Các yêu cầu của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3 .... Bắt nguồn từ vai trò quan trọng, ý nghĩa của việc phát triển kĩ năng trong dạy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
NGÀY SINH : 18/12/2002
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN
NGHỆ THUẬT CHO HỌC SINH LỚP 3 ( SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG )
Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học
Hải Phòng- Năm 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
NGÀY SINH : 18/12/2002
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VĂN
BẢN NGHỆ THUẬT CHO HỌC SINH LỚP 3
( SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)
Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học
Người hướng dẫn khoá luận: ThS Nguyễn Thị Dung
Hải Phòng -Năm 2024
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn bản nghệ thuật cho học
sinh lớp 3 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Họ và tên sinh viên: Đào Thị Thu Hà
Ngày sinh: 18/12/2002
Lớp: DHGDTH3.K21
Khóa: 2020 – 2024 - Trường Đại học Hải Phòng
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Dung – GV Khoa Giáo dục Tiểu học
và Mầm non
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1 Ý thức tổ chức kỉ luật trong quá trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, sinh viên Đào Thị Thu Hà luôn thực hiện tốt các yêu
cầu của người hướng dẫn, có thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, có tinh thần học hỏi và cầu tiến cao Với sự nỗ lực, say mê cùng thái độ làm việc nghiêm túc, em đã hoàn thành khóa luận đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng
2 Khả năng nghiên cứu và vận dụng phương pháp
Sinh viênĐào Thị Thu Hà là một sinh viên có khả năng tự nghiên cứu khoa học tốt, biết cách tìm tòi tài liệu ở nhiều nguồn khác nhau, tiếp thu nhanh các vấn đề khoa học để vận dụng vào quá trình nghiên cứu, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi
Bên cạnh đó, em có khả năng hiểu các hoạt động, biết phân tích, tổng hợp kiến thức một cách khoa học cũng như vận dụng linh hoạt kiến thức vào xây dựng dự án học tập trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học Bước đầu sinh viên đã khẳng định được tính khả thi của vấn đề nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung, xây dựng các dự án học tập nói riêng
3 Nhận xét khác
Trang 4Sinh viên Đào Thị Thu Hà là một sinh viên có kết quả học tập tốt Trong bốn năm học, năm nào em cũng cố gắng vươn lên trong học hập Với tư cách là người hướng dẫn, tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi, say mê nghiên cứu khoa học và sự linh hoạt, nhạy bén của sinh viên khi vận dụng kiến thức vào xây dựng dự án học tập trong dạy học Tiếng Việt Khóa luận đảm bảo tính mới về nội dung và có ý nghĩa thực tiễn, có thể
là một tài liệu tham khảo dành cho giáo viên Tiểu học và sinh viên chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Kính trình hội đồng xem xét và đánh giá!
Hải Phòng, ngày tháng năm 2024
GV hướng dẫn
ThS Nguyễn Thị Dung
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Dung Những số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác Những thông tin phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tôi thu thập từ các nguồn khác nhau và có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Hải Phòng, ngày tháng năm 2024
GV hướng dẫn Tác giả
Ths Nguyễn Thị Dung Đào Thị Thu Hà
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong trường Đại học Hải
Phòng, các thầy, cô trong Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non đã giúp đỡ chúng tôi
trong quá trình thực hiện đề tài khoá luận này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS Nguyễn Thị Dung-
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu đề tài khoá luận
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo của ba trường Tiểu
học trong huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho
chúng tôi trong suốt quá trình khảo sát và thực nghiệm tại trường
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trang 8MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Cấu trúc đề tài 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
1.1 Cơ sở lý luận 7
1.1.1 Một số khái niệm về hoạt động trải nghiệm 7
1.1.2 Văn bản và văn bản nghệ thuật 8
1.1.3 Nội dung của chương trình hoạt động trải nghiệm 9
1.1.4 Vai trò, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm 9
1.1.5 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học 10
1.2 Thực trạng dạy học văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3 11
1.2.1 Nội dung dạy học đọc văn bản nghệ thuật trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 11
1.2.2 Nội dung văn bản nghệ thuật trong chương trình Tiếng Việt lớp 3 sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” 12
1.2.3 Thực trạng dạy học văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3 14
Tiểu kết chương 1 22
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT CHO HỌC SINH LỚP 3 23
2.1 Các yêu cầu của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3 23
2.1.1 Đảm bảo yêu cầu cần đạt 23
2.1.2 Đảm bảo nội dung Chương trình Phổ thông 2018 23
2.1.3 Đảm bảo khai thác vốn sống và kích thích hứng thú học tập của học sinh 24
2.2 Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm 25
2.2.1 Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn 25
Trang 92.2.2 Xây dựng kế hoạch cá nhân 27
2.3 Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3 28
2.3.1 Tổ chức hoạt động trải nghiệm trước giờ học văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3 29
2.3.2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giờ học đọc văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3 33
2.3.3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sau giờ học đọc văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3 45
Tiểu kết chương 2 51
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 53
3.1 Mục đích thực nghiệm 53
3.2 Đối tượng thực nghiệm 53
3.3 Thời gian thực nghiệm 53
3.4 Nội dung thực nghiệm 53
3.5 Cách tiến hành thực nghiệm 53
3.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm 54
3.7 Phân tích kết quả thực nghiệm 54
3.7.1 Kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm 54
3.7.2 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm 55
Tiểu kết chương 3 61
KẾT LUẬN 62
1 Kết luận 62
2 Một số kiến nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thống kê VBNT trong SKG Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 12
Bảng 1.2 Số lượng GV ở các trường tham gia khảo sát thực trạng 15
Bảng 1.3 Nhận thức của GV về vai trò của tổ chức HĐTN cho HS lớp 3 trong dạy học VBNT 15
Bảng 1.4 Mức độ tổ chức các HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3 16
Bảng 1.5 Nhận thức của GV về các hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3 17
Bảng 1.6 Khó khăn khi xây dựng, tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3 18
Bảng 1.7 Mức độ hứng thú của HS khi tham gia các HĐTN 19
Bảng 1.8 Mức độ thường xuyên tham gia các HĐTN của HS trong dạy học đọc VBNT 20
Bảng 1.9 Mức độ mong muốn của HS được tham gia vào các HĐTN 21
Bảng 3.2 Bảng thống kê thông tin 2 nhóm thực nghiệm sư phạm 53
Bảng 3.7a Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của nhóm TN và nhóm ĐC 56
Bảng 3.7b Bảng thống kê kết quả kiểm tra sau TN của nhóm TN và nhóm ĐC 57
Bảng 3.7c Bảng thống kê kết quả kiểm tra trước và sau TN của nhóm ĐC 58
Bảng 3.7d Bảng thống kê kết quả kiểm tra trước và sau TN của lớp TN 59
Bảng 3.7e Bảng phân tích định tính kết quả TN tại lớp TN………59
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Nhận thức của GV về vai trò của tổ chức HĐTN cho HS lớp 3 trong dạy
học VBNT 16
Biểu đồ 1.2 Mức độ tổ chức các HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3 16
Biểu đồ 1.3 Nhận thức của GV về các hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3 18
Biểu đồ 1.4 Khó khăn khi xây dựng, tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3 19
Biểu đồ 1.5 Mức độ hứng thú của HS khi tham gia các HĐTN 19
Biểu đồ 1.6 Mức độ thường xuyên tham gia các HĐTN của HS trong môn Tiếng Việt 20
Biểu đồ 1.7 Mức độ mong muốn của HS được tham gia 21
Biểu đồ 3.7a Biểu đồ kết quả kiểm tra trước TN của nhóm TN và nhóm ĐC 55
Biểu đồ 3.7b Biểu đồ kết quả kiểm tra sau TN của nhóm TN và nhóm ĐC 56
Biểu đồ 3.7c Biểu đồ thống kê kết quả kiểm trước và sau thực nghiệm của nhóm ĐC………57
Biểu đồ 3.7d Biểu đồ thống kê kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp TN 58
Biểu đồ 3.7e Sơ đồ phân tích định tính kết quả thực nghiệm tại lớp TN 59
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.3 Quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3 28
Sơ đồ 2.3a Các cách tổ chức HĐTN trong giờ học VBNT 34
Sơ đồ 2.3b Các hoạt động trải nghiệm sau giờ học VBNT………46
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, đổi mới giáo dục là một xu hướng toàn cầu, đòi hỏi sự thay đổi để phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xã hội thông tin và kinh tế tri thức Mục tiêu là vượt qua hạn chế của dạy học truyền thống, giúp HS không chỉ học kiến thức và kĩ năng mà còn có khả năng áp dụng chúng trong thực tế Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tập trung vào HĐTN, nơi HS tham gia vào các hoạt động thực tiễn trong đời sống gia đình, nhà trường và xã hội Những hoạt động này do GV hướng dẫn và tổ chức, giúp HS phát triển tình cảm, đạo đức, kĩ năng và khả năng sáng tạo Trong quá trình trải nghiệm, HS thể hiện giá trị cá nhân, xây dựng mối quan hệ trong tập thể và với môi trường Phạm Minh Hạc đã nghiên cứu về việc tổ chức HĐTN trong học tập Ông cho rằng thông qua hoạt động cá nhân, con người hình thành và phát triển, biến kiến thức xã hội thành tri thức cá nhân
Nói về HĐTN là nói về quá trình HS được rèn về kĩ năng qua những hoạt động thực tiễn, tham gia khám phá hoặc tiếp cận với sự vật hiện tượng nào đó và tạo ra các trải nghiệm mới về thể chất hoặc tinh thần, tìm thấy vấn đề mới, một cách giải quyết mới không phải bó buộc, lệ thuộc vào thứ đã có HĐTN nhằm khuyến khích, tạo điều kiện giúp HS tìm hiểu, suy nghĩ và tham gia vào hoạt động thực tiễn, khích lệ, động viên
và tạo điều kiện giúp các em tham gia khám phá, tìm thấy các giá trị mới, khám phá vấn
đề mới trên nền tảng tri thức đã học tập trong trường và những điều đã từng trải nghiệm trong thực tiễn
Bắt nguồn từ vai trò quan trọng, ý nghĩa của việc phát triển kĩ năng trong dạy học Tiếng Việt, thông qua HĐTN, việc tổ chức các hoạt động giáo dục đang tập trung vào việc gia tăng trải nghiệm Mục tiêu chính là thúc đẩy khả năng sáng tạo cho HS, bằng cách tạo ra nhiều môi trường khác nhauđể HS có cơ hội trải nghiệm đa dạng Đồng thời, hoạt động này còn là nguồn cảm hứng để biến những ý tưởng sáng tạo của HS thành hiện thực, giúp HS bộc lộ được năng lực hiệu quả nhất
Ở tiểu học, dạy học Tiếng Việtcó vai trò rất quan trọng đối với việc định hướng phát triển năng lực HS góp phần giúp HS phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ
và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Đặc biệt, giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng, phát triển tư duy hình
Trang 13tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá Trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, các VBNT chiếm thời lượng lớn nhất so với văn bản khác Dạy học VBNT cho HS tiểu học nói chung và HS lớp 3 nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng VBNT giúp HS phát triển khả năng cảm thụ văn học, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, thẩm mĩ, đồng thời phát triển các năng lực ngôn ngữ khác như đọc, viết, nói, nghe
Thực tế, dạy học VBNT cho HS tiểu học còn nhiều tồn tại: GV chưa chú trọng đến việc tạo hứng thú cho HS đối với VBNT Nhiều GV chỉ chú trọng đến việc giảng giải kiến thức, mà chưa chú ý đến việc tổ chức các hoạt động học tập giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của văn bản GV chưa biết cách khai thác tối đa các giá trị giáo dục của VBNT Nhiều GV chỉ dừng lại ở việc giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản,
mà chưa chú ý đến việc giúp HS vận dụng những bài học từ văn bản vào cuộc sống HS chưa có nhiều cơ hội được trải nghiệm, sáng tạo trong học tập VBNT Nhiều GV vẫn tổ chức các giờ học theo phương pháp truyền thống, ít tạo cơ hội cho HS được tham gia các HĐTN, sáng tạo Là một GV tiểu học tương lai, nhận thấy tầm quan trọng cùng sự
mới mẻ của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Hoạt động trải nghiệm
trong dạy học văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3 (sách Kết nối tri thức với cuộc sống)" để có những kiến thức, những cách tổ chức giờ học Tiếng Việt trong nhà trường
phổ thông một cách mới mẻ, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao theo đúng tiêu chí của Chương trình giáo dục phổ thông mới
2 Lịch sử vấn đề
HĐTN đã được các nhà lí luận nghiên cứu từ khá sớm và cho tới nay, HĐTN được hầu hết các nước phát triển quan tâm, nhất là các nước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực, chú ý giáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, giáo dục phẩm chất và kĩ năng sống
Qua công việc “săn bắt và hái lượm”, hàng ngàn năm trước Khổng Tử đã chỉ ra phương châm của việc học “học đi với hành, không chỉ nói cho qua chuyện” Phương pháp học của ông cũng chỉ rõ rằng “Học mà không suy nghĩ thì vô ích, suy nghĩ mà không học thì hiểm nghèo” [9, tr.8]
Khổng Tử đã nói rằng: “Những gì chúng tôi nghe, chúng tôi sẽ quên; những gì chúng tôi thấy, chúng tôi sẽ nhớ; những gì chúng tôi làm chúng tôi sẽ hiểu” (dẫn theo [9, tr.5]) Cùng thời gian đó ở phương Tây, nhà triết học Aristole đã chỉ ra rằng: “Cho
Trang 14dù chúng ta học làm gì, chúng ta cũng học bằng cách bắt tay vào thực hiện Ví như chúng
ta trở thành thợ xây dựng, bởi vì chúng ta đã xây dựng các công trình, … ” [9, tr.8]
Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [1, tr.6]
Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Thông tư BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông mới Trong thông tư, HĐTN được thay đổi thành HĐTN (cấp tiểu học) và HĐTN, hướng nghiệp: “HĐTN (cấp tiểu học) và HĐTN, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12” [5, tr.2-3]
32/2018/TT-Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu về HĐTN cho HS với những nội dung và cách tiếp cận khác nhau: Tác giả Nguyễn Hữu Hợp trong cuốn Giáo dục Tiểu học đã viết rằng: “ nhà trường tiến hành dạy học các môn học và tổ chức hoạt động giáo dục, tổ chức cho các em thực hiện nội quy, những quy định của nhà trường, của lớp, Quá trình đó được gọi là quá trình giáo dục theo nghĩa rộng - giáo dục là sự tác động trước hết là nhà trường rồi đến HS (còn được gọi là quá trình sư phạm hay quá trình dạy học - giáo dục toàn vẹn) nhằm đạt được mục đích giáo dục đã đề ra [15, tr.36]
Trong bài viết thiết kế HĐTN ngoài giờ học môn Tiếng Việt, chủ điểm “Việt Nam
- Tổ Quốc em” cho HS lớp 4 của tác giả Nguyễn Thị Dung đăng trên Tạp chí Giáo dục,
Số 451 (Kì 1 - 4/2019), đã chỉ rõ “HĐTN ngoài giờ học là sự tiếp nối hoạt động trong giờ học, là con đường giúp HS gắn kiến thức lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa học với hành.”; tác giả đã nêu lên vai trò của HĐTN đối với việc dạy và học;
đề xuất quy trình, cách thiết kế các HĐTN ngoài giờ và thiết kế HĐTN ngoài giờ học môn Tiếng Việt 4, chủ điểm “Việt Nam - Tổ Quốc em” [10, tr.28-32, 52]
Đề tài "Thiết kế HĐTN trong môn Tiếng Việt ở tiểu học" của tác giả Trần Quỳnh Trang cũng tiếp cận vấn đề dạy học trải nghiệm cho HS tiểu học dưới một góc độ khác
Đề tài đã chỉ ra "cơ sở lí luận của việc dạy học trải nghiệm trong môn Tiếng Việt ở tiểu
Trang 15học Tìm hiểu thực trạng dạy học trải nghiệm trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, phân tích những mặt mạnh, những hạn chế trong việc dạy học trải nghiệm môn Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay Từ đó tác giả đề xuất các biện pháp thiết kế HĐTN trong môn Tiếng Việt
ở tiểu học" [32]
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh trong nghiên cứu "Tổ chức HĐTN trong dạy học Tiếng Việt cho HS lớp 5" đã "tổng hợp được hệ thống các công trình nghiên cứu về dạy học bằng HĐTN Từ đó có thêm được những cơ sở lí luận vững chắc, có căn cứ khoa học,
đề xuất các biện pháp tổ chức HĐTN trong môn Tiếng Việt lớp 5 nhằm hướng tới phát triển toàn diện các phẩm chất, năng lực; góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học Tiếng Việt" [12]
Trong khóa luận tốt nghiệp của Ngô Thị Thúy "Phát triển kĩ năng dùng từ đặt câu trong môn Tiếng Việt cho HS lớp 5 qua HĐTN" cũng đã đề cập tới vấn đề dạy học trải nghiệm trong môn Tiếng Việt ở lớp 5 Khóa luận đã "nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểu thực trạng dạy học trải nghiệm trong phân môn Luyện từ và câu cho HS lớp 5 Đề xuất biện pháp thiết kế HĐTN môn Tiếng Việt nhằm phát triển kĩ năng dùng từ đặt câu cho HS lớp 5" [30]
Trong bài viết HĐTN sáng tạo – lí thuyết và vận dụng trong dạy học tiểu học của
tác giả Dương Giáng Thiên Hương đăng trên tạp chí Journal of Science of HNUE, Educational Sci., 2017, Vol 62, No 1A, pp 98-108 tác giả đã nêu lên những khái niệm
cơ bản về hoạt động học tập, trải nghiệm, sáng tạo, HĐTN sáng tạo từ đó nêu lên các nguyên tắc tổ chức các HĐTNST ở tiểu học; xây dựng quy trình tổ chức HĐTN sáng tạo trong dạy học tiểu học bao gồm 4 bước cơ bản: Bước 1 Giới thiệu HĐTN, mục đích hoạt động; Bước 2: Phổ biến nhiệm vụ trải nghiệm cho HS; Bước 3: Tổ chức HĐTN sáng tạo; Bước 4: Đánh giá hoạt động [20, tr.98-108]
Nhìn chung, việc tổ chức HĐTN trong dạy học đã được nhiều tác giả đi trước nghiên cứu với cách tiếp cận khác nhau cũng như đi vào các vấn đề của HĐTN, dạy học trải nghiệm dạy học Tiếng Việt ở tiểu học,… Các nghiên cứu này đã góp một phần không nhỏ tới quá trình dạy và học Song vấn đề tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3 ở trường tiểu học thì chưa có công trình nào nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và thực tiễn về vấn đề tổ chức HĐTN cho HS tiểu học,
đề tài đề xuất các HĐTN cụ thể trong dạy học VBTN cho HS lớp 3 và xây dựng kế
Trang 16hoạch, quy trình tổ chức các hoạt động đó nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa môn Tiếng Việt ở tiểu học, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất cho HS
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những lí luận về HĐTN nói chung và HĐTN trong dạy học đọc VBNT
- Tìm hiểu thực tiễn HĐTN trong dạy học VBNT môn Tiếng Việt lớp 3 tại trường tiểu học hiện nay
- Từ đó đề xuất biện pháp thiết kế và tổ chức các HĐTN trong dạy học VBNT dạy học đọc VBNT cho HS lớp 3
- Tiến hành thực nghiệm nhằm đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: các HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu và phát triển các HĐTN trong việc dạy học VBNT cho HS lớp 3 Để có cái nhìn toàn diện về thực trạng, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát tại ba trường tiểu học tại huyện An Dương trên địa bàn thành phố Hải Phòng, bao gồm Trường TH An Đồng, Trường TH An Dương và Trường TH Đồng Thái Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã chọn trường tiểu học An Đồng và trường tiểu học An Dương để thực hiện các hoạt động thực nghiệm và kiểm tra hiệu quả của các phương pháp dạy học mới
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu về VBNT, tài liệu liên quan đến HĐTN, tổ chức HĐTN cho HS như: giáo trình, luận văn, luận án, tạp chí, bài viết và các Website …
Phân tích và tổng hợp các quan niệm khoa học của các nhà nghiên cứu và hệ thống hoá trong khóa luận
Phương pháp nghiên cứu lí luận được thực hiện chủ yếu ở chương 1 (cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài), để hình thành các luận điểm và làm sáng tỏ hướng triển khai của đề tài
Trang 176.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh
tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó Phương pháp quan sát được thực hiện trong cả quá trình nghiên cứu, đặc biệt ở chương 3 của đề tài
Phương pháp điều tra nhằm khảo sát số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập các số liệu, hiện tượng để từ đó phát hiện các vấn đề giải quyết, xác định tính phổ biến, nguyên nhân chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo
Thực hiện dự giờ, điều tra, phỏng vấn, trao đổi với các GV giỏi, có kinh nghiệm dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học, lấy ý kiến đóng góp qua phiếu điều tra Phương pháp điều tra được thực hiện ở chương 1 và chương 3 của đề tài
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia là phương pháp thu thập thông tin khoa học, nhận định, đánh giá một sản phẩm khoa học bằng cách sử dụng trí tuệ của một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về một lĩnh vực nhất định Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia sẽ giúp cho người nghiên cứu có được những đánh giá cụ thể về công trình nghiên cứu của mình Thực hiện phương pháp lấy ý kiến chuyên gia bằng cách xin ý kiến giảng viên hướng dẫn, các giảng viên giảng dạy môn Tiếng Việt ở Trường Đại học Hải Phòng
và một số GV dạy giỏi môn Tiếng Việt ở huyện An Dương Phương pháp này được thực hiện trong quá trình nghiên cứu và ở giai đoạn cuối cùng khi đã hoàn thiện
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng
và chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do người nghiên cứu tác động đến Những phương pháp dạy học tích hợp đã đề xuất vào môn Tiếng Việt lớp 3 nhằm kiểm nghiệm tính khả thi để hoàn thiện đề tài
Trang 18CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm về hoạt động trải nghiệm
Trong cuộc sống, thuật ngữ hoạt động được sử dụng một cách khá phổ biến Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động tùy theo góc độ xem xét: Dưới góc độ triết học, "hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể Trong quan hệ đó, chủ thể là con người, khách thể là hiện thực khách quan Ở góc độ này, hoạt động được xem
là quá trình mà trong đó có sự chuyển hoá lẫn nhau giữa hai cực “chủ thể - khách thể” [28, tr.43] Dưới góc độ sinh học, "hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và bắp thịt của con người khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người" [28, tr.43] Dưới góc độ tâm lí học: "Hoạt động là được hiểu là phương thức tồn tại của con người trong thế giới, biểu thị mối quan hệ qua lại tích cực giữa con người và hoàn cảnh, qua đó làm biến đổi hoàn cảnh và biến đổi chính bản thân mình [28, tr.44] Theo Hoàng Phê, "hoạt động: tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội" [26, tr.452] Tóm lại, hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủ thể) [28, tr.44] HĐTN: Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên nhắc đến thuật ngữ trải nghiệm, chính vì mức độ phổ biến của thuật ngữ này nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau về trải nghiệm
Tác giả Lê Phương Nga đưa ra khái niệm này như sau: “HĐTN là những hoạt động được thực hiện ngoài giờ học, tuỳ thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi HS trong khuôn khổ khả năng và điều kiện tổ chức có được của nhà trường” [24, tr.112]
Trong chương trình Giáo dục phổ thông - 2018: HĐTN Ban hành kèm theo thông
tư 32/2018/TT-BGD ĐT thì: “HĐTN là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống,
Trang 19môi trường và nghề nghiệp tương lai” [5, tr.3]
Tham gia các HĐTN HS có cơ hội gần gũi, chia sẻ với nhau những kiến thức mà mình đã học tập Trải nghiệm cũng là một loại hình hoạt động giáo dục đào tạo nằm trong phạm vi quy phạm giáo dục của nhà trường Đó là những hoạt động ngoài giờ lên lớp, có hay không có sự chỉ đạo hướng dẫn của GV, đối tượng tham gia chính là HS, có nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường dạy và học mang tính giáo dục cao
1.1.2 Văn bản và văn bản nghệ thuật
Văn bản, theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, "văn bản là chuỗi kí hiệu ngôn
ngữ hay nói chung những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó, làm thành một chỉnh thể
mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn" [26, tr.1100] Theo Nguyễn Thiện Giáp "văn bản
là một đơn vị ngôn ngữ hoàn chỉnh, có cấu trúc, có nội dung và thể loại, được tạo ra
nhằm mục đích giao tiếp" [11] Như vậy, khái niệm văn bản được hiểu theo nhiều cách
khác nhau, văn bản "là một đơn vị ngôn ngữ hoàn chỉnh, có cấu trúc, có nội dung và thể
loại, được tạo ra nhằm mục đích giao tiếp"
VBNT, theo Lương Văn Kiệt "VBNT được hiểu như là một cấu tạo giao tiếp hoàn
chỉnh, khác biệt bởi thể thống nhất cấu trúc – ngữ nghĩa, kết cấu – tu từ học và chức năng Mỗi một VBNT là một hệ thống phức tạp gao gồm hàng loạt các yếu tố thuộc những bình diện khác nhau như: đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật, hình tượng, cốt truyện" [22] "VBNT là dạng văn bản mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc trong sách giáo khoa ngữ văn Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm các dạng như thơ, văn xuôi, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, văn tự sự, tùy bút, phê bình văn học,
ký…" Đặc trưng của loại VBNT:
"Tính hình tượng: Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp…
Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc,
ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc
Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm"[22]
Đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật: có giá trị nội dung và nghệ thuật cao Các tác phẩm dạng này thường được sử dụng để giảng dạy, phân tích và là tài sản phi vật thể vô
Trang 20giá của quốc gia Cách kết cấu và trình bày của VBNT: phụ thuộc vào từng thể loại hay tác giả Nhưng kết cấu phải rõ ràng, mạch lạc và theo quy định chung của thể loại đó
1.1.3 Nội dung của chương trình hoạt động trải nghiệm
Theo chương trình tổng thể GD HĐTN năm 2018 của Bộ GD&ĐT, nội dung chương trình HĐTN gồm hai giai đoạn: “Giai đoạn GD cơ bản: Bằng HĐTN của bản thân trong các hoạt động khác nhau, mỗi HS vừa tham gia vừa thiết kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động để sống và làm việc hiệu quả Ở giai đoạn này, mỗi HS bước đầu xác định được sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản của người lao động và người công dân có trách nhiệm
Giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp: Chương trình HĐTN tiếp tục phát triển những phẩm chất và năng lực đã hình thành từ giai đoạn GD cơ bản thông qua hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng và hoạt động GD hướng nghiệp nhưng tập trung cao hơn vào việc phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp” [5]
1.1.4 Vai trò, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm
HĐTN ở các trường TH giúp phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của
cá nhân Vai trò, nhiệm cụ chính của HĐTN chính là “củng cố, vận dụng tri thức đã học
ở các môn học, phát triển thành những tình cảm, kĩ năng đã có” [6, tr.8] Trong các HĐTN các em được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần giúp các em chủ động, sáng tạo, phát huy được năng lực của mỗi HS Khi tham gia vào các tình huống thực tế, HSSV có cơ hội để thực hành, kiểm chứng những gì đã được dạy Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ các khái niệm và hiểu cách ứng dụng vào thực tiễn
HĐTN còn tạo ra một môi trường học tập khác hoàn toàn với môi trường học mà các em đang được học Nó không còn đơn thuần là GV giảng giải, thuyết trình mà hoạt động chủ đạo tập trung vào người học HĐTN “Giúp người học trưởng thành từ những sai lầm” HĐTN giúp tạo hứng thú học tập cho HS HS sẽ tiếp nhận vai trò là trung tâm, điều chỉnh quá trình tiếp thu kiến thức phù hợp với năng lực nhờ học cùng trải nghiệm Việc chủ động tham gia vào quá trình học, phối hợp với bạn bè, trải nghiệm kiến thức trong nhiều môi trường khác nhau sẽ tạo hứng thú cho người học Mặt khác, vì được xử
lí vấn đề theo cách mình nghĩ nên HS sẽ có động lực cao hơn so với việc bị ép giải quyết
Trang 21Các em HSTH thường có những xúc cảm nhất thời, khó kìm nén, nhanh hứng thú nhưng cũng nhanh chán Do vậy trong trình dạy học, người GV cần linh hoạt hình thức
tổ chức dạy học để tăng hứng thú học tập cho HS Ngoài ra việc tích hợp nội dung dạy học cũng giúp các em thích thú hơn trong tiết học, tránh lặp đi lặp lại nội dung gây nhàm chán và tăng khả năng tích lũy tri thức cho HS Tư duy của trẻ là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể Trong quá trình học tập cần sử dụng các phương pháp nhằm tạo cho trẻ có sự phát triển về tư duy, từng bước chuyển từ cấp độ nhận thức các sự vật và hiện tượng chỉ vẻ bề ngoài, các biểu hiện dễ nhận biết bằng cảm tính đến nhận thức được những dấu hiệu, bản chất của chúng Điều này có tác dụng hình thành ở HS khả năng thực hiện thao tác khái quát hóa đầu tiên, thao tác so sánh đầu tiên, tiến đến khả năng suy luận sơ đẳng
Đặc điểm về thể chất
Sự phát triển thể chất ở HSTH diễn ra những biến đổi cơ bản về hệ cơ xương, về
hệ thần kinh làm cơ sở cho những biến đổi tâm lí, nhân cách ở lứa tuổi này Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kĩ năng sống trong môi trường học đường và ngoài xã hội đồng thời HSTH lĩnh hội các chuẩn mực và quy tắc đạo đức của hành vi Những biến đổi cơ bản quan trọng trong sự phát triển tâm lí của HSTH cơ sở cho các em những bước ngoặt quan trọng trong quá trình tích lũy tri thức trong nhà trường và ngoài xã hội
Đặc điểm về ngôn ngữ
Đối với HS“lứa tuổi tiểu học vốn ngôn ngữ còn chưa phong phú, đa dạng do vậy việc diễn đạt còn gặp nhiều khó khăn Các em chủ yếu tư duy, quan sát và đánh giá sự vật thông qua hình dạng bên ngoài nên việc tái hiện sự vật còn hạn chế Trong quá trình
Trang 22dạy học trong trường tiểu học cần rèn luyện cho trẻ khả năng tư duy ngôn ngữ, cách chọn lọc và sử dụng ngôn từ Đó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học
1.2 Thực trạng dạy học văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3
1.2.1 Nội dung dạy học đọc văn bản nghệ thuật trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
– Kĩ thuật đọc: gồm các yêu cầu về tư thế đọc, kĩ năng đọc thành tiếng, kĩ năng đọc thầm, đọc lướt, kĩ năng ghi chép trong khi đọc, [4]
– Đọc hiểu: đối tượng đọc gồm văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin Đọc hiểu mỗi kiểu văn bản và thể loại nói chung có các yêu cầu cần đạt sau: + Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiện qua chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp, ;
+ Đọc hiểu hình thức thể hiện qua đặc điểm các kiểu văn bản và thể loại, các thành
tố của mỗi kiểu văn bản và thể loại (câu chuyện, cốt truyện, truyện kể, nhân vật, không gian, thời gian, người kể chuyện, điểm nhìn, vần thơ, nhịp thơ, lí lẽ, bằng chứng, ), ngôn ngữ biểu đạt,…;
+ Liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá,
xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc; đọc hiểu văn bản đa phương thức,…;
+ Đọc mở rộng, học thuộc lòng một số đoạn, văn bản văn học chọn lọc
Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn học này cũng nhằm vào việc thực hiện dạy học trên cơ sở phát triển năng lực ngôn ngữ tự nhiên có từ trước khi đi học trên cơ
sở những khái niệm khoa học (ngôn ngữ học)
Đồng thời thực hiện việc học VBNT thông qua HĐTN nhằm tránh tình trạng dạy học nhồi nhét, dạy học mang tính lý thuyết mà không quan tâm tới khả năng sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt của HS
DạyhọctrảinghiệmtrongmônTiếngViệtcũngbaogồm2nhântốcủabảncủaHĐTNđóchínhlàngườidạyvàngườihọc.Trongđó, ngườidạysẽđóngvaitrònhưngườiđịnhhướng,chỉdẫn,tổchứccáchoạtđộnghọc,hoạtđộngtìmhiểu trithứccủa
HSchứkhôngphảichỉlàngườithuyếtgiảng chongườihọcnghevàthựchiệntheonhưPPDHtruyềnthống.Ngườihọcsẽkhôngcònđóngvaitròlàngườithụđộngnghegiảng,thụđộnglĩnh hộikiến thứcnữamàtrởthànhchủthểcủamọihoạtđộng.Tham
Trang 23gia vào tất cả quá trình, tất cả hoạt động học và các hoạt động khác phục vụ cho việc lĩnh hội tri thức và được rèn luyện khả năng, kĩ năng ứng dụng những tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày của mình
Ở đây có thể thấy rằng, để có thể hướng dẫn người học thực hiện các HĐTN thì trước hết người dạy cần có khả năng, kĩ năng thiết kế, xây dựng và tổ chức các HĐTN
để người học có môitrường tham giavàvận dụng.Nội dungcácHĐTN cầnđược chú
ýthiếtkế một cáchphù hợpnhưng đồngthời cũngcần đảm bảo tạođược sự hứngthútham gia của người học Có như vậy người học mới phát huy được tốtnhất năng lựccũngnhưtính sáng tạocủamình trong cáchoạtđộng được tổchức.“Nội dungHĐTNkhôngphảilàmột sảnphẩmnóichungmàbaogồmmột phạmvi kháiquát, mộtđề tài,mộtchủ đềhay mộtbàihọc cụ thể.Việclựachọnnộidung choHĐTN có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các HĐTN, thu hút sự chú ý của HS tham gia các HĐTN
1.2.2 Nội dung văn bản nghệ thuật trong chương trình Tiếng Việt lớp 3 sách
“Kết nối tri thức với cuộc sống”
Chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 được thiết kế với những nội dung về ngữ liệu văn bản với hai loại văn bản đó là văn bản văn học và văn bản thông tin Trong đó, văn bản văn học chiếm số lượng nhiều hơn với tỉ lệ gần 60% Trong đó, văn bản văn học gồm các bài về: Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả, bài thơ, đồng dao, ca dao, vè Độ dài của văn bản: truyện khoảng 200 – 250 chữ, bài miêu tả khoảng
180 – 200 chữ, thơ khoảng 80 – 100 chữ
Trên cơ sở nghiên cứu, chúng chúng tôi thống kê các VBNT trong Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống:
Bảng 1.1 Thống kê VBNT trong SKG Tiếng Việt 3 sách KNTTVCS
Tuần Bài đọc số Tên bài
HỌC KỲ I
6 11 Lời giải toán đặc biệt
Trang 246 12 Bài tập làm văn
22 39 Mặt trời xanh của chúng tôi
23 41 Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
23 42 Quả hồng của thỏ con
26 47 Ngày như thế nào là đẹp?
Trang 25Số lượng VBNT trong chương trình Tiếng Việt lớp 3 sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” là khá lớn Cả năm có 36 VBNT bao gồm truyện, thơ, ca dao, tục ngữ Điều này giúp học sinh tiếp cận với nhiều loại hình văn học và phát triển kĩ năng đọc hiểu và đánh giá Ngoài ra, các văn bản mang nội dung gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh, giúp HS dễ dàng tiếp cận và hiểu được ý nghĩa của các tác phẩm nghệ thuật Đồng thời, các văn bản thường chứa đựng những giá trị giáo dục và nhân văn như lòng yêu thương gia đình, tình bạn, trách nhiệm và lòng tự trọng, giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách Về việc sử dụng từ ngữ, SGK thường sử dụng ngôn ngữ phong phú và sáng tạo trong các văn bản, giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng, phát triển khả năng sáng tạo Bên cạnh đó các văn bản thường kết nối với hình ảnh minh họa, giúp học sinh dễ dàng hình dung và hiểu rõ hơn nội dung của các VBNT
1.2.3 Thực trạng dạy học văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3
1.2.3.1 Mục đích khảo sát
Khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng việc của tổ chức HĐTN cho HS lớp 3 trong dạy học VBNT, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của GV trong thiết kế, tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT Từ đó có cơ sở đề xuất các biện pháp thiết kế và tổ chức các HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Việt lớp 3 nói chung và dạy và học VBNT nói riêng
1.2.3.2 Nội dung khảo sát
Chúng tôi thực hiện khảo sát tìm hiểu các nội dung sau:
Về phía GV: Nhận thức của GV về về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức HĐTN
cho HS lớp 3 trong dạy học môn Tiếng Việt; Tình hình tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3 ở một số trường trên địa bàn huyện An Dương; Những thuận lợi và khó khăn của GV trong thiết kế, tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3
Về phía HS: Thái độ, tinh thần học tập của HS đối với VBNT; Mức độ được tham
gia các HĐTN trong quá trình học VBNT môn Tiếng Việt; Mức độ hứng thú của HS với việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong việc dạy học VBNT môn Tiếng Việt lớp 3
1.2.3.3 Đối tượng, địa bàn và phương pháp khảo sát
* Đối tương, địa bàn khảo sát: GV và HS lớp 3 tại một số trường tiểu học trên địa bàn xã An Đồng, huyện An Dương Chúng chúng tôi lựa chọn 3 trường để khảo sát với
số lượng GV và HS tham gia khảo sát như bảng dưới đây:
Trang 26Bảng 1.2 Số lượng GV ở các trường tham gia khảo sát thực trạng STT Tên trường Số lượng GV Số lượng HS
1.2.3.4 Phương pháp khảo sát
- Điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến: Nhằm thu thập thông tin chất lượng dạy
và học VBTN cho HS lớp 3 thông qua HĐTN ở một số trường trên địa bàn huyện An Dương, TP Hải Phòng (mẫu phiếu trưng cầu ý kiến ở phần phụ lục)
- Phỏng vấn: Tiến hành đối với GV dạy Tiếng Việt và HS lớp 3 nhằm có những kết quả chính xác, khách quan của kết quả điều tra
- Quan sát: Tiến hành qua các hoạt động lên lớp hoặc hoạt động ngoài giờ (có liên quan đến giờ học VBNT môn Tiếng Việt) nhằm thu thập thông tin hỗ trợ, bổ sung cho phương pháp điều tra đạt kết quả cao
- Thống kê toán học: Sử dụng để xử lí các kết quả nghiên cứu bởi các phương pháp trên
1.2.3.5 Kết quả khảo sát
a Kết quả khảo sát GV
* Nhận thức của GV về vai trò của tổ chức HĐTN cho HS lớp 3 trong dạy học Tiếng Việt (Câu hỏi 1 phụ lục 01) Qua khảo sát GV của 3 trường tiểu học trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1.3 Nhận thức của GV về vai trò của tổ chức HĐTN cho HS lớp 3
Trang 27Biểu đồ 1.1 Nhận thức của GV về vai trò của tổ chức HĐTN cho HS lớp 3 trong dạy
học VBNT
Kết quả của bảng trên cho thấy những GV được hỏi đều đánh giá tích cực về vai trò của tổ chức HĐTN cho HS lớp 3 trong dạy học VBNT Trong đó 78.9% GV được hỏi cho rằng HĐTN là quan trọng và rất quan trọng (có 52.6% GV đánh giá là rất quan trọng, có 26.3% GV đánh giá là quan trọng) Không có GV nào cho rằng HĐTN là không quan trọng Điều đó chứng tỏ rằng GV đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
tổ chức HĐTN cho HS lớp 3 trong dạy học VBNT
* Mức độ tổ chức các HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3
Dựa vào phiếu điều tra [câu hỏi 2 phụ lục 01], chúng tôi thu được kết quả:
Bảng 1.4 Mức độ tổ chức các HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3
Số lượng Tỉ lệ (%)
Biểu đồ 1.2 Mức độ tổ chức các HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3
Trang 28Từ kết quả trên, ta có thể thấy việc tổ chức các HĐTN trong dạy học VBNT cho
HS lớp 3 còn nhiều hạn chế Mặc dù hầu hết GV đều nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức các HĐTN trong dạy học VBNT Nhưng kết quả trên cho thấy đa phần GV chỉ thỉnh thoảng mới tổ chức các HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3
Cụ thể: chỉ có 47.4% GV thỉnh thoảng tổ chức các HĐTN, có tới 26.3% GV hiếm khi
tổ chức và 5.3% GV là chưa bao giờ tổ chức Qua nói chuyện trực tiếp với GV cũng chia
sẻ thêm rằng HĐTN là một nội dung tương đối mới, ít khi triển khai và thiết kế nên cả
GV và HS còn khá lạ lẫm Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức các HĐTN cũng gặp không ít những khó khăn như thiếu cơ sở vật chất, mất nhiều thời gian và chi phí, khó quản lí HS, Do đó, mức độ tổ chức các HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3 là không nhiều
* Nhận thức của GV về các hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT cho
HS lớp 3 Dựa vào phiếu điều tra [câu hỏi 3 phụ lục 01], chúng tôi thu được kết quả:
Bảng 1.5 Nhận thức của GV về các hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học
VBNT cho HS lớp 3
STT Nội dung
Khả năng thực hiện Thực hiện được Phân vân Khó thực hiện
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
1 Tham quan, dã ngoại 9/19 47.4 9/19 47.4 1/19 5.2
7 Tổ chức cuộc thi/hội thi 10/19 52.6 7/19 36.8 2/19 10.5
8 Hội thi theo chủ đề 8/19 42.1 5/19 26.3 6/19 31.6
Trang 29Biểu đồ 1.3 Nhận thức của GV về các hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học
VBNT cho HS lớp 3
Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng: Phần lớn GV đều cho rằng các hình thức đều
có khả năng thực hiện được Một số hình thức được GV đánh giá cao về khả năng thực hiện: Thảo luận nhóm (100% GV đánh giá thực hiện được); Tổ chức trò chơi (100% GV đánh giá thực hiện được) Một số hình thức khả năng thực hiện được đánh giá ở mức thấp hơn như: Tổ chức sự kiện (10.5%), Sân khấu hóa (26.3%), Hội thi theo chủ đề (42.1%)
Khó khăn của GV khi thiết kế, tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3
Dựa vào phiếu điều tra [câu hỏi 4 phụ lục 01], chúng tôi thu được kết quả:
Bảng 1.6 Khó khăn khi xây dựng, tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT cho
HS lớp 3
Số lượng Tỉ lệ (%)
3 Mất nhiều chi phí và thời gian chuẩn bị 15/19 78.9
Tổ chức cuộc thi/ hội thi
Hội thi theo chủ đề
Khó thực hiện Phân vân Thực hiện được
Trang 30Biểu đồ 1.4 Khó khăn khi xây dựng, tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3
Qua bảng trên ta có thể thấy 84.2% GV cho rằng khó khăn chung là thiếu cơ sở vật chất và có tới 78.9% GV cho rằng khi tổ chức HĐTN mất nhiều chi phí, thời gian chuẩn bị Bên cạnh đó trình độ GV còn hạn chế sử dụng phương pháp chưa hợp lý và gặp khó khăn trong quản lý HS
b Kết quả khảo sát HS
* Mức độ hứng thú của HS, dựa vào phiếu điều tra [câu hỏi 1 phụ lục 02], chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1.7 Mức độ hứng thú của HS khi tham gia các HĐTN
Biểu đồ 1.5 Mức độ hứng thú của HS khi tham gia các HĐTN
Qua khảo sát ta thấy, hầu hết HS đều cảm thấy thích và rất thích khi GV tổ chức các HĐTN trong và ngoài giờ học, số HS trả lời là thích và rất thích chiếm tới 85.7% tổng số HS được khảo sát Không có HS nào trả lời là không thích cá HĐTN do GV tổ
84.20% 26.30%
78.90% 26.30%
15.80%
10.50%
Thiếu cơ sở vật chất Khó khăn trong quản lí HS Mất nhiều chi phí và thời gian chuẩn bị
Trình độ GV còn hạn chế Nhà trường, GV, cán bộ quản lí ít quan tâm
Trang 31chức Điều này chứng tỏ rằng, hầu hết HS đều rất có hứng thú với việc được tham gia vào các HĐTN khi học Tiếng Việt Đây là một điều kiện thuận lợi để GV có thể tổ chức các HĐTN trong giờ Tiếng Việt nhằm thu hút được các em tham gia nâng cao hiệu quả dạy và học Tiếng Việt 3
* Mức độ thường xuyên tham gia HĐTN của HS:
Dựa vào phiếu điều tra [câu hỏi 2 phụ lục 02], chúng tôi thu được kết quả:
Bảng 1.8 Mức độ thường xuyên tham gia các HĐTN của HS trong dạy học
Biểu đồ 1.6 Mức độ thường xuyên tham gia các HĐTN của HS trong môn Tiếng Việt
Qua bảng trên thấy, có tới 40.5% số HS được khảo sát là thường xuyên tham gia các HĐTN khi được tổ chức Tuy nhiên, có tới 42.3% số HS thỉnh thoảng mới tham gia HĐTN, điều này có một phần là do việc tổ chức các HĐTN chưa thực sự phù hợp, chưa tạo được hứng thú của HS và vì vậy chưa thu hút được đông đảo số HS tham gia vào các HĐTN trong môn tiếng Việt Có tới 11.6% số HS chỉ hiếm khi tham gia HĐTN và
có tới 5.7% số HS chưa bao giờ tham gia các HĐTN trong môn Tiếng Việt, điều này cho thấy việc tổ chức HĐTN vẫn còn mang tính chất hình thức, làm cho có và làm chỉ để kiểm tra mà chưa thực sự chú trọng tới tính thường xuyên và tính hiệu quả của hoạt động này trong dạy và học VBNT trong môn Tiếng Việt 3
* Mức độ mong muốn của HS được tham gia vào các HĐTN dựa vào phiếu điều tra [câu hỏi 3 phụ lục 02], chúng tôi thu được kết quả như sau:
Trang 32Bảng 1.9 Mức độ mong muốn của HS được tham gia vào các HĐTN
Biểu đồ 1.7 Mức độ mong muốn của HS được tham gia
Qua bảng trên ta thấy, có tới 87.3% số HS mong muốn được tham gia các HĐTN trong môn Tiếng Việt cũng như trong học tập (49.2% HS rất muốn và 38.1% HS muốn được tham gia) Chỉ có 12.7% số HS cảm thấy bình thường và không có HS nào cảm thấy không muốn tham gia các HĐTN trong môn tiếng Việt nói riêng và trong các môn học khác nói chung Điều này cũng một phần bởi cách tổ chức HĐTN của GV và từ phía chủ quan của HS HS đã quen với cách học truyền thống, nên các em đã biết cách lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của GV HS chưa diễn đạt được từ và câu như ý muốn, kết quả giao tiếp của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng sử dụng từ và câu Các giờ Tiếng Việt thì hầu như HS chỉ biết đọc đúng, nói đúng một số câu theo mẫu, số lượng HS biết diễn đạt tốt còn hạn chế Có nhiều HS chưa thật sự chú trọng, sự tập trung của các em chưa bền vững, khả năng tập trung chưa cao, hay nóng vội, khả năng ngôn ngữ còn thấp khi học môn Tiếng Việt Chính vì vậy, kết quả học tập còn chưa cao, các em chưa thực sự muốn tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm khi được tổ chức Hoặc có tham gia nhưng chỉ tham gia cho có mặt chứ chưa thực sự thể hiện ý kiến và năng lực của bản thân
Trang 33tư duy sáng tạo và hiểu biết sâu rộng về văn hóa, nghệ thuật, và xã hội Để HS có thể học tốt VBNT, GV cần có sự đổi mới về phương pháp dạy học Trong đó, tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT là một loại hình hoạt động giáo dục đào tạo nằm trong phạm vi quy phạm giáo dục của nhà trường, là một phương pháp tích cực giúp nâng cao hiệu quả dạy học VBNT Bởi khi được tham gia các HĐTN HS có cơ hội gần gũi, chia sẻ với nhau những kiến thức mà mình đã học tập
Chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 được thiết kế với những nội dung về ngữ liệu văn bản với hai loại văn bản đó là văn bản văn học và văn bản thông tin Trong đó, văn bản văn học chiếm số lượng nhiều hơn với tỉ lệ gần 60% Tuy nhiên qua khảo sát thực trạng chúng chúng tôi nhận thấy mặc dù GV đánh giá tích cực về vai trò của tổ chức HĐTN nhưng việc tổ chức các HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3 còn nhiều hạn chế Đa phần GV chỉ thỉnh thoảng mới tổ chức các HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3 đồng thời quá trình thiết kế và tổ chức HĐTN để dạy học VBNT GV còn gặp nhiều khó khăn Khó khăn lớn nhất phải kể đến đó là thiếu cơ sở vật chất và GV cho rằng khi
tổ chức HĐTN mất nhiều chi phí, thời gian chuẩn bị Bên cạnh đó trình độ GV còn hạn chế sử dụng phương pháp chưa hợp lý và gặp khó khăn trong quản lý HS cùng với một
số khó khăn khác
Ngoài ra, thông qua khảo sát chúng tôi nhận thấy dù HS rất mong muốn được thường xuyên tham gia các HĐTN trong môn Tiếng Việt cũng như trong học tập nhưng
HS còn gặp nhiều khó khăn trong việc học VBNT HS chưa diễn đạt được từ và câu như
ý muốn, kết quả giao tiếp của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng sử dụng từ và câu Các giờ Tiếng Việt thì hầu như HS chỉ biết đọc đúng, nói đúng
một số câu theo mẫu, số lượng HS biết diễn đạt tốt còn hạn chế Đây cũng là cơ sở để
chúng tôi nghiên cứu việc tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3 huyện An Dương, TP Hải Phòng
Trang 34CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG
DẠY HỌC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT CHO HỌC SINH LỚP 3
2.1 Các yêu cầu của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3
2.1.1 Đảm bảo yêu cầu cần đạt
Việc tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT cần được thiết kế và tổ chức sao cho: Giúp HS đạt được các yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng và thái độ của VBNT theo chương trình giáo dục phổ thông Tăng cường sự gắn kết giữa kiến thức, kĩ năng và thái
độ trong dạy học VBNT Để đảm bảo yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT, các HĐTN cần được thiết kế và tổ chức theo các định hướng sau: Cần bám sát nội dung, yêu cầu cần đạt của VBNT trong chương trình GDPT Cần lựa chọn các HĐTN phù hợp với trình độ nhận thức của HS Cần đảm bảo tính thực tế, tính ứng dụng của các HĐTN
Việc xác định yêu cầu cần đạt của việc tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT có vai trò quan trọng và định hướng cho việc tổ chức Do đó, khi tổ chức các HĐTN cần đảm bảo những yêu cầu cần đạt trong dạy học Tiếng Việt lớp 3theo chương trình GDPT
2018 Chương trình GDPT 2018 quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung, năng lực đặc thù môn Tiếng Việt đối với HSTH Đối với HS lớp 3, chương trình GDPT 2018 yêu cầu HS đạt được các yêu cầu về năng lực đặc thù môn Tiếng Việt như sau: nghe, nói, đọc, viết
Trong chương trình GDPT mới được Bộ GD&ĐT ban hành năm 2018 đã nêu rõ mục tiêu của HĐTN ở trường TH: “HĐTN hình thành cho HS thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người HS ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành
vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề” [5, tr.5]
2.1.2 Đảm bảo nội dung Chương trình Phổ thông 2018
HĐTN trong dạy học VBNT làmột hoạt động học tập có tính tích cực, chủ động cao, trong đó HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn để khám phá, trải nghiệm và phát triển năng lực Để HĐTN trong dạy học VBNTđạt được hiệu quả, cần đảm bảo các hoạt động được tổ chức cần bám sát nội dung cũng như chuẩn kiến thức kĩ năng khi dạy văn bản đọc hiểu của Chương trình GDPT năm 2018
Thông qua HĐTN, HScầnđượckhámphávàhiểusâusắchơnvềvănbản.Trước
Trang 35khithiếtkế các HĐTNGVtổnghợp và phântích vănbảnmột cáchcẩn thận.Điềunàygiúpbạnhiểurõnộidung,cấutrúc,.vàtácphẩmnghệthuậtcủavănbản.Trêncơsởđó,xác địnhrõ mụctiêuhọctậpmàHScầnđạtđượcsaukhiđọcVBNT Lựachọn,thiếtkếcácHĐTN.gắnvới nội.dungvăn bảnđọc hiểu,.gắn.với đặc.trưngcủa từngthểloại vănbản đọc hiểu Khi thiết kế các HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3, cần lưu ý những yêu cầu sau:
HĐTN cần bám sát nội dung, yêu cầu cần đạt của VBNT trong Chương trình giáo dục phổ thông Điều này có nghĩa là các HĐTN cần được thiết kế và tổ chức sao cho giúp HS đạt được các yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng và thái độ của VBNT
HĐTN cần phù hợp với trình độ nhận thức của HS lớp 3 HS lớp 3 đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và tinh thần, nhưng nhận thức của các em còn nhiều hạn chế Vì vậy, các HĐTN cần được thiết kế phù hợp với khả năng nhận thức của HS lớp 3, không quá khó nhưng cũng không quá dễ
HĐTN cần đảm bảo tính thực tế, tính ứng dụng Các HĐTN cần gắn liền với thực
tế cuộc sống, giúp HS có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế
2.1.3 Đảm bảo khai thác vốn sống và kích thích hứng thú học tập của học sinh
Vốn sống của HS là những hiểu biết, kinh nghiệm mà HS có được trong quá trình sinh hoạt, học tập và trải nghiệm cuộc sống Vốn sống của HS có vai trò quan trọng trong việc giúp HS hiểu, cảm nhận và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế Khi thiết kế và tổ chức HĐTN trong dạy học VBNT cho HS lớp 3, GV cần chú trọng khai thác vốn sống của HS Điều này giúp HS có cơ hội được khám phá, phát huy vốn sống của mình, đồng thời giúp HS hiểu sâu hơn nội dung của VBNT Khai thác vốn sống của HS là yêu cầu quan trọng nhất trong việc thiết kế và tổ chức các HĐTN Để đảm bảo yêu cầu này, các HĐTN cần được tổ chức sao cho tất cả HS đều được tham gia vào quá trình học tập, hoạt động và trải nghiệm Khi HS được trực tiếp tham gia, các em sẽ hứng thú hơn, tự tin hơn, lĩnh hội được nhiều tri thức hơn, khám phá và phát huy được năng lực của mình Các hoạt động mới, gắn với thực tiễn sẽ giúp HS xử lí các vấn đề, tình huống trong cuộc sống hàng ngày, rèn luyện kĩ năng ứng dụng vào thực tiễn
Trong quá trình cùng thực hiện các nhiệm vụ, mỗi cá nhân, mỗi nhóm HS cần có không gian để thể hiện khả năng của mình Trong các hoạt động này, HS được tự lên ý tưởng, bàn bạc, thảo luận để thực hiện ý tưởng đó GV có vai trò quan sát, động viên, giúp đỡ và gợi ý kịp thời để HS hoàn thành nhiệm vụ Để HS tham gia tích cực, các
Trang 36HĐTN cần được tổ chức sao cho khơi gợi ở các em tính tò mò, hào hứng, đòi hỏi các
em phải vận dụng linh hoạt các kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng sẵn có của mình trong việc giải quyết vấn đề Đồngthời,cần đảmbảorằnghoạtđộng khôngquákhó đốivới
HS,nhưngcũngkhôngquádễ,đặcbiệtkhiđólàhoạtđộngnhómhoặccánhân.Quádễ
có thểlàm giảmđộ tháchthức và sự hứng thúcủa HS,trong khi quákhó có thể khiến
họmấtđộnglựcvàcảmthấynhàmchán Dựatrênquátrìnhquansát,khảosátnhucầu,
vàsựhiểubiếtcủaHSvềcácchủđềtrongchươngtrình,GVcóthểsửdụngcâuhỏimởhoặctài liệu thêm để khuyến khích HS tự trìnhbày và chia sẻ kiến thức, ýmuốn và ýkiếncủaHS Từ đó, GV có thể tổng hợp thông tin và xây dựng các câu hỏi tổng quan sẽ hướng dẫn cho phần còn lại của bài học Dựa trên những kiến thức này, GV có thể thiết
kế và tổ chức các HĐTN phù hợp với nhu cầu và mức độ hiểu biết của HS
2.2 Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm
2.2.1 Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn
Muốn tổ chức tốt các HĐTN cho HS thì khâu xây dựng kế hoạch trải nghiệm rất quan trọng Kế hoạch được xây dựng một cách cẩn thận và công phu chính là cơ sở tốt
để tổ chức hiệu quả các HĐTN cho HS Kế hoạch cá nhân của GV phải dựa trên kế hoạch tổ chuyên môn vậy nên trước khi nghiên cứu kế hoạch của bản thân, người GV phải nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn cùng các GV trong tổ Theo công
văn số 2345/BGDĐT-GDTH về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà
trường cấp tiểu học của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 07/6/2021 quyết định: “Hằng năm,
Hiệu trưởng ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình GDPT cấp tiểu học; tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch thời gian này để tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo GV nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng” Theo đó, để xây dựng xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn trong dạy học môn Tiếng Việt 3 nói chung và dạy học VBNT lớp 3 nói riêng, GV cần căn cứ
và bám sát kế hoạch của nhà trường Đồngthờitổchuyên môncầnthựchiện cáccôngviệcsau: Nghiên cứuchươngtrìnhmônhọc vàhoạt độnggiáo dụcđểlựachọnvà tíchhợpnội dung phùhợp vào kế hoạch giảng dạy Nghiên cứukế hoạchthời gian và cácquy địnhcủa nhà trường để đảm bảophù hợpvà tuân thủ.Kiểm tra điều kiện tổ chức
Trang 37dạyhọc, bao gồmđộingũ GV và cáctài nguyên,để chuẩn bịcho hoạtđộng giáodục.Xâydựng kếhoạchgiảng dạy đảm bảosự tươngtácvà hợptáctrong tổ, đồngthờikếtnốicácmônhọcvàhoạtđộnggiáodục
Tổ chuyên môn cần bám sát theo khung kế hoạch dạy học các môn học, hoạt
động GD của công văn 2345 của Bộ GD&ĐT như sau:
B KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC
I Căn cứ xây dựng kế hoạch (chương trình môn học, hoạt động giáo dục, sách giáo
khoa sử dụng tại nhà trường, các sách giáo khoa khác thực hiện môn học có trong danh mục được Bộ GDĐT phê duyệt, kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học của nhà trường, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện các môn học của các cấp có thẩm quyền )
II Điều kiện thực hiện các môn học, hoạt động giáo dục (đội ngũ GV, đặc điểm
đối tượng HS, nguồn học liệu, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn (nếu có); các nội dung về: giáo dục địa phương, giáo dục an toàn giao thông, chủ đề hoạt động giáo dục tập thể, nội dung thực hiện tích hợp liên môn, )
III Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục
1 Môn học, hoạt động giáo dục (môn 1)
Ghi chú
Chủ đề/
Mạch nội
dung
Tên bài học
Tiết học/
thời lượng
Trang 382 Môn học, hoạt động giáo dục (môn 2)……
IV Tổ chức thực hiện
1 GV (GV phụ trách môn học, GV chủ nhiệm)
2 Tổ trưởng (Khối trưởng)
3 Tổng phụ trách đội
Tổ trưởng Hiệu trưởng
Ví dụ về kế hoạch tổ chuyên môn (phụ lục 03)
2.2.2 Xây dựng kế hoạch cá nhân
Sau khi tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn, GV tiến hành xây dựng kế hoạch cá nhân đảm bảo vừa bám sát nội dung giảng dạy đúng theo kế hoạch của tổ, của trường và yêu cầu của chương trình đề ra vừa phù hợp với phương pháp giáo dục của bản thân và trình độ của học sinh lớp mình Việc xây dựng kế hoạch cá nhân dạy học Tiếng Việt 3 cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Căn cứkế hoạch của tổ chuyên môn xác định nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch cá nhân Kế hoạch cá nhân của GV là kế hoạch được xây dựng trên cơ sở kế hoạch của tổ chuyên môn Khi xác định nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch cá nhân, GV cần lưu
ý những yêu cầu sau: Nhiệm vụ,mục tiêu của kế hoạch cá nhân phải phù hợp với nhiệm
vụ, mục tiêu của kế hoạch của tổ chuyên môn Phải bám sát và hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch của tổ chuyên môn; Nhiệm vụ,mục tiêu của kế hoạch
cá nhân phải phù hợp với điều kiện thực tế của GV và HS Phải khả thi, có thể thực hiện được trong điều kiện thực tế của GV và HS; Nhiệm vụ,mục tiêu của kế hoạch cá nhân phải cụ thể, rõ ràng, có thể đo lường được giúp GV dễ dàng theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch
Khi xây dựng kế hoạch cần căn cứ thực tiễn: Kết quả đạt được của GV năm học trước; Bảng phân tích tình hình lớp học được phân công chủ nhiệm/giảng dạy
Phân tích năng lực cá nhân: Điểm mạnh, điểm yếu, điều kiện cụ thể, để đưa ra
kế hoạch cá nhân và KHBD phù hợp đảm bảo yêu cầu của chương trình
Bước 2: Xác định nội dung công việc và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm
vụ Nội dung công việc của GV trong nhà trường phổ thông được phân làm 3 nhóm chính: (1)Giảng dạy/GD; (2)Chủ nhiệm; (3)Công việc kiêm nhiệm khác: Công tác Đảng, Đoàn, Đội, Công đoàn”…
Bước 3: Xây dựng KHDH và GD cá nhân
Trang 39Việc xây dựng KHDH và GD cá nhân được tiến hành theo mẫu do nhà trường hoặc Sở/Phòng GD và Đào tạo quy định Nhìn chung, kế hoạch cá nhân của mỗi GV ngoài phần thông tin chung, phần kế hoạch sẽ được tích hợp các loại sau: KHDH, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch thực hiện các hoạt động khác và kế hoạch tự học, bồi dưỡng”nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Với nội dung dạy học VBNT lớp 3, GV xây dựng kế hoạch môn học cụ thể theo phân phối chương trình Trong đó, cần đưa được các HĐTN sẽ tổ chức cho HS trong kế hoạch cá nhân, KHDH
Bản KHDH và giáo dục cá nhân gồm 4 bước tương ứng 4 nội dung chính Phần thông tin chung giúp các cán bộ quản lý có cái nhìn tổng thể về bản kế hoạch cá nhân, xây dựng KHDH và giáo dục cá nhân trong năm học Phần này được trình bày cụ thể về nhiệm vụ/công việc được phân công, chỉ tiêu đề ra, mục tiêu, thời gian thực hiện, biện pháp thực hiện, nguồn lực hỗ trợ… Gồm các bước cụ thể sau: Xác định chỉ tiêu, mục tiêu cần đạt của Tiếng Việt 3; Xác định biện pháp thực hiện trong đó đặc biệt chú trọng tới biện pháp tổ chức HĐTN cho HS trong dạy học VBNT; Xác định nguồn hỗ trợ và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện; Dự kiến thời gian thực hiện; Tổ chức thực hiện kế hoạch và điều chỉnh khi có thay đổi; Cuối cùng, kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh/hoàn thiện kế hoạch cá nhân, để đánh giá tiến độ và đảm bảo hoàn thành mục tiêu đúng hạn, GV liên tục theo dõi, kiểm tra và so sánh các mục tiêu với kết quả đạt được
Trang 402.3.1 Tổ chức hoạt động trải nghiệm trước giờ dạy học văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3
2.3.1.1 Ý nghĩa, vai trò của hoạt động trải nghiệm trước giờ dạy học văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3
HĐTN trước giờ học đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập của học sinh lớp 3 Trước khi bắt đầu học VBNT, việc thực hiện các HĐTN như xem tranh, nghe nhạc, hoặc thảo luận về chủ đề sẽ giúp học sinh phát hiện và phát triển sự hứng thú với nội dung sắp học Điều này có thể kích thích trí tưởng tượng và khả năng tưởng tượng của HS, làm cho việc tiếp cận với VBNT trở nên thú vị hơn Các HĐTN trước giờ học có thể giúp học sinh hiểu rõ bối cảnh VBNT, nó giúp học sinh chuẩn bị tâm lí, giúp các em cảm thấy tự tin và sẵn lòng học tập khi bước vào giờ học Ví dụ, trước khi đọc một câu chuyện, GV có thể tổ chức một hoạt động xem tranh hoặc đọc một đoạn mô tả về cảnh nơi diễn ra câu chuyện, giúp HS hình dung và tiếp cận với nội dung một cách sinh động và sâu sắc hơn Ngoài ra, HĐTN trước giờ học cũng cung cấp cơ hội cho HS tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật thông qua âm nhạc, hình ảnh, hay các trò chơi ngôn ngữ Điều này giúp HS làm quen với các thuật ngữ và khái niệm trong văn học một cách tự nhiên và linh hoạt Đồng thời HĐTN cung cấp không gian cho sự sáng tạo và tự do thể hiện ý tưởng của HS Điều này có thể khuyến khích HS phát triển khả năng sáng tạo và tự tin trong việc diễn đạt ý kiến và cảm xúc của mình về VBNT Cuối cùng các hoạt động nhóm trước giờ học cũng tạo cơ hội cho học sinh xây dựng mối quan hệ xã hội và phát triển kĩ năng xã hội như giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề Điều này có thể tạo ra một môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự hợp tác và tương tác giữa các bạn trong lớp Vì vậy, việc tổ chức HĐTN trước giờ học là một phần không thể thiếu của phương pháp giảng dạy hiệu quả trong các tổ chức giáo dục
2.3.1.2 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm trước giờ học văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 3
a Xác định yêu cầu cần đạt của hoạt động trải nghiệm trong bài học văn bản nghệ thuật
Trước khi đi vào xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN cho HS, GV cần xác định các yêu cầu cần đạt đối với các hoạt động đó Yêu cầu cần đạt của hoạt động là dự kiến trước kết quả HS cần đạt được sau khi tham gia các HĐTN đã được tổ chức Việc xác