện tử, các trang mạng xã hội…

+ Sử dụng phần mềm Power Point, Violet và các phần mềm khác để thiết kế giáo án điện tử

+ Độc lập thiết kế giáo án điện tử hoặc hợp tác với đồng nghiệp trong thiết kế giáo án điện tử

+ Nhận hỗ trợ nguồn học liệu từ đồng nghiệp, tổ chuyên môn

+ Khai thác kho học liệu điện tử của trường

+ Đăng kí là thành viên của một website về giáo dục

- Tổ chức giảng dạy bằng giáo án điện tử trên lớp GV phải biết sử dụng các thiết bị dạy học đa phương tiện một cách hợp lý để khai thác tối đa các ưu điểm và tính

ưu việt của giáo án điện tử nhằm phát huy tính tích cực của HS trong quá trình dạy học

- GV ứng dụng CNTT trong việc kiểm tra, đánh giá HS GV sử dụng phần mềm thi trắc nghiệm để ra đề, trộn đề thi đảm bảo khách quan, công bằng, nhanh chóng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS Hơn nữa, GV cũng có thể sử dụng máy tính để tính điểm, tổng kết, xếp loại HS một cách kịp thời, chính xác

- GV ứng dụng CNTT để khai thác các tiện ích trên mạng, tham gia các diễn đàn tin học, là thành viên của các website giáo dục để trao đổi thông tin, nâng cao trình

độ, kỹ năng về CNTT, đưa lên hay tải về các bài giảng, giáo án điện tử, tài liệu khác phục vụ cho công tác giảng dạy

- GV cũng có thể ứng dụng CNTT vào lưu trữ các bài dạy đã thiết kế, những tư liệu video, tranh ảnh minh họa cần dùng khi thiết kế hoặc khi giảng dạy như máy tính, thẻ nhở, đĩa ghi,… Hiện nay, việc sao lưu trực tuyến đang trở nên khá thịnh hành với các ứng dụng như iCloud, Google Drive, One Drive [17]

Ngoài ra, GV còn có thể cập nhật thêm vào kho thư viện đồ dùng để làm phong phú thêm kho thư viện của mình qua từng năm học Khi kho đồ dùng ảo đã phong phú,

Trang 26

GV hoàn toàn có thể lựa chọn những đồ dùng tương ứng cho từng bài dạy cụ thể Việc lưu trữ sản phẩm dạy học tuy là công việc nhỏ nhưng cần tính cẩn thận và khoa học Nếu GV chú tâm tới việc này, việc sử dụng sau đó sẽ rất thuận tiện và khoa học Khi lưu trữ bài soạn, clip, tranh động hay hình ảnh,… trên máy tính, cần phân loại theo từng tư liệu khác nhau, từng khối lớp, từng phân môn,… Mỗi loại cần được cho vào một thư mục riêng và đặt tên riêng biệt để thuận tiện khi tìm kiếm và sử dụng.”

1.3.3 Các phương pháp dạy học để ứng dụng CNTT

Các phương pháp dạy học như Đàm thoại, Trò chơi, Làm việc theo cặp, theo nhóm, Phương pháp nêu vấn đề… Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng phải áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học thì mới đạt được hiệu quả cao CNTT tạo điều kiện để các GV đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy học, giáo dục, đáp ứng mục tiêu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập dựa trên sự kích hoạt mối tương tác xã hội, khuyến khích sự tham gia của các nhà giáo dục và chuyên gia, tạo dựng một cộng đồng chia sẻ thông tin và nguồn tài nguyên học tập trong dạy học, giáo dục

có trách nhiệm Nhiều khóa học đã được xây dựng với những hình thức khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể phân loại thành: dạy học trực tiếp hoàn toàn, dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT, dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, hoàn toàn dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp Không chỉ HS mà nhiều người học đa dạng cũng được hỗ trợ bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn [14]

Việc ứng dụng CNTT cũng hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục như kế hoạch bài dạy, làm cơ sở quan trọng cho việc

tổ chức quá trình dạy học trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả Cụ thể như, CNTT hỗ trợ người học thiết kế kế hoạch bài dạy triển khai bằng các phần mềm, khai thác các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động thông qua các cải tiến về hình thức dạy học Nhờ đó, GV có thể thiết kế môi trường giáo dục, triển khai các phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục một cách chủ động, hiện đại, đảm bảo thực hiện hoạt động dạy học, giáo dục đúng hướng phát triển năng lực người học, nhất là triển khai dạy học lấy người học là trung tâm Chẳng hạn, GV có thể xây dựng các bài giảng đa phương tiện, tác động đến các giác quan của

HS, xây dựng môi trường học giả định và môi trường học ảo để HS khám phá, trải nghiệm Như vậy, CNTT góp phần tạo ra môi trường giáo dục đa dạng để người học phát triển và hoàn thiện bản thân thông qua sự đa dạng hóa hình thức dạy học [20].”

Dưới góc nhìn khái quát, CNTT sẽ hỗ trợ hoạt động dạy học của GV, quyết

“định việc lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy học của GV, nhất là thực hiện dạy học phát triển phẩm chất, năng lực HS một cách thuận lợi và hiệu quả trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, một trong những tiêu điểm quan trọng là thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 Cụ thể, CNTT hỗ trợ GV

Trang 27

chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là kế hoạch bài dạy, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ chức quá trình dạy học trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả [22] Cụ thể như, CNTT hỗ trợ người học thiết kế

kế hoạch bài dạy triển khai bằng các phần mềm, khai thác các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động dựa trên các học liệu tìm kiếm được

Song song đó, CNTT giúp điều chỉnh vai trò của người dạy và người học trong thực tiễn giáo dục nhằm hỗ trợ GV thực hiện hiệu quả dạy học, giáo dục phát triển phâm chất, năng lực HS bằng việc thực thi tổ chức hoạt động học một cách tích cực, chủ động Người dạy có thể là một người điều hành; người tổ chức (không còn là trung tâm của dạy học); người học là chủ thể có thể khai thác, sử dụng các nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, phần mềm trong học tập nhằm phát triển hiệu quả năng lực và phẩm chất của mình hướng đến sự thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống ở thời đại số Sự tương tác này vừa tạo những điều kiện thuận lợi để hoạt động dạy học, giáo dục diễn ra trong thực tiễn, vừa đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả mong đợi [20]

CNTT còn tạo điều kiện để GV đánh giá kết quả học tập và giáo dục; nhất là tổ chức kiểm tra đánh giá bằng cách ứng dụng CNTT từ khâu chuẩn bị, thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá, hậu kiểm CNTT còn có thể chủ động tổ chức kiểm tra đánh giá dựa trên các dữ liệu nội dung kiểm tra đánh giá đã được xây dựng, tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá trên nền tảng CNTT với các tính năng vượt trội để đảm bảo các yêu cầu về tính khách quan, công bằng… của kì đánh giá

Nhờ ứng dụng CNTT, người học có cơ hội được khám phá tích cực, chủ động nguồn tri thức, tương tác với người dạy qua các thao tác để phát triển năng lực của bản thân một cách hiệu quả, không chỉ là năng lực nhận thức, năng lực thực hành có liên quan đến tri thức, kỹ năng mà còn năng lực CNTT và các phẩm chất có liên quan.”

1.3.4 Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS

“Việc ứng dụng CNTT vào dạy học được biểu hiện rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau Dựa vào bản chất của quá trình dạy học là quá trình truyền thông và thông tin, có thể phân biệt ứng dụng CNTT trong dạy học theo 02 hình thức đó là dạy dựa vào máy tính – Computer Base Training (gọi tắt là CBT) và học dựa vào máy tính – E-learning Cụ thể đó là:

- CBT là hình thức được ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc là cài trên các máy tính độc lập, không có nối mạng, không có giao tiếp với thế giới phía ngoài [34] Theo đó, trong lớp học, GV sử dụng máy tính trên lớp, kèm theo các trang thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị multimedia để

hỗ trợ truyền tải kiến thức đến HS, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác người và máy

Trang 28

- E-learning là một trong những phương pháp học trực tuyến sử dụng kết nối mạng Internet để phục vụ học tập Thông qua hệ thống E-learning, HS có thể tham khảo các tài liệu học, đồng thời có thể trao đổi với GV mà không cần phải gặp trực”

tiếp Hình thức này thể hiện rõ quan điểm “Lấy HS làm trung tâm”, HS sẽ tự làm chủ

quá trình học tập của mình, GV chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho HS [34]

1.3.5 Các mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS

Với hai hình thức như trên, hiện nay, các trường THCS đã ứng dụng CNTT trong dạy học bằng nhiều cách khác nhau Trên thực tế, các hình thức này được triển khai ở nhiều trường với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhận thức của

GV, trang bị cơ sở vật chất về CNTT,… Dựa vào hoạt động của quản lý, người dạy và người học tại trường THCS, xu thế phát triển có thể phân chia 5 mức ứng dụng CNTT

cơ bản nhất đó là:

Mức 1: Sử dụng CNTT để trợ giúp GV một số thao tác nghề nghiệp như soạn

giáo án, in ấn tài liệu, truy cập Internet sưu tầm tài liệu phục vụ hoạt động dạy học, tham gia là thành viên của một số website để trao đổi nội dung các bài giảng hay tư liệu giảng dạy Đây được coi là một trong những ứng dụng CNTT trong dạy học phổ biến tại các trường học hiện nay [34]

Mức 2: Ứng dụng CNTT để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong toàn

bộ quá trình dạy học GV sử dụng phần mềm PowerPoint soạn giáo án điện tử phục vụ

giảng dạy ở các trường có trang bị máy chiếu Projector Ứng dụng này cũng đang được triển khai rộng rãi tại các trường THCS [34]

Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học chuyên dùng để tổ chức dạy học theo từng

bộ môn Một số phần mềm dạy học mà GV thường dùng như Violet, Sketchpad,

iSpring Suite, Encarta,… Để triền khai được các phần mềm này, GV phải có kỹ năng

sử dụng máy tính thành thạo và các trường phải có phòng học đa năng, được trang bị các phần mềm có bản quyền Nội dung này đang từng bước được triển khai tại các trường THCS [34]

Mức 4: Tích hợp CNTT vào quá trình dạy học GV sử dụng máy tính ở tất cả

các khâu của quá trình dạy học, từ xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá đều được thực hiện trên máy tính, mạng máy tính GV phải

có trình độ sử dụng máy tính rất thành thạo và phải được trang bị đầy đủ các thiết bị về CNTT [34]

Mức 5: Trường học thông minh là trường học vận dụng linh hoạt, hiệu quả các

nguồn lực trên nền tảng ứng dụng tiến bộ công nghệ kỹ thuật số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HS, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong đào tạo thế hệ trẻ.”

1.3.6 Yêu cầu về cơ sở vật chất khi ứng dụng CNTT trong dạy học

Dạy học có ứng dụng CNTT là tính tương tác giữa người học và phương tiện

“CNTT Do đó, khi ứng dụng CNTT trong dạy học, cần có những yêu cầu đặc biệt về

cơ sở vật chất đó là [22]:

Trang 29

- Mạng Internet để đảm bảo chất lượng, đường truyền ổn định khi ứng dụng CNTT

- Máy móc, thiết bị điện tử như máy tính, máy in, máy chiếu, micro,…

- Phần mềm trình chiếu như Power Point hay một số phần mềm trình chiếu khác

- Các phần mềm dạy học như phần mềm thí nghiệm ảo…

- Các công cụ thể hiện multimedia Một sản phẩm, một phần mềm, một thiết bịtin học được cho là multimedia khi nó cho phép khai thác thông tin đa thức, nhiều kiểu như: văn bản, âm thanh, tiếng nói, hình ảnh tĩnh, video-clip, hình động, đồ họa…”

1.4 Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS

1.4.1 Lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS

“Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch khả thi và đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội

Theo đó, kế hoạch là bản hướng dẫn thể hiện rằng nhà trường sẽ đầu tư nguồn lực theo nhu cầu để đạt được mục tiêu; và các phòng chức năng và GV tiến hành các hoạt động có liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện các mục tiêu tăng số lượng các giờ dạy học có ứng dụng CNTT; đồng thời thực hiện giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra [14]

Lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS gồm các nội dung sau:

- Xác định mục tiêu, các hoạt động cụ thể về ứng dụng CNTT trong dạy học cho từng giai đoạn, từng học kỳ;

- Kế hoạch về đầu tư cơ sở vật chất cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học;

- Kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL;

- Kế hoạch về chỉ đạo xây dựng một số chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các tiết dạy khác;

- Kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT.”

1.4.2 Tổ chức, chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS

“Dựa trên kế hoạch đã xây dựng về ứng dụng CNTT trong dạy học, các tổ bộ môn, GV trong trường thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học dưới sự chỉ đạo và giám sát của Hiệu trưởng

Nội dung của tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học gồm [17]:

- Các tổ bộ môn tổ chức sinh hoạt rộng rãi để nâng cao nhận thức cho cán bộ,

GV hiểu rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học;

Trang 30

- Xây dựng quy chế quản lý phù hợp cho từng mảng công việc, từng đối tượng tham gia, quán triệt tới các tổ, khối chuyên môn mục tiêu, các hoạt động cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kì;

- Tổ chức hội giảng, hội thảo trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao chất lượng dạy học;

- Thực hiện dự giờ các tiết học có ứng dụng CNTT;

- Thanh tra, kiểm tra, rút kinh nghiệm các tiết học có ứng dụng CNTT đã dự giờ;

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL;

- Động viên, khen thưởng kịp thời đến GV tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao chất lượng dạy học

Chỉ đạo cũng là chức năng được thể hiện rõ ràng trong khái niệm quản lý Chức năng này thể hiện năng lực của người Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS Sau khi lập kế hoạch và ổn định cơ cấu bộ máy, vận hành và điều khiển hệ thống là cốt lõi của chức năng chỉ đạo [17] Nội dung của chức năng này thể hiện sự liên kết các thành viên trong nhà trường, tập hợp, động viên họ nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, để đạt được mục tiêu của hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS

Chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS gồm các nội dung sau:

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về thiết kế hệ thống thông tin, nâng cao trình độ tin học, kỹ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử, kỹ năng khai thác các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cho GV;

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị thêm máy tính và máy chiếu trong các phòng học, nâng cấp đường truyền mạng diện rộng ADSL;

- Thường xuyên bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống máy tính;

- Chỉ đạo thực hiện quy trình thiết kế và sử dụng giáo án điện tử;

- Chỉ đạo đến các tổ, khối xây dựng các giáo án điện tử, bài giảng E-learning.”

1.4.3 Kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS

Kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học là khâu cuối cùng

“trong quy trình 4 chức năng của quản lý Quá trình quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học cần chú ý đến công tác kiểm tra, gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên [20] Việc kiểm tra sẽ giúp kịp thời phát hiện những yếu kém, hạn chế trong quá trình thực hiện, từ đó có những điều chỉnh kịp thời hoặc những biện pháp xử lý phù hợp

Việc kiểm tra, đánh giá phải dựa trên chương trình, kế hoạch đã lập Phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động có thể định tính, định lượng hoặc được

sự thừa nhận của tập thể, xã hội trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể Ban Giám

Trang 31

hiệu nhà trường, các cơ quan chức năng theo thẩm quyền của mình cần làm tốt công tác kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hay gián tiếp, cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp với từng nội dung cụ thể để nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học ở nhà trường

Ở khâu này, cần làm tốt một số công việc sau [17]:

- Kiểm tra các tổ, khối trong việc quán triệt đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học ở từng giai đoạn, từng học kỳ;

- Kiểm tra việc các tổ, khối xây dựng các giáo án điện tử, bài giảng E-learning

để dự thi cấp trường và cấp huyện;

- Kiểm tra việc ứng dụng CNTT vào dạy học thông qua dự giờ các chuyên đề; thanh tra, kiểm tra các tiết có ứng dụng CNTT;

- Kiểm tra việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT trong dạy học của GV;

- Kịp thời điều chỉnh các sai lệch được phát triển trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học

Ngoài ra, các trường THCS nên đưa kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học vào tiêu chuẩn thi đua các tập thể, cá nhân; thực hiện khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học; có cơ chế ưu tiên, đãi ngộ, khuyến khích các giải pháp, sáng kiến ứng dụng CNTT trong dạy học của GV và CBQL trong nhà trường.”

1.4.4 Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV

“Điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV gồm toàn bộ hệ thống phòng học, phòng làm việc, thư viện, các đồ vật như bàn, ghế, bảng, của cải vật chất, môi trường xung quanh nhà trường và các thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy, giáo dục như máy móc, dụng cụ thí nghiệm, mô hình,… Đây là những điều kiện không thể thiếu để đảm bảo cho hoạt động CNTT trong dạy học hiệu quả

Điều kiện hỗ trợ có vai trò quan trọng đối với nhà trường để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo Điều kiện hỗ trợ là tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, dạy học nói riêng Trên thực tế, chất lượng giáo dục không chỉ phụ thuộc vào đội ngũ GV, đội ngũ quản lý, chất lượng HS, mà còn phụ thuộc vào chất lượng chất lượng của các điều kiện hỗ trợ như cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị chính phục vụ cho dạy và học [20]

Điều kiện hỗ trợ ở trường THCS là những điều kiện thiết yếu cho việc tiến hành các hoạt động dạy học Việc quản lý sử dụng có hiệu quả điều kiện hỗ trợ càng tốt, chất lượng dạy học càng được nâng cao Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của

cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị đã và đang tác động mạnh mẽ vào ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào đổi mới phương pháp dạy học, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học

Quản lý điều kiện hỗ trợ phục vụ CNTT trong dạy học gồm các nội dung sau:

Trang 32

- Lập kế hoạch sử dụng điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học;

- Chỉ đạo việc sử dụng điều kiện hỗ trợ phục vụ CNTT trong dạy học;

- Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng điều kiện hỗ trợ phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học;

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong việc phát triển điều kiện hỗ trợ phục vụ CNTT trong dạy học Đầu tư phòng máy, thiết bị CNTT cho trường một cách đồng bộ, từng bước biện đại nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, ứng dụng CNTT trong nhà trường; triển khai xây dựng website phục vụ giảng dạy và công tác quản lý giáo dục

Ngoài ra, các trường có thể từng bước xây dựng và triển khai hệ thống các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý: Lập kế hoạch phát triển giáo dục, quản lý giảng dạy, quản lý thi, quản lý HS, quản lý tài chính và cơ sở vật chất, quản lý đội ngũ, phổ cập giáo dục, quản lý công văn và hồ sơ công việc,…

Chủ động tham gia xây dựng phầm mềm quản lý dữ liệu chung của ngành giáo dục; triển khai phần mềm văn phòng điện tử Office; thiết lập địa chỉ điện tử trưởng; tạo địa chỉ email cho CBQL, GV, HS toàn trường nhằm tăng hiệu quả công tác quản lý điều hành của nhà trường và phục vụ GV trong việc lưu trữ sản phẩm dạy học một cách khoa học và hiện đại.”

1.4.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS

1.4.5.1 Chủ trương, cơ chế chính sách

Chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước có vai trò định hướng cho các trường phát triển giáo dục và ứng dụng CNTT trong dạy học ở các cấp học nói chung và cấp THCS nói riêng

Năm 2007, Chính phủ đã đưa ra chủ trương phát triển CNTT đến năm 2020 của toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục, cần đặc

biệt tập trung vào các nhiệm vụ sau: “Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, tạo

chuyển biến cơ bản về chất lượng đội ngũ nhà giáo Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hoá, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm, tăng cường giáo dục hướng nghiệp” [4]

Trong Nghị quyết số 36 ngày 01/07/2014 “về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển

CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”, Bộ Chính trị cũng

nhấn mạnh “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT ở các cấp học, bậc

học, ngành học Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội Đặc biêt, tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho GD&ĐT, kết nối internet với tất cả các cơ sở GD&ĐT” [3]

“Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành vào tháng 7/2017 nêu rõ năng lực tin học của HS THCS thông qua 5 tiêu chí tổng quát như sau: Sử dụng và

Trang 33

quản lí các phương tiện, công cụ, các hệ thống tự động hóa của CNTT và truyền thông; hiểu biết và ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức; nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường

xã hội và nền kinh tế tri thức; học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng CNTT và truyền thông; giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức.”

Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 về phê duyệt Đề án “Tăng cường

ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” nhằm tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng

tạo trong dạy và “học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản

lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số [33]

Những chủ trương, cơ chế chính sách của Nhà nước định hướng, thúc đẩy các trường nhanh chóng triển khai, ứng dụng CNTT trong dạy học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng hiện đại và hiệu quả hơn

1.4.5.2 Nhận thức của cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục

Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường học không thể triển khai được nếu đội ngũ CBQL không có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong dạy học Khi có nhận thức đúng đắn, CBQL sẽ có những định hướng, kế hoạch để triển khai, ứng dụng CNTT trong dạy học tới đông đảo các bộ môn trong toàn trường Tuy nhiên, đội ngũ CBQL cũng phải là người am hiểu sâu sắc

về ứng dụng CNTT, về đối mới phương pháp dạy học

Do đó, thái độ, nhận thức của Hiệu trưởng đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý công tác này

1.4.5.3 Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, giáo viên

Để ứng dụng CNTT trong dạy học, đội ngũ cán bộ, GV phải có trình độ tin học thành thạo do GV là người trực tiếp thực hiện các hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học Do đó, cán bộ, GV có vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Các GV có trình độ về tin học thành thạo, biết cách sử dụng, khai thác các ứng dụng, phần mềm CNTT, giáo án điện tử, bài giảng sẽ được xây dựng sinh động, hấp dẫn, và chất lượng dạy học sẽ cao hơn

Trình độ tin học của đội ngũ GV cùng với kinh nghiệm dày dặn về ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ giúp mọi công việc từ chuẩn bị bài giảng, tổ chức giảng dạy đến đánh giá kết quả HS cũng được thuận lợi và hiệu quả hơn Những cán bộ, GV không có trình độ tin học sẽ khó ứng dụng CNTT trong dạy học Họ không hứng thú, e ngại, né tránh việc ứng dụng CNTT trong dạy học và dần dần, phương pháp đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học sẽ không được duy trì và phát triển.”

1.4.5.4 Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập của HS

HS là chủ thể quá trình học Các em tiếp nhận tác động dạy từ GV một cách có

Trang 34

ý thức, có khả năng tự vận động, biến những tác động từ bên ngoài (những nhiệm vụ học tập do GV giao cho thành những tác động bên trong của bản thân (ý thức được nhiệm vụ cần thực hiện), tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình (tự giác học tập) Do

đó, năng lực ứng dụng CNTT vào học tập của HS cũng là một trong những yếu tố cần thiết để hoạt động quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học được hiệu quả

“HS có năng lực ứng dụng CNTT vào học tập tốt, sẽ chủ động, tích cực, phối hợp hiệu quả với các GV trong quá trình học tập, từ đó hiệu quả và chất lượng học tập

sẽ được nâng cao Muốn chất lượng giáo dục được cải thiện, sự cố gắng và nỗ lực của CBQL, GV là chưa đủ mà cần những phẩm chất, năng lực thích ứng trong các hoạt động học tập của HS như động cơ học tập đúng đắn, tự giác tích cực trong học tập, có phương pháp tự học mọi lúc, mọi nơi, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình [17]

Hơn nữa, HS không thể học tập tốt nếu gia đình không tạo điều kiện, khuyến khích, giúp đỡ các em Do đó, hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học cũng cần phải

có sự phối hợp của gia đình, đặc biệt là khuyến khích HS tự học

1.4.5.5 Cơ sở vật chất hạ tầng về công nghệ thông tin

Cơ sở vật chất, máy tính, mạng máy tính là điều kiện cơ sở để thực hiện các hoạt động về ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học trong nhà trường Ứng dụng CNTT trong dạy học chỉ thành công khi hạ tầng kỹ thuật CNTT, cơ sở vật chất, thiết bị CNTT, kinh phí phục vụ được trang bị đồng bộ, hiện đại và đầy đủ Do đó, các trường cần có kế hoạch bổ sung, đầu tư mới các trang thiết bị kỹ thuật CNTT để không làm gián đoạn quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học bằng cách trích kinh phí hoạt động

và huy động các nguồn lực xã hội hóa khác.”

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, luận văn đã xác định các vấn đề lý luận cơ bản sau:

“Ứng dụng CNTT vào dạy học là việc sử dụng CNTT vào hoạt động dạy của

GV và hoạt động học của HS nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học

Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS là tác động có kế hoạch, có hướng đích của chủ thể quản lý dạy học tới đối tượng quản lý dạy học thông qua việc thực hiện các nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong ba giai đoạn của quá trình dạy học THCS là chuẩn bị và thiết kế kế hoạch dạy học; tổ chức thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá nhằm đạt được mục tiêu dạy học THCS

Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS gồm 04 nội dung đó là Lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường

Trang 35

THCS; Tổ chức, chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS; Kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS; Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV

Việc quản lý hoạt động ứng dụng CTTT vào dạy học ở các trường THCS chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như Chủ trương, cơ chế chính sách; Nhận thức của cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục; Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, giáo viên; Năng lực ứng dụng CNTT vào học tập của học sinh và Cơ sở vật chất hạ tầng về CNTT.”

Những cơ sở lý luận này là căn cứ để tác giả phân tích thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ở Chương 2

Trang 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN HÒA VANG

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 Khái quát chung về khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang

2.1.1 Mục tiêu khảo sát

Khảo sát thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT

“trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn xác định những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân các hạn chế để từ đó đề xuất một số giải pháp giúp Hiệu trưởng quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng

có hiệu quả

2.1.2 Đối tượng khảo sát

Chúng tôi khảo sát và điều tra CBQL, GV dạy các môn khác nhau và HS của các trường THCS trên địa bàn huyện Hòa Vang có vị trí địa lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT và trình độ HS khác nhau để có thể thấy rõ được thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Các trường THCS được chọn để khảo sát là Đỗ Thúc Tịnh, Nguyễn Hồng Ánh, Nguyễn Phú Hường, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Ông Ích Đường, Nguyễn Viết Xuân, Trần Quang Khải, Nguyễn Bá Phát và Nguyễn Tri Phương

Số lượng mà chúng tôi khảo sát các đối tượng đó là:

- CBQL: 75 người: gồm 02 cán bộ Phòng GD&ĐT, 22 CBQL trường THCS và

51 tổ trưởng các tổ bộ môn trường THCS

- GV: 150 GV bộ môn THCS

- Học sinh: 200 HS

2.1.3 Nội dung và phương pháp khảo sát

Nội dung khảo sát gồm những phần sau:

Phần 1: Thông tin chung về người trả lời bảng hỏi

Phần 2: Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS tại huyện Hòa Vang

- Nhận thức về vai trò vị trí của đội ngũ GV đối với ứng dụng CNTT trong dạy học

- Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học của GV THCS

- Phương pháp và hình thức, ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS

- Mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS

Trang 37

- Điều kiện cơ sở vật chất để ứng dụng CNTT với chất lượng dạy học

Phần 3: Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Hòa Vang

- Lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS

- Tổ chức, chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS

- Kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường THCS

- Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV

Về phương pháp khảo sát, chúng tôi sử dụng cả phương pháp khảo sát trực tiếp

và qua email, zalo để nhờ các CBQL, GV, chuyên viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hòa Vang

Phiếu khảo sát được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel Sau khi nhập liệu, tác giả tiến hành xử lý trên phần mềm này.”

2.1.4 Thang đo và xử lý kết quả khảo sát

Quy ước thang đo được sử dụng trong các bảng hỏi khảo sát CBQL, GV và

“chuyên viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hòa Vang như sau:

- Tốt/ Rất thường xuyên/ Rất đảm bảo/ Rất phù hợp: 5 điểm

- Khá/ Thường xuyên/ Đảm bảo/ Phù hợp: 4 điểm

- Trung bình/ Tương đối thường xuyên/ Tương đối đảm bảo/ Tương đối phù hợp: 3 điểm

- Yếu/ Không thường xuyên/ Không đảm bảo/ Không phù hợp: 2 điểm

- Kém/ Hoàn toàn không thường xuyên/ Hoàn toàn không đảm bảo/ Hoàn toàn không phù hợp: 1 điểm

Quy ước thang định khoảng như sau:

- Giá trị khoảng cách = (Giá trị tối đa – Giá trị tối thiểu)/n = (5-1)/5 = 0,8

- Ý nghĩa các mức như sau:

1,00 – 1,80: Kém/ Hoàn toàn không thường xuyên/ Hoàn toàn không đảm bảo/ Hoàn toàn không phù hợp

1,81 – 2,60: Yếu/ Không thường xuyên/ Không đảm bảo/ Không phù hợp

2,61 – 3,40: Trung bình/ Tương đối thường xuyên/ Tương đối đảm bảo/ Tương đối phù hợp

3,41 – 4,20: Khá/ Thường xuyên/ Đảm bảo/ Phù hợp

4,21 – 5,00: Tốt/ Rất thường xuyên/ Rất đảm bảo/ Rất phù hợp.”

2.2 Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục THCS trên địa bàn huyện Hòa Vang

2.2.1 Vài nét về huyện Hòa Vang

Hòa Vang là một huyện nằm ở phía Tây thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp

Trang 38

“quận Liên Chiểu, quận Cẩm Lệ; phía Tây giáp huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam; phía Nam giáp thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam Huyện Hòa Vang là một huyện nông nghiệp có diện tích đất tự nhiên khoảng 73.488 ha (chiếm 74,8% diện tích của thành phố Đà Nẵng) Toàn huyện có 11 xã với 119 thôn, trong đó có 3 xã đồng bằng, 4 xã trung du, 4 xã miền núi Trên địa bàn huyện có gần 1.000 đồng bào dân tộc Cơtu

Về kinh tế - xã hội của huyện Hòa Vang trong những năm qua phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ở mức 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ (51,4%), công nghiệp (30,5%), nông nghiệp (18,1%) Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động dịch vụ và công nghiệp với đủ loại ngành nghề như nghề nông, chăn nuôi gia súc, gia cầm, một bộ phận nhỏ tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch, kinh tế rừng trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân các xã miền núi

Giá trị sản xuất hàng nông nghiệp tăng bình quân 5,6%/năm, năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt khá, từng bước phát triển theo hướng hàng hóa phục

vụ đô thị, ứng dụng công nghệ cao Toàn huyện có hơn 50 mô hình sản xuất đem lại thu nhập cao cho người dân như mô hình trồng hoa; mô hình trồng thanh long ruột đỏ;

mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao; mô hình nuôi trồng thủy sản,…

Cùng với quá trình đô thị hóa theo xu hướng phát triển chung của thành phố, huyện đã tập trung thực hiện quy hoạch, giải tỏa đền bù, tái định cư gần 200 dự án trên địa bàn, với hơn 15.000 ha đất thu hồi, gần 8.000 hộ giải tỏa và bố trí tái định cư, nhiều dự án trọng điểm về hạ tầng tạo điểm nhấn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh

tế xã hội của huyện Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng nâng lên, thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa được chú trọng Thực hiện chính sách an sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là chăm lo người có công cách mạng, đời sống hầu hết các gia đình chính sách được nâng lên rõ rệt Cải cách hành chính, ứng dụng CNTT tiếp tục được chú trọng Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội đảm bảo, ổn định

Văn hóa, xã hội, môi trường của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục tăng lên cả về số lượng và chất lượng, mạng lưới trường lớp được mở rộng, trang bị cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục Quốc phòng, an ninh đảm bảo, ổn định.”

2.2.2 Thực trạng giáo dục THCS huyện Hòa Vang

2.2.2.1 Quy mô giáo dục tại huyện Hòa Vang

Trong những năm qua, các trường học trên địa bàn huyện Hòa Vang được duy trì “và ổn định, trong đó có 19 trường mầm non (15 trường mầm non công lập và 4 trường mầm non tư thục với 19 điểm trường chính và 32 điểm trường lẻ); bậc tiểu học

có 19 trường (gồm 19 điểm trường chính và 22 điểm lẻ); 11 trường THCS và 03 trường THPT

Trang 39

Tất cả các trường, điểm trường đều đảm bảo kiên cố và đạt chuẩn Mạng lưới trường lớp các bậc học mầm non, phổ thông cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của người dân hiện nay Mỗi xã trên địa bàn huyện đều có ít nhất 01 trường học/ bậc học (mầm non, tiểu học, THCS) thuận lợi cho việc đi lại học tập của con em nhân dân trên địa bàn từng xã; việc phát triển quỹ đất sử dụng cho mục đích giáo dục được ưu tiên

Các chỉ tiêu về phát triển số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, về phổ cập giáo dục đều đạt và vượt kế hoạch Có 45/52 trường đạt trường chuẩn Quốc gia (đạt tỉ lệ 86,5%), trong đó bậc Tiểu học và THCS 100% số trường đạt chuẩn Có 100% trường THCS được tổ chức dạy ngày 2 buổi Có 11/11 trường THCS trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn Trường học xanh, đạt tỷ lệ 100% Cơ sở vật chất các trường đạt theo tiêu chí nông thôn mới

2.2.2.2 Quy mô trường, lớp cấp THCS tại huyện Hòa Vang

Hiện tại, toàn huyện Hòa Vang có 11 trường THCS Quy mô trường lớp như sau:

Bảng 2.1: Quy mô trường lớp cấp THCS của huyện Hòa Vang

Tiêu chí Đơn vị 2020-2021 Năm học 2021-2022 Năm học 2022-2023 Năm học

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hòa Vang

Trong 03 năm học, số lượng trường THCS của huyện được duy trì là 11 trường,

số lớp học có sự tăng giảm không đều, tùy theo số lượng HS mỗi năm Ngành GD&ĐT huyện đã làm tốt việc huy động HS ra lớp và các năm đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra 100% HS trong độ tuổi được huy động ra lớp 6 Cụ thể các trường năm học 2022-2023 như sau:”

Bảng 2.2: Quy mô các lớp, HS cấp THCS của huyện Hòa Vang năm học 2022-2023

Trang 40

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hòa Vang

Theo bảng số liệu trên ta thấy, trung bình mỗi trường THCS huyện Hòa Vang

“có từ 1 đến 2 CBQL, số lượng GV duy trì ổn định, đảm bảo mỗi GV chịu trách nhiệm giảng dạy 15 đến 23 HS, tùy vào các địa phương mà các THCS đang hoạt động Trường Nguyễn Phú Hường đang có số lượng HS, GV và số lớp nhiều nhất

Về cơ sở vật chất, 11 trường THCS của huyện Hòa Vang đều đạt chuẩn quốc

gia Toàn cấp có 362 phòng, trong đó 162 phòng học lý thuyết, 79 phòng học bộ môn,

64 phòng phục vụ học tập và 57 phòng làm việc Toàn bậc hiện có 02 nhà đa năng, 4 sân thể thao và 9 bể bơi, 31 khu nhà vệ sinh Diện tích đất bậc THCS 135.075 m2, bình quân đạt 15.4 m2 11/11 trường THCS đã đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, học liệu để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học; đầu tư và tận dụng tối đa cơ sở vật chất của nhà trường để tổ chức dạy học nhiều hơn 06 buổi/tuần, bảo đảm chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình

Cơ sở vật chất – kỹ thuật – trang thiết bị được đầu tư theo hướng đồng bộ và hiệu quả, góp phần không nhỏ trong việc đầu tư và nâng cao chất lượng giáo dục toàn huyện Năm học 2020-2021, được sự quan tâm của Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng đã triển khai đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho các trường THCS trên địa bàn huyện như đầu tư bể bơi cho trường THCS Nguyễn Hồng Ánh, THCS Nguyễn Tri Phương, THCS Phạm Văn Đồng, THCS Nguyễn Phú Hường, THCS Nguyễn Văn Linh, THCS Trần Quốc Tuấn, THCS Trần Quang Khải, THCS Nguyễn Bá Phát; đầu tư phòng học ngoại ngữ cho trường THCS Nguyễn Phú Hường, THCS Nguyễn Bá Phát, THCS Ông Ích Đường, THCS Phạm Văn Đồng, THCS Nguyễn Tri Phương; đầu tư sân thể thao cho trường THCS Phạm Văn Đồng, THCS Nguyễn Văn Linh, THCS Trần Quốc Tuấn, THCS Nguyễn Hồng Ánh, THCS Đỗ Thúc Tịnh

Các trường đều bảo đảm phòng học và phòng chức năng phù hợp với các thiết

bị dạy học theo chương trình giáo dục trung học cơ sở; tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật để bảo đảm chất lượng việc dạy học và kiểm tra, đánh giá; khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học, không để thiết bị dạy học được trang bị đến trường nhưng không được đưa ra lớp để sử dụng; tăng cường kiểm tra, giám sát tần suất sử dụng thiết bị và đồ dùng học tập trong quá trình dạy học Phối hợp với các

tổ chức hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho học sinh chưa đủ diều kiện

Xã hội hóa giáo dục trên địa bàn huyện cũng được quan tâm, các trường trên

Ngày đăng: 04/12/2024, 09:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN