1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn học xã hội học giáo dục Đề tài một số vấn Đề bất bình Đẳng về cơ hội học tập của trẻ em trong giáo dục tiểu học tại tp hồ chí minh

21 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Vấn Đề Bất Bình Đẳng Về Cơ Hội Học Tập Của Trẻ Em Trong Giáo Dục Tiểu Học Tại TP Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Minh Thiện, Nguyễn Bạch Dương, Nguyễn Lê Anh Thơ, Lê Ly Yến Ngọc
Người hướng dẫn TS. Bùi Nhựt Phong
Trường học Trường Đại Học Mở TP.HCM
Chuyên ngành Xã Hội Học Giáo Dục
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 117,71 KB

Nội dung

Chính những thách thức trong việc đảm bảo bình đẳng cơ hội học tập của trẻ emtrong giáo dục đã thôi thúc nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài "Một số vấn đề bất bìnhđẳng về cơ hội học tập của

Trang 1

ĐỀ TÀI: Một số vấn đề bất bình đẳng về cơ hội học tập của trẻ em

trong giáo dục tiểu học tại TP Hồ Chí Minh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng tôi xin được phép gửi lời cảm ơn đến giảng viên phụ trách môn Xãhội học giáo dục là thầy Bùi Nhựt Phong Trong học kỳ vừa qua thầy đã giúp nhómchúng tôi trau dồi thêm những kiến thức học tập mới và cũng như hướng dẫn sinhviên trong quá trình thực hành nghiên cứu Chúng tôi cảm ơn thầy Phong đã cùngđồng hành với nhóm trong suốt học kỳ này, vì nhờ có những kiến thức mà thầy đãtruyền tải vào mỗi buổi học nên chúng tôi đã có cơ hội tìm hiểu và tiếp thu đượcnhiều hơn về các vấn đề có liên quan đến Xã hội học giáo dục mà chúng tôi có thể sẽgặp phải trong tương lai Thông qua bài tiểu luận này, chúng tôi xin phép được trìnhbày những gì mà nhóm đã tìm hiểu và tiếp thu về “Vấn đề bất bình đẳng về cơ hội họctập của trẻ em trong giáo dục tiểu học tại TP Hồ Chí Minh” Vì còn nhiều hạn chế nênbài tiểu luận của nhóm chúng tôi có thể sẽ còn nhiều thiếu sót Chúng tôi rất mongnhận được ý kiến đóng góp từ thầy để có thể tiến bộ hơn trong các bài tiểu luận hoặccác báo cáo nghiên cứu sau này

Xin chân thành cảm ơn thầy!

Trang 3

Mục Lục

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3

2.1 Các thuật ngữ: 3

2.2 Các công trình nghiên cứu: 4

3 Mục tiêu nghiên cứu 6

3.1 Mục tiêu tổng quát 6

3.2 Mục tiêu cụ thể 6

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu 7

4.2 Khách thể nghiên cứu 8

4.3 Phạm vi nghiên cứu 8

5 Các khái niệm trong nghiên cứu 8

6 Cơ sở lý thuyết của đề tài 8

7 Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu 10

7.1 Phương pháp luận 10

7.2 Phương pháp định tính 11

7.3 Kỹ thuật 11

8 Ý nghĩa của đề tài 11

8.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài 11

8.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 12

9 Giả thuyết và mô hình phân tích 12

9.1 Giả thuyết nghiên cứu 12

9.2 Mô hình phân tích 13

II: PHẦN TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 15

Chương 1: Nguyên nhân và các yếu tố tác động gây ra vấn đề bất bình đẳng về cơ hội học tập của trẻ em trong giáo dục tiểu học 15

1 Nguyên nhân từ phía gia đình 15

2 Nguyên nhân từ phía nhà trường 16

Trang 4

3 Nguyên nhân từ phía xã hội 16

Chương 2: Kết luận 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 5

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục có một vị trí trong yếu trong sự phát triển của nước nhà, vì thế giáo dụcluôn được dành sự ưu tiên hàng đầu, quan tâm đặc biệt từ Nhà nước “Phát triển giáodục là quốc sách hàng đầu” Giáo dục là nền tảng của sự phát triển bền vững, quyếtđịnh tương lai của dân tộc, của đất nước; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai;giáo dục vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển của xã hội Tuy nhiên, bêncạnh những ưu ái, tiến bộ cũng như thành tựu tích cực nhận được, hệ thống giáo dụcViệt Nam vẫn có những hạn chế chưa thể khắc phục toàn diện, điều này làm ảnhhưởng đến quyền lợi của nhiều trẻ em nhỏ còn khó khăn khi nghĩ đến quyết định đihọc

Chính những thách thức trong việc đảm bảo bình đẳng cơ hội học tập của trẻ emtrong giáo dục đã thôi thúc nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài "Một số vấn đề bất bìnhđẳng về cơ hội học tập của trẻ em trong giáo dục tiểu học tại TP Hồ Chí Minh" Đề tàinày không chỉ giúp làm sáng tỏ những khó khăn mà các em nhỏ phải đối mặt để tiếpcận với giáo dục tiểu học nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề còn tồn tại tronggiáo dục, mà còn phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng không đáng có trong hệthống giáo dục Việt Nam hiện nay Đồng thời, chúng tôi mong muốn đề xuất nhữnggiải pháp cải cách hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần vào sựnghiệp phát triển bền vững của đất nước

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Các thuật ngữ:

Khi nói tới bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục là sự bình đẳng giữa các cánhân, các nhóm người về điều kiện, cơ hội và quyền lợi trong việc được tiếp cận giáodục mà không phân biệt về giới tính, dân tộc, tôn giáo hay địa vị xã hội hoặc bất kỳyếu tố nào khác

Bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục, là sự phân chia không đồng đều về cơhội tiếp cận và hưởng thụ giáo dục chất lượng giữa các nhóm đối tượng khác nhau

Trang 6

trong xã hội Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cá nhân và sựcông bằng trong giáo dục

Cụ thể hơn về bất bình đẳng về cơ hội học tập của trẻ em trong giáo dục tiểu học,

là sự phân chia không đồng đều về khả năng tiếp cận và hưởng thụ giáo dục tiểu họcchất lượng giữa các nhóm trẻ em khác nhau trong xã hội Đây là một vấn đề nhứcnhối trong xã hội hiện nay, mang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ

em và sự công bằng trong giáo dục Bất bình đẳng về cơ hội học tập có thể xuất phát

từ nhiều nguyên nhân khác nhau Điều này bao gồm yếu tố kinh tế, xã hội, tôn giáo,vùng miền, dân tộc, giới tính,v.v Trẻ em từ các gia đình có điều kiện kinh tế kém,không có điều kiện học tập tốt, hoặc đối mặt với áp lực gia đình có thể đang gặp khókhăn trong việc tiếp cận giáo dục tiểu học

2.2 Các công trình nghiên cứu:

Nghiên cứu giáo dục “So sánh mô hình Giáo dục tiểu học Nhật Bản và Giáo dụctiểu học Việt Nam” của tác giả Phạm Thanh Tâm – Viện Khoa học Giáo dục ViệtNam (2021) Trong quá trình phát triển Chương trình giáo dục phổ thông của ViệtNam, để xác định được những định hướng, quan điểm và nội dung đổi mới phù hợpvới thực tiễn Việt Nam, đồng thời cập nhật với xu thế giáo dục hiện đại trên thế giới,rất cần tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt cần lựa chọn được những quốc gia tiêubiểu, có những điều kiện khá tương đồng với Việt Nam đã đạt được những kết quảcao trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông để tiến hành nghiên cứu, phântích, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Do vậy, việc nghiên cứu môhình giáo dục của các nước có nền giáo dục tiên tiến là một việc làm cần thiết nhằmtìm ra những điểm ưu việt để tham khảo, vận dụng trong việc đổi mới giáo dục ở ViệtNam Đặc biệt, tiểu học là cấp học đầu tiên có tầm quan trọng trong việc hình thànhnhân cách của mỗi con người, đặt nền móng vững chắc cho các cấp học tiếp theo.Việc nghiên cứu mô hình giáo dục tiên tiến của các nước mà Nhật Bản là một điểnhình sẽ góp phần đổi mới thành công, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, tạo nềntảng vững chắc trong việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh có

ý nghĩa hết sức quan trọng

Trang 7

Nghiên cứu "Bất bình đẳng về giáo dục tiểu học ở Việt Nam: Phân tích theo khuvực, hộ nghèo và dân tộc" của tác giả Lê Thị Phương Lan (2018) Nghiên cứu này sửdụng dữ liệu từ Khảo sát Dữ liệu Hộ gia đình Việt Nam năm 2014 để phân tích mức

độ bất bình đẳng về giáo dục tiểu học ở Việt Nam theo khu vực, hộ nghèo và dân tộc.Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em ở khu vực nông thôn, trẻ em thuộc hộ nghèo vàtrẻ em dân tộc thiểu số có tỷ lệ học cao hơn và điểm thi thấp hơn so với trẻ em ở khuvực thành thị, trẻ em thuộc hộ không nghèo và trẻ em Kinh

Luận văn thạc sĩ của tác giả Trịnh Thị Tố Trinh – Đại học Đà Nẵng về đề tài

“Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hòa Vang – TP Đà Nẵng (2016).Luận văn dựa trên một cuộc nghiên cứu nhỏ của tác giả với phạm vi trên huyện HòaVang TP Đà Nẵng, đối tượng là các nhân tố tác động đến tình trạng trẻ em bỏ học ởhuyện Hòa Vang, Đà Nẵng Theo báo cáo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LiênHợp quốc thì Việt Nam, năm 2009 đã đạt được ti lệ trẻ em nhập học tiểu học là 97%.Riêng, Đà Nẵng đạt 100% theo báo cáo 6 tháng cuối năm 2014 của thành phố Thếnhưng, theo “Báo cáo giám sát toàn cầu Giáo dục cho mọi người năm 2008” thì ViệtNam nằm trong số 10 quốc gia có tỉ lệ trẻ em bỏ học cao nhất trên thế giới Trongluận văn này, tác giả nhấn mạnh vấn đề là “Tại sao trẻ em lại bỏ học khi chưa hoànthành cấp bậc học trung học cơ sở và trung học phổ thông”, có nghĩa là trẻ em cũng

đã được tiếp cận giáo dục tiểu học nhưng sau đó lại bỏ học Kết quả mà luận văn nàymang lại đó là nghiên cứu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trẻ em tiếp cậngiáo dục và nguyên nhân vì sao trẻ em bỏ học, đồng thời đề xuất các biện pháp cầnthiết

Nghiên cứu "Chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam: Một so sánh giữa cáctrường công lập và tư thục" của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2020) Nghiên cứu này

so sánh chất lượng giáo dục tiểu học ở các trường công lập và tư thục ở Việt Nam.Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh học tại các trường tư thục có điểm thi cao hơn

và tỷ lệ học thấp hơn so với học sinh học tại các trường công lập

Trang 8

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài này là tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề dẫnđến bất bình đẳng về cơ hội học tập của trẻ em theo học giáo dục tiểu học trên địa bànTP.HCM để từ đó nêu ra các hình thức bất bình đẳng về cơ hội học tập mà trẻ emtrong giáo dục tiểu học đang gặp phải, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm giảmthiểu vấn đề này cho trẻ em bậc giáo dục tiểu học

3.2.1 Những ảnh hưởng của bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ

em trong giáo dục tiểu học (hậu quả)

Bậc giáo dục tiểu học là bậc giáo dục đầu tiên mà trẻ em được tiếp cận, việc bất bìnhđẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em trong giáo dục tiểu học có thể dẫn tới việctrẻ em sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển tri thức, kỹ năng và năng lực đầu tiên từ nhà trườngcho bản thân Điều này ảnh hưởng đến khả năng học tập cao hơn của trẻ em (khônghoàn thành cấp học tiểu học cũng sẽ không thể theo học cấp THCS, THPT), khi đó trẻ

sẽ dễ bị bóc lột sức lao động do đi làm sớm Nhìn xa hơn, vấn đề này cũng có thểkhiến trẻ em dễ sa các vấn đề xã hội như tội phạm, tệ nạn xã hội, bất ổn an ninh xãhội,…

Trang 9

3.2.2 Những giải pháp giúp giảm thiểu vấn đề bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận

giáo dục của trẻ em trong giáo dục tiểu học

1 Giải pháp từ gia đình: Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của trẻ em, do

đó khi có con các bậc phụ huynh cần đảm bảo có đầy đủ kiến thức về nuôi dạy con cái

để con được tiếp cận giáo dục đầy đủ, đặc biệt trong bậc giáo dục tiểu học Cha mẹcần hỗ trợ con em trong học tập như hướng dẫn con em học bài, kiểm tra bài tập, giảiđáp thắc mắc và đồng hành cùng con trong quá trình học tập vì trẻ em trong độ tuổinày thường có xu hướng ham chơi, không chú trọng việc học hoặc không nhận thứcđược tầm quan trọng của học tập Đồng thời, cần tạo môi trường học tập cho con emnhư có chỗ học tập riêng, trang bị sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ để đi học và phốihợp chặt chẽ với nhà trường để theo dõi việc học tập của con cái, kịp thời phát hiện vàuốn nắn những sai lầm của con

2 Giải pháp từ nhà trường: Nên đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạyhọc, nếu không tốt nhất thì cũng phải đảm bảo rằng môi trường học tập tối thiểu phải

có bàn học, bảng, phấn,… đảm bảo môi trường học tập thoải mái thì quá trình tiếpcận giáo dục cũng sẽ tốt hơn Chương trình học hiện nay đối với độ tuổi tiểu học độingũ giáo viên cho các trường tiểu học

3 Giải pháp từ Nhà nước: Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng củagiáo dục, khi đó trẻ em cũng sẽ được phụ huynh quan tâm hơn về vấn đề đi học Đồngthời cần tăng đầu tư cho giáo dục tiểu học, đặc biệt là ở các khu vực khó khăn, để cảithiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và chất lượng giáo dục

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Một số vấn đề bất bình đẳng về cơ hội học tập của trẻ em trong giáo dục tiểu họctại TP Hồ Chí Minh (chẳng hạn như trẻ em nam và trẻ em nữ không được tiếp cậngiáo dục tiểu học như nhau, trẻ em nông thôn và thành thị không được tiếp cận giáodục tiểu học như nhau,…)

Trang 10

5 Các khái niệm trong nghiên cứu

Khái niệm vấn đề: Là một tình huống hoặc hiện tượng mà con người nhận thức

được nó là một sự bất cập, mâu thuẫn, khó khăn, thách thức cần được giải quyết Vấn

đề có thể xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, vănhóa, giáo dục đến khoa học kỹ thuật, môi trường, v v

Khái niệm bất bình đẳng: Là sự phân chia không đồng đều, không ngang bằng

nhau về các cơ hội hoặc các lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm

xã hội hoặc trong nhiều nhóm xã hội Bất bình đẳng có thể thể hiện ở nhiều lĩnh vựckhác nhau như kinh tế, thu nhập, giáo dục, y tế, quyền lực,

Khái niệm giáo dục: Theo Từ điển Bách khoa, giáo dục là “quá trình đào tạo conngười một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội,tham gia lao động sản xuất, được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnhhội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người”

Khái niệm trẻ em: Theo điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: Trẻ em là ngườidưới 16 tuổi Các luật và văn bản hướng dẫn khác phải quy định thống nhất với Luậtnày để thực thi thuận lợi

6 Cơ sở lý thuyết của đề tài

Thuyết cấu trúc - chức năng:

Trang 11

Lý thuyết cấu trúc chức năng là một trong những quan điểm lý thuyết quan trọngtrong xã hội học giáo dục, thuyết này giúp giải thích vai trò và chức năng của giáodục trong xã hội Theo lý thuyết này, xã hội được ví như một cơ thể sống, với mỗi bộphận (như giáo dục), đều có những chức năng riêng biệt góp phần duy trì sự ổn định

và phát triển của xã hội Theo thuyết cấu trúc – chức năng, khi chức năng thay đổi thìcấu trúc thay đổi và ngược lại cấu trúc thay đổi thì chức năng cũng biến đổi Chẳnghạn như khi chúng tôi bắt đầu nghiên cứu về các vấn đề dẫn đến sự bất bình đẳng về

cơ hội học tập của trẻ em tiểu học trong giáo dục, chúng tôi cần bắt đầu phân tích vaitrò của hệ thống giáo dục, liệu có phải sự chênh lệch trong nguồn lực đầu tư cho cáctrường học ở khu vực khác nhau có thể dẫn đến chất lượng giáo dục không đồng đều?

Ví dụ như, trường học ở khu vực thành phố thường được đầu tư nhiều hơn về cơ sởvật chất, trang thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên, so với trường học ở khu vựcnông thôn và từ đó khiến cho giáo dục tại các trường học tại nông thôn không pháttriển được, hệ thống giáo dục tại nông thôn ít được chú trọng cũng sẽ khiến trẻ emtiếp thu nền giáo dục không tốt

Thuyết mâu thuẫn:

Thuyết mâu thuẫn còn được gọi là thuyết xung đột, bắt nguồn từ các tác phẩm kinhđiển của chủ nghĩa Mác – Lê nin Theo thuyết mâu thuẫn trong nghiên cứu về giáodục, bản chất của sự vật, hiện tượng luôn bộc lộ và phát triển trong mối liên hệ, quan

hệ với nhau Do đó, cần xem xét giáo dục trong mối quan hệ với xã hội và con người.Thuyết mâu thuẫn được vận dụng vào nghiên cứu cấu trúc phân tầng xã hội và nhất là

sự bất bình đẳng xã hội của giáo dục Theo thuyết mâu thuẫn, giáo dục phản ánh tìnhtrạng bất bình đẳng xã hội và chứa đựng các yếu tố gây ra bất bình đẳng xã hội Do

đó, một mặt phải thiết kế và tổ chức quá trình giáo dục theo nguyên tắc công bằng vàbình đẳng xã hội, mặt khác phải tìm cách nâng cao công bằng và bình đẳng xã hội ởbên ngoài nhà trường Do đó, liên kết thuyết mâu thuẫn với đề tài “Bất bình đẳng về

cơ hội học tập của trẻ em trong giáo dục tiểu học” mà chúng tôi nghiên cứu, thuyếtmâu thuẫn cũng cho thấy rằng giáo dục không chỉ là nguyên nhân mà còn là hệ quảcủa bất bình đẳng xã hội Một nền giáo dục không bình đẳng có thể góp phần duy trì

và củng cố các tầng lớp xã hội hiện có Ví dụ, trẻ em từ các gia đình giàu có có nhiều

Trang 12

khả năng thành công hơn trong học tập và đạt được vị trí cao trong xã hội, trong khitrẻ em từ các gia đình nghèo khó có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thoát khỏivòng xoáy đói nghèo.

Thuyết tương tác:

Thuyết tương tác hay tương tác luận được phát triển mạnh ở trường Đại học Chicagovào những năm 1930 – 1940 và nhiều đại diện tiêu biểu khác phát triển thuyết này.Theo thuyết này, xã hội là tập hợp các mối tương tác xã hội và các cá nhân đangtương tác Áp dụng thuyết này trong nghiên cứu xã hội học giáo dục, thuyết này chorằng giáo dục là một hệ thống các mối tương tác trong đó quan trọng nhất là tương tácgiữa thầy và trò Giáo dục là một quá trình tương tác trong đó thầy cô giáo tạo ranhững giá trị, những ý nghĩa và những khuôn mẫu hành vi cần thiết ở người học.Bằng cách áp dụng thuyết tương tác vào nghiên cứu về giáo dục, chúng ta có thể hiểu

rõ hơn về vấn đề bất bình đẳng về cơ hội học tập của trẻ em trong giáo dục tiểu học

Có thể dùng thuyết này giải thích cho đề tài chúng tôi nghiên cứu, chẳng hạn như đốivới mối quan hệ thầy – trò trong giáo dục, có thể có sự khác biệt trong tương tác như

là trẻ em từ các gia đình giàu có và nghèo khó có thể có kinh nghiệm tương tác khácnhau với giáo viên Ví dụ, trẻ em từ các gia đình giàu có có thể được cha mẹ khuyếnkhích tương tác thường xuyên với giáo viên, đặt câu hỏi và tham gia tích cực vào lớphọc Ngược lại, trẻ em từ các gia đình nghèo khó có thể ít được khuyến khích thamgia vào lớp học và có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp với giáo viên

7 Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận

Phương pháp luận là phương pháp lý luận, chứng minh nghiên cứu thông qua hệthống các lý thuyết đã có sẵn Để nghiên cứu các vấn đề trong xã hội học giáo dục,cần dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

về vị trí, vai trò của giáo dục trong xã hội Các hệ thống lý thuyết xã hội như mâuthuẫn luận, chức năng luận, tương tác luận, thuyết phê phán, lý thuyết giới có chứcnăng tạo ra những phương pháp luận cho nghiên cứu xã hội học giáo dục

Ngày đăng: 02/12/2024, 20:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w