1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo học phần nhập môn ngành và kỹ năng mềm Đề tài phát triển kỹ năng tự học trong sinh viên

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Những khuyến nghị này dựa trên những thực tế và kết quả từ nghiên cứu của chúng em, nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc nắm bắt và ápdụng kỹ năng tự học trong quá trình học tập và phát triể

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG VIỆT–HÀN

KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

-ddd -BÁO CÁO HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGÀNH VÀ KỸ NĂNG MỀM

Đề Tài: Phát triển kỹ năng tự học trong sinh viên

Giảng viên hướng dẫn : ThS.Nguyễn Thị Kim ÁnhSinh viên thực hiện : Trương Phan Gia Thịnh_23BA060

: Nguyễn Trịnh Bảo Hân_23DM023: Phan Thị Minh Thanh_23BA056: Nguyễn Thị Kim Loan_23DM059

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG VIỆT–HÀN

KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

-ddd -BÁO CÁO HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGÀNH VÀ KỸ NĂNG MỀM

Đề Tài: Phát triển kỹ năng tự học trong sinh viên

Giảng viên hướng dẫn : ThS.Nguyễn Thị Kim ÁnhSinh viên thực hiện : Trương Phan Gia Thịnh_23BA060

: Nguyễn Trịnh Bảo Hân_23DM023: Phan Thị Minh Thanh_23BA056: Nguyễn Thị Kim Loan_23DM059

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Kỹ năng tự học là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được thành công và pháttriển cá nhân trong thế giới hiện đại ngày nay Đặc biệt, đối với sinh viên, việc có kỹ năng tựhọc sẽ giúp họ không chỉ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả mà còn trở thành nhữngngười học suốt đời Báo cáo này tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích về phát triển kỹnăng tự học trong sinh viên Chúng em đã tiến hành một cuộc khảo sát rộng rãi với sự thamgia của sinh viên từ các trường đại học khác nhau để thu thập thông tin về nhận thức, thái độ

và hành vi của họ liên quan đến việc tự học Báo cáo này được chia thành các phần chínhnhằm trình bày các kết quả từ nghiên cứu của chúng em Phần đầu tiên đề cập đến cơ sở lýthuyết của kỹ năng tự học, cung cấp một cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của việc pháttriển kỹ năng này trong quá trình học tập và sự nghiệp Tiếp theo, chúng em trình bày kếtquả khảo sát với việc phân tích các mẫu dữ liệu thu thập được Chúng em xem xét các yếu tốảnh hưởng đến kỹ năng tự học của sinh viên, bao gồm nhận thức về kỹ năng tự học, thái độ

và cách tiếp cận học tập tự học Sau đó, chúng em đề xuất một số khuyến nghị và chiến lược

để phát triển kỹ năng tự học trong sinh viên Những khuyến nghị này dựa trên những thực tế

và kết quả từ nghiên cứu của chúng em, nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc nắm bắt và ápdụng kỹ năng tự học trong quá trình học tập và phát triển cá nhân Cuối cùng, chúng em kếtluận báo cáo bằng việc tổng kết những điểm quan trọng và đề xuất hướng nghiên cứu tiếptheo trong lĩnh vực này Chúng em hy vọng rằng báo cáo này sẽ cung cấp thông tin hữu ích

và đóng góp vào việc nâng cao nhận thức và sự phát triển của sinh viên về kỹ năng tự học.Trong quá trình đọc báo cáo, nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc ý kiến đóng góp nào, xin vui lòngliên hệ với chúng em Chúng em trân trọng sự quan tâm và đóng góp của bạn Xin chânthành cảm ơn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm xin cam kết những thông tin và kết quả nghiên cứu trong báo cáo đề tài “Pháttriển kỹ năng tự học trong sinh viên” là hoàn toàn trung thực, không có bất kỳ sự sao chépnào Tất cả những sự giúp đỡ cho việc xây dựng lý luận bài báo cáo đều có cơ sở, trích dẫnnguồn gốc rõ ràng và được phép công bố Nếu phát hiện có sự gian lận, không trung thựctrong bài báo cáo nhóm xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Đà Nẵng, ngày tháng 1 năm 2024

Đại diện nhóm cam đoan

Trang 5

em đã có những kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn lànhững kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em vững bước trong tương lai.

Trong quá trình làm báo cáo, chúng em đã gặp không ít khó khăn, cũng như nhữngthiếu sót do kiến thức chúng em còn hạn hẹp, cơ hội trải nghiệm thực tế còn hạn chế Mặc

dù, nhóm chúng em đã cố gắng hết sức để hoàn thành tốt bài báo cáo nhưng chắc chắn bàibáo cáo sẽ có những thiếu sót, kính mong cô xem xét và góp ý để bài báo cáo của chúng emhoàn thiện hơn

Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Đề tài: Phát triển kỹ năng tự học trong sinh viên

Sinh viên thực hiện : Trương Phan Gia Thịnh_23BA060

: Nguyễn Trịnh Bảo Hân_23DM023: Phan Thị Minh Thanh_23BA056: Nguyễn Thị Kim Loan_23DM059

1 Nhận xét

2 Kết luận

 Đồng ý để sinh viên được báo cáo

 Không đồng ý để sinh viên báo cáo

Đà Nẵng, ngày … tháng 1 năm 2024

Giảng viên phản biện (Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU I LỜI CAM ĐOAN II LỜI CẢM ƠN III NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN IV MỤC LỤC V DANH MỤC HÌNH VII NỘI DUNG BÁO CÁO

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG TỰ HỌC TRONG SINH VIÊN

1.1 Khái niệm về phát triển kỹ năng tự học

1.2 Vai trò của kỹ năng tự học

1.2.1 Tiếp thu kiến thức chủ động, hiệu quả

1.2.2 Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

1.2.3 Phát triển tư duy sáng tạo

1.2.4 Phục vụ công việc sau này

1.3 Những thách thức đối với sinh viên khi tự học

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ HỌC TRONG SINH VIÊN VKU 15

2.1 Khả năng tự học của sinh viên hiện nay 15

2.2 Tổng quan về cuộc khảo sát 17

2.3 Phân tích thực trạng tự học trong sinh viên Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt-Hàn hiện nay 18

CHƯƠNG 3 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ HỌC TRONG SINH VIÊN 32

3.1 Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học 32

3.2 Kỹ năng trao đổi, chia sẻ và xử lý thông tin 33

3.3 Kỹ năng đọc hiểu 34

3.4 Kỹ năng tự đánh giá bản thân 35

3.5 Kỹ năng lựa chọn tài liệu học tập 36

3.6 Xây dựng câu lạc bộ phát triển kỹ năng tự học cho sinh viên 37

3.7 Phương pháp giảng dạy cho sinh viên 38

Trang 9

Hình 2 5 Tỷ trọng về thái độ của sinh viên về việc gặp khó khăn trong học tập 21 Hình 2 6 Tỷ trọng lựa chọn nguồn tài liệu tự học trong sinh viên 22 Hình 2 7 Tỷ trọng về yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình tự học 25 Hình 2 8 Tỷ trọng về sức ảnh hưởng của mạng đến tự học trong sinh viên 26 Hình 2 9 Tỷ trọng về những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình tự học 27 Hình 2 10 Tỷ trọng sử dụng phương pháp học tập trong sinh viên 28 Hình 2 11 Mức độ sử dụng các kỹ năng tự học 29

Trang 10

NỘI DUNG BÁO CÁO CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG TỰ HỌC TRONG SINH VIÊN 1.1 Khái niệm về phát triển kỹ năng tự học

1.1.1 Kỹ năng

Kỹ năng là “cách thức thực hiện hành động đã được chủ thể tiếp thu, được đảm bảobằng tập hợp các tri thức và kĩ xảo đã được lĩnh hội” Nói cách khác, kỹ năng chính là khảnăng sử dụng tri thức vào hành động một cách có hiệu quả trong những điều kiện xác định

Kỹ năng còn được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trongmột lĩnh vực nào đó vào thực tế

1.1.2 Tự học

Khái niệm tự học được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tranh luận về nội hàm của

nó Tác giả Nguyễn Hiến Lê (1992) đã đưa ra cách hiểu: Tự học là không ai bắt buộc mà tựmình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm Có thầy hay không, ta không cần biết Người tự họchoàn toàn làm chủ mình, muốn học môn nào tùy ý, muốn học lúc nào cũng được, đó mới làđiều kiện quan trọng Theo tác giả Lưu Xuân Mới (2003): Tự học là hình thức hoạt độngnhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính sinh viên tiếnhành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đãđược quy định Từ các quan điểm nêu trên có thể hiểu: Tự học là hoạt động mang tính độclập, cá nhân, đòi hỏi có ý thức tự giác cao, có thái độ đúng, có tính mục đích, có mục tiêu rõràng, có hệ thống kỹ năng tự học Tự học thể hiện sự tự điều khiển, tự thiết kế kế hoạch, thựchiện kế hoạch học tập, tự điều chỉnh, tự kiểm tra, đánh giá việc học của chính mình theohướng sáng tạo, nhằm củng cố, mở rộng và phát triển tri thức, kĩ năng, kĩ xảo

1.1.3 Kỹ năng tự học

Kỹ năng tự học giúp người học tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bản chấtcủa vấn đề Từ đó, người học có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách hiệu quả Kỹnăng tự học còn giúp người học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, giải quyết vấn đề linhhoạt

Theo Nguyễn Cảnh Toàn (1997): Kỹ năng tự học là khả năng thực hiện có kết quả mộthay một nhóm hành động tự học bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã

có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép

Trong hoạt động tự học, kỹ năng tự học là yếu tố cần thiết giúp người học hoàn thànhđược nhiệm vụ học tập Hoạt động tự học khi hướng vào những mục đích nhất định sẽ baogồm nhiều hành động liên tục kế tiếp nhau Những thao tác trí tuệ sẽ diễn ra tùy thuộc vàomục đích, nhiệm vụ học tập và tùy thuộc vào những kỹ năng đã có

Trang 11

Từ những vấn đề trên có thể hiểu: Kỹ năng tự học là những phương thức hoạt độngtrên cơ sở lựa chọn và vận dụng những tri thức, kĩ xảo, kinh nghiệm để thực hiện có kết quảmục tiêu học tập đã đặt ra phù hợp với điều kiện cho phép.

1.1.4 Các nhóm kỹ năng thành phần trong kỹ năng tự học của sinh viên

Lập kế hoạch tự học là biết xây dựng một chương trình hợp lý, có cơ sở khoa học phùhợp với từng cá nhân, tối ưu hoá hoạt động tự học của bản thân Kỹ năng này bao gồm kỹnăng phát hiện, xác định và lựa chọn vấn đề tự học, các thứ tự công việc cần làm, sắp xếpthời gian cho từng công việc một cách hợp lý với điều kiện và phương tiện hiện có, cụ thể làsinh viên biết đặt kế hoạch tự học phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ học tập

- Kỹ năng đọc sách, tài liệu tham khảo

Đây là kỹ năng đặc trưng của kỹ năng tự học trong hoạt động tự học của sinh viên.Sinh viên có kỹ năng đọc sách tốt không những nâng cao kết quả tự học mà còn là điều kiện

để giáo dục và hình thành nhân cách hoàn hảo Thực tế có nhiều loại sách khác nhau, do đósinh viên phải có kỹ năng đọc sách, khai thác thông tin quý giá từ nhiều nguồn sách, nhằmtiếp thu lĩnh hội tri thức Để có kỹ năng đọc sách thuần thục, sinh viên phải trang bị chomình những tri thức về phương pháp, cách thức làm việc độc lập với sách qua những nghiêncứu của thành tựu như Triết học, Tâm lý học, Giáo dục học, Logic học Muốn vậy, giáoviên phải trang bị cho sinh viên cách đọc sách một cách khoa học, phối hợp các kỹ năng hợplý

- Kỹ năng hệ thống hóa kiến thức

Là kỹ năng tập hợp nhiều yếu tố đơn vị tri thức cùng loại, cùng chức năng có mối quan

hệ hay liên hệ chặt chẽ với nhau làm thành một thể thống nhất

Tự hệ thống hoá kiến thức trong hoạt động tự học là tự bản thân sinh viên biết phântích tổng hợp xâu chuỗi từng nội dung chính thành tổ hợp hệ thống hoá logic dựa trên kếtquả điểm tiếp cận cấu trúc hệ thống và có thể trình bày bằng bảng hay sơ đồ hệ thống vàtrình bày theo logic nhất định Thực hiện kỹ năng này giúp sinh viên Cao đẳng, Đại học rènluyện kỹ năng ghi chép tài liệu tham khảo và sách phát triển năng lực nhận thức, tự học và

có thói quen tự học suốt đời

- Kỹ năng ôn tập, dự thi và kiểm tra

Kỹ năng ôn tập và dự thi là khả năng thực hiện có kết quả các hành động ôn tập (xácđịnh thông tin, bổ sung thông tin và vận dụng chúng bằng cách lựa chọn, vận dụng tri thức

và kinh nghiệm phù hợp với điều kiện phương tiện đã xác định trong mục đích ôn tập.) Nó

là tổ hợp các hành động ôn tập được người học nắm vững biểu hiện mặt kỹ thuật và năng lực

Trang 12

của hành động ôn tập có ý nghĩa quyết định kết quả của hoạt động tự học Kỹ năng ôn tập

là một hệ thống mở rộng tính phức tạp nhiều tầng bậc và mang tính phát triển

thân

Tự kiểm tra, tự đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động tự học của bản thân sinh viên là kỹnăng không thể thiếu trong việc thực hiện mục đích đề ra Tự kiểm tra là bản thân sinh viênxem xét lại tất cả các hành động tự học bằng kỹ năng tự học để biết kết quả thực hiện củamình như thế nào?

Nhiệm vụ của tự học tự nghiên cứu của sinh viên không chỉ dừng lại ở chỗ lĩnh hội trithức mà phải biết kiểm tra - đánh giá kết quả của sự lĩnh hội đó Tự đánh giá trong hoạt động

tự học của bản thân giúp sinh viên viên phát hiện những sai sót, tìm ra nguyên nhân chủquan, khách quan ảnh hưởng đến hiệu suất của quá trình tự học, tự nghiên cứu Từ đó cầnphải điều chỉnh kịp thời bằng cách bổ sung, nếu cần phải thay đổi cả phương pháp để phùhợp với tình huống tự học

Tự kiểm tra, tự đánh giá rút kinh nghiệm các kỹ năng hay các công việc tự học thôngqua kết quả học tập của bản thân Sinh viên có thể thực hiện kỹ năng này bằng nhiều cáchkhác nhau: So sánh tri thức về vấn đề trước và sau khi vận dụng các phương pháp, kỹ năng

tự học, so sánh tỉ lệ kiến thức cần thiết đã biết, chưa biết với những bài viết có tính khoa học,tính thực tế cao, những bài kiểm tra, thi học phần, học trình tốt nghiệp Sinh viên xác địnhđúng và sai những điều cần làm và tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả của mình, so sánh kết quảđiểm, nhận xét của thầy cô và những người xung quanh

1.1.5 Phát triển kỹ năng tự học

Phát triển Kỹ năng tự học là quá trình biến đổi, tăng tiến các Kỹ năng tự học của sinhviên từ mức thấp đến mức độ cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện làm cho việc học tậptrở nên có hiệu quả

Phát triển Kỹ năng tự học biểu hiện sự tiến bộ trong nhận thức, thái độ, hành động và

kĩ thuật học tập của sinh viên trong tập thể lớp, làm cho việc học tập ngày càng hoàn thiện

có kết quả tốt hơn

Phát triển kỹ năng tự học là kết quả của quá trình sinh viên thường xuyên học tập vớinhau, có ý thức về nhiệm vụ của mình, của nhóm, của lớp để hỗ trợ nhau, cộng tác với nhau,tương tác lẫn nhau, tạo ra tính tích cực, hứng thú học tập đưa đến kết quả học tập ngày càngcao Quá trình dạy học có mục tiêu hình thành năng lực hoạt động cho sinh viên, trong đóphát triển kỹ năng tự học là một hướng đi tích cực, hoàn toàn phù hợp với xu thế dạy họchiện đại và chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay

Trang 13

1.2 Vai trò của kỹ năng tự học

1.2.1 Tiếp thu kiến thức chủ động, hiệu quả

Kỹ năng tự học là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong thời đại hiện đại,khi mà kiến thức luôn phát triển và thay đổi không ngừng Kỹ năng tự học giúp người họctiếp thu kiến thức một cách chủ động, hiệu quả, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, pháttriển bản thân và thành công trong cuộc sống

Xác định mục tiêu học tập là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình tự học.Người học cần xác định rõ mục tiêu học tập của mình là gì, từ đó có kế hoạch học tập phùhợp Mục tiêu học tập có thể là học để thi cử, học để nâng cao kiến thức, học để phát triểnnghề nghiệp, học để giải trí, Khi xác định được mục tiêu học tập, người học sẽ có độnglực để học tập và có thể lựa chọn phương pháp học tập phù hợp

Tìm kiếm và lựa chọn nguồn học liệu là bước tiếp theo trong quá trình tự học Ngườihọc cần tìm kiếm và lựa chọn nguồn học liệu phù hợp với mục tiêu học tập và trình độ củabản thân Nguồn học liệu có thể bao gồm sách vở, tài liệu, bài giảng, video, Người họccần tìm hiểu kỹ về nguồn học liệu trước khi sử dụng để đảm bảo chất lượng và phù hợp vớinhu cầu của mình

Tự học và luyện tập là bước quan trọng nhất trong quá trình tự học Người học cần tựhọc và luyện tập để nắm vững kiến thức đã học Tự học là quá trình người học chủ động tìmhiểu, nghiên cứu kiến thức mà không cần sự hướng dẫn từ người khác Luyện tập là quátrình người học thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế

Để tự học hiệu quả, người học cần có ý thức tự giác, kỷ luật cao Người học cần dànhthời gian học tập đều đặn, không trì hoãn, bỏ bê việc học Ngoài ra, người học cũng cần cóphương pháp học tập phù hợp với bản thân

1.2.2 Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có trongcuộc sống Nó giúp chúng ta vượt qua những thử thách và khó khăn, đạt được thành côngtrong học tập, công việc và cuộc sống Kỹ năng tự học giúp phát triển kỹ năng giải quyếtvấn đề thông qua các bước xác định vấn đề, tìm kiếm thông tin, tìm ra giải pháp và thực hiệngiải pháp

Xác định vấn đề là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình giải quyết vấn đề.Người học cần xác định rõ vấn đề cần giải quyết là gì, nguyên nhân gây ra vấn đề là gì, hậuquả của vấn đề là gì

Tìm kiếm thông tin là bước tiếp theo giúp người học có thêm kiến thức và hiểu biết vềvấn đề cần giải quyết Người học có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhưsách báo, internet, người thân, bạn bè,

Trang 14

Tìm ra giải pháp là bước quan trọng nhất trong quá trình giải quyết vấn đề Người họccần cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau để đưa ra giải pháp tối ưu nhất, như khả năng thựchiện, chi phí, thời gian,

Thực hiện giải pháp là bước cuối cùng trong quá trình giải quyết vấn đề Người họccần kiên trì thực hiện giải pháp đã đề ra, đồng thời theo dõi và điều chỉnh giải pháp nếu cầnthiết

Kỹ năng tự học giúp người học phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệuquả Để rèn luyện kỹ năng tự học, người học cần tạo cho mình thói quen học tập chủ động,độc lập, không ngại khó khăn, thử thách Ngoài ra, người học cũng cần học hỏi từ nhữngngười xung quanh, tham gia các hoạt động ngoại khóa để tích lũy kinh nghiệm giải quyếtvấn đề

1.2.3 Phát triển tư duy sáng tạo

Thông qua việc tự học, người học có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau,bao gồm cả thông tin truyền thống và thông tin mới Điều này giúp người học có cái nhìntoàn diện về vấn đề, từ đó có thể phát triển những ý tưởng sáng tạo mới mẻ Ví dụ, khi học

về một chủ đề khoa học, người học có thể tìm hiểu thông tin từ sách giáo khoa, bài giảng củagiáo viên, các bài báo khoa học, các video trên mạng xã hội, Việc tiếp cận với nhiềunguồn thông tin khác nhau sẽ giúp người học có cái nhìn đa chiều về chủ đề, từ đó có thểđưa ra những ý tưởng sáng tạo mới mẻ hơn

Kỹ năng tự học giúp người học có khả năng tiếp cận và xử lý thông tin một cách linhhoạt, từ đó có thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo mới mẻ Để phát triển tư duy sáng tạothông qua kỹ năng tự học, người học cần chú ý đến các bước sau:

 Tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả thông tin truyền thống vàthông tin mới

 Tư duy tích cực, không ngại thử nghiệm những điều mới mẻ

 Kiên trì thực hành để phát triển tư duy sáng tạo

Trong thời đại ngày nay, khi thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, kỹ năng tựhọc và tư duy sáng tạo là những kỹ năng quan trọng giúp con người thích ứng và thành côngtrong cuộc sống

1.2.4 Phục vụ công việc sau này

Kỹ năng tự học là một trong những kỹ năng quan trọng nhất giúp người học thànhcông trong công việc sau này Kỹ năng này giúp người học có thể tự cập nhật kiến thức mới,nâng cao năng lực chuyên môn, thích ứng với sự thay đổi và tăng cơ hội thăng tiến

Về lợi ích đầu tiên, kỹ năng tự học giúp người học có thể tự cập nhật kiến thức mới,nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân Trong thời đại công nghệ phát triển như hiệnnay, Tri thức ngày càng phong phú và đa dạng, người học cần không ngừng học hỏi và cập

Trang 15

nhật kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu của công việc Kỹ năng tự học giúp người học có thể

tự tìm kiếm và tiếp thu kiến thức một cách chủ động, không phụ thuộc vào giáo viên haygiảng viên

Thứ hai, kỹ năng tự học giúp người học có thể thích ứng với sự thay đổi của thị trường

và nhu cầu của người tiêu dùng Thế giới đang ngày càng biến đổi với tốc độ chóng mặt Thịtrường và nhu cầu của người tiêu dùng cũng thay đổi theo từng ngày, người học cần có khảnăng thích ứng với sự thay đổi để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp với thị trường vànhu cầu của người tiêu dùng Kỹ năng tự học giúp người học có thể tự tìm hiểu và nắm bắtnhững thay đổi của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng

Cuối cùng, kỹ năng tự học giúp người học có thể phát triển bản thân và đạt đượcnhững thành tựu cao trong công việc Kỹ năng tự học giúp người học có thể tự đặt mục tiêu,lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch của bản thân Điều này giúp người học có thể phát triểnbản thân và đạt được những thành tựu cao trong công việc

Như vậy, kỹ năng tự học là một kỹ năng quan trọng cần được rèn luyện ngay từ khicòn nhỏ Mỗi người cần có ý thức học tập và rèn luyện kỹ năng tự học để có thể thành côngtrong cuộc sống Để rèn luyện kỹ năng tự học, mỗi người cần xây dựng cho mình một kếhoạch học tập cụ thể, phù hợp với bản thân Bên cạnh đó, người học cần rèn luyện tính tựgiác, chủ động và kiên trì trong học tập

1.3 Những thách thức đối với sinh viên khi tự học

1.3.1 Động lực tự học

Động lực tự học là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của quá trình tựhọc Khi có động lực, sinh viên sẽ có hứng thú và đam mê học tập, từ đó dễ dàng tiếp thu vàghi nhớ kiến thức Tuy nhiên, nhiều sinh viên khi bước vào đại học thường gặp khó khăntrong việc xác định mục tiêu học tập và động lực học tập Điều này dẫn đến tình trạng lơ là,xao nhãng trong học tập

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này Một nguyên nhân là do nhiều sinh viênchưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng Khi không biết mình muốn trở thành ai, muốn làm

gì trong tương lai, sinh viên sẽ không có động lực học tập những môn học mà họ cho làkhông cần thiết

Một nguyên nhân khác là do môi trường học tập đại học có nhiều khác biệt so với môitrường học tập trung học phổ thông Ở đại học, sinh viên được tự do lựa chọn môn học, thờigian và địa điểm học tập Điều này khiến nhiều sinh viên dễ dàng lười biếng, trì hoãn họctập

Để khắc phục tình trạng này, sinh viên cần xác định mục tiêu học tập rõ ràng ngay từkhi bắt đầu năm học Mục tiêu học tập cần cụ thể, có thể đo lường được và có thời hạn nhất

Trang 16

định Ví dụ, sinh viên có thể đặt mục tiêu đạt được điểm trung bình 8.0 trong học kỳ, hoặchoàn thành khóa luận tốt nghiệp trong vòng 6 tháng.

Bên cạnh đó, sinh viên cần xây dựng kế hoạch học tập khoa học Kế hoạch học tập cầnbao gồm thời gian học tập cho từng môn học, thời gian dành cho các hoạt động ngoại khóa

và thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Ngoài ra, sinh viên cần tạo cho mình môi trường học tập tốt Sinh viên nên học tập ởnhững nơi yên tĩnh, thoáng mát và có đủ ánh sáng Sinh viên cũng nên tránh xa những cám

dỗ như điện thoại, internet, khi học tập

Việc xây dựng động lực tự học là một quá trình lâu dài và cần có sự nỗ lực của bảnthân sinh viên Tuy nhiên, nếu sinh viên có thể xác định được mục tiêu học tập rõ ràng, xâydựng kế hoạch học tập khoa học và tạo cho mình môi trường học tập tốt, thì chắc chắn sẽthành công trong quá trình tự học

1.3.2 Phương pháp tự học

Phương pháp tự học là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả họctập của sinh viên Phương pháp tự học giúp sinh viên chủ động, độc lập tiếp thu kiến thức,phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề Tuy nhiên, hiện nay, nhiều sinh viênchưa được trang bị đầy đủ kiến thức về phương pháp tự học, dẫn đến việc học tập gặp nhiềukhó khăn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này Một nguyên nhân là do chương trìnhđào tạo của các trường đại học, cao đẳng chưa chú trọng đến việc trang bị kiến thức vềphương pháp tự học cho sinh viên Nội dung giảng dạy chủ yếu tập trung vào kiến thứcchuyên môn, ít quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên Nguyên nhânkhác là do bản thân sinh viên chưa có ý thức tự học Nhiều sinh viên chỉ chăm chăm vàoviệc học theo sách giáo khoa, bài giảng của thầy cô, không chịu tìm tòi, khám phá kiến thứcmới

Để khắc phục tình trạng này, cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố, trong đó vai trò củanhà trường và sinh viên là vô cùng quan trọng Nhà trường cần đổi mới chương trình đàotạo, chú trọng đến việc trang bị kiến thức về phương pháp tự học cho sinh viên Nội dunggiảng dạy cần được thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên Nhàtrường cũng cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, hội nhóm để sinh viên có cơhội trao đổi, học hỏi lẫn nhau

Về phía sinh viên, cần nâng cao ý thức tự học, chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức.Sinh viên cần xây dựng kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực và điều kiện của bảnthân Ngoài ra, sinh viên cũng cần học cách quản lý thời gian hiệu quả, tránh lãng phí thờigian vào những việc không cần thiết

Trang 17

1.3.3 Quản lý thời gian

Quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng giúp sinh viên sắp xếp thời gian học tập mộtcách hợp lý, tránh tình trạng quá tải hoặc lãng phí thời gian Tuy nhiên, nhiều sinh viên chưa

có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, dẫn đến việc học tập bị ảnh hưởng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này Một số sinh viên chưa nhận thức đượctầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian Họ nghĩ rằng chỉ cần chăm chỉ học tập là sẽđạt được kết quả tốt Một số sinh viên khác lại quá chủ quan, không lập kế hoạch học tập cụthể Họ thường chỉ học khi có bài kiểm tra hoặc bài tập lớn, dẫn đến việc học tập bị dồn dập

và không hiệu quả

Tình trạng thiếu kỹ năng quản lý thời gian gây ra nhiều hậu quả cho sinh viên Trướchết, nó khiến sinh viên không thể hoàn thành tốt các công việc học tập, dẫn đến kết quả họctập kém Ngoài ra, nó còn khiến sinh viên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đếnsức khỏe và tinh thần

1.3.4 Môi trường học tập

Môi trường học tập là yếu tố tác động không nhỏ đến quá trình tự học của sinh viên.Một môi trường học tập yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp sinh viên tập trung học tập và đạt hiệuquả cao hơn Tuy nhiên, nhiều sinh viên thường học tập trong môi trường ồn ào, bận rộn,dẫn đến việc mất tập trung và khó tiếp thu kiến thức

Môi trường học tập yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp sinh viên tập trung học tập và đạt hiệuquả cao hơn Môi trường học tập yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp sinh viên loại bỏ những yếu tốgây xao nhãng, tạo điều kiện thuận lợi để họ tập trung vào việc học tập Trong môi trườngnày, sinh viên sẽ có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức, ghi nhớ lâu hơn và suy nghĩ sâu sắc hơn

về những vấn đề được học Ngoài ra, môi trường học tập yên tĩnh, thoải mái cũng sẽ giúpsinh viên cảm thấy thư giãn, thoải mái, từ đó tạo động lực cho họ học tập tốt hơn

1.3.5 Kiến thức nền tảng

Kiến thức nền tảng là nền tảng vững chắc giúp sinh viên tiếp thu kiến thức mới mộtcách dễ dàng và hiệu quả Tuy nhiên, nhiều sinh viên chưa có kiến thức nền tảng vững chắc,dẫn đến việc học tập gặp nhiều khó khăn

Kiến thức nền tảng là những kiến thức cơ bản, quan trọng nhất của một lĩnh vực Nóbao gồm các kiến thức về các khái niệm, nguyên lý, quy luật, phương pháp, Kiến thứcnền tảng đóng vai trò quan trọng trong việc học tập của sinh viên, thể hiện ở những điểmsau:

 Giúp sinh viên hiểu rõ bản chất của vấn đề: Kiến thức nền tảng giúp sinh viên hiểu rõbản chất của vấn đề, từ đó có thể nắm bắt và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả

 Giúp sinh viên tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng và hiệu quả: Kiến thức nền

Trang 18

quả Khi đã nắm vững kiến thức nền tảng, sinh viên sẽ có thể tiếp thu các kiến thức mới mộtcách nhanh chóng và hiệu quả hơn

 Giúp sinh viên phát triển tư duy và sáng tạo: Kiến thức nền tảng giúp sinh viên pháttriển tư duy và sáng tạo Khi nắm vững kiến thức nền tảng, sinh viên sẽ có thể tự suy nghĩ,phân tích và giải quyết vấn đề một cách độc lập

 Tuy nhiên, hiện nay, nhiều sinh viên chưa có kiến thức nền tảng vững chắc Nguyênnhân của tình trạng này có thể do nhiều yếu tố như:

 Trình độ học vấn của học sinh phổ thông còn hạn chế: Kiến thức nền tảng được hìnhthành từ bậc học phổ thông Nếu học sinh phổ thông không được học tập đầy đủ và hiệu quả,thì khi lên đại học, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới

 Thái độ học tập chưa nghiêm túc của sinh viên: Nhiều sinh viên chưa có ý thức họctập nghiêm túc, chỉ chú trọng vào việc học tập môn chuyên ngành mà bỏ qua các môn học nềntảng

 Chương trình đào tạo chưa phù hợp: Một số chương trình đào tạo chưa chú trọng đếnviệc bồi dưỡng kiến thức nền tảng cho sinh viên

1.3.6 Chọn lọc tài liệu

Chọn lọc tài liệu là kỹ năng quan trọng giúp sinh viên tìm kiếm và sử dụng tài liệu họctập một cách hiệu quả Tuy nhiên, nhiều sinh viên chưa có kỹ năng chọn lọc tài liệu, dẫn đếnviệc học tập gặp nhiều khó khăn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này Một số sinh viên chưa hiểu rõ tầm quantrọng của kỹ năng chọn lọc tài liệu Họ cho rằng chỉ cần tìm được tài liệu là có thể sử dụngđược, không cần quan tâm đến chất lượng của tài liệu Một số sinh viên khác chưa có kiếnthức nền tảng về các loại tài liệu học tập, dẫn đến việc không thể đánh giá được chất lượngcủa tài liệu

Thiếu kỹ năng chọn lọc tài liệu dẫn đến nhiều khó khăn cho sinh viên trong học tập.Khi không có kỹ năng chọn lọc, sinh viên dễ bị "bội thực" thông tin, không thể tiếp thu đượchết những kiến thức cần thiết Điều này khiến cho việc học tập trở nên khó khăn và kémhiệu quả Ngoài ra, khi sử dụng tài liệu không phù hợp, sinh viên có thể tiếp thu những kiếnthức sai lệch, ảnh hưởng đến quá trình học tập và nghiên cứu

Để rèn luyện kỹ năng chọn lọc tài liệu, sinh viên cần nắm được các tiêu chí đánh giá tài liệu, bao gồm:

 Tính chính xác và khách quan: Tài liệu cần được xuất bản bởi các cơ quan uy tín, cóquy trình kiểm duyệt chặt chẽ

 Tính cập nhật: Tài liệu cần phản ánh đúng tình hình thực tế, không lạc hậu

 Tính phù hợp: Tài liệu cần phù hợp với mục đích sử dụng của sinh viên

Trang 19

Ngoài ra, sinh viên cần rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tài liệu để có thể đánh giá được nộidung của tài liệu một cách chính xác Sinh viên cũng nên tham khảo ý kiến của giảng viên,bạn bè hoặc các chuyên gia để được giúp đỡ trong việc chọn lọc tài liệu.

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tự học trong sinh viên

1.4.1 Yếu tố cá nhân

1.4.1.1.Tính cách

Khả năng tự học của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tính cách là mộttrong những yếu tố quan trọng nhất Những sinh viên có tính cách tự tin, độc lập, ham họchỏi, có ý chí vươn lên thường có khả năng tự học tốt hơn

Tính tự tin giúp sinh viên có niềm tin vào bản thân, vào khả năng của mình Nhờ đó,

họ có thể tự tin đặt ra mục tiêu học tập và nỗ lực thực hiện mục tiêu đó Tính độc lập giúpsinh viên chủ động trong học tập, không phụ thuộc vào người khác Họ có thể tự tìm tòi, họchỏi, nghiên cứu kiến thức một cách độc lập

Ham học hỏi giúp sinh viên có hứng thú với việc học tập Họ luôn muốn tìm tòi, khámphá những điều mới mẻ Ý chí vươn lên giúp sinh viên không ngại khó khăn, thử thách Họluôn nỗ lực vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu học tập của mình

Ngược lại, những sinh viên có tính cách thụ động, thiếu chủ động, ngại khó khănthường có xu hướng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác Họ không tự tin vàobản thân, không có ý chí vươn lên Do đó, họ thường không có động lực học tập, không nỗlực tự học

Để rèn luyện khả năng tự học, sinh viên cần trau dồi các phẩm chất tốt đẹp của bảnthân như tính tự tin, độc lập, ham học hỏi, có ý chí vươn lên Sinh viên cũng cần rèn luyệnthói quen tự học, chủ động tìm tòi, học hỏi kiến thức Sinh viên có thể tham gia các hoạtđộng ngoại khóa, câu lạc bộ học thuật để nâng cao khả năng tự học

1.4.1.2.Năng lực

Năng lực học tập của sinh viên là một tập hợp các năng lực, thuộc tính tâm lý, thể chất

và kinh nghiệm, giúp sinh viên tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và phát triển bản thântrong quá trình học tập Năng lực học tập bao gồm nhiều thành tố, trong đó có thể kể đến cácthành tố chính sau:

 Năng lực trí tuệ là khả năng tiếp thu, xử lý thông tin, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn

đề của sinh viên Sinh viên có năng lực trí tuệ tốt thường có khả năng tiếp thu kiến thức nhanhchóng, dễ dàng nắm bắt các vấn đề phức tạp, từ đó có thể tự học hiệu quả hơn

 Năng lực tư duy là khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, suy luận, sáng tạo củasinh viên Sinh viên có năng lực tư duy tốt thường có khả năng phân tích vấn đề một cáchlogic, tổng hợp các thông tin một cách hợp lý, đánh giá các vấn đề một cách khách quan, từ đó

Trang 20

 Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng xác định vấn đề, tìm kiếm thông tin, lựa chọngiải pháp và thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề Sinh viên có năng lực giải quyết vấn đềtốt thường có khả năng xác định vấn đề một cách chính xác, tìm kiếm thông tin một cách hiệuquả, lựa chọn giải pháp phù hợp và thực hiện giải pháp một cách sáng tạo.

 Ngoài ra, năng lực học tập của sinh viên còn bao gồm các thành tố khác như: nănglực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực thích ứng vớimôi trường học tập,

Để phát triển năng lực học tập, sinh viên cần có ý thức tự học, tích cực tham gia cáchoạt động học tập, rèn luyện các kỹ năng học tập, Bên cạnh đó, nhà trường và gia đìnhcũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát triển năng lực học tập

Ngoài ra, sở thích, đam mê cũng giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn Họ cóthể tự tìm tòi, khám phá những kiến thức mới một cách chủ động, không cần bị gò bó bởichương trình học của nhà trường Điều này sẽ giúp họ nâng cao kiến thức, hiểu biết của bảnthân một cách toàn diện hơn

Cuối cùng, sở thích, đam mê cũng giúp sinh viên tự học tốt hơn Khi có đam mê, sinhviên sẽ có động lực tự học để nâng cao kiến thức, kỹ năng của bản thân Họ sẽ không ngạikhó khăn, gian khổ để vượt qua những thử thách trong quá trình học tập

Ví dụ, một sinh viên yêu thích môn toán sẽ cảm thấy hứng thú khi được học những bàitoán mới Họ sẽ chủ động tìm tòi, giải quyết những bài toán khó để thử thách bản thân Điềunày sẽ giúp họ nâng cao khả năng tư duy, giải quyết vấn đề của mình

Hay một sinh viên đam mê với môn văn sẽ cảm thấy thích thú khi được đọc những tácphẩm văn học hay Họ sẽ dành thời gian để tìm hiểu, phân tích những tác phẩm văn học đó

để hiểu sâu sắc hơn về nội dung, ý nghĩa của tác phẩm Điều này sẽ giúp họ nâng cao khảnăng cảm thụ văn học của mình

Như vậy, sở thích, đam mê với lĩnh vực học tập là một yếu tố quan trọng giúp sinhviên đạt được kết quả học tập tốt Các em sinh viên cần xác định sở thích, đam mê của bảnthân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để có thể lựa chọn đúng ngành học, đúngnghề nghiệp phù hợp với bản thân

1.4.1.4.Động cơ học tập

Trang 21

Động cơ học tập là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kỹ năng tự học của sinhviên Khi có động cơ học tập rõ ràng, đúng đắn, sinh viên sẽ có mục tiêu học tập cụ thể, từ

đó có động lực và quyết tâm để thực hiện mục tiêu đó Điều này sẽ thúc đẩy sinh viên chủđộng tìm kiếm kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập phù hợp, giúp họ phát triển kỹ năng

tự học

Có nhiều loại động cơ học tập khác nhau, bao gồm động cơ học tập bên trong và động

cơ học tập bên ngoài Động cơ học tập bên trong xuất phát từ chính nhu cầu, hứng thú, đam

mê của bản thân người học Động cơ học tập bên ngoài xuất phát từ những tác động bênngoài như áp lực từ gia đình, xã hội, mong muốn đạt được thành tích học tập cao, Những sinh viên có động cơ học tập bên trong thường có khả năng tự học tốt hơn Bởi

vì họ học tập vì chính bản thân mình, vì đam mê, vì mong muốn phát triển bản thân Họ cóthể chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng củamình

Ngược lại, những sinh viên có động cơ học tập bên ngoài thường có khả năng tự họckém hơn Bởi vì họ học tập vì những mục tiêu ngắn hạn, không bền vững như mong muốnđạt được thành tích học tập cao, theo ý muốn của gia đình, Họ thường bị động trong họctập, phụ thuộc vào sự hướng dẫn của thầy cô, cha mẹ

Để phát triển kỹ năng tự học, sinh viên cần xác định cho mình động cơ học tập rõ ràng,đúng đắn Động cơ học tập phải xuất phát từ chính nhu cầu, hứng thú, đam mê của bản thân.Sinh viên cần xác định mục tiêu học tập cụ thể, từ đó có kế hoạch học tập phù hợp

Ngoài ra, sinh viên cần rèn luyện cho mình các kỹ năng học tập khác như kỹ năng đọchiểu, kỹ năng ghi chép, kỹ năng giải quyết vấn đề, Những kỹ năng này sẽ giúp sinh viên

tự học hiệu quả hơn

Nhà trường và gia đình cũng cần có những biện pháp để giúp sinh viên phát triển động

cơ học tập Nhà trường cần tạo môi trường học tập tích cực, khuyến khích sinh viên chủđộng tìm kiếm kiến thức, phát triển năng lực bản thân Gia đình cần quan tâm, động viên, hỗtrợ sinh viên trong học tập

1.4.2 Yếu tố môi trường

1.4.2.1 Nhà trường

Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển kỹ năng tự họccho sinh viên Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học, góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ hộinhập

Để thực hiện tốt vai trò này, nhà trường cần đổi mới phương pháp giảng dạy Phươngpháp giảng dạy truyền thống chủ yếu là truyền thụ kiến thức một chiều, ít tạo cơ hội cho

Trang 22

giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên Cụ thể, nhà trường cóthể áp dụng các phương pháp giảng dạy như:

 Phương pháp dạy học theo tình huống: giúp sinh viên vận dụng kiến thức vào thựctiễn, phát triển khả năng tư duy, giải quyết vấn đề

 Phương pháp dạy học theo dự án: giúp sinh viên phát triển khả năng nghiên cứu, tìmtòi, sáng tạo

 Phương pháp dạy học theo nhóm: giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng hợp tác, làm việcnhóm

Cùng với đổi mới phương pháp giảng dạy, nhà trường cần chú trọng phát triển kỹnăng tự học cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động nghiên cứu khoahọc,

Các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giảiquyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, Các hoạt động nghiên cứu khoa học giúp sinh viênrèn luyện kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin, kỹ năng tư duy sáng tạo,

Ngoài ra, nhà trường cần xây dựng môi trường học tập thân thiện, khuyến khích sinhviên tự học, tự nghiên cứu Nhà trường cần tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với cácnguồn tài liệu, phương tiện học tập hiện đại

1.4.2.2 Gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, được chăm sóc, nuôidưỡng về cả thể chất, tinh thần và đạo đức Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hìnhthành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với sinh viên

Gia đình là nơi sinh ra và nuôi dưỡng sinh viên, là nơi sinh viên được tiếp xúc vớinhững giá trị văn hóa, đạo đức của gia đình và xã hội Gia đình là nơi sinh viên học tập, rènluyện các kỹ năng sống cần thiết cho bản thân

Để thực hiện vai trò giáo dục của mình đối với sinh viên, gia đình cần tạo điều kiệncho sinh viên học tập, nghiên cứu Điều này thể hiện qua việc cha mẹ quan tâm đến việc họctập của con, tạo môi trường học tập thuận lợi cho con, hỗ trợ con trong quá trình học tập.Đồng thời, gia đình cần khuyến khích sinh viên tự học, tự tìm tòi, khám phá Điều này giúpsinh viên phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự giác trong học tập

1.4.2.3 Xã hội

Xã hội là một trong những yếu tố tác động quan trọng đến kỹ năng tự học của sinhviên Một xã hội coi trọng tri thức, khuyến khích tự học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinhviên phát triển kỹ năng tự học

Trước hết, một xã hội coi trọng tri thức sẽ tạo ra môi trường học tập tích cực cho sinhviên Trong môi trường này, sinh viên sẽ được khuyến khích tìm tòi, khám phá kiến thức,

Trang 23

không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ của bản thân Điều này sẽ giúp sinh viên hìnhthành động cơ học tập đúng đắn, coi trọng việc tự học.

Thứ hai, một xã hội khuyến khích tự học sẽ cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội vànguồn lực để tự học Trong xã hội này, hệ thống giáo dục được đầu tư phát triển, cácphương tiện học tập, tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng Sinh viên có thể dễ dàng tiếpcận với những kiến thức, thông tin mới để phục vụ cho việc học tập của mình

Thứ ba, một xã hội coi trọng tri thức sẽ tạo ra nhu cầu học tập cao trong xã hội Trong

xã hội này, con người luôn ý thức được tầm quan trọng của tri thức trong cuộc sống Điềunày sẽ thúc đẩy sinh viên không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để đáp ứng nhu cầu của

xã hội

Có thể thấy, xã hội có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển kỹ năng tựhọc của sinh viên Để sinh viên có thể phát triển kỹ năng tự học một cách tốt nhất, cần có sựphối hợp của các yếu tố trong xã hội, bao gồm: gia đình, nhà trường, xã hội

Gia đình cần tạo cho con em một môi trường học tập lành mạnh, khuyến khích con em

tự học, tự tìm tòi kiến thức Nhà trường cần đổi mới phương pháp giảng dạy, chú trọng pháttriển kỹ năng tự học cho sinh viên Xã hội cần coi trọng tri thức, khuyến khích tự học, tạođiều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập và phát triển

Với sự nỗ lực của các cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội, kỹ năng tự học của sinhviên sẽ được phát triển ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển trong thời đạimới

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ HỌC TRONG SINH VIÊN VKU

2.1 Khả năng tự học của sinh viên hiện nay

Khả năng tự học là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành côngcủa sinh viên trong học tập và trong cuộc sống Trong bối cảnh đào tạo theo mô hình tín chỉ,khả năng tự học của sinh viên càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết

Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục đại học phải được coi trọng, bồi dưỡng nănglực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện

kĩ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” Bài viết đề cập thực trạng

tự học của sinh viên Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình

Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, sinh viên đang có những khả năng tự họcvượt trội Với sự phát triển nhanh chóng của Internet và công nghệ di động, sinh viên có thểtiếp cận thông tin và tài liệu học tập từ khắp nơi trên thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột haymột lần chạm vào màn hình điện thoại Họ có thể tìm kiếm những nguồn kiến thức phongphú, xem các bài giảng trực tuyến, tham gia vào các khóa học trực tuyến và thảo luận vớicộng đồng học tập trên mạng Sinh viên hiện nay không chỉ đơn thuần là người tiếp thu kiếnthức mà còn là những người tìm kiếm và xây dựng kiến thức theo cách riêng của mình Họkhông chỉ nhận thông tin từ giảng viên và sách giáo trình, mà còn tự mình khám phá vànghiên cứu sâu về chủ đề quan tâm Sinh viên sẵn lòng đọc sách giáo trình, tài liệu thamkhảo, bài báo khoa học và thậm chí các blog chuyên ngành để nắm vững kiến thức Họ dùngthời gian rảnh để khám phá những khía cạnh mới, tìm hiểu những ứng dụng thực tế và ápdụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày Ngoài ra, sinh viên hiện nay cũng rất ưa chuộngviệc tham gia vào các nhóm học tập, câu lạc bộ và diễn đàn trực tuyến để chia sẻ kiến thức

và học hỏi từ nhau Việc tự học giúp sinh viên mở rộng quan điểm, tìm ra những phươngpháp học tập mới và phát triển kỹ năng quan trọng trong thế giới công việc sau này

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra những hạn chế trong khả năng tự học của sinh viênhiện nay, cụ thể như sau:

 Khả năng lập kế hoạch học tập chưa hiệu quả: Nhiều sinh viên không biết cách lập

kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với khả năng của bản thân Điều này dẫn đến tình trạng họctập bị động, không đạt được mục tiêu học tập

 Khả năng tìm kiếm và xử lý thông tin chưa hiệu quả: Nhiều sinh viên gặp khó khăntrong việc tìm kiếm thông tin trên Internet Điều này khiến họ khó có thể tiếp cận với cácnguồn kiến thức mới và vận dụng kiến thức vào thực tế

 Khả năng giải quyết vấn đề chưa hiệu quả: Nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việcgiải quyết các vấn đề học tập một cách độc lập Điều này khiến họ phụ thuộc vào sự giúp đỡcủa người khác, không thể tự chủ trong học tập

Trang 25

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ ra rằng sinh viên hiện nay thường học tậpthụ động, chỉ chăm chú nghe giảng và làm theo hướng dẫn của giảng viên Sinh viên cũng íttham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, từ đó hạn chế cơ hội được thựchành, vận dụng kiến thức vào thực tế Theo một khảo sát do Bộ Giáo dục và Đào tạo ViệtNam thực hiện vào năm 2023, có tới 60% sinh viên đại học ở Việt Nam có biểu hiện học tậpthụ động Cụ thể, các biểu hiện này bao gồm:

 Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp

 Không tham gia tích cực vào các hoạt động học tập trên lớp

 Chỉ ghi chép bài giảng mà không suy nghĩ, phân tích

 Không tự tìm hiểu, nghiên cứu thêm về các môn học

 Không chủ động học tập, thường đợi đến sát kỳ thi mới bắt đầu ôn tập

Những hạn chế trong khả năng tự học của sinh viên hiện nay có thể dẫn đến một số hệquả sau:

 Sinh viên khó đạt được mục tiêu học tập, khó có thể phát triển toàn diện

 Kết quả học tập thấp

 Thiếu hụt kiến thức, kỹ năng

Kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục (IRED) năm 2021cho thấy, 52,2% sinh viên có khả năng tiếp thu kiến thức mới còn hạn chế, 44,1% sinh viên

có kỹ năng giải quyết vấn đề còn yếu Điều này cho thấy, sinh viên vẫn còn thiếu hụt kiếnthức, kỹ năng cần thiết để phát triển toàn diện

 Thiếu khả năng tư duy, sáng tạo

Kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục năm 2021 cũngcho thấy, 56,6% sinh viên có khả năng tư duy logic, phản biện còn hạn chế, 48,9% sinh viên

có khả năng sáng tạo còn yếu Điều này cho thấy, sinh viên vẫn còn thiếu khả năng tư duy,sáng tạo, cần thiết để phát triển trong tương lai

 Sinh viên khó thích ứng với môi trường làm việc sau khi ra trường

 Số liệu về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2022, nhu cầu tuyển dụng của doanhnghiệp trong quý 4 năm 2022 là 1,5 triệu lao động, tăng 3,5% so với quý 3 năm 2022 Trong

đó, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đại học trở lên là 200.000 lao động, tăng 2,5%

so với quý 3 năm 2022

 Số liệu về tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động có trình độ đại học trở lên

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong

độ tuổi lao động có trình độ đại học trở lên là 3,3%, cao hơn tỷ lệ thất nghiệp chung của lao

Trang 26

( Nguồn: bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-va-nam-2022/ )

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/01/thong-cao- Khả năng thích ứng với công việc còn hạn chế

Nhận thức được rằng tự học là một kỹ năng đáng được quan tâm nhưng còn hạn chếtrong sinh viên, vì vậy nhóm U&D chúng em đã thực hiện một cuộc khảo sát với sinh viêntrường VKU để hiểu rõ hơn về tình trạng tự học trong sinh viên VKU để đưa ra giải phápphù hợp để phát triển kỹ năng tự học trong sinh viên

2.2 Tổng quan về cuộc khảo sát

2.2.1 Phạm vi khảo sát

Nhóm chúng em khảo sát với số lượng 91 sinh viên VKU ở các khoá K20, K21, K22,K23

2.2.2 Đối tượng khảo sát

Tất cả sinh viên các khối ngành trong trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyềnthông Việt- Hàn

2.2.3 Kết cấu khảo sát

Bài khảo sát gồm có 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc

 Phần mở đầu: Giới thiệu nhóm thực hiện khảo sát, mục đích thực hiện khảo sát, camkết bảo mật thông tin

 Phần nội dung:

 Câu 1-2: Thông tin cá nhân: tuổi và nghề nghiệp của sinh viên VKU

 Câu 3-5: Nhận thức của sinh viên VKU về kỹ năng tự học để phát triển và nângcao trình độ

 Câu 6-7: Nhận thức của sinh viên VKU về tự học để tự tạo động lực cho bản thân

 Câu 9: Cách thức để chọn tài liệu tự học trong sinh viên VKU

 Câu 10-13: Nhận xét của sinh viên VKU về một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình

tự học

 Phần kết thúc: Lời cảm ơn và cam kết sử dụng thông tin cho mục đích chính đáng củanhóm thực hiện U&D

2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin

Cuộc khảo sát được thực hiện bằng cách trả lời trực tuyến qua bảng câu hỏi được gửiđến sinh viên VKU qua google forms

Cuộc khảo sát được triển khai trong vòng 16 ngày

(Link khảo sát:

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScJ-2bC0uV9AXs4qkNzgVpPF6busSnauvMQzV0ZdWUUGgN-Lw/viewform?usp=sf_link )

Ngày đăng: 30/11/2024, 15:16

w