[16; tr.408] Trong bài “Ngôi buôn nhớ mẹ ta xưa- một bài thơ hay về mẹ in trong tạp chí Ngôn Ngữ số 6”, nhà phê bình Đặng Hiển nhận xét: “Bài /hơ đã động thấu đến những tình cảm thiêng
Trang 1
TRUONG DAI HOC VO TRUONG TOAN
KHOA KHOA HOC CO BAN
ae KH _
HINH ANH NGUOI ME TRONG THO NGUYEN DUY
LUAN VAN TOT NGHIEP DAI HOC
CHUYEN NGANH: VAN HOC
UNG THI KIM PHA
Hậu Giang- 2014
Trang 2
TRUONG DAI HOC VO TRUONG TOAN
KHOA KHOA HOC CO BAN
ae KH _
HINH ANH NGUOI ME
TRONG THO NGUYEN DUY
LUAN VAN TOT NGHIEP DAI HOC CHUYEN NGANH: VAN HOC
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
UNG THỊ KIM PHA
MSSV:1056010057
Lớp: Đại học Ngữ văn Khóa: 3
TS NGUYEN LAM DIEN
Trang 3MUC LUC Muc luc
MO ĐẦU
1 Lido Chon d@ tai c.cccccccccccccsseccscssssssssecssecsucssssessecsseesseessecsseesseessessseesseesseesseessesseeen 1
2 Lich Ste VAI GG ooo cecccccecccccssecssecssccssecssecssecssecsseessecssecssesssecssecssetssusesetesecesateratesseesstenaseraee 2
3 Mu dich nghién CW oo 4 ghi), ải mẽ 4
5 Phurong phap mghiém CW ou 5
Chuong 1 NHUNG NET CHINH VE HINH ANH NGUOI ME TRONG
THO VIET NAM HIEN DAI VA NHA THO NGUYEN DUY
1.1 Những nét chính về hình ảnh người mẹ trong thơ ca Việt Nam hiện đại 6
1.1.1 Hình ảnh người mẹ trong thơ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 6 1.1.2 Hình ảnh người mẹ trong thơ Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 9
1.2 Nhà thơ Nguyễn Duy . - << SE 151515111 111111 113131313111 111 krki 15
1.2.1 CUOC GOD oo 15 1.2.2 Con QuOng tho ooo eeeecccceessececsssneeeeeseneeeessneeceseaeecesseaeeeecesseeeesesseneeseseanes 17
Chuong 2 VE DEP NGUOI ME TRONG THO NGUYEN DUY
2.1 Vẻ đẹp của tinh yêu thương .- - <1 S1 ng ng re 27
2.1.2 Tinh yéu thuromg 30 2.2 Vé dep ctia su tao tan va dite hy Sinh oo eeeeeeceeess cess eseseesesestsesteeeeseeseseees 36
2.2.1.Vé dep ctla SU tho ta ieee eeceeeecesceecsseescsesesstsscetsssetsssetsssetsecetssenstsseensseeeans 36
2.2.2 Vẻ đẹp của đức hy sinh - - - - -Ă ng ng kp 39 2.3 Vẻ đẹp của niềm khao khát về cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc 42 2.3.1 Khao khát về cuộc sống gia đình trong tình yêu thương 42 2.3.2 Khao khát về cuộc sống gia đình trong niềm hạnh phúc 46
Chương 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸ
TRONG THƠ NGUYÊN DUY
3.1 Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian +2 2 s+EEE£E+EE£EeEErEerxreee 50
Trang 43.1.1 Ste dung thanh ngth occ cccccceccessneecessneeeeeseeneeeeeseaeeeeeseeaeeesessseeeeessanes 50
3.2 Sử dụng các biện pháp nghệ thuật . - - 5 S5 BS ng 59
3.1.1 Giọng trăn trỞ SUY ẨƯ .- Ă S SH re 66
KẾT LUẬN .- - G1 Cư ngưng neo 74
Tài liệu tham khảo
Phân phụ lục
Trang 5LOI CAM ON
—-#›iHœs
Là sinh viên ngành Cử nhân Văn học của trường Đại học Võ Trường Toản,
được làm luận văn tốt nghiệp đó là niềm vinh dự lớn lao đối với tôi Luận văn đó là
cơ hội đề tôi thể hiện những kiến thức, kỹ năng đã học được trong suốt quá trình
học tập, cũng như thử thách để tôi vận dụng những kiến thức đã được học tại nhà
trường Luận văn cũng là hành trang quý báu khi tôi ra trường và vững bước ở tương laI
Đề hoản thành luận văn, cùng với những nỗ lực của bản thân, người viết nhận được sự động viên, giúp đỡ của rất nhiều người
Đầu tiên tôi vô cùng biết ơn Cha Mẹ - Người đã sinh thành dưỡng dục cho tôi
sức mạnh, cũng như là nguồn động viên, ủng hộ rất lớn cho tôi cả về vật chất lẫn
tinh than
Người viết xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ts Nguyễn Lâm Dién- Thay đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn người viết trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin gửi lời cảm ơn đến thầy, cô giáo trong Khoa khoa học cơ bản, đã cung cấp cho người viết những kiến thức quý báo trong quá trình học tập
Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cám ơn đến các bạn, những người đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này
Người viết xin chân thành cảm ơn!
Hậu Giang, ngày thang nam 2014
Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Ung Thị Kim Pha
Trang 6LOI CAM DOAN
sLLiae
Toi xin cam doan rang dé tai này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Sinh viên thực hiện (Ky va ghi roho tén) Ung Thi Kim Pha
il
Trang 7HINH ANH NGUOI ME TRONG THO NGUYEN DUY
MO DAU
1 Lí do chọn đề tài
“Thơ chống Mỹ mang sức sống mới của dòng thơ trẻ So với các giai đoạn thơ
ca trước, lực lượng thơ trẻ trong những năm chống Mỹ khá đông đảo và sung sức nhự: Lê Anh Xuân, Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điểm, Nguyễn Duy, Đặc biệt là
Nguyễn Duy” [9; tr.164- 165]
Nguyễn Duy là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ trưởng thành
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và tiếp tục bền bỉ sáng tác ở những năm sau này Trong giai đoạn này ông cho ra đời các tập thơ như: ánh trăng, Mẹ và em, Đường xa, Về, Nhìn ra bể rộng trời cao, Khoảng cách, Bụi, Trong suốt 30 năm
sáng tác của mình, Nguyễn Duy đã đẻ lại những tập thơ hay, nhiều bài tho dé di sau
vào lòng người đọc qua nhiều thế hệ
Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng trữ tình và chất
thời sự đậm đặc Nhiều bài thơ là tiếng nói khẳng khái bộc trực đầy ngang tàng mà trần thế, giàu chiêm nghiệm và mang tinh thần công dân sâu sắc, điều này đã tạo nên phong cách, dấu ấn riêng khó nhằm lẫn với bất kỳ nhà thơ nào khác
Năm 1973, ông đoạt giải nhất báo Văn nghệ với chùm thơ (7re Việt Nam, Bau trời vuông, Hơi ấm Ö rơm)
Năm 1985, Nguyễn Duy được Hội Nhà văn trao giải thưởng với tập thơ Anh
trăng
Năm 2007, ông được trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
Nguyễn Duy là một trong số không nhiều cây bút đã góp phần và làm mới thể thơ lục bát bằng những tìm tòi, sáng tạo theo hướng hiện đại Điều đó đã tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn riêng trong thơ ông
Bên cạnh đó, Nguyễn Duy cũng viết nhiều về đề tài mang tầm vóc thời đại,
dân tộc và ông cũng viết nhiều về những vấn đề bình thường, giản dị như: cong
rơm, con cò, cây tre, cánh cò, những con người không tuổi, không tên, cần cù chịu thương chịu khó, gắn bó với ruộng đồng, lang mac, nổi bật là hình ảnh của những người bà, người mẹ, người chị, những người đã gắn bó với tuổi thơ và cuộc
đời Nguyễn Duy Họ xuất hiện thật giản dị gần gũi, chân thật
Những hình ảnh ay da dé lai trong tôi một an tượng sâu sắc khó quên, đặc biệt
Trang 8
-1-là hình ảnh người mẹ Khi đọc bài thơ “Ngôi buôn nhớ me ta xua” cha Nguyén
Duy, tôi bắt gặp được những hình ảnh thân quen, giản dỊ, mộc mạc với váy nhuộm bùn, những tình cảm thân yêu thiêng liêng, cao đẹp của tình mẹ con
Vì những lí do nêu trên, nên tôi chọn đề tài: “Hình ảnh người mẹ trong thơ Nguyễn Duy” để làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phân vào việc nghiên cứu thơ Nguyễn Duy và những đóng góp của ông đối với nền thơ ca dân tộc
đáng kể đối với nên thơ ca dân tộc, thơ ông mang phong vị dân đả, mỗi câu, mỗi
bài thơ như một khúc hat tam tinh, dim thắm, tha thiết, mộc mạc về một miền quê yên bình
Trong bài viết “chất nhựa của thơ tình Nguyễn Duy qua bài thơ Xuông đây”, Nhị Hà đã viết: “Đọc thơ tình của Nguyễn Duy tôi có cảm giác nhà thơ đã cho mình được đảnh ẩu giữa cải mơ và cải cải thực, giữa cải có và cải không Cảm xúc
dy nam ở những rung động tỉnh tế “Như đã, như chưa” của tình yêu Thơ anh như chất nhựa rịn ra từ bè mặt lát cắt ngang một cành cây mêm, bởi lưỡi dao cực mỏng, cực bén” [L3; tr.234]
Trong bài viết “Nguyễn Duy- người thương mễn đến tận cùng chân thật”, nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “/ơ Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc Nguyên Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người, những cuộc đời cân cù, gian khổ, không tuổi, không tên Đọc thơ Nguyễn Duy, thấy anh thường hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh
mình ” [24; tr.462]
Trong bài viết “đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy”, Nguyễn Quang Sáng cho rằng: “Một số bài khá thành tựu như Tre Việt Nam, Béu troi vuông, Hơi dm 6 rơm đã bộc lộ rõ nét một thế giới nội tâm có bản sắc để định hình thơ Nguyễn
Duy” [21; tr.89]
Bên cạnh đó, Nguyễn Quang Sáng cũng khẳng định thêm: “Mộ sự thật khách
Trang 9quan nữa, Nguyễn Duy vẫn sáng tác với bản sắc của mình, không biến dạng, không pha tạp do hoàn cảnh sống” [21; tr.87]
Về nội dung thơ Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Sáng nhận xét: “Nguyễn Duy
viết đều và có dung lượng về quả khứ và hiện tại,vê chiến tranh và tình yêu, về quê hương và gốc gác và những người thân ở gan lẫn xa cách, về con người và đất nước thông nhất” [21; tr.8§]
Về nghệ thuật thơ Nguyễn Duy, tác giả Nguyễn Quang Sáng cũng cho răng:
“Thơ Nguyễn Duy đượm tính dân tộc và nhuân nhuyễn ngôn ngữ dân gian Lời thơ don sơ gan gũi với khẩu ngữ Tư duy thơ hiện đại, hình thức tho thi phang phat phong độ cổ điển phương Đông” [21; tr.90]
Lê Lưu Oanh nhận xét: “Nguyễn Duy vẫn sử dụng hệ thông hình ảnh với những môtip dân gian để góp phân khẳng định phong cách dam thắm của mình với khúc ca dao làm câu, bông bông cái ngủ, lá rụng về cội, bèo dạt mây trôi, gừng cay muôi mặn, muôi xát lòng, câu giải yếm, nón chòng chành, áo qua cấu gió bay, con
`
A
cò bay lả bay la, con cò lặn lội, sông sâu do day’ (19; tr.189]
Còn Lê Quang Hưng nhận xét: “cách đựng tứ là một yếu tổ tạo nên chất dân gian trong thơ Nguyễn Duy Hôn thơ Nguyễn Duy, giọng thơ Nguyễn Duy gân gũi với dân gian phân sâu xa bởi từ thuở bé anh được sống nhiều với những câu ca dao, những truyện cổ tích của người bà thân thiết, Không chỉ qua thể thơ, giọng điệu mà chất dân gian của thơ Nguyễn Duy ngắm trong cách cảm, lỗi nghĩ, trong quả trình dàn dựng hình tượng thơ Tất cả những cải đó rất dân tộc, rất truyền thống, lai vừa rất hiện đại ” [17; tr.291]
Nguyễn Duy gắn bó máu thịt với đất nước, với nhân dân, với những người
bạn, người bà, người mẹ, người vợ và với chính mình Nhưng có lẽ sâu sắc nhất vẫn
là hình ảnh người mẹ, tảo tần, cần cù, chịu thương, chịu khó,
Vũ Văn Sỹ cho rằng: “cái đảng yêu nhất trong thơ Nguyên Duy là anh viết về đất nước, về nhân dân, về đông đội, về những người thân và về chính mình bang tam lòng thương mến đến tận cùng chân thật” [17; tr.471]
Đặc biệt “/hơ Nguyễn Duy có những bài viết rất được và những bài nào đã được là được hẳn và ông đưa ra một vài bài viét cu thé dé minh họa cho lời nới đó của mình như Ảnh trăng, Nghe tắc kè kêu trong đêm, Đò lèn, Ngôi buôn nhớ mẹ ta xưa, ” [l7; tr.459]
Trang 10Ta thấy thế giới nhân vật trong thơ Nguyễn Duy hau hết là những thảo dân sống cuộc sống giản dị và Chu Văn Sơn nhận ra thế giới nhân vật ấy trong thơ
Nguyễn Duy: “Họ jà những bà và mẹ” [16; tr.408]
Trong bài “Ngôi buôn nhớ mẹ ta xưa- một bài thơ hay về mẹ in trong tạp chí Ngôn Ngữ số 6”, nhà phê bình Đặng Hiển nhận xét: “Bài /hơ đã động thấu đến những tình cảm thiêng liêng nhất, sâu xa nhất và thân thương nhất của chúng ta, tình cảm đổi với mẹ bằng một hình thức nhuân nhị đến điêu luyện để trở thành như
là tiếng nói tự nhiên của lòng ta” [16; tr.43]
Trong bài “Hơi ấm ô rơm”, Vũ Quần Phương cho rằng: “không phải ai cũng được hưởng sự yêu thương mộc mạc của những bà mẹ như bà mẹ trong ngôi nhà tranh nhỏ bé ven động chiêm này ” [20; tr.94]
Trong bài “4nh trăng”, Lê Quang Hưng nhận xét: “Nguyễn Duy đã dựng lên những bài thơ gọn, chắc, vừa mang máu thịt của đời sống vừa có tâm tư tưởng cao Nguyên nhân quyết định có lẽ ở độ chính của cảm xúc, tình cảm và cách dựng tứ là một yếu tô tạo nên chất dân gian trong thơ Nguyễn Duy Hôn thơ Nguyễn Duy, giọng thơ Nguyễn Duy gân gũi với dân gian, phân sâu xa bởi từ thuở bé anh được sống nhiễu với những câu ca dao, những truyện cổ tích của người bà thân thiết"
thơ Nguyễn Duy
Thứ hai, để hiểu rõ tài năng thơ của Nguyễn Duy và vì sao ông lại viết nhiều
về hình ảnh người mẹ
4 Phạm vỉ nghiên cứu
Đối với đề tài nghiên cứu: “Hình ảnh người mẹ trong thơ Nguyễn Duy”, người
viết đi vào tìm hiểu các tập thơ của Nguyễn Duy nhằm làm nổi bật lên hình ảnh
người mẹ trong thơ ông Bên cạnh đó, người việt cũng nghiên cứu một vài bài thơ
Trang 11
_4-của các tác giả viết về hình ảnh người mẹ cùng thời như: Nguyễn Khoa Diém, Xuân Quỳnh, Hoàng Trung Thông, Và các nhà thơ trước đó như: Tố Hữu, Lưu Trọng
Lư, Tản Đà, để đối chiếu, so sánh nhằm làm nổi bật lên vẫn đề nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện luận văn này, người viết sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp: Người viết sử dụng phương pháp này để tập hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu có liên quan đến để tài Giúp cho người viết có được cái nhìn toàn diện để thấy duoc van dé mình đang nghiên cứu, từ đó có sự tiếp
thu kế thừa và phát huy
- Phương pháp hệ thống: Giúp người viết nhìn nhận vẫn đề đặt ra trong quan niệm nghệ thuật, quan điểm thấm mỹ của nhà thơ trong từng hoàn cảnh cụ thể khi
nhà thơ viết về mẹ
- Phương pháp so sánh: Người viết sử dụng để so sánh hình ảnh người mẹ trong thơ Nguyễn Duy với hình ảnh người mẹ trong thơ của một số nhà thơ khác như: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Trần Khắc Tám, Nguyễn Khoa Điềm nhằm làm nỗi
bật những nét đặc sắc của Nguyễn Duy khi viết về mẹ
Ngoài ra, người viết còn kết hợp sử dụng các thao tác phân tích, chứng minh, bình giảng đê làm rõ vân đê nghiên cứu
Trang 12Chương 1
NHUNG NET CHINH VE HINH ANH NGUOI ME TRONG THO
VIET NAM HIEN DAI VA NHA THO NGUYEN DUY
1.1 Những nét chính về hình ảnh người mẹ trong thơ ca Việt Nam hiện đại 1.1.1 Hình ảnh người mẹ trong thơ ca Việt Nam trước Cách mạng thắng Tám
Trong cuộc chiến tranh trường kỳ của dân tộc, bên cạnh việc ca ngợi tình yêu sông núi, ca ngợi cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc với những con người bất khuất, kiên cường, anh đũng, các nhà thơ còn ngợi ca hình ảnh những bà mẹ tay
không đánh giặc với ý chí kiên cường, tinh thần thép họ đã âm thầm hy sinh niềm
hạnh phúc, tuổi thanh xuân cho quê hương, đất nước, cho công cuộc đầu tranh hào hùng, vĩ đại của dân tộc Mặc dầu sống trong hoàn cảnh nghèo khó, tuổi cao, sức yếu, không còn người thân, nhưng tỉnh thần và ý chí của những bà mẹ, bà má thì không hề mềm yếu mà ngược lại rất kiên cường, cứng gắn, quyết bám trụ, quyết
đánh đuôi kẻ thù xâm lược đến cùng
Qua bài thơ Bà má Hậu Giang nhà thơ Tổ Hữu đã ngợi ca hình ảnh bà má
sống một mình trong túp lều tranh, nhưng má luôn tận tụy, lo lắng cho các con, cho Cách mạng Một mình má, chỉ một mình thôi nhưng má đảm đương hết mọi việc,
má chuẩn bị day đủ lương thực cho các con và niềm vui được thể hiện trong nụ cười chứa đây tình yêu thương:
“Má già trong túp lều tranh Ngôi bên bếp lửa đun cành củi khô Một mình má, một nỗi to
Cơm vừa chín tới, vùi tro, má cười ”
(Bà má Hậu Giang- Tô Hữu) Tuy tuổi già sức yếu, nhưng ý chí và tỉnh thần của má thì không hề mềm yếu
mà trái lại má rất kiên cường, thà hy sinh bản thân, thà bị tra khảo đánh đập má quyết bảo vệ các con, đối diện với kẻ thù má không hè khiếp sợ, trái lại má rất anh
dũng, “Má hét lớn: tụi bây đồ chó!”
Đối với các con, má có một niềm tin vững trải, sắt đá, “Giết bay, có các con tao tram vùng”, một mình má hy sinh đê cho hàng triệu người con, hàng triệu
Trang 13
-6-người trên mọi miên đât nước được sông, các con sông đông nghĩa toàn dân tộc được sông, Cho nên má hy sinh không hê tiệc nuôi mà ngược lại má rât tự hào về
sự hy sinh của mình:
“Má già lấy bẩy như tàu chuối khô
Má ngã xuống bên lò bếp đỏ Thăng giặc kia đứng ngó trừng trừng
Nhu rung duoc manh, nhe rung tram thom!
Thân tao chế, dạ chẳng sởn!” ”
(Ba má Hậu Giang- Tô Hữu) Thời kỳ này, ngoài việc nhà thơ sáng tác để phục vụ cho công cuộc kháng chiến, ca ngợi những anh hùng dân tộc, Song bên cạnh đó, họ còn sáng tác những
bài thơ để nói về những tình cảm rất đời thường nhưng chứa đựng nhiều triết lí
nhân sinh cao đẹp về tình mẫu tử
Hình ảnh một bà mẹ tựa cửa đợi con tan học, cùng nhau quây quân bên mâm cơm, tuy nghèo nhưng ấm áp, đầm ấm và tràn ngập tình yêu thương:
“Tan buổi học, mẹ già ngôi tựa cửa
Mắt trông con, đứa đứa vé dan
Xa xa con đã tới gân Các con về dân quây quân bữa ăn ”
(Cảnh vui nha nghéo- Tan Đà)
Trong thời kì chiến tranh, xã hội phải đối điện với rất nhiều khó khăn, thiếu
thốn nhưng mẹ luôn mong muốn, luôn ước ao các con sẽ hiểu được nỗi lòng của mình mà cố gắng ra sức học hành, cho dù mẹ có khó nhọc, vất vả như thế nào me
vẫn thấy vui lòng:
“Khắp xã hội nghèo ai đó
Trang 14
Mẹ thương con thời cố công nuôi Những con nhà khó kia ơi
Có thương cha mẹ thì vui học hành ”
(Cảnh vui của nhà nghèo- Tản Đà) Một cái tết nghèo nhưng chứa đựng tấm lòng và biết bao tình cảm công sức của mẹ, ngày tết mẹ vẫn chu toàn, chuẩn bị mọi thứ cho gia đình, cho con Tuy không giống như mọi người nhưng cũng làm cho con vui, cho con có được một cái tết như bao người
,
Tết nghèo nhưng lòng mẹ thì không hề nghèo, “vẽ cây trừ quỷ, ging cây nêu ”,
“trữ gạo nếp thơm mo gói bó”, “giết lợn, đồ xôi, lại giết gà”, mẹ luôn tất bật chuẩn
bị và chu toàn mọi thứ cho ngày tết:
“Không như mọi bận người mua quà Chỉ mua pháo chuột và tranh gà Cho các em tôi đứa môi chiếc
Dan lên khắp cot, dot inh nha”
(Tét cua me toi- Nguyén Binh) Bên cạnh đó, những kỉ niệm về mẹ cũng được Lưu Trọng Lư nói đến thật cảm động và tràn ngập tình yêu thương:
“Mỗi lần nắng mởi reo ngoài giậu nội
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi Hình bóng mẹ tôi chữa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra Nét cười đen nhánh sau tay áo ”
(Nắng mới- Lưu Trọng Lư) Hình ảnh người mẹ đã khuất đang hiện và đọng lại trong trí nhớ của nhà thơ với những ấn tượng về mẹ khó quên với: “4o đỏ người đưa trước giậu phơi” và
“nét cười đen nhánh sau tay áo `”
Hay tâm trạng của bà mẹ khi tiễn con theo chồng chất chứa nhiều nỗi niềm, gả con rồi đêm đêm mẹ lại khóc một mình, nỗi nhớ con khiến mẹ không tài nào an giấc được:
“Đưa con ra tận cửa buông thôi:
Mẹ phải xa con, khô máy mươi!
Trang 15
_8-Con a! Dém nay minh me khoc, Dém dém minh me lai dua thoi ”
(Long me- Nguyén Binh) Đồng thời cũng thể hiện tình yêu thương, nỗi niềm mẹ dành cho con, muốn con an tâm theo chồng không vướn bận chuyện gia đình mẹ đã nói những lời rất cứng gắn và đứt khoát:
“Ruộng tôi cày cấy, dâu tôi hải Nuôi dạy em cô, tôi đâm đương
Nhà của tôi coi, tôi giả nợ
Tôi còn mạnh chắn! Khiến cô thương!”
(Lòng mẹ- Nguyễn Bính) Tình cảm mẹ dành cho con vô bờ bến, không có gì sánh băng Dù cho khó khan, ban han, cơ cực, mẹ vẫn cam chịu một mình, mẹ luôn dành những øì tốt đẹp nhất cho con, luôn mong muốn con sẽ gặp nhiều mai mắn và hạnh phúc, vì con là tất cả là niềm vui, là lẽ sống của mẹ:
“Con ơi! Vui cơ hàn Đời mẹ trồng cây đức
Rõ nghèo cải tép tôm Miễng rau dựa sạch ruột ” Hay:
“Bao nước mắt vui buôn Hoà mô hôi giọt giọt
Đó là của con cho
Có vàng nào hơn được ” (Mẹ nuôi con- Trần Huyền Trần)
Thời kỳ này, hình ảnh về người mẹ chưa được đề cập nhiều, hay chỉ đề cập ở
một góc độ còn thu hẹp, nhưng các nhà thơ đã phần nào nói lên được tình yêu thương, sự hy sinh của những bà mẹ cho dù ở hoàn cảnh nào? Khó khăn nào?
Những người mẹ ấy vẫn vượt qua, vẫn sáng ngời lên vẻ đẹp hy sinh, nhân hậu, bao
dung, yêu thương,
1.1.2 Hình ảnh người mẹ trong thơ Việt Nam sau Cách mạng tháng Tắm Cách mạng tháng Tám thành công đã đánh dấu bước chuyển mình của dân tộc
Trang 16
_9-với những thay đổi to lớn Nhưng bên cạnh niềm vui ấy là bao nỗi khó khăn, vất vả
của hàng triệu con người đang phải đối đầu với bao khó khăn nào như: thiếu ăn, thiếu mặc, bệnh tật, mù chữ, bao khó khăn chồng chất khó khăn Trong hoàn cảnh
ấy vẫn sáng ngời lên những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, đặc biệt là tình mẫu tử
Trong giai đoạn này, các nhà thơ như: Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, vẫn tiếp tục ca ngợi tình yêu sông núi, tình bạn bè, tình đồng đội Đặc biệt là ca ngợi tình mẫu tử “những con người bình thường mà làm nên lịch sử ”
Có thể nói, trong cuộc chiến tranh trường kỳ của dân tộc, chúng ta phải gánh
chịu và đánh đôi rất nhiều thứ cho cuộc chiến này, nó giống như định mệnh và sự khắc nghiệt đã được định sẵn
Nỗi trăn trở, nhớ thương con mình đi đánh giặc được Tố Hữu thể hiện thật
giản dỊ, sâu sắc mà chứa đựng biết bao tình cảm cao đẹp:
“Ba bủ không ngủ, bà năm Càng lo càng nghĩ, càng cắm cảng thù ”
“Nhà còn Ô chuối lửa rơm
Nó ải đánh giặc đêm hôm sưởi gì”
(Bà bú- Tỗ Hữu)
Tình yêu thương lo lắng cho con đêm hôm đánh giặc không có gì sưởi ấm, được thể hiện qua từng câu từng chữ Tuy sống trong nghèo khó, vất vả nhưng trong mẹ vẫn ánh lên tình thương và niềm tin về những đứa con của mình sẽ đánh đuổi kẻ thù xâm lược, sẽ thắng trận trở về Thông qua tình yêu thương đó, Tố Hữu cũng cho ta thấy được nỗi căm hờn của mẹ đối với kẻ thù
Tình yêu nước, lòng căm thù giặc hòa với tình yêu con tạo nên một sức mạnh,
ý chí kiên cường, mẹ không quản ngại đêm khuya, nguy hiểm ngồi bên ngọn đèn canh chừng giặc chỉ vì làng bên “đông”, sợ con mình gặp nguy hiểm:
“Thương người cộng sản, căm Tây- Nhật Buông mẹ- buông tim- giấu chúng con Đêm đêm chó sủa Làng bên động?
Bóng mẹ ngôi canh lẫn bóng côn ”
(Mẹ Tơm- Tô Hữu)
Hình ảnh mẹ không chỉ gắn liền với sự cao cả, thiêng liêng, tinh thần quật khởi
Trang 17
-10-quyết đánh đuổi giặc đến cùng, mà còn được thể hiện qua sự kiên cường, anh đũng khả năng chịu đựng trước những khó khăn mà dân tộc đang phải đối đầu:
“Sơ chỉ sóng gió tàu bay Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua
Kế chỉ tuổi tác già nua Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
Ngắng đầu mái tóc mẹ rung Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ ”
(Mẹ suối- Tô Hữu) Niềm tin chiến thắng hòa cùng ý chí kiên cường, anh đũng của mẹ trước kẻ thù Trong mẹ luôn có niềm tin chiến thắng, dù cho kẻ thù có mạnh, có lớn cỡ nào,
có tàn ác đến cỡ nào
Căm thù giặc càng sâu sắc thì tình thương con càng nhiều, càng lớn bấy nhiêu, tình yêu ấy không hề vơi mà mỗi lúc lại tăng lên, “ðuổng mẹ- buông tim- giấu chúng con” đã nói lên tất cả tình thương của mẹ Trái tim mẹ là nơi ấm áp, là nơi che giấu con, là nơi an toàn, bình yên nhất cho con nương tựa
Hình ảnh mẹ vừa giã gạo, vừa đưa con đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng tác giả, tình thương con hòa chung với tình thương nước, mong muốn của mẹ thật cao cả Mẹ mong con mình sau này lớn lên sẽ sống tự do, không phải chịu cảnh bom đạn, không chịu cảnh phân chia, tất cả những điều ấy đã được Nguyễn Khoa Điềm khắc họa thật cảm động và thật rõ nét:
“Em Cu Tai ngủ trên lung me
Em ngu cho ngoan dung roi lung me
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giắc ngủ em nghiêng ”
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người tự do ” (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm) Cảm nhận được tình yêu thương con vô bờ bến, Xuân Quỳnh đã tái hiện lại
hình ảnh bà Mẹ- RimBa một cách chân thật và cảm động, đói khổ là thế nhưng má
-
Trang 18l]-vẫn vui lòng vì thấy con mình được no lòng:
“Những miếng khoai tôi ăn tranh phan me Đói năm nào khổ cực qua me oi
Me cho con, me nhin, me van vui Giờ nghĩ đến tôi buôn khôn xiết kế”
(Mẹ- RimBa- Xuân Quỳnh) Hình ảnh một bà mẹ quê đôn hậu, hết lòng vì Cách mạng Tuy thiếu thốn nhưng trong mẹ luôn chứa đựng biết bao tình cảm cao đẹp, đáng qui:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bé từng bắp ngô”
(Việt Bắc- Tỗ Hữu)
Hoặc là:
“Tt ngô mò lại nhiều con
Me cuoi mom mém:- hãy còn nước day!”
(Bát ngô của mẹ Việt ở Cam Lộ- Nguyễn Duy)
Hay trong bài Ä⁄e đi lấp hố bom, Huy Cận đã cho chúng ta thấy được hình ảnh
một bà mẹ kiên cường, chang quản ngại đêm khuya, mưa bom, bão đạn di lấp hỗ bom Đặc biệt là tình thương của mẹ, nỗi lòng của mẹ khi để con ở nhà, tình thương con, lòng yêu nước càng cho mẹ có thêm ý chí và sức mạnh:
“Con oi, con ngu cho ngon!
Me di lap hết hỗ bom mẹ về”
“Ngủ chờ mẹ, những đêm khuya
Con em ta lớn, trăm bê lớn khôn
Bề dài đường của nước non,
Bê sâu lòng mẹ thương con vá đường”
(Mẹ đi lấp hồ bom- Huy Cận)
Hình ảnh người mẹ vui đón bộ đội về làng mà ngỡ như mình đang đón những đứa con thân yêu, ruột thịt của mình, đối với mẹ không có sự phân biệt con chung hay riêng mà tất cả đều là con, đều là những đứa con ruột thịt cùng một quê hương, cùng chung kẻ thù:
Trang 19
-12-Vui đàn con ở rừng sâu mới về”
(Bao giờ trở lại- Hoàng Trung Thông) Trong giaI đoạn chiến tranh ác liệt bao bà mẹ mất con, bao người con xa nhà,
mất người thân, thiếu thốn nhiều tình cảm Nhưng những người lính ấy được bù
đắp lại bằng biết bao tình thương của những bà mẹ trên mọi miền đất nước Cụ thể trong bai Bam oi sé cho ta thay diéu ấy:
“Cho con nào đo nào quà
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi ”
(Bam ơi- Tỗ Hữu)
Hình ảnh một bà mẹ vui mừng khi đất nước đã qua rồi cái thời quằn lưng làm
nô lệ, qua rồi cái thuở tủi nhục, sống giữa bóng đêm nô lệ, bây giờ là giai đoạn
mẹ sống trong niềm vui, niềm hạnh phúc với những đau khổ mà mẹ đã trải qua Bây giờ mẹ đã không còn nước mắt để khóc cho ngày gặp lại, và hình như mẹ đã kiên cường hơn, dũng cảm hơn khi mẹ bảo véi con “dirng khóc, con oi ”
“Răng mà khóc, con ơi
Gánh cực quân vải đã trút hét roi Đất quê kiếng lẽ nào tang thương mãi Đau khổ quả chừng, lòng chai sạn lại Mười năm nay mẹ đã không khóc nữa rồi
Nay con về, đừng khóc, con ơi ”
(Bà mẹ Triệu Phong- Nguyễn Duy) Càng về sau thì hình ảnh người mẹ càng được khắc họa rõ nét hơn, đời thường hon, dan gia hon Trong bai Me oi, Doi me, Huy Can đã thể hiện lại hình ảnh một
bà mẹ luôn làm lụng vất vả, không than, không nghỉ cho dù rét đông hay nắng hè, tất cả chỉ vì chồng, vì con:
“Me oi, doi me khé nhiéu Trách đời, mẹ giận bao nhiêu cho cùng
Mà lòng yêu sống lạ lùng
Mẹ không phút nắn thương chẳng, nuôi con”
Sớm khuya làm lụng người hao mặt gây
Trang 20
-13-Nóng hè bãi cát, đường lây đội khoai ”
(Mẹ ơi, Đời Mẹ- Huy Cận)
Mẹ là người cho con sự sống, cho con biết nhân nghĩa ở đời, cho con tất cả, tất
cả những øgì tốt đẹp nhất trên đời:
“Mẹ là tạo hóa tháng ngày Làm ra ngày tháng sâu dày đời con ”
(Mẹ ơi, Đời Mẹ- Huy Cận)
Trong bài Gió jào cát trắng, Xuân Quỳnh cho ta thấy được nỗi khó khăn vất
vả của bà mẹ trung du với tình thương vô bờ bến Nhà thơ đã ví mẹ như là những hạt cát theo những cơn gió để chở che cho con luôn bên cạnh con:
“Mẹ ru tôi cát sạn hàm răng
Vừa lớn khôn tôi đã biết dao ham
Dưới bom đạn giỏ Lào vẫn thôi
Và trên cát lại thêm côn cát mới
Có mặt trời lăn như bảnh xe Cuộc đời tôi đã có cát chở che ”
(Gió lào cát rắng- Xuân Quỳnh)
Có lẽ, những a1 đã từng làm mẹ mới có thể hiểu hết những cơ cực, sự hy sinh thầm lặng của mẹ Vì thế, trong bai tho Me cua anh, da cho ta thay duoc tinh cam
mà Xuân Quỳnh dành cho người mẹ, đặc biệt là tình cảm và sự hy sinh của mẹ đã làm bừng sáng cả không gian và thời gian:
“Ngày xưa má mẹ cũng hông Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Để cho mái tóc trên đầu anh xanh ”
(Mẹ của anh- Xuân Quỳnh) Chính thời gian đã khiến cho đôi má hồng của mẹ ngày nào bây giờ có thêm nhiều nếp nhăn, tóc trắng thay cho tóc xanh bồng bênh, để cho con mình khôn lớn,
trưởng thành mẹ đã thầm lặng hy sinh
Đôi lúc ta cứ vui chơi, cứ rong ruối mà quên mất đi hình bóng mẹ, quên đáng
mẹ ngồi, quên đôi mắt mẹ đang dõi theo ta, quên mất mẹ đã dành trọn tuổi xuân cho con Đê rôi khi con nhận ra thì mẹ sắp rời xa, nôi lo sợ cứ ùa về như nuôi tiệc
Trang 21
-14-hộ cho ta vì ta đã quên mẹ, quên đi một đẳng sanh thành và chợt sợ thời gian đến, nổi sợ thời gian hòa cùng nổi sợ mất mẹ, khiến ta phải hốt hoảng, thốt lên “4i níu nổi thời gian?/ Ai níu nỗi? ”›:
“Tq quên mắt thêm xưa dang mẹ ngôi chờ Giọt nước mắt già nua không ứa nồi
Ta mê mãi trên bàn chân rong ruồi Mắt mẹ già thắm lặng dõi sau lưng ”
“Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuÔng qua tuổi mẹ già nua Mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
Ai níu nổi thời gian?
Ai níu nổi?”
(Mẹ- Đỗ Trung Quân)
Hay trong Me va qua, Nguyễn Khoa Điềm đã cho ta thấy được một phần nào nỗi cơ cực của mẹ đành cho con, con cũng giống như những quả mẹ trồng, luôn nâng niu, chăm chút Qua đó, thấy được những tình cảm, nỗi lo lắng của con dành cho mẹ:
“Li chúng tôi từ tay mẹ lớn lên ”
Và tôi:
“Tôi hoảng sợ ngày ban tay me moi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”
(Me va quả- Nguyễn Khoa Điềm)
Chính hoàn cảnh chiến tranh đã làm nên những đức tính và phẩm chất của những người mẹ thêm sáng ngời
Trong giai đoạn này, hình ảnh về người mẹ được các nhà thơ đề cập khá nhiều, khá rộng rãi, khá sâu sắc, chân thật và đời thường hơn so với những bà mẹ tay không đánh giặc, vừa chiến đấu vừa tăng gia sản xuất, một tắm lòng rộng mở, chứa đựng niềm tin sắt đá, đã góp phan tao nên một vẻ đẹp về tâm hồn và tính cách của phụ nữ Việt Nam, con người Việt Nam
1.2 Nhà thơ Nguyễn Duy
1.2.1 Cuộc đời
- 15
Trang 22Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948,
tại xã Đông vệ, tỉnh Thanh Hóa
- Năm 1965, Nguyễn Duy tham gia chiến đấu, từng làm tiểu đội trưởng đội dân quân trực tuyến tại khu vực cầu Hàm Rồng
- Năm 1966, Ông trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin Nguyễn Duy
từng tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường Khe Sanh, Đường 9- Nam Lào, rồi sau này là mặt trận phía Nam, mặt trận phía Bắc
- Từ năm 1971-1975, Ông học khoa Ngữ Văn tại Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội
- Năm 1976, Ông ø1ải ngũ về làm việc tại tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng đại diện của báo này tại khu vực phía Nam
- Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, tác phẩm đầu tay là bài thơ Trên sân trường
viết khi còn là một học sinh phổ thông ở trường Lam Sơn, Thanh Hóa Nhưng mãi đến năm 1973, ông mới thực sự nỗi tiếng với chùm thơ đoạt giải nhất cuộc thi của tuần báo Văn nghệ
- Năm 1997, Nguyễn Duy tuyên bố gác bút
- Năm 1998, Nguyễn Duy tổ chức cuộc chơi thơ ở Thành phố Hồ Chí Minh và
ở Hà Nội
- Năm 2001, Nguyễn Duy in nhiều tập thơ trên giấy gió
- Năm 2005, Nguyễn Duy cho ra mắt tập thơ Thiền trên giấy gió (gồm 30 bài thơ Thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc), có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch
nghĩa, dịch thơ tiếng Việt, dịch thơ tiếng Anh, ảnh nên và ảnh minh họa
Các tác phẩm:
Cát trắng (1973), Anh trang (1984), Me và em (1987), Đãi cát tìm vàng (1987),
Đường xa (1989), Qua tang (1990), Vé (1994), Bui (1997), tuyển tập thơ Nguyễn
Duy (2010)
Nguyễn Duy có ba bộ bài thơ theo thể tự đo nổi tiếng mang tính thời sự, viết
về những trăn trở, suy nghĩ của ông về tương lai đất nước, tương lai con người và
môi sinh: Đánh thức tiềm lực, Nhìn từ xa Ï: 6 quốc!, Kim Méc Thuy Hoa T hồ
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã nhận xét về Thơ của Nguyễn Duy như sau: “Hinh hài Nguyễn Duy giống như đảm đất hoang, còn thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó ”
- l6
Trang 23-Cac giải thưởng:
- Năm 1972- 1973, Nguyễn Duy đạt giải nhất do báo Văn nghệ tổ chức với
chùm thơ: 7re Việt Nam, Bau troi vuông, Hơi am 6 rơm
- Năm 1985, Nguyễn Duy đạt giải thưởng thơ hạng A của hội Nha văn Việt
Nam (với tập thơ Ảnh trăng)
- Năm 2007, Ông được trao giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật 1.2.2 Con đường thơ
Thơ Nguyễn Duy trước năm 1975
“Trong thơ ca chống Mỹ, cái riêng tư lại được nói lên một cách chủ động Những chuyện chia ly, xa cách trong chiến đấu, hạnh phúc và niềm vui riêng trong cuộc sống gia đình đều được đề cập một cách tự nhiên và giải quyết vấn để khá
vững chắc ” [8; tr.176] Nguyễn Duy đã làm khá thành công điều ấy khi cho ra đời
các tap tho nhu: Cat trang, Bau troi vuông, Tre Việt Nam, Hơi am 6 rom
Trong giai đoạn này ta thấy được vẻ vui tươi, hồ hởi, tràng đầy khí thế của
Nguyễn Duy, một tâm trạng đầy nhiệt huyết Vì thế, khi đọc thơ Nguyễn Duy người
đọc có cảm giác gần gũi, quen thuộc và đây nhiệt huyết:
“Đời tôi là tia nắng mai lòng tôi là trang giấy mởi hỗn tôi là cơn gió thối ”
(Trồng giục) Nguyễn Duy trưởng thành vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ, nên ông hiểu rõ sức mạnh dân tộc, chủ nghĩa anh hùng, tinh thần đoàn kết như thế nào? Vì lẽ đó nên thơ ông lại tập trung vào ca ngợi tỉnh thần ấy, trong bài 7e Việt Nam, Nguyễn Duy cho ta thấy được cội nguồn, xuất xứ của cây tre, thấy được sức mạnh đoàn kết, mà sâu xa là con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam
“Tre xanh xanh tự bao giờ chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh thân gây guộc lả mong manh
mà sao nên lñy nên thành tre ơi
ở đâu tre cũng xanh tươi
cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu ”
(Tre Việt Nam)
Trang 24
-17-Từ bao đời nay, cây tre gắn liền với truyền thống dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam Đồng thời qua hình ảnh cây tre, Nguyễn Duy cho thấy được sức mạnh dân tộc, giống như cây tre cho đù trong hoàn cảnh nào, bất cứ môi trường nào
thì cây tre vẫn sống, vẫn xanh tươi, vẫn bám rễ, bám đất
Ở đây Nguyễn Duy cũng cho ta thấy được sự đối lập giữa “hân gây, lá mỏng
manh ” với “lũy, thành”, tuy ta thấy được sự đối lập nhưng đó chỉ là phần nổi, còn
vấn đề sâu xa bên trong là sức mạnh vững chắc của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam
Mỗi cây tre là một sức mạnh, một ý chí vững vàng, một cây tre tượng trưng cho một con người Việt Nam Tuy là một cá thê độc lập nhưng khi nó tạo nên lũy, nên thành thì nó lại là một cộng đồng, không thể tách rời, cho dù ở bất cứ môi
trường nào, hoàn cảnh nào cây tre vẫn vươn lên, vẫn sống với sức sống kỳ
diéu “Cho du đất sỏi, đất vôi bạc màu ”
Vì thế, Nguyễn Duy đã mượn hình ảnh cây để nói lên sức mạnh đoàn kết,
tỉnh thần dân tộc, muốn đánh bại kẻ thù thì chúng ta phải liên kết lại giống như cây
tre, giống như câu nói bao đời nay: “Mộ: cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ” Khi nhìn nhận một vấn đề ta phải nhìn từ cội nguồn, ốc rỄ, SỨC mạnh sâu xa bên trong, không nên nhìn nhận vẫn đề ở góc độ bên ngoài:
“rễ siêng không ngại đất nghèo thân bao nhiêu rễ bẩy nhiêu cẩn cù ”
(Tre Việt Nam)
Có rất nhiều nhà thơ viết về cây tre nhưng chưa có ai dùng những từ chỉ hoạt động của con người như: “siêng”, “cần cù” để nói về cây tre cả Nhưng đối với Nguyễn Duy thì lại khác, có lẽ ông muốn nói lên ý nghĩa sâu xa hơn chăng?
“Cay tre” con là hiện thân của con người Việt Nam, hiện thân của dáng hình
xứ sở, của tình yêu quê hương, đất nước:
“lung tran phoi nang phơi sương
co manh ao céc tre nhuong cho con măng non là búp măng non
đã mang dáng thắng thân tròn của tre nam qua di thang qua di
,
tre già măng mọc có gì lạ đâu `
Trang 25
-18-(Tre Việt Nam) Trong đoạn thơ này ta thấy được hình tượng con người Việt Nam qua lung trần phơi nắng phơi sương Trong Tiếng Việt ta có câu nói “nhường cơm sé do” [8; tr.126], du trong bat ky hoan canh kho khan, thiéu thén
Dân tộc ta thường có câu nói “tre gia trut do cho con”, ‘‘tre gia mang moc”’ [8; tr.125] Hinh anh “mang non” phải chăng Nguyễn Duy đang nói đến sự kế thừa, nỗi tiếp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam
Trong giai đoạn này, đối tượng của Nguyễn Duy thường là những nhân vật bình thường, có cuộc sống giản dị như: những bà mẹ, những cô gái, chàng trai, Trong bài Hơi ẩm ổ rơm, ta thấy được hình ảnh của một bà mẹ nghèo nơi làng quê có tắm lòng nhân hậu, yêu thương, một tình cảm thật đáng quý Bên cạnh đó, những người lính đã tìm thấy được sự ấm áp, yêu thương, tình người trong hơi ấm ô rơm, trong ngôi nhà tranh nhỏ bé:
“Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đông chiêm
bà mẹ đốn tôi trong gió đêm nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ rồi mẹ ôm rơm lót ô tôi nằm ”
(Hoi am 6 rơm) Hơi ấm được tìm thấy qua những cọng rơm xơ xác, gầy gò mà không phải chăn đệm hay một thứ gì khác:
“Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm tôi thao thức trong hương mật ong của ruÔng trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
của những cọng rơm xơ xác, gây gò”
(Hơi dm 6 rom) Nguyễn Duy cũng cho ta hiểu được rằng: “ai cũng được hưởng cái no của hạt gạo nhưng không phải ai cũng biết cải ấm của Ô rơm, không phải ai cũng được hưởng sự yêu thương mộc mạc của những bà mẹ như bà mẹ trong ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đông chiêm này ”.[2; tr.164]
Cũng trong giai đoạn này, ta thấy ở con người Nguyễn Duy mang một “?inb thân đây nhiệt huyết của tuổi trẻ được thể hiện qua một tam lòng chân thành, một tiếng nói sâu lăng và trữu tình Bên cạnh đó, tác giả cũng đã sớm biếu hiện cua một
- 10
Trang 26-cái tôi tram tu it nhiễu mang mau sac triét li” [9; tr.30]
Nguyễn Duy bước vào trận chiến khi còn rất trẻ, Vì thế, khi tham gia chiến
đấu, dẫn thân vào trận chiến đối với ông là niềm vui lớn, niềm tự hào lớn, niềm thôi
thúc lớn nhất trong một con người đang căng đây sức trẻ:
Nỗi xót xa cho những đồng đội đã hy sinh phải gửi thân lại chiến trường khiến
ai cũng xót xa, thắt lòng Qua đó, ta cũng thấy được tình đồng đội, tình thương của những người còn sống Chính vì lẽ đó, trong thơ Nguyễn Duy đã thê hiện những điều ấy:
“Dap cho anh nam đất mặn nơi này nơi anh ngã muối ngắm vào vết đạn xót thịt, xót xương, xót người nằm xuống thủy triểu lên nắm mộ cũng ngập chim”
(Nấm mộ trong rừng đước) Tuy xót xa trước sự hy sinh của đồng đội nhưng không khiến người còn lại chùn bước, bi lụy, mà ngược lại càng khiến cho họ có thêm nghị lực, sự quyết tâm, có thêm sức mạnh để đánh thắng kẻ thù Những người lính ấy, họ không hề cô đơn, không hè chết mà họ đang sống trong tình yêu thương của những anh em đồng đội, họ đã và đang tiếp thêm sức mạnh cho những người đang sống
Dù trải qua hàng vạn đau thương mất mát nhưng trong những người lính đang căng đầy sức trẻ, phơi phới tuổi thanh xuân, ngoài nhiệm vụ thiêng liêng với sông núi, Tổ quốc Họ còn có những niềm vui, niềm hạnh phúc như nhau, đó là những lúc được cùng nhau dừng chân, được cùng nhau nghỉ ngơi, nhìn ngắm cảnh vật thiên nhiên, nghĩ về ngày mai, nghĩ về những người thân yêu Đặc biệt là những người lính trẻ như Nguyễn Duy thì không khỏi chạnh lòng khi đọc những trang thư, giữa trời, đất, núi, rừng bao la, giữa trận chiến mà họ là những người tiên phong, thì
không khỏi khiến họ nhớ và nghĩ về người yêu khi đang ở hai đầu nỗi nhớ, đó là
động lực thôi thúc những người lính trẻ ấy:
-
Trang 2720-“Khodi nao bang phit nga lung
mở trang thư dưới bóng rừng đung đ ưa trời tròn còn lúc rơi mưa
trời vuông vuông suốt bốn mùa nắng xanh”
(Nhớ)
Hoặc là những lúc hành quân tình cờ nhận được thư người yêu:
“hành quân ngày lại thâu đêm thình lình nhận được thư em, chập chiều ”
(Nhận được thư ở Đông Hà) Tình cảm riêng tư hòa cùng tình yêu đã được Nguyễn Duy khéo léo đan xen
với nhau một cách thật tinh tế Nhà thơ đã đặt tình cảm riêng tư sau tình yêu đất
nước, chính điều này đã tạo nên nét độc đáo riêng cho phong cách thơ của Nguyễn Duy trong giai đoạn này và về sau
Trong chiến tranh có biết bao người đã dâng trọn tuổi thanh xuân, tình yêu, hạnh phúc riêng cho trận chiến, để rồi sau bao năm chiến tranh kết thúc họ gặp nhau với mái tóc điểm sương, với những nụ cười và giọt nước mắt hạnh phúc Mặc
dầu, hậu quả của chiến tranh và sự thay đổi của thời gian đã khiến họ thay đổi về
nhân hình Nhưng tận sâu trong tâm hồn, tính cách, con người của họ thì nụ cười
vẫn như xưa, vẫn như thời niên thiếu, vẫn trẻ trung, vẫn sáng lên những tình cảm
yêu thương không hề thay đổi:
“Họ trao cho nhau
giot nudc mắt và nụ cười hai mươi su nắm xa
dành dụm lại
Trang 28
-21-giọt nước mắt cũng đã già như tuổi riêng nụ cười là vẫn trẻ trung ”
(Giọt nước mắt và mụ cười) Đây là giai đoạn nền văn học hòa cùng đòng chảy với Cách mạng tạo nên một sức lan tỏa khá phổ biến, rộng rãi Các nhà văn ra sức tim toi, sang tao để có nhiều tác phẩm hay, có sức lan tỏa để phục vụ Cách mạng Trong đó, có Nguyễn Duy, ông đã tạo nên một dấu ấn riêng cho chính mình và chính điều này cũng làm tiền đề cho quá trình sáng tac sau này của ông
Thơ Nguyễn sau năm 1975
Chiến tranh kết thúc, đất nước bước vào ølai đoạn xây dựng, kiến thiết, nhưng
bên cạnh đó còn phải đối diện với những dư âm, hậu quả đo chiến tranh để lại
Nhà thơ cũng tiếp tục sáng tác trong giai đoạn mới, với tỉnh thần mới, nguồn cảm hứng mới và viết về chiến tranh cũng có nhiều cảm xúc hơn, bình đị hơn
“Đáng chú ý lực lượng sáng tác ở thời kỳ này có sự xuất hiện của một loạt cây bút mới như nhà văn Chu Lai, Thái Bá Lợi, Nguyễn Trí huân, Khuất Quang Thụy;
nhà thơ Văn Lê, Anh Ngọc, Nguyễn Đình Chiến, Mai Văn Phẩn, ” [11; tr.10]
Cũng trong giai đoạn này Nguyễn Duy cho ra mắt các tập thơ như: Anh trăng,
Đò lèn, Ngôi buôn nhớ mẹ ta xưa, Nhưng dù viết về vẫn đề gì, đề tài nào đi chăng
nữa thì cuối cùng tận sâu bên trong tâm hồn nhà thơ vẫn là những kỉ niệm về những năm tháng chiến đấu cùng đồng đội một thời, những hồi ức về những nắm mồ nơi cánh rừng già
“Trân trọng những kỷ niệm hôm qua cũng chính là một lời nhắc nhở để hôm nay sống đẹp hon.” [27; tr.199]
Có lẽ sâu xa nhất đối với Nguyễn Duy là những hồi ức, những kỉ niệm về
một thời khói lửa, đạn bom, kí ức về những bà mẹ mất con, vợ mất chồng, những đêm trong rừng cùng với những đồng đội thân yêu, cùng với những hậu quả mà đất nước phải gánh chịu sau chiến tranh
Đối với Nguyễn Duy kỷ niệm về một thời chiến đấu cùng với đồng đội, với
cảnh vật vẫn còn như in, nhớ về quá khứ với những ký ức vui, buồn gợi lên trong ông biết bao kỷ niệm, suy nghĩ Đây cũng là cách đề người ta sống tốt hơn và hoàn thiện hơn:
“Hồi nhỏ sông với đông
Trang 29
-22-với sông rồi -22-với biển hồi chiến tranh ở rừng vâng trăng thành tri kỷ”
Để rồi khi chiến tranh kết thúc, rời xa những cánh rừng già, xa những điều
thân thương từng gắn bó để quay về với cuộc sống hiện tai, làm quen với cuộc sống
hối hả, với đèn điện, đường phố, những thứ tiện nghi hơn, đủ đầy hơn, dễ khiến
người ta quên đi mọi thứ đã một thời gắn bó, có khi khiến người ta trở thành người
vô tình với vằng trăng vẫn thường xuất hiện:
“Từ hôi về thành pho
quen ảnh đèn cửa gương vâng trăng đi qua ngõ như người dưng! qua đường ”
(Ánh trăng) Hay khi nghe tiếng tắc kè kêu, một âm thanh rất đổi quen thuộc thì Nguyễn Duy lại giật mình Vì đây là âm thanh quen thuộc của ngày xưa vọng vẻ, giật mình như một lời tự trách bản thân khi ông quên những cánh rừng, những ngọn núi, vị mặn của muối, những đồng đội đã dành trọn tuổi thanh xuân cho quê hương và có những người không bao giờ trở về mà phải gửi lại một phần thân thể lại chiến trường, nhưng có lẽ vì lí do khách quan đó đã khiến Nguyễn Duy đánh quên:
“Tắc kè
tắc kè
tôi giật mình nghe
trên cành me góc đường Công Lý cũ cái âm thanh của rừng lạc về thành phố
con tặc kè
-
Trang 3023-sao mày ở đây?”
(Nghe tắc kè kêu trong thành pho)
“Ảnh trăng”, “tiếng tắc kè ” khiến Nguyễn Duy nhớ lại những hồi ức, những
kỷ niệm Nhưng bên cạnh đó, nó cũng khiến ông rai rứt khi quên đi những thứ quen thuộc, những thứ đã từng hiện hữu một thời trong ký ức Nguyễn Duy mà còn trong cách nhìn nhận về quá khứ
Bên cạnh việc viết về những hồi ức về một thời khói lửa đầy gian khổ, hi sinh,
những kỉ niệm về những đồng đội, đồng chí thân thương thì Nguyễn Duy còn viết
về một đất nước với những thói hư tật xấu, hủ bại, dâm ô những tiêu cực đang len lõi trong xã hội:
“Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma
ma quải- ma cô- ma tà- ma mãnh qui nhập tràng xiêu vẹo những hình hài ”
“Xu so that tha
sao thật lắm thứ điễm điểm biệt thự- điễm chợ- điểm vườn ”
(Nhìn từ xa TỔ quốc) Đồng thời, Nguyễn Duy cũng viết về những kỉ niệm, ký ức tuổi thơ của mình
như: Tuổi thơ, Đò lèn, Ngôi buôn nhớ mẹ fq xưa,
Trong bài thơ 7uối £hơ, những kỉ niệm tuổi thơ với những hình ảnh thật đẹp,
thật giản dị, thân thương quen thuộc về đồng chiêm có: cánh động, cỏ, lúa, hoa, vỏ
ốc, vẫn còn như in trong hồi ức của Nguyễn Duy Tất cả những thứ trên khó mà
phai nhòa trong ký ức của nhà thơ:
“Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng
có và lúa và hoa hoang quả đại
vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải
bờ ruộng phèn lâm tấm dấu chân cua ”
(Tuổi thơ)
Với Nguyễn Duy, những kỉ niệm tuổi thơ còn gắn liền với hình ảnh của người
bà, với những cơ cực bà vẫn còn như in trong tâm trí của ông Có lẽ trong tuổi thơ ông không bao giờ cảm nhận được hêt những cơ cực, vật vả ây của bà mình Chỉ
-
Trang 3124-khi trưởng thành, 24-khi bà không còn bên cạnh, thì Nguyễn Duy mới hiểu hết được :
“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đông Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại quán Cháo, Đông Giao thập thững những đêm hàn ”
(Đò Lèn) Trong nỗi nhớ của nhà thơ luôn luôn có hình ảnh của người bà, với những kỉ
niệm khắng khít với bà, được cùng bà đi chợ, vui chơi, những kỉ niệm tuổi thơ
thật đáng yêu, thật trong sáng và bình dỊ:
“Thuở nhỏ tôi ra công Na câu cả níu váy bà ẩi chợ Bình Lâm bắt chim sẻ vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”
(Đò Lên)
Tuy mồ côi mẹ từ thuở nhỏ nhưng đối với Nguyễn Duy vẫn còn như in hình
ảnh một bà mẹ nơi miễn quê nghèo với quần nâu, áo vải, với những phẩm chất rất cao quý rất riêng tư mà nhẹ nhàng, giản đi:
“Mẹ ta không có yếm dao nón mê thay nón quai thao đội đầu roi ren tay bi tay bau
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bôn mùa ”
“Nhìn về quê mẹ xa xăm lòng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa ngôi buôn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búm lưỡi lừa cả xương ”
(Ngôi buôn nhớ mẹ ta xưa)
Ngoài những vân thơ viết về những kỉ niệm, những nỗi nhớ niêm thương của một thời đề nhớ thì Nguyễn Duy còn viết vê sự hôn nhiên, trong sáng, vô tư của lứa tuổi học trò, cái thời mà ai cũng trải qua trong đời chứ không riêng gì Nguyễn Duy:
“Hoc tro con trai ma quy
Trang 32
-25-học trò con gái thân tiên thây xếp thân tiên ngôi kèm ma quỷ”
(Kính gửi tuổi học trò) Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình, Nguyễn Duy đã đem lại cho người đọc những bài thơ hay và “Nguyễn Duy đã dựng được các bài thơ gọn, chắc, vừa mang máu thịt của đời sống vừa có tâm tư tưởng cao, vì thê thơ của ông “rất được ghim vào trí nhớ của người đọc ” [18; tr.471]
- 26
Trang 33-Chương 2
VE DEP NGUOI ME TRONG THO NGUYEN DUY
2.1 Vẻ đẹp của tình yêu thương
2.1.1 Tình yêu thương chồng
Từ nghìn xưa tới nay hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với
những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như: “anh hùng- bất khuất- trung hậu - đảm
đang ” hay “công- dung- ngôn- hạnh ”
Người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp tảo tần, hy sinh, tháo vát, đảm đang, chịu
thương chịu khó, hết mực yêu chồng thương con Có rất nhiều nhà thơ đã viết và
nói về người phụ nữ thông qua các vẻ đẹp, phẩm chất ấy như: Tố Hữu, Xuân
Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Bính,
Trải qua biết bao thời kì, những câu hát về tình nghĩa vợ chồng vẫn luôn tồn tại với hình ảnh: “gừng cay muối mặn ”, trong tình nghĩa tào khang, trong cái nghèo khó luôn đông đầy yêu thương “râu tôm nấu với ruột bâu/ chông chang vo hip gat đầu khen ngon”, “Đôi ta là nghĩa tào khang/ Xuống khe bắt ốc lên ngàn hái rau ” Nguyễn Duy cũng thông qua những phẩm chất, vẻ đẹp, tình nghĩa ấy để nói lên những tình cảm của ông dành cho người phụ nữ Việt Nam nói chung, đặc biệt là nĐØƯỜI VỢ, người mẹ nói riêng trong các sáng tác của mình Với những ngôn từ giản
dị không hè trau chuốt, thơ Nguyễn Duy thể hiện được vẻ đẹp chân phương giản dị, chất phác quê mùa, không kiêu sa nhưng lại chất chứa rất nhiều vẻ đẹp tình cảm, tình yêu thương chồng con, tần tảo lam lũ không một lời than vãn, oán trách đù chỉ một lời của người phụ nữ Họ luôn đứng phía sau và vui sau niềm vui hạnh phúc của chồng
Oăn vai nặng gánh dù cho chồng không hề lo lắng, mảy may quan tâm mà chỉ
lo vui thú rượu chè cùng bạn bè, đến khi hết tiền hết bạc, xơ xác, đói lả mới nghĩ và
nhớ đến vợ Trong khi đó, người vợ ở nhà luôn tần tảo, thủy chung chắt chiu lo cho gia đình, đầu tắt, mặt tối, luôn chuẩn bị cho chồng có những miếng ăn ngon, luôn chờ đợi chồng quay bước trở về khi mỏi gối, chùn chân:
“Khi trong túi có mấy đông ngọ nguậy
ta chạy rong như gì nhỉ- quên đời lúc xơ xác bờm xơm từng sợi tóc
Trang 34
“Va tao tác bạn bè cơn hoạn nạn don du cn toe mau tam hôn
và tung tỏe cả bướm vàng bướm trắng này giọt cay giọt đắng giọt buôn nôn moc hong mira ra cau vong bảy sắc
ơn cũng như tình cảm mà vợ ông đã dành cho ông và gia đình, một sự hy sinh thật cao cả, thầm lặng:
“Quanh năm buôn bản ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chỗng Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông ”
(Thương vợ- Trần Tế Xương) Nguyễn Duy đường như hiểu được những tình cảm, sự vất vả, gánh nặng và cả
sự hy sinh của vợ nên trong bài thơ Ä⁄ời vợ uống rượu, ông đã nâng ly rượu ngang mày để mời vợ nhân ngày tết đến xem như lời cảm ơn của ông đối với vợ, với những gì vợ đã làm, đã hy sinh cho mình và gia đình:
“Mỗi năm tết đến có mot lan moi em ly ruou tay nâng ngang mày ”
-28
Trang 35-(Mời rượu vợ) Tết mỗi năm chỉ có một lần và cũng chỉ một lần người vợ được chồng đối đãi, yêu thương mời rượu với vẻ trân trọng, biết ơn, còn trong suốt khoảng thời gian còn lại thì sao? Người vợ có được chồng đối đãi trân trọng, biết ơn như hôm nay không? Hay phải vất vả, tất bật lo toan hết mọi việc lớn nhỏ trong gia đình mà không hè nghỉ tay, không hề than phiền hay oán trách
Tuy vậy, đù cho có vất vả, cực khổ nhưng người vợ thấy rất vui và hạnh phúc
vì những chuyện mình đã làm, đã hy sinh cho chồng, cho gia đình và cảm thấy thật xứng đáng vì những điều ấy:
“Vợ cười chưa uống đã say Ngọt ngào thì nổi đắng cay thì chìm ”
(Mời rượu vợ)
Có ai biết được sự hy sinh, tình thương yêu chồng của người vợ lại cao cả,
giàu đức hy sinh và chịu đựng như thế nào? Một mình phải đối diện với hàng trăm
công việc không tên, lớn nhỏ trong gia đình, những công việc ấy tưởng chừng nhỏ nhoi tầm thường nhưng nó lại trở nên khó khăn, đè nặng trên đôi vai gầy của người
vợ, thế mà người vợ không hè than phiền đù nửa lời
Ngược lại người chồng không hẻ biết và hiểu cho sự hy sinh thầm lặng, đảm đang của vợ, chỉ lo vui thú chè rượu cùng bạn bè, đến khi gặp chuyện gì hay thất bại thì họ mới hiểu và thấy được tình yêu, sự hy sinh của vợ quan trọng, cần thiết như thế nào?:
“bun run buon
sinh thật phi thường mà không phải bất kỳ ai cũng làm được Sự hy sinh ấy chỉ có
thể xuất phát từ có tình yêu thương chồng, vì chồng vì gia đình
Trang 36
-29-Tình yêu của người vợ đối với chồng, con thì không hề thua kém bất kỳ ai Tình yêu của họ vô bờ bến, bao la mênh mông như đại đương Một tay người vợ lo toan từng việc lớn, việc nhỏ trong gia đình, không trông chờ, ý lại hay nhờ cậy vào
sự giúp đỡ của người chồng hay bất kỳ ai
Chính bàn tay đảm đang, khéo léo với sức chịu đựng dẻo dai mà người vợ luôn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng, gọn gàng, sạch sẽ:
“Neghin tay nghìn việc không tên mình em làm cõi bình yên nhẹ nhàng ”
(Vợ 6m)
Tình yêu của vợ đôi khi đã khiến người chồng tùy ý, ỷ lại, phó mặc cho vợ tất
cả mọi công việc mà đáng lý ra những công việc ấy người chồng phải đảm nhận, phải gánh vác và chia sẻ cùng vợ Vì người đàn ông là trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên trong gia đình Nhưng đổi lại người chồng không hé lo lang, bận tâm, dù là những công việc nhỏ nhặt, bình thường nhất:
“Cai lung em sum bất ngờ tue chi anh long thong quo rung roi thông thường thượng giới rong chơi trân gian choang choác sự đời tùy em ”
vợ, ông luôn dành những tình cảm yêu thương trân trọng cho người vợ, với những lời lẽ, ngôn từ tốt đẹp nhất Vì thế, người vợ trong thơ ông luôn hiện lên với vẻ đẹp chứa nhiều tình cảm tốt đẹp, cao quý, đầy trân trọng
2.1.2 Tình yêu thương con
Trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta, từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi lớn lên và trưởng thành, luôn có hình bóng mẹ kề bên Mẹ là người cho con
nụ cười và tiếng khóc, cho con có tuổi thơ đẹp với những giấc mơ có cánh cò bay lá bay la, mẹ cho con những cánh đồng xanh bát ngát với những buổi trưa thả diều,
- 30
Trang 37-vui đùa cùng chúng bạn, Mẹ là người luôn bên cạnh con, nâng đỡ khi con vấp ngã, lạc lỗi hay thất bại trên đường đời, mỗi bước con đi luôn có bóng hình mẹ dõi theo phía sau
Có thể nói, nếu cuộc đời này không có mẹ thì vũ trụ dường như nhỏ bé lại, mọi vật sẽ mất dần sự sống, COn người mất dần nụ cười Tình thương của mẹ dành cho con sâu rộng như biển Thái Bình, cao và xanh như trời, không bao giờ con biết
và hiểu hết được
Có thé mượn lời bài thơ Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên để nói lên những
tình cảm cao đẹp mẹ đã dành cho con, dù mai này con trưởng thành, con đi xa thì
mẹ sẽ luôn bên con, luôn là người soi đường, chỉ bước cho con, cho dù mẹ không còn trên thế gian này nữa:
“Con đù lớn vẫn là con của mẹ!
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con ”
(Con cò- Chễ Lan Viên)
Xuất phát từ những tình cảm cao đẹp ấy, nhà thơ Nguyễn Duy đã cho ra đời tập thơ 4e và em (1987) để tri ân những tình cảm cao đẹp mà người mẹ, người vợ
đã dành cho chồng, cho con cũng như tắm lòng nhà thơ đối với mẹ, với vợ của mình
Trong biết bao tình cảm cao đẹp trên đời này, có một tình cảm không có gì để
so sánh đó là tình mẹ con Mẹ không giàu sang, không áo lụa quần là, mẹ không du
dả bạc tiền Nhưng mẹ có cả một kho báu không có tiền bạc nảo có thể mua được
đó là tình yêu dành cho con Của cải mất đi con còn kiếm tìm lại được, nhưng nếu mất mẹ rồi thì không bao giờ con kiếm tìm lại được
Đối với Nguyễn Duy, hình ảnh mẹ hiện lên thật giản dị, chân quê, với chiếc áo
nâu, váy nhuộm bùn, với bầu, với bí, suốt đời cực nhọc lam lũ sớm hôm Mẹ nghèo không có yếm đào, không nón quai thao để đội đầu như những bà mẹ khác nhưng
đó là tất cả những øì mẹ có, tất cả những øl giản dỊ nhất, cao đẹp nhất, vĩ đại nhất
mẹ đành cho con, mang đến cho con trong cuộc đời này:
“Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu roi ren tay bi tay bau
váy nhuộm bùn áo nhuộm néu bon mua”
Trang 38
-3]-(Ngôi buôn nhớ mẹ ta xưa) Cho dù nghèo khó, vất vả thiếu thốn nhưng mẹ luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho con, những tình cảm sâu đậm, cao đẹp thiêng liêng nhất, mẹ cưu mang nâng niu, bồng ẫm, cho con đòng sữa ngọt ngào từ ngực mình, dòng sữa ấy là máu,
là mồ hôi, nước mắt mẹ suốt đời mẹ đã dành cho con Chính dòng sữa ay, me da cho con có những giấc mơ đẹp, với cánh cò bay lượn giữa cuộc đời, có giấc ngủ sâu, dài trên tay mẹ Có mẹ trên cõi đời này, cuộc đời con thật bình yên và hạnh phúc, con không nghĩ, không lo:
“Thì ra dòng sữa ngực mình qua môi con trẻ cất thành men say hiu hiu cai ngủ trên tay
giấc mơ có cảnh bay bay lên trời”
(Lời ru mùa thu) Bồng ăm, hát ru con, thấy con ngon giấc mẹ rất hạnh phúc, mẹ dùng lời ru, tiếng hát để dạy cho con biết thêm dáng hình xứ sở, yêu thương quê hương đất nước, biết yêu cuộc sống, biết lẽ phải, nhân nghĩa ở đời Tình yêu của mẹ đã dành hết cho con qua từng lời ru, tiếng hát
Lời ru của mẹ thấm đượm tình yêu, nỗi buồn dịu ngọt Có lẽ vì thế mà cảnh vật xung quanh cũng hòa theo niềm vui, tình yêu bao la của mẹ, lời ru của mẹ theo con trọn kiếp con người:
“Gió mùa thu đẹp thêm rằm
mẹ ru con gió ru trăng sảng ngời
ru con me hat duo
ru trăng giỏ hát bằng lời có cây”
(Lời ru mùa thu)
Mẹ luôn dành thật nhiều tình thương thiêng liêng nhất, tốt đẹp nhất cho những
đứa con Dù đó không phải là những đứa con do mình rứt ruột sinh ra
Trong bài thơ Hơi ấm 6 rom, Nguyễn Duy cho ta thấy các con đã tìm thấy hơi
ấm qua từng sợi rơm, từng cử chỉ hành động yêu thương mẹ đã dành cho con Trong từng sợi rơm gầy gò ấy, còn chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm của bà mẹ nghèo ven đồng chiêm trong hoàn cảnh chiến tranh đây thiếu thốn, gian khổ, khó khăn, vât vả
-
Trang 3932-Tuy nghèo về vật chất nhưng mẹ lại giàu tình yêu thương, những người con ấy
đã tìm thấy được tắm lòng, tình thương qua hơi ấm 6 rơm của một bà mẹ quê chất phát, giản dị ven đồng chiêm:
“Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đông chiêm
ba me don tôi trong gió đêm nhà mẹ chật nhưng còn mê chỗ ngủ
me chi phan nan chiéu chan chả đủ rồi mẹ ôm rơm lót Ổ tôi nằm ”
(Hoi am 6 rom) Bên cạnh tình yêu thương bao la vô bờ bến ấy, còn chứa đựng biết bao tình cảm cao đẹp mẹ dành cho Cách mạng, cho quê hương, đất nước Mẹ luôn cân bằng giữa tình thương con và tình yêu sông núi, mẹ thiếu thốn vật chất, nhưng đôi lại mẹ
có rất nhiều người con từ mọi miền đất nước, mẹ còn đất nước khi mẹ có các con bên cạnh:
“Tt ngô mò lại nhiều con
mẹ cười móm mớm- hãy còn nước đây ”
(Bát ngô của mẹ Việt ở Cam Lộ) Đâu đó tận sâu bên trong tâm hồn nhà thơ Nguyễn Duy là hình ảnh về người
mẹ luôn xuất hiện với biết bao tình yêu thiêng liêng cao đẹp dành cho con Mẹ đã dành tất cả tuổi xuân cho con, cho mà không cần con đền đáp hay trả lại Khó mà nói hết được những hy sinh thầm lặng, những tình cảm cao đẹp mà mẹ đã dành cho
con
Có đôi khi con mãi vui chơi, hồn nhiên, đùa nghịch cùng chúng bạn, con có biết đâu phía sau mẹ đang âm thầm, vất vả, nhễ nhại mồ hôi nơi xó bếp dé cho con
có miếng ăn ngon, có tuổi thơ đẹp, có những tháng ngày không nghĩ, không lo, vô
tư vui đùa với chúng bạn:
“Nơi ấy
me ta nhễ nhại mô hôi đàn con lóc nhóc khóc cười tuổi ta xanh như tàu rau tươi buổi nhá nhem len lén mò cơm nguội bay sac cau vong trong xo xinh lọ lem ”
-
Trang 4033-(X6 bép)
Nguyễn Duy sớm mô côi mẹ, nên tuổi thơ ông hầu như gắn liền với hình ảnh người bà thân yêu, tần tảo sớm hôm Nhưng không vì lẽ đó mà hình ảnh người mẹ không tồn tại và đọng lại trong ông, ngược lại mẹ được Nguyễn Duy nói đến với những câu ca, lời ru chân tình, mộc mạc, đầy yêu thương và với tất cả những gi tran trọng nhất trong ông
Có lẽ Nguyễn Duy đã cảm nhận được tình cảm, sự hy sinh của mẹ đã dành cho mình nên trong bài thơ Ngồi buôn nhớ mẹ fa xưa, ông đã nói lên tất cả những gì mẹ
đã dành cho mình, cho tuổi thơ, cho rất nhiều rất nhiều qua từng lời ru, tiếng hát
của me
Dù mai này con khôn lớn, trưởng thành hay con có đi đâu chăng nữa, hoặc con không còn trên cõi đời này thì những điều mẹ đã dạy, đã hy sinh, đã cho con không bao giờ con quên được, con luôn khắc ghi tận sâu bên trong tâm hồn:
“Cái cò sung chát đào chua
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
(Ngôi buôn nhớ mẹ ta xưa) Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng cảm nhận được những tình cảm, sự hy sinh của mẹ, nên trong bài thơ Ä⁄ và quả, ông đã cho ta thấy được từ đôi bàn tay mẹ có một phép lạ nhiệm màu trước không gian và thời gian, trước bao khó khăn, khắc nghiệt của cuộc đời để cho con mình lớn lên và trưởng thành:
“Lĩñ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bẩu thì lớn xuống Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”
(Mẹ và quả- Nguyễn Khoa Diém)
Hay là tâm trạng, tình cảm, nỗi lo lắng của bà mẹ trong bài Lòng mẹ của Nguyễn Bính, muốn con an lòng xuất giá không vướng bận, lo lắng chuyện gia đình, mẹ phải dùng những lời lẽ cứng gắn, đứt khoát để nói với con
Mẹ quả quyết với con đù không có con mẹ vẫn chu toàn, vẫn đảm đương được
tât cả mọi công việc lớn nhỏ trong nhà mà không hê xảy ra bât cứ chuyện gì, mặc