So sánh vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Vùng đặc quyền kinh tế Thềm lục địaKhái niệm Điều 55 UNCLOS 1982: “một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liềnvới lãnh hải.” Điều 57 U
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT QUỐC TẾ – LỚP TM48A2
LUẬT BIỂN - TUẦN 4 GIẢNG VIÊN: Th.S HÀ THỊ HẠNH
Nhóm 7 - Lớp TM48A2
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 9 năm 2024
MỤC LỤC
1 So sánh vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 3
2 Thực tiễn phân định vùng biển thuộc “chủ quyền” giữa VN và các nước (Nội thủy, lãnh hải) 7
3 Thực tiễn phân định vùng biển thuộc “quyền chủ quyền” giữa VN và các nước (ĐQKT, TLĐ) 9
4 Phân biệt đặc điểm tranh chấp quốc tế về biển với đặc điểm tranh chấp trong nước 9
5 Phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp về biển: nhóm biện pháp ngoại giao 10
6 Phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp về biển: nhóm biện pháp tư pháp 11
7 Phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp trước Tòa án QT/Trọng tài/Trọng tài đặc biệt về luật biển (phụ lục VI, phụ lục VII, phụ lục VIII UNCLOS 1982) 12
8 So sánh giữa biện pháp giải quyết tranh chấp trước Tòa án quốc tế về luật biển với Trọng tài quốc tế về luật biển 16
Trang 3CÂU HỎI LUẬT BIỂN TUẦN 4
1 So sánh vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Vùng đặc quyền kinh tế Thềm lục địaKhái niệm Điều 55 UNCLOS 1982: “một vùng
nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liềnvới lãnh hải.”
Điều 57 UNCLOS 1982: “Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ
sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.”
Khoản 1 Điều 76 UNCLOS 1982: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia
đó, trên toàn bộ phần kéo dài tựnhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ờ khoảng cách gần hơn.”Điều 15 Luật biển Việt Nam 2012:
“Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải
lý tính từ đường cơ sở.”
Điều 17 Luật biển Việt Nam 2012: “Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.”
Xác định
chiều rộng
Theo UNCLOS 1982: không được
mở rộng quá 200 hải lý tính từ đường
cơ sở
Theo Điều 76 UNCLOS 1982:
- Đối với các quốc gia có thềm lục địa hẹp (nhỏ hơn hoặc bằng
200 hải lý): các quốc gia tuyên
bố thềm lục địa rộng 200 hải lý
Trang 4tính từ đường cơ sở
- Đối với các quốc gia có thềm lục địa rộng (trên 200 hải lý):+ Cách 1: Có bao nhiêu tuyên
bố bấy nhiêu, không vượt quá
350 hải lý tính từ đường cơ sở+ Cách 2: Tuyên bố 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2500m.Theo Luật biển Việt Nam 2012: hợp
với lãnh hải 200 hải lý tính từ đường
200 hải lý tính từ đường cơ sở
- Đối với phía Nam: Việt Nam tuyên bố thềm lục địa rộng 350 hải lý tính từ đường cơ sở Quy chế pháp
lý
Theo UNCLOS 1982:
- Về các quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển (Điều 56)
+ Các quyền thuộc chủ quyền về việcthăm dò khai thác, bảo tồn và quản lýcác tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò
và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng
từ nước, hải lưu và gió
+ Các quyền tài phán:
Theo UNCLOS 1982:
- Các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia venbiển:
+ Điều 77: Các quyền thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa mang tính chất đặc quyền
+ Điều 79, 80, 81: Đặt dây cáp, ống dẫn ngầm, đảo nhân tạo, thiết bị và công trình, khoan ở thềm lục địa
- Nghĩa vụ:
Trang 5i Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân
tạo, các thiết bị và công trình;
ii Nghiên cứu khoa học về biển;
iii Bảo vệ và gìn giữ môi trường
biển;
iv Các quyền và các nghĩa vụ khác
do Công ước quy định
- Biện pháp bảo đảm (Điều 73): thi
hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả
việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và
khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn
trọng các luật và quy định mà mình
đã ban hành theo đúng Công ước
- Nghĩa vụ của các quốc gia ven biển:
+ Quốc gia ven biển phải tính đến
các quyền và nghĩa vụ của các quốc
gia khác và hành động phù hợp với
Công ước (khoản 2 Điều 56)
+ Bảo tồn các nguồn lợi sinh vật
(Điều 61)
+ Tôn trọng các quyền của các quốc
gia không có biển tại Điều 69, các
quốc gia bất lợi về địa lý tại Điều 70
- Quyền và nghĩa vụ của các quốc
gia khác:
+ Quyền tự do hàng hải và hàng
không, quyền tự do đặt dây cáp
ngầm, quyền tự do sử dụng biển vào
Trang 6+ Nghĩa vụ tôn trọng các quyền và
nghĩa vụ của các quốc gia ven biển,
tuân thủ luật và quy định của quốc
gia ven biển (khoản 3 Điều 58)
Theo Luật biển Việt Nam 2012
Điều 16:
- Quyền chủ quyền và quyền tài
phán:
+ Quyền chủ quyền về việc thăm dò,
khai thác, quản lý và bảo tồn tài
nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy
biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển; về các hoạt động khác nhằm
thăm dò, khai thác vùng này vì mục
đích kinh tế
+ Quyền tài phán về lắp đặt và sử
dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công
trình biển; nghiên cứu khoa học iển,
bảo vệ và gìn giữ môi trường biển
+ Các quyền và nghĩa vụ khác phù
hợp với pháp luật quốc tế
- Nghĩa vụ của các quốc gia ven
biển: tôn trọng quyền tự do hàng hải,
hàng không; quyền đặt dây cáp, ống
+ Quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào
+ Tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam, không làm phương hại đến quyền chủ
Trang 7- Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác: tự do hàng hải, hàng
không; đặt dây cáp, ống dẫn ngầm vàhoạt động sử dụng biển hợp pháp
quyền, quyền tài phán quốc gia
và lợi ích quốc gia trên biển
- Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác:
+ Thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc
tế mà nước CHXHCNVN là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của PL Việt Namhoặc được phép của Chính phủ Việt Nam
2 Thực tiễn phân định vùng biển thuộc “chủ quyền” giữa VN và các nước (Nội thủy, lãnh hải)
- Khái niệm: Phân định biển là hoạt động xác định phạm vi, giới hạn của các vùng
biển giữa các quốc gia hữu quan
- Việc phân định biển dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc công bằng và
nguyên tắc thỏa thuận
- Nguyên tắc thỏa thuận: Phải phù hợp với các nguyên tắc của Luật quốc tế Phương
pháp phân định biển:
+ Phương pháp đường trung tuyến: nếu các quốc gia có bờ biển ở đối diện nhau theo
Điều 15 UNCLOS 1982
+ Phương pháp đường cách đều: nếu các quốc gia có đường bờ biển liền kề nhau.
- Nguyên tắc công bằng: xuất phát từ hoàn cảnh địa lý, điều kiện xung quanh
- Phân định vùng biển thuộc “chủ quyền” gồm phân định “Lãnh hải” (biên giới biển)
- Phân định “Lãnh hải” trong trường hợp có sự chồng lấn/tiếp giáp lãnh hải giữa cácquốc gia hữu quan: dựa trên nguyên tắc thỏa thuận (ký kết ĐƯQT) theo Điều 15
UNCLOS 1982: “Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không
quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi
Trang 8điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch
sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác.”
- Phân định “Lãnh hải” trong trường hợp không có sự chồng lấn/tiếp giáp lãnh hải giữa các quốc gia: Trong trường hợp này các quốc gia ven biển tự xác định phạm
vi, giới hạn của “Lãnh hải” phù hợp với các quy định trong UNCLOS 1982 Quốc gia ven biển tự xác định “Đường cơ sở” theo Điều 5, 7 UNCLOS 1982 Và các quốc gia tự xác định chiều rộng “Lãnh hải” thông qua Điều 3 của UNCLOS 1982
- Trong trường hợp này, ranh giới ngoài của “Lãnh hải” chính là biên giới quốc gia trên biển, phân định các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển (Nội thủy, Lãnh hải) với các vùng biển tiếp liền “Lãnh hải” mà quốc gia đó các có quyền chủ quyền và quyền tài phán theo UNCLOS 1982 (vùng Tiếp giáp lãnh hải, vùng Đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa)
- Thực tiễn phân định vùng tiếp giáp lãnh hải giữa các quốc gia trong thời gian gần đây cho thấy các quốc gia về cơ bản đã chấp nhận áp dụng những quy định về phân định lãnh hải trong Điều 15 UNCLOS 1982 cho việc phân định vùng tiếp giáp lãnh hải
- Đối với phân định nội thuỷ việc áp dụng các quy định của Điều 15 UNCLOS 1982
đã được chấp nhận cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn quốc tế
● Ví dụ: Phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc Tại khu vực ngoài cửa sông Bắc Luân, nơi bờ biển hai nước nằm tiếp liền nhau, lãnh hải hai nước cũng có sự “chồng lấn” cần được phân định Hai nước phải tiến hành đàm phán để phân định lãnh hải nhằm xác định biên giới trên biển Ngày 25/12/2000 tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hai nước đã ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ.Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ gồm 11 điều khoản, quy định về một đường phân định nối tuần tự 21 điểm có tọa độ địa lý cụ thể để phân định rõ ràng lãnh hải
- đường biên giới trên biển của hai nước (từ điểm số 1 đến điểm số 9)
3 Thực tiễn phân định vùng biển thuộc “quyền chủ quyền” giữa VN và các nước (ĐQKT, TLĐ)
1 Cơ sở pháp lý:
Trang 91.1 UNCLOS 1982:
- Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng này kéo dài 200 hải lý từ đường cơ sở Trong
vùng đặc quyền kinh tế , quốc gia có quyền chủ quyền về khai thác tài nguyên sinh vật vàkhông sinh vật, cũng như quyền quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và bảo vệmôi trường
- Thềm lục địa: Là phần mở rộng của lãnh thổ dưới biển, quốc gia có quyền khai
thác tài nguyên Thềm lục địa có thể kéo dài hơn 200 hải lý nếu quốc gia chứng minh cócấu trúc địa lý phù hợp
1.2 Luật Biển Việt Nam
- Vùng đặc quyền kinh tế: Trên cơ sở UNCLOS năm 1982, tại Điều 15, Luật Biển
Việt Nam năm 2012 đã xác định: “Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền
và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở”.
- Thềm lục địa: Theo Điều 17 Luật Biển Việt Nam 2012, thềm lục địa là vùng đáy
biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn
bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam
cho đến mép ngoài của rìa lục địa
2 Thực tiễn phân định:
2.1 Việt Nam và Indonesia:
Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vàCộng hòa In-đô-nê-xi-a được Chính phủ hai nước ký ngày 26 tháng 6 năm 2003 và cóhiệu lực từ ngày 29 tháng 5 năm 2007 Hiệp định gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Về vùng chồng lấn trên biển: Bờ biển Việt Nam và In-đô-nê-xi-a cách nhau 250 hải lý.
Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, hai nước đều có quyền mở rộngquyền tài phán của mình ra tới hạn 200 hải lý, nên đã tạo ra một vùng chồng lấn rộngkhoảng 40.000 km2
Trang 10- Những quy định chung: Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và
In-đô-nê-xi-a được lập dựa trên cơ sở các quy định của luật quốc tế, nhất là Công ướcLiên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, điều kiện thực tế của khu vực biển liên quan, trênnguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạmlẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồntại hòa bình; củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác, giữ gìn ổn định và thúc đẩyphát triển trên biển; thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, giải quyếtmột cách công bằng hợp lý
- Theo Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa hai nước, phía Việt Nam đạt63%, phía In-đô-nê-xi-a đạt 37% diện tích vùng chồng lấn (nêu tại khoản 1, Điều 1 củaHiệp định)
Về chế độ pháp lý: Hai bên cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán của nhau đối với thềm lục địa được xác định theo Hiệp định
- Trong trường hợp có các cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên, hoặc tài nguyên khoáng sản nằmvắt ngang Đường phân định, hai bên sẽ thông qua hiệp thương hữu nghị để thỏa thuậnviệc khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo
- Mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích và thực hiện Hiệp định này sẽ được giảiquyết một cách hòa bình, hữu nghị thông qua thương lượng
- Việc phân định ranh giới thềm lục địa giữa hai nước theo Hiệp định này không ảnhhưởng hoặc phương hại đến lập trường của mỗi bên đối với các quy phạm luật pháp quốc
tế về biển
- Ý nghĩa: Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a là
một giải pháp và kết quả công bằng, có cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, phù hợp vớiđiều kiện và hoàn cảnh khách quan, đáp ứng một cách hợp tình, hợp lý lợi ích chính đángcủa mỗi bên; đánh dấu một mốc mới rất quan trọng trong quan hệ láng giềng, hữu nghị vàtạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam vàIn-đô-nê-xi-a, góp phần quan trọng cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực
và trên thế giới
2.2 Việt Nam và Thái Lan
Hiệp định về phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan được Chính phủNước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan ký ngày 9 tháng 8
Trang 11năm 1997 và chính thức có hiệu lực vào ngày 27 tháng 2 năm 1998; gồm các nội dungchính sau:
- Về vùng chồng lấn trên biển: Vịnh Thái Lan (còn gọi là vịnh Xiêm) là một biển nửa kín,
với diện tích khoảng 300.000 km2, giới hạn bởi bờ biển bốn nước là Thái Lan (1.560 km),Việt Nam (230 km), Ma-lai-xi-a (150 km) và Cam-pu-chia (460 km) Vịnh thông ra biểnĐông ở phía Nam bằng một cửa duy nhất hợp bởi mũi Cà Mau và mũi Treng-gra-nu cáchnhau chừng 400 km (215 hải lý) Vịnh khá dài (khoảng 450 hải lý), nhưng có diện tíchnhỏ, chiều rộng trung bình là 385 km (208 hải lý) Do đó, theo Công ước Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982, toàn bộ Vịnh là đối tượng của các yêu sách mở rộng quyền tàiphán của các quốc gia ven biển ra tới hạn 200 hải lý Việt Nam và Thái Lan là hai nước
có bờ biển đối diện, cùng có quyền mở rộng vùng biển của mình, do đó đã tạo ra mộtvùng chồng lấn rộng khoảng 6.074 km2
- Các quy định chung: Hiệp định được lập dựa trên cơ sở các quy định của luật pháp quốc
tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, điều kiện tự nhiên cụ thể củakhu vực biển liên quan (chiều dài hướng chung của đường bờ biển, hiệu lực của đảo,phương pháp vạch đường trung tuyến, lợi ích của các bên )
- Về vùng khai thác chung giữa Thái Lan và Ma-lai-xi-a có một khu liên quan tới ViệtNam thì Việt Nam và Thái Lan sẽ thỏa thuận cùng với Ma-lai-xi-a giải quyết thông quađàm phán; trường hợp có một mỏ dầu hoặc khí tự nhiên hoặc mỏ khoáng sản nằm vắtngang qua đường ranh giới giữa hai bên thì các bên sẽ thông báo cho nhau mọi thông tinliên quan và thỏa thuận về cách thức khai thác, lợi nhuận sẽ được phân chia công bằng
- Ý nghĩa: Hiệp định phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan là hiệp
định phân định biển đầu tiên đạt được trong vịnh Thái Lan Đây cũng là hiệp định vềphân định biển đầu tiên được ký kết tại khu vực Đông Nam Á sau khi Công ước Liên hợpquốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực; đồng thời, cũng là hiệp định phân chia cả thềmlục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước thành viên ASEAN có tranh chấp biển.Hiệp định này cũng khẳng định xu thế có thể thỏa thuận về một đường biên giới biển duynhất, phân định đồng thời thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong các vùng biểnkhông rộng quá 400 hải lý giữa các bờ biển đối diện nhau Hiệp định cũng khẳng định xuthế phân định biển công bằng thông qua việc áp dụng phương pháp đường trung tuyến cóđiều chỉnh
Trang 124 Phân biệt đặc điểm tranh chấp quốc tế về biển với đặc điểm tranh chấp trong nước
Các chủ thể LQG: Thường là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ trong
cùng một quốc gia Cá nhân là những người có quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý riêng biệt
Họ có khả năng khởi kiện và bị kiện trong các vụ án, thể hiện quyền công dân của
Trang 13mình.Tổ chức có thể là tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội hoặc các cơ quan nhà nước.Chúng có tư cách pháp nhân, tức là có thể tham gia vào các giao dịch và kiện tụng giốngnhư cá nhân.Ví dụ, một công ty có thể khởi kiện một đối thủ cạnh tranh vì đã sao chépnsản phẩm của mình Chính phủ, bao gồm các cơ quan nhà nước, bộ, ngành, có quyền lực
và trách nhiệm pháp lý đối với công dân và tổ chức trong nước.Chính phủ có thể tham giavào tranh chấp khi có vấn đề về thực thi luật pháp, chính sách công hoặc khi một cá nhânhoặc tổ chức kiện chính phủ vì lý do vi phạm quyền lợi Chẳng hạn, một công dân có thểkiện một cơ quan nhà nước vì đã ra quyết định hành chính trái pháp luật
Các chủ thể của LQT: quốc gia, tổ chức liên chính phủ, các dân tộc đang đấu
tranh để giành quyền tự quyết, một số chủ thể đặc biệt Trong đó, các quốc gia sẽ là chủthể chủ yếu và các cơ quan tài phán hiện nay cũng thành lập chủ yếu giải quyết các tranhchấp giữa các quốc gia
VD: Tòa án công lý quốc tế trong thẩm quyền của mình chỉ giải quyết tranh chấp giữacác quốc gia, tức là nếu như các tổ chức quốc tế có tranh chấp không đưa ra Tòa đượcnhưng có thể nhờ đưa ra các tư vấn pháp lý và kết luận này không có giá trị bắt buộcgiống như phán quyết nhưng có thể xem là một nguồn tham khảo lớn
Lưu ý: Việc giải quyết tranh chấp giữa hai doanh nghiệp do hai nước ký kết làm ăn
phát sinh tranh chấp về hợp đồng nhưng nếu chỉ dừng ở đó thì không phải là tranh chấpquốc tế dù vấn đề này thuộc lĩnh vực thương mại quốc tế nhưng là thương mại quốc tếmang tính chất tư Tuy nhiên nếu hai quốc gia với danh nghĩa bảo hộ cho doanh nghiệp,cho pháp nhân của mình đứng ra dàn xếp và giải quyết thì có thể phát sinh tranh chấpgiữa các quốc gia, trở thành quan hệ thương mại quốc tế mang tính chất công
Đối tượng điều chỉnh:
Đối với LQT: Các quan hệ pháp luật thuộc đối tượng điều chỉnh của LQT.Các
tranh chấp này thường liên quan đến mối quan hệ giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế,hoặc cá nhân/ tổ chức từ các quốc gia khác nhau Ví dụ, tranh chấp về biên giới, thươngmại quốc tế, vi phạm các điều ước quốc tế
Đối với LQG: Các tranh chấp này thường liên quan đến các vấn đề pháp lý nội bộ
của một quốc gia, như hợp đồng, quyền sở hữu, tranh chấp lao động, hoặc các hành vi viphạm pháp luật
5 Phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp về biển: nhóm biện pháp ngoại giao
Biện pháp ngoại giao bao gồm đàm phán, trung gian, hòa giải và sử dụng các cơ chế, dàn xếp hay tổ chức khu vực và quốc tế Kết quả của việc sử dụng các biện pháp
Trang 14ngoại giao thường là các nghị quyết, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế hoặc các cam kết và các điều ước quốc tế được các bên tranh chấp ký kết.
CSPL: khoản 1 Điều 33 Hiến chương LHQ, UNLOS 1982
- Biện pháp Hoà giải: Bên thứ ba thực hiện với vai trò vừa là bên trung gian, có thể
áp dụng biện pháp điều tra Đồng thời, bên thứ ba tham gia sâu hơn vào quá trình giải quyết tranh chấp bằng việc cùng tham gia đàm phán, đề xuất các giải pháp, soạn thảo dự thảo nghị quyết và đưa ra kết luận giải quyết tranh chấp
+ Chủ thể: Ngoài các bên tranh chấp, còn có sự xuất hiện của ủy ban hòa
giải Ủy ban hòa giải có thể do các bên thỏa thuận hoặc theo quy chế có sẵntrong các điều ước quốc tế, ví dụ: Phụ lục V UNCLOS 1982, Phục lục Công ước, Vienna 1969 về Luật Điều ước quốc tế
● Thứ nhất, có phát sinh tranh chấp liên quan đến giải thích và
áp dụng Công ước UNCLOS 1982
● Thứ hai, tất cả các bên đang có tranh chấp cùng đồng ý thực hiện thủ tục hòa giải theo quy định UNCLOS để giải quyết tranh chấp phát sinh
● Thứ ba, các bên có thông báo bằng văn bản cho nhau và gửi cho cơ quan hòa giải yêu cầu thành lập Ủy ban hòa giải
* Thủ tục hòa giải bắt buộc: (Điều 297 và Mục 2, Phụ V UNCLOS 1982).
❖ Khi phát sinh tranh chấp được nêu trong Điều 297, 298 UNCLOS, một trong các bên tranh chấp có quyền yêu cầu tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục của UNCLOS 1982 mà không cần sự đồng ý của bên tranh chấp còn lại Sự không đồng ý hoặc không tham gia của phía bên kia không làm cản trở tiền trình hòa giải
+ Uư điểm: