Chì thường được sử dụng trong một số loại son môi như một phần của các thành phần để cung cấp màu sắc và độ bền cho sản phẩm.. Son dưỡng môi tự nhiên là một sản phẩm chăm sóc da môi được
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ THANH HÀ
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ SON DƯỠNG MÔI
TỪ CHIẾT XUẤT QUẢ KỶ TỬ
LUẬN VĂN CỬ NHÂN HÓA HỌC
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ THANH HÀ
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ SON DƯỠNG MÔI
TỪ CHIẾT XUẤT QUẢ KỶ TỬ
LUẬN VĂN CỬ NHÂN HÓA HỌC GVHD: TS ĐỖ THỊ THÚY VÂN
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lê Thị Thanh Hà, xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi và do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Đỗ Thị Thúy Vân Các số liệu, kết
quả trong luận văn hoàn toàn trung thực, và mọi tham khảo đều được trích dẫn, chỉ rõ
nguồn tham khảo theo đúng quy định
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 04 năm 2024
Tác giả
Lê Thị Thanh Hà
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô trong khoa Hóa học, trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Em xin gửi lời cảm ơn tất cả quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy chuyên ngành Hóa Dược, trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà nẵng
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn, cô Đỗ Thị Thúy Vân đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, lập đề cương cũng như trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện bài luận văn này
Em đã rất cố gắng và nỗ lực để hoàn thành bài luận, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô để bài luận văn được hoàn thiện nhất Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thanh Hà
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
DANH MỤC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tổng quan về son môi 3
1.1.1 Son môi 3
1.1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.2 Lịch sử hình thành 3
1.1.1.3 Một số thông tin thú vị về son môi 3
1.1.1.4 Phân loại 4
1.1.1.5 So sánh son môi thảo dược và son môi công nghiệp 5
1.1.2 Tình hình son môi trong nước 6
1.1.3 Tình hình son môi ngoài nước 7
1.2 Nguyên liệu điều chế son dưỡng môi 7
1.2.1 Hợp chất màu 7
1.2.2 Pha sáp 9
1.2.2.1 Sáp ong 9
1.2.2.2 Sáp candelilla 10
1.2.2.4 Bơ shea 12
1.2.3 Pha dầu 13
1.2.3.1 Dầu hạnh nhân 13
1.2.3.2 Dầu bơ 14
Trang 61.2.3.3 Dầu dừa 15
1.2.3.4 Dầu olive 16
1.2.4 Các nguyên liệu khác 16
1.2.4.1 Tinh dầu cam ngọt 16
1.2.4.2 Vitamin E 17
1.3 Kỹ thuật tạo son môi 18
1.3.1 Kỹ thuật đổ khuôn 18
1.3.2 Kỹ thuật đùn 19
1.4 Phương pháp khảo sát 20
1.4.1 Phương pháp UV-VIS 20
1.4.2 Phương pháp AAS 22
1.5 Phương pháp kiểm tra chất lượng son môi 23
CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Nguyên liệu 24
2.1.1 Quả kỷ tử 24
2.1.2 Pha sáp 24
2.1.3 Pha dầu 25
2.1.4 Các nguyên liệu khác 26
2.2 Dụng cụ và thiết bị 26
2.3 Phương pháp chiết màu 27
2.4 Phương pháp điều chế son môi 27
2.4.1 Khảo sát công thức phối trộn dựa trên sự thay đổi pha sáp và pha dầu 28
2.4.2 Khảo sát công thức phối trộn dựa theo sự thay đổi màu 28
2.4.3 Khảo sát nhiệt độ nóng chảy của sáp 29
2.4.4 Khảo sát thời gian đồng hóa 29
2.4.5 Khảo sát nhiệt độ đông đặc trong quá trình đổ khuôn 29
2.4.6 Khảo sát các chỉ tiêu kiểm nghiệm của son thành phẩm 29
2.4.6.1 Đánh giá cảm quan 29
2.4.6.2 Giới hạn kim loại nặng (Pb) 30
Trang 72.4.6.3 Giới hạn vi sinh vi sinh vật đếm được 31
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 32
3.1 Kết quả cảm quan chiết xuất quả kỷ tử 32
3.2 Kết quả phổ hấp thụ UV-VIS của chiết xuất quả kỷ tử 32
3.3 Kết quả khảo sát tỷ lệ rắn/lỏng 33
3.4 Kết quả thời gian ngâm chiết 33
3.5 Công thức phối trộn dựa trên sự thay đổi pha sáp và pha dầu 33
3.6 Kết quả khảo sát công thức phối trộn dựa trên sự thay đổi lượng màu 35
3.7 Kết quả khảo sát nhiệt độ nóng chảy của sáp 36
3.8 Kết quả khảo sát thời gian đồng hóa 37
3.9 Kết quả khảo sát nhiệt độ đông đặc trong quá trình đổ khuôn 38
3.10 Kết quả đánh giá chất lượng son môi thành phẩm 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Son nhũ 4
Hình 1.2: Son lì 4
Hình 1.3: Son bóng 4
Hình 1.4: Son kem 5
Hình 1.5: Son dưỡng 5
Hình 1.6: Kỷ tử 8
Hình 1.7: Công thức cấu tạo của β-cryptoxanthin 8
Hình 1.8: Sáp ong 10
Hình 1.9: Sáp candellia 11
Hình 1.10: Sáp carnauba 12
Hình 1.11: Bơ shea 13
Hình 1.12: Dầu hạnh nhân 14
Hình 1.13: Dầu bơ 15
Hình 1.14: Dầu dừa 15
Hình 1.15: Dầu olive 16
Hình 1.16: Tinh dầu cam ngọt 17
Hình 1.17: Vitamin E 18
Hình 1.18: Kỹ thuật đổ khuôn của một thỏi son 18
Hình 1.19: Kỹ thuật đùn 20
Hình 1.20: Nguyên lí hoạt động của máy UV-VIS 21
Hình 1.21: Máy đo quang phổ UV-VIS 21
Hình 1.22: Máy đo AAS 23
Hình 2.1: Pha sáp 24
Hình 2.2: Nguyên liệu pha dầu 25
Hình 2.3: Tinh dầu vitamin E và tinh dầu cam ngọt 26
Hình 2.4: Sơ đồ chiết tách màu kỷ tử 27
Hình 3.1: Kết quả dịch chiết màu carotenid 32
Hình 3.2: Phổ hấp thụ UV – Vis của chất màu caroten 32
Hình 3.3: Son môi sau khi khảo sát theo công thức phối trộn 36
Hình 3.4: Công thức thỏi son dưỡng môi tối ưu nhất 36
Trang 9Hình 3.5: Cân son thành phẩm 41
Hình 3.6: Son tan chảy 41
Hình 3.7: Sáp đen chảy 41
Hình 3.8: Hóa tro 41
Hình 3.9: Tro tan biến 42
Hình 3.10: Kết quả sau khi thử giới hạn tổng vi sinh vật 42
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần có trong son môi 5
Bảng 1.2: Thành phần có trong son môi thảo dược 6
Bảng 2.1: Bảng nguyên liệu của pha sáp 24
Bảng 2.2: Nguyên liệu của pha dầu 25
Bảng 2.3: Dụng cụ và thiết bị 26
Bảng 2.4: Công thức phối trộn theo khảo sát 28
Bảng 2.5: Khảo sát công thức phối trộn dựa trên sự thay đổi dầu màu 29
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tỷ kệ rắn/ lỏng 33
Bảng 3.2: Kết quả thời gian ngâm chiết trong các khoảng thời gian 33
Bảng 3.3: Kết quả công thức phối trộn dựa trên sự thay đổi pha sáp và pha dầu qua các mốc thời gian 34
Bảng 3.4: Kết quả công thức phối trộn dầu màu dựa trên sự thay đổi màu 35
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát nhiệt độ nóng chảy 37
Bảng 3.6: Kết quả thời gian đồng hóa 38
Bảng 3.7: Khảo sát nhiệt độ đông đặc trong quá trình đổ khuôn 38
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về chất lượng sản phẩm 40
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết [1,3]
Mỹ phẩm là những chất được sử dụng để nâng cao vẻ ngoài của cơ thể con người Mỹ phẩm bao gồm kem chăm sóc da, nước thơm, phấn, nước hoa, son môi, sơn móng tay và móng chân, trang điểm mắt và mặt và nhiều loại sản phẩm khác đang có
nhu cầu lớn ở cả các nước đang phát triển và đang phát triển Trong đó son môi là một
loại mỹ phẩm không thể thiếu trong quy trình trang điểm hàng ngày cho nhiều phụ nữ Việc tô son môi giúp hoàn thiện vẻ ngoài, làm tôn lên vẻ đẹp mà còn giúp tăng cường cảm giác tự tin, đóng vai trò trong việc bảo vệ và chăm sóc cho làn môi,
Đàn ông có dùng son môi không? Từ thời kì phục Hưng không những son môi được phụ nữ được ưu chuộng mà có những cánh nam giới Tại tòa án của Ludwig XVI (Pháp) đàn ông sử dụng son để tạo đường viền môi nhằm thu hút sự chú ý nhiều hơn
so với bộ ria mép và râu
Cùng với sự phát triển của ngành mỹ phẩm thì các sản phẩm như son môi ngày càng phong phú đa dạng và đẹp mắt Bên cạnh đó có một số loại son môi có chứa các kim loại nặng như chì Chì thường được sử dụng trong một số loại son môi như một phần của các thành phần để cung cấp màu sắc và độ bền cho sản phẩm Tuy nhiên, việc sử dụng chì trong mỹ phẩm đã gây ra nhiều tranh cãi và lo ngại về vấn đề an toàn cho sức khỏe.Việc sử dụng son môi chứa chì có thể dẫn đến tình trạng môi thâm, làm mất đi cảm giác ở các đầu mút thần kinh trên môi và gây ra các vấn đề về thẩm mỹ Đặt biệt là khi sử dụng chúng hằng ngày có thể sẽ gây kích ứng da môi, khô môi, một số trường hợp còn bị ngộ độc chì gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tổn thương hệ thần kinh, gan, thận và hệ tuần hoàn
Ngày nay, xu hướng chọn lựa son môi không chứa chì đã trở nên phổ biến và được nhiều người ưa chuộng hơn bao giờ hết Với nhận thức ngày càng tăng về nguy hại của chì đối với sức khỏe, việc chọn lựa son môi không chứa chì không chỉ là một lựa chọn an toàn mà còn là một biểu hiện của sự quan tâm đến sức khỏe và làn da của chính mình
Son dưỡng môi là một sản phẩm không thể thiếu trong túi xách của nhiều người, đặc biệt là những ai có đôi môi khô, nứt nẻ hay thường xuyên trang điểm Son dưỡng
Trang 12môi giúp cung cấp độ ẩm, bảo vệ và nuôi dưỡng đôi môi, giúp đôi môi luôn mềm mại, căng mọng và hồng hào
Son dưỡng môi tự nhiên là một sản phẩm chăm sóc da môi được làm từ các thành phần tự nhiên, thường không chứa các hóa chất độc hại hoặc các thành phần gây kích ứng Sự phổ biến của son dưỡng môi tự nhiên đã tăng lên do người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến việc sử dụng các sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường
Thay vì sử dụng các chất phụ gia hóa học, son môi thảo dược được chế tạo từ các thành phần như dầu thảo mộc, chiết xuất từ cây cỏ, và các loại dầu có nguồn gốc tự nhiên khác Điều này không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho đôi môi mà còn đồng thời mang lại những lợi ích chăm sóc da.Với sự bổ sung của các thành phần tự nhiên như các loại dầu thảo dược, chiết xuất từ cây cỏ và thảo mộc, son môi thảo dược không chỉ làm đẹp mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cảm giác thoải mái cho làn môi
Kỷ tử hay còn gọi là câu kỷ tử, khởi tử, địa cốt tử, là một loại quả có vị ngọt, tính bình, được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Kỷ tử chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa Một số loại son dưỡng môi có thể chỉ sử dụng chiết xuất từ kỷ tử, do đó màu sắc sẽ nhẹ nhàng hơn so với son dưỡng môi có chứa cả chiết xuất và màu đỏ cam của kỷ tử
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những vấn đề cần nghiên cứu: nghiên cứu chiết tách chất màu từ kỷ tử và quy trình điều chế son dưỡng môi từ chiết xuất quả kỷ tử
3 Mục tiêu
Nghiên cứu quy trình chiết màu từ quả kỷ tử và quy trình điều chế son dưỡng môi
từ chiết xuất quả kỷ tử
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Quả kỷ tử được mua ở tiệm thuốc bắc ở Thành phố Đà Nẵng
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình chiết tách màu, quy trình sản xuất son dưỡng môi từ chiết xuất quả kỷ tử
5 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và hướng tiếp cận đề tài
Nội dung 2: Chiết tách chất màu từ quả kỷ tử
Nội dung 3: Xây dựng quy trình làm son dưỡng môi từ chiết xuất quả kỷ tử
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về son môi [1]
1.1.1 Son môi
1.1.1.1 Khái niệm
Son môi là một loại mỹ phẩm dùng để cung cấp độ ẩm cho môi và bảo vệ chúng khỏi tác động xấu từ môi trường bên ngoài Son môi giúp môi luôn mềm mịn, căng mọng và hồng hào Có thành phần từ bơ, dầu và sáp, Ngoài son môi ra thì còn
có các loại dùng để cung cấp độ ẩm cho môi giúp môi mềm như vaseline, vitamin E
và sẽ bị nếm vào địa ngục vào Ngày phán xét cuối cùng Nên son môi đã bị lãng quên cho tới thời kì Phục Hưng
Vào thế kỉ 20, son môi xuất hiện trở lại, đó là vào những năm 1903 Tại hội chợ thế giới, thỏi son đầu tiên xuất hiện trở thành một ‘ quả bom’ gây chấn động mạnh mẽ trong dư luận Phụ nữ bị mê hoặc với những phát minh mới nhất để làm đẹp Sau đó
1915 thương hiệu mỹ phẩm thế giới Guẻlanin đã đưa ra một thỏi son mới được thực hiện dưới dạng thanh và trở thành sản phẩm đẹp nhất Ngày nay, thỏi son đã trở thành một mỹ phẩm làm đẹp không thể thiếu của mỗi người phụ nữ Và để đáp ứng được sở thích đa dạng của phái đẹp, son đang ngày càng sản xuất với nhiều màu sắc và mùi vị
1.1.1.3 Một số thông tin thú vị về son môi
Các nhà khoa học Pháp ước tính một người đàn ông ăn nuốt khoảng 2,7kg son môi trong cả cuộc đời và phụ nữ là 7,7kg
Có thể đoán được tính cách của một người phụ nữ khi chỉ cần nhìn vào màu son trên môi của họ: son môi màu đỏ là sự lựa chọn của những người phụ nữ vui vẻ Màu hồng là lựa chọn cho người phụ nữ lãng mạn Còn màu cam dành cho những người phụ nữ lập dị, những người thích gây sự chú ý
Trang 14có chứa hạt nhũ, tạo ra hiệu ứng bóng lấp lánh hoặc
ánh kim loại trên môi khi được áp dụng Đặc điểm
chính của son nhũ là sự lấp lánh và ánh sáng mà nó
mang lại, tạo ra một vẻ ngoài đặc biệt và quyến rũ cho
làn môi Son nhũ thường được sử dụng trong các sự
kiện đặc biệt, trong trang điểm sân khấu hoặc chụp
ảnh hoặc dành cho các sự kiện,
Hình 1.1: Son nhũ
Son lì: Là một dạng sản phẩm trang điểm môi có
đặc tính lì, không bóng và thường có khả năng bám
màu cao Đặc điểm chính của son lì là màu sắc của nó
thường rất đậm và đặc trưng, giúp tạo ra một lớp màu
môi sắc nét và rõ ràng Son lì là lựa chọn phổ biến
cho các dịp đặc biệt như tiệc tùng, hoặc buổi tối, Với
khả năng bám màu lâu dài, bạn không cần phải lo
lắng về việc phải sửa son lại thường xuyên trong suốt
sự kiện
Hình 1.2: Son lì
Son bóng: Là một dạng sản phẩm trang điểm
môi có đặc tính tạo ra hiệu ứng bóng lấp lánh và sáng
bóng cho làn môi khi được áp dụng Đặc điểm chính
của son bóng là sự bóng loáng và ánh sáng mà nó
mang lại, tạo ra một vẻ ngoài mềm mại và đầy sức
sống cho môi Son bóng thường được sử dụng khi
muốn tạo độ ẩm cho môi, muốn thêm một chút màu
sắc cho màu môi, có thể sử dụng hằng ngày để cho
làn môi luôn mềm mại sáng bóng
Hình 1.3 : Son bóng
Trang 15Son kem: Là một dạng sản phẩm có dạng kem
mềm mại và dễ thoa Đặc điểm chính của son kem là
sự mềm mại và dễ táng đều lên môi tạo ra một lớp
màu sắc đồng nhất và tự nhiên Son kem thường là sự
lựa chọn phổ biến cho trang điểm hằng ngày hoặc các
dạng đặt biệt vì nó tạo ra một vẻ ngoài tự nhiên và
mịn màng cho đôi môi
Hình 1.4 : Son kem
Son dưỡng môi: Là một dạng son được thiết kế
chủ yếu để cung cấp độ ẩm, dưỡng chất và bảo vệ cho
làn môi Đặc điểm chính của son dưỡng môi là không
có hoặc có ít màu sắc, thường trong suốt, và có chứa
các thành phần dưỡng ẩm như dầu, sáp, vitamin, để
giữ cho môi mềm mại, dẻo dai và bảo vệ chống tác
động của môi trường Son dưỡng môi là lựa chọn phổ
biến cho việc chăm sóc da môi,là thứ không thể thiếu
trong thời tiết khô hanh hoặc mùa đông
Hình 1.5 : Son dưỡng
1.1.1.5 So sánh son môi thảo dược và son môi công nghiệp
Bảng 1.1 : Thành phần có trong son môi công nghiệp
Trang 169 Cetyl Lactate Dưỡng da 5.00
Dựa vào thành phần của 2 loại son được thể hiện ở Bảng 1.1 và Bảng 1.2, có thể thấy được sự khác nhau rất lớn về nguồn gốc của các nguyên liệu để sản xuất ra son công nghiệp và son thảo dược
Phần lớn các thành phần trong son công nghiệp như chất tạo màu, chất bảo quản, chất phân tán, chất làm bóng đều có nguồn gốc từ hóa học Các chất này nếu sử dụng lâu ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Trong khi đó các thành phần sản xuất son môi thảo dược đều có nguồn gốc từ tự nhiên, không gây hại sức khỏe Chất tạo sáp, dầu được sử dụng là những thành phần
an toàn, có tính kháng khuẩn, có khả năng giữ ẩm và làm mềm da Các chất tạo màu, tạo mùi được chiết từ các loại hoa quả, rau củ,… có thể ăn được, rất an toàn với người dùng
1.1.2 Tình hình son môi trong nước
Thị trường son môi Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình 15 – 20%/năm Người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe Son môi thảo dược được
ưa chuộng bởi những ưu điểm:
- Thành phần tự nhiên, an toàn cho môi
- Dưỡng môi mềm mại, mịn màng
Trang 17- Có nhiều màu sắc đa dạng
Ngoài những nơi phân phối truyền thống như Siêu thị, cửa hàng mỹ phẩm là kênh phân phối truyền thống Thì bán hàng online đang ngày càng phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ Bên cạnh những đó cũng có một số khó khăn về son môi thảo dược:
- Giá thành cao hơn so với son môi thông thường
- Khó bảo quản hơn so với son môi thông thường
- Ít màu sắc đa dạng hơn so với son môi thông thường
1.1.3 Tình hình son môi ngoài nước
Thị trường son môi toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 7,5% trong giai đoạn 2023 – 2028 Thị trường son môi ngoài nước đang phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng Các doanh nghiệp cần có chiến lược phù hợp để cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe
1.2.1 Hợp chất màu
Màu sắc trong mỹ phẩm là một phần quan trọng để tạo ra các sản phẩm hấp dẫn
và thu hút người tiêu dùng Các chất màu được sử dụng trong mỹ phẩm có thể là chất
tự nhiên hoặc tổng hợp, nhưng đều nhằm mục đích tạo ra các gam màu đa dạng và phong phú Màu sắc trong son môi có thể đa dạng phong phú và thay đổi theo xu hướng thời trang, sở thích cá nhân, hoặc mục đích sử dụng
Kỷ Tử có vị ngọt và tính bình Kỷ tử là cây thân mềm, có thân cao 50 - 150cm Loại cây này có nhiều nhánh nhỏ, có gai trên thân Lá cây mọc đơn, so le nhau và có hình lưỡi cuốc Hoa Kỷ Tử có màu đỏ, mọc ngay ở gốc Cây ra hoa vào tháng 6 – 9 Quả Kỷ Tử có hình trứng, nhỏ, căng mọng Khi chín, kỷ tử có màu đỏ thẫm với kích thước từ 0,5 cm đến 2 cm Bên trong ruột quả có màu nâu sẫm và thân dẹt Quả Kỷ Tử
Trang 18thường được thu hoạch vào tháng 9, 10 Quả được phơi khô ở nơi có bóng mát đến lúc
vỏ nhăn lại thì đem phơi dưới nắng to khoảng 4 – 5 ngày
Kỷ tử được tạo bởi các sắc tố anthocyanin và carotenoid Trong thành phần quả
kỷ tử có chứa sắc tố beta – caroten có màu cam Beta-carotene là một sắc tố carotenoid màu đỏ-cam, được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, bao gồm cả kỷ tử Nó là tiền chất của vitamin A, có vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm thị lực, hệ miễn dịch và sức khỏe da
Hàm lượng của beta – caroten trong câu kỷ tử nhiều hơn so với cà rốt Hiện nay, chiết màu được sử dụng để làm màu thực phẩm thay thế cho một số phẩm màu hóa học
Dẫn xuất thường gặp của beta – caroten là β-cryptoxanthin (C40H56O) với công thức cấu tạo được thể hiện ở Hình 1.7
Hình 1.7: Công thức cấu tạo của β-cryptoxanthin
Trang 19Các phân tử beta – caroten có khả năng hấp thụ bức xạ khả kiến trong khoảng
450 đến 550 nm trong phổ màu sắc, tương ứng với một phần của vùng màu vàng và cam
Beta-caroten là một hợp chất không phân cực Vì không phân cực nên nó không tan trong nước và phần lớn tan trong các dung môi không phân cực như các loại dầu
và chất hữu cơ khác Sự không phân cực của beta-caroten là do cấu trúc hóa học với một loạt các liên kết π dài và các nhóm chức chứa các nguyên tử carbon và hydrogen, không chứa các nhóm chức có thể tạo ra tương tác phân cực mạnh với nước
Độ bền của beta – caroten ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau gồm ánh sáng, nhiệt độ, oxy hóa, kiềm hóa và tác động của các kim loại
Oxy hóa: Mặc dù beta – caroten ban đầu là một chất chống oxy hóa, nhưng nó có thể trở thành một chất oxy hóa trong điều kiện phù hợp Khi beta – caroten tiếp xúc với các chất oxy hóa như kim loại chuyển tiếp hoặc các gốc tự do, nó có thể bị oxy hóa
và mất đi hoạt tính chống oxy hóa
Ánh sáng có thể góp phần vào phân hủy của beta-caroten, đặc biệt là ánh sáng
UV Quá trình oxy hóa của beta – caroten có thể được kích thích bởi ánh sáng, dẫn đến
sự mất mát màu sắc và hoạt tính chống oxy hóa
Nhiệt độ cao cũng có thể làm giảm độ bền của beta – caroten Ở nhiệt độ cao, các quá trình hóa học diễn ra nhanh hơn, bao gồm cả quá trình phân hủy của beta – caroten
Môi trường kiềm hóa cũng có thể làm giảm độ bền của beta – caroten Trong điều kiện kiềm hóa, beta – caroten có thể trải qua quá trình phân hủy hoặc phản ứng hóa học
Một số kim loại như sắt và đồng có thể tăng tốc quá trình oxy hóa beta – caroten bằng cách tạo ra các gốc tự do oxy hóa
Trang 20được sử dụng như một thành phần tự nhiên để tạo độ dẻo và bóng cho các sản phẩm như son môi, kem dưỡng da, và sáp tạo kiểu tóc Đồng thời, sáp ong cũng có tính chất chống vi khuẩn và bảo vệ da, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến trong sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm tự nhiên.Sáp ong trắng giúp tạo độ cứng cho các mỹ phẩm dạng sáp, các sản phẩm có độ đặc quánh, khả năng tạo khối tốt Khả năng nhũ hóa tốt, tạo lên một lớp màng phủ lên da giúp chống trôi Sáp ong thường được sử dụng để làm son vì nó có khả năng tạo ra một lớp bảo vệ mỏng trên bề mặt của môi, giúp giữ cho màu sắc của son được duy trì trong thời gian dài hơn Điều này làm cho son môi không bị phai màu hoặc trôi đi quá nhanh Trong sáp ong có chứa các thành phần giúp giảcholesterol trong màu, kháng viêm, giảm đau, làm mềm da Sáp ong trắng có chứa các acid béo, este, các chất caffein acid phenethyl ester và bioflavonoids, các acid amin, các nhóm vitamin B1, B2, pro-vitamin A, E, D cùng các chất khoáng khác như canxi, magie, sắt, kẽm
Trong đó còn có các thành phần flavonoids khác nhau như galagin, các thành phần trên đều là chất có chất phụ gia thực phẩm Đều có có những chất dinh dưỡng quan trọng và an toàn cho người dùng
Hình 1.8: Sáp ong
1.2.2.2 Sáp candelilla
Sáp Candellia (Hình 1.9) là một loại sáp thực vật được chiết xuất từ cây hoa nến
(Euphorbia cerifera), thường được tìm thấy ở miền trung và miền nam Bắc Mỹ Sáp
Candellia thường được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc da như son môi, kem dưỡng da, và nến
Thành phần chính của sáp candellia có chứa axit béo và hydrocarbon như acid palmtic, acid stearic, ester, hydrocarbon, vitamin và chất chống oxy hóa,
Trang 21Trong son môi, sáp Candellia thường được sử dụng như một chất kết dính và làm mềm để tạo ra độ bóng và độ bền cho sản phẩm Nó giúp làm cho son môi dễ dàng lăn lên môi mà không bị cứng hoặc khó chịu Sáp Candellia cũng có khả năng giữ ẩm cho môi, giúp chúng mềm mại và không bị khô
Trong son môi, sáp Candellia thường được sử dụng như một chất kết dính và làm mềm để tạo ra độ bóng và độ bền cho sản phẩm Nó giúp làm cho son môi dễ dàng lăn lên môi mà không bị cứng hoặc khó chịu Sáp Candellia cũng có khả năng giữ ẩm cho môi, giúp chúng mềm mại và không bị khô Sáp cadellia rất cứng, nhưng nó có độ bóng tốt, thường nóng chảy ở 68-72 độ Có khả năng truyền độ cứng khi dùng chung với sáp khác mà không làm tăng nhiệt độ nóng chảy Là một nguyên liệu lý tưởng trong sản xuất son môi
Hình 1.9: Sáp candellia
1.2.2.3 Sáp carbauba
Sáp carnauba (Hình 1.10) là một loại sáp tự nhiên được chiết xuất từ lá của cây
carnauba (Copernicia prunifera), một loài cây sống ở vùng rừng mưa của Brazil Đây
là một trong những loại sáp tự nhiên cứng nhất và có điểm nóng chảy cao nhất trong
số các loại sáp tự nhiên Sáp thu được bằng cách đun sôi lá và thân cây với axit sulfuric loãng, và "cerote" thu được sẽ được tách khỏi bề mặt và được xử lý thêm Theo cách này, khoảng 900 tấn được sản xuất hàng năm Sáp carnauba không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ như axeton, cloroform, benzen, Sáp carnauba thường có dạng vảy rắn vô định hình và dẻo dai, có màu vàng sáng, mùi thơm nhẹ, dễ chịu, nhiệt độ nóng chảy cao 80-85oC
Thành phần chính của carnauba chủ yếu là các ester của axit béo nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo độ bóng và độ bền của các sản phẩm khi sử dụng sáp carnauba, ngoài ra còn có acid béo, alcohols,
Trang 22Trong son môi, sáp Carnauba thường được sử dụng để thêm độ bóng và độ bền cho sản phẩm, cũng như tạo ra một lớp bảo vệ mềm mại cho môi Nó giúp tạo độ bóng
tự nhiên cho son môi làm cho môi trở nên sáng bóng và quyến rũ, làm tăng đồ bền cho sản phẩm, giúp làm mềm, tạo cấu trúc và độ đàn hồi Sáp carnauba là thành phần quan trọng trong son môi thảo dược, giúp cải thiện cả mặt thẩm mỹ cho làn môi
Hình 1.10: Sáp carnauba
1.2.2.4 Bơ shea
Hay còn gọi là bơ hạt mỡ (Hình 1.11) còn có tên tiếng anh là Shea butter là loại
bơ thực vật được chiết xuất từ hạt cây Karite (hay còn gọi là cây Shea) vốn chỉ mọc tự
nhiên ở một phần khu vực phía Đông và Tây châu Phi Trong đó, Ghana được xem là nước sản xuất bơ shea lớn nhất thế giới và cho chất lượng Bơ tốt nhất Thành phần chủ yếu là axit oleic và acid stearic được chiết xuất từ cây hạt mỡ Bơ hạt mỡ (Shea butter)
có tác dụng dưỡng ẩm sâu cho da và tóc, làm mềm da, làm mờ các nếp nhăn, giảm tốc
độ lão hóa da, sử dụng bơ shea thường xuyên còn giúp ngăn ngừa và loại trừ nhân mụn, làm dịu các vết ngứa do con trùng cắn đốt, chống dị ứng, nổi mẫn đỏ, đặc biệt hiệu quả ngay cả đối với làn da em bé, nuôi dưỡng bảo vệ da và tóc chắc khỏe, chống nứt nẻ da
Trong son môi người ta hay sử dụng bơ shea vì nó có chứa chất dưỡng ẩm hứa nhiều axit béo và các chất dưỡng ẩm tự nhiên, giúp làm mềm và dưỡng ẩm cho làn môi khô và nứt nẻ Làm dịu da hứa nhiều axit béo và các chất dưỡng ẩm tự nhiên, giúp làm mềm và dưỡng ẩm cho làn môi khô và nứt nẻ Bơ Shea cũng có thể tăng cường độ bóng cho sản phẩm son môi, giúp làn môi trở nên sáng bóng và quyến rũ
Trang 23Hình 1.11: Bơ shea
1.2.3 Pha dầu
1.2.3.1 Dầu hạnh nhân
Hạnh nhân (Prunus dulcis) là loại hạt của cây hạnh nhân đến với tên gọi khác là
"hạt hạnh nhân" Hạnh nhân là một loại cây thuộc họ Rosaceae, phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và ôn đới Cây hạnh nhân có nguồn gốc từ Trung Á và Tây Nam Á, nhưng hiện nay được trồng rộng rãi trên khắp thế giới
Hạnh nhân thường được ăn sống hoặc được sử dụng trong các món ăn như mứt hạnh nhân, bánh ngọt, và là thành phần quan trọng trong nhiều loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da
Dầu hạnh nhân (Hình 1.12) được ép từ hạt hạnh nhân tươi Là một thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm, bao gồm cả son môi Dầu hạnh nhân có nhiều chất axit béo đơn không bão hòa, vitamin E, kali, đạm, kẽm, nhiều vitamin và khoáng chất khác đều cần thiết cho cơ thể của bạn Lợi ích của dầu hạnh nhân rất đa dạng, từ khả năng giúp giảm cân hiệu quả đến hỗ trợ hệ tiêu hóa Các thành phần trong dầu hạnh nhân có công dụng rất tốt trong chăm sóc làn da
Trong son môi người ta dùng dầu hạnh nhân vì có khả năng thẩm thấu sâu vào
da, giúp làm mềm và dưỡng ẩm cho làn môi khô và nứt nẻ có tính chất làm dịu tự nhiên, giúp giảm cảm giác kích ứng và đỏ, đặc biệt là trên các làn môi nhạy cảm Dầu hạnh nhân chứa nhiều vitamin E và axit béo omega – 6, giúp tái tạo da và bảo vệ làn môi khỏi tổn thương do tác động của các gốc tự do và tác nhân môi trường
Trang 24Hình 1.12: Dầu hạnh nhân
1.2.3.2 Dầu bơ
Dầu bơ (Hình 1.13) là một loại dầu tự nhiên được chiết xuất từ hạt của cây bơ
(Butyrospermum parkii), còn được gọi là cây bơ Shea Cây bơ là loài cây thân gỗ
thuộc họ Sapotaceae, có nguồn gốc từ vùng Savanna của châu Phi Quá trình chiết xuất dầu bơ thường bắt đầu bằng việc thu hái hạt của cây bơ, sau đó hạt sẽ được xay nhuyễn và ép lấy dầu Dầu bơ có màu từ vàng nhạt đến vàng đậm, tùy thuộc vào quy trình sản xuất và chất lượng của hạt Dầu bơ được biết đến với nhiều tính chất dưỡng
ẩm và dưỡng da, làm cho nó trở thành một thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm Nó được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm như kem dưỡng da, sữa dưỡng thể, dầu massage, và cả son môi, nhờ vào khả năng làm dịu, dưỡng ẩm và bảo vệ da Dầu bơ được sử dụng trong son môi với một số mục đích chính sau: Dầu bơ là một nguồn dầu tự nhiên giàu axit béo và vitamin E, giúp làm dịu
và dưỡng ẩm cho làn môi, ngăn chúng khỏi khô và nứt nẻ Tính chất dưỡng ẩm của dầu bơ giúp làm mềm và làm dịu làn môi khô, giúp chúng trở nên mềm mại hơn Dầu
bơ tạo ra một lớp bảo vệ mỏng trên bề mặt của làn môi, giúp giữ ẩm và bảo vệ chúng khỏi tác động của môi trường bên ngoài như gió, nắng, và khí hậu khô hanh Dầu bơ thường có kết cấu mịn màng, khiến cho son môi dễ lăn và lan trên làn môi một cách mượt mà Dầu bơ chứa một lượng lớn axit béo, bao gồm các loại axit béo không no như oleic acid và linoleic acid, cũng như axit béo no như stearic acid và palmitic acid Các axit béo này giúp cung cấp độ ẩm cho da và giữ cho da mềm mại Dầu bơ chứa các vitamin tự nhiên, đặc biệt là vitamin E, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo
vệ da khỏi tổn thương do tác động của các gốc tự do Vitamin A cũng có thể có mặt trong dầu bơ, giúp kích thích tái tạo da và duy trì sự săn chắc của da Đây là các hợp chất có cấu trúc tương tự như cholesterol, giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da
Trang 25Các hợp chất polyphenol có trong dầu bơ có thể giúp bảo vệ da khỏi tổn thương
do tác động của tia UV và các tác nhân môi trường khác Những thành phần này kết hợp lại tạo thành một dầu tự nhiên giàu dưỡng chất và có nhiều lợi ích cho môi
Hình 1.13: Dầu bơ
1.2.3.3 Dầu dừa
Dầu dừa (Hình 1.14) là một nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú Dầu dừa là một loại dầu ăn được chiết tách từ cơm dừa Ở vùng nhiệt đới, nó là nguồn cung cấp chất béo quan trọng trong các bữa ăn của người dân Nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, và công nghiệp Do tính ổn định nên nó ít bị oxy hóa,
và do hàm lượng chất béo no cao nên có thể cất giữ lâu đến 2 năm Dầu dừa nguyên chất thường có sự đặc dẻo, tinh khiết không bết dính và dễ hấp thụ Với đặc điểm này không có loại dầu nào có thể so sánh được Dầu dừa có chứa axit béo và vitamin E, giúp dưỡng ẩm sâu cho môi Điều này giúp giữ cho môi luôn mềm mại và không bị khô nức Nó tạo ra một lớp bảo vệ tự nhiên trên môi, giúp bảo vệ chúng khỏi tác động của môi trường bên ngoài như gió lạnh, ánh nắng mặt trời và khí hậu khô hanh.có tính chất kháng khuẩn và chống vi khuẩn, giúp bảo vệ môi khỏi vi khuẩn và nấm mốc, đặc biệt là khi môi bị nứt nẻ Dầu dừa thường là một nguyên liệu tự nhiên và không gây kích ứng cho da, phù hợp cho những người có làn da nhạy cảm Dầu dừa mang một hương thơm tự nhiên dễ chịu, làm cho sản phẩm son dưỡng môi trở nên hấp dẫn hơn
Hình 1.14: Dầu dừa
Trang 261.2.3.4 Dầu olive
Dầu olive (Hình 1.15) là một loại dầu thu được từ cây Ô liu (Olea europaea,
thuộc họ Oleaceae), một loại cây truyền thống của vùng Địa Trung Hải Nó thường được sử dụng trong nấu ăn, mỹ phẩm, dược phẩm, và xà phòng và có làm nhiên liệu cho đèn dầu truyền thống Dầu olive được sử dụng trên khắp thế giới, nhưng đặc biệt
là ở các nước Địa Trung Hải Thời cổ, dầu ô liu được chiết xuất bằng phương pháp thủ công thông qua việc nghiền và ép các quả ô liu bằng các cối đá chuyên dụng để ép ra dầu Loại dầu này thường được sử dụng trong nấu ăn, để chiên thức ăn hoặc làm nước xốt salad Nó cũng có thể được tìm thấy trong một số mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng
và nhiên liệu cho đèn dầu truyền thống
Dầu olive (hay còn gọi là dầu oliu) cũng là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm son môi, và nó mang lại nhiều lợi ích cho việc dưỡng và bảo vệ môi Dầu olive chứa axit béo và vitamin E, giúp cung cấp độ ẩm cho môi và giữ cho chúng mềm mại, không khô nứt Dầu olive có khả năng thâm nhập sâu vào da, giúp tái tạo tế bào môi và giữ cho chúng mềm mại, mịn màng Vitamin E có trong dầu olive giúp chống lại tác động của các gốc tự do, nguyên nhân gây lão hóa da Điều này giúp giữ cho môi trông trẻ trung và khỏe mạnh Dầu olive tạo ra một lớp bảo vệ tự nhiên trên môi, giúp bảo vệ chúng khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, gió lạnh và khí hậu khô hanh Dầu olive thường là một nguyên liệu tự nhiên và không gây kích ứng cho da, phù hợp cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm Dầu olive có khả năng thẩm thấu nhanh vào da mà không gây bết dính, giúp môi trở nên mềm mại, mịn màng và không nhờn dính
Hình 1.15: Dầu olive
1.2.4 Các nguyên liệu khác
1.2.4.1 Tinh dầu cam ngọt
Cam ngọt (Citrus sinensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương
Loài này được (L.) Osbeck mô tả khoa học đầu tiên năm 1765
Trang 27Tinh dầu cam ngọt (Hình 1.16) là một loại tinh dầu được chiết xuất từ vỏ của quả
cam ngọt (Citrus sinensis) Đây là một loại tinh dầu phổ biến và có nhiều ứng dụng
trong aromaterapi, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp Khi thêm vào các sản phẩm chăm sóc tóc, tinh dầu cam ngọt có thể giúp làm mềm mại và dưỡng ẩm cho tóc, đồng thời mang lại hương thơm dễ chịu Tinh dầu cam ngọt mang một hương thơm tươi mát, ngọt ngào và sảng khoái, có thể giúp tạo cảm giác sảng khoái và thư giãn.Hương thơm của tinh dầu cam ngọt có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng và căng thẳng tinh thần
Nó thường được sử dụng trong aromaterapi để tạo không gian thư giãn và yên bình.có tính chất kháng khuẩn và khử trùng, có thể giúp làm sạch không khí và giảm vi khuẩn trong môi trường.Tinh dầu cam ngọt có thể được thêm vào các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng và sữa tắm nhờ vào khả năng làm dịu và dưỡng ẩm cho da
Tinh dầu cam ngọt dùng trong son môi vì nó chứa nhiều axit béo và vitamin, giúp dưỡng ẩm cho môi, giảm khô và nứt nẻ,giúp làm mềm mại, mịn màng cho môi, giúp son môi lên màu đều và bám lâu hơn Tinh dầu cam ngọt mang một hương thơm
dễ chịu và sảng khoái, có thể tạo ra một trải nghiệm thú vị khi sử dụng son môi Tính chất làm dịu của tinh dầu cam ngọt có thể giúp giảm kích ứng và mát-xa môi, đồng thời giữ cho môi luôn mềm mại và khỏe mạnh
Hình 1.16: Tinh dầu cam ngọt
Vitamin E (Hình 1.17) giúp chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ da khỏi bị tổn thương do gốc tự do gây ra Gốc tự do là những phân tử không ổn định có thể gây hại cho tế bào da, dẫn đến nếp nhăn, đốm nâu và các dấu hiệu lão hóa khác Nó giúp