1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

DỰ ÁN TÂM LÍ CON NHÀ NGƯỜI TA NỖI ÁM ẢNH CỦA HỌC SINH THPT

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dự Án Tâm Lí “Con Nhà Người Ta” Nỗi Ám Ảnh Của Học Sinh THPT
Tác giả Trần Hữu Đức
Người hướng dẫn Trần Huy Sen
Trường học Trường THPT Đức Linh
Chuyên ngành Khoa học xã hội - hành vi
Thể loại Dự án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đức Linh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu - Giúp cho các bạn học sinh THPT Đức Linh có hiểu biết hơn về cha mẹ và chính mình; - Giúp các bạn vượt qua được nỗi ám ảnh trước tâm lí “con nhà người ta” của cha mẹ

Trang 1

TRƯỜNG THPT ĐỨC LINH HỘI THI KHOA HỌC KĨ THUẬT 2023

***

DỰ ÁN

TÂM LÍ “CON NHÀ NGƯỜI TA” -NỖI ÁM ẢNH CỦA HỌC SINH THPT

***

* Lĩnh vực:

Khoa học xã hội - hành vi

* Tác giả:

Trần Hữu Đức – Lớp 12A2

* Giáo viên hướng dẫn:

Trần Huy Sen

***

Đức Linh, tháng 11 năm 2023

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT

1 THPT: Trung học phổ thông

2 HS: Học sinh

3 CMHS: Cha mẹ học sinh

4 GV: Giáo viên

5 MXH: Mạng xã hội

6 GD – ĐT: Giáo dục và đào tạo

7 XH: Xã hội

Trang 3

A Lí do chọn đề tài

Mỗi người sinh ra và lớn lên đều có một gia đình đồng thời chịu ảnh hưởng của ba môi trường giáo dục chính là: Gia đình, nhà trường và xã hội Có thể xem ba môi trường

ấy là cái nôi nuôi dưỡng, tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ em Trong đó, gia đình là cơ sở, là nền tảng quan trọng có tính chất quyết định nhân cách của các em trong quá trình trưởng thành Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của gia đình càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Mỗi gia đình và các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt quan tâm để giáo dục con em trong độ tuổi vị thành niên - một giai đoạn các em đang khủng hoảng tâm lý, thích những điều mới lạ, dễ lạc vào những cám dỗ, cạm bẫy đang rình rập làm ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách Trên cơ sở đó, chúng

ta cần nhận ra vai trò của gia đình và biện pháp giáo dục của gia đình đối với các em để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc hình thành nhân cách Đồng thời, con cái luôn được coi

là niềm tự hào của mọi phụ huynh trong xã hội Cũng chính vì sự tự hào đó, phụ huynh luôn muốn con mình phải vượt trội hơn những đứa trẻ khác về mọi mặt Tuy nhiên, nếu con cái không đáp ứng được nhu cầu đó, thì phụ huynh sẽ lấy “con nhà người ta” với những lời khó nghe ra để than phiền, trách mắng

Thực trạng này vẫn đang xảy ra phổ biến đối với gia đình của nhiều những bạn học sinh ở nhiều trường học nói chung và ở trường THPT Đức Linh nói riêng, trong đó có

em Vì có cùng hoàn cảnh, nên em hiểu được cảm giác áp lực, tiêu cực của các bạn, và

em chọn đề tài “Tâm lí “con nhà người ta” – nỗi ám ảnh của học sinh THPT”

Trang 4

B Đối tượng, mục đích, phạm vi và điểm mới của đề tài

I Đối tượng nghiên cứu

Học sinh trường THPT Đức Linh

II Mục đích nghiên cứu

- Giúp cho các bạn học sinh THPT Đức Linh có hiểu biết hơn về cha mẹ và chính mình;

- Giúp các bạn vượt qua được nỗi ám ảnh trước tâm lí “con nhà người ta” của cha mẹ;

- Từ đó, các bạn thêm tự tin, phát huy được thế mạnh của mình để vững vàng và thành công trong cuộc sống

III Phạm vi nghiên cứu:

Học sinh trường THPT Đức Linh

IV Điểm mới của đề tài

Như chúng ta đã biết, có nhiều bài báo đề cập đến thực trạng tâm lí “con nhà người ta” Tuy nhiên, ở huyện Đức Linh chưa có đề tài nghiên cứu nào đưa ra các giải pháp nhằm giúp học sinh đối mặt và vượt qua được điều này Vì vậy, kết quả nghiên cứu của

đề tài này sẽ góp phần giúp học sinh trường THPT Đức Linh nói riêng và tất cả các học sinh trong huyện Đức Linh nói chung có những kĩ năng, nhận thức đúng đắn khi gặp phải tình huống trong gia đình có ba mẹ luôn nhắc đến “con nhà người ta” Từ đó, các bạn học sinh sẽ có hành động đúng đắn trong giao tiếp ứng xử với cha mẹ, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra Hơn nữa, đề tài sẽ giúp cho các bậc phụ huynh nhìn lại quan niệm và cách ứng xử của mình trong việc giáo dục con cái, giúp con tự tin hơn trong học tập và trong cuộc sống

C Thiết kế, phương pháp và câu hỏi nghiên cứu

I Thiết kế nghiên cứu

1 Thời gian nghiên cứu

- Tháng 10/2023: Tìm hiểu các tài liệu có liên quan, thực hiện khảo sát lần 1.

- Tháng 11/2023: Thực hiện khảo sát lần 2, nghiên cứu, phân tích dữ liệu, số liệu,

hoàn thành đề tài nghiên cứu

2 Phương tiện hỗ trợ nghiên cứu

- Máy vi tính, các phần mềm ứng dụng: Microsoft Office (word, excel, powerpoint)

để thiết kế các phiếu khảo sát, xử lí số liệu khảo sát thực tế, vẽ đồ thị cho các số liệu thu thập được

- Máy ảnh để lưu lại những hình ảnh có liên quan trong đề tài

- Mạng internet để khảo sát, truy cập tìm hình ảnh, tư liệu và tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài

II Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp nghiên cứu chính

Trang 5

- Quan sát, tìm hiểu tình hình thực tế về thái độ, suy nghĩ của học sinh THPT

Đức Linh;

- Thu thập ý kiến, quan điểm từ học sinh trường THPT Đức Linh thông qua hai cuộc khảo sát:

+ Đợt 1: Khảo sát qua link:

https://docs.google.com/forms/d/1f3NwXeeHtW1EDaSOIvGEHqKzK9xNfbTB88X EaSQEnPw/edit

Sau khi khảo sát, nhận xét kết quả, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra giải pháp cho vấn đề

Đợt 2: Khảo sát về sự điều chỉnh hành vi của học sinh trương THPT Đức Linh khi sử dụng các trang mạng xã hội bằng hình thức online:

https://forms.gle/rw3bso58fDTTDenBA

- Phân tích, so sánh kết quả và đưa ra kết luận

2 Quá trình thực nghiệm

- Quan sát tìm hiểu về thực trạng học sinh trường THPT Đức Linh bị ám ảnh bởi cha mẹ có tâm lí “con nhà người ta”;

- Thu thập ý kiến từ bạn bè, thầy cô và phụ huynh;

- Tiến hành khảo sát, so sánh, phân tích kết quả khảo sát;

- Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp

III Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1 Thế nào là tâm lí “con nhà người ta”?

Câu hỏi 2 Tại sao tâm lí “con nhà người ta” là nỗi ám ảnh của học sinh THPT? Câu hỏi 3 Giải pháp nào giúp học sinh THPT vượt qua nỗi ám ảnh bởi tâm lí

“con nhà người ta”?

D Tiến hành nghiên cứu

I Nghiên cứu về tâm lí “con nhà người ta”

1.1 Thế nào là tâm lí “con nhà người ta”?

Con nhà người ta: không ám chỉ một cá nhân cụ thể nào nhưng được hiểu là những người tài giỏi, nhân hậu, tử tế, có cốt cách, có hiếu,… vô cùng hoàn hảo, không

có bất cứ khuyến điểm nào để chê trách Con nhà người ta theo cách hiểu trên thường không có thật trong cuộc sống nhưng lại thường được cha mẹ lấy ra để so sánh với con của mình mỗi khi chúng làm điều chưa đúng “Thứ hoàn hảo nhất của tạo hóa là “Con nhà người ta”

“Con nhà người ta" là một khái niệm hoàn hảo được các bậc cha mẹ tạo ra để so sánh với chính con cái của mình Đây là cách so sánh gây tổn thương rất lớn

Trang 6

1.2 Thực trạng:

1.2.1 Thực trạng chung

Ngày nay có rất nhiều bố mẹ rất thích so sánh con mình với con nhà người ta Trong xã hội hiện nay, nhiều bạn học sinh không những bị áp lực về việc học hành quá tải, quá sức so với tuổi mà còn bị sức ép vô hình từ mong muốn quá lớn từ bố

mẹ và gia đình Một trong những câu nói cửa miệng rất nhiều ông bố, bà mẹ thời nay hay đưa ra giáo dục, dạy dỗ con cái là: “Con người ta học giỏi thế mà sao con lại không bằng?”

1.2.2 Tại trường THPT Đức Linh

Trường THPT Đức Linh là ngôi trường có bề dày thành tích Hầu hết học sinh trường THPT Đức Linh là con ngoan, trò giỏi Tuy nhiên, chắc chắn một điều, các bạn cũng không tránh khỏi nỗi ám ảnh bởi tâm lí “con nhà người ta” của ba mẹ mình Chúng em cũng không ngoại lệ Để hiểu thêm về vấn đề này, chúng em tiến hành khảo sát lần 1

- Số lượng tham gia khảo sát: 399 bạn học sinh khối 12;

- Kết quả:

Số lượng Tỉ lệ %

1 Bạn có thường bị ba

mẹ so sánh với “con nhà

người ta” không?

2 Theo bạn, vì sao ba

mẹ bạn lại son sánh bạn

với “con nhà người ta”?

Vì bạn thua kém “con nhà

Vì ba mẹ bạn muốn bạn cố

Vì ba mẹ bạn muốn bạn hơn

3 Bạn cảm thấy thế nào Rất tự ti, buồn chán 261 65.4

Trang 7

khi ba mẹ bạn so sánh

bạn với “con nhà người

ta”?

Rơi vào trầm cảm, tự giày vò

Tức giận ba mẹ của mình 42 10.5 Thấy mình có lỗi vì hiểu được

4 Theo bạn, làm thế

nào để học sinh THPT

vượt qua được nỗi ám

ảnh bởi tâm lí “con nhà

người ta” của ba mẹ

Bản thân mỗi học sinh cần nỗ lực chứng tỏ ưu điểm của mình 97 24.3 Hiểu rõ mong muốn của ba mẹ

để thông cảm cho ba mẹ 89 22.3

Ba mẹ cần thay đổi cách dạy

Tất cả các phương án trên 18 22.1

Với những con số biết nói trên, chúng em nhận thấy rằng, có rất nhiều bạn học sinh trường THPT Đức Linh từng bị ba mẹ so sánh với “con nhà người ta”, con số này lên đến 76.9% Khi trao đổi trực tiếp cùng các bạn trong lớp, trong trường, chúng em nhận thấy, phần lớn các bạn học sinh trường THPT Đức Linh đều bị phụ huynh so sánh với các bạn khác về chuyện học tập, kỹ năng mềm trong cuộc sống, cách nói chuyện, ngoại hình, Không chỉ bị so sánh với người dưng, mà còn cả với người trong gia đình,

họ hàng trong khi mỗi bạn đều có những sở trường, tài năng nổi bật về thể thao, văn nghệ, học tập, giao tiếp

Trước thực trạng này, chúng em mong muốn tìm hiểu nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp để thay đổi, để học sinh chúng em không còn có nỗi ám ảnh, sợ hãi vì tâm lí

“con nhà người ta” của ba mẹ

1.3 Nguyên nhân của thực trạng:

Tại sao các bậc cha mẹ lại tường có tâm lí “con nhà người ta”?

Có rất nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Do bố mẹ bị áp lực từ môi trường bên ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu nhà trường không công khai điểm số học sinh dưới bất kỳ hình thức nào trong các cuộc họp phụ huynh Mọi trao đổi và gặp gỡ được thực hiện trong các cuộc gặp 1- 1, giữa giáo viên và cha mẹ Nhưng trong cuộc họp phụ huynh, vẫn có những giáo viên nhận xét, khen – chê, thậm chí phê bình công khai lỗi của học sinh trước tập thể Cha mẹ mất mặt, về nhà con cái bị mắng mỏ, so sánh nặng nề

Nhưng nguyên chính vẫn là nguyên nhân chủ quan từ bố mẹ.

Thứ nhất, cha mẹ muốn tạo động lực để con cái cố gắng Bất kì bậc phụ huynh nào cũng hi vọng con cái trở thành người có ích, người thành công Họ muốn thức tỉnh lòng tự trọng của con, qua đó vừa khích lệ, vừa nhắc nhở con phải cố gắng hơn để không thua bạn kém bè, mong muốn con mình tốt lên từng ngày Vì thế, bố mẹ luôn khao khát con mình phải trở nên “hơn người” Họ đưa ra những ví dụ “con nhà người ta” liên tục với hi vọng con có thể nhìn vào hình mẫu ấy để cố gắng noi theo;

Thứ hai, nhiều bố mẹ có tâm lí tự ti so với những phụ huynh khác Một lí do khác

để giải thích cho tình trạng này là do chính các bậc phụ huynh cũng không cảm thấy tự

Trang 8

tin về bản thân mình nên cố gắng “ép” con theo giấc mơ của những người khác Có thể thấy, họ là những người có lòng tự trọng thấp, không hài lòng cuộc sống hiện tại

Thứ ba, nhiều bố mẹ quá tin cậy, tự hào vào con mình và luôn kỳ vọng rằng các con sẽ là những sản phẩm hoàn mỹ, nhưng khi thấy con mình thất bại, thua kém, không bằng những đứa trẻ khác, họ luôn có xu hướng ganh tị nhưng không thể làm gì khác ngoài việc đổ lỗi, lấy “con nhà người ta” ra để tạo áp lực lên chúng

Thứ tư, bố mẹ và con cái không tìm ra tiếng nói chung, không cùng chung quan điểm sống Một trong những căn nguyên sâu xa là do bố mẹ tự tạo áp lực không đúng lúc, đúng chỗ cho con cái, tự đẩy con ra khỏi vòng tay yêu thương của chính mình từ kiểu so sánh “con nhà người ta” một cách thái quá

1.4 Hậu quả:

Lối so sánh với “con nhà người ta” là một lối so sánh tích cực của cha mẹ để từ

đó, các bạn học sinh THPT có thể phát huy mọi khả năng, chăm chỉ chuyên cần Nhưng cũng là một áp lực tâm lí từ ngày này qua ngày khác, tháng này tháng khác sẽ gây ra

“luồng khí “tiêu cực”, để lại những hậu quả khôn lường

- Ba mẹ càng so sánh với con nhà người ta, các bạn học sinh càng thêm tự ti về bản thân, thậm chí bị chai lỳ cảm xúc và bỏ ngoài tai;

- Có nhiều trường hợp, do không làm chủ được cảm xúc, các bạn đã cãi cự lại ba

mẹ vì thấy bản thân bị tổn thương, xúc phạm và cảm thấy không được làm chính mình;

- Có bạn rơi vào tình trạng trầm cảm, tự giày vò bản thân do bố mẹ đặt kỳ vọng quá lớn;

- Cha mẹ so sánh con cái với “con nhà người ta” chẳng khác nào “đem chim nhốt lồng” Mọi ước mơ, khao khát theo sở trường của mỗi đứa trẻ có thể vì đó mà dập tắt

- Là nguyên nhân làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng xấu, trở nên xa cách

Riêng tại trường THPT Đức Linh, các bạn thấy rõ nguyên nhân bị so sánh là do bản thân mình thua kém (chiếm 26.8%), vì ba mẹ bạn muốn mình hơn “con nhà người ta” (chiếm 42.1%) Tuy nhiên, khi gặp tình huống này thường xuyên, các bạn rơi vào trạng thái tiêu cực Có tới 65.4% các bạn thấy tự ti, buồn chán và 47 bạn (10.5%) rơi vào trầm cảm, tự giày vò bản thân

II Giải pháp nào giúp học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Đức Linh thoát khỏi nỗi ám ảnh bởi tâm lí “con nhà người ta” của ba mẹ?

1 Giải pháp chung

1.1 Bản thân mỗi học sinh

- Khoe thành tích, điểm mạnh mà bản thân từng đạt được

- Thay đổi hướng suy nghĩ Mỗi học sinh nên hiểu rằng ba mẹ có tâm lí so sánh thường là có ý tốt, chỉ là mong muốn con cái mình có thể hoàn thiện hơn;

- Chứng minh rằng mình cũng có thể trở thành “con nhà người ta” bằng cách nỗ lực học tập, rèn luyện để có sự tiến bộ

1.2 Cha mẹ học sinh cần thay đổi

Thạc sĩ Lưu Minh Hường – Chuyên gia giáo dục – chia sẻ: "Chúng ta luôn kỳ vọng con sẽ là hoàn mỹ Tuy nhiên, trẻ con không phải là sản phẩm theo kiểu chúng ta thích nhào nặn như nào thì nhào Các bạn sẽ không thể như chúng ta mong muốn" Vì vậy, cha mẹ ngừng so sánh con mình với “con nhà người ta” Ngược lại, hãy:

Trang 9

- Khen ngợi những điểm mạnh của con;

- Đừng tạo ra kỳ vọng không thực tế;

- Tin tưởng con mình và thể hiện cho con biết điều đó;

- Thấu hiểu, yêu thương và động viên để con cái của mình phát huy được sở trường Điều đó sẽ giúp con thành công hơn

- Tìm hiểu, đọc thêm các sách về tâm lý lứa tuổi để thêm hiểu con Từ đó trao đổi thẳng thắn với con, tìm hiểu xem con cần gì, muốn gì, có những khả năng gì

- Bố mẹ và con cái cần ngồi xuống, lắng nghe nhau Có hiểu nhau thì mới giúp con cái phát triển

2 Giải pháp cụ thể

Trước thực trạng học sinh bị ám ảnh vì lối so sánh “con nhà người ta” của các bạn học sinh trường THPT Đức Linh nói chung và các bạn lớp 12A2 nói riêng, chúng em đã nhờ cô giáo chủ nhiệm và ban cán sự lớp quan tâm, tìm kiếm giải pháp để cùng tiến hành Chúng em đã nhất trí và thực hiện các giải pháp:

2.1 Giải pháp cân bằng cảm xúc

Thay vì chìm đắm vào cảm xúc tiêu cực, chúng em động viên cùng nhau tham gia các phong trào của lớp, của trường

- Chăm sóc bồn hoa;

- Tham gia giải chuyền nam, tập luyện bóng đá nữ;

- Tham gia thi học sinh giỏi;

- Tham gia thi đua “vườn hoa điểm tốt”

- Tham gia cuộc thi khoa học kĩ thuật

- Tham gia các câu lạc bộ do đoàn trường tổ chức: CLB đàn hát, CLB kịch, CLB sách…

Đặc biệt, chúng em luôn tìm tòi, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt lớp cuối tuần

để lớp thêm hào hứng, vui vẻ Vì vậy, chúng em thiết kế trò chơi Hãy chọn giá đúng, đuổi hình bắt chữ,… hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật ATGT, Luật an ninh mạng,…

Việc tham gia tích cực các phong trào đã giúp các bạn cảm thấy vui vẻ, tự tin hơn

2.2 Giải pháp lắng nghe, chia sẻ

Việc sẻ chia cùng nhau khiến cho chúng em cảm thấy thoải mái, tốt hơn, những năng lượng tiêu cực cũng từ đó mà giảm bớt Vì vậy, chúng em thường xuyên trao đổi, trò chuyện, Học sinh trường THPT Đức Linh sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống Ở lớp 12A2, ngoài việc tham gia “Heo đất tình bạn”, chúng em còn đóng góp thêm để giúp đỡ những bạn khó khăn trong lớp Để tăng thêm sức mạnh của sự sẻ chia, chúng em đã nhờ sự giúp đỡ của các bậc cha mẹ trong lớp Bạn Nguyễn Trâm Anh đươc

cô trưởng ban đại diện hỗ trợ toàn bộ các khoản chi phí học tập trong năm học này Chúng em thiết nghĩ, nếu ai đó trong chúng em đang buồn vì bị ba mẹ so sánh với “con nhà người ta” mà được chia sẻ thì sẽ thấy an lòng hơn

2.3 Không ngừng khẳng định chính mình.

Để thay đổi suy nghĩ của ba mẹ rằng con mình không bằng “con nhà người ta”, thay

vì phản ứng tiêu cực, thái quá với ba mẹ, chúng em quyết tâm thể hiện để ba mẹ tin tưởng vào năng lực của chúng em Kết quả thật khiến chúng em tự tin và ba mẹ tự hào

- Bạn Lê Hoài Hiệp ít nói, cục mịch trong giao tiếp nhưng đã khẳng định sở trường

về học tập Bạn đã đạt giải Ba HSG tỉnh, giải Nhất “vườn hoa điểm tốt”;

Trang 10

- Bạn thân chúng em, đặc biệt Trần Hữu Đức luôn bị ba mẹ trách mắng sao không bằng các bạn Dẫu cũng rất buồn nhưng đã tự tin tham gia thi HSG cấp Tỉnh, điều chưa bao giờ làm được Bạn Đức còn mạnh dạn đứng trên sân khấu với cây đàn ghi ta biểu diễn văn nghệ sinh hoạt chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam;

- Bạn Phạm Hoàng Thái tuy nhút nhát nhưng lại là người nghiên cứu, tạo ra trang web giúp các bạn Ban chấp hành quản lí chi đoàn;

- Tập thể 12A2 chúng em mạnh dạn đăng ký và tham gia cuộc thi KHKT với 05 dự án

Dẫu chưa kể hết những việc mà các bạn trong lớp, trong trường đã làm để vượt lên chính mình, vượt qua nỗi ám ảnh bởi tâm lí “con nhà người ta” nhưng tất cả những nỗ lực ấy là sự tự tin khẳng định mình của chúng em Chúng em luôn tin tưởng, chúng em cũng là một trong những “con nhà người ta” mà ba mẹ mong đợi

2.4 Chủ động rút ngắn khoảng cách với ba mẹ

- Chúng em khoe thành tích của mình, của lớp với ba mẹ

- Mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình với ba mẹ

Ban đầu vì còn ngại và sợ nên chúng em nhờ cô giáo chủ nhiệm trao đổi với ba

mẹ trong cuộc họp phụ huynh đầu năm Sau đó, chúng em mượn những câu chuyện, những lời tâm sự của các bạn được đề cập trên các trang mạng để chia sẻ với ba mẹ ví

dụ như lời của một cô bé 8 tuổi: “Con chỉ ước rằng, bố mẹ đừng kỳ vọng quá nhiều vào con như “con nhà người ta” Để mỗi lần vấp ngã, để mỗi lần thất bại, con không buồn

bã và sợ hãi đến thế Bố mẹ có thể một lần hỏi: Con có mệt không? thay vì: Sao con không làm được? Và rồi, chúng em chủ động nói chuyện với ba mẹ để ba mẹ hiểu hơn Bây giờ, chúng em hiểu rõ nguyên nhân ba mẹ so sánh là vì mong muốn những điều tốt đẹp cho con, chúng em thêm yêu thương ba mẹ và nỗ lực nhiều hơn

Để những kết luận của chúng em không mang cảm tính, chúng em đã tiến hành khảo sát lần 2

- Số lượng tham gia khảo sát: cũng 399 bạn học sinh khối 12; với 4 câu hỏi khảo sát như lần 1

- Kết quả:

Số lượng lệ % Tỉ lượng Số lệ % Tỉ

1 Bạn có thường

bị ba mẹ so sánh

với “con nhà

không?

2 Theo bạn, vì

sao ba mẹ bạn lại

so sánh bạn với

“con nhà người

ta”?

Vì bạn thua kém “con

Vì ba mẹ bạn muốn bạn

cố gắng để thành công 168 42.1 296 74.2

Vì ba mẹ bạn muốn bạn hơn “con nhà người ta” 124 31.1 60 15.0

3 Bạn cảm thấy Rất tự ti, buồn chán 261 65.4 89 22.3

Ngày đăng: 03/12/2024, 18:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w