Sự biến đổi gắn liền và quy định bởi các quy định kinh tế của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .... Sự biến đổi trong các mối quan hệ xã hội của cơ cấu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-*** -
BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Văn Hậu đã tận tình giảng
dạy và hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian môn học Nhờ vào những bài giảng chi tiết và sự tận tình chỉ bảo của thầy, em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài tiểu luận của mình
Tiếp đến, em xin gửi lời tri ân tới các thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân -
những người đã truyền đạt kiến thức để giúp em có được nền tảng tốt như ngày hôm nay Ngoài ra, không thể nhắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã là hậu phương vững chắc, là chỗ dựa tinh thần, luôn ủng hộ và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua
Cuối cùng, em nhận thức được với lượng kiến thức và năng lực bản thân ở mức
vừa phải, bài tiểu luận sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy Nguyễn Văn Hậu thông cảm, cho em những góp ý để ngày càng hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2024
Hoàng Thị Mai Anh
Trang 3MỤC LỤC
1
LỜI CẢM ƠN i
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2
2.1.1 Khái niệm của cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội - giai cấp thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2
2.1.2 Vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 3
2.2 Sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 5
2.2.1 Sự biến đổi gắn liền và quy định bởi các quy định kinh tế của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 5
2.2.2 Sự biến đổi phức tạp, đa dạng của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 5
2.2.3 Sự biến đổi trong các mối quan hệ xã hội của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 6
CHƯƠNG 3 LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM 7
3.1 Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam hiện nay 7
3.1.1 Đặc điểm chung của cơ cấu xã hội - giai cấp của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 7
3.1.2 Thực trạng của quá trình phát triển xã hội - giai cấp của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 8
3.2 Xu hướng chung của quá trình biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta 10 3.3 Các vấn đề đặt ra trong quá trình biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam hiện nay 11
3.3.1 Sự chuyển dịch trong giai cấp nông dân dẫn đến tính chất thuần nông trong giai cấp nông dân ngày một thuyên giảm 11
3.3.2 Sự phân hoá, tính phức tạp của giai cấp công nhân ngày một tăng lên 11
3.3.3 Tầng lớp tri thức ngày càng đông đảo về mặt số lượng và chứa đựng sự phức tạp về kết cấu và biến động về tính chất của tầng lớp xã hội 11
Trang 43.4 Kiến nghị để xây dựng, bảo đảm sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp trong thực tiễn Việt Nam hiện nay 12 3.5 Vai trò của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng và đảm bảo sự biến đổi tích cực của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 13 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 5CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau chiến thắng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và chống lại sự chiếm đoạt của thực dân và đế quốc, từ năm 1975, Việt Nam đã bước vào giai đoạn chuyển tiếp hướng tới chủ nghĩa xã hội Giai đoạn này đánh dấu sự chuyển đổi từ một xã hội tư bản sang xã hội chủ nghĩa xã hội, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nắm quyền lực và kết thúc khi cơ sở của chủ nghĩa xã hội được hoàn thành Mỗi quốc gia trên con đường phát triển chủ nghĩa xã hội đều phải trải qua giai đoạn chuyển tiếp này Trong đó, cơ cấu xã hội - giai cấp, là một yếu tố nổi bật và quan trọng, đóng vai trò là thành tố cơ bản quyết định, ảnh hưởng tới các mặt khác của xã hội Trong quá trình chuyển đổi này, cơ cấu xã hội - giai cấp là tổng thể của các giai cấp và tầng lớp xã hội mới hình thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sử dụng quyền lực để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới theo chủ nghĩa xã hội, qua đó làm mới mối quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp
Các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam liên tục nhấn mạnh và thảo luận về vấn
đề cơ cấu giai cấp - xã hội trong quá trình chuyển đổi này Cụ thể, Đại hội lần thứ V vào năm 1982 đã làm sáng tỏ vấn đề này, nhấn mạnh vào sự đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân; Đại hội lần thứ VII năm 1991 bàn luận về việc phát triển kinh tế kết hợp cùng cơ cấu lại giai cấp - xã hội để đảm bảo công bằng, bình đẳng; và Đại hội lần thứ XII vào năm 2016 tập trung vào cơ cấu lại kinh tế và xã hội, thúc đẩy công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Những nội dung được Đảng quan tâm cho thấy
sự nghiêm túc trong việc đặt vấn đề cơ cấu giai cấp - xã hội vào trọng tâm chính sách phát triển quốc gia
Những câu hỏi đặt ra: Tại sao cơ cấu xã hội - giai cấp lại là vấn đề cốt yếu trong giai đoạn chuyển đổi này? Và vì sao Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đề cao việc đảm bảo công bằng và bình đẳng giữa các giai cấp, tầng lớp? Trong bài tiểu luận với đề tài
“Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và liên hệ thực tiễn Việt Nam” sẽ trình bày các khái niệm cơ bản về cơ cấu xã hội - giai cấp, đặc điểm của giai đoạn chuyển đổi lên chủ nghĩa xã hội, vai trò và vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong toàn bộ cơ cấu xã hội, các biến đổi mang tính quy luật và xu hướng của nó, cũng như vai trò của Đảng và Nhà nước trong quá trình chuyển đổi này, đặc biệt tại Việt Nam
Trang 6CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2.1.1 Khái niệm của cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội - giai cấp thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội
do sự tác động lẫn nhau của các công đồng ấy tạo nên Khi nói đến bản chất con người,
C Mác có nói, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, hay nói cách khác, đó là cơ cấu xã hội Xã hội là một tổ chức phức tạp, đa dạng của các mối liên hệ
cá nhân, tổ chức xã hội và xã hội Cơ cấu xã hội có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với các quan hệ xã hội Bởi lẽ, quan hệ xã hội là hình thức vận động của cơ cấu xã hội ngược lại, cơ cấu xã hội là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội Có thể hình dung cơ cấu xã hội là khái niệm rộng không chỉ liên quan tới hành vi xã hội mà còn là mối tương tác giữa các yếu tố khác của hệ thống xã hội, nó cũng bao gồm cả các thiết chế gia đình, dòng họ … đến các tổ chức, cộng đồng
Trong cuộc sống, chúng ta tạo và duy trì nhiều mối quan hệ khác nhau, từ đó phát triển thành các cộng đồng mà chúng ta là một phần của Xã hội có thể được hiểu như một hệ thống đa dạng với nhiều cấu trúc xã hội khác nhau Những cấu trúc này bao gồm các phân loại cơ bản theo tiêu chí như giai cấp, dân số, lao động, dân cư, dân tộc và tôn giáo Mỗi cấu trúc, như cơ cấu xã hội dân cư phân theo đô thị và nông thôn, lao động với chuyên môn hóa nghề nghiệp, hay dân số nghiên cứu theo tuổi và giới tính, đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định và phát triển xã hội Các cơ cấu này không chỉ định hình mối quan hệ giữa các nhóm trong xã hội mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và ổn định chung của cộng đồng
Cơ cấu xã hội – giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lí quá trình sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội,…Trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp là tổng thể các giai cấp, các tầng lớp xã hội được hình thành sau khi giai cấp công nhân, đại diện là Đảng Cộng sản lãnh đạo giành được chính quyền và bắt đầu xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, đồng thời, tiến hành thực hiện tổng hòa mối quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội Cơ cấu xã hội - giai cấp được hình thành và phát triển trong mối quan hệ hữu cơ
Trang 7với sự vận động và biến đổi có tính quyết định của nền kinh tế và xã trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội Vì thế, cơ cấu xã hội - giai cấp gắn liền với phương thức sản xuất ra của cải vật chất xã hội Hay nói cách khác cơ cấu xã hội - giai cấp phản ánh mối quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Dưới góc độ chính trị - xã hội, môn Chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ tập trung nghiên cứu cơ cấu xã hôi - giai cấp vì
đó là một trong những cơ sở nghiên cứu vấn đề liên minh giai cấp, tầng lớp trong một chế độ xã hội ổn định Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp là tổng thể các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội có mối quan hệ hợp tác và gắn
bó chặt chẽ với nhau bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, doanh nhân, thanh niên và phụ nữ Yếu tố quyết định mối quan hệ đó là tất cả mọi giai cấp cùng chung sức cải biến xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế - chính trị đến văn hóa - xã hội
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp là tổng thể các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội có mối quan hệ hợp tác và gắn bó chặt chẽ với nhau bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, doanh nhân, thanh niên và phụ nữ Yếu tố quyết định mối quan hệ đó là tất cả mọi giai cấp cùng chung sức cải biến xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế - chính trị đến văn hóa - xã hội
Mỗi cơ cấu xã hội nói chung và các tầng lớp, giai cấp của cơ cấu xã hội - giai cấp nói riêng đều có vị trí và vai trò riêng Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, các tầng lớp, giai cấp đều hướng mục tiêu chung là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
2.1.2 Vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội
Trong hệ thống xã hội, mỗi cơ cấu xã hội có vị trí, vai trò riêng biệt, giữa chúng
có mối quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau Tuy nhiên, vị trí, vai trò của các loại hình cơ cấu
xã hội là không giống nhau, trong đó cơ cấu xã hội - giai cấp là cơ cấu chiếm vị trí chủ đạo, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác Cơ cấu xã hội - giai cấp liên quan trực tiếp đến các đảng phái chính trị và nhà nước; quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quản lý tổ chức lao động, phân phối thu nhập,… trong một hệ thống sản xuất cụ thể Bởi lẽ, bất cứ một đảng chính trị, một nhà nước nào cũng luôn mang bản chất của một giai cấp, cụ thể
Trang 8là giai cấp cầm quyền Điển hình như Việt Nam ta, giai cấp lãnh đạo là giai cấp công nhân, mà đại diện là Đảng Cộng sản Việt Nam, nên đặc trưng, bản chất Nhà nước cũng mang màu sắc của giai cấp công nhân Bên cạnh đó, theo định nghĩa của Mác - Lênin,
sự khác nhau về quyền sở hữu tư liệu sản xuất và phân công lao động, cũng như phân phối thu nhập cũng chính là những đặc trưng cơ bản của một giai cấp Do đó, cơ cấu xã hội - giai cấp gắn liền với sự tồn tại của xã hội (hay là quá trình sản xuất ra của cải vật chất) và các mối quan hệ xã hội của con người Không một loại cấu trúc xã hội nào khác
có được những mối quan hệ chủ yếu và quan trọng này Những thay đổi trong cơ cấu xã hội - giai cấp tất yếu ảnh hưởng đến sự thay đổi trong nhiều cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự thay đổi trong toàn bộ cơ cấu xã hội nói chung Những đặc trưng và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi hoạt động xã hội, mọi thành viên trong xã hội Chẳng hạn như việc thay đổi chính sách của giai cấp cầm quyền sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ cấu xã hội khác như tôn giáo, dân tộc, dân cư,… Điều này đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, từ một nước phong kiến - nửa thuộc địa đến thời kỳ tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa Ta có thể kể đến các tác động như: thêm nhiều tầng lớp mới như công nhân, tri thức, doanh nhân,…; từ tư hữu thành công hữu các tư liệu sản xuất; thực hiện công bằng, dân chủ, phân công theo lao độn
Do đó, cơ cấu xã hội - giai cấp là nền tảng cơ bản để xây dựng các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của bất kỳ xã hội nào trong từng giai đoạn lịch sử nhất định V.I Lênin từng nhấn mạnh: “Kết cấu của xã hội và chính quyền có nhiều biến đổi, nếu không tìm hiểu các biến đổi này thì không thể tiến một bước trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động xã hội nào Vấn đề tiền đồ phụ thuộc vào sự tìm hiểu biến đổi này” Đây
là căn cứ quan trọng giúp nhà nước ta xác định phương hướng, phân tích nắm bắt để xác định các quan điểm, chủ trương, chính sách, phương thức quản lý xã hội phù hợp, bảo đảm cho đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Bởi, đặc trưng và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp còn thể hiện rõ thực trạng, quy mô của trình
độ phát triển của các lĩnh vực cũng như phản ánh vai trò, sứ mệnh và tương lai của các giai cấp, tầng lớp trong sự biến đổi cơ cấu xã hội và phát triển xã hội
Cơ cấu xã hội - giai cấp, chiếm một vị trí quan trọng, nhưng không được tuyệt đối hóa nó mà xem nhẹ các loại cơ cấu xã hội khác vì các loại hình cơ cấu xã hội đều có
Trang 9tác động qua lại, biện chứng với nhau Nếu tuyệt đối hóa có thể dẫn đến sự độc đoán, tùy tiện và mong muốn nhanh chóng xóa bỏ các giai cấp, tầng lớp xã hội một cách đơn giản theo ý muốn chủ quan
2.2 Sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2.2.1 Sự biến đổi gắn liền và quy định bởi các quy định kinh tế của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Cơ cấu xã hội - giai cấp liên quan mật thiết tới cơ cấu ngành nghề và kinh tế Ph.Ăngghen nhận định rằng trong mọi thời đại, cơ cấu xã hội và kinh tế luôn bắt nguồn
từ sản xuất kinh tế, và chúng là nền tảng cho lịch sử chính trị và tư tưởng của thời đại
đó Trong giai đoạn chuyển tiếp lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản tiến hành xây dựng cơ cấu kinh tế mới nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân lao động
Bất kể mức độ phát triển của nền kinh tế quốc gia, thời kỳ chuyển tiếp là giai đoạn cần thiết để cải tạo và xây dựng mối quan hệ sản xuất mới Trong quá trình này, các quốc gia phát triển như Trung Quốc có thể có lợi thế nhờ xuất phát điểm cao và sự thích ứng linh hoạt, trong khi các quốc gia khác như Việt Nam phải chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những cơ cấu kinh tế mới hiện đại hơn
Những thay đổi trong cơ cấu kinh tế tất yếu dẫn đến biến đổi trong cơ cấu xã hội
- giai cấp, từ tổng thể đến cấu trúc nội bộ của từng giai cấp và tầng lớp Các giai cấp trong xã hội hiện đại cần phải năng động, có khả năng thích ứng nhanh và sáng tạo trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng
2.2.2 Sự biến đổi phức tạp, đa dạng của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản được “thai nghén” từ trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa, và tại giai đoạn đầu của quá trình này, vẫn còn tồn tại “dấu vết của xã hội cũ” trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến đạo đức, tinh thần Đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại đan xen giữa các yếu tố cũ và mới, biểu hiện rõ nét qua sự pha trộn giữa các tầng lớp xã hội truyền thống
và những tầng lớp mới như doanh nhân, tiểu chủ, và các nhóm trung lưu, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
Trang 10Kinh tế trong giai đoạn này vẫn giữ cấu trúc đa thành phần, nhưng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Sự xuất hiện của tầng lớp kinh tế và xã hội mới không chỉ làm phức tạp thêm cấu trúc xã hội mà còn thách thức cách phân chia truyền thống của giai cấp Tầng lớp mới không thể hoàn toàn thay thế cho tầng lớp cũ, dẫn đến sự đan xen giữa chúng, tạo nên một cấu trúc xã hội - giai cấp ngày càng đa dạng
Trong quá trình này, sự phát triển của các tầng lớp xã hội mới đóng vai trò trọng yếu trong việc mở rộng và đổi mới kinh tế xã hội, đồng thời tạo ra các yêu cầu và thách thức mới cho chính phủ trong việc phân bố tài nguyên và cải thiện chất lượng sống Sự khác biệt về thu nhập và tài nguyên giữa các tầng lớp có thể gây ra sự chênh lệch, yêu cầu chính phủ phải đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp để đảm bảo sự ổn định
và phát triển bền vững của đất nước
2.2.3 Sự biến đổi trong các mối quan hệ xã hội của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự biến đổi của cơ cấu xã hội giai cấp
đã dẫn đến mối quan hệ đấu tranh phức tạp và đa dạng giữa các giai cấp với lợi ích kinh
tế khác nhau Mối quan hệ này là tất yếu trong một xã hội có giai cấp, nơi mà sự xuất hiện của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất tạo nên các cuộc đấu tranh giai cấp, từ xã hội nô lệ đến phong kiến và tư bản chủ nghĩa Trong giai đoạn này, mục đích của cuộc đấu tranh không nhằm loại trừ lẫn nhau mà hướng tới xây dựng tinh thần cộng đồng và phát triển lực lượng sản xuất
Bên cạnh mối quan hệ đấu tranh, sự liên minh và hợp tác giữa các giai cấp dần dần xóa bỏ bất bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho các tầng lớp xích lại gần nhau hơn Mức độ của sự liên minh này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn Mục tiêu là xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhằm giúp người dân trở thành chủ thực sự của xã hội và quốc gia, đạt được quyền bình đẳng kinh tế và chính trị
Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp nhằm bài trừ bất bình đẳng, khuyến khích sự hợp tác giữa các tầng lớp, đặc biệt là giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức Liên minh này xem như nền tảng chính trị - xã hội, thu hút các lực lượng tiến bộ vào một mặt trận thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Giai cấp công nhân đóng vai trò chủ đạo, tiên phong trong