1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục tiểu học: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp 2 trong giờ học kể chuyện (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)

109 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Năng Lực Nói Cho Học Sinh Lớp 2 Trong Giờ Học Kể Chuyện (Bộ Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống)
Tác giả Bùi Hà Nhật Mai
Người hướng dẫn Th.S Vũ Thị Thu Hiền
Trường học Trường Đại học Hải Phòng
Chuyên ngành Giáo dục tiểu học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

Trong quá trìnhhọc Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học và tiếp cận bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi nhận thấy phát triển năng lực nói cho học sinh

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2

TRONG GIỜ HỌC KỂ CHUYỆN

(BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

Hải Phòng, năm 2024

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2

TRONG GIỜ HỌC KỂ CHUYỆN

(BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

Hải Phòng, năm 2024

Trang 3

hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận

“Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp 2 qua giờ dạy Tiếng Việt (Bộ sách Kết nối trithức với cuộc sống)”

Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các giảng viên khoa Giáo dục Tiểuhọc và Mầm non - Trường Đại học Hải Phòng, các bạn bè, đặc biệt là những người thântrong gia đình đã theo sát, cổ vũ, động viên trong suốt thời gian tôi thực hiện bài khoáluận tốt nghiệp

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn khóa luận còn nhiều thiếu sótnhất định Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô trong Hộiđồng để khóa luận hoàn chỉnh hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Bùi Hà Nhật Mai

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ 13

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 13

1.1.1 Khái niệm năng lực và dạy học phát triển năng lực 13

1.1.2 Vấn đề phát triển năng lực cho học sinh tiểu học 14

1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 2 với vấn đề phát triển năng lực nói 17

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 18

1.2.1 Các yếu tố tác động tới sự phát triển năng lực nói của học sinh hiện nay 18

1.2.2 Các dạng bài phát triển năng lực nói cho học sinh trong SGK Tiếng Việt lớp 2 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) 20

1.2.3 Thực trạng năng lực nói của HS lớp 2 ở trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương 23

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỂ PHÁT HUY NĂNG LỰC NÓI CHO HỌC SINH 33

2.1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 33

2.1.1 Mục đích của hoạt động khởi động 33

2.1.2 Nguyên tắc tiến hành hoạt động khởi động 33

2.1.3 Một số cách tổ chức hoạt động khởi động 34

2.2 HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI NÓI VỀ MỘT VẤN ĐỀ SGK ĐƯA RA (ngày hè của em, quê hương, đất nước) 42

2.2.1 Mục đích của hoạt động chuẩn bị 42

2.2.2 Yêu cầu của hoạt động chuẩn bị nói 43

2.2.3 Một số hình thức tổ chức hoạt động chuẩn bị trước khi nói 44

2.3 HOẠT ĐỘNG GHI NHỚ NỘI DUNG CÂU CHUYỆN 46

2.3.1 Mục đích của hoạt động 46

2.3.2 Yêu cầu của hoạt động ghi nhớ nội dung câu chuyện 47

2.3.3 Một số cách tổ chức hoạt động ghi nhớ nội dung câu chuyện 47

2.4 HOẠT ĐỘNG LUYỆN NÓI 53

2.4.1 Mục đích của hoạt động 53

2.4.2 Yêu cầu của hoạt động luyện nói 53

Trang 5

2.5.1 Mục đích của hoạt động 57

2.5.2 Yêu cầu của hoạt động đánh giá, nhận xét 58

2.5.3 Một số cách tổ chức hoạt động đánh giá, nhận xét 59

2.6 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 63

2.6.1 Mục đích của hoạt động 63

2.6.2 Yêu cầu của hoạt động vận dụng 63

2.6.3 Một số cách tổ chức hoạt động vận dụng 64

CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 70

3.1 Mục đích thử nghiệm 70

3.2 Nội dung và phương pháp thử nghiệm 70

3.2.1 Nội dung thử nghiệm 70

3.2.2 Phương pháp thử nghiệm sư phạm 70

3.3 Kết quả thử nghiệm 71

3.3.1 Kết quả đánh giá, nhận xét năng lực nói của HS lớp 2A2 71

3.3.2 Kết quả khảo sát giáo viên về tính hiệu quả và tính khả thi của các hoạt động dạy học đề xuất trong tiết dạy 74

3.3.3 Nhận xét kết quả thử nghiệm sư phạm 75

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 80

1 Kết luận 80

2 Kiến nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 01: PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

PHỤ LỤC 02: PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH

PHỤ LỤC 03: PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ HUYNH HỌC SINH

PHỤ LỤC 04: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

PHỤ LỤC 05: KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Trang 6

Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1a, b Thống kê các dạng bài Nói và nghe SGK Tiếng

Việt lớp 2 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) 20-21

Bảng 1.2 Thống kê mức độ sử dụng các phương pháp dạy

học và hình thức tổ chức dạy học trong dạy họctiết luyện nói của giáo viên

25

Bảng 1.3 Thống kê mức độ sử dụng các phương pháp dạy

học và hình thức tổ chức dạy học trong dạy họctiết luyện nói của giáo viên

26

Bảng 1.4 Thống kê mức độ sử dụng các phương pháp dạy

học và hình thức tổ chức dạy học trong dạy họctiết luyện nói của giáo viên

26

Bảng 1.5a, b, c, d, e Thống kê kết quả khảo sát học sinh 26-28

Bảng 1.6 Thống kê kết quả khảo sát cha mẹ học sinh 28

Bảng 1.7 Thống kê mức độ thực hiện các hoạt động học của

Bảng 1.8 Tổng hợp phát âm lệch chuẩn năm học

Bảng 3.1a, b, c, d Thống kê kết quả ý kiến HS sau thực nghiệm 72-73

Bảng 3.2 Kết đánh giá điểm/xếp loại của HS sau thực

Bảng 3.3 Kết quả khảo sát GV về tính hiệu quả và tính khả

thi của các hoạt động dạy học đề xuất trong tiếtdạy

74-75

Trang 7

STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn, nhiều bước ngoặt và vượt quanhiều thử thách lớn, giành thắng lợi vĩ đại, đưa đất nước ngày càng phát triển Việt Nam

đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, chậm phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, trở thành nước có vị thế ngày càng nâng cao trong khu vực và trên thế giới.Trong tình hình thế giới đã bước sang một giai đoạn phát triển mới với những yêu cầu caohơn, đã đặt ra một thách thức với Việt Nam về chất lượng của nguồn nhân lực Đất nướccần những con người năng động, tích cực, sáng tạo, có thể thích ứng với sự thay đổi vàphát triển của xã hội hiện đại Để thực hiện hóa yêu cầu này, việc đầu tư vào chất xám làcách đầu tư hiệu quả nhất cho sự phát triển và phồn thịnh của quốc gia Theo đó, giáo dục

và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, trước đây chỉ nhấn mạnh "phát triển nhanh giáodục và đào tạo" Yêu cầu rõ mục tiêu trong giai đoạn tới là chú trọng hơn giáo dục đạođức, nhân cách, năng lực sáng tạo, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dântộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin cùng với sự thay đổităng tốc không chỉ về lượng thông tin, học sinh hằng ngày được tiếp xúc với các nguồnthông tin đa dạng, kéo theo nhu cầu học tập của người dân ngày càng được nâng cao, giáodục ngày càng có vị trí đặc biệt trong xã hội hiện đại Điều này đã đưa ra một yêu cầu cấpthiết đối với người dạy là phải có ý thức tiếp cận, nắm bắt kịp thời những thay đổi đó đểthực hiện đúng trách nhiệm, vai trò của người truyền thụ tri thức, dẫn dắt con người.Ngoài ra, sự phát triển của khoa học công nghệ còn đang mở ra những khả năng và điềukiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đòi hỏingười giáo viên phải nỗ lực không ngừng tiếp cận những điều mới, điều chỉnh các phươngpháp giáo dục sao cho phù hợp, hiệu quả, bắt kịp xu thế

Chương trình giáo dục phổ thông 2000 là một bước tiến so với ba lần cải cách giáodục trước đó và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ lịch sử của một đoạn khá dài của đất nước.Tuy nhiên điều này là chưa đủ Đất nước ta vẫn đang không ngừng đẩy mạnh thực hiệnchủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã

có những đổi mới và tìm ra hướng đi mang lại hiệu quả hơn cho giáo dục Đặc biệt phảinói tới xu hướng giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực Đổi mới theo hướng tiếp cậnnăng lực không chỉ là định hướng phát triển của giáo dục, các vấn đề cụ thể như: chươngtrình, sách giáo khoa, đào tạo giáo viên, kiểm tra, đánh giá, phương pháp dạy học cũng

Trang 9

được nhiều chuyên gia giáo dục trong nước quan tâm Để thực hiện Nghị quyết 29 củaBan Chấp hành Trung ương Đảng, ngày 28/11/2014, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (gọi tắt làNghị quyết 88) Căn cứ vào Nghị quyết 88 của Quốc hội, ngày 27/3/2015, Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chươngtrình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (gọi tắt là Quyết định 404) Thực hiện các Nghịquyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đàotạo đã tổ chức xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo đúng các quy địnhcủa pháp luật Theo quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2 sử dụng trong cơ

sở giáo dục phổ thông, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ký ban

hành có 3 bộ sách: "Cánh diều", "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo".

Như chúng ta đã biết ngôn ngữ là công cụ dùng để giao tiếp trong cuộc sống Cóngôn ngữ thì mới có quan hệ xã hội và quan hệ xã hội chính là nơi để phát triển ngôn ngữ.Hằng ngày, người Việt Nam ta nói với nhau bằng tiếng Việt và cũng hằng ngày, báo chí,đài phát thanh, truyền hình và các thông tin đại chúng của chúng ta đã và đang sử dụngtiếng Việt như một công cụ không gì có thể thay thế Tiếng nói ấy lâu đời như dòng giốngcủa chúng ta, nó đã trở nên thứ “Của cải vô cùng quý báu" (Hồ Chí Minh) của dân tộc.Môn Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông có một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cao

cả đó là cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh về tiếng Việt qua các hình thức(nghe, đọc, nói, viết) góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc thẩm mỹlành mạnh cho tâm hồn học sinh

Tuy nhiên, trình độ tiếng Việt hiện nay của học sinh phổ thông nói chung, học sinhTiểu học nói riêng còn thấp Trong những năm qua, trên tinh thần đổi mới phương phápdạy và học, dạy tiếng Việt không chỉ dạy cho học sinh kiến thức tiếng Việt mà còn pháttriển năng lực đọc, viết, nghe, nói của các em Qua đó, những năng lực khác cũng đượcphát triển, như năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm Nếu một người đọc thông,viết thạo tất cả các văn bản, có tài, có trình độ song khi nói trước tập thể thì sợ sệt, nhútnhát hoặc khi giao tiếp không gây được tình cảm, mối thân thiện với mọi người, để lại ấntượng không tốt thì người đó khó mà thành công trong công việc Chính vì vậy, để saunày lớn lên các em có một nhân cách tốt, biết nói năng lễ phép, lịch sự, biết nói lời biểucảm trong giao tiếp và mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người xung quanh thì ngay từ cáclớp đầu cấp của tiểu học chúng ta cần rèn cho học sinh năng lực nói trong giờ dạy TiếngViệt là điều rất quan trọng mà chúng ta cần phải thực hiện

Trang 10

Hiện nay chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhắm phát huytính sáng tạo, tích cực học tập của học sinh Theo tôi, môn Tiếng Việt là môn học rất cầnphải tạo điều kiện cho học sinh tự giác trong luyện tập để rút kinh nghiệm, tự chiếm lĩnhkiến thức qua thực hành dưới sự chỉ dẫn, điều hành của giáo viên Bộ sách giáo khoa

Tiếng Việt 2 “Kết nối tri thức với cuộc sống” được biên soạn dựa trên quan điểm dạy học

ngôn ngữ thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe trong ngữ cảnh tự nhiên và gầngũi với đời sống Trong bộ sách này không còn xuất hiện các “phân môn”: Tập đọc,Luyện từ và câu, Tập làm văn, Chính tả, Kể chuyện như trong bộ sách giáo khoa TiếngViệt trước, thay vào đó là các phần Đọc, Viết, Nói và nghe, Luyện tập Trong quá trìnhhọc Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học và tiếp cận bộ sách giáo khoa Tiếng Việt

2 Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi nhận thấy phát triển năng lực nói cho học sinh Tiểu

học là một nội dung chưa được phát huy và chú trọng nhiều, trong khi đó nó đòi hỏi cao ởkhả năng tổ chức dạy học linh hoạt và sáng tạo của giáo viên Đây sẽ là khó khăn mà sinhviên ngành Sư phạm Tiểu học sẽ gặp phải khi thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp

Nhận biết được tầm quan trọng của việc đổi mới sách giáo khoa lớp 2 và mônTiếng Việt ở lớp 2, bên cạnh đó còn hiểu được vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ biểucảm trong giao tiếp, là một trong những sinh viên ngành Sư phạm Tiểu học được tiếp cận

với chương trình và sách giáo khoa mới, tôi vừa học vừa nghiên cứu đề tài “Phát triển

năng lực nói cho học sinh lớp 2 trong giờ học Kể chuyện (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)” với mong muốn đưa ra được những biện pháp dạy học, rèn luyện phù hợp để

kích thích và phát triển sự tự tin, năng động của học sinh Tiểu học, đồng thời tạo môitrường học tập mà ở đó các em được sống và học tập một cách tốt nhất Đồng thời, đề tàicủa tôi cũng mong được góp sức giúp cho việc nghiên cứu và học tập của các bạn sinhviên Khoa Giáo dục Tiểu học & Mầm non, cùng với việc giảng dạy ở trường Tiểu họcngày càng phát triển và đổi mới

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1 Một số nghiên cứu về phát triển năng lực nói cho học sinh (tiểu học)

* Nước ngoài

Nghiên cứu của Paul Hager [13] đã trình bày ba khuynh hướng tiếp cận chính tớikhái niệm năng lực để tìm ra cách tiếp cận hiệu quả đối với hoạt động giáo dục Bakhuynh hướng đó gồm: “hướng tiếp cận hành vi (the behaviourist approach), hướng tiếpcận tổng thể (the generic approach) và hướng tiếp cận toàn diện (the holistic approach)”

Theo hướng tiếp cận hành vi, năng lực được khái niệm hóa theo các hành vi rời rạcliên quan đến việc hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể Việc hoàn thành các nhiệm vụ đó trở

Trang 11

thành năng lực của người thực hiện Cách tiếp cận này có nhiều hạn chế vì không quantâm đến sự kết nối giữa các nhiệm vụ và bỏ qua những giá trị mang lại khi chúng đượckết hợp Theo cách tiếp cận này, người dạy có xu hướng chia chương trình giảng dạythành từng mục tiêu, nhiệm vụ rời rạc để đáp ứng từng tiêu chuẩn đã được đề ra Nó bỏqua các thuộc tính cơ sở tạo đã nên hiệu quả cho quá trình hoàn thành mục tiêu học tập.Theo đó số lượng năng lực học tập sẽ tăng lên theo số lượng nhiệm vụ nhỏ được hoànthành Quy trình đánh giá sẽ bị sai lệch vì xem năng lực là khả năng thực hiện thành côngmột loạt các nhiệm vụ rời rạc.

Theo hướng tiếp cận tổng thể, năng lực sẽ được đánh giá tập trung theo các thuộctính chung của một người Các thuộc tính chung điển hình là: knowledge (kiến thức),communication skills (kĩ năng giao tiếp), planning (lập kế hoạch), analysis (phân tích),and pattern recognition (nhận dạng mẫu) Ý tưởng cơ sở là một thuộc tính chung như giảiquyết vấn đề có thể được áp dụng cho nhiều hoặc tất cả tình huống Ý tưởng cốt lõi củahướng tiếp cận này là niềm tin rằng việc sở hữu một nhóm những thuộc tính trên được ápdụng vào những hoàn cảnh cụ thể sẽ giúp cho con người hành động một cách hiệu quả.Tuy nhiên, theo cách tiếp cận này, năng lực được đánh đồng với các thuộc tính chung, bỏqua bối cảnh mà chúng được áp dụng Vậy nên việc xem năng lực của con người độc lậpkhỏi các bối cảnh cụ thể đã nhận nhiều sự chỉ trích từ các nhà nghiên cứu Việc đánh giáđược giới hạn một chiến lược đánh giá mỗi thuộc tính riêng biệt này Đầu tiên, không thểchắc chắn sẽ có nhiều thuộc tính chung thực sự tồn tại Thứ hai, những thuộc tính chungnày chỉ giúp ích cho những người thiết kế các chương trình giáo dục và đào tạo Thứ ba,cách tiếp cận này đã bị chỉ trích với lý do rằng việc đánh giá các thuộc tính tách biệt khỏibối cảnh thực tế

Cuối cùng hướng tiếp cận toàn diện, Hager đã chỉ ra Gonczi và Heywood đã ápdụng một khái niệm mới: “integrated conception of competence”, tạm dịch là quan niệmtích hợp về năng lực Theo hướng tiếp cận thứ ba này, quan niệm tích hợp năng lực đượckhái niệm hóa dưới dạng: knowledge (kiến thức), abilities (khả năng), skills (kĩ năng) vàattitudes (thái độ) được thể hiện trong thực hiện các nhiệm vụ hay yêu cầu giáo dục thực

tế Những nhiệm vụ, yêu cầu này phải được lựa chọn cẩn thận có mức độ khái quát phùhợp Hướng tiếp cận này này tìm cách liên kết các thuộc tính chung của một người với bốicảnh mà các thuộc tính này sẽ được sử dụng, làm nền tảng cho hiệu suất công việc Ưuđiểm là nó tránh được vấn đề có vô số nhiệm vụ bằng cách chọn các nhiệm vụ hoặc yếu tốthen chốt là trung tâm của việc hiện giáo dục Nó phù hợp với quan điểm về năng lựcđược đề xuất trong các tài liệu, chính sách chính của Australia [12]

Trang 12

Xuất phát từ nhiều hướng tiếp cận trong những bối cảnh khác nhau McClelland(1973) mô tả “năng lực như là một đặc tính cơ bản để thực hiện công việc” [15] Boyatzis(1982) mở rộng thêm định nghĩa của McClelland và quan niệm rằng “năng lực như là cácđặc tính của một cá nhân có liên quan đến việc thực hiện công việc đạt hiệu quả cao” [16].Spencer and Spencer dựa trên định nghĩa về năng lực của Boyatzis và mô tả “năng lựcnhư là đặc tính cơ bản của một cá nhân (kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ, nét tiêu biểu

và ý niệm về bản thân) có liên quan đến các tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc” [14].Tương tự, Dubois (2004) định nghĩa “năng lực là các đặc tính mà cá nhân có được và sửdụng chúng trong những ngữ cảnh thích hợp và nhất quán để đạt được kết quả mongmuốn” Những đặc tính này bao gồm kiến thức, kỹ năng, động cơ, nét tiêu biểu, cách suynghĩ, cảm nghĩ, hành động… [11] Ngoài ra, còn có các định nghĩa tiêu biểu khác đượcđưa ra bởi các nhà nghiên cứu như: McLagan, Woodruffe, Parry hay Bernthal

Từ các định nghĩa như vậy, mặc dù có sự khác nhau nhưng hầu hết các khái niệmđều có chung một số quan điểm như: Năng lực bao gồm một loạt các kiến thức, kỹ năng,thái độ hay các đặc tính cá nhân khác cần thiết để thực hiện công việc thành công Bêncạnh đó, những yếu tố này phải được quan sát hay đo lường và có sự phân biệt giữanhững người biểu hiện tốt nhất so với những người khác

Nhiều trường đại học trên thế giới, đã rất chú trọng tới việc phát triển năng lực nóicho HS, SV Chương trình đào tạo của các trường này đều có những học phần hướng tớimục tiêu rèn luyện phát triển năng lực nói Tiêu biểu như Viện Đại học Texas Tech (HoaKì) có học phần “Oral Communication” (Giao tiếp bằng lời); Đại học Harvard có họcphần “Creating Community in the Classroom” (Giao tiếp sáng tạo trong lớp học); Việnđại học Feris State (Hoa Kì) có học phần “Fundamentals of Public Speaking” (Nhữngnguyên tắc nói trước đám đông) Phát triển năng lực nói cho SV cũng là vấn đề thu hút sựquan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Nó được thể hiện rõ trên những phương diện sau:

Về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực nói cho HS, SV: Điểm chung nhất

có thể nhận thấy là đã xác định rất rõ vai trò quan trọng của năng lực nói; từ đó xây dựngmục tiêu của việc học năng lực nói là để HS, SV có thể giao tiếp tốt trong cuộc sống cánhân, hay nơi làm việc tương lai, trong tương tác xã hội, hay khi thực hiện những nỗ lựcchính trị của họ

Về nội dung phát triển năng lực nói cho HS, SV: Từ những công trình nghiên cứutrên cho thấy nội dung phát triển năng lực nói cho HS, SV nước ngoài rất đa dạng, phongphú, có tính độc lập chứ không mang tính tích hợp, lồng ghép như ở Việt Nam Hướng tớiviệc phát triển năng lực nói cho HS, SV các nội dung cụ thể được xác định rất hữu ích và

Trang 13

gần gũi Do xác định đúng tầm quan trọng của việc phát triển năng lực nói và cách xâydựng mục tiêu rõ ràng, cụ thể nên các nội dung tri thức hướng tới phát triển năng lực nàyrất tường minh, thiết thực.

Như vậy, điểm mấu chốt nhất của việc phát triển năng lực nói mà những tài liệunày nhấn mạnh chính là thực hành, luyện tập: “Cách đầu tiên, cách cuối cùng và cáchkhông bao giờ thất bại để phát triển năng lực nói là phải nói” Những nội dung thực hành,luyện tập thường là các tình huống giả định, giải quyết tình huống ấy bằng việc sử dụngngôn ngữ nói là nhiệm vụ đặt ra cho học sinh Qua quá trình tổng quan tình hình nghiêncứu các công trình ngoài nước có liên quan đến luận văn đã cho thấy sự thống nhất cao độgặp nhau ở những quan điểm cốt lõi của các tác giả về, nội dung, phương pháp và đặc biệt

là cách xây dựng bài tập nhằm phát triển năng lực nói cho HS Đây là những gợi ý banđầu, hết sức cần thiết và bổ ích, giúp học viên có thể so sánh, tham khảo trong quá trìnhtriển khai đề tài luận văn

* Trong nước

Vấn đề rèn luyện, phát triển năng lực nói cho học sinh – sinh viên trong dạy họcNgữ Văn nói chung và tiếng Việt nói riêng ở nước ta còn ít được quan tâm, cả trongnghiên cứu lí luận cũng như thực tiễn triển khai

Trong tạp chí Khoa học số 21 trường Đại học Đồng Tháp [5], tác giả Lê Sao Mai

đã có nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp trò chơi để phát triển các năng lực chohọc sinh Tiểu học: “Sử dụng phương pháp trò chơi giúp thực hiện dạy học Tiếng Việttheo quan điểm giao tiếp Việc hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ cụ thể:nghe, nói, đọc, viết không thể không gắn với những nội dung giao tiếp hằng ngày trongđời sống cũng như trong học tập” Tác giả đã chỉ ra năng lực ngôn ngữ bao gồm: nghe,nói, đọc viết Đồng thời cũng đã phân biệt và chỉ ra cho chúng ta mối quan hệ chặt chẽgiữa năng lực sử dụng ngôn ngữ (hay năng lực tiếng Việt) với năng lực giao tiếp Tươngứng với nó tác giả đặt ra hai quy tắc: quy tắc ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ và nhận thứcvăn hoá giao tiếp - nhận thức về các điều kiện sử dụng các đơn vị ngôn ngữ trong thựctiễn, mà theo tác giả nếu muốn hình thành và phát triển tốt 4 năng lực bộ phận cần hìnhthành cho học sinh nhận thức đúng đắn về các quy tắc này Tuy nhiên nghiên cứu cũngmới đưa ra những định hướng giải pháp về việc phát triển năng lực tiếng Việt nói chung

mà chưa đi sâu về việc phương pháp trò chơi này sẽ tác động tiêu cực, tích cực tới nănglực nói của học sinh như thế nào

Tác giả Trần Thị Kim Thoa đã chỉ ra: “Từ ngữ là một trong những bộ phận cấuthành của ngôn ngữ Cho nên, các tài liệu bàn về dạy học tiếng nói chung đều chú trọng

Trang 14

đến vai trò của dạy từ, cụ thể là làm thế nào để cung cấp, mở rộng vốn từ, tích cực hóavốn từ và phát triển vốn từ.” [9] Có thể thấy được mối quan hệ biện chứng giữa việc hìnhthành từ ngữ với sử dụng ngôn ngữ Đây sẽ là một trong những tiền đề cho việc địnhhướng phát triển năng lực nói cho học sinh Muốn nói được tốt thì học sinh phải có mộtvốn từ tốt Đồng thời trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng đã xây dựng được hệ thốngbài tập rèn luyện từ ngữ giúp phát triển năng lực sử dụng từ tiếng Việt cho học sinh.

Trong cuốn “Dạy học phát triển năng lực môn Tiếng Việt Tiểu học” [3], các tác giả

đã làm rõ 2 vấn đề mà người giáo viên cần phải biết về dạy học theo định hướng pháttriển năng lực là “Khái niệm năng lực và dạy học phát triển năng lực” và “Phân biệt dạyhọc định hướng nội dung và dạy học phát triển năng lực; mối liên hệ giữa hai định hướngdạy học này” Và cuốn sách cũng đã trình bày các vấn đề về dạy nói và nghe như mụcđích dạy và phương pháp dạy và đều có sự so sánh giữa chương trình hiện hành vàchương trình phổ thông mới Cuốn sách được đánh giá là tiếp cận sát nhất và làm rõ đượccho chúng ta thấy những điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông mới Trình bày

về phương pháp dạy nói và nghe theo định hướng phát triển năng lực, cuốn sách không hềphủ nhận những phương pháp đã được sử dụng trong chương trình ở phân môn kể chuyện

mà thêm vào đó những điểm cần phải lưu ý Tuy nhiên các ý kiến vẫn mang tính lí thuyết,

và một số sẽ được tôi nghiên cứu, làm rõ trong đề tài này

Có thể thấy đa số các nghiên cứu mới chỉ nhắc đến vấn đề làm sao để phát triểnnăng lực Tiếng Việt, trong đó bao gồm chung 4 loại năng lực nghe, nói, đọc, viết mà chưa

có nghiên cứu nào đi sâu về việc phát triển năng lực nói đặc biệt là năng lực nói cho học

sinh lớp 2 qua bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” Có thể do tính mới, bộ sách Kết

nối tri thức với cuộc sống lớp 2 mới được xuất hiện và đưa vào thực hiện hoạt động giáodục trong 3 năm gần đây, khó tránh các tài liệu nghiên cứu về nó chưa được phát triểnrộng rãi

Trong nghiên cứu của mình về kĩ năng giao tiếp của học sinh tác giả Hoàng Trà

My [4] đã chỉ ra quan hệ giữa kĩ năng giao tiếp của học sinh với các yếu tố không chỉ nhàtrường mà còn với gia đình và xã hội Kĩ năng giao tiếp của trẻ được thể hiện trong quátrình tiếp xúc với các thành viên trong gia đình, nhà trường và các mối quan hệ xã hội Kĩnăng giao tiếp được hình thành dựa trên những điều kiện tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh,phụ thuộc vào môi trường xã hội, thể hiện tính kĩ thuật qua cách sử dụng các thao tác,hành vi, ngôn ngữ, điệu bộ một cách hợp lí nhằm đạt mục đích giao tiếp của các em.Đồng thời chỉ ra: “Kĩ năng giao tiếp của học sinh Tiểu học bao gồm các kỹ năng: chào hỏi,

Trang 15

lắng nghe, xử lý các tình huống trong giao tiếp, biết nói lời cảm ơn, lời xin lỗi và biếtcách từ chối, yêu cầu, đề nghị, phán đoán, xử lý thông tin”.

Ngoài ra, ở cấp Tiểu học có thể kể tới một số tài liệu như: “Dạy các kĩ năng nghe nói cho học sinh Tiểu học” (Nguyễn Trí) [6]; “Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năngnói cho học sinh Tiểu học ở môn Tiếng Việt” (Trần Thị Hiền Lương) [8]; “Dạy học nghithức lời nói cho học sinh Tiểu học môn Tiếng Việt” (Đặng Thị Lệ Tâm) [2]; “Việc rènluyện kĩ năng nghe và nói cho học sinh Tiểu học ở California - Mĩ” (Phạm Thị Thu Hiền)[7];

-Theo các tác giả thì đa số học sinh Việt Nam chưa thực sự tự tin trong khi nói;cách thể hiện còn đơn điệu, khô cứng; lập luận chưa đủ căn cứ thuyết phục người nghe Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do bản thân học sinh chưa có ý thức rèn luyện,phát triển năng lực nói; gia đình, nhà trường cũng chưa chú trọng tới vấn đề này; bên cạnh

đó là sự chi phối của đặc điểm tâm lí, tính cách, đời sống văn hóa của người Việt Nam

Từ việc phân tích nguyên nhân của thực trạng, hay tổng kết kinh nghiệm của nước ngoàikhi dạy kĩ năng nghe nói cho học sinh, các tác giả đã đề xuất những biện pháp nhằm rènluyện năng lực nói trong dạy học Văn, Tiếng Việt Mặc dù luận văn có sự khác biệt trongphạm vi nghiên cứu với những tài liệu nêu trên nhưng học viên đã tìm thấy ở đó nhữnggợi ý khá quan trọng giúp ích cho quá trình tiếp cận và triển khai đề tài

Tóm lại, ở Việt Nam vấn đề phát triển năng lực nói cho học sinh nói chung và họcsinh lớp Hai nói riêng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm tương xứng với tầm quantrọng của nó Bên cạnh một số giáo trình đề cập mang tính chất điểm xuyết, tích hợp như

đã nêu trên thì hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này Đây thực

sự là một “vấn đề” rất cần những nghiên cứu chuyên sâu để có thể luận giải thỏa đáng vềtầm quan trọng của việc phát triển năng lực nói, những nội dung cụ thể và phương phápphát triển năng lực nói cho học sinh lớp Hai trong môn Tiếng Việt

2.2 Một số nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực qua Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”.

Trong cuốn “Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong việc dạy học tiếngViệt” đã được xuất bản từ năm 1998 cũng đã nhận định đúng về việc: “Dạy học tiếng Việtvới tư cách là dạy học công cụ giao tiếp, về thực chất là dạy học bốn kĩ năng: nói, viết(phát) – nghe, đọc (nhận)” [1] Đúng với quan niệm xây dựng chương trình theo hướngphát triển năng lực cho học sinh hiện giờ Và để phù hợp với Chương trình Giáo dục Phổthông tổng thể 2018, các nhà giáo sư, tiến sĩ, nhà xuất bản,… đã nghiên cứu và cho ra đời

các bộ sách mới Trong đó kể đến Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Trang 16

Bài báo của tác giả Vũ Thị Thu Hiền [10] đã chỉ ra các dạng bài nói và nghe trong

SGK Tiếng Việt 2 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) là: Kể chuyện và Nói theo chủ

điểm Tác giả đã đề cập tới một vấn đề rất mới là dạng bài “Nói theo chủ điểm” Dạng bàinày đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo của cả người dạy và người học Tuy nhiên nghiên cứucũng mới đi vào hướng dẫn giáo viên thiết kế bài học sao cho phù hợp với học sinh màchưa đi sâu vào vấn đề giúp học sinh phát triển tối đa năng lực nói thông qua bài học

Sáng kiến kinh nghiệm của trường Tiểu học Mai Động đã được đăng tải trên cổngthông tin điện tử quận Hoàng Mai, Hà Nội ngày 14/09/1019 cũng đã chỉ ra vai trò của kĩnăng nói đối với học sinh và một số biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh Các sáng kiếnkinh nghiệm đều đã theo hướng phát triển năng lực nói cho học sinh theo chương trìnhgiáo dục phổ thông mới, nhưng vẫn chưa bám sát vào chương trình sách giáo khoa, đặc

biệt là Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Qua một vài tài liệu nghiên cứu Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi nhận

thấy các luận điểm mới chỉ dừng lại ở các ưu nhược điểm nói chung về các điểm mới của

bộ sách Chưa có bài nghiên cứu nào chỉ ra Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống nói

chung và lớp 2 nói riêng sẽ hỗ trợ giúp người học có thể phát triển năng lực nói tốt nhưthế nào Hơn nữa cũng chưa có nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về phương pháp sư dụng

bộ sách như thế nào để giúp học sinh phát huy được tích cực năng lực nói cho bản thân

2.3 Nhận xét chung

Do bị chi phối từ những mục đích khác nhau, nên cho đến nay chưa có công trìnhchuyên sâu nào nghiên cứu về xây dựng dự án phát triển năng lực nói cho học sinh lớp 2trong môn Tiếng Việt

Ở nước ngoài, việc rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ được quan tâm nhiều hơn, toàndiện và có chiều sâu hơn Vấn đề phát triển năng lực nói cho học sinh được chú ý Tầmquan trọng của việc phát triển năng lực nói được nhấn mạnh, các nội dung, phương phápdạy học nhằm phát triển năng lực nói cũng đã được triển khai nghiên cứu trên cả bìnhdiện lí luận và thực tiễn Tuy nhiên, trong phạm vi tìm hiểu cho thấy, chưa có tài liệu nào

đi sâu vào việc thiết kế dự án để phát triển năng lực nói cho cho HS lớp Hai qua giờ dạyTiếng Việt

Ở Việt Nam, vấn đề rèn luyện năng lực nói chỉ được đề cập trực tiếp trong cáccông trình nghiên cứu dành cho đối tượng học sinh, phần lớn là học sinh bậc Tiểu học.Mục đích nghiên cứu của các công trình cũng chỉ xoáy sâu vào việc nâng cao chất lượnghọc tập môn Tiếng Việt trong nhà trường Ở bậc Tiểu học, việc rèn luyện phát triển nănglực nói cho HS, nhất là HS lớp 2 chưa được quan tâm đúng mức Tầm quan trọng của việc

Trang 17

rèn luyện phát triển năng lực nói, các nội dung và phương pháp dạy học năng lực nóibước đầu đã được đề cập trong một số học phần Tiếng Việt thuộc chương trình đào tạo.Tuy nhiên, vấn đề đặt ra vẫn chưa thật rõ nét, chưa thể hiện tính độc lập trong việc rènluyện, phát triển năng lực nói mà chủ yếu mang tính lồng ghép, tích hợp với việc rènluyện phát triển các kĩ năng nghe, đọc, viết.

Dù quy mô, phạm vi và tính chất tiếp cận khác nhau song những thành tựu của cáccông trình nghiên cứu nước ngoài về phát triển năng lực nói, năng lực giao tiếp trên đây lànhững tài liệu tham khảo hết sức bổ ích, quý giá đối với tác giả trong quá trình triển khainghiên cứu Nhưng điều quan trọng là vận dụng như thế nào để phù hợp với tình hìnhthực tiễn của Việt Nam, phù hợp với đặc thù của những học phần có tiềm năng phát triểnnăng lực nói cho HS từng địa phương một cách cụ thể? Từ những vấn đề đã phân tích chothấy việc nghiên cứu và đề xuất dự án nhằm phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Hai

trong môn Tiếng Việt qua Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống là một vấn đề thiết thực

của các tiết Tiếng Việt trong chương trình SGK lớp 2 hiện hành (Bộ sách Kết nối tri thức

Đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho học sinh có ý thức trong việc sử dụng ngônngữ khi giao tiếp, rèn cho học sinh nói đủ câu, lưu loát, suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt rõràng, trong sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của mình Bên cạnh đógiúp cho học sinh biết ứng xử các tình huống khi giao tiếp một cách nhạy bén, bồi dưỡng

kỹ năng nói cho học sinh lớp 2, tạo cơ hội cho các em mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp,khám phá diễn đạt ý tưởng trước đám đông, thành công trong công việc Đồng thời góp

Trang 18

phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, giúp các em có được kỹ năng sống tốt

để trở thành người có ích cho xã hội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển năng lực nói cho học sinh lớp 2 qua

giờ dạy Tiếng Việt

- Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối 2 Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương,

quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển một năng lực trong số các năng lực sử dụng tiếng Việt của

học sinh lớp 2: năng lực nói (trong giờ học Tiếng Việt), với bộ sách được sử dụng là Kết

nối tri thức và cuộc sống.

Nghiên cứu chỉ tiến hành trong phạm vi học sinh khối 2 Trường Tiểu học NguyễnTri Phương, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng

5 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng và sử dụng các biện pháp dạy học theo định hướng phát triển khảnăng nói của học sinh lớp 2 trong giờ học Tiếng Việt, các em sẽ có thói quen dùng lời nóibiểu cảm trong giao tiếp hàng ngày như mạnh dạn bày tỏ quan điểm nhận thức của bảnthân trước những vấn đề mà trẻ phải tự bộc lộ bản thân qua những lời nói, lời phát biểu,trả lời theo nội dung bài học và sự giao tiếp với mọi người xung quanh ở trường, ở lớp.Năng lực nói của học sinh sẽ được phát triển

6 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp quan sát

- Quan sát việc thực hành luyện nói của học sinh trong các tiết học Tiếng Việt ởtrên lớp, quan sát lời nói của học sinh với bạn bè và mọi người xung quanh ở mọi nơi,mọi lúc

6.2 Phương pháp khảo sát, thống kê

- Khảo sát tình hình thực tế dạy học luyện nói qua phiếu trắc nghiệm dành cho giáoviên và học sinh khối 2 trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương và thống kê lại kết quả khảosát để rút ra kết luận về khả năng diễn đạt, dùng từ ngữ của các em học sinh và quan điểmcủa giáo viên về nội dung dạy học luyện nói của chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt

lớp 2 hiện hành (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống).

- Thống kê số lượng tiết dạy luyện nói trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 hiệnhành

Trang 19

6.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp này được sử dụng để phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quáthoá các nguồn tư liệu (sách, tài liệu, các công trình nghiên cứu – luận án, luận văn, khoáluận, bài báo khoa học, ) từ đó xác lập, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp này nhằm theo dõi khả năng luyện nói, giao tiếp của họcsinh, từ đó thu thập và xử lí những thông tin để phân tích, tổng hợp Với việc làm như vậy

sẽ đánh giá, nhận xét học sinh một cách sát thực và cụ thể hơn

6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Đây chính là việc đưa ra các biện pháp tôi đề xuất vào thiết kế giáo án thực nghiệm

và tổ chức dạy học thử nghiệm một tiết luyện nói để phần nào kiểm tra, dự đoán tính khảthi của đề tài

6.5 Thủ pháp so sánh – đối chiếu

Đối chiếu với những biện pháp phát triển năng lực nói cho học sinh của một số đềtài nghiên cứu khác từ đó hoàn thiện đề tài của mình

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tàinghiên cứu được chia thành ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề

Chương 2: Tổ chức các hoạt động dạy học để phát huy năng lực nói cho học sinh.Chương 3: Thử nghiệm sư phạm

Trang 20

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

- Theo cơ quan Québec-Ministere de l’Education (2004) cho rằng: năng lực là khảnăng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành độngmột cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống phong phú của cuộc sống

- Chương trình giáo dục phổ thông của New Zealand thì “Năng lực là một khảnăng hành động hiệu quả hoặc là sự phản ứng thích đáng trong các tình huống phức tạpnào đó”

Ở Việt Nam, khái niệm năng lực cũng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứucũng như công luận khi giáo dục đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện,chuyển từ giáo dục kiến thức sang giáo dục phát triển năng lực Khái niệm này cũng đượcđịnh nghĩa khá tương đồng với các định nghĩa mà các nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra

- Theo Phạm Minh Hạc chủ biên (1988) cho rằng: năng lực chính là một tổ hợpđặc điểm tâm lí của con người; tổ hợp đặc điểm này vận hành theo mục đích, tạo ra kếtquả của một hoạt động nào đấy

Từ những khái niệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước thìChương trình giáo dục phổ thông 2018 đã tựu chung lại và đưa ra khái niệm “năng lực” làthuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rènluyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cánhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, … thực hiện thành công một loại hoạt động nhấtđịnh, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể Chương trình đã xác địnhmục tiêu hình thành và phát triển cho HS các năng lực cốt lõi bao gồm các năng lựcchung và các năng lực đặc thù

Trang 21

Cấu trúc năng lực là tổng hòa kiến thức, kĩ năng, thái độ, ý chí, trách nhiệm và sựvận dụng những yếu tố này để giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tiễn một cáchhiệu quả.

Như vậy, những yếu tố như kiến thức - kĩ năng - thái độ cũng không phải hoàntoàn tách biệt mà có mối quan hệ biện chứng với nhau

Khi nói đến năng lực nói là nói đến toàn bộ những yếu tố giúp HS có thể nói vàtham gia giao tiếp thành công, nghĩa là học sinh phải làm chủ, có hiểu biết, có kiến thức

về vấn đề đang được nói đến, hiểu về ngôn ngữ cũng như các yếu tố chi phối hoạt độngnói năng và vận dụng chúng một cách hiệu quả

1.1.1.2 Dạy học phát triển năng lực

Như chúng ta đều biết và thừa nhận rằng mỗi học sinh là một cá thể độc lập, có sựkhác biệt về trình độ, năng lực, nhu cầu, sở thích và nền tảng xuất thân Dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra được những cách tiếp cận phùhợp nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất với mỗi học sinh thay vì giáo dụcchủ yếu trang bị kiến thức như ở mô hình dạy học truyền thống

Theo đó, dạy học phát triển năng lực là mô hình dạy học hướng tới mục tiêu pháttriển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông qua cách thức tổ chức các hoạtđộng học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợhợp lý của giáo viên Trong mô hình này, người học có thể thể hiện sự tiến bộ bằng cáchchứng minh năng lực của mình Điều đó có nghĩa là người học phải chứng minh mức độnắm vững và làm chủ các kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực); huy động tổng hợpmọi nguồn lực (kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, hứng thú, niềm tin, ý chí,…) trong mộtmôn học hay bối cảnh nhất định, theo tốc độ của riêng mình

1.1.2 Vấn đề phát triển năng lực cho học sinh Tiểu học

1.1.2.1 Mục tiêu phát triển năng lực theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định mục tiêu hình thành và pháttriển cho HS các năng lực cốt lõi bao gồm các năng lực chung và các năng lực đặc thù.Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọihoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp Năng lực đặc thù lànhững năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo địnhhướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống,môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu của mộthoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao

Trang 22

a Các năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua các môn học và hoạtđộng giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo.

b Các năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số mônhọc và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lựckhoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ và năng lực thể chất

Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung đã được thể hiện rõtrong văn bản Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Các yêu cầu cần đạt về năng lựcđặc thù gắn liền với các nội dung dạy học và giáo dục được quy định trong văn bảnchương trình từng môn học, hoạt động giáo dục

Như vậy, năng lực giao tiếp và năng lực ngôn ngữ thuộc nhóm năng lực chung vàchuyên môn cần phát triển cho học sinh đều có liên quan chặt chẽ đến năng lực Việc pháttriển năng lực nói là để hoàn thiện năng lực giao tiếp và năng lực ngôn ngữ cho học sinh.Đồng thời, để phát triển năng lực nói không thể tách rời sự phát triển năng lực đọc, viết vànghe

1.1.2.2 Yêu cầu cần đạt về năng lực nói đối với học sinh lớp 2

Đối với học sinh Tiểu học, mục tiêu phát triển năng lực nói được cụ thể hóa trongmục tiêu dạy học môn Tiếng Việt – môn học có thế mạnh đặc thù trong việc phát triểnnăng lực ngôn ngữ cho học sinh, như sau: “Kết thúc cấp tiểu học, học sinh biết trình bày

dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói;

kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảmxúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh vềmột đối tượng hay quy trình đơn giản Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nộidung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.Thông qua phát triển năng lực nói nghe tương tác, học sinh biết tự kiểm soát tình cảm,thái độ, hành vi của mình bằng việc bày tỏ và chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân vớingười khác.”[Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, tháng 12/2018]

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới thì yêu cầu phát triển năng lực nói củahọc sinh lớp Hai cần đạt những yêu cầu cụ thể như sau:

- Nói rõ ràng, có thói quen nhìn vào người nghe

- Biết nói và đáp lại lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, lời mời, lời đề nghị,chúc mừng, chia buồn, an ủi, khen ngợi, bày tỏ sự ngạc nhiên; đồng ý, không đồng ý, từchối phù hợp với đối tượng người nghe

- Kể được một câu chuyện đơn giản (có hình ảnh) đã đọc, nghe, xem

Trang 23

- Nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn của cá nhân(tên văn bản, nội dung văn bản, nhân vật yêu thích).

- Biết trao đổi trong nhóm về các nhân vật trong một câu chuyện dựa vào gợi ý

- Biết trao đổi trong nhóm về một vấn đề: chú ý lắng nghe người khác, đóng góp ýkiến của mình, không nói chen ngang khi người khác đang nói

Năng lực nói được cụ thể hóa như sau:

- Phát âm: phát âm đúng các phụ âm, nguyên âm, âm tiết tiếng Việt

- Đặt câu: nói được ý trọn vẹn, đúng ngữ điệu, thể hiện đúng suy nghĩa cá nhân,bộc lộ tình cảm thích hợp

- Thực hiện các hành động ngôn ngữ: kể, trình bày, báo cáo, hỏi, yêu cầu, đề nghị,khuyên v.v

- Độc thoại, đối thoại: trong gia đình, nhà trường và trong cuộc sống v.v

- Nói về một nội dung cho trước

- Thuyết phục: nói đúng chủ đề, lập luận logic, nhất quán

- Phát biểu ý kiến, thuyết trình, thuyết minh, giải thích trước đám đông

- Đối thoại, trao đổi, thoả thuận, đàm phán

1.1.2.3 Vai trò của việc phát triển năng lực nói cho học sinh lớp 2

Kĩ năng nói là một hoạt động không thể thiếu của con người ở mọi lứa tuổi, đặcbiệt là lứa tuổi Tiểu học Bởi lẽ, rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 là rất quan trọng, gópphần xây dựng nền tảng để phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh và được đánh giácao trong giảng dạy

Kĩ năng nói tốt giúp các em giao tiếp có hiệu quả và là cơ sở tạo ra sự thành côngtrong học tập và đời sống xã hội, khi các em ra ngoài tiếp xúc với nhiều điều mới lạ Nó làphương tiện để HS tư duy và nhận thức về thế giới xung quanh một cách tích cực Chínhkhả năng nói của các em đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giao tiếp của các em

Kĩ năng nói tốt là cơ sở giúp trẻ phát triển năng lực học tập, năng lực tư duy, nănglực hợp tác Đồng thời giúp trẻ tự mình tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh mộtcách dễ dàng Vì vậy chúng ta cần rèn kĩ năng nói cho học sinh ngay từ lớp 2 sẽ:

- Giúp các em biết tiếp nhận lời người khác một cách đầy đủ, chính xác, biết chia

sẻ ý kiến, biết cách giao tiếp với người khác

- Giúp các em biết tạo lập lời nói của mình một cách có văn hóa, lễ phép, phù hợpvới những nhân tố khác nhau trong giao tiếp

Trang 24

1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 2 với vấn đề phát triển năng lực nói.

Học sinh Tiểu học nói chung, về đặc điểm tâm lí đa số các em giàu trí tưởng tượng,cảm xúc và sáng tạo Song phần tư duy sáng tạo nghiêng về nhận thức cảm tính, tư duytrừu tượng mới chỉ phát triển ở bước đầu, hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bềnvững và dễ thay đổi, hơn nữa vốn từ tiếng Việt còn nhiều hạn chế, các em gặp khó khăntrong việc lựa chọn từ ngữ diễn đạt thành lời các ý tưởng Trong sáu năm đầu tiên củacuộc đời, các em tìm hiểu môi trường xung quanh qua bản năng và các giác quan củamình Ở giai đoạn tiếp theo, đứa trẻ từ 6-11 tuổi sẽ tiếp cận thế giới thông qua cả nhậnthức lí tính Do đó, đây là độ tuổi của những câu hỏi, trẻ có vô số câu hỏi đặt ra cho ngườilớn và cần câu trả lời hợp lý, không lấp liếm hay qua loa Các em còn thiếu sự tự tin, sựmạnh dạn, tâm lý rụt rè, e ngại trong nói năng cũng là một trở ngại lớn đối với các emtrong học tập Con đường nhận thức từ trực quan đến trừu tượng, từ cụ thể đến khái quát

Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh

lý, tâm lý, các em đang từng bước gia nhập vào thế giới của mọi mối quan hệ Do đó, HStiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội,

mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội

Đối với các em học sinh lớp 2 là học sinh đầu cấp, tư duy mang đậm màu sắc xúccảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động, hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản,chưa bền vững và dễ thay đổi Năng lực ngôn ngữ của các em còn non nớt, chưa đượctrau dồi đầy đủ về vốn tự vựng nên khả năng diễn đạt về một đối tượng còn hạn chế Ởgiai đoạn này, chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ýcòn hạn chế; chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định Trẻ lúc này chỉquan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn cónhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng, Sự tập trung chú ý của trẻcòn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quátrình học tập Giai đoạn lớp 2 ghi nhớ máy móc chủ yếu dựa vào hình ảnh trực quan pháttriển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Nhiều học sinh chưabiết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biếtcách khái quát hóa hay xây dựng bài để ghi nhớ tài liệu Hành vi mà các em thực hiện cònphụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thựcthi hành vi ở các em còn yếu Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mụcđích đã đề ra nếu gặp khó khăn Lúc này, khả năng kiểm soát cảm xúc của các em còn rấtnon nớt, dễ xúc động, dễ nóng giận, nhanh khóc nhanh cười, mọi biểu cảm đều thể hiệnhết ra bên ngoài Thường ở độ tuổi này các em còn nhút nhát, rụt rè nhưng có em lại sôi

Trang 25

nổi, mạnh dạn trước thầy cô, bạn bè nên ngôn ngữ của những em đó cũng hoạt bát, dễ tiếpnhận và phát triển phong phú hơn về mặt ngôn ngữ Bởi vậy cần tạo điều kiện để các emđược giao tiếp, phát triển ngôn ngữ và thể hiện bản thân Dạy kĩ năng là dạy cho học sinhhiểu từ đó mới chủ động tìm tòi, luyện tập dần dần mới phát triển thành kĩ năng, khôngthể hình thành một kĩ năng chỉ trong ngày một ngày hai mà đó là cả quá trình lâu dài đượcthực hiện thường xuyên Đặc biệt kĩ năng nói là một kĩ năng giao tiếp quan trọng của conngười thời hiện đại, nói giúp các em mạnh dạn, tự tin phát biểu các ý kiến cá nhân, dễdàng xây dựng các mối quan hệ trong đời sống Tuy nhiên, các em cần có sự hướng dẫn,giúp đỡ một cách khéo léo, khoa học để các em không đi chệch hướng.

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Các yếu tố tác động tới sự phát triển năng lực nói của học sinh hiện nay

1.2.1.1 Môi trường sống

a Môi trường xã hội :

Đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Để thựchiện sự nghiệp này đấy đất nước cần những con người năng động, tích cực, sáng tạo, cóthể thích ứng với sự thay đổi và phát triển của xã hội hiện đại Đồng thời nền kinh tếchuyển dần sang nền kinh tế tri thức, vì vậy việc đầu tư vào chất xám là hiệu quả nhất cho

sự phồn thịnh của các quốc gia

Nhu cầu học tập được tăng cao nên vấn đề giáo dục ngày càng được chú trọng.Kéo theo là sự mở cửa của rất nhiều các trung tâm giáo dục: Tiếng anh, kĩ năng sống, cácmôn năng khiếu,… Tất cả đã tạo ra một nền tảng hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển các nănglực của trẻ

Xã hội phát triển kéo theo sự phát triển của khoa học công nghệ, đã tạo ra một môitrường mới có những tích cực và hạn chế tác động tới sự phát triển năng lực của trẻ

b Môi trường gia đình

Gia đình là môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực nóicho học sinh Tại các gia đình, cha mẹ luôn động viên, khích lệ con tham gia các hoạtđộng nói chuyện hàng ngày như: trò chuyện với những vai vế khác nhau, nói lời chào,cảm ơn, xin lỗi,…qua các hoạt động thực tế cụ thể

Tuy nhiên xã hội phát triển kéo theo guồng quay công việc, thời gian dành cho concái ít dần đi Tồn tại một số gia đình người thân không có thời gian dành cho trẻ khiếnmôi trường giao tiếp tự nhiên của trẻ bị ảnh hưởng Tần suất giao tiếp ít hơn dẫn đến trẻngày càng thu mình, ít giao tiếp, nói năng

c Trẻ em với môi trường công nghệ

Trang 26

Hiện nay, một thời đại mà nền cách mạng công nghệ lên ngôi thì việc tiếp xúc vớimạng xã hội không còn quá xa lạ đối với các em học sinh Trong mỗi gia đình đều có ítnhất 1 – 2 phương tiện công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính, ti vi,… Nhữngphương tiện trên giúp con người có thể kết nối tứ phương, là một nguồn thu phát vô vànthông tin Và tất nhiên là phục vụ cả nhu cầu giải trí cho con người.

Từ đây theo tôi nhận thấy có vấn đề hạn chế đã xuất hiện: Một bộ phận cha mẹ lạmdụng đồ dùng công nghệ như một thiết bị “trông coi” trẻ, để cho con tự tiếp xúc, tự khámphá tìm hiểu Trẻ em dễ dàng tiếp cận với những ngôn từ không hay, hình thành thói quen

ăn nói bắt chước không hiểu ý nghĩ hay sử dụng không suy nghĩ những từ ngữ phản cảm.Nguyên nhân là cha mẹ không quan tâm con, không tìm hiểu xem con mình đang tươngtác với những nội dung gì để kịp thời dạy dỗ, điều chỉnh

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận các phương tiện công nghệ đã đem tới một lợiích to lớn cho công cuộc học tập, nắm bắt kiến thức của các em không chỉ ở nhà mà trêntrường học Khi nhận được sự quan tâm, kiểm soát của cha mẹ, phương tiện công nghệ trởthành một công cụ hỗ trợ cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng con Đó là một nguồn tài liệu vôcùng phong phú để cha mẹ chắt lọc thông tin, hướng dẫn con xem những thông tin hay,đúng đắn mang tính chất giáo dục, cho con tiếp cận tới những điều mới để mở mang tưduy ngôn ngữ cho con

Đồng thời, tại các trường học, ứng dụng công nghệ thông tin đang rất được chútrọng Bằng chứng là hiện nay trong mỗi tiết dạy các giáo viên đều phải sự dụng tới bàigiảng điện tử, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu, tạo hứng thú học tập cho học sinh hay làmsinh động tiết học

1.2.1.2 Môi trường học tập

Khi những định hướng, quan điểm, mục tiêu giáo dục thay đổi thì tất yếu dẫn đến

sự thay đổi về phương pháp, cách thức dạy học, thay đổi về SGK, thay đổi cả về nhữngyêu cầu cần đạt đối với học sinh Năng lực nói hay giao tiếp trở thành năng lực cần đạt ởtất cả các môn Từ đó học sinh có nhiều cơ hội thể phát triển hay thể hiện năng lực nóicủa bản thân

Bên cạnh đó, không chỉ học tập tại nhà trường, trẻ em được phụ huynh cho thamgia nhiều lớp bổ trợ kĩ năng mềm, hay các lớp đào tạo tài năng riêng của các em Nhữnghoạt động ngoại khóa này giúp các em phát triển tích cực năng lực nói và giao tiếp vìđược tiếp xúc với một môi trường mới, hấp dẫn chứ không chỉ trên sách vở

Trang 27

1.2.2 Các dạng bài phát triển năng lực nói cho học sinh trong SGK Tiếng Việt

lớp 2 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Bảng 1.1a Thống kê các dạng bài Nói và nghe SGK Tiếng Việt lớp 2 – tập một

(Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Tuần 1 Bài 1- Nói và nghe: Những ngày hè của em

2 Tuần 2 Bài 3 – Nói và nghe: Kể chuyện Niềm vui của Bi và

Bống

5

Đi học vui

sao

Tuần 5 Bài 9 – Nói và nghe: Kể chuyện Cậu bé ham học

8 Tuần 8 Bài 15 – Nói và nghe: Kể chuyện Họa mi, vẹt và quạ

9

Niềm vui

tuổi thơ

Tuần 10 Bài 17 – Nói và nghe: Kể chuyện Gọi bạn

11 Tuần 12 Bài 21 – Nói và nghe: Kể chuyện Chúng mình là bạn

12 Tuần 13 Bài 23 – Nói và nghe: Kể chuyện Búp bê biết khóc

13

Mái ấm

gia đình

Tuần 14 Bài 25 – Nói và nghe: Kể chuyện Hai anh em

14 Tuần 15 Bài 27 – Nói và nghe: Kể chuyện Sự tích cây vú sữa

16 Tuần 17 Bài 31 – Nói và nghe: Kể chuyện Ánh sáng của yêu

thương

Bảng 1.1b Thống kê các dạng bài Nói và nghe SGK Tiếng Việt lớp 2 – tập hai

(Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

1 Vẻ đẹp

quanh em

Tuần 19 Bài 1- Nói và nghe: Kể chuyện Chuyện bốn mùa

Trang 28

3 Tuần 21 Bài 5 – Nói và nghe: Kể chuyện Chiếc đèn lồng

4 Tuần 22 Bài 7 – Nói và nghe: Kể chuyện Sự tích cây khoai lang

5

Hành tinh

xanh của

em

Tuần 23 Bài 9 – Nói và nghe: Kể chuyện Cảm ơn họa mi

6 Tuần 24 Bài 11 – Nói và nghe: Kể chuyện Sự tích cây thì là

9 Giao tiếp

và kết nối

Tuần 28 Bài 17 – Nói và nghe: Kể chuyện Lớp học viết thư

người

Việt Nam

Tuần 30 Bài 21 – Nói và nghe: Kể chuyện Mai An Tiêm

12 Tuần 31 Bài 23 – Nói và nghe: Kể chuyện Bóp nát quả cam

13 Việt Nam

quê

hương em

Tuần 32 Bài 25 – Nói và nghe: Kể chuyện Thánh Gióng

15 Tuần 34 Bài 29 – Nói và nghe: Nói về quê hương, đất nước em

* Nhận xét về quan điểm xây dựng chương trình

Nội dung các bài học tạo cơ hội phát huy vốn hiểu biết và trải nghiệm của HStrong việc tiếp nhận bài học mới Các kiến thức, kĩ năng của mỗi bài học được kết hợpmột cách tự nhiên với hiểu biết, trải nghiệm của các em Tất cả các bài học đều bắt đầu từnhững điều HS quan tâm, những điều các em đã biết, muốn biết để từ đó hướng vàonhững điều các em cần biết Đến lượt mình, những kiến thức và kĩ năng mới có được từđọc, viết, nói và nghe lại giúp các em giải quyết những vấn đề trong đời sống của chínhcác em, nhất là kĩ năng đọc sách và tự học, kĩ năng viết, kĩ năng trao đổi

Các bài học được triển khai theo chủ điểm Hệ thống chủ điểm đa dạng, phong phú,bao quát được nhiều lĩnh vực trong đời sống của HS, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám pháthế giới của các em, giúp các em mở rộng hiểu biết về nhiều mặt phù hợp với lứa tuổi củamình Tên các chủ điểm rất gợi mở và hấp dẫn Nội dung các chủ điểm vừa gắn với đờisống thực tiễn và những giá trị văn hóa và Việt Nam vừa đáp ứng yêu cầu giáo dục, đàotạo nên những con người có được các phẩm chất và năng lực để sống tốt và làm việc hiệuquả trong thế kỉ XXI

Nội dung các bài học trong Tiếng Việt 2 không chia thành các “phân môn” nhưTập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn, mà được tổ chức theo các mạch tương ứngvới các hoạt động giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) Cách tiếp cận này giúp cho hoạt động

Trang 29

dạy học ngôn ngữ gần với giao tiếp thực tế, vì vậy tạo được hứng thú ở người học và nângcao hiệu quả dạy học.

Hoạt động đọc văn bản được tổ chức theo 3 bước: khởi động, đọc văn bản và hoạtđộng sau khi đọc Tiếng Việt 2 thiết kế hệ thống câu hỏi đọc hiểu đa dạng hơn, cấp độ tưduy phù hợp với trình độ lứa tuổi Sau khi đọc văn bản, ngoài hoạt động chính là trả lờicâu hỏi, HS còn có thể luyện từ, luyện câu và thực hành một số nghi thức lời nói đượcquy định trong chương trình Các hoạt động thực hành này dựa trên ngữ liệu là văn bảnđọc và những tình huống giao tiếp gợi ra từ văn bản đọc

Ngữ liệu được chọn lựa kĩ lưỡng, phù hợp với hiểu biết và trải nghiệm của ngườihọc; giúp HS có cơ hội kết nối với trải nghiệm cá nhân Nhờ đó, ngoài việc giúp HS pháttriển hiệu quả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, ngữ liệu trong Tiếng Việt 2 còn gópphần tích cực vào việc bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu gia đình,bạn bè; tình yêu thiên nhiên;… Các em cũng được phát triển kĩ năng quan sát, tư duy suyluận, kĩ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo

Tiếng Việt 2 thiết kế các nội dung dạy học theo định hướng mở, tạo cơ hội cho GVvận dụng các phương pháp dạy học tích cực và tổ chức các hoạt động dạy học một cáchlinh hoạt theo điều kiện của nhà trường và khả năng học tập của những đối tượng HSkhác nhau Sách cũng đổi mới định hướng đánh giá kết quả học tập của HS, nhắm đếnmục tiêu then chốt là đánh giá được sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập để pháttriển phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực sử dụng tiếng Việt

Tiếng Việt 2 chú ý dành thời gian cho hoạt động Đọc mở rộng Với Đọc mở rộng,

HS được khuyến khích tự tìm sách, báo để đọc và có cơ hội chia sẻ kết quả đọc với cácbạn trong nhóm và lớp SGK Tiếng Việt 2 còn chú trọng đến kênh hình Sách thiết kế cáchình ảnh đạt tính thẩm mĩ cao, tạo điều kiện phát huy năng lực của HS, đem lại hứng thúcho cả thầy và trò trong quá trình dạy học

* Nhận xét về cấu trúc

Tiếng Việt 2 được thiết kế thành 2 tập, tập một dành cho học kì I (18 tuần, trungbình mỗi tuần 10 tiết), tập hai dành cho học kì II (17 tuần, trung bình mỗi tuần 10 tiết).Tập một có 32 bài học, được sắp xếp theo 4 chủ điểm và học trong 16 tuần, mỗi tuần 2 bài.Tập hai có 30 bài học, được sắp xếp theo 5 chủ điểm và học trong 15 tuần, mỗi tuần 2 bài.Ngoài ra ở mỗi kì, có 1 tuần ôn giữa học kì và 1 tuần ôn tập, đánh giá cuối học kì Ở đầusách có Lời nói đầu; cuối sách có bảng thuật ngữ (Một số thuật ngữ dùng trong sách) vàbảng tra cứu tên riêng nước ngoài

Trang 30

Hoạt động nói và nghe được thiết kế thành mục riêng ở bài 4 tiết, chủ yếu đượctriển khai dưới hình thức nghe kể chuyện và kể lại câu chuyện đã nghe hoặc kể lại câuchuyện đã đọc Ở một số bài có hoạt động nói theo chủ điểm Ở hoạt động kể chuyện, yêucầu cần đạt về kĩ năng kể chuyện được chia thành 2 mức độ tương ứng với hai học kì Ởhọc kì I, HS được yêu cầu nghe kể một câu chuyện đơn giản và kể lại 1 – 2 đoạn của câuchuyện đó Ở học kì II, nghe kể một câu chuyện rồi kể lại từng đoạn của câu chuyện vàtoàn bộ câu chuyện Sau kể chuyện ở lớp, có phần vận dụng, chủ yếu là HS kể lại câuchuyện hoặc kể về một nhân vật trong câu chuyện đã nghe cho người thân hoặc viết 2 – 3câu liên quan đến câu chuyện.

Ở hoạt động luyện nói theo chủ điểm, HS được nói và nghe về những chủ điểm màcác em có nhiều trải nghiệm, chẳng hạn: Tuần 1: Nói về những ngày hè của em; Tuần 6:Nói về ngôi trường của em; Tuần 26: Nói về các hoạt động bảo vệ môi trường

Ngoài kĩ năng kể chuyện và nói theo chủ điểm, kĩ năng sử dụng nghi thức lời nói

và kĩ năng trình bày, trao đổi, tương tác được tích hợp qua nhiều hoạt động học tập trong

cả bài 4 tiết và bài 6 tiết

1.2.3 Thực trạng năng lực nói của học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương

1.2.3.1 Khái quát chung về khảo sát thực trạng

a Vài nét về trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương

Nằm yên bình trên con phố rợp bóng cây xanh, năm 1923 trường được thành lậpmang tên Ecole - Henry Rivierre, là nơi dành riêng cho con em người Pháp theo học Năm

1954, trường được đổi tên thành Trường Phổ thông Cấp 1 số 1 và được vinh dự là nơinuôi dạy con em cán bộ kháng chiến Năm 1960, trường tự hào mang tên một anh hùngdân tộc triều Nguyễn - danh tướng Nguyễn Tri Phương Tên gọi Trường Tiểu học NguyễnTri Phương trở thành tên chính thức của nhà trường từ năm 1991 Với bề dày phát triển,trường đã trở thành địa chỉ tin cậy của phụ huynh và nhân dân là một điểm sáng củaphòng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng và Thành phố Hải Phòng

Nhiều năm qua, nhà trường rất tích cực xây dựng đội ngũ, nâng cao trình độchuyên môn cho giáo viên Nhiều thầy cồ giáo với lòng say mê, yêu nghề mến trẻ, đã tạodựng được niềm tin trong phụ huynh và sự yêu mến trong học sinh

Thực hiện nghiêm túc văn bản hướng dẫn của các cấp, nhà trường đã triển khai tất

cả các cuộc thi và giao lưu của giáo viên tại đơn vị cũng như quận và thành phố tổ chức.Trường đã đạt được rất nhiều thành tích Tốt và nhận được nhiều giấy khen của thành phốcũng như của Sở Giáo dục và Đào tạo

Trang 31

Trường có tổng số học sinh năm học 2023 - 2024 là 881 học sinh chia thành 24 lớp( bình quân 32 - 36 học sinh/ lớp)

b Mục đích khảo sát

Mục đích khảo sát của đề tài là để có những thông tin khách quan và chính xácnhất về thực trạng dạy học phát triển năng lực nói cho học sinh lớp 2 thông qua bộ SGK

mới Kết nối tri thức với cuộc sống Trên cơ sở kết quả khảo sát, tôi phân tích để đưa ra

đánh giá về những ưu điểm và hạn chế trong việc dạy học phát triển năng lực cho họcsinh; Phân tích nguyên nhân của những hạn chế, tìm ra cốt lõi hình thành nên ưu điểm để

đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao, củng cố hiệu quả của quá trình dạy họcgiúp phát triển năng lực nói cho học sinh

c Đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát

- Đối với giáo viên

+ Số lượng khảo sát: Khảo sát 2 giáo viên

+ Nội dung khảo sát: Thể hiện trong phiếu khảo sát

+ Phương pháp khảo sát: Tôi thực hiện bằng việc trao đổi, phỏng vấn GV dạy lớp

2 vấn đề rèn năng lực nói, năng lực tư duy cho học sinh và tìm hiểu giáo án dạy học tiếtnói và nghe của năm học 2022 – 2023 và học kỳ I của năm học 2023 – 2024; dự giờ dạyhọc nói và nghe của GV Phát phiếu khảo sát cho GV để họ điền các thông tin vào phiếu.Sau khi thu nhận các phiếu khảo sát, tôi tiến hành thống kê, xử lý kết quả Bên cạnh đó tôi

còn tổng hợp các ý kiến của GV về việc đánh giá Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

trong việc hỗ trợ dạy học phát triển nói cho học sinh lớp 2 thông các buổi sinh hoạtchuyên môn, sinh hoạt chuyên đề

- Đối với học sinh

+ Số lượng khảo sát: Tôi tiến hành khảo sát 72 em HS lớp 2A2 và lớp 2A3 hiệnđang học tại trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương trong phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Nội dung khảo sát: Thể hiện trong phiếu khảo sát

+ Phương pháp khảo sát: Tôi phỏng vấn ngẫu nhiên một số học sinh để đánh giátrình độ nói; dự giờ một vài tiết học nói và nghe; phát phiếu khảo sát hướng dẫn HS nêu ýkiến; nghiên cứu tài liệu đánh giá kết quả năm học trước của học sinh 2 lớp Sau khi thunhận các phiếu khảo sát, tôi tiến hành thống kê, xử lý kết quả

1.2.3.2 Thực trạng các hoạt động dạy và học phát triển năng lực nói cho học sinh lớp 2 trong giờ Tiếng Việt (qua Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

(Trên tư liệu khảo sát tại Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương – Hải Phòng)

+ Nội dung khảo sát: Thể hiện trong phiếu khảo sát

Trang 32

+ Phương pháp khảo sát: Tôi phỏng vấn ngẫu nhiên một số học sinh để đánh giátrình độ nói năng; dự giờ một vài tiết học nói và nghe; phát phiếu khảo sát hướng dẫn HSnêu ý kiến; nghiên cứu tài liệu đánh giá kết quả năm học trước của học sinh 2 lớp Sau khithu nhận các phiếu khảo sát, tôi tiến hành thống kê, xử lý kết quả.

Kết quả khảo sát thực trạng

a Kết quả khảo sát qua phiếu khảo sát

- Kết quả khảo sát giáo viên

Câu 1: Các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học khi cô dạy học tiết luyện nói ?

Bảng 1.2 Thống kê mức độ sử dụng các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức

dạy học trong dạy học tiết luyện nói của giáo viên

Trang 33

Câu 2: Các nhiệm vụ về nhà để giúp HS phát triển năng lực nói (Bảng 1.4)

Bảng 1.3 Thống kê mức độ sử dụng các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức

dạy học trong dạy học tiết luyện nói của giáo viên

Các hoạt động

Mức độ Thường

xuyên

Thỉnh thoảng Không có

Câu 3: Đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong hoạt động nói

Bảng 1.4 Thống kê mức độ sử dụng các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức

dạy học trong dạy học tiết luyện nói của giáo viên

Tốt Trung bình Kém

Tự mình kể lại 1 đoạn mà mình yêu

thích

Đóng vai nhân vật diễn lại câu

chuyện theo ý bạn kể chuyện

2

Kể lại câu chuyện của bản thân đã

trải nghiệm

2

- Kết quả khảo sát học sinh

1 Mức độ tự tin khi đứng nói trước nơi đông người

Trang 34

Chưa bao giờ 0/72 0%

2 Em thấy tự tin nói khi nào ?

Bảng 1.5b

3 Những khó khăn khi học sinh nói trước lớp

Bảng 1.5c

4 Mức độ chú ý sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ

Trang 35

- Kết quả khảo sát cha mẹ học sinh

Bảng 1.6 Thống kê kết quả khảo sát cha mẹ học sinh

Công việc

Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Dành thời gian nghe con kể

chuyện/ nói chuyện cùng con

Mức độ linh hoạt của con khi nói

lời chào, cảm ơn, xin lỗi,…

- Kết quả khảo sát qua dự giờ

Bảng 1.7 Thống kê mức độ thực hiện các hoạt động học của HS trong tiết luyện nói

Các tiêu chí khảo sát Mức độ

Hăng hái phát biểu trả lời đúng nội dung câu hỏi

Trang 36

HS kể được từng đoạn câu chuyện x

Nói tốc độ vừa phải, nói liền mạch, không lặp, vấp x

Tư thế hướng người nghe, không cần nhìn vào

Biết thay đổi đổi giọng điệu cho phù hợp với nhân

vật/ nội dung trong câu chuyện kể

x

Giáo viên cung cấp hình ảnh minh họa và biết dựa

vào tranh trả lời câu hỏi

x

Tham gia tích cực vào các hoạt động khác nhau

theo sự hướng dẫn của GV

x

b Kết quả tham khảo tài liệu:

- Trong năm 2021 – 2022 trường tiểu học Nguyễn Tri Phương đã tổ chức cho100% giáo viên nhà trường nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa lớp 3, để sẵn sàngtiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới 2018

- 100% giáo viên dạy lớp 1, 2 được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình sáchgiáo khoa, cách khai thác sách mềm vào giảng dạy, kĩ thuật, phương pháp dạy học theohướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh Đủ điều kiện dạy lớp 1, 2, 3 theo Thông tư

32 của Bộ Giáo dục

Trong cả năm học, giáo viên lớp 1, 2 đã tập trung nghiên cứu, vận dụng sáng tạo

và linh hoạt để tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy; thường xuyên rútkinh nghiệm để tham gia đóng góp ý kiến cho việc thực hiện SGK lớp 1, 2 hiệu quả hơn.Thông qua tìm hiểu văn bản báo cáo Đánh giá kết quả năm học 2022 - 2023 và phươnghướng năm học 2023 - 2024 của trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương tôi nhận thấy độingũ giáo viên đã được trang bị đầy đủ những kiến thức, kĩ năng sư phạm để tiếp tục giáodục theo hướng đổi mới

- Bên cạnh đó một trong các yếu tố khách quan tạo lên khó khăn cho giáo viên khidạy trẻ phát triển năng lực nói, tôi đã điều tra và thống kê được bảng dưới đây:

Bảng 1.8 Tổng hợp phát âm lệch chuẩn, năm học 2023 – 2024

Trang 37

Lớp Sĩ số L/n Các dấu thanh Các âm vần

Lỗi cơ quan phát âm

a Ưu điểm

- Học sinh tự giác, tích cực tham gia hoạt động dạy học trên lớp với sự chủ động,

tự tin chia sẻ bài làm trước lớp, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài và kể lại đượctừng đoạn của câu chuyện

- Các em phát huy cao độ năng lực tự học thông qua lắng nghe câu trả lời - của bạn

để sửa chữa, rút kinh nghiệm và bổ sung vào bài của mình, trao đổi với bạn bè về giọng

- Đa phần các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước ở nhà theo lời GV yêucầu và trình bày được bài của mình mà không cần nhìn vào sách, bài chuẩn bị

- Học sinh được khám phá, tìm đọc nhiều câu chuyện bổ ích và được giáo viên giớithiệu tài liệu tự học và tài liệu tham khảo hỗ trợ

- Nội dung giảng dạy của giáo viên phù hợp với việc hướng dẫn học sinh luyện nóitrước lớp và có được cập nhật nhiều thông tin mới, mở rộng hữu ích và các phương phápdạy học mới

- Giáo viên sử dụng phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tíchcực bên cạnh sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học mới lạ, sáng tạo, kích thích sự hứng

Trang 38

thú và hấp dẫn học sinh vào việc ghi nhớ cốt truyện và dễ dàng trình bày lại được câuchuyện theo lời của bản thân

- Giáo viên nhiệt tình trong mọi hoạt động và quá trình dạy học để giải đáp thắcmắc, tư vấn và giúp học sinh khắc phục các lỗi khi kể chuyện

- Giáo viên chưa có biện pháp cụ thể để bồi dưỡng hứng thú học tập và khả năngsáng tạo của học sinh mà chỉ đổi mới phương pháp dạy học ở một vài hoạt động

c Nguyên nhân của những hạn chế

- Các em còn nhút nhát, ngại khó, thiếu vốn từ ngữ và thụ động xử lí các tìnhhuống có vấn đề bằng chính khả năng của các em

- Học sinh chưa tự tổng hợp được kiến thức của các phân môn Tiếng Việt nên chưathấy được sự liên kết và bổ trợ, phối hợp giữa các kiến thức ấy

- Giáo viên khẳng định thời gian hạn chế là một trong những khó khăn Họ chorằng thực tế khó có thể tổ chức được một giờ học vừa đảm bảo đầy đủ các nội dung kiếnthức như trong giáo án vừa có thể đảm bảo chuẩn về mặt thời gian vì thực tế có rất nhiềutình huống ngoài dự kiến xảy ra trong lớp học làm mất nhiều thời gian để giải quyết Vớicác yêu cầu cần đạt theo định hướng dạy học phát triển năng lực của Chương trình giáodục phổ thông 2018, các giáo viên cũng chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu rộng vềnăng lực nói, thuyết trình và các biện pháp cụ thể hỗ trợ phát triển năng lực nói cho họcsinh lớp 2 trong giờ dạy Tiếng Việt

- Cha mẹ không quan tâm con, không tìm hiểu xem con mình đang tương tác vớinhững nội dung gì để kịp thời dạy dỗ, điều chỉnh

Nắm được những ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó,chúng tôi xây dựng một số biện pháp cụ thể để phát triển cho học sinh lớp 2 năng lực nóitrong một giờ dạy tiếng Việt được đề cập ở chương 2

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực của đề tài sẽ tạo cơ sở khoa họccho việc đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực nói cho học sinh lớp 2 qua giờ dạyTiếng Việt

Trang 39

Thứ nhất, tôi đã tổng quan lịch sử nghiên cứu và các vấn đề có quan đến đề tài Từ

đó có những nhận xét chung về kết quả, thành tựu liên quan cũng như những vấn đề còntồn tại trong nghiên cứu lĩnh vực phát triển năng lực và phát triển năng lực nói cho họcsinh tiểu học trong giờ học Kể chuyện, đặc biệt là học sinh lớp 2 Đồng thời tôi cũng lýgiải sự cần thiết của đề tài Trong phần này, tôi cho rằng: qua các công trình nghiên cứu,thực nghiệm, nhiều nhà tâm lý, giáo dục học đã đi đến kết luận rằng phát triển năng lựcnói ở mỗi học sinh và qua giờ dạy tiếng Việt từ khi còn bé đều có tầm quan trọng trongviệc phát triển toàn diện các kĩ năng và năng lực nhận thức của học sinh nếu có sự tácđộng phù hợp của các nhà sư phạm

Tiếp theo, tôi nghiên cứu cơ sở thực tiễn dựa trên thực tế học tập phân môn Tiếng

Việt đặc biệt là theo chương trình của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của học sinh

lớp 2 và các giáo viên dạy phân môn này tại trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương Theochương trình giáo dục phổ thông mới thì yêu cầu phát triển năng lực nói của học sinh lớpHai trong môn Tiếng Việt đã và đang được triển khai có hiệu quả ở trường Tiểu học Tuynhiên, vẫn cần có những điều chỉnh nhỏ để tăng thời gian cho hoạt động nói và tăng hứngthú học tập của học sinh trong quá trình dạy học; năng lực nói cần được chú trọng tronghoạt động dạy học môn Tiếng Việt, đồng thời điều chỉnh về hình thức để đặt học sinh vàođúng vài trò của chủ thể tiếp nhận từ đó hình thành và phát triển năng lực nói Khảo sátthực trạng trải nghiệm ở trường tiểu học Nguyễn Tri Phuơng, quận Hồng Bàng, thành phốHải Phòng cho thấy, từ nhận thức đến thực tiễn của GV, kĩ năng nói của HS đã được khaithác Kĩ năng nói trong dạy học Tiếng Việt đã được nhận thức đúng và được hiện thựchóa trong từng bài học nhưng hiệu quả chưa cao, còn nhiều việc phải làm Kết quả khảosát thực trạng năng lực nói của học sinh trong nhà trường Tiểu học đã thể hiện rõ hạn chếnày Rèn kĩ năng nói sẽ phải tổ chức cho HS thực hành “nói”, giao tiếp văn học để rènnăng lực nói Điều này phải được thể hiện rõ ràng trong sự chỉ đạo từ khâu thiết kế nộidung bài học, để giáo viên hiểu rõ nhiệm vụ dạy – học trong từng bài học cụ thể Kết quảkhả quan tôi thu được từ sự húng thú và niềm yêu thích học tập phân môn Tiếng Việt củacác em chính là động lực giúp tôi tiếp tục nghiên cứu và đề ra các biện pháp nhằm nângcao năng lực nói của các em Sự giúp đỡ và đồng quan điểm của các cô giáo dạy phânmôn tiếng Việt cũng là sự khích lệ to lớn với tôi để có thể tổng hợp và gọi tên các biệnpháp phát triển năng lực nói cụ thể hơn, rõ ràng hơn

Những biện pháp tôi trình bày ở chương tiếp theo được dựa trên cơ sở khoa học vàthực tế sao cho phù hợp với yêu cầu giáo dục hiện nay

Trang 40

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

ĐỂ PHÁT HUY NĂNG LỰC NÓI CHO HỌC SINH

2.1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

2.1.1 Mục đích của hoạt động khởi động

Khởi động là hoạt động đầu tiên tuy chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ýnghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học Một tiết học sẽ tạođược sự yêu thích với học sinh nếu ngay từ những giây phút đầu tiên giáo viên biết khơigợi ở các em hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gâydựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học đó Hoạt động này nhằm giúp học sinhhuy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dungliên quan đến bài học mới Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú,tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học Hoạt động khởi động thường được tổ chứcthông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp họcsinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ

2.1.2 Nguyên tắc tiến hành hoạt động khởi động

2.1.2.1 Nguyên tắc huy động vốn sống, vốn kiến thức của học sinh

Giờ luyện nói giúp HS phát triển một trong những năng lực quan trọng trong giaotiếp: năng lực nói Để phát triển được năng lực này cần có những nền tảng nhất định,trong đó có vốn kiến thức vững vàng và hiểu biết sâu rộng Hoạt động nói được tiến hànhtrên cơ sở khai thác được vốn sống, kiến thức của chính học sinh, khuyến khích các emchia sẻ nó với bạn bè, người thân

Để đạt được các mục tiêu đó, tôi xây dựng các cách tổ chức hoạt động khác nhaungay từ hoạt động khởi động Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, người thầy

có vai trò là người hướng dẫn, tăng cường hoạt động nhóm, tổ chức cho học sinh tự chiếmlĩnh kiến thức bài học, huy động mọi năng lực để nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng caokhả năng tự học, rèn luyện kĩ năng học tập và thực hành

2.1.2.2 Nguyên tắc tạo hứng thú cho học sinh

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách quan trọng của con người Cùng với

tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao,

có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo Hứng thú không tự nhiên nảy sinh vàkhi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi Hứng thú được hìnhthành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổchức của giáo viên Giáo viên là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hìnhthành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh Vì thế tôi luôn hướng tới cách tạo hứng

Ngày đăng: 03/12/2024, 15:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w