1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hàng hóa, hai thuộc tính của hàng hoá những giải pháp của doanh nghiệp và của nhà nước (chủ thể quản lý vĩ mô) trong việc vận dụng hai thuộc tính của hàng hóa nhằm phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh t

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hàng Hóa, Hai Thuộc Tính Của Hàng Hóa. Những Giải Pháp Của Doanh Nghiệp Và Của Nhà Nước (Chủ Thể Quản Lý Vĩ Mô) Trong Việc Vận Dụng Hai Thuộc Tính Của Hàng Hóa Nhằm Phát Triển Sản Xuất Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Và Của Nền Kinh Tế
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn Phạm Thị Thùy
Trường học Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 273,67 KB

Nội dung

Để đáp ứng được nhu cầu con người, nhà sản xuất cần xem xét những thuộc tính mà hàng hóa đó mang lại, tối ưu hóa nhằm phát triển sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và nền kinh tế.. Nhữn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Trang 2

Thành viên nhóm 2 Lớp CNĐD2021

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 3

Chương I: HÀNG HÓA VÀ HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA 3

I.1 Khái niệm hàng hóa 3

I.2 Hai thuộc tính của hàng hóa 3

I.2.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa 3

I.2.2 Giá trị của hàng hóa 4

I.3 Mối liên hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa 5

Chương II: THỰC TRẠNG CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM 7

II.1 Thế nào là hàng hóa Việt Nam 7

II.2 Đặc điểm của Kinh tế hàng hóa 7

II.2.1 Nền kinh tế nước ta 7

II.2.2 Nền kinh tế hàng hóa 8

II.3 Thực trạng của hàng hóa Việt Nam 9

Chương III: NHỮNG GIẢI PHÁP CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CỦA NHÀ NƯỚC (CHỦ THỂ QUẢN LÝ VĨ MÔ) TRONG VIỆC VẬN DỤNG HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CỦA NỀN KINH TẾ 13

III.1 Giải pháp của doanh nghiệp và nhà nước trong thời kỳ trước COVID 13

III.1.1 Giải pháp của doanh nghiệp 13

III.1.2 Giải pháp của nhà nước (chủ thể quản lý vĩ mô) 14

III.2 Giải pháp của doanh nghiệp và nhà nước trong thời kỳ sau COVID 15

III.2.1 Giải pháp thu hút người lao động của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới 16

III.2.2 Giải pháp của nhà nước, chính phủ 17

PHẦN KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

“ mua - bán” Việc “mua - bán” ngày càng thông dụng đối với con người nên họ đã đầu

tư nhiều hơn cho việc sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bảntrong lịch sử phát triển của lịch sử loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “ môngmuội” xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nângcao hiệu quả kinh tế của xã hội

Từ đó C.Mác đã nói rằng: “Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà

ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, buôn bán.” Việc sảnxuất hàng hóa (sản phẩm) “tự cung, tự cấp” khác với hàng hóa có mục đích trao đổi Mỗingười có một sở thích khác nhau nên khi sản xuất, hàng hóa cần có nhiều dạng khácnhau Để đáp ứng được nhu cầu con người, nhà sản xuất cần xem xét những thuộc tính

mà hàng hóa đó mang lại, tối ưu hóa nhằm phát triển sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và nền kinh tế Với những thuộc tính của mình, hàng hóa giữ vai trò quan trọngtrong sản xuất và lưu thông hàng hóa Có nền kinh tế hàng hóa thì tất nhiên tồn tại cạnhtranh… cạnh tranh là quy luật bắt buộc trong nền kinh tế hàng hóa

Tại Việt Nam, Nhà nước lẫn doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế vềsản xuất hàng hóa và cần đưa ra những giải pháp cụ thể Việc nắm vững những lí luận vềlượng giá trị của hàng hóa có vai trò quan trọng góp phần vận dụng 1 cách hiệu quả vàoquá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay nói chung vàdoanh nghiệp Việt Nam nói riêng Đây cũng chính là lí do mà nhóm 2 chúng em quyếtđịnh chọn đề tài “ Hàng hóa, hai thuộc tính của hàng hoá Những giải pháp của doanhnghiệp và của nhà nước (chủ thể quản lý vĩ mô) trong việc vận dụng hai thuộc tính củahàng hóa nhằm phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế” đểtìm hiểu thêm về hàng hóa và đưa ra những giải pháp cụ thể hơn Do vốn kiến thức thực

Trang 5

tế còn hạn chế, bài làm của nhóm em không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhậnđược sự góp ý của cô để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: HÀNG HÓA VÀ HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA

I.1 Khái niệm hàng hóa

Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏamãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán

Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi được đưa ra nhằm mục đích trao đổi, muabán trên thị trường Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể Từ khái niệm này ta

có thể đưa ra kết luận một đồ vật muốn trở thành hàng hóa cần phải thỏa mãn 3 yếu tố:

 Hàng hóa là sản phẩm của lao động

 Hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người

 Thông qua trao đổi và mua bán

Hàng hóa có thể được phân thành nhiều loại như:

 Hàng hóa tư nhân

I.2 Hai thuộc tính của hàng hóa

I.2.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa

Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầunào đó của con người

Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu củatiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất Đối với giá trị sử dụng hàng hóa có cácđặc điểm như sau:

Trang 7

 Do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định

 Hàng hóa không chỉ nhất thiết có một giá trị sử dụng duy nhất, khi đượcthực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng Mà nó còn gắn với nghiên cứu khoa học.Nền sản xuất phát triển, khoa học - công nghệ càng hiện đại người ta càng phát hiện

ra càng nhiều thuộc tính mới của hàng hóa và sử dụng chúng cho nhiều mục đíchkhác nhau

 Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thứchoặc mọi kiểu tổ chức sản xuất

Giá trị sử dụng không là cơ sở chung cho trao đổi, được thể hiện ra khi tiêu dùng vìmỗi sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau Cũng như giá trị sử dụng không dành chobản thân người sản xuất hàng hóa mà cho người tiêu dùng hàng hóa (xã hội) Giá trị sửdụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua Vì vậy ngườisản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra sao chongày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua

I.2.2 Giá trị của hàng hóa

Cơ sở của trao đổi là hao phí lao động để làm ra hàng hóa Giá trị hàng hóa là laođộng xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Giá trị là nội dung, nóđược biểu hiện ra bên ngoài bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau Giá trịhàng hóa có những đặc trưng cơ bản như:

 Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất với nhau nên giátrị là thuộc tính xã hội của hàng hóa

 Là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa Khi nào có sảnxuất và trao đổi hàng hóa khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa

Giá trị hàng hóa = hao phí lao động = thời gian lao động của người sản xuất đểsản xuất ra hàng hóa

 Là sức lao động của người sản xuất hàng hóa bị hao phí trong kết tinh tronghàng hóa

 Là mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa

Trang 8

 Giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi còn giá trị trao đổi là hình thứcbiểu hiện của giá trị.

Giá trị hàng hóa gần 2 loại:

+ Giá trị cá biệt: hao phí lao động của từng người sản xuất để sản xuất ra từng hànghóa

+ Giá trị xã hội: Trung bình của giá trị cá biệt

I.3 Mối liên hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

 Mặt thống nhất: Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính đó là giá trị

và giá trị sử dụng Hai thuộc tính đó đều do cùng một lao động sản xuất ra hàng hoá.Hai thuộc tính của hàng hóa là sự thống nhất của các mặt đối lập Phải đủ cả haithuộc tính mới được gọi là sản phẩm, vật phẩm Ngược lại thiếu một trong hai thuộctính không được xem là sản phẩm, vật phẩm

 Mặt mâu thuẫn: Sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thểhiện ở chỗ người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa (tức lợinhuận) do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để có đượcgiá trị, ngược lại người mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóanhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho ngườibán, nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng,giá trị được thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện

Như vậy, chúng ta thấy rằng trong hàng hóa, giá trị sử dụng và giá trị vừa thốngnhất, vừa mâu thuẫn với nhau Mặt thống nhất của nó thể hiện ở chỗ cả hai thuộc tính nàycùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, tức đã là hàng hóa thì nó phải có hai thuộctính là giá trị và giá trị sử dụng thiếu một trong hai thuộc tính này thì vật phẩm sẽ khôngthể trở thành hàng hóa Tuy nhiên nó lại mâu thuẫn với nhau bởi vì với tư cách là giá trị

sử dụng thì hàng hoá khác nhau về chất không thể so sánh được với nhau Ví dụ như làchúng ta nói đến gạo dùng để ăn, quần áo dùng để mặc Còn với tư cách là giá trị thì hànghóa lại đồng chất với nhau và tuy cùng tồn tại trong một hàng hóa Vì vậy mâu thuẫn giữahai thuộc tính này chính là “quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị, là hai quá trìnhkhác nhau về không gian và thời gian Quá trình thực hiện giá trị được thực hiện trước

Trang 9

(trên thị trường), quá trình thực hiện giá trị sử dụng được diễn ra sau (trong tiêu dùng).Nếu giá trị của hàng hóa không được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất.”

Trang 10

Chương II: THỰC TRẠNG CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM

II.1 Thế nào là hàng hóa Việt Nam?

Đối với nền kinh tế của nước ta hiện nay thì nền kinh tế hàng hóa đã trở thành kinh

tế hàng hóa lớn ở nước ta Và quan trọng hơn hết để đảm bảo kinh tế đi lên và lợi ích củangười tiêu dùng thì trong sản xuất Việt Nam chú trọng đến chất lượng của hàng hóa nóphải mang lại giá trị sử dụng tốt, đáp ứng đủ nhu cầu và hơn hết là mang đến những trảinghiệm tốt đẹp cho người tiêu dùng

Theo quy định tại dự thảo Thông tư, hàng hóa được phép thể hiện là hàng hóa ViệtNam trong 2 trường hợp sau:

 Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam

 Hàng hóa không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tạiViệt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làmthay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa

Theo đó dự thảo thông tư này chỉ áp dụng cho hàng lưu thông trên thị trường ViệtNam, không áp dụng với hàng xuất khẩu, nên ngôn ngữ thể hiện bắt buộc bằng tiếngViệt nếu hàng nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn mác thể hiện xuất xứ không phải xuất

xứ Việt Nam thì khi lưu thông trên thị trường, việc ghi nước xuất xứ sẽ được thực hiệntheo Nghị định 43/2017/NĐ-CP Thông tư của Bộ Công thương sẽ không điều chỉnh cáctrường hợp này Tuy nhiên nếu là hàng nhập khẩu nhưng lại được gắn sẵn mác thể hiện là

“ hàng Việt Nam” thì Thông Tư này sẽ được áp dụng Cơ quan chức năng có thẩm quyền

sẽ yêu cầu người nhập khẩu chứng minh đó là hàng Việt Nam trước khi thông quan

II.2 Đặc điểm của Kinh tế hàng hóa

II.2.1 Nền kinh tế nước ta

Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đangphát triển và đang dần chuyển hướng từ nền kinh tế kém phát triển mang nặng tính tựcung tự cấp thành nền kinh tế phát triển từ thấp đến cao Nước ta có nền cơ cấu hạ tầng

và xã hội đang còn thấp kém Các doanh nghiệp cũng đang dần thay đổi giữa các cơ sởvật chất, trình độ và công nghệ đang đang còn thấp kém đã học hỏi những nước đi trước,

Trang 11

phát triển về kinh tế để thay đổi và nâng cao năng suất cũng như chất lượng hàng hóatrong quá trình sản xuất Nhưng so về mọi mặt thì vẫn đang còn thấp kém Thu nhập củangười dân, người làm công, người nông dân vẫn còn thấp nên sức mua, sức tiêu thụ hànghóa trên thị trường vẫn còn hạn chế Qua đó có thể thấy trình độ thấp kém về “cung-cầu”cho hàng hóa và khả năng cạnh tranh hàng hóa trên thị trường Từ đó tạo ra áp lực thúcđẩy chúng ta- những người lãnh đạo phải vượt qua, đưa nền kinh tế ngày một đi lên cả vềchất lượng và số lượng.

II.2.2 Nền kinh tế hàng hóa

Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lenin, kinh tế hàng hóa là thành tựu sự pháttriển của xã hội loài người, được chủ nghĩa tư bản phát triển trên một tầm cao mới, đó là

lý thuyết nền kinh tế nhiều thành phần, là việc phát triển các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, là

sự quan tâm đến lợi ích cá nhân trong mối quan hệ quốc gia dân tộc

Kinh tế hàng hóa là mô hình kinh tế được thực hiện bên ngoài thị trường thông quahàng hóa và dịch vụ Đây là nền kinh tế có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóagiữa người này với người khác, nó thúc đẩy sự phát triển của xã hội do nhu cầu trao đổi

và mua bán tăng, là sự phát triển cao hơn, chặt chẽ hơn so với nền kinh tế tự cung tự cấp,

tự sản xuất tự phục vụ

Nền kinh tế hàng hóa ra đời từ nền kinh tế tự nhiên - sản xuất nhỏ chiếm ưu thếnhưng còn ở trình độ thấp Ở giai đoạn đầu, người ta trao đổi với nhau trực tiếp – hàngđổi hàng, tuy nhiên điều này đã hạn chế sự phát triển của kinh tế, gây ứ trệ hàng hóa dokhi không gặp được hàng mình cần thì không thể trao đổi Tiền tệ ra đời chính là bướctiến lớn của hình thức kinh tế này, khi đó hàng hóa được sản xuất ra để thông qua muabán trao đổi bằng tiền tệ - hình thành quan hệ hàng hóa tiền tệ

Lợi nhuận là động cơ mạnh mẽ nhất của nền kinh tế hàng hóa Các nhà đầu tư kinhdoanh và tổ chức kinh doanh luôn coi lợi nhuận là động lực, mục tiêu để thúc đẩy sự pháttriển Để làm được điều đó họ phải tìm ra cách để giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợinhuận Đây là một việc cần nhiều kinh nghiệm và chất xám cộng cùng với sự linh hoạttrong tổ chức quản lý Ngoài ra, nó cũng nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề của nhân

Trang 12

tế hàng hoá, lợi nhuận càng cao càng thúc đẩy nhà sản xuất tập trung sản xuất mặt hàng

đó và ngược lại

II.3 Thực trạng của hàng hóa Việt Nam

Theo quan điểm của C.Mác, kinh tế hàng hóa không phải là một phương thức sảnxuất độc lập mà là một hình thức tổ chức kinh doanh Với phạm vi và mức độ khác nhau,mặc dù đều là nền kinh tế hàng hóa nhưng bản chất của xã hội quy định đặc điểm nềnkinh tế hàng hóa xã hội này Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa nên vai trò chủđạo của nhà nước là chỉ đạo, quản lý nền kinh tế hàng hóa theo hướng chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam

Tình hình kinh tế của Việt Nam trước đây buộc chúng ta phải chuyển sang pháttriển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là một nhu cầu khách quan khi thị trường quốc tếcàng có sự đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm trong khi cơ sở sản xuất, chế biến nôngthủy sản ở nước ta còn lạc hậu, lực lượng sản xuất xã hội rất nhỏ, không thể đáp ứngđược yêu cầu của quốc tế Việc chuyển sang hình thức kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

là một bước tiến lớn của nước ta, nó không chỉ đẩy lùi được nền kinh tế tự nhiên, khắcphục được các hậu quả mà nền kinh tế tập trung mang lại mà còn đẩy mạnh sự nghiệpCông nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, mở rộng giao lưu kinh tế trong nước đồng thờigiúp kinh tế nước nhà hòa nhập vào kinh tế khu vực và thế giới

Từng là một nước có nền kinh tế kém phát triển đồng thời cũng chịu nhiều ảnhhưởng nặng nề từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây Sau gần 30 năm cải cáchphát triển, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có những khởisắc, tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước khi từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh

tế - xã hội Cơ sở vật chất - kỹ thuật ngày càng được cải thiện, mức sống của các tầng lớpnhân dân không ngừng được nâng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh phân công lao động

xã hội

Tại Việt Nam, với tiềm năng mạnh về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đadạng, vị trí địa lý thuận lợi và nguồn lực đông đảo cùng với đường lối, chính sách hiệuquả của Đảng và Nhà nước, nước ta có sự đa dạng về hàng hóa, sản phẩm Dựa vào đặc

Trang 13

điểm và mục đích sử dụng của từng loại hàng hóa, ta có thể chia thành 3 loại cơ bản sau:hàng công nghiệp, hàng nông, lâm thủy sản, và hàng dịch vụ.

- Hàng công nghiệp: xã hội ngày càng phát triển hiện đại, thúc đẩy sản xuất các mặthàng điện tử như: điện thoại, tivi, máy tính…và một số sản phẩm khác như: ô tô, thiết bịđiện, quần áo phụ kiện…

- Hàng nông sản: Sở hữu diện tích đất đai canh tác rất lớn, tạo điều kiện thuận lợicho sản xuất nông sản với số lượng lớn và đa dạng các mặt hàng, chủ yếu sản phẩm nôngnghiệp chia thành hai loại là trồng trọt (lúa, cà phê, cao su,…) và chăn nuôi (gà, lợn,bò…)

- Hàng thủy sản: Chủ yếu là đánh bắt ven biển, sản lượng nuôi trồng còn hạn chếnhưng đang dần được tập trung hơn do tránh tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiênbiển

- Hàng lâm sản: Được đầu tư máy móc, thiết bị và trình độ chuyên môn, nên cónhiều bước tiến quan trọng không kém các ngành khác Chủ yếu xuất khẩu gỗ và các sảnphẩm từ gỗ

- Hàng dịch vụ: Đảng và Nhà Nước có nhiều chính sách khuyến khích nâng caodịch vụ, chất lượng sống của người dân ngày càng được quan tâm thông qua nâng cấp cácdịch vụ về sức khỏe, tinh thần,… cũng như từng bước đưa nước ta ra quốc tế khi tích cực

mở rộng tham quan, du lịch trong nước

Không chỉ sản lượng hàng hóa được chú trọng mà chất lượng sản phẩm cũng đượcđặc biệt quan tâm vì chất lượng chính là sự đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, hàng sảnxuất ra phải phù hợp với mục đích và điều kiện sử dụng Từ đó, Nhà nước đã có một sốchính sách quản lý về chất lượng hàng hóa, dịch vụ gồm:

- Trực tiếp giám sát các cơ sở kinh doanh, sản xuất trong việc thực hiện những quyđịnh về chất lượng hàng hóa, có biện pháp xử lí đối với các trường hợp vi phạm, bảo vệlợi ích của người tiêu dùng

- Quy định tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế về chất lượng hàng hóa, cấp giấy xácnhận tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ đủ tiêu chuẩn

Ngày đăng: 29/11/2024, 21:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w