--- NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN Tên đề tài: Thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Cá
Trang 1“CÁNH DIỀU”)
Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học
Trang 2“CÁNH DIỀU”)
Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học
Người hướng dẫn khoa học: Th.S Lưu Thị Lan
Trang 3- NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Tên đề tài: Thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ
lớp 1 đến lớp 4 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều)
Họ và tên sinh viên:
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Trong quá trình thực hiện đề tài, sinh viên Nguyễn Thị Thùy Giang đã thực hiện tốt những quy định của việc làm khóa luận tốt nghiệp, cũng như những hướng dẫn, gợi ý của người hướng dẫn Bên cạnh đó, sinh viên luôn có thái độ khiêm tốn, cầu thị trong nghiên cứu khoa học
Trong quá trình hướng dẫn, tôi nhận thấy sinh viên Thùy Giang là một sinh viên có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập Em luôn biết chủ động tìm tòi những tài liệu, chắt lọc những kiến thức để phục vụ cho việc triển khai đề tài
Đề tài của em là kết quả của một quá trình nghiên cứu rất tỉ mỉ, công phu Nó chứng tỏ người viết có khả năng nghiên cứu độc lập và sẽ phát triển hơn trong môi trường nghiên cứu, giảng dạy sau này Với tư cách người hướng dẫn, tôi đánh giá cao tinh thần làm việc và kết quả nghiên cứu của sinh viên Nguyễn Thị Thùy Giang
Kính trình Hội đồng chấm khoá luận xem xét và đánh giá
Hải Phòng, ngày tháng năm 2024
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Lưu Thị Lan
Trang 4bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều) là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi Các nội
dung nghiên cứu và kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo
Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình
Hải Phòng, ngày tháng năm 2024
Giảng viên hướng dẫn
Th.S Lưu Thị Lan
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Giang
Trang 5là giảng viên giảng dạy, đồng thời cũng là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểu học
và Mần non đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập tại khoa
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi suốt trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này Mặc
dù hết sức nỗ lực và cố gắng, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp nên
đề tài không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự chỉ đạo đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn
Hải Phòng, ngày tháng năm 2024
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Giang
Trang 6I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1 Cơ sở lí luận 1
2 Cơ sở thực tiễn 2
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
1 Đối tượng nghiên cứu 4
2 Phạm vi nghiên cứu 4
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
V CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THƠ LỤC BÁT 6
1.1 Khái niệm về thơ 6
1.2 Khái niệm thơ lục bát 7
1.3 Lịch sử hình thành, phát triển thể lục bát 11
1.3.1 Nguồn gốc, sự hình thành thể lục bát 11
1.3.2 Các giai đoạn phát triển của thể lục bát 11
1.4 Đặc trưng thơ lục bát 14
1.4.1 Luật thơ 14
1.4.2 Sự phối trí thanh âm 15
1.4.3 Luật bằng trắc 18
1.4.4 Ngắt nhịp 22
1.4.5 Tổ hợp các dòng ở thể thơ lục bát 24
1.5 Tiểu kết chương 1 25
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁCH GIEO VẦN, NGẮT NHỊP, PHỐI ĐIỆU VÀ VAI TRÒ GIÁO DỤC CỦA THƠ LỤC BÁT TRONG CÁC VĂN BẢN ĐỌC, SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 4 (BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG VÀ CÁNH DIỀU) 27
2.1 Tổ hợp các dòng của thể thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 28
2.1.1 Các dòng thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 mang tính truyền thống 28
Trang 7Việt từ lớp 1 đến lớp 4 31
2.2.1 Cách gieo vần của thể thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 mang tính truyền thống 32
2.2.2 Cách gieo vần của thể thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 mang tính hiện đại 36
2.3 Ngắt nhịp của thể thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 40
2.3.1 Ngắt nhịp của thể thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 mang tính truyền thống 40
2.3.2 Ngắt nhịp của thể thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 mang tính hiện đại 44
2.4 Phối điệu (hài thanh) của thể thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 51
2.4.1 Phối điệu của thể thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 mang tính truyền thống 51
2.4.2 Phối điệu của thể thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 mang tính hiện đại 55
2.5 Vai trò giáo dục của thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều) 60
2.5.1 Thơ lục bát giáo dục về tình cảm gia đình 60
2.5.2 Thơ lục bát giáo dục về tình yêu quê hương đất nước và thiên nhiên 63
2.5.3 Thơ lục bát giáo dục về tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng 68
2.6 Tiểu kết chương 2 70
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
NGỮ LIỆU KHẢO SÁT 76
PHỤ LỤC 78
Trang 8là đặc trưng của dân tộc Anh và Italia, thì Việt Nam tự hào vì có thơ lục bát Xuyên suốt dòng chảy thi pháp thơ Việt, lục bát chính là tâm hồn, cốt cách, “quốc phong”, “quốc túy” của người dân nước ta Từ thuở ấu thơ qua những câu ca dao của bà, lời ru của mẹ, hầu hết ai cũng được nghe:
“Ầu ơi hãy ngủ đi con Biển thời sóng dữ cha còn đang qua
Ầu ơi non nước bao la Trường Sơn đã vượt, Trường Sa đã cùng
Con ơi thương lắm tuổi hồng Nghiệp cha là lính vượt sông băng nguồn Mong con ngày một lớn khôn Theo cha nối bước Thái Sơn, bể trùng
Ầu ơi chân giá ngày đông
Lở bồi con nước nhưng lòng không phai
Ầu ơi em đợi nắng mai Dương hừng lại ấm, nhuỵ khai lại ngời
Trang 9Mình đi con nhớ không nguôi Mình đi em nhớ nghẹn đôi lệ hàng
Xa xôi giữa gió mây ngàn Thương em mình nhớ giữ trang binh hùng.”
Từ khi sinh ra cho tới khi trưởng thành, hẳn ai cũng từng được nghe những câu lục bát quen thuộc qua lời ru ầu ơ của bà của mẹ, hay được học từ những ngày đầu tới lớp… Lục bát gần gũi, quen thuộc với ta từ thời ấu thơ tới khi trưởng thành, là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi làng quê, mỗi con người Việt Nam
Lục bát mang trong mình cái ý vị của dân tộc, là lời ca, câu hát ân tình của những thế hệ người Việt Trải qua bao thời kỳ cùng sống với thăng trầm của lịch
sử nhưng sức sống của lục bát luôn tiềm tàng như chính sức mạnh của dân tộc
Việt Nam vậy Không thể nào phủ nhận một sự thực là “Lục bát là một thể thơ dân tộc”, nó là lời ru, là những bài học của cha ông về một thời lịch sử, những nét
đẹp của dân tộc truyền lại cho con cháu, là truyện “trăm năm trong cõi người ta”
về số phận con người, hay đơn giản với người dân đó là những gì thu thập được
từ cuộc sống, Lục bát đã sống, trưởng thành và trở thành một cây cổ thụ trong nền thơ ca dân tộc, và đó chính là điều mà mọi người con đất Việt luôn phải gìn giữ và phát triển
2 Cơ sở thực tiễn
Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở Tiểu học ngoài việc rèn luyện cho học sinh những kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết thành thạo mà còn cung cấp cho các em một lượng kiến thức về thế giới xung quanh, nuôi dưỡng tâm hồn các em bởi những bài học gần gũi, kiến tạo ban đầu về một nhân cách tốt
Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu đẹp Mỗi người Việt Nam nói chung và người giáo viên Tiểu học nói riêng đều có nhiệm vụ cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ban đầu là nói đúng, viết đúng chuẩn mực tiếng Việt, sau đó nâng cao dần thành nói hay, viết hay, đọc diễn cảm tốt và có khả năng cảm thụ văn chương Môn Tiếng Việt cung cấp bồi dưỡng
Trang 10cho các em những hiểu biết ban đầu, sơ giản nhất về tiếng Việt, thêm yêu quý tiếng mẹ đẻ và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Tìm hiểu chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học từ lớp 1 đến lớp
4 có ở hai bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều, kết quả tìm hiểu
cho thấy thơ lục bát được đưa vào từ rất sớm Từ các văn bản Đọc ở chương trình lớp 1, lục bát được đưa vào khá ít có khi xuất hiện dưới dạng các câu đố hay những bài ca dao mang âm điệu quen thuộc, gần gũi với các em Theo khảo sát của chúng tôi trong số 176 bài thơ ở các văn bản Đọc từ lớp 1 đến lớp 4 của hai bộ sách có
17 bài thơ lục bát (chiếm tỷ lệ là 9,66 %) Khảo sát từ chương trình môn Tiếng Việt ở lớp 1 chủ yếu học sinh thiên về học vần, ôn luyện cách đọc đúng, cảm thụ
về thơ văn ở các em chưa được đặt ra như một mục đích – yêu cầu quan trọng của môn học, điều đó lí giải vì sao mà sự xuất hiện của thể thơ lục bát ở các văn bản Đọc còn khá hạn hẹp Lên dần các khối lớp trên, khi các em dần đọc thông, viết thạo, chương trình sách giáo khoa đã gài lồng vào cho các em hiểu và có sự cảm thụ những bài thơ ở mức độ cao hơn, các em cảm nhận được cái hay trong thơ và dùng những ngôn từ của riêng mình để diễn đạt điều ấy Với đặc điểm là thể thơ mang đậm tính vần điệu, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người mà lục bát được
sử dụng khá nhiều trong các văn bản Đọc
Như vậy có thể nói thể thơ lục bát được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt
ở Tiểu học từ rất sớm Đây là một thể thơ gần gũi quen thuộc với các em, không chỉ bắt đầu vào Tiểu học các em mới được làm quen mà đã được biết đến từ trước
đó qua lời ru của bà, của mẹ Học với những vần thơ lục bát giúp các em phát triển được khả năng tư duy bằng ngôn ngữ, khiếu thẩm mỹ, những bài học thiết thực về sự giàu đẹp của quê hương đất nước, Vì vậy, người giáo viên trước hết phải nắm vững kiến thức về thể thơ dân tộc này, về những đặc trưng vần, nhịp, phối điệu,
Mỗi tác giả có cách nhìn nhận về thơ lục bát trên các phương diện khác nhau, nên các khái niệm có phần không giống nhau về cách biểu đạt (sẽ được đề cập cụ thể ở chương I: Những vấn đề lý luận về thơ lục bát) Nhưng tính tới thời
Trang 11điểm này, theo những tài liệu chúng tôi thu thập được thì chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về đặc điểm thơ lục bát ở các văn bản Đọc cụ thể của sách giáo khoa Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học Vì vậy chúng tôi đã chọn tìm hiểu những đặc điểm và vai trò giáo dục của thơ lục bát trong các văn
bản Đọc ở sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 của hai bộ sách Kết tri thức với cuộc sống và Cánh diều, làm đối tượng nghiên cứu Việc làm này không
ngoài mục đích muốn hiểu sâu hơn về thể thơ lục bát để từ đó góp phần vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt tốt hơn cho học sinh Tiểu học
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
Do giới hạn thời gian và để sát với chương trình Tiểu học, đề tài đã chọn
“Thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4
(bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều)” làm đối tượng nghiên cứu
2 Phạm vi nghiên cứu
Thể thơ lục bát xuất hiện trong sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 Tuy nhiên tính tại thời điểm chúng tôi triển khai đề tài này, lớp 5 vẫn còn đang sử dụng
bộ sách Tiếng Việt Hiện hành nên đề tài chỉ tìm hiểu các bài thơ lục bát trong hai
bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều từ lớp 1 đến lớp 4 Vì vậy
phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về ngữ âm: thanh điệu, vần của thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 của hai
bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về thơ lục bát
- Tìm hiểu đặc điểm về cách gieo vần, ngắt nhịp, phối điệu của thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 của hai bộ
sách Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều
Trang 12- Tìm hiểu vai trò giáo dục của thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo
khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 của hai bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
và Cánh diều
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ được sử dụng trong các trường hợp phân tích các ví dụ về thơ lục bát để từ đó làm nổi bật đặc điểm thơ lục bát
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng để so sánh, đối chiếu các đặc điểm thơ lục bát truyền thống so với lục bát hiện đại
V CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, ngữ liệu khảo sát và phụ lục, nội dung chính của đề tài còn giải quyết hai chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thơ lục bát
Chương 2: Đặc điểm về cách gieo vần, ngắt nhịp, phối điệu và vai trò giáo
dục của thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến
lớp 4 của hai bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều
Trang 13CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THƠ LỤC BÁT
Trước khi đi vào tìm hiểu các đặc điểm của thể thơ lục bát, chúng ta không thể không nghiên cứu những vấn đề chung nhất của thơ
1.1 Khái niệm về thơ
Thơ là một thể loại văn học ra đời từ rất sớm khi con người bắt đầu có những cảm nhận tinh tế về cuộc sống, về thế giới xung quanh, về cỏ cây, hoa lá, vạn vật Qua hàng ngàn năm lịch sử cùng với thời gian thơ như dòng nước len lỏi vào sâu thẳm tâm can, trái tim con người làm mềm hóa những tâm hồn cằn cỗi hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ Thơ là một thể loại văn học hết sức quen thuộc và gần gũi với con người ở mọi thời đại, ở phương Đông cũng như phương
Tây Thế nhưng khi đặt câu hỏi “thơ là gì?” thì câu trả lời hoàn toàn không dễ
Khác với tác phẩm truyện, ký, kịch thơ trực tiếp gắn với tâm hồn con người, thơ là một thế giới tinh vi, phức tạp, mờ ảo nên thơ có thể dễ dàng cảm nhận bằng trực giác nhưng cũng rất khó đúc kết khái quát thành một định nghĩa thật hoàn chỉnh
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc định nghĩa: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc, và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này.” [8, tr 27] Qua phát biểu “lạ” này, Phan
Ngọc muốn đề cao giá trị của ngôn từ trong thơ Ngôn từ trong thơ phải được chắt lọc, gọt rũa để đạt tới sự kết tinh giữa cảm xúc và lý trí
Học giả Lê Quý Đôn thì đưa ra ý: “Làm thơ có ba điều chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự… Tình là người, cảnh là tự nhiên, sự là hợp nhất của trời và đất Lấy tình tham cảnh, lấy cảnh hội việc, gặp việc thì nói ra bằng lời, thành tiếng (khiến cho), cảnh không hẹn mà tự đến, nói không mong hay và tự hay, cứ như thế có thể lên đến bậc thơ tao nhã được.”[2, tr 252]
Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn quan niệm: “Mỗi bài thơ là một lần loé sáng, một tia lửa không lặp lại Tôi ngờ, bản thân người viết cũng chẳng bao giờ kiểm
Trang 14soát hết được những gì loé lên trong tia lửa ấy Sáng tạo nghệ thuật là thế; phải thế mới là nghệ thuật.” [12, tr 244]
Nhà văn Nguyễn Tuân quan niệm: “Thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn Cũng mọc lên từ đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình đó thức dậy được những vô hình bao
la, từ một điểm nhất định, nó mở được ra một cái diện không gian, thời gian trong
đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp Thơ mở ra được một cái gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó vẫn như là bị phong kín.” [14, tr 551]
Như vậy có rất nhiều câu trả lời khác nhau cho câu hỏi “Thơ là gì?” tuỳ thuộc vào kinh nghiệm, tuỳ thuộc vào phương diện quan tâm của từng nhà thơ,
từng nhà nghiên cứu Từ đó đưa ra cách hiểu ngắn gọn: “Thơ là một loại hình văn học tồn tại bên cạnh truyện và kịch, là hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua một tổ chức ngôn từ đặc biệt thành những câu văn vần giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm.”
1.2 Khái niệm thơ lục bát
Thể thơ lục bát ra đời từ rất sớm từ lần đầu xuất hiện trong thơ ca thành văn cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI cho đến những tác phẩm thuộc 30 năm đầu thế kỉ
XX Thể lục bát vốn được biết đến với cái tên của một thể thơ dân tộc, đi theo những lối mòn khó phá vỡ của truyền thống Nó được hình thành và thử thách trong các sáng tác dân gian cũng như trong diễn ca lịch sử và truyện Nôm để rồi đạt đến mẫu mực cổ điển của mình qua “Truyện Kiều” Song với những cách xử
lý phong phú, đa dạng mà tạm gọi là “cách tân” qua ngòi bút của các nhà thơ mới, đang duy trì sức sống và hoà nhập vào đời sống chung của thơ ca hiện đại Có thể nhận thấy rằng, một mặt các nhà thơ đã cố gắng để ngòi bút của mình đi ung dung giữa những khuôn mẫu định sẵn, bảo đảm được cái ấn tượng chuẩn mực cho thể thơ Mặt khác, khi cần thiết, họ đã có những cách xử lí linh hoạt, đa dạng các yếu
tố trong cơ cấu âm luật của thể lục bát trên những dòng thơ cụ thể
Trang 15Đề cập đến khái niệm thơ lục bát thì có rất nhiều nhận định của các nhà lí
luận và phê bình Trong quyển “Tìm hiểu thơ”, Mã Giang Lân cho rằng: “Thơ lục bát là thể tổ hợp giữa câu sáu và câu tám Số câu trong thơ lục bát không cố định,
ít thì hai câu thành một cặp (thường gặp trong ca dao, tục ngữ) chủ yếu mỗi bài bốn câu và nhiều câu Ở những bài thơ nhiều câu, cách phân chia khổ thơ cũng rất linh hoạt.” [4, tr 156]
Ví dụ:
Cùng cảm nhận những tình cảm mộc mạc, những tâm sự thơ ngây của em nhỏ với người bà trước khoảnh khắc giao mùa, mà nhà thơ Hữu Thỉnh đã sáng tạo trên nền của thể thơ dân tộc giàu tính nhạc – lục bát:
“Bà ơi mùa hạ đi đâu?
Chùm vải trọc đầu trốn biệt trên cây
Tiếng sấm trốn lẩn vào mây Quạt nan nằm nhớ bàn tay của bà
Sông gầy, để doãi chân ra Mặt trời ngủ sớm, tiếng gà dậy trưa
Khoai sọ mọc chiếc răng thưa Cóc ngồi cóc nhớ cơn mưa trắng chiều
Nghe bà, cháu mặc đã nhiều
Mà sao cái rét vẫn theo vào nhà
Cháu sà vào lòng của bà Đôi tai đã buốt, tay xoa ấm dần
Trang 16Cái lạnh chạy khỏi đôi chân Hàm răng thôi khỏi va nhầm vào nhau
Bà ơi cháu đã thấy rồi:
Mùa hạ vào ở trong đôi tay bà.”
(Mùa hạ đi đâu – Hữu Thỉnh)
Mở đầu bài thơ là một câu hỏi rất đỗi hồn nhiên của bé: “Bà ơi mùa hạ đi đâu?” Cặp 6 – 8 mở đầu không như thường lệ, tiếng thứ 6 câu lục “đâu” không vần với tiếng thứ 6 câu bát “biệt”, đã tạo nhịp điệu thơ khác lạ, đó như những thắc mắc của bé khi giãi bày với bà về sự chuyển mùa Thêm với việc phá luật bằng - trắc ở câu bát “Quạt nan nằm nhớ bàn tay của bà” (tiếng thứ 4 mang thanh trắc
“nhớ” thay vì thanh bằng như thông lệ) xây dựng nên phép đối lập giữa một bên
là sự dịch chuyển của không gian, thời gian, với một bên là sự tĩnh lặng khi vắng
đi sự có mặt của người bà Ví như ở câu thơ “Đôi tai đã buốt, tay xoa ấm dần” sử dụng thanh trắc ở tiếng thứ tư “buốt”, tạo sự đối lập giữa một bên là cái lạnh của mùa đông với một bên là hơi ấm của tình cảm con người, khi hai bàn tay áp lại sẽ xua tan mọi cái giá rét, khắc nghiệt của mùa đông
Mở đầu bài thơ, người đọc tưởng chừng như là câu chuyện bé hỏi về thời tiết, nhưng hóa ra từ đó lại là những tâm sự, những yêu thương bé dành cho người
bà của mình Những hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị về tình cảm bà cháu rất đỗi xúc động, thân thương
Qua bài thơ có thể nói, nhà thơ Hữu Thỉnh đã vận dụng rất thành công những yếu tố vần điệu của lục bát, cũng như cách tân nó khi sử dụng một cách linh hoạt luật bằng - trắc, qua đó làm nổi bật ý thơ cần biểu đạt, ca ngợi tình cảm
bà cháu mộc mạc, giản dị, khiến bài thơ dễ đi vào lòng người, dễ gây ấn tượng và ghi nhớ đối với người đọc
Theo quan điểm của tác giả Phương Lựu trong “Từ điển Văn học” lại khẳng
định như sau: “Lục bát là một thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý Việt Nam Đơn
Trang 17vị cơ bản là một tổ hợp gồm hai câu sáu tiếng và tám tiếng Số câu của nó không hạn định Xét về lối gieo vần thì chủ yếu là vần bằng và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần Tiếng cuối câu 6 vần với tiếng 6 câu tám, rồi tiếng cuối câu 8 lại vần với tiếng cuối câu 6” [6, tr.195]
Chân mây bằn bặt bóng quê Hơi sương thấm lạnh tái tê nỗi sầu.”
(Cố hương - Mạc Văn Nhuần)
Đọc bài thơ ta thấy nỗi nhớ dàn trải mênh mông trong từng câu chữ Tác
giả đã rất linh hoạt trong việc vận dụng thanh trắc ở tiếng thứ tư dòng bát (nhớ,
lẻ, mẹ, lạnh) thay vì thanh bằng như thông lệ, khiến câu thơ dù không nhắc đến
từ “mùa” nhưng người đọc có thể cảm nhận được như cái heo may của mùa thu vương đâu đây qua bóng tà và hơi sương thấm lạnh, bài thơ giúp làm nổi bật hơn nỗi nhớ của người con xa xứ Phải chăng chỉ có mùa thu mới làm ta gợi nhớ đến thế Đứng tựa vào cội cây, người lữ khách ngóng chờ về quê mẹ ở phía trời xa Tác giả Mạc Văn Nhuần có lẽ cũng đồng điệu với tâm trạng của người lữ khách
xa quê, bằng những biến hóa của ngòi bút thơ, mà ông đã tạo nên những nét mới
lạ ở bài thơ Với một đề tài quen thuộc trong ca dao và thơ xưa, nhưng những cách điệu về vần, về nhịp đã giúp khắc họa một cách chân thực hình ảnh nhân vật trữ tình vào lòng người đọc cùng cảm nhận
Trang 18Có thể xem các ý kiến về thơ lục bát của Nguyễn Xuân Nam trong quyển
“Cơ sở lí luận văn học” như một định nghĩa ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ “Lục bát
là thể thơ cứ một dòng sáu chữ tiếp đến một dòng tám chữ Thơ dài bao nhiêu cũng được miễn là dừng lại ở dòng tám Đó là thể thơ quen thuộc của dân tộc Nhiều câu ca dao, nhiều truyện nôm dân gian, nhiều thơ văn yêu nước và cách mạng viết theo thể này.” [7, tr 56]
Ngoài ra, căn cứ theo lí luận của quyển “Lục bát và song thất lục bát” do tác giả Phan Diễm Phương biên soạn viết về lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại của hai thể thơ dân tộc: Lục bát và Song thất lục bát, đề tài này đã dựa vào đó để xây dựng lí thuyết cơ bản về những đặc trưng thơ lục bát, áp dụng trong việc giảng dạy tốt hoạt động Tập đọc ở trường Tiểu học
1.3 Lịch sử hình thành, phát triển thể lục bát
1.3.1 Nguồn gốc, sự hình thành thể lục bát
Có hai hướng tiếp cận chủ yếu về nguồn gốc thể loại: lục bát có dấu vết của tục ngữ, ca dao, tức là có ngọn nguồn từ văn học dân gian; lục bát xuất phát, hình thành từ đặc trưng, sự vận động nội tại của tiếng Việt, văn hoá Việt
Một cách khái quát và khách quan có thể nói dòng chảy lục bát là hợp lưu của cả hai ngọn nguồn trên, nó được hình thành từ tiến trình vận động của văn học dân gian, từ chính đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt và xu hướng thẩm mỹ mang tính chất tâm lý xã hội riêng của dân tộc Việt trong việc xây dựng âm luật thơ ca, nhất là sở thích sử dụng vần và nhịp Bài lục bát sớm nhất còn được lưu
trữ là một bài hát cửa đình của Lê Đức Mao (1462-1529), đó là bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào
1.3.2 Các giai đoạn phát triển của thể lục bát
Thơ lục bát bắt nguồn từ trong ca dao Việt Nam, thể hiện thành công cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng trong văn học dân gian
Trang 19Thời gian định hình của lục bát khoảng từ thế kỉ X đến thế kỉ XV Thơ lục
bát ở giai đoạn cuối thế kỉ XV đến trước Truyện Kiều còn trong tình trạng chưa
hoàn chỉnh, hình hài chưa cụ thể, còn xô bồ, tự do và có đôi chút lỏng lẻo
Trong dòng văn chương bác học, đến cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, địa vị thơ lục bát đã trở nên vững vàng với sự xuất hiện của khá nhiều tác phẩm
giá trị như Lâm Tuyền văn của Phùng Khắc Khoan, và Ngọa Long Cương văn cùng Tư Dung văn của Đào Duy Từ Sang thế kỷ thứ XVIII và XIX, lục bát đã trải qua thời kỳ cực thịnh với những tác phẩm danh tiếng như Nhị độ mai, Bích Câu kỳ ngộ, Hoa Tiên truyện Vào nửa cuối thế kỉ XVIII, Trần Danh Án đã sưu tập và biên soạn Quốc phong giải trào và Nam phong nữ ngạn thi Một số soạn
giả đã ghi chép tục ngữ, ca dao bằng chữ Nôm, rồi dịch ra chữ Nho và chú thích
Kế thừa truyện thơ lục bát của thế kỷ XVIII, giữa thế kỷ XIX đã xuất hiện
hàng loạt truyện thơ lục bát, như: truyện Thạch Sanh, Phạm Công Cúc Hoa, truyện Phan Trần…
Truyện Kiều đã đánh dấu son cho sự mẫu mực, cổ điển của thể loại lục bát
Hai yếu tố gieo vần và phối điệu đã đạt tới sự thống nhất, ổn định Câu thơ đã xuất
hiện hình thức đối Mặt khác, so với lục bát ca dao, sự sáng tạo ở Truyện Kiều còn
thể hiện trong việc đưa vào tác phẩm những từ láy, điệp từ, thành ngữ và cả những lời nói trong sinh hoạt hàng ngày của quần chúng lao động Câu thơ của Nguyễn
Du càng về sau càng uyển chuyển, đầy nhạc tính, nâng nghệ thuật thơ lục bát đến
một giá trị độc đáo So với Truyện Kiều, yếu tố ca dao - dân ca trong Lục Vân Tiên được khai thác và sử dụng với tần số lớn hơn, âm điệu câu thơ nhẹ nhàng
hơn, êm ái hơn Bên cạnh đó, những cách xưng tên trong lối bạch, lối tuồng, những bài học nhân quả, triết lý sống không màng danh lợi là những dấu ấn mà lục bát
ca dao đã để lại trong tác phẩm
Lục bát thời kỳ nửa sau thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX đều
đi theo hướng mẫu mực đã được khẳng định chắc chắn từ trong Truyện Kiều Cuối
thế kỷ XIX, lục bát không kể chuyện được nữa mà chuyển sang nhận chức năng
Trang 20trữ tình làm chức năng chủ yếu Trong số những nhà thơ hồi đầu thế kỷ XX nổi lên tên tuổi Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) với những vần điệu quả thực đã làm rung động lòng người
Sau Tản Đà, giai đoạn 1932 - 1945, Thơ mới xuất hiện với hầu hết những bài thơ mang tâm trạng u buồn man mác của số đông công chúng lúc bấy giờ Thơ
lục bát của những nhà thơ lãng mạn mới mẻ ở “cái tôi” tiểu tư sản Ngôn ngữ thơ
trau chuốt, đạt đến sự tinh tế hiếm có trong nghệ thuật diễn tả những rung cảm
của tâm hồn Có thể nhặt ra nhiều hạt châu ngọc như Ngậm ngùi, Buồn đêm mưa (Huy Cận), Chiều (Xuân Diệu), Thơ sầu rụng (Lưu Trọng Lư), Luỹ tre xanh, Rằm tháng giêng (Hồ Dzếnh), v.v… Trong bầu trời lục bát Thơ mới, người ta biết đến
Nguyễn Bính với một hồn thơ lai láng nét đẹp chân quê Thơ lục bát của Nguyễn Bính được sáng tạo trên cái nền của ca dao xưa và phát triển thêm để nâng nó lên tầm cao mới
Đến giai đoạn kháng chiến chống Pháp, lục bát phát triển theo định hướng
tư tưởng của thời đại: văn hoá văn nghệ phục vụ công nông binh Lục bát gần với
vè kể chuyện, ít chất thơ Thời này, đa số các nhà thơ làm thơ tự do, rồi chen vào
ít câu lục bát, như Bài ca vỡ đất, Bao giờ trở lại (Hoàng Trung Thông); Bầm ơi, Sáng tháng Năm (Tố Hữu) v.v… Lục bát của Tố Hữu giai đoạn này (tập thơ Việt Bắc) và cả giai đoạn sau (các tập Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, bài thơ dài Nước non ngàn dặm) có nét chung: Tố Hữu sử dụng ngôn ngữ biểu cảm của ca dao, ông
đưa vào thơ hình ảnh quần chúng, nói cái giọng quần chúng, nói cái tình kháng chiến, tình công dân
Lục bát sau năm 1954 được thừa hưởng những thành tựu nghệ thuật giai đoạn trước, nó mới mẻ ở cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật Lục bát những năm này phát triển theo hai hướng: tiếp tục khai thác chất liệu ca dao, thể hiện những tình tự dân tộc theo hướng Nguyễn Bính, hoặc phản ánh đời sống, hướng về quần chúng, nói tiếng quần chúng, nói tình ý công dân, theo hướng của Tố Hữu Ở miền Nam, Phạm Thiên Thư tiếp bước Nguyễn Du bằng lục bát sang trọng, ngôn ngữ trong veo Bùi Giáng làm mới lục bát bằng chữ nghĩa
Trang 21trùng trùng điệp điệp, bằng tài hoa rất mực trong những lời cợt đùa như con trẻ, nói chuyện không đâu mà thành tư tưởng
Từ sau năm 1975, thơ lục bát ngày càng khẳng định sức sống mãnh liệt của mình Có nhiều tập thơ lục bát chiếm được sự yêu mến của đông đảo công chúng
như Sáu và tám (Nguyễn Duy), Thơ lục bát (Nguyễn Trọng Tạo), Ngàn xưa (Nguyễn Thanh Mừng), Thơ lục bát (Kim Chuông), v.v… Ở một số tập thơ (của
một tác giả hoặc một nhóm tác giả), số lượng bài làm theo thể lục bát thường chiếm tỉ lệ khá cao
Trong tiến trình phát triển của thơ hiện đại, lục bát tuy không phải là thể loại chủ đạo nhưng nó vẫn duy trì được sức sống và tạo được diện mạo mới mẻ cho mình Những cuộc thi hay những trang thơ chỉ dành riêng cho lục bát đã phần
nào chứng tỏ điều đó như cuộc thi của báo Văn nghệ, báo Văn nghệ trẻ, báo Giáo dục và thời đại, … Có nhiều nhà thơ viết nhiều, viết hay và khẳng định được mình
ở thể lục bát như Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Lê Đình Cánh, Phạm Công Trứ, Trương Nam Hương, Đinh Nam Khương v.v… Lục bát Nguyễn Duy đã tạo ấn tượng bởi lối suy nghĩ táo bạo, sắc sảo, tinh tế Tình cảm đậm đà được thể hiện trong hình thức thơ dân tộc giản dị, tự nhiên rất gần các mô týp ca dao Đồng Đức Bốn có gần 200 bài lục bát với cảm hứng mạnh mẽ bắt nguồn từ quê hương, cuộc sống, đời tư, từ hình ảnh thơ quen thuộc nhưng đầy ấn tượng
Gần đây, Trần Ngọc Tuấn viết lục bát tứ tuyệt với tư tưởng Thiền Qua dốc sương mù là một thành công bước đầu Những nhà thơ trẻ như Nguyễn Việt Chiến,
Nguyễn Thế Hoàng Linh có chạm đến lục bát, nhưng hồn thơ chưa định hình
1.4 Đặc trưng thơ lục bát
1.4.1 Luật thơ
Luật thơ là những quy tắc yêu cầu sự kết cấu và phối hợp âm thanh trong từng câu thơ và trong cả bài thơ Luật thơ cũng bao gồm cả yêu cầu về vần, về đối, về niêm và trong một số thể thơ cụ thể còn yêu cầu cả về trình tự nội dung bố cục nữa Luật thơ như vậy là rộng hơn cái khuôn ngữ âm mà văn bản thơ phải
Trang 22tuân thủ, là cái nền để tạo ra âm điệu, nhạc điệu thơ Mỗi thể thơ có luật thơ riêng
Có thể thơ được hình thành và hoàn thiện, cố định hóa thông qua thực tiễn sáng tác của các thế hệ người Việt Nam Có thể thơ người Việt Nam ta vay mượn từ văn học Trung Quốc Luật thơ một yếu tố nằm trong cả một hệ thống thi pháp phức tạp
1.4.2 Sự phối trí thanh âm
Theo “Việt Nam học sử yếu” của tác giả Dương Quảng Hàm, hệ thống thanh
âm trong tiếng Việt được chia làm hai loại bằng và trắc và được xem xét qua bảng sau:
Bảng: Bảng thống kê sự phân phối trí thanh và âm
Bằng
phù bình thanh trầm thượng thanh
không có dấu dấu huyền
Trắc
phù thương thanh trầm thương thanh phù khứ thanh trầm khứ thanh
ngã (~) hỏi (?) sắc (') nặng (.) phù nhập thanh
trầm nhập thanh
sắc (') nặng (.)
riêng cho các tiếng đằng sau có phụ âm cuối “ch”, “p”, và
“t”
Bình là bằng phẳng, đều đều, bình thường; trắc là nghiêng lệch Âm thanh đang ở mức bình thường (bình thanh) chợt bổng lên cao hay đổ xuống thấp hơn (trắc thanh)
Trong thơ, vấn đề hiệp vần là điều cốt yếu Vần là những chữ có cách phát
âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ Có hai loại vần:
Trang 23Vần thông: là loại vần có âm chính và âm cuối không hoàn toàn đồng nhất
mà chỉ dồng nhất chút ít
“Mặt trời sáng ánh tự hào, Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do.”
(Trường ca Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân)
Vần chính: là những tiếng có sự đồng nhất ở phần cơ bản của âm tiết (cùng vần và thanh) Ví dụ:
“Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gì”
(Mèo con đi học - Phan Thị Vàng Anh)
Trong thơ Việt, có các cách gieo vần:
Vần lưng (hay còn gọi là yên vận): là vần mà các tiếng hiệp vần nằm giữa dòng thơ
Vần chân (hay còn gọi là cước vận): là vần mà các tiếng được gieo vần và tiếng hiệp vần nằm cuối dòng thơ
Vần bằng: tiếng thứ 6 câu lục và tiếng thứ 8 câu bát thường là vần bằng Vần được nối tiếp từ vần chân câu lục sang vần lưng (tức vần yên) của câu bát Vần chân câu bát lại nối tiếp hiệp vần với vần chân câu lục tiếp sau
Cái chổi thấy rác, quét nhà Cây kim sợi chỉ giúp bà vá may Quyển vở chép chữ cả ngày Ngọn mướp xoè lá, vươn “tay” leo giàn
Đồng hồ biết chỉ thời gian Cái rá vo gạo, hòn than đốt lò Con gà báo sáng “Ó o ”
Cánh cửa biết mở để cho nắng vào Mỗi người một việc vui sao
Bé ngoan làm được việc nào, bé ơi?
(Mỗi người một việc - Nguyễn Văn Chương)
Trang 24Vần trắc: là các vần có một trong các thanh: sắc, hỏi, ngã, nặng Ví dụ:
Tò vò mà nuôi con nhện Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
Các từ “nhện” và “quện” mang vần trắc Trường hợp này rất ít khi dùng Nếu sử dụng thì bao giờ tiếng thứ 6 của câu lục và câu bát cũng đều phải dùng thanh trắc Tuy nhiên trong hầu hết các bài thơ lục bát người ta thường sử dụng thanh bằng để gieo vần, họa hiếm ta mới thấy xuất hiện vần trắc Vần bằng đã chứng tỏ một sự linh hoạt khá tinh tế và dài hơi Những tác phẩm có thể chỉ có 2
câu đến vài ngàn câu và Truyện kiều là một minh chứng
Ở thơ lục bát, cách gieo vần có đặc điểm là tiếng cuối của câu trên (tức câu 6) phải vần với tiếng thứ sáu của câu dưới (tức câu 8) Cứ hai câu thì đổi vần, và bao giờ cũng gieo vần bằng (còn gọi là bằng hoặc bình, tức có dấu huyền hoặc không dấu) Ký hiệu của bằng là B Đặc biệt tiếng thứ tư của câu 6 và câu 8 và tiếng thứ bảy của câu 8 luôn luôn được gieo ở vần trắc (tức có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, hoặc dấu nặng) Ký hiệu của trắc là T Tiếng thứ sáu của câu 8 được gọi là yên vận (vần lưng chừng câu), và tiếng thứ 8 của câu tám được gọi là cước vận (vần cuối câu) Vận hay vần là tiếng đồng thanh với nhau Gieo vần thì phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó) Ví dụ: hòn, non, mòn, con, Nếu gieo vần trong tiếng “mưa” với “mây” thì bị lạc vận Còn nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận
Trang 25Tiếng đa và bòng là yên vận (tức là vần đặt ở trong câu); tiếng đồng và
đưa là cước vận (tức là vần đặt ở cuối câu) Tiếng thứ 6 của câu 6 la hiệp vận (V)
với tiếng thứ 6 của câu 8 đa, tiếng thứ 8 đồng của câu 8 hiệp vận (V) với tiếng thứ 6 sông của câu 6, tiếng thứ 6 sông của câu 6 cưỡng vận (0V) (tức là không hiệp vần) với tiếng thứ 6 bòng của câu 8
Với cách gieo vần trên, tác giả Hồ Minh Hà đã cho người đọc thưởng thức những hoạ tiết hết sức đặc biệt được tạo nên từ hoa tay người thợ làng gốm (từ những hoa văn đó đã gợi lên những cảnh sắc gần gũi và thân thuộc của cảnh sắc quê hương Việt Nam tươi đẹp) Ngoài ra còn có biến thể lục bát, thể hiện qua biến đổi ở cách gieo vần
Ngoài ra còn có biến thể lục bát, nó được thể hiện qua biến đổi ở cách gieo vần Ví dụ:
Giêng, Hai rét cứa như dao Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông
Nom đoài rồi lại ngắm đông
Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn
(Quả ngọt cuối mùa - Võ Thanh An)
Ở ví dụ trên của tác giả Võ Thanh An vừa phá luật vừa biến thể Sự biến
thể trong đoạn thơ trên được thể hiện ở chỗ: tiếng thứ sáu (dao) của câu lục lại vần với tiếng thứ tư (mào) của câu bát Với cách gieo vần như vậy chính là dụng
ý nghệ thuật của tác giả Võ Thanh An đã góp phần làm cho câu thơ thêm phần sinh động và đặc biệt là tạo ra nhiều điểm độc đáo
1.4.3 Luật bằng trắc
Cách dùng mẫu tự và viết tắt như sau: B là Bằng, T là Trắc, V là Vần
Câu 6: B B T T B B Câu 8: B B T T B B T B
Trang 26Tuy luật bằng trắc đã quy định như ở trên, nhưng những tiếng thứ 1, thứ 3
và thứ 5 nếu không theo đúng luật thì cũng không sao Cái biệt lệ ấy được gọi là
“nhất, tam, ngũ bất luận”, có nghĩa là tiếng thứ 1, tiếng thứ 3 và tiếng thứ 5 không
kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật Còn “nhị, tứ, lục phân minh” có nghĩa là tiếng thứ 2, tiếng thứ 4 và tiếng thứ 6 bắt buộc phải theo đúng luật
(Cháu nhớ Bác Hồ - Thanh Hải)
Câu 1: Tiếng thứ 3 (bên) đáng lẽ thuộc vần trắc nhưng lại đổi thành vần bằng
Câu 2: tiếng thứ 1 (cháu) đáng lẽ thuộc vần bằng nhưng lại đổi thành vần trắc
Câu thứ 3: Tiếng thứ 1 (nhớ) và chữ thứ 5 (bóng) đáng lẽ là vần bằng nhưng lại đổi thành vần trắc
Câu 4: Tiếng thứ 3 (đôi) đáng lẽ là vần trắc nhưng lại đổi thành vần bằng Với những biệt lệ ấy, không những không gây ảnh hưởng gì tới bài thơ mà còn giúp tác giả Thanh Hải đưa đến người đọc những cảm xúc, tâm trạng thương
Trang 27nhớ và yêu kính Bác Hồ của một em nhỏ sống ở vùng dịch tạm chiến (thời kì hai miền Nam – Bắc còn bị chia cắt)
Thỉnh thoảng chúng ta còn bắt gặp người làm thơ thích khám phá luật ở chữ thứ hai câu lục, thay vì vần bằng thì lại đổi ra vần trắc; còn chữ thứ tư thì có khi đổi thành vần bằng thay vì vần trắc như thường lệ Câu lục cũng được ngắt ra làm hai vế
(Suối - Vũ Duy Thông)
Ở bài thơ với cách phá luật ở tiếng thứ hai câu 6, thay vì vần bằng lại đổi thành vần trắc, cũng như việc ngắt đôi nhịp làm hai vế khiến mạch thơ thêm sinh động và uyển chuyển, dòng suối qua ngòi bút của nhà thơ Vũ Duy Thông như có hồn, tưởng như đang cựa mình vui sướng khi gặp gỡ bạn bè
Ta cũng bắt gặp cách phá luật ấy trong một bài thơ của tác giả Nguyễn Duy:
Tay nhè nhẹ chút, người ơi
Trang 28Trông đôi hạt rụng, hạt rơi xót lòng
Dễ rơi là hạt đầu bông
Công một nén, của một đồng là đây
(Tiếng hát mùa gặt - Nguyễn Duy)
Ngôn ngữ mộc mạc trong sự cách luật vần điệu, thay vì vần bằng ở tiếng thứ hai dòng bát lại đổi thành vần trắc Bài thơ không chỉ dừng lại ở không khí rộn rã ngày mùa, mà còn là lời tâm tình của người nông dân một nắng hai sương vất vả bên cây lúa, câu thơ ngắt nhịp 3/5 với phân nửa sử dụng thanh trắc đã khắc họa rõ nét tâm trạng ấy, trong tiếng hát tâm tình ngày mùa ấy, không chỉ là với
cây lúa, mà với tất cả chúng ta – những ai vẫn ngày ngày “bưng lưng cơm trắng”
mà vẫn còn đủ tấm lòng thành để nhận biết ở đó còn chút dư vị “nắng còn thơm tho”
Hay:
Này đây: xôi, bưởi, quýt, hồng Người khen ngọt, kẻ lạnh lòng chê chua Tảo tần dậy sớm thức khuya Chắt chiu, chịu đựng, nắng, mưa, cũng đành
Câu tám thứ hai vừa phá luật vừa biến thể Cả câu thơ có tới sáu thanh trắc, khiến nhịp thơ khúc khỉu, như chính gánh nặng của đôi quang gánh hay chính gánh nặng của cuộc sống mưu sinh đè lên đôi vai mẹ Từ đó ca ngợi chân dung người mẹ tảo tần, vất vả sớm hôm
Trang 291.4.4 Ngắt nhịp
Tiết tấu là nói đến cái nhịp, cái điệu của câu thơ dựa vào chỗ ngắt đoạn, tức
chỗ chia câu thành từng vế, mỗi vế có nghĩa trọn vẹn Đó là nhịp dài, khi ngâm
người ta ngừng lại ngân nga lâu một chút Ngoài ra, trong mỗi vế khi ngâm tùy theo hứng, người ta cũng có thể ngừng lại ngân nga ngắn hơn ở những chỗ vế chia
thành từng bộ phận, đó là nhịp ngắn
Dương gian/ hé rạng/ hình hài/
Trời/ se se lạnh,/ đất ngai ngái/ mùi
Nhịp trong thơ được tạo nên do sự phân định của câu và của từ, tương tự khi viết cho dấu phẩy, khi đọc ngừng hơi Nhịp thơ là khái niệm chỉ một đơn vị ngôn ngữ nào đó được khu biệt về quy tắc tổ chức âm thanh, từ loại, ngữ pháp so với các đơn vị ngôn ngữ khác Có nhịp dòng thơ và nhịp tiết tấu trong dòng thơ Nhịp thơ trùng với khung đoạn ngừng nghỉ của lời nói nghệ thuật Nhịp thơ thay đổi tạo nên cảm giác lời thơ vận động Nhịp thơ là nhân tố năng động tạo dựng hệ thống lời thơ ở cả phương diện ngữ nghĩa và âm thanh, chứ không phải yếu tố tĩnh tại
Ngắt nhịp trong thơ lục bát chủ yếu theo loại nhịp cơ bản là nhịp chẵn như 2/2/2 – 4/4; 2/4 – 2/2/2… Có thể thấy được đặc điểm đó qua một số ví dụ sau: Nhịp (2/2/2) – (4/4)
Nom Đoài/ rồi lại/ ngắm đông
Bề lo sương táp,/ bề phòng chim ăn
Võ Thanh An Nhịp (2/2/2) – (2/2/2/2)
Gió nâng/ tiếng hát/ chói chang, Long lanh/ lưỡi hái/ liếm ngang/ chân trời
Nguyễn Duy Nhịp (2/4) – (2/2/2/2)
Mẹ vui,/ con có quản gì Ngâm thơ,/ kể chuyện,/ rồi thì/ múa ca
Trần Đăng Khoa
Trang 30Sum sê xoài biếc,/ cam vàng,/
Dừa nghiêng,/ cau thẳng,/ hàng hàng năng soi
Lê Anh Xuân Nhưng khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng khác thường, bất định… thì có thể chuyển sang nhịp thơ lẻ 3/3, 1/5, 3/5… Ví dụ:
Người quốc sắc/ kẻ thiên tài Tình trong như đã/ mặt ngoài còn e
Nguyễn Du Buồng không/ lặng ngắt như tờ
Dấu xe ngựa/ đã rêu lờ mờ xanh
Nguyễn Du Hay dùng để nhấn mạnh một điều gì đó:
Những ngôi sao/ thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con
Trần Quốc Minh Này em,/ này chị,/ này anh
Người vun gốc,/ kẻ nâng cành non tơ
Nguyễn Lãm Thắng
Trang 31Vòm cây xanh,/ đố bé tìm Tiếng nào riêng/ giữa trăm nghìn tiếng chung
Định Hải Một ngôi sao,/ chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín,/ chẳng nên mùa vàng
Tố Hữu
1.4.5 Tổ hợp các dòng ở thể thơ lục bát
Dòng trong thể thơ lục bát là một trong hai vế song hành lập thành một khổ thơ, dòng lục (6 tiếng) trên và dòng bát (8 tiếng) dưới Dòng trên và dòng dưới được chia tách, giới hạn bởi một vần chân Mỗi dòng như vậy thường trùng hợp với một câu hoặc một vế của câu, hiểu theo nghĩa là một đơn vị cú pháp Có thể quan niệm sự biến đổi của dòng thơ lục bát hiện đại như là những thay đổi mang tính chất lâm thời Các đặc điểm trên đây của dòng thơ nhằm đưa lại một hiệu quả nghệ thuật nào đó Theo cách hiểu như thể thơ lục bát từ năm 1932 đến nay thì
xuất hiện các hiện tượng như vắt dòng, chấm câu giữa dòng, xếp dòng và theo bậc thang, chia cắt dòng thơ ra nhiều dòng chữ
là nó hướng tới đối tượng được nhắc đến ở dòng dưới (Hai con hạc trắng…) cho nên nó buộc phải gắn liền một hơi với dòng dưới để hoàn chỉnh một ý trong khổ thơ (Ô kìa, hai con hạc trắng hay về Bồng Lai) Đó là hiện tượng mà ta vẫn gọi là
vắt dòng
Trang 321.5 Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, khóa luận đã xem xét một số vấn đề lí luận có liên quan đến những đặc trưng của thơ nói chung để từ đó đi đến phân tích những đặc trưng
cơ bản của thể thơ lục bát nói riêng
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Xuân Nam trong quyển “Cơ sở lí luận văn học” thơ lục bát được hiểu là thể thơ cứ một dòng sáu chữ tiếp đến một dòng tám chữ Thơ dài bao nhiêu cũng được miễn là dừng lại ở dòng tám Đó là thể thơ quen thuộc của dân tộc Nhiều câu ca dao, nhiều truyện Nôm dân gian, nhiều thơ văn yêu nước và cách mạng được viết theo thể này Đồng thời theo những cơ sở thu thập được trong quyển “Lục bát và song thất lục bát” của Phan Diễm Phương, thơ lục bát mang trong mình những đặc điểm riêng biệt so với các thể thơ khác:
Một là, gieo vần ở thể thơ lục bát có đặc điểm là cứ tiếng thứ 6 dòng lục vần với tiếng thứ 6 dòng bát Và cứ hai câu thì đổi vần và bao giờ cũng gieo vần bằng Đây là một mô thức phối điệu khá hoàn chỉnh, thanh thoát, uyển chuyển Nhờ vậy mà gieo vần ở lục bát có được ưu thế tuyệt đối trong phần lớn các tác phẩm được sáng tác
Thực chất ở đây, không nhất thiết luôn theo quy tắc đó, vần trong các bài thơ qua sự sáng tạo của các tác giả luôn có sự biến đổi, vì thế tạo nên các trường hợp bị lạc vần (không vần với nhau) ở các vị trí gieo vần Chính những nét đổi mới đó đã giúp các bài thơ lục bát thêm giàu nhạc điệu và có giá trị hơn
Hai là về luật bằng trắc ở thơ lục bát, theo quy ước “nhất tam ngũ bất luận
- nhị tứ lục phân minh” có nghĩa là các tiếng lẻ 1/3/5/7 luôn hoàn toàn được tự do Còn cụ thể là tiếng 2 mang thanh bằng, tiếng thứ 4 mang thanh trắc, tiếng thứ 6
và 8 mang thanh bằng mang tính bắt buộc
Trang 33Ba là, về ngắt nhịp trong thơ lục bát là nhịp hai nghĩa là các dòng lục bát dựa trên sự tổng hợp trực tiếp từ hai âm tiết Như vậy theo thông lệ, dòng lục gồm
3 nhịp hai, dòng bát gồm 4 nhịp hai
Bên cạnh những yếu tố nằm trong âm luật, tìm hiểu đặc điểm thơ lục bát còn chú trọng tới tổ hợp các dòng thơ Dòng trong thơ lục bát là một trong hai vế song hành lập thành một khổ thơ (dòng 6 tiếng trên và dòng 8 tiếng dưới)
Ngoài ra để người đọc hiểu sâu sắc hơn về thơ lục bát, khóa luận đã đặt ra việc tìm hiểu, phân tích một số biệt lệ, cũng như phá luật trong các bài thơ trong hoạt động Tập đọc ở Tiểu học, đối chiếu so sánh giữa lục bát truyền thống và hiện đại, kèm theo những cách tân là tác dụng của sự đổi mới đem lại đối với tư duy
và cảm nhận của người đọc Hai điều đó luôn song hành với nhau, khi mà người tiếp nhận một tác phẩm đủ cả hai mặt tư duy và tình cảm tức là đã đánh dấu sự thành công của tác phẩm Thơ lục bát không những thổi hồn vào trong các bài ca dao, dân ca,… dân gian giúp nó trở nên sinh dộng, giàu hình ảnh, dễ nhớ, dễ thuộc với người đọc mà còn làm cho các tác phẩm nghệ thuật hiện đại trở nên ấn tượng
và có sức hút mãnh liệt đối với độc giả Trong các tác phẩm thơ lục bát trở thành cánh cửa ngắn nhất để đưa người đọc đến với những cảm xúc, tình yêu thương con người, thiên nhiên, đất nước, những gì gần gũi thân quen nhất
Những vấn đề lí luận nêu trên chính là cơ sở để đề tài nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa ở Tiểu học
Trang 34CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁCH GIEO VẦN, NGẮT NHỊP, PHỐI ĐIỆU VÀ VAI TRÒ GIÁO DỤC CỦA THƠ LỤC BÁT TRONG CÁC VĂN BẢN ĐỌC,
SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 4 (BỘ KẾT NỐI
TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG VÀ CÁNH DIỀU)
Chương 1 đã xem xét một số đặc trưng cơ bản của thể thơ lục bát về âm, vần, nhịp điệu… Đối với học sinh Tiểu học, do đặc điểm nhận thức trực quan cụ thể, tư duy khái quát đang dần hình thành, phát triển nên với những đặc trưng của thể thơ lục bát là dễ nhớ, dễ gây cảm hứng với người đọc bởi tính nhạc trong thơ
và có thể nói thể thơ này được sử dụng khá phổ biến trong chương trình Tiểu học Thể thơ lục bát xuất hiện trong sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 Tuy nhiên tính tại thời điểm chúng tôi triển khai đề tài này, lớp 5 vẫn còn đang sử dụng bộ sách
Tiếng Việt Hiện hành nên đề tài chỉ tìm hiểu các bài thơ lục bát trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều từ lớp 1 đến lớp 4 Vì vậy phạm vi nghiên
cứu của đề tài là đặc điểm thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa
Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 của hai bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều Khảo sát hai bộ sách này chúng tôi thấy có 17 văn bản là thơ lục bát
Sau đây là bảng tổng hợp:
Bảng 1: Bảng tổng hợp các văn bản thơ lục bát trong sách Tiếng Việt
lớp 1 đến lớp 4 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều)
Trang 352.1 Tổ hợp các dòng của thể thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4
2.1.1 Các dòng thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 mang tính truyền thống
Dòng trong thể thơ lục bát theo truyền thống là một trong 2 vế song hành lập thành một khổ thơ dòng lục (6 tiếng) trên và dòng bát (8 tiếng) dưới Việc chia tách thành 2 dòng như vậy là có nguyên tắc
Bác kêu con đến bên bàn Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn Lát rồi, chim nhé, chim ăn Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà
Bàn tay con nắm tay cha Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng
Bác ngồi đó, lớn mênh mông Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non
[Ngữ liệu 4, tr 48]
Mùa xuân em đi trồng cây
Mùa xuân em đi trồng cây
Trang 36Nắng lên từ phía bàn tay em trồng Đồi hoang sẽ hóa rừng thông Núi loang lổ cháy sẽ bùng màu xanh
Này em, này chị, này anh Người vun gốc, kẻ nâng cành non tơ Dốc nghiêng, mũ nón nhấp nhô Đàn chim vui hót líu lo quanh đồi
Gió ngoan chạm giọt mồ hôi
Để gương mặt nở nụ cười hồn nhiên Nắng xuân lấp lánh mọi miền Niềm vui háo hức trải trên núi đồi
Từ bàn tay nhỏ đấy thôi Góp mầm xanh với đất trời yêu thương Rồi đây trên khắp quê hương Mùa xuân xanh biếc nẻo đường tương lai
[Ngữ liệu 10, tr 81]
Khi sử dụng trong các tác phẩm, các khổ thơ lục bát không bị hạn định về
số lượng, ít nhất là một khổ kéo dài bao nhiêu cũng được, khiến mạch thơ trôi chảy liền mạch cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc
2.1.2 Các dòng thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 mang tính hiện đại
Thể lục bát với những cách thức xử lý phong phú, đa dạng đang duy trì được sức sống và hòa nhập vào đời sống chung của thơ ca hiện đại Dòng thơ lục bát mang tính hiện đại được thể hiện dưới hai dạng:
Dạng thứ nhất, các dòng thơ dắt nối nhau từ đầu đến cuối tạo thành những bài thơ lục bát trọn vẹn Ví dụ như bài thơ sau:
Trang 37Phố phường Hà Nội
Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày, Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng,
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà,
Quanh đi đến phố Hàng Da, Trải xem phường phố, thật là cũng xinh
[Ngữ liệu 8, tr 32]
Dạng thứ 2, các dòng lục bát phối hợp xen kẽ với các thể thơ khác (4 tiếng,
5 tiếng, 7 tiếng, tự do ) để làm thành bài thơ, có thể gọi là lục bát phối xen
Khảo sát chương trình tiểu học kết quả cho thấy có 1/17 bài thơ trường hợp mang đặc điểm về dòng thơ khác biệt hẳn so với lục bát truyền thống
Cụ thể là trong Tiếng Việt lớp 4 (sách Kết nối tri thức với cuộc sống) có
một bài thơ “Tiếng ru” mang đặc điểm khác biệt về độ dài của câu bát, đáng lí là tám tiếng nhưng nhà thơ Tố Hữu đã tạo nên cặp câu 6/10 đặc biệt:
Tiếng ru
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Trang 38Phải yêu đồng chí, yêu người anh em
[Ngữ liệu 4, tr 28]
Cặp câu 6/10 đặc biệt đã tạo nên một tứ thơ rất riêng Qua những chân lí hiển nhiên của cuộc sống, nhà thơ Tố Hữu đã kéo dãn dòng thơ bát thành 10 tiếng
để thể hiện những lẽ thường ấy Tác giả muốn gửi gắm thông điệp giáo dục sâu
sắc tới người đọc (mà ở đây là đối tượng học sinh Tiểu học) “Con người muốn sống con ơi/ Phải yêu đồng chí yêu người anh em.”
2.2 Gieo vần của thể thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4
Vần là một phương tiện tổ chức văn bản thơ ca dựa trên cơ sở lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hòa và liên kết giữa các dòng thơ
Vần (hay vận) là tiếng đồng thanh với nhau Cách gieo vần phổ biến là vần
bằng, vừa gieo vần chân, vừa gieo vần lưng Tiếng cuối của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát, tiếng thứ 8 của câu bát lại hiệp vần với tiếng 6 của câu lục tiếp theo Chẳng hạn như bài thơ sau:
Việt Nam quê hương ta
Việt Nam đất nước ta ơi
Tiếng trời, sơn là yên vận (tức là vần đặt trong câu); tiếng hơn, chiều là
cước vận (tức là vần đặt cuối câu) Tiếng thứ sáu của câu 6 ơi hiệp vận (V) với tiếng thứ sáu của câu 8 trời; tiếng thứ tám của câu 8 hơn hiệp vận (V) với tiếng
Trang 39thứ sáu của câu 6 rờn; tiếng thứ sáu của câu 6 rờn hiệp vận (V) với tiếng thứ sáu của câu 8 sơn
Với cách gieo vần hài hòa và liên kết giữa các dòng thơ như vậy đã cho thấy được cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu Đất nước ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự
no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!
2.2.1 Cách gieo vần của thể thơ lục bát trong các văn bản Đọc, sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 4 mang tính truyền thống
Gieo vần trong thơ lục bát xét theo khía cạnh truyền thống được thực hiện theo hai nguyên tắc:
+ Về thanh điệu: Đó là vần bằng, tức là những bộ vần trong đó các tiếng tham gia hiệp vần mang thanh bằng (ngang, huyền)
+ Về vị trí gieo vần: lục bát vừa có vần chân (còn gọi là cước vận) được gieo vào cuối dòng thơ, vừa có vần lưng (còn gọi là yên vận) được gieo ở giữa dòng thơ, thường là vào tiếng thứ sáu dòng bát Sự chắp dính giữa các vần có thể được hình dung như sau:
Trang 40Bảng 2: Bảng thống kê các dòng thơ lục bát sử dụng khuôn âm trùng khít
Ví dụ:
Vận dụng triệt để việc gieo vần lưng và vần chân trong các dòng lục bát ở bài thơ “Mèo con đi học” qua ngòi bút tài tình của tác giả Phan Thị Vàng Anh đã
kể lại việc đi học của mèo con:
Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gì Chỉ mang một cái bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con
[Ngữ liệu 1, tr 131]
Trong cái không gian “trời nắng chang chang” của buổi trưa thì có một chú
“Mèo con” cất bước đến trường Chú chẳng mang theo thứ gì ngoài “một cái bút chì” và “một mẩu bánh mì con con” Hình ảnh “Mèo con đi học” vừa dễ thương,