Phân tích diễn ngôn là một trong những hướng nghiên cứu mới so với những chuyên ngành khác của ngôn ngữ học, song nó cũng đã đạt được những thành tựu nhất định cả về mặt lý luận cũng như
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ HOÀ
TIẾP CẬN TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO
TỪ GÓC ĐỘ PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hải Phòng – 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ HOÀ
TIẾP CẬN TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO
TỪ GÓC ĐỘ PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220102
Người hướng dẫn khoa học: T.S Tống Thị Hường
Hải Phòng – 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ: “Tiếp cận truyện ngắn của Nam Cao từ
góc độ phân tích diễn ngôn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào
Hải Phòng, tháng 11 năm 2023
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hòa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn với đề tài “Tiếp cận
truyện ngắn của Nam Cao từ góc độ phân tích diễn ngôn” em luôn nhận được
sự ủng hộ, động viên giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới T.S Tống Thị Hường, người đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu giúp
em hoàn thành luận văn trong điều kiện tốt nhất có thể Cô là tấm gương, là người đã dạy cho em sự nghiêm túc, cẩn trọng trong khoa học Cô luôn luôn động viên và ủng hộ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện bản luận văn này
Em xin cảm ơn các thầy, cô giảng viên đã tận tình chỉ dạy và trang bị cho em những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian ngồi trên giảng đường sau đại học Những kiến thức quý báu đó đã làm nền tảng cho em để có thể hoàn thành luận văn này
Em xin được cảm ơn tất cả quý thầy cô Phòng Đào Tạo Sau đại học, thầy
cô giáo Khoa Ngữ văn và Khoa học xã hội, những người thân yêu trong gia đình cùng bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài
Hải Phòng, tháng 11 năm 2023
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hòa
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……….i
LỜI CẢM ƠN……… ii
MỤC LỤC……… iii
DANH MỤC CÁC BẢNG……… v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Kết cấu của luận văn 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9
1.1 Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn 9
1.1.1 Diễn ngôn 9
1.1.2 Phân tích diễn ngôn 12
1.2 Thể loại truyện ngắn và truyện ngắn Nam Cao 15
1.2.1 Thể loại truyện ngắn 15
1.2.2 Truyện ngắn của Nam Cao 16
1.3 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao 19
1.3.1 Cuộc đời 19
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác 20
Tiểu kết 22
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VỀ TRƯỜNG VÀ KHÔNG KHÍ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO 23
2.1 Đặc trưng về trường trong truyện ngắn của Nam Cao 23
2.1.1 Đặc trưng về trường trong truyện ngắn của Nam Cao qua đề tài 23
2.1.2 Đặc trưng về trường trong truyện ngắn của Nam Cao qua chủ đề 28
2.2 Đặc trưng về không khí trong truyện ngắn của Nam Cao 39
2.2.1 Đặc trưng về không khí trong truyện ngắn của Nam Cao qua các cặp từ xưng hô 39
Trang 62.2.2 Đặc trưng về không khí trong truyện ngắn của Nam Cao qua ngôn
ngữ độc thoại nội tâm 52
2.2.3 Đặc trưng về không khí trong truyện ngắn của Nam Cao qua giọng điệu của nhà văn 57
Tiểu kết 62
CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG VỀ CÁCH THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO 65
3.1 Đặc trưng về cách thức trong truyện ngắn của Nam Cao qua cách xây dựng kết cấu truyện 65
3.1.1 Kết cấu tuyến tính 66
3.1.2 Kết cấu tâm lý 67
3.1.3 Kết cấu trần thuật đa tuyến 69
3.1.4 Kết cấu trần thuật đơn tuyến 71
3.2 Đặc trưng về cách thức trong truyện ngắn của Nam Cao qua cách tổ chức lập luận (tập trung ở truyện ngắn Chí Phèo) 73
3.3 Đặc trưng về cách thức trong truyện ngắn của Nam Cao qua cách đặt tên nhân vật 79
3.3.1.Tên nhân vật thể hiê ̣n đặc điểm ti ́nh cách 80
3.3.2 Tên nhân vật thể hiện số phận, cuộc đời 83
3.3.3 Tên nhân vật thể hiện nghề nghiệp, chức vụ, thứ bậc 85
3.3.4 Tên nhân vật thể hiện đặc điểm hình dáng 87
3.3.5 Tên nhân vật giống tên đồ vật, con vật 86
Tiểu kết 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê đề tài trong truyện ngắn của Nam Cao………24
Bảng 2.2 Chủ đề 15 tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao……… 29
Bảng 2.3 Thống kê các nhóm chủ đề trong truyện ngắn của Nam Cao… 30
Bảng 2.4 Tổng hợp các cặp từ xưng hô trong truyện ngắn của Nam Cao (đề tài người nông dân)……….……… 40
Bảng 2.5 Tổng hợp các cặp từ xưng hô trong truyện ngắn của Nam Cao (đề tài người trí thức tiểu tư sản)……… 47
Bảng 3.1 Thống kê các kiểu kết cấu truyện ngắn của Nam Cao………… 65
Bảng 3.2 Cấu trúc lập luận 1 trong lời nói của bá Kiến……… 75
Bảng 3.3 Cấu trúc lập luận 2 trong lời nói của bá Kiến………76
Bảng 3.4 Sơ đồ mạng lập luận trong lời nói của bá Kiến……….76
Bảng 3.5 Cấu trúc lập luận 1 trong lời nói của Chí Phèo……… 77
Bảng 3.6 Cấu trúc lập luận 2 trong lời nói của Chí Phèo……… 77
Bảng 3.7 Sơ đồ mạng lập luận trong lời nói của bá Kiến……… 77
Bảng 3.8 Thống kê các cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao 80
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Hiện nay, xu hướng ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào các sản phẩm ngôn ngữ, các kiểu loại diễn ngôn cụ thể đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã cung cấp nhiều nội dung về ngôn ngữ xã hội, tư tưởng, văn hóa và xây dựng khung lý luận cho phân tích diễn ngôn Phân tích diễn ngôn là một trong những hướng nghiên cứu mới so với những chuyên ngành khác của ngôn ngữ học, song nó cũng đã đạt được những thành tựu nhất định cả về mặt lý luận cũng như thực hành Trong quá trình định hình, phân tích diễn ngôn đã tiếp thu thành quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác như ngôn ngữ học, ký hiệu học, tâm lý học, nhân loại học,
xã hội học, văn học,…để dần dần hình thành một hướng nghiên cứu cách thức
sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, một chuyên ngành có liên quan tới nhiều ngành khoa học khác nhau
Phân tích diễn ngôn là một trong những hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới theo hệ hình chức năng luận: nghiên cứu ngôn ngữ trong giao tiếp, trong quá trình sử dụng; nhấn mạnh đến chức năng và tính mục đích của các hình thức ngôn ngữ trong quá trình hành chức Trong thực tế nghiên cứu lý thuyết phân tích diễn ngôn ở Việt Nam những năm qua, nhưng nguồn cứu liệu chủ yếu tập trung vào ngôn ngữ báo chí, diễn ngôn khẩu hiệu, quảng cáo hay diễn ngôn chính trị - xã hội chứ không tập trung nhiều vào diễn ngôn văn học
Văn học luôn phản ánh đời sống Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 đã có công lao vô cùng to lớn đối với việc khắc hoạ một xã hội mà trong đó đầy rẫy những bất công tàn ác, vô nhân tính Bên cạnh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,…Nam Cao là người
đã đưa nền văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam đầu thế kỉ XX lên đến đỉnh cao với hàng loạt tác phẩm đặc sắc Sáng tác của Nam Cao đã vượt lên trên những thách thức nghiệt ngã của thời gian Lớp bụi thời gian ngày càng phủ
Trang 9mờ theo tháng năm thì những tác phẩm của ông lại càng thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc, giá trị hiện thực to lớn cùng vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật tài hoa, độc đáo
Nam Cao là một nhà văn giàu sức sáng tạo trong ngôn ngữ Giọng văn lạnh lùng nhưng ấm áp, ngôn ngữ bình dị nhưng đa thanh, đa tầng, giàu sức gợi Đọc tác phẩm của Nam Cao, người ta không thể dừng lại bởi trước hết là
do sự lôi cuốn của cốt truyện, đặc biệt là ngôn ngữ dẫn dắt người đọc về phía trước cho đến những dòng cuối cùng Ngôn ngữ trong các sáng tác của Nam Cao là đề tài được khảo cứu nhiều năm trên nhiều phương diện khác nhau Từ
lý thuyết của phân tích diễn ngôn, chúng tôi tiếp cận những sáng tác của ông
để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này Với mong muốn đưa hướng nghiên cứu của mình vào một địa hạt ngôn ngữ có sức lay động quần chúng mạnh mẽ, cũng như thể hiện sâu sắc nghệ thuật ngôn từ của Nam Cao, chúng tôi lựa chọn thực
hiện đề tài luận văn thạc sĩ "Tiếp cận truyện ngắn của Nam Cao từ góc độ
phân tích diễn ngôn”
Thực hiện đề tài này, tác giả luận văn mong muốn góp thêm vào phương pháp phân tích tác phẩm văn chương nói chung, của Nam Cao nói riêng hướng tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ học
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Những nghiên cứu về phân tích diễn ngôn
Trên thế giới hay ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân tích diễn ngôn cũng như việc ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào việc nghiên cứu những diễn ngôn văn học
Harris [21] là học giả tiên phong áp dụng thuật ngữ “phân tích diễn ngôn” Năm 1952, ông đã đề cập đến vấn đề này trong một bài báo có nhan đề
“Phân tích diễn ngôn” (Discourse Analysis) Harris đã đề xuất khái niệm “diễn
ngôn” là văn bản liên kết, ở cấp độ cao hơn câu, đồng thời ông cũng cho rằng, diễn ngôn là đối tượng của phân tích diễn ngôn; bên cạnh đó, ông cũng chỉ rõ, văn bản mới thể hiện sự hoạt động của ngôn ngữ chứ không phải câu hay từ,
Trang 10và đặc trưng của đơn vị này là sự thống nhất nghĩa và chức năng giao tiếp Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn khá mới mẻ đối với công chúng; mặt khác, mặc
dù Harris đã nhắc đến phép phân tích toàn bộ diễn ngôn, tuy nhiên sức thuyết phục ở các lập luận của Haris chưa cao và ông cũng chưa đưa ra một mô hình phân tích hoàn chỉnh Vì vậy, sự phổ biến của khái niệm diễn ngôn, phân tích diễn ngôn ở thời điểm hiện nay còn rất hạn chế
Tiếp nối Harris là Mitchell (1957), tiếp theo đến là Sinclair và Coulthard (1975, 124) đã góp phần đưa thuật ngữ trên gần gũi với công chúng hơn Tiêu
biểu là công trình Towards an Analysis of Discourse (Về một phân tích diễn
ngôn) của Sinclair và Coulthard ( 1975)
Năm 1975, trong công trình Logic and conversation ( Logic và hội thoại), Grice đã phác thảo lý thuyết về hàm ngôn (theory of implicature) Công trình
này được coi là một trong những công trình có sức ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của ngữ dụng học
Phân tích diễn ngôn vào Việt Nam khá muộn Có thể nói, phân tích diễn ngôn ở Việt Nam là một quá trình phát triển qua hai giai đoạn từ ngữ pháp văn bản đến phân tích diễn ngôn
Ở giai đoạn đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã bước đầu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giao tiếp, phân tích diễn ngôn và cấu trúc của văn bản Trong những nghiên cứu của mình, tuy không đi sâu vào khái niệm, bản chất của phân tích diễn ngôn những quan điểm của tác giả đối với vấn đề ngữ pháp văn bản đã mở đường cho hướng nghiên cứu ngôn ngữ trên câu Có thể kể đến một số tác giả với những công trình tiêu biểu như: Trần Ngọc Thêm với
công trình Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (1985) và Diệp Quang Ban với công trình Giao tiếp Văn bản Mạch lạc Liên kết Đoạn văn (2002),…
Ở giai đoạn tiếp theo, Đỗ Hữu Châu với bài viết Tìm hiểu văn hóa qua
ngôn ngữ (Tạp chí Ngôn ngữ, số 10/2000) đã đề cập đến mối liên hệ giữa ngôn
ngữ với những yếu tố văn hóa - ngữ cảnh, một nhân tố quan trọng trong quá trình tìm hiểu và phân tích diễn ngôn
Trang 11Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Dụng học Việt ngữ (2000) cũng
đề cập đến một số vấn đề của phân tích diễn ngôn như: diễn ngôn và phân tích diễn ngôn, diễn ngôn và văn bản, liên kết và mạch lạc, cấu trúc thông tin, ngữ dụng học diễn ngôn,… Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh đến 3 yếu tố là trường diễn ngôn, tính chất diễn ngôn và phương thức diễn ngôn Đây là những khái niệm quan yếu của lý thuyết phân tích diễn ngôn
Chuyên luận Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp
(2003) của tác giả Nguyễn Hòa đã giới thiệu lý thuyết phân tích diễn ngôn một cách chi tiết và đầy đủ ở Việt Nam Với chuyên luận này, Nguyễn Hoà đưa ra cái nhìn cụ thể về vấn đề phân tích diễn ngôn từ lý thuyết đến ứng dụng thực
tế Ngoài những nội dung chính như định nghĩa diễn ngôn, đặc trưng, vấn đề liên quan đến diễn ngôn, những hướng chủ yếu của phân tích diễn ngôn hay các vấn đề ngữ cảnh, giao tiếp,… tác giả cũng rất chú trọng về tính mạch lạc của diễn ngôn và cho rằng đây là một trong những vấn đề quan trọng thuộc về bản chất của diễn ngôn Nguyễn Hoà đã lựa chọn phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp để áp dụng nghiên cứu, phân tích nguồn ngữ liệu thể loại diễn ngôn tin trong tiếng Anh và thể loại bình luận chính trị trong tiếng Việt
Trong Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản (2012), Diệp Quang Ban
đã dành chương 4 và chương 5 để đề cập đến vấn đề diễn ngôn và phân tích diễn ngôn Ngoài việc giới thiệu quá trình hình thành phân tích diễn ngôn, những vấn đề về phân tích diễn ngôn phê bình và ngôn ngữ học sinh thái, tác giả còn chỉ ra một số hướng có thể áp dụng phân tích diễn ngôn vào phân tích ngôn ngữ nghệ thuật, như âm thanh ngôn ngữ suy diễn được, nhịp điệu suy diễn được, từ suy diễn được, việc chọn từ để dùng, hiện thực được miêu tả suy
diễn được, Có thể nói, cuốn sách này của Diệp Quang Ban là một trong những
công trình có nhiều đóng góp to lớn, là tài liệu quan trọng cho những nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết phân tích diễn ngôn
Ngoài những tác giả nêu trên, thì một số tác giả khác như Cao Xuân Hạo, Nguyễn Đức Dân (1996, 1998), Hoàng Phê (2003),… cũng đã đề cập đến các
Trang 12vấn đề liên quan đến diễn ngôn và phân tích diễn ngôn với những góc độ khác nhau
Như vậy, đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những nội dung liên quan đến phân tích diễn ngôn Ở khía cạnh tổng quát nhất, những công trình trên đã khẳng định được vai trò, ý nghĩa và vị trí của lý thuyết phân tích diễn ngôn đối với quá trình nghiên cứu và phân tích ngôn ngữ; nhấn mạnh những ưu điểm của lý thuyết phân tích diễn ngôn so với những ngành khoa học liên quan, đồng thời góp phần xây dựng, hình thành nên hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới: ngôn ngữ trong quá trình sử dụng
2.2 Những nghiên cứu về phân tích diễn ngôn (ngôn ngữ) trong truyện ngắn Nam Cao
Những công trình nghiên cứu về phân tích diễn ngôn cũng phong phú và
đa dạng trên nhiều khía cạnh, phương diện: đặc điểm và chức năng, ngữ cảnh
và ý nghĩa, cấu trúc thông tin, bản chất quy chiếu của diễn ngôn và sự vận dụng phân tích diễn ngôn đối với việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của từng kiểu loại văn bản Tuy nhiên, cho đến hiện nay, ở Việt Nam, theo chúng tôi biết chỉ có một số ít công trình vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn để nghiên cứu và tìm hiểu về đặc điểm ngôn ngữ văn học như tiểu thuyết, truyện ngắn của một tác giả cụ thể, như một số công trình sau:
Diễn ngôn về thành phố trong sáng tác của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Bình Phương (2016), Diễn ngôn đô thị trong tiểu thuyết của Thuận, tác giả Trần
Minh Tùng (2018) Hay trong công trình Phân tích diễn ngôn tác phẩm văn học
(Trường hợp Bến không chồng của Dương Hướng) của tác giả Đặng Thị Lành
(2023) đã ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn trên các bình diện liên kết, mạch lạc và ngữ vực
Qua tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng những công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Nam Cao chiếm số lượng rất ít, có thể kể đến
luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Văn Lăng (2013) với công trình “Một số tác phẩm
của Nam Cao dưới ánh sáng của phân tích diễn ngôn và dụng học” Đối tượng
Trang 13khảo sát của luận án là tác phẩm Chí Phèo và Sống mòn của Nam Cao Luận
án đã ứng dụng cách tiếp cận của phân tích diễn ngôn và dụng học để nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật thuộc về phê bình ngôn ngữ học Tác giả đã nghiên cứu công trình theo hướng: tìm hiểu bố cục của từng tác phẩm, xác lập các quan
hệ giữa các nhân vật như là ngữ cảnh xã hội - văn hoá trực tiếp của nhân vật và nhóm người, nêu chức năng của các nhân vật tiêu biểu, phát hiện các ngôn từ giữ vai trò “kí hiệu học xã hội” được phản ánh trong từng tác phẩm,… Hay
Nguyễn Thị Thu Hằng (2015) với bài viết“Diễn ngôn hội thoại và độc thoại
nội tâm trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao” (tạp chí Khoa học Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) cũng đã vận dụng cơ sở lí luận của Dụng
học, Phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
nhưng đi sâu vào tìm hiểu ở hội thoại và độc thoại nội tâm
Như vậy, có thể thấy, phân tích diễn ngôn là hướng nghiên cứu được nhiều người quan tâm khi nghiên cứu tác phẩm văn học Tuy nhiên, việc tiếp cận truyện ngắn của Nam Cao ở góc độ phân tích diễn ngôn dựa trên ba đặc
trưng trường, không khí và cách thức vẫn còn bỏ ngỏ Vì thế, tiếp thu và kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, luận văn “Tiếp cận truyện
ngắn của Nam Cao từ góc độ phân tích diễn ngôn” sẽ vận dụng lí thuyết phân
tích diễn ngôn để phân tích, nhìn nhận, đánh giá những đặc trưng nổi bật trong truyện ngắn của Nam Cao Chúng tôi mong muốn rằng việc vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào việc khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn Nam Cao sẽ giúp phát hiện thêm những nét độc đáo góp phần làm nên cái hay, cái đẹp, cái tinh
tế của ngòi bút đầy chất sống thực tế của nhà văn Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng mong muốn tham góp thêm kinh nghiệm thực tiễn về việc phân tích diễn ngôn các tác phẩm văn học thuộc thể tự sự
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm mục đích tìm hiểu đặc trưng về trường, không khí và
cách thức trong truyện ngắn của Nam Cao, từ đó có những đánh giá, nhận xét
Trang 14về đặc điểm nổi bật trong các diễn ngôn văn học (thể loại truyện ngắn) của Nam Cao
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, thống kê sự xuất hiện của các yếu tố ở phương diện trường,
không khí và cách thức trong truyện ngắn của Nam Cao
- Vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn để làm rõ thể loại truyện ngắn
của Nam Cao ở ba phương diện đặc trưng trường, không khí và cách thức
- Nhận diện các sản phẩm ngôn từ và những sáng tạo về ngôn ngữ của nhà văn Nam Cao
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tác phẩm truyện ngắn của Nam
Cao dưới góc độ phân tích diễn ngôn (cụ thể qua các đặc trưng trường, không
khí và cách thức)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn vận dụng lí thuyết phân tích diễn ngôn
để tìm hiểu đặc trưng trường, không khí và cách thức trong các tác phẩm truyện
ngắn của Nam Cao
- Phạm vi nguồn ngữ liệu: tuyển tập Truyện ngắn Nam Cao (2022) tái
bản lần thứ 2, NXB Kim Đồng
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp và thủ pháp sau:
5.1 Phương pháp phân tích diễn ngôn
Trong phương pháp này, chúng tôi đã làm rõ các phương diện: đặc trưng
về không khí và đặc trưng về cách thức trong truyện ngắn của Nam Cao
5.2 Phương pháp phân tích, miêu tả
Với phương pháp này, chúng tôi chú trọng phân tích, miêu tả cấu trúc diễn trong truyện ngắn của Nam Cao
Trang 155.3 Thủ pháp thống kê, phân loại
Thủ pháp thống kê, phân loại được vận dụng trong quá trình khảo sát,
tìm hiểu các đặc trưng về trường, không khí và cách thức trong truyện ngắn của
Nam Cao
6 Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm các phần: mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo Phần nội dung được cấu tạo thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Đặc trưng về trường và không khí trong truyện ngắn của
Nam Cao
Chương 3: Đặc trưng về cách thức trong truyện ngắn của Nam Cao
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn
1.1.1 Diễn ngôn
Khi nghiên cứu về diễn ngôn, người ta nghiên cứu cả mặt ngôn ngữ nói
và viết Ngôn ngữ viết hay văn bản là một thuật ngữ khoa học dùng để chỉ dữ liệu ngôn từ của một hành vi giao tiếp Văn bản là một dữ liệu in ấn khá quen thuộc dùng trong nghiên cứu văn học hay rất nhiều ngành khoa học khác Một văn bản có thể được trình bày theo những hình thức khác nhau nhưng nội dung văn bản thì giống nhau
Văn bản và diễn ngôn là hai khái niệm cơ bản của phân tích diễn ngôn nhưng đôi khi hai khái niệm này vẫn được dùng thay thế cho nhau Văn bản được hiểu theo hai phương diện: sản phẩm và quá trình Điều này là do các nghiên cứu coi văn bản là một sản phẩm thực thể có thể ghi lại được, có cấu trúc nhất định (sản phẩm); hay văn bản là sự lựa chọn nghĩa liên tục, một quá trình vận động qua các ngữ vực và mỗi loạt lựa chọn lại tạo môi trường cho các loạt lựa chọn khác (quá trình)
Khái niệm diễn ngôn được nằm trong sự đối chiếu với khái niệm văn bản
Crystal định nghĩa: “Diễn ngôn là một chuỗi ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn
ngữ nói) liên tục lớn hơn câu, thường tạo nên một đơn vị mạch lạc, như bài truyền giáo, một lý lẽ, hay một chuyện tiếu lâm hay chuyện kể”, còn “Văn bản
là một đoạn diễn ngôn nói hay viết, hoặc thể hiện ở dạng ký hiệu sử dụng tự nhiên, được xác định để phân tích Đây thường là một đơn vị ngôn ngữ có một chức năng giao tiếp có thể xác định được như một cuộc hội thoại hay tấm áp phích.”
Theo Diệp Quang Ban [6, 212], có ba giai đoạn cơ bản trong sử dụng hai khái niệm này như sau:
Trang 17“Giai đoạn 1: Văn bản (text) chỉ chung các sản phẩm ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói có mạch lạc, liên kết
Giai đoạn hai: vấn đề ngôn ngữ được quan tâm nhiều hơn, tạo thế cân bằng với sự kiện nói bằng ngôn ngữ Hai thuật ngữ này được sử dụng song song Tuy nhiên, có xu hướng sử dụng thuật ngữ “văn bản” để chỉ những sự kiện nói bằng chữ viết, khái niệm “diễn ngôn” chỉ sự kiện nói bằng miệng
Giai đoạn ba: nảy sinh khó khăn trong việc phân định rạch ròi giữa dạng nói và dạng viết Thuật ngữ “diễn ngôn” được sử dụng như thuật ngữ “văn bản”
sử dụng trong giai đoạn đầu, chỉ chung cả sự kiện nói bằng miệng lẫn sự kiện nói bằng chữ viết”
Tiếp thu những quan điểm trên, Nguyễn Hòa [23, 32] phân biệt hai khái niệm diễn ngôn và văn bản như sau:
“Văn bản như là sản phẩm ngôn ngữ ghi nhận lại quá trình giao tiếp hay
sự kiện giao tiếp nói và viết trong một hoàn ảnh giao tiếp xã hội cụ thể.”
“Diễn ngôn là sự kiện hay quá trình giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất có mục đích không có giới hạn được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội
cụ thể.”
“Diễn ngôn” - với tư cách là một sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh - phải có tính chủ đề Chủ đề tạo nên tính thống nhất về mặt nội dung của diễn ngôn Tính mạch lạc của diễn ngôn được tạo nên không chỉ bởi các yếu tố liên kết mà còn nhờ sự tổ chức các yếu tố ngôn ngữ sao cho hợp lý” [23, tr 33]
Trên thực tế, rất khó phân định rạch ròi giữa hai khái niệm trên bởi lẽ chúng luôn có sự đan cài - trong văn bản sẽ có cái diễn ngôn, trong diễn ngôn
sẽ có cái văn bản Theo Nguyễn Hòa, các khía cạnh của “phân tích văn bản” bao gồm các yếu tố như liên kết, cấu trúc đề - thuyết, cấu trúc thông tin, kiểu loại diễn ngôn, cấu trúc diễn ngôn Còn các khía cạnh của diễn ngôn sẽ bao gồm mạch lạc, các hành động nói, sử dụng kiến thức nền…
Trong các từ điển ngôn ngữ phổ thông, diễn ngôn thường được hiểu theo hai nghĩa Thứ nhất, diễn ngôn là sự giao tiếp bằng tiếng nói (cuộc trò chuyện,
Trang 18lời nói, bài phát biểu…) Thứ hai, diễn ngôn là sự nghiên cứu tường minh, có
hệ thống về một đề tài nào đó (luận án, luận văn, các sản phẩm của suy luận…)
Cả hai định nghĩa thông dụng này đều xem diễn ngôn là thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ Trong hai trường hợp này diễn ngôn là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, được đồng nhất với văn bản (bao gồm cả văn bản nói và văn bản viết) Cũng chính từ cách hiểu phổ biến này mà hướng phân tích diễn ngôn thường bị nhầm lẫn về mặt bản chất với phân tích văn bản Văn bản là khái niệm được khai thác sâu sắc bởi hướng tiếp cận của chủ nghĩa cấu trúc, trong tương quan phân biệt với tác phẩm Văn bản là hình thức tồn tại của tác phẩm, nhấn mạnh khái niệm văn bản là nhấn mạnh đến cấu trúc nội tại của tác phẩm,
hệ thống tổ chức ngôn ngữ, tổ chức hình tượng nhằm chuyển tải được ý nghĩa Văn bản chỉ là dạng thức tồn tại cụ thể của diễn ngôn mà thôi Và một diễn ngôn không chỉ tồn tại trên một văn bản, diễn ngôn là hiện tượng xuyên văn bản, liên văn bản, thậm chí siêu văn bản Để nhận diện một diễn ngôn, cần có cái nhìn xuyên qua, kết nối các văn bản có cùng một nội dung biểu đạt, cùng hướng tiếp cận đối tượng, sử dụng cùng một hệ biểu tượng… Sự kết nối này cũng không phải là một phép cộng giản đơn cho ra kết quả là diễn ngôn bằng các văn bản cộng lại Đó phải là sự nhìn nhận văn bản trong tính liên kết và liên tục tương tác với nhau và tương tác với các yếu tố ngoài văn bản có liên quan
đến quá trình tạo lập văn bản Trong bài biết Quan niệm diễn ngôn như là yếu
tố siêu ngôn ngữ của nghiên cứu văn học, nhà nghiên cứu Juri Rudnev đã trích
lại ý được diễn giải trong từ điển của Arutiunova: “diễn ngôn là văn bản có tính liên kết trong tổng hòa với các nhân tố ngoài ngôn ngữ, xã hội học, tâm lí học…
và các nhân tố khác, còn văn bản được xem xét về phương diện sự kiện.” Diễn ngôn không là một kiểu cấu trúc văn bản, một công thức biểu đạt cụ thể mà là một cơ chế văn hóa tinh thần trừu tượng thống nhất các văn bản và chi phối đến
quá trình tạo lập và sự tồn tại của văn bản Diễn ngôn là sự tổng hòa các mối quan hệ của bối cảnh lịch sử, môi trường xã hội, tâm lí chủ thể, những giới hạn ngôn ngữ, định kiến văn hóa,… đến văn bản và quan hệ giữa các văn
Trang 19bản trong sự tương tác, ảnh hưởng, chi phối, giới hạn lẫn nhau Như vậy
diễn ngôn không phải là văn bản nhưng luôn luôn có mặt trong văn bản, nó là một siêu văn bản
1.1.2 Phân tích diễn ngôn
1.1.2.1 Phân tích diễn ngôn
Diệp Quang Ban quan niệm: Phân tích diễn ngôn là đường hướng tiếp
cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/ văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực (register) mà nội dung hết sức phong phú và đa dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách chức năng, phong cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn hóa, dân tộc) [6, tr 158]
1.1.2.2 Các yếu tố đặc trưng trong phân tích diễn ngôn
Trong phân tích diễn ngôn có trường (field), không khí (tenor) và cách
thức (mode) Cả ba yếu tố này đều có tác động chi phối lớn đến đặc điểm của
diễn ngôn
a Trường của diễn ngôn
Theo M.K.A Halliday, “trường phản ánh chức năng xã hội, là những gì
đang thực sự xảy ra trong diễn ngôn, là tính chủ động xã hội được thực hiện,
là sự kiện tổng quát mà các tham thể dự phần vào với một mục đích nhất định Trường thể hiện bản chất tương tác xã hội thông qua đề tài - chủ đề nhưng như nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, không nên lẫn lộn trường diễn ngôn với đề tài- chủ đề của văn bản, bởi trường có tầm bao quát hơn nhiều”
Trong một diễn ngôn, nếu trường thay đổi thì sẽ kéo theo các yếu tố khác
cũng có những điểm cần chú ý khi phân tích diễn ngôn đó Chẳng hạn, cùng là
ngữ vực văn hoá, nhưng trường ẩm thực, về mặt tương tác xã hội sẽ rất khác biệt với trường y phục Tuy chúng có chung không khí diễn ngôn là mối quan
hệ giữa người viết với đại đa số công chúng bạn đọc mà mục đích chung, là đọc văn bản là để hiểu biết Và cũng có thể có cùng thức diễn ngôn, đó là
Trang 20hình thức viết nhưng chúng không nhất quán Điều làm nên sự khác biệt là
chính là ở trường diễn ngôn
b Không khí của diễn ngôn
Không khí của diễn ngôn chỉ ra các vai tham gia, vị thế xã hội, trạng thái
tâm sinh lí, mối quan hệ, các kiểu quan hệ của những người tham gia giao tiếp Thực chất, đó chính là các nhân vật tham gia giao tiếp và mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp Dựa vào các vai quan hệ xã hội được xác lập này, chúng ta
có thể đánh giá ngôn ngữ là trang trọng, lịch sự hay thân mật, suồng sã, Không
khí chính là nơi hiện thực hóa các quyết định lựa chọn về chức năng liên nhân
của người sử dụng ngôn ngữ
Khi không khí thay đổi thì một số yếu tố trong diễn ngôn cũng thay đổi Cùng chung ngữ vực thị hiếu thẩm mỹ, trường diễn ngôn được hạn định trong
việc ăn mặc, thức là trình bày trực tiếp thông qua hình thức diễn ngôn nói nhưng
rõ ràng sự góp ý của người ái mộ với một ca sĩ, với người mẫu; sự góp ý của thầy cô giáo với các đối tượng học trò của mình; sự góp ý của các bậc phụ huynh với con em mình, là hoàn toàn khác nhau Đó không gì khác là do quan
hệ liên nhân quy định hay nói cách khác là do không khí quy định
Hiển nhiên, xuất phát từ những ngữ vực khác nhau, dựa vào trường (field), cách thức (mode) và không khí (tenor), chúng ta không những có thể
chỉ ra một số đặc điểm của diễn ngôn mà còn có thể giải thích được, thậm chí
có thể cung cấp một số thủ pháp quan yếu để tạo lập cũng như nhận hiểu diễn ngôn cho người bản ngữ cũng như người học ngoại ngữ Tuy nhiên sự phân chia bên trên chỉ có ý nghĩa tương đối, nhất là ở đặc điểm về trường
Cách minh định về ngữ vực của Halliday được đánh giá rất cao ở phương Tây, người ta hay nhấn mạnh đến những đặc điểm của ngữ cảnh tình huống
được thể hiện qua một số phương diện, như trường diễn ngôn được thể hiện
thông qua nghĩa kinh nghiệm và hệ thống chuyển tác (transitivity system),
không khí (tenor) được thể hiện qua nghĩa liên nhân với hệ thống tình thái, thể
Trang 21và đại từ nhân xưng, còn thức được thể hiện qua nghĩa văn bản với hệ thống
đề, thuyết, cấu trúc thông tin và sự liên kết
Quả nhiên, so với bộ máy phong cách học cổ điển, cách hình dung của Halliday và các thành viên trong trường phái có phần đơn giản hơn Bên cạnh việc nhìn nhận và đào sâu nghiên cứu một cách toàn diện về ngữ cảnh, bao gồm ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hóa Ngữ vực như một cấu hình nghĩa tiềm năng,
một kiểu khung hay lược đồ phân tích sẽ được hiện thực hóa bằng ba trụ cột nội
dung, chủ thể và cách thức
Trong khi đó, phong cách học cổ điển xác lập 5 yếu tố bình đẳng: Mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và cách thức giao tiếp Do nhiều lý do khác nhau, nhìn chung, như đã nói, mô hình này chỉ nhắm đến giao tiếp thuần ngôn ngữ, có tính chất hướng nội, cụ thể chỉ tập trung vào văn bản là chính Việc xác lập cách thức giao tiếp, nói như ngôn ngữ học tri nhận tức việc ngữ cảnh hóa các quan hệ quan yếu quả không đơn giản Hơn nữa, việc xác định đối tượng giao tiếp mối quan hệ bộ ba người nói
- văn bản - người nghe chưa thật rõ và điều này rất quan trọng, bởi ngôn ngữ học hiện đại chỉ ra một cách xác đáng rằng, tùy theo mối quan hệ này mà có thể xác lập, đâu là chức năng tương tác giao tiếp, đâu là chức năng thông tin của diễn ngôn, xét từ góc độ quy chiếu nội chỉ (endophora) cũng như ngoại chỉ (exophora), là rất khác nhau
Halliday đã khắc phục được nhược điểm này và nói chung cách biện giải của các thành viên cùng trường phái có nhiều ưu thế trong việc nhận diện đặc điểm trong và ngoài ngôn ngữ, cũng như hình thành được hệ thao tác phân tích diễn ngôn
c Cách thức của diễn ngôn
Cách thức của diễn ngôn chỉ ra vai trò nào ngôn ngữ đang trình diễn, là
cách thức hoạt động của phương tiện ngôn ngữ, bao gồm tất cả các kênh Đặc
trưng cách thức của diễn ngôn cho thấy rõ chức năng tạo văn bản của các
phương tiện ngôn ngữ
Trang 22Cũng giống như trường và không khí, khi cách thức thay đổi thì người phân tích diễn ngôn cũng cần chú ý đến đặc điểm của các yếu tố trong trường,
bởi chúng cũng thay đổi Chẳng hạn ta có ngữ vực là thể thao, trường diễn ngôn
là bóng đá, không khí sự thân mật, gần gũi giữa vai tường thuật và khán giả, nhưng rõ ràng việc tường thuật một trận bóng đá trên truyền hình, với nhiều kênh thể hiện như khẩu ngữ trực tiếp, lại được minh họa bằng kênh thị giác; ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, xuất hiện nhiều yếu tố cận ngôn ngữ như trầm trồ, chép miệng, xuýt xoa…sẽ khác hơn rất nhiều so với kênh chữ viết
thuần túy Ở loại cách thức sau, người viết phải tốn nhiều công sức hơn trong
việc tái hiện những diễn biến trên sân cỏ, nhưng bù lại, hình thức chữ viết sẽ tạo ra độ liên tưởng rất rộng cho người đọc Hơn nữa, kênh chữ viết được tiếp nhận bằng thị giác (đọc) sẽ hoàn toàn khác với kênh tiếp nhận bằng thính giác (nghe) kết hợp với thị giác (đọc, nhìn)
1.2 Thể loại truyện ngắn và truyện ngắn Nam Cao
1.2.1 Thể loại truyện ngắn
Hiện nay, việc xác định và sáng tạo thể loại truyện ngắn đang là nỗ lực không ngừng của các nhà văn và nhà nghiên cứu phê bình Để đi đến kết luận toàn diện và thống nhất về thể loại truyện ngắn, luận văn tiến hành phân tích
khái niệm thể loại này trong một số tài liệu: Từ điển thuật ngữ văn học, Từ
điển văn học, 150 thuật ngữ văn học,
Theo Từ điển tiếng Việt, truyện ngắn được định nghĩa“là truyện bằng
văn xuôi, có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẫu trong cuộc đời nhân vật [ 38, 1629]
Từ điển thuật ngữ văn học thì cho rằng truyện ngắn “là tác phẩm tự sự
cỡ nhỏ Nội dung thể loại truyện ngắn bao gồm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự, sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ [19, 370]
Từ điển văn học Việt Nam định nghĩa truyện ngắn là: “Hình thức tự sự loại nhỏ, truyện ngắn khác truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung miêu
Trang 23tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một mặt nào đó của đời sống xã hội Cốt truyện ngắn thường xảy ra trong một không gian, thời gian hạn chế, Kết cấu của truyện ngắn cũng không chia nhiều tuyến phức tạp Truyện ngắn được viết ra tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ nên đặc điểm của nó là tính ngắn gọn
Để thể hiện nổi bật tư tưởng, chủ đề, khắc họa nét tính cách nhân vật, viết truyện ngắn phải có trình độ điêu luyện, biết mạnh dạn gọt tỉa và dồn nén Do
đó trong khuôn khổ ngắn gọn, những truyện ngắn thành công có thể biểu hiện được những vấn đề có tầm khái quát rộng lớn" [3, 20]
Theo 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân, truyện ngắn là “thể tài
tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội Nét nổi bật của truyện ngắn là
sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ [2, 359]
Với các ý kiến trên, chúng ta có thể rút ra được định nghĩa về truyện ngắn
như sau: truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ, ở đó, sự ngắn gọn được nhìn nhận
là một đặc trưng nổi bật, phản ánh nét riêng của tư duy thể loại Truyện ngắn thường chỉ xoay quanh một, hai tình huống diễn ra trong khoảng không gian, thời gian hạn chế Tuy nhiên, những lát cắt đời sống này lại giàu sức khơi gợi,
có thể gây ấn tượng mạnh đối với người đọc Do dung lượng bị giới hạn, truyện ngắn đòi hỏi sự chắt lọc, dồn nén của các chi tiết và việc vận dụng bút pháp chấm phá trong trần thuật
1.2.2 Truyện ngắn của Nam Cao
Nam Cao nổi tiếng là nhà văn hiện thực lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 -1945 Đối với độc giả Việt Nam, những tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao vẫn chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng họ cho dù thời gian nghiệt ngã có trải qua bao lâu Những tác phẩm thuộc thể loại truyện
Trang 24ngắn đã khẳng định được tên tuổi cũng như tạo nên phong cách thơ văn đặc trưng của riêng ông.
Trong số các tác giả thuộc giai đoạn văn học hiện thực phê phán 1930 -
1945, Nam Cao là cây bút có ý thức sâu sắc nhất về quan điểm nghệ thuật của mình Tác giả phê phán toàn diện và triệt để tính chất tiêu cực, thoát ly của văn chương lãng mạn đương thời, coi đó là thứ “ánh trăng lừa dối” Đồng thời, ông yêu cầu nghệ thuật chân chính phải phải nhìn thẳng vào sự thật, cuộc sống, nói
lên được nỗi thống khổ của hàng triệu nhân dân lao động lầm than (Giăng
sáng)
Kho tàng truyện ngắn của Nam Cao có khoảng chừng 20 tác phẩm viết
về cuộc sống tăm tối thê thảm của người nông dân đương thời, một số tác phẩm
tiêu biểu như: Chí Phèo, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua danh, Tu cách
mõ, Điếu văn, Một bữa no, Lão Hạc, Một đám cưới, Lang Rận, Dì Hảo, Nửa đêm, Tác giả thường quan tâm tới những số phận hẩm hiu, bị ức hiếp Họ
càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp Nam Cao đặc biệt đi sâu vào trường hợp con người bị lăng nhục một cách tàn nhẫn, bất công, chẳng qua chỉ vì họ khốn khổ và nghèo đói Giọng văn của Nam Cao lắm khi dửng dưng, lạnh lùng nhưng
kỳ thực, ông đã dứt khoát bênh vực quyền sống và nhân phẩm của những số
phận con người bất hạnh, bị xã hội đẩy vào đường cùng (Một bữa no, Chí Phèo,
Tư cách mõ, Lang Rận ,) Viết về những người nông dân bị lưu manh hóa, Tác
giả đã kết án sâu sắc xã hội thực dân tàn bạo, vô nhân đạo khi đã cướp đi cả thể xác lẫn linh hồn của người nông dân lương thiện, đồng thời, ông còn phát hiện
và khẳng định bản chất lương thiện, đẹp đẽ của họ Nam Cao luôn ý thức "cố
mà tìm hiểu" cái "bản tính tốt" của người nông dân lao động nghèo thường
bị vùi dập , "che lấp" đi Nhà văn đặt ra vấn đề phải xác định có một "đôi mắt"
đúng đắn để nhìn nhận về con người Trong một số truyện ngắn, Nam Cao không những vạch ra nỗi khốn khổ, bần cùng của người nông dân mà còn phát
hiện ra bản chất đẹp đẽ, cao quý trong tâm hồn của họ (Lão Hạc, Một đám cưới,
Dì Hảo, )
Trang 25Như vậy, có thể thấy dù viết về về người nông dân hay người trí thức nghèo, Nam Cao luôn thể hiện sự day dứt, đau đớn về tình trạng con người bị xói mòn về nhân cách, thậm chí bị hủy diệt cả về nhân tính trong xã hội tàn ác,
vô nhân đạo đương thời
Cũng như các cây bút tiểu tư sản khác khi chưa nắm được chân lý cách mạng, Nam Cao không thấy được khả năng đổi đời của lớp người nghèo
khổ và tương lai phát triển của xã hội Song qua truyện ngắn Điếu văn (1944), ông đã viết những dòng dự báo: "Sự đời không thể cứ mù mịt mãi thế này đâu
Tương lai phải sáng sủa hơn Một rạng đông đã báo rồi!". Đó là tiếng đón chào của ánh sáng bình minh đang le lói ở chân trời lúc bấy giờ
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao dấn thân vào mọi hoạt động
cách mạng và kháng chiến Truyện ngắn Đôi mắt (1948) là một thành công
xuất sắc của văn học kháng chiến khi ấy Nhìn vào hình ảnh một trí thức cũ
đi theo cách mạng vẫn còn giữ nếp sống trưởng giả, nhởn nhơ và "đôi mắt" khinh thường với quần chúng - hình ảnh thật lạc lõng trong cuộc sống kháng chiến lành mạnh sôi nổi lúc bấy giờ - người trí thức đi theo cách mạng càng
phải kiên quyết từ bỏ con người cũ và quyết tâm "cách mạng hoá tư tưởng,
quần chúng hoá hoạt", trở thành những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá
Ngòi bút Nam Cao vừa sắc lạnh, tỉnh táo, vừa nặng trĩu tâm tư và đằm thắm yêu thương Tác phẩm của Nam Cao hết sức chân thực nhưng cũng thấm đượm ý vị triết lý trữ tình Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lý con người Ngôn ngữ Nam Cao tinh tế, sống động, rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày Với tài năng xuất sắc và khả năng sáng tạo phong phú, Nam Cao đã có những
đóng góp quan trọng vào sự đổi mới hiện đại của văn xuôi Việt Nam
Chúng tôi lựa chọn những diễn ngôn truyện ngắn của Nam Cao trong
tuyển tập “Truyện ngắn Nam Cao” NXB Kim Đồng, 2022 bao gồm các tác
phẩm truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao, thể hiện một cách chân thực và sâu sắc tấm lòng, tài năng và tâm huyết, tình yêu thương của Nam Cao dành cho con người - những kiếp sống nhỏ bé, cơ cực, sống mòn mỏi, quẩn quanh, bế
Trang 26tắc, những con người không hề biết sống làm vui, không bao giờ biết đến ánh sáng và hạnh phúc
1.3 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
Nam Cao sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, do có mối quan hệ máu thịt, gần gũi với người nông dân nên ông dành cho người nông đồng cảm, xót thương cũng như sự tin yêu, trân trọng Nam Cao luôn tìm cách bào chữa
và phát hiện ra vẻ đẹp trong tâm hồn người nông dân cho dù họ bị tha hóa đến đâu
Nam Cao là người có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng bên trong lại có một thế giới nội tâm luôn sôi sục, ông luôn tự đấu tranh với những điều tầm thường, dung tục, giả dối để tự hoàn thiện mình Vì vậy, Nam Cao rất thành công khi miêu tả quá trình đấu tranh nội tâm của người trí thức, ông cũng là người rất giàu tình yêu thương với những kiếp người nghèo khổ nên các trang văn của ông luôn thấm đẫm tinh thần nhân đạo Ngoài ra, Nam Cao là người rất hay suy tư, chiêm nghiệm về chính bản thân mình, về cuộc sống, về những người xung quanh, điều đó khiến cho văn chương của ông luôn có tính triết lí
Trang 27Đường đời của ông ngắn ngủi và có nhiều sóng gió Trước Cách mạng, nhà văn đã từng ôm mộng xuất dương đi du học nhưng sau đó vì ốm đau bệnh tật nên phải trở về sống cuộc đời của một ông giáo khổ trường tư Nhưng không được bao lâu trường của ông lại bị đóng cửa vì Nhật chiếm làm nơi đóng quân Những biến cố đó khiến cho tác giả đã nếm trải tất cả những cay đắng đau khổ của người trí thức nghèo để những trang viết của ông về mảng đề tài này rất thành công Sau cách mạng, Nam Cao trở thành một nhà văn - chiến sĩ hăng hái hoạt động phục vụ cách mạng nhưng ông đã bất ngờ hi sinh khi tài năng đang ở độ chín nhất
Gòn, Nam Cao làm đủ nghề để kiếm sống: viết báo cho Kịch Bóng ở Sài Gòn,
Ích Hữu, Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay
Năm 1937, Nam Cao gửi in các truyện ngắn với nội dung phản ánh
hiện thực cuộc sống trên Tiểu thuyết thứ bảy, báo Hữu Ích như Nghèo, Đui
mù Khuynh hướng sáng tác của ông cũng bắt đầu thay đổi từ đây
Năm 1941, Nam Cao cho ra đời tập truyện ngắn Đôi lứa xứng đôi Lúc đầu tác phẩm có tên là Cái lò gạch cũ, sau đổi tên lại là Chí Phèo Tác phẩm
ra đời đã nhận được sự đón chào, hoan nghênh của công chúng, giúp Nam Cao khẳng định được tên tuổi của mình trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán
Năm 1942, Nam Cao trở về làng và sáng tác các tác phẩm: Cái mặt không
chơi được; Trẻ con không được ăn thịt chó; Nhỏ nhen, Đôi móng giò; Con mèo, Trăng sáng, Những truyện không muốn viết, Đòn chồng,…
Trang 28Năm 1943, ông gia nhập Hội văn hoá cứu quốc, trong thời gian này ông
cho ra đời hàng loạt truyện ngắn: Mua nhà, Quái dị, Sao lại như thế này, Từ
ngày mẹ chết, Rình trộm, Làm tổ, Thôi đi về, Một truyện Xuvonia, Mong mưa,
Tư cách mõ, Bài học quét nhà, Chuyện buồn giữa đêm vui, Quên điều độ, Nước mắt, Đời thừa…
Tháng 10/1944, Nam Cao cho ra đời tiểu thuyết Sống mòn Nội dung của
tác phẩm xoay quanh bi kịch của người trí thức tiểu tư sản, đó là nỗi lo luôn bị gánh nặng “cơm áo ghì sát đất” hay xoay quanh những mối quan hệ tốt xấu
giữa người với người Tiểu thuyết Sống mòn đã tạo được tiếng vang lớn và
mang giá trị hiện thực lớn Tác phẩm mang ý nghĩa tố cáo xã hội rất cao,những vấn đề mà tác phẩm đề cập đến vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay
to lớn, đặc biệt là tinh thần cách mạng Về cách viết, Nam Cao cũng có sự thay
đổi Với quan điểm: “Sống đã rồi hãy viết" Nam Cao đã hạ thấp các tiêu chuẩn
nghệ thuật khắt khe của mình để tìm đến lối biểu đạt giản dị, mộc mạc, gần gũi phù hợp với đông đảo quần chúng nhân dân
Nam Cao đã để lại những áng văn giàu giá trị ở cả hai thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Tám Sau cách mạng, ông trở thành nhà văn – chiến sĩ hăng hái hoạt động phục vụ cách mạng nhưng ông đã bất ngờ hy sinh khi tài năng đang ở độ chín nhất Sự ra đi của ông đã để lại một khoảng trống cho nền văn học dân tộc Tuy vậy, những sáng tác của ông đã vượt qua thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng
Trang 29Tiểu kết
Ở chương thứ nhất, chúng tôi tiến hành xác lập khung lý thuyết về diễn ngôn và diễn ngôn truyện ngắn/ diễn ngôn truyện ngắn của Nam Cao Những vấn đề về diễn ngôn và diễn ngôn truyện ngắn/ diễn ngôn truyện ngắn của Nam Cao được trình bày trên đây là sự tổng hợp, tổng kết nghiên cứu của những tác giả đầu ngành
Khung lý thuyết đã được xác lập kết hợp với việc trình bày một số vấn
đề liên quan đến lý thuyết phân tích diễn ngôn cũng như khái quát những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn và truyện ngắn Nam Cao sẽ làm cơ sở để chúng tôi vận dụng triển khai những đặc điểm cơ bản của diễn ngôn truyện ngắn của Nam Cao trong các chương tiếp theo
Trang 30CHƯƠNG 2
ĐẶC TRƯNG VỀ TRƯỜNG VÀ KHÔNG KHÍ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến
đặc trưng về trường trong truyện ngắn Nam Cao thông qua chủ đề, đề tài và đặc trưng về không khí thông qua các cặp từ xưng hô, ngôn ngữ đối thoại và giọng điệu của nhà văn Có thể thấy, nghiên cứu về trường và không khí thực
sự là một điều cần thiết Vì trường liên quan đến việc thực hiện chức năng kinh
nghiệm của diễn ngôn Thông qua các đặc trưng về trường, chức năng liên nhân được thể hiện rõ ràng nhất Cùng với đó, nghiên cứu phương diện không khí
trong truyện ngắn Nam Cao nhằm làm rõ các đặc trưng của yếu tố này theo hướng của luận văn, qua đó thấy được nét đặc sắc trong cách viết và tư tưởng của tác giả
2.1 Đặc trưng về trường trong truyện ngắn của Nam Cao
2.1.1 Đặc trưng về trường trong truyện ngắn của Nam Cao qua đề tài
Ở chương 1 chúng tôi đã chỉ ra, trường thể hiện bản chất tương tác xã
hội thông qua đề tài - chủ đề
Theo 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân: Đề tài là phạm vi các
sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm (chủ yếu là tác phẩm
tự sự và kịch), đồng thời gắn với việc xác lập chủ đề của tác phẩm Đối với phần lớn sáng tác thơ trữ tình, khái niệm đề tài gần như đồng nhất vào khái niệm chủ đề [2, 156]
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, Nam Cao tập trung sáng tác truyện
ngắn ở hai mảng đề tài lớn là người nông dân và người tiểu tư sản trí thức
nghèo
Trang 31Bảng 2.1 Thống kê đề tài trong truyện ngắn của Nam Cao
lượng
Tỷ lệ
2 Đề tài người tiểu tư sản trí thức nghèo 4 26,6%
2.1.1.1 Đề tài người nông dân
Đề tài người nông dân chiếm tỷ lệ lớn 11/15 tác phẩm được khảo sát
(chiếm 73,4%)
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo và lớn lên ở vùng nông thôn, nơi bị bọn cường hào ác bá bóc lột , Nam Cao hiểu biết sâu sắc về số phận, mọi mặt của đời sống nông thôn Việt Nam và những người nông dân nghèo Ông
đã lấy hiện thực về làng Đại Hoành của mình làm bối cảnh để sáng tác Một số
tác phẩm tiêu biểu ở đề tài này có thể kể đến: Chí Phèo; Lão Hạc; Đôi móng
giò; Tư cách mõ; Một bữa no,…Độc giả đều bắt gặp một hoàn cảnh chung ở
những tác phẩm này, đó là hình ảnh nông thôn xơ xác, tiêu điều
Khi viết về người nông dân, Nam Cao thường đi sâu miêu tả quá trình tha hóa gắn với những bi kịch đau đớn của họ Từ những người nông dân hiền lành, lương thiện họ đã bị bóc lột, chà đạp một cách tàn nhẫn để bị bần cùng hóa sau đó dẫn đến tha hóa, thậm chí có khi bán cả nhân tính, nhân hình để đổi lấy miếng ăn Ở đề tài này Nam Cao thường gắn người nông dân với miếng ăn những miếng ăn không bao giờ dừng lại như một yếu tố để tạo nên sự đói khát
mà bao giờ cũng liên quan đến danh dự, nhân phẩm
Sự đói khát làm thui chột một nhân cách con người, làm mất đi những giá trị truyền thống, những tình cảm thiêng liêng Vì miếng ăn mà con người ta
đã đánh mất đi liêm sỉ, lòng tự trọng, vì miếng ăn mà con người ta đã hy sinh
Trang 32cả tình cảm gia đình (Một bữa no) Những tác phẩm này cho thấy một triết lí chua chát của Nam Cao: "Miếng ăn là miếng nhục"
Theo Hà Minh Đức: "Số phận các nhân vật của Nam Cao trước sau đều
kết thúc một cách hết sức bi thảm Cái chết vật vã, dữ dội của lão Hạc, cái chết
ai oản đau thương của bà cái Đĩ, cử dội lên như những tiếng nấc, những tiếng thở dài não một Trong những ngày còn sống, cuộc đời đã dành cho họ biết bao cay đắng, lúc qua đời họ lại phải nhận một cái chết thảm thê" [15, tr 45 –
46]
Cái đói, cái nghèo luôn bám theo dai dẳng, người nông dân luôn phải tìm cách vượt qua chúng Và cái chết chính là phương thuốc hữu hiệu nhất để họ thoát khỏi cuộc sống khốn khổ đói nghèo ấy Họ không chết về thể xác thì cũng
chết về tâm hồn Thật đau đớn, xót xa!
Trong truyện ngắn Lão Hạc, nhân vật lão Hạc không thể tìm con đường
nào khác để có thể sống tiếp mà không dựa vào đồng tiền của con hay phải bán
đi mảnh vườn Và sau đó lão cảm thấy nhục nhã, ân hận vì lừa bán đi cả chính con chó mà mình yêu quý nhất Lão đành chọn cái chết Lão Hạc chọn cách tự kết thúc đời mình bằng bả chó, đó là một trong nhiều cái chết đau đớn nhất Con người ta khi chết đi có gia đình có bạn bà hàng xóm ở bên, còn lão thì ra
đi trong sự đau đớn, tức tưởi vô cùng cô đơn, cái chết đó để lại nhiều suy nghĩ trong lòng độc giả Ai trong số chúng ta đều có quyền lựa chọn cuộc sống của mình, không ai muốn nghèo khổ nhưng xã hội bấy giờ đã nhấn chìm mọi hi vọng của con người Đó là một khoảng tối mà dân tộc ta đã phải chịu đựng trong suốt một thời gian dài Những con người đó đáng ra có thể sống bình yên bên người thân, không phải chết đau đớn như vậy Hình ảnh lão Hạc và rất nhiều nhân vật khác trong tuyển tập truyện của Nam Cao đã phản ánh sự cơ cực, cùng khổ của nhân dân
Cuộc sống nghèo đói làm con người bị dồn vào cửa tử, ngõ cùng Họ bị đẩy vào đường cùng bởi chế độ xã hội cũ với những ý đồ thâm độc của kẻ
thống trị Anh cu Lộ (Tư cách mõ) và Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của
Trang 33Nam Cao là những đại diện tiêu biểu cho lớp người này Nguyên nhân khiến cho họ - những người nông dân hiền lành lương thiện ấy trượt dài trên con đường tha hoá, biến chất là do sự ghẻ lạnh, đố kị của con người, xã hội Bằng giọng văn lạnh lùng nhưng lại chan chứa tình yêu thương vô bờ bến đối với con người, Nam Cao đã kết án một cách đanh thép một xã hội tàn bạo, vô nhân tính
đã cướp đi quyền sống, quyền được làm người của con người Ngoài ra, với tư cách nghiêm ngặt, Nam Cao không ngần ngại chỉ ra những thói hư, tật xấu ở
họ
Nét mới trong cảm hứng nhân đạo của Nam Cao đó là, ngoài ông, trên diễn đàn đã có nhiều tên tuổi sừng sững như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan nhưng Nam Cao vẫn chọn cho mình một hướng đi riêng, bằng sự đào sâu, tìm tòi của mình Nam Cao đã phát hiện ra bi kịch lớn nhất của người nông dân không phải là miếng ăn, cái đói mà chính là bi kịch về nhân phẩm, nhân cách Tác phẩm của ông ca ngợi khẳng định vẻ đẹp ở những con người tưởng như không còn hình hài và tính cách Ông nhận thấy một quy luật nghiệt ngã trong
xã hội Việt Nam trước 1945 là sau khi bị đẩy đến bước đường cùng con người thường bị tha hóa về nhân phẩm, rồi bị chính đồng loại cự tuyệt quyền làm người Những khám phá mới mẻ này khiến cho những tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao ở mảng đề tài này trở nên sâu sắc
2.1.1.2 Đề tài người tiểu tư sản trí thức nghèo
Sinh ra ở nông thôn nhưng ông am hiểu nhiều về cuộc sống của tầng lớp trí thức tiểu tư sản Vì vậy, những tác phẩm của Nam Cao ghi lại một cách trung thực cuộc sống túng quẫn, mòn mỏi của người trí thức tiểu tư sản cùng với sự cảm thông sâu sắc với số phận của họ
Đề tài người trí thức được thể hiện qua Đời thừa, Giăng sáng, Bài học
quét nhà, Đôi mắt (chiếm 26,6%) Khi Cao Nam viết về người trí thức nghèo,
ông đã mô tả tấn bi kịch tinh thần của họ Họ đã rơi vào bi kịch tinh thần đầy đau đớn Bằng những trải nghiệm thực tế của chính bản thân mình, Nam Cao luôn có những trang viết vô cùng chân thực, thấm thía về người trí thức
Trang 34Nhân vật trong đề tài này thường nhà văn, nhà giáo Họ là những người
có bản chất lương thiện, gần với người lao động Họ có ý thức về lẽ công bằng
xã hội và đều có những ước mơ ước mơ cao cả, lý tưởng lớn lao về sự nghiệp nhưng thực tế cuộc sống không cho phép họ thực hiện được những ước mơ
đó Nhân vật người trí thức trong truyện của Nam Cao phải sống cuộc sống vô ích, trở thành những “CON NGƯỜI THỪA” - hình ảnh này làm nhớ tới những hình tượng trong văn học Nga thế kỉ XIX cũng có nhiều sáng tác viết về hình tượng con người thừa
Khi viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản, Nam Cao tập trung miêu tả tấn bi kịch tinh thần của họ Họ là những người có tài năng, có tâm huyết, có khát vọng nhưng bị "áo cơm ghì sát đất" nên không thể thực hiện trọn vẹn ước
mơ, khát vọng của mình Họ bị gánh nặng cuộc sống hàng ngày làm cho chết mòn tâm hồn, phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa Nam Cao tập trung thể hiện cuộc đấu tranh kiên trì để thể hiện lí tưởng nhân đạo, vươn tới một cuộc sống cao đẹp ở người trí thức nghèo Nhà văn phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người Thể hiện khái quát về một cuộc sống có ý nghĩa, xứng đáng với danh hiệu con người
Hiện thực cuộc sống bóp nghẹt nhiều con người trí thức, không chỉ Hộ,
mà còn là Điền trong Giăng sáng Sau cách mạng thì có truyện ngắn Đôi mắt
Nam Cao xây dựng hai nhân vật Hoàng và Độ - đại diện cho hai kiểu nhà văn thời đó, một hiện thực trong giới văn sĩ thời bấy giờ Nam Cao đã giúp không
ít văn nghĩ thức tỉnh, nhận ra con đường đúng đắn cho hành trình văn nghiệp hoàn thiện bản thân Truyện không chỉ có ý nghĩa trong hồn cảnh đó, mà đến bây giờ vẫn là một vấn đề tồn tại khiến con người phải nghĩ, chiêm nghiệm, thấm thía!
Bức tranh hiện thực truyện ngắn Đôi mắt hiện trong khi cả nước đang
hừng hực khí thế đấu tranh đòi quyền sống, quyền sinh tồn, độc lập của cả dân tộc thì có một bộ phận không nhỏ nhà văn lại sống xa hoa, hưởng lạc, cầm bút quay lưng với đồng nghiệp chỉ vì ngứa mắt với thái độ sống tích cực của họ,
Trang 35thể hiện cái nhìn vô trách nhiệm…Nhà văn Nam Cao đặt ra vấn đề về thái độ của mỗi con người vào thời điểm sau cách mạng tháng Tám thành công 1945, nhiều người dân đã giác ngộ đi theo cách mạng, đứng dưới ngọn cờ chỉ đường của Đảng, nhưng một số khác vẫn đang hoang mang Trong tầng lớp văn chương lúc đó cũng có nhiều người hồi nghi, do dự về sức mạnh của nhân dân
Đôi mắt - tác phẩm được đánh giá như lời tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao
cho lớp văn nghệ sĩ trong những năm đầu khi Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến sau cách mạng tháng Tám 1945
Như vậy, dù viết về đề tài nào, Nam Cao cũng khái quát lên được những quy luật chung về đời sống, luôn trăn trở, day dứt trước tình trạng con người bị đày đọa, bị vùi dập làm chết mòn về đời sống tinh thần Ông đặc biệt đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, hủy hoại về nhân cách
Khác với các nhà văn lãng mạn thường đem đến cho người trí thức rất nhiều điều kiện thuận lợi để họ mang tầm vóc của những người khổng lồ, để
họ được quyền tuyên ngôn, phát ngôn và thực hiện những công việc lớn lao thì
Nam Cao lại "ném thẳng” người trí thức của ông vào giữa những bộn bề, thậm
chí những chuyện vụn vặt, nhỏ nhặt trong cuộc sống Chính vì vậy người trí thức của Nam Cao thường không gắn với cái lớn lao, phóng khoáng mà luôn phải đấu tranh gay gắt với chính bản thân mình để giữ lấy những giá trị người tốt đẹp Nhưng cũng chính vì thế mà đời sống nội tâm của người trí thức trong văn Nam Cao chân thực, sâu sắc hơn bất cứ nhà văn nào khác
2.1.2 Đặc trưng về trường trong truyện ngắn của Nam Cao qua chủ đề
Theo 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân: Chủ đề là vấn đề (triết
lý, xã hội, đạo đức, và các loại hình tư tưởng khác) được đặt ra trong tác phẩm Chủ đề bao giờ cũng được hình thành và được thể hiện trên cơ sở đề tài Tác phẩm văn học có thể gồm một hoặc nhiều chủ đề [2, 50]
Có thể xem, chủ đề là vấn đề chủ yếu, phương diện chính yếu của đề tài Chủ đề làm cho diễn ngôn có tính mạch lạc và khung để phát triển nội dung
tổng thể Chủ đề sẽ tạo nên sự logic, chặt chẽ trong diễn ngôn
Trang 36Chúng tôi đã tiến hành phân tích 15 truyện ngắn của Nam Cao và xác định chủ đề của từng tác phẩm như sau:
Bảng 2.2 Chủ đề 15 tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao
1 Chí Phèo Phê phán xã hội cũ đã đẩy con người lương thiện vào
con đường tha hoá
2 Dì Hảo Cuộc sống của người phụ nữ nhỏ bé trong thời kỳ
trước cách mạng
3 Cái mặt không
chơi được
Vấn đề nhìn nhận một con người qua vẻ bề ngoài
4 Đôi móng giò Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của người nông dân
xưa trong thời kỳ trước cách mạng bị bủa vây bởi cái đói và miếng ăn
5 Lão Hạc Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của người nông dân
trong thời kỳ trước cách mạng bị bủa vây bởi cái đói
và miếng ăn
6 Một bữa no Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của người nông dân
xưa trong thời kỳ trước cách mạng bị bủa vây bởi cái đói và miếng ăn
7 Tư cách mõ Phê phán xã hội cũ đầy bất công, miệng lưỡi thiên hạ
sắc bén làm tha hoá đi một con người
8 Mua nhà Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của người nông dân
trong thời kỳ trước cách mạng bị bủa vây bởi cái đói
Trang 3710 Từ ngày mẹ chết Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của người nông dân
trong thời kỳ trước cách mạng bị bủa vây bởi cái đói
và cái nghèo
11 Đời thừa Số phận quẩn quanh, không lối thoát của giới tri thức
nghèo trong xã hội cũ
12 Giăng sáng Số phận quẩn quanh, không lối thoát của giới tri thức
nghèo trong xã hội cũ
13 Bài học quét nhà Số phận quẩn quanh, không lối thoát của giới tri thức
nghèo trong xã hội cũ
14 Mò sâm-banh Cuộc sống của người làm thuê những năm đầu cách
mạng
15 Đôi mắt Số phận quẩn quanh, không lối thoát của giới tri thức
nghèo trong xã hội cũ
1 Phê phán xã hội cũ đầy bất công đã đẩy con người
lương thiện vào con đường tha hoá
2 Cuộc sống của người phụ nữ nhỏ bé trong thời kỳ
trước cách mạng
2 Cuộc sống nghèo đói, quẩn quanh, bế tắc của người
nông dân thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám
3 Vấn đề nhìn nhận một con người qua vẻ bề ngoài 1 6,67
Trang 385 Số phận quẩn quanh, không lối thoát của giới tri
thức nghèo trong xã hội cũ
Trong số 15 tác phẩm trong phạm vi khảo sát, chúng tôi đã phân loại ra
6 nhóm chủ đề Tuy nhiên, ở mục này, chúng tôi sẽ chỉ đi sâu phân tích những chủ đề chính, mang tính tiêu biểu để có thể làm rõ được bản chất tương tác xã
hội mà trường thể hiện
2.1.2.1 Chủ đề phê phán xã hội cũ đầy bất công đã đẩy con người lương thiện vào con đường tha hoá
Chủ đề này chiếm tỷ lệ 13,33% trong tổng số các chủ đề được khảo sát, đây là một chủ đề quan trọng trong sự nghiệp văn học của Nam Cao
Nam Cao là một nhà văn hiện thực nên ông đã có cái nhìn toàn diện về con người, con người dưới sự tác động của hoàn cảnh sống và bản thân con người cũng bất lực trước hoàn cảnh sống Nhìn con người như là nạn nhân của một hoàn cảnh sống ngột ngạt, bế tắc, phi nhân tính, trong sáng tác của mình, Nam Cao đã miêu tả những con người – vật hóa và tha hóa
Những nhân vật nằm trong chủ đề này thường có tính cách hung hãn, dữ
dằn, liều lĩnh, bất cần đời như Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” (1941); tham ăn, khát uống, giành giật như anh cu Lộ trong “Tư cách mõ” (1943)
* Với truyện ngắn Chí Phèo, mở đầu trang văn, tác giả Nam Cao đã để cho nhân vật của mình xuất hiện bằng hình ảnh vô cùng độc đáo: “hắn vừa đi
vừa chửi” Tiếng chửi của Chí Phèo mang nhiều ý nghĩa Hắn mong được đáp
trả, được thừa nhận, được giao tiếp với con người bằng hình thức thô thiển nhất - đó là tiếng chửi Nhưng không! Cay đắng hơn, đáp lại tiếng chửi của hắn
lại là “tiếng chó cắn lao xao” Chí đã bị đánh bật ra khỏi cái xã hội loài người
Trang 39Tuổi thơ của Chí sống trong bất hạnh, tủi cực Ngay từ khi cất tiếng khóc trào đời, Chí đã là một đứa trẻ cô độc, một cái lò gạch cũ chứng kiến sự ra đời của Chí Hắn đi ở cho nhà Lí kiến và cuối cùng bị bắt giam vào tù oan uổng với
lí do rất vô lí từ sự dâm đãng của bà Ba Nhà tù thực dân chính là một địa ngục trần gian, có khả năng ngấu nghiến tất cả những gì thuộc về con người để đến khi thải ra là “quỷ dữ” Lúc bấy giờ Chí vẫn là con người ngay cả trong hang hùm nọc rắn Nam Cao đã vẽ nên bức chân dung vô cùng ấn tượng về Chí Phèo
sau khi ra tù: “cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và
rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết” Ấn tượng mạnh nhất qua
bức chân dung của Chí là sự hung hãn, dữ dằn, không còn là hình hài của người nông dân chất phác mà nó đã bị pha tạp với cái bụi bặm của thành thị để hình ảnh Chí Phèo hiện lên thật đáng sợ
Trong quá trình để Chí Phèo từ một người nông dân lương thiện trở thành một kẻ hung đồ táo tợn có tác nhân rất lớn của nhà tù thực dân Miêu tả quá trình này Nam Cao đã vạch trần bản chất vô nhân đạo, phi nhân tính của nhà tù thực dân Nó không giúp người ta cải tạo, hoàn lương mà ngược lại nó tiêm nhiễm vào những người nông dân hiền lành những thói xấu, nó đào tạo họ trở thành những con người hung bạo để có thể sống sót giữa những kẻ hung bạo khác
Tuy nhiên, sự tha hóa của Chí Phèo không dừng lại ở đó, ngày Chí Phèo được bước ra khỏi cánh cửa của nhà tù thực dân, những tưởng cuộc đời hắn đã được bước sang một trang tươi sáng hơn nhưng trên thực tế khi quay trở về làng, sự tha hóa của Chí Phèo mới đi đến giới hạn cao nhất Hành động Chí Phèo tìm đến nhà bá Kiến để rạch mặt ăn vạ cho thấy Chí đã nhận thức được
kẻ thù giai cấp của mình, tuy nhiên do sự sợ hãi cố hữu trong người nông dân trỗi dậy khi không còn hơi rượu, đặc biệt lại phải đối diện với một kẻ vô cùng xảo quyệt, mưu mô, thâm độc là bá Kiến nên Chí Phèo đã không thực hiện được mục đích trả thù của mình Bằng những kinh nghiệm quý báu tích lũy từ bốn
đời làm tổng lý như “nắm thằng có tóc chứ không ai nắm thằng trọc đầu" hay
Trang 40"mềm nắn rắn buông", bá Kiến đã dùng những lời ngọt ngào để dụ dỗ, mua
chuộc, rồi sau đó là lợi dụng Chí Phèo trở thành một công cụ đâm thuê chém mướn cho hắn Chí Phèo lại một lần nữa quay trở lại cái nơi mà đã đẩy hắn vào con đường bế tắc, khốn cùng như bây giờ
Đọc tác phẩm, ta bắt gặp những câu cảm thán, câu nghi vấn mà Nam Cao đặt ra:
(1)“Trời ơi, cháo mới thơm làm sao!” [40, 40]
(2)“Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?” [40,
41]
Câu hỏi nhức nhối, đây là ngôn ngữ nửa trực tiếp của Nam Cao để tố cái
xã hội bạc ác, vô nhân đạo, tác giả trách móc dân làng Vũ Đại sao không quan tâm, giúp đỡ đến Chí, để hắn có thể trở về với lương thiện Và tại sao, tại sao trước kia Chí lại không lương thiện?
Hay tác giả đã để cho nhân vật thị Nở đánh thức phần NGƯỜI trong Chí, độc giả tưởng chừng như Chí có thể nên duyên cùng thị và quay lại với cuộc sống bình thường Nhưng không! Nam Cao dù có nhân đạo đến đâu thì ngòi bút của ông đều phải xuất phát từ nền hiện thực Đó là lúc thị chợt nhớ ra mình
có một bà cô và phải dừng yêu để hỏi cô đã Tất nhiên là bà cô dứt khoát không đồng ý Nhân vật bà cô trong tác phẩm chính là hiện thân của những thành kiến tội tệ của làng Vũ Đại, của cả xã hội phong kiến lúc bấy giờ, cái xã hội mà lâu nay người ta quen gọi hắn là “quỷ dữ”, cái xã hội mà không cho hắn cơ hội quay trở lại làm người
Nhà văn Nam Cao đã khiến cho bạn đọc suy ngẫm thật nhiều về câu nói của Chí ở cuối tác phẩm:
(3) “Tao muốn làm người lương thiện” [40, 47] Nhưng:
(4) “Không được! Ai cho tao lương thiện? ” [40, 47]
Cái xã hội bạc ác, vô nhân đạo ấy, cái xã hội thực dân nửa phong kiến, cái xã hội “chó đểu” ấy với những tên địa chủ lọc lõi như bá Kiến thì lấy đâu, lấy đâu ra lương thiện mà cho Chí Phèo? Và rồi, hắn tự sát vì không thể tiếp