1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LAI CHÂU

148 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Đối Với Nhiệm Vụ Khoa Học Và Công Nghệ Cấp Tỉnh Tại Sở Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Lai Châu
Tác giả Bùi Thị Lệ Dung
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Trúc Anh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế và Chính sách
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 8,29 MB

Nội dung

Nghiên cứu tập trung vào 06 nội dung đó là (1) Tham mưu và tổ chức xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ; (2) Tổ chức tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ; (3) Thẩm định nội dung, kinh phí nhiệm vụ, phê duyệt kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp và ký hợp đồng tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; (4) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; (5) Nghiệm thu, đánh giá, công nhận kết quả các nhiệm vụ; (6) Khuyến khích nhân rộng và ứng dụng kết quả đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh.

Trang 1

BÙI THỊ LỆ DUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Trang 3

BÙI THỊ LỆ DUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ TỈNH LAI CHÂU

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế và Chính sách

Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN TRÚC ANH

Trang 5

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả

Bùi Thị Lệ Dung

Trang 6

Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếnngười hướng dẫn – PGS TS Nguyễn Trúc Anh đã tận tình hướng dẫn trong suốtquá trình nghiên cứu.

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Kinh tếQuốc dân, đặc biệt là Quý thầy cô khoa Quản lý kinh tế và chính sách đã tận tìnhtruyền đạt kiến thức trong thời gian học tập tại trường Những kiến thức quý báu đókhông những đã phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn của tácgiả mà còn góp phần củng cố lý thuyết một cách vững chắc ngoài thực tế

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc & công chức, viên chức

Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để tácgiả hoàn thành luận văn này

Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, luậnvăn khó tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quýthầy cô để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Bùi Thị Lệ Dung

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH .9 1.1 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh 9

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh 91.1.2 Vai trò của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh 11

1.2 Quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh 12

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ cấp tỉnh 121.2.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệcấp tỉnh 161.2.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệcấp tỉnh 171.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ KH&CNcấp tỉnh 24

1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh của một số địa phương và bài học cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu 28

1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương 281.3.2 Bài học cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu 34

Trang 8

VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LAI CHÂU 36

2.1 Tổng quan Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu 36

2.1.1 Giới thiệu Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu 36

2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu 37

2.1.3 Bộ máy tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu 38

2.1.4 Kết quả hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020 – 2022 42

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020 – 2022 49

2.2.1 Thực trạng tham mưu tổ chức xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ .49 2.2.2 Thực trạng tổ chức tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ 53

2.2.3 Thực trạng thẩm định nội dung, kinh phí nhiệm vụ KH&CN, phê duyệt tổ chức chủ trì và ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ KH&CN 57

2.2.4 Thực trạng tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ 59

2.2.5 Thực trạng nghiệm thu, đánh giá, công nhận kết quả các nhiệm vụ 62

2.2.6 Thực trạng khuyến khích nhân rộng và ứng dụng kết quả đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh 68

2.3 Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu 71

2.3.1 Đánh giá kết quả thực hiện 71

2.3.2 Ưu điểm 72

2.3.2 Hạn chế 73

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 75

Trang 9

TỈNH TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LAI CHÂU 79

3.1 Dự báo bối cảnh mới và mục tiêu, phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu đến năm 2030 79

3.1.1 Dự báo bối cảnh mới 79

3.1.2 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu đến năm 2030 81

3.1.3 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu đến năm 2030 .87 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu đến năm 2030 89

3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu 89

3.2.2 Nhóm các giải pháp khác 97

3.3 Kiến nghị 100

3.3.1 Kiến nghị với UBND tỉnh Lai Châu 100

3.3.2 Kiến nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ 100

KẾT LUẬN 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 11

Bảng 2.1 Cơ cấu nhân lực Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lai Châu 41

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020 – 2022 43

Bảng 2.3 Danh mục đề tài, dự án được đề xuất và phê duyệt thực hiện mới giai đoạn 2020 – 2022 50

Bảng 2.4 Hình thức tổ chức tuyển chọn, xét chọn thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2020 – 2022 54

Bảng 2.5 Tổng hợp số lượng đề tài và kinh phí thực hiện các đề tài KH&CN năm 2020 – 2022 của Sở KH&CN Lai Châu 57

Biểu đồ 2.1 Danh mục đề tài, dự án được đề xuất và phê duyệt thực hiện mới giai đoạn 2020 – 2022 50

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ thực hiện đúng tiến độ đề tài, dự án giai đoạn 2020 – 2022 62

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu 39

Hộp 2.1 Kết quả phỏng vấn 53

Hộp 2.2 Kết quả phỏng vấn 56

Hộp 2.3 Kết quả phỏng vấn 59

Hộp 2.4 Kết quả phỏng vấn 68

Hộp 2.5 Kết quả phỏng vấn 70

Trang 12

BÙI THỊ LỆ DUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LAI CHÂU

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế và Chính sách

Mã số: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trang 14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hiện nay, khoa học và công nghệ tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến mọimặt đời sống của con người, sản xuất, xã hội, chính trị, văn hóa, khả năng an ninhquốc gia và quan hệ quốc tế của các quốc gia trên thế giới So với yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội trong điều kiện mới cũng như so với các nước trong khu vực, trình

độ khoa học và công nghệ của nước ta còn thấp

Trong thời gian qua, tỉnh Lai Châu đã có nhiều biện pháp để đổi mới cơ chế,triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Chính phủ để nâng cao hiệuquả quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm góp phần pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh Nhờ đó, công tác quản lý nhà nước đối với nhiệm vụkhoa học và công nghệ cấp tỉnh của Lai Châu đã được triển khai đúng theo kếhoạch đề ra và có những bước chuyển biến tích cực Bên cạnh những thành tựu đạtđược, nhiệm vụ khoa học và công nghệ và quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoahọc và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu vẫn cònnhiều bất cập trong triển khai thực hiện pháp luật, chính sách và tổ chức bộ máyquản lý, về cán bộ khoa học và công nghệ và kiểm soát các nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ và việc quản lý điều hành trên thực tế Trình độ khoa học và công nghệtrên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điềukiện mới Mức độ nội địa hóa công nghệ nước ngoài chưa cao Do đó, việc nghiêncứu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước để thúc đẩy phát triển khoa học vàcông nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu là vấn đề vừa thiết thực,cấp bách, vừa có tính cơ bản, lâu dài cả về lý luận và thực tiễn đối với cơ quan và

địa phương này Đây cũng là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu” để nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được khung nghiên cứu về quản lý nhà nướcđối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh Phân tích thực trạng quản lý nhànước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở KH&CN tỉnh Lai

Trang 15

Châu; từ đó đánh giá, rút ra các kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân của nhữnghạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệcấp tỉnh Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nhiệm vụkhoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở KH&CN tỉnh Lai Châu trong thời gian tới.

Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa

học và công nghệ cấp tỉnh

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào 06 nội dung đó là (1) Tham mưu và

tổ chức xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ; (2) Tổ chức tuyển chọn, xétchọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ; (3) Thẩm định nội dung, kinh phínhiệm vụ, phê duyệt kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp và ký hợp đồng tổ chức thựchiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; (4) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, xử lýcác vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; (5) Nghiệm thu, đánh giá,công nhận kết quả các nhiệm vụ; (6) Khuyến khích nhân rộng và ứng dụng kết quả

đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh

- Về không gian: Tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu

- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập cho giai đoạn từ 2020 đến 2022

Số liệu sơ cấp thu thập vào tháng 03 năm 2023 và đề xuất giải pháp cho giaiđoạn đến năm 2030

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được thu thập gồm báo cáo các năm,

báo cáo chuyên đề của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu;

- Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn sâu đại diện 5 người

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp này được sử dụng đểtổng hợp các lý thuyết thu thập được và phân tích, làm rõ thực trạng quản lýnhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học và Côngnghệ tỉnh Lai Châu

- Phương pháp xử lý dữ liệu: Các dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằngphầm mềm Microsoft Excel

Trang 16

Luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đốivới nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnhChương 2: Phân tích thực trạng quản

lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học vàCông nghệ tỉnh Lai Châu

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối vớinhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH

Chương 1 của luận văn trình bày những vấn đề cơ bản và kinh nghiệm thựctiễn về quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh Theo

đó, quản lý nhà nước về nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh được hiểu là sự tácđộng, điều chỉnh của Nhà nước và các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh đối với các nhiệm

vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh để các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được triển khai thựchiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định hiện hành của pháp luật, góp phầnphục vụ thiết thực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Các nội dung chính của quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và côngnghệ cấp tỉnh bao gồm: (1) Tham mưu và tổ chức xác định nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ; (2) Tổ chức tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiệnnhiệm vụ; (3) Thẩm định nội dung, kinh phí nhiệm vụ, phê duyệt kết quả tuyển chọn,giao trực tiếp và ký hợp đồng tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; (4) Tổchức thực hiện, kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thựchiện nhiệm vụ; (5) Nghiệm thu, đánh giá, công nhận kết quả các nhiệm vụ; (6)Khuyến khích nhân rộng và ứng dụng kết quả đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh

Trong chương 1, luận văn cũng trình bày các yếu tố ảnh hưởng quản lý nhànước đối với nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh cũng như kinh nghiệm quản lý nhà nướcđối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh của một số địa phương (tỉnh Sơn

La, tỉnh Lào Cai) và bài học cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu

Trang 17

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LAI CHÂU

Chương 2 của luận văn trình bày về thực trạng quản lý nhà nước đối vớinhiệm vụ KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020-

2022 Qua phân tích thực trạng cho thấy công tác quản lý nhà nước đối với nhiệm

vụ KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020-2022 đãđạt được một số thành tựu nhất định như: Một là, hội đồng xác định đã triển khai đềxuất nhiệm vụ KH&CN theo từng nhóm chuyên ngành nên việc xác định đề xuấtdanh mục đề tài, dự án đạt hiệu quả cao hơn trước; Hai là, việc thực hiện các quyđịnh về tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN cũng nhưthẩm định, phê duyệt tổ chức cá nhân và ký hợp đồng nhiệm vụ KH&CN tại SởKH&CN Lai Châu thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, chặt chẽ và đảm bảo đúngquy định Ba là, Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh trong quátrình thực hiện nhiệm vụ được Sở KH&CN thực hiện thường xuyên và đột xuất;Bốn là, việc đánh giá nghiệm thu, đánh giá, công nhận kết quả nhiệm vụ KH&CNcấp tỉnh được thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Luật KH&CN và các vănbản có liên quan; Năm là, việc khuyến khích nhân rộng và ứng dụng kết quả nhiệm

vụ KH&CN cấp tỉnh được thực hiện đảm bảo các quy định của Luật và các văn bảnquy định

Bên cạnh những thành công đạt được, quản lý nhà nước đối với nhiệm vụKH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu còn những hạn chế cần khắcphục như: Một số đề xuất đặt hàng hiện nay chưa xuất phát từ thực tế; Hai là, việcthực hiện các quy định về tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụKH&CN cũng như thẩm định, phê duyệt tổ chức cá nhân và ký hợp đồng nhiệm vụKH&CN được thực hiện còn khó khăn trong việc huy động nguồn đối ứng tham giathực hiện của các doanh nghiệp và chưa thực hiện khoán chi cho đến sản phẩm cuốicùng; Ba là, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện nhiều đơn

Trang 18

vị chủ trì xin gia hạn và thay đổi nội dung; Bốn là, khi tổ chức các hội đồng đánhgiá nghiệm thu một số nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh thuộc lĩnh vực chuyên sâu còngặp khó khăn trong vấn đề đánh giá nghiệm thu do thiếu chuyên gia chuyên sâu;Năm là, việc khuyến khích nhân rộng và ứng dụng kết quả nhiệm vụ KH&CN cấptỉnh còn hạn chế.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LAI CHÂU

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học

và công nghệ cấp tỉnh của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020– 2022, tác giả đề xuất hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ cấp tỉnh của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu gồm: (1) Nhómgiải pháp hoàn thiện thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với nhiệm vụKH&CN cấp tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu như: Nâng cao chấtlượng và hiệu quả thực hiện tham mưu và đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN cấptỉnh; Giải pháp nâng cao chất lượng tuyển chọn, xét chọn tổ chức cá nhân đăng kýchủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩmđịnh, phê duyệt và ký hợp đồng triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh;Đổi mới và nâng cao công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát và xử lý các vấn đề phátsinh; Giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá nghiệm thu, công nhận kết quả nhiệm

vụ KH&CN; Giải pháp thực hiện hiệu quả khuyến khích nhân rộng và ứng dụng kếtquả nhiệm vụ KH&CN và (2) Nhóm các giải pháp khác

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước đối vói nhiệm vụ KH&CNcấp tỉnh tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lai Châu cũng đã đạt được một số thànhcông nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục hoàn thiện Để giải

quyết vấn đề này, tác giả đã hoàn thành đề tài: “Quản lý nhà nước đối với nhiệm

vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu”

có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực

Trang 19

BÙI THỊ LỆ DUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ TỈNH LAI CHÂU

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế và Chính sách

Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN TRÚC ANH

Trang 21

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, khoa học và công nghệ đã trở thành động lực phát triển hàng đầu

và đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia Khoa học và côngnghệ tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến mọi mặt đời sống của con người, sản xuất,

xã hội, chính trị, văn hóa, khả năng an ninh quốc gia và quan hệ quốc tế của cácquốc gia trên thế giới Nhận thức được vai trò to lớn của khoa học và công nghệ,Đảng và Nhà nước ta đã sớm đưa ra những định hướng và biện pháp nhằm thúc đẩyphát triển khoa học và công nghệ trong cả nước Nhờ đó, hoạt động khoa học vàcông nghệ trên cả nước đã có những bước chuyển biến đáng kể, trình độ công nghệcủa nền kinh tế được nâng cao Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hộitrong điều kiện mới cũng như so với các nước trong khu vực, trình độ khoa học vàcông nghệ của nước ta còn thấp

Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có nhiều tiềmnăng và lợi thế về phát triển khoa học và công nghệ Sở Khoa học và Công nghệTỉnh Lai Châu là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu quản lýnhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ Trong thời gian qua, được sự quantâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Khoa học và Côngnghệ, sự phối kết hợp với các Sở, ban, ngành trong tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệLai Châu đã có nhiều biện pháp để đổi mới cơ chế, triển khai thực hiện các nghịquyết của Trung ương, Chính phủ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối vớinhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm đạt được những thành tựu quan trọng, độingũ cán bộ công chức viên chức của Sở đã trưởng thành trên nhiều lĩnh vực, qua đógóp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nhờ đó, công tác quản lý nhà nước đốivới nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học và công nghệ tỉnhLai Châu đã được triển khai đúng theo kế hoạch đề ra và có những bước chuyểnbiến tích cực Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý nhà nước đốivới nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnhLai Châu vẫn còn nhiều bất cập trong triển khai thực hiện pháp luật, chính sách và

Trang 22

tổ chức bộ máy quản lý, về cán bộ khoa học và công nghệ và kiểm soát các nhiệm

vụ khoa học và công nghệ và việc quản lý điều hành trên thực tế Trình độ khoa học

và công nghệ trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hộitrong điều kiện mới Mức độ nội địa hóa công nghệ nước ngoài chưa cao Trong nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc

tế hiện nay, việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp hóa, hiện đạihóa nói riêng đang đặt ra các yêu cầu lớn và bức xúc về tiếp tục đẩy mạnh phát triểnkhoa học và công nghệ Điều đó đòi hỏi cần phải tiếp tục đổi mới căn bản và toàndiện quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh

Do đó, việc nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước để thúcđẩy phát triển khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu

là vấn đề vừa thiết thực, cấp bách, vừa có tính cơ bản, lâu dài cả về lý luận và thựctiễn đối với cơ quan và địa phương này Đây cũng là lý do mà tác giả lựa chọn đề

tài “Quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu” để nghiên cứu.

2 Tổng quan nghiên cứu

Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước

về KH&CN nói chung, cụ thể như sau:

Tài liệu “Khoa học và công nghệ Việt Nam” do Trung tâm Thông tin khoahọc và công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ xuất bản từ năm 2011 đến 2016;

“Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển KH&CN địa phương thời gian qua và

những định hướng cho thời gian tới” - TS Hồ Ngọc Luật, Tạp chí chính sách và

quản lý KH&CN, số 1, Hà Nội, 2012…

Nguyễn Hữu Xuyên, Nguyễn Đình Bình (2014), “Đẩy mạnh hoạt động đổi

mới công nghệ trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển; Số 209 (2), tháng 11/2014.

Võ Thành Danh, Lê Nguyễn Đoan Khôi, Lưu Thanh Đức Hải, Phan Đình

Khôi (2022), “Khoa học – công nghệ và tăng trưởng kinh tế: Bài học quốc tế và

trường hợp Việt Nam”, Hội thảo khoa học “Phát triển Khoa học và công nghệ phục

Trang 23

vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” tổ chức ngày 03/6/2022 tại ĐHQGTP.HCM Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu bàn viết để tổng quan về tìnhhình phát triển khoa học-công nghệ và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế ởViệt Nam và trên thế giới Kết quả phân tích cho thấy rằng phát triển khoa học-côngnghệ và đổi với sáng tạo đang là xu thế và là các yếu tố quan trọng trong mô hìnhtăng trưởng kinh tế hiện đại Thực tế cho thấy còn tồn tại nhiều khó khăn, tháchthức trong phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ tại nhiều quốc gia đặc biệt là

ở các nước đang phát triển như Việt Nam Bài viết cũng đề cập đến các mô hìnhtăng trưởng kinh tế với gắn với khoa học-công nghệ được xem là gợi ý cho việc lựachọn mô hình tăng trưởng phù hợp với Việt Nam Dựa trên kết quả phân tích, bàiviết đã đề xuất một số hàm ý chính sách để phát triển khoa học-công nghệ và đổimới sáng tạo ở Việt Nam trong thời gian tới

Nguyễn Thị Anh Thư (2017), “Quản lý chương trình khoa học và công nghệ

trọng điểm cấp quốc gia tại Bộ khoa học và công nghệ”, Luận văn thạc sĩ, Đại học

Kinh tế Quốc dân Luận văn đã phân tích tương đối rõ nét về thực trạng công tác quản

lý nhà nước về quản lý chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc giatại Bộ khoa học và công nghệ; qua phân tích số liệu, nghiên cứu tổng hợp các kết quảhàng năm, luận văn đã đưa ra những nguyên nhân chính của các hạn chế trong công tácquản lý nhà nước; từ đó, luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hơnnữa công tác quản lý nhà nước về quản lý chương trình khoa học và công nghệ trọngđiểm cấp quốc gia trong thời gian tới

Phạm Hải Minh (2018), “Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc

Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam”, Luận văn

thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Luận văn đã đánh giá thực trạng và phân tíchthành tựu, những vấn đề tồn tại của quản lý nhà nước về nhiệm vụ khoa học và côngnghệ thuộc Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam;

từ đó, đề xuất các quan điểm và hệ thống các giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiệncông tác quản lý Nhà nước về quản lý nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình phát

Trang 24

triển thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam về ban hàng các văn bảnhướng dẫn thực hiện, bộ máy quản lý, quy định về phối hợp thực hiện, kiểm tragiám sát, thanh tra.

Đào Thị Hồng Lý (2019), “Hoàn thiện công tác quản lý các đề tài, dự án

khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Bình”, luận

văn thạc sĩ, trường Đại học kinh tế, Đại học Huế đã hệ thống cơ sở lý luận và thựctiễn về công tác quản lý đề tài, dự án khoa học và công nghệ Trên cơ sở lý luận đó,nghiên cứu đã đánh giá thực trạng công tác quản lý đề tài, dự án KH&CN tại SởKhoa học và Công nghệ Quảng Bình trong giai đọan 2015-2018, tập trung cácthông tin về xét duyệt, tuyển chọn, giao trực tiếp, quản lý thực hiện, kiểm tra, đánhgiá nghiệm thu Nhằm đánh giá tính minh bạch, công bằng trong công tác tư vấnxét duyệt; Tính khoa học và hợp lý trong quy trình sử dụng để đánh giá, sự phù hợpgiữa tình hình thực tế và tiến độ thực hiện đề tài, dự án, tác giả đã sử dụng phươngpháp điều tra qua bảng hỏi để điều tra 70 chủ nhiệm và các thành viên đề tài đã vàđang tham gia thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học vàCông nghệ Quảng Bình giai đọan 2015-2018 Từ đó, đưa ra những đánh giá, nhận

xét về những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và phân tích nguyên nhân của

các tổn tại.n Trên cơ sở thực trạng về công tác quản lý khoa học và công nghệ tỉnhQuảng Bình, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, đề tài,

dự án KH&CN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN,gắn bó chặt chẽ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN với sản xuất, đời sống,nhu cầu xã hội, tạo cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển m nh mẽ thị trườngcông nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Trịnh Thị Hương Thảo (2020), “Quản lý tài chính các chương trình khoa

học và công nghệ trọng điểm cấp bộ của Bộ tài nguyên và môi trường”, trường Đại

học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội Nghiên cứu đã tiếp cận nội dung cơ chế quản

lý tài chính trên các nội dung chính như: (1) Phân cấp quản lý các nhiệm vụKH&CN; (2) Lập dự toán các nhiệm vụ KH&CN; (3) Chấp hành dự toán với cácnhiệm vụ KH&CN; (4) Kiểm tra giám sát chế độ kế toán, kiểm toán và quyết toán

Trang 25

với các nhiệm vụ KH&CN Luận văn đã đánh giá được thực trạng quản lý tài chínhvới các nhiệm vụ thuộc 08 chương trình KH&CN trọng điểm của Bộ Tài nguyên vàMôi trường để tìm kiếm các giải pháp có căn cứ khoa học nhằm hoàn thiện công tácquản lý này Qua quá trình tổ chức triển khai các chương trình KH&CN trọng điểmcấp Bộ giai đoạn 2015-2020 (đến hết năm 2018), có thể nhận thấy Bộ Tài nguyên

và Môi trường đã cố gắng theo sát, phù hợp với tình hình thực tiễn, chủ động chỉđạo tổ chức triển khai các nhiệm vụ chấp hành các quy định của pháp luật về quản

lý tài chính công Để đưa ra định hướng cho giai đoạn tiếp theo, tác giả đã tiến hànhkhảo sát bằng phiếu khảo sát câu hỏi mở đối với 36 cán bộ thực hiện quản lý khoahọc tại các đơn vị và đưa ra các giải pháp chung cũng như giải pháp cụ thể về phốihợp, kiểm tra, giám sát; về phân khai kinh phí; về hợp tác quốc tế; về nhân lực; về

cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật; về thi đua khen thưởng

Lương Thị Thanh Hương (2020), “Quản lý nhà nước về khoa học và công

nghệ tại Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sĩ, Đại

học Kinh tế Quốc dân Luận văn đã đánh giá thực trạng và phân tích thành tựu,những vấn đề tồn tại của quản lý nhà nước về về khoa học và công nghệ tại Ủy bannhân dân huyện Tân Lạc của tỉnh Hòa Bình Từ đó, luận văn đề xuất các quan điểm

và hệ thống các giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện công tác nhà nước về khoa học

và công nghệ tại Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc trong hoàn thiện các quy định vềphân cấp quản lý, chức năng nhiệm vụ, bổ máy tổ chức, quy chế quản lý nhiệm vụkhoa học và công nghệ cấp cơ sở, phối hợp thực hiện, kiểm tra giám sát các nhiệm

vụ khoa học và công nghệ triển khai thực hiện trên địa bàn huyện

Các nghiên cứu trên đã nghiên cứu về quản lý nhà nước về khoa học và côngnghệ nói chung Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu rất rộng, tại Việt Nam, tại Bộ Khoahọc và Công nghệ và tại cơ quan hành chính nhà nước Chưa có nghiên cứu nàođược thực hiện tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cụ thể là tại Sở Khoa học

và Công nghệ tỉnh Lai Châu Do đó, nghiên cứu của tác giả về “Quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu” là nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó.

Trang 26

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được khung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ

khoa học và công nghệ cấp tỉnh

- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và côngnghệ cấp tỉnh tại Sở KH&CN tỉnh Lai Châu; từ đó đánh giá, rút ra các kết quả đạtđược, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đốivới nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoahọc và công nghệ cấp tỉnh tại Sở KH&CN tỉnh Lai Châu trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Công tác quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnhcủa Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lai Châu

đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh

- Về không gian: Tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu

- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập cho giai đoạn từ 2020 đến 2022

Số liệu sơ cấp thu thập vào tháng 03 năm 2023 và đề xuất giải pháp cho giaiđoạn đến năm 2030

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Khung nghiên cứu

Trang 27

5.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được sử dụng trong bài gồm dữ liệu

thứ cấp và dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập gồm báo cáo các năm, báo cáo chuyên đề về

công tác quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ KH&CN của Sở Khoa học và Công

Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra của Chi cục TCĐLCL đối với phương tiện đo

- Nhân tố thuộc Chi cục TCĐLCL

- Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài của Chi cục TCĐLCL

Các nhân tố ảnh

hưởng đếncông tác

quản lý nhà nước đối

với nhiệm vụ khoa học

1 Đảm bảo độ chính xác của các phương tiện đo

2 Phát hiện, phòng ngừa xử lú các hành

vi, vi phạm pháp luật về PTĐ

3 Tham mưu cho

sở khoa học và công nghệ tỉnh thành phố

để hoàn thiện các quy định của pháp luật về chống gian lận trong lĩnh vực đo lường

Kiểm tra của Chi cục TCĐLCL đối với phương tiện đo

- Nội dung kiểm tra

- Bộ máy kiểm tra

- Hình thức kiểm tra

- Công cụ kiểm tra

- Quy trình kiểm tra

Nội dung tổ chức thực

hiện quản lý nhà nước

đối với nhiệm vụ khoa

- Đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ hiệu quả, đúng mục đích

và quy định của pháp luật

- Kịp thời tham mưu trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ

- Cung cấp luận cứ khoa học phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người lao động

Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà đối với nhiệm

vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học

và Công nghệ

- Nhóm giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh của Sở

- Nhóm các giải pháp khác

Trang 28

nghệ tỉnh Lai Châu; Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ về công tác quản lýnhà nước đối với nhiệm vụ KH&CN; các tài liệu, công trình nghiên cứu đã đượccông bố; các văn bản chỉ đạo liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; các vănbản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác quản lý KH&CN; các luận văn, luận án

và các nghiên cứu được công bố công khai tại các sách, báo, tạp chí, mạng Internet

về quản lý nhà nước đối với khoa học công nghệ

Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn sâu đại diện: Ban Giámđốc Sở, lãnh đạo phòng và chuyên viên của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh LaiChâu, các cơ quan chủ trì đang quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu để có thêm cơ sở phân tích và đánh giáthực trạng Số lượng phỏng vấn: 5 người

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợpcác lý thuyết thu thập được và phân tích, làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối vớinhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu

- Phương pháp xử lý dữ liệu: Các dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằngphầm mềm Microsoft Excel

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học

và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu.

Trang 29

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH

1.1 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

1.1.1.1 Khái niệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

a Khái niệm về khoa học và công nghệ

Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm Khoa học theo Luật KH&CNnăm 2013 Theo khoản 1 Điều 3 Luật KH&CN số 29/2013/QH13 ngày 18/06/2013

“Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật,hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy”

Công nghệ là một khái niệm rộng liên quan đến cách sử dụng và kiến thứccủa một loài về các công cụ và thủ công, cũng như cách nó ảnh hưởng đến khả năngkiểm soát và thích ứng với môi trường của một loài Theo khoản 2 Điều 3 Luật

KH&CN số 29/2013/QH13 ngày 18/06/ 2013 của nước ta định nghĩa: "Công nghệ

là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” “Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ”.

b Khái niệm về nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

Theo Điều 3 Luật KH&CN số 29/2013/QH13 ngày 18/06/ 2013 của nước tađịnh nghĩa: “Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vấn đề khoa học và côngnghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội,bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ”

Trang 30

Theo điều 27 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 27/04/2014Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và côngnghệ quy định thì:

“1 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp tỉnh lànhiệm vụ khoa học và công nghệ đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi tỉnh;b) Giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ trong phạm vi tỉnh;

c) Có sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh

2 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp tỉnh doChủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ, baogồm: Chương trình khoa học và công nghệ cấp tỉnh; Đề án khoa học cấp tỉnh; Đề tàikhoa học và công nghệ cấp tỉnh; Dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh; Dự án khoahọc và công nghệ cấp tỉnh; Đề tài khoa học và công nghệ, dự án khoa học và công

nghệ tiềm năng cấp tỉnh”.

Như vậy, có thể hiểu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh là các đề tài,

đề án, dự án, thí nghiệm, chương trình KH&CN (Chương trình phát triển KH&CN, Chương trình phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh được giải quyết đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phát triển KH&CN, bảo đảm an ninh, quốc phòng, phát triển KT-XH trong phạm vi tỉnh.

1.1.1.2 Đặc điểm của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có các đặc điểm sau:

- Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được tổ chức dưới hình thức chương trình, đềtài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệcấp tỉnh Đó là các chương trình phát triển KH&CN, chương trình phục vụ mục tiêuphát triển KT-XH, như: Chương trình Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Chươngtrình Công nghiệp, Chương trình Khoa học xã hội và Nhân văn, Chương trình điềutra cơ bản và Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững,Chương trình Công nghệ cao, )… Chính phủ quy định tiêu chí xác định nhiệm vụ

Trang 31

khoa học và công nghệ các cấp phù hợp với từng giai đoạn phát triển và lĩnh vựckhoa học và công nghệ; biện pháp khuyến khích đề xuất ý tưởng khoa học, nhiệm

vụ KH&CN

- Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm nhiệm

vụ KH&CN cấp tỉnh xác định và phải thực hiện theo hình thức đặt hàng theo quyđịnh tại quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Khoa học và công nghệ 2013 Đặt hàngthực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giải thích tại khoản 14 Điều 3 LuậtKhoa học và công nghệ 2013 là việc bên đặt hàng đưa ra yêu cầu về sản phẩm khoahọc và công nghệ, cung cấp kinh phí để tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học vàcông nghệ tạo ra sản phẩm khoa học và công nghệ thông qua hợp đồng

- Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh có quyền đề xuấtnhiệm vụ KH&CN với quỹ phát triển KH&CN cấp tỉnh để nhận tài trợ hoặc đểđược vay theo quy định của pháp luật Các nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngânsách nhà nước khác được khuyến khích thực hiện dưới mọi hình thức hợp pháp.Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụngngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật khoa học và côngnghệ Những năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ luôn xây dựng cơ chế khuyếnkhích doanh nghiệp tham gia sâu rộng hơn vào quá trình nghiên cứu, đặc biệt là vớicác đề tài có tính ứng dụng, các dự án sản xuất thử nghiệm…

- Sở KH&CN tỉnh khuyến khích, tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân đềxuất ý tưởng khoa học, nhiệm vụ KH&CN dựa trên tiêu chí xác định nhiệm vụKH&CN phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và và sự phát triểncủa lĩnh vực KH&CN Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã quy định "Nhànước khuyến khích, tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân đề xuất ý tưởng khoa học,nhiệm vụ khoa học và công nghệ".Hiện nay, những nhiệm vụ khoa học và côngnghệ được hỗ trợ từ Chính phủ (bao gồm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốcgia, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở) được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài,

dự án được các Bộ, ngành, địa phương xét duyệt hằng năm

1.1.2 Vai trò của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

Trang 32

Một là, nhiệm vụ KH&CN tác động tích cực tới việc năng suất lao động của

nền kinh tế địa phương Theo đó, KH&CN cải tiến, tối ưu hóa các quá trình sảnxuất - kinh doanh, từ đó giải phóng sức lao động của con người bằng máy móc, thiết

bị để giảm bớt lao động nặng nhọc, thủ công, đồng thời rút ngắn thời gian làm việc

và nâng cao NSLĐ

Hai là, nhiệm vụ KH&CN đóng vai trò quan trọng, giúp đẩy mạnh quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tạo động lực giúp các ngành công nghiệp, dịch vụtrong tỉnh có những bước nhảy vọt thần kỳ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Giá trị sảnxuất công nghiệp tăng lên gấp nhiều lần, trong khi mức tiêu hao nguyên liệu, nănglượng gần như không đổi Các tỉnh đã lấy ứng dụng và chuyển giao công nghệ làmtrọng tâm, triển khai các vấn đề cần thiết, bức xúc, lấy hiệu quả KT-XH và bảo vệmôi trường làm thước đo, xây dựng hệ thống các đề tài, chương trình kết hợp vớiphong trào quần chúng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Ba là, nhiệm vụ KH&CN phát triển góp phần gia tăng sức cạnh tranh của

hàng hóa Áp dụng KH&CN vào quy trình sản xuất, tạo ra các vật liệu mới có thểgiúp giảm chi phí sản xuất, cải tiến sản phẩm, đổi mới mẫu mã của sản phẩm, từ đógiúp tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, gia tăng được lợi nhuận và quy mô củadoanh nghiệp trong tỉnh ngày càng được mở rộng

Bốn là, góp phần nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, dự báo xu hướng

phát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây dựng và hoàn thiện đường lối, chính sách,tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế Các đề tài, dự

án đã đóng góp tích cực góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh, đồng thời là

cơ sở khoa học tham mưu Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh ban hành các cơ chế,chính sách Từ đó, KH&CN đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế

1.2 Quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học

Trang 33

Theo Đặng Xuân Hoan, (2015) nêu rõ “Quản lý nhà nước là hoạt động thực

thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng thống nhất của Nhà nước” Như vậy:

- Chủ thể quản lí nhà nước là cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền trong bộmáy nhà nước, được sử dụng quyển lực nhà nước để quản lí

- Quản lý nhà nước mang tính quyền lực của nhà nước, sử dụng pháp luật làcông cụ chủ yếu của quản lí nhà nước

- Đối tượng quản lí nhà nước là các cơ quan, tổ chức, cá nhân sống và hoạtđộng trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, là sinh hoạt, đời sống của xã hội diễn ratrên từng lĩnh vực

- Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định vàphát triển toàn xã hội

b Khái niệm quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

Từ các khái niệm trên, ta có thể đưa ra khái niệm Quản lý nhà nước về nhiệm

vụ khoa học và công nghệ như sau: “Quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học

và công nghệ là dạng quản lý mà chủ thể quản lý chính là nhà nước Trong lĩnh vực KH&CN, nhà nước sử dụng quyền lực bộ máy hành chính Nhà nước để tác động, điều chỉnh các nhiệm vụ KH&CN đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nội dung, nhiệm

vụ của các đề tài, dự án, chương trình KH&CN.”

Theo đó, quản lý nhà nước về nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

được hiểu là sự tác động, điều chỉnh của Nhà nước và các cơ quan Nhà nước cấp

tỉnh đối với các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh để các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định hiện hành của pháp luật, góp phần phục vụ thiết thực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh.

Ở Việt Nam, sự ra đời của quản lý nhà nước về KH&CN được đánh dấu

Trang 34

bằng Sắc lệnh số 016-SL ngày 03/4/1959 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủCộng hòa về việc thành lập Ủy ban Khoa học Nhà nước.

* Chủ thể quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh như sau:Phạm Hải Minh (2018) cho rằng: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước vềKH&CN Hàng năm, Chính phủ báo cáo với Quốc hội về việc thực hiện các chínhsách, biện pháp để phát triển khoa học & công nghệ; việc sử dụng ngân sách Nhànước đầu tư phát triển KH&CN; kết quả hoạt động KH&CN

- Bộ Khoa học và Công nghệ: chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện

QLNN về KH & CN trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ và quyền hạn theo nghịđịnh của Chính phủ số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 2 năm 2013 Bộ Khoa học vàCông nghệ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạtđộng khoa học và công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn

đo lường chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ

và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý;thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhànước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật

- Sở Khoa học và Công nghệ là chủ thể quản lý nhà nước về KH&CN cấp

tỉnh, thành phố về KH&CN Sở KH&CN thực hiện chức năng quản lý hành chính

về KH&CN, công tác tham mưu cho UBND cấp tỉnh, thành phố ra các định hướng

về phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh, thành phố…

1.2.1.2 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

Quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh nhằmcác mục tiêu sau:

Thứ nhất, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh hiệu quả, đúng mục đích và quy định của pháp luật.

Nhà nước tạo hành lang pháp lý thông qua các luật lệ, thủ tục, quy tắc,chương trình, dự án, đề án… (chính sách) nhằm định hướng, dẫn dắt, tạo tiền đề,kích thích, tạo động lực và điều tiết các hoạt động diễn ra trên thị trường KH&CN

Trang 35

với mục tiêu hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội quốc gia Các chính sáchnày luôn được bổ sung, hoàn thiện theo từng giai đoạn cụ thể, gắn với quan điểm, ýchí lãnh đạo và gắn với năng lực thực tiễn, xu hướng phát triển của KH&CN; đảmbảo việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh hiệu quả.

Tiêu chí đánh giá:

- Tỉ lệ các nhiệm vụ KH&CN triển khai đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả

và theo đúng quy định về quản lý các nhiệm vụ KH&CN của tỉnh

- Kinh phí đúng mục đích, có chứng từ theo thực chi, bảo đảm công khai,minh bạch trong nội bộ tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ

- Tỉ lệ chuyển giao các nhiệm vụ KH&CN là bao nhiêu

Thứ hai, kịp thời tham mưu trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Trong quá trình QLNN đối với nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn cấp tỉnh, SởKH&CN sẽ đánh giá, dự báo sát tình hình, chủ động tham mưu hoàn thiện chínhsách pháp luật Nhà nước về công tác QLNN đối với nhiệm vụ KH&CN tạo cơ sởpháp lý nâng cao hiệu quả QLNN đối với nhiệm vụ KH&CN, ngăn chặn và xử lýkịp thời các hành vi vi phạm pháp luật

- Sự đồng bộ của thủ tục hành chính giữa quy định quản lý nhiệm vụKH&CN cấp tỉnh với thủ tục hành chính của Bộ KH&CN

Thứ ba, cung cấp luận cứ khoa học phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, nâng cao thu nhập và cải

Trang 36

thiện mức sống cho người lao động.

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần đẩy mạnh ứng dụng cácthành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để phát triển các sản phẩm chủ lực cótính cạnh tranh cao phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăngcường tiềm lực quốc phòng, an ninh của tỉnh nhất là các vùng trọng điểm của tỉnh;

dự báo tổng kết thực tiễn, dự báo xu hướng và cung cấp luận cứ khoa học và thựctiễn xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội; bảo tồn bản sắc văn hóa tiêubiểu của cộng đồng các dân tộc thiểu số; đưa KH&CN thực sự trở thành động lựcthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Tiêu chí đánh giá:

- Sự đóng góp trong phục tráng, bảo tồn và phát triển các giống cây trồng vậtnuôi bản địa có năng suất chất lượng cao; Thử nghiệm, tuyển chọn, khuyến cáo cácgiống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất chất lượng cao góp phần hình thành cácvùng sản xuất hàng hóa tập trung của tỉnh

- Sự đóng góp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược,quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững củađịa phương

- Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến

và bảo quản nông sản cho bà con nhân dân

1.2.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

Nguyên tắc hoạt động KH&CN cấp tỉnh được thực hiện cụ thể như sau:

Một là, bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh phải bám sát,

phục vụ kịp thời sự phát triển kinh tế - xã hội, có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị,xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của SởKH&CN tỉnh;

Hai là, đảm bảo tính mục đích, tính tổ chức, tính ổn định và phát triển, tính

chuẩn mực Trong cơ chế thị trường tôn trọng, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhânphát huy khả năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học trên cơ sở cạnh tranh lành

Trang 37

lạnh, bình đẳng giữa những người tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN, nâng caotrách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong việc nghiên cứu khoahọc vì sự phát triển của tỉnh.

Ba là, trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự chủ, tự chịu

trách nhiệm

Bốn là, xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ

kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc thành tựu khoa học và công nghệ của địa

phương khác trên cả nước, kết hợp giữa nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu cơ bản,

giữa nghiên cứu tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận

Năm là, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.

1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

1.2.3.1 Tham mưu và tổ chức xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

Việc tham mưu tổ chức xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được thực hiệntheo quy trình như sau:

Bước 1: Hằng năm, căn cứ vào các chỉ thị, nghị quyết, đề án, chính sách, kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sở KH&CN ban hành thông báo và hướngdẫn đề xuất nhiệm vụ KH&CN, đề xuất đặt hàng nhiệm vụ gửi trên trang thông tinđiện tử của tỉnh, của sở gửi các sở ban ngành, UBND huyện/thành phố

Bước 2: Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổng hợp đề xuất

từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân và xây dựng các đề xuất đặt hàng cấp tỉnh theo thứ

tự ưu tiên gửi về Sở KH&CN Sở KH&CN có trách nhiệm tổng hợp các đề xuất đặthàng Đối với các đề xuất của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh được lập danh mục ưutiên Đối với các nhiệm vụ KH&CN đáp ứng các yêu cầu đặt hàng, Sở KH&CN tổchức các hội đồng xác định nhiệm vụ

Bước 3: Tổ chức Hội đồng xác định nhiệm vụ Sở KH&CN ban hành văn

bản đề xuất thành viên tham gia hội đồng xác định nhiệm vụ KH&CN gửi các sở,ban, ngành tổ chức chính trị xã hội, UBND huyện, thành phố Trên cơ sở đề xuất

Trang 38

thành viên cử của các đơn vị Sở KH&CN thành lập các hội đồng xem xét.

Bước 4: Trình phê duyệt nhiệm vụ KH&CN đối với các nhiệm vụ KH&CN

được Hội đồng xác định nhiệm vụ kiến nghị thực hiện, sau 07 ngày Sở KH&CN ràsoát hồ sơ và trình UBND tỉnh phê duyệt đặt hàng nhiệm vụ KH&CN

1.2.3.2 Tổ chức tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện

- Mục tiêu của việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh: Đảm bảo sự công khai, minh bạch, công bằng và hiệu

quả Tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh nhằm lựachọn được tổ chức, cá nhân năng lực tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụKH&CN tốt nhất Giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấptỉnh nhằm lựa chọn tổ chức có đủ điều kiện về nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị

để thực hiện nhiệm vụ KH&CN đảm bảo được các vấn đề bí mật quốc gia, đặc thùphục vụ an ninh, quốc phòng

- Quy trình tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh

Hàng năm, sau khi UBND tỉnh xem xét các nhiệm vụ và đề xuất đặt hàng từ

Sở KH&CN thì UBND tỉnh sẽ ban hành Quyết định về việc phê duyệt danh mụcnhiệm vụ KH&CN tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện.Trên cơ sở đó, Sở KH&CN thông báo trên trang thông tin điện tử của Sở KH&CN.Đối với nhiệm vụ thực hiện bằng hình thức giao trực tiếp, Sở KH&CN gửi văn bản

Trang 39

đến tổ chức, cá nhân được chỉ định để yêu cầu chuẩn bị hồ sơ Trình tự thực hiệnnhư sau:

Bước 1: Tổ chức và cá nhân chuẩn bị hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn,

giao trực tiếp nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh theo hướng dẫn và các Biểu mẫu Hồ sơđược gửi trực tiếp hoặc theo đường bưu điện (ngày nhận hồ sơ là ngày đến của bưukiện) đến địa chỉ: Trung tâm phục vụ Hành chính công - Tầng 1, tòa nhà số 02, Khuhợp khối các đơn vị sự nghiệp tỉnh, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, tỉnhLai Châu

Bước 2: Mở, kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ Kết thúc thời hạn

nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn 07 ngày làm việc, SởKhoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan có tráchnhiệm mở, kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ

Bước 3: Sở KH&CN thành lập Hội đồng và tổ chức họp hội đồng KH&CN

tư vấn đánh giá tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụKH&CN

Bước 4: Sở KH&CN thông báo kết quả tuyển chọn, xét chọn đến các tổ

chức, cá nhân trúng tuyển thực hiện nhiệm vụ KH&CN

1.2.3.3 Thẩm định nội dung, kinh phí nhiệm vụ, phê duyệt kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp và ký hợp đồng tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh

Thẩm định nội dung và tài chính nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh là việc đánh giá

sự phù hợp của các nội dung nghiên cứu với kết luận của Hội đồng, dự toán kinhphí của nhiệm vụ KH&CN với chế độ quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật, địnhmức chi tiêu hiện hành của nhà nước; Phương án huy động và khả năng đối ứng vốnngoài ngân sách nhà nước của tổ chức chủ trì để thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấptỉnh (nếu có); Đề xuất các văn bản cần bổ sung trước khi ký hợp đồng thực hiệnnhiệm vụ (nếu cần thiết); Kiến nghị tổng mức kinh phí thực hiện, thời gian thựchiện và phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần

Quy trình thẩm định nội dung và tài chính nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh:

Trang 40

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Hội đồng thông qua Biên bản họp, tổchức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có trách nhiệm hoànthiện và gửi lại thuyết minh nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh theo kết luận của Hội đồng

và Bản giải trình về những nội dung đã chỉnh sửa

- Trong thời hạn 10 ngày sau khi nhận được hồ sơ tổ chức chủ trì nhiệm vụKH&CN cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ thành lập tổ thẩm định và tiến hànhthẩm định nội dung, kinh phí nhiệm vụ KH&CN

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định nội dung

và kinh phí tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh cótrách nhiệm hoàn thiện thuyết minh nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh theo kết luận của

Tổ thẩm định và nộp về Sở KH&CN

Phê duyệt kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp là việc Sở Khoa học và Côngnghệ ra quyết định phê duyệt tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm, kinh phí vàphương thức, thời gian thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh Ký hợp đồng tổ chứcthực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh là việc nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được triểnkhai thực hiện thông qua các điều khoản của hợp đồng KH&CN bằng văn bản giữa

Sở Khoa học và Công nghệ và đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ

Quy trình phê duyệt kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp và ký hợp đồng tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại thuyết minh đã hoàn thiện theokết luận của thẩm định nội dung và tài chính nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh hoặc ngàynhận được ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập, trên cơ sở kết luận của Hội đồng tưvấn tuyển chọn, giao trực tiếp, Tổ thẩm định, ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập(nếu có) và báo cáo kết quả của đơn vị chức năng, Sở Khoa học và Công nghệ raquyết định phê duyệt tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm, kinh phí và phương thức,thời gian thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh

- Căn cứ Quyết định phê duyệt nhiệm vụ, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ với tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh

1.2.3.4 Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, đánh giá, xử lý các vấn đề phát

Ngày đăng: 02/12/2024, 11:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w