trình tạo ra sản phẩm hiện tại mà còn giúp đọc được xu hướng của quá trình đó.Đây là những công cụ rất hữu ích mà công nhân có thể sử dụng trực tiếp.1.. Sau khi áp dụng thành công ban đầ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI, với sự phát triển của Khoa học – công nghệ đã kéo theo sự pháttriển của các ngành nghề khác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Con người ngàycàng đặt ra yêu cầu cao hơn, và sản phẩm họ mong đợi từ những nhà cung cấp cũng
đa dạng và phong phú hơn Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bước chân vào thịtrường phải biết cũng như đo lường trước được những áp lực to lớn tác động đến sựthành công của doanh nghiệp mình, và vai trò của người lãnh đạo trong hệ thốngphải điều phối để phát huy một cách hợp lý các nguồn lực trong tổ chức thích nghiđược với sự thay đổi của các yếu tố chi phối tác động từ bên trong lẫn bên ngoàidoanh nghiệp Chính vì vậy, công việc thiết lập một mô hình quản lý hiệu quả –quản lý chất lượng, đề cao việc quản lý theo quá trình được xem là một hướng giảiquyết tốt nhất cho các doanh nghiệp hiện nay
Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, mối quan hệ giữa năng suất – chấtlượng – giá thành – lợi nhuận thường gây ra những nhận thức không rõ ràng Thựctiễn cho thấy rằng: Để đảm bảo năng suất cao, giá thành hạ và tăng lợi nhuận, mộttrong những con đường mà các nhà sản xuất thường theo đuổi là ưu tiên cho chấtlượng Xuất phát từ thực tế đó, song song với những chính sách chung trong lĩnhvực quản lý chất lượng, chất lượng đã và đang trở thành quốc sách của Việt Namtrên con đường phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới Chất lượng là yếu tốquan trọng, song để làm chủ được nó lại là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi mộtcách nhìn nhận, một sự quan tâm mới, không phải chỉ của những người “làm chấtlượng”, của các cơ quan quản lý, các công ty mà còn là một vấn đề liên quan đếntất cả mọi người trong xã hội
Và nhóm 3 chúng tôi, hôm nay xin được nói sâu về đề tài này, và cụ thể là vềsản phẩm nước tăng lựcNumber One của Tập đoàn Tân Hiệp Phát, nhóm cũng đưa
ra một số giải pháp cũng như định hướng chất lượng cho sản phẩm này thông qua 7công cụ của KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH BẰNG THỐNG KÊ Trong lúc làm bàicòn nhiều lỗi và sơ sót, Nhóm mong Thầy và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài của
Trang 2Nhóm được hoàn thiện hơn và được ứng dụng trong thực tiễn Nhóm xin chânthành cảm ơn.
Trang 3A. LÝ THUYẾT
Bất cứ lúc nào cũng phát sinh vấn đề cần giải quyết Lúc đó, việc giải quyết vấn
đề cần được thực hiện theo các bước sau:
- Xác định vấn đề: việc xác định vấn đề thành công có thể xem như đi được mộtnửa chặng đường Do vậy, vấn đề cần phải được xác định một cách rõ ràng
- Quan sát: xem xét những tính chất đặc thù của vấn đề từ nhiều khía cạnh, góc
độ và quan điểm khác nhau
- Phân tích: tìm ra những nguyên nhân dựa trên những triệu chứng đã xem xét
- Hành động: tiến hành các biện pháp để loại bỏ những nguyên nhân chính
- Kiểm tra: đảm bảo những vấn đề được ngăn ngừa không tái diễn
- Tiêu chuẩn hóa: nhằm ngăn ngừa vĩnh viễn nguyên nhân gây ra vấn đề
- Kết luận: xem xét lại cách thức giải quyết vấn đề và lập kế hoạch cho côngviệc
Trong thực tế, các hoạt động chất lượng lại bỏ qua một số bước nêu trên, đểđảm bảo hoạt động chất lượng có hiệu quả, nên đảm bảo thực hiện đúng 7 bướctrên
Kiểm soát quy trình bằng phương pháp thống kê (SPC) là việc áp dụng phươngpháp thống kê để thu thập, trình bày, phân tích các dữ liệu một cách đúng đắn,chính xác, kịp thời nhằm theo dõi, kiểm soát, cải tiến quá trình hoạt động của mộtđơn vị, một tổ chức bằng cách giảm tính biến động của nó
Kiểm soát quy trình bằng phương pháp thống kê (SPC) là một phương phápkiểm tra chất lượng trong những quy trình công nghệ Đó là một tập hợp nhữngphương pháp sử dụng công cụ thống kê như giá trị trung bình, độ dao động vànhững công cụ khác để nhận diện liệu có phải quá trình được quan sát có đangđược kiểm soát tốt không
Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê (SPC) được xem là công cụ để nắmbắt thực tế trên cơ sở các dữ liệu thu thập Ứng dụng SPC giúp công ty cải tiến quytrình hoạt động và chất lượng của sản phẩm SPC không chỉ dùng để kiểm soát quá
Trang 4trình tạo ra sản phẩm hiện tại mà còn giúp đọc được xu hướng của quá trình đó.Đây là những công cụ rất hữu ích mà công nhân có thể sử dụng trực tiếp.
1 Lịch sử hình thành và phát triển
SPC được đề xướng bởi Tiến sĩ Walter Shewhart của phòng thí nghiệm Bellvào những năm 1920, và đã được mở rộng bởi Tiến sĩ W Edwards Deming với tácđộng quan trọng bởi người Mỹ trong thời gian Chiến tranh Thế giới lần thứ II nhằmcải thiện việc sản xuất máy bay Deming cũng giới thiệu kỹ thuật SPC vào nềncông nghiệp Nhật Bản sau chiến tranh đó
Sau khi áp dụng thành công ban đầu của các công ty Nhật Bản, thống kê phântích các số liệu điều khiển quá trình đã được kết hợp bằng cách tổ chức trên toànthế giới như một công cụ chính để cải thiện chất lượng sản phẩm bằng cách giảmquá trình biến đổi
Tiến sĩ Shewhart đã xác định hai nguồn của quá trình biến đổi: “Chance” sựthay đổi đó là vốn có trong quá trình, và ổn định qua thời gian, và “Assignable”,hoặc không kiểm soát được sự thay đổi, đó là không ổn định theo thời gian - là kếtquả của sự kiện cụ thể bên ngoài hệ thống Tiến sĩ Deming cho rằng biến thể cơ hội
là nguyên nhân phổ biến gây ra sự thay đổi
Dựa trên kinh nghiệm với nhiều loại dữ liệu quá trình, và được hỗ trợ bởi luậtpháp của số liệu thống kê và xác suất, Tiến sĩ Shewhart là người đã nghĩ ra biểu đồkiểm soát được sử dụng đồ thị dữ liệu theo thời gian và xác định cả hai biến thể lànguyên nhân phổ biến và sự biến đổi nguyên nhân đặc biệt
SPC hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật thống kê và lấymẫu đã được Ford và Taylor áp dụng, Nhật Bản đã phát triển thêm các công cụthực hành của Ishikawa và áp dụng rộng rãi tại các nhà máy sản xuất từ cuối thậpniên 50
Kiểm tra chất lượng cổ điển được thực hiện bằng việc quan sát những thuộctính quan trọng của thành phẩm và chấp nhận hayloại bỏ thành phẩm Ngược lạivới điều đó, SPC sử dụng những công cụ thống kê để quan sát kết quả làm việc củadây chuyền sản xuất nhằm dự đoán những sự lệch quan trọng mà có thể dẫn tớiviệc loại bỏ sản phẩm
Trang 52 Lợi ích và hạn chế khi áp dụng SPC
Cùng với ISO, TQM,… SPC cũng đóng góp vai trò quan trọng trong quá trìnhquản trị chất lượng Kiểm soát quá trình là cần thiết vì không có một quá trình hoạtđộng nào có thể cho ra những sản phẩm giống hệt nhau Sự biến động này do nhiềunguyên nhân khác nhau Có thể phân ra làm hai loại nguyên nhân:
Loại thứ nhất
Do biến đổi ngẫu nhiên vốn có của quá trình, chúng phụ thuộc vào máy móc,thiết bị, công nghệ và cách đo Biến đổi do những nguyên nhân này là điều tựnhiên, bình thường, không cần phải điều chỉnh, sửa sai
Loại thứ hai
Do những nguyên nhân không ngẫu nhiên, những nguyên nhân đặc biệt, dịthường mà nhà quản lý có thể nhận dạng và cần phải tìm ra để sửa chữa nhằm ngănngừa những sai sót tiếp tục phát sinh Nguyên nhân loại này có thể do thiết bị điềuchỉnh không đúng, nguyên vật liệu sai sót, máy móc bị hư, công nhân thao táckhông đúng
Lợi ích của việc áp dụng SPC
Tập hợp số liệu dễ dàng
Xác định được vấn đề
Phỏng đoán và nhận biết các nguyên nhân
Loại bỏ nguyên nhân
Ngăn ngừa các sai lỗi
Xác định hiệu quả của cải tiến
Ngoài ra SPC cho phép sức mạnh của từng nguồn biến thể được xác định bằng
số Nếu nguồn của sự thay đổi được phát hiện và đo lường, người ta có thể tuântheo điều chỉnh Đổi lại, sửa chữa của các biến thể có thể làm giảm chất thải trongsản xuất và có thể cải thiện chất lượng của sản phẩm đến với khách hàng
Một lợi thế của SPC so với các phương pháp kiểm soát chất lượng khác, chẳnghạn như “kiểm tra”, là nó nhấn mạnh phát hiện sớm và ngăn ngừa các vấn đề, chứkhông phải là sửa chữa các vấn đề sau khi đã xảy ra
Ngoài việc giảm thiểu chất thải, SPC cũng có thể dẫn đến việc giảm thời giancần thiết để sản xuất sản phẩm SPC làm cho nó ít có khả năng các sản phẩm đã
Trang 6hoàn thành sẽ cần phải được làm lại SPC cũng có thể xác định tắc nghẽn, thời gianchờ đợi, và các nguồn khác của sự chậm trễ trong quá trình.
Trong xu thế hiện nay, việc nghiên cứu, ứng dụng các công cụ SPC là điềukiện cần thiết giúp các nhà doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng hòa nhập thịtrường thế giới
Việc áp dụng SPC cho một quá trình nhằm mục đích để cho kết quả trong việcloại bỏ chất thải quá trình Điều này, lần lượt, giúp loại bỏ sự cần thiết cho bướcquá trình kiểm tra sau sản xuất Sự thành công của SPC không chỉ dựa trên các kỹnăng mà nó được áp dụng mà còn phù hợp hoặc tuân theo quá trình này là SPC.Trong một số trường hợp, nó có thể là khó khăn để đánh giá khi các ứng dụng củaSPC là thích hợp
Để đảm bảo việc thực hiện tốt SPC, cán bộ công nhân viên cần phải được đàotạo hợp lý ở các mức độ khác nhau tuỳ mục đích sử dụng Cụ thể:
- Cán bộ quản lý và các giám sát viên phải quen thuộc với các công cụ kiểmsoát chất lượng và hiểu rõ cơ sở của phương pháp thống kê đựoc sử dụngtrong quản lý chất lượng Họ cũng phải được đào tạo đầy đủ để hướng dẫnnhân viên áp dụng đúng các kỹ thuật thống kê
- Tổ trưởng tổ dịch vụ hoặc phân xưởng sản xuất phải được đào tạo về cácphương pháp thống kê để có thể áp dụng của 7 công cụ quản lý chất lượngtruyền thống và 7 công cụ quản lý chất lượng mới Họ phải có khả năng ápdụng các kỹ thuật thống kê để cải tiến việc kiểm soát chất lượng cũng nhưcác công việc hàng ngày
4 Các công cụ kiểm soát chất lượng bằng các công cụ thống kê
Hiện nay, các công cụ kiểm soát chất lượng dựa trên phân tích số liệu đượcchia thành hai nhóm:
NHÓM 1:
Gồm 7 công cụ truyền thống hay còn gọi là 7 công cụ kiểm soát chất lượng (7
QC tools) Các công cụ này đã được áp dụng một cách hiệu quả từ những năm của
Trang 7thập niên 60 và đã được người Nhật áp dụng rất thành công Cơ sở của các công cụnày là lý thuyết thống kê Các công cụ bao gồm:
Phiếu kiểm tra (Check sheet): được sử dụng cho việc thu thập dữ liệu Dữ
liệu thu được từ phiếu kiểm tra là đầu vào cho các công cụ phân tích dữ liệukhác, do đó đây bước quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng của các công
cụ khác
Biểu đồ Pareto (Pareto chart): sử dụng các cột để minh hoạ các hiện tượng
và nguyên nhân, nhóm lại các dạng như là các khuyết tật, tái sản xuất, sửachữa, khiếu nại, tai nạn và hỏng hóc Các đường gấp khúc được thêm vào đểchỉ ra tần suất tích luỹ
Biểu đồ nhân quả (Cause-effect diagram))́: chỉ mối liên hệ giữa các đặc
tính mục tiêu và các yếu tố, những yếu tố dường như có ảnh hưởng đến cácđặc tính, biểu diễn bằng hình vẽ giống xương cá
Biểu đồ phân bố (Histogram): là một dạng của đồ thị cột trong đó các yếu
tố biến động hay các dữ liệu đặc thù được chia thành các lớp hoặc thành cácphần và được diễn tả như các cột với khoảng cách lớp được biểu thị quađường đáy và tần suất biểu thị qua chiều cao
Biểu đồ kiểm soát (Control chart): Biểu đồ kiểm soát là đồ thị đường gấp
khúc biểu diễn giá trị trung bình của các đặc tính, tỷ lệ khuyết tật hoặc sốkhuyết tật Chúng được sử dụng để kiểm tra sự bất thường của quá trình dựatrên sự thay đổi của các đặc tính (đặc tính kiểm soát) Biểu đồ kiểm soát baogồm 2 loại đường kiểm soát: đường trung tâm và các đường giới hạn kiểmsoát, được sử dụng để xác định xem quá trình có bình thường hay không.Trên các đường này vẽ các điểm thể hiện chất lượng hoặc điều kiện quátrình Nếu các điểm này nằm trong các đường giới hạn và không thể hiện xuhướng thì quá trình đó ổn định Nếu các điểm này nằm ngoài giới hạn kiểmsoát hoặc thể hiện xu hướng thì tồn tại một nguyên nhân gốc
Biểu đồ phân tán (Scatter diagram))́: Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ
giữa 2 biến trong phân tích bằng số Để giải quyết các vấn đề và xác địnhđiều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữacác biến số
Phương pháp phân vùng (Stratified diagram): Phân vùng thông thường để
tìm ra nguyên nhân của khuyết tật
Trang 8 NHÓM 2:
Gồm 7 công cụ hay còn gọi là 7 công cụ mới (7 new tools) được phát triển và
sử dụng từ những năm đầu của thập niên 80 Các công cụ này hỗ trợ rất đắc lực choquá trình phân tích để tìm ra nguyên nhân gây ra chất lượng kém cũng như tìm giảipháp để cải tiến chất lượng 7 công cụ này bao gồm:
Biểu đồ tương đồng (Affinity diagram): Phân tích vấn đề dựa trên cảm giác Biểu đồ quan hệ (Relation diagram): Phân tích vấn đề dựa trên logic.
Biểu đồ ma trận (Matrix diagram): Phát hiện mối quan hệ giữa mục tiêu và
chiến lược, giữa giải pháp đề ra và khả năng thực hiện
Phân tích dữ liệu theo phương pháp ma trận: Tìm ra mức độ ưu tiên cho cácgiải pháp đề ra
Biểu đồ cây (Tree diagram): chia một mục tiêu thành các mục tiêu nhỏ hay
một phương án thành các phương án chi tiết có thể thực hiện được trongthực tế Biểu đồ này cũng có thể sử dụng để phân tích nguyên nhân tương tựnhư biểu đồ nhân quả
Biểu đồ mũi tên (Arrow diagram): Sử dụng để để xác định rõ các sự kiện,
các nguyên nhân của vấn đề nhằm tăng hiệu quả hoạch định giải pháp
Sơ đồ quá trình ra quyết định (PDPC): Công cụ lập kế hoạch ngẫu nhiên và
dự báo sự không chắc chắn qua việc phối hợp thông tin tại mọi giai đoạn củaquá trình
Trong số các công cụ này, biểu đồ cây và biểu đồ ma trận thường được sử dụngkết hợp hiệu quả nhất với 7 công cụ truyền thống nói trên
II Các công cụ đo lường quá trình bằng thống kê
Phiếu kiểm tra là một phương tiện để lưu trữ dữ liệu, có thể là hồ sơ của cáchoạt động trong quá khứ, cũng có thể là phương tiện theo dõi cho phép bạn thấyđược xu hướng hoặc hình mẫu một cách khách quan Đây là một dạng lưu trữ đơngiản một số phương pháp thống kê dữ liệu cần thiết để xác định thứ tự ưu tiên của
sự kiện hoặc để xây dựng dự án mới
Trang 91.2 Tác dụng
Phiếu kiểm tra có ích vì nó cung cấp các bằng chứng khách quan (ngược vớibằng chứng chủ quan) về sự xuất hiện của các sự kiện
Phiếu kiểm tra là một công cụ chi phí thấp, dễ sử dụng có thể cung cấp cho nhóm
sự nhận biết nhanh chóng về một quá trình có đang hoạt động theo kế hoạch haykhông Phải đảm bảo rằng trước khi áp dụng phiếu kiểm tra, các thành viên trongnhóm hiểu được các tiêu chí của họ có nhất quán không?
Phiếu kiểm tra sẽ cung cấp cho bạn những dữ liệu đủ thuyết phục để chứngminh sự cần thiết phải có chương trình thực hiện giải pháp Phiếu kiểm tra phảiđược thiết kế rõ ràng và dễ hiểu để dễ dàng hơn cho việc sử dụng
Các thông tin nhận diện hữu ích:
Tên dự án
Địa điểm thu thập dữ liệu
Tên người ghi chép dữ liệu (nếu có thể)
Dữ liệu (sự việc hoặc khoảng thời gian)
Dữ liệu bổ trợ khác
Phần mô tả
Cột ghi tên của sai lỗi/sự việc
Một hoặc nhiều cột ghi ngày mà thu thập dữ liệu
Tổng hợp dữ liệu được ghi chép trong từng ô
Tổng hợp dữ liệu theo cột và dòng
Phiếu kiểm tra phần lớn được sử dụng trong giai đoạn hoạch định bởi các thànhviên trong nhóm, những người có trách nhiệm lập kế hoạch cho hoạt động cảitiến/chương trình/chiến lược mới Họ có thể có sự xác nhận nhanh chóng rằng ýtưởng của họ đang được thực hiện, hay nơi nào cần cải tiến để dự án đi đúnghướng
Thường thì, phiếu kiểm tra sẽ theo dõi sự kiện theo thời gian nhưng cũng có thểdùng để theo dõi số lượng sự kiện theo vị trí Sau đó, dữ liệu này có thể được sửdụng làm đầu vào của biểu đồ tập trung, biểu đồ Pareto Ví dụ về các vấn đề cầntheo dõi có thể là: số lần tràn đổ/tháng, cuộc gọi bảo dưỡng sửa chữa/tuần, rác thảinguy hại thu được/giờ làm việc,v.v
Trang 101.3 Ý nghĩa
Phiếu kiểm tra có ý nghĩa khi bạn cần đánh giá nhanh để định lượng xu hướnghay hình dạng sự việc mà không có đủ thời gian hay tiền bạc cho một cuộc phântích thống kê đầy đủ
Phiếu kiểm tra được sử dụng để ghi lại tình trạng hiện thời, hỗ trợ cho việcphân tích nguyên nhân gốc rễ Đặc biệt trong trường hợp những vấn đề then chốt đãđược xác định, khi đó tổ chức cần tập hợp thông tin, dữ liệu nhiều hơn để có thể đisâu vào việc phân tích, tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề một cách cụ thể
1.4 Phiếu kiểm tra được áp dụng tại đâu?
Phiếu kiểm tra thường được sử dụng khi bạn gặp khó khăn trong việc đánh giácác thông tin mang tính chủ quan (như “chúng tôi có nhiều thùng rác không được
sử dụng”) và biến chúng thành khách quan (như “có 3 thùng rác không được sửdụng trong 2 ngày của tuần trước”)
Phiếu kiểm soát thường được sử dụng để:
Kiểm tra sự phân bố số liệu của một chỉ tiêu của quá trình sản xuất
Kiểm tra các dạng khuyết tật
Kiểm travị trí các khuyết tật
Kiểm tra các nguồn gốc gây ra khuyết tật của sản phẩm
Kiểm tra xác nhận công việc
Tiêu chuẩn chọn tham số cần kiểm tra: Trên nguyên tắc thì có thể kiểm tra tất
cả các tham số của một quy trình nhưng trên thực tế thì phải giới hạn những điểmkiểm tra ở những tiêu chuẩn sau đây:
Tham số đó phải có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm
Có thể điều khiển được tham số đó
Phiếu kiểm tra không thể rườm rà so với phương pháp kiểm tra khác
Nhiều khi không thể điều khiển được tham số nhưng cũng nên đặt một phiếukiểm tra để theo dõi sự biến động của quá trình
Tin học hóa những phiếu kiểm tra: Nếu có thể theo dõi quá trình bằng giấy, bútthì nên làm vì không có gì hữu hiệu hơn cách thức này Tuy nhiên cần nghĩ đếnviệc tin học hóa phiếu kiểm tra trong những trường hợp sau:
Trang 11Chu kỳ kiểm tra quá cao
Số những tham số phải kiểm tra quá nhiều
Số máy phải điều khiển quá nhiều
Phiếu thu thập dữ dữ liệu để tìm ra nguyên nhân gây sai hỏng trong gia công cơ
khí.
Phiếu kiểm tra các sai lỗi
Trang 122 Biểu đồ Pareto
Biểu đồ Pareto phản ánh các nguyên nhân gây ra vấn đề được sắp xếp theo các
tỷ lệ và mức độ ảnh hưởng tác động của các nguyên nhân đến vấn đề, qua đó giúpbạn đưa ra các quyết định khắc phục vấn đề một cách hữu hiệu, bởi vì bạn biết đâu
là những nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất để tập trung nguồn lực giảiquyết
Biểu đồ này được Pareto – nhà kinh tế người Ý đưa ra đầu tiên, sau đó đã đượcJoseph Juran – một nhà chất lượng người Mỹ - áp dụng vào những năm 1950.Nguyên tắc Pareto dựa trên quy tắc “80 – 20”, có nghĩa là 80% ảnh hưởng của vấn
đề do 20% các nguyên nhân chủ yếu
Biểu đồ Pareto là một công cụ kiểm soát chất lượng và được minh họa bằng đồ thị cột, thể hiện mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
Nó cho phép bạn tập trung toàn bộ nỗ lực theo từng sự kiện Nếu bạn giảm mộtnửa vấn đề mà gây ra 30% sự việc thì tức là về tổng thể bạn đã cải tiến được 15%.Nếu bạn loại bỏ 100% vấn đề mà chỉ gây ra 3% sự việc thì về tổng thể bạn cũng chỉcải tiến được 3% Do đó, Biểu đồ Pareto sẽ giúp bạn cần tập trung vào đâu để tạo ranhững thay đổi lớn và đạt được kết quả cuối cùng
Biểu đồ Pareto được áp dụng khi bạn phải đối mặt với những sự việc đa nhân
tố Sử dụng nó cho phép bạn lựa chọn nên ưu tiên tiến hành giải pháp nào và quản
lý nguồn lực một cách hiệu quả nhất
Biểu đồ Pareto đem lại lợi ích cho những ai liên quan tới dự án cải tiến Cụ thể, lợiích mà tổ chức nhận được đó là sự phân bổ nguồn lực hiệu quả vào vấn đề quantrọng nhất từ đó tạo ra cơ hội cải tiến tốt nhất
Nó cũng là một công cụ trao đổi thông tin hiệu quả để giúp Lãnh đạo cấp cao
và những người khác hiểu rõ tại sao bạn ưu tiên chọn triển khai các hoạt động hiệntại và kết quả mong đợi là gì
Chú ý: Biểu đồ Pareto cho bạn cái nhìn trực quan và có thể được sử dụng như một hình thức khuyến khích nhân viên đối mặt với các vấn đề lớn hơn Trao quyền
Trang 13và khiến nhân viên thấy tự tin là một nhân tố quan trọng để đạt tới thành công trong dài hạn.
Tỷ lệ cải tiến có thể thấy được sau khi cải tiến các hạng mục
Độ lớn của vấn đề dễ dàng thuyết phục khi nhìn thoáng qua
Sắp xếp các dạng khuyết tật trên trục x theo tần số và số các khuyết tật hoặctổng sai lỗi và tổng tích lũy trên trục y tỏ ra hiệu quả trong việc chú trọngvào các vấn đề lớn, tập trung chứ không phải nhiều vấn đề nhỏ nhưng tảnmạn
Sử dụng rộng rãi để lựa chọn các vấn đề và các đối tượng nghiên cứu vàkhảo sát tại giai đoạn lập kế hoạch của giải quyết vấn đề về chất lượng và đểxác nhận kết quả của hoạt động khắc phục khi hành động này đã được thựchiện
2.4 Cấu trúc biểu đồ Pareto
Cấu trúc biểu đồ Pareto bao gồm:
- Các biến số trên trục hoành:
+ Khuyết tật: Loại lỗi, chi tiết loại lỗi
+ Con người: Nhóm người vận hành, độ tuổi , tên nhân viên…
+ Thiết bị: tên thiết bị, tên cấu trúc, tên độ chính xác
+ Phương pháp: tên phương pháp thao tác, các điều kiện nhiệt độ/áp suất/tốcđộ/điện áp
+ Nguyên vật liệu: Tên thầu phụ, tên nhà cung ứng
+ Thời gian: Giờ làm việc/ngày/tuần/tháng/năm/mùa
Các biến số trên trục tung:
+ Tiền tệ: chi phí nhân công, tổng hợp, số lượng bán, mức hao hụt, giá vậttư…
+ Chất lượng: số khuyết tật/sai lỗi, tỷ lệ loại bỏ, số lần khiếu nại, số sảnphẩm bị trả lại/làm lại
+ Thời gian: số thời gian làm việc, thời gian rỗi, thời gian lưu kho/kiểm trasản phẩm hỏng
+ An toàn: Số tai nạn, số thiệt hại,…
+ Văn hóa: Tỷ lệ tham gia, số sáng kiến đề xuất…
Trang 14Các cột (thể hiện độ lớn của các biến trên trục hoành).
Đường phần trăm tích lũy.
Bước 1: Xác định nghiên cứu vấn đề gì và cách thu thập dữ liệu:
Xác định vấn đề cần nghiên cứu (các hạng mục khuyết tật, sai hỏng, tổn thất,tần suất xuất hiện rủi ro )
Xác định những dữ liệu cần để phân loại chúng (dạng khuyết tật, vị trí, quátrình, thiết bị, công nhân, phương pháp)
Xác định phương pháp thu thập dữ liệu và thời gian thu thập dữ liệu (ngày,tuần, tháng, quý, năm )
Bước 2: Lập Phiếu kiểm tra liệt kê theo các hạng mục:
Nên dựa vào các phiếu có sẵn
Nếu không có sẵn phiếu, phải xây dựng các phiếu mới theo các hạng mục(chỉ tiêu) thực tế
Bước 3: Điền số liệu vào bảng dữ liệu và tính toán
Tính tổng số của từng hạng mục, tổng số tích lũy, phần trăm tổng thể vàphần trăm tích lũy
Chú ý: Nếu các hạng mục có nhiều hơn 10, nên gộp các hạng mục không quan
trọng, số lượng ít vào nhóm các dạng khác
Bước 4: Lập bảng số liệu vẽ biểu đồ Pareto:
Đưa các số liệu xếp theo thứ tự giảm dần của hạng mục (chỉ tiêu) từ trênxuống dưới
Bước 6: Xây dựng biểu đồ cột:
Vẽ các chỉ tiêu theo dạng cột theo số liệu của bảng đã lập, thứ tự từ trái quaphải, liền kề nhau
Bước 7: Vẽ đường tích luỹ (đường cong Pareto):
Trang 15Vẽ đường chéo ngang qua cột thứ nhất, xuất phát từ điểm mút dưới bên tráihướng đến điểm mút trên bên phải của cột này.
Đánh dấu các giá trị tích lũy (tổng tích lũy hay phần trăm tích lũy) ở phíatrên bên phải khoảng cách của mỗi một cột hạng mục, nối các điểm bằngmột đường thẳng
Mục tiêu của phân tích Pareto là phân tách các lỗi/khuyết tật của vấn đề làm hailoại: “Vital few” và “Useful many” Và để làm được điều này, tổ chức phải xácđịnh được điểm đứt gãy trên đường tổng phần trăm tích lũy của biểu đồ Pareto.Trong thực tế, việc xác định điểm đứt gãy của đường cong Pareto trong nhiềutrường hợp là không rõ ràng, khi đó ta có thể áp dụng nguyên tắc 80:20
Nguyên nhân chính của vấn đề được xác định là cột cao nhất trong biểuđồPareto, sau đó đến các nguyên nhân thứ 2, 3,… tương ứng với độ cao của cột tiếptheo
Sau quá trình thực hiện các biện pháp loại bỏ lỗi/khuyết tật và cải tiến, đườngcong Pareto “mới” được vẽ trên cùng một biểu đồ với đường Pareto “gốc” Điềunày giúp chỉ ra những tác động của sự thay đổi
Số liệu thu thập của các vấn đề hoặc nguyên nhân giống nhau nhưng lại đến từcác địa điểm, thiết bị,… khác nhau phải được thể hiện trong các biểu đồ Pareto sátcạnh nhau Đối với đơn vị đo lường của các vấn đề hoặc nguyên nhân giống nhau,
ví dụ: tần suất, giá cả,… phải được sắp xếp lần lượt
Tổ chức có thể đạt được nhiều tác dụng hơn nữa từ việc sử dụng biểu đồPareto, sau khi đã hoàn thành việc thực hiện biểu đồ nhân quả đối với các nguyênnhân cần được giải quyết trước tiên
Trang 17hy vọng sẽ nằm trong giới hạn đó nếu quá trình vẫn không bị ảnh hưởng bởi nhữngnguyên nhân đặc biệt (hoặc nêu ra được)
Trang 18tốt nguyên nhân của nó nên được xác định và có thể trở thành cách làm việc mới,nơi mà thay đổi là xấu thì nguyên nhân của nó nên được xác định và loại bỏ.
Cung cấp thông báo sớm nếu có điều gì đó không ổn Thay vì ngay lập tức phátđộng một nỗ lực cải tiến quy trình để xác định xem nguyên nhân đặc biệt là hiệnnay, các kỹ sư chất lượng có thể tạm thời tăng tốc độ mà các mẫu được lấy từ quátrình đầu ra cho đến khi nó rõ ràng rằng quá trình này là thực sự kiểm soát Lưu ýrằng với ba giới hạn sigma, một hy vọng sẽ được báo hiệu khoảng một lần trong số
370 điểm trên trung bình, chỉ do chung gây ra
Biểu đồ kiểm soát cung cấp thông tin theo thời gian về các tham số có tínhquyết định đối với hoạt động của tổ chức bạn Vì thế, Biểu đồ kiểm soát như làphương tiện giám sát những biến động của quá trình làm việc - nó cho bạn biết cácquá trình có đang hoạt động tốt không hay có cần chú ý không
(“x -chart dùng để theo dõi đường trung bình của quá trình
- R-chart dùng để theo dõi sự dao động của quá trình Để đơn giản và thuậntiện, người ta thường sử dụng biến đổi của giá trị đo để đánh giá mức độ daođộng của quá trình, đặc biệt thường áp dụng cho trường hợp công nhân đứngmáy, thực hiện biểu đồ kiểm soát bằng tay Đối với các trường hợp số mẫurất lớn và số liệu được phân tích bằng máy tính thì áp dụng độ lệch chuẩn đểđánh giá mức độ dao động của quá trình sẽ tốt hơn
Xây dựng biểu đồ -chart, R-chart và thiết lập trạng thái kiểm soát thống kêquá trình
Thu thập số liệu: Thông thường thu thập khoảng 25-30 mẫu Kích thướcmẫu từ 3 đến 10, thông thường người ta lấy 5
Tính toán trên số liệu thu thập được:
+ Ký hiệu số mẫu là k, kích thước mẫu là n, i là mẫu thứ i
Trang 19+ Mỗi mẫu thứ i, tính giá trị trung bình i và khoảng biến đổi Ri Chấmđiểm tính được lên biểu đồ.
+ Tính giá trị trung bình tổng của k mẫu: tb=(Σi) / k (i=1-k)
+ Tính giá trị trung bình của khoảng biến đổi: Rtb=(ΣRi)/k (i=1-k)
+ Tính giới hạn kiểm soát của R-chart và x-chart:
UCLR=D4Rtb UCL=tb +A2Rtb
LCLR=D3RtbLCL=tb -A2Rtb
Giới hạn kiểm soát biểu thị một khoảng giới hạn mà tất cả các điểm sẽ rơi vàogiữa khoảng này nếu quá trình đang ở trạng thái kiểm soát thống kê Nếu có bất kỳđiểm nào rơi ra ngoài giới hạn này hoặc biểu đồ có dạng không bình thường, nghĩa
là có một nguyên nhân đặc biệt nào đó đã ảnh hưởng đến quá trình Trong trườnghợp này nên xem xét lại quá trình, xác định nguyên nhân Nếu có nguyên nhân đặcbiệt thì các điểm này không đại diện cho trạng thái kiểm soát thống kê của quá trình
và phải được loại trừ và tính toán lại các giá trị tb, Rtb, và các giới hạn kiểm soát
Để xác định quá trình có nằm trong trạng thái kiểm soát hệ thống hay không, takiểm tra các điểm sau:
Không có điểm nào lọt ra ngoài các đường giới hạn kiểm soát
Số điểm nằm trên và dưới đường trung bình gần bằng nhau
Các điểm nằm trên và dưới đường trung bình bằng nhau
Hầu hết các điểm nằm gần đường trung bình, chỉ một số ít nằm trong đườngkiểm soát giới hạn
Do giới hạn kiểm soát chỉ tính gần đúng, các điểm không kiểm soát có thểkhông biểu hiện trên biểu đồ
Dùng biểu đồ sẽ khó phân tích đo độ chênh lệch chuẩn giữa các mẫu khác nhau
là khác nhau, nên khi sử dụng phương pháp này cần phải cẩn thận Thông thườngthì nên sử dụng phương pháp kích thước mẫu trung bình kích thước mẫu rơi vàotrong khoảng 25% của kích thước mẫu trung bình
Trang 20Biểu đồ phân bố tần số để đo tần số xuất hiện một vấn đề nào đó, cho ta thấy rõhình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập dữ liệu.
Biểu đồ phân bố tần số có dạng tổng quát như hình sau:
Trục hoành: Biểu thị các giá trị đo
Trục tung: Biểu thị số lượng các chi tiết hay số lần xuất hiện
Bề rộng của mỗi cột bằng khoảng phân lớp
Chiều cao của cột nói lên số lượng chi tiết ( tần số ) tương ứng với mỗi phânlớp
Ba đặc trưng của quan trọng của biểu đồ cột: tâm điểm, độ rộng, độ dốc
Trang 224.2 Tác dụng
Biểu đồ tần số cho bạn thấy xu hướng của dữ liệu và đó có thể là những thôngtin hữu ích cho việc thiết lập mục tiêu và triển khai chương trình Người ta sử dụngBiểu đồ tần số để trả lời các câu hỏi sau:
Kiểu phân bố dữ liệu?
Dữ liệu là ở đâu?
Độ rộng của dữ liệu như thế nào?
Dữ liệu có đối xứng hay không?
Có dữ liệu nào nằm ngoài không?
Chính vì vậy mà biểu đồ tần số nên được đưa vào sử dụng khi có sẵn một lượnglớn dữ liệu, nhưng lượng dữ liệu này lại tạo ra dữ liệu tổng hợp không thể quản lý.Biểu đồ tần số còn là công cụ trao đổi thông tin rất hữu ích khi bạn muốn cóbằng chứng khách quan để chứng minh cho nhóm làm việc cũng như lãnh đạo vềthứ tự ưu tiên cần được giải quyết của chương trình
Chính vì vậy mà biểu đồ tần số phù hợp cho: Nhóm làm việc nhận được lợi íchkhi sử dụng Biểu đồ này bởi nó là công cụ tổng hợp dữ liệu khiến việc nhận biết vàtrao đổi thông tin phạm vị ưu tiên trở nên dễ dàng hơn
Ta cũng cần lưu ý rằng đây là công cụ có thể giúp bạn thấy được xu hướng với những dữ liệu mang tính định tính.
Tác dụng của biểu đồ tần số:
Trình bày kiểu biến động
Thông tin trực quan về cách thức diễn biến của quá trình
Tạo hình dạng đặc trưng “nhìn thấy được”từ những con số tưởng chừng vônghĩa, giúp hiểu rõ sự biến động cố hữu của quá trình
Kiểm tra và đánh giá khả năng của các yếu tố đầu vào
Kiểm soát quá trình,phát hiện sai sót
4.3 Ý nghĩa của biểu đồ tần số
Trong việc đo lường các chỉ số của quá trình sản xuất, cho dù hệ thống sản xuất
có ổn định đến đâu đi chăng nữa thì sự khác biệt của các giá trị đo là điều khôngthể tránh khỏi Sự khác biệt đó chỉ xảy ra ở trạng thái tổng thể của quá trình Khinhìn dữ liệu trên bảng với những con số dày đặc thì rất khó nhận ra trạng thái tổngthể Do đó khi đưa các dữ liệu lên biểu đồ tần số thì vấn đề trở nên dễ nhận biết
Trang 23hơn Biểu đồ tần số có ý nghĩa bởi nó mô tả xu hướng của một lượng dữ liệu lớn ởdạng đơn giản mà không làm mất bất cứ thông tin thống kê nào Biểu đồ tần sốgiúp mô tả tổng quan về các biến động dữ liệu, cho phép ta nhìn thấy trạng tháitổng thể quá trình qua các hình ảnh do đó việc đánh giá quy trình dễ dàng hơn Bạnvẫn có thể biết được những tiêu chí thống kê như: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
độ biến thiên, v.v từ biểu đồ mà không cần xem lại dữ liệu gốc
Biểu đồ tần số cung cấp cho bạn những thông tin sau:
Tâm của dữ liệu (có nghĩa là vị trí)
Độ rộng của dữ liệu (có nghĩa là quy mô)
Độ lệch của dữ liệu
Sự xuất hiện của dữ liệu nằm ngoài
Sự xuất hiện của các dạng dữ liệu
4.4 Các bước cơ bản để sử dụng biểu đồ phân bố
Bước 1: Thu thập giá trị các số liệu, lượng số liệu (n) phải lớn hơn 50 mới tốt.Bước 2: Tính toán các đặc trưng thống kê
Bước 3: Thiết lập biểu đồ phân bố
Dùng giấy kẽ li vẽ biểu đồ cột Đánh dấu trục hoành theo thang giá trị sốliệu, trục tung theo thang tần số ( số lần hoặc phần trăm giá trị xuất hiện )
Vẽ các cột tương ứng với các giới hạn của khoảng, chiều cao của cột tươngứng với tần số của khoảng
Bên cạnh đó khi sử dụng biểu đồ tần số, để thiết lập biểu đồ tần số, cần phânđoạn các dữ liệu Các phân đoạn dữ liệu phải bao hàm toàn bộ các điểm dữliệu và theo cùng một độ lớn (như: 0.1-5.0, 5.1-10.0, 10.1-15.0, v.v)
Khi đã sắp xếp tất cả điểm dữ liệu theo các phân đoạn cụ thể, hãy vẽ trụcngang thể hiện tần số xuất hiện (số điểm dữ liệu), nó sẽ mô tả trạng thái của
sự việc
4.5 Cách đọc biểu đồ phân bố
Có hai phương pháp cơ bản về cách đọc biểu đồ phân bố:
Cách thứ nhất: Dựa vào dạng phân bố
+ Phân bố đối xứng hay không đối xứng
+ Có một hay nhiều đỉnh
+ Có cột nào bị cô lập không
+ Phân bố ngang, phân tán
Từ đó đưa ra các điều chỉnh, cải tiến cụ thể cho quá trình đó
Trang 24Cách thứ hai: So sánh các giá trị tiêu chuẩn với phân bố của biểu đồ, ta đưa
ra các so sánh
+ Tỷ lệ phế phẩm so với tiêu chuẩn
+ Giá trị trung bình có trùng với đường tâm của hai giới hạn tiêu chuẩnkhông? Lệch qua phải hay qua trái? Từ đó ra quyết định làm giảm sự phântán hay xét lại tiêu chuẩn
Biểu đồ nhân quả là một kỹ thuật mô tả mối quan hệ giữa nguyên nhân và kếtquả Kỹ thuật này có thể được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng độc lập củacác yếu tố đến kết quả và để tìm ra nguyên nhân thật sự (tìm ra đầu mối để sửachữa vấn đề)
Biểu đồ nhân quả là một công cụ giúp tổ chức đưa ra những nhận định nhằmtìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề từ một hiện tượng quan sát thấy hoặc có thểxảy ra Biểu đồ nhân quả còn minh họa cho mối quan hệ nhân quả giữa các nguyênnhân khác nhau được xác định với tác động hoặc hiện tượng được quan sát thấy
Liệt kê và phân tích các mối liên hệ nhân quả, đặc biệt là những nguyên nhânlàm quá trình quản lý biến động vượt ra ngoài giới hạn trong tiêu chuẩn hoặc quytrình
Tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề từ triệu chứng, nguyên nhân tớigiải pháp Định rõ những nguyên nhân cần xử lý trước và thứ tự công việc cần xử
lý nhằm duy trì sự ổn định của quá trình, cải tiến quá trình
Có tác dụng tích cực trong việc đào tạo, huấn luyện các cán bộ kỹ thuật vàkiểm tra Nâng cao sự hiểu biết, tư duy lôgic và sự gắn bó giữa các thành viên
5.3 Cấu trúc của biểu đồ nhân quả
Xương trung tâm: Đó là những vấn đề, tác động có thể là:
+ Chất lượng sản phẩm: Cỡ sản phẩm, lỗi, tỉ lệ lỗi …
+ Kết quả hoạt động: Hiệu suất làm việc, thời gian yêu cầu, hạn giao hàng, vàhiệu quả…
Trang 25Xương chính và phụ: Được thể hiện thông qua những nguyên nhân điểnhình:
+ Đối với sản xuất: 5M’s (Man – Con người, Mechine – Máy móc, Method –Phương pháp, Meterial – Nguyên vật liệu, Measurement – Sự đo lường)+ Đối với dịch vụ: 5P’s ( People – Con người, Process – Quá trình, Place –Địa điểm, Provision – Sự cung cấp, Patron – Khách hàng)
Bước 1: Vạch rõ tác động hoặc hiện tượng, các nguyên nhân phải được nhận
biết cho mỗi hiện tượng hoặc tác động
Bước 2: Đặt các tác động đang được giải thích ở bên phải và trong một cái hộp.
Vẽ một đường xương sống trung tâm hướng đến tác động đó
Bước 3: Sử dụng phương pháp não công, từng bước tiếp cận xác định các vấn
đề có thể xảy ra
Bước 4: Mỗi khu vực nguyên nhân chính nên đặt trong một cái hộp và kết nối
với xương trung tâm bởi một đường nghiêng
Bước 5: Thêm vào các nguyên nhân phụ cho mỗi nguyên nhân đã được nhập
vào biểu đồ
Bước 6: Tiếp tục thêm vào các nguyên nhân có thể cho đến khi mỗi nhánh đạt
được một nguyên nhân gốc rễ
Bước 7: Kiểm tra giá trị logic của mỗi chuỗi nguyên nhân.
Bước 8: Kiểm tra tính đầy đủ của biểu đồ.
Bước 9: Ghi tên tiêu đề biểu đồ.
Trang 266 Biểu đồ tán xạ
Biểu đồ tán xạ là một kỹ thuật đồ thị để nghiên cứu mối quan hệ giữa hai bộphận liên hệ xảy ra theo cặp [(ví dụ: x và y), mỗi số lấy từ một bộ phận] Biểu đồtán xạ trình bày các cặp như là các đám mây điểm Mối quan hệ giữa các số liệuliên hệ được suy ra từ hình dạng của các đám mây đó
Trong biểu đồ tán xạ, trục tung thường được biểu thị cho những đặc trưng màchúng ta muốn khảo cứu (y), trục hoành biểu thị số mà chúng ta đang xét (x)
Trang 27Năm dạng hay xảy ra nhất của đám mây được trình bày trong các hình dướiđây Bằng việc kiểm tra các hình dạng của đám mây, người ta có thể đi sâu vào mốiquan hệ giữa các số liệu này.
Lưu ý:
Do nhiều nguyên nhân, thoạt nhìn ta tưởng hai biến số dường như có quan hệnhưng thực ra chúng không liên quan gì với nhau
Trang 287 Lưu đồ
Biểu đồ tiến trình là một dạng biểu đồ mô tả một quá trình bằng cách sử dụngnhững hình ảnh hoặc những ký hiệu kỹ thuật nhằm cung cấp sự hiểu biết đầy đủ
về các đầu ra và dòng chảy của quá trình Tạo điều kiện cho việc điều tra các cơ hội
để cải tiến bằng việc có được hiểu biết chi tiết về quá trình làm việc của nó Bằngcách xem xét từng bước trong quá trình có liên quan đến các bước khác nhau nhưthế nào, người ta có thể khám phá ra nguồn gốc tiềm tàng của những trục trặc Biểu
đồ tiến trình có thể áp dụng cho tất cả các khía cạnh của mọi quá trình, từ tiến trìnhnhập nguyên liệu cho đến các bước bán và làm dịch vụ cho một sản phẩm
Biểu đồ tiến tình được xây dựng với các ký hiệu dễ nhận ra Những ký hiệuthường sử dụng
Nhóm 1:
+ Điểm xuất phát, kết thúc
+ Mỗi bước quá trình (nguyên công) mô tả hoạt động hữu quan
+ Mỗi điểm mà quá trình chia thành nhiều nhánh do một quyết định
+ Đường vẽ của mũi tên nối liền các ký hiệu, thể hiện chiều hướng tiến trình+ Các bước quá trình (hình chữ thập) và quyết định (hình thoi) cần được nốiliền bằng những con đường dẫn đến vòng tròn xuất phát hoặc điểm kếtthúc
Trang 29- Thanh tra: Thể hiện một sự kiểm tra về chất lượng hoặc số lượng.
- Vận chuyển: Thể hiện sự chuyển động của người, vật liệu, giấy tờ,thông tin
- Chậm trễ, trì hoãn: Thể hiện một sự lưu kho tạm thời do chậm trễ,trì hoãn, sự tạm ngừng giữa các nguyên công nối tiếp nhau
- Lưu kho: Thể hiện một sự lưu kho có kiểm soát như là xếp hồ sơ( điều đó không phải là chậm trễ )
- Mô tả quá trình hiện hành, giúp người tham gia hiểu rõ quá trình, qua đó xácđịnh công việc cần sửa đổi, cải tiến để hoàn thiện, thiết kế lại quá trình
- Giúp cải tiến thông tin đối với mọi bước của quá trình
- Biểu đồ tiến trình là công cụ giao tiếp được chuẩn hoá Chúng thường được
sử dụng như là các công cụ trực quan để hướng dẫn thực hiện công việc và
là nền tảng cho các tài liệu khác Chúng rất linh hoạt và dễ dàng sử dụngnhư là một đầu vào trong dự án của bạn, hoặc là sự miêu tả trực quan dự ánđó
- Sơ đồ dòng chảy rất hữu ích nếu bạn muốn truyền đạt một quá trình (haymột phương hướng) cho tất cả mọi người hơn là cho các thành viên trongnhóm Biểu đồ này hỗ trợ bạn giải thích những điểm cần cải tiến
- Biểu đồ tiến trình trực tiếp đem lại lợi ích cho các thành viên trong nhóm,chẳng hạn như đó là một cách để xem xét tiến độ và kế hoạch của dự án để
từ đó cải tiến liên tục Nó cũng giúp những người khác ngoài nhóm côngviệc hiểu được quá trình để đánh giá các việc cải tiến được thực hiện Nócũng có thể hỗ trợ những người không có kỹ thuật có được bức tranh rõ ràng
về việc triển khai dự án của bạn và họ có thể hỗ trợ bạn ở điểm nào đó
Các biểu đồ tiến trình được ứng dụng rộng rãi, nhưng chúng sẽ có ích khi truyềnđạt cho những người khác hiểu được các bước và các quá trình trong dự án Chúng
Trang 30là những công cụ có ích trong các quy trình chuẩn Chúng cũng là công cụ đào tạođắc lực.
Biểu đồ tiến trình sẽ giúp bạn giải thích quá trình thực hiện công việc trong cácbuổi đào tạo hoặc khi bạn muốn một nhóm thực hiện công việc theo đúng mộthướng Chúng cũng có thể rất hữu ích khi nhắc nhở mọi người thực hiện nhộtnhiệm vụ thì phải làm như thế nào ở phân xưởng
Quá trình thực hiện theo sơ đồ dòng chảy theo trình tự sau:
Xác định phạm vi của quá trình
Nhận biết các bước cần thực hiện
Thiết lập trình tự các bước
Kiểm tra để chắc chắn bạn đã sử dụng đúng các biểu tượng
Kiểm tra lưu đồ và hoàn thiện
Trang 31B. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ CHO SẢN PHẨM NƯỚC TĂNG LỰC NUMBER ONE CỦA TẬP ĐOÀN TÂN HIỆP PHÁT
I Giới thiệu về công ty Tân Hiệp Phát:
Tên công ty: Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát hay Tập đoàn Tân HiệpPhát (Tân Hiệp Phát)
Tên giao dịch quốc tế: Tan Hiep Phat
Tên viết tắt: THP GROUP
Người thành lập:Tiến sĩ Trần Quí Thanh
Trụ sở chính: Tọa lạc tại 219 quốc lộ 13, huyện Thuận An , tỉnh BìnhDương, Việt Nam Có quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 110.000m2, vớicác thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại bậc nhấtĐông Nam Á
Trụ sở chính tọa lạc tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, có quy mô nhà máysản xuất rộng hơn 110.000m2, với các thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu
và sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á
Tân Hiệp Phát là thành viên của Hiệp hội rượu bia và nướcgiải khát Việt Nam Định hướng phát triển của công ty là “Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưngkhông bằng ngày mai” cùng với phương châm “thỏa mãn cao nhất mọi nhu cầuhiện có và tiềm ẩn của khách hàng” Định hướng trên được xem là kim chỉ nam chomọi hoạt động của tập đoàn và cũng chính là động lực để vươn lên đến hoài bãođưa Tân Hiệp Phát trở thành tập đoàn cung cấp thức uống tầm cỡ châu Á
Trang 32“Trở thành tập đoàn hàng đầu Châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính:Ngành thức uống, thực phẩm ăn liền, bao bì nhựa”.
1.3 Giá trị cốt lõi:
“Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày mai”
“Chất lượng tiêu dùng quốc tế”
“Định hướng theo tinh thần cao nhất của gia đình”
“Trở thành đối tác được tin cậy”
“Tinh thần làm chủ doanh nghiệp trong công việc”
Ý nghĩa:
THP: Chữ viết tắt tên công ty
Hai bàn tay: Sức mạnh của sinh lực, nghị lực
Hai ngón cái : Trở thành tập đoàn Việt Nam cung cấp thức uống số một ởViệt Nam và có tầm cỡ Châu Á
Màu xanh nước biển : Sự thịnh vượng, hòa bình
Màu xanh lá cây: Sự phát triển, lớn mạnh và đa dạng
Từ khi thành lập đến nay, với trên 20 năm hoạt động kinh doanh, sản xuất,phục vụ các tầng lớp người tiêu dùng, Tân Hiệp Phát đã được khách hàng tin cậy
và đánh giá cao chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ Công ty đơn vị đạtliên tục 10 năm liền (từ 1999 – 2008) danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao dongười tiêu dùng bình chọn”, do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức
Đầu năm 2007, Tân Hiệp Phát chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấychứng nhận số 78822 công nhận và bảo hộ đối với thương hiệu mang tên công ty
Trang 33cho tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mang tên của công ty tại Việt Nam (quyếtđịnh số 1105/QĐ-SHTT cấp ngày 24.1.2007).
Tính tới cuối năm 2004 công ty đã có hơn 29 mặt hàng đã được Cục an toàn vệsinh thực phẩm Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất và lưu thông trên toàn lãnh thổ ViệtNam Có tất cả 37 nhãn hiệu hàng hóa do Tân Hiệp Phát sản xuất đã được bảo hộ
sở hữu trí tuệ Ngoài ra Tân Hiệp Phát đã được cấp bảo hộ nhãn hiệu bia Laser củacông ty tại Singapore và Australia
Tân Hiệp Phát là một đơn vị kinh doanh có uy tín lớn, mạng lưới phân phốirộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam, với các chi nhánh đại diện và đại lý phânphối đảm bảo khả năng phân phối nhanh chóng và hiệu quả các sản phẩm bia vànước giải khát đóng chai đến mọi nơi khi có nhu cầu, với giá cả hợp lý
Tân Hiệp Phát trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong đầu tưxây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, mua sắm trang thiết bị mới hiện đạiphục vụ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, được nhiều tổ chức, cơ quanquản lý nhà nước tặng bằng khen, giấy khen, kỷ niệm chương…về chất lượng sảnphẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng
Tân Hiệp Phát đặc biệt chú trọng đến chất lượng.Tháng 1/2007, Tân Hiệp Phátđược cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske Veritas (Hà Lan) đánh giá đạttiêu chuẩn ISO tích hợp gồm 9001:2000, 14001 và Vệ sinh an toàn Thực phẩmHACCP
Tân Hiệp Phát có hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và saubán hàng có chất lượng tốt nhất, thể hiện văn hóa văn minh thương nghiệp cao nhấttrong kinh doanh Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ khoa học
kỹ thuật, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phục vụ của mọikhách hàng
Tiền thân của Tân Hiệp Phát là Xưởng nước giải khát Bến Thành, thành lậpvào đầu những năm 1990
Năm 1994: Hình thành phân xưởng nước giải khát Bến Thành sản xuất nước
ngọt, nước giải khát hương vị bia Sản xuất mẻ bia đầu tiên mang thương hiệu Bến
Trang 34Thành với 02 loại bia: bia hơn, bia chai, hình thành mạng lưới phân phối khắp cáctỉnh thành miến Nam.
Năm 1995: Sản xuất sữa đậu nành.
Năm 1996: Đầu tư dây chuyền chiết bia tươi Krones hiện đại của Đức và cho
ra đời bia tươi Flash được đông đảo khách hàng tin dùng
Năm 1999: Thành lập nhà máy bia và nước ngọt, nước giải khát Bến Thành,
sản xuất các mặt hàng sữa đậu nành, bia chai, bia hơi, bia tươi Flash
Năm 2000: Bia Bến Thành là đơn vị ngành bia đầu tiên của Việt Nam đạt
chứng nhận ISO 9002-1994, do cơ quan quản lý chất lượng Quốc tế Det NorskeVeritas( Hà Lan) chứng nhận vào ngày 23.3.2000
Năm 2001: Xây dựng nhà máy sản xuất và Văn phòng tại 219, Quốc lộ 13, xã
Vĩnh Phú, huyện Thuận An, Bình Dương Chuẩn bị quảng cáo chiến dịch quảngcáo “ Number 1 sắp có mặt tại Việt Nam” và chuẩn bị cho ra đời sản phẩm mangtính cạnh tranh: nước tăng lực Number 1
Năm 2002: Tung sản phẩm nước tăng lực Number 1 tạo một hiện tượng mới
trong thị trường nước giải khát trong nước, được khách hàng tin dùng và vinh dựđứng vào hàng topten các sản phẩm nước ngọt, nước giải khát khu vực Đông Nam
Á Tháng 12.2006, nước tăng lực Number 1 đã phủ khắp thị trường miền Bắc, sảnphẩm Number 1 có mặt ở 60 tỉnh thành trong cả nước
Năm 2003: Tháng 3/2003, nhà máy được Cơ quan Quản lý Chất lượng Quốc tế
Det Norske Veritas ( Hà Lan ) đánh giá tiêu chuẩn ISO tích hợp gồm 9001: 2000.Tháng 12.2003, nhà máy và văn phòng Công ty tại Bình Dương được khánh thành,với diện tích 5ha tại số 219, Quốc lộ 13, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, BìnhDương Đột phá công nghệ với dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất Đông nam Á.Tân Hiệp Phát cho ra đời sản phẩm lần đầu tiên có mặt tại Đông Nam Á là “ Biatươi đóng chai Laser”, mở ra một trang sử mới cho ngành bia Việt Nam
Năm 2004: Ban hành sơ đồ tái cấu trúc, cải tổ cơ cấu quản lý nhân sự mới
thích nghi với giai đoạn phát triển mở rộng của Tân Hiệp Phát Sản xuất sữa đậunành và nước tinh khiết Number 1 Sữa Number 1 đã được khẳng định là loại sữa
có thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam
Trang 35Năm 2005: Tung sản phẩm mới “ Bia Gold-Bến Thành” rất gần gũi với người
tiêu dùng Sản phẩm mang ý nghĩa đồng hành cùng may mắn, sự thành công, sựchia sẻ trong cuộc sống của mọi giới khách hàng
Năm 2006: Nhà máy sản xuất bao bì khởi động, sản xuất và đóng gói sữa đậu
nành hộp giấy, trà xanh không độ với các hương vị chanh,mật ong, không đường;nước tăng lực Number 1 dâu và nước uống vận động Number 1 Active Sản xuấtcác sản phẩm bao bì đầu tiên và đưa vào phục vụ các sản phẩm như nước tinh khiếtNumber 1 , trà xanh Không Độ Tung sản phẩm Bia Gold-Draught
Năm 2007: Tháng 01/2007, đón nhận 03 chứng chỉ tích hợp ISO 9001:2000.
ISO 14001: 2004 và HCCP do cơ quan Quốc tế Det Norske Veritas(Hà Lan) cấp.Đây là đơn vị ngành bia đầu tiên của Việt Nam đạt thành tích vẻ vang này, đánhdấu quyết tâm cao độ trong việc hoàn thiện và cải tiến triệt để hệ thống sản xuấtkinh doanh và quản trị kinh doanh, tạo nền móng vững chắc trong sứ mệnh gópphần thỏa mãn nhu cầu thức uống của người tiêu dùng toàn cầu bởi những sảnphẩm hoàn hảo và thực hiện hoài bão trở thành một Tập đoàn cung cấp thức uốnghàng đầu Châu Á, sản xuất Trà bí đao Không độ, nước cam ép Number 1 Chino vàtrà Barley Không độ
19.04.2008: Cup Vàng “Vì Phát-triển cộng-đồng” cho Tân Hiệp Phát.
26.04.2008: Tân Hiệp Phát đạt danh hiệu 2 Nhãn hàng nổi tiếng Quốc gia:
Number 1 & Trà Xanh không độ
15.10.2008: Lễ Khánh thành Nhà máy Bao bì Thái Bình dương và Lễ ra mắt
sản phẩm trà thảo mộc Dr Thanh
29.11.2008: “FRUIT TEA’S DAY”, tổng Bán hàng, giới thiệu sản phẩm Trà
Trái Cây
28.12.2008 : Lễ diễu hành phối hợp cùng Đoàn Moto Show giới thiệu Trà thảo
mộc Dr Thanh đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu
15.11.2009: Ra mắt VIP CAFÉ tòan TPHCM và Bình Dương.
11.01.2010: VietNam Economic Times với chương trình TIN & DÙNG 2009
chứng nhận sản phẩm giải khát “ TRÀ của Tân Hiệp Phát đạt danh hiệu Sản phẩmTin &Dùng ViệtNam
Trang 3620.01.2010: Biểu chương ”1.000 năm Thăng Long-Hà nội” Top Ten Doanh
nghiệp vì sự phát triển Cộng-đồng
30.01.2010: Tân Hiệp Phát nhận Huy-chương Ngôi Sao Vàng Việt Nam, “vinh
danh doanh nghiệp hội- nhập WTO”& Biểu-tượng Rồng Việt
28.04.2010: Hiêp Hội Bia-Rượu-NGK Việt Nam (VBA) phối hợp Tân Hiệp
Phát tổ chức Hội thảo “Xu hướng sử dụng Trà Thảo mộc có lợi cho sức khỏe tạiViệt Nam”
19.06.2010: Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam/Chương trình Nhãn Hiệu VIỆT
chứng nhận : TGĐ Trần-Quí-Thanh của Tân Hiệp Phát là TOP 20 Doanh nhân tiêubiểu Việt Nam” với thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển nhãn hiệu nổitiếng “Cục Sở hữu Trí tuệ Chứng nhận Nhãn hiệu nổi tiếng “Trà Thảo mộc DrThanh “Trà xanh Không độ”, “Nước tăng lực Number 1”
25.07.2010: Bảng Vàng GIẢI THƯỞNG HỘI-NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
tặng Công ty Tân Hiệp Phát–Đơn vị có nhiều thành tích xuất sắc trong Hội nhậpKinhtế Quốc tế
27.07.2010: Bộ Trưởng Bộ Công Thương tặng: Bằng Khen Công Ty TNHH
TM-DV Tân Hiệp Phát “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua hòanthành nhiệm vụ Kế họach 5 năm 2005-2009 “ –số 3947/QĐ-BCT ngày 27.07.2010
15.11.2010: Lễ ra mắt sản phẩm trà xanh có ga ikun (vị chanh và dâu).
Tháng 1/2011: Tái tung sản phẩm nước tăng lực dâu với công thức và bao bì
mới
Tháng 4/2011: Đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ công nhận đơn
vị và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựngCNXH và bảo vệ Tổ quốc
Hiện nay Tân Hiệp Phát đã có hơn 29 mặt hàng được bộ y tế cấp giấy phép sảnxuất và lưu thông trên toàn lãnh thổ Việt Nam Có tất cả 37 nhãn hiệu hàng hóa docông ty Tân Hiệp Phát sản xuất đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ Các sản phẩm củaTân Hiệp Phát đã gây tiếng vang lớn và đạt nhiều thành công về doanh thu trong thịtrường nước giải khát đóng chai
Các sản phẩm nước giải khát đóng chai của Tân Hiệp Phát:
Trang 37Nước tăng lực Number 1, Number 1 dâu, Number 1 chino.
Sữa đậu nành Number 1 với hương vị đậu nành, dâu và bắp
Sữa đậu xanh Number 1
Trà xanh 0 độ với hương vị chanh, mật ong, không đường và hương táo.Trà Barley
Nước trái cây ép Number 1 Juicie với hương vị dứa, chanh dây, mãng cầu
và me
Nước giải khát Active
Trà Dr Thanh
Các loại bia Bến Thành, bia Gold, bia tươi Laser
phát triển
Trải qua hơn 20 năm, với những nỗ lực xây dựng và phát triển không ngừng,đến nay, Tân Hiệp Phát đã tạo dựng được 1 cơ nguơi với đầy đủ tiện nghi cùngthiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại vào bậc nhất Đông Nam Á Hiện tại, Tân HiệpPhát đang chiếm phần lớn thị phần bia và nước giải khát của thị trường trong nướcvới các nhãn hiệu tiên phong như nước tăng lực Number 1, Trà xanh Không Độ,Trà thảo mộc Dr Thanh, Sữa đậu nành Number 1 Soya, nước ép trái cây Number 1Juicie, Trà xanh có ga ikun, nước uống vận động Number 1 Active, bia BếnThành… tạo tiếng vang trên thị trường
Trong khi người tiêu dùng đang ngày càng khó tính, nếu như các nhà sản xuấtkhông có điểm khác biệt thì khó có thể thành công Với quan niệm “không cungcấp cho thị trường những sản phẩm mình có, chỉ cung cấp những sản phẩm thịtrường cần”; để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, Tân Hiệp Phát không bao giờ dừng lại
và thoả mãn trong thành công, mà càng quyết tâm hơn nữa để cung cấp cho kháchhàng những sản phẩm có chất lượng, dịch vụ tốt nhất, khẳng định sự nghiêm túc vàtâm huyết của nhà sản xuất trong từng sản phẩm Do đó, Tân Hiệp Phát đã xâydựng 1 phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, trong tương lai sẽ phát triểnthành 1 trung tâm phát triển sản phẩm mới Như vậy, việc hình thành trung tâmnghiên cứu giúp Tân Hiệp Phát thành 1 đơn vị luôn tiên phong trên thị trường vớinhững thương hiệu dẫn đầu, giá cả hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, được ngườitiêu dùng ưa chuộng
Tân Hiệp Phát đã ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại ERP – EnterpriseResource Planning Sự tăng trưởng không ngừng của Tân Hiệp Phát trong những
Trang 38năm qua khiến công ty nghĩ tới 1 giải pháp quản trị doanh nghiệp có nền tảng đủmạnh, linh hoạt, đáng tin cậy và luôn sẵn sàng cho phép công ty có thể mở rộngkinh doanh bất kể khi nào.
Cùng với việc đẩy mạnh việc sản xuất, kinh doanh… Tân Hiệp Phát mongmuốn nâng cao công tác quản trị điều hành và tái cấu trúc để trở thành tập đoànhàng đầu Châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: thức uống, thực phẩm nhanh,bao bì nhựa… Giải pháp ứng dụng phần mềm ERP tích hợp những chức năngchung của 1 tổ chức vào trong 1 hệ thống duy nhất Theo đó, toàn bộ các mảngkinh doanh của Tân Hiệp Phát bao gồm nhà máy sản xuất nước giải khát, nhà máyđóng gói bao bì sẽ ứng dụng công nghệ hiện đại này Sau khi ERP đưa vào sửdụng, quy trình và hệ thống quản lý các hoạt động sản xuất sẽ mang lại hiệu quảđáng kể Chi phí hoạt động được giảm thiểu trong khi năng lực sản xuất gia tăng,chất lượng sản phẩm được nâng cao Mặt khác, khả năng tiết kiệm năng lượng vàtính linh hoạt của hệ thống cũng gia tăng đáng kể Nhờ hệ thống này, Tân HiệpPhát có thể triển khai thực hiện kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh tại thờiđiểm hiện tại cũng như trong tương lai mà vẫn đảm bảo đựơc tỷ lệ thu hồi vốn ởmức cao
5.1 Về công tác marketing, xúc tiến thương mại
Tân Hiệp Phát đã đầu tư vào truyền thông để quảng bá hình ảnh và lợi ích củasản phẩm Lãnh đạo Tân Hiệp Phát rất quan tâm và trực tiếp tham dự vào việc xâydựng chiến lược, kế hoạch truyền thông của các nhãn hàng, làm việc sâu sát với cáccộng sự trong bộ phận marketing để phát triển ý tưởng sản phẩm, thiết lập mục tiêunhận biết về nhãn hàng, dùng thử và thói quen sử dụng nhãn hàng Tân Hiệp Phát
đã nhận định để chinh phục thị trường nội địa không phải chỉ cần có kênh phânphối tốt là đủ mà phải có sản phẩm tốt, giá cả phù hợp, có sự khác biệt trong chiếnlược marketing và khác biệt trong dòng sản phẩm của chính mình
Suốt 20 năm qua, đồng hành với sự lớn mạnh không ngừng của Tân Hiệp Phát
là sự chung tay góp sức vì sự phát triển chung của toàn xã hội Như quan niệm của
Trang 39lãnh đạo công ty, mỗi thành công của doanh nghiệp phải luôn luôn gắn kết với lợiích chung của cộng đồng
Là nhà tài trợ vàng cho chương trình gây quỹ từ thiện “Sức mạnh nhân đạo”năm 2009 của Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam, tích cực trong các hoạt độngnhân đạo, tâm niệm mình ở vị trí là đại diện của khách hàng cùng chia sẻ khó khắnvới những mảnh đời kém may mắn, phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” đầynghĩa tình tốt đẹp của dân tộc
5.3 Tài trợ thể thao
Một trong những chương trình hành động truyền thống trong hơn 20 năm qua
là gắn bó với các hoạt động thể thao Tân Hiệp Phát là đơn vị đồng hành cùngnhiều chương trình hoạt động thể dục thể thao trên cả nước như: cúp bóng đá vôđịch quốc gia V-League, cúp xe đáp truyền hình HTV, cúp bóng đá quốc tếNumber 1, tặng thưởng cho vận động viên đạt huy chương vàng kỳ đại hội SEAGAMES 24, giải sinh viên văn thể mỹ U-league 2010…
Với chương trình chinh phục đỉnh Everest năm 2008, một chiến lược tiếp thịquan trọng được hoạch định khá lâu, chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản, sự kiện mangđến niềm tự hào hãnh diện cho Việt Nam khi lần đầu đưa các thành viên người ViệtNam đến được nóc nhà của thế giới Nhờ phối hợp với giới truyền thông, công ty
tổ chức sự kiện chuyển tải gần 300 chương trình tường thuật trực tiếp, gián tiếp vềcác hoạt động của đoàn trên truyền hình, báo chí Sự kiện được phần lớn côngchúng theo dõi và hưởng ứng Chương trình thành công ngoài mong đợi
Với quan niệm “những điều lớn lao là tập hợp từ những điều nhỏ”, mỗi năm tàitrợ cho nhiều giải thể thao từ lớn đến nhỏ, từ chuyên nghiệp đến phong trào, từ lễhội thể thao hiện đại đến truyền thống Công ty luôn xác định với mỗi lễ hội thểthao đều có 1 đối tượng khán giả, mỗi khán giả là mỗi đối tượng khách hàng riêng.Tuỳ theo quy mô, vị trí địa lý, thời gian của từng giải mà công ty sẽ có nhữngphương thức tiếp cận khác nhau và quảng bá sản phẩm phù hợp với các đối tượngkhách hàng khác nhau