Tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt NamTổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐINH NGUYÊN MẠNH
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Ở VIỆT NAM
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9.38.01.02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Vũ thư
2 TS Nguyễn Tuấn Khanh
Phản biện 1: GS.TS Vũ Công Giao
Phản biện 2: PGS.TS Trương Hồ Hải
Phản biện 3: TS Đỗ Xuân Lân
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại: Học viện khoa học xã hội
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1 Tổ chức chính quyền Thành phố trực thuộc Trung ương Việt Nam: Hình thành, phát triển và vấn đề đặt ra,(Governance in municipalities in Vietnam: Formation, development and
raisingissues) Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội - Học viện khoa học Xã hội – Viện Hàn Lâm
khoa học xã hội Việt Nam - Số 01(80) 2020,
2 Hoàn thiện pháp luật về Tổ chức chính quyền Thành phố trực thuộc Trung ương, (Improving laws on the organization and operation of the centrally-run cities’ authorities) Tạp chí
Cơ quan Thông tin lý luận của Bộ Công thương - ISSN:0866-7756 - Số 01 - Tháng 1 năm 2024,
3 Thực trạng mô hình Tổ chức chính quyền Thành phố trực thuộc Trung ương và quan điểm đổi mới,(The current model of local government in centrally-run cities and perspectives on
innovating this model) Tạp chí Cơ quan Thông tin lý luận của Bộ Công thương -ISSN:0866-7756
- Số 12 - Tháng 5 năm 2024,
4 Mấy vấn đề về chính quyền Thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam hiện nay,
(Some current issues related to organize the authorities ò centrally controlled cities in Vietnam)
Tạp chí Cơ quan Thông tin lý luận của Bộ Công thương - ISSN:0866-7756 - Số 13 – Tháng 10
năm 2018
Trang 4Chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương như tên gọi của nó là cấp chính quyền được chính quyền Trung ương hết sức coi trọng bởi tầm quan trọng của nó không chỉ ở tầm địa phương, lan toả, ảnh hưởng khu vực xung quanh mà còn đối với sự phát triển chung của quốc gia Bởi vậy, hàm ý chính quyền Thành phố trực thuộc Trung ương nói về sự kiểm soát, chế độ, chính sách đặc thù đối với nó Xét về thực chất, chính quyền Thành phố trực thuộc Trung ương là cấp chính quyền đã được thành lập
ở nước ta từ Sắc lệnh số 77- SL ngày 21/12/1945, nhưng chỉ chính thức được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày 29/4/1958 Từ đó, trong các bản hiến pháp của Nhà nước ta ở các mức độ khác nhau đều ghi nhận cấp chính quyền Thành phố trực thuộc Trung ương
Cho đến nay, mặc dù Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ bản của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ cũng đã có các văn bản quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng vấn đề đổi mới
tổ chức chính quyền Thành phố trực thuộc Trung ương vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra Tại một số thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…mặc dù đã được Quốc hội xác định một số cơ chế đặc thù, nhưng vẫn đang trong quá trình tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, hay thí điểm Trong thực tế, trong xu hướng phát triển, như đã biết, có một số tỉnh Bắc Ninh, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa sắp tới có thể sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương cũng cần được xác định về cơ bản mô hình tổ chức chính quyền Điều đó liên quan đến các mối quan hệ bên trong của các cấp chính quyền, với hệ thống chính trị nói chung, đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công ở địa phương và trên hết là các kết quả thực tế về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội…ở địa phương
Những điều kể trên dẫn đến việc tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền Thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay, xét cả ở góc độ nghiên cứu, từ quy định của pháp luật và trong thực tiễn thực hiện vẫn đang là chủ đề được các nhà quản lý, nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn quan tâm Thực tế trên đây cho thấy việc nghiên cứu tổ chức chính quyền Thành phố trực thuộc Trung ương là cần thiết, góp phần giải mã một vấn đề phức tạp phục vụ cho sự phát triển ở cấp độ địa phương và cả nước Đã có không ít công trình nghiên cứu chung về chính quyền địa phương,
về chính quyền đô thị nói chung, nhưng nghiên cứu về chính quyền Thành phố trực thuộc Trung ương cũng mới được chú ý trong những năm gần đây Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu cấp chính quyền đặc biệt quan trọng này là rất cần thiết và hợp lý Điều đó cũng phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 18 - NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) ngày 25/10/2017 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” Nghị quyết đánh giá rằng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ
Trang 52
của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp và trong từng cơ quan, tổ chức chưa hợp lý, mạnh mẽ và đồng bộ; còn tình trạng bao biện, làm thay hoặc bỏ sót nhiệm vụ, cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao; việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn hạn chế Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính chuyển biến chậm, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu… Đáng lưu ý là về mặt nhiệm vụ, giải pháp, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm
tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả với các nội dung trọng tâm như: tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giảm hợp lý số lượng các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tập trung quản lý phát triển; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân; xây dựng nền hành chính phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, công khai, minh bạch, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với ba trụ cột chính: Tổ chức bộ máy; công vụ, công chức; hành chính điện tử và chuyển đổi số; Hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với các địa bàn đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt; giảm cấp chính quyền phù hợp ở một số địa phương; xây dựng mô hình quản trị chính quyền địa phương phù hợp với từng địa bàn, gắn với yêu cầu phát triển các vùng, khu kinh tế; tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương; xây dựng cơ chế, thể chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển vùng, liên kết vùng đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền khoa học, hợp
lý, đi đôi với nâng cao trách nhiệm, gắn với bảo đảm nguồn lực, năng lực thực hiện pháp luật cho các địa phương và các bộ; tăng cường kiểm tra, giám sát; bảo đảm quản lý thống nhất của Chính phủ, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của từng địa phương và các bộ1…Các nội dung này là những định hướng quan trọng trong nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay
Từ những trình bày trên đây, Nghiên cứu sinh chọn đề tài “Tổ chức chính quyền thành phố trực
thuộc Trung ương ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học nhằm góp phần vào việc hoàn thiện,
đổi mới tổ chức của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của việc thực hiện đề tài là: trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức chính quyền và qua đánh giá thực trạng tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay ở nước ta, luận án đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương đáp ứng các yêu cầu hiện nay
Để thực hiện mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2022): Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới
Trang 63
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương về
vị trí, vai trò; chức năng nhiệm vụ; mô hình tổ chức, các mối quan hệ; tiêu chí hoàn thiện tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương; kinh nghiệm lập pháp về tổ chức chính quyền thành phố ở một số nước liên quan;
- Đánh giá thực trạng tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay về các mặt vai trò, xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy chính quyền, các mối quan hệ, hiệu quả hoạt động của chính quyền
- Từ nhận thức lý luận và thực trạng tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay theo yêu cầu thực tiễn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương
Không gian nghiên cứu: tổ chức chính quyền của các thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam Thời gian nghiên cứu, khảo sát: chủ yếu từ khi Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được ban hành năm 2003 đến năm 2023
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận thực hiện đề tài là các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề nhà nước và pháp luật nói chung, Nhà nước và pháp luật Việt Nam nói riêng, về tổ chức chính quyền xã hội chủ nghĩa, chính quyền địa phương và chính quyền đô thị; đồng thời các quan niệm hiện đại, tiến bộ về tổ chức bộ máy chính quyền đương đại
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để nghiên cứu đề tài là: phân tích, tổng hợp,
hệ thống, lịch sử, hệ thống, lịch sử, so sánh Cụ thể như sau:
Chương 1: về tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê
để tập hợp các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án Trong phần đánh giá, bình luận, nhận xét về tình hình nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử để làm rõ kết quả nghiên cứu cũng như các vấn đề còn khiếm khuyết, chưa thấu đáo, chưa thống nhất Từ đó, luận án xác định hướng, các vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án
Chương 2: để giải quyết các vấn đề lý luận, luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp như tiếp
cận đa ngành, liên ngành, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, lịch sử… để làm rõ các vấn đề lý luận như khái niệm, đặc điểm, vai trò, chức năng của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố trong mối quan hệ với các yếu tố quyết định hoặc tác động đến chính quyền: đặc điểm của đối tượng quản lý, kinh tế thị trường, nhà nước kiến tạo phát triển, quản trị nhà nước tốt; tiêu chí hoàn thiện tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương; mô hình và tổ chức chính quyền cấp thành phố trực thuộc Trung ương một số nước trên thế giới
Chương 3: về đánh giá thực trạng của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương, luận án
sử dụng phương pháp lịch sử để xem xét quá trình hình thành và phát triển của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta từ năm 1945 đến nay; các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp…để đánh giá thực trạng quy định pháp luật tổ chức chính quyền cấp thành phố trực thuộc Trung ương, thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương
Từ cách tiếp cận về quản trị nhà nước trong điều kiện mới và các xu hướng mới trong quản lý, quản trị nhà nước, luận án sử dụng phương pháp phân tích và so sánh giữa nhận thức mới và các mô hình tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương các nước để làm sáng tỏ các thành tựu cũng
Trang 74
như các hạn chế, tồn tại trong thực tế tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay ở nước ta
Chương 4: trong mục đích đề xuất các giải pháp đổi mới chính quyền thành phố trực thuộc
Trung ương ở nước ta hiện nay, luận án sử dụng chủ các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, lịch
sử - cụ thể để xác định các quan điểm và đề xuất giải pháp đổi mới chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay ở nước ta Trong đó, chính quyền vừa có tính phổ quát, vừa có tính đặc thù, tương thích với các điều kiện ở nước ta nhằm quản lý và bảo đảm cung ứng các dịch vụ công một cách hiệu lực, hiệu quả
5 Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới của luận án thể hiện ở những điểm sau:
Một là, luận án tập hợp, thống kê và phân tích các nghiên cứu chủ yếu hiện nay về tổ chức và
hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương Qua đó, nhận diện những thành tựu, cũng như những vấn đề còn bỏ ngỏ chưa nghiên cứu hoặc chưa có sự thống nhất ý kiến, quan niệm trong giới nghiên cứu về chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương Từ đó, khái quát được thực trạng nghiên cứu về chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam hiện nay như thế nào và hướng nghiên cứu tiếp theo
Hai là, luận án là công trình nghiên cứu góp phần làm rõ các khía cạnh lý luận khác nhau về
chính quyền thành thành phố trực thuộc Trung ương Mặc dù chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương được hình thành ngay từ khi Chính phủ cách mạng lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tổ chức chính quyền địa phương năm 1945, nhưng trải dài qua rất nhiều năm, tuy có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển khu vực, vùng, quốc gia nhưng trên phương diện khoa học, lại hầu như không được xác định rõ về khái niệm và đặc điểm, phân loại, thậm chi cả vai trò
và các vấn đề khác
Những vấn đề sẽ được luận án làm rõ là có tính hệ thống về các vấn đề: khái niệm, đặc điểm, vai trò của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương; nghiên cứu so sánh với chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương các nước trên thế giới và thực hiện việc phân loại chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam; làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đang đến việc tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương nước ta
Ba là, luận án làm rõ thực trạng tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương hiện
nay thông qua việc phân tích, đánh giá toàn diện về tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương chủ yếu là ở giai đoạn hiện nay trong bối cảnh đô thị hoá ngay trong đơn vị hành chính thành phố trực thuộc Trung ương; các yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền và các yêu cầu khác của việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương nói chung, chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương nói riêng Từ tình hình thực tiễn
về tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam hiện nay, nhận diện được những ưu điểm, khiếm khuyết, hạn chế của tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay cũng các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về mặt lập pháp và tổ chức thực hiện
Bốn là, luận án xác định nhu cầu và quan điểm tiếp tục đổi mới chính quyền thành phố trực
thuộc Trung ương tương thích với yêu cầu, điều kiện hiện nay; từ đó, luận án đề xuất các giải pháp, biện pháp đổi mới tổ chức chính quyền thành phố theo hướng năng động, dân chủ và quản lý nhà nước, cung ứng dịch vụ công có hiệu quả
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về phương diện khoa học, luận án là công trình nghiên cứu có tính chất toàn diện, hệ thống
Trang 85
những vấn đề lý luận về tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta trong bối cảnh mới Việc nghiên cứu được thực hiện gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương trong lịch sử Do đó, kết quả nghiên cứu tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam một mặt cho thấy được tính quy luật của quá trình phát triển chính quyền mà quan trọng hơn còn làm sáng tỏ về mặt khoa học vấn đề đổi mới, hoàn thiện tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương trong bối cảnh hiện nay
Trong ý nghĩa thực tiễn, luận án cung cấp nhận thức về thực trạng chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam hiện nay như thế nào và mô hình và giải pháp đổi mới, hoàn thiện chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương Từ đó, kết quả nghiên cứu trong luận án trước hết
là tài liệu góp phần cung cấp thông tin tham khảo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong việc nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay, nhất là trong việc lựa chọn mô hình tổ chức chính quyền và các giải pháp đổi mới, hoàn thiện chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương Luận án cũng là công trình để các nhà quản lý, hoạch định chính sách, cán bộ hoạt động thực tiễn tham khảo trong quá trình thực hiện đổi mới tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương
Luận án đồng thời là công trình nghiên cứu có giá trị khoa học góp phần phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo đại học và sau đại học về tổ chức chính quyền, chủ yếu cho các ngành luật học, hành chính học, là tài liệu tham khảo góp phần phục vụ việc nghiên cứu, hoàn thiện, đổi mới tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta hiện nay
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án có cơ cấu gồm bốn chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận về tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương Chương 3: Thực trạng tổ chức quyền chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt
Nam hiện nay
Chương 4: Quan điểm và giải pháp đổi mới và hoàn thiện tổ chức quyền thành phố trực thuộc
Trung ương ở Việt Nam
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU ĐẶT RA CHO ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Các nghiên cứu chung về chính quyền địa phương
Đề tài khoa học về “Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cơ sở các nước ASEAN”
năm (2002), chủ nhiệm đề tài Võ Kim Sơn; Đề tài khoa học: “Cải cách tổ chức và hoạt động của chính
quyền địa phương đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân” –
KX 04.08 thuộc Chương trình KX.04 Xây dựng Nhà nước pháp quyền, do PGS.TS Lê Minh Thông
làm chủ nhiệm đề tài, năm 2005; Đề tài cấp bộ “Tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, chủ nhiệm PGS.TS Vũ Thư, Hà Nội, 2016; Đề tài khoa
học cấp Bộ, “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân địa phương (góp phần sửa đổi Chế định HĐND trong Hiến pháp 1992”, Chủ nhiệm: Thái Vĩnh Thắng,
Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2013; Báo cáo Dự án “Điều tra thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ
Trang 96
chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân các cấp đáp ứng yêu cầu tổ chức hợp lý chính quyền địa
phương ở nước ta” do Viện Khoa học Tổ chức nhà nước Bộ Nội vụ thực hiện, năm 2013; Viện Nghiên
cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, “Báo cáo kết quả các nghiên cứu chuyên đề phục vụ sửa đổi Hiến pháp 1992”, (Chỉ đạo biên soạn: Đinh Xuân Thảo,
Hoàng Văn Tú), Hà Nội, 2013; Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Hữu Đức (Đồng chủ biên) (1998),
“Cải cách hành chính địa phương: Lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Lê Minh Thông, Nguyễn Như Phát (Đồng chủ biên) (2002), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Bùi Xuân Đức, “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay”, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2004; Lê Minh Thông (2011), “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay”; Cuốn sách “Tổ chức và hoạt động của CQĐP ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Trương Thị Hồng Hà (2017); Marguerite J.fisher and Donal G Bishop “Municipal and other local governments” (Chính quyền địa phương và chính quyền thành phố), Prentice - Hall Inc New york 1950; S Chiavo - Compo và P.S.A “Suradam (2003) “Serving and maintaining; Improve public administration in a competitive world” (Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công
trong một thế giới cạnh tranh) được NXB Chính trị quốc gia phát hành dưới sự tài trợ của Ngân hàng
Phát triển Châu Á; B.E Smith trong tác phẩm “Local Government Federal- decentralized systems Unitary - decentralized systems” (2008) (Chính quyền địa phương hệ thống phi tập trung liên bang – Đơn nhất hệ thống phi tập trung); Ann Bowman và Richard Kearney trong cuốn “State and Local Government” (2011) (Nhà nước và chính quyền địa phương); Trần Thị Diệu Oanh, “Phân cấp quản
lý và địa vị pháp lý của chính quyền địa phương trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam”, luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012; Phạm Thị Giang, “Tổ chức chính quyền địa phương theo hướng tự quản ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội, năm 2013; Tạ Quang Ngọc, “Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2013; Lê Anh Tuấn “Tổ chức đơn vị hành chính Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển”, Luận án tiến
sĩ, Học viện hành chính quốc gia, năm 2017; Nguyễn Văn Đại, “Phân cấp quản lý hành chính nhà nước giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ,
Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2017…
1.1.2 Các nghiên cứu về chính quyền đô thị, chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương
Đề tài cấp nhà nước mã số KX-05-08 (1995) “Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động quản
lý của bộ máy nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” do Đoàn Trọng Tuyến làm chủ nhiệm; Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu mô hình bộ máy chính quyền thành phố Hồ Chí Minh” của Diệp
Văn Sơn, năm 1998; Đề tài cấp Bộ: “Đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính”, Chủ nhiệm TS Dương Quang Tung; Đề tài khoa học “Thiết lập mô hình tổ chức
chính quyền đô thị” thuộc chương trình nghiên cứu: Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt
Nam, chủ nhiệm đề tài Phạm Hồng Thái, Vũ Đức Đán, 2003; Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã
hội Hà Nội thực hiện Đề tài: “Những luận cứ khoa học xây dựng chính quyền đô thị ở Hà Nội”, năm 2014; Nguyễn Quang Ngọc, Đoàn Minh Huấn, Bùi Xuân Dũng (đồng chủ biên), “Hoàn thiện mô hình
tổ chức và quản lý đô thị Hà Nội – Luận cứ và giải pháp”, NXB Chính trị quốc gia, 2010; Học viện Hành chính, “Giáo trình Quản lý nhà nước về đô thị”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2009; Joachim Jens Hesse (Chủ biên - biên tập), “Local Government and Urban Affairs in International Perspective (Chính quyền địa phương và các vấn đề đô thị trong viễn cảnh quốc tế)”, NXB Nomos
Trang 107
Verlagsgesellschaft Baden- Baden, năm 1991; Viện Khoa học Tổ chức nhà nước, hội thảo “Quản lý phát triển đô thị - Kinh nghiệm của CHLB Đức và thực tiễn Việt Nam”, Hà Nội, 2007; Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lý nhà nước - Đặc thù của các đô thị tại các thành phố trực thuộc Trung ương, Việt Nam hiện nay”, Viện Việt Nam và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội, 8/2009; Nguyễn Thị Thu Trang, “Đổi mới mô hình chính quyền đô thị ở Việt Nam”, luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2010; Phạm Văn Đạt, “Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ , Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2012; Phan Văn Hùng:
“Đổi mới tổ chức và hoạt động hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước phường trong điều kiện cải cách hành chính ở nước ta”, luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2012; Lưu Tiến Minh, “Tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc Trung ương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội (Khoa Luật), Hà Nội, 2017; Bùi Xuân Đức (2003), “Đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp; Lê Cẩm Hà (2020), “Chính quyền đô thị ở Việt Nam – từ góc nhìn thực tiễn quản lý”, Tạp chí Quản lý nhà nước số 5/2020; Hoàng Minh Hội (2021), “Pháp luật
về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị – thực trạng và một số kiến nghị”, Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp…
1.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.1 Đánh giá kết quả nghiên cứu
1.2.1.1 Đánh giá kết quả nghiên cứu về lý luận
Thứ nhất, các nghiên cứu chung về chính quyền đô thị, nghiên cứu về chính quyền thành phố
trực thuộc Trung ương rất ít Thường các công trình này chỉ nghiên cứu vấn đề chính quyền đô thị có tính chung, nguyên tắc Các nghiên cứu về chính quyền đô thị phần nhiều hướng vào cấp quận, phường
Thứ hai, tuy không có một định nghĩa rõ rệt, nhưng các công trình nghiên cứu đã có các quan
niệm về chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương
Thứ ba, các nghiên cứu cũng chỉ ra các đặc điểm của chính quyền thành phố trực thuộc Trung
ương so với chính quyền tỉnh vùng nông thôn, chủ yếu liên quan đến tính chất liên thông của cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Về mặt lý luận, có công trình nghiên cứu đề cập đến một số đặc điểm của quản lý đô thị và tổ chức chính quyền đô thị tại Việt Nam; công nghiệp hóa và quá trình đô thị hóa tại các thành phố trực thuộc Trung ương; cũng như phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc Trung ương2
1.2.1.2 Đánh giá nghiên cứu về thực trạng chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của
chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương, cơ cấu của các cơ quan Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở mỗi cấp chính quyền của thành phố trực thuộc Trung ương
Thứ hai, các nghiên cứu về chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện việc
nghiên cứu các quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về chính quyền địa phương; thực tiễn quản lý và cung ứng dịch vụ công trại các thành phố trực thuộc Trung ương
Thứ ba, phân cấp, phân quyền là vấn đề được các nghiên cứu chú ý với tầm mức quan trọng có
thể làm thay đổi mô hình tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương, chính quyền địa
2 Lưu Tiến Minh, Tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc Trung ương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017
Trang 11quyền thành phố trực thuộc Trung ương hoặc một cấp chính quyền quận, phường
1.2.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Một là, nhiều vấn đề của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương còn cần phải được nghiên
cứu liên quan với chính quyền địa phương nói chung
Hai là, các nghiên cứu về chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương còn những vấn đề chưa
được nghiên cứu hoặc còn có các ý kiến khác nhau
1.2.3 Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Thứ nhất, về phương diện lý luận, luận án sẽ làm rõ các vấn đề chủ yếu là:
- Xác định khái niệm chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương Việt Nam và chỉ ra các đặc điểm chung của chính quyền thành phố này;
- Trình bày về mối quan hệ qua lại giữa chủ thể quản lý (chính quyền) và đối tượng quản lý, trong
đó, chú ý làm rõ vai trò quyết định của đối tượng quản lý và tính độc lập tương đối trong tổ chức chủ thể quản lý;
- Làm rõ vai trò, chức năng của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương Việt Nam về phương diện hành chính công và phương diện pháp lý và các phương diện khác;
- Chỉ ra các phương diện cơ bản về tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương;
Thứ hai, về thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương:
- Nghiên cứu các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các nghị định của Chính phủ cụ thể hoá luật, các quy định liên quan của các Bộ, ngành và các quy định của các chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương về tổ chức và hoạt động tại địa phương Từ đó, đánh giá về chính quyền địa phương theo các quy định đó về các phương diện mô hình chính quyền, tổ chức và hoạt động, các mối quan hệ với các ưu điểm, hạn chế, khiếm khuyết…;
- Trên cơ sở các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền, luận án đánh giá chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương về mô hình, tổ chức và hoạt động, thực hiện các mối quan hệ trên thực tế; trong đó, luận án chú trọng việc xem xét các chuyển đổi về tổ chức và hoạt động của chính quyền liên quan đến dân chủ, kinh tế thị trường, quản trị nhà nước, thực hiện nhà nước kiến tạo… Từ thực tiễn đó, luận án chỉ ra các mặt thành tựu và hạn chế trong tổ chức và hoạt động của chính quyền, xác định nguyên nhân của các thành tựu và hạn chế đó
Thứ ba, về kiến nghị giải pháp của luận án về đổi mới chính quyền thành phố trực thuộc Trung
ương, luận án sẽ tập trung vào các giải pháp theo hướng sau:
- Nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức chính quyền địa phương nói chung, mô hình chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương nói riêng đáp ứng các yêu cầu của tổ chức nhà nước hiện đại gắn với
sự sáng tạo, chủ động của chính quyền nhằm mục tiêu quản trị nhà nước có hiệu quả trong các điều kiện mới
- Đề xuất hoàn thiện pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương gắn với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, yêu cầu về quản trị nhà nước tốt…
- Các kiến nghị, giải pháp về tổ chức thực hiện và các nhóm giải pháp khác
Trang 129
Kết luận Chương 1
Qua kết quả nghiên cứu, khảo sát của NCS, cho thấy các công trình nghiên cứu về tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang được nghiên cứu dưới các khía cạnh khác nhau Các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến mô hình tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã tập trung đề xuẩt được một số kiến nghị, giải pháp về hoàn thiện mô hình
tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, thực tiễn hoạt động lập pháp, mô hình tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã và đang
có những bước cải tiến, cải cách, có những thí điểm quan trọng theo các nghị quyết của Quốc hội về chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng…Bên cạnh đó, vấn đề phát triển đô thị thông minh, thành phố thông minh, xây dựng Chính phủ điện tử…cũng đặt ra yêu cầu, năng lực quản lý mạnh mẽ, hiệu quả hơn từ phía các cơ quan trong hệ thống chính quyền các cấp ở địa bàn các thành phố trực thuộc Trung ương…Đây cũng là những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, đánh giá, làm sáng tỏ hơn trong quá trình hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở các thành phố trực thuộc Trung ương, nhằm xác lập một khung khổ pháp lý ổn định, dài hạn hơn về mô hình tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương, qua đó tạo lập môi trường quản
lý thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội…trên địa bàn các thành phố trực thuộc Trung ương, đóng vai trò dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển của các địa bàn khác (nông thôn, miền núi…), gắn với yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
2.1.1 Khái niệm chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương
2.1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phương
Qua nghiên cứu các định nghĩa về chính quyền địa phương, có thể quan niệm: : Chính quyền địa phương là những thiết chế nhà nước, hay thiết chế tự quản của cộng đồng lãnh thổ địa phương, là những pháp nhân công quyền được thành lập một cách hợp hiến và hợp pháp và phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương để quản lý, điều hành mọi mặt đời sống nhà nước, xã hội, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên một đơn vị hành chính – lãnh thổ của một quốc gia, trong giới hạn thẩm quyền, thủ tục, cách thức nhất định do pháp luật quy định 3
2.1.1.2 Khái niệm chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường
và xã; quận chia thành phường; Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập Có thể
quan niệm về chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam như sau: Chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương là chính quyền đô thị - pháp nhân công quyền được tổ chức ở đơn vị hành chính thành phố trực thuộc Trung ương nhằm thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn hành chính –
3 Khái niệm này dựa trên quan niệm của tác giả: Phạm Hồng Thái, Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương và việc ban
hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 01/2015
Trang 1310
lãnh thổ và đảm bảo quyền cơ bản của công dân, bảo đảm cung ứng các dịch vụ công ở thành phố
2.1.2 Đặc điểm của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương
Một là, chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương là chính quyền được tổ chức theo
nguyên tắc tập trung dân chủ
Hai là, chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương là chính quyền mà phần chủ yếu là hoạt
động có tính chất đô thị hoặc ít nhất sẽ hướng đến hoạt động như vậy
Ba là, tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam hầu hết là chính quyền
đang trong giai đoạn phát triển, đô thị hoá, nên phần nông thôn, nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao Chính
vì vậy, nhìn tổng thể, tính chất đô thị của chính quyền cũng mang nhiều tính giao thời
Bốn là, tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương ở bên trong có phần nội đô tạo
thành các đơn vị hành chính với một số cấp chính quyền
Năm là, tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương không chỉ hướng
đến việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ công cho dân cư địa phương, phục vụ nhân dân địa phương mà còn có thêm trách nhiệm đối với vùng lân cận, miền hay cả nước
Sáu là, chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương là chính quyền được lập ra ở đơn vị
hành chính thành phố trực thuộc Trung ương
Bảy là, các vấn đề liên quan đến chính quyền thành phố trực thuộc trung ương cơ bản được điều
chỉnh bởi Hiến pháp, Luật TCCQĐP và một số văn bản QPPL liên quan Tuy nhiên, ngoài những đặc thù về yêu cầu chính trị của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương gắn với địa bàn Hà Nội- thủ
đô của nước CHXHCN Việt Nam, có thể thấy những yếu tố mới, thể hiện tính chất thí điểm, cải cách
về tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc trung ương (cùng với chức năng nhiệm vụ) trong quá trình phát triển của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương hiện nay
2.1.3 Vị trí, vai trò của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương
2.1.3.1 Vị trí của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương
Chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương là cấp chính quyền địa phương cấp tỉnh Chính quyền cấp tỉnh nói chung ở Việt Nam có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm tác động của chính quyền trung ương đến địa phương, cơ sở, đến các quan hệ xã hội ở địa phương
Vị trí của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương cũng được thể hiện qua sự phân loại
đô thị theo thứ bậc hành chính Theo đó, có ba loại đô thị: 1/ Thành phố trực thuộc Trung ương; 2/ Quận, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã; 3/ Phường, thị trấn Trừ phường, thị trấn, mỗi loại đô thị này có cấu tạo bên trong là các cơ quan nhà nước
2.1.3.2 Vai trò của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương
Trước hết, vai trò của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương được thể hiện gắn liền
với đơn vị hành chính thành phố trực thuộc Trung ương mà chính quyền được lập ra trên đó Tiếp nữa, chức năng là sự thể hiện vai trò, tác dụng của sự vật4, nên có thể xem xét vai trò của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng của nó Theo đó, chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương có hai chức năng cơ bản như sau:
Thứ nhất, chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ
Thứ hai, tổ chức cung ứng dịch vụ công
2.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
44 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2002, tr 191, 1095