1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Phép liên kết từ vựng và liên kết thế trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống"

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Liên Kết Từ Vựng Và Phép Liên Kết Thế Trong Các Văn Bản Của Sách Giáo Khoa Tiếng Việt Lớp 4 Bộ Sách “Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống”
Tác giả Trịnh Thị Mai Phương
Người hướng dẫn Th.S Lưu Thị Lan
Trường học Đại học Hải Phòng
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Trên cơ sở nắm chắc kiến thức về văn bản, về phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế sinh viên Phương đã xác định được các phương tiện liên kết, các quan hệ ngữ nghĩa giữa các phương

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON

TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG”

Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học

Hải Phòng, tháng 05 năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON

TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG”

Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học

Người hướng dẫn: Th.S Lưu Thị Lan

Hải Phòng, tháng 05 năm 2024

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -

NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

: Th.S Lưu Thị Lan Chức danh: Giảng viên chính

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

1 Ý thức tổ chức kỉ luật trong quá trình nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, sinh viên Trịnh Thị Mai Phương đã thực hiện tốt những quy định của việc làm khóa luận tốt nghiệp, cũng như những hướng dẫn, gợi ý của người hướng dẫn Bên cạnh đó, sinh viên luôn có thái độ khiêm tốn, cầu thị trong nghiên cứu khoa học

2 Khả năng nghiên cứu và vận dụng kiến thức

Trong quá trình hướng dẫn, tôi nhận thấy sinh viên Mai Phương là một sinh viên có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập Em luôn biết chủ động tìm tòi những tài liệu, chắt lọc những kiến thức để phục vụ cho việc triển khai đề tài Trên

cơ sở nắm chắc kiến thức về văn bản, về phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế sinh viên Phương đã xác định được các phương tiện liên kết, các quan hệ ngữ nghĩa giữa các phương tiện liên kết của phép liên kết này và đánh giá được khả năng biểu đạt của các phương tiện liên kết trong nguồn ngữ liệu khảo sát Đề tài

Trang 4

Phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” sẽ bổ sung thêm nhiều

kiến thức về vấn đề thuộc bậc trên câu cho những giáo sinh khác và những vấn đề cần thiết trực tiếp đối với giờ dạy từ, nghĩa của từ và liên kết câu ở bậc Tiểu học

Đề tài của em là kết quả của một quá trình nghiên cứu rất tỉ mỉ, công phu Nó chứng tỏ người viết có khả năng nghiên cứu và biết vận dụng những kiến thức đã học về văn bản vào xem xét một ngữ liệu cụ thể Với tư cách người hướng dẫn, tôi đánh giá cao tinh thần làm việc và kết quả nghiên cứu của sinh viên Trịnh Thị Mai Phương

Kính trình Hội đồng chấm khoá luận xem xét và đánh giá

Hải Phòng, ngày 02 tháng 05 năm 2024

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Lưu Thị Lan

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp “Phép liên kết từ vựng và

phép liên kết thế trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ

sách Kết nối tri thức với cuộc sống”, là công trình nghiên cứu của riêng chúng

tôi Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo

Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Hải Phòng, ngày 25 tháng 04 năm 2024

Giảng viên hướng dẫn

Lưu Thị Lan

Sinh viên

Trịnh Thị Mai Phương

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện khóa luận này, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp

đỡ từ các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè

Với tấm lòng biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ cô Lưu Thị Lan – người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, dạy bảo và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, các quý thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo – Trường Đại học Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu

Trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, khuyến khích và động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Hải Phòng, ngày 25 tháng 04 năm 2024

Sinh viên

Trịnh Thị Mai Phương

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 1

3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1

3.1 Mục đích nghiên cứu 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của khóa luận 4

7 Cấu trúc của khóa luận 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Về văn bản 6

1.2 Tính liên kết trong văn bản 8

1.3 Phương tiện và phương thức liên kết trong tiếng Việt 12

1.3.1 Khái niệm 12

1.3.2 Các phép liên kết trong tiếng Việt 12

1.4 Một số nét khái quát về các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” 20

1.5 Tiểu kết chương 1 22

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÉP LIÊN KẾT TỪ VỰNG VÀ PHÉP LIÊN KẾT THẾ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC VĂN BẢN THUỘC SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 4 BỘ SÁCH “KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG” 22

2.1 Phép liên kết từ vựng trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” 24

2.1.1 Phép lặp từ ngữ 24

2.1.2 Phép liên kết dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa 28

2.1.3 Phép phối hợp từ ngữ 40

2.2 Phép liên kết thế trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” 52

Trang 8

2.2.1 Thế bằng đại từ “đó, đây” 52

2.2.2 Thế bằng đại từ “vậy, thế” 54

2.2.3 Nhận xét về phép liên kết thế trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” 54

2.3 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” 59

2.3.1 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết từ vựng trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” 60 2.3.2 Khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết thế trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” 65

2.4 Tiểu kết chương 2 69

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

NGỮ LIỆU KHẢO SÁT 75

Trang 9

27

Bảng 2.2

Bảng tổng hợp phép liên kết dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

37

Bảng 2.3

Bảng tổng hợp phép phối hợp từ ngữ trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

50

Bảng 2.4

Bảng tổng hợp phép liên kết thế trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

57

Bảng 2.5

Bảng tổng hợp về khả năng tạo giá trị biểu đạt của phép liên kết từ vựng trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

60

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GV Giáo viên

HS Học sinh SGK Sách giáo khoa

Trang 11

Ngôn ngữ học trong suốt quá trình phát triển luôn quan niệm câu là đơn vị cao nhất, hoàn chỉnh nhất Nhà ngôn ngữ học Mỹ L Bloomfield đã từng đưa ra định nghĩa: “Câu là một kết cấu trong phát ngôn đang xét không phải là kết cấu lớn hơn nào” Hay một nhà ngôn ngữ học Nga A A Refrmatskij cũng nói: “Trong ngôn ngữ không còn gì và không thể còn gì nữa ngoài các đơn vị: âm vị, hình vị,

từ, câu” Nhưng trên thực tế, các lí thuyết ngôn ngữ xây dựng trong phạm vi câu ngày càng bộc lộ những hạn chế, không đáp ứng hết được nhu cầu của lí luận và thực tiễn Chính vì thế một bộ môn mới ra đời nghiên cứu những hiện tượng ngôn ngữ ở lĩnh vực trên câu đó là ngôn ngữ học văn bản

Ngôn ngữ học văn bản là một bộ môn trong khoa học ngôn ngữ Trong văn bản thì tính liên kết được coi là đặc điểm cơ bản nhất bởi các nhà ngôn ngữ học cho rằng một văn bản không đơn thuần là phép cộng của các câu Giữa các câu trong một văn bản có mối liên hệ chặt chẽ Bất kỳ một văn bản nào cũng sử dụng một hoặc hơn một phép liên kết; đôi khi còn lồng ghép, đan xen giữa các phép liên kết như: sử dụng phép thế để tránh lặp từ vựng, hay trong ngữ pháp thường

Trang 12

phép liên kết từ vựng và phương tiện liên kết thế trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” thì chưa hề có

Chọn đề tài “Phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế trong các văn bản

của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống”, chúng

tôi muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc, kĩ lưỡng hơn về các văn bản này Qua đó hình thành cho HS tiểu học những kiến thức căn bản là nền tảng ban đầu giúp HS tiếp cận với phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế, tạo tiền đề để các em học tập tốt hơn bộ môn Tiếng Việt (Ngữ Văn) ở những năm học (bậc học) sau Bên cạnh đó việc thực hiện đề tài này cũng giúp tôi dạy tốt hơn môn Tiếng Việt ở Tiểu học

2 Lịch sử vấn đề

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu về mảng liên kết trong văn bản nhưng giữa họ có những quan niệm về liên kết không đồng nhất với nhau Vào những năm 70 của thế kỉ XX hai nhà ngôn ngữ học M.A.K Halliday và R Hasan có một quan niệm khái quát nhất về vấn đề này Theo quan niệm đó thì liên kết không thuộc cấu trúc mà thuộc về hệ thống ngôn ngữ ở bậc từ vựng – ngữ nghĩa Với cách hiểu này, phép liên kết không phải là yếu tố then chốt tạo nên một văn bản chỉnh thể mà chỉ là phương tiện để gắn kết chặt chẽ, mạch lạc giữa các từ, các câu trong một văn bản

Qua việc tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về liên kết trong văn bản tiếng Việt chúng tôi thấy rằng hệ thống liên kết của M.A.K Halliday và R Hasan

đã được Diệp Quang Ban khai thác trong công trình nghiên cứu “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” năm 1999 Cuốn sách này đã đề cập tới liên kết phi cấu trúc tính và là tài liệu có tính gợi mở ban đầu rất quan trọng, cần thiết đối với các đề tài thuộc loại này

Bên cạnh đó còn có các học viên Phạm Thu Trang (năm 2001), Dương Thị Bích Hạnh (năm 2003), Phan Thị Thu Hà (năm 2004), Lưu Thị Lan (2007), Nguyễn Thị Tuyết Mai (2007), Nguyễn Thị Hoa (2009) cũng đã thực hiện thành công luận văn thạc sĩ thuộc các lĩnh vực này Các luận văn đều đã đề cập đến các phép liên kết nối, phép thế hoặc phép liên kết từ vựng nhưng trên một ngữ liệu

Trang 13

khác Đó là các văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn trong chương trình THCS hay các văn bản Tập đọc văn xuôi ở bậc Tiểu học

Hơn nữa, khi triển khai đề tài, chúng tôi đã tham khảo thêm các tạp chí chuyên ngành có đề cập đến phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế Chúng tôi

sử dụng các tài liệu trên đây làm cơ sở cho phần lí thuyết và còn là những gợi ý tốt cho hướng triển khai trong quá trình thực hiện khóa luận này

3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài “Phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế trong các văn bản của

sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống”, chúng

tôi muốn đi sâu tìm hiểu, khảo sát các dạng thức, chức năng của phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế trong các văn bản SGK Tiếng Việt lớp 4 Trên cơ sở đó tôi hiểu rõ thêm về khả năng tạo giá trị biểu đạt của hai phép liên kết này trong các văn bản SGK Tiếng Việt lớp 4 nói riêng và trong các văn bản văn chương nói chung Từ đó góp phần giúp tôi giảng dạy tốt hơn môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học cho HS

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Xác định một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài để định hướng cho công việc nghiên cứu

- Hệ thống tần số xuất hiện của các phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế trong các văn bản SGK Tiếng Việt lớp 4

- Khảo sát các trường hợp cụ thể về lặp từ vựng; phép liên kết dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa; phép phối hợp từ ngữ; phép thế bằng các đại từ trong các văn bản SGK Tiếng Việt lớp 4

- Khai thác chức năng biểu cảm của phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế trong ngữ liệu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Việc tìm hiểu tất cả các phép liên kết trong hệ thống liên kết của Halliday

và Hasan trong tiếng Việt nói chung, cũng như trong các văn bản của thuộc

Trang 14

chương trình tiểu học nói riêng là một vấn đề rất lớn Với sự hạn định về thời gian, khả năng và khuôn khổ của một khóa luận không cho phép chúng tôi đi sâu nghiên cứu tất cả Vì vậy chúng tôi chỉ giới hạn đối tượng nghiên cứu của khóa luận này

ở phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế theo quan niệm của M.A.K Halliday

và R Hasan trên phạm vi nghiên cứu là: các văn bản trong cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” Như vậy, với đề tài

Phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, chúng tôi bước đầu xác

định và phân loại chi tiết cách sử dụng các phương tiện trong các phép liên kết này, từ đây phát hiện thêm được giá trị biểu đạt của các phương tiện liên kết thuộc các phép liên kết đó

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa trong ngữ cảnh và phương pháp miêu tả Đây là hai phương pháp chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài

Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thủ pháp thống kê, phân loại để thống kê được các trường hợp sử dụng những phương tiện liên kết khác nhau, các quan hệ ngữ nghĩa khác nhau thuộc phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế trong các văn bản của SGK Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

6 Đóng góp của khóa luận

Đóng góp đầu tiên của khóa luận này là xem xét phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế trên ngữ liệu là các văn bản của SGK Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” xuất phát từ quan niệm liên kết phi cấu trúc tính của M.A.K Halliday và R Hasan

Qua khảo sát, phân tích, phân loại về hai phương thức liên kết đó trong các văn bản của SGK Tiếng Việt lớp 4, đề tài còn đóng góp một phần quan trọng trong việc làm sáng tỏ liên kết trong ngữ liệu Từ đó, khóa luận hướng tới sẽ trở thành một tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy liên kết giữa các câu trong văn bản của SGK Tiếng Việt lớp 4 Hơn nữa, đề tài sẽ giúp học sinh hiểu về phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế trong chương trình học của mình, đồng thời hình thành

Trang 15

những kiến thức nền tảng giúp các em học tập tốt hoạt động viết

7 Cấu trúc của khóa luận

Bố cục của khóa luận này gồm ba phần: phần Mở đầu, phần Nội dung và phần Kết luận Trong phần Nội dung của khóa luận gồm hai chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài

Chương 2: Đặc điểm của phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế trong các văn bản thuộc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Trang 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Về văn bản

Trong suốt quá trình phát triển lịch sử của mình, trải qua nhiều giai đoạn từ lúc mới hình thành cho tới những năm gần đây, ngôn ngữ học luôn có một đặc điểm nổi bật nhất là nó không bao giờ vượt ra khỏi giới hạn câu Câu luôn luôn được coi là đơn vị cao nhất, đơn vị hoàn chỉnh được nghiên cứu của ngôn ngữ học Với giới hạn là câu, các lý thuyết ngôn ngữ học ngày càng bộc lộ những hạn chế của mình trước nhu cầu của lý luận và thực tiễn Để khắc phục những hạn chế

đó, ngôn ngữ học phải vượt qua giới hạn câu để đến với những đơn vị có quy mô mới và rộng lớn hơn Kết quả là hình thành bộ môn mới nghiên cứu các đơn vị trên câu gọi là ngôn ngữ học văn bản

Văn bản trở thành đối tượng nghiên cứu và được nhiều nhà ngôn ngữ xác định Sau đây là một số định nghĩa về văn bản (dẫn theo Diệp Quang Ban) [3, tr 15]

1 “Chúng ta sẽ gọi khách thể của xuyên ngôn ngữ học (translinguistique)

là diễn ngôn (discours) – tương tự với văn bản (texte) do ngôn ngữ học nghiên

cứu, và chúng ta sẽ định nghĩa nó (hay còn gọi là sơ bộ) như là một đoạn lời nói hữu tận, tạo thành một thể thống nhất xét từ quan điểm nội dung, được truyền đạt cùng với mục đích giao tiếp thứ cấp, và có một tổ chức nội tại phù hợp với những mục đích này, vả lại (đoạn lời này) gắn bó với những nhân tố văn hóa khác nữa, ngoài những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ (langue)” (Barthes, 1970)

2 “Một văn bản là một đơn vị của ngôn ngữ trong sử dụng Nó không phải là một đơn vị ngữ pháp loại như một mệnh đề hay một câu; mà nó cũng không được xác định bằng kích cỡ của nó […] Một văn bản không phải là một cái gì loại như một câu, chỉ có điều là lớn hơn; mà nó là một cái khác với một câu về mặt chủng loại.Tốt hơn nên xem xét một văn bản như là một đơn vị nghĩa: một đơn vị không phải của hình thức mà là của ý nghĩa” (Halliday, 1976 – 1994)

3 “Văn bản có thể định nghĩa là điều thông báo viết có đặc trưng là tính hoàn chỉnh về ý và cấu trúc và thái độ nhất định của các tác giả đối với điều được thông báo […] Về phương diện cú pháp, văn bản là một hợp thể nhiều câu (ít khi là một

Trang 17

câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng – ngữ pháp” (L M Loseva, 1980)

4 “Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là phần tử Ngoài các câu – phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ,

liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung

Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy” (Trần Ngọc Thêm,

1985)

5 “Văn bản

(1) Một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc, đề tài – chủ đề v.v… của nó, hình thành nên một đơn vị, loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường v.v…

(2) Văn học; trước hết được coi như là một tài liệu viết, thường đồng nghĩa với

sách

(3) Trong PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN, đôi khi được đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn thì được dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn được dùng bao gồm cả văn bản” (Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1994, tập

10, do R.E Asher chủ biên)

Định nghĩa (5) vừa có tính khái quát cao, vừa có tầm rộng cần thiết Nó bao gồm được nhiều quan niệm về văn bản cho đến nay và bao gồm cả cách hiểu văn

bản trong văn học và trong bộ môn phân tích diễn ngôn Đây chính là tính bách

khoa và tính hiện đại của định nghĩa này

Trong ba nội dung thuộc định nghĩa trên về văn bản, nội dung đầu xem là định nghĩa về văn bản giản đơn và tiện dụng trong nhà trường Có thể hiểu văn bản như sau:

“Văn bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc đoạn lời nói hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài… loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường…” (Phỏng theo định nghĩa trong Bách

Khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học 1994, tập 10, R.E Asher chủ biên)

Trang 18

Định nghĩa trên có thể được làm rõ như sau:

- Về mặt lượng, văn bản có độ dài bất kì, từ độ dài bằng một câu cho đến quyển sách dày hàng trăm trang

- Văn bản là một đơn vị gồm nhiều phương diện như cấu trúc hình thức, cấu trúc nội dung, cấu trúc tin, đề tài – chủ đề và những phương tiện văn hóa, xã hội… khác nữa, do vậy văn bản được coi là một thể thống nhất

- Về phương diện loại hình, văn bản có thể thuộc tất cả những loại hình cấu tạo khác nhau của lời nói được sử dụng trong thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ (nói cũng như viết)

1.2 Tính liên kết trong văn bản

Khi tìm hiểu về tính liên kết của văn bản, đề tài có ví dụ như sau:

Ví dụ 1: Dẫn theo ví dụ của Trần Ngọc Thêm [15, tr 17]:

Cắm đi một mình trong đêm Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông Hai bố con cùng viết đơn xin đi lính ra mặt trận Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối

Từng câu trên khi tách rời đều là những câu đúng ngữ pháp, nhưng khi ghép chúng lại ta mới chỉ có một tập hợp các câu đúng ngữ pháp mà không phải là văn bản Đó chỉ là một chuỗi hỗn độn vô nghĩa của các câu đúng ngữ pháp Như vậy, văn bản có thể do nhiều câu tạo nên, nhưng không phải là một chuỗi câu ngẫu nhiên, hỗn độn Để có đủ yếu tố tạo thành một văn bản, giữa các câu phải có quan

hệ mật thiết, gắn bó bởi những sợi dây vô hình, những sợi dây này kéo dài từ câu

nọ sang câu kia nhiều đến nỗi tạo nên một mạng lưới dày đặc (…) trong đó mỗi câu riêng biệt gắn bó chặt chẽ với những câu còn lại

Tính liên kết của văn bản được quyết định trước hết bởi đối tượng được miêu tả (đề tài) của văn bản Một người, một sự vật, một tâm trạng,… đều có các yếu tố hợp thành, các đặc điểm, tính thời gian, tính không gian Một văn bản có tính liên kết là văn bản đề cập tới các yếu tố, các đặc điểm hợp thành đối tượng Điểm thứ nhất, không thể đang miêu tả chưa xong một đối tượng này, bỗng nhiên

vô cớ chuyển sang miêu tả một đối tượng khác Điểm thứ hai là đối tượng được

Trang 19

miêu tả cần được đặt trong một “thế giới phát ngôn” nhất định mới có thể khẳng định được nó là đúng hay sai, hợp lý hay vô lý, hay hay dở

Ví dụ 2:

Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng Âm thanh cây khèn của người Mông có thể làm đắm say cả những du khách khó tính nhất

Khèn của người Mông được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ họp Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khèn Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi Dòng nước đó chở thứ âm thanh huyền diệu, chảy mãi từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại

Tiếng khèn gắn bó với người Mông mỗi khi lên nương, xuống chợ Tiếng khèn hoà với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản mỗi độ xuân về Tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông xưa truyền lại cho các thế hệ sau

Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió Hình bóng họ in trên nền trời xanh hệt như một tuyệt tác của thiên nhiên Núi vút ngàn cao, rừng bao la rộng cũng chẳng thể làm chìm khuất tiếng khèn đầy khát khao, dạt dào sức sống

Thanh âm của núi - [18, tr.85]

Ví dụ trên là một văn bản và cả văn bản thấm đượm tâm hồn, tình cảm của người viết: ấn tượng, yêu mến âm thanh tiếng khèn đặc trưng của người Mông, đồng thời yêu mến và ngưỡng mộ những người nghệ nhân thổi khèn Các quan hệ trong văn bản quy định lẫn nhau, tiền giả định cho nhau được tôn trọng Vì tôn trọng quan hệ nội tại, cần phải tuân theo nguyên tắc phân chia bộ phận của sự vật, hiện tượng âm thanh tiếng khèn Mở đầu bài văn giới thiệu về tiếng khèn của người Mông Sau đó đến phần triển khai lần lượt tả chi tiết các bộ phận của chiếc khèn: chất liệu khèn bằng gỗ, sáu ống trúc xếp song song Quan hệ liên tưởng thấy

rõ trong việc miêu tả ống trúc: “Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi” Ở đoạn tiếp theo của phần triển khai, tác giả nói đến ý

Trang 20

nghĩa của tiếng khèn: “gắn bó với người Mông mỗi khi lên nương, xuống chợ”,

“tiếng khèn hoà với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản mỗi độ xuân về”,

“trở thành báu vật của người Mông xưa truyền lại cho các thế hệ sau” Phần kết thúc chốt lại tình cảm của tác giả với người nghệ nhân thổi khèn và âm thanh tiếng khèn giữa đời sống Toàn bài văn là sự tổng hòa của các câu, các đoạn văn được sắp xếp theo một trật tự hợp lí, phản ánh đúng quan hệ logic của đối tượng được phản ánh (tiếng khèn) và những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả (tiếng khèn hay, đặc trưng của quê hương vùng cao dân tộc Mông, tiếng khèn gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân, người nghệ nhân thổi khèn cùng tiếng khèn luôn tràn đầy sức sống)

So sánh ví dụ 1 và ví dụ 2 ta thấy giữa chúng có một sự khác biệt rất lớn Các câu ở ví dụ 1 rời rạc, không liên quan với nhau, trong khi đó, các câu ở ví dụ

2 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

Những mối liên hệ qua lại phức tạp ở trên tạo nên một mạng lưới gắn bó các câu tạo thành văn bản, mạng lưới các mối liên hệ giữa các câu trong một văn bản như thế gọi là tính liên kết của văn bản

Theo quan niệm về liên kết bắt đầu vào giữa những năm 70 và ngày càng trở nên phổ biến Người đề xướng quan niệm này là hai tác giả M.A.K Halliday

và R Hasan Trên cứ liệu tiếng Anh, hai tác giả đã xem xét nhiều khía cạnh có

liên quan đến liên kết và tập trung trình bày trong cuốn Cohesion in English (Liên

kết trong tiếng Anh, in lần đầu năm 1976 và tái bản lần thứ 13 vào năm 1994)

Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn Văn bản và liên kết trong tiếng Việt đã sử

dụng khái niệm phi cấu trúc tính Liên kết theo quan niệm này lấy nghĩa làm cơ

sở nhưng chỉ được xem như là một khái niệm chuyên môn, không thuộc về cấu trúc của ngôn ngữ và chỉ các phương tiện hình thức của ngôn ngữ làm nhiệm vụ liên kết mới thuộc liên kết Những yếu tố ngôn ngữ này tập hợp lại thành những

hệ thống con cho người dùng lựa chọn Với cách hiểu này, liên kết không giữ vai trò yếu tố quyết định cái “là văn bản” của sản phẩm ngôn ngữ Nhiệm vụ đó thuộc

về mạch lạc (Coherence) hay tính văn bản (Textuality), hay chất văn bản

Trang 21

(Texture) Ở đây liên kết được xem là một loại quan hệ ngữ nghĩa (Semantic relation) Khi một yếu tố rõ nghĩa ở câu này có tác dụng giải thích nghĩa cho yếu

tố chưa rõ nghĩa tương ứng với nó ở một câu khác thì có hiện tượng liên kết

Ví dụ:

Long cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi đến trang phục,

kiểu tóc Còn anh cậu chẳng bận tâm đến chuyện đó

Anh em sinh đôi - [18, tr 16] Yếu tố Long ở câu (1) là yếu tố rõ nghĩa, cậu ở câu (2) là yếu tố chưa rõ nghĩa và được giải thích bằng yếu tố Long Yếu tố rõ nghĩa được gọi là yếu tố

“được tiền giả định” (presupposed); yếu tố chưa rõ nghĩa được gọi là yếu tố “chứa tiền giả định” (presupposing) Hai yếu tố này giải thích cho nhau và qua đó thực hiện chức năng liên kết hai câu với nhau Mỗi lần xuất hiện của một cặp các yếu

tố có quan hệ liên kết như vậy được gọi là một mối nối kết (Tie) Hai câu có thể chỉ có một mối liên kết (như ví dụ trên) nhưng cũng có thể gồm nhiều hiện tượng liên kết hơn Liên kết theo nghĩa mà chúng ta đang dùng ở đây cũng không phải

là hiện tượng của cấu trúc “Liên kết là một quan hệ nghĩa giữa một yếu tố trong văn bản và một vài yếu tố khác cần thiết (quan trọng) cho việc giải thích nó” [11,

tr 8] Cái “yếu tố khác” ấy có thể tìm thấy trong hoặc ngoài văn bản Nếu trong văn bản thì vị trí của nó cũng không bị ấn định bởi cấu trúc ngữ pháp mà bởi các yếu tố trong hệ thống từ vựng – ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể

Một cách khái quát về liên kết theo quan niệm này được hiểu như sau: “Ở đâu mà việc giải quyết một yếu tố bất kì trong diễn ngôn đòi hỏi phải quy chiếu

về một yếu tố nào trong diễn ngôn ấy thì ở đó có liên kết” [3, tr 66] Nói gọn hơn liên kết xuất hiện trong trường hợp “Một yếu tố được giải quyết bằng cách quy chiếu về một yếu tố khác” [3, tr 66] Liên kết theo quan niệm này đặt trên cơ sở nghĩa

Để giải quyết tốt nhiệm vụ của khóa luận, chúng tôi sử dụng quan niệm của M.A.K Halliday và R Hasan, lấy nội dung của quan niệm này làm cơ sở lý thuyết

Trang 22

cho việc triển khai tìm hiểu: Phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

1.3 Phương tiện và phương thức liên kết trong tiếng Việt

1.3.1 Khái niệm

Phương tiện liên kết là những yếu tố ngôn ngữ cụ thể được dùng trong việc

nối kết câu với câu

Phương thức liên kết là cách sử dụng các phương tiện liên kết có cùng một

thực chất (tạo thành một hệ thống con) vào việc liên kết câu với câu Phương thức liên kết còn được gọi gọn hơn là phép liên kết

1.3.2 Các phép liên kết trong tiếng Việt

Theo cách hiểu của Halliday và Hasan thì các phép liên kết được phân chia như sau:

- Căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ dùng ở vị trí yếu tố có nghĩa chưa

cụ thể, phép quy chiếu gồm có ba trường hợp sau đây:

+ Quy chiếu chỉ ngôi,

Trang 23

+ Quy chiếu chỉ định,

+ Quy chiếu so sánh

Sau đây, chúng tôi lấy một ví dụ về phép quy chiếu chỉ ngôi

Ví dụ:

Đêm ấy, bên cửa sổ mở rộng, có tiếng thở nhẹ mơ hồ xen lẫn tiếng thì thầm:

– Bạn thân mến! – Bụi hoa hồng khẽ nói – Hơi thở của bạn làm tôi dễ chịu

quá

Tiếng nói của cỏ cây - [18, tr 44] Trong ví dụ này, từ tôi là đại từ chỉ ngôi (ngôi một số ít) và có nghĩa chưa cụ thể, phải tham khảo ở câu trước đó để biết tôi là bụi hoa hồng

1.3.2.2 Phép tỉnh lược

- Khái niệm:

Quan niệm của tác giả Diệp Quang Ban về phép tỉnh lược: “Phép tỉnh lược

là việc bỏ trống yếu tố lẽ ra phải có mặt (do đó mà tạo ra cái có nghĩa chưa cụ thể)

ở câu này, và muốn hiểu chỗ bỏ trống thì phải tìm từ ngữ có nghĩa cụ thể tương ứng ở câu khác, và bằng cách đó hai câu này liên kết với nhau Về thực chất phép tỉnh lược cũng là một cách thế, chỉ có điều là thế bằng dêrô” [5, tr 245]

- Các phép tỉnh lược được sử dụng trong văn bản tiếng Việt:

+ Tỉnh lược danh từ (cụm danh từ),

+ Tỉnh lược động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ),

+ Tỉnh lược mệnh đề (kết cấu chủ - vị, cú)

Sau đây, chúng tôi lấy một ví dụ về phép tỉnh lược danh từ

Ví dụ:

Nằm cuộn tròn trên chiếc chổi rơm đầu hè, cún nghĩ: “Ở cuối dãy phố có

gì nhỉ?" Đầu tiên vì (0) tò mò Rồi tò mò (1) chuyển thành bực mình

Chân trời cuối phố - [18, tr 59]

Trong ví dụ trên, ở câu thứ hai và câu thứ ba, tại vị trí của yếu tố tỉnh lược (0), (1) có thể thêm từ “cún” vào vị trí tỉnh lược Từ “cún” bị tỉnh lược đi trong ví

dụ trên chính là hiện tượng tỉnh lược danh từ

Trang 24

Tôi biết nơi đó có những chiếc xe sang trọng phóng vun vút trên đường

nhựa phẳng lì Nhưng nơi ấy thật xa lạ Quê tôi ở đây, con đường làng gồ ghề,

vàng óng rơm mùa gặt, những lùm cây giấu đầy quả ổi, quả mâm xôi chín mọng

Trước ngày xa quê - [18, tr 66]

Từ nhưng trong câu thứ hai góp phần làm nổi bật mối quan hệ tương phản

giữa câu thứ nhất đứng trước nó và câu thứ ba Câu thứ nhất cho thấy sự hiện đại, tiện nghi của cuộc sống nơi thành phố, câu thứ ba lại cho người đọc thấy một làng quê mộc mạc, giản dị rất thân thuộc với nhân vật

1.3.2.4 Phép liên kết từ vựng

a Khái niệm phép liên kết từ vựng

Phép liên kết từ vựng đề cập tới vấn đề lựa chọn những từ ngữ có quan hệ như thế nào đó với những từ ngữ đã có trước, và trên cơ sở đó làm cho câu chứa

từ ngữ có trước với từ ngữ mới được chọn này liên kết với nhau

Trong tác phẩm Liên kết trong tiếng Anh (1994), phép liên kết từ vựng gồm

ba phép liên kết nhỏ như sau:

Trang 25

Theo tác giả Diệp Quang Ban [3, tr 174], “Lặp từ ngữ là sử dụng trong câu sau từ ngữ được dùng ở câu trước, theo kiểu lặp y nguyên như vốn có, trên cơ sở

đó liên kết những câu chứa chúng với nhau”

Hay theo Trần Ngọc Thêm trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt thì

dạng thức liên kết phổ biến nhất trong văn bản là lặp từ ngữ Và sự phổ biến này thể hiện ở mối quan hệ hai chiều giữa nó và tính liên kết của văn bản: ở một văn bản liên kết, tất yếu phải có lặp từ ngữ và ở bất kì một chuỗi câu nào, nếu đã có lặp từ ngữ thì sự liên kết cũng xuất hiện Qua đây có thể thấy tần số xuất hiện của lặp từ ngữ trong các văn bản rất lớn và sẽ có mặt ở hầu hết các văn bản

Phép lặp được xem xét, phân loại dưới nhiều góc độ Có các dạng của phép lặp như sau:

Từ đồng nghĩa thường có thể nhận ra trong từng trường hợp dùng từ cụ thể

Từ đồng nghĩa dùng trong liên kết văn bản có thể có tính chất trực tiếp, chung cho mọi trường hợp, nhưng cũng có thể có tính gián tiếp, riêng đối với từng trường hợp sử dụng Quan hệ nghĩa giữa các từ đồng nghĩa trong liên kết văn bản là quan

hệ đồng nhất trong quy chiếu, tức là những từ ngữ đồng nghĩa này cùng chỉ về một vật Từ ngữ đồng nghĩa ngoài chức năng liên kết còn có chức năng cung cấp thông tin phụ và là một phương tiện hữu hiệu trong việc tránh lặp lại các yếu tố ngôn ngữ giống nhau trong một văn bản Hiện tượng đồng nghĩa được sử dụng trong liên kết văn bản có hai trường hợp:

Trang 26

chiếu Muốn có sự đồng nhất về cấp loại thì thường phải kèm từ chỉ định Những

từ gần nghĩa có thể thuộc về một trong hai kiểu quan hệ: quan hệ cấp loại và quan

+ Quan hệ chỉnh thể - bộ phận (meronymy) là quan hệ của từ chỉ chỉnh thể

trong quan hệ với những từ chỉ bộ phận bên trong chỉnh thể đó

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa trực tiếp,

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa gián tiếp

b.3 Phối hợp từ ngữ

Phối hợp từ ngữ là dùng những từ ngữ khác với những từ ngữ đã cho theo nguyên tắc chúng có thể đồng hiện trong tình huống sử dụng đó, trong cùng văn bản đó

Những từ ngữ đồng hiện trong một tình huống sử dụng có thể có những quan hệ nghĩa khá phức tạp, có thể kể ra những quan hệ thường gặp sau:

Trang 27

a) Khái niệm:

Tác giả Diệp Quang Ban đã quan niệm về phép thế: “Phép thế là việc sử

dụng ở câu này các đại từ thay thế như đó, đây, kia, này,… thế cho danh từ (cụm danh từ), mệnh đề (cú); vậy, thế, đó,… thế cho động từ (cụm động từ), tính từ

(cụm tính từ), mệnh đề (cú) tương ứng có mặt trong câu khác; trên cơ sở đó hai câu đang xét liên kết được với nhau Tuy nhiên là các đại từ thay thế là những từ

có nghĩa không cụ thể, và nghĩa cụ thể của chúng có thể tìm được ở những từ, tổ hợp từ mà chúng thay thế” [3, tr 158]

b) Phân biệt đại từ thay thế (phương tiện của phép thế) với chỉ định từ

Ví dụ 1:

Thầy rất vui vì sự thành công của các em Các em đã tạo dựng cho mình

một phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai Cảm ơn các em đã cho thầy niềm

vui này

Thi nhạc - [18, tr 12] Đại từ này thế cho cụm danh từ sự thành công của các em và được giải thích bằng cụm từ ấy Từ này giữ chức vụ ngữ pháp làm định ngữ trong câu chứa

Ví dụ 2:

Long cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi đến trang phục,

kiểu tóc Còn anh cậu chẳng bận tâm đến chuyện đó

Anh em sinh đôi - [18, tr 16] Đại từ đó thay cho cụm động từ cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi đến trang phục, kiểu tóc ở câu trước và được giải thích bằng cụm động từ

và được giải thích bằng mệnh đề đó

Trang 28

Ví dụ 4:

Để thoát khỏi những thảm họa do băng tan, con người cần chung tay bảo

vệ môi trường Đó cũng là cách bảo vệ sự sống của chính mình và nhân loại

Băng tan - [19, tr 120] Trong ví dụ trên, đại từ đó thay cho cụm động từ bảo vệ môi trường được

in đậm trong câu đứng trước và làm chủ ngữ trong câu chứa nó

Trong tiếng Việt có trường hợp các chỉ định từ được dùng kèm với danh từ

như cái nhà ấy và loại từ như cái đó, việc này,… đều là phương tiện của phép quy

chiếu

Ví dụ 5:

Và sáng này, một nhành lan đã bung xoè rung rinh trong nắng sớm, mời

gọi đàn bướm dập dìu xung quanh Mai sững người khi thấy cảnh tượng ấy

Ông Bụt đã đến - [19, tr 16] Trong ví dụ trên, tổ hợp từ cảnh tượng ấy trong câu thứ hai chứa chỉ định

từ ấy là yếu tố có nghĩa chưa cụ thể, muốn biết nghĩa của nó phải quy chiếu đến

tổ hợp được in đậm ở câu thứ nhất một nhành lan đã bung xoè rung rinh trong nắng sớm, mời gọi đàn bướm dập dìu xung quanh Và theo như Diệp Quang Ban thì cảnh tượng ấy là phương tiện của phép quy chiếu

c) Phân biệt phép nối với phép thế

Phép nối và phép thế là hai phương thức liên kết khác nhau, nhưng đều sử dụng đại từ thay thế làm phương tiện liên kết vì vậy dễ có sự nhầm lẫn Do đó cần phải lưu ý:

- Những trường hợp đại từ thay thế như “thế, vậy” và tổ hợp quan hệ với đại từ thay thế như “vì vậy, thế là” đứng đầu câu (không làm chủ ngữ) hoặc đứng sau chủ ngữ và trước động từ, tính từ ở vị ngữ thì xếp vào phép nối

Ví dụ 1:

Ma-ri-a nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao Thế là cô lặng lẽ rời khỏi

phòng khách

Nhà phát minh 6 tuổi - [18, tr 51]

Trang 29

Ví dụ 2:

Người dân trên đảo ngầm quy ước: chỉ con trai mới được chơi trống Vì

vậy, khi thấy Mi-lô tập chơi trống, mọi người thường hét lên: “Về nhà ngay! Nhạc

cụ này không dành cho con gái”

Thầy rất vui vì sự thành công của các em Các em đã tạo dựng cho mình

một phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai Cảm ơn các em đã cho thầy niềm

vui này

Thi nhạc - [18, tr 12]

Ví dụ 4:

Để thoát khỏi những thảm họa do băng tan, con người cần chung tay bảo

vệ môi trường Đó cũng là cách bảo vệ sự sống của chính mình và nhân loại

Băng tan - [19, tr 120]

Từ này là định ngữ cho danh từ trong câu chứa nó ở ví dụ 3, từ Đó là chủ

ngữ trong câu 2 thuộc ví dụ 4 là phương tiện thuộc phép thế

- Khi loại từ đứng một mình, nó được dùng như đại từ và nó là phương tiện thuộc phép thế [4, tr 373]

Ví dụ 5:

Chuyện kể rằng, đã lâu lắm rồi, ở một đất nước xa xôi, có cô bé xinh đẹp

tên là Lọ Lem Sau khi mẹ Lọ Lem mất, bố cô lấy vợ mới

[18, tr 52] d) Các phương tiện của phép thế

+ Theo Diệp Quang Ban [4, tr 370] phép thế sử dụng các phương tiện thế sau:

Trang 30

• Đại từ đó, đấy, đây Từ kia với tư cách đại từ - không phải với tư cách chỉ

định từ - thường được dùng trong cách quy chiếu vào tình huống, không gặp trong cách dùng quy chiếu vào văn bản, tức là không dùng trong nhiệm vụ liên kết câu với câu

• Đại từ vậy, thế thế cho động từ, tính từ làm yếu tố chính trong vị ngữ, tức

là làm vị tố (predicator), thế cho mệnh đề, thế cho từ ngữ chỉ cách thức

+ Trong phép thế, cái được quan tâm là yếu tố được thế Các yếu tố được thế có thể là:

• Danh từ (cụm danh từ);

• Động từ/ tính từ (cụm động từ/ cụm tính từ), từ ngữ chỉ cách thức đi với động từ, tính từ;

• Mệnh đề (còn gọi là kết cấu chủ - vị, hay cú)

1.4 Một số nét khái quát về các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Trong chương trình SGK Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và SGK Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” nói riêng, việc đưa phần lớn các văn bản (thuộc lĩnh vực văn chương) vào dạy học cho HS là điều vô cùng quan trọng và cần thiết Thông qua việc dạy học và tìm hiểu các văn bản này, HS không những được rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mà các em còn được giáo dục tư tưởng, tình cảm, trau dồi nhân cách qua nội dung giáo dục của từng văn bản Các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương xuất hiện ở tất cả các hoạt động của môn Tiếng Việt nhưng được phân bố chủ yếu trong các hoạt động Đọc, Luyện từ và câu, Viết và Đọc mở rộng của SGK Tiếng Việt lớp 4 Chính vì vậy, khi nghiên cứu đề tài phép liên kết từ vựng và phép thế, chúng tôi đã lựa chọn các văn bản của SGK Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” làm ngữ liệu khảo sát

Trong phân phối chương trình Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, các hoạt động được dạy với số tiết như sau: hoạt động Đọc có 93 tiết, hoạt động Luyện từ và câu có 31 tiết, hoạt động Viết có 62 tiết, hoạt động Nói và nghe có 16 tiết, hoạt động Đọc mở rộng có 15 tiết Như vậy, tổng số tiết

Trang 31

của bốn hoạt động Đọc, Luyện từ và câu, Viết và Đọc mở rộng là 201/217 tiết, chiếm 92,6% tổng số tiết của các hoạt động trong Tiếng Việt 4 Do vậy, HS được học tập, tìm hiểu các văn bản này với tần suất rất lớn Từ đó HS không chỉ được cung cấp, rèn luyện các kiến thức, kĩ năng cần thiết thường xuyên mà còn được trau dồi thêm lòng say mê, hứng thú đối với các văn bản văn chương Các văn bản xuất hiện trong từng hoạt động đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó chặt chẽ với từng tuần chủ điểm Các bài học ở tập một được tổ chức theo 4 chủ điểm:

Mỗi người một vẻ (4 tuần), Trải nghiệm và khám phá (4 tuần), Niềm vui sáng tạo (4 tuần), Chắp cánh ước mơ (4 tuần) Các chủ điểm ở tập một tập trung vào đời

sống tình cảm, suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân HS Mỗi tuần có 2 bài, bài thứ nhất 3 tiết, bài thứ hai 4 tiết Ngoài ra có một tuần dành cho ôn tập giữa học kì I (7 tiết) và một tuần dành cho ôn tập và đánh giá cuối học kì I (7 tiết) Các bài học

ở tập hai cũng được tổ chức theo 4 chủ điểm: Sống để yêu thương (4 tuần), Uống nước nhớ nguồn (4 tuần), Quê hương trong tôi (4 tuần), Vì một thế giới bình yên

(3 tuần) Các chủ điểm ở tập hai được mở dần sang những phạm vi rộng lớn khác của đời sống, thể hiện mối quan hệ của HS với những người xung quanh, với quê hương, đất nước và nhìn ra thế giới Tương tự tập một, ở tập hai, mỗi tuần có 2 bài, bài thứ nhất 3 tiết, bài thứ hai 4 tiết Ngoài ra có một tuần dành cho ôn tập giữa học kì II (7 tiết) và một tuần dành cho ôn tập và đánh giá cuối học kì II (cuối năm) (7 tiết)

- Hoạt động đọc bao gồm khởi động, đọc thành tiếng và đọc hiểu Câu hỏi đọc hiểu được thiết kế đa dạng theo các mức độ yêu cầu khác nhau về đọc hiểu nêu trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” Đối với văn bản đọc là thơ, một số bài có yêu cầu học thuộc lòng một số khổ thơ hoặc cả bài thơ

- Hoạt động viết tập trung vào luyện viết đoạn văn hoặc bài văn hoàn chỉnh theo quy định của chương trình Trước khi thực hành viết, HS được tìm hiểu cách viết: cấu trúc của đoạn văn, bài văn; cách viết mở bài, kết bài, thân bài; cách tìm

ý, lập dàn ý, Các kĩ năng liên quan đến chính tả được rèn luyện theo cách lồng

Trang 32

ghép vào những nội dung khác của bài học, đặc biệt là ở phần viết đoạn, bài

- Hoạt động nói và nghe được thực hành theo 3 hình thức: (1) Nói và nghe theo chủ điểm, (2) Kể lại một sự việc, (3) Nghe và kể lại một câu chuyện đã nghe (hoặc đã học ở tiết luyện đọc) Đọc mở rộng được sắp xếp luân phiên với hoạt động nói và nghe, chú ý hơn đến yêu cầu đọc hiểu theo thể loại, trong đó chủ yếu

là truyện và thơ, sau đó là văn bản thông tin

- Các bài Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” nhằm giúp HS luyện tập để phát triển vốn từ, kĩ năng đặt câu và một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt khác như sử dụng dấu câu, sử dụng biện pháp

tu từ (nhân hoá), trên cơ sở đó phát triển kĩ năng viết đoạn, bài văn Ở lớp 4, kiến thức tiếng Việt đã có liên quan nhiều đến từ loại (danh từ, động từ, tính từ) và cấu trúc câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ) nhưng ở mức đơn giản nhất Một số kiến thức tiếng Việt khác như quy tắc viết tên riêng, công dụng và cách sử dụng từ điển, dấu gạch ngang, dấu gạch nối, dấu ngoặc kép, biện pháp tu từ nhân hoá, câu chủ đề của đoạn văn, cũng được đưa vào bài học theo nguyên tắc chú trọng đến tính ứng dụng và thực hành

Tóm lại, các văn bản của SGK Tiếng Việt 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” - NXB Giáo dục Việt Nam (Bùi Mạnh Hùng tổng chủ biên, Trần Thị Hiền Lương chủ biên) là một tài liệu để dạy và học vô cùng cần thiết, hữu ích đối với giáo viên tiểu học và học sinh lớp 4 Chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu phép liên kết từ vựng, phép liên kết thế trên cơ sở ngữ liệu này ở chương sau

1.5 Tiểu kết chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã đề cập đến một số vấn đề:

1 Về văn bản, đề tài đã đưa ra nhiều quan niệm về văn bản song quan niệm:

“Văn bản:

(1) Một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc, đề tài – chủ đề v v…của nó, hình thành nên một đơn vị, loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường v v…

(2) Văn học; trước hết được coi như một tài liệu viết, thường đồng nghĩa

Trang 33

với sách

(3) Trong PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN, đôi khi được đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn thì được dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn được dùng bao gồm cả văn bản (Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1994, tập

10, do R.E Asher chủ biên)” là có tính khái quát cao, vừa có tầm rộng cần thiết Định nghĩa này bao gồm được nhiều quan niệm về văn bản cho đến nay và bao

gồm cả cách hiểu văn bản trong văn học và trong bộ môn phân tích diễn ngôn

Đây chính là quan niệm vừa mang tính bách khoa vừa mang tính hiện đại

Từ 3 nội dung thuộc định nghĩa trên về văn bản, đề tài đã đưa ra một cách

hiểu về văn bản phỏng theo định nghĩa của Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học do R.E Asher chủ biên như sau: “Văn bản là một loại đơn vị được làm thành

từ một khúc đoạn lời nói hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài… loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường…”

2 Về liên kết, để giải quyết tốt nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng quan niệm về liên kết của M.A.K Halliday và R Hasan làm cơ sở lý thuyết cho việc

triển khai đề tài: “Ở đâu mà việc giải thuyết một yếu tố bất kì trong diễn ngôn đòi hỏi phải quy chiếu về một yếu tố nào trong diễn ngôn ấy thì ở đó có liên kết” [3,

tr 66]

3 Do đối tượng nghiên cứu và dung lượng hữu hạn của đề tài nên trong quá trình tìm hiểu về phương tiện và phương thức liên kết theo quan niệm của M.A.K Halliday và R Hasan, chúng tôi chỉ tìm hiểu sâu hơn về phép liên kết từ vựng và phép liên kết thế Đối với hai phép liên kết này, chúng tôi tìm hiểu về khái niệm, các phép liên kết từ vựng, liên kết thế, phân biệt phép thế và phép nối trong các văn bản Ngoài ra, trong chương này chúng tôi còn có một số nét khái quát về các văn bản của SGK Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” Những tìm hiểu như trên giúp chúng tôi có đủ cơ sở lí luận để triển khai tìm hiểu

về đặc điểm của phép liên kết từ vựng, phép liên kết thế trong nguồn ngữ liệu ở chương tiếp theo

Trang 34

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÉP LIÊN KẾT TỪ VỰNG VÀ PHÉP LIÊN KẾT THẾ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC VĂN BẢN THUỘC SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 4 BỘ SÁCH “KẾT NỐI TRI THỨC

VỚI CUỘC SỐNG”

Phép liên kết từ vựng là một trong những phương thức liên kết có tần số xuất hiện cao trong các văn bản Phép liên kết này được hiểu là việc sử dụng các yếu tố từ vựng tính, tức là các thực từ mang nghĩa biểu hiện trong câu vào nhiệm

vụ liên kết (không tính đến các từ ngữ pháp tính như quan hệ từ) Phép liên kết thế xuất hiện với tần số thấp hơn so với phép liên kết từ vựng trong các văn bản Phép thế chính là việc sử dụng ở câu này các đại từ quan hệ thế cho cụm từ, mệnh

đề (cú) tương ứng có mặt trong câu khác; trên cơ sở đó hai câu đang xét liên kết được với nhau Qua việc khảo sát 187 văn bản của SGK Tiếng Việt lớp 4 bộ sách

“Kết nối tri thức với cuộc sống”, cho thấy hầu hết các văn bản này đều sử dụng phép liên kết từ vựng và một phần tương đối các văn bản đó cũng sử dụng phép liên kết thế Việc tìm hiểu hai phép liên kết này trong các văn bản nói trên được trình bày cụ thể như sau:

2.1 Phép liên kết từ vựng trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

2.1.1 Phép lặp từ ngữ

Việc khảo sát phép lặp từ ngữ trong nguồn ngữ liệu cho thấy tần suất sử dụng của phép này là rất cao: 456 trường hợp/187 văn bản, chiếm 59,07% trong tổng số các trường hợp của phép liên kết từ vựng, hầu hết các văn bản đều sử dụng phép liên kết này

2.1.1.1 Lặp ngữ âm

Yếu tố được lặp là các phương tiện ngữ âm như vần, số lượng âm tiết Trong nguồn ngữ liệu, lặp ngữ âm chiếm một phần khá lớn: 173/456 trường hợp, chiếm 37,9% Phương thức lặp này thường được sử dụng trong thơ ca

Ví dụ:

Trong vòm lá mới chồi non Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa

Trang 35

Quả ngon dành tận cuối mùa Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào

Quả ngọt cuối mùa – [19, tr 20]

Phương thức lặp ngữ âm được thể hiện ở lặp vần giữa các dòng thơ

(non/còn, đưa/mùa/chưa) và lặp số lượng âm tiết theo kiểu cách quãng của thể

thơ lục bát

Ví dụ:

Vui sao một sáng tháng Năm Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ Suối dài xanh mướt nương ngô Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn

Sáng tháng Năm – [19, tr 48]

Phương thức lặp ngữ âm được thể hiện ở lặp vần giữa các dòng thơ

(Năm/thăm, Hồ/ngô/đô) và lặp số lượng âm tiết theo kiểu cách quãng của thể thơ

lục bát

2.1.1.2 Lặp từ vựng

Yếu tố được lặp là từ, cụm từ ở các đơn vị liên kết đứng sau Trong nguồn ngữ liệu, lặp từ vựng chiếm phần lớn nhất: 264/456 trường hợp, chiếm 57,8% Hầu hết các văn bản (bao gồm cả văn xuôi, thơ) đều sử dụng phép liên kết này

lại 3 lần Thằn lằn là một từ chỉ động vật Việc sử dụng phép lặp từ này muốn nhấn mạnh sự hiện diện của nhân vật thằn lằn

Ví dụ:

Trời chưa sáng, bên kia sông đã vang lên tiếng gọi: "Ơ đò ” Đò ngang

Trang 36

tỉnh giấc, vội vã quay lái sang sông đón khách

Ngày nào cũng vậy, bất kể sớm khuya, đò ngang chăm chỉ lo việc đưa đò giữa hai bờ sông Đôi lúc, đò ngang nhìn thấy anh thuyền mành đi qua

Đò ngang – [18, tr.34] Các câu văn trong đoạn trên được liên kết chặt chẽ với nhau bởi từ đò ngang

được lặp lại 3 lần Chính việc lặp lại nhiều lần từ này trong văn bản đã phần nào cho phép tác giả đặt tiêu đề của văn bản là “Đò ngang”

2.1.1.3 Lặp ngữ pháp

Yếu tố được lặp là các thành phần câu, vế câu, thậm chí là cả câu Phương thức này thường được sử dụng phối hợp với phương thức lặp từ vựng Trong nguồn ngữ liệu, phép lặp ngữ pháp được sử dụng với tần suất ít hơn cả: 19/456 trường hợp, chiếm 4,16%

Ví dụ:

Nếu chúng mình có phép lạ

Hái triệu vì sao xuống cùng Đúc thành ông mặt trời mới Mãi mãi không còn mùa đông

Nếu chúng mình có phép lạ

Hóa trái bom thành trái ngon Trong ruột không còn thuốc nổ Chỉ toàn kẹo với bi tròn

Nếu chúng mình có phép lạ!

Nếu chúng mình có phép lạ!

Nếu chúng mình có phép lạ - [18, tr 132] Những khổ thơ trên được liên kết chặt chẽ với nhau bởi câu Nếu chúng mình có phép lạ được lặp 4 lần Việc lặp lại ngữ pháp các câu như vậy giúp tập

trung thể hiện nội dung chính của bài thơ và cũng là tiêu đề của bài thơ, là nói lên

Trang 37

ước mơ của các bạn nhỏ luôn mong muốn có một thế giới hòa bình, tươi đẹp, trẻ

Các câu của khổ thơ trên được liên kết chặt chẽ với nhau qua phép lặp ngữ

pháp cụm từ có bạn Việc lặp ngữ pháp các câu như vậy nhằm nhấn mạnh sự khác

biệt giữa các bạn nhỏ, mỗi người một vẻ không ai giống ai

2.1.1.4 Nhận xét về phép lặp từ ngữ trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp phép lặp từ ngữ trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc

Dựa vào bảng tổng hợp trên cho thấy tần số xuất hiện của phép liên kết lặp

từ ngữ xuất hiện rất cao: có 456 trường hợp Sau đây là nhận xét cụ thể:

a Lặp từ vựng

Trong 187 văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt 4, kiểu loại lặp này được sử dụng với số lượng nhiều nhất Cụ thể là có 264 trường hợp, chiếm 57,8%

Trang 38

b Lặp ngữ âm

Với phép lặp ngữ âm, qua khảo sát chúng tôi thấy phép lặp này có tần số

sử dụng đứng thứ hai, sau phép lặp từ vựng Cụ thể là có 173 trường hợp, chiếm 37,9% Việc khảo sát cho ta thấy, phép lặp ngữ âm chỉ xuất hiện trong các văn bản thơ thuộc các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 Hơn nữa trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, các văn bản thơ có số lượng ít hơn

so với các văn bản văn xuôi Chính vì vậy, sự xuất hiện của phép lặp ngữ âm ít hơn phép lặp từ vựng trong nguồn ngữ liệu khảo sát

c Lặp ngữ pháp

Kiểu lặp này chiếm một số lượng rất nhỏ trong phép lặp từ ngữ và có sự chênh lệch lớn so với kiểu lặp từ vựng và lặp ngữ âm Cụ thể là có 19 trường hợp, chiếm 4,16%

Qua khảo sát, chúng tôi thấy các từ ngữ lặp lại này thuộc về các từ loại khác nhau, có thể là danh từ (cụm danh từ), tính từ (cụm tính từ), động từ (cụm động từ), đại từ, số từ… Nhiều nhất vẫn là các trường hợp của từ loại danh từ (cụm danh từ), rồi sau đó là đại từ Phép lặp từ ngữ là phép liên kết quan trọng trong văn bản, vì thế trong hầu hết các văn bản đều thấy sự có mặt của phép liên kết này Tìm hiểu phép lặp trong các văn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ

sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, chúng tôi mong muốn giúp các GV tiểu học

có thêm kiến thức về phép lặp để phục vụ tốt hơn trong quá trình giảng dạy cho

Kết quả khảo sát cho thấy, những từ ngữ đồng nghĩa trực tiếp được sử dụng

Trang 39

ít hơn những từ ngữ đồng nghĩa gián tiếp Trong số 75 trường hợp sử dụng từ đồng nghĩa vào mục đích liên kết, có 32 trường hợp sử dụng từ đồng nghĩa trực tiếp, chiếm 42,7% và có 43 trường hợp dùng từ đồng nghĩa gián tiếp, chiếm 57,3% Sau đây là những kiểu loại của phép liên kết dùng từ đồng nghĩa vào mục đích liên kết trong các văn bản của SGK Tiếng Việt lớp 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

a Phép liên kết dùng từ ngữ đồng nghĩa trực tiếp

Quan niệm của Đỗ Hữu Châu về từ đồng nghĩa: "Là những từ có quan hệ với nhau về ngữ nghĩa Đó là quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa Nói cách khác, quan hệ đồng nghĩa bắt đầu nảy sinh khi xuất hiện một nét nghĩa chung, một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ" [10, tr 196]

Như vậy, theo quan niệm trên, giữa các từ đồng nghĩa có mức độ đồng nghĩa cao thấp khác nhau, tuỳ thuộc số lượng nét nghĩa chung, nét nghĩa đồng nhất Vì vậy khi phân loại từ đồng nghĩa, căn cứ vào mức độ đồng nghĩa (số lượng nét nghĩa chung nhiều hay ít), căn cứ vào mức độ đồng nhất về nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái, có thể chia các từ đồng nghĩa thành hai loại lớn: từ đồng nghĩa tuyệt đối và từ đồng nghĩa tương đối

Theo số liệu thống kê được, số trường hợp dùng từ đồng nghĩa tuyệt đối là 18/32 trường hợp, chiếm 56,25% và 14/32 trường hợp dùng từ đồng nghĩa tương đối, chiếm 43,75%

- Dùng từ ngữ đồng nghĩa tuyệt đối

Từ ngữ đồng nghĩa tuyệt đối là những từ ngữ đồng nhất về nghĩa biểu vật (cùng chỉ một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan), nghĩa biểu niệm (cùng diễn đạt một nội dung khái niệm như nhau, có hầu hết các nét nghĩa trùng nhau), nghĩa biểu thái (cùng có sắc thái biểu cảm như nhau) và có thể thay thế được cho nhau

Ví dụ về trường hợp dùng từ ngữ đồng nghĩa tuyệt đối:

Khánh và Long là anh em sinh đôi Hai anh em giống nhau như đúc Hồi

nhỏ, thấy mọi người không nhận ra ai là anh, ai là em, Long khoái chí lắm Nhưng

Trang 40

dần dần, Long không còn thấy thú vị nữa Mỗi khi bị gọi nhầm tên, Long lại muốn kêu lên: “Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết.”

Anh em sinh đôi – [18, tr 16]

Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá Kia nữa

là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chuồn chuồn, đó chính là những

“hiệp sĩ” diệt sâu róm Lại còn những cô cậu chim sâu ít nói, chăm chỉ Những bác cóc già lặng lẽ, siêng năng Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá

[18, tr 11]

Hai ví dụ trên đều sử dụng những cặp từ ngữ liên kết đồng nghĩa tuyệt đối (các cặp từ ngữ này đều có mặt trong từ điển về từ đồng nghĩa) Ví dụ thứ nhất là:

không – chẳng, ví dụ thứ hai là cần cù – chăm chỉ – siêng năng Từ mối quan hệ

giữa các cặp từ này là đồng nghĩa tuyệt đối nên các câu chứa chúng liên kết được với nhau Ngoài tác dụng liên kết, sự có mặt của chúng trong đoạn văn còn tránh được lỗi lặp về từ và tạo cho văn bản có được sự đa dạng trong cách diễn đạt

- Dùng từ ngữ đồng nghĩa tương đối

Từ ngữ đồng nghĩa tương đối là những từ ngữ có một số nét nghĩa trùng nhau, đồng thời có một số nét nghĩa khác, tức là giữa những từ này vừa có mặt đồng nhất, vừa có mặt khác biệt về sự vật, hiện tượng được biểu thị, về khái niệm được diễn đạt, về sắc thái tình cảm, về phạm vi sử dụng… Ví dụ về trường hợp dùng từ ngữ đồng nghĩa tương đối:

Có một cậu bé mơ ước được bay như chim Nhìn những cánh chim chao liệng

trên trời cao, cậu nghĩ tại sao mình lại không thể bay nhỉ

Cánh chim nhỏ - [18, tr 129] Hai từ bay và chao liệng là cặp từ đồng nghĩa tương đối dùng để liên kết

hai câu chứa chúng Cả hai từ đều có nét nghĩa chung: “di chuyển trên không”,

nhưng trong từ chao liệng còn có nét nghĩa “di chuyển theo đường vòng”

Ví dụ:

Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ Người thì xén bớt

cỏ để làm sàn nhảy, người thì kê ghế dài xung quanh bãi cỏ đã xén gọn Bên này,

hai bạn nhanh nhẹn nhất đang dựng một cái lầu để biểu diễn nhạc Bên kia, mười

Ngày đăng: 03/12/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w