1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Quản trị chuỗi cung ứng trong thương mại điện tử - đề tài - Phân Tích Chuỗi Cung Ứng Của Coca-Cola.doc

15 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 684 KB

Nội dung

Quản trị chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp các phương thức thiết kế, lập kế hoạch và triển khai một cách hiệu quả quá trình tích hợp giữa các nhà cung cấp, các nhà sản xu

Trang 1

MỤC LỤC

NỘI DUNG 1

I Tổng quan về chuỗi cung ứng 1

1.1 Chuỗi cung ứng 1

1.2 Quản trị chuỗi cung ứng 1

II Giới thiệu về Coca-cola Việt Nam 1

2.1 Tập đoàn Coca-Cola 1

2.2 Giới thiệu về Coca-Cola Việt nam 2

III Chuỗi cung ứng của Coca-Cola việt nam 4

3.1 Sơ lược về chuỗi cung ứng của Coca-cola Việt nam 4

3.2 Các thành viên trong chuỗi cung ứng của Coca cola việt nam 5

3.2.1 Nhà cung cấp nguyên vật liệu 5

3.2.2 Nhà sản xuất 8

3.2.3 Nhà phân phối 8

3.2.4 Nhà bán lẻ 10

3.2.5 Nhà cung cấp dịch vụ 10

3.2.6 Người tiêu dùng 11

3.3 Mức độ ứng dụng CNTT/TMĐT trong chuỗi cung ứng của Coca cola Việt Nam 11 Biên bản họp nhóm 14

Trang 2

I Tổng quan về chuỗi cung ứng

1.1 Chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một tập hợp 3 hay nhiều doanh nghiệp kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các dòng chảy sản phẩm, thông tin, tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của khách hàng

Chuỗi cung ứng điện tử là chuỗi cung ứng được quản lý và liên kết với nhau bằng các phương tiện điện tử và có sự hỗ trợ của công nghệ web

1.2 Quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp các phương thức thiết kế, lập kế hoạch và triển khai một cách hiệu quả quá trình tích hợp giữa các nhà cung cấp, các nhà sản xuất hệ thống kho bãi và các nhà bán lẻ để hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng địa điểm, thời gian, số lượng và chất lượng với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống, thỏa mãn dịch vụ khách hàng và tối đa hóa giá trị cho tất cả các thành viên

II Giới thiệu về Coca-cola Việt Nam

2.1 Tập đoàn Coca-Cola

Coca - cola là tập đoàn sản xuất nước giải khát có gas số 1 trên thế giới Cái tên Coca - cola gần như được coi là một biểu tượng của nước Mỹ Trên thế giới Coca - cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi Ở Châu Á công ty hoạt động tại 6 khu vực: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philipin, Nam Thái Bình Dương & Hàn Quốc, Khu vực Tây và Đông Nam Á

Các mốc phát triển của Coca-cola:

- Vào ngày 08/05/1886, dược sĩ John Stith Pemberton đã chế ra một loại sirô sữa

và bán nó cho một cửa hàng dược phẩm lớn nhất Atlanta (Mỹ) Nhưng sau 5 năm kinh doanh loại sirô này chỉ với 9 sản phẩm bình quân được bán trong một ngày, Pemberton đã không thể nhìn thấy sự thành công của sản phẩm do chính ông tạo ra Ông mất vào năm

1888, cùng năm với sự xuất hiện của nhà doanh nghiệp Asa G.Candler mua lại cổ phần của Coca-Cola

Trang 3

- Trong 3 năm, Candler và hiệp hội của ông ta quản lý công ty với nguồn đầu tư là 2,300 nghìn USD Công ty đăng kí tên nhãn hiệu là “Coca - Cola” với văn phòng U.S Patent vào năm 1893 và đổi mới nó bằt đầu từ lúc đó

- Năm 1895, những nhà máy sản xuất đầu tiên ngoài Atlanta được mở cửa tại các bang như Dallas, Texas, Chicago, California, Illinois và Los Angeles của nước Mỹ Ông Candler đã báo cáo cho các cổ đông rằng Coca-Cola đang được bán tại “mỗi bang và mỗi vùng trên toàn nước Mỹ.”

- Năm 1911, một nhóm đầu tư mà người dẫn đầu là Ernest Woodruff, chủ ngân hàng Atlanta, đã mua lại Công ty Coca-Cola từ các cổ đông của Candler Bốn năm sau, Robert W.Woodruff, con trai 33 tuổi của Ernest trở thành chủ tịch tập đoàn và dẫn dắt công ty đi vào thời kì mới của sự phát triển trong và ngoài nước qua hơn 6 thập kỷ sau đó

Trong 5 năm gần đây, Coca-Cola đã dành 1 tỉ USD  cho việc đa dạng hoá thông qua sự giao phó toàn quyền và các chương trình cho các bộ phận nhân sự đã tạo ra nhiều

cơ hội cho các cá nhân và các nhà kinh doanh nhỏ

2.2 Giới thiệu về Coca-Cola Việt nam

Tập đoàn Coca-Cola hoạt động trên 200 quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam, công

ty Cola hoạt động sản xuất kinh doanh với những mặt hàng nổi tiếng như: Coca-Cola, Fanta, Sprite, nước cam ép Splash, nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, Schweppes, bột giải khát Samurai, bột Sunfill với các hương cam, dứa, dâu

Tên giao dịch: Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA - COLA VIỆT NAM Tên giao dịch nước ngoài: Coca-Cola Indochine Pte.Ltd., Singapore

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và đóng chai nước giải khát có gas mang nhãn hiệu Coca-cola

Các mốc phát triển của Coca-cola Việt Nam:

- Năm 1960: Lần đầu tiên Coca - Cola được giới thiệu tại Việt Nam

- Tháng 2/1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài

- Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca - Cola Đông Dương và công

ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc

Trang 4

- Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương ra đời do sự liên kết giữa công ty Coca-Cola

và công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương của Việt Nam

- Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung: Coca-Cola Non Nước Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng

- Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca - Cola Chương Dương miền Nam

- Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương tự

- Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh

- Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca - Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới và vẫn hoạt động kinh doanh với tên gọi cũ

Coca - cola Việt nam hiện có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: Hà Nội - Đà Nẵng - Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư trên 163 triệu USD

Trang 5

III Chuỗi cung ứng của Coca-Cola việt nam

3.1 Sơ lược về chuỗi cung ứng của Coca-cola Việt nam

Coca-cola là cái tên không hề xa lạ trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát Ở Việt Nam, Coca-cola là thương hiệu nước giải khát bán chạy hàng đầu Lý do lớn nhất là

sự khác biệt trong công thức pha chế của Coca-cola Nhưng không thể không kể đến chuỗi cung ứng của Coca – cola, một nguyên nhân giúp cho sản phẩm của Coca-cola được sản xuất tốt nhất và tới tay khách hàng tiêu dùng cuối cùng, mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng

Mô hình chuỗi cung ứng của Coca-cola Việt Nam

Vật liệu thô Vật liệu DN trung tâm Nhà PP Nhà bán lẻ

CTCP hóa chất

công nghệ mới

VN (axit citric)

NL phụ gia

nhập khẩu từ

Úc, Anh, Mỹ,

Indonesia,…

Coca-cola Sabco

CT chế biến Stepan

CTCP Biên Hòa

Coca-cola Việt Nam (với 3 nhà máy đóng chai tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM)

Nhà máy

đường KCP

Nhà máy

Meser (nước

bão hòa CO2)

KPP cấp1:

BigC, Metro,…

KeyAcoun ts

NBB độc quyền và Wholesale

Các đại

lý như:

24H, Babylon.

Nhà hàng

MC Donald

Nhà bán

lẻ khác

NTD

Đơn vị vận chuyển, kho bãi

gồm:CTTNH

H TMDV Thanh Hằng, CTCP Bình Vinh…

Trang 6

3.2 Các thành viên trong chuỗi cung ứng của Coca cola việt nam

3.2.1 Nhà cung cấp nguyên vật liệu

3.2.1.1 Các loại nguyên, vật liệu

Nước bão hòa CO2:

Nước uống giải khát Coca cola là loại nước uống có ga có chứa CO2, CO2 có chứa trong Coca Cola là yếu tố tạo nên sự đặc trưng của sản phẩm, không chỉ ảnh hưởng tới giá trị cảm quan mà còn góp phần tăng độ bền sinh học của chúng CO2 góp phần tạo hương

vị, mặc dù bản thân CO2 không có vị, nhưng khi hòa tan trong nước sẽ tạo ra 1 lượng nhỏ acid cùng hương liệu tạo nên vị đặc trưng cho sản phẩm

Màu thực phẩm (carmel E150d)

Chất tạo màu thực phẩm được thêm vào để thay thế các màu sắc bị mất trong quá trình sản xuất hay làm cho thực phẩm trong bắt mắt hơn Trong nước uống giải khát Coca cola, màu thực phẩm caramel nguyên chất được làm từ đường tan chảy

Chất tạo độ chua (axit citric)

Đây là một chất bảo quản tự nhiên và cũng được sử dụng để bổ sung vị chua cho các loại nước ngọt, ngoài ra nó còn được sử dụng như là chất tạo hương vị và chất bảo quản trong thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là các đồ uống nhẹ

Lá Coca và hạt Koca

Nước uống này Coca cola có thành phần quan trọng nhất là tinh dầu từ lá và quả của cây Kola chỉ có ở vùng rừng nhiệt đới Nam Mỹ Trong công thức nguyên bản, nước Côca-Cola đã từng chứa caffein Nhờ có thành phần coffein và cocain trong tinh dầu cây Kola mà Coca-Cola có tác dụng làm sảng khoái, chống mệt mỏi Caffein là chất có tác dụng kích thích và tạo hương vị Trong Coca cola, chất caffein được chiết xuất từ hạt của cây Kola, chiếm một lượng khoảng 30 - 60mg/500ml Côca-Cola là công ty duy nhất của

Mỹ có quyền nhập lá côca thông qua một Công ty chế biến côca có tên là Stepan

Bên cạnh đó còn có các nguyên liệu và phụ gia khác được dùng để chế biến ra các sản phẩm của Coca cola như: Bột chanh, mon calcium phosphate, Samurai D-H, vani,

và hầu hết các loại nguyên liệu, phụ gia nói trên đều được nhập khẩu từ các nước Úc, Mỹ, Indonesia, Anh

Trang 7

Bao bì

Bao bì sản phẩm Coca cola được sản xuất với nhiều chất liệu khác nhau như chai nhựa, chai thủy tinh, lon nhôm, các thùng giấy cứng, các két nhựa cứng Mẫu mã bao bì không ngừng cải tiến và kiểu dáng ngày càng đẹp và tiện dụng hơn Kích cỡ bao bì chai coca gồm có: lon 330ml, chai Pet 1.5L, thùng 330ml (24L/T), … Công ty cũng đưa ra chai nhựa 390ml với kiểu dáng nhỏ gọn và thanh nhã,… nhằm đáp ứng dễ dàng nhu cầu mua sắm của từng đối tượng khách hàng

Những nỗ lực cải tiến bao bì và kiểu dáng của Coca cola nhằm đem đến cho khách hàng cảm giác mới mẻ,độc đáo, vui vẻ, lạc quan và thuận tiện hơn khi sử dụng

Kiểu dáng đóng chai của Coca-Cola thay đổi qua các năm

Trang 8

Nguyên vật liệu Nhà cung cấp

CO2 lỏng - Công ty TNHH dịch vụ thương mại Thanh Hằng

(Quận Tân Bình, HCM)

Lá coca, quả Kola, - Công ty Stepan (trụ sở ở New Jersey, Mỹ)

Chai nhựa PET - Công ty cổ phần Nhựa Ngọc Nghĩa

- Công ty cổ phần Nhựa Bảo Vân (BAVICO)

- Công ty TNHH Dynaplast packaging (Việt Nam) Hộp đựng để bảo quản - Công ty cổ phần bao bì Biên Hòa

Các công ty cung cấp nguyên vật liệu để tạo nên sản phẩm coca cola bao gồm

Công ty Stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca để dùng cho sản xuất nước

Công ty trách nhiệm hữu hạn Dynaplast Packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai chất lượng cao cho Coca cola

Công ty cổ phần Biên Hòa với thương hiệu Sovi cung cấp các thùng carton hộp giấy cao cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát coca cola Việt Nam…

Công ty Thanh Hằng là đơn vị vận tải CO2 lỏng làm nguyên liệu sản xuất cho Coca - Cola trong nhiều năm nay

3.2.2 Nhà sản xuất.

Các sản phẩm nước giải khát Coca - cola được sản xuất tại ba nhà máy đóng chai đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng Năm 2001, Chính Phủ Việt Nam đồng ý cho phép ba nhà máy đóng chai sáp nhập theo cơ chế quản lý tập trung Trong đó, nhà máy đóng chai Coca-cola ở TP Hồ Chí Minh đóng vai trò quản lý Hai nhà máy đóng chai tại Hà Nội và Đà Nẵng hoạt động như hai chi nhánh của Công ty Coca- cola Việt Nam ở khu vực phía Bắc và miền Trung Với ba nhà máy sản xuất ở ba miền Bắc, Trung, Nam tạo điều kiện cho công ty có thể mở rộng mạng lưới phân phối ở các miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở 3 khu vực này

Trang 9

Trong những năm qua, Công ty Coca cola đã đầu tư tu bổ trang thiết bị sản xuất, tối ưu hóa hiệu suất của các dây chuyền hiện tại và xây dựng thêm nhiều kho bãi mới Bên cạnh đó, Công ty sẽ lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất chai nhựa PET, tăng tổng

số dây chuyền sản xuất tại các nhà máy. Bằng dây chuyền sản xuất này, tất cả mọi hoạt động đều được thực hiện bằng máy: từ việc rửa, xúc chai đến việc đóng chai… Cho phép Coca - Cola Việt Nam sản xuất thành công sản phẩm nước uống được đóng trong chai nhựa có trọng lượng nhẹ nhất tại Việt Nam, điều này giúp tiết kiệm tối đa nguồn nguyên liệu nhựa được sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường

3.2.3 Nhà phân phối

Những năm qua hoạt động phân phối Coca-cola ở Việt Nam rất khả quan Hiện công ty có hơn 50 nhà phân phối lớn, hơn 1600 nhân viên, hơn 300.000 đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt Nam Với số lượng lớn đảm bảo phân phối sản phẩm nhanh chóng

và tiện lợi hệ thống nhà bán buôn trong kênh phân phối của Coca-cola thúc đẩy quá trình lưu thông sản phẩm đến tay khách hàng Ở Việt Nam, hệ thống phân phối của Coca cola khá lớn mạnh, từ miền Bắc tới miền Nam, từ vùng đô thị tới nông thôn, nếu có nhu cầu, khách hàng có thể mua sản phẩm của công ty

Bên cạnh đó, Tập đoàn Coca-cola cũng đang rất chú trọng đến hoạt động kinh doanh Coca-cola tại Việt Nam, trong ba năm qua tập đoàn Coca đã đầu tư 400 triệu USD vào Coca Việt Nam, với nguồn đầu tư lớn như vậy, Coca cola dùng để đổi mới công nghệ

kỹ thuật và đặc biệt chú tâm đến việc mở rộng hệ thống phân phối ra toàn quốc Đối với sản phẩm nước giải khát thì khâu phân phối rất quan trọng, việc Pepsi vào thị trường Việt trước nên nắm được khá nhiều nhà phân phối hơn Coca-cola, vì vậy Coca vẫn tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối thông qua các đại lý, các quán cà phê, nước giải khát, nhà hàng, khách sạn… thu hút các đại lý bằng cách gia tăng các hoạt động hỗ trợ như: tặng

dù, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính…

Hệ thống phân phối của Coca cola theo kiểu liên kết dọc với những mạng lưới đại

lý, phân phối rộng khắp cả nước, giữa các công ty và nhà phân phối có những ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm chặt chẽ

Trang 10

Các đại lý đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và khách hàng, là đại diện phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng với nhà sản xuất Đại lý thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình do có được doanh thu nhờ vào khoản chênh lệch giá do đại lý nhấp số lượng sản phẩm lớn và bán với số lượng sản phẩm nhỏ hơn Các đại lý độc quyền mua hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn, không được trả hàng lại nhưng trước mỗi đợt giảm giá, công ty sẽ phải báo trước vài ngày để các đại lý kịp thời “giải phóng” hàng tồn

Theo các đại lý, ban đầu Coca-Cola sẵn sàng bù lỗ cho các đại lý lúc giảm giá khuyến mãi; sẵn sàng bỏ hàng thiếu mà không hề đề cập đến thời hạn trả Thậm chí, các đại lý gần như được phép “mượn đầu heo nấu cháo” Bước tiếp theo, Coca-Cola đưa ra các điều kiện về số lượng mua hàng và công nợ trong hạn mức, khuyến khích các đại lý trở thành đối tác kinh doanh chiến lược để được hưởng chính sách 5+1 (mua năm tặng một)…

Bên cạnh đó nhằm tăng mối liên hệ giứa công ty và các đại lý Coca-cola còn thực hiện rất nhiều các hoạt động khác nhằm “hỗ trợ trong phân phối”, như lắp đặt bảng hiệu, bảng quảng cáo của sản phẩm Bên cạnh đó thông qua hoạt động của mình các đại lý đảm bảo cung cấp các sản phẩm đúng hãng đến người tiêu dùng do họ còn chịu sự quản lý và giàng buộc của hãng và đưa ra những lợi ích thiết thực cho khách hàng như:

- Giao hàng tận nơi trong thời gian nhanh nhất

- Nếu hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng sẽ đổi lại

- Quý khách lấy hàng với số lượng lớn sẽ được giảm giá

- Trong quá trình thực hiện nếu giá cả có thay đổi, đại lý sẽ kịp thời thông báo cho khách hàng

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hương Linh là một trong số rất nhiều các đại lý của Coca cola tại Hà Nội

3.2.4 Nhà bán lẻ

Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nhà bán lẻ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng nên bán lẻ là một ngành quan trọng So với các cơ sở sản xuất và bán sỉ, họ đông gấp nhiều lần và là nguồn tiếp cận lớn cho sản phẩm

Ngày đăng: 01/12/2024, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w