1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyện cổ hrê nhìn từ lý thuyết tâm lý học tộc người

117 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyện Cổ Hrê Nhìn Từ Lí Thuyết Tâm Lý Học Tộc Người
Tác giả Đinh Thị Hiền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quang Huy
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 31,93 MB

Nội dung

Trong kho tàng văn hóa văn học nghệ thuật của dân tộc Hrê thì lĩnh vực văn hóa đã và đang được nghiên cứu góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Hrê, một số công trình nghiên cứu về vă

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ HIỀN

TRUYỆN CỔ HRÊ NHÌN TỪ

LÍ THUYẾT TÂM LÝ HỌC TỘC NGƯỜI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

ĐÀ NẴNG, NĂM 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ HIỀN

TRUYỆN CỔ HRÊ NHÌN TỪ

LÍ THUYẾT TÂM LÝ HỌC TỘC NGƯỜI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 822 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN QUANG HUY

ĐÀ NẴNG, NĂM 2023

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của luận văn 7

7 Bố cục của luận văn 7

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI HRÊ Ở QUẢNG NGÃI VÀ LÍ THUYẾT TÂM LÝ HỌC TỘC NGƯỜI 8

1.1 Người Hrê ở Quảng Ngãi 8

1.1.1 Nguồn gốc, phân bố dân cư người Hrê ở Quảng Ngãi 8

1.1.2 Văn hóa người Hrê ở Quảng Ngãi 10

1.1.3 Tổng quan về Truyện cổ Hrê ở Quảng Ngãi 20

1.2 Lí thuyết tâm lý học tộc người và vận dụng vào nghiên cứu Truyện cổ Hrê ở Quảng Ngãi 21

1.2.1 Một số nội dung trọng tâm về tâm lý học tộc người 21

1.2.2 Nghiên cứu truyện cổ từ tâm lý học tộc người 23

Tiểu kết chương 1 27

Chương 2 BIỂU HIỆN TÂM LÝ TỘC NGƯỜI TRONG TRUYỆN CỔ HRÊ NHÌN TỪ CÁC GIÁ TRỊ NHÂN SINH 28

2.1 Thân phận con người – Sự “chấn thương” tâm lí tộc người 28

2.1.1 Thân phận mồ côi, thất lạc, bị bỏ rơi 29

2.1.2 Thân phận nô lệ - Sự phân hóa tầng lớp xã hội 35

2.1.3 Thân phận xấu xí, tàn tật, đội lốt thú 39

2.2 Niềm tin vào yếu tố tâm linh 41

2.2.1 Tín ngưỡng “Vạn vật hữu linh” 42

2.2.2 Lời tiên tri từ giấc mơ 47

2.2.3 Hành vi ma thuật: Sự hủy diệt và hồi sinh (tái sinh) 49

2.3 Tính cộng đồng, trọng tình nghĩa 53

2.3.1 Tính cộng đồng 53

2.3.2 Trọng tình nghĩa 56

2.4 Khát vọng sống đoàn tụ, hạnh phúc, xã hội công bằng 59

Tiểu kết chương 2 62

Chương 3 BIỂU HIỆN TÂM LÝ TỘC NGƯỜI TRONG TRUYỆN CỔ HRÊ NHÌN TỪ BIỂU TƯỢNG KHÔNG GIAN 64

Trang 8

3.1 Không gian sinh tồn - tâm thức người Hrê về thế tục 64

3.1.1 Không gian cư trú: Ngôi nhà sàn, Rừng núi 64

3.1.2 Không gian canh tác: Nương rẫy, ruộng đồng 69

3.2 Không gian thiêng – tâm thức người Hrê về cõi thiêng 71

3.2.1 Cột thiêng – thần giữ linh hồn và của cải trong gia đình 71

3.2.2 Bếp lửa thiêng - Thần giữ lửa 73

3.2.3 Bến nước - Thần nước 76

Tiểu kết chương 3 77

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC PL1

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Dân tộc Hrê là một thành phần trong đại gia đình 54 dân tộc ở Việt Nam Như phần lớn các dân tộc ít người, đồng bào Hrê sống tập trung ở địa bàn rừng núi, cư trú chủ yếu ở tỉnh Quảng Ngãi và các huyện tiếp giáp Bình Định, Kon Tum Tộc người Hrê vốn là cư dân bản địa vùng núi Trung – Trung Bộ Việt Nam, tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme trong dòng ngôn ngữ Nam Á, loại hình nhân chủng In-đô-nê-diêng Hrê là tộc danh chính thức, phổ biến và thống nhất trong cả cộng đồng Nghiên cứu về tộc người Hrê một phần nào đó hiểu thêm về tộc người Hrê trong thành phần các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Từ xa xưa, tộc người Hrê đã hình thành cho mình một kho tri thức và một nền văn hóa văn học nghệ thuật phong phú đa dạng Bằng tri thức của buổi sơ khai nguyên thủy, người Hrê tổ tiên đã tồn tại và phát triển hình thành một nền tảng sinh hoạt cộng đồng

Đó là sự phong phú, đa dạng, nhiều thể loại, nhiều hình thức, đậm đặc cả trong văn hóa vật thể lẫn phi vật thể của nền văn hóa - văn học nghệ thuật dân gian Hrê Ngôi nhà sàn kiến trúc đơn giản nhưng mang đậm đặc trưng riêng biệt, những vật dụng đan lát tinh xảo, thổ cẩm hoa văn tài hoa, nhạc cụ đánh, thổi, gõ, vỗ độc đáo Dân ca, dân vũ khúc hát đồng dao, hát khóc người thân qua đời, bài ca cúng tế cùng tục ngữ, thành ngữ, câu

đố và văn chương truyền miệng ‘mon, Cũng như các tộc người thiểu số khác, tộc

người Hrê cũng mang những sắc thái văn hóa đặc trưng và chính những đặc trưng đó đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng và phong phú trong tính cấu trúc thống nhất chặt chẽ của văn hóa Việt Nam

Trong kho tàng văn hóa văn học nghệ thuật của dân tộc Hrê thì lĩnh vực văn hóa

đã và đang được nghiên cứu góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Hrê, một số công

trình nghiên cứu về văn hóa Hrê như Người Hrê ở Việt Nam (Cao Chư, Nguyễn Bảo Cương, NSNA Phạm Huy Đằng, 2019) tạp chí khoa học Lễ cúng trâu và cúng bến nước

của người Hrê (Văn Nam Thắng, 2020); luận án tiến sĩ Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hrê tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay (Trần Thị Ngọc Lanh, năm 2021)

Cùng với việc nghiên cứu để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thì tri thức về ngữ văn dân gian cũng đã được sưu tầm và lưu giữ, trong đó tiêu biểu nhất là truyện cổ Qua truyện cổ ta thấy được từ thời xa xưa, tuy sinh hoạt vẫn còn giữ nhiều nét cộng đồng, song trong xã hội Hrê đã bắt đầu xuất hiện sự phân hóa thành những tầng lớp

người giàu có, người nghèo khổ, người nô lệ, Một số công trình như Truyện cổ Hrê (Đinh Xăng Hiền, 1985); Truyện cổ Hrê quyển 1 và quyển 2 (Nga Ri Vê, 2019), Tri

thức và văn học nghệ thuật dân gian dân tộc Hrê tỉnh Quảng Ngãi (Nga Ri Vê, 2013)

Đây là những công sức quý báu của các nhà nghiên cứu trong việc giữ gìn, phục dựng

Trang 10

kho tư liệu văn chương phong phú của người Hrê Tuy nhiên, mọi việc mới chỉ dừng lại

ở công tác sưu tầm, giới thiệu khái quát mà chưa có nghiên cứu nào về truyện cổ Hrê từ

lí thuyết tâm lý học tộc người Việc nghiên cứu truyện cổ Hrê nhìn từ lí thuyết tâm lý học tộc người sử dụng tri thức phân tâm học, tâm lý học, văn hóa học, dân tộc học để minh giải các hiện tượng văn học, từ đó hiểu thêm về đời sống xa xưa của họ

Ngày nay trong xu thế hội nhập kinh tế, phát triển đất nước, đời sống người Hrê cũng phát triển Bên cạnh ưu điểm về phát triển cũng có những hạn chế về sự lu mờ, thất truyền, lãng quên Chính vì vậy, việc lưu giữ, phát huy nghiên cứu ngữ văn dân gian, đặc biệt là truyện cổ rất cần được nâng cao, một phần nào đó không làm lãng quên kho tàng Ngữ văn dân gian Hrê, đồng thời đem truyện cổ Hrê đến với mọi người

Vì tất cả những lí do trên đây mà chúng tôi chọn đề tài Truyện cổ Hrê nhìn từ lí thuyết tâm lý học tộc người Qua truyện cổ, thấy được những biểu hiện tâm lý tộc người

Hrê từ các giá trị nhân sinh, từ biểu tượng không gian, đồng thời đóng góp vào khuynh hướng nghiên cứu ngữ văn dân gian, ngữ văn tộc người từ lý thuyết tâm lý học tộc người

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quan sát tổng quan những nghiên cứu đã có về tộc người Hrê từ trước cho đến nay, theo chúng tôi, liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu, có thể chia làm hai nhóm vấn đề chính Cụ thể:

Nhóm thứ nhất, những công trình nghiên cứu những nét văn hóa, tính cách tộc người người thiểu số:

Nghiên cứu sớm nhất văn hóa người Hrê nói chung là công trình của tác giả Ôn Khê Nguyễn Tấn (Nguyễn Đức Cung sưu tầm, khảo cứu, phiêm âm và chú giải) (1898)

(tái bản năm 2019) – Vũ man tạp lục thư, Nxb Hà Nội và Omega [41] Công trình này

nghiên cứu công phu lịch sử người Thượng nói chung, về người Thượng ở Quảng Ngãi ghi chép công cuộc đánh dẹp người Man ở Quảng Ngãi Nguyễn Tấn đã ghi chép rất cẩn thận và tỉ mỉ về khoảng cách từng ngọn núi, vị trí các con sông, dòng suối, lối đi xa

với đó, các sách lược đánh dẹp, phương cách phòng ngự, sự xây dựng và cải tổ dần dần qua các triều đại, sự tích đánh dẹp của các vị danh tướng đã từng trấn giữ vùng đất này…

cũng được tác giả ghi chép tỉ mỉ để làm tài liệu tham khảo cho hậu thế Vũ Man tạp lục

thư được xem như là một tài liệu đầu tiên viết về dân tộc Hrê nói riêng và viết về dân

tộc thiểu số nói chung một cách có hệ thống Cụ thể hơn, trong phần nhân văn (quyển I

và quyển II), tác giả miêu tả cụ thể về phong tục, ngôn ngữ, nhà cửa, lối ăn mặc, đồ dùng, vấn đề hôn nhân, tên làng, tục lệ ngày tết, tang lễ, nhạc khí, việc cúng tế, lệ phạt

vạ, húy kị, thổ nghi, Trong cái nhìn quy chiếu của hệ tư tưởng Nho giáo về chính trị, Nguyễn Tấn xem người Hrê luôn là “họa di địch”, “những người man này chưa hề

Trang 11

thấy có nhóm người man nào vô nhân đạo như ở tỉnh tôi Nhóm người man này không biết đến quân trưởng, không có tôn ti, ở nơi hiểm trở, thói quen cướp bóc, lấy hung hãn làm sở trường, lấy cướp bóc làm nghề nghiệp Ta lấy uy mà nghiêm cấm thì chúng chạy trốn, lấy đức mà vỗ về thì chúng khinh nhờn, giết chúng sẽ gây oán hận, tha chúng thì chúng quên ơn, thực là người không ra người, quỷ không ra quỷ” [8, tr.97] Nét nổi trội

về tính cách tộc người Hrê trong đoạn trích dẫn trên định vị họ là sắc dân có cá tính khó khuất phục, khó kiểm soát từ bàn tay của chính quyền đương thời Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc ghi chép lại những nét văn hóa của tộc người Hrê ở Quảng Ngãi chứ không đề cập đến những nét tâm lý tộc người qua văn học, cụ thể là về

truyện cổ Hrê Trong công trình tiếp theo của tác giả Nguyễn Đức Cung – Lịch sử vùng

cao qua Vũ man tạp lục thư, Nhà xuất bản Nhật Lệ, năm 1998 [8] Tác phẩm là một tập

tài liệu đầy đủ về lịch sử người Thượng nói chung, về người Thượng ở Quảng Ngãi nói riêng và việc bình định người Thượng của triều Nguyễn, kèm theo bản dịch trực tiếp từ

Hán văn cuốn Vũ man tạp lục thư của cụ Nguyễn Tấn, xuất bản năm 1898 Đây là tác

phẩm góp phần làm phong phú thêm kho sử liệu dân tộc học Nó cũng cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho việc nghiên cứu ngữ văn tộc người theo hướng liên ngành, liên văn hóa

Trong công trình Tri thức và văn học nghệ thuật dân gian dân tộc Hrê tỉnh Quảng

Ngãi, Nga Ri Vê biên soạn và sưu tầm (2003), Nxb Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi

[57], ít nhiều đề cập tới các thành tố của văn hóa tộc người được biểu hiện qua các thói tục, những ứng xử của người bản địa với môi trường tự nhiên và xử lí các mối quan hệ trong xã hội Những vấn đề thiêng, những cấm kị cũng được các tác giả kể trên nêu ra

và đã có những nhận định bước đầu Gần gũi hơn với đề tài là công trình Người Hrê ở

Việt Nam (2017), Nxb Thông Tấn của nhà nghiên cứu Cao Chư cùng với nhóm biên

soạn Nguyễn Bảo Cương, Phạm Huy Đằng viết về nguồn gốc và phân bố dân cư; buôn làng, nhà ở; nguồn sống; y phục, trang sức cho đến phong tục tập quán, lễ hội của tộc người Hrê ở Việt Nam [7], cuốn sách đã phần nào khắc họa nét văn hóa độc đáo, đặc trưng ở tộc người Hrê, kể cả dấu ấn từ các dặm dài trong lịch sử mà họ đã trải qua và

công trình Văn hóa cổ truyền của người Hrê ở huyện An Lão tỉnh Bình Định (năm 2015),

Nguyễn Xuân Nhân chủ biên, Đinh Văn Thành cộng tác, Nxb Khoa học Xã hội [38] Đây là công trình nghiên cứu văn hóa dân gian giá trị, giúp ta có cái nhìn sâu sát hơn về văn hóa cổ truyền của người Hrê tại An Lão, từ đó cho thấy sự đồng điệu và dị biệt giữa văn hóa Hrê với các dân tộc khác và với ngay cả người Hrê đang sinh sống tại Quảng Ngãi Qua điền dã, khảo sát, tìm tòi, thu thập thông tin từ đồng bào Hrê, tác giả cung cấp cho chúng ta những thông tin quan trọng về nguồn gốc cũng như là những nét độc đáo trong nếp sống và sinh hoạt của người Hrê

Về tạp chí, các bài đăng mô tả liên quan đến văn hoá tộc người Hrê như: H Haguet

Trang 12

– “Notice ethnique sur les Mois de la région de Quang-Ngai”, đăng tải trên tạp chí

Revue Indochinoise vào tháng 5 năm 1905, bài viết của Haguet đề cập đến hai nhóm

người Thượng chính ở Quảng Ngãi, là Thượng Đá Vách và Thượng Trà Bồng; E.M

Durand – “Les Moi du Sơn-Phòng”, đăng tải trên tạp chí Revue Indochinoise năm 1907,

đây là một thiên khảo luận nghiên cứu tổng quát trên nhiều lĩnh vực về người Thượng

ở Sơn - Phòng, vùng sơn cước hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định; Nguyễn Bá Trác –

Quảng Ngãi tỉnh chí, đăng trên tạp chí Nam Phong từ số 181 đến số 189, năm 1993, có

đề cập đến người Thượng ở Quảng Ngãi Những công trình này đều được Nguyễn Đức Cung [8] trích dẫn lại và đánh giá, phân tích một cách khá tỉ mỉ trong công trình của ông Cụ thể, các tác giả dựa vào các yếu tố phân biệt về ngôn ngữ, phong tục, địa lí cư trú đã phân chia thành “người thượng Trà Bồng” và “người thượng đá vách” Trong đó, nhóm “người thượng đá vách” có số lượng đông hơn Haguet cho biết thêm “về thể chất, người thượng đá vách không lớn hơn người Việt Nam bao nhiều nhưng vạm vỡ hơn, mạnh mẽ và lanh lẹ, có vẻ thực thà và dịu dàng” [dẫn theo 8, tr 33] Những đặc điểm nhận dạng về thể chất và những nét tâm lí tộc người nổi trội như “lanh lẹ”, “thực thà”,

“dịu dàng”, v.v đều được nhìn trong so sánh với tộc người Việt Nhận định này chủ yếu nghiêng về những cảm nhận trực quan khi tiếp xúc gặp gỡ

Về luận án, luận văn: Có các công trình nghiên cứu của Lê Đình Chi – Vấn đề

đồng bào sơn cước tại Việt Nam cộng hoà, Luận án tiến sĩ, Nxb Luật Khoa Đại học

Đường, năm 1969 [4]

Những công trình của các tác giả như: Nga Ri Vê (2003), Tri thức và văn học nghệ

thuật dân gian dân tộc Hrê tỉnh Quảng Ngãi, Nxb Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi,

đã sưu tầm và biên soạn về địa vực cư trú, dân số và tên gọi, ngôn ngữ và chữ viết cùng với tri thức bản địa của người Hrê, trong đó nội dung phần văn học nghệ thuật dân gian

một phần nào đó thể hiện được tâm lý của người Hrê [57] Công trình Người Hrê ở Việt

Nam (2017), Nxb Thông Tấn nghiên cứu của nhà nghiên cứu Cao Chư cùng với nhóm

biên soạn Nguyễn Bảo Cương, Phạm Huy Đằng viết về nguồn gốc, phân bố dân cư, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của tộc người Hrê ở Việt Nam Trần Thị Ngọc Lanh,

(năm 2021) Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hrê tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn

hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học Luận văn góp phần làm rõ những giá trị văn hóa tốt

đẹp của dân tộc Hrê ở Quảng Ngãi, phân tích và hệ thống các giá trị văn hóa dưới góc

độ triết học, đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hrê tại tỉnh Quảng Ngãi Tác giả Văn Nam Thắng (2019), “Lễ cúng trâu và cúng

bến nước của người Hrê”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Bài viết nghiên cứu về hai nghi lễ quan trọng và không thể thiếu của cộng đồng người Hrê, làm nên nét độc đáo trong văn hóa tín ngưỡng của tộc người Hrê Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuyên, nghiên cứu tôn giáo, Số 2 (218), 2022, 112 – 131) với bài viết “Thế

Trang 13

giới quan tôn giáo và giá trị nhân sinh trong ngôi nhà của người Hrê”, bài viết chỉ ra những nét đặc trưng và giá trị văn hóa tín ngưỡng liên kết với ngôi nhà, đây là những phát hiện và đóng góp mới về vai trò của thế giới quan tôn giáo của ngôi nhà truyền thống trong đời sống người Hrê

Nhóm thứ 2, những công trình nghiên cứu vận dụng lí thuyết tâm lý học tộc người vào nghiên cứu ngữ văn tộc người thiểu số:

- Về luận án, luận văn, các bài viết trên các tạp chí, đề tài nghiên cứu có thể kể đến

các công trình tiêu biểu như: Nguyễn Mạnh Tiến, Phân tích tâm lí H’Mông tộc từ dân

ca, Nghiên cứu văn học số 3 – 2012; Bối cảnh dân tộc học tiếng hát tình yêu H’Mông,

Nghiên cứu văn học số 9 – 2013 [43]; Nguyễn Mạnh Tiến (2016), Phân tích tâm lí

H’mông từ dân ca, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện văn học Hà Nội [45]; Đàm Nghĩa

Hiếu (2017) Truyện cổ Bru – Vân Kiều nhìn từ tâm lí học tộc người, Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam [30]; Nguyễn Quang Huy (2018), Nghiên cứu truyện thơ Nôm người

Việt và truyện thơ Nôm người Tày từ lí thuyết tâm lí – văn hóa tộc người, Tạp chí khoa

học xã hội, nhân văn và giáo dục, tập 8, số 4 [31], v.v Các công trình này không nghiên cứu về ngữ văn tộc người Hrê cũng như văn hóa tâm lí tộc người này nhưng có thể coi đây là những nguồn tham khảo rất quan trọng cho đề tài của chúng tôi về phần lí thuyết tâm lí học tộc người và những hướng vận dụng phân tích tâm lí học tộc người từ nguồn khảo sát ngữ văn Đây là lĩnh vực Phân tích tâm lý văn học, Văn học dân gian tộc người thiểu số Các hướng triển khai từ các công trình trên đều lấy ngữ văn tộc người làm đối tượng khảo sát chính, kết hợp với các tiếp cận và phương pháp thăm hỏi, ghi chép, điền

dã dân tộc học trên cơ sở sử dụng các thao tác phân tích của lí thuyết tâm lí học tộc người/ tâm bệnh học Những yếu tố tổng thể như không gian xã hội, cái nhìn về vũ trụ, nhân sinh hay các thói quen được lưu giữ lại trong nguồn ngữ văn và những nét sinh hoạt còn lưu dấu hiện tại đều được xem xét để có những đánh giá, nhận định xác đáng nhất

Nghiên cứu đề tài Truyện cổ Hrê nhìn từ lí thuyết tâm lý học tộc người là công việc

có tính chất mở đường và là công trình đầu tiên vận dụng lí thuyết tâm lý học tộc người soi vào một thể loại quan trọng nhất của ngữ văn tộc người Hrê Tuy chưa có công trình nào vận dụng về tâm lý học tộc người, chưa phân tích sâu thành hệ thống ngữ văn tộc người Hrê, nhưng những công trình kể trên đều có đề cập ít nhiều đến các vấn đề của tâm lý tộc người Hrê Vì tâm lý học tộc người là một lí thuyết liên ngành, đề cập đến nhiều vấn đề từ lịch sử, xã hội, văn hoá, phong tục, tâm lí, v.v trong đó tâm lí là yếu tố chính Các công trình kể trên liên quan đến người Hrê đã ít nhiều nói về các khía cạnh như các thói quen, kiểu tính cách, các hành vi, cá tính, v.v Chúng tôi có kế thừa và sử dụng một số luận điểm, cứ liệu của những người đi trước

Trang 14

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài Truyện cổ Hrê nhìn từ lí thuyết tâm lý học tộc người đặt mục tiêu nhận diện

và giải mã những nét tâm lý đặc trưng của người Hrê trong truyện cổ, qua đó nhận diện

cá tính tộc người để góp phần hiểu thân phận và tình cảnh hiện tại của họ trong quốc gia Việt Nam đa tộc người

Thông qua khảo sát tư liệu, tìm hiểu về người Hrê ở Việt Nam, bước đầu hiểu lịch

sử, văn hóa và tâm thức của họ

Lý giải mối quan hệ giữa truyện cổ tộc người Hrê với bản sắc văn hóa, tâm lí tộc người Hrê thể hiện qua không gian sinh tồn, không gian thiêng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

cứu

hiện trong Truyện cổ tộc người Hrê Đây là nhiệm vụ trọng tâm của đề tài này

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Truyện cổ Hrê nhìn từ lí thuyết tâm lý học tộc người Chúng tôi tập trung nghiên cứu những nét cá tính, tính cách, hành vi, thói quen, v.v của tộc người Hrê biểu hiện trong và qua truyện cổ của họ

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi tư liệu khảo sát:

Chúng tôi nghiên cứu truyện cổ Hrê trong phạm vi tư liệu sau:

1 Nga Ri Vê (2019), Truyện cổ Hrê - quyển 1, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội

2 Nga Ri Vê (2019), Truyện cổ Hrê - quyển 2, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội

3 Nga Ri Vê (2013), Tri thức và văn học nghệ thuật dân gian dân tộc Hrê tỉnh

Quảng Ngãi, Nxb Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi

4 Đinh Xăng Hiền (1985), Truyện cổ Hrê, Nxb văn hóa, Hà Nội

- Phạm vi nội dung:

Phạm vi nghiên cứu nội dung của luận văn là Truyện cổ Hrê nhìn từ lí thuyết tâm

lý học tộc người, trong đó đề tài tập trung vào các nội dung: Khái quát về người Hrê ở

Quảng Ngãi và lí thuyết tâm lý học tộc người; Biểu hiện tâm lý tộc người trong truyện

cổ Hrê nhìn từ các giá trị nhân sinh; Biểu hiện tâm lý tộc người trong truyện cổ Hrê nhìn

từ biểu tượng không gian

- Phạm vi lí thuyết vận dụng:

Đề tài này vận dụng lí thuyết phân tâm học với nội dung vô thức tập thể trong lý thuyết của Karl Gustav Jung; Tâm bệnh học tộc người của Georges Devereux và một số

Trang 15

thuật ngữ như: thích nghi, phản vệ, nhiễu loạn, v.v trong nhân học văn hoá làm cơ sở lý thuyết để khảo sát, phân tích truyện cổ Hrê Bên cạnh các biểu hiện vô thức, các khía cạnh của hữu thức, của tâm lý hành vi và các biểu hiện của nó trong và qua ngôn ngữ của họ được chúng tôi khai thác và phân tích Một số các biểu hiện này được kiểm chứng qua việc thăm hỏi dân tộc học và kiểm nghiệm từ chính sự sống trải của bản thân người nghiên cứu – người trong cuộc

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Lí thuyết tâm lý học tộc người, phân tâm học cung cấp công cụ nhận diện và

giải mã các hiện tượng tâm lý tộc người trong Truyện cổ Hrê

5.2 Phương pháp điền dã dân tộc học: để tìm hiểu Truyện cổ tộc người, tâm lý tộc

người, thì điền dã dân tộc học là đòi hỏi tất yếu Phương pháp này thể hiện ở những hình thức tiến hành cụ thể như: lấy quan sát thực địa làm cơ sở thẩm định những tư liệu đã

có, đồng thời thu thập thêm tư liệu mới; Phỏng vấn cá nhân; ghi chép tư liệu hồi cố, khôi phục lại sự kiện từ trí nhớ của người dân nhằm tìm hiểu một số sự kiện đã xảy ra trong quá khứ

6 Đóng góp của luận văn

Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu Truyện cổ Hrê từ lí thuyết tâm lý học tộc người một cách có hệ thống, có chiều sâu, qua đó tạo dựng bức tranh tổng thể của Truyện

cổ Hrê, giúp thế hệ sau của người Hrê có ý thức tự hào dân tộc, có ý thức chắt lọc những tinh hoa bản sắc dân tộc, bảo tồn, giữ gìn và phát huy

Từ việc nghiên cứu Truyện cổ Hrê từ lí thuyết tâm lý học tộc người, thấy được sự tương quan giữa ngữ văn người Hrê với văn hóa và tâm thức tộc người Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên nghiên cứu về người Hrê, tâm lý - văn hóa tộc người nói chung

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì phần nội dung

của luận văn được triển khai thành các chương sau:

Chương 1: Khái quát về người Hrê ở Quảng Ngãi và lí thuyết tâm lý học tộc người

Chương 2: Biểu hiện tâm lý tộc người trong truyện cổ Hrê nhìn từ các giá trị nhân sinh

Chương 3: Biểu hiện tâm lý tộc người trong truyện cổ Hrê nhìn từ biểu tượng không gian

Trang 16

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI HRÊ Ở QUẢNG NGÃI VÀ

LÍ THUYẾT TÂM LÝ HỌC TỘC NGƯỜI

1.1 Người Hrê ở Quảng Ngãi

Dân tộc Hrê có quá trình sinh sống lâu đời ở vùng trung trung bộ, thuộc dãy Trường Sơn miền Tây tỉnh Quảng Ngãi Họ cư trú chủ yếu ở các huyện miền núi, trong đó dân

cư tập trung đông nhất ở các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Minh Long, một số ít ở Trà Bồng, Tây Trà và các huyện đồng bằng: Nghĩa Hành, Đức Phổ, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Sơn Tịnh, Thành Phố Quảng Ngãi

1.1.1 Nguồn gốc, phân bố dân cư người Hrê ở Quảng Ngãi

Tộc người Hrê vốn là cư dân bản địa vùng núi Nam Đông Dương, tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme trong dòng ngôn ngữ Nam Á, loại hình nhân chủng in-đô-nê-diêng Hrê hay Rê có nghĩa là người sống theo dọc con sông Rê Qua quá trình

cố kết, ý thức dân tộc xuất hiện và được củng cố, tộc danh thống nhất được gọi là Hrê

“Hrê là tộc danh chính thức, phổ biến và thống nhất trong cả cộng đồng, sự khác biệt ít nhiều về ngữ âm trong tiếng nói và phong tục tập quán giữa các địa phương không đáng

kể Trước đây, người Hrê còn được gọi bằng những tên khác như: Chăm Rê, Chom, Mọi, Thượng, Mọi Chòm, Mọi Lũy, Mọi Đá Vách, Man Thạch Bích, Tà Ma, Mọi Sơn Phòng, Mọi Thanh Cù, Chăm Quảng Ngãi, Thượng Ba Tơ” [7, tr.8-9]

Người Hrê cư trú chủ yếu ở tỉnh Quảng Ngãi và các huyện tiếp giáp Bình Định, Kon Tum Theo kết quả thống kê vào ngày 1/4/2019 “dân tộc Hrê có 149,460 người trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Trong đó Quảng Ngãi chiếm 133, 103 người, chiếm 89.06% toàn bộ người Hrê ở Việt Nam), Bình Định (11,112 người, 7.43% toàn

bộ người Hrê ở Việt Nam)” [73, tr.44]

Địa bàn phân bố dân cư của tộc người Hrê nằm trong khu vực phát hiện nền văn hóa Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) ven biển Quảng Ngãi Đây là di chỉ của

cư dân nông nghiệp vùng duyên hải thuộc thời đại sơ kỳ đồ sắt, cách ngày nay khoảng

2000 – 2500 năm Ngày nay, người Hrê vẫn lưu giữ được một số truyền thống đặc sắc của cộng đồng ngôn ngữ văn hóa Môn – Khơme, nhất là trong tiếng nói Đồng thời, họ cũng tiếp thu một số yếu tố tiêu biểu trong văn hóa của cư dân Nam Đảo

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thì huyện Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ là nơi người Hrê tập trung đông đảo nhất Địa bàn cư trú của người Hrê chủ yếu là vùng núi cao có chen lẫn các thung lũng rộng và gần sông, suối nên tương đối thuận lợi cho canh tác lúa nước Sông, suối có sông Re, sông Liên, Sông Rin, sông Xà Lò, sông Rvá, là đầu nguồn của sông Trà khúc Cùng với sông Vệ, đây là một trong ba con sông lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi Không chỉ có nhiều con sông lớn, ở Quảng Ngãi còn có nhiều ngọn núi cao gắn

Trang 17

với một số huyền thoại, cổ tích ngày xưa như núi Mum, núi Rin, núi Lang Râm, Thạch Bích (Đá Vách), Cao Muôn Núi Mum có đỉnh cao 1.085m, tọa lạc ở phía nam huyện Minh Long, trên địa bàn của xã Long Môn Núi Rin ở làng Rin, phía bắc là xã Sơn Trung, phía nam là xã Sơn Hải của huyện Sơn Hà Núi Lang Râm có đỉnh cao 1.084m

ở xã Ba Lế, huyện Ba Tơ” [7, tr.10]

Vì cư trú ở vùng núi cao và gần sông suối nên người Hrê thường lấy địa danh núi, rừng, sông suối để gọi tên cho nhóm người cư trú ở đó Nhóm ở Sơn Hà ven sông Krế được gọi là người Krế, nhóm ở Minh Long bên cạnh sông Rvá được gọi là người Rvá Trên đất Ba Tơ, nhóm ở ven bờ sông Liên, gọi là người nước Liên Nhóm có số dân đông đúc nhất, cư tụ trên lưu vực sông Hre – một đoạn ở thượng nguồn sông trà khúc được gọi là Hre hay Hrê

Ba Tơ nằm phía Tây Nam của tỉnh, là vùng có nhiều đồi, núi cao và hiểm trở nhất

là núi Cao Muôn nằm ở phía Bắc huyện Người Hrê Ba Tơ sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng Nhiều ruộng bậc thang, nhiều nấc nhiều tầng Ngoài ra đồng bào làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, rèn Hiện nay xã Ba Thành của huyện Ba Tơ vẫn còn được lưu giữ nghề dệt vải

Sơn Hà nằm phía Tây của tỉnh, nằm trong vùng gió mùa á nhiệt đới, hai mùa rõ rệt (khô và mưa) thích hợp cho thảo mộc cây trồng và vật nuôi phát triển Rừng Sơn Hà có nhiều loại gỗ quý, lâm sản và các thú quý Cũng giống như người Hrê ở Ba Tơ, người Hrê ở Sơn Hà sống bằng nghề làm nông, làm ruộng, rẫy, chăn nuôi, khai thác lâm sản, săn bắn, đánh bắt cá, đan lát Có phong tục tập quán và tính cách riêng, đời sống văn hóa tinh thần đa dạng và phong phú

Minh Long nằm phía Tây Nam tỉnh Quảng Ngãi, có núi Mum huyền thoại về trận hồng thủy xa xưa và nguồn gốc loài người, có núi Đá Vách cây cối um tùm, sớm khói sương tía, chiều khe ngậm nước, nắng chiều đá lốm đốm như sao sáng Vẻ đẹp của núi Vách được Nguyễn Cư Trinh mệnh danh là “Thạch Bích tà dương” và được xếp vào một trong mười vẻ đẹp của tỉnh Quảng Ngãi Minh Long còn có thác trắng, không khí mát mẻ trong lành

Từ xưa người Minh Long đã lấy nông nghiệp làm nghề sống chính: làm ruộng, rẫy, trồng cây công nghiệp truyền thống, chè, cau, thuốc lá, hồ tiêu Ngoài ra chăn nuôi và khai thác lâm sản, hái lượm rau quả, mang lại hiệu quả đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp Người Hrê ở Ba Tơ, Sơn Hà, Minh Long theo thuyết “vạn vật hữu linh” nên kiêng

cữ rất nhiều linh hồn tàng ẩn ở cây đa, tảng đá Vực sông, hốc núi Thần trời, thần núi, thần sông, hồn ma lúa, bếp lửa, cối gạo rất linh thiêng, hàng năm cúng tế rất tốn kém Người Hrê Ba Tơ đa phần lấy họ phạm của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt họ cho mình Người Hrê ở Sơn Hà và Minh Long lấy họ Đinh là phổ biến nhất để làm họ cho mình Giải thích về họ Đinh của người thượng ở Quảng Ngãi, Bùi Đình cho rằng, “trước

Trang 18

kia đồng bào Thượng không có họ, chỉ có tên, vì vậy khi lập sổ danh bộ trai tráng từ mười tám tuổi trở lên, các chánh tổng đã ghi vào trước tên mỗi người một chữ Đinh (tráng đinh) như Đinh A, Đinh B, … tức là tên A, tên B) Về sau, chữ Đinh này đã biến thành họ chung của đồng bào Thượng vùng Nam, Ngãi” [10, tr.90]

Tiếng nói của người Hrê thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme (Ngữ hệ Nam Á) Trước năm 1975 chữ Hrê được một số trí thức người Hrê nghiên cứu soạn thảo bằng cách dùng hệ thống ký tự Latinh để phiên âm, sau đó mai một Hiện nay chữ Hrê đã được nhà nước phê duyệt chấp nhận Đó là bộ chữ Hrê do Sở khoa học và công nghệ (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định) và viện ngôn ngữ học (Viện khoa học xã hội Việt Nam) hợp tác thực hiện

Chữ Hrê được nghiên cứu, soạn thảo, chỉnh sửa có kết hợp với tài liệu dạy tiếng Hrê của tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định Còn về ngữ âm, do truyền thống lịch sử, địa danh, nhân vật văn hóa xã hội nên phát âm có chỗ khác nhau, nhưng vẫn hiểu nhau Vì

cơ bản, dù ở tỉnh nào người Hrê đã có tiếng nói chung, không thể nào mất được

1.1.2 Văn hóa người Hrê ở Quảng Ngãi

Về văn hóa vật chất, cũng giống như nhiều dân tộc khác, dân tộc Hrê chủ yếu làm

nương rẫy, săn bắt, hái lượm, … Người Hrê biết chế tạo vũ khí thô sơ, truyền thống để

chiến đấu với thú giữ, chống giặc và sinh tồn, vũ khí của người Hrê gồm Ná, Thò, mang

cung, chông, giáo, mác, gươm, kiếm, khiên, … Ngoài ra còn có ring, cán làm bằng cây,

Pêng làm bằng đá, treo trên cây Hlôp làm bằng cây chắc để bẫy Riêng tên ná có hai

loại, loại nhỏ một người bắn, loại to hai hoặc ba người bắn, mũi tên có tẩm độc dược Tất cả vừa dùng để bắt thú vật và ứng dụng làm vũ khí chiến đấu Bên cạnh làm nương rẫy thì người Hrê còn tập trung làm ruộng lúa nước Người dân Hrê ở các vùng, các làng

xã đều có diện tích ruộng lúa nước đáng kể, chính nhờ vào việc trồng lúa nước đã đem lại nguồn lương thực ổn định cho người dân vùng núi Cùng với ruộng thì nông phẩm

từ rẫy cũng rất phong phú và đa dạng, đáp ứng được nhiều nhu cầu của gia đình Ngoài lúa, rẫy còn cho ngô, sắn, nhiều loại rau, củ, bông, …Ngày nay, rẫy của người Hrê chủ yếu trồng cây lâm nghiệp như cây keo, cây mì, đem lại nguồn thu nhập cao, giúp đời sống vật chất của người dân ổn định hơn Quy trình canh tác nương rẫy cũng như mọi tộc người ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên Đa số các gia đình Hrê có một mảnh vườn gần nhà hoặc trên đất bãi ven sông – suối để trồng một số loại rau, cây ăn trái, đáp ứng những nhu cầu khác Trong lao động sản xuất và vận chuyển thì từ lâu người Hrê

đã tự tạo lấy dụng cụ lao động và vận chuyển để sinh tồn và phát triển Người Hrê dùng rựa phát dọn cây nhỏ, dùng rìu chặt phát cây to, làm nương rẫy, nhà ở Ngoài ra, họ còn dùng cây vót nhọn đầu để chọc lỗ tỉa bắp, tỉa lúa, dùng cào cỏ để làm cỏ và vun gốc bắp lúa, hoa màu hay dùng cuốc, thuổng để đào gốc rễ, cây cỏ Người Hrê vùng cao làm ruộng bậc thang, dùng rựa để phát dọn và cuốc đắp bờ, dùng liềm để thu hoạch lúa

Trang 19

Người Hrê thường áp dụng những kinh nghiệm dân gian trong việc bảo vệ hoa màu, đối với hoa màu trên rẫy, họ làm nhà chòi để trông coi lúa, đóng cọc rào xung quanh để ngăn thú vào phá lúa Để bảo vệ tốt cho lúa họ làm nộm người bằng tranh, bằng rơm rạ

để dọa chim thú, đặt bẫy xung quanh rẫy, chặt nứa thành từng đoạn buộc trên cao, gió thổi tạo ra âm thanh để xua đuổi chim thú Đối với hoa màu ở ruộng họ cũng làm chòi

để canh giữ lúa, đặt bẫy chuột, làm nộm người mặc áo, đội nón để dọa chim Trong lao động và sản xuất, yếu tố thời tiết đóng vai trò rất quan trọng, nó chi phối và làm ảnh hưởng đến việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng, chính vì vậy, người Hrê cũng tích lũy cho mình được những kinh nghiệm thời vụ và thời tiết, họ không có khoa học

gì, họ nhìn thấy thực tế các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ mà đúc kết thành kinh nghiệm cuộc sống Mong muốn làm ăn thuận lợi, cuộc sống đỡ hoạn nạn, vất vả

Cùng với việc trồng trọt thì chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng tương đối phát triển, nổi bật nhất là nuôi trâu bò với số lượng lớn Nhiều gia đình nuôi trâu bò để lấy sức kéo, bên cạnh đó còn nuôi thêm dê, thỏ, heo ki Tập quán chăn nuôi vẫn là vừa thả rông vừa nuôi nhốt Lợn gà nuôi chủ yếu dùng trong các nghi lễ phong tục Ngày nay, sản phẩm chăn nuôi cũng trở thành thương phẩm ở địa phương

Về bản làng và nhà ở thì người Hrê sống theo buôn làng, theo tiếng Hrê được gọi

là plây Làng Hrê thường tập trung trên sườn núi, những xóm làng ở vùng núi thấp

thường thấy những hàng cau hoặc mấy bụi tre, xung quanh làng thường có hàng rào kiên

cố để phòng thủ, ngăn ngừa thú dữ Tên làng thường được gọi theo tên của sông, suối, núi, đồi, … như Làng Rin (tên núi), làng Nước Roong (tên suối), làng Gò Mít (nơi có

vườn mít tự nhiên), … Trong xã hội cổ truyền, mỗi Plây (làng) đều có chủ làng, người

đứng đầu trong làng để điều hành và quản lí buôn làng theo luật tục Chủ làng thường xuất thân từ gia đình giàu có, hiểu biết tường tận về đất đai và phong tục tập quán, có kinh nghiệm trong việc mưu sinh, có tài ăn nói, thuyết phục, có uy tín trong cộng đồng,

được các già làng đề cử Những người dân trong Plây làng thì luôn giúp nhau vượt qua

mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống để cùng tồn tại và phát triển Khi có đám cưới, cúng tế, đám tang đến làm nhà, phát rẫy, cấy gặt thì không bao giờ vắng mặt nhau Người Hrê trước đây thường dựng nhà sàn để làm nhà ở Trong nhà có thể là một hay nhiều thành viên trong gia đình, hoặc nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau Ngôi nhà sàn dài, cách nền đất khoảng 1m Cấu trúc nhà sàn của người Hrê đơn giản, có hai hàng cột song song, hai đầu nhà có sàn trống, hai đầu nóc có hình sừng trâu làm bằng tranh, biểu tượng của thuyết “vạn vật hữu linh” Cột nhà, tùy theo diện tích nhà mà nhiều hay ít Trong đó, có cột thiêng đặt ở góc sàn đầu nằm chủ nhà, sát bếp thiêng và cửa sổ thiêng Người Hrê thường tiếp khách, đánh chiêng, uống rượu cần, đàn hát ở sàn đầu

nhà (pra a chin)

Về trang phục của người Hrê cũng có những nét đặc sắc riêng, đàn ông đeo khố, ở

Trang 20

trần hoặc khoác tấm vải qua người, đàn bà mặc váy (ha tu), mình đeo yếm (vac èm),

Trong các lễ hội, người Hrê mặc đồ truyền thống, ngày thường ăn mặc như người kinh Ngày nay, trang phục truyền thống của người Hrê đã có nhiều sự khác biệt với ngày xưa Nữ giới Hrê mặc váy ống, được khâu kín, theo chiều thẳng đứng, phổ biến buông dài tới trên mắt cá chân Váy dệt bằng sợi bông, màu nền là chàm đen Quá nửa thân váy theo chiều dọc, từ thắt lưng trở xuống là một mảng lớn hoa văn dệt, bố cục theo dải nằm ngang Trên đó, chủ yếu là những đường viền, rất hiếm hình họa, và hình họa cũng rất đơn giản Đầu cùng ở chân váy cũng có một dải đường diềm Màu của hoa văn chủ yếu là đỏ gạch, da cam, vàng, trắng Hình họa li ti thường gặp là chấm tròn, chấm vuông, gạch ngang, …Ngược lại có những tấm váy người ta đưa mảng trang trí hoa văn xuống nửa thân dưới của thân váy để nửa thân trên chỉ còn một màu nền Có người chỉ trang trí hai dải đường diềm mảnh mai nằm ngang ở gần gấu váy Áo nữ là loại áo chui đầu, tay dài, ống hẹp Các thiếu nữ chỉ may buông dài quá thắt lưng và khoác chéo trước ngực, qua vai xuống nách bên kia một dải khăn dệt khổ hẹp Đàn ông thường bận khố, màu nền của khố là chàm đen được trang trí những dải đường viền kẻ dọc và ngang bằng mấy màu trang nhã: đỏ nhạt, trắng đục, vàng nhẹ mảnh mai Sinh hoạt trong buôn làng, nửa thân trên họ thường ở trần Khi ra ngoài họ mặc áo cánh ngắn Trước đây, đàn ông Hrê thường búi tóc củ hành trên ót Ngày nay phổ biến cắt tóc ngắn như người Việt Nói đến trang phục của người Hrê thì nghề dệt thổ cẩm truyền thống đóng vai trò chủ đạo, nó được nằm trong số 17 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Nghề dệt thổ cẩm của người Hrê chính là sản phẩm mang sự sáng tạo, tài năng và khiếu thẩm mỹ của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời Hiện nay, Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi là nơi duy nhất của những người Hrê còn giữ và phát triển nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đây là ngôi làng duy nhất của người Hrê ở tỉnh Quảng Ngãi biết dệt thổ cẩm và cũng là nơi cung cấp trang phục bằng thổ cẩm cho phần lớn đồng bào dân tộc vùng cao của tỉnh Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê đã tạo nên những sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống hằng ngày như may trang phục váy, áo cho phụ nữ; khố, áo cho đàn ông; khăn đội đầu, tấm đắp, tấm địu con, túi đựng đồ dùng Mỗi trang phục có những hoa văn khác nhau, rất đa dạng và phong phú

Thời gian gần đây, mô hình phát triển du lịch cộng đồng Ba Tơ được tổ chức với nhiều hoạt động, trong đó có trình diễn các công đoạn dệt thổ cẩm Điều này khiến giới trẻ rất thích thú và càng đam mê với nghề dệt Và để đưa sản phẩm thổ cẩm gần gũi hơn với đời thường, các bạn trẻ ở làng Teng đã sáng tạo, thiết kế các sản phẩm cách tân dễ

sử dụng như: áo dài, trang phục công sở, khăn quàng, túi xách Trải qua năm rộng tháng dài, chưa bao giờ nghề dệt thổ cẩm của người Hrê ở làng Teng phôi pha, đứt gãy Các

mẹ, các bà không chỉ dệt nên tấm thổ cẩm với những sắc màu từ cỏ cây, hoa lá giữa đại

Trang 21

ngàn, mà còn dệt vào những sắc màu đầy ắp tình yêu đất đai, sông núi

Về trang sức thì người đàn ông Hrê không dùng trang sức, chỉ dùng khăn đội đầu Còn đối với phụ nữ, trang sức rất quan trọng, họ đeo ở cổ những chuỗi cờm đủ màu sặc

sỡ, nhiều và dài từ cổ đến bụng Ngoài cườm trang sức còn có kiềng đồng, kiềng bạc, vòng đồng, vòng bạc, bông tai đồng, vàng, bạc Vào những ngày thường, người phụ nữ phải lao động vất vả, chăm lo cho gia đình nên rất ít khi trưng diện trang sức Vào những ngày có sự kiện quan trọng như đám hỏi, đám cưới, cúng lớn thì người phụ nữ Hrê thường mặc những trang phục đẹp mắt, trưng diện nhiều loại trang sức để làm nổi bật bản thân trước mọi người

Về ẩm thực, do hoàn cảnh, cuộc sống của người Hrê trước kia vất vả, nghèo khổ, sống nhờ hái lượm, săn bắn, tồn tại đến ngày hôm nay Người Hrê ăn gạo tẻ, ngày tết còn có gạo nếp gói bánh tét Để ăn với cơm, họ hái lượm rau trái, săn bắn thú rừng, bắt tôm, cua, ốc, cá Nhiều món ăn mộc mạc, thanh đạm đã nuôi sống họ và ngày nay trở thành đặc sản núi rừng như rau ranh nấu ốc đá, rau dớn, đọt lá mì, … Ẩm thực của người Hrê rất đơn giản, sơ sài, mộc mạc, thanh đạm, mang dáng dấp, dấu vết cổ thời sơ khai của loài người Trong nấu nướng, người Hrê chủ yếu là luộc và nướng Có hai nguyên liệu luộc là luộc thịt và luộc rau, củ, quả Trong các lễ cúng tế, các lễ vật dâng cúng như

gà, heo đều được luộc chín và dọn lên cúng, sau đó sắc thịt ra dĩa để dọn ăn cho dân làng dự cúng Nướng thức ăn là hình thức cổ xưa nhất sau khi con người tìm ra lửa, chuyển từ ăn sống sang ăn chín, đánh dấu bước ngoặc trong lịch sử ăn uống của loài người Nướng thức ăn có hai cách là nướng trên lửa và nướng trong tro than Gia vị nấu nướng của người Hrê chỉ là ớt, sả, tiêu rừng, lá é thơm Đồ chấm các nguyên liệu luộc

là muối giã với các loại gia vị trên Những lúc khan hiếm thức ăn, người Hrê ăn cơm với muối, với chuối chín, mật ong Ngày nay, tuy cuộc sống đã có nhiều thay đổi, kinh

tế dồi dào hơn, học tập được rất nhiều cách nấu nướng của người kinh vừa đẹp mắt vừa ngon miệng, nhưng những người Hrê sinh sống ở vùng sâu vùng xa vẫn còn giữ ẩm thực truyền thống như luộc, nấu, xào, rang các món có nguyên liệu từ núi rừng và nó trở thành nét văn hóa ẩm thực của người Hrê

Nói tới thức ăn không thể không nói tới thức uống, ngoài uống nước lã thì người Hrê còn uống nước chè lá nấu sôi Nước chè có màu xanh rất đẹp mắt, uống vào tăng cường sức khỏe, nhất là thần kinh Ngoài uống nước chè xanh, người Hrê còn lên rừng tìm củ rễ, vỏ lá cây dược liệu nấu uống làm thuốc chữa bệnh Đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của người Hrê luôn luôn có rượu cần trong các buổi lễ

Về rượu cần, rượu cần là một nét đặc trưng của văn hóa nương rẫy, đối với người Hrê, rượu cần không thể thiếu trong ngày cưới hỏi, ma chay, cúng tế, hay những dịp quan trọng khác Rượu được nấu bằng gạo tẻ hoặc gạo nếp, hạt kê, hạt bắp, củ mì, ủ trong ché ít nhất một tuần mới uống được Men rượu cần được làm bằng thảo mộc, có

Trang 22

nơi nấu từ vỏ kaxi-vlo sao khô, giã nhỏ với gừng núi, trộn chung với bột gạo, vắt từng

nắm xâu lại phơi trên dàn bếp Chất lượng rượu cần phụ thuộc vào men rượu và liều lượng các phụ gia Khi cho cơm rượu vào ché, cho thêm một ít lá trầu không, lá thuốc phơi khô, vôi ăn trầu, rượu sẽ có vị nồng đậm, ngọt, đắng, chua, cay, mùi hương thoảng không có vị the, hương hắc

Dụng cụ hút rượu cần bằng triêng, loài thực vật thuộc họ dương xỉ, chặt triêng về

hơ qua lửa, rút bỏ ruột đặc trong lòng ống, treo gần bếp cho khô, Triêng chặt dài ngắn tùy nhưng phải cây già đầu Triêng cắm ché phải khoét vài ba lỗ để khi hút, rượu lọt vào tràn lên miệng Khi uống vít cong cần xuống, đưa ống cần vào miệng hút, thưởng thức

vị ngọt ngào ở cổ, vị hăng nồng ở mũi, vị nhân nhẩn đắng ở mặt lưỡi Ống hút rượu cần của người Hrê chỉ duy nhất là triêng, ống hút càng nhỏ, rượu hút càng ngon và cắm đầu ống hút sát đáy ché, sẽ hút được rượu chứ không phải nước lã Triêng là dụng cụ hút rượu cần có từ thời xa xưa, trong kho tàng truyện cổ của người Hrê, sự tích về cây triêng uống rượu cần được kể lại với rất nhiều những yếu tố li kì mang tính huyền thoại Trong một trận đối đầu giữa thần mưa và ông trời, vì thần mưa bị giam vào ngục nên loài người

và muôn vật phải chịu nạn hạn hán khủng khiếp nên nữ thần sương mù đã cứu giúp “Nữ thần sương mù (vợ thần mưa) vì thương con người chết khô nên nhổ một chiếc lông vũ của mình cho con người làm ống hút, hút những giọt sương mù còn sót lại trong lòng đất, hốc cây, khe đá… Con người bèn nuôi trồng chiếc lông đó và lâu dần thành loài cây

họ dương sĩ, mọc khắp rừng Từ đó, để nhớ ơn cứu nạn của nữ thần sương mù và cũng

để tự răn mình không uống rượu nhiều quá như thần mưa mà thành tai họa Người Hrê dùng loài cây đó làm cần uống rượu cần và gọi nó là triêng Cây triêng hút rượu cần” [57, tr.68]

Mời nhau uống rượu cần của người Hrê cũng là một nét văn hóa riêng biệt Người Hrê ở Minh Long và Sơn Hà thường uống tập thể, cắm nhiều triêng cùng một ché và uống nhiều người, mỗi người cầm một cần, uống một lúc, hút cạn nước lại đổ vào nước mới, hình thức này đem lại không khí vui vẻ và sôi nổi Còn đối với người Hrê ở Ba Tơ thì hình thức uống hai người một ché, cắm chung một cần là phổ biến nhất Hai người mời qua mời lại nhau, vừa hút rượu vừa tỉ tê trò chuyện, hát Ka choi, Ka lêu, đến say quá nằm gục trên bàn mới thôi

Là người Hrê uống rượu cần, không phải không có tính địa phương Có vùng, khi mọi người đã ngồi quanh ché rượu, chủ nhà rút một cọng tranh trên mái nhà đút vào ché rượu, miệng đọc lời khấn tượng trưng cho việc mời thần linh và tổ tiên uống trước, tỏ lòng thành kính, sau đó cắm vào các cần hút, chủ nhà hút trước một cần, nhổ đi và lần lượt làm như thế với các cần của khách Mục đích để chứng minh rượu tốt, không có độc Mọi người đáp lễ cùng hút một ngụm nhổ đi Sau đó mới uống rượu thật sự Người nào cao tuổi nhất, khách đặc biệt nhất được chủ nhà mời uống trước Nếu như chủ nhà

Trang 23

muốn mời riêng ai đó uống, chủ nhà xin phép đổi cần hút của mình cho người đó và đổ thêm nước vào ché, đổ bao nhiêu uống hết bấy nhiêu, như thế mới là quý nhau, Những người khác muốn mời bạn cũng làm như thế

Đối với người Hrê, rượu cần sản vật, nghi vật và lễ vật Nó có mặt thường xuyên trong đời sống sinh hoạt xã hội, tình cảm, tâm linh của cộng đồng Là lễ vật khi nó được kính dâng lên thần linh, giao tiếp với các lực lượng siêu nhiên Là nghi vật và sản vật, khi nó làm phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn Khi nó làm nhiệm vụ thông báo, dâng mời, cầu xin các thần linh chứng giám và ban phúc cho các cặp đôi trong lễ cưới

“Dân các làng gần, các làng xa đều ùa lên núi cao gò lớn nhìn khói lửa bốc lên đầy trời,

họ vui mừng cử lũ con trai, con gái cõng rượu thịt cho người đã giúp họ trừ tên chúa đất tàn bạo” [29, tr.63]

Rượu cần đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh hoạt xã hội của người Hrê, không có rượu cần sẽ không có lễ lạt, ma chay, cưới hỏi, công việc Người Hrê vốn vất coi trọng và tin vào yếu tố tâm linh nên khi làm rượu cần thường làm ban đêm, thân thể phải sạch sẽ và cúng bái thần linh rất thành kính để không ảnh hưởng tới chất lượng

và hương vị của rượu cần

Về văn hóa tinh thần, người Hrê coi trọng âm nhạc trong đời sống, các lễ hội, phong tục tập quán Âm nhạc Hrê nghe nhẹ nhàng, thánh thót, buồn rầu, không hùng hồn, mạnh mẽ Nét nổi bật trong âm nhạc của Hrê, mang lại giá trị tinh thần to lớn đó là dân ca

Dân ca Hrê gồm Ka lêu, Ka chơi, ru con hoặc khóc người thân qua đời, cúng tế tổ tiên, là những bài ca có vần, có điệu, phản ánh cuộc sống đa dạng, đời thường và tâm linh tín ngưỡng của cộng đồng người Hrê Qua những bài dân ca, chúng ta có thể hình dung được thiên nhiên, con người với đầy đủ cung bậc tình cảm Dân ca Hrê là cách hát ngẫu hứng tại chỗ, giai điệu đơn giản, lặp đi lặp lại một nốt nhạc Dân ca Hrê là lối hát

có tiết tấu, lời ca có vần điệu chặt chẽ, nhiệp điệu hài hòa, ngôn ngữ đối xứng rất đặc trưng, vừa nghe thuận tai, vừa dễ nhớ, dễ thuộc Nội dung dân ca giàu ý nghĩa nhân sinh, chuyên chở nhiều tâm trạng, nỗi niềm, vì thế sinh động, phong phú và lắm màu sắc, nhất

là tình yêu đôi lứa

Nhạc cụ Hrê khá phong phú, đa dạng Trong sinh hoạt đời thường, nhạc cụ chiếm

vị trí quan trọng nhất là chiêng Đứng đầu bảng là chiêng (chinh) và cồng (goong) Bộ

chiêng phổ biến là chiêng bằng bộ 3 chiếc Chiêng 6 chiếc được du nhập từ dân tộc khác Khi tấu cồng chiêng có trống hòa âm Trống bdao mặt bằng da trâu căng trên tang gỗ độc mộc Chiêng ba đánh lúc lễ hội đám cưới, đám hỏi, vui chơi giải trí, không đánh khi nhà hoặc trong làng có người qua đời Chiêng có âm thanh hoang sơ nguyên thủy Chiêng như có hồn, là tiếng nói tâm linh vốn đã có từ xa xưa Chiêng gắn bó mật thiết với đời sống con người Nó vừa làm phương tiện giao lưu với thần linh, vừa làm thông

Trang 24

tin đến người thân, bạn bè, khi có việc vui, việc làm Trong truyện cổ, chiêng đánh trong dịp mừng chiến thắng, tôn người anh hùng tài giỏi làm tù trưởng, đánh mừng cuộc đoàn

tụ “Dân làng đánh cồng múa chiêng reo hò kéo nhau dựng lại buôn làng, Ta Nọ được tôn làm tù trưởng vùng núi Ngô” [29, tr.117]; “Trong nhà, đám đông vẫn tiếp tục ăn uống linh đình Kẻ la người hét, túc chinh rập rình” [29, tr.122] “Dân làng đánh trống, đánh chiêng mừng vị tù trưởng mới và cuộc đoàn tụ của hai anh em chàng trai tài giỏi suốt mấy ngày đêm liền” [29, tr.102] Ngày xưa chiêng được coi là tài sản quý giá để trao đổi, mua bán Được cất giữ nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà Ngày tết, ngày mua

về hay bán đi đều được chủ nhà làm lễ cúng, nhỏ máu vật hiến sinh lên vành chiêng, cầu xin thần linh che chở, phù hộ cho hồn chiêng tồn tại, phát triển Chiêng lớn nhất gọi là

Vông, có vai trò phân nhịp, phân điệu; chiêng trung gọi là HTum, có vai trò dẫn nhịp,

quyết định tiết tấu nhanh chậm; chiếc nhỏ gọi là Tơc (đánh), có vai trò tạo ra giai điệu,

sắc thái, điệu thức và có quyền kết thúc một bài nhạc Ngoài chiêng ba, người Hrê còn

có bộ chiêng 12 chiếc gọi là Chinh Hlinh, bộ chiêng 5 chiếc gọi là goang, hai loại này

người Hrê ít sử dụng

Không chỉ có chiêng, người Hrê còn có các loại nhạc cụ khác được chế tác bằng tre, nứa, gỗ, đất, trái bầu, cọng bí, lá lúa …tất cả đều cất lên những âm thanh trong trẻo, độc đáo, có sức cảm hóa lòng người Nhạc cụ dân gian Hrê có thể phân làm bảy loại:

Loại đánh gồm có chiêng (chìng) và trống (Pa – dao); loại gõ có goang và ching

hlinh; loại vỗ có Vinh vut, đàn này làm bằng ống nứa có hai loại, loại hai ống và loại

năm ống, loại hai ống được dùng phổ biến Vỗ Vinh vut đòi hỏi phải thành thạo, hai

người vỗ phải hiểu ý nhau, như vậy khi vỗ sẽ không phát ra tiếng tục tĩu hoặc không đưa được hơi vào ống, âm thanh sẽ không trầm, không mạnh, khiến người nghe khó chịu; loại gảy có các loại đàn Vroac từ 2 đến 12 dây, mắc trên ống nứa, quả bầu làm họp cộng hưởng, loại hai dây thì một dây để gảy, một dây để đỡ tiếng cho dây kia; loại kéo

Ra đong là một cái nhị, ở nơi sợi dây đồng có cột một miếng vẩy con tê tê hoặc miếng sừng trâu cắt tròn, gọt mỏng Người chơi vừa ngậm vẩy tê tê hát, vừa kéo nhị Âm thanh phát ra từ trong miệng diễn tấu làm hợp âm cộng hưởng, nghe thầm thì, réo rắt, du

dương; loại dùng hơi có đàn môi (Ra ngoiq), sáo (Ta liaq), Ta vôh (làm bằng đất sét), sừng trâu (a-ki) và các cọng lúa, cọng cỏ, bên cạnh đó còn có loại nhờ sức gió đưa đẩy

phát ra âm thanh để đuổi chim thú phá lúa

Trong kho tàng nhạc cụ dân gian Hrê, âm thanh bì bụp binh boang của Vinh Vut

cùng âm thanh trầm bỗng của chiêng ba, thầm thì réo rắt của đàn môi, Ra đong, Vroac Krâu … len lỏi trong nắng gió mưa nguồn, tạo nên mảng riêng biệt trong bản giao hưởng hùng vĩ của núi rừng miền tây Quảng Ngãi, hình thành và tồn tại từ xa xưa cho đến hôm nay Đối với người Hrê, nhạc cụ đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt và lao động, đánh chiêng, đánh đàn không chỉ thể hiện tài năng mà còn nói lên nỗi

Trang 25

lòng của các chàng trai đối với cô gái Trong truyện Ra Đam, khi Ra Đam cứu được con gái của quan thoát khỏi con đại bang hung ác thì anh đã giữ đôi bông tai của cô gái, không biết cô gái ở phương nào để trả lại nên đành gửi vào tiếng đàn vơ rooc để nói lên lòng mình:

“Tịch tình tang

Tụt tun tang

Tý ty tình tang

Ơ hê con gái xinh đẹp

Ta không biết tên, không biết mặt

Ta không biết cửa, không biết nhà Sao ngực ta, ngực ta giữ bông hoa tai của em Tịch tình tang

Tý ty tình tang

Em ở núi nào

Cho anh trả lại búp hoa tai này” [29, tr.72]

Bên cạnh nhạc cụ thì dân vũ cũng rất nổi bật trong nét văn hóa tinh thần của người Hrê Múa dân gian Hrê rất đơn giản, nó mô phỏng lại những nét sinh hoạt lao động sản xuất như làm cỏ, chặt cây, gặt lúa, xúc cá, tát nước, hái rau, bắt bướm, khiêng thú, dệt vải, múa giáo, bắn cung, …Khi múa, mông đánh đưa nhẹ nhàng, uyển chuyển theo nhịp bước chân Đó là sự sáng tạo ngẫu hứng đầy đam mê, thông minh, dí dỏm và đáng yêu Người Hrê chỉ múa sinh hoạt, vui chơi giải trí, không múa nghi lễ như một số dân tộc khác ở miền Trung- Tây Nguyên

Về tri thức văn học nghệ thuật dân gian thì tộc người Hrê có thể loại văn vần, thể loại văn xuôi, thể loại diễn xướng Thể loại văn vần có tục ngữ, được đúc kết kinh nghiệm từ sự quan sát cụ thể trong quá trình lao động sản xuất, cải tạo và chinh phục tự nhiên, tục ngữ chủ yếu để răn dạy con người; thành ngữ thể hiện ước mơ được sống thọ, sống hạnh phúc, nhận thức vũ trụ và quy luật của cuộc sống; câu đố chủ yếu phản ánh hiện tượng vũ trụ, tự nhiên, thế giới động vật, thực vật và sản phẩm vật chất mà con người làm ra; Đồng dao là những khúc hát gắn bó với trò chơi trẻ con; hát khóc người thân qua đời thể hiện sự tiếc thương khi người thân không còn nữa; bài ca cúng tế được coi là bài ca nghi lễ, đây là bức tranh toàn cảnh về cuộc sống cộng đồng, là tri thức, là tiếng nói nội tâm, ước vọng muốn sống an bình, hạnh phúc của con người Thể loại văn xuôi có truyện cổ, một thể loại văn chương truyền miệng, là nền tảng sinh hoạt cộng đồng

Về hôn nhân thì hình thức phổ biến ở tộc người Hrê là một vợ một chồng bền vững, hôn nhân tự do và bình đẳng, hôn nhân ngoài dòng họ và chủ yếu là kết hôn trong nội bộ tộc người Những ngăn cấm trong quan hệ lứa đôi: trai gái cùng một dòng họ

Trang 26

phía cha hoặc mẹ chưa vượt qua năm đời; giữa con cô, con cậu, con chú bác đôi con dì

Họ không có tục thách cưới, cũng không có tục buộc phải ở rể Trong cuộc sống lứa đôi, người đàn ông luôn thể hiện là trụ cột của gia đình Ngày xưa người Hrê thường tổ chức đám cưới vào cuối năm, khi đã thư thả việc đồng ruộng Trong Vũ Man tạp lục thư, nói

về ăn cưới (ăn lễ kết hôn), Ôn Khê Nguyễn Tấn có ghi chép rằng: “Trong ngày kết hôn, nhà trai hoặc nhà gái hội nhau lại ăn uống, bên nào tổ chức trước hay sau gì cũng được Nếu nhà trai dọn ăn trước thì giết trâu, ủ rượu, mời tất cả bà con láng giềng lại Ngày ấy nhà gái cũng tới ăn uống no say Bà con lân lý tới dự đều mang theo một con gà để tặng gia chủ rồi cũng nướng ăn luôn Gà, vịt, trâu chỉ dùng để ăn chứ không tế tự gì Người giàu thường thường tổ chức ăn uống ba bốn ngày, người nghèo thì một hai ngày giống như dịp tết vậy” [41, tr.258] Khi đón dâu hoặc đón rể thì gia đình phải chuẩn bị sẵn một gian có bếp dành làm nơi ngủ của đôi vợ chồng mới Tại đây diễn ra lễ thức gắn gó giữa cô dâu và chú rễ bằng cách hai người trao cho nhau bát rượu, miếng trầu, quàng chung một vòng chỉ Tiệc mặn đãi khách và mừng hạnh phúc trong lễ cưới không thể thiếu các vò rượu cần và âm thanh bổng trầm của dàng nhạc cồng chiêng

Trong hôn nhân, người Hrê rất coi trọng những phong tục của dân tộc mình khi đôi trai gái yêu thương nhau, nếu họ trao nhau kỉ vật thì từ đó xem như đã là vợ là chồng của nhau, dấu vết đó được lưu lại trong truyện cổ: “Theo phong tục Hrê, khi người con gái nhận vật kỉ niệm của chàng trai, tức là người đó đã có chồng – chồng chưa cưới Không ai được đến hỏi nữa Ngược lại, khi người con trai nhận của tin rồi, là người đã

có vợ - vợ chưa cưới – không tìm ai khác nữa Y Mười tặng Hơ Mênh một chiếc vòng thau Hơ Mênh tặng Y Mười vỏ kiếm bạc Hơ Mênh chia tay vợ chưa cưới, vội vàng chạy về báo cho cha mẹ biết” [65, tr.390] Người Hrê thường rất coi trọng việc xã giao với thông gia, xưng hô với thông gia khác với xưng hô trong gia đình và cộng đồng Dù đôi trẻ chưa tổ chức cưới, hay khi sau này đã thành sui gia thật sự thì hai gia đình đều giữ gìn tốt mối quan hệ, luôn trân trọng, tôn kính nhau, không để mất mặt làm ảnh hưởng đến gia đình

Một đặc điểm trong hôn nhân của người Hrê đó là tục hứa hôn, khi các trẻ hãy còn nhỏ, cha mẹ con trai và cha mẹ con gái đồng ý với nhau sẽ cho chúng lấy nhau sau này khi chúng lớn, ngoài tục hứa hôn này thì tảo hôn cũng là một vấn đề rất nhức nhối trong cộng đồng người Hrê ngày nay

Về đám tang, người Hrê theo tập quán thổ táng ở khu rừng ma gần làng Khi có một gia đình báo tang, mọi người trong làng đều ngưng nghỉ công việc đang làm để thăm viếng và hộ tang Người ta liệm thi hài vào quan tài rồi làm lễ cúng vong linh Quan tài là một đoạn gỗ cây dài khoảng 2m, cắt bằng ở hai đầu Bên trong khoét lòng thuyền Bên ngoài tạo dáng như một con thuyền câu: vát cong lên ở hai đầu

Ngày xưa, Khi nhà có người mất, người ta lo làm thịt trâu, thịt heo, gà, cất rượu,

Trang 27

hội họp bà con láng giềng lại, cả làng cùng đến chia buồn và phụ giúp gia đình có người mất, những người già trong làng ngồi cạnh quan tài khóc tang suốt đêm Đám tang ở những gia đình khá giả, thường quàn thi hài đến 3 – 4 ngày, có lễ hiến sinh trâu rồi mới rước đi mai tang Còn với những gia đình nghèo khó, người ta chỉ cúng vong linh qua một đêm rồi hôm sau đưa đi mai táng Lúc đưa đám tang, con cháu, bà con khóc than tiễn biệt, những kẻ quen biết trong làng cũng đến khóc tiễn gọi là khóc giúp giống như tục khóc điếu của người kinh vậy Huyệt mộ đào sâu khoảng 1m Sau khi hạ quan tài xuống, mọi người đều thả xuống đó một nắm đất tiễn đưa Huyệt được đắp thành nấm cao khoảng 30cm Phía trên dựng một lều ma Tùy theo từng gia đình, có lều ma chỉ sơ sài đơn giản, có những lều ma được làm cẩn thận, bền chắc, có dựng một hàng rào vây quanh Tất cả những đồ tùy táng, tài sản của người quá cố: áo, quần, tư trang, vật dụng, công cụ mưu sinh, … một phần đặt trong quan tài, một phần vùi dưới huyệt mộ, phần còn lại đặt trong lều ma Một điểm đặc biệt của người Hrê khi chọn đất chôn là bói giò

gà để biết được vong linh người chết muốn ở chỗ nào, thường là chọn nơi đã chôn tổ tiên trước đây mà chôn chứ không chôn một chỗ đất tốt nào khác Vùng chôn cất cứ để

cỏ mọc tự nhiên, không dám cắt xén Mỗi năm họ chỉ dọn mồ mã một lần vào dịp tết,

và mời ông bà tổ tiên về ăn tết, nhà không có điều kiện thì cúng gà, còn đa phần người Hrê đều cúng heo trong dịp tết để mời ông bà tổ tiên về ăn tết Người Hrê không có thờ cúng tổ tiên

Về vấn đề tâm linh thì người Hrê quan niệm vạn vật hữu linh, họ cho rằng các hiện tượng trong thế giới tự nhiên đều có linh hồn và được gọi là thần linh, thâm tâm người Hrê luôn kính trọng và sợ hãi mọi thần linh, hành vi của người Hrê là kiêng cữ, van vái thần linh, cầu xin sự lành, bình an Một số vật thiêng gần gũi với họ như cây cột góc phía đầu trong gian ngủ của chủ nhà hay còn gọi là cột thiêng, đây là nơi trú ngụ của linh hồn ngôi nhà, hòn đá ở bếp đun là thần lửa, mẹ lúa, thần lúa, cối giã thóc cũng là thần linh, … Với con người họ quan niệm đàn ông có bảy hồn, đàn bà có 9 hồn, muôn

vật xung quanh đều chỉ có một hồn Khi chết hồn biến thành ma (Kiêc chac)

Nổi bật trong tín ngưỡng cổ truyền ở đây vẫn là tín ngưỡng từ các vị thần nông nghiệp mà trung tâm là mẹ lúa với các lễ tục theo chu kỳ năm âm lịch, chu kỳ của mùa

vụ gieo trồng – thu hái được tổ chức ở từng gia đình Chỉ có lễ hiến sinh trâu để cầu mùa mới là lễ hội chung của cả cộng đồng làng Khoảng vài ba năm người ta mới tổ chức một lần, nhằm vào mùa bội thu nhất Đó là năm mưa thuận gió hòa, không có dịch bệnh, không bị chim thú và sâu bọ phá hoại mùa màng, buôn làng yên vui, không có xung đột, kiện cáo với các làng khác

Người Hrê rất xem trọng các lễ hội diễn ra trong năm như lễ cúng bến nước, lễ cầu sức khỏe, nghi lễ nông nghiệp, lễ cầu mưa…Lễ cúng bến nước được người Hrê tổ chức vào cuối tháng 12 âm lịch Lễ phẩm gồm một vò rượu cần, một con gà và một con heo

Trang 28

Lời khấn là tạ ơn thần và xin được phù hộ để người an, vật thịnh, xóm làng yên vui, nhà nhà no đủ Lễ cầu sức khỏe là nghi thức cúng cho từng cá nhân ở mỗi gia đình, tương

tự như “lễ cầu an” ở người Việt, mục đích của lễ cúng này là dâng lễ phẩm, cầu xin các thần linh, nhất là thần nhà và thần hộ mệnh của bản làng che chở, phù hộ, xua đuổi mọi

sự xui xẻo, để trẻ già, trai gái được bình an, mạnh khỏe, may mắn Nghi lễ nông nghiệp của người Hrê gắn với thần Lúa, được tiến hành vào lúc gieo cấy và gặt hái, mục đích thực hiện nghi lễ để cây trồng được tươi tốt Lễ hội cầu mưa được diễn ra khi mùa hạn hán kéo dài Tất cả các nghi lễ của người Hrê vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa mang ý nghĩa văn hóa tinh thần, cộng cảm trong cộng đồng, trở thành một nét bản sắc văn hóa của người Hrê

1.1.3 Tổng quan về Truyện cổ Hrê ở Quảng Ngãi

Truyện cổ Hrê thuộc văn chương truyền miệng, nền tảng của sinh hoạt cộng đồng, làm nên văn hóa tộc người Hrê Truyện được diễn đạt theo thể vừa văn xuôi (kể), vừa văn vần (hát) Ngôn ngữ giàu hình tượng, mộc mạc bình dị, ngắn gọn mà kì vĩ Đồng thời, nhạc điệu khi hát trầm bổng, âm điệu mượt mà, chất lãng mạn nguyên thủy độc

đáo mà đáng yêu, người Hrê gọi là ‘Mon

‘Mon Hrê được kể có đầu, có đuôi, phản ánh xã hội thời cổ xưa vào thời điểm tiếp

nối thần thoại tức thế giới của các vị thần nên ‘Mon Hrê đậm màu sắc thần kỳ

‘Mon Hrê có thể gọi là sử thi, vì từ con người, loài vật, thiên nhiên đến các đấng

tối cao – thế lực chi phối hoạt động cuộc sống cộng đồng, có mối quan hệ vô cùng gần gũi, gắn bó Qua truyện ta thấy được tâm linh, tín ngưỡng, sự hình thành phát triển xã hội, mối quan hệ cộng đồng, phong tục mẫu hệ, phụ hệ, quần hôn, tập quán xưa, sự hình thành trời đất, con người, loài vật Đặc biệt, khát vọng chiến thắng thiên nhiên và kẻ giàu có độc ác Khát vọng tự do hôn nhân, tình yêu lứa đôi Câu chuyện chỉ kết thúc khi nhân vật anh hùng hoặc nhân vật trung tâm đạt được mục đích Nhân vật trong truyện

cổ Hrê chia làm 4 nhóm:

Nhóm các anh hùng dũng cảm cứu vớt người lương thiện bị kẻ ác hãm hại; Nhóm xuất thân từ nghèo khổ, bệnh tật, lười biếng, nhưng lại có phép thần; Nhóm nhà giàu có đại diện cho thế lực phi nghĩa, tham lam, hiếu chiến, chuyên tranh cướp của cải, gái đẹp;

Nhóm các vị thần linh khoác áo con vật như rắn, khỉ, chồn, sóc, rắn…được nhân hóa thành gần gũi, lấy người hoặc họ hàng với người, chi phối cuộc sống con người, hoặc vô hình, không nghe tiếng, không thấy hình, nhưng khi các nhân vật khẩn cầu cứu giúp, lập tức được các vị thần hóa phép, phù trợ ngay

Nhìn chung nhân vật trung tâm của ‘Mon Hrê là các chàng trai tài giỏi, dũng cảm,

có hoặc không có phép thần thông, hoặc nhờ các thần linh giúp đỡ mà trở nên tài giỏi,

có phép thuật cao cường Ngoài ra các nhân vật trung tâm còn là các cô gái xinh đẹp,

Trang 29

giàu có, tài hoa…Các câu chuyện kết thúc bao giờ cũng có hậu, kẻ độc ác bị trừng trị, người chính nghĩa, lương thiện chiến thắng, cuộc sống giàu có, hạnh phúc

‘Mon Hrê thể hiện được ước mơ ngàn đời về một cuộc sống an bình, một xã hội

tốt đẹp, giàu có, không bị các thế lực xấu xa đe dọa Truyện cũng thể hiện được những tấm lòng đầy vị tha, tâm hồn chất phác, nồng hậu, nên mang đậm tính chân – thiện –

mỹ Một số truyện cổ được kể dưới mái nhà sàn quanh bếp lửa, là di sản văn hóa độc đáo, tồn tại cùng sự sinh tồn và phát triển, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của cộng đồng người Hrê

1.2 Lí thuyết tâm lý học tộc người và vận dụng vào nghiên cứu Truyện cổ Hrê

ở Quảng Ngãi

1.2.1 Một số nội dung trọng tâm về tâm lý học tộc người

Tâm lý học tộc người đã xuất hiện trên thế giới từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

và trở thành một môn kha học hoàn chỉnh Ở Việt Nam, tâm lý học tộc người là một lĩnh vực nằm giữa nhiều ngành khoa học xã hội – tâm lý học (tâm lý học xã hội văn hóa), dân tộc học và nhân học, văn hóa học, thậm chí mở rộng ra cả xã hội học và sinh học Tâm lý tộc người thường được đưa vào trong một vấn đề bao trùm, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tâm lý học tộc người là một chuyên ngành nghiên cứu tâm lý

và hành vi của con người trong một cộng đồng tộc người cụ thể Các bộ lạc, nhóm người, quốc gia hay các quần thể dân cư đặc thù có liên quan với nhau “Nghiên cứu tâm lý học tộc người nhằm thiết lập mối quan hệ giữa đặc điểm tâm lý của các thành viên trong cộng đồng được nghiên cứu, với phương thức hoạt động sản xuất trong những điều kiện

tự nhiên nhất định và đặc tính của văn hóa phi vật thể Đó là sự tương tác giữa yếu tố tâm lý bên trong nội tại của cá thể với yếu tố tác động bên ngoài của môi trường văn hóa xã hội” [72, tr.13]

Về hướng tiếp cận của tâm lý học tộc người, thì trên thế giới, các hướng tiếp cận nghiên cứu tâm lý tộc người chịu ảnh hưởngít nhiều từ hai cuộc tranh biện lớn trong khoa học xã hội diễn ra cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Thứ nhất là giữa quan điểm tiến hóa luận và tương đối luận văn hóa Thứ hai là giữa trường phái phân tâm học của

S Freud và những người không theo trường phái này Khi tiếp cận với tâm lý tộc người,

G Le Bon đã áp dụng lý thuyết tiến hóa luận của Charles Darwin viết về những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của dân tộc Tác phẩm này của G Le Bon cũng thể hiện rõ rệt chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa dân tộc tiệm cận vị chủng, và chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tiến hóa luận

Nghiên cứu tâm lý học tộc người thì hướng tiếp cận từ phân tâm học đem lại hiệu quả rất lớn “Phân tâm học nghiên cứu cái vô thức của con người thông qua các triệu chứng bệnh lý, đồng thời, đưa suy nghĩ đó trở lại ý thức (đối tượng của tâm lý học) S Freud là một trong những nhà tâm lý học đầu tiên phá vỡ giới hạn giữa nhân học và tâm

Trang 30

lý học Được biết đến nhiều nhất với lý thuyết phân tâm học, S Freud nhận thấy những sang chấn tuổi ấu thơ được phóng chiếu vào những bệnh tâm căn/nhiễu tâm ở những người trưởng thành (Sigmund Freud, 1950) Ông xác lập phức cảm Oedipus như một hiện tượng phổ biến ở mọi xã hội Phân tâm học của S Freud là một nỗ lực nhằm làm sáng tỏ những sang chấn tuổi ấu thơ bị ức chế, thông qua một hệ thống những thuật ngữ, các phương pháp phân tâm học như giải mã giấc mơ, thôi miên và liên tưởng tự do Sau này, những luận điểm chính trong nghiên cứu của S Freud, như tính phổ quát của phức cảm Oedipus, đóng vai trò là khởi nguồn của văn hóa, cũng như tục thờ vật tổ (totem)” [72, tr.15]

Văn hóa và tâm lý tộc người có mối quan hệ mật thiết với nhau, “George Devereux (1978), nhà phân tâm học người Pháp chuyên nghiên cứu các tộc người da đỏ ở châu

Mỹ Ông đặc biệt chú tâm đến các bệnh nhiễu tâm có tính tộc người Chính ở đây ông thấy rõ sự quy định của văn hóa đối với các biểu hiện của bệnh nhiễu tâm, ông tìm ra được sự thống nhất giữa văn hóa và tâm lý: văn hóa là cái tâm lý phóng chiếu ra bên ngoài, còn tâm lý là cái văn hóa phóng chiếu vào bên trong Đây cũng chính là cơ sở để ông đề ra một cách tiếp cận tâm lý – văn hóa rất có hiệu quả trong phân tâm học tộc người nói chung và trong tâm bệnh học tộc người nói riêng Đó là những tác phẩm Phân

tâm học tộc người theo thuyết bổ sung (Ethnopsycha-nalyse complémentarisme), các tiểu luận về tâm bệnh học tộc người đại cương (Esais d’ethnopsy – chiartrigéné rale)”

[72, tr.15]

G Devereux đã đưa ra những khác biệt cơ bản giữa quan điểm về vô thức ông so

với vô thức tập thể của C Jung là chỉ cái vô thức của văn hóa mà không phải là chủng

tộc “G.Devereux cho rằng, mỗi cấu trúc của tính cách tộc người có giai đoạn ý thức và giai đoạn vô thức của nó, giai đoạn sau bổ sung cho giai đoạn trước, đồng thời mỗi cấu trúc văn hóa cho phép một số ảo ảnh, xung lực và những biểu hiện khác của tâm thần đạt tới cũng như lưu lại ở trình độ ý thức và dồn nén những thứ còn lại Đó là lý do tại sao mọi thành viên của cùng một nền văn hóa đều có chung một số xung đột vô thức nào đó, nó là kiểu vô thức thứ nhất - nhóm vô thức của nhân cách tộc người Kiểu vô thức thứ hai là vô thức đặc ứng - vô thức cá nhân phải chịu dưới tác động của những căng thẳng đặc thù Từ kết quả nghiên cứu của G Devereux về mối liên hệ giữa tâm lý

và văn hóa, cùng hệ quả của nó đối với tâm bệnh, các nhà nghiên cứu đã lý giải những loại tâm bệnh chuyên biệt như chứng cuồng điên (amok) ở người Malaysia, bệnhhysteria cực Bắc (lattah) ở những người thổ dân Eskimo và Siberia Giống như G.Devereux, AbramKardiner cũng tìm cách tiếp cận nghiên cứu các triệu chứng sang chấn tâm lý thông qua nghiên cứu tâm lý tộc người (AbramKardiner, Ralph Linton, 1939)” [72, tr.15]

Trang 31

Tâm lý học Gestalt (cấu hình), nhấn mạnh nghiên cứu các thuộc tín một cách tổng thể, sẽ giải thích một trải nghiệm tường tận hơn là tách rời các bộ phận, trở thành

cơ sở cho cách tiếp cận cấu hình mà R Benedict và Edward Sapir đề ra (RuthBenedict, 1934) Cách tiếp cận cấu hình cho rằng, văn hóa đảm nhiệm tính cách của cấu trúc nhân cách của các thành viên Do đó, tất cả thành viên của một văn hóa thể hiện những nhân cách tương tự mà có thể được thu thập như một hình thái các kiểu loại

Tính cách xã hội (social character) là khái niệm cơ bản trung tâm trong nghiên cứu tâm lý học xã hội của Erich Fromm “E Fromm đề cập đến tính cách xã hội bao gồm một tập hợp các đặc điểm, là hạt nhân cốt lõi trong cấu trúc tính cách của phần lớn thành viên thuộc một nhóm được hình thành như là kết quả của những trải nghiệm cơ bản và lối sống phổ biến trong nhóm đó (Erich Fromm, 1942) [72, tr.16]

Xu hướng chính của nghiên cứu tâm lý tộc người là nhằm khắc phục tình trạng tập trung vào nghiên cứu những yếu tố “động”, biến đổi bên ngoài của văn hóa mà bỏ qua yếu tố “tĩnh”, hằng số chậm biến đổi của văn hóa nằm trong tâm thức của tộc người Các kết quả nghiên cứu tâm lý học tộc người góp phần cung cấp những dữ liệu quý giá cho tâm bệnh học và tâm lý/tâm thần học trị liệu, thậm chí là xây dựng một phức cảm tộc người

1.2.2 Nghiên cứu truyện cổ từ tâm lý học tộc người

“Truyện cổ, nơi tộc người tự nguyện bày tỏ thế giới mình, là nơi lưu trữ và canh giữ bí mật tộc người Đó là những ẩn ức chôn giấu rất sâu trong các biểu trưng, biểu tượng, là những phương cách tồn tại được mã hóa trong các thói quen tưởng chừng không hề quan trọng và đặc biệt” [30, tr.25] Nghiên cứu truyện cổ từ tâm lý học tộc người đã được nhiều công trình nghiên cứu, đem lại kết quả thỏa đáng

Trong luận án tiến sĩ Truyện cổ Bru Vân Kiều nhìn từ lí thuyết tâm lý học tộc người,

Đàm Nghĩa Hiếu đã đưa ra một số những nghiên cứu văn học từ lí thuyết tâm lí học tộc

người như: “Dundes (2004) trong Foklore nhìn từ phân tâm học đã giới thiệu công trình

Giải thích các truyện thần tiên của Rudolf Steiner (1908) “đã nói về các cổ mẫu thần

thoại mô tả những gì mà người nguyên thủy trực tiếp trải nghiệm” [34, tr.422] Freud nghiên cứu phân tâm học và đã giải mã truyện cổ như là con đường nhận diện các triệu chứng tâm lý lâm sàng Dundes (1963) đã khám phá và giải mã các biểu hiện, các quá trình tâm lý của cá nhân, của tập thể, của tộc người thông qua giấc mơ, biểu tượng, hình mẫu nhân vật Đây là những nghiên cứu vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực nghiệm, mở ra con đường đi vào thế giới truyện cổ tộc người từ lý thuyết tâm lý học tộc người Vận dung một số lý thuyết cơ bản của Jung, ông đã nghiên cứu khá thành công các đối tượng ngữ văn dân gian và đóng góp quan trọng vào các xu hướng nghiên cứu folklore” [30, tr.26]

Ở Việt Nam, Đỗ Lai Thúy là một trong những tác giả nghiên cứu văn học từ lý

Trang 32

thuyết Phân tâm học để nhận diện tâm lý dân tộc “Trong Phân tâm học và tính cách dân

tộc, Đỗ Lai Thúy đã ứng dụng phân tâm học vào nghiên cứu các đối tượng ngữ văn dân

gian, nhằm phát hiện tính cách đặc trưng của người Việt trong “Một chùm tính cách Việt” Ở đó, ông diễn giải về trường hợp Tam mỵ trong truyện cổ dân gian để thấy được việc “sống hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng” của người Việt Khảo sát hai chuỗi truyện

trạng (Trạng Quỳnh và Trạng Lợn) để chỉ ra “sơn hệ” của các nét cười Việt Nam, một

biểu trưng tâm lý có căn nguyên từ đời sống lịch sử, xã hội và thân phận dân tộc Nghiên cứu này mặc dù chỉ với một dung lượng nhỏ nhưng đã mở cánh cửa nghiên cứu phân tâm học ngữ văn dân gian ở Việt Nam, hướng đến xác lập tâm lý dân tộc/ tộc người” [30, tr.27]

“Nguyễn Thị Kim Ngân (2014) trong “Thế giới siêu hình trong giấc mơ từ truyện

kể dân gian đến truyện truyền kì trung đại” in ở Phân tâm học với văn học lấy giấc mơ

với các nguyên tắc siêu hình làm lối dẫn vào truyện kể dân gian Mặc dù, mục tiêu của tác giả không nhằm xác lập tính cách của cộng đồng kể chuyện, nhưng thao tác soi chiếu

lý thuyết phân tâm học vào truyện cổ là một con đường gần khả dĩ đi đến nhận diện tâm lý” [30, tr.27]

“Nguyễn Mạnh Tiến ứng dụng lý thuyết tâm lý/ tâm bệnh tộc người vào nghiên

cứu ngữ văn dân gian với Những đỉnh núi du ca, một lối tìm về cá tính H’ mông (2014)

đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, Bên cạnh đó, luận án tiến sĩ Phân tích tâm lý

người H’ mông từ dân ca (2015) của Nguyễn Mạnh Tiến đã góp phần thông hiểu lịch

sử, văn hóa, xã hội, chính trị của thế giới H’ mông Việt trong quá khứ đồng thời đặt ra nhiều nghĩ suy về thực trạng và thân phận tộc người hiện đại” [30, tr.27]

Như vậy, việc nghiên cứu ngữ văn dân gian từ tâm lý học tộc người đã có nhiều

tác giả trên thế giới và trong nước dành mối quan tâm và đã đạt được kết quả thỏa đáng

Về việc vận dụng lí thuyết tâm lý học tộc người vào truyện cổ Hrê ở Quảng Ngãi, chúng tôi tập trung vào một số lí thuyết như phân tâm học của Sigmund Freud, nội dung

vô thức tập thể trong lý thuyết của Karl Gustav Jung và Tâm bệnh học của Georges

Devereux Trong phân tâm học của Freud, chúng tôi vận dụng lí thuyết Vật tổ và cấm

kỵ, giấc mơ để giải mã các vấn đề về những yếu tố tín ngưỡng trong truyện cổ Hrê Đó

là việc thực hành thờ vật linh và những hành vi ma thuật để thực hiện những ước nguyện, niềm tin của người Hrê vào lực lượng siêu nhiên và thần linh, qua đó để cầu mong sự bình an vô sự, cuộc sống no đủ, vạn vật sinh sôi và phát triển người nguyên thủy coi những ý nghĩ cũng ngang với những hành động hay sự kiện, tức sức mạnh toàn năng của các ý tưởng Quan niệm này phát sinh từ tục thờ vật linh Về sau, họ chuyển các quyền năng làm cho họ khiếp sợ này sang cho các vị thần của họ và họ được phép xin lại bằng cầu nguyện can thiệp Sang thời đại khoa học, sức mạnh toàn năng chỉ còn sống trong các chuyện cổ tích thần kỳ, ở thời thơ ấu, ở chứng nhiễu tâm và trong các giấc mơ

Trang 33

Thực hành cấm kỵ để tôn thờ không gian thiêng như cột thiêng, bếp thiêng, bến nước Giấc mơ như một lời tiên tri, là điềm báo về tương lai phía trước cho con người, con người theo đó mà thực hành nghi lễ cúng bái thần linh để tránh rủi ro, tai họa, những điều không may xảy ra, đồng thời đó cũng có thể là điềm tốt để con người cúng bái tạ

ơn thần linh về những điều may mắn sắp xảy đến trong tương lai Giấc mơ như là chức năng tự vệ giấc ngủ và tự vệ tinh thần của con người cá nhân

Để nghiên cứu truyện cổ Hrê từ lí thuyết tâm lý học tộc người thì vô thức tập thể của C Jung là một lí thuyết quan trọng Sigmund Freud, người đầu tiên đưa ra thuật

ngữ vô thức Thuật ngữ vô thức do Freud đề xuất và phát triển về sau này để trở thành hạt nhân của học thuyết phân tâm học của ông hoàn toàn chỉ mang tính cá nhân, theo

đó, vô thức là những kí ức bị dồn nén khỏi ý thức nhưng có thể khôi phục lại được nhờ các kĩ thuật phân tâm học Với Freud, những bản năng chứa trong vô thức chỉ nhắm đến việc duy trì đời sống hoặc nhằm tìm kiếm khoái lạc, tránh đau khổ cho cá nhân Những yếu tố mang tính phi cá nhân chỉ bắt đầu hình thành sau khi sinh ra Điều này không thể

lý giải tại sao những yếu tố mang tính phi cá nhân, từ chỗ không có một nguồn gốc nào, chỉ mới xuất hiện trong đời sống cá nhân lại có được sức mạnh không kém gì sức mạnh của bản năng Như người mẹ có thể hy sinh mạng sống vì con Người ta có thể hy sinh mạng sống vì lý tưởng tôn giáo, lý tưởng xã hội Ở đây, sự hy sinh có được sức mạnh, thậm chí vượt qua cả bản năng sống, là bản năng mạnh nhất Với những biện luận về tâm trí con người S Freud đã mang đến một làn gió mới cho Tâm lý học, cũng như mang đến những định hướng mới của tâm lý học liên quan đến phần tâm trí

Kế thừa S Freud, C Jung đã viết lên một lý giải khác về tâm trí con người Theo Jung, thì tâm trí con người có thêm một phần nữa được gọi là vô thức tập thể (collective unconscious) Phần vô thức tập thể là phần gắng kết nhiều người với nhau, và nó cũng

là phần giúp ta tìm về với chiều sâu của tâm linh Có nhiều cách hiểu về vô thức tập thể của nhiều học giả khác nhau Ta có thể kể đến như sau: “Ký ức loài người, là kết quả của đời sống thị tộc Vô thức tập thể tồn tại trong mọi người và mỗi người, là cơ sở của tâm trạng cá nhân và căn cước văn hóa tộc người Vô thức tập thể ngưng kết thành nguyên mẫu, tức những mô hình nhận thức hình tượng Chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đường vô thức được Jung gọi là di truyền văn hóa”- (Đỗ Lai Thúy) Hay khi viết về cấu trúc bẩm sinh của tâm lí con người, Jung cho rằng:

“Con người sở hữu nhiều thứ mà mình không hề đạt được mà được thừa hưởng từ

tổ tiên của mình Anh ta không sinh ra như một tabula rasa [tấm bảng trắng], mà còn được sinh ra với một vô thức Anh ta mang theo mình những cấu trúc được tổ chức và sẵn sàng hoạt động theo một cách đặc thù con người mà anh ta có được nhờ hàng triệu triệu năm phát triển loài người Giống như những bản năng xây dựng tổ và di cư của các loài chim không bao giờ học hay đạt được, con người mang theo mình nền tảng của bản chất ngay

Trang 34

khi sinh, và không chỉ là bản chất cá nhân mà còn là bản chất tập thể” [71]

Như vậy, vô thức tập thể là một năng lực bí truyền mà tất cả mọi người điều được thừa hưởng từ tổ tiên, thông qua vô thức tập thể ta có thể kết nối với những thần bí từ

xa xưa và lý giải những sự kiện xung quanh xẩy đến với ta Jung đã viết: “tất cả những yếu tố cần thiết đối với tổ tiên gần và xa của chúng ta cũng sẽ cần thiết đối với chúng

ta, bởi chúng được ghi vào hệ thống hữu cơ mà chúng ta thừa hưởng” [71] Vô thức tập thể theo quan niệm của Jung là phần sâu nhất của tâm thần quyết định số phận cá nhân

cũng như xã hội Nó là nơi lưu trữ kinh nghiệm của chúng ta với tư cách là một loài, đó

là những tri thức mà khi sinh ra chúng ta đã có sẵn, mang tính tiên nghiệm và không phụ thuộc vào môi trường hay hoàn cảnh như cách nhìn nhận của các tác giả khác chẳng hạn như Freud khi xem xét mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ trong giai đoạn trẻ con, đặc biệt từ 1 đến 6 tuổi, trong sự phát triển tâm lí Như vậy có thể thấy khác với Freud, và

cả các nhà tâm lí học hay triết học khác, học thuyết của Jung nói chung và khái niệm cơ

bản nhất của ông là vô thức tập thể nói riêng mang tính quyết định luận nhiều hơn so

với các học thuyết tâm lí khác Có thể thấy điều này khi ông chống lại quan điểm khẳng định sự phát triển tâm lí cá nhân chỉ bắt đầu từ khi cá nhân ra đời Vô thức tập thể giữ một vai trò rất quan trọng trong việc lý giải chiều sâu tâm trí của một người Vô thức tập thể là cái ta được truyền lại từ tổ tiên, cái mà ta vẫn cố tiếp cận và tận dụng hết nó Xét về mặt tâm linh vô thức tập thể như là một cầu nối để ta truy tìm lại những bí ẩn và tác động của bí ẩn với thực tại

Một nội dung quan trọng của vô thức tập thể là cổ mẫu Vô thức tập thể là một

vòng tròn bao quanh tất cả các cổ mẫu Cổ mẫu với vai trò trung tâm của vô thức tập thể

là “một nguồn nguyên phát của năng lượng tâm thần và tạo dựng khuôn mẫu Nó tạo ra nguồn lớn nhất của những kí hiệu tâm thần, thu hút năng lượng, cấu trúc nó, và cuối cùng dẫn tới việc sáng tạo ra nền văn minh và văn hóa” Đó là năng lượng bản nguyên thôi thúc và cung cấp vật liệu cho quá trình sinh thành các biểu tượng Archétype (cổ mẫu) hay hình ảnh nguyên thủy không phải chỉ là những hình ảnh hay ý tượng nhất định

về thần thoại Với năng lượng nguyên thủy, cổ mẫu thôi thúc, vận hành và điều chỉnh quá trình tâm lý tập thể, trong đó, có phạm vi tâm lý tộc người

Vận dụng lí thuyết "Vô thức tập thể" của Carl Jung, để làm rõ những vấn đề liên quan đến di truyền văn hóa, sự tự vệ bản thân có nguồn gốc từ văn hóa, những niềm tin vào yếu tố tâm linh và sự liên kết trong tộc người với nhau để tạo nên sự cố kết cộng đồng, trọng tình nghĩa, đó không phải là vấn đề mang tính cá nhân riêng biệt nữa mà là

cá nhân trong cộng đồng, sống đoàn kết, yêu thương nhau, cùng vì mục tiêu chung Vận dụng lí thuyết tâm bệnh học của Georges Devereux chú tâm tới các bệnh nhiễu tâm mang tính tộc người và mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa với tâm lý Với lý thuyết này, ông đã đưa ra quan hệ mật thiết giữa văn hóa và tâm lý Qua Phân tâm học

Trang 35

và tính cách dân tộc, chúng tôi tiếp cận với một phần công việc và kết quả mà Devereux

đã đạt được “Việc xác định vị trí/ ranh giới phân biệt cái bình thường và cái không bình thường là cơ sở căn bản nhất để tiếp xúc và nhận định các vấn đề liên quan đến bệnh tộc người Những bất thường có nguồn gốc từ văn hóa, lịch sử tác động đến một số cá nhân đặc ứng trong cộng đồng Khi những đặc ứng gặp gỡ và lặp lại nhau sẽ tạo nên sự thay đổi trong thói quen ứng xử, xu hướng tâm lý của tộc người” [30]

Tiểu kết chương 1

Khái quát về người Hrê ở Quảng Ngãi đã đem lại cho ta một cái nhìn đầy đủ về nguồn gốc và phân bố dân cư của người Hrê ở Quảng Ngãi Người Hrê là cư dân bản địa, sinh tụ lâu đời ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, Hrê là tộc danh chính thức Người Hrê sống chủ yếu ở miền tây của Tỉnh Quảng Ngãi thuộc các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long Ngôn ngữ của người Hrê thuộc nhóm Môn – Khơ me, ngữ hệ Nam Á, từ thời kỳ trước năm 1975 người Hrê đã có chữ viết dùng hệ thống kí tự La – tinh Dân tộc Hrê là tộc người có một nền văn hóa đa dạng và phong phú, bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất như nguồn sống, bản làng, nhà ở, trang phục, trang sức, ẩm thực, văn hóa rượu cần, … đã đem lại cho người Hrê có được vốn sống

vô cùng phong phú, có thể thích nghi và phát triển được nơi núi rừng Đời sống vật chất của người Hrê ngày nay đang từng bước phát triển, con người biết tiếp cận và sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật mới trong lao động sản xuất, biết thay đổi cây trồng phù hợp với từng vùng, ứng dụng máy móc thay cho lao động thủ công để đem lại hiệu quả kinh tế cao Người Hrê không chỉ dệt ra những bộ trang phục truyền thống đẹp mắt cho bản thân mình mà còn có thể bán ra thị trường, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân làm nghề dệt Văn hóa ẩm thực của người Hrê đậm đà khó quên với những nét đặc sắc riêng Các món ăn của người Hrê được chế biến từ những nguyên liệu mà thiên nhiên ban tặng, tuy dân dã nhưng thu hút du khách, mỗi món ăn đều có ý nghĩa và tượng trưng cho mỗi mùa riêng biệt Cùng với văn hóa vật chất thì văn hóa tinh thần như âm nhạc, các phong tục tập quán, lễ hội, các tri thức ngữ văn dân gian cũng đã đem lại cho người Hrê niềm tin vào cuộc sống, họ lạc quan, yêu đời, gắn bó với bản làng, tất

cả đã góp phần làm nên những giá trị đặc sắc trong văn hóa tộc người Hrê

Nghiên cứu lí thuyết tâm lý học tộc người vào truyện cổ Hrê ở Quảng Ngãi, chúng tôi tập trung vào một số lí thuyết như phân tâm học của Sigmund Freud, nội dung vô thức tập thể trong lý thuyết của Karl Gustav Jung và Tâm bệnh học của Georges Devereux Đó là công cụ hữu hiệu có thể giúp khảo sát, giải mã những dấu tâm lý tộc người trong truyện cổ Hrê Một số tác giả trên thế giới và trong nước đã nghiên cứu ngữ văn dân gian, đặc biệt là truyện cổ, từ lý thuyết phân tâm học nhằm chỉ ra những nét tâm

lý đặc trưng hay quá trình tâm lý tộc người, đã đạt được thành tựu đáng kể

Trang 36

Chương 2 BIỂU HIỆN TÂM LÝ TỘC NGƯỜI TRONG TRUYỆN CỔ HRÊ

NHÌN TỪ CÁC GIÁ TRỊ NHÂN SINH

Giá trị nhân sinh là những nguyên tắc, quan niệm, và mục tiêu mà mỗi người đặt

ra trong cuộc sống để tìm kiếm và đạt được sự thành công và hạnh phúc của mỗi cá nhân

và cộng đồng Nó đại diện cho những gì mà chúng ta coi là quan trọng và có giá trị trong cuộc sống hàng ngày Giá trị nhân sinh có thể bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như gia đình, tình yêu, sức khỏe, thành công nghề nghiệp, đóng góp cho cộng đồng, tình bạn

và trải nghiệm cá nhân Nó phản ánh tầm nhìn cá nhân về cuộc sống và những gì mà mỗi người coi là quan trọng để có một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc

Giá trị nhân sinh quan trọng trong cuộc sống của chúng ta vì khi có giá trị nhân sinh rõ ràng, chúng ta có thể tạo ra một cuộc sống có ý nghĩa Nó giúp chúng ta làm việc với mục đích, đạt được những thành công tương ứng, và tạo dựng mối quan hệ và mối liên kết ngày càng sâu sắc với người khác Đồng thời, giá trị nhân sinh cũng giúp chúng

ta đối mặt với những thách thức và trở ngại trong cuộc sống Vì vậy, giá trị nhân sinh không chỉ là những vấn đề cá nhân mà còn là một phần của việc xây dựng một xã hội

có ý nghĩa và bền vững Nó hướng dẫn chúng ta về cách sống chân thành và đầy ý nghĩa, đồng thời khuyến khích sự đồng lòng và sự phát triển của cộng đồng Nghiên cứu biểu hiện tâm lý tộc người Hrê trong truyện cổ nhìn từ các giá trị nhân sinh là nghiên cứu về các yếu tố như thân phận con người trong xã hội, những yếu tố tâm linh chi phối trong cuộc sống của họ, tính cố kết cộng đồng và lối sống trọng tình nghĩa, những ước mơ khát vọng được đoàn tụ, công bằng xã hội, hạnh phúc

2.1 Thân phận con người – Sự “chấn thương” tâm lí tộc người

Truyện cổ Hrê kể về những thân phận con người có số phận bất hạnh, đó là những thân phận mồ côi, thất lạc hay bị bỏ rơi, những thân phận nô lệ hay bị khiếm khuyết: tàn tật, xấu xí, đội lốt thú, … nhìn chung những thân phận này phải chịu những chấn thương

về mặt tinh thần lẫn thể xác, đó là sự sợ hãi, đói khát, lo lắng, sự cô đơn, bị hành hạ, bị đánh đập hay bị xa lánh, đối xử bất công, … Có những trường hợp bằng những kinh nghiệm của cá nhân có thể tránh khỏi được những chấn thương xảy đến nhưng cũng có những trường hợp không biết cách tự vệ cho bản thân mình Đối với tộc người Hrê, đa phần những con người có số phận bất hạnh họ biết cách tự vệ bản thân bằng những gì

mà văn hóa của họ mang lại, họ thích ứng được với cuộc sống, dù có những vất vả khó khăn nhưng họ đều vượt qua được Nói về chấn thương thì có những trường hợp đứa trẻ mất đi cha mẹ ở độ tuổi quá nhỏ, chưa thể tự kiếm sống dẫn đến “chấn thương sớm”, vì chúng không biết hoặc là không thể dùng những sự tự vệ do văn hóa của nó đem lại để chống lại sức mạnh có hại Văn hóa chỉ đem lại cho đứa trẻ mồ côi một sự bảo vệ bên

Trang 37

ngoài – một nhà trẻ mồ côi mà chưa đem lại cho nó sự bảo vệ bên trong, chẳng hạn một cách giúp nó trưởng thành nhanh hơn, khiến cho những nhu cầu lệ thuộc của nó bị xóa

bỏ Nhưng ở tộc người Hrê, nhìn chung có sự lan tỏa sớm những liên hệ tình cảm đối với cả một bộ phận xã hội (gia đình mở rộng, làng), một hiện tượng có tính chất chung trong các xã hội nguyên thủy, như một sự tự vệ văn hóa có tính phòng ngừa (do vô thức tạo ra) bằng cách làm suy yếu những mối liên hệ đặc biệt về sự lệ thuộc tình cảm chung của trẻ con với bố mẹ, tạo ra một chức năng tương đương giữa người mẹ và người dì theo một hệ thống thân tộc được phân loại Ở nhóm xã hội phát triển hơn thì những liên

hệ tình cảm của xã hội với tình cảm của trẻ ít được lan toản hơn, việc trở thành mồ côi khi tuổi còn thơ là một kinh nghiệm không điển hình, có thể gây chấn thương lớn hơn

vì chúng ở lâu hơn trong trạng thái chưa trưởng thành về xã hội

Những chấn thương có thể gây ra những chứng loạn tâm nghiêm trọng thường xảy

ra vào tuổi ấu thơ, và đặc biệt ở giai đoạn môi miệng, khi đứa trẻ chưa có được những

sự tự vệ có nguồn gốc văn hóa để nó có thể đương đầu với loại tác động ấy, mà không phải chịu tổn hại nặng nề và quyết định Những chấn thương sớm có thể xuất hiện ngay

cả sau tuổi ấu thơ Trẻ nhỏ hay thiếu niên có thể chỉ vì quá nhỏ nên chưa viện tới được một cách có hiệu quả những tự vệ văn hóa; cũng có thể đứa trẻ bị cấm sử dụng một số những tự vệ ấy vì chưa đến tuổi “Một chức năng tương đương của “chấn thương sớm” đóng một vai trò quan trọng trong trường hợp những nhóm thiểu số thua thiệt, mà những lệch lạc về tính cách cũng như tình trạng chưa trưởng thành là do họ không có được những phương tiện tự vệ văn hóa quan trọng, vì văn hóa chỉ dành những phương tiện đó như phẩm giá cá nhân hay quyền có danh dự cho những thành viên của các giai cấp đặc quyền Do dễ thương tổn về tâm lý, những thành viên của các nhóm thiểu số bị đè nén thường dễ để mình bị thống trị hơn là những kẻ có đặc quyền” [47, tr.59] Như vậy chúng ta thấy rằng, khả năng tự thực hiện và thăng hoa, sự đạt tới một trình độ trưởng thành và một sự độc lập thật sự, đạt được hiệu quả nhất định một phần phụ thuộc vào việc có được những sự tự vệ do văn hóa đem lại một cách thoải mái Với tộc người Hrê,

để tự vệ và tránh được sự chấn thương chủ yếu là dựa vào bản năng sinh tồn, bên cạnh

đó phụ thuộc vào yếu tố văn hóa của tộc người đó là có sự trợ giúp của thế lực thần linh,

để từ chấn thương đó, con người vực dậy thực hiện lí tưởng của cộng đồng, đem lại giá trị nhân sinh sâu sắc Những thân phận gặp chấn thương trong truyện cổ Hrê đó là những thân phận mồ côi, thất lạc, bị bỏ rơi; những thân phận nô lệ và những số phận khiếm khuyết như xấu xí, tàn tật, đội lốt thú

2.1.1 Thân phận mồ côi, thất lạc, bị bỏ rơi

Thân phận mồ côi là những câu chuyện tiêu biểu trong truyện cổ Hrê Những con người có thân phận mồ côi, thất lạc hay bị bỏ rơi là những con người có số phận bất hạnh Truyện cổ Hrê mang nỗi day dứt không nguôi về những thân phận mồ côi hay bị

Trang 38

bỏ rơi, thất lạc Đó là những đứa trẻ không có được sự chở che của cha mẹ trong những tháng ngày thơ ấu cho đến lúc trưởng thành: “Cha mẹ chết sớm, mười hai chị em nhà

nọ bảo nhau đi mỗi người một hướng để dễ kiếm sống” [29, tr.46], “Ra Đam, người con trai mồ côi cha mẹ chuyên làm thuê, làm mướn” [29, tr.68] “Ua không có cha, không

có mẹ” [29, tr.82] “Roóc và Ép là hai anh em ruột cùng sống chung trong một căn nhà nát Cha mẹ họ đã bị chủ làng giết chết Cả hai anh em sống cơ cực trong cảnh nghèo khổ” [29, tr.103] “Ngày xưa, ở ven sông Krông có một gia đình người Hrê nghèo khổ Nhà chỉ có hai bà cháu” [65, tr 383] Có khi là mất cha “Đã lâu lắm, ở một làng nọ, có một bà già tên là Dạ Giá Chồng bà chết sớm, để lại cho bà một đứa con trai tên là Ná”

[65, tr 331] Có khi là bị bỏ rơi: Trong truyện Giữa rừng sâu, vì nghi ngờ người vợ mà

người cha đã dẫn hai người con trai vào rừng tìm gỗ sau đó bỏ rơi hai đứa con ở lại rừng sâu

Một con người có thể phát triển bình thường thì phải đảm bảo về cả thể chất và tinh thần, để một đứa trẻ bước vào thế giới thì rất cần cầu nối của cha mẹ Không có cha

mẹ, cuộc sống của những đứa trẻ sẽ trở nên gian nan, vất vả hơn chúng sẽ cảm thấy thiếu thốn tình yêu thương, không có cảm giác an toàn, không có người luôn hậu thuẫn,

hỗ trợ, làm hậu phương vững chắc phía sau Khi không có bố mẹ, chúng sẽ cảm thấy lo lắng và run sợ, có khi đói khát phải lang thang khắp khu rừng để tìm kiếm sự sống

Trong Truyện Giữa rừng sâu, khi bị cha bỏ rơi, hai anh em đã trải qua những chấn

thương về mặt tâm lí: “Mãi gần tối anh em mới lên chòi, và chẳng thấy cha mình đâu

cả Vừa lo, vừa sợ, hai anh em gọi cha rối rít, nhưng tiếng “ơi” của người cha ở tít đằng

xa Thế là hai anh em thi nhau mà khóc giữa cảnh rừng núi trùng điệp, rồi đưa nhau trở lại căn chòi, ngả xuống thiếp đi trong cơn đói, cơn sợ” [29, tr.91] Trong truyện Gơ Lóc, cha mẹ chết sớm bỏ lại đứa con còn nhỏ tên là Gơ Lóc, Gơ Lóc phải thay cha mẹ, tiếp tục làm tôi tớ tên nhà giàu đó cho đến hết đời mình, tuy còn trong độ tuổi ăn chơi nhưng tên chủ độc ác đã giao cho cậu ta chăn dắt gần một trăm con trâu lớn nhỏ Không có cha

mẹ, không nơi nương tựa, Gơ Lóc phải tự mình gánh vác công việc, đương đầu với khó khăn, thử thách và dường như sinh tồn bằng bản năng, bằng những kinh nghiệm của bản thân Gơ Lóc cũng cũng phải chịu những chấn thương về mặt tinh thần lẫn thể xác, bị đánh đập tàn nhẫn: “Người nhỏ sức yếu, trâu nhiều lại dữ, chỗ nào cũng là ruộng lúa, bãi nương của bọn nhà giàu trong buôn làng nên ngày nào Gơ Lóc cũng bị đánh đập tàn nhẫn về tội để trâu ăn lúa, phá nương Tên chủ rất ác kia đã dùng gậy Ka đe có gai nhọn

và độc để đánh Gơ Lóc” [29, tr.29] Với một đứa trẻ nhỏ khi bị đánh đập nhiều sẽ là một nỗi ám ảnh rất lớn, gậy Ka đe của tên chủ độc ác là dụng cụ khiến cho bao con người có thân phận bất hạnh như Gơ Lóc phải khiếp sợ: “Chính cha mẹ Gơ Lóc và hàng trăm người nô lệ khác đều bị đánh bằng gậy Ka đe như vậy cho đến chết” [29, tr.29] Vì thân còn nhỏ, phải làm việc vất vả, nên Gơ Lóc không được phát triển bình thường như bao

Trang 39

đứa trẻ khác “ăn uống thì thiếu đói, lúc nào cũng bị đánh đập, Gơ Lóc ngày còn gầy còm, cả cơ thể lở lói, không còn ra hình thù người nữa” [29, tr.29] Khi chấn thương về mặt thể xác thì đó sẽ là tác động trực tiếp đến tinh thần của trẻ, chúng sẽ luôn cảm thấy

lo lắng, hoảng sợ, ám ảnh về những điều đã xảy ra, những nhân vật này nhiều lúc phải sống trong cảnh cô đơn, phải lang thang một mình nơi núi rừng hoang vu, những đứa trẻ mồ côi, thất lạc, bị bỏ rơi thường sống không có được bất kỳ mối níu kéo nào với đời sống cộng đồng Họ là những cánh chim đơn độc bị đẩy sống nơi rừng núi, họ cũng phải gánh chịu mọi hiểm nguy bên ngoài cộng đồng mình “Tên chủ đuổi anh ta ra khỏi buôn làng, đi tới đâu Gơ Lóc cũng bị bọn nhà giàu hắt hủi tàn nhẫn, Gơ Lóc lang thang khắp các khu rừng, khe suối tìm thức ăn mà sinh sống Gơ Lóc cứ đi miết như vậy, tới chỗ

nào ngủ chỗ đó, miễn đi thật xa bọn nhà giàu là được” [29, tr.29] Trong truyện Hai dòng

suối, sau khi cha mẹ chết, vì không ở yên với tên chủ làng hung ác nên hai anh em đã

trèo đèo lội suối để tìm cuộc sống bình yên, người anh đi theo dòng suối đục còn người

em đi theo dòng suối trong, cả hai anh em đều trải qua cuộc sống nơi rừng núi đầy hiểm

nguy, gian khổ Hai anh em trong truyện Giữa rừng sâu, khi bị người cha đem đi bỏ rơi

trong rừng, hai anh em đã không tìm thấy đường về nhà, sống xa cách với mọi người, nơi đây chỉ có rừng núi và muôn thú, trải qua cảnh đói khát

Trong truyện cổ Hrê, những đứa trẻ khi bị mồ côi đa phần là tự thích nghi với cuộc sống bằng bản năng sinh tồn của mình, những kĩ năng đó không được cha mẹ trang bị khi còn nhỏ, đó là những kinh nghiệm từ văn hóa tộc người mang lại Đối với tộc người Hrê, ngày xưa vì cuộc sống khó khăn, vất vả, để sinh tồn thì người cha, người mẹ phải

đi làm cả ngày, trẻ con không được chăm sóc, dạy dỗ một cách chu đáo Trong Vũ Man tạp lục thư, ghi chép lại “Theo tục Man, trẻ sơ sinh chỉ được nuôi bằng sữa, không từng được nâng niu bồng bế, lớn lên biết ăn thì tự cầm lấy mà ăn Phụ nữ có con thơ muốn đi đâu ắt phải đèo con phía sau lưng mà đi Khi cấy lúa hoặc lúc gặt, họ treo cái bọc con lên trên cành cây, lúc còn nhỏ, đứa bé đã được quấn một sợi dây nhỏ quanh lưng phía dưới rốn để tập cho nó sau này quen bận khố [41, tr.230 – 231] Vì sống quen thuộc với núi rừng nên đa phần trẻ nhỏ sẽ biết tìm kiếm thức ăn bằng cách hái lượm hay bẫy muôn thú, biết tự tìm cách thích nghi để sinh tồn, một đặc điểm nữa thể hiện tâm lý của người Hrê trong truyện cổ đó là biết tiết kiệm thức ăn, khi thấy được gói cơm trên cao, hai anh

em chỉ ăn mỗi lần một ít còn lại để dành cho lần sau: “Hôm sau, mặt trời mọc cao hơn ngọn núi hai sải tay, hai anh em mới thức dậy Người em kêu đói quá, người anh đi kiếm

đủ thứ hoa quả rừng về, nhưng rốt cuộc chẳng ai ăn được thứ nào Đang lúng túng trước cơn đói thì hai anh em trông thấy gói cơm và buồng chuối xanh treo tít trên nóc chòi, nhưng cao quá, cả hai không với tay tới được Người anh bằng nghĩ ra cách lấy cây gậy dài chọc thủng gói cơm rồi ngửa miệng lên mà hứng lấy Mỗi lần chọc rớt một hột vào miệng, người anh bằng nhả ra cho em mình Cứ vậy cho tới khi người em no nê người

Trang 40

anh mới dám ăn, nhưng anh cũng chỉ ăn một tí vì còn phải để dành cho ngày hôm sau” [29, tr.92] Hay khi gói cơm được người cha trang bị sắp hết, chuối chín bị mất mấy trái

mà không biết lí do thì người anh đã thức rình suốt đêm, sau đó làm một chiếc bẫy gài cạnh buồng chuối, đêm hôm ấy bẫy mắc được một con chim a túc Trong truyện Gơ Lóc, khi bị đuổi vào rừng thì cậu bé cũng biết tự tìm thức ăn để sinh sống, biết tìm chỗ

ở, biết làm bẫy để tránh thú dữ: “Một hôm, anh ta đi tới một khu rừng rất nhiều chuối rừng và một hang đá lạ Hang có cửa hẹp, vừa đủ một người chui vào nhưng bên trong lại rộng thênh thang và nhiều hang động kỳ thú Gơ Lóc chui vào hang, lấy lá chuối che cửa hang rồi gài cùng lúc hai cái bẫy, một bằng đá, một bằng cây chuối rừng để đề phòng

kẻ lạ và thú dữ” [29, tr.29] Trong truyện Chàng Ná, mặc dù Ná mồ côi cha nhưng Ná

vẫn đảm đương hết mọi việc trong nhà, thay cha làm nhiều việc để đỡ đần cho mẹ, đó cũng là những kinh nghiệm được tích lũy lần trong cuộc sống, không chỉ riêng Ná mà bất cứ trẻ em nào nơi núi rừng cũng có thể làm những công việc như lên rừng chặt củi, săn bắn, hái lượm thức ăn: “Suốt ngày Ná theo mẹ ra đồng, cày bừa, làm cỏ, cấy lúa Những lúc rỗi, Ná xuống nước tát cá, vào rừng lấy cây song cây mây, đốn củi” [65, tr.331]

Khi mất đi người mẹ, hay cả cha và mẹ, mất đi sự an toàn, một số trẻ sẽ gắn kết với nhau, yêu thương nương tựa vào nhau, sống hòa thuận với nhau, cùng cố gắng diệt

trừ kẻ ác để cùng được hưởng hạnh phúc như truyện Giữa rừng sâu, Người em tài giỏi,

Óc và Ép Tuy nhiên, có những đứa trẻ chịu chấn thương tinh thần quá sâu sắc, đến nỗi

chúng phản ứng cạnh tranh và chống lại nhau để tìm cách tự vệ Sự mất mát ấy ít khi

kéo các thành viên còn lại trong gia đình xích lại bên nhau, yêu thương nhau hơn Những

đứa trẻ mồ côi, mất cả cha lẫn mẹ, họ thường sống quay lưng với nhau, sống ích kỷ, thường người anh không có tình thương dành cho em Người anh thường tranh hết của cải, tranh hết những cơ hội sinh tồn còn sót lại của người em, những người chị thường tham lam, vừa xấu người, vừa lười biếng, luôn đặt điều vu vạ và bắt nạt, những gì thiệt thòi nhất họ luôn đùn đẩy về người em út: “A Xóc và A Xanh là hai anh em ruột thịt nhưng A Xanh siêng năng hiền lành, còn A Xóc thì lười biếng, tham ăn và xảo quyệt…

Có lần, A Xanh định chặt đầu em, cũng may là hai cô gái đã trông thấy và ngăn lạ…Hai anh em đi mãi tới một vùng vúi hoang vu chẳng còn thấy dấu vết con thú rừng quen biết A Xóc bắt A Xanh phải đi trước mình hơn mười bước để đánh nhau với loài rắn độc Còn gói cơm hắn cầm giữ mỗi ngày mỗi lưng Lúc ăn, A Xóc chỉ đưa cho A Xanh từng dúm nhỏ nên anh phải kiếm thêm trái cây và lá rừng để ăn đủ sức chống chọi với thú dữ và rắn rết… Nhân lúc A Xanh đanh đánh nhau với con rắn độc dơ roang mười khoang thì A Xóc đã quay lại rồi ba chân bốn cẳng chạy về nhà” [29, tr 128 - 129] Sự tranh đoạt này không dừng lại ở cái ăn hay của cải, mà những người anh còn muốn hãm hại người em để cướp vợ: “Về đến nhà Ép, Roóc được mọi người chiều chuộng đủ thứ

Ngày đăng: 04/12/2024, 08:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN