BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG CAO THỊ SAN BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
CAO THỊ SAN
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VÀM LÁNG
ĐÔNG HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HẢI PHÒNG – 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
CAO THỊ SAN
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VÀM LÁNG
ĐÔNG HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8.34.01.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Văn Hiệp
HẢI PHÒNG – 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn với đề tài “Biện pháp phát triển dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng” dưới sự hướng dẫn của
giảng viên PGS.TS Đào Văn Hiệp là công trình nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của tác giả Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,
có nguồn gốc và được trích dẫn đầy đủ, rõ ràng
Hải Phòng, ngày tháng năm 2023
Tác giả
Cao Thị San
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đào Văn Hiệp, người đã tận tình và dành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyết hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tôi cũng rất biết hơn sự quan tâm giúp đ về mọi mặt của Ban giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng cùng các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập tài liệu, số liệu trong quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã tạo điều kiện
về thời gian, môi trường học tập để tôi có thể hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày tháng năm 2023
Tác giả
Cao Thị San
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Ngân hàng thương mại và các hoạt động chủ yếu 4
1.1.2 Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại 6
1.2 Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại 14
1.2.1 Khái niệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại 14
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại 15
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại 17
1.3.1 Nhân tố chủ quan 17
1.3.2 Nhân tố khách quan 18
1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nước tại một số ngân hàng và bài học cho Agribank chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng 20
Trang 61.4.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong
nước tại một số ngân hàng 20
1.4.2 Bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nước cho Agribank chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH VÀM LÁNG ĐÔNG HẢI PHÒNG 23
2.1 Giới thiệu khái quát về Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh 23
2.1.2 Mô hình tổ chức Chi nhánh 24
2.1.3 Một số kết quả kinh doanh của Chi nhánh 25
2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank - Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng giai đoạn 2018-2022 32
2.2.1 Thanh toán bằng séc 32
2.2.2 Thanh toán bằng ủy nhiệm chi 34
2.2.3 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu 36
2.2.4 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng 37
2.3 Đánh giá chung tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng giai đoạn 2018-2022 49
2.3.1 Thành công đạt được 49
2.3.2 Hạn chế tồn tại và nguyên nhân 51
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH VÀM LÁNG ĐÔNG HẢI PHÒNG 54
3.1 Định hướng hoạt động và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Agribank – Chi nhánh Vàm Lãng Đông Hải Phòng 54
3.1.1 Định hướng hoạt động của Chi nhánh 54
Trang 73.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Chi
nhánh 55
3.2 Một số biện pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng 56
3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 56
3.2.2 Biện pháp liên quan đến cơ sở hạ tầng và hệ thống bảo mật 59
3.2.3 Biện pháp liên quan đến cải tiến quy trình quy định nội bộ 63
3.2.4 Đa dạng hóa các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt 64
3.2.5 Biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ 68
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam DVTTKDTM Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 31
2.7 Doanh số thanh toán thẻ tại Chi nhánh 38 2.8 Khách hàng sử dụng DVTTKDTM tại Chi nhánh 42
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
1.1 Quy trình thanh toán séc chuyển khoản qua 2 ngân hàng 9 1.2 Thanh toán ủy nhiệm chi qua 2 ngân hàng 11 1.3 Thanh toán ủy nhiệm thu qua 2 ngân hàng 12
2.1 Bộ máy tổ chức quản lý Agribank – Chi nhánh Vàm Láng
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ và sự nổi lên của kinh tế số, hệ sinh thái thanh toán số ngày một phát huy hiệu quả đang dần khiến các NH thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống trên toàn cầu, từng bước số hóa NH, khẳng định vai trò của công nghệ trong thời đại mới Ngành
NH đã và đang phát triển hoạt động NH số theo hướng tự động, thông minh, gia tăng trải nghiệm nhằm mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính, góp phần phát triển hạ tầng thanh toán của Việt Nam Việc thanh toán bằng tiền mặt như trước đây đã không thể đáp ứng nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn phát triển Ứng dụng các hình thức TTKDTM đem đến nhiều thuận tiện hơn, an toàn và tiết kiệm chi phí hơn là điều mà bất cứ NH nào cũng quan tâm, trong đó có NH Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).”TTKDTM là xu thế tất yếu phù hợp với nền kinh tế ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0 và đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu như hiện nay Ở Việt Nam, TTKDTM đang dần trở nên phổ biến tại các thành phố lớn, các khu vực đô thị
vì hình thức này tiết kiệm thời gian, chi phí và an toàn, đặc biệt là khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, con người có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện TTKDTM, hạn chế tiếp xúc người với người, người với tiền
Cùng với đó, Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích TTKDTM và củng cố niềm tin của người dân khi tham gia thanh toán Các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu phối hợp cùng với các tổ chức khác để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nhiều hình thức thanh toán mới, hiện đại hơn, thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán, giúp sức trong công cuộc thúc đẩy TTKDTM, đưa tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong nước về mức thấp nhất
Agribank là NH có vốn điều lệ lớn, mạng lưới hoạt động rộng khắp, nguồn nhân lực và cơ sở khách hàng lớn, có uy tín và thương hiệu lâu năm gi
Trang 13vị thế chủ đạo trong việc cung cấp các SPDV ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư nâng cấp đáng kể Đây là những nhân tố và điều kiện thuận lợi để Agribank đẩy mạnh các phương tiện thanh toán mới, trong đó có TTKDTM
Thanh toán là một nhu cầu thiết yếu của người dân Tuy vậy, việc phổ cập phương thức TTKDTM ở khu vực nông thôn, vùng xa vẫn gặp khó khăn, việc thay đổi thói quen hành vi cho người tiêu dùng TTKDTM là một việc không hề dễ, nhất là khi tư duy sử dụng tiển mặt đã ăn sâu trong tâm thức bao đời của người Việt Mặt khác, việc sử dụng các ứng dụng NH điện tử như một công cụ thanh toán vẫn chưa được phổ biến chưa được tiếp nhận rộng rãi đặc biệt là ở khu vực nông thôn Do đó, ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ TTKDTM của Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng.”
Xuất phát từ các lý do trên, học viên đã lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Biện pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DVTTKDTM tại các NHTM
- Đánh giá thực trạng phát triển DVTTKDTM tại Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng trong giai đoạn 2018-2022
- Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triển DVTTKDTM tại Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến phát triển DVTTKDTM tại NHTM và thực trạng phát triển DVTTKDTM tại Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng
Trang 143.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập, phân tích, đánh giá từ năm
2018 đến hết năm 2022; Đề xuất biện pháp cho giai đoạn tới năm 2027
- Phạm vi về nội dung: Phát triển DVTTKDTM tại Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng
4 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên các số liệu thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích và so sánh số tương đối, số tuyệt đối của các chỉ tiêu qua các năm Từ các
số liệu phân tích, tiến hành đánh giá DVTTKDTM tại Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng Qua đó đánh giá những mặt tích cực và tìm ra những nguyên nhân của hạn chế nhằm đưa ra biện pháp có thể áp dụng trong thực tiễn để phát triển và kích thích khách hàng đến với DVTTKDTM tại Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng
5 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng
Chương 3: Biện pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Ngân hàng thương mại và các hoạt động chủ yếu
1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là đã là cái tên quen thuộc với nhiều người dân bởi đây là loại hình ngân hàng phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam nói riêng
và trên thế giới nói chung Ngân hàng thương mại đã ra đời từ lâu và trải qua quá trình hình thành và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá thị trường đầy biến động Thông qua NTHM, các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện được nhu cầu của mình về gửi tiền, vay tiền, chuyển tiền, thanh toán
“Khái niệm về NHTM qua các năm với các cách hiểu khác nhau và đã được Chính phủ nêu vào ngày 16/7/2009 trong Nghị định số 59/2009/NĐ-CP Trong Nghị định có ghi: NHTM là NH được thực hiện toàn bộ hoạt động NH
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các TCTD và các quy định khác của pháp luật” [15] Như vậy, theo đuổi mục tiêu lợi nhuận là mục đích hướng tới của các NHTM, NHTM chính là như một doanh nghiệp kinh doanh thông thường vì mục tiêu lợi nhuận mang lại càng nhiều càng tốt
“Theo Luật các TCTD số 77/2017/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 20/11/2017 thì: NHTM là loại hình NH được thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” [13] Nếu các NHTM hoạt động mà có lợi nhuận, các khoản thu không đủ bù đắp những phần chi phí bỏ ra thì các NHTM cũng không thể tồn tại được bởi đây là một doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh là tiền và các dịch vụ liên quan tới tiền
Trang 161.1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của NHTM
* Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản của NHTM bởi các NHTM kinh doanh tiền Nếu chỉ là tiền do chính các chủ NHTM góp thì sẽ khó có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
và từ đó không có khả năng cạnh tranh với các đối thủ Vì vậy, để có thể mở rộng quy mô vốn của mình, các NHTM tiến hành huy động vốn Với nguồn vốn dồi dào, NHTM có thể cho các tổ chức, cá nhân vay vốn với lãi suất cao hơn lãi suất huy động, từ đó chênh lệch giữa khoản lãi suất cho vay và lãi suất huy động là phần NHTM thu về
* Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò chính trong việc tạo ra thu nhập cho các NHTM Bởi nếu có tiền huy động đƣợc hoặc nguồn vốn có sẵn
mà không có khách hàng vay vốn thì NHTM cũng sẽ khó có thể thu đƣợc nhiều lợi nhuận do các dịch vụ khách sinh lời không cao bằng hoạt động cho vay Khi NHTM cho vay càng nhiều, với những rủi ro từ hoạt động cho vay đƣợc kiểm soát sẽ mang lại những khoản thu lớn giúp NHTM bù đắp những chi phí hoạt động, đặc biệt là chi phí lãi suất huy động vốn
* Hoạt động dịch vụ thanh toán
Dịch vụ thanh toán ngày càng trở lên phổ biến và gắn bó với nhu cầu của tổ chức, cá nhân Các khách hàng tìm tới NHTM không chỉ đơn giản là gửi tiền và vay tiền mà còn muốn thông qua NHTM thực hiện các nhu cầu khác của mình Trong đó có nhu cầu thanh toán cho các đơn vị kinh doanh khác, đối tƣợng khác mà khách hàng muốn giao dịch tiền Đáp ứng nhu cầu này thì các NHTM làm trung gian thanh toán giữa khách hàng và bên đối tác
Có thể là nhận tiền hoặc cũng có thể là chuyển tiền thanh toán
* Hoạt động khác
Ngoài những hoạt động kể trên thì NHTM muốn mở rộng quy mô cũng nhƣ các hoạt động kinh doanh tiền của mình để nhằm mục tiêu sinh lời càng
Trang 17nhiều càng tốt, cùng với đó là đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ Do vậy mà các NHTM còn có các dịch vụ như phát hành thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, L/C, ủy thác, đại lý, dịch vụ bảo hiểm
1.1.2 Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại
Xã hội ngày càng phát triển, nên nhu cầu của con người cũng từ đó mà
có những biến động theo với xu hướng nhanh, gọn, thuận tiện dễ dàng Trước đây, muốn thanh toán thì khách hàng sẽ phải thực hiện bằng tiền mặt với thời gian lâu, rủi ro nhầm lẫn tiền, tiền giả, thừa thiếu Nhưng tới ngày nay, khách hàng khi muốn thanh toán khi mua hàng, dịch vụ sản phẩm thì rất nhanh chóng thực hiện qua các ứng dụng của NHTM như banking thẻ ATM, séc, UNT, UNC
Theo Nghị định Chính Phủ số 101/2012/NĐ-CP về TTKDTM quy định: Dịch vụ TTKDTM bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán
và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng
Ngân hàng thương mại sẽ là bên trung gian thực hiện nhu cầu của khách hàng, chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng đến người bán, người cung cấp dịch vụ sản phẩm cho khách hàng, người cho khách hàng vay tiền hoặc sẽ là trung gian nhận tiền từ bên khác gửi cho khách hàng Thay vì phải tới giao dịch trực tiếp với bên đối tác thì khách hàng sẽ thông qua NHTM thực hiện các nhu cầu của mình bằng việc sử dụng séc, thẻ ATM, banking, UNT, UNC Ngân hàng lấy công bằng thông qua phí dịch vụ Đặc biệt, một
số dịch vụ NH miễn phí dịch vụ nhằm thu hút thêm khách hàng
1.1.2.2 Đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại
Thứ nhất: Thay vì khách hàng thanh toán bằng tiền mặt thì thông qua
DVTTKDTM, các khách hàng sẽ tiến hành thực hiện tại NH hoặc cây ATM hoặc trực tiếp trên chính các thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại
Trang 18Việc thực hiện diễn ra trong thời điểm này nhưng việc thanh toán có thể tại không gian và thời gian khác
Thứ hai: Đối với DVTTKDTM thì khách hàng muốn thực hiện được
nhu cầu của mình đều phải mở tài khoản tại NH Nếu như không mở tài khoản tại NH và đặc biệt không có tiền trong tài khoản thì khách hàng sẽ không thể thực hiện được nhu cầu của mình Chỉ khi mở tài khoản tại NH thì
NH mới là bên trung gian thực hiện lệnh thanh toán của khách hàng
Thứ ba: Trong quá trình cung ứng DVTTKDTM, NH có vai trò rất
quan trọng đó là người tổ chức, trung gian thực hiện các khoản thanh toán Các NHTM sẽ tiến hành thực hiện nhu cầu của khách hàng thông qua việc trừ tiền từ tài khoản của khách hàng khi khách hàng có nhu cầu thanh toán chuyển tiền đi hoặc tăng tiền của khách hàng khi khách hàng nhận được tiền
từ người khách chuyển tới
1.1.2.3 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
* Đối với nền kinh tế
- TTKDTM đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Bởi các khách hàng thường xuyên thực hiện các nhu cầu thanh toán khi mua hàng, bán hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nếu như thanh toán trực tiếp diễn ra rất mất thời gian, khó khăn đi lại, khiến cho việc mua bán bị ảnh hưởng thì thông qua TTKDTM việc mua bán diễn ra nhanh chóng Điều này góp phần giúp cho hàng hóa lưu thông thuận tiện, đẩy mạnh phát triển kinh tế
- Góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, giảm chi phí lưu thông xã hội Hoạt động TTKDTM gắn liền với hoạt động lưu thông tiền tệ Nếu như khách hàng dùng tiền mặt thì sẽ phải tăng lượng tiền trong lưu thông, phí in tiền Nhưng khi khách hàng TTKDTM thì lượng tiền trong lưu thông giảm, giúp cho một số khoản phí cũng từ đó được giảm bớt
- Phục vụ việc chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia Phát triển TTKDTM góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ của NHNN Việc phát triển hình thức TTKDTM sẽ giảm được khối lượng lớn tiền
Trang 19mặt trong lưu thông và làm tăng khối lượng tiền ghi sổ, điều đó giúp cho ngân hàng Trung ương có thể sử dụng hữu hiệu các công cụ của chính sách tiền tệ NHNN khi thực hiện, triển khai các chính sách đề ra đối với lĩnh vực tiền tệ cũng từ đó trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn thông qua hệ thống các NHTM mà
tổ chức, cá nhân gửi tiền Hay như đối với cơ quan thuế, thông qua tài khoản ngân hàng của các tổ chức, nếu như vi phạm không nộp thuế, nợ thuế sẽ bị
cơ quan thuế kết hợp với NH tiến hành trích tài khoản, khóa tài khoản
* Đối với các NHTM
- TTKDTM là một công cụ thanh toán bù trừ giữa các NH không phải dùng đến giấy bạc, giúp cho việc thanh toán thuận lợi và việc lưu thông tiền tệ được nhanh hơn đồng thời dễ kiểm soát
- TTKDTM góp phần tăng nguồn vốn cho NHTM Bởi khách hàng muốn thực hiện được nhu cầu thanh toán của mình thì khách hàng phải có tiền trong tài khoản Do đó, khi khách hàng có tiền trong tài khoản mà chưa thực hiện TTKDTM ngay thì NHTM sẽ có một khoản vốn nhàn rỗi đáp ứng nhu cầu cho vay của NHTM hoặc các nhu cầu thanh toán khác của NH
- Khi NH tăng được tỷ trọng TTKDTM cũng là lúc NH thu hút được nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội vào NH Trên cơ sở nguồn vốn tăng thêm
đó NH sẽ có điều kiện mở rộng cho vay tăng vốn cho nền kinh tế Như vậy TTKDTM đã góp phần tăng nhanh vòng quay vốn cho NH và cho xã hội
* Đối với khách hàng
Các khách hàng có nhiều lợi ích khi sử dụng DVTTKDTM tại các NHTM bởi thông qua dịch vụ này, khách hàng sẽ không mất thời gian, công sức, tiền của chi phí cho việc tới trực tiếp đối tác để nhận hoặc chi tiền Không chỉ vậy, rủi ro khi thanh toán bằng tiền mặt cũng rất lớn như mất tiền, tiền rách, tiền giả, thừa thiếu tiền Điều này sẽ khiến cho việc mua bán hàng hóa, sản phẩm dịch vụ và các nhu cầu khác của khách hàng bị ảnh hưởng, diễn ra chậm trễ, không kịp thời Chi phí thanh toán bằng tiền mặt đôi khi còn cao hơn nhiều so với chi phí TTKDTM tại các NHTM
Trang 201.1.2.4 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại
* Séc
“Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của
NH ra lệnh cho NH trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình mở tại
NH để trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ định trên tờ séc Séc được áp dụng cho các đơn vị và cá nhân” [3]
Séc là lệnh trả tiền của người phát hành séc trả cho người thụ hưởng
Để có thể thực hiện được dịch vụ thanh toán bằng séc thì các NHTM phát hành séc là tập quyển các tờ giấy rời Mỗi lần thực hiện thanh toán séc thì khách hàng sẽ viết, ký đóng dấu trên 1 tờ séc Các thông tin trên séc rất rõ ràng và dễ hiểu, khách hàng viết tại cơ quan, lãnh đạo ký, đóng dấu, kế toán hoặc người được ủy quyền mang séc tới NH giao dịch
Ở Việt Nam hiện nay, dùng trong TTKDTM có 2 loại séc cơ bản là: séc chuyển khoản và séc bảo chi
- Séc chuyển khoản: Đây là séc dùng vào nhu cầu khi khách hàng sử dụng séc để trả tiền trực tiếp cho người được thụ hưởng Dịch vụ này được thực hiện khi mà khách hàng mở tài khoản tại NH cùng một chi nhánh với
NH, KBNN Cũng có thể khác NH nhưng mà phải cùng tham gia vào việc bù trừ trong thanh toán trên địa bàn
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán séc chuyển khoản qua 2 ngân hàng
Ngân hàng phục vụ
người mua
(6)
Ngân hàng phục vụ người bán
(3)
(7)
Trang 21đồng đã ký kết
(2) Người mua ký phát hành séc và giao trực tiếp cho người bán
(3) Người bán lập bảng kê nộp séc cùng với các giấy tờ séc gửi vào NH phục vụ người bán đề nghị thanh toán
(4) Ngân hàng phục vụ người bán chuyển bảng kê nộp séc kèm giấy tờ séc cho NH phục vụ người mua
(5) Ngân hàng phục vụ người mua thực hiện kiểm soát, hạch toán, ghi
Cợ và gửi giấy báo Nợ cho người phát hành séc
(6) Ngân hàng phục vụ người mua truyền lệnh chuyển Có cho NH phục
vụ người bán
(7) Căn cứ vào lệnh chuyển có nhận được, NH phục vụ người bán ghi
Có cho người đứng tên trên mục thụ hưởng của séc” [6]
- Séc bảo chi: Dịch vụ này được thực hiện khi khách hàng tiến hành viết séc sẽ được NH hoặc KBNN chi trả theo yêu cầu Khách hàng khi viết séc phải chú ý số tiền ghi trên sẽ vào một tài khoản riêng để NH hoặc KBNN làm thủ tục bảo chi trước khi giao séc cho khách hàng
* Ủy nhiệm chi
Uỷ nhiệm chi cũng là một loại hình dịch vụ của TTKDTM tại các NHTM Khách hàng muốn thực hiện nhu cầu chuyển tiền từ tài khoản của mình tới một bên thụ hưởng thì sẽ tới NH làm dịch vụ UNC UNC sẽ được
NH có mẫu sẵn, chỉ việc điền các thông tin của khách hàng và thông tin của bên thụ hưởng NHTM sẽ thực hiện lệnh chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng tới bên thụ hưởng theo số tiền và các thông tin khác trên tờ UNC
Dịch vụ này được thực hiện khi mà người thụ hưởng cùng NH với khách hàng hoặc cùng trong hệ thống liên kết các NH mà NH khách hàng mở tài khoản giao dịch Thường thì các doanh nghiệp thực hiện UNC trong thanh toán bảo hiểm xã hội, thuế hoặc thanh toán khoản nào đó mà các ngân hàng chưa có dịch vụ thanh toán trên giao dịch điện tử banking
Trang 22Sơ đồ 1.2: Thanh toán ủy nhiệm chi qua 2 ngân hàng
* Ủy nhiệm thu
Dịch vụ UNT tức là khách hàng có nhu cầu thu tiền của một bên khác chuyển sang Nhưng dịch vụ này chỉ thực hiện được khi cùng mở tài khoản tại một NH hoặc có liên kết các NH Dịch vụ này do người được hưởng tiền lập phiếu UNT gửi yêu cầu nhờ thu tiền mà khách hàng đã giao hoặc dịch vụ đã cung ứng Trước đó thì giữa khách hàng là bên thụ hưởng với người chuyển tiền đã phải có sự thỏa thuận về việc dùng hình thức thanh toán UNT này và thông qua NHTM là bên trung gian để thu tiền
Người mua Người lập UNC
Trang 23Sơ đồ 1.3: Thanh toán ủy nhiệm thu qua 2 ngân hàng
(5) Ngân hàng phục vụ người mua ghi nợ và gửi giấy báo nợ cho người mua
(6) Ngân hàng phục vụ người bán ghi có và gửi giấy báo có cho người bán” [2]
* Thẻ thanh toán
Khi dịch vụ thẻ ngày càng thịnh hành thì việc khách hàng sử dụng dịch
vụ thanh toán này ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi và được nhiều người sử dụng Thẻ thanh toán là một loại hình thanh toán trong đó NH sẽ cấp phát và bán cho khách hàng thẻ để sử dụng các dịch vụ rút tiền trả tiền hàng hóa dịch
vụ và các khoản thanh toán khác mà NH cung cấp dịch vụ Đây là một phương tiện thanh toán rất hiện đại vì nó là thành tựu kết hợp giữa tin học và ứng dụng khoa học kỹ thuật
Ở Việt Nam gồm các lại thẻ phổ biến sau:
Trang 24- “Thẻ ghi nợ: Người sử dụng chỉ cần có số dư duy trì trên tài khoản tiền gửi của mình là có thể thực hiện thanh toán theo hạn mức thanh toán tối
đa theo quy định của NH phát hành thẻ” [3]
Hiện nay thẻ ghi nợ là hình thức phổ biến cho nhiều đối tượng khách hàng Tuy nhiên với thẻ ghi nợ thì việc thực hiện thanh toán qua thẻ chỉ áp dụng đối với một số NH vì tính năng chủ yếu của thẻ là rút tiền mặt tại ATM hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống NH Gần đây tính năng thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ qua thẻ ghi nợ chỉ được triển khai ở một số NH nên đây không phải là loại thẻ chuyên để cho hoạt động thanh toán
- “Thẻ ký quỹ thanh toán: Là loại thẻ mà khi phát hành chủ tài khoản
phải ký quỹ một số tiền tại NH để đảm bảo cho việc thanh toán Số tiền ký quỹ của chủ tài khoản chính là hạn mức thanh toán của thẻ và được ghi vào
Ngân hàng thanh toán thẻ
Trang 25(1) “Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại cơ sở chấp nhận thẻ hoặc NH đại lý
(2) Cơ sở chấp nhận thẻ hoặc NH đại lý khi nhận được thẻ từ khách hàng
sẽ kiểm tra tính hợp lệ của thẻ, thiết lập hóa đơn thanh toán và trao hàng hóa
(3) Cơ sở chấp nhận thẻ giao dịch với NH, gửi hóa đơn thẻ cho NH thanh toán
(4) NH thanh toán thẻ thanh toán cho cơ sở chấp nhận thẻ (ghi có vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ hoặc NH đại lý thanh toán” [6]
(5) NH sẽ tiến hanh thực hiện thanh toán đối với các đơn vị, tổ chức thẻ
và các thành viên khác Vào cuối mỗi ngày, các NH sẽ thực hiện nghiệp vụ là tổng hợp lại các giao dịch đã phát sinh trong ngày từ thẻ mà NHTM khác phát hành và tiến hành truyền dữ liệu cho các tổ chức thẻ
(6) Tổ chức thẻ quốc tế ghi có cho NH thanh toán Dữ liệu mà tổ chức thẻ quốc tế truyền về bao gồm các khoản NH thanh toán được trả, những khoản chi phi phải trả cho tổ chức thẻ quốc tế, những giao dịch bị rà soát
(7) Tổ chức thẻ quốc tế báo nợ cho NH phát hành
(8) Ngân hàng phát hành thanh toán nợ cho tổ chức thẻ quốc tế
(9) Ngân hàng phát hành gửi sao kê cho chủ thẻ
(10) Chủ thẻ thanh toán nợ cho NH phát hành
1.2 Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại
Phát triển DVTTKDTM là sự gia tăng cả về mặt quy mô và chất lượng của DVTTKDTM nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng và nền kinh tế Khách hàng ở đây bao gồm các khách hàng cá nhân riêng
lẻ, các cá nhân trong một tổ chức có giao dịch với NH bằng chính tài khoản
cá nhân của họ hoặc sử dụng các sản phẩm dịch vụ NH đứng tên của cá nhân
đó
Trang 26“Khi TTKDTM được đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ là tiền đề thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển bền vững Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu của các cá nhân, doanh nghiệp hay các giao dịch thu chi từ ngân sách Nhà nước giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn, giảm được các chi phí in ấn, bảo quản như tiền mặt” [5]
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng
* Số lượng khách hàng sử dụng DVTTKDTM
Chỉ tiêu về số lượng khách hàng là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào đặc biệt là trong ngành kinh doanh dịch vụ như NH thì khách hàng chính là người mang lại lợi nhuận cho NH Sự gia tăng số lượng khách hàng chứng tỏ NH đã mang lại các sản phẩm hữu ích cho khách hàng, tạo được niềm tin uy tín cho khách hàng và đối tác Chính vì vậy mà trong điều kiện cạnh tranh như ngày nay, mỗi NH đều không ngừng nâng cao vị thế của mình, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa SPDV để thu hút ngày càng nhiều đối tượng khách hàng Sự phát triển số lượng khách hàng thể hiện qua số lượng tài khoản cá nhân mở tại NH; Số lượng thẻ phát hành…
TKH = KHi - KHi-1 x 100% (1.1)
KHi-1Trong đó: TKH: Mức độ gia tăng số lượng khách hàng
KHi: Số lượng khách hàng năm i
KHi-1: Số lượng khách hàng năm i-1
* Doanh số thanh toán
“Là chỉ tiêu cho biết tổng giá trị TTKDTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm) Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ tiếp cận và sử dụng các SPDV của khách hàng trong hoạt động TTKDTM Khi doanh số thanh toán qua tài khoản tăng lên chứng tỏ khách hàng đã quan tâm
Trang 27nhiều hơn tới các phương thức TTKDTM, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán” [5]
TDS = DSi - DSi-1 x 100% (1.2)
DSi-1
Trong đó: TDS: Mức độ tăng trưởng doanh số
DSi: Doanh số TTKDTM năm i
DSi-1: Doanh số TTKDTM năm i-1
Các NHTM luôn phải nỗ lực cố gắng để doanh số TTKDTM tăng đều qua các năm và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để TTKDTM tăng
về doanh số và tăng số lượng tiền trên một giao dịch
TNi-1: Thu nhập TTKDTM năm i-1
“Chỉ tiêu này cho biết tổng số tiền NH thu được từ hoạt động TTKDTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm) qua đó đánh giá được mức độ sử dụng loại hình TTKDTM của khách hàng” [4]
Đánh giá thu nhập từ DVTTKDTM trong hoạt động thanh toán sẽ biết được tình trạng TTKDTM hiện tại của NHTM Hiệu quả mà phương thức thanh toán này mang lại cho hoạt động thanh toán của NH Các NHTM luôn
nỗ lực để tăng thu nhập từ khu vực TTKDTM trong tổng thu nhập từ dịch vụ thanh toán
1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu định tính
* Mức độ hài lòng của khách hàng về TTKDTM
Trang 28Mục tiêu của các NHTM là tối đa hóa lợi nhuận Nhưng để thực hiện được điều này thì các NHTM phải thu hút được nhiều khách hàng tới sử dụng dịch vụ và trong đó có DVTTKDTM của NHTM Khách hàng chỉ hài lòng với dịch vụ khi mà NHTM cung cấp dịch vụ tốt, các giao dịch diễn ra nhanh chóng, an toàn, đảm bảo độ chính xác cao cùng với đó là phí dịch vụ rẻ Ngân hàng nào thực hiện được các yêu cầu này thì ngân hàng đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng, khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ của NHTM, tăng khả năng cạnh tranh của NHTM
* Sự an toàn
Với thời đại công nghệ đang bùng nổ hiện nay thì các tội phạm xã hội trên không gian mạng ngày càng nhiều Các tội phạm này bằng nhiều cách thức, chiêu trò khác nhau lừa nạn nhân chuyển tiền, gửi mã OTP, kích đường link lạ Khách hàng bị mất tiền, rất khó khăn trong việc lấy lại Do đó, khách hàng luôn mong muốn sử dụng dịch vụ tại các NHTM có bảo mật cao, an
toàn trong quá trình giao dịch
* Độ chính xác và nhanh chóng
Các giao dịch khi đã thực hiện sẽ được tiến hành ngay Do đó, chỉ cần một lỗi sẽ khiến cho tiền chuyển đi nhầm Vì vậy khách hàng và NHTM luôn đòi hỏi độ chính xác cao khi thực hiện giao dịch tại NH, nhất là các giao dịch thanh toán điện tử Mặt khác, khi có nhu cầu là khách hàng thường muốn đáp ứng nhu cầu càng nhanh càng tốt NHTM nào thực hiện đáp ứng nhu cầu của khách hàng càng nhanh và chính xác thì càng thu hút được nhiều khách hàng
sử dụng dịch vụ
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại
1.3.1 Nhân tố chủ quan
* Yếu tố nguồn nhân lực
Chất lượng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như thái độ, ứng xử của các cán bộ nhân viên NH đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng
Trang 29dịch vụ nói chung và DVTTKDTM nói riêng Nhiều NH khi khách hàng tới giao dịch, nhân viên thao tác rất lâu, còn chưa thuần thục các chứng từ, chưa nắm rõ khách hàng phải sử dụng giấy tờ nào Số lượng nhân viên như vậy không nhiều, chủ yếu là các nhân viên mới được tuyển dụng Tuy nhiên cũng
sẽ khiến cho khách hàng không hài lòng Do đó, các NHTM khi muốn cung cấp DVTTKDTM tốt thì trước hết phải đào tạo, bồi dư ng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên của mình
* Yếu tố cơ sở vật chất
Thời đại công nghệ 4.0, các thiết bị hệ thống luôn luôn thay đổi để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, để có thể kết nối với các tổ chức, cá nhân khác Do đó, NHTM phải thường xuyên chú trọng tới yếu tố cơ sở vật chất của mình, phải thường xuyên đầu tư trang bị thiết bị hiện đại, để có thể cung cấp DVTTKDTM nhanh chóng, chính xác, an toàn, đảm bảo sự bảo mật tốt nhất cho khách hàng Mặt khác, các thiết bị tại phòng giao dịch cũng cần phải đầu tư, nâng cấp, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng trong quá trình tới NH thực hiện dịch vụ
* Hoạt động kinh doanh chung của NH
Mỗi NH khi triển khai bất kỳ một mảng dịch vụ nào cũng phải xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đang chờ đợi mình Bên cạnh đó bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của NH dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh, một tầm nhìn phù hợp
Chiến lược Marketing giúp khách hàng đến gần hơn với dịch vụ NH
Từ đó thấy được sự tiện lợi của các DVTTKDTM, giúp người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng Hệ thống thanh toán liên NH ngày càng phát triển mạnh
mẽ hỗ trợ cho các phương thức TTKDTM được sử dụng rộng rãi
1.3.2 Nhân tố khách quan
* Các yếu tố thuộc về khách hàng
- Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân: thói quen và tâm lý ưa dùng tiền mặt có ảnh hưởng lớn đến DVTTKDTM Nếu người dân ở đâu mà
Trang 30có tâm lý và thói quen dùng tiền mặt thì ở đó TTKDTM kém phát triển, vì vậy cần phải có những biện pháp nhằm thay đổi thói quen này thì DVTTKDTM mới phát triển được
- Thu nhập của người dân: thu nhập có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TTKDTM, thu nhập của người dân càng cao thì nhu cầu sử dụng DVTTKDTM càng lớn và khi đó TTKDTM có cơ hội để phát triển
- Trình độ dân trí: TTKDTM thường gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ Khi trình độ dân trí thấp nhu cầu sử dụng các DVTTKDTM cũng thấp và ngược lại
* Các yếu tố môi trường
- Môi trường ngành
“Cạnh tranh giữa các NH nói chung và các NH trên cùng địa bàn nói riêng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng và thu hẹp thị phần của một NH Nếu trên thị trường chỉ có một NH cung cấp dịch vụ thì NH này sẽ có được lợi thế độc quyền nhưng phí lại có thể rất cao và thị trường khó trở nên sôi động Nhưng khi nhiều NH tham gia vào thị trường thì cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, và mỗi NH đều dựa vào thế mạnh của mình để làm cho sản phẩm vượt trội hơn đối thủ” [7]
- Môi trường kinh tế xã hội
Cũng như các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp khác, NHTM cũng chịu ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế xã hội Nếu như môi trường kinh tế xã hội phát triển, ổn định, khách hàng có thu nhập cao thì thường sẽ sử dụng dịch vụ nhiều, nhu cầu mua bán thanh toán nhiều, số lượng giao dịch sử dụng DVTTKDTM lớn
- Môi trường pháp lý
Nếu các chính sách chủ trương của Nhà nước thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho NHTM mở rộng được DVTTKDTM, hạn chế sử dụng tiền mặt trong lưu thông Nếu như môi trường pháp lý khó khăn, chồng chéo sẽ khiến cho NHTM gặp khó khăn trong việc phát triển DVTTKDTM
Trang 311.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nước tại một số ngân hàng và bài học cho Agribank chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nước tại một số ngân hàng
* Vietcombank chi nhánh Hải Phòng
Hiện nay, Vietcombank đang duy trì vị thế số 1 về cạnh tranh trên thị trường thẻ, được các tổ chức thẻ quốc tế: Visa và MasterCard trao giải ngân hàng có doanh số sử dụng thẻ và doanh số thanh toán tại đơn vị chấp nhận thẻ cao nhất Việt Nam Vietcombank cũng là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam độc quyền phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ American Express Vietcombank là ngân hàng tiên phong triển khai dịch vụ thẻ tại thị trường Việt Nam từ những năm 90, với một số lợi thế như: Là ngân hàng đầu tiên triển khai thanh toán trực tuyến và hiện nay đang dẫn đầu thị phần thanh toán trực tuyến, 96% thẻ quốc tế và 60% thẻ nội địa tại Việt Nam Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên ứng dụng EMV trong phát hành và thanh toán thẻ
Là ngân hàng duy nhất hiện nay chấp nhận thanh toán 7 thương hiệu thẻ quốc
tế lớn nhất thế giới: American Express, Visa, MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay Vietcombanmk cũng có hơn 2.500 máy ATM và 85.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc
Để thỏa mãn nhu cầu và kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng trong thanh toán thẻ, hiện nay, Vietcombank đang thực hiện, nghiên cứu và chuẩn
bị đưa vào triển khai: giải pháp thanh toán thẻ qua thiết bị di động (Moca/mVisa sử dụng công nghệ QR code, SamsungPay sử dụng công nghệ Tokenization,…); Triển khai chip hóa thẻ nội địa theo lộ trình của NHNN; Triển khai EMV contactless cho các sản phẩm thẻ do Vietcombank phát hành nhắm tối ưu hóa tính năng thẻ và an toàn, tiện lợi cho người dùng Vietcombank triển khai với độ bao phủ rộng lớn cho cả lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ, áp dụng cho cả sản phẩm thẻ quốc tế và nội địa Triển khai
Trang 32những sản phẩm thẻ cao cấp bậc nhất hiện nay, với nhiều tính năng và ưu đãi vượt trội, để tạo thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng như: sản phẩm thẻ American Express Centurion, Visa infinite, World MasterCard…
* Vietinbank Chi nhánh Hải Phòng
Vietinbank là một trong các ngân hàng có số lượng thẻ phát hành lớn, chiếm thị phần 21,04% Doanh số sử dụng thẻ nội địa cao, chiếm 18,76% thị phần Trong thời gian qua, Vietinbank triển khai rất mạnh việc phát triển dịch
vụ TTKDTM với các đơn vị cung ứng dịch vụ công trên địa bàn về: thu viện phí, thu học phí, thanh toán phí đường bộ, thu thuế, tiền điện… đã cung cấp cho khách hàng rất nhiều các kênh thanh toán, như: thanh toán trực tuyến qua thẻ, thanh toán qua internet banking, mobile banking, thanh toán qua hệ thống của đối tác… trên nền tảng core banking mới triển khai rất thành công Các kênh cung cấp cho khách hàng luôn hướng tới mục tiêu đa dạng hóa dịch vụ, cung cấp trải nghiệm tốt nhất đến cho khách hàng, cùng chính sách phí cạnh tranh, từ đó dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến luôn có được sự phát triển nhanh chóng và bứt phá, tốc độ tăng trưởng dịch vụ luôn ở mức rất cao Trong những năm gần đây, VietinBank luôn đi đầu khi cho ra đời nhiều hình thức thanh toán mới, như: thanh toán dùng QRCode, cung cấp mua sắm trực tuyến ngay trên ứng dụng ngân hàng thay vì qua Lazada, Amazon, thanh toán học phí, thanh toán phí cầu đường, thanh toán viện phí, tiền điện, nộp thuế và rất nhiều hình thức thanh toán kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với từng cá nhân VietinBank đã triển khai thành công hệ thống ngân hàng lõi - Core banking Dựa trên nền tảng ngân hàng lõi này, Vietinbank đang tiếp tục triển khai nhiều dịch vụ vượt trội
1.4.2 Bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nước cho Agribank chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng
Cùng với việc cung cấp dịch vụ trả lương qua tài khoản, ngân hàng cần triển khai xây dựng và hiện đại hóa các hệ thống thanh toán, từng bước tạo
Trang 33lập hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán tiên tiến, tạo sự chuyển biến tích cực đối với việc phát triển TTKDTM trong khu vực công nghiệp
Phát triển hệ thống thanh toán nội bộ với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng Công tác bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật của thẻ ngân hàng được tăng cường bằng cách áp dụng tiêu chuẩn thẻ chip nội địa, chuẩn
an toàn bảo mật dữ liệu thẻ
Phối hợp với các đơn vị triển khai thu ngân sách, liên tục đưa ra các sản phẩm về thẻ ATM, Internet Banking Tích cực ký thỏa thuận hợp tác với các
cơ quan như Cục Hải quan, KBNN, Cục Thuế triển khai thu hộ NSNN, bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử
Tiếp tục triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn cho hàng loạt các dịch
vụ như tiền điện, tiền nước, truyền hình cáp, điện thoại các loại, cước Internet,
vé máy bay và rất nhiều các dịch vụ khác, đồng thời vẫn được tham gia vào các chương trình ưu đãi hấp dẫn theo tuần, tháng và cuối chương trình
Có chính sách khuyến khích và cải thiện tính tiện lợi của thanh toán điện tử nhằm ứng dụng nhanh chóng và rộng khắp phương thức thanh toán điện tử này Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, hiện đại hóa các kênh thanh toán, giao dịch, mang lại tiện ích cho khách hàng, đẩy mạnh TTKDTM theo mục tiêu của Chính phủ và NHNN
Trang 34CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK
– CHI NHÁNH VÀM LÁNG ĐÔNG HẢI PHÒNG
2.1 Giới thiệu khái quát về Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng
Trụ sở: Thôn 7, xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng
Mã số thuế: 0100686174-906 được cấp ngày 19/4/2014
Giám đốc: Ông Nguyễn Đình Tiếp
Trong suốt những năm qua, chi nhánh luôn hoạt động hết mình phục vụ cho các hộ nông thôn, các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương nhằm phát triển kinh tế xã hội của thành phố và đất nước Hiện nay, Agribank - Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng là một trong những NHTM bán lẻ đa năng xếp hạng đầu trên địa bàn huyện Tiên Lãng, Hải Phòng
Kể từ khi thành lập cho tới nay, Agribank - Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng đã có nhiều bước chuyển mình cho phù hợp với xu hướng hiện đại,
mở cửa của nền kinh tế mới Để có thể phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn chi nhánh không ngừng đổi mới cả về trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại lẫn số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ nhân viên NH Nếu như giai đoạn đầu mới thành lập chi nhánh chỉ có hơn 10 nhân viên với trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm tỷ lệ 70% thì tới cuối năm 2022 con số này lên tới 16 người với 100% trình độ đại học và trên đại học Không những vậy, cơ sở hạ tầng của chi nhánh cũng được nâng cấp với tòa nhà văn phòng khang trang sạch sẽ thoáng mát làm trụ sở giao dịch cùng các trang thiết bị hiện đại, công
Trang 35nghệ cao
Chính nhờ chất lượng dịch vụ phục vụ chăm sóc khách hàng của chi nhánh ngày một tốt hơn nên đã thu hút lượng lớn khách hàng tới giao dịch Trước đây khách hàng vay vốn của chi nhánh chủ yếu là các hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh và một số tổ hợp tác xã, kinh tế còn mang tỉnh manh mún, nhỏ hẹp thì hiện nay khách hàng đến với chi nhánh đa dạng với nhiều thành phần kinh tế thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau Agribank
- Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, triển khai mở rộng nhiều gói SPDV nhằm đáp ứng tốt nhất, nhiều nhất các nhu cầu của KH theo đúng phương châm của hệ thống Agribank trên toàn quốc là: “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng” từ đó góp phẩn thúc đẩy kinh tế tăng trưởng phát triển trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Phòng Hành chính tổng hợp Phó Giám Đốc phụ trách kế toán
Trang 36Với chức năng nhiệm vụ của mình là nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân bằng VNĐ và ngoại tệ; Thực hiện đầu tư tín dụng phát triển hộ gia đình, cá nhân… dưới hình thức cấp tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn; Thực hiện các dịch vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn: Mở L/C, bảo lãnh tín dụng, chuyển tiền điện tử, chi trả kiều hối, dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo hiểm… và các SPDV tiên tiến hiện đại khác, Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng có bộ máy tổ chức quản lý như sơ đồ 2.1 sau:
Ban Giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Các Trưởng, Phó phòng cũng có các chức năng, nhiệm vụ khác nhau và được quy định cụ thể rõ ràng trong nội quy điều lệ của Chi nhánh Trưởng phòng cần phải nắm rõ hoạt động chung của cả phòng với nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực mình quản lý; Tham gia quản lý về mặt kinh doanh cũng như nhân sự của phòng mình và báo cáo cấp trên khi có yêu cầu Phó phòng có vai trò là người giúp việc cho trưởng phòng, phụ trách các hoạt động cụ thể trong lĩnh vực quản lý của phòng, thực hiện các công việc thay trưởng phòng khi trường phòng đi vắng và phải có ủy quyền phù hợp với quy định của NH
Phòng Kế toán ngân quỹ chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc huy động vốn bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chuyển khoản, séc, ủy nhiệm chi
Phòng Kế hoạch kinh doanh chịu trách nhiệm chủ yếu trong lĩnh vực cho vay, tìm kiếm KH vay vốn, sử dụng vốn
Phòng Hành chính tổng hợp chịu trách nhiệm chủ yếu trong vấn đề nhân sự, mua bán trang thiết bị, hội họp, văn thư
2.1.3 Một số kết quả kinh doanh của Chi nhánh
* Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng
Trang 37Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng
1 Tiền gửi dân cƣ 429.076 580.705 734.072 1.297.137 1.497.860 151.629 35,34 153.367 26,41 563.065 76,70 200.723 15,47
Trang 38Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh
(Nguồn: Agribank chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng)
Hoạt động huy động vốn tại Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng trong giai đoạn 2018-2022 liên tục tăng lên qua các năm Năm
2019, tổng tiền huy động vốn của chi nhánh tăng so với năm 2019 là 152.231 triệu đồng (35,41%) Năm 2020 hoạt động huy động vốn tiếp tục tăng khi mà tổng tiền huy động vốn chi nhánh đạt đƣợc là 735.493 triệu đồng, tăng so với năm 2019 chỉ có 153.396 triệu đồng Năm 2021, tốc độ tăng đƣợc đẩy mạnh với 76,61% với số tiền tăng thêm là 563.475 triệu đồng Năm 2022 tổng tiền huy động vốn tăng thêm 201.156 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 15,49%
Phân loại tiền gửi theo đối tƣợng ta thấy tại Chi nhánh tiền gửi của dân
cƣ chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với tiền gửi của các TCKT Năm 2018, trong tổng số 429.866 triệu đồng tiền huy động vốn thì có tới 429.076 triệu đồng tiền gửi của dân cƣ, tiền gửi của các TCKT chỉ có 790 triệu đồng Trải qua các năm, tiền gửi của dân cƣ và của các TCKT đều tăng lên Năm 2022 tiền gửi dân cƣ tăng đƣợc thêm 200.723 triệu đồng so với năm 2021, tỷ lệ tăng là 15,47% còn tiền gửi của các TCKT tăng 433 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 23,65%
Trang 39Xét theo kỳ hạn gửi thì tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng lớn nhất; tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất do tiền gửi này lãi suất thấp Năm 2018, tiền gửi không kỳ hạn là 12.78 triệu đồng, tiền gửi
kỳ hạn dưới 12 tháng là 202.783 triệu đồng, tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 214.303 triệu đồng Năm 2019, tất cả tiền gửi các kỳ hạn tăng lên, trong
đó tiền gửi không kỳ hạn tăng thêm 7.020 triệu đồng (54,93%), tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tăng thêm 20.463 triệu đồng (10,09%), tiền gửi kỳ hạn từ
12 tháng trở lên tăng nhiều nhất là 124.748 triệu đồng (58,21%) Các năm tiếp theo tổng tiền gửi tăng lên, nguyên nhân là do tiền gửi các kỳ hạn đều tăng Năm 2022 vừa qua tiền gửi không kỳ hạn tăng lên từ 61.027 triệu đồng tới 104.583 triệu đồng, tốc độ tăng là 71,37%; tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tăng
ít nhất là từ 441.364 triệu đồng lên mức 460.245 triệu đồng, tốc độ tăng là 4,28%; tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng thêm được so với năm trước là 138.719 triệu đồng, tỷ lệ tăng thêm là 17,41%
Nhìn chung, tiền gửi dân cứ chiếm tỷ trọng lớn, là nhóm khách hàng chủ chốt của Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng trong hoạt động huy động vốn Đây cũng là một lợi thế của chi nhánh do nguồn vốn huy động này có tính ổn định cao với chi phí tương đối thấp Hơn nữa tiền gửi có
kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao giúp chi nhánh có được nguồn vốn ổn định đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của người dân
* Hoạt động tín dụng
Trong giai đoạn 2018-2022, Agribank – Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng luôn chú trọng tới hoạt động tín dụng vì hoạt động này mang lại nguồn thu chủ yếu cho chi nhánh Chi nhánh xác định mục tiêu tăng dư nợ tín dụng nhưng song song cùng với đó là xây dựng các biện pháp cụ thể thực hiện thu nợ kịp thời, tập trung giải ngân các cam kết đã ký Đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn phù hợp với dòng tiền của khách hàng Chi nhánh khuyến khích cho vay các kỳ hạn ngắn nhằm tăng nhanh vòng quay sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trang 40Bảng 2.2: Dƣ nợ tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng
Đơn vị tính: Triệu đồng
1 Cho vay doanh nghiệp 10.622 37.014 63.891 98.131 113.092 26.392 248,47 26.877 72,61 34.240 53,59 14.961 15,25
2 Cho vay hộ SX và CN 198.543 286.763 375.824 602.795 725.972 88.220 44,43 89.061 31,06 226.971 60,39 123.177 20,43
1 Cho vay ngắn hạn 137.986 195.669 287.042 484.261 617.177 57.683 41,80 91.373 46,70 197.219 68,71 132.916 27,45
2 Cho vay trung và dài hạn 71.179 128.108 152.673 216.665 221.887 56.929 79,98 24.565 19,18 63.992 41,91 5.222 2,41
(Nguồn: Agribank - Chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng)
Biểu đồ 2.2: Dƣ nợ tín dụng tại Chi nhánh
(Nguồn: Agribank chi nhánh Vàm Láng Đông Hải Phòng)