1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - QUẢN LÝ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ - đề tài - Cơ chế phối hợp giữa Nhà nước và Doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Chế Phối Hợp Giữa Nhà Nước Và Doanh Nghiệp Trong Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn Hiện Nay
Tác giả Ts. Nguyễn Quang Hợp
Trường học Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản Lí Khoa Học & Công Nghệ
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2018
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 921,5 KB

Nội dung

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI o Hệ thống được những lý luận và thực tiễn về vấn đề đối tác công tư hợp tác giữa Nhà nước và ngoài nhà nước trong phát triển nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam; o Đá

Trang 2

«Cơ chế phối hợp giữa Nhà nước và Doanh

nghiệp trong phát triển nông nghiệp nông

thôn hiện nay«

Trang 3

 Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Quang Hợp

 Cấp quản lý: Đề tài Khoa học công nghệ cấp Đại học

 Cơ quan quản lý đề tài: Đại học Thái Nguyên

 Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Kinh tế & QTKD, tỉnh Thái Nguyên

 Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018)

 Kinh phí thực hiện: Tổng số 105.000.000 đồng

Trong đó: Nguồn Đại học Thái Nguyên: 60.000.000 đồng

Các nguồn khác: 45.000.000 đồng

1 THÔNG TIN ĐỀ TÀI

A GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Trang 4

2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

A GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

o Tỷ trọng ngành Nông nghiệp ở VN ngày càng có xu hướng giảm, chiếm tỷ trọng 18,12% trong cơ cấu nền

kinh tế quốc dân Nhưng nông nghiệp nông thôn vẫn giữ 1 vai trò quan trọng đối với VN, bởi lẽ dân số và

lao động cư trú chủ yếu ở khu vực nông thôn với 66,9%.

o Năm 1986, Việt Nam đã thực hiện nội dung “khoán 10” nhằm “cởi trói” cho nông nghiệp phát triển Từ mô

hình phát triển theo hướng hợp tác xã sang mô hình kinh tế hộ, kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam đã

đạt được những thành tựu to lớn.Tuy nhiên, mô hình này cũng dần bộc lộ những nhược điểm lớn như: quy

mô nhỏ lẻ, phân tán, sức cạnh tranh kém, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như

hiện nay.

o Năm 2002 Thủ tướng ra Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng, hay

còn gọi là chương trình “liên kết bốn nhà” trong phát triển nông nghiệp được ban hành Tuy nhiên, người

nông dân vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, liên kết 4 nhà tỏ ra lỏng lẻo và thiếu hiệu quả, thiếu cơ chế

và chế tài cho sự phối hợp giữa doanh nghiệp và người dân, vai trò điều phối, trọng tài của chính quyền cũng

Trang 5

A GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

o Hệ thống được những lý luận và thực tiễn về vấn đề đối tác công tư (hợp tác giữa Nhà nước và

ngoài nhà nước) trong phát triển nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam;

o Đánh giá được thực trạng mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp trong phát

triển nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu điểm về một số thành công trong phối hợp theo hình

thức đối tác công tư trong phát triển nông nghiệp hiện nay;

o Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính

quyền cơ sở trong phát triển nông nghiệp nông thôn;

o Đề xuất được một số giải pháp nhằm thực hiện cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp và chính

quyền trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam

Trang 6

A GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

o Phương pháp nghiên cứu định tính

o Phương pháp nghiên cứu định lượng (thu thập

dữ liệu thứ cấp và sơ cấp)

o Phương pháp xử lý thông tin

• Phương pháp thông kê mô tả

• Phương pháp so sánh đối chiếu

o Phương pháp phân tích thông tin

• Phương pháp phân tổ thống kê

• Phương pháp tổng hợp và phân tích

• Phân tích hồi quy

5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

o Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn

về mối liên kết trong phát triển nông nghiệp nông thôn theo hình thức PPP; phân tích vai trò của mô hình đối tác công tư và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các liên kết

o Phân tích thực trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo hình thức PPP tại Bắc Kạn

o Định hướng và đề xuất giải pháp thực hiện các liên kết giữa chính quyền và doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp theo hình thức PPP

Trang 7

B QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

Bước 6 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Khoa học – Công nghệ

Bước 7 : Quản lý kết quả, sản phẩm của đề tài

Trang 8

1 Chiến lược phát triển đề tài

B QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

o Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 về ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư

o Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng, hay còn gọi là chương trình ‘liên kết bốn nhà’ trong phát triển nông nghiệp được ban hành, đây có thể coi là tiền đề cho việc thực hiện đối tác công tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam

o Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức công tư, trong đó một lần nữa khẳng định ‘đầu tư theo hình thức đối tác công tư là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

o Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn hay còn gọi là hình thức đối tác công tư trong phát triển nông nghiệp

Trang 9

2 Đề xuất nhiệm vụ

B QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

o Đề tài nghiên cứu nhằm phát hiện ra những vấn đề tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mô hình đối tác công tư trong phát triển nông nghiệp, từ đó đưa

ra những đề xuất nhằm xây dựng cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, mà ở đây là chính quyền địa phương các cấp với doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện mô hình đối tác công tư trong phát triển nông nghiệp, qua đó góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam

Trang 10

3.1 Hội đồng tuyển chọn

B QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

3 Giao nhiệm vụ

 Bước 1: Thông báo tuyển chọn, xét chọn

 Đại học Thái Nguyên gửi văn bản đến các đơn vị thành viên, trực thuộc và thông báo công khai trên Website của ĐH Thái Nguyên danh mục đề tài KH&CN được phê duyệt để các cá nhân, đơn vị nộp hồ

sơ đăng ký tham gia tuyển chọn (đối với đề tài giao qua tuyển chọn) hoặc xét chọn (đối với đề tài giao trực tiếp) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phê duyệt

 Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí tham gia tuyển chọn

 Hồ sơ tham gia tuyển chọn bao gồm:

(a) Thuyết minh đề tài: 15 bản/đề tài (theo mẫu);

(b) Tiềm lực khoa học của tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài: 15 bản/đề tài (theo mẫu);

(c) Công văn đề nghị của thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài Hồ sơ tham gia tuyển chọn được gửi về Đại học Thái Nguyên trước tháng 9 hàng năm

Trang 11

• Thành viên Hội đồng là các nhà khoa học, chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu lĩnh vực của đề tài.

Trang 12

• Hội đồng tuyển chọn cấp Đại học tiến hành họp khi có tối thiểu 2/3 số thành viên và phải có mặt ít nhất

1 ủy viên phản biện Hội đồng có trách nhiệm đánh giá toàn bộ nội dung, mức độ đáp ứng mục tiêu, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, sản phẩm khoa học, sản phẩm đào tạo và sản phẩm ứng dụng của đề tài so với đăng ký trong thuyết minh (Tiến trình nghiệm thu và hồ sơ nghiệm thu theo hướng dẫn ở Phụ lục 3.)

 Bước 4: Thông báo kết quả

• Các tổ chức, cá nhân được trúng tuyển thì được thông báo qua báo và các trang điện tử của ĐH Thái Nguyên

• Tổ chức, cá nhân trúng tuyển sẽ chủ trì thực hiện đề tài

Trang 13

B QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

3 Giao nhiệm vụ

3.2 Tiêu chí đánh giá

o Hồ sơ của tổ chức,cá nhân KH&CN được tuyển chọn là hồ sơ có tổng điểm trung bình cao nhất nhưng tối thiểu phải đạt trên 70/100 điểm

o Trường hợp không có hồ sơ nào đạt 70 điểm thì phải tổ chức xét tuyển lại nếu đề tài đó có tính cấp thiết

o Trường hợp có một tổ chức,cá nhân KH&CN trúng tuyển 02 đề tài thì Hội đồng cho thực hiện 1 đề tài

cụ thể

Trang 14

B QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

3 Giao nhiệm vụ

3.2 Tiêu chí đánh giá

Trang 15

4 Hợp đồng

B QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

Trong quản lí hợp đồng KH-CN, quy định các quyền và trách nhiệm của 2 bên liên quan :

o Bên đặt hàng theo hợp đồng nghiên cứu KH-CN: Trường Đại học Thái Nguyên

o Bên nhận đăt hàng theo hợp đồng nghiên cứu KH- CN: Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh

Thời gian thực hiện : 24 tháng (bắt đầu từ 1/2007 và kết thúc vào 12/2018)

Kinh phí thực hiện:105.000.000 đ Trong đó:

- Nguồn Đại học Thái Nguyên:

- Nguồn đơn vị: 60.000.000 đ

- Các nguồn khác: 45.000.000 đ

Hội đồng: Chủ tịch hội đồng: Phó Giám đốc ĐHTN: PGS.TS Trần Viết Khanh

Trang 16

5 Giám sát thực hiện KHCN

B QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

o Cơ quan chủ trì , chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm triển khai thực hiện đề tài đúng tiến độ và nội dung đã được phê duyệt

o Đại học Thái Nguyên có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và nghiệm thu đề tài theo đúng quy định của nhà nước

o Đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm lập báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thực hiện đề tài định kì cùng các chứng từ tài chính, các tài liệu liên quan của đề tài đến thời điểm kiểm tra hoặc sơ kết

o Mẫu báo cáo nội dung, tiến độ thực hiện đề tài /dự án

o Bảng kê chi tiết tình hình sử dụng kinh phí (kèm theo báo cáo)

Trang 17

6 Đánh giá kết quả thực hiện

B QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

Quy trình đánh giá kết quả nghiệm thu (hoàn thành trước 31 tháng 12 hàng năm)

 Đánh giá cấp 1 (đánh giá nội bộ):

oHội đồng đánh giá nội bộ 5 thành viên, đó là các thành viên tham gia thực hiện đề tài Bao gồm 01 chủ nhiệm đề tài và 04 thành viên khác cùng tham gia nghiên cứu, thực hiện

oQuá trình đánh giá nội bộ diễn ra khoa học

oChủ nhiệm đề tài đưa ra ý kiến, nhận xét rằng Đề tài cần làm cụ thể hơn sử dụng kinh phí, cũng như khả năng áp dụng của sản phẩm vào thực tiễn

o Hội đồng đánh giá nội bộ thống nhất quan điểm sẽ làm rõ hơn phần sử dụng kinh phí Tuy nhiên, phần khả năng áp dụng đã trình bày rõ trong đề tài nên sẽ không làm rõ thêm nữa

o Buổi đánh giá nội bộ kết thúc tốt đẹp

Trang 18

6 Đánh giá kết quả thực hiện

B QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

Quy trình đánh giá kết quả nghiệm thu

Đánh giá chính thức: Đánh giá của cơ quan quản lý đề tài

o Thành lập hội đồng nghiệm thu sau đó chấm báo cáo đề tài, chấm sản phẩm nộp của đề tài một cách trung thực, khách quan và công bằng

o Hội đồng nghiệm thu do Giám đốc Đại học Thái Nguyên ra quyết định thành lập, Hội đồng có tối

thiểu 7 thành viên gồm: Chủ tịch, 2 Ủy viên Phản biện và 1 Ủy viên Thư ký, có ít nhất 2 thành viên ngoài cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài và những người tham gia nghiên cứu không tham gia Hội

đồng nghiệm thu Thành viên Hội đồng là các nhà khoa học, chuyên gia có uy tín, có trình độ

chuyên môn phù hợp và am hiểu lĩnh vực của đề tài (danh sách ủy viên Hội đồng do cơ quan chủ trì

đề tài đề xuất, tối thiểu là 9 thành viên)

Trang 19

6 Đánh giá kết quả thực hiện

B QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

Có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn nhằm cung cấp chính quyền và các doanh nghiệp thực hiện liên kết trong sản xuất nông nghiệp nông thôn

Trang 20

6 Đánh giá kết quả thực hiện

B QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

Xử lý kết quả đánh giá nghiệm thu cấp Đại học

Hội đồng đánh giá nghiệm thu cho điểm và xếp loại đề tài theo 5 mức: Xuất sắc, tốt, khá, đạt, không đạt

Xếp loại đề tài căn cứ vào điểm trung bình cuối cùng của các thành viên hội đồng có mặt theo thang điểm 100

Trang 21

7 Quản lý kết quả

B QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

 Thời gian thực hiện: 5 ngày làm việc kể từ ngày đủ hồ sơ hợp lệ.

 Đối tượng thực hiện: Nhà nước và các doanh nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Bắc Kạn

 Cơ quan thực hiện: Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh.

 Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận.

 Mẫu đơn,mẫu tờ khai : Đăng kí kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp trường Mẫu phiếu đăng kí kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ Mẫu phiếu mô tả công nghệ

 Yêu cầu: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN được cơ quan quản lý nhiệm vụ KH&CN,tổ chức,cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN phải đăng kí kết quả tại cơ quan đăng kí

 Quyền tác giả:

 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Quang Hợp

 Kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ của đề tài dùng kinh phí từ nguồn Đại học Thái

Nguyên

Trang 22

7 Quản lý kết quả

B QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỀ TÀI

 Quyền sở hữu kết quả nghiên cứu: Trường Đại học Kinh tế & QTKD, tỉnh Thái Nguyên

 Quyền sử dụng kết quả nghiên cứu: Trường Đại học Thái Nguyên với người đại diện là

Giám đốc ĐHTN GS.TS Đặng Kim Vui

 Quyền ứng dụng kết quả nghiên cứu: Các cơ quan chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã; các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

 Quyền tác giả: TS Nguyễn Quang Hợp

Ngày đăng: 03/12/2024, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w