1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ SỐ

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Năng Lực Số Cho Học Sinh THPT Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng Trong Bối Cảnh Công Nghệ Số
Trường học Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Thành Phố Đà Nẵng
Chuyên ngành Khoa Học Xã Hội Và Hành Vi
Thể loại báo cáo tóm tắt dự án kỹ thuật
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,89 MB

Nội dung

TÓM TẮT DỰ ÁNNÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ SỐHiện nay, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ và bùng nổ của các công nghệ như Điện

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-

-CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP THÀNH PHỐ

BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN KỸ THUẬT

Mã dự án:

Tên đề tài : NÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG BỐI

CẢNH CÔNG NGHỆ SỐTên lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 11 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM TẮT DỰ ÁN 1

A MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài: 2

2 Lịch sử nghiên cứu: 2

3 Mục đích nghiên cứu: 3

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu: 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu: 3

5 Phương pháp nghiên cứu: 3

6 Giả thuyết khoa học: 3

7 Vấn đề nghiên cứu:……… 4

8 Đóng góp mới của đề tài: 4

B NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 4

I Cơ sở lý luận: 4

1 Khái niệm “nhận thức” và “nhu cầu”: 4

1.1 Khái niệm nhận thức: 4

1.2 Khái niệm nhu cầu: 4

2 Một số khái niệm về kiến thức số và năng lực số: 4

2.1 Khái niệm về kiến thức số: 4

2.2 Khái niệm về năng lực số: 4

2.3 Khái niệm về công nghệ số: 5

2.4 Tính pháp lý về quyền an ninh mạng: 5

II Cơ sở thực tiễn: 5

1 Thực trạng tác động của công nghệ số đến giới trẻ tại Việt Nam: 5

2 Nguyên nhân của những hạn chế trong công cuộc tìm hiểu về năng lực số: 6

1.1 Từ xã hội: 6

2.2 Từ gia đình: 6

Trang 4

2.3 Từ giáo dục: 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SỐ CỦA HỌC SINH THPT 7

1 Đánh giá kết quả khảo sát từ phiếu khảo sát online: 7

1.1 Khảo sát thực trạng sử dụng MXH của học sinh cấp THPT tại Đà Nẵng: 7 

1.2 Khảo sát năng lực thông tin và dữ liệu: 8

1.3 Khảo sát năng lực giao tiếp và cộng tác: 8

1.5 Khảo sát chung: 10

2 Đánh giá kết quả khảo sát từ phiếu khảo sát trực tiếp: 12

3 Đánh giá tham vấn từ chuyên gia công nghệ cho ứng dụng hỗ trợ: 13

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CẨM NANG NÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ 14

1 Mục đích – yêu cầu – quy tắc sử dụng cẩm nang: 14

1.1 Mục đích: 14

1.2 Yêu cầu: 14

1.3 Thiết lập quy tắc sử dụng ứng dụng: 15

2 Hệ thống hóa kiến thức được sử dụng trong cẩm nang: 15

2.1 Xác định mục đích và phạm vi của hệ thống kiến thức: 15

2.2 Xác định các yếu tố cốt lõi của hệ thống kiến thức: 15

2.3 Chuẩn bị tài nguyên tri thức: 15

3 Thiết kế trò chơi được sử dụng trong cẩm nang: 16

 3.1 Trò chơi Trắc nghiệm: 16

 3.2 Trò chơi ô chữ: 18

 3.3 Trò chơi Đuổi hình đoán chữ: 19

4 Ý tưởng xây dựng phòng tư vấn kỹ năng Năng Lực Số cho học sinh THPT: 19

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 20

1.Kết luận: 20

2 Kiến nghị: 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

GIAO DIỆN ỨNG DỤNG 22

Trang 5

TÓM TẮT DỰ ÁNNÂNG CAO NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ SỐHiện nay, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ và bùng nổ của các công nghệ như Điện toán đám mây, Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, công nghệ chuỗi khối,thực tế ảo, vũ trụ ảo…, bên cạnh một thế giới thực mà chúng ta đang sinh sống,đang tồn tại song song một thế giới số, mà ở đó dường như tất cả cuộc sống thật

đã di chuyển lên mạng, và thậm chí giờ đây người ta sử dụng nhiều thời gian vàham mê với mạng hơn đời thực Nhưng thế giới ảo vốn dĩ là một “con dao hailưỡi” tác động mạnh mẽ đến người sử dụng, đặc biệt là các bạn học sinh đangtrong độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi, luôn mang trong mình nhiều tò mò, muốn khámphá nhưng lại vô cùng nhạy cảm Nếu các bạn không được định hướng kịp thời

sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực, dễ rơi vào trạng thái cô đơn, dễ phát sinhnhững vấn đề tâm lý, bị thiết bị công nghệ và mạng xã hội thao túng Đứngtrước nguy cơ và thách thức đó, xã hội cần có những phương án để sớm thay đổinhận thức và thái độ của các bạn trước diễn biến đa diện của thế giới số, nhằmđảm bảo các bạn có sự tương thích với sự phát triển của công nghệ, để côngnghệ phục vụ cuộc sống của chúng ta tốt hơn và mang tính nhân văn nhiều hơn.Nội dung chính của dự án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 3: Đề xuất cẩm nang hỗ trợ kỹ năng và năng lực số

Mục đích nghiên cứu đề tài: Nhìn nhận được thực tế sự ảnh hưởng của thế giới số đến với cuộc sống, tâm sinh lý, nhận thức của các bạn học sinh cấpTHPT, nhóm chúng tôi chọn đề tài với mong muốn tạo nên một cẩm nang giúpcác bạn làm chủ được mình khi tiếp xúc với công nghệ số, để phát triển các kỹnăng Năng Lực Số trong một thời đại Chuyển đối Số để trở thành một Công dânSố

Quy trình nghiên cứu:

Bước 1: Lên ý tưởng, chuẩn bị nội dung, câu hỏi khảo sát

Bước 2: Khảo sát đối tượng chính là các bạn học sinh cấp THPT trên địa bànthành phố Đà Nẵng

Bước 3: Từ kết quả khảo sát, rút ra các kết luận

Bước 4: Từ khảo sát và nghiên cứu, tiến hành lên ý tưởng tạo dựng một ứngdụng hỗ trợ

Bước 5: Xây dựng cẩm nang dựa trên các nghiên cứu và đề xuất ứng dụng hỗtrợ

Phương pháp nghiên cứu:

-Phương pháp điều tra mẫu

-Phương pháp điều tra bảng hỏi, xử lý số liệu

- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu

- Phương pháp điều tra định tính và định lượng

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá các tài liệu, tư liệu có liên quan

Trang 6

A MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Có thể nói, khả năng sử dụng công nghệ số, hay còn gọi là Năng Lực Số, làyêu cầu cốt lõi của hầu hết mọi ngành nghề và mọi vị trí việc làm Các ngànhCông nghiệp Số trở thành nhân tố then chốt của nền kinh tế, các cơ sở giáodục trở thành những mô hình doanh nghiệp số, trong đó giáo viên, giảng viên,sinh viên và học sinh phải là những người tận dụng được các lợi ích của côngnghệ, đồng thời hỗ trợ cộng đồng và thúc đẩy khả năng đổi mới, sáng tạo củacác thế hệ kế tiếp Nói một cách tổng quát, chúng ta đã và đang chuyển mìnhtrở thành các công dân số, một khái niệm đề cập đến: khả năng truy cập thôngtin số; khả năng giao tiếp trong không gian và môi trường số; kỹ năng muabán, giao dịch hàng hóa, sản phẩm trên mạng; đạo đức, chuẩn mực trong môitrường số; khả năng bảo vệ thể chất, tâm lý trước các tác động từ môi trườngsố; quyền lợi, trách nhiệm trong môi trường số; khả năng định danh và xácthực dữ liệu cá nhân cũng như quyền riêng tư trong môi trường số Sự phổbiến của công nghệ số là điều chúng ta vẫn luôn nhìn thấy, thế nhưng sự thậtrằng, càng tiếp xúc nhiều với thế giới số, chúng ta càng dễ bị điều khiển bởichúng, đặc biệt là các bạn học sinh cấp THPT đang trong độ tuổi nhạy cảm và

dễ thay đổi Điều quan trọng nhất bây giờ là chúng ta phải làm gì để kiểm soát

sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ thế giới số?

Hiểu được những lo lắng từ các bậc phụ huynh, từ phía nhà trường và từ chính bản thân các bạn học sinh đang trong độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi, nhómchúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao Năng Lực Số cho học sinhTHPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh Công nghệ Số” Vớimong muốn mang đến một cẩm nang hướng dẫn và hỗ trợ các bạn trong quátrình tiếp xúc với thế giới số, chúng tôi hy vọng có thể giúp các bạn kiến tạođược cho mình một lớp bảo vệ vững chắc trước sự xâm nhập mạnh mẽ củathế giới số, giúp các bạn hòa nhập hơn với thế giới thực và không bị chi phốibởi các công nghệ thực tế ảo

2 Lịch sử nghiên cứu:

Khả năng làm chủ mình trong số thế giới số đã trở thành một trong nhữngkhả năng cần thiết nhất đối với đời sống hiện nay Đã có các công trìnhnghiên cứu chỉ ra sự đa dạng các năng lực số, lấy một công trình lớn củaUNESCO để thấy rõ được sự đa dạng đó:

Năm 2018, UNESCO đã tiến hành một cuộc khảo sát với 37 quốc gia vàthu về vô số kết quả khác nhau Từ những dữ liệu và số liệu có được, kèmtheo sự tham vấn chuyên sâu từ các cơ quan chuyên môn, UNESCO đã cho rađời khung năng lực số của mình Theo đó khung năng lực số của UNESCOgồm có 6 nhóm năng lực chính Công trình nghiên cứu đã đưa ra kết quả với

Trang 7

những nhóm năng lực có thể nói là cơ bản nhất và dễ hiểu nhất để giúp chúng

ta có thể tiếp thu và phát triển năng lực số của mình

Ở hai công trình nghiên cứu khung năng lực số của Hội đồng Thủ thư Đạihọc Úc (CAUL) và Hội đồng Châu Âu (EC) đều cho ra kết quả nghiên cứuriêng, nhưng có một điểm chung là tất cả đều đề cập đến khả năng tiếp nhận

dữ liệu số hóa và khả năng giải quyết vấn đề, điều này có thể hiểu rằng, việckiểm soát được lượng thông tin tiếp nhận là một trong những khả năng cực kìquan trọng giúp chúng ta làm chủ được mình trong thế giới số

3 Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu về chuyển đổi số, thế giới số trong thời đại 4.0; tìm hiểu thựctrạng sự ảnh hưởng của các công nghệ số đến đời sống tinh thần và học tậpcủa các bạn học sinh cấp THPT Kết hợp với sự hỗ trợ từ chuyên gia côngnghệ, xây dựng một cẩm nang hỗ trợ phù hợp với lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi,với mục đích cao nhất là giúp cho Thành phố Đà Nẵng không xuất hiệnnhững vấn nạn xấu trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

 4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh cấp THPT từ độ tuổi 16-18 tuổi trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. 4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- 800 học sinh làm khảo sát trực tuyến và 150 học sinh làm khảo sát trực tiếp

có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi tại thành phố Đà Nẵng

- Thời gian nghiên cứu: từ 10/2023 đến 11/2023

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Với đề tài yêu cầu sự hiểu biết sâu vềcác vấn đề chuyên môn trong thế giới số, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu từ các

tư liệu, sách báo, hướng dẫn từ các chuyên gia uy tín về vấn đề còn tồn độngtrong thế giới số, về yêu cầu thích nghi đối với người dân và về những điềucần thiết cơ bản nhất của mỗi công dân trong thời đại số hoá hiện nay

-Phương pháp điều tra mẫu: lấy ngẫu nhiên 800 phiếu khảo sát trực tuyến và

150 phiếu khảo sát trực tiếp từ học sinh cấp THPT tại Thành phố Đà Nẵng

- Phương pháp điều tra bảng hỏi, xử lý số liệu: Số liệu từ bảng hỏi điều tra,được thu thập về và được xử lý trên gg trang tính

- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: phỏng vấn chuyên gia về tin học đểtạo dựng ứng dụng hỗ trợ và những kiến thức cần biết khi tạo khung năng lựcsố

- Phương pháp điều tra định tính và định lượng: để phân tích, đánh giá nhữngsuy nghĩ, ẩn bên trong của các bạn

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá các tài liệu, tư liệu có liên quan:

để tìm hiểu về thế giới số và về khung năng lực số

6 Giả thuyết khoa học:

- Phần đông các bạn học sinh cấp THPT tại Đà Nẵng đang có nhu cầu đượchọc hỏi và nâng cao kĩ năng và năng lực làm chủ mình trong thế giới số

Trang 8

- Cải thiện các vấn đề liên quan đến an ninh mạng.

- Mong muốn của các bậc phụ huynh và nhà trường trong việc cải thiệnnhững thông tin tiêu cực từ MXH, đồng thời nâng cao nhận thức của con em

để các bạn đủ năng lực tự bảo vệ cho mình trước các vấn nạn trong thế giớiảo

7 Vấn đề nghiên cứu:

7.1 Tìm hiểu một số lý luận liên quan đến đề tài:

7.2 Tìm hiểu một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

7.3 Tìm hiểu nguyên nhân tạo nên mối nguy hiểm trong thế giới số:

7.4 Đề xuất cẩm nang hỗ trợ kỹ năng và năng lực số:

8 Đóng góp mới của đề tài:

Vấn đề về công nghệ số từ lâu đã trở thành một vấn đề được lưu tâm và chú

ý, tuy nhiên chưa có được những giải pháp phù hợp bởi mỗi độ tuổi đều cómột cách nhìn nhận và ý thức khác nhau, khiến cho các bậc phụ huynh và nhàtrường vô cùng lo lắng trước các vấn đề tiêu cực và sự đa dạng thông tinkhông chọn lọc trên MXH Nhìn thấy được điều đó, nhóm chúng tôi quyếtđịnh thực hiện đề tài này với mong muốn đưa ra một cẩm nang đầy đủ nhữngthông tin và kiến thức cần thiết, đồng thời phù hợp với lứa tuổi từ 16 đến 18tuổi, giúp các bạn dễ tiếp thu, dễ học hỏi và tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa đểnâng cao kĩ năng về năng lực số của mình

B NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2 Khái niệm nhu cầu:

Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn,nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển.[2]

2 Một số khái niệm về kiến thức số và năng lực số:

 2.1 Khái niệm về kiến thức số:

  Kiến thức số (Digital Literacy) là một trong những năng lực mà mỗi cá nhâncần có trong môi trường số Đây được xem là môi trường giao tiếp tích hợptrong đó các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại, máy tính cá nhân và máy tínhbảng, là công cụ giao tiếp và quản lý nội dung cũng như các hoạt động liên quanđến chúng Kiến thức số được định nghĩa là“việc sử dụng công nghệ thông tin

và truyền thông một cách tự tin, có cân nhắc kỹ lưỡng và sáng tạo để đạt được

Trang 9

các mục đích liên quan đến công việc, học tập, giải trí, hoà nhập và/hoặc tham gia vào xã hội”. [3]

 2.2 Khái niệm về năng lực số:

  Năng lực sốlà tổng hợp của năng lực sử dụng máy tính, năng lực công nghệthông tin, năng lực thông tin và năng lực truyền thông – (UNESCO, 2018). 2.3 Khái niệm về công nghệ số:

  Công nghệ số hay còn được gọi là chuyển đổi số, đại diện cho sự thay đổi từ phương thức truyền thống thủ công sang việc áp dụng các công nghệ tiến bộ.Đây là một quá trình tập trung vào sự chuyển đổi và tối ưu hóa, thường dựa trêncác trụ cột như big data, Internet of Things (IoT), và điện toán đám mây.[4]

 2.4 Tính pháp lý về quyền an ninh mạng:

Tháng 9-2018, Mỹ đã công bố Chiến lược An ninh mạng, trong đó xác địnhmối đe dọa về an ninh mạng là mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh quốc gia;tuyên bố sẵn sàng đáp trả bằng các biện pháp quân sự nếu an ninh mạng quốcgia bị đe dọa, tấn công Tháng 12-2018, Australia ban hành Luật An ninh mạng,ngoài việc nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh mạng, Luật này còn cho phép

cơ quan chức năng được truy cập vào các dữ liệu được mã hóa của các nhàmạng Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển Internetnhanh nhất thế giới, không gian mạng ở nước ta cũng xuất hiện nhiều nguy cơ,thách thức lớn tác động đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn trên, Luật An ninh mạng của Việt Nam đã đượcQuốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 5, với tỷ lệ 86.86%, gồm 7chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đốivới hệ thống thông tin an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm

an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định tráchnhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.[5]

II Cơ sở thực tiễn:

1 Thực trạng tác động của công nghệ số đến giới trẻ tại Việt Nam:

Việt Nam là một trong số những nước có tốc độ phát triển nhanh về côngnghệ thông tin, số người sử dụng internet, mạng xã hội lớn và ngày càng tăng.Theo thống kê, đến tháng 1/2020 Việt Nam có số người sử dụng internet lên đến68,17 triệu người (chiếm tỷ lệ 70% số dân); số lượng người dùng mạng xã hội là

65 triệu người (chiếm tỷ lệ 67% số dân) Việt Nam là quốc gia đứng thứ 18 thế giới về tỷ lệ người dân sử dụng internet và là một trong 10 nước có lượng ngườidùng Facebook và YouTube cao nhất thế giới, trong đó thanh, thiếu niên chiếm

tỷ lệ khá lớn Kết quả một số điều tra cũng cho thấy, một bộ phận người trẻ hiệnnay đang bị phụ thuộc vào Internet và mạng xã hội Nhiều ý kiến cho rằng, khảnăng tự kiểm soát của một bộ phận người trẻ trong việc sử dụng Internet vàmạng xã hội còn chưa cao.[6]

Trang 10

 Khung năng lực số tại Việt Nam [7]

2 Nguyên nhân của những hạn chế trong công cuộc tìm hiểu về năng lựcsố:

1.1 Từ xã hội:

Hiện nay, việc sử dụng Internet đã phổ biến hơn bao giờ hết, dưới sự tác độngmạnh mẽ của Internet, dường như các bạn trẻ trở nên lệ thuộc vào nó Điềuchúng ta có thể thấy rõ nhất chính là xu thế xã hội ngày nay sử dụng công nghệ

số rất nhiều, mọi hoạt động trong đời sống đều được đăng tải lên mạng, nhữngvấn đề từ xấu đến tốt trong xã hội đều được phơi bày trên mạng, từ “toxic” sinh

ra chính là chỉ cho điều đó Vô hình chung, những điều đó làm cho các bạn trẻ bị

cô đơn trong chính thế giới thực, bị ảnh hưởng bởi những thông tin xấu lantruyền trên MXH

 2.2 Từ gia đình:

Có một vấn đề không thể phủ nhận rằng một số gia đình hiện nay vẫn chưa có

đủ sự quan tâm dành cho con em của mình, chưa thật sự theo sát và hỗ trợ cácbạn trong việc nhận thức những thông tin tiêu cực mà các bạn tiếp nhận từ MXH Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của các bạn, đặtbiệt là trong thời đại công nghệ phát triển mạnh như hiện nay

 2.3 Từ giáo dục:

Trên thực tế, ngành giáo dục hiện nay đang bước sang giai đoạn mới vớichương trình giảng dạy mới, cho các bạn một phương pháp học hiện đại và hiệuquả hơn Tuy nhiên, có một số các bạn học sinh vẫn chưa nắm được phươngpháp học mới này và không nhận được sự hướng dẫn từ giáo viên, dẫn đến cácbạn lạm dụng MXH để đối phó bài vở Mặt khác, việc ít cho các bạn những buổihọc nâng cao năng lực số cũng là một mặt hạn chế, bởi lẽ các bạn cũng cần trang

bị một lượng kiên thức đủ để có thể chọn lọc và tránh xa các tệ nạn trong khônggian mạng

Trang 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SỐ CỦA HỌC SINH THPT

1 Đánh giá kết quả khảo sát từ phiếu khảo sát online:

1.1 Khảo sát thực trạng sử dụng MXH của học sinh cấp THPT tại Đà Nẵng:Câu 1: Một ngày bạn dành khoảng bao nhiêu giờ đồng hồ để truy cập các nềntảng mạng xã hội?

Nhóm chúng tôi lấy kết quả từ 150 phiếu khảo sát trực tuyến và nhận thấyrằng phần lớn thời gian các bạn giành cho MXH là từ 1 đến 3 giờ đồng hồ trong

1 ngày, chiếm 42,9% Tuy nhiên có đến 12,5% sử dụng MXH trên 5 giờ mộtngày, điều này chứng tỏ rằng, lượng thời gian trung bình các bạn giành choMXH tương đối nhiều và phản ánh thực tế sự ảnh hưởng lớn từ MXH đến vớisinh hoạt bình thường của các bạn học sinh cấp THPT tại Đà Nẵng

Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu thị mức độ sử dụng MXH Câu 2: Trong thời gian truy cập mạng xã hội, bạn thường dùng để làm gì?

Từ số liệu khảo sát cho thấy rằng phần lớn thời gian các bạn sử dụng MXH là

để giải trí(chiếm 83.9%) và trao đổi thông tin (chiếm 78.6%),số liệu khảo sátcủa học tập(chiếm 66.1%)

Câu 3: Trong bối cảnh hiện nay, bạn cảm thấy thế giới có đang bị tác động lớnbởi các nền tảng MXH hay không? Tại sao?

  Ở câu hỏi này, kết quả thu được 100% các bạn trả lời là có, điều đó chứng tỏcác bạn có nhận thức rất rõ về sự ảnh hưởng của công nghệ số đến đời sống củachúng ta Các bạn chỉ ra một số lý do như:Có tại vì có nhiều trò chơi mang tính chất nguy hiểm; tớ nghĩ là có, bởi con người hiện đại ngày nay khá phụ thuộc vào MXH Bản thân có gì vui đăng lên mạng, muốn mua gì cũng lên mạng, tìm kiếm thông tin, vẫn thế Và người người nhà nhà đều đăng những nét riêng của

họ làm MXH ngày càng phong phú, đa dạng nội dung Trong đó còn có những nội dung phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi hay dân tộc mà ko được kiểm

Trang 12

duyệt nghiêm ngặt, khiến cho giới trẻ bắt chước tạo ảnh hưởng tiêu cực sau này; …Và còn rất nhiều lý do khác, nhưng chung quy lại, các bạn đều nhìn ratác động và sự phụ thuộc của chính các bạn đối với MXH Từ kết quả đó, chúng

ta lại thấy một vấn đề nữa, các bạn có thể nhìn ra sự ảnh hưởng của MXH nhưngvẫn chưa đủ năng lực hạn chế sự ảnh hưởng đó

1.2 Khảo sát năng lực thông tin và dữ liệu:

Câu 1 Bạn cảm thấy khả năng chọn lọc dữ liệu, tiếp nhận thông tin của bản thân

ở mức độ nào?

  Kết quả thu về được với câu hỏi này khá tích cực với mức độ “khá ổn”(chiếm 67.9%), vậy chúng ta có thể hiểu rằng, phần lớn các bạn vẫn có sự tự tin về khảnăng chọn lọc thông tin và dữ liệu của mình Theo sau đó là mức độ “tốt”(chiếm 26,8%) và cuối cùng là mức độ “chưa ổn”: (chiếm 5.4%), như vậy có thểnói là trung bình các bạn đều tự trang bị cho mình khả năng chọn lọc dữ liệu thunạp vì kết quả cho thấy, mức độ “chưa được tìm hiểu”(chiếm 0%).

Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu thị khả năng chọn lọc thông tin và dữ liệu

1.3 Khảo sát năng lực giao tiếp và cộng tác:

Câu 1: Bạn hãy đánh giá về mức độ thông dụng và tiện lợi của việc trao đổiqua các ứng dụng Internet từ thang điểm 1 đến 5

Với câu hỏi này, kết quả thu được mức độ đánh giá nhiều nhất là 5 (chiếm 48.2%)  và 4 (chiếm 42.9%), điều này có thể hiểu rằng, sự tiện lợi của cácmảng công nghệ số là không thể phủ nhận và chính các bạn cũng hiểu điều đó.Tuy nhiên, nó càng chứng tỏ một điều rằng, có thể làm chủ được mình trongthế giới số khó hơn rất nhiều, bởi chính sự tiện dụng đó sẽ là “con dao hai lưỡi” nếu không biết sử dụng đúng cách sẽ vô cùng nguy hiểm gây ra nhữnghậu quá khó ngờ cho người lạm dụng nó

Trang 13

Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu thị mức độ thông dụng và tiện lợi của Internet Câu 2 Bạn thấy thế nào về cách ứng xử trên MXH của các bạn trẻ ở Đà Nẵnghiện nay?

Với câu hỏi tự luận này, các bạn đưa ra rất nhiều đáp án, lấy một số đáp ánnhư:Các bạn ứng xử một cách cảm tính, thích gì làm đó, không quá chú tâm, để 

 ý tới những giá trị mang lại hoặc những hậu quả sau những hành động tưởng chừng như là vô thưởng vô phạt ấy; có những người ứng xử trên mạng xã hội rất văn minh nhưng lại có rất nhiều người ứng xử kém văn minh như chửi tục , công kích thậm chí còn nhắn đe dọa qua mạng xã hội; hầu hết là sự vô văn hoá, thiếu văn minh, kém hiểu biết và “múa phím” dựa vào những bài share, bài đăng và str tục tĩu Ngôn ngữ và hành vi sử dụng vô cùng tệ… Từ các phản ánh

đó cho thấy rằng, các bạn trẻ chưa hoàn toàn kiểm soát được hành vi của mìnhtrên MXH, có thể hiểu, những tác động mạnh mẽ mà Internet mang lại thật sự ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của các bạn

1.3 Khảo sát năng lực sáng tạo nội dung số:

Câu 1 Bạn có được học tập và giảng dạy về các kiến thức lập trình trong cáctiết Tin học hay không?

  Với câu hỏi này, phần lớn các bạn trả lời rằng chỉ được thực hành ở mức độ

cơ bản(chiếm 60.7%), như vậy các khả năng tạo dựng và lập trình không hoàntoàn được chú trọng, cũng có thể rằng, đây là một kĩ năng rất khó và đòi hỏi

sự đam mê, nên được tìm hiểu ở mức độ cơ bản đã là một cái khá ổn đối vớitình hình hiện nay và đối với những bạn không theo các ngành lập trình

Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu thị mức độ kiến thức lập trình được học

Trang 14

Câu 2 Bạn cảm thấy như thế nào về sức ảnh hưởng của các nhà sáng tạo nộidung số?(nhà sáng tạo nội dung số vd: Tiktoker, youtuber, )

Với câu hỏi này, kết mà nhóm chúng tôi thu được khá bất ngờ khi phầnđông các bạn cho rằng các nhà sáng tạo nội dung số trở thành một trong những

lí do tác động rất lớn đến nhìn nhận và suy nghĩ của các bạn Lấy một số câutrả lời như:Có thể làm giới trẻ thay đổi suy nghĩ, tích cực hay tiêu cực còn tùy vào những tt được truyền đạt từ những người có sức ảnh hưởng trên mxh; mình cảm thấy họ rất có sức lan tỏa, hành vi của họ rất có sức ảnh hưởng đối với các bạn trẻ; khá rộng rãi; họ tác động khá lớn đối với tư tưởng, suy nghĩ và hành động của giới trẻ hiện nay, một sự tác động mà chính các bạn cũng có thể nhìn

ra được, tuy nhiên tích cực hay tiêu cực vẫn còn tùy vào cách tiếp nhận từ người  xem…

  Một số khác có câu trả lời rất tích cực như:Sức ảnh hưởng thì ko chỉ Việt Nam

mà còn trên thế giới nó có tầm ảnh hưởng quan trọng,ko chỉ giúp vui chơi giải trí mà còn giúp đỡ trong học tập; là những người truyền cảm hứng, hơn hết là nguồn động lực để phấn đấu;…Và tiêu cực như: Một số Tiktoker và Youtuber

có nội dung phản cảm, không phù hợp với giới trẻ hiện nay và làm giớ trẻ dễ  bắt chước theo; là ảnh hưởng rất lớn, rất dễ bị ảnh hưởng bởi content xấu;…1.4 Khảo sát năng lực tự bảo vệ an toàn:

Câu 1: Bạn cảm thấy thế nào về vấn đề an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay?

Ở câu hỏi này, các bạn đã đưa ra một số cảm nhận như sau:tương đối lỏng lẻo, đa số toàn người dân tự nhận thức và phòng hộ; an ninh mạng tại VN hiện nay mặc dù đang dần hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được chú ý đến và xử lí ổn thỏa; những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng Bên cạnh những thuận lợi đã có thì Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đến từ không gian mạng Đặc biệt, trong năm 2021 và đầu năm 2022, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19, mọi hoạt động, tương tác, quan hệ, giao dịch của toàn xã hội chủ yếu thông qua môi trường mạng, kéo theo hoạt động

sử dụng không gian mạng để thực hiện tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật tăng mạnh Nhưng Việt Nam đang đẩy mạnh các biện pháp tối ưu nhằm giảm thiểu tình trạng an ninh trên mạng xã hội;

Câu 2: Bạn đã và đang thực hiện những giải pháp nào để bảo vệ dữ liệu cánhân?

Các bạn đã nêu ra những giải pháp như:không nhấp link lạ, mua phần mềm bảo mật thông tin; cài đặt mật khẩu khó và giới hạn thiết bị truy cập; cài phần mềm diệt virus;

Ngày đăng: 04/12/2024, 05:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w