Sự gia tăng gần đây về mức độ phổ biến của các loại tiền mã hóa tỷ lệ thuận với số lượng các tài liệu nghiên cứu, phân tích tính biến động và tác động lan tỏa giữa các loại tiền mã hóa p
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Phùng Thị Thu Hương
Sinh viên thực hiện : Lê Kinh Phúc
Lớp : QH-2019E TCNH CLC 4
Mã sinh viên : 19050713
Hé : Chat lượng cao
Hà Nội - Tháng 5 Nam 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHU KÌ TÀI CHÍNH ĐẾN SỰ BIẾN
ĐỘNG GIÁ TIỀN CRYPTO
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Phùng Thị Thu Hương
Sinh viên thực hiện : Lê Kinh Phúc Lớp : QH-2019E TCNH CLC 4
Mã sinh viên : 19050713
Hệ : Chat lượng cao
Hà Nội - Tháng 5 Nam 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài khóa luận tốt nghiệp của em trong thời gian qua Những sốliệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Ngoài ra,
trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và
chú thích rõ ràng Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bộ môn, khoa và nhà trường
về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2023
Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn
Lê Kinh Phúc Th.S Phùng Thị Thu Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trải qua quãng thời gian 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh Tế - Đại họcQuốc gia Hà Nội, em đã có cơ hội học tập, trau đồi và được trang bị thêm nhiều kiến thứcmới mẻ và các phương pháp nghiên cứu, phương pháp luận chuyên sâu góp phần giúp em
có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp lần này
Lời đầu tiên em xin em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội, Ban lãnh đạo Khoa Tài chính - Ngân hàng, cùng các thầy cô giảng viên
của Khoa đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ nghiên cứu trong công tác giảng dạy, học tập
và nghiên cứu của sinh viên.
Đặc biệt em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn Th.S Phùng Thị Thu Hương đã luôn nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn và giảng dạy các phương
pháp nghiên cứu và động viên, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài khóa luận tốtnghiệp Trong quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếusót, em mong sẽ nhận được những lời góp ý chỉnh sửa để bài có thể được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5CHƯƠNG 1: PHAN MỞ ĐẦU -222 c2 tri 5
1 Tính cấp thiết của đề tài c2 HH 5
2 Mục tiêu nghiên CỨU -s<++ktE+k2E E1 r 7
3 Câu hỏi nghiên CỨUu - -ss-+scxtckhEEkhhtrk HH nh tre rrrrrg 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cỨu -.c +c.++xettEEEEirttEEiiEEEHiiiiiriiiiiiiiirriiee
4.2 _ Phạm vi nghiên CỨU -e<++x++rterrrrtrtrrrrrrtrrrrrrrttriirrirriirirrirrrrrirrrrrrrrrrree 7
5 Phương pháp và số liệu nghiên CWU sssscsssssssssseesssssesssssesssssesssssesssssesssssesessseesssseessnsesessess 8
6 89)15850)ãui 6110077 7 ).).) 8
7 K@t CAU CUA N0 8
CHƯƠNG 2: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU ::+c222vettrrrcee 8
2.1 Tài liệu nước ngoài « -xe++kketrrrthhnHH HH HH HH HH gen 8
V/Y/AXWY ¡00 án hố 102.3 Khoảng trống nghiên cứu cccccccccrrrrerrrttrtrrrtttrrrrrrrtrtrirrrrrrrrrrrrirrrrre 11
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN DONG GIA CRYPTO :: cccettrze2 12
3.1 Lý thuyết chung về tiền mã hóa -.c -cccccccecccrvrretrrrrrrerrtrrrrirrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrr 12
3.1.1 Khai niệm tiền mã hóa (Cryptocurrency) -« ckreeeetrriirrrirre 12
3.1.2 Dac điểm và cơ chế hoạt động tiền mã hóa: -cccc-ccccvccsccrrveeree 12
3.1.3 Thị trường tiền mã hóa c +c.EkxrtEEEEiiitttriirririiiiiiiiirriiree
3.2 Lý thuyết chung về chu kì tài chính
3.2.1 KA Ai NIG ,Ô 143.2.2 Đặc GIG ceeccssesscsssssssssssscsssesscssssesssssesssssecsssnscsesssecsssnesessnscsesssscesssecsssnsccsssuecesssessssneesssnsessssseess 153.2.3 Chu kì tài chính tác động đến thị trường chứng khoán - 15
3.3 Lý thuyết chung về thi trường chứng khoán -‹«csesrrxxeerrrrrkrrerrke 16
3.3.1 Tim hiểu thị trường chứng khoán thế giới -ccccccccvccecrrveeeee 163.3.2 Dac điểm thị trường chứng khoán -cccecccesrrrrrkeeeerirrrrrrrrrrrrrre 163.3.3 Tac động của thị trường chứng khoán lên nền kinh tế 173.4 Sự tác động của chu ki tài chính và thị trường chứng khoán tới sự biến động giá
Trang 6CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - ccc -552ccccccee 20
4.1 Phương pháp nghién CỨU s ++xs+xk+ktrrttrtrkrttkrrktrkrrrkerrkrrkerrkerrkerrkerrkeee 20
4.1.1 Mô hình nghiên cứỨu -«-+-«+++++kcE+kkEEEEEEEEELEEEiEEEEEEiHiiriiriiriie 204.1.2 _ Các biến trong mô hình nghiên cứu ccccccecccvvvereerrrrerirrrrrrsrrrrrrres 23
4.2 Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu -cce+crxeetrkrtrtttiirtriririiirriirree 24
CHƯƠNG 5: KET QUA NGHIÊN CỨPU :+++°°+EE22+222EEEE222224111271272222222 25
5.1 Thống kê mô tả -+-E+LttEHEHnHHHHHHHHH HH HH He 25
5.1.1 Mô tả tỉ suất sinh lời của các chỉ số chứng khoán MSCI - 255.1.2 M6 tả tỉ suất sinh lời của 4 đồng CryptO -ccieieiiiirrrke 29
5.1.3 Mô tả chu kì tài chính
5.1.4 Bang thống kê mô tả -ccccccSEHhHHHHH HH 5.1.5 Bang ma trận hệ số tương Quan e -cc+xxsetxkkkirtttkkiirririiiririiiirrike 35
5.2 Kết quả phân tích mối liên hệ . -ccccccccverecrverterrtrtrrrrirttrrirrrrrirrrrrrrrrree 37
5.2.1 Phan tích kết quả trung bình kết nối động ccceceeeriieerrke 38
5.2.2 Kiểm tra mối liên hệ giữa chu ki tài chính và chỉ số tổng kết nối giữa thị
trường chứng khoán và thị trường tiền mã hóa -cccccccsrEkiiritriirririre 44
CHƯƠNG 6: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN -222+tt2222EEEEE.222E2122 222EErrrrid 45
6.1 Một số kiến nghị đối với các nhà đầu tư trên thị trường tiền mã hóa 45
Ca 47
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO ccsssssssssssssssssssssssssssssssssssesssssssnssenssssssnssenssassoneeesesassnnneesee 48
Trang 7WI WM
Đồng Dogecoin
Chính sách thương mại
Các chỉ số có giá trị vốn hóa thị trường cung cấp bởi
Morgan Stanley Capital International
Phương sai sai số dự báo tổng quát
Mô hình tự hồi quy vector tham số thay đổi theo thời
gian
Chu kì tài chính thế giới
Ngân hàng trung ương
Tổng sản phẩm quốc nộiChu kì tài chính
Chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & PoorQuỹ tiền tệ quốc tế
Tiêu chuẩn phân loại Ngành Toàn cầuHàm phản ứng đẩy
Hàm phản ứng xung tổng quát
Mô hình tự hồi quy vector Var
Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
Cổ phiếu ngành năng lượng thế giới MSCI
Cổ phiếu ngành tài chính thế giới MSCI
Cổ phiếu ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe thếgiới MSCI
Cổ phiếu ngành vật liệu thế giới MSCI
Cổ phiếu ngành vật liệu thế giới MSCI
Cổ phiếu ngành viễn thông thế giới MSCI
Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích thế giới MSCI
Mô hình nhân tố động
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
Chỉ số tổng kết nốiNgân hàng Trung ương Châu Âu
Nhà đầu tư
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Tên bảng Số trangBảng 4.1: Tổng hợp các biến trong mô hình 23
Bảng 4.2: Phương pháp thu thập dữ liệu 24
Bảng 5.1: Bảng thống kê mô tả các biến 33
Bảng 5.2: Kết quả ma trận hệ số tương quan 35
Bảng 5.3: Bảng kết quả kiểm định trung bình kết nối 37
Bảng 5.4: Kết quả mô hình hồi quy 44
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Tên hình
Hình 3.1: So sánh mạng tập trung và mạng phi tập trung
Hình 3.2: Mối tương quan giữa chỉ số S&P 500 và giá BTC
Hình 5.1: Chỉ số TCI ở các mốc thời gian khác nhau
Hình 5.2: Chỉ số FROM ở các mốc thời gian khác nhau
Hình 5.3: Chỉ số TO ở các mốc thời gian khác nhau
Hình 5.4: Chỉ số NET ở các mốc thời gian khác nhau
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ Số trang
Biểu đồ 5.1: Tỉ suất sinh lời cổ phiếu WE 25
Biểu đồ 5.2: Tỉ suất sinh lời cổ phiếu WF 25
Biểu đồ 5.3: Tỉ suất sinh lời cổ phiếu cổ phiếu WHC 26
Biểu đồ 5.4: Tỉ suất sinh lời cổ phiếu WI 26
Biểu đồ 5.5: Tỉ suất sinh lời cổ phiếu WM 27
Biểu đồ 5.6: Ti suất sinh lời cổ phiếu WT 27
Biểu đồ 5.7: Tỉ suất sinh lời cổ phiếu WU 28
Biểu đồ 5.8: Tỉ suất sinh lời của BTC 29
Biểu đồ 5.9: Tỉ suất sinh lời của ETH 30
Biểu đồ 5.10: Tỉ suất sinh lời của XRP 30
Biểu đồ 5.11: Tỉ suất sinh lời của DOGE 31
Biểu đồ 5.12: Tỉ suất sinh lời chu kì tài chính 32
Trang 11CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt gần hai thập kỷ vừa qua, kể từ khi Bitcoin ra đời vào năm 2008, thị trường tiền
mã hóa đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng với khoảng 10.000 loại tiền tệ đang đượchàng triệu NDT giao dịch hàng ngày Thực tế cho thấy sản phẩm ứng dung đầu tiên củaBlockchain đó là Bitcoin nói riêng và tiền mã hóa nói chung Tiền mã hóa cho phép cácgiao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người gửi và người nhận mà không cần có sự kiểm
soát của bất kỳ chính phủ, ngân hàng trung ương hay tổ chức nào nhưng vẫn bảo đảm tính
an toàn, bảo mật, ẩn danh và chính xác của giao dịch, sự ra đời của tiền mã hóa đánh dấubước ngoặt lịch sử về phương thức thanh toán điện tử Tuy nhiên, tiền mã hóa là 'độcnhất', vì chúng không tao ra dòng tiền Các loại tiền mã hóa này dựa trên sự kiểm soát phitập trung và không yêu cầu sự tham gia của bên thứ ba, độc lập với ngân hàng trung ương
và chính phủ, mặc dù dựa vào các tổ chức tài chính được quản lý để hoạt động (Auer và
Claessens, 2018) Tiền mã hóa trong những năm gần đây thu hút nhiều sự quan tâm từ các
NDT vì tiềm năng được coi là tài sản “trú ẩn an toàn” (Dyhrberg, 2016; Wang và cộng sự,
2019) của nó dẫn đến sự biến động giá đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định và
đo lường mức độ rủi ro của các NĐT.
Như đã được dự báo từ trước bởi rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, thị trườngtiền mã hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, đang trong giai đoạn phát triển nhanh mộtcách chóng mặt, nhiều người đã tin và không còn xem nó là bong bóng kinh tế nữa Hiệnnay, không ít các công ty làm dịch vụ lớn trên thế giới đã có những bước đi đầu tiên để
chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa Theo PwC (Wolinsky, 2021), các quỹ phòng hộ
đầu tư đạt đến con số gần 3,8 tỷ USD tài sản vào thị trường tiền mã hóa trong năm 2020,con số trên tăng gấp đôi so với 2 ty USD ở năm trước đó, quyết định mang tính táo bạo này
đã đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ đôi khi có thể đạt tới hàng trăm phần trăm lợinhuận trên vốn đầu tư (con số không tưởng của bất cứ nhà quản lý quỹ nào) Đến cuốitháng 10/2022, theo số liệu trên hai trang web chuyên về tiền mã hóa Coinmarketcap.com
và Coingecko.com, có tổng cộng khoảng hơn 13.000 đồng tiền mã hóa đang được giao dịch
trên khoảng 600 sàn giao dịch, giá trị vốn hóa thị trường toàn cầu đạt khoảng 1.000 tỷ
USD.
Các tài liệu nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, các loại tiền mã hóa lớn, nổi bật thường có
những phản ứng nhất định chẳng hạn: biến động bất đối xứng nghịch đảo vì những sốc
tích cực làm tăng sự biến động giá cả nhiều hơn những sốc tiêu cực Tiền mã hóa vốn dĩ là
Trang 12loại tài sản dễ bay hơi bằng những bằng chứng gần đây cho thấy sự biến động được tạo ra
trong thị trường Crypto gây phản ứng dây chuyền sang các thị trường tài chính khác trêntoàn thế giới (Hsu, Sheu và Yoon, 2021; Uzonwanne, 2021) Mặc dù tiền mã hóa được
đánh giá là có tính độc lập cao nhưng về bản chất, giá của Crypto cũng sẽ phải hứng chịu
sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau Sự gia tăng gần đây về mức độ phổ biến của các
loại tiền mã hóa tỷ lệ thuận với số lượng các tài liệu nghiên cứu, phân tích tính biến động
và tác động lan tỏa giữa các loại tiền mã hóa phổ biến (Kumar, Iqbal, Mitra, Kristoufek vàBouri, 2022) cũng như các điểm tương đồng giữa biến động giá của Crypto và các tài sảntài chính khác.
Đáng chú ý là sự biến động giá tiền Crypto có thể bị ảnh hưởng bởi một số các nhân tố saunhư: Tâm lí thị trường, mối tương quan cung và cầu, các sự kiện toàn cầu (khủng hoảng
kinh tế, sự kiện chính trị, ) và sự phê duyệt của chính phủ của từng quốc gia Hoặc đối với
các NDT có xu hướng thận trọng vào thị trường tiền mã hóa chính là sự biến động ty giáhối đoái của loại tiền này so với các loại tiền tệ pháp định hay nói cách khác, giá Cryptoquá biến động và tương đối nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài Những phát hiện trước
đây được phân tích bởi Wu và cộng sự, 2019 đã phân tích tác động của Sự không chắc chắn
trong Chính sách Thương mại (TPI) đối với lợi nhuận của BTC Tâm lý đầu tư từng đượcchứng minh là hữu dụng để dự đoán sự biến động và lợi nhuận của tiền mã hóa (Corbet
và cộng sự, 2020b) đã xây dựng một chỉ số tâm lý dựa trên các câu chuyện tin tức sau khicông bố chỉ số kinh tế vĩ mô: GDP, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và hàng hóa
lâu bền Hơn thế nữa, người ta tìm hiểu được rằng, phản ứng của giá tiền mã hóa đối với
tin tức và thông báo có thể khác nhau tùy thuộc vào loại tài sản kỹ thuật số, theo Corbet
và cộng sự, các tài sản kỹ thuật số dựa trên tiền tệ có khả năng nhạy cảm hơn với các thông
báo về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ
Trong bài luận này, mục tiêu của tác giá là tìm hiểu và chỉ ra mối tương quan giữa các sự
kiện quốc tế gây ảnh hưởng thế nào tới sự biến động giá tiền Crypto thông qua việc đi sâu
vào nghiên cứu một số khía cạnh như bộ chỉ số chứng khoán thế giới MSCI (là các chỉ số
có giá trị vốn hóa thị trường được nghiên cứu đầu tư cung cấp bởi Morgan Stanley CapitalInternational) và chu kỳ tài chính thế giới (Không có sự đồng thuận về định nghĩa của chu
kỳ tài chính, thuật ngữ này sẽ biểu thị những tương tác tự củng cố giữa nhận thức về giá
trị và rủi ro, thái độ đối với rủi ro và những hạn chế về tài chính, những điều này dẫn đến
sự bùng nổ và sau đó là sự phá sản) Những tương tác này có thể khuếch đại những biến
động kinh tế và có thể dẫn đến khó khăn tài chính nghiêm trọng và trật tự kinh tế Hiện tại
có khá là ít các nghiên cứu đề cập đến bộ chỉ số MSCI hay chu kì tài chính thế giới tác gây
Trang 13ảnh hưởng lan tỏa thế nào giữa lợi nhuận, biến động giữa thị trường Crypto và hai yếu tốđược đề cập bên trên Bài luận sử dụng kỹ thuật phân tích “spillover” và mô hình tự hồiquy vector tham số thay đổi theo thời gian TVP - VAR do Koop và Korobilis (2014) pháttriển và dựa vào phân tách phương sai sai số dự báo tổng quát (GFEVD) để tính toán cácchỉ số lan tỏa trung bình được đề xuất bởi phương pháp tiếp cận kết nối của Diebold vàYilmaz (2009, 2012, 2014) Qua đó, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứutác động của chu kì tài chính đến sự biến động giá tiền Crypto”, làm rõ mối liên hệ thực
sự giữa chu kì tài chính và sự biến động giá Crypto Cung cấp tài liệu cho các nhà hoạch
định chính sách, cơ quản lý hướng dẫn hay các NDT lưu ý về sự biến động về giá cả của Crypto trước sự tác động của các yếu tố bắt nguồn từ thị trường chứng khoán hay chu kì
tài chính thế giới để từ đó có cái nhìn khách quan, cẩn trọng trước việc coi Crypto như một
loại tài sản đầu tư.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Tác giả tập trung phân tích, nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá bộ chỉ số MSCI và chỉ số chu
kì tài chính thế giới tới sự điều chỉnh giá tiền Crypto Qua đó tác giả sẽ tiến hành đánh giáphản ứng của giá tiền Crypto đối với các sự kiện hay cú sốc từ các sự kiện ảnh hưởng tớigiá tiền mã hóa
3 Câu hỏi nghiên cứu
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, trong bài luận văn, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu, giải thích câu hỏi nghiên cứu:
- Sw biến động của Crypto trong nền kinh tế thế giới
- Tac động của chu kì tài chính và bộ chỉ số chứng khoán MSCI tới sự biến động về
giá của Crypto diễn ra như thế nào?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Biến động giá Crypto khi chịu tác động bởi chu kì tài chính thế giới và chỉ số MSCI.
4.2 Pham vi nghiên cứu
- Pham vi không gian: Mẫu dữ liệu về giá Crypto (cu thể là đồng BTC-Bitcoin,
ETH-Ethereum, DOGE-Dogecoin và XRP-Ripple) được thu thập từ trang web
CoinMarketCap và từ trang Investing.com Bộ chỉ số của MSCI cũng được lấy từ trang Investing.com, bên cạnh đó, các sự kiện kinh tế trên phạm vi toàn cầu cũng
được sử dụng trong bài luận Dữ liệu về chỉ số GFC (Global financial cycle - chu kìtài chính thế giới) được lấy từ trang web của giáo sư Silvia Agrippino
Trang 14- Pham vi thời gian: Bài luận sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian với số liệu hàng ngày
từ tháng 1 2018 - tháng 1 2023.
5 Phương pháp va số liệu nghiên cứu
Bài sử dụng phương pháp nghiên cứu kỹ thuật phân tích kết nối, hệ thống các cơ sở lý thuyết, lựa chọn mô hình nghiên cứu là mô hình tự hồi quy vector tham số thay đổi theo
thời gian TVP - VAR do Koop và Korobilis (2014) phát triển dựa vào phân tách phươngsai sai số dự báo tổng quát (GFEVD) để tính toán các chỉ số lan tỏa trung bình được đề xuấtbởi phương pháp tiếp cận kết nối của Diebold và Yilmaz (2009, 2012, 2014) Tiến hành
thu thập dữ liệu về giá của Crypto từ các trang web thống kê giá uy tín Những đồng tiền
mã hóa trong bài cùng nhau chiếm hơn 80% tổng vốn hóa thị trường của thị trường tiền
mã hóa, thông tin về giá của chúng được thể hiện bằng đồng đô la Mỹ Tác giả sử dụng dữ
liệu hàng ngày để đánh giá động lực và tác động chu kì tài chính và chỉ số MSCI (tác động
lan tỏa) Trong khi phần lớn các nghiên cứu về tác động kinh tế vĩ mô của thị trường Cryptochủ yếu dựa vào dữ liệu tần suất thấp, Nakamura và Steinsson (2018, 2018) nhấn mạnh
rằng dữ liệu tần suất cao có tầm quan trọng quyết định đối với độ chính xác của các kết
7 Kết cấu của đề tài
Luận văn sẽ có bố cục như sau:
Chương 1: Phần mở đầu
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở lý luận về sự biến động giá Crypto
Chương 4: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
Chương 6: Kiến nghị và kết luận
CHƯƠNG 2: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tài liệu nước ngoài
Sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng trung ương ở các
nước phát triển và các nền kinh tế thị trường mới nổi đã triển khai một loạt các chính sách
Trang 15tiền tệ khác thường (Jawadi và cộng sự, 2017; Agnello và cộng sự, 2019), theo đó việc mởrộng các cơ quan tiền tệ thúc đẩy lạm phát cao hơn Trong bối cảnh này, sự thanh khoản
đồi dào làm dấy lên lo ngại về việc chấp nhận rủi ro quá mức dẫn đến những gián đoạn tiềm tàng, phá vỡ sự ổn định tài chính (Mostak và Mallick, 2017a, 2017b, 2019), dẫn đến
việc tiền mã hóa dần được coi là bong bóng (đầu cơ) được biết đến rộng rãi nhất, tiền mãhóa đặc trưng là tài sản kỹ thuật số sử dụng mã hóa để đảm bảo giao dịch, điều này phầnnào giải thích tại sao các NDT bị thu hút bởi lợi ích da dạng hóa mà chúng có thể mang lạitheo Baur và cộng sự (2018), Ji và cộng sự (2018).
Theo Lewis (2018), những năm gần đây đã chứng kiến sự phát triển của nhiều loại tiền
mã hóa, tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa, do đó: đại diện kỹ thuật số của giá trị có thể trao đổitrực tuyến cho hàng hóa và dịch vụ cũng như để đầu cơ Cho đến hiện nay đã có khoảng
7000 loại tiền mã hóa đã được giới thiệu, trong đó có khoảng 3000 (DashRipple,Ethereum, Litecoin, Moreno, ) được giao dịch tích cực, phần nhiều trong số đó là bản sao
của Bitcoin nhưng chúng cũng có những ứng dụng khác nhau và là nhân chứng cho việc
công nghệ blockchain đang có nhiều sự thay đổi tích cực Trên thế giới hiện nay, việc sửdụng một số lý thuyết kinh tế và tài chính để giải thích sự biến động giá của thị trường
Crypto nói chung còn gặp ít nhiều khó khăn vì bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ
giữa giá của Crypto và các biến số kinh tế chưa thật sự rõ ràng Mối liên kết giữa tiền mã
hóa và thị trường chứng khoán đã tạo ra hai luồng ý kiến Ở khía cạnh đầu tiên, họ thừa
nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa tiền mã hóa và thị trường chứng khoán, mặt khác có một
số ý kiến cho rằng đâu đó tồn tại mối quan hệ chưa thực sự bền chặt.
Sử dụng hồi quy lượng tử trên lượng tử, Demir và cộng sự (2018) đã kiểm tra mối quan
hệ giữa Bitcoin và chỉ số không chắc chắn của chính sách kinh tế và thấy rằng BTC có thể
được sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro trước sự không chắc chắn Trabelsi (2018)
kiểm tra tính kết nối trong thị trường tiền mã hóa cũng như trên chỉ số của BTC và các loại
tài sản được giao dịch rộng rãi như tiền tệ truyền thống, chỉ số thị trường chứng khoán và
hàng hóa (chẳng hạn như vàng và dầu Brent) Đặc biệt hơn, Klashorst vào năm 2018 đã có
một nghiên cứu nổi bật khi đã điều tra được tác động lan tỏa của biến động và các động
lực thị trường giữa tiền mã hóa và chỉ số chứng khoán, đồng thời tìm thấy bằng chứng cho
sự biến động của tiền mã hóa bị ảnh hưởng nhiều bởi động lực của thị trường chứng
khoán Những biến động của thị trường tài chính, chứng khoán có ý nghĩa quan trọng đối
với một số khía cạnh kinh tế vĩ mô, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị trường chứng khoán,
thị trường ngoại hối hay thị trường hàng hóa gây ra nhiều lo ngại vì sự biến động ở một
trong các thị trường này có thể có tác động đến các thị trường khác có liên quan (Kyriazis,
Trang 162021), đặc biệt là thị trường Crypto với sự phổ biến như hiện nay, điều này có thể dẫn đến
những lo ngại tiêu cực của các NDT vì vậy việc hiểu rõ hơn về ban chất của hiệu ứng
lan tỏa sẽ cung cấp thông tin cho các NDT và cơ quan quản lý trong việc nhận ra mối quan
hệ giữa các tài sản này và đạt được lợi ích tiềm năng từ việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Khái niệm về chu kì tài chính đã được sử dụng để mô tả sự tích tụ của mất cân bằng tài
chính và chu kỳ bùng nổ hay phá sản trong thị trường tài chính và tín dụng (Borio, 2014),
các đỉnh của chu kì tài chính thường xảy ra gần với các cuộc khủng hoảng tài chính và các
chỉ số chu kỳ tài chính có thể chứa thông tin dự báo trước cho các cuộc khủng hoảng
Những nghiên cứu đầu tiên về chu kỳ tài chính là của Fisher (1933), Kindleberger et al.
(1978) và Minsky (1986, 1992) Fisher (1933) là người đầu tiên đề cập đến tầm quantrọng của các chu kỳ tài chính đối với nền kinh tế thực, tức là các biến số tài chính có tác
động trong nền kinh tế Nghiên cứu của Martin Mandler và Micheal Scharnargl (2022) đã
chỉ ra rằng, chu kỳ của lãi suất và giá cổ phiếu được đồng bộ hóa như chu kỳ của GPD thực
tế bằng cách kiểm tra các chuyển động đồng chu kỳ trong tín dụng, giá nhà, giá cổ phiếu
và lãi suất khắp các nền kinh tế G7 Theo Afees A Salisu, Rangan Gupta và Riza Demirer (2022), bằng cách sử dụng mô hình GARCH - MIDAS - GFCy, chu kỳ tài chính toàn cầu
mang thông tin dự đoán quan trọng đối với cả hai đại diện biến động của thị trường dầu
mỏ Mặc dù, trong những năm vừa qua, cũng đã có kha khá các bài nghiên cứu nhấn mạnhđến sự tác động của chu kì tài chính toàn cầu đối với các loại tài sản như dầu mỏ, thị trườngtài chính nhưng xét về khía cạnh thị trường tiền mã hóa thì tác giả nhận thấy gần như chưa
có một nghiên cứu nào có nhắc đến mối tương quan giữa sự biến động giá Crypto và chỉ
số chu kì tài chính toàn cầu
2.2 Tài liệu trong nước
Hiện tại, số lượng nghiên cứu về mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán hay chu kì tàichính và sự biến động giá Crypto ở Việt Nam là chưa nhiều, thậm chí là chưa có nhưng cóthể kể đến một số nghiên cứu đề cập đến một số khía cạnh khác cũng tác động lên giá
Crypto Chẳng hạn như nghiên cứu của Phạm Thị Anh Thu năm 2020 đã đề cập và đánh
giá các nhân tố tác động đến giá BTC nói riêng, đặc biệt, bài nghiên cứu đã đánh giá tácđộng của chính sách tiền tệ Mỹ và Trung Quốc để xem giá BTC sẽ biến động như thế nào
Mô hình VAR/VECM cũng từng được áp dụng để phân tích mối quan hệ dài hạn giữa giáBTC và các yếu tố bên ngoài, bao gồm các yếu tố vĩ mô, sự quan tâm của công chúng vàcung cầu tiền mã hóa qua đó củng cố quan điểm giá BTC bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mônhư giá vàng hay giá chứng khoán và các yếu tố khác như cung cầu và bản thân tâm lý của
các NĐT.
10
Trang 17Giá BTC hay ETH tăng vọt như vũ bão theo tờ báo Thanhnien (2021), tăng xấp xỉ 70% đưagiá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa vượt con số 3.000 tỷ đô la Mỹ, trước sự biếnđộng giá mạnh mẽ này, các ngân hàng trung ương của các quốc gia hàng đầu trên thế giới
đưa ra những văn bản đánh giá rủi ro tài chính của các sàn giao dịch tiền mã hóa Hoa Kỳ
đã đưa ra các quy định nhằm siết chặt thị trường, Trung Quốc đưa ra lệnh cam triệt để mọi
thứ có liên quan đến tiền mã hóa và Ấn Độ công bố dự luật cấm tiền mã hóa tư nhân dẫn
đến việc các ngân hàng trung ương của các quốc gia đang nghiên cứu cho ra đời đồng tiền
mã hóa riêng theo Báo Lao Động (2022) Tỷ giá hối đoái cũng là yếu tố được Nguyễn Hoàng
Nam (2022) xét đến khi chỉ ra được mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và các đồng tiền mã
hóa thông qua mô hình hồi tuyến tính bội, bài nghiên cứu cho thấy có tồn tại mối liên hệgiữa giá của các đồng tiền mã hóa và tỷ giá hối đoái của một số nước trong đó có Việt Nam.Bên cạnh đó, tại Việt Nam, các nghiên cứu về khung pháp lý hay những khuyến nghị chínhsách dành cho tiền mã hóa hay BTC là khá nhiều, có thể kể đến một số tác giả như Phan
Đăng Hải và Nguyễn Phương Thảo (2022), Cao Thị Thùy Trang, Th.S Nguyễn Khánh Tín
và Lưu Khánh Linh (2020).
Hiện nay, khá là nhiều nghiên cứu đã đề cập đế khía cạnh pháp lý của tiền mã hóa tại ViệtNam, mặt khác, các nghiên cứu đề cập đến những yếu tố gây ra sự biến động giá Crypto lạichưa thật sự nhiều, đặc biệt là mối tương quan giữa chu kì tài chính và sự biến động giáCrypto.
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên, nhiều nghiên cứu trong tài liệu đã giải quyết các khía cạnh kỹ thuật,pháp lý và đạo đức của tiền mã hóa cũng như các khía cạnh kinh tế và tài chính của nó
Hơn nữa, tiền mã hóa đã trở nên quan trọng trên thị trường tài chính và trong quản lý
danh mục đầu tư như một hàng rào và nơi trú ẩn an toàn Một số ít nghiên cứu đã phântích các mối liên kết giữa tiền mã hóa và các tài sản tài chính khác (Baur và cộng sự, 2015;
Bouoi Your và Selmi, 2015; ) tuy nhiên, hầu như các nghiên cứu trước đây đều dựa trên
mối tương quan vô điều kiện và bỏ qua sự tồn tại của các đặc điểm biến động liên tục Do
sự phổ biến ngày càng tăng của tiền mã hóa, việc hiểu rõ hơn về hiệu ứng lan tỏa và chu kìtài chính thế giới tác động ra sao đến giá của tiền mã hóa sẽ cung cấp thông tin cho các
NDT và các cơ quan quản ly trong việc nhận ra mối quan hệ giữa chu ki tài chính và sự
biến động giá tiền mã hóa và đạt được lợi nhuận tiềm năng từ việc đa dạng hóa danh mục
đầu tư Bài luận này nhằm mục đích là một trong những bài nghiên cứu tiên phong trong việc nỗ lực nghiên cứu, điều tra về tác động lan tỏa của chu kì tài chính, các chỉ số MSCI và biến động giá tiền mã hóa bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích kết nối cùng với mô hình
11
Trang 18TVP - VAR, các kết quả thu được sẽ cung cấp cơ sở thực nghiệm để từ đó giải quyết cácchủ đề liên quan đến đa dạng hóa danh mục đầu tư và phòng ngừa rủi ro.
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CRYPTO
3.1 Ly thuyết chung về tiền mã hóa
3.1.1 Khái niệm tiền mã hóa (Cryptocurrency)
Tiền mã hóa được định nghĩa bởi United States Government Accountability Office
năm 2014 cho rằng, tiền mã hóa là một dạng tiền kỹ thuật số không chịu sự kiểm soát của
chính phủ và không do các cơ quan chính phủ phát hành Tiền mã hóa được sử dụng trong
nền kinh tế ảo và không có chức năng trao đổi, chuyển đổi thành các loại tiền tệ pháp định
do chính phủ các nước ban hành.
Thuật ngữ "tiền mã hoa" là một từ ghép của mã hóa và tiền tệ Các đồng tiền dang này sử
dụng các kỹ thuật mật mã để bảo mật các giao dịch giữa người dùng với người dùng
Bitcoin là khởi đầu của một lượng lớn các loại tiền mã hóa được sinh ra sau đó - một số có
mục đích cạnh tranh, một số tìm cách tích hợp các tính năng không có sẵn trong Bitcoin.
Ngày nay, nhiều blockchain không chỉ cho phép người dùng gửi và nhận tiền mà còn cho
phép chạy các ứng dụng phi tập trung bằng cách sử dụng các hợp đồng thông minh
Ethereum là ví dụ điển hình nhất về một blockchain như vậy
3.1.2 Đặc điểm và cơ chế hoạt động tiền mã hóa:
Đặc tính của tiền mã hóa là giao dịch tức thì và chuyển tiền xuyên biên giới Với bản chấtđộc lập về mặt chính trị và khả năng bảo mật dữ liệu khỏi các xâm phạm, người dùng tiền
mã hoá sẽ có những lợi thế hơn so với tiền mặt
Tiền mã hóa có các chức năng chính hoạt động tương tự như nhiều hệ thống tiền mặt điện
tử nhưng sẽ không thuộc sở hữu của bất kỳ bên nào Một loại tiền mã hoá tốt phải đảmbảo được tính phi tập trung Điểm nhấn chính là hệ thống quản lý phân cấp Nguồn cung
và giá trị của Tiền mã hoá được kiểm soát bởi người dùng và giao thức mật mã phức tạp
của nó, hoàn toàn không có sự can thiệp của bên thứ ba, NHTW hay cơ quan quản lý nào.
Cách vận hành của một ngân hàng truyền thống (Centralized), để giao tiếp người dùng
phải thông qua một máy chủ trung tâm Ngược lại với mạng phi tập trung, không có sự
phân cấp, những người tham gia vào mang (Nodes) có thể được kết nối tự do và chuyển
tiếp thông tin với nhau.
12
Trang 19CENTRAL SERVER
Hinh 3.1: So sanh mang tap trung va mang phi tap trung
(Nguồn: Binance)
Tiền mã hóa hoạt động trên một sổ cái công khai được gọi là công nghệ chuỗi khối
Blockchain - một loại cơ sở dữ liệu đặc biệt, nơi dữ liệu chỉ có thể được thêm vào Các giao
dịch được thêm định kỳ vào một chuỗi khối, bên trong cái mà chúng ta gọi là block (thứ
được tạo thành từ thông tin giao dịch và các metadata quan trọng khác)) Các đơn vị tiền
mã hóa có thể được tạo ra thông qua một quá trình được gọi là khai thác, liên quan đếnviệc sử dụng các phần mềm công nghệ máy tính để giải quyết các vấn đề toán học phức
tạp, người dùng có thể mua tiền mã hóa từ các nhà môi giới sau đó lưu trữ và sử dụng bằng
ví điện tử.
3.1.3 Thị trường tiền mã hóa
Thị trường tiền mã hóa đã phát triển một cách đáng kinh ngạc trong thập kỷ qua và đã thuhút sự quan tâm của các NDT, chính phủ, tổ chức tài chính và các học giả trên toàn thế giới,
kể từ khi “Bitcoin” ra đời vào năm 2008 (Colon và cộng sự, 2021) Trước cuộc khủng hoảng
toàn cầu năm 2008, thị trường mã hóa, đặc biệt là bitcoin, bắt đầu phát triển Do cuộc
khủng hoảng toàn cầu, các cá nhân NĐT đã phải trải qua những tổn thất to lớn khiến họhoài nghi về hệ thống tài chính (Aharon và cộng sự, 2022; Demir và cộng sự, 2018) Sự
thiếu chắc chắn đã làm dấy lên nhu cầu về một loại tiền tệ phi tập trung độc lập với chính
sách của chính phủ và các quy định của ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của thị trường
tiền mã hóa Do đó, để chống lại nỗi sợ hãi và sự mơ hồ trong hệ thống kinh tế, Bitcoin đã
được tạo ra (Wang và cộng sự, 2019).
Giá trị vốn hóa thị trường của tiền mã hóa theo trang Coingecko, thị trường tiền mã hóa
đã mở rộng đáng kể từ mức vốn hóa thị trường 1 triệu đô la vào năm 2013 lên 3 nghìn tỷ
đô la vào tháng 11 năm 2021 và cho đến hiện tại đầu năm 2023, giá trị vốn hóa thị trường
13
Trang 20tiền mã hóa toàn cầu là $1 nghìn tỷ với tổng khối lượng giao dịch lên tới $50 tỷ đô la Mỹ.
Ra mắt vào năm 2015, Ethereum hiện là loại tiền mã hóa thống trị thứ hai sau BTC, theo vốn hóa thị trường Tính đến tháng 11 năm 2022, hơn 20.000 loại tiền mã hóa có sẵn trên
thị trường và thị trường này tiếp tục biến động do nhiều yếu tố Ripple (XRP) là đồng tiền
hoạt động trên nền tảng thanh toán kỹ thuật số có tên RippleNet dựa trên cơ sở dữ liệu sổcái phân tán được gọi là XRP Ledger với tổng vốn hóa thị trường hơn $70 tỷ đô la Mỹ VàDogecoin được tạo ra dự trên hình “memes” nổi tiếng trên mạng xã hội với hình ảnh chúchó Shiba Inu trên logo, đồng tiền này được tạo ra bởi Billy Markus và Jackson Palmer,
được phân tách từ Litecoin vào cuối năm 2013 Họ kì vọng DOGE mang hình tượng thú vị,
vui nhộn vì dựa trên hình chế của một chú chó, đồng tiền này hiện có tổng vốn hóa thịtrường hơn $30 tỷ đô la Mỹ và chưa xác thực được lượng cung tối đa
3.2 Lý thuyết chung về chu kì tài chính
3.2.1 Khái niệm
Nền kinh tế thế giới đã hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2007
-2008, cuộc khủng hoảng này được đánh giá có tính nghiêm trọng rất cao kể từ cuộc Đạisuy thoái Các tổ chức tài chính toàn cầu đã bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt là sự phá sản củaLehman Brothers vào tháng 9 năm 2008 và cuộc khủng hoảng ngân hàng quốc tế ngay sau
đó Kể từ đó, các nhà hoạch định chính sách (chính phủ và ngân hàng trung ương) cần phải
nghiêm túc đánh giá các chính sách an toàn vĩ mô của họ, chú ý đến bảo đảm sự ổn định
tài chính và tìm hiểu nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng tài chính, tập trung vào cácrủi ro theo chu kỳ của hệ thống tài chính Hiệu quả của các chính sách an toàn vĩ mô phụthuộc vào việc hiểu các chu kỳ tài chính, các giai đoạn thực tế và động lực của chúng Vì
nền kinh tế thực bị ảnh hưởng bởi sự mất cân đối do các chu kỳ tài chính gây ra, nên việc
có thể lập mô hình cho chúng sẽ giúp cải thiện các dự báo tăng trưởng thực
Mặc dù nghiên cứu về chu kỳ tài chính không được khám phá nhiều như nghiên cứu về
chu kỳ kinh doanh, các tài liệu hiện có đã đưa ra một số định nghĩa cho FC Ví dụ, Borio và
cộng sự (2001), Brunnermeier và cộng sự (2009), và Adrian và Shin (2010) định nghĩa
chu kỳ tài chính là những gì nắm bắt các mô hình có hệ thống trong hệ thống tài chính có thể dẫn đến hậu quả kinh tế vĩ mô Định nghĩa phổ biến nhất và được chấp nhận rộng rãi
là định nghĩa của Borio (2014), tác giả này cho rằng các chu kỳ tài chính là “sự tự củng cố
trong các tương tác giữa nhận thức về giá trị và rủi ro, thái độ đối với rủi ro và hạn chế tài
chính, dẫn đến sự bùng nổ và sau đó là sự sụp đổ” Bên cạnh đó, tại Việt Nam, theo giáo sư
Trần Ngọc Thơ (2018), chu kỳ tài chính có thể được hiểu là sự tương tác và tái lập lại liêntục thái độ nhận thức mối quan hệ giữa giá trị tài sản với rủi ro hay từ các hành vi ứng xử
14
Trang 21với rủi ro của các NDT, vì vậy các hạn chế tài chính đến một điểm nào đó sẽ có khả năngchuyển dịch thành sự bùng nổ về giá tài sản và gây ra sự đổ vỡ.
3.2.2 Đặc điểm
Chu kì tài chính có xu hướng dài hơn, sâu sắc hơn các chu kỳ kinh doanh, thể hiện rõ rệt ở
các thị trường mới nổi so với các quốc gia hàng đầu thế giới Phát hiện rằng chu kỳ tài
chính thường dài hơn chu kỳ kinh doanh phù hợp với các tài liệu hiện có về chu kỳ tài
chính Trong khi các chu kỳ kinh doanh thường được cho là kéo dài từ hai đến tám năm,
nghiên cứu cho thấy các chu kỳ tài chính nằm trong khoảng từ tám đến 20 năm theo
Drehmamn và cộng sự vì vậy, chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tài chính là “hiện tượng riêng
biệt” Có thể cho rằng, mô tả chỉ tiết nhất về chu kỳ tài chính là về mặt tín dụng và giá bất
động sản (Drehmamn và cộng sự, 2012) Các biến này có xu hướng đồng biến với nhau khá
chặt chẽ, đặc biệt là ở tần suất thấp, khẳng định tầm quan trọng của tín dụng trong việc tài
trợ xây dựng và mua bất động sản, qua đó kết hợp tín dụng và giá bất động sản dường như
là cách phù hợp nhất để nắm bắt các đặc điểm cốt lõi của mối liên hệ giữa chu kỳ tài chính,
chu kỳ kinh doanh và khủng hoảng tài chính Đỉnh điểm của chu kỳ tài chính có liên quan
chặt chẽ với các cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng (gọi tắt là “khủng hoảng tài chính”).
Mối liên hệ chặt chẽ giữa chu ky tài chính và các cuộc khủng hoảng tài chính làm nền tảngcho đặc điểm thực nghiệm sau: có thể đo lường mức độ tích tụ rủi ro của các cuộc khủng
hoảng tài chính trong thời gian thực với độ chính xác khá cao Ngoài ra, ngày càng có nhiều
bằng chứng cho thấy thành phần tín dụng xuyên biên giới có xu hướng tăng nhanh hơn
tín dụng thuần túy trong nước trong thời kỳ bùng nổ tài chính, đặc biệt là những giai đoạn
trước căng thẳng tài chính nghiêm trọng.
3.2.3 Chu kì tài chính tác động đến thị trường chứng khoán
Chu kì này có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán một cách trực tiếp và gián tiếp.Một cách thức mà chu kì tài chính tác động lên thị trường chứng khoán là thông qua tình
hình kinh tế Khi kinh tế đang phục hồi mạnh, các doanh nghiệp thường tăng trưởng và
giá cổ phiếu sẽ tăng lên theo Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái kinh tế, doanh thu sẽgiảm và các công ty sẽ thấy khó khăn trong việc giữ giá trị cổ phiếu của mình Điều này có
thể dẫn đến sự giảm giá trị của thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, chu kì tài chính cũng có thể tác động gián tiếp đến thị trường chứng khoán thông
qua lãi suất Trong những giai đoạn phục hồi kinh tế, Ngân hàng Trung ương có thể cần
tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế Điều này có thể khiến cho các
NDT nhập cuộc trên thị trường chứng khoán giảm, đặc biệt là với các NDT có hấp dẫn với
các khoản đầu tư không bảo đảm lợi suất cao Bên cạnh đó, trong những thời kỳ giảm suy
15
Trang 22thoái kinh tế, Ngân hàng Trung ương có thể giảm lãi suất để khuyến khích đầu tư và tăngcường hoạt động kinh tế Điều này có thể làm tăng giá trị thị trường chứng khoán Chu kìtài chính có tác động đến thị trường chứng khoán thông qua tình hình kinh tế và lãi suất.Khi kinh tế đang phục hồi, các doanh nghiệp sẽ tăng trưởng và giá cổ phiếu cũng sẽ tăng
và ngược lại.
3.3 Lý thuyết chung về thị trường chứng khoán
3.3.1 Tìm hiểu thị trường chứng khoán thế giới
Thuật ngữ “thị trường chứng khoán” dùng để chỉ một số sàn giao dịch trong đó cổ phiếu
của các công ty đại chúng được mua bán qua lại liên tục Các hoạt động tài chính như vậy
được thực hiện thông qua các sàn giao dịch chính thức và thông qua các thị trường phi tậptrung, hoạt động theo một bộ quy định xác định Thị trường này là thành phần của nền
kinh tế thị trường tự do vì chúng cho phép tiếp cận dân chủ hóa đối với giao dịch của các
NDT và trao đổi vốn Trên thị trường chứng khoán, những người mua cổ phiếu hy vọnggiá cổ phiếu sẽ tăng để có lời và người bán cổ phiếu hy vọng giá sẽ giảm để rút lui và thulại tiền đầu tư ban đầu Thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế và cóvai trò quan trọng trong việc quyết định việc đầu tư và tài trợ cho các công ty
Các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Đức vàPháp thường thu hút nhiều sự quan tâm từ các NDT quốc tế bởi vì chúng có quy mô lớn
và được coi là các thị trường tài chính trung tâm của thế giới Ngoài các quốc gia có thị
trường chứng khoán phát triển, các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ,
Brazil và Nga cũng thu hút sự quan tâm của các NDT quốc tế bởi vì chúng có tiềm năngtăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển Thị trường chứng khoán thếgiới rất phức tạp và thay đổi liên tục Nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như các sự kiệnchính trị, kinh tế cũng như tâm lý của các NDT Tuy nhiên, nó cũng cung cấp cho NDT thếgiới nhiều cơ hội đầu tư vào các công ty và quốc gia khác nhau
3.3.2 Đặc điểm thị trường chứng khoán
Hầu hết các quốc gia đều có thị trường chứng khoán và mỗi quốc gia đều được quản lý bởi
cơ quan quản lý tài chính địa phương hoặc cơ quan tiền tệ hoặc viện nghiên cứu Thịtrường chứng khoán thế giới có thể mang một số đặc điểm như sau: Quy mô lớn: Thị
trường chứng khoán thế giới có quy mô vô cùng lớn, với hàng nghìn công ty niêm yết trên
nhiều sàn giao dịch khác nhau; Liên kết toàn cầu: Các thị trường chứng khoán trên thế giớiđang ngày càng được liên kết chặt chẽ hơn với nhau, với các công ty va NDT có thé giaodịch trực tiếp trên các sàn giao dịch ở nhiều quốc gia khác nhau; Tính thanh khoản cao:
Thị trường chứng khoán thế giới có tính thanh khoản cao hơn so với nhiều loại tài sản
16
Trang 23khác, có nghĩa là NDT có thể dễ dàng mua va bán các tài sản này mà không phải lo lắng về
khả năng tìm người mua hoặc bán; Tính biến động cao: Thị trường chứng khoán thế giới
có tính biến động cao hơn so với nhiều loại tài sản khác, vì nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố như sự thay đổi trong tình hình kinh tế toàn cầu, chính sách tài khóa và lãi suất của cácquốc gia, hay các biến động chính trị quan trọng; Khả năng đầu tư đa dạng: Cac NDT cókhả năng đầu tư vào một loạt các sản phẩm tài chính khác nhau trên thị trường chứngkhoán thế giới, từ cổ phiếu, trái phiếu đến các sản phẩm phái sinh như tuỷ ức và quyền
chọn; Sự tiên tiến về công nghệ: Thị trường chứng khoán thế giới được hỗ trợ bởi các công
nghệ tiên tiến nhất, từ các hệ thống giao dịch điện tử cho đến các phần mềm phân tích dữ
liệu, làm việc khai thác số liệu trên quy mô lớn và tăng tốc độ giao dịch
3.3.3 Tác động của thị trường chứng khoán lên nền kinh tế
Thị trường chứng khoán thế giới là một phần không thể thiếu của nền kinh tế thế giới và
có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu Cácbiến động trên thị trường chứng khoán có thể tạo ra tác động tích cực hoặc tiêu cực đếncác NDT, các doanh nghiệp, các quốc gia và nền kinh tế toàn cầu Một cách thức mà thitrường chứng khoán tác động lên nền kinh tế thế giới là thông qua giá trị vốn hóa của cáccông ty niêm yết Nếu giá trị vốn hóa của các công ty tăng, điều này có thể khuyến khíchcác công ty tiếp tục đầu tư và tạo ra việc làm, một kết quả tích cực cho nền kinh tế Ngược
lại, nếu giá trị vốn hóa giảm, các công ty có thể giảm hoạt động và co rút hoạt động bán
hàng, dẫn đến sự suy giảm của nền kinh tế Các sự kiện có thể xảy ra trên thị trường chứng khoán, chẳng hạn như đợt suy thoái thị trường hoặc giảm giá chứng khoán, có thể lan rộng
ra trên nền kinh tế thế giới Nó có thể tạo ra sự bất ổn trong các doanh nghiệp, người tiêu
dùng và các tài khoản đầu tư khác nhau, gây ra sự giảm năng suất và suy giảm động lực
kinh tế
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán cũng có thể tạo ra tác động tích cực đến nền kinh tếthế giới Với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các NDT có thé đầu tư vào cácdoanh nghiệp mới hứa hẹn, giúp tăng trưởng kinh tế toàn cầu Chính phủ và các tổ chứckinh tế có thể sử dụng thông tin từ thị trường chứng khoán để xác định xu hướng và dự
báo tình hình kinh tế sắp tới Thị trường chứng khoán là một phần không thể thiếu của
nền kinh tế thế giới và có tác động đến sự phát triển và ổn định của nó Khi thị trường
chứng khoán hoạt động tốt, nó có thể cung cấp các cơ hội đầu tư và hỗ trợ cho các doanh
nghiệp cũng như toàn cầu hóa kinh tế Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán sụp đổ, nó
có thể gây ra rủi ro và bất ổn cho nền kinh tế thế giới
17
Trang 243.4 Su tác động của chu kì tài chính và thị trường chứng khoán tới sự biến động
giá CryptoHành vi về biến động giá của tiền mã hóa thu hút được khá nhiều sự quan tâm của các nhànghiên cứu và các NDT với tư cách là tài sản có thể đầu tư (Dyhrberg và cộng sự, 2018) Ví
dụ như các nghiên cứu nhận thấy rằng lợi nhuận có thể được dự đoán bởi các yếu tố thị
trường tiền mã hóa như các chỉ số kỹ thuật của tiền mã hóa (Gerritsen và cộng sự, 2019),
tác động của giới truyền thông (Philippas và cộng sự, 2019), tài sản hoàn vốn trung bình
(Turatti và cộng sự, 2019), Tuy nhiên tại bài luận này, tác giả muốn đề cập đến tác động
của các chỉ số chứng khoán và chu kì tài chính thế giới tới sự biến động của giá tiền mã
hóa.
Trong khi hội nhập tài chính được cho là thúc đẩy chia sẻ rủi ro quốc tế, các nhà kinh tế tự
hỏi liệu sự hội nhập này, đồng thời, có thể gây ra sự lan truyền nhanh hơn và đồng đều
hơn các sốc giữa một số nền kinh tế, dẫn đến sự xuất hiện của một chu kỳ tài chính toàn
cầu hay không Rey (2015) cung cấp một định nghĩa hoạt động tiềm năng cho khái niệmnày: “các chu kỳ tài chính toàn cầu có liên quan đến sự gia tăng và suy giảm của dòng vốn,
sự bùng nổ và phá sản của giá tài sản và khủng hoảng” và “được đặc trưng bởi những biếnđộng lớn phổ biến về giá tài sản, dòng chảy tổng và đòn bẩy” Các thời điểm đỉnh của chu
kỳ tài chính sẽ có mối tương quan mật thiết với những giai đoạn mà tình trạng tài chính chứng khoán của nền kinh tế trong giai đoạn bị kìm hãm nhất Những hiện tượng mangtính chu kỳ rõ ràng có tác động đến nhịp độ phát triển của thị trường chứng khoán Chu
-kỳ tài chính chủ yếu được tính toán và xác định thông qua tổng tín dụng và giá các loại tàisản chính trong đó bao gồm cả thị trường chứng khoán, tổng tín dụng chính là nguyên
nhân cơ bản, trực tiếp đằng sau chu kỳ bùng nổ hay thoái hóa trong khu vực tài chính Giá
bất động sản và chứng khoán - những loại tài sản thường được sử dụng thế chấp cho cáckhoản vay - tăng lên nhanh chóng trong bối cảnh lạc quan thái quá của nhiều bên Giá
chứng khoán, bất động sản và tín dụng có tác động lẫn nhau, tạo ra vòng xoáy thuận chu
kỳ tiêu cực, nhưng thời điểm sụt giảm khác nhau với các sự kiện kích hoạt đảo chiều khácnhau.
Sự biến động đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định và đo lường mức độ rủi rocủa các NDT Do đó, đây cũng là một thông lệ phổ biến giữa những người tham gia thitrường tài chính để sử dụng sự biến động để đánh giá hiệu quả hoạt động trước đó cũngnhư cho các khoản đầu tư trong tương lai của họ Thị trường chứng khoán, tài chính và thị
trường Crypto có tương quan ảnh hưởng lẫn nhau tương đối lớn khi sự biến động trong
thị trường chứng khoán sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của thị trường Crypto, sau đợt bán
18
Trang 25tháo ồ ạt của các NĐT mã hóa, thị trường chứng khoán lao dốc Trong thời kỳ đại dịch, S&P
500 - chỉ số chứng khoán được các NDT sử dụng nhiều nhất để đánh giá thị trường - đãmất hơn 110 điểm khi các NDT chuyển tài sản của họ sang các khoản đầu tu thay thế Nền
kinh tế Hoa Kỳ rơi vào một cuộc suy thoái ngắn, sau đó bắt đầu phục hồi, trong đó giá cổ
phiếu tăng hơn gấp đôi giá trị của chúng vào cuối cuộc suy thoái Trước đại dịch, các tàisản tiền mã hóa như Bitcoin và Ether cho thấy rất ít mối tương quan với các chỉ số chứng
khoán chính Chúng được cho là giúp đa dạng hóa rủi ro và hoạt động như một hàng rào
chống lại sự dao động của các loại tài sản khác Nhưng điều này đã thay đổi sau các phản
ứng khủng hoảng phi thường của ngân hàng trung ương vào đầu năm 2020 Giá tiền mã
hóa và chứng khoán Mỹ đều tăng trong bối cảnh điều kiện tài chính toàn cầu dễ dàng và
tâm ly chấp nhận rủi ro của NDT lớn hơn
Mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ chính sách tiền tệ và lợi nhuận tiền mã hóa có thể nắm bắt
được sự tháo chạy vốn khỏi thị trường chứng khoán được ghi nhận là tác động tiêu cực
của việc thắt chặt chính sách tiền tệ đối với lợi nhuận chứng khoán Lợi nhuận từ Bitcoin
không di chuyển theo một hướng cụ thể với S&P 500 - chỉ số chứng khoán chuẩn của Hoa
Kỳ, trong năm 2017 - 2019 Hệ số tương quan của các biến động hàng ngày của chúng chỉ
là 0,01, nhưng thước đo đó đã tăng lên 0,36 cho giai đoạn 2020 - 2021 khi các tài sản di
chuyển theo từng bước chặt chẽ hơn, cùng tăng hoặc giảm cùng nhau
Stronger correlation
Bitcoin and U.S stocks have moved together more closely during the pandemic.
Bitcoin price and S&P 500 index
—Bitcoin price (in USD) ——S&P 500 index (right-axis) 70,000 7,000 60,000 6,000
50,000 5,000 40,000 4,000 30,000 3,000
20,000 2,000 10,000 1,000
0 0
Apr-17 Apr-18 Apr-19 Apr-20 Apr-21
Hình 3.2: Mối tương quan giữa chỉ số S&P 500 và giá BTC
(Nguồn: CryptoCompare, IMF)
Để nghiên cứu rộng hon tác động của thi trường chứng khoán tới sự biến động giá Crypto,tác giả đã sử dụng bộ chỉ số MSCI, bộ chỉ số này theo dõi hiệu suất của thị trường chứngkhoán ở 23 quốc gia đang phát triển, tất cả các chỉ số được phân loại lĩnh vực Tài chính
theo Tiêu chuẩn phân loại Ngành Toàn cầu (GICS) chẳng hạn như chỉ số Công nghệ thông
19
Trang 26tin, tài chính, chăm sóc sức khỏe, Thông qua bộ chỉ số này, tác giả có thể sử dụng để tínhtoán mức độ tương quan của thị trường chứng khoán được phân cụ thể ra thành các ngànhnghề đối với sự biến động giá cả của thị trường tiền mã hóa Bên cạnh đó, như đã trình bày
ở trên, chu kì tài chính thế giới cũng có sự tác động tới thị trường chứng khoán vì vậy tác
giả cho rằng chu kì tài chính cũng có thể gây ra sự biến động giá cả của thị trường tiền mã
hóa Dé từ đó, dữ liệu về chứng khoán theo MSCI cùng với chu ki tài chính sẽ được sử dung
để đánh giá và quan sát xem tác động của chúng tới sự biến động giá của Crypto diễn ra
như thế nào và kiểm chứng độ tương quan giữa 3 yếu tố này
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp nghiên cứu
4.1.1 Mô hình nghiên cứu
Các hệ số thay đổi theo thời gian và hiệp phương sai lỗi được sử dụng để ước tính các chỉ
số lan tỏa của Diebold & Yilmaz (2009, 2012, 2014) Tất cả được dựa trên các hàm phảnứng xung tổng quát (GIRF): Hàm phản hồi xung hoặc IRE được sử dụng để nghiên cứu tácđộng của các sốc hoặc xung trong hệ thống VAR hoặc VECM Nó tìm ra một đơn vị hoặcmột sốc độ lệch chuẩn đối với một biến nội sinh và tác động của nó đối với tất cả các biếnnội sinh trong VAR hoặc VECM, giữ cho tất cả các biến và sốc khác không đổi và phân tách
phương sai sai số dự báo tổng quát (GFEVD) do Koop và cộng sự (1996), Pesaran và Shin
(1998) phát triển
GIRE và GFEVD có thể được ước lượng bằng mô hình TVP - VAR Mô hình TVP - VAR được
mô tả như sau:
- _ Đánh giá tác động của bộ dữ liệu chứng khoán của các ngành trên thế giới đối với
thị trường tiền mã hóa bằng cách ước tính mô hình Tự hồi quy vector tham số thay
đổi theo thời gian (TVP - VAR) Khả năng linh hoạt của mô hình TVP - VAR chophép các tham số thay đổi theo thời gian, bởi vậy, các tham số tiềm năng sẽ được
xác định một cách chính xác, tỷ lệ các tham số thất thường hoặc phẳng trong mô
hình này là khá thấp (Antonakakis và cộng sự, 2020)
- Mô hình TVP - VAR có thé được trình bày như sau:
Y, =W,Y,_¡ + § với (š;|9,)~ NCO, Ay) (1) , =,_¡ + m với (;|Ø;) ~ N (0,Tt) (2)
Trong do:
Y¿ là một vector N x 1 của các biến nội sinh
Y¿_ là một vector điều kiện có độ trễ N, x 1.
20
Trang 27#, là ma trận hệ số thay đổi theo thời gian N x M,.
€, là một vector N x 1 của các thuật ngữ nhiễu lỗi với ma trận hiệp phương sai thay
đổi theo thời gian N x N hay Ai
Các tham số Ứ, phụ thuộc vào các giá trị quá khứ của chúng (W,_;) và ma trận
nhiễu lỗi 7, kích thước N x N, với ma trận hiệp phương sai kích thước N, x N,
thay đổi theo thời gian Ï
Sau khi xác định được mô hình TVP - VAR bằng bộ công thức (1) và (2) để tính toán GIRF
và GFEVD, tiếp tục biểu diễn dưới dạng đường trung bình động như sau:
Y, =Ó,š, (3)
Trong do:
tt = (Pip Peds Or = (Orv +» Opt)’, Pit và Ô; ¿ là các ma trận tham số kích thước
N X Nsao cho:
Bor = L Oj, = 0 với ¡ < 0 và OF, = Ppt Oia + + Pot Oipt
Trong mô hình nay, “hiệu ứng lan tỏa Spillover Effect” (hiệu ứng lan tỏa là một loại hiệu
ứng mạng, hiệu ứng này ngày càng trở nên toàn cầu hóa trong thị trường thương mại,
chứng khoán, các thị trường tài chính, thị trường crypto và ngày càng làm sâu sắc thêm sự
giao thương tài chính, tương tác qua lại giữa các nền kinh tế) hoặc còn gọi là chia sẻ
phương sai chéo tương ứng với tỷ lệ phần trăm của phương sai sai số H - step - ahead
trong việc dự báo một biến cụ thể i của vector Y¿ là do các sốc riêng trong biến j = 1, 2, ,
N sao cho j # i Trong khi đó chia sẻ phương sai riêng là tỷ lệ phần trăm giữa phương saisai số H - step - ahead trong dự báo biến cụ thể i của vector Y¿ do các sốc riêng, với i = 1,
2, „,N.
Dự báo lỗi H - step - ahead là sự khác biệt giữa giá trị thực Y¿„„ và dự đoán về giá trị
tương lai F;Y;„; Tương tự với hàm phản hồi xung tổng quát GIRF biểu thị phản hồi của
tất cả các biến sau một sốc trong biến i Do đó, đó là sự khác biệt giữa dự báo H step
-ahead trong đó biến i gặp sốc và dự báo H - step - -ahead trong đó biến i không bị sốc, đượctính như sau:
GIRF,(H, 5j,,.2r) = E:(Y.+u|šj¿ =ðj¿z,9; ) — È,Œ,.nu|92.) (4)
Trong do:
H là điểm dự bao, 6; ¿ là vector lựa chọn với giá trị 1 ở phan tử thứ j và giá tri 0 ở các phần
tử còn lại, Ø; là một tập hợp thông tin cho đến thời điểm t
21
Trang 28Tiếp đó, xác định phương sai sai số dự báo tổng quát H - step - over (GFEVD) được kí hiệulà:
=1
— Ont At
Trong do:
A, là ma trận hiệp phương sai thay đổi theo thời gian N x N của vector các thuật ngữ nhiễu
sai số &, Aj; là độ lệch chuẩn của thuật ngữ nhiễu cho phương trình thứ j GFEVD có thể
được hiểu là phần biến động của các biến khác có thể được giải thích bằng một sốc đối với
biến cụ thể
Hiệu ứng lan tỏa là một loại hiệu ứng mạng, sự phổ biến của nó ngày càng tăng khi sự toàn
cầu hóa xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực như thị trường thương mại, thị trường chứng khoán,
tài chính, Crypto khiến ngày càng sâu sắc thêm sự giao thương tài chính giữa các nền kinh
tế và trong này ta cần xác định được chỉ số lan tỏa Trong quá trình xác định chỉ số lan tỏa,
chuẩn hóa từng mục nhập của ma trận phân tách phương sai sao cho mỗi hàng có tổng =
1, cụ thể hơn, các biến cùng nhau giải thích 100% phương sai sai số dự báo tổng quát của
biến i Điều này được tính như sau:
Tức là: ye Ai ¿(H) =1va Xij= 1 Ấ„;(H) = N Như vậy, tổng chỉ số lan tỏa đo lường sự
đóng góp của tác động lan tỏa của các sốc tới tổng phương sai sai số dự báo có thể đượcbiểu thị như sau:
Tương tự như trên ta có tổng tác động lan tỏa định hướng được truyền bởi biến i tới các
biến j khác được tính như sau:
vg
NALA
Sỹ (H) _ ) - 100 (9)
ye 1 À/„(H)
Tác động lan tỏa thuần từ biến i đến tất cả các biến j khác cho chúng ta biết mỗi biến i đóng
góp bao nhiêu cho các biến j khác, được biểu thị theo hướng thuần như sau:
22
Trang 29Sú(H) = Sit(H) — S¡„(H) (10)
Nếu tác động lan tỏa thuần từ biến i đến các biến j khác là dương (âm) thì điều này có
nghĩa là biến ¡ tác động nhiều hơn (ít hơn) so với tác động của mạng lưới Và tác động lan
tỏa thuần theo cặp có nghĩa là sự khác biệt giữa các sốc tổng được truyền từ biến i sang
biến j và ngược lại, được đo lường như sau:
vg vg v9 vg
sỹ 00 =|— 0 —_ _AueltD_) top “na -100 (11)
Noy ine (HD Neer seeH)
4.1.2 Các biến trong mô hình nghiên cứu
Tên biến Kí hiệu
Chu kì tài chính GFC
Cổ phiếu ngành năng lượng thế giới MSCI WE
Cổ phiếu ngành tài chính thế giới MSCI WF
Cổ phiếu ngành công nghiệp cham sóc sức khỏe thế giới MSCI WHC
Cổ phiếu ngành công nghiệp thế giới MSCI WI
Cổ phiếu ngành vật liệu thế giới MSCI WM
Cổ phiếu ngành viễn thông thế giới MSCI WT
Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích thế giới MSCI WU
Bitcoin BTC
Ethereum ETH
Ripple XRP
Dogecoin DOGE
Bang 4.1: Tổng hợp các biến trong mô hình
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Bộ biến của bài nghiên cứu được chia thành 3 loại, bao gồm: bộ dữ liệu về chu kì tài chính,
bộ chỉ số chứng khoán của MSCI và giá của 4 loại tiền mã hóa Mô hình TVP - VAR kết hợp
với biến động ngẫu nhiên và hiệu ứng lan tỏa sẽ cho phép tác giả nắm bắt những thay đổi
có thể xảy ra trong mối tương quan giữa các biến nêu trên một cách linh hoạt và mạnh mẽ,cải thiện đáng kể hiệu suất ước tính Sự liên kết trong thị trường chứng khoán là khá chặtchẽ khi 1 cổ phiếu thay đổi hay gặp sốc thì những cổ phiếu còn lại sẽ chịu sự thay đổi,tương tự với thị trường tiền mã hóa Qua đó, tác giả sẽ kiểm định mối liên hệ trong việc
thay đổi về giá trong thị trường chứng khoán và thị trường tiền mã hóa, khi một thị trường
thay đổi sẽ gây tác động đáng kể đến thị trường còn lại, tác động đến tâm lý của các NDTtrên thế giới
23