1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận học phần lý thuyết tài chính tiền tệ tên Đề tài tài chính công

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, khi mà nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc cải cách cơ bản tài chính nhà nướ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

-o0o -TIỂU LUẬN HỌC PHẦN :

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

TÊN ĐỀ TÀI: TÀI CHÍNH CÔNG

NHÓM 1

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2024

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

-o0o -TÊN ĐỀ TÀI: TÀI CHÍNH CÔNG

Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Thanh Trinh

Thành viên:

1 Dương Yến Nhi

2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2024

Trang 3

THÀNH VIÊN VÀ NHIỆM VỤ ST

Nội dung/phần công việc được phân công

1 Nguyễn Thị Thanh Trinh 2023230543 - Tổng hợp tiểu luận

- Nội dung tiểu luận và powerpoint 3.1.2

powerpoint 3.1.1

powerpoint 3.2.1

powerpoint 3.2.2 và 3.2.3

powerpoint 3.2.4

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Tài chính công gắn liền với hoạt động của nhà nước Nó vừa là nguồn lực để nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình , vừa là công cụ để thực hiện các dịch vụ công, chi phối , điều chỉnh các mặt hoạt động khác của đất nước Trong tiến trình đổi mới, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia, Đảng và nhà nước ta coi đổi mới quản lý tài chính công là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu Nhận thức một cách đầy đủ, có hệ thống về tài chính công là đòi hỏi bức thiết trong công tác nghiên cứu, học tập cũng như hoạt động thực tiễn cho cán bộ ở mọi nghành, mọi cấp, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay

ở nước ta

Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, khi mà nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc cải cách cơ bản tài chính nhà nước được thực hiện theo hướng “phải nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển; đáp ứng những nhu cầu chi thường xuyên thật sự cần thiết, cấp bách; bảo đảm quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, giảm bội chi ngân sách, góp phần khống chế và kiểm soát lạm phát Xử lý đúng đắn các mối quan hệ như : tích luỹ và tiêu dùng; tài chính nhà nước, tài chính

Trang 5

doanh nghiệp và tài chính dân cư ,ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chi bảo đảm quốc phòng an ninh, huy đổng vốn trong nước và vốn bên ngoài, vay và trả nợ….Vì thế tài chính công là một lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với nhà nước và việc quản lý nó đòi hỏi phải chính xác và khoa học

Tài chính công là vấn đề còn tương đối mới cả về nhận thức lý luận thực tiễn ở nước ta hiện nay Từ những ván đề nêu trên nhóm em chọn đề tài để tiểu luận môn

lý thuyết tài chính tiền tệ là: Tài chính công Với nhận thức và nghiên cứu viết bài chắc còn nhiều hạn chế nhất định, rất mong đươc sự góp ý của cô, nhóm em chân thành cảm ơn !

MỤC LỤC

THÀNH VIÊN VÀ NHIỆM VỤ 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

3.1 Sự ra đời và phát triển của tài chính công 6

3.1.1 Tài chính công cổ điển 6

3.1.2 Tài chính công hiện đại 7

3.2 Tổng quan về tài chính công 7

3.2.1 Khái niệm về tài chính công 7

3.2.2 Đặc điểm của tài chính công 8

3.2.3 Nguyên tắc của tài chính công 9

3.2.4 Vai trò của tài chính công 10

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 6

3.1 Sự ra đời và phát triển của tài chính công

a Sự ra đời của tài chính công

Tài chính công một bộ phận hữu cơ của nền tài chính quốc gia Nó ra đời, tồn tại và phát triển gần với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước và sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn lực vật chất nhất định để nuôi sống bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội

do cộng đồng giao phó

Từ đây, phạm trù tài chính công đã bắt đầu xuất hiện như là một khái niệm dùng để phản ánh những hoạt động tài chính gắn liền với chủ thể Nhà nước

b Sự phát triển của tài chính công

Hơn một thế kỉ qua, tài chính công đã có nhiều biến đổi đáng kể từ sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Tài chính công hiện đại ngày càng phải đạt được quy chuẩn của quốc tế về:

- Chính sách thuế;

- Chính sách quản lý nợ quốc gia;

- Chi tiêu công phải hướng đến kết quả;

- Kế toán và sự minh bạch thông tin về ngân sách nhà nước

Sự biến đổi biểu diễn qua hai phương diện: quan điểm và nhận thức Tiến trình phát triển xảy ra qua hai giai đoạn: tài chính công cổ điển và tài chính công hiện đại

3.1.1 Tài chính công cổ điển

Chức năng cơ bản của nhà nước là thực hiện các nhiệm vụ truyền thống như: an ninh, tư pháp, quốc phòng và ngoại giao

Đặc trưng của tài chính công cổ điển:

Trang 7

- Có tính trung lập, không can thiệp, không gây ảnh hưởng đối với mọi hoạt động kinh tế

- Có tình độc lập: kế hoạch thu, chi tài chính công được lập một cách độc lập với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

- Thuế là nguồn thu quan trọng nhất của tài chính công: công trái và thuế

Tài chính cổ điển đã đạt tới trình độ phát triển nhất định trong lịch sử Nhưng tới thế kỉ 20, sau cuộc chiên tranh lần thứ nhất những học thuyết tài chính công đã tỏ ra không thích hợp trong việc gỉai quyết những vấn đề mà nền kinh tế đương đại đặt ra

Vì thế, tài chính công đã bước sang một giai đoạn mới được các nhà kinh tế thường gọi la tài chính công hiện đại

3.1.2 Tài chính công hiện đại

Từ sau chiến tranh thứ nhất, kinh tế xã hội đã có nhiều biến đổi Nhà nước phải tham gia để khắc chế thị trường tự do cạnh tranh để đảm bảo nền kinh tế thị trường phát triển ổn định Chính đặc điểm kinh tế - xã hội ngày nay nhiều thay đổi làm cho tài chính công hiện đại có những biến đổi nhất định:

- Có tính phi trung lập, gắn liền với bối cảnh nền kinh tế thị trường, có sự can thiệp của nhà nước

- Kế hoạch thu, chi tài chính công được phải gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội

- Sử dụng nhiều công cụ khác nhay để tạo lập nguồn lực tài chính cho nhà nước ( bên cạnh thuế)

- Quy mô tài chính công có xu hướng ngày càng tăng so với GDP

- Cải cách tài chính công không còn xuất phát từ quan điểm của từng quốc gia riêng rẽ

mà phải tính đến những yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa

3.2 Tổng quan về tài chính công

3.2.1 Khái niệm về tài chính công

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành Nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội Điểm mấu chốt là hoạt động này không vì mục tiêu thu lợi nhuận

Nội dung của tài chính công bao gồm:

Ngân sách nhà nước (NSNN): từ Trung ương đến địa phương, là nguồn thu và chi

quan trọng nhất của Nhà nước

Trang 8

Dự trữ nhà nước: bao gồm dự trữ quốc phòng, dự trữ quốc gia và dự trữ phi sản

xuất

Tín dụng nhà nước: là nguồn vốn do Nhà nước huy động để cho vay, hỗ trợ các

ngành, lĩnh vực kinh tế và các đối tượng chính sách

Ngân hàng Nhà nước: là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về tiền tệ, ngân hàng

Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước: bao gồm các khoản thu, chi

phục vụ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước

Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nước: bao gồm các khoản thu, chi phục vụ

cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Các quỹ tài chính Nhà nước: là các quỹ được thành lập từ nguồn ngân sách nhà

nước hoặc các nguồn khác để thực hiện các mục đích cụ thể

3.2.2 Đặc điểm của tài chính công

Tài chính công luôn gắn liền với việc thực hiện các chức năng nhiều mặt của Nhà nước Hoạt động của tài chính công rất đa dạng, liên quan đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và có tác động đến mọi chủ thể trong xã hội Chính các nhân tố này đóng vai trò then chốt trong việc định hình các đặc điểm của tài chính công Đặc điểm của tài chính công

có thể được khái quát trên các khía cạnh sau đây:

Gắn liền với sở hữu Nhà nước, quyền lực chính trị của Nhà nước.

Tài chính công thuộc sở hữu công cộng, sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện, thường gọi là sở hữu Nhà nước và do Nhà nước đóng vai trò là chủ thể duy nhất có quyền quyết định trong việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ Nhà nước Mọi việc sử dụng tiền

tệ, đặc biệt là ngân sách nhà nước (NSNN) đều gắn với bộ máy của nhà nước giúp duy trì

sự ổn định, tồn tại và phát huy có hiệu lực của bộ máy đó Đồng thời thực hiện những nhiệm vụ liên quan tới nền kinh tế - xã hội được nhà nước đảm nhận

Các quyết định của Nhà nước phụ thuộc vào quan điểm Nhà nước, mục tiêu kinh tế

-xã hội trong từng thời kì và được thể chế bằng luật do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là Quốc hội phê chuẩn Do đó, Quốc hội cũng được xem là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ thu, chi quỹ công nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra

Trang 9

Chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng

Việc phân bổ nguồn lực tài chính quốc gia trong tài chính công phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể trong nền kinh tế Thông qua các hoạt động tài chính công đã phản ánh quan hệ lợi ích giữa Nhà nước với các chủ thể khác nhau, với trọng tâm chính là lợi ích chung, lợi ích công cộng đặt lên hàng đầu và chi phối các mối quan hệ có lợi khác

Đặc điểm tài chính công chứa đựng lợi ích chung, toàn dân thể hiện qua việc quỹ tiền

tệ Nhà nước được sử dụng để đảm bảo các lợi ích của cộng đồng, xã hội, duy trì bộ máy nhà nước, đảm bảo chi tiêu của nhà nước, đảm bảo an ninh, sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia Như là: Nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước để xây dựng trường học, bệnh viện, đường giao thông, Nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn như trợ cấp học bổng, trợ cấp y tế,

Thu nhập và chi tiêu tài chính công gắn liền với hoạt động kinh tế - xã hội

Tài chính công gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước, phạm vi ảnh hưởng của tài chính công rất rộng rãi, có tác động tới các hoạt động khác nhau nhất của mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh,… Hoạt động thu chi tài chính công có tác động đến thu nhập của hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế kể cả chủ thể đầu tư hay tiêu dùng Việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước có hiệu quả hay không phải được xem xét dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra mà các khoản thu chi của tài chính công đảm nhận Tuy nhiên, phạm vi và mức độ tác động tùy thuộc vào chính sách tài chính công, bối cảnh kinh tế - xã hội quốc gia trong từng thời kì và tùy thuộc vào từng chủ thể

3.2.3 Nguyên tắc của tài chính công

Nguyên tắc không hoàn lại

Là nguyên tắc cơ bản và quan trọng của tài chính công, thể hiện qua việc các khoản thu chi ngân sách nhà nước không được hoàn lại cho ngân sách nhà nước, trừ trường hợp có quy định của pháp luật Đối với khoản thu công, các pháp nhân (tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật) và cá nhân khi thực hiện nghĩa vụ

Trang 10

tài chính theo luật định đối với Nhà nước, thể hiện bằng việc nộp các khoản tiền vào các quỹ tiền tệ của Nhà nước thì Nhà nước không thực hiện hoàn lại cho người nộp Ví dụ như đóng thuế, lệ phí sử dụng dịch vụ công, Đối với các khoản chi tiêu công, khi Nhà nước cấp phát cho các chủ thể công quyền sử dụng theo dự toán được duyệt thì các chủ thể này cũng không phải hoàn trả lại cho Nhà nước

Nguyên tắc không tương ứng

Nguyên tắc này được đề cập với sự quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh xã hội của

sự phân phối, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường diễn ra sự phân hóa mạnh về thu nhập và phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư Trên cơ sở huy động, tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính quốc gia vào các quỹ tiền tệ thuộc sở hữu Nhà nước, Nhà nước tiến hành phân bổ và sử dụng các nguồn lực này cho các mục đích xác định Nhà nước cung cấp quyền lực tài chính, cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cho các chủ thể ở khu vực công và khu vực tư Nhà nước đảm bảo nguồn lực tài chính và hàng hóa, dịch vụ công cho các chủ thể đó không vì mục đích lợi nhuận và không tương ứng với nghĩa vụ tài chính của họ đối với Nhà nước

Nguyên tắc bắt buộc

Nguyên tắc này xuất phát từ việc sử dụng quyền lực chính trị của Nhà nước Ở bất

kỳ chế độ xã hội nào muốn tồn tại và hoạt động đều phải dùng quyền lực chính trị để ban hành các sắc luật, trong đó có luật tài chính nhằm tập trung các nguồn thu nhập về các quỹ tiền tệ của Nhà nước Các khoản thu căn cứ theo pháp luật và mang tính bắt buộc như thu thuế, vay nợ Nhà nước, bảo hiểm xã hội bắt buộc và các khoản đóng góp bắt buộc khác.Ví dụ thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí đăng kí kinh doanh, lệ phí công chứng Với việc vận dụng nguyên tắc bắt buộc cho thấy các pháp nhân và cá nhân phải nhận thức và thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ tài chính của mình trước Nhà nước và xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ cương, luật pháp tài chính của Nhà nước

3.2.4 Vai trò của tài chính công

Ở bất kỳ quốc gia hay nền kinh tế nào, khu vực tài chính công luôn đóng vai trò quan trọng nhất, không chỉ đối với hệ thống tài chính mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc

Trang 11

gia và mọi hành vi của nhà nước Để có thể đánh giá được vai trò của tài chính công người ta có thể nhìn nhận vai trò của tài chính công từ nhiều góc độ khác nhau, những quan điểm phổ biến nhất được sử dụng để đánh giá vai trò của tài chính công, căn cứ vào những tác động của nó đối với toàn bộ nền kinh tế chính trị và xã hội của quốc gia đó cũng là căn cứ từ chức năng mà tài chính công đảm nhiệm Vai trò tổng quát của tài chính công đó là: Là công cụ tập trung nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước , là công cụ của Nhà nước nhăm quản lý kinh tế thị trường Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Tài chính công huy động nguồn tài chính đảm bảo hoạt động của Nhà

nước và hệ thống chính trị

Tài chính công là một bộ phận quan trọng trong hệ thống hành chính của đất nước

và là công cụ đảm bảo nguồn tài chính cho sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của đất nước Tài chính công huy động các nguồn lực từ mọi phía, các thành phần kinh tế và các thành phần xã hội để hình thành nguồn tài chính quốc gia và phân phối đến các đơn vị để đảm bảo hoạt động của tổ chức Bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nó có vai trò hướng dẫn, định hướng trong hoạt động của chủ thể Về mặt kinh tế, chẳng hạn như hướng dẫn tiêu dùng và đầu tư thông qua chính sách thuế từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế Doanh nghiệp có hiệu quả cao, có định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo vùng, ngành, lĩnh vực…

Hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, từ đó đã quy định chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị, Đảm bảo quyền làm chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Bản chất dân chủ của hệ thống chính trị ở nước ta thể hiện trước hết ở chỗ: Quyền lực thuộc về nhân dân với việc Nhà nước của nhân dân, Do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng-đội tiên Phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, thiết lập sự thống trị của đa số nhân dân với thiểu số bóc lột Bảo đảm hiệu quả phân bổ và huy động nguồn lực tài chính Mục tiêu này đòi hỏi Nhà nước phải xác định được thứ tự ưu tiên trong phân bổ và huy động nguồn lực tài chính, đảm bảo phù hợp với các chiến lược và kế hoạch quốc gia, của các bộ ngành và địa phương Nhà nước phải có chiến lược phân bổ và huy động nguồn lực tài chính hợp

lý Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ Đây là nguyên tắc hàng đầu trong quản lý

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w