Có thể thấy, từ định hướng trên, việc đưa ra giải pháp dạy học tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp trong môn Sinh học, hoạt động trải nghiệm hình thành và phát triển năng lực sinh họ
Trang 1THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Giải pháp dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chủ đề sinh trưởng và phát triển ở sinh vật môn sinh học 11 góp phần phát triển năng lực cho học sinh THPT
2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 08/2023
3 Các thông tin cần bảo mật: Không
4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Năm học 2022-2023, năm học đầu tiên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có sự khác biệt cơ bản với chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2006 đó là sự phân hóa định hướng nghề nghiệp rõ ràng Ở chương trình GDPT 2006 học sinh thực hiện học bắt buộc 13 môn học (Toán, Vật lí, Hóa học, sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất và Quốc phòng an ninh) Chương trình GDPT 2018 học sinh học bắt buộc 6 môn học (Toán học, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử, Giáo dục thể chất, Quốc phòng an ninh), 01 hoạt hoạt giáo dục bắt buộc (Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) và nội dung giáo dục Địa phương
Như vậy, chương trình GDPT 2018, khác với môn Sinh học là môn lựa chọn của học sinh trung học phổ thông (THPT) thì trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động bắt
buộc gồm 105 tiết/lớp/năm học Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (TNHN) trong nhà trường rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục khác nhau, gần gũi với cuộc sống thực tế của các em
Hình thức tổ chức hoạt động TNHN phong phú, đa dạng và hấp dẫn, nhờ đó mà hoạt động TNHN góp phần củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành và phát triển năng lực người học, bồi dưỡng tình cảm, xây dựng ý thức độc lập, tinh thần đoàn kết của học sinh Hoạt động TNHN phù hợp với lứa tuổi học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng, phù hợp với yêu cầu của các em như: khám phá, trải nghiệm, vui chơi, giải trí, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao,…từ đó chuyển hóa những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân thành các năng lực thích ứng với cuộc sống cũng như nghề nghiệp tương lai của mỗi cá nhân học sinh Ở cấp THPT, nội dung Hoạt động TNHN tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh bước đầu được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình hướng đi sau tốt nghiệp THPT Hoạt động TNHN cấp THPT giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình
Trang 2thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích Hoạt động TNHN giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử
có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề Hoạt động TNHN hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung Hoạt động TNHN giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập Hoạt động TNHN giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản Nội dung giáo dục hoạt động TNHN cấp THPT bao gồm: Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên, Hoạt động hướng nghiệp Trong đó:
+ Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp: Tìm hiểu ý nghĩa, đặc điểm và yêu cầu của nghề; Tìm hiểu yêu cầu về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp; Tìm hiểu thị trường lao động
+ Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp:
Tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với định hướng nghề nghiệp; Rèn luyện phẩm chất
và năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp
+ Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng
Trang 3nghề nghiệp: Tìm hiểu hệ thống trường cao đẳng, đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác của địa phương, trung ương; Tham vấn ý kiến của thầy cô, người thân và chuyên gia về định hướng nghề nghiệp; Lựa chọn cơ sở đào tạo trong tương lai và lập kế hoạch học tập phù hợp với định hướng nghề nghiệp
Hiện nay các trường THPT đang tổ chức dạy học môn Sinh học và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chương trình giáo dục phổ thông 2018 độc lập theo khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và công văn hướng dẫn của Sở GDĐT Việc
tổ chức dạy học tích hợp hai nội dung gần như chưa có trường THPT nào thực hiện Lí do
cơ bản vì khi thực hiện GDPT 2018 có khó khăn với giáo viên khi tổ chức dạy học phải
chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất, năng lực cho người học, theo đó giáo viên sẽ không còn lối dạy truyền thụ kiến thức một chiều, thầy giảng trò
nghe, thầy đọc trò chép như truyền thống Theo chương trình GDPT 2018, giáo viên chỉ
là người khơi gợi, hướng dẫn để học sinh tự khám phá ra ý nghĩa bài học Giáo viên phải
tổ chức, động viên học sinh hoạt động, trao đổi nhóm, nói lên ý nghĩ của mình
5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Thứ nhất, ngày 27/12/2018, Bộ GD&ĐT đã công bố Chương trình giáo dục phổ
thông mới, gồm Chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng, trong đó Chương trình giáo dục trung học phổ thông chú trọng vào việc hình thành năng lực đặc thù và năng lực chung, trong đó có năng lực bộ môn và năng lực hợp tác giúp học sinh có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp thích ứng với thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn sinh học hình thành, phát triển năng lực sinh học; đồng thời góp phần cùng môn học khác hình thành phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung trong đó có năng lực hợp tác Mặt khác, tổ chức dạy học tích hợp rèn kỹ năng làm việc nhóm để giải quyết vấn đề thực tiễn là cơ sở hình thành năng lực hợp tác Bên cạnh môn Sinh học chương trình giáo dục phổ thông mới còn có hoạt động bắt buộc là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với thời lượng
105 tiết/năm học Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai Hoạt động trải nghiệm và Hoạt
Trang 4động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp với nhiều chủ đề gần với môn sinh học
Có thể thấy, từ định hướng trên, việc đưa ra giải pháp dạy học tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp trong môn Sinh học, hoạt động trải nghiệm hình thành và phát triển năng lực sinh học (năng lực đặc thù), năng lực hợp tác cho học sinh THPT là yếu tố
vô cùng quan trọng bảo đảm sự thành công trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu hình thành, phát triển năng lực cho học sinh
Thứ hai, theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về việc ban hành
Chương trình giáo dục phổ thông, lộ trình thực hiện của Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 và sau 5 năm kể từ năm học 2020-
2021, Chương trình giáo dục phổ thông sẽ được triển khai cuốn chiếu hết cả 3 cấp học với tất cả các khối lớp Thực hiện đúng lộ trình thì từ năm học 2022-2023, học sinh THPT sẽ bắt đầu học Chương trình mới đối với lớp 10, song việc tập huấn thực hiện chương trình mới cho giáo viên THPT mới triển khai được một số môđul (tập huấn trực tuyến qua nền tảng LMS modul 1, 2, 3, 4, 5, 9); tài liệu hướng dẫn về phương pháp, cách
tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm hình thành, phát triển năng lực chưa có; đa số giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về nội dung và yêu cầu cần đạt, về phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục mới; sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng để thực hiện dạy học cập nhật với chương trình mới của giáo viên chưa tốt
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu giải pháp dạy học tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp trong môn Sinh học, hoạt động trải nghiệm hình thành và phát triển năng lực sinh học (năng lực đặc thù), năng lực hợp tác cho học sinh THPT là việc vô cùng cần thiết và cấp bách
Thứ ba: Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn
Trong chương trình sinh học lớp 11, khi dạy học chủ đề sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, thay vì giáo viên dạy học trong không gian chật hẹp của lớp học với những kiến thức khô khan, khó hiểu thì việc dạy học trong một không gian rộng lớn, với những khu nhà màng, nhà lưới san sát hút mắt, với hệ thống tưới phun tự động hiện đại, với những giàn dưa chuột baby, dưa lưới nhật sai trĩu quả, những luống cải bắp tim thẳng tắp, xanh mướt, những chùm nho tím mọng nước, những trang trại chăn nuôi gà, lợn, bò, cá …có ứng dụng công nghệ cao vô cùng khang trang, sạch sẽ, hiện đại…sẽ là một không gian học tập lý tưởng cho chủ đề sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Đối với chương trình GDPT 2018, bên cạnh chương trình môn Sinh học còn có các cụm chuyên đề học tập sinh học nhằm giúp HS tự xác định được các ngành nghề phù hợp để lựa chọn học tiếp sau THPT Trong các cụm chuyên đề học tập môn sinh học lớp
11 thì Chuyên đề 1: Dinh dưỡng khoáng-tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch có nội dung định hướng nghề nghiệp rất gần gũi với chủ đề sinh trưởng và phát triển ở thực
Trang 5vật, có thể nói chuyên đề này là phần bổ trợ, mở rộng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của chủ đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, làm rõ hơn việc con người chủ động điều khiển các yếu tố môi trường để thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển nhằm tăng năng suất cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao Nếu kết hợp chủ đề này với chủ đề sinh trưởng và phát triển ở thực vật đồng thời kết hợp với hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11, chủ đề 8: Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động (Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11- Kết nối tri thức với cuộc sống) thì hiệu quả sẽ được nâng cao hơn Kiến thức khoa học gắn với thực tiễn sinh động sẽ giúp học sinh dễ nắm bắt được quy trình sản xuất, cơ chế tác động của các biện pháp kĩ thuật nhằm chủ động điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở cây trồng đồng thời giúp học sinh hình dung ra những yêu cầu về năng lực và phẩm chất của những nghề có liên quan đến sự vận hành của hợp tác xã Chính vì vậy dạy học tích hợp kiến thức chủ đề sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong chương trình sinh học 11 với Chuyên đề 1 Dinh dưỡng khoáng-tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch- Sách chuyên đề học tập sinh học 11 và Chủ đề 8: Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11 gắn với hoạt động trải nghiệm tại HTX rau sạch Yên Dũng, trang trại gà Thanh Tâm để góp phần hình thành năng lực sinh học, năng lực hợp tác và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân học sinh là điều rất cần thiết
Thứ tư: Xuất phát từ phía giáo viên
Để tìm hiểu thực trạng việc tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên và việc học của học sinh với môn Sinh học và hoạt động trải nghiệm theo hướng hình thành năng lực cho học sinh (HS) THPT, tôi tiến hành điều tra 45 giáo viên dạy môn sinh học, vật lí, hoá học, công nghệ ở 3 trường THPT trên địa bàn huyện Yên Dũng (gồm THPT Yên Dũng số
1, Yên Dũng số 2 và Yên Dũng số 3, mỗi trường 15 giáo viên) năm học 2022-2023 (mẫu phiếu điều tra dành cho giáo viên ở phụ lục II), kết quả thu được như sau (bảng kết quả chi tiết ở phụ lục III):
- Kết quả khảo sát thực trạng tham dự tập huấn của GV về dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho thấy, có 0% số GV được hỏi (45/45 GV) chưa từng tham
dự các khóa tập huấn về dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng cho người học, bởi năm học 2022-2023 năm học đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018 nên hầu hết các thầy (cô) đều đã tham gia tập huấn 5 modul theo Chương trình của Bộ GDĐT Trong số còn lại có, chỉ có khoảng 11,1% tập huấn 2 lần, 8,9% được tham dự 3 lần trở lên (đây hầu hết rơi vào các thầy cô là GV cốt cán của Sở GDĐT), có tới 80,0%
đã được tập huấn 1 lần
- Về mức độ quan tâm đến việc hình thành và phát triển NL cho HS: Trong quá trình dạy học, hầu hết GV (93,3%) có sự quan tâm (trong đó 33,3% rất quan tâm và 60,0% quan tâm), Tuy nhiên vẫn còn có 6,7% GV không quan tâm đến việc này Có đến 97,8% các GV được hỏi cho rằng dạy học theo định hướng năng lực là cần thiết, trong đó có 60,0% cho rằng rất cần thiết, 37,% cho rằng cần thiết chỉ có 2,2% cho rằng không cần
Trang 6thiết, đây là các thầy (cô) chưa sẵn sàng thay đổi nhận thức khi dạy chương trình GDPT
2018
- Ý kiến của GV về việc sử dụng các phương pháp/biện pháp, các công cụ và hình thức tổ chức để hình thành và phát triển năng lực cho HS trong dạy học:
Bảng 1: Mức độ sử dụng các biện pháp, công cụ, hình thức tổ chức trong
dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực
Vấn đề Số không ý kiến Số ý kiến Nội dung Số lượng Tỉ lệ %
*DH: dạy học, GQVĐ: Giải quyết vấn đề
Kết quả cho thấy, các GV bước đầu đã xác định được một số phương pháp, công cụ, hình thức tổ chức trong dạy học theo hướng hình thành và phát triển NL
33,3%
60%
6,7%
Rất quan tâm Quan tâm
37,8%
2,2%
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Hình 1: Mức độ quan tâm đến hình thành
và phát triển năng lực cho HS
Hình 2: Mức độ cần thiết của dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực
Trang 7- Về phương pháp: Phần lớn GV đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực (53,3% với phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, 35,6% dạy học hợp tác), một số GV sử dụng phương pháp dạy học truyền thống (11,1% đàm thoại và 15,6% là thuyết trình) Như vậy,
GV đã phần nào sử dụng các phương pháp dạy học rèn luyện NL người học Còn một số phương pháp khác có tác dụng lớn nhưng vẫn chưa được quan tâm sử dụng như dạy học dự
án (6,6%), dạy học tình huống (15,6%)
- Về công cụ: Đa số các ý kiến cho rằng công cụ được sử dụng là câu hỏi, bài tập; tình huống dạy học chỉ chiếm 13,3% Điều này chứng tỏ GV cũng đã biết sử dụng các công cụ để rèn luyện NL cho người học
- Về hình thức tổ chức dạy học: Đa số GV cho rằng cần sử dụng hình thức hoạt động nhóm (73,3%), theo cặp (28,9%), cá nhân (20,0%), số ít sử dụng hình thức hoạt động cả lớp (8,9%)
- Ý kiến của GV về các NL cần hình thành cho HS:
Hình 3: Mức độ cần hình thành các năng lực cho HS
Do đặc thù bộ môn mà các GV có ý kiến khác nhau 100% giáo viên được hỏi đều xác định được các NL đặc trưng cần hình thành cho HS trong môn học của mình Có hơn 20% số GV được hỏi xác định các năng lực cần phát triển như tư duy logic, hợp tác, giải quyết vấn đề ngôn ngữ, giao tiếp với các năng lực khác tỷ lệ GV xác định hơn chỉ khoảng hơn 10%
- Ý kiến của GV về việc thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng trải nghiệm để tổ
chức dạy học hình thành năng lực cho HS: Có đến 84,4% GV cho rằng thiết kế kế hoạch dạy học là cần thiết, trong đó 26,7% cho rằng rất cần thiết và 57,8% cho rằng cần thiết
Tỷ lệ GV cho rằng không cần thiết để xây dựng kế hoạch dạy học ít, 15,6% Điều này tương ứng với việc trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học hình thành, phát triển năng lực có 82,2% GV thường xuyên thiết kế kế hoạch dể tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm để tổ chức dạy học hình thành năng lực cho HS
Trang 81)
2)
- Những khó khăn trong dạy học theo hướng hình thành và phát triển NL:
Hình 6: Mức độ khó khăn của các vấn đề khi dạy học theo hướng hình thành
26,7%
57,8%
15,6%
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
22%
60%
17,8%
Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên
15.6 2.2
6.7
86.7 77.8 61.5
Trang 9vấn đáp (77,8%), bài kiểm tra nhỏ (73,4%) hoặc bài kiểm tra lớn (cũng như báo cáo, thảo luận (93,3%) Còn việc quan sát, theo dõi ghi nhật kí cũng như đánh giá lẫn nhau chỉ có gần 43,7% số GV hỏi lựa chọn công cụ này khi tổ chức dạy học hình thành và phát triển năng lực cho HS
Kết quả này cũng phản ánh sự chưa đồng bộ trong nhận thức của GV về dạy học định hướng phát triển NL
Những đánh giá của GV về dạy học rèn luyện và phát triển NL cho thấy định hướng dạy học này nhận được sự quan tâm của đa số GV và cần thiết Việc áp dụng vào giảng dạy đã có nhưng còn rất hạn chế Do đó, việc xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể trong đó xác định bộ công cụ dạy học, lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học để rèn luyện NL cho HS là phù hợp với nhu cầu thực tiễn
Thứ năm: Xuất phát từ phía học sinh
Thăm dò ý kiến của 300 HS của 3 trường THPT Yên Dũng số 1, số 2, số 3 (Mỗi trường 100 học sinh lớp 10 và lớp 11 đang lựa chọn học tập môn sinh học và các môn khoa học tự nhiên) về việc dạy học theo hướng hình thành và phát triển NL, chúng tôi thu
được các kết quả sau đây (Mẫu phiếu điều tra phụ lục II; Bảng số liệu chi tiết tại phụ lục III):
Hình 7: Ý kiến HS về mức độ cần thiết của việc rèn luyện NL
Hầu hết HS (99%) cho rằng việc rèn luyện NL cho người học là rất cần thiết (74%)
và cần thiết (25%), chỉ có 1 số lượng nhỏ HS cho rằng không cần thiết Như vậy, cần tiến hành các biện pháp tổ chức dạy học rèn luyện NL cho HS, điều này là phù hợp với nhu
cầu của HS và thực tiễn dạy học
Các em HS đã xác định được sự cần thiết hình thành và phát triển các NL trong quá
Trang 10Hình 8: Đánh giá của HS về các NL cần phát triển và rèn luyện
Sự cần thiết này được đánh giá không đều nhau ở các NL Mức độ các NL là: NL tự học (86,8%); NL tư duy logic (77,05); NL tính toán (67,8%); NL giao tiếp (65,7%) Tương ứng các NL trên cũng được rèn luyện nhiều nhất trong học tập, với NL tự học (76,1%); NL tính toán (70%); NL tư duy logic (61,1%); NL giao tiếp (57,8%) Kết quả cũng cho thấy các NL trên đã được rèn luyện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của HS
Kết quả khảo sát các môn học rèn luyện NL cho HS
Hình 9: Khả năng rèn luyện NL cho HS ở các môn học
Số liệu trên cho thấy các môn học đều đã rèn luyện NL cho HS nhưng với mức độ rất khác nhau Các môn học được cho là có khả năng rèn luyện rất cao như Toán (85,5%), Vật lý (61,2%), Hóa học (61,7%), Tiếng Anh (60%), Ngữ văn (59,4%) Điều này là phù hợp với số liệu tương ứng về các NL được rèn luyện nhiều như NL tư duy logic, NL tính toán, NL giao tiếp Các môn học ít có vai trò rèn luyện NL cho HS như GDCD (2,2%), Tin học (3,0%), Giáo dục quốc phòng (1,6%)
Đa số HS cho rằng hình thức hoạt động nhóm (59%) hay cá nhân (58,9%) đều có
vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển NL cho HS Các hình thức khác như ngoại khóa (25,7%), tham quan (14,1%) góp phần ít hơn
Trang 11Từ những kết quả thu được cho thấy các em học sinh đang rất quan tâm đến các hình thức học tập giúp hình thành và phát triển năng lực của bản thân, đáp ứng yêu cầu của xã hội về một nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ giỏi về năng lực chuyên môn
và còn có những kĩ năng tốt trong giao tiếp và hợp tác
Vì những lý do trên, tôi đã đề xuất “Giải pháp dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chủ đề sinh trưởng và phát triển ở sinh vật môn sinh học 11 góp phần phát triển năng lực cho học sinh THPT”
6 Mục đích của giải pháp, sáng kiến
- Thiết kế được quy trình, công cụ rèn luyện năng lực sinh học, năng lực hợp tác
trong dạy học các chủ đề: “Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Việt Gap”; “Nuôi gà
đẻ trứng ứng dụng công nghệ cao”, thuộc chương Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật chương trình sinh học lớp 11, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy
cô giáo và các nhà trường vận dụng hình thức dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong môn sinh học nói riêng và các môn học khác nói chung một cách
7 Nội dung
7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
Giải pháp dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chủ đề sinh trưởng và phát triển ở sinh vật môn sinh học 11 góp phần phát triển năng lực cho học sinh THPT là giải pháp mới, việc thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng
tiếp cận năng lực nằm trong lộ trình đổi mới giáo dục theo Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT, bắt đầu thực hiện từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10 THPT; bắt đầu từ năm 2023-2024
đối với lớp 11 Những điểm mới trong sáng kiến thể hiện ở nội dung sau:
Nội dung 1: Phân tích mục tiêu chương trình môn sinh học và chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp để xây dựng các chủ đề tích hợp với những nội dung cụ thể, phù hợp với định hướng dạy học phát triển năng lực sinh học và năng lực hợp tác cho người học
Qua nghiên cứu cho thấy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình GDPT mới có mối quan hệ chặt chẽ và đều có định hướng chung hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong đó đặc biệt quan tâm đến khả năng phân tích, đánh giá năng lực bản thân trên cơ sở kiến thức môn học để lựa chọn nghề nghiệp phù
Trang 12hợp, do đó có nhiều chủ đề có thể tổ chức dạy học tích hợp với các chủ đề trong chương trình môn sinh học, cụ thể:
Hoạt động Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11 gồm nhiều chủ đề liên quan đến kiến thức Sinh học 11, có thể tích hợp trong quá trình giảng dạy như:
1 Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường ( Nghiên cứu, khảo sát, nhận xét, đánh giá về thực trạng môi trường tự nhiên, tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường Tuyên truyền biện pháp bảo vệ tài nguyên đến người dân địa phương) có thể được tích hợp giảng dạy trong các chủ đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, sinh trưởng và phát triển ở động vật, trao đổi nước và khoáng ở thực vật…
2 Chủ đề 8: Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động (Tìm hiểu các nhóm nghề cơ bản và đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề; Sưu tầm và giới thiệu tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động; Sự phù hợp về phẩm chất, năng lực của bản thân với yêu cầu của nhà tuyển dụng…); Chủ đề 9: Rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với nhóm nghề lựa chọn (Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với từng nhóm nghề Đề xuất giải pháp học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp); Chủ đề 10: Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn (Trình bày thông tin về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề/nghề lựa chọn Thực hiện tham vấn thầy cô, gia đình, bạn
bè về dự kiến ngành, nghề lựa chọn Tìm hiểu các trường đào tạo nghề liên quan đến việc định hướng nghề nghiệp của bản thân Lập và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn) có thể được tích hợp vào hầu hết các chủ đề của chương trình sinh học lớp 11 như: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật, quang hợp ở thực vật, hô hấp; Sinh trưởng và phát triển, sinh sản ở thực vật, động vật…
Với nội dung sinh trưởng và phát triển ở sinh vật thuộc chương trình sinh học lớp
11 chương trình GDPT2018 tôi đã lựa chọn xây dựng quy trình và tổ chức dạy học tích hợp hoạt động TN, HN trong môn sinh học với 02 chủ đề, cụ thể như sau:
Tích hợp nội dung chủ đề sinh trưởng
và phát triển ở Thực vật với chuyên đề học tập lớp 11 “Dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch” và Chủ đề 8: Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động (Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11- Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Hợp tác xã rau sạch Huyện Yên Dũng, thôn Huyện,
xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng
- HTX rau sạch khác ở các địa phương
Trang 13dụng công
nghệ cao
sinh học 11 với Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường (Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11- Kết nối tri thức với cuộc sống); Chủ đề 8: Các nhóm nghề cơ bản
và yêu cầu của thị trường lao động- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11 gắn với hoạt động trải nghiệm tại trang trại gà , qua đó giúp học sinh hình thành năng lực sinh học, năng lực hợp tác và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân
công nghệ cao của gia đình bà Hán Thị Thanh, thôn
Ao Gạo, xã Cảnh Thuỵ, huyện Yên Dũng
- Các trang trại chăn nuôi gà, lợn, bò…ở địa phương
Nội dung 2 Thiết kế quy trình xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp hoạt động
trải nghiệm hướng nghiệp trong môn sinh học
Trên cơ sở nghiên cứu mô hình học tập trải nghiệm, hướng nghiệp gồm 5 giai
đoạn: 1) Tiếp cận vấn đề; 2) Trải nghiệm thực tế; 3) Trình bày, thảo luận kết quả trải
nghiệm; 4) Kết luận, khái quát hóa kiến thức; 5) Vận dụng kiến thức vào thực tiễn đồng
thời nghiên cứu các quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng
nghiệp của nhiều tác giả, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế tổ chức dạy học tích hợp trải
nghiệm, hướng nghiệp cho HS trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông gồm 4 bước
như sau:
Hình 10 Sơ đồ quy trình dạy học tích hợp
Bước 1: Phân tích mục tiêu, xây dựng nội dung chủ đề và xác định hình thức tổ
Trang 14Dựa trên cơ sở phân tích mục tiêu, nội dung của chương trình môn sinh học và Hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp để xác định những nội dung có liên quan có thể tích hợp,
lồng ghép thành một chủ đề, qua đó lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
tích hợp với môn sinh học đảm bảo phù hợp, hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra
Bước 2: Lập kế hoạch tổ chức dạy học tích hợp TN, HN cho chủ đề
Lựa chọn các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan chuyên môn có liên quan, sau
đó liên hệ với cơ sở, cơ quan đó để phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục tại cơ sở đồng
thời chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, nội dung, phương tiện di chuyển đi lại đảm bảo an
toàn cho học sinh
Bước 3: Thực hiện tổ chức dạy học tích hợp TN, HN theo kế hoạch
Lựa chọn thời gian tổ chức hoạt động dạy học tích hợp TN, HN và tiến hành theo kế
hoạch Đặc biệt giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật trong quá trình tham gia các hoạt
động giáo dục tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa phương
Bước 4: Đánh giá kết quả tổ chức dạy học tích hợp TN, HN và điều chỉnh kế hoạch
Dựa trên việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dạy học tích hợp giáo viên sẽ có
sự điều chỉnh về thời gian, địa điểm, nội dung, cách thức tổ chức cũng như ý thức, thái độ
học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả học tập
Ở bước 2, khi xây dựng kế hoạch bài dạy tích hợp hoạt động trải nghiệm hướng
nghiệp trong môn sinh học, chúng tôi thực hiện theo quy trình sau:
Hình 11 Cách thức xây dựng kế hoạch bài dạy
Bước 1: Xác định mục tiêu của kế hoạch bài dạy
(1) Xác định YCCĐ và nội dung kiến thức của bài học: - Dựa trên kết quả xây
dựng KHDH môn Sinh học của tổ chuyên môn, bản CTGDPT môn Sinh học để xác định
các YCCĐ tương ứng với bài học - Xác định nội dung kiến thức cần tổ chức cho HS tìm
hiểu trong phạm vi của bài học: Để xác định nội dung kiến thức cần tổ chức hoạt động
Trang 15dạy học, GV có thể tham khảo SGK với đơn vị bài học tương ứng hoặc xác định từ
YCCĐ, thực hiện theo hướng dẫn từ ví dụ ở bảng 4.1
(2) Xác định mục tiêu năng lực:
- Xác định biểu hiện của các năng lực thành phần trong năng lực Sinh học theo cách sau: Từ động từ (được gạch chân trong ví dụ dưới đây) đối chiếu với các biểu hiện
của năng lực để nhận diện (xác định) thành tố của năng lực Sinh học
Bước 2 Xác định chuỗi hoạt động học của KHBD và mục tiêu của hoạt động
Chuỗi hoạt động dạy học cần thể hiện được tiến trình tổ chức dạy học gồm:
(1) Mở đầu/xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập
(2) Hình thành kiến thức mới/ giải quyết vấn đề/ thực thi nhiệm vụ đặt ra
(3) Luyện tập
(4) Vận dụng
Bước 3 Xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể
+ Xác định mục tiêu của từng hoạt động và phù hợp phương pháp, kĩ thuật dạy học; phương pháp đánh giá như các phương tiện trực quan, câu hỏi, phiếu học tập, bài
tập…
+ Biên soạn nội dung: “Nội dung” là nội dung của nhiệm vụ mà GV giao cho HS trong bước “Chuyển giao nhiệm vụ” hay nội dung hoạt động học của HS “Nội dung” có thể là câu hỏi, bài tập, xử lí tình huống, thực hiện thí nghiệm, … có tác dụng kích thích
HS huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có để thực hiện các thao tác tư duy và
các hành động học tập cụ thể, từ đó tạo ra “kết quả” thực hiện nhiệm vụ
+ Xác định sản phẩm cần đạt được: “Sản phẩm” chính là câu trả lời tương ứng với
“nội dung” do GV biên soạn “Sản phẩm” chính là căn cứ để GV định hướng cho HS thực hiện nhiệm vụ, định hướng thảo luận và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của
HS Đồng thời, “sản phẩm” cũng chính là vấn đề GV cần kết luận, cần “chốt” kiến thức/
kĩ năng cho HS ghi vào vở sau mỗi hoạt động học tập “Sản phẩm” cần tương thích và
đáp ứng mục tiêu dạy học
+ Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học cụ thể Tiến trình “tổ chức hoạt động” bao gồm: (1) Chuyển giao nhiệm vụ; (2) Thực hiện nhiệm vụ; (3) Báo cáo, thảo
luận; (4) Kết luận, nhận định
Bước 4 Hoàn thiện kế hoạch bài dạy
Sau khi đã biên soạn được KHBD, GV cần tiến hành rà soát lại xem mục tiêu đã bao phủ đầy đủ yêu cầu cần đạt chưa? Phân phối thời lượng cho từng hoạt động và tổng thời lượng đã hợp lý chưa? GV cũng cần xem xét lại sự phù hợp giữa các mục tiêu và chuỗi các hoạt động dạy học, sự phù hợp giữa các PPDH, phương tiện dạy học trong từng hoạt động, sự phù hợp của các phương án đánh giá, sự liên kết giữa các hoạt động trong
kế hoạch dạy học, sự đa dạng của các hoạt động và phương án dự phòng trong những trường hợp cần thiết… Đồng thời, KHBD sau khi thực thi ở một lớp nào đó cũng cần rút
Trang 16kinh nghiệm, chỉnh sửa cho hoàn thiện và phù hợp với điều kiện thực tế của đối tượng
HS lớp khác
Với quy trình trên, chúng tôi đã nghiên cứu, lựa chọn xây dựng được 5 Kế hoạch dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong môn sinh học ở 5 chủ đề của môn sinh học liên quan đến cả 3 khối 10,11,12 nhằm phát triển năng lực sinh học và năng lực
hợp tác cho học sinh (Kế hoạch chi tiết được trình bày trong các chuyên đề phục lục I)
Ví dụ: Chuyên đề 5 “Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap”
Bước 1: Khảo sát tại cơ sở
Bước này nhằm mục đích tìm hiểu các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa phương có liên quan đến những nội dung học tập trong chương trình môn sinh học và định hướng nghề nghiệp trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, sau đó lựa chọn những cơ sở có điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng được việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh,
cụ thể:
Thông tin cơ sở sản xuất kinh doanh
- Tên cơ sở: Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng
- Địa chỉ: Thôn Huyện, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
- Hoạt động của cơ sở: Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap và có ứng dụng công nghệ cao Hợp tác xã hiện trồng rất nhiều loại rau, củ, quả khác nhau để cung cấp cho chuỗi các siêu thị lớn ở Hà Nội và các tỉnh phía bắc, đặc biệt HTX đang áp dụng công nghệ cao để trồng giống dưa lưới Nhật Bản có năng suất cao và chất lượng rất tốt được rất nhiều khách hàng ưa chuộng
- Cơ sở vật chất: Hợp tác xã có cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, có hội trường với sức chứa khoảng 100 người, có đầy đủ hệ thống âm thanh, ánh sáng, màn chiếu, máy chiếu Các hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn khác nhau trong quy trình sản xuất, có đội ngũ các kĩ thuật viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và rất chuyên nghiệp trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động thăm quan học tập của nhiều đơn vị khác nhau, hoàn toàn đáp ứng được các hoạt động tham quan và trải nghiệm của học sinh
Bước 2: Lựa chọn nội dung
Sau khi tìm hiểu chương trình môn sinh học 11, chuyên đề học tập sinh học 11, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11 và dựa vào nguồn lực sẵn có ở địa phương, xác định nội dung của chủ đề là sự tích hợp nội dung:
+ Bài 20: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (thuộc Chương 3 Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật- Sách giáo khoa Sinh học 11-Kết nối tri thức với cuộc sống)
+ Bài 1: Nguyên tắc và các biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng trong nền nông nghiệp sạch (thuộc Chuyên đề 1 Dinh dưỡng khoáng-tăng năng suất cây trồng
và nông nghiệp sạch- Sách chuyên đề học tập sinh học 11- Kết nối tri thức với cuộc sống)
+ Chủ đề 8: Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động (Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11- Kết nối tri thức với cuộc sống)
Trang 17Gồm các nội dung cụ thể sau:
(1) Đặc điểm và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật
(2) Mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
(3) Khái niệm hormone, vai trò của các loại hormone, tương quan hormone thực vật và ứng dụng của hormone trong thực tiễn
(4) Quá trình phát triển ở thực vật có hoa và các nhân tố chi phối quá trình phát triển của thực vật có hoa
(5) Ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển
(6) Thế nào là nông nghiệp sạch? Các nguyên tắc sử dụng dinh dưỡng khoáng để tăng năng suất cây trồng trong nông nghiệp sạch? Một số biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng tạo nền nông nghiệp sạch?
(7) Thế nào là rau an toàn? Những điều kiện để sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap? Điểm khác nhau giữa tiêu chuẩn Vietgap và Globalgap
(9) Xác định những nghề nghiệp có liên quan để vận hành HTX rau sạch Yên Dũng
Bước 3: Lập kế hoạch dạy học
- Xây dựng kế hoạch dạy học
- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học
- Liên hệ với Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng thống nhất kế hoạch cho học sinh đi tham quan, thống nhất các nội dung học sinh sẽ tìm hiểu và trải nghiệm tại HTX
Nội dung 3: Tổ chức dạy học rèn luyện năng lực sinh học và năng lực hợp tác trong dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong môn sinh học
Bản chất phương pháp dạy học hình thành phẩm chất và năng lực là tổ chức hoạt động học dựa trên tìm tòi, nghiên cứu; học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng dựa trên các hoạt động trải nghiệm và tư duy khoa học Tăng cường hướng dẫn học sinh vận
dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua "Dạy học dựa trên
dự án"; ”Dạy học hợp tác”; tổ chức các "Hoạt động trải nghiệm sáng tạo";… có tác
dụng huy động các bậc cha mẹ, các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh toàn diện Các phương pháp dạy học tích cực như vậy đều là dạy học thông qua tổ chức hoạt động học Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học sinh theo một chiến lược hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học bao gồm: Giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học
Ví dụ: Ở chủ đề “Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap” giáo viên đã sử
dụng phương pháp dạy học dựa trên trải nghiệm để hình thành và phát triển năng lực nhận thức sinh học, năng lực vận dụng và năng lực hợp tác cho học sinh, cụ thể:
Trang 18Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở thực vật
a Mục tiêu
- Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật
- Phân tích được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật
b Nội dung
Học sinh tham quan HTX rau sạch, quan sát sự sinh trưởng của cây dưa chuột Baby, dưa lưới và một số loại cây khác trồng trại HTX, tham gia 3 hoạt động trải nghiệm, kết hợp với vốn hiểu biết thực tế của học sinh để hoàn thành phiếu học tập số 2
c Sản phẩm
- Các khay giá thể đã được gieo hạt
- Các bầu xơ dừa xếp ngay ngắn thành luống
- Các túi sản phẩm đã được cân, đóng gói và dán tem mac đầy đủ
- Phiếu học tập số 2
d Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập (tại HTX rau sạch)- 2 phút
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thăm quan HTX
rau sạch và tham gia vào các hoạt động trải
nghiệm như:
+ Gieo hạt vào khay giá thể
+ Đóng bầu giá thể xơ dừa
+ Thu hoạch, sơ chế, đóng gói sản phẩm
- Thời gian tham gia mỗi hoạt động là 15 phút,
nhóm nào làm ra được nhiều sản phẩm đạt yêu cầu
kĩ thuật thì nhóm đó là nhóm chiến thắng
- Sau khi tham gia xong các hoạt động trải
nghiệm, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích rõ
lợi ích của các yêu cầu kĩ thuật mà các em vừa
làm, từ đó rút ra được các nhân tố có ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng của thực vật
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi tổ là một
nhóm, tổ trưởng là nhóm trưởng, các nhóm sẽ tiến
hành thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2
tại hội trường của HTX rau sạch
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ học
tập
* Thực hiện nhiệm vụ học tập (ở tại HTX rau sạch) 45 phút trải nghiệm, 8 phút hoàn thành phiếu học tập
Trang 19- Giáo viên và kĩ thuật viên thường xuyên quan
sát, đôn đốc nhắc nhở để đảm bảo tiến độ và đảm
bảo an toàn trong lao động đồng thời hướng dẫn,
trợ giúp các nhóm thực hiện đúng kĩ thuật
- Giáo viên theo dõi sát xao quá trình thảo luận
của học sinh, giải đáp và trợ giúp những khó khăn
của học sinh
- Hoạt động trải nghiệm: nhóm trường điều hành các thành viên hoạt động tích cực, ăn khớp nhịp nhàng, an toàn, đúng kĩ thuật, đúng thời gian quy định Các cá nhân làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, vui vẻ và đoàn kết
- Hoạt động thảo luận sau trải nghiệm tại hội trường: Từ các yêu cầu kĩ thuật đã thực hiện trong buổi trải nghiệm, học sinh suy nghĩ, giải thích lợi ích của các yêu cầu kĩ thuật
đó, từ đó rút ra được những nhân tố nào có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật
- Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trình bày ý kiến cá nhân, sau đó thảo luận và thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập số 2
*Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ (tại HTX 8 phút )
- Giáo viên gọi đại diện một nhóm lên trình bày
kết quả thảo luận của nhóm
- Phiếu học tập của các nhóm được chiếu lên tivi
để học sinh trình bày, các học sinh khác theo dõi,
so sánh
- Giáo viên đặt thêm những câu hỏi khác để thảo
luận
+ Giải thích cơ sở sinh học của câu nói “ Thiến
đào, đảo quất, nhấc dây lang”
+ Giải thích cơ sở sinh học của biện pháp bấm
ngọn ở một số loài cây (đậu, đỗ, thuốc lá, bí
ngô…)
- Học sinh đại diện cho nhóm trình bày kết quả học tập, thảo luận của nhóm
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung
- Các nhóm trả lời thắc mắc của các nhóm khác và thảo luận các vấn đề
do giáo viên đặt ra
*Đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập (tại HTX rau sạch thời gian 2 phút)
- Đánh giá hoạt động trải nghiệm tại HTX do
KTV đánh giá ( bảng tiêu chí đánh giá)
- Đánh giá hoạt động tìm hiểu kiến thức:
+ Giáo viên chỉnh sửa, chính xác hóa phiếu học
- Học sinh lắng nghe và tự chỉnh sửa, chuẩn hóa kiến thức
- Các nhóm tự đánh giá, đánh giá chéo dựa vào phiếu đánh giá
Trang 20Trước khi gieo, hạt được xử
lý ngâm trong nước với thời
gian thích hợp
Gieo hạt trên khay, mỗi hạt
đặt vào 1 ô trên khay
Các khay sau khi gieo hạt
được đặt vào vườn ươm có
mái che
Giá thể trồng cây là xơ dừa
hoặc đất trồng phải được xử
lí theo đúng quy trình
Các bầu cây dưa lưới sau khi
trồng được xếp vào trong nhà
kính
Tưới nước nhỏ giọt tự động
Nền nhà kính được bê tông
hóa hoặc được phủ kín nilong
Hệ thống quạt gió trong nhà
kính
Câu 2: Vậy những nhân tố nào có ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật? Các
Trang 21nhân tố đó có thể được chia vào mấy nhóm? Đó là nhóm nào? Nêu rõ ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật?
………
* Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở TV
Nội dung 4: Thiết kế công cụ rèn năng lực sinh học và năng lực hợp tác
Chúng tôi thiết kế công cụ rèn năng lực sinh học (năng lực nhận thức sinh học) và năng lực hợp tác thông qua việc rèn các kỹ năng phân tích, tổng hợp; kỹ năng so sánh và
kỹ năng khái quát hóa; kĩ năng thảo luận, diễn đạt, trình bày vấn đề… bằng câu hỏi, bài tập, phiếu học tập cá nhân, phiếu thảo luận nhóm… gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Tùy vào mục tiêu dạy học mà CH, BT được thiết kế để dạy tài liệu mới, để củng cố, hoàn thiện kiến thức hay để nâng cao kiến thức, kiểm tra khả năng vận dụng sáng tạo của
HS
Bước 2: Phân tích nội dung kiến thức
Khi thiết kế, phải xem xét nguồn kiến thức cần truyền tải vào bài toán, tách nhỏ các kiến thức trong bài toán thành các đơn vị cơ bản và liệt kê những cái cần hỏi như: khái niệm, cơ chế hay quy luật Sau đó sắp xếp theo một trình tự phù hợp với trình tự các hoạt động học tập
Bước 3: Xây dựng nhiệm vụ nhận thức
Mỗi đơn vị kiến thức có chức năng khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau Do vậy, dựa vào việc tách nhỏ các kiến thức, từ đó xây dựng các câu hỏi cho phù hợp
Trang 22Bước 4: Thử xác định những nội dung cần trả lời hay đáp số của bài toán
Bước 5: Hoàn thiện CH, BT
Sau khi xây dựng được các nhiệm vụ nhận thức, lúc này GV cần sắp xếp các nhiệm
vụ theo một trật tự xác định Trật tự đó thể hiện được tính kế thừa, logic của nội dung
CH, BT Nội dung toàn bộ của nó thể hiện được như một quy trình có tính chất định hướng mà người học phải tự tìm ra, dựa trên sự hướng dẫn, chỉ đạo của GV
Ví dụ 1: Ở chủ đề ”Nuôi gà đẻ trứng úng dụng công nghệ cao” giáo viên rèn luyện năng lực sinh học và năng lực hợp tác cho học sinh bằng các công cụ sau:
* Bộ câu hỏi định hướng: Giúp học sinh tự tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề
bằng cách tự nghiên cứu tài liệu (SGK, google, …) đồng thời huy động kiến thức thực tế
để trả lời các câu hỏi
PHIẾU ĐIỀU TRA Tìm hiểu trang trại nuôi gà theo hướng trứng ứng dụng công nghệ cao
Họ và tên các thành viên trong nhóm:………
………
1 Tên cơ sở sản xuất: Trang trại gà gia đình bà Hán Thị Thanh
2 Địa chỉ: Thôn Ao Gạo, Xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
3 Thời gian thành lập:
………
4 Quy mô sản xuất:
- Tổng diện tích trang trại:………
- Số lượng đàn gà hiện tại:………
………
- Giống gà sử dụng để nuôi:………
- Nguồn cung cấp giống gà:
………
- Cám cho gà sử dụng thương hiệu nào? Tại sao?:………
- Sau bao nhiêu thời gian nuôi thì gà cho trứng:………
- Trung bình mỗi gà mẹ sẽ cho bao nhiêu trứng thì loại thải:………
Trang 23Câu 1: Phân biệt phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái, biến thái
hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn bằng cách hoàn thiện bảng sau:
Đặc điểm Phát triển qua biến thái Phát triển không
qua biến thái
Biến thái hoàn toàn
Biến thái không hoàn toàn
Kích thước con non so với
con trưởng thành
Cấu tạo và hình dạng con
non so với con trưởng
thành
Trang 24Sinh lí con non so với con
5.1 Quy trình đánh giá năng lực gồm những bước sau:
Bước 1: Phân tích mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá
Các mục tiêu về phẩm chất; năng lực chung; năng lực đặc thù
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá
- Xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất, năng lực
- Phương pháp, công cụ để thu thập thông tin, bằng chứng về phẩm chất, năng lực…
- Xác định cách xử lí thông tin, bằng chứng thu thập
Bước 3: Lựa chọn, thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá
Câu hỏi, bài tập, bảng kiểm, rubric, phiếu hỏi, hồ sơ học tập…
Bước 4: Thực hiện kiểm tra, đánh giá
Thực hiện theo các yêu cầu, kỹ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế nhằm đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình đánh giá:
GV đánh giá, HS tự đánh giá, các lực lượng khác tham gia đánh giá
Bước 5: Xử lý, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá
- Phương pháp định tính/ định lượng
- Sử dụng các phần mềm xử lý thống kê…
Bước 6: Giải thích và phản hồi kết quả đánh giá
- Giải thích kết quả, đưa ra những nhận định về sự phát triển của người học về phẩm chất, năng lực so với mục tiêu và yêu cầu cần đạt
- Lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: sử dụng điểm số, nhận
định/nhận xét, mô tả phẩm chất, năng lực đạt được
Bước 7: Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất, năng lực HS; xử lí, phân tích dữ liệu thu thập, đảm bảo chất lượng đánh giá
Trên cơ sở kết quả thu được, sử dụng để điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS; thúc đẩy HS tiến bộ
Trang 255.2 Thiết kế các công cụ đánh giá phù hợp với các hoạt động học tập và yêu cầu cần đạt của chủ đề
Các công cụ đánh giá có thể là: Câu hỏi (câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan); bài tập; đề kiểm tra; sản phẩm học tập (dự án học tập, nghiên cứu khoa học, sản phẩm thực hành, thí nghiệm hay chế tạo); hồ sơ học tập; bảng kiểm; thang đo; rubrics (phiếu đánh giá theo tiêu chí)
Ví dụ 1: Bảng kiểm
Sử dụng Bảng kiểm để đánh giá năng lực giao tiếp hợp tác thông qua hoạt động nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập ở chủ đề “Sản xuất rau an toàn theo tiêu
chuẩn VietGap”
1 Nhận nhiệm vụ Mọi thành viên trong nhóm sẵn sàng nhận
nhiệm vụ
2 Tham gia xây dựng
phương án thảo luận
và lập kế hoạch nhóm
Mọi thành viên đều bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng phương án thảo luận và kế hoạch hoạt động của nhóm
Mọi thành viên biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của nhau
5 Kết quả làm việc Có kết quả làm việc và có đủ sản phẩm
theo yêu cầu của giáo viên
6 Trách nhiệm với
kết quả làm việc chung
Mọi thành viên có ý thức trách nhiệm về kết quả chung của nhóm
Ví dụ 2: Thang đo để đánh giá mức độ đạt được của năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm
Kỹ năng Các tiêu chí Điểm tối
đa
Tự đánh giá
Đánh giá đồng đẳng Bạn A Bạn B
1 Nhận
nhiệm vụ
Chủ động xung phong nhận nhiệm vụ
1.0
Trang 26Không xung phong nhưng vui vẻ nhận nhiệm vụ
1.0
Tham gia ý kiến xây dựng
kế hoạch hoạt động nhóm nhưng đôi lúc chưa chủ động
0.75
Ít tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động nhóm
0.5
Không tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động nhóm
0.0
Biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm
1.0
Đôi lúc chưa biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm
0.75
Chưa biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm
0.5
Không lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm
2.0
Trang 271.0
Cố gắng hoàn thành nhiệm
vụ của bản thân, nhưng chưa hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm
0.5
Không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và không hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm
1.0
Nhiều khi chưa tôn trọng quyết định chung của cả nhóm
2.0
Có sản phẩm tốt theo yêu cầu đề ra nhưng chưa đảm bảo đúng thời gian
1.0
Có sản phẩm tương đối tốt theo yêu cầu đề ra và chưa đảm bảo thời gian
0.5
Sản phẩm không đạt yêu cầu
0.75
Trang 28Chưa sẵn sàng chịu trách nhiệm về sản phẩm chung
- Năng lực hợp tác của học sinh được chia thành 4 mức sau:
+ Mức tốt: Điểm trung bình của 6 tiêu chí đạt ≥ 8 và tất cả các tiêu chí đạt 70% + Mức Khá: Điểm trung bình của 6 tiêu chí từ 7 – 8 và tất cả các tiêu chí đạt 50% + Mức đạt: Điểm trung bình của 6 tiêu chí từ 5 -7 và tất cả các tiêu chí đạt 50% + Mức chưa đạt (không có năng lực hợp tác): Điểm trung bình của 6 tiêu chí ≤ 5
- GV có thể sử dụng phương pháp đánh giá năng lực hợp tác của HS thông qua quan sát, phỏng vấn GV sử dụng các công cụ đánh giá như: bài tập dự án, phiếu quan sát từng hoạt động, từng hành vi của HS trong quá trình học tập
Ví dụ 3: Rubric (phiếu đánh giá theo tiêu chí) đánh giá hoạt động trải nghiệm
ở chủ đề Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap
đạtđược
1 Gieo hạt Đảm bảo 100%
các thành viên trong nhóm thao tác đúng kĩ thuật
Số thành viên thực hiện thao tác đúng kĩ thuật đạt từ 70% đến dưới 100%
Số thành viên thực hiện thao tác đúng kĩ thuật đạt dưới 70%
2 Đóng bầu giá
thể
Mỗi thành viên đóng được từ 2 bầu, đạt tiêu chuẩn kĩ thuật trở lên
Mỗi thành viên đóng được 1 bầu, đạt tiêu chuẩn kĩ thuật
Mỗi thành viên đóng được 1 bầu, chưa đạt 100% tiêu chuẩn kĩ thuật
3 Thu hoạch - Thu hái đảm
bảo thao tác đúng kĩ thuật 100%
- Thu được số lượng nông sản lớn nhất
- Thu hái đảm bảo thao tác đúng kĩ thuật 100%
- Thu được số lượng nông sản thấp hơn
- Thu hái chưa đảm bảo thao tác đúng kĩ thuật, làm dập nát, tổn thương cây…
Trang 2910 điểm 7 điểm 4 điểm
4 Sơ chế và
đóng gói sản
phẩm
Sơ chế, đóng gói, dán tem mác được số lượng nông sản lớn nhất, đảm bảo đúng kĩ thuật 100%
Sơ chế, đóng gói, dán tem mác được số lượng nông sản thấp hơn, đảm bảo đúng kĩ thuật 100%
Sơ chế, đóng gói, dán tem mác còn chưa đảm bảo đúng
kĩ thuật, gây dập nát, hư hỏng nhiều
Tổng điểm
Ví dụ 4: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan đánh giá năng lực nhận thức sinh học
ở chủ đề Nuôi gà đẻ trứng ứng dụng công nghệ cao
Câu 1: Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn
A Phôi B Phôi và hậu phôi C Hậu phôi D Phôi thai và sau khi sinh
Câu 2: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:
A Nhân tố di truyền B Hoocmôn C Thức ăn D Nhiệt độ và ánh sáng
Câu 3 Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là:
A Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành
B Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành
C Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành
D Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành
Câu 4: Những động vật sinh trưởng và phát triển thông qua biến thái không hoàn toàn là:
A Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua B Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi
C Châu chấu, ếch, muỗi D Cá chép, gà, thỏ, khỉ
Câu 5: Ơstrôgen được sinh ra ở:
A Tuyến giáp B Buồng trứng C Tuyến yên D Tinh hoàn
Câu 6 Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:
A Tinh hoàn B Tuyến giáp C Tuyến yên D Buồng trứng
Câu 7: Tirôxin được sản sinh ra ở:
A Tuyến giáp B Tuyến yên C Tinh hoàn D Buồng trứng
Câu 8: Tirôxin có tác dụng:
Trang 30A Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
B Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
C Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
D Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
Câu 9 Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non
có :
A đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành
B đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý
C đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành
D đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành
Câu 10: Testostêrôn có vai trò:
A Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
B.Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
C Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
D Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
Câu 11: Vì sao đối với động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng?
A Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm
B Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét
C Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng
D Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng
Câu 12: Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:
A Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng
B Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét
C Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng
D Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm
Câu 13: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
A Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na
để hình thành xương
B Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca
để hình thành xương
Trang 31C Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương
D Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá để hình thành xương
Câu 14: Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?
A Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường
B Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan
C Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ
D Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể
Câu 15: Các hormone môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống là:
A.Hooc môn tirôxin, ơtrôgen, testostêron, ecđisơn
B.Hooc môn sinh trưởng, tirôxin, ơtrôgen, testostêron
C.Hooc môn tirôxin, ơtrôgen, testostêron, juvenin
D.Hooc môn sinh trưởng, tirôxin, ơtrôgen, juvenin
Câu 16: Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người là:
A Cải tạo giống, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, cải thiện chất lượng dân số
B Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số
C Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, kế hoạch hóa gia đình
D Chống ô nhiễm môi trường, thay đổi thức ăn, cải thiện chất lượng dân số
Câu 17: Khi nói về vai trò của iot đối với cơ thể con người, có bao nhiêu phát biểu trong
số các phát biểu dưới đây là đúng?
1 Thiếu iot sẽ gây ra bệnh bướu cổ
2 Thiếu iot thì khả năng chịu lạnh của cơ thể giảm
3 Thiếu iot làm số lượng nang tuyến giáp tăng lên
4 Iot là chất hoạt hóa enzim tổng hợp hoocmon tiroxin
5 Thiếu iot làm trẻ em có trí tuệ kém phát triển
Câu 18: Trong chăn nuôi, năng suất tối đa của vật nuôi phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào
sau đây?
A Khẩu phần thức ăn B Khí hậu
C Đặc điểm di truyền của giống D Chế độ phòng dịch
Câu 19: Khi đến mùa rét, sự sinh trưởng và phát triển của động vật hằng nhiệt bị ảnh
hưởng vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa
A và sinh sản giảm
B trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét
C trong cơ thể giảm dẫn tới hạn chế tiêu thụ năng lượng
Trang 32D trong cơ thể giảm, sinh sản giảm
Câu 20: Cho các thông tin sau:
1 Các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của sâu bướm
2 Hợp tự phân chia nhiều lần để tạo phôi
3 Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác trở thành con trưởng thành
4 Ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành
5 Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác là rất nh
6 Các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của ấu trùng
Thông tin đúng về biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn là
A biến thái hoàn toàn: (1), (3), (4) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (2), (5), (6)
B biến thái hoàn toàn: (1), (2), (4) ; Biến thái không hoàn toàn: (2), (3), (5), (6)
C biến thái hoàn toàn: (1), (5), (6) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (2), (3), (5)
D biến thái hoàn toàn: (2), (4), (5) ; Biến thái không hoàn toàn: (1), (3), (4), (6)
7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
Sáng kiến đã được áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 11 trong môn Sinh
học năm 2023-2024 tại trường THPT Yên Dũng số 3, kết quả khảo sát cho thấy sáng kiến đã giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả năng lực nhận thức sinh học và năng lực hợp tác của học sinh trong chủ đề sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Chính vì vậy, tôi
đã tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi thêm nhiều chủ đề có thể dạy tích hợp hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp để nhân rộng hình thức này tại trường THPT Yên Dũng số 3, đồng thời chia sẻ với đồng nghiệp ở các đơn vị khác
Sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả trong năm học 2023-2024 ở một số đơn vị tổ chức trong tỉnh như:
1 Tên tổ chức: Trường THPT Yên Dũng số 1
- Địa chỉ: Xã Nham Sơn - Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang
Trang 33- Địa chỉ: TT Tân An - Huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang
- Điện thoại: 0204 3871506
- Email: thptyendung2@bacgiang.edu.vn
- Họ và tên người đứng đầu tổ chức: Nguyễn Tiến Quang
(Kèm văn bản xác nhận ứng dụng sáng kiến – Phụ lục V)
3 Tên tổ chức: Trường THPT Lục Nam
- Địa chỉ: 893W+FJH, Xã Tiên Hưng - Huyện Lục Nam- Tỉnh Bắc Giang
- Tên tổ chức: Trường THPT Tân Yên số 1
- Địa chỉ: Số 36 phố Ngô Xá – TT Cao Thượng –Tân Yên – Bắc Giang
- Điện thoại: 0204 3878 252
- Email: thpttanyen1@bacgiang.edu.vn
- Họ và tên người đứng đầu tổ chức: Phạm Hùng Cường
7.3 Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến
7.3.1 Hiệu quả về kinh tế-xã hội
* Lợi ích về mặt kinh tế
Sáng kiến “Giải pháp dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong môn sinh học 11 chủ đề Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật theo chương trình giáo dục phổ thông mới góp phần phát triển năng lực cho học sinh THPT” là nguồn tài liệu vô
cùng quý giá đối với các nhà trường và các thầy cô giáo, không chỉ đối với môn sinh học
mà còn có thể áp dụng cho tất cả các môn học khác đều có thể nghiên cứu tích hợp hoạt động trải nghiệm vào giảng dạy một số nội dung phù hợp với bộ môn mình phụ trách nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT 2018 Hiệu quả kinh tế sáng kiến mang lại được mô tả như sau:
Tiêu chí
tiết kiệm
Chưa có giải pháp Có giải pháp Kính phí tiết kiệm
Thời gian
Giáo viên mất thời gian nghiên cứu lí thuyết mới được tập huấn, nghiên cứu thông
tư và công văn để xây dựng kế hoạch bài dạy đáp ứng
Giáo viên có sẵn
tư liệu tham khảo
để không mất thời gian nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và quy trình dạy học tích hợp trải nghiệm vào
- Không tính được, phụ thuộc vào năng lực của giáo viên Với chúng tôi để hoàn thành giải pháp cần 02 tháng để tìm kiếm tư liệu, xây dựng đề cương, thiết kế quy trình xây dựng Kế hoạch dạy học; cần
02 tháng tổ chức dạy học và đánh giá hiệu quả của sáng kiến
Trang 34Tiêu chí
tiết kiệm
Chưa có giải pháp Có giải pháp Kính phí tiết kiệm
yêu cầu dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm vào môn học
môn học (khoảng 120 ngày, tính trung bình
30 ngày/tháng)
- Nếu tính thu nhập trung bình 350.000đ/ngày/người, kinh phí
tiết kiệm là: 350.000đ x 120 ngày x 1 người = 42.000.000 đồng
Mua tài
liệu
Giáo viên khó khăn trong việc tìm tài liệu tham khảo để thiết kế được Kế hoạch dạy học, xây dựng tiến trình cách thức tổ chức dạy học
Giáo viên có tài liệu tham khảo với Kế hoạch dạy học được thiết kế chi tiết theo định hướng đổi mới chương trình môn học, dạy học tích hợp để phát triển năng lực người học
Không tính được bởi hiện nay tài liệu bản giấy thiết kế Kế hoạch dạy học theo định hướng đổi mới chương trình môn học chưa có nhưng trên mạng xã hội đăng tin bán Kế hoạch dạy học thiết kế theo định hướng đổi mới chương trình môn học với những hình thức dạy học khác nhau có giá phụ thuộc vào số lượng trang và chất lượng tài liệu Với tài liệu khoảng 100 trang và bán khoảng
từ 20.000đ Chỉ tính riêng số lượng giáo viên dạỵ môn sinh học cấp THPT tỉnh Bắc Giang là
160, chỉ tính 50% GV cần tài liệu khi đó kinh phí tiết kiệm mua tài
liệu từ: 80 x 20.000 = 1.600.000 đồng
Tổng kinh phí tiết kiệm tính theo mức ít nhất: 43.600.000 đồng
Trang 35- Đối tượng thực nghiệm: Chọn 02 lớp có sĩ số và năng lực tương đương nhau và đều có lựa chọn học môn sinh học
+ Đối tượng TN: học sinh lớp 11A4 có 40 học sinh (tổ chức dạy học theo Kế hoạch thiết kế có sự tích hợp nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp)
+ Đối tượng ĐC: học sinh lớp 11A2 có 40 học sinh (tổ chức dạy học theo Kế hoạch thiết kế không có sự tích hợp nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp)
- Thời gian thực nghiệm: Tháng 8/2023
- Năng lực nhận thức sinh học của 2 lớp 11A2, 11A4 được thể hiện ở kết quả trung bình môn sinh học trong năm học 2022-2023 (lớp 10A2, 10A4) cụ thể được thể hiện ở bảng (bảng 2) dưới đây:
Bảng 2: Thống kê điểm trung bình môn sinh học lớp 10A2, 10A4 năm học 2022-2023
Hình 12 Biểu đồ phân phối năng lực sinh học lớp 10A2, 10A4
Qua bảng 2 và biểu đồ hình 12 cho thấy: lớp 10A2 có tỉ lệ học sinh đạt mức tốt cao gấp 6 lần so với lớp 10A4, mức chưa đạt thi tương đương nhau, mức khá lớp 10A4 cao hơn 5.85%, mức đạt lớp 10A4 cao hơn khoảng 7% nhưng điểm trung bình chung thì tương đương nhau, chênh 0,2 điểm nghiêng về lớp 10A2
- Nội dung dạy thực nghiệm cụ thể như sau:
10A2 10A4
Trang 36Thời lượng 08 tiết 04 tiết
Nội dung Nội dung của chủ đề là sự tích hợp
nội dung:
+ Bài 20: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (thuộc Chương 3 Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật- Sách giáo khoa Sinh học 11-Kết nối tri thức với cuộc sống)
+ Bài 1: Nguyên tắc và các biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng trong nền nông nghiệp sạch (thuộc Chuyên đề 1 Dinh dưỡng khoáng-tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch- Sách chuyên đề học tập sinh học 11- Kết nối tri thức với cuộc sống)
+ Chủ đề 8: Các nhóm nghề cơ bản
và yêu cầu của thị trường lao động (Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11- Kết nối tri thức với cuộc sống)
Nội dung của chủ đề:
Bài 20: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (thuộc Chương 3 Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật- Sách giáo khoa Sinh học 11-Kết nối tri thức với cuộc sống)
Địa điểm dạy
học
- 04 tiết tại HTX rau sạch Yên Dũng
- 04 tiết tại trường THPT Yên Dũng số 3
Tại trường THPT Yên Dũng số 3
Nội dung trải
nghiệm
- Trao đổi với chuyên gia về hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX rau sạch Yên Dũng
- Tổ chức 04 hoạt động trải nghiệm thực tế theo quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch cây dưa Kim Hoàng Hậu:
Gieo hạt, làm bầu giá thể xơ dừa, trồng cây con, thu hoạch
- Các hoạt động thăm quan HTX, sự vận hành của HTX, những nghề nghiêp có liên quan đến HTX, xác định mức độ phù hợp của bản thân với những nghề đó
Tổ chức các hoạt động theo tiến trình bình thường trên lớp, không
có nội dung trải nghiệm
Để đánh giá hiệu quả trong việc hình thành năng lực nhận thức sinh học chúng tôi
vẫn sử dụng phương pháp TN, công cụ đánh giá là bài kiểm tra với tỉ lệ mức độ nhận
Trang 37thức trong mỗi kiểm tra như nhau (40% nhận biết: 30% thông hiểu: 20% vận dụng: 10% vận dụng cao), cụ thể được trình bày ở Phụ lục IV trong kế hoạch dạy học Bài kiểm tra được đánh giá ở cả hai lớp 11A2 (ĐC) và 11A4 (TN) sau khi dạy xong chủ đề “Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap”
Đánh giá hiệu quả qua việc phân tích kết quả bài kiểm tra ở lớp TN và lớp ĐC trong hoạt động 4 của chủ đề , thể hiện trong bảng 3 và biểu đồ hình 13:
Bảng 3: Thống kê điểm kiểm tra của các lớp trong khi học chủ đề “Sản xuất rau an toàn
theo tiêu chuẩn VietGap” qua phiếu đánh giá năng lực ở hoạt động 4
Hình 13 Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra trong hoạt động 4 chủ đề “Sản
xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap”
Đánh giá hiệu quả qua việc phân tích kết quả bài kiểm tra ở lớp TN và lớp ĐC, thể hiện trong bảng 4, biểu đồ hình 14:
Bảng 4: Thống kê điểm kiểm tra của các lớp sau khi học xong chủ đề “Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap”
Trang 38Hình 14 Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra cuối chủ đề “Sản xuất rau an
toàn theo tiêu chuẩn Vietgap”
Từ số liệu bảng 4, biểu đồ hình 14 cho thấy, kết quả kiểm tra của lớp TN thu được điểm khá, giỏi chiếm tỉ lệ cao Trong đó tỉ lệ HS đạt điểm giỏi cao vượt trội
Để đánh giá hiệu quả áp dụng giải pháp khi thực hiện chủ đề, chúng tôi tiến hành
so sánh kết quả 2 bài kiểm tra cuối học kì II (trước khi thực hiện giải pháp) với bài kiểm tra sau khi học xong chủ đề “Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap” (sau khi thực hiện giải pháp) Kết quả được thể hiện trong bảng 5
Bảng 5: Thống kê điểm kiểm tra cuối kì II của lớp 10A4 trước khi thực nghiệm và điểm kiểm tra sau khi học xong chủ đề “Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap”
Hình 15 Biểu đồ so sánh phân phối tần suất điểm kiểm tra cuối chủ đề với thời
điểm trước khi áp dụng giải pháp
Trang 39Bảng 5 và biểu đồ hình 15 cho thấy, sau khi áp dụng giải pháp vào giảng dạy đã góp phần nâng cao tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi từ 12% lên 45% và giảm tỉ lệ học sinh có điểm dưới 5 từ 10% xuống còn 0% Các đề kiểm tra có cùng cấu trúc đề, cùng mức độ nhận thức theo yêu cầu ra đề kiểm tra, tuy nhiên phạm vi, khối lượng đơn vị kiến thức trong đề kiểm tra cuối học kì II sẽ nhiều hơn so với đề kiểm tra sau khi học chủ đề 5 nên việc chênh lệch trên thực tế có thể sẽ thấp hơn nhưng đây cũng là một trong những minh chứng quan trọng cho thấy việc áp dụng triển khai dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong môn sinh học lớp 11 chủ đề sinh trưởng và phát triển ở thực vật gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương trong quá trình giảng dạy đã hình thành năng lực bộ môn đặc thù (năng lực sinh học) tốt hơn
Từ hiệu quả của giải pháp khi áp dụng ở chủ đề “Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap” thuộc nội dung sinh trưởng và phát triển ở thực vật, tôi tiếp tục áp dụng giải pháp này ở chủ đề “Nuôi gà để trứng ứng dụng công nghệ cao” thuộc nội dung sinh trưởng và phát triển ở động vật và chủ đề vẫn được tôi áp dụng ở lớp 11A4 Trường THPT Yên Dũng số 3 vào tháng 3 năm 2024 Để tiếp tục khẳng định hiệu quả của giải pháp khi áp dụng ở chủ đề này, tôi đã tiến hành cho học sinh hai lớp 11A4 (TN) và lớp 11A2 (ĐC) làm bài kiểm tra ngay sau khi kết thúc chủ đề bằng hình thức kiểm tra giấy với 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với tỉ lệ nhận thức: 40% NB, 30%TH, 20%VD,
10%VDC (Chi tiết ma trận, đề kiểm tra ở phụ lục I) Kết quả thu được như sau:
Bảng 6: Thống kê điểm kiểm tra của các lớp sau khi học xong chủ đề “Nuôi gà đẻ trứng ứng dụng công nghệ cao”
Trang 40Từ số liệu bảng 6, biểu đồ hình 16 cho thấy, kết quả kiểm tra của lớp TN thu được tỉ lệ điểm khá (=>7) đạt 45% cao hơn lớp ĐC 2,5%, tỉ lệ điểm giỏi (=>8) chiếm
tỉ lệ 47,5% trong khi đó ở lớp ĐC chiếm tỉ lệ 35%, thấp hơn so với lớp TN 12.5%, đây quả là một con số ấn tượng phần nào cho thấy hiệu quả của giải pháp
Từ việc đánh giá hiệu quả thực nghiệm chủ đề “Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGap”, và chủ đề “Nuôi gà đẻ trứng ứng dụng công nghệ cao”có thể khẳng định Giải pháp dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chủ đề sinh trưởng và phát triển ở sinh vật môn sinh học 11 góp phần phát triển năng lực cho học sinh THPT
đặc biệt là năng lực hợp tác và năng lực nhận thức sinh học, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của giáo dục được định hướng trong các văn bản của Trung ương1, của Bộ GD&ĐT2 trong việc phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực,
hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, cụ thể:
- Chủ đề đã xác định mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện, vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân, phát triển năng lực và phẩm chất người học, kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và dạy nghề
- Nội dung của chủ đề đã được đổi mới theo hướng cơ bản, hiện đại, tăng thực hành, vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn đồng thới chú trọng hướng nghiệp cho học sinh
- Thiết kế nội dung chủ đề dạy học theo hướng tích hợp các nội dung có liên quan giữa hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 11 với các nội dung của chương trình sinh học lớp 11 và các nội dung của chuyên đề học tập một cách phù hợp tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học đồng thời giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh vào trong thực tiễn cuộc sống, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh với những nghành nghề liên quan đến môn sinh học
- Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong chủ đề “Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn ViêtGap”, “Nuôi gà đẻ trứng ứng dụng công nghệ cao” đã chú trọng đánh giá việc hiểu, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nơi tiến hành thực nghiệm Các công cụ đánh giá được thiết kế đa dạng và phù hợp với từng hoạt động là cơ sở để đánh giá năng lực của học sinh đặc biệt là năng lực hợp tác và năng lực nhận thức sinh học
Từ những kết quả thu được ở trên, có thể khẳng định việc áp dụng “Giải pháp dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong môn sinh học 11 chủ đề Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật theo chương trình giáo dục phổ thông mới góp phần phát
1 Nghị quyết số 88/2014/QH13; Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015 - 2020; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
2 Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 27/12/2018 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới