Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Nghề dệt chiếu Định Yên ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp” làm tiểu luận cuối kỳ của nhóm... Ý nghĩa khoa học và thực ti
Trang 1BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HCM
KHOA VĂN HÓA HỌC
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: VĂN HÓA NAM BỘ
2 Kiều Diễm Thúy Linh D20VH131
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do và mục đích chọn đề tài 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích chọn đề tài 1
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
2.1 Ý nghĩa khoa học 2
2.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục đề tài 2
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 4
1.2 Dân cư xã hội 5
1.3 Kinh tế - văn hóa 5
CHƯƠNG 2: NGHỀ DỆT CHIẾU Ở XÃ ĐỊNH YÊN,HUYỆN LẤP VÒ, TỈNH ĐỒNG THÁP 6
2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 6
2.2 Quy trình dệt chiếu 7
2.2.1 Nguyên liệu 7
2.2.2 Các công cụ dệt chiếu 8
2.2.3 Công đoạn dệt chiếu 8 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG CỦA NGHỀ DỆT CHIẾU
Trang 33.1.2 Giá trị văn hóa - xã hội 11
3.1.3 Giá trị du lịch 12
3.2 Thực trạng của nghề dệt chiếu tại xã Định Yên hiện nay 13
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
PHỤ LỤC 18
Trang 4Trước kia, khi cuộc sống của con người chưa phát triển thì những sản phẩmcủa làng nghề truyền thống này trực tiếp phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của
họ Khi cuộc sống con người được nâng cao, những sản phẩm này sản xuất rakhông chỉ đơn thuần là để dùng nữa mà còn đáp ứng nhu cầu tinh thần của conngười, nhu cầu trang trí và làm đẹp cho cuộc sống
Nghề dệt chiếu ở xã Định Yên là nghề truyền thống được nhiều người biếtđến và dễ tìm hiểu Các sản phẩm là một sáng tạo nghệ thuật dân gian được tíchlũy từ đời này đến đời khác, mang những tố chất nồng hậu, chân chất nếp sống quênhà của người dân Việt Nam ở Nam Bộ Các sản phẩm chiếu Định Yên rất phongphú, đa dạng, không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn đượcxuất khẩu sang các nước và rất được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng Nghiên cứu về nghề dệt chiếu liên quan trực tiếp đến chuyên ngành văn hoáViệt Nam Là sinh viên năm thứ 4 chúng tôi luôn xác định việc tìm hiểu và nghiêncứu quá trình phát triển của làng nghề truyền thống được coi là nội dung cơ bảncủa quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn trong thời đại hiện nay
Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Nghề dệt chiếu Định Yên
ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp” làm tiểu luận cuối kỳ của nhóm.
Trang 5Đề tài nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của nghề dệt chiếuĐịnh Yên, trong đó tập trung nghiên cứu về hình thành của nghề, thực trạng pháttriển của nghề hiện nay, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong sự phát triểncủa làng nghề trong những năm gần đây.
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho chúng tôi có cái nhìn toàndiện hơn về làng nghề truyền thống dệt chiếu, từ vị trí của làng nghề, nguồn gốc,
sự phát triển, sản phẩm của làng nghề, những giá trị của làng nghề mang lại Từ
đó giúp cho chúng tôi có thể hệ thống hóa các kiến thức mà chúng tôi đã tìm hiểunghiên cứu, bổ sung thêm vốn hiểu biết của mình Và từ những thực trạng pháttriển chung thể có thể đưa ra nhận định, đánh giá của mình và đưa ra các giải phápgóp phần sức mình trong việc bảo vệ, bảo tồn các giá trị của làng nghề cũng nhưbảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về nghề truyền thống dệt chiếu xã Định Yên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 16/10 - 31/10/2023
- Không gian nghiên cứu: Làng nghề dệt chiếu xã Định Yên, huyện Lấp Vò,tỉnh Đồng Tháp
4 Phương pháp nghiên cứu
` Để nghiên cứu để tài này chúng tôi đã sử dụng và kết hợp nhiều phươngpháp như: Tổng hợp, thu tịch, phân tích, đánh giá…
5 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục,tiểu luận được chia làm 03 chương chính sau:
Trang 6Chương 1: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu (xã Định Yên, Huyện Lấp
Trang 7NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Vùng đất Đồng Tháp đã được Chúa Nguyễn khai phá vào khoảng thế kỷ XVII,XVIII Tỉnh Đồng Tháp được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Kiến Phong vàtỉnh Sa Đéc vào năm 1976.Tỉnh Đồng Tháp là nơi sông Tiền chảy vào địa phậnViệt Nam, có đường biên giới giáp với Campuchia có chiều dài hơn 50 km với 4cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà ĐồngTháp nổi tiếng với những ruộng sen, hiện diện khắp nơi ở Đồng Tháp Ngó và hạtsen trở thành đặc sản của vùng này
Huyện Lấp Vò nằm ở phía nam của tỉnh Đồng Tháp, cách trung tâm Thành
phố Hồ Chí Minh khoảng 180 km đường bộ, khoảng 200km đường thủy, có vị tríđịa lý:
-Phía đông giáp thành phố Sa Đéc
-Phía tây giáp thành phố Long Xuyên và huyện Chợ Mới thuộc tỉnh AnGiang
-Phía nam giáp huyện Lai Vung và quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ-Phía bắc giáp thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh
Lấp Vò vốn là một huyện phía nam của tỉnh Đồng Tháp Giao thông thuậnlợi Huyện có quốc lộ 80 và quốc lộ 54 Ở giữa huyện có kênh xáng Lấp Vò, phíabắc có sông Tiền, phía Nam có sông Hậu Cung cấp nước sạch củng đầy đủ chongười dân Huyện Lấp Vò có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thịtrấn Lấp Vò (huyện lỵ) và 12 xã: Bình Thành, Bình Thạnh Trung, Định An, ĐịnhYên, Hội An Đông, Long Hưng A, Long Hưng B, Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng
B, Tân Khánh Trung, Tân Mỹ, Vĩnh Thạnh
Định Yên là một xã thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
Xã Định Yên nằm nép mình bên bờ sông Hậu hiền hòa, cách trung tâmhuyện khoảng 9 km về phía tây bắc, có vị trí địa lý:
Trang 8- Phía đông giáp huyện Lai Vung
- Phía tây giáp xã Định An
- Phía nam giáp sông Hậu
- Phía bắc giáp xã Bình Thành
- Phía đông bắc giáp xã Vĩnh Thạnh
1.2 Dân cư xã hội
Huyện Lấp Vò có diện tích 244,38 km², dân số năm 2019 là 180.627 người,mật độ dân số đạt 739 người/km²
Xã Định Yên có 3 điểm trường Tiểu học chính, trong đó có 2 điểm trườngđạt chuẩn Quốc gia:
- Trường TH Định Yên 3 đạt chuẩn giai đoạn 1 năm 2016
- Trường TH Định Yên 1 vừa được công nhận giai đoạn 2 năm 2020
- Cấp Trung học cơ sở có Trường Trung học cơ sở Định Yên
Về y tế, xã Định Yên có 1 trạm Y tế trên địa bàn xã, đáp ứng khá đủ nhucầu khám, chữa bệnh của người dân
1.3 Kinh tế - văn hóa
Trong 10 tháng đầu năm 2012 do chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu và khủng hoảng nợ công khu vực Châu âu kéo dài, trong nước hoạtđộng sản xuất kinh doanh tiếp tục bị áp lực lãi suất vay cao, mức tiêu thụ sản phẩmđạt thấp Tuy nhiên kinh tế tỉnh Đồng Tháp vẫn ổn định, đời sống dân cư, an sinh
xã hội, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững
Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp không chỉ được biết đến như là quê hươngcủa những cánh đồng lúa mênh mông, những vườn cây trù phú, mà nơi đây còn là
“cái nôi” của nghề dệt chiếu truyền thống nổi tiếng khắp nơi – làng chiếu ĐịnhYên Năm 2013, nghề dệt chiếu ở xã Định Yên, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp đượccông nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
Trang 9CHƯƠNG 2: NGHỀ DỆT CHIẾU Ở XÃ ĐỊNH YÊN,HUYỆN LẤP VÒ, TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Trải qua dòng thời gian hơn 100 năm, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác, cho đến nay, nghề dệt chiếu đã trở thành một ngành nghề truyền thống củalàng Định Yên
Làng chiếu Định Yên thuộc tỉnh Đồng Tháp, nằm ngay bên cạnh dòng sôngHậu hiền hòa, nay thuộc xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp Để tới đây,
từ TP Sa Đéc, du khách chạy dọc theo quốc lộ 80 chừng 30km là đến địa phận củathị trấn Lấp Vò, đi thêm 3km rồi rẽ trái khoảng 10km men theo sông Hậu là làngchiếu Định Yên, với những bó lác xanh, đỏ, tím, vàng được phơi dọc bên lề đường.Theo lời kể của những bậc lão niên tại đây, làng nghề dệt chiếu Định Yên đãđược hình thành cách đây hàng trăm năm Thế nhưng, khi hỏi về tổ nghề - ngườimang nghề dệt chiếu về với làng thì tuyệt nhiên không một ai biết Đến nay, đâyvẫn là điều bí ẩn chưa thể giải mã Vào thời điểm đó, vùng đất này có nhiều cồn,bãi bồi để phát triển tốt các loại nguyên liệu là cây bố và lác để làm ra sản phẩm.Theo thống kê, có tới hơn 2/3 hộ gia đình xã Định Yên theo nghề làm chiếu Mỗigia đình ít nhất có một máy làm chiếu, nhà nào sản xuất lớn thì có tới mười mấymáy
Với địa hình thuận lợi nằm dọc sông Hậu, Định Yên có nhiều cồn, bãi bồithích hợp cho sự phát triển của cây lác, đây là nguồn nguyên liệu để dệt chiếu.Nghề dệt chiếu ở Định Yên ngày càng phát triển, nguyên liệu tại chỗ không đủ,phải mua thêm lác chẻ sẵn, phơi khô từ địa phương khác
Chính sự hưng thịnh của nghề dệt chiếu mà chợ chiếu Định Yên dần hìnhthành, đặc biệt chỉ họp vào ban đêm Thời điểm họp chợ không cố định, phụ thuộcvào con nước lớn - ròng (thủy triều lên - xuống) nhưng thường trong khoảng thờigian từ 23 giờ đến 4 giờ Lúc bấy giờ, người đi chợ trao đổi, mua bán hàng hóadưới ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu hỏa Vì yếu tố đặc biệt đó, chợ chiếu ĐịnhYên còn được nhiều người gọi là “chợ ma”
Trang 10Nét đặc trưng riêng của chợ chiếu đêm là người mua ngồi tại chỗ, người bánmang chiếu đi lại rao bán Đây là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dânđịa phương.
Theo lãnh đạo huyện Lấp Vò, nguyên liệu lác để làm chiếu của địa phươngcòn rất ít, hiện hầu hết phụ thuộc nguồn từ huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) Do yêucầu phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật tiến bộ, nhiều hộ chuyển sang dệtchiếu bằng máy để có năng suất, thu nhập cao hơn, số hộ dệt chiếu thủ công ngàycàng giảm Sản lượng chiếu nhiều, hệ thống giao thông phát triển, thương lái vàotận nhà người dân thu mua Vì vậy, nhiều năm qua, chợ chiếu đêm Định Yênkhông còn
Tuy trải qua nhiều thăng trầm, nghề dệt chiếu ở Định Yên vẫn được lưutruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Hiện nay, làng chiếu Định Yên có trên 800
hộ làm nghề dệt chiếu Đa số đều sử dụng máy dệt nên năng suất lao động tăngcao
Trung bình mỗi năm, làng chiếu Định Yên sản xuất hàng triệu chiếc chiếucác loại như chiếu vảy ốc, chiếu bông, chiếu con cờ, chiếu trắng, chiếu cổ… tiêuthụ tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ ChíMinh và xuất khẩu sang Campuchia
Nghề dệt chiếu tạo ra nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình, giảiquyết việc làm, giúp ổn định về mặt kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của bàcon nông thôn Tuy thăng trầm, vất vả nhưng người dân Định Yên với nghề chatruyền con nối vẫn một lòng nuôi dưỡng, theo đuổi để nghề dệt chiếu nơi đây trởthành làng nghề truyền thống có hơn trăm năm tồn tại và phát triển này
2.2 Quy trình dệt chiếu
2.2.1 Nguyên liệu
Cây lác và cây bố là nguyên liệu không thể thiếu cho nghề dệt chiếu
Về nguyên liệu cây lác, lác trồng ( cấy) một lần có thể thu hoạch 10 năm
Trang 11hoạch khoảng tháng 4 lác số thu hoạch khoảng tháng 9, tháng 10 Lác chủ yếu cócác giống sau: lác voi, lác hến, lác gon
Dệt chiếu phải có trân mà để có trân dệt chiếu thì phải trồng cây bố ( ngàynay chỉ vải thay thế dần nguyên liệu bố làm trân để dệt) Bố được gieo trồng trênnhững thửa ruộng gò, trồng lúa năng suất kém Ngày trước se trân thủ công bằngcái xa quay, mỗi người làm chừng 2 ngày mới được một cân trân (600gr) Ngàynay dùng motor điện xe nên nhanh hơn gấp nhiều lần Trân xe khéo chắc, nhuyễn
sử dụng khoảng 200gr có thể dệt được một chiếc chiếu
Nguyên liệu bột màu xưa, dùng các loại lá rừng ngâm, ủ rồi pha chế thànhcác loại màu theo yêu cầu sử dụng Ngày nay thì mua ở tiệm phẩm màu ( côngnghiệp) tại địa phương ( chợ Định Yên), hoặc có thể mua ở tận chợ hóa chất trênChợ Lớn (Sài Gòn) Có 4 màu chủ đạo là: đỏ vàng, xanh ( xanh két), tím Đỏ thìgọi là màu sắc hay màu Huê Kỳ, màu xanh thì pha chút màu vàng cho tươi tắn,màu vàng đậm thì cho thêm chút sắt, màu tím thì khi bắt nước lên phải khuấy chothật đều
2.2.2 Các công cụ dệt chiếu
Lò nhuộm được xây như lò bánh tráng, nhưng ống khói cao để đứng nhuộmkhông bị cay mắt
Chảo nhuộm màu có đường kính từ 0,7m - 0,8m
Khung dệt gồm 4 trụ thường bằng cọc tre, hai thanh ngang để mắc trân
1 bàn dập
1 ghế dài bắc ngang khung dệt
Cây chuồi bằng thanh trúc hay thanh gỗ chuốt dài theo khổ chiếu muốn dệt
2.2.3 Công đoạn dệt chiếu
Để làm ra một chiếc chiếu, phải qua rất nhiều công đoạn: lác mua về tuốt,giũ sạch, nhuộm, phân loại, phơi khô rồi mới bắt đầu dệt
Khi thu hoạch lác về, từng nhóm năm ba nhà cùng nhau chẻ lác vần công.Ngày xưa chẻ bằng tay, dùng dao nhọn xuyên mũi qua phần gốc lác rồi kéo dài đến
Trang 12cuối ngọn Ngày nay việc chẻ lác được cải tiến, dùng máy chẻ chạy mô tơ điện nênnăng suất đạt nhanh hơn gấp nhiều lần
Lác chẻ xong đem phơi từ 2 - 3 nắng tốt gọi là trúng nắng hay no nắng Láckhô thì có màu trắng xanh, sáng đẹp dùng dệt chiếu trắng Nếu không trúng nắnghoặc do nắng xấu thì cộng lác có màu vàng sẫm, dùng nhuộm màu dệt chiếu bông Khi dệt chiếu bông ( có 2 loại: bông in và bông dệt ), những cọng lác phảiqua khâu nhuộm phẩm màu Tùy theo từng loại chiếu mà nhuộm màu cho từng bólác, sau đó phải đem phơi khô rồi mới dệt Chảo nhuộm khi nước đun sôi thì bắtđầu pha màu Đây là khâu cần kinh nghiệm khéo léo, sao cho màu tươi đẹp, bềnkhông phai
Muốn dệt chiếu thủ công ta dùng 4 cọc cắm xuống đất cố định theo khổchiếu, buộc 2 thanh ngang vào 4 đầu trụ, buộc đầu trân vào thanh ngang, xuyêntừng sợi trân đều qua các lỗ khuôn dập đến khi hoàn tất Khi dệt chiếu cần 2 ngườicùng làm, thông thường khi căng đai xong người thợ chính sẽ ngồi lên khung,người thứ hai luồn từng sợi lác vào khung và người thợ chính sẽ dùng sức lực dậpmạnh vào lác để kết chặt lác vào nhau Động tác dập phải dứt khoát, đủ độ mạnh
để lác thẳng hàng, không xếp chồng lên nhau dẫn đến gãy lọn Tuy nhiên, ngàynay hầu hết đã được dệt bằng máy, nhanh và đa dạng hơn về hoa văn, màu sắc Khi dệt xong, người thợ mang chiếu đi cắt bìa, may vải và phơi nắng Trongcác loại chiếu thì chiếu hoa và chiếu vảy ốc là khó dệt nhất bởi nó đòi hỏi sự phân
bố, bắt chữ sao cho đẹp và tinh xảo
Trang 13CHƯƠNG 3: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG CỦA NGHỀ DỆT CHIẾU Ở XÃ ĐỊNH YÊN, HUYỆN LẤP VÒ, TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1 Những giá trị của nghề dệt chiếu
3.1.1 Giá trị lịch sử
Làng chiếu Định Yên là làng nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời.Những người bản địa cũng không biết làng nghề có tự bao giờ Theo các nhànghiên cứu thì cư dân làng chiếu Định Yên có gốc gác từ đồng bằng ven biển Bắc
Bộ (Thái Bình, Nam Định) Khi vào phương Nam, lưu dân đã mang theo nghề dệtchiếu truyền thống; các hoa văn, họa tiết và kỹ thuật dệt, in trên mặt chiếu đãchứng minh điều này Nghề dệt chiếu ở Định Yên được truyền nghề trong các hộgia đình, những người có kinh nghiệm hướng dẫn cho con cháu Nghề dệt chiếutuy thăng trầm vất vả nhưng người dân Định Yên với nghề cha truyền con nối vẫnmột lòng cần mẫn để tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề truyền thống Từnhững năm 1920, nghề dệt chiếu ở Định Yên phát triển, nguyên liệu tại chỗ không
đủ, phải mua thêm lác chẻ sẵn, phơi khô từ phía Sa Đéc và các nơi chở đến Chođến trước 1954, chiếu Định Yên nhờ chất lượng cao, giá cả vừa phải nên đượcnhiều ghe thương hồ chở bán khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lên đến NamVang (Campuchia) Chính nhờ sự hưng thịnh của nghề dệt chiếu thời kỳ này màchợ phiên mua bán chiếu xuất hiện và tồn tại đến ngày nay
Ở làng chiếu Định Yên, du khách sẽ thấy những sợi lát màu sắc sặc sỡ treokhắp đường đi; tiếng khung dệt kêu lạch cạch, lách cách từ đầu thôn đến cuối xómnghe rất vui tai, ấm áp… Từ người già cho đến người trẻ, kể cả những em mớichín, mười tuổi ở Định Yên cũng biết dệt chiếu Công việc dệt chiếu đòi hỏi sựkhéo léo, cần cù và nhất là lòng yêu nghề Nghề dệt chiếu dù không cho thu nhậpcao nhưng đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương nên ở ĐịnhYên có tới hơn 70% hộ dân theo nghề làm chiếu Dù khó khăn vất vả nhưng đốivới người dân Định Yên, nghề làm chiếu không chỉ là nghề mưu sinh mà đó còn làmột cách để gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống mà cha ông đểlại cho con cháu