1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề bài dựa trên nội dung kiến thức Đã học của học phần,anhchị trình bày hiểu biết của mình về một tộc ngườimột nhóm tộc người thiểu số Ở việt nam

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Hiểu Biết Của Mình Về Dân Tộc Người Tày
Tác giả Đào Diệu Linh
Người hướng dẫn Cô Phan Thị Ngọc, Giảng Viên
Trường học Trường Đại Học Phenikaa
Chuyên ngành Các Dân Tộc Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024-2025
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 75,75 KB

Nội dung

Tính thống nhất ấy không chỉ là phép cộng đơn giản, các dân tộc chỉ có thể đóng góp vào và làm nên sự phong phú của văn hóa Việt Nam với điều kiện không đánh mất bản sắc văn hóa tộc ngườ

Trang 1

KHOA DU LỊCH

BÀI TẬP LỚN

Đề

bày hiểu biết của mình về một tộc người/một nhóm tộc người thiểu số ở Việt Nam’’

Giảng viên : Phan Thị Ngọc

Sinh viên

Sinh ngày

MSV

Lớp

: Đào Diệu Linh : 4/10/2006

: 24105978 : FTS702007

Trang 2

2024-2025 MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU

I.ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC NGƯỜI TÀY 1

1.1.Dân số và địa bàn cư trú 1

1.2.Ngôn ngữ và chữ viết 1

1.3.Đời sống văn hóa và xã hội 1

II.VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI TÀY 2

2.1.Ẩm thực 2

2.2.Nhà cửa 3

2.3.Trang phục 3

III.VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI TÀY 4

3.1.Một số tục lệ trong chu kỳ đời người 4

3.2.Lễ hội dân gian 4

3.3.Nghệ thuật 5

3.4.Một số giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa và truyền thống của người Tày trong điều kiện hiện nay 5

KẾT LUẬN 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian dài học tập,trao dồi kiến

thức,tìm tòi và nghiên cứu,em đã hoàn thành đề tài “

Trình bày hiểu biết của mình về dân tộc người Tày ”

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phan Thị

Ngọc (giảng viên môn Các dân tộc Việt Nam ) đã tận tình

chỉ dạy,truyền đạt những kiến thức nền tảng cũng như

chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để giúp em hoàn

thành đề tài này.

Do điều kiện còn hạn chế về kiến thức cũng

như tài liệu nên khó tránh khỏi những sai xót và khiếm

khuyết.Vì vậy,em rất mong nhận được sự quan tâm đóng

góp,nhận xét của cô để nội dung của đề tài được hoàn

thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc Bản sắc văn hóa Việt Nam bao

gồm tất cả bản sắc văn hóa của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.

Tính thống nhất ấy không chỉ là phép cộng đơn giản, các dân tộc chỉ có thể

đóng góp vào và làm nên sự phong phú của văn hóa Việt Nam với điều kiện

không đánh mất bản sắc văn hóa tộc người.

Nền văn hóa này đã chịu đựng được sự thử thách và khảo nghiệm

của lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước Tính đoàn kết, tính

thống nhất này đã hình thành nên khái niệm dân tộc Việt Nam Chúng ta đã

xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam với tất cả sự phong phú

và độc đáo của 54 dân tộc sinh sống trên đất nước ta Việc phát triển văn hóa

nhằm mục tiêu tạo nên sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam nhưng

làm thế nào đề tạo dựng nên một sự bền vững khi trên con đường phát triển

các dân tộc lại đang đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình Bên cạnh

đó, hiện nay các thế lực phản động trong nước và quốc tế đã và đang sử

dụng văn hóa như một công cụ để kích động mâu thuẫn, xung đột dân tộc,

sắc tộc Do vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề

Trang 5

sống còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại đối với mỗi

dân tộc.

Dân tộc Tày là dân tộc thiểu số được biết tới sớm nhất ở Việt

Nam, họ được cho rằng đã di cư tới từ những hòn đảo ở Đông Nam Á vào

500 năm TCN Họ định cư trong những thung lũng ở khu vực Tây Bắc ở Sa

Pa Dân tộc Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên

kỷ thứ nhất trước Công Nguyên.Một số tên gọi khác : Thổ, Ngạn, Phén, Thu

Lao

Trang 6

I.ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC NGƯỜI TÀY

1.1.Dân số và địa bàn cư trú

Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc

(1.400.519 người năm 1999) Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, người

Tày còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng.

Theo điều tra dân số năm 2019, người Tày ở Việt Nam có dân số 1.845.492

người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉ

nh,thành phố Người Tày cư trú tập trung tại các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn,

Lào Cai, Thái Nguyên…

1.2.Ngôn ngữ và chữ viết

Người Tày nói tiếng Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái hệ ngôn ngữ

Kra-Dai Tiếng Tày có vị trí quan trọng và được sử dụng phổ biến trong đời

sống hằng ngày của cư dân bản xứ

Chữ Nôm Tày xuất hiện và được dùng để sáng tác thơ ca Người Tày đã

sử dụng ngôn ngữ để ghi chép và gìn giữ những giá trị văn hoá vật chất cũng

như văn hoá tinh thần của dân tộc mình Những phong tục truyền thống văn

hoá của người Tày vô cùng phong phú, đặc sắc, độc đáo chỉ có ở người Tày

Trang 7

mới có, như: Trong đời sống văn hoá tâm linh, người Tày luôn thờ cúng tổ

tiên và các vị thần: Thần Thổ địa, Thần Nông nghiệp (bảo vệ mùa màng)…

Vì thế trong mỗi gia đình người Tày bao giờ cũng có bàn thờ để thờ cúng tổ

tiên và các vị thần linh đó.

1.3.Đời sống văn hóa và xã hội

Nền kinh tế và đời sống xã hội của dân tộc Tày là một phần không thể

tách rời trong bức tranh văn hóa Việt Nam Sự kết hợp giữa truyền

thống và hiện đại trong các hoạt động kinh tế và xã hội thể hiện sự thích

nghi và sáng tạo trong cộng đồng của họ.

Hệ thống xã hội của người Tày từng giống với xã hội phong kiến Một

1

người đàn ông trong mỗi bản sở hữu đất đai, rừng và các con sông Người

này cai trị những người sống trong vùng đất đó Cơ chế này xuất hiện rất

sớm và kết thúc vào thế kỉ thứ 19.

Giờ đây người Tày sống trong các bản hỗn hợp nhiều nhóm dân tộc,

tham gia vào các cuộc hôn nhân hỗn hợp và dần từ bỏ truyền thống định

cư để đi làm việc ở những khu vực khác.Họ thích nghi với các yếu tố văn

Trang 8

hóa của người Kinh và những người nói tiêng Tày được coi là một trong

những nền văn hóa chủ đạo của Việt Nam.

Về hoạt động sản xuất, Người Tày sử dụng phương thức canh tác trồng

lúa nước truyền thống.Lúa được trồng trên những quả đồi gần nguồn

nước, thuận tiện cho các phương pháp tưới tiêu như đào kênh và đặt

đường ống dẫn nước.Họ sản xuất ra thực phẩm chất lượng cao bằng cách

thực hiện các phương pháp trồng cấy trên diện rộng.

II.VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI TÀY

2.1.Ẩm thực

Về văn hóa ẩm thực, các món ăn trong bữa cơm gia đình của đồng

bào Tày rất phong phú và đa dạng, khi đặt chân đến các làng bản người

Tày du khách sẽ không khó để được thưởng thức vị chua của những món

ăn như: thịt trâu xào măng chua, thịt lợn chua, cá ruộng ướp chua, canh

cá lá chua và tất cả các loại quả chua: khế, sấu, trám, tai chua đều được

tận dụng trong bữa ăn của đồng bào Tày hay vị đắng của những món như

măng đắng, mướp đắng, rau ngải Các món ăn từ rau rừng ngoài giá trị

ẩm thực còn có giá trị chữa bệnh rất tốt.

Trang 9

Lương thực chính mà người Tày sử dụng để nấu ăn hằng ngày là

gạo tẻ Ngoài cơm tẻ ăn hằng ngày, người Tày còn sử dụng gạo tẻ và gạo

nếp để nấu cháo, cơm lam, bún, cốm, rất nhiều món xôi và các loại bánh

Đặc biệt, ở người Tày món bánh trứng kiến được xem là một đặc sản bởi

nhân của nó được chế biến từ trứng của một loài kiến đen xây tổ trên

2

cành cây đem xào với mỡ, muối, kiệu hay hành lá.

2.2.Nhà cửa

Nhà ở truyền thống của người Tày bao gồm ba dạng cơ bản: nhà sàn,

nhà nửa sàn nửa đất và nhà phòng thủ Trong đó, nhà sàn là dạng nhà

truyền thống phổ biến nhất với cấu trúc chung là loại nhà sàn năm gian,

ba gian hoặc một gian, hai chái, mái chéo hình lưỡi rìu, thấp so với mặt

sàn Chung quanh sàn nhà bưng kín bằng tre, phên nứa hoặc ván gỗ, ít

cửa sổ Bộ vì kèo 3, 5, 7 cột kê hoặc những biến thể 2, 4, 6 cột Mái được

lợp bằng cỏ gianh, lá cọ, nứa hoặc ngói.

Nhà nửa sàn nửa đất là dạng nhà thích hợp với địa hình dốc, chỉ xuất hiện

lẻ tẻ ở vài nơi, nhất là khu vực trung du gần rừng núi Nhà phòng thủ là

dạng nhà đất có chức năng phòng, chống trộm cướp, thú dữ, chỉ có ở vùng

Trang 10

biên giới Việt - Trung Tại Lạng Sơn, dạng nhà này sau chuyển thành

dạng nhà đất hai tầng, trình tường đất dày, tầng hai làm bằng gỗ, mái lợp

ngói âm dương Ngày nay, bên cạnh giữ gìn những mẫu nhà sàn truyền

thống thì cũng có rất nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn xây dựng nhà

sàn dân tộc Tày nhưng đã cải biên và phát triển để hợp với nhu cầu sống

hiện đại hơn.

2.3.Trang phục

Ngày nay, để thuận tiện hơn cho việc sinh hoạt, lao động sản xuất

thường nhật, một phần bộ phận dân tộc Tày đã thay đổi phong cách ăn

mặc quần áo giống dân tộc Kinh, tuy nhiên những trang phục dân tộc vẫn

được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác, đặc biệt được mặc vào

các dịp lễ lớn trong năm.Trang phục nam giới, Trang phục nam giới

người Tày có quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may

năm thân, cổ đứng Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống

quá đầu gối Ngoài ra, họ còn có thêm áo 4 thân, đây là loại áo xẻ ngực, cổ

tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và có hai túi nhỏ ở phía

3

trước.Trang phục nữ giới, Trang phục nữ giới gồm áo cánh, áo dài năm

Trang 11

thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải Phụ nữ Tày còn thắt lưng

bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm

vẻ duyên dáng nhất là với thanh nữ Cũng như nam giới, phụ nữ Tày

thường mặc thêm chiếc áo trắng ở bên trong vào những ngày lễ tết.

III.VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI TÀY

3.1.Một số tục lệ trong chu kỳ đời người.

Việc sinh nở,  Khi có mang cũng như trong thời gian đầu sau khi

đẻ, người phụ nữ phải kiêng cữ nhiều thứ khác nhau với ước muốn được

mẹ tròn, con vuông, đứa bé chóng lớn, khoẻ mạnh và tránh được những

vía độc hại.Sau khi sinh được 3 ngày cúng tẩy vía và lập bàn thờ bà mụ

Khi đầy tháng tổ chức lễ ăn mừng và đặt tên cho trẻ.

Việc cưới xin,nhà trai xem ngày tốt để tiến hành lễ cưới Tục thách

cưới, nhà trai phải lo toàn bộ đồ ăn cho khách mời của nhà gái trong ngày

cưới như: gà, lợn, xôi, bánh, gạo, rượu Trước đây, thách cưới bằng bạc

trắng, nay thách cưới bằng tiền để sắm đồ cưới.

Ma chay: Ðám ma thường được tổ chức linh đình với nhiều nghi lễ

nhằm mục đích báo hiếu và đưa hồn người chết về bên kia thế giới Sau

Trang 12

khi chôn cất 3 năm làm lễ mãn tang, đưa hồn người chết lên bàn thờ tổ

tiên Hàng năm tổ chức cúng giỗ vào một ngày nhất định.

3.2.Lễ hội dân gian

Một số lễ hội khá nổi bật của người Tày : Lễ hội Lồng tồng,Lễ hội

Nàng Hai,Lễ hội Rước Đất,Rước Nước.

Lễ hội Lồng tồng, là một lễ hội của dân tộc Người Tày và được xem là

hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối chức tốt

tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no cơm áo đầy đủ Lễ hội tổ tại

những ruộng được cho là tốt nhất, to nhất.

4

Lễ hội Nàng Hai là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Tày, Việt

Bắc, là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo Theo đúng tên gọi là:

"Mời Nàng Hai (mời Nàng Trăng) xuống hạ giới để giao lưu cùng với con

người.Với nhiều hình thức khác nhau, đó là: Lễ mời "Nàng Hai" được

gắn với các lễ Then như: Lẩu Then, Cống Sử, Kỳ Em và tổ chức vào các

đêm trăng mùa thu với các trò chơi phong phú như: Hát lượn Hai, bói

việc sản xuất, tình duyên

Trang 13

Lễ hội rước Đất, rước Nước là một lễ hội của đồng bào dân tộc Tày,

diễn ra vào từ ngày 11 đến hết ngày 16 tháng Giêng âm lịch, để cầu xin

Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu mỡ, cầu cho nguồn nước

không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ quanh năm.

3.3.Nghệ thuật

Người Tày có vốn dân ca, dân vũ rất phong phú Các điệu múa tập

thể phản ánh đời sống lao động như múa lấy nước, múa làm cỏ, múa

then…Dân ca của người Tày gồm nhiều thể loại: Hát giao duyên của

thanh niên nam nữ có lượn và cọi Lượn gồm: Lượn mời trầu, mời nước,

mừng vào nhà mới, mừng hoa, mừng bản, mừng thuyền… Cọi có cọi cây

đa, cọi đối đáp, cọi ví… Trong đám cưới có hát quan làng Trong các nghi

lễ thờ cúng gia đình, cộng đồng làng bản có hát then Then là thể loại dân

ca đặc sắc, mang đậm màu sắc tín ngưỡng của dân tộc Tày ở một số tỉnh

miền núi phía Bắc, trong đó có Tuyên Quang. Trong quan niệm dân gian,

“Then” có nghĩa là “Trời” Đó vừa là một nghi lễ không thể thiếu trong

đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái vừa là một loại hình diễn

xướng dân gian, tích hợp nhiều bộ môn nghệ thuật: văn học, âm nhạc,

múa…

Trang 14

3.4.Một số giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa

và truyền thống của con người Tày trong điều kiện hiện nay.

Hiện nay, cùng với sự phát triển, đi lên của đời sống xã hội, ở nhiều

5

nơi, nét văn hóa truyền thống của người Tày đang dần bị mai một

Nhiều địa phương, bà con đã không còn giữ được những nét đẹp văn hóa

vốn có của dân tộc mình Do vậy, việc lưu giữ, phát huy những nét đặc sắc

trong văn học, nghệ thuật và tri thức dân gian người Tày là việc rất cần

thiết Nếu nhận thức được đầy đủ, rõ ràng giá trị và cơ hội phát triển du

lịch từ tài nguyên di sản văn hóa các dân tộc, chúng ta sẽ có định hướng

đúng đắn nhằm quy hoạch một cách phù hợp trên nguyên tắc vừa bảo tồn

tối đa các yếu tố trong văn hóa truyền thống, vừa đáp ứng được các nhu

cầu của du khách Việc làm đó vừa phát huy được những giá trị di sản văn

hóa, đồng thời góp phần phát triển du lịch, cải thiện và nâng cao đời sống

cho Nhân dân Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả,

cần tập trung vào một số công việc sau: Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo

tồn di sản, Đầu tư cho cơ sở vật chất, Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản

Trang 15

KẾT LUẬN

Dân tộc Tày là một trong những dân tộc có bề dày văn hóa

và lịch sử phong phú trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Với những

giá trị truyền thống như ngôn ngữ, trang phục, âm nhạc, ẩm thực và tín

ngưỡng, người Tày đã góp phần làm giàu thêm bức tranh đa sắc của văn

hóa Việt Nam Đồng thời, lối sống gắn bó với thiên nhiên và tinh thần

cộng đồng của họ cũng thể hiện một cách sống hài hòa và bền vững đáng

học hỏi Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc gìn giữ và phát huy

bản sắc văn hóa của dân tộc Tày không chỉ là trách nhiệm của riêng họ,

mà còn là trách nhiệm chung của cả xã hội Đây chính là cách để tôn vinh

giá trị của sự đa dạng văn hóa và đảm bảo rằng những di sản quý báu này

sẽ tiếp tục truyền lại cho thế hệ mai sau Bạn có thể tùy chỉnh kết luận

này dựa trên nội dung chi tiết của bài tiểu luận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

6

I.ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC TÀY

1.1.Dân số và địa bà cư trú : Wikipedia ( xem tại đây )

Trang 16

1.2.Ngôn ngữ và chữ viết : Báo Cao Bằng Điện tử ( xem tại đây )

1.3.Đời sống văn hóa và xã hội : Topas Ecolodge ( xem tại đây )

II.VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI TÀY

2.1.Ẩm thực : ( xem tại đây )

2.2.Nhà cửa : ( xem tại đây )

2.3.Trang phục : ( xem tại đây )

III.VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI TÀY

3.1.Một số tục lệ trong trong chu kỳ đời người : ( xem tại đây ),( xem tại

đây )

3.2.Lễ hội dân gian : Lễ hội Tồng ( xem tại đây ),Lễ hội Nàng Hai ( xem

tại đây ),Lễ hội Rước Đất Rước Nước ( xem tại đây )

3.3.Nghệ thuật : ( xem tại đây )

Trang 17

HẾT

Ngày đăng: 02/12/2024, 20:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w