1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tập thực hành cấu kiện Điện tử

56 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 4,74 MB

Nội dung

- Nếu khắc độ trên màn hình không được chiếu sáng thì điều chỉnh nút SCALE.. - Nếu các ký tự trên màn hình không hiển thị được thì vặn nút READOUT đến khi quan sát được.. Nếu tín hiệu đo

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ

TRUYỀN THÔNG VIỆT - HÀN

KHOA: KỸ THUẬT MÁY TÍNH VÀ ĐIỆN TỬ

TẬP THỰC HÀNHMôn học: Cấu kiện điện tử

Mã môn học:

Số tín chỉ thực hành: 1 TC

Trang 2

3 Giữ trực tự và im lặng trong lớp, không làm việc riêng, không được ra vào phòng tùy tiện.

4 Sinh viên phải đi thực hành đúng lớp, đúng phòng đã được phân theo lịch thực hành.

5 Sinh viên không được phá phách, di dời và tháo gỡ các tài sản có trong phòng thực hành, không được điều chỉnh máy móc khi không được sự cho phép của giảng viên hướng dẫn.

6 Nghiêm cấm mang các chất gây cháy nổ, hàng quốc cấm vào phòng thực hành.

7 Tuyệt đối tuân thủ các nội quy phòng thực hành và nội quy của nhà trường.

8 Thực hiện đúng quy định an toàn trong quá trình làm.

Trang 3

BÀI 1 GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐƯỢC DÙNG TRONG

QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH

A MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:

1 MỤC ĐÍCH:

- Sinh viên nắm vững các quy định của phòng thực hành

- Sinh viên nắm vững quy định về an toàn trong lúc thực hành

- Nắm vững lý thuyết và thực hành các thiết bị được sử dụng trong quá trình thực hành

- Sinh viên sử dụng được các thiết bị được giới thiệu

2 Yêu cầu:

- Thực hiện đúng quy định của phòng thực hành

- Thực hiện đúng an toàn trong quá trình thực hành

- Thực thực đúng trình tự thực hành

B THIẾT BỊ

- Thiết bị thực hành mạch điện tử AT-102

- Máy hiện sóng oscilloscope SS-7810A

- Đồng hồ vạn năng (VOM)

C CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

Tập thực hành: Cấu kiện điện tử

Trang 1

Trang 4

1 Công dụng:

SS-7810 là loại hiện sóng 3 kênh dùng để nghiên cứu dạng tín hiệu quan sát bằngmắt, trong dải tần số từ 0 đến 100 MHz, đo biên độ và tần số của tín hiện theo thang mànhình và theo phương pháp hiển thị số

Tín hiệu cần đo có thể là DC (max ±400V) hoặc AC (không vượt quá 400VAC đỉnh)

Trước khi sử dụng máy SS-7810A để đo ta cần thực hiện các bước sau:

- Nối đất an toàn cho máy

- Kiểm tra dây nguồn AC nối với ổ cắm điện, kiểm tra công tắt nguồn ở vị trí ON chưa

- Nếu không thấy điểm sáng trên màn hình thì vặn INTEN theo chiều kim đồng hồ đến khi quan sát được

- Đặt SWEEP MODE ở vị trí AUTO

- Nếu khắc độ trên màn hình không được chiếu sáng thì điều chỉnh nút SCALE

- Nếu các ký tự trên màn hình không hiển thị được thì vặn nút READOUT đến khi quan sát được

- Điều chỉnh nút FOCUS để độ hội tụ các đường quét và ký tự tốt hơn

- Khi cần đo với kênh nào thì kênh đó phải ở vị trí ON

Nếu tín hiệu đo được hiển thị trên màn hình không rõ ràng thì vặn núm điều chỉnh [V/vạch] và núm điều chỉnh tỷ lệ quét [ns,ms/vạch] để có tỷ lệ lệch đứng và lệch ngang phùhợp

Trang 5

Thành phần chính trên màn hình sẽ được hiển thị như sau:

Mức khởi động A

Mức khởi động B

Thời gian giữ chậm

Đấunối

CH

3 Tỉlệ uĐấ

nối

Giảnquét

Giới hạnbăng tần

Ví dụ cụ thể màn hình hiển thị:

Trang 6

2.1 Hiển Thị Đường Quét:

+ Xoay núm INTEN để điều chỉnh độ sáng đường quét

+ Ấn INTEN để nén (co) tỉ lệ quét đứng và ngang vào tâm màn hình

+ Xoay núm READOUT để điều chỉnh độ sáng các ký tự Ấn ON/OF để cho hiển thịhoặc tắt hiển thị các ký tự

+ FOCUS để điều chỉnh độ hội tụ của đường quét và các ký tự

+ SCALE điều chỉnh đèn chiếu sáng vạch khắc độ

Sử dụng để di chuyển hình sóng cho thuận lợi quan sát, hoặc khi so sánh 2 hay 3 hình sóng bằng cách đặt các hình sóng lên nhau Cách điều chỉnh:

+ Xoay ▲POSITION▼để dịch chuyển tín hiệu theo trục đứng theo từng kênh tương ứng+ Xoay ◄POSITION◄ để dịch chuyển tín hiệu theo trục ngang ở tất cả các kênh Hiệu chỉnh tinh khi ấn FINE và đèn chỉ thị sáng

2.3.1 Kênh CH1, CH2

Trang 7

+ Khi làm việc với kênh nào thì ấn nút ON/OFF của kênh đó ở chế độ ON.

+ Chọn loại tín hiệu đầu vào cho mỗi kênh bằng nút ấn DC/AC

+ Nếu cần cộng hoặc trừ tín hiệu 2 kênh CH1, CH2 thì ấn ADD CH1+CH2 trên kênhCH1 ( nếu “-“ thì ấn ADD CH1+CH2 trên kênh CH1 và INV trên kênh CH2

+ Xoay núm VOLTS/DIV của CH1 để chọn hệ số lệch kênh đứng từ 2mV đến5V/vạch (theo tỉ lệ 1-2-5)

2.3.2 Kênh CH3:

+ Ấn nút 50mV-100mV-500mV để chọn 1 trong 3 tỉ lệ lệch kênh CH3, khi này khôngthể hiệu chỉnh thay đổi tinh liên tục được

Ấn GND dấu “đất” sẽ hiển thị cạnh số chỉ tỉ lệ lệch đứng ở góc trái phía dưới mànhình, khi này đầu vào bộ khuếch đaị lệch đứng được nối đất, đường quét ngang trùng vớithế đất Kênh CH3 không có chế độ đầu vào nối đất

2.4.2 Chế độ đầu vào nối xoay chiều AC hoặc một chiều DC:

Nhả nút ấn GND, ấn DC/AC để chọn đầu vào DC hoặc AC Ở chế độ DC cả thànhphần một chiều và xoay chiều của tín hiệu đầu vào được hiển thị trên màn hình, còn ở chế

độ AC chỉ có thành phần xoay chiều của tín hiêụ được hiển thị trên màn hình

Chế độ ALT hoặc CHOP được sử dụng khi đồng thời có 2 hoặc 3 kênh cùng hiểnthị tín hiệu để tránh ảnh hưởng lẫn nhau

+ Nối các kênh cần hiển thị CH1, CH2, CH3

+ Ấn ALT /CHOP chọn chế độ ALT hoặc CHOP (đèn sáng)

+ Chế độ ALT: 2 hoặc 3 tín hiệu đầu vào được quét lần lượt, chế độ này được sử dụng khi các tín hiệu cần quan sát có tần số cao

+ Chế độ CHOP: 2 hoặc 3 tín hiêu đầu vào được quét lần lượt với tần số 555kHz, chế độ này được sử dụng khi các tín hiệu cần quan sát có tần số thấp

2.6.1 Chọn Tỉ Lệ Quét

Trang 8

+ Xoay TIME/DIV để chọn tỉ lệ quét ngang, khi này tín hiệu được kéo ra hoặc co lại so với điểm đầu đường quét.

+ Chọn chế độ điều chỉnh tinh (chính xác) tỉ lệ đường quét ngang bằng cách ấn nút TIME/DIV sau đấy xoay theo chiều mong muốn, chế độ này chỉ sử dụng cho quét A Khi vượt quá giới hạn max, min của tỉ lệ quét sẽ hiển thị “VAR LIMIT”

2.6.2 Chế Độ Kéo Giãn Tia Quét Ngang

Ở chế độ này tỉ lệ (tốc độ) đường quét tăng 10 lần tính từ tâm màn hình

+ Đặt vị trí của phần tín hiệu cần kéo giãn vào tâm màn hình (phần có nét đậm trên màn hình)

+ Ấn MAG×10 , khi này tỉ lệ quét tăng 10 lần và tín hiệu được kéo giãn về 2 phía tính từ tâm màn hình, MAG hiển thị góc dưới bên phải màn hình

Có 3 chế độ quét : quét tự động AUTO ,quét đợi NORM, quét đơn SINGLE.+ Chế độ AUTO Khi điều chỉnh mức khởi động sẽ đạt được sự ổn định của hình:

ảnh tín hiệu, khi đó đèn TRIG D sáng

+ Chế độ NORM : Ở chế độ này khi không có tín hiệu khởi động hoặc tín hiệu vào sẽkhông tồn tại đường quét Đường quét chỉ xuất hiện khi nguồn khởi động là CH1hoặc CH2 đồng thời đầu vào tương ứng cũng được nối GND

+ Chế độ quét đơn SGL/RST: Chọn chế độ quét đơn khi ấn SGL/RST trên SWEEPMODE, đèn trên SGL/RST sáng Đường quét chỉ có tác dụng một lần khi tín hiệukhởi động được tạo ra, để tạo quét đơn tiếp theo khác ấn SGL/RST trở lại

Trang 9

2.8 Chế độ đo con trỏ

Thiết bị dùng chế độ con trỏ để đo độ lệch thời gian, tần số (∆t, 1/∆t) và độ lệch điện áp ∆V, chế độ đếm để đo tần số

+ Ấn ∆V-∆t-OFF để chọn chế độ đo ∆V hoặc∆t

+ Xoay núm FUNCTION để hiệu chỉnh chính xác (hiệu chỉnh tinh) vị trí các con trỏ.+ Ấn núm FUNCTION để hiệu chỉnh sơ bộ (hiệu chỉnh thô) vị trí các con trỏ.+ Khi ấn TCK/INDEX dấu “ │ “ thể hiện con trỏ có thể di chuyển được sẽ chuyển từ con trỏ này sang con trỏ khác hoặc cả 2 đều di chuyển được

2.8.1 Đo Độ Lệch Thời Gian ∆t và Tần Số 1/∆t Bằng Con Trỏ

+ Ấn nút ấn ∆V-∆T-OFF để chọn chế độ ∆t, con trỏ H1 và H2 xuất hiện trên hiện sóng, chế độ con trỏ được hiển thị trên vị trí hiển thị chức năng f : V -C1(C2, TRACK).+ Kết quả đo độ lệch thời gian ∆t, tần số 1/∆t được hiển thị ở góc dưới phía trái màn hình

+ Di chuyển các con trỏ đến điểm cần đo Dấu “│” ở đầu con trỏ thể hiện con trỏ đó

có thể di chuyển được

+ Xoay hoặc ấn núm FUNCTION để di chuyển con trỏ có dấu “│” đến vị trí cần đo.+ Thoát khỏi chế độ con trỏ chọn OFF khi ấn ∆V -∆T-OFF

2.8.2 Đo Độ Lệch Điện Áp Bằng Con Trỏ

Cách đo như đo độ lệch thời gian, chỉ khác con trỏ ở chế độ này song song với trục ngang (trục X):

+ Ấn ∆V-∆t-OFF để chọn đo ∆V, khi này 2 con trỏ được hiển thị

+ Ấn TCK/INDEX để chọn con trỏ cần di chuyển

+ Di chuyển con trỏ đến vị trí cần đo, sau đó thực hiện đo

+ Giá trị đo được hiển thị tại góc trái phía dưới màn hình

kênh CH1 và CH2.

Trang 10

II ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG (VOM):

Đồng hồ VOM hiển thị kết quả đo dạng số Đồng hồ VOM hiển thị kết quả đo dạng kim

Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹthuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp

DC, đo điện áp AC và đo dòng điện

Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sựphóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở khángthấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp

SỬ DỤNG VOM ĐỂ KIỂM TRA MỘT SỐ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

- Phải bảo đảm kim đo ở vị trí số 0 trước mỗi lần đo để tránh việc đọc sai kết quả đo Nếu kim chưa ở vị trí số 0 dùng nút chỉnh kim về số 0 chỉnh lại

- Chọn đúng tầm đo (Range): tầm đo nên được chọn sao cho vừa đủ lớn hơn giá trị cần

đo Chọn tầm quá lớn sẽ gây ra sai số cho phép đo Chọn tầm đo nhỏ hơn giá trị đo có

Trang 11

thể gây hư hỏng khung quay Đối với phép đo chưa biết trước khoảng giá trị nên bắt đầu bằng tầm đo lớn nhất sau đó giảm dần cho phù hợp.

- Chọn đúng thang chia (Scale): tùy theo tầm đo và chức năng đo, chọn thang chia thích hợp để đọc kết quả

- Cực tính: khi đo áp hoặc dòng DC cần chú ý đặt đúng đầu dò dương (que đỏ) vào cực tính dương và đầu dò âm (que đen) vào cực tính âm của mạch đo

- Xoay núm chọn thang đo về chức năng đo điện áp DC (DCV) và chọn tầm đo, thang chia thích hợp

- Tầm đo 0.1V, 10V, 1000V nên chọn thang chia là 0 – 10

- Tầm đo 0.5V, 50V nên chọn thang chia là 0 – 50

- Tầm đo 2.5V, 250V nên chọn thang chia là 0 – 250

Kết quả thực = (Tầm đo * giá trị đọc)/(giá trị lớn nhất của thang chia)

Ví dụ: Chọn tầm đo 0.1V, thang chia 0 – 10, giá trị đọc trên thang chia là 1 thì kết quả

- Tầm đo 1000V nên chọn thang chia là 0 – 10

- Tầm đo 50V nên chọn thang chia là 0 – 50

- Tầm đo 250 nên chọn thang chia là 0 – 250

Kết quả thực = (Tầm đo * giá trị đọc)/(giá trị lớn nhất của thang chia)

- Xoay núm chọn thang đo về chức năng đo dòng DC và chọn tầm đo thích hợp

Lưu ý : VOM chỉ đo dòng DC với giá trị lớn nhất là 250mA.

- Đo dòng DC phải mắc nối tiếp với tải

Trang 12

Đo điện trở

- Xoay núm chọn thang đo về chức năng đo điện trở ( ) và chọn tầm đo, thang chiathích hợp Chức năng đo điện trở có các tầm đo Rx1, Rx10, Rx100, Rx1K, Rx10K và

có thang chia riêng

- Đo điện trở phải đo nguội (không cấp nguồn cho mạch điện) và nên lấy điện trở ra khỏimạch đo để đo chính xác

- Ứng với mỗi tầm đo phải chập 2 que đo và điều chỉnh núm chỉnh 0 để kim chỉ 0  

Giá trị điện trở = giá trị đọc * tầm đo

Ví dụ: Chọn tầm đo Rx10, giá trị đọc là 200 thì giá trị điện trở cần đo là 10*200 = 2K

D NỘI DUNG

1 Tiến trình.

- Bật nguồn AT-102

- Bật nguồn máy hiện sóng SS-7810A

- Nếu không thấy điểm sáng trên màn hình thì vặn INTEN theo chiều kim đồng hồ đến khi quan sát được

- Đặt SWEEP MODE ở vị trí AUTO

- Nếu khắc độ trên màn hình không được chiếu sáng thì điều chỉnh nút SCALE

- Nếu các ký tự trên màn hình không hiển thị được thì vặn nút READOUT đến khi quan sát được

- Điều chỉnh nút FOCUS để độ hội tụ các đường quét và ký tự tốt hơn

- Khi cần đo với kênh nào thì kênh đó phải ở vị trí ON

- Nếu tín hiệu đo được hiển thị trên màn hình không rõ ràng thì vặn núm điều chỉnh [V/vạch] và núm điều chỉnh tỷ lệ quét [ns,ms/vạch] để có tỷ lệ lệch đứng và lệch ngangphù hợp

- Thực hiện đo các đầu ra của bộ nguồn AT-102

- Hiệu chỉnh các thông số của máy hiện sóng để thấy kết quả tốt nhất

- Tiến hành quan sát

Trang 13

2 Ghi nhận kết quả.

Quan sát và ghi lại các kết quả đo được vào các bảng sau

Đo điện áp một chiều cố định:

1 2 Giá trị đo được (V)

-Đo điện áp một chiều thay đổi:

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớnnhất Giá trị nhỏnhất Giá trị lớnnhất

Giá trị danh định

(V)

Giá trị đo được (V)

Đo đầu ra điện áp hình sin

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớnnhất Giá trị nhỏnhất Giá trị lớnnhất

Giá trị danh

Giá trị đo được

Đo đầu ra xung chữ nhật

Điệp áp (V) Tần số (kHz)

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớnnhất Giá trị nhỏnhất Giá trị lớnnhất

Giá trị danh

Giá trị đo được

3 Nhận xét và trả lời câu hỏi.

Đánh giá kết quả đo được, viết nhận xét kết quả đo được so với giá trị danh định

Trang 14

Trang 15

BÀI 2

ĐO GIÁ TRỊ CỦA CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

A MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.

1 Mục tiêu:

Sau khi thực hiện xong bài thực hành này sinh viên có khả năng:

- Biết được hình dạng các linh kiện điện tử thụ động và tích cực

- Đo được giá trị các loại điện trở

- Đọc được giá trị các điện trở qua màu sắc và ký hiệu bên ngoài

- Biết cách xác định các cực và kiểm tra Diode, Led, BJT bằng VOM

- Biết cách kiểm tra tụ điện

2 Yêu cầu:

- Sinh viên nắm được các đọc điện trở

- Sinh viên biết được các xác định chân của các loại transistor và của diode

- Sinh viên nắm được cách kiểm tra tụ điện

- Đo điện trở phải đo nguội (không cấp nguồn cho mạch điện) và nên lấy điện trở rakhỏi mạch đo để đo chính xác

- Ứng với mỗi tầm đo phải chập 2 que đo và điều chỉnh núm chỉnh 0 (núm số 4 trênhình vẽ) để kim chỉ 0 

Trang 16

Giá trị điện trở = giá trị đọc * tầm đo

Dựa vào màu sắc các vòng màu đọc giá trị các loại điện trở

2 Ghi nhận kết quả

Ghi nhận kết quả đo và đọc được vào bảng sau.

Giá trị đọc

Giá trị đo

Sai số

3 Nhận xét và trả lời câu hỏi:

Sinh viên đánh giá kết quả đo được, viết nhận xét kết quả đo được và phần dưới đây

Trang 17

Diode có 2 chân A(Anode) và K(Catode) được xác định như sau:

- Sử dụng VOM giai đo điện trở (x1) đo 2 chân của Diode

- Nếu kim VOM đứng im ở thì Diode đang phân cực ngược (Que đen của VOM (+ của pin) ở chân nào thì chân đó là Catode, chân còn lại là Anode)

- Nếu kim VOM giảm về hướng 0 thì Diode phân cực thuận nên dẫn điện (Que đencủa VOM ở chân nào thì đó là Anode, chân còn lại là Catode)

- Riêng với Led, khi phân cực thuận còn phát ra ánh sáng

- Đảo que đo khi đo Diode hoặc Led mà kim VOM không lên thì Diode bị hư

Đọc ký hiệu giá trị điện áp ghim của Diode Zener

- Ký hiệu được ghi trực tiếp trên thân Zener

Zener có điện áp ghim 5.6V Zener có điện áp ghim 9.1V

b Dùng VOM xác định chân BJT.

- Vặn đồng hồ VOM ở thang đo 1k hoặc100

- Đặt que đo vào một chân cố định, còn que còn lại đảo gữa hai chân còn lại nếu kimlên đều thì ta đảo hai que đo với nhau và đo như trên thì kim không lên thì chân cố định làchân B Ở trường hợp que còn lại đảo gữa hai chân còn lại nếu kim lên đều, que ở chân cốđịnh là que đen thì BJT loại NPN, nếu que đỏ ở chân cố định thì đó là loại PNP

- Nếu là BJT(NPN):

+ Đặt hai que đo vào hai chân còn lại (Không đặt ở chân B), dùng điện trở (hoặc ngóntay) để nối gữa que đen với cực B nếu kim lên thì chân tương ứng với que đen là chân cchân còn lại là chân E Khi kim không lên thi ta đảo ngược que lại và kiểm tra như trên

- Nếu là BJT(PNP):

Trang 18

+ Đặt hai que đo vào hai chân còn lại (Không đặt ở chân B), dùng điện trở (hoặc ngón tay) để nối gữa que đen với cực B nếu kim lên thì chân tương ứng với que đen là chân E chân còn lại là chân C Khi kim không lên thi ta đảo ngược que lại và kiểm tra như trên

c Xác định chân JFET

- Đặt đồng hồ VOM ở thang đo 1k hoặc100

- Đặt que đo vào một chân cố định, còn que còn lại đảo gữa hai chân còn lại nếu kim lên đều thì ta đảo hai que đo với nhau và đo như trên thì kim không lên thì chân cố định là chân G Ở trường hợp que còn lại đảo gữa hai chân còn lại nếu kim lên đều, que ở chân

cố định là que đen thì JFET kênh N, nếu que đỏ ở chân cố định thì đó là JFET kênh P

- Nếu là JFET kênh N:

+ Đặt hai que đo vào hai chân còn lại (Không đặt ở chân E), dùng tay kích vào chân

G nếu kim vọt lên thì que đen ứng với cực D, que đỏ ứng với cực S

- Nếu là JFET kênh P:

+ Đặt hai que đo vào hai chân còn lại (Không đặt ở chân E), dùng tay kích vào chân

G nếu kim vọt lên thì que đen ứng với cực S, que đỏ ứng với cực D

2 Nhận xét và trả lời câu hỏi.

Sinh viên đánh giá kết quả đo được, viết nhận xét kết quả đo được và phần dưới đây

Trang 19

BÀI 3 KHẢO SÁT DIODE BÁN DẪN

A MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.

Giúp sinh viên khảo sát bằng thực nghiệm:

- Phân cực cho diode

- Đặc tính V-A của các loại diode (Si, Ge, Zener)

-Mắc mạch phân cực nghịch D như sơ đồ (sử dụng diode, thiết bị AT-102, VOM)

-Bật công tắc nguồn của thiết bị AT-102

-Lần lượt hiệu chỉnh điện áp nguồn để có các giá trị điện áp nguồn cung cấp Vcc theo

1K

mA

Trang 20

a Phân cực thuận:

D

Các bước thí nghiệm:

- Mắc mạch phân cực thuận D như hình trên (sử dụng diode, thiết bị AT-102, VOM)

- Bật công tắc nguồn của thiết bị AT-102

- Lần lượt hiệu chỉnh điện áp nguồn để có các giá trị điện áp nguồn cung cấp Vcc theo bảng B, quan sát và điền các giá trị điện áp V và tính dòng I tương ứng.D D

Trang 21

Với kết quả đo được trên bảng A và bảng B, hãy vẽ đồ thị biểu diễn đặc tuyến V-A

của Diode Si ID=f(VD) Từ đó xác định ngưỡng dẫn của D, tức là điện áp trên diode

mà lúc đó dòng qua diode ID≥0.1mA

Trang 22

Nhận xét kết quả liên hệ so sánh với lý thuyết.

C.2 NỘI DUNG 2: KHẢO SÁT ĐẶC TUYẾN V-A CỦA DIODE ZENER.

- Mắc mạch phân cực nghịch D như sơ đồ (sử dụng diode, thiết bị AT-102, VOM)

- Bật công tắc nguồn của thiết bị AT-102

- Lần lượt hiệu chỉnh điện áp nguồn để có các giá trị điện áp nguồn cung cấp Vcc theo

1K

mA

Trang 23

b Phân cực thuận:

D

Các bước thí nghiệm:

- Mắc mạch phân cực thuận D như hình trên (sử dụng diode, thiết bị AT-102, VOM)

- Bật công tắc nguồn của thiết bị AT-102

- Lần lượt hiệu chỉnh điện áp nguồn để có các giá trị điện áp nguồn cung cấp Vcc theo bảng B, quan sát và điền các giá trị điện áp V và tính dòng I tương ứng.D D

Trang 24

Với kết quả đo được trên bảng A và bảng B, hãy vẽ đồ thị biểu diễn đặc tuyến V-A

của Diode zener ID=f(VD) Từ đó xác định ngưỡng dẫn của D Từ đó xác định điện ápngưỡng dẫn khi phân cực thuận diode zener

Trang 25

Vcc V

1K

mA

C.3 NỘI DUNG 3: KHẢO SÁT LED.

1 Tiến trình.

 Sơ đồ nguyên lý:

LED

 Các bước thí nghiệm:

- Mắc mạch phân cực thuận LED như sơ đồ trên

- Bật công tắc nguồn của thiết bị AT-102

- Chỉnh giá trị điện áp nguồn để có trạng thái LED theo bảng A, ghi các giá trị áp Vled

và dòng I tương ứng.led

4 Ghi nhận kết quả

Trang 26

Bảng A

Thông số cần đo

Trạng thái LED

Điểm bắt đầu sáng

Điểm sáng trung bình

Điểm sáng rõGiá trị điện áp nguồn Vcc (V)

Điện áp giữa hai đầu LED: V (V)led

Dòng qua LED: I (mA)led

5 Nhận xét và trả lời câu hỏi.

Căn cứ kết quả ghi trong bảng A, cho biết khoảng dòng I và thế V sử dụng để led ledphát sáng

Trang 27

Trang 28

BÀI 4 KHẢO SÁT MỘT SỐ MẠCH CHỈNH LƯU DÙNG DIODE

A MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.

Giúp sinh viên khảo sát bằng thực nghiệm:

 Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ

 Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ dùng 2 diode (chỉnh lưu tia)

 Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ dùng 4 diode (chỉnh lưu cầu)

- Mắc mạch chỉnh lưu như hình trên

- Bật công tắc nguồn của thiết bị AT-102

- Bật giao động ký

- Cho kênh 1 (CH1) của giao động ký đo tại ngõ vào A

Ngày đăng: 02/12/2024, 19:30

w