Về kiến thức - Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản và ý nghĩa của quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.. Về kỹ năng - Phân biệt được sự khác nhau giữa các quyền học tập,
Trang 1Người soạn : Trần Thị Hằng
Bài 8: PHÁP LUẬT VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
(TIẾT 1)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học bài này, HS cần:
1 Về kiến thức
- Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản và ý nghĩa của quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
- Hiểu rõ được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
2 Về kỹ năng
- Phân biệt được sự khác nhau giữa các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
- Biết quan sát thực tiễn việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
- Có khả năng liên hệ với thực tiễn và nhận xét, giải thích được việc thực hiện các quyền ở cơ sở và phạm vi trong cả nước
3 Về thái độ
- Có ý thức phấn đấu vươn lên, tính sáng tạo trong học tập và lao động để trở thành công dân có ích cho đất nước
- Phê phán những hành vi vi phạm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
II TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
Bài này có 3 đơn vị kiến thức, được thực hiện trong 2 tiết Gv cần làm rõ những nội dung cơ bản sau đây:
- - Học tập là một trong những quyền cơ bản của công dân, được thể hiện ở
quyền học tập không hạn chế, học bất cứ ngành nghề nào, học thường xuyên và suốt đời, được đối sử bình đẳng về cơ hội học tập
- Quyền sáng tạo của công dân được quy định trong phát luật, thể hiện ở các quyền cụ thể trong sáng tác văn học, nghệ thuật khám phá khoa học
để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học trong các lĩnh vực
- Quyền được phát triển của công dân được thể hiện ở quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện, được
khuyến khích và bồi dưỡng để phát triển tài năng
Trang 2- Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là quyền cơ bản của công dân, là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước
-Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo quyền học tập sáng tạo, và phát triển của công dân thông qua việc ban hành chính sách, pháp luật quy định cụ thể các quyền này và áp dụng các biện pháp cần thiết để các quyền này được thực hiện
có hiệu quả trong thực tế
III PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1 Phương pháp dạy học
Sử dụng linh hoạt một số phương pháp dạy học sau:
- Phương pháp đối thoại kết hợp thuyết trình
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp trực quan
2 Phương tiện day học
- SGK, SGV GDCD 12
- HP 992, Luật GD 2005, Bộ luật dân sự 2005
- Sách tham khỏa tình huống GDCD 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
- Máy tính, máy chiếu
- Tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
2 Kiểm tra bài cũ
GV: Chiếu bài tập lên màn , hoặc dùng giấy Ao
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập
Theo em, thực hiện quy chế dân chủ có ý nghĩa gì?
a)Là công cụ để nhân dân làm chủ,
b)Tham gia công cuộc xóa đói giảm nghèo
c)Người dân tham gia quản lí tốt ở cơ sở địa phương
d)Người dân có quyền tham dự thảo kế hoạch
xây dựng kinh tế địa phương
e)Chống tham ô,tham nhũng
ức hiếp dân của cán bộ địa phương
Tiết 1
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Đưa ra câu nói nổi tiếng của Bác
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Em hiếu ý nghĩa câu nói đó như thế nào?
GV: Dẫn dắt học sinh tìm hiểu vào nội dung bài học hôm nay
Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân
Hoạt động 2: Giới thiệu các đơn vị kiến thức của bài
Trang 3Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung cần đạt
GV: Trích 1 đoạn trong bức thư của Bác gửi
HS nhân ngày khai trường năm học đầu
tiên của nước VN dân chủ cộng hòa:
“ Non song Việt Nam có trở nên tươi
đẹp hay không.Dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng
các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ một phần lớn ở công
học tập của các em”
GV: Em hiểu thế nào về đoạn thư này?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, dẫn dắt thí sinh tìm hiểu
G
V: Theo em học tập có vai trò gì?
HS : Trả lời
GV: Nhận xét , kết luận
Vai trò học tập: Giúp mở mang tri thức,
mở rộng tầm nhìn, con người làm chủ
cuộc đời mình, là công dân có ích của đất
nước trong kỷ nguyên mới
GV: Cho HS đọc khái niệm : Quyefn học
tập của công dân trong SGK
GV: Tổ chức thảo luận nhóm cho HS :
Nhóm 1: Nêu nội dung, ví dụ về quyền
học không hạn chế
Nhóm 2: Nêu nội dung, ví dụ về quyền
học bất cứ ngành nghề nào
Nhóm 3: Nêu nội dung, ví dụ về quyền
học thường xuyên, học suốt đời
Nhóm 4: Nêu nội dung, ví dụ về quyền
1 Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
a) Quyền học tập của công dân
Trang 4bình đẳng của công dân, cơ hội học tập HS: Các nhóm thảo luận, cử đại diện học sinh trình bày :
-Quyền học tập không hạn chế :
+ Học ở các bậc từ tiểu học đến trung học, đại học, và sau ĐH
+ Công dân học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học hay các cơ sở sau đại học phải thong qua các
kỳ thi tuyển sinh hoặc xét tuyển
VD: 6T bắt đầu học tiểu học
12T vào học bậc THCS
16T vào học THPT
Đủ điều kiện điểm chuẩn vào ĐH, CĐ -Quyền học bất cứ ngành nghề nào : Phù hợp với năng khiếu, khẳ năng, sở thích điều kiện của mình vào các ngành KHTN, KHXH …
VD: Học đại học CNTT trở thành kỹ sư Học ĐHSPHN khoa văn trở thành giáo viên dạy văn
Học ĐH Y Khoa trở thành bán sĩ -Quyền học thường xuyên, học suốt đời : Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau, học ở hệ chính quy, học ở hệ GD thường xuyên, học ban ngày, học buổi tối… tùy theo điều kiện công việc của mỗi người, có quyền học ở các loại hình trường lớp khác nhau, học ở các độ tuổi khác nhau
-Quyền bình đẳng về cơ hội học tập : Không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, nguồn gốc gia đình…
VD: HS các nước trên thế giới cùng học
1 trường
HS con em nông dân, công nhân … cùng học 1 trường
HS con nhà giàu, con nhà nghèo cùng học 1 lớp
GV: Nhận xét, yêu cầu HS lấy thêm VD GV: Giải thích thêm
- Không nên hiểu quyền học tập của công dân theo nghĩa chung, tự do tuyệt
Trang 5đối mà phải theo quy định của pháp luật
- Công dân có quyền đối sử bình đẳng về
quyền và cơ hội học tập Còn việc thực
hiện phụ thuộc vào khả năng, ý chí, điều
kiện mỗi người
- Trong phạm vi bài học này chỉ đề cập
đến quyền học tập mà không tìm hiểu
đến nghĩa vụ học tập
GV: Kết luận:
HS: Ghi bài vào vở
GV: Cho HS đọc khái niệm SGK
GV: Giảng : PL quy định quyền sáng tạo
của công dân bao gồm : quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghệ, quyền hoạt
động khoa học công nghệ
GV: Giảng thêm
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, các
nhân dối với tác phẩm do mình sáng tạo
ra hoặc sở hữu
- Quyền sở hữu công nghệ là quyền của
tổ chức cá nhân đối với sáng chế, kiểu
dáng, công nghệ, thiết kế, bố trí,…
- Quyền hoạt động khoa học công nghệ
bao gồm: nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu và phát triển công nghệ, phát huy
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật…
GV: Yêu cần HS lấy 1 số VD về các quyền
trên mà các em biết
HS: Trả lời
GV: Nhận xét ý kiến của HS
Đưa ra 1 số VD
- Qyền tác giả : Người viết truyện, tiểu
thuyết, sáng tác nhạc… co s quyền sở
hữu với các tác phẩm đó
Quyền học tập : Mọi công dân đều có quyền học tập
từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời
b) Quyền sáng tạo của công dân
Trang 6- Quyền sở hữu CN: Các logo quảng cáo
của các doanh nghiệp, tên thương hiệu,
mã sản phẩm…
- Quyền hoạt động công nghệ :NGhiên
cứu khoa học, sinh học, …
GV: Đặt câu hỏi : Theo em HSTHPT được
hưởng quyền sáng tạo không, vì sao?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét ý kiến HS, kết luận :
HSTHPT được hưởng đầy đủ quyền sáng
tạo áp dụng cho mọi công dân khác, bởi
vì quyền sáng tạo áp dụng cho mọi công
dân không phân biệt về lứa tuổi, nghề
nghiệp, địa vị xã hội, giới tính… Tuy
nhiên, do lứa tuổi còn nhỏ chưa tham gia
vào sản xuất và công tác nên quyền này
của HSTHPT chưa phát huy được nhiều
hơn về quyền sáng tạo khi các em trưởng
thành hơn
GV: Em hãy kể tên một vài tấm gương thể
hiện được sự phát huy quyền sáng tạo
của công dân?
HS: Lấy VD
GV: Nhận xét , đưa ra thêm một vài VD
- Máy bóc hành tỏi của anh
Nguyễn Văn Sành ở Hải Dương
- Máy phân tích thực phẩm của tiến
sĩ Nguyễn Trọng Giao
-Cỗ máy gặt lúa liên hợp của
Phương Văn Nghĩa ở Đồng Tháp
GV: Theo em, PL nước ta có trách nhiệm gì
đối với quyền sáng tạo của công dân ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
HS: Ghi bài vào vở
Vai trò của pháp luật:
+Khuyến khách tự do sáng tạo +Bảo vệ quyền sáng tạo của công dân
Trang 7GV: Kết luận
HS: Ghi bài vào vở
GV: Đua ra bài tập củng cố
Bài 1 : Sauk hi tốt nghiệp THPT, em dự
định tiếp tục thực hiện quyền học tập
của mình như thê nào? Tại sao?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, đánh giá , cho điểm
GV: Dặn dò :
-HS chuẩn bị tư liệu cho tiết 2
-Tìm thêm một số tấm gương về
học tập, sáng tạo
Quyền sáng tạo của công dân : Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học ,tự do tìm tòi,suy nghĩ để đưa
ra các phát minh ,sáng chế,sáng kiến ,cải tiến kĩ thuật ,hợp lí hóa sản xuất; quyền
về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa họcvề các lĩnh vực của đời sống xã hội
Trang 8Tiết 2:
1 Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
2 Kiểm tra bài cũ:
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Tại sao?
a) Sau khi tốt nghiệp THPT thì phải đỗ vào một trường đại học nào đó b) Không chỉ có vào đại học là con đường học cuối cùng
c) Học sinh THPT được hưởng quyền sáng tạo
3 Giảng bài mới
Trang 9Hoạt động của GV,HS Nội dung cần đạt
GV: Cho HS đọc khái niệm “quyền được phát
triển của công dân” trong SGK
GV:Đặt câu hỏi : theo em quyền được phát
triển của công dân gồm mấy nội dung? Đó là
những nội dung nào ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
HS: Ghi bài vào vở
GV: Đặt câu hỏi
Câu 1: Em hiểu thế nào về quyền được
hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để
Quyền được phát triển của công dân biểu hiện ở 2 nội dung:
- Một là, quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện
- Hai là, công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng