Với tiểu thuyết này, một lần nữa nhà văn nhà văn Dương Hướng nhìn lại lịch sử như một nhân vật với những vấn đề của nhân tình thế thái, một trong những sức hút của Bến không chông là ngh
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRƯỜNG Đại HỌC VÕ TRƯỜNG TOAN
KHOA KHOA HOC CO BAN
4y
HO THI DIEM MY
THAN PHAN CON NGUOI TRONG TIEU THUYET
BEN KHONG CHONG CUA DUONG HUONG
LUAN VAN TOT NGHIEP DAI HOC CHUYEN NGANH VAN HOC
| Hau Giang, 2014
Trang 2BO GIAO DUC VA DAO TAO TRƯỜNG Đại HỌC VÕ TRƯỜNG TOAN
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYÉẾT
BEN KHONG CHONG CUA DUONG HUONG
LUAN VAN TOT NGHIEP DAI HOC CHUYEN NGANH VAN HOC
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
MSSV: 1056010034 Lớp: Đại học Ngữ văn
Khóa: 3
| Hau Giang, 2014
Trang 3Cô Trường Đại học Võ Trường Toản
Đề hoàn thành tốt luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Lâm
Điền Thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn Tôi chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy
chúc thầy nhiều sức khỏe và thành công hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ Thư viện Trường Đại học Võ
Trường Toản, cán bộ Thư viện Thành phố Cần Thơ, cán bộ Trung tâm học
liệu Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình cung cấp nhiều tài liệu quý và thích hợp
Tôi cũng chân thành cám ơn đến tất cả bạn bè, người thân trong gia đình luôn luôn giúp đỡ, động viên trong quá trình học tập và làm luận văn
Vì thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong quý Thầy, Cô thông cảm và cho ý
kiến đóng góp đề luận văn được hoàn chỉnh hơn
Chân thành cám ơn!
Hậu Giang, thang 05 nam 2014 Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Diễm My
Trang 4LOI CAM DOAN
& EH -4
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quá nghiên cứu phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài
không trùng với đê tài nghiên cứu khoa học nào
Sinh viên thực hiện ( Kỷ và ghi rõ họ tên)
Hồ Thị Diễm My
Trang 5MUC LUC
MO DAU
L Lido chon dé tai .c.cicccccescsssssessssessessssessessssesscssesessessessssssssssssessssssssens 1
2 Lich str Vann dé .c.cccccccccceccccccscceccscccsescscscscsescscsescscscscssscscsesesescscacscsescecsees 2
5 Phuong phap nghién CUU .cccccssssccceesssssscceeesesssceecesessnseeesesssnneeees 5 NOI DUNG
CHUONG 1: NHUNG NET CHINH VE NHA VAN DUONG HUONG
VA TIEU THUYET BÉN KHÔNG CHÔNG . - 55s cseerersree 6 1.1 Những nét chính về nhà văn Dương Hướng 2-5 se csei 6
II) vi 8 1.2 Tiéu thuyét Bén KhONg CHONG ceccceccscecsssesssessssssssssevsssnsssstesssnsssaverseaseees 12
1.2.1 Tóm tắt nội Ung ccccscscscsesesscssssssssesnsevssessessssavssssstensasanenes 12
In on in diidddi 13
1.2.3 Những thành công nỗi bật 2 - + sex EvEExvkgverererrsrxvs 14
CHƯƠNG 2: THÂN PHẬN CON NGƯỜI VỚI NHỮNG NỒI ĐAU TRONG
CHIẾN TRANH VÀ SAU CHIẾN TRANH
Ở BÉN KHÔNG CHÔNG con Sccrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrirrrirrrrrre 23
2.1 Thân phận của những người lính trong và sau chiến tranh 23 2.1.1 Than phan cua nhan vat na 23 2.1.2 Thân phận của nhân vật Nghĩa - - - 55 c1 3 sssseree 28 2.1.3 Thân phận của những nhân vật khác - «s5 + s+ssssssssss 30 2.2 Thân phận của những người phụ nữ trong và sau chiến tranh 33 2.2.1 Thần phận của nhân vật Nhân - - 5 5-2 ssSSerrrsrrss 33 2.2.2 Thần phận của nhân vật Hạnh - 55 5 + 2s ssssssseeesseessss 35 2.2.3 Thân phận của những nhân vật nữ khác - - ««ss+++ 37
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUAT THE HIEN THAN PHẬN CON NGƯỜI
TRONG BEN KHONG CHÔNG + SsScsrsrerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrve 41 3.1 Nghệ thuật miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật - 2 +: 41
3.1.1 Hoàn cảnh sống của nhân vật thời chiến tranh 2 se se 41
3.1.2 Hoàn cảnh sống của nhân vật thời hòa bình woes 48
3.2 Nghệ thuật miêu tả nội tâm và những mỗi quan hệ của nhân vật 49
Trang 63.2.1 Nghệ thuật miêu tả nội tâm của nhân vật 55555 + + + 49
3.2.2 Nghệ thuật miêu tả những mỗi quan hệ của nhân vật 50 3.3 Nghệ thuật trần thuật - 2 - ss+s£Esxk#ExEExSESESEeEerkvkersrerersee 55 3.3.1 Trần thuật ở ngôi thứ nhất - 2 + s9 x+E£EsEEkeExvxeEersvkrversreeree 55 3.3.2 Trần thuật ở ngôi thứ ba - 2 + kEx £Ex+ESEEEEeEEevkersrerersee %6
KẾT LUẬTN - (CS E9 9n 9n ngư cư 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MO DAU
1 Lí do chọn đề tài
Dương Hướng được đánh giá là một nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học đương đại Việt Nam Tuy số lượng tác phẩm không nhiều nhưng nó đã ghi lại những mốc son trong tiễn trình tiểu thuyết đương đại Việt Nam Những đóng góp của ông không phải là những đổi mới đột phá về thi pháp mà là ở nội dung của tác
phẩm Có thể nói, nhà văn Dương Hướng đã dám “xé rào” đi vào lãnh địa mà nhiều
nha văn còn ngắn ngại để phản ánh những góc khuất của lịch sử, từ đó mang đến cho bạn đọc một cái nhìn mới, chân thật và đúng đắn với những gì đã qua
Nhà văn Dương Hướng cũng đã từng trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ, nên hơn ai hết chính nhà văn hiểu được cuộc sống cơ cực lúc bấy giờ Bến
không chông là tiểu thuyết phản ánh day đủ và đúng đắn, chân thật những gì đã
qua.Tác phẩm đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1991 và được chuyển thể thành phim dự liên hoan phim quốc tế “Thái Bình Dương” Tác phẩm phản ánh đời sống xã hội xuyên suốt một thời kì đài của lịch sử dân tộc thông qua
SỐ phận mỗi nhân vật: Vạn, ông Xung, Hạnh, chị Nhân, ông Hào, Thắm Với tiểu thuyết này, một lần nữa nhà văn nhà văn Dương Hướng nhìn lại lịch sử như một nhân vật với những vấn đề của nhân tình thế thái, một trong những sức hút của Bến không chông là nghệ thuật xây đựng nhân vật, tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc trong và ngoài nước Đặc biệt người đọc có thể tìm thấy trong tiêu thuyết Dương Hướng tình người sâu lắng, nỗi niềm trăn trở trước những vẫn đề con người
và cuộc đời, những điểm chung và riêng so với các cây bút cùng thời
Dương Hướng bỗng trở thành một tên tuổi và quan trọng hơn, thành một gương mặt tiêu biểu trong công cuộc đổi mới văn học những năm 90 của thế kỉ XX Trong bài phê bình Đi fìm những gương mặt tiêu biếu trong văn học đổi mới, Phong
Lê đã nhận xét: “cung với những nhà văn cùng thời như Lê Lựu, Múa Văn Kháng thì Bến không chỗng của Dương Hướng làm nên khúc dạo đầu thật tưng bừng trong cuộc đổi mới, tính đến năm 1995” [6; tr.291] Với cảm quan hiện thực
nhạy bén và tỉnh thần công dân đầy trách nhiệm nhà văn đã không ngại đối thoại
với những quan niệm đơn giản về nghệ thuật Đất nước hòa bình nhưng vẫn còn đó
những nỗi đau, những mất mát đang hiện hữu trong nỗi nhức nhối của lương tâm,
không thể làm ngơ Dương Hướng đã nhìn sâu vào số phận bi kịch những người lính, người phụ nữ Tất cả cuộn lên trên từng trang văn của ông Cũng chính những điều đó đã chứng tỏ bút lực của nhà văn, thật tâm có bản lĩnh và một quan niệm
hiện thực nhạy bén, tinh tế Cái hấp dẫn mới mẻ ở tiểu thuyết Bến không chông
chính là phản ánh nội dung hiện thực, một hiện thực đa dạng, phong phú với nhiều
Trang 8cảm hứng nhất là cảm hứng về số phận con người, số phận con người cho tôi một dấu ấn không thể quên khi đến với tác phẩm này
Chính những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: "7hân phận con người
trong tiểu thuyết Bến không chông của nhà văn Dương Hướng" đề làm luận văn tốt nghiệp Đề tài nghiên cứu này giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về thân phận con người thời
kì trong chiến tranh và sau chiến tranh Qua đó thấy được cái hay cái đẹp trong tác phẩm của nhà văn Dương Hướng nói riêng và của nền văn học Việt Nam nói chung
2 Lịch sử vẫn đề
Trong quá trình nghiên cứu để tài này, người viết đã nhận thấy có nhiều ý
kiến nhận định sơ bộ hoặc chung chung về tiểu thuyết Bến không chông của nhà văn
Dương Hướng Trên cơ sở tài liệu tham khảo người viết phân chia các loại ý kiến thành hai loại:
Thứ nhất, loại ý kiến đánh giá về Bến không chồng của nhà văn Dương
Hướng
Thứ hai, loại ý kiến bàn về thân phận con người trong tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng
Với loại ý kiến thứ nhất chúng ta thấy có các loại ý kiến nổi bật sau:
Trong bài viết Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập kỉ 80 đến nay, Nguyễn Thị Bình chia sẻ: “Bến không chỗng của Dương Hướng ( ) với những mảng hiện thực đôi khi gây ấn tượng dữ dội thật bất ngờ có cả những bí mật về chiến công cũng như tốn thất, những vinh quang và bì kịch cùng nhiễu phương diện khác trong mắt người đọc ” [7; tr.220]
Với bài viết "Dương Hướng sau Bến không chông" đăng trên tạp chí văn
nghệ số 7-2008 đã khẳng định thành công của hai tiểu thuyết Bến không chồng và Dưới chín tầng trời Tác giả đánh giá điểm nỗi bật của Bến không chông là cái nhìn
mới trong một đề tài vốn quen thuộc xưa nay
Với bài viết: "Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, Nguyễn Bích Thu đã khảo sát tiêu thuyết Bến không chồng trong các bình diện cách tân của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại bao gồm: đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trong
đó có những nhận xét khá tinh tế về nhân vật trong tiêu thuyết sau 1975 “các tác giả tiểu thuyết đã nhìn nhận con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau đây những vết dập xóa trên thân thể, trong tâm hôn ”[§; tr.231]
Trong bài viết: "Tản mạn về Dương Hướng với Bến không chong va Dưới
chín tâng trời", Nguyễn Duy Liễm đã đánh giá khẳng định những thành công của
hai cuốn tiểu thuyết cả về phương diện nội đung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật Tác giả cho rằng Dương Hướng có cái nhìn thật tinh tường, sắc sảo khi quan sát, tái hiện mảnh đất và con người quê hương trong Bến không chẳng
Trang 9Trong bài viết Văn xuôi Việt Nam hiện nay - Lôgic quanh co của các thể loại, những vấn dé dang dat ra và triển vọng nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: "Đến với Bến không chỗng của Dương Hướng thì tiếng kêu thét của cá nhân bị vùi lấp càng mạnh mẽ, thống thiết hơn: Một con người quả tốt suốt cuộc đời lo cho hạnh phúc mọi người, nhưng đến một chút hạnh phúc của riêng mình thì không bao giờ dam, coi mot chút riêng tư là tội lỗi như một tội ác [§; tr.173]
Với bài viết Dương Hướng và Bến không chong cia Trung Trung Dinh dang
trén Tap tri Văn nghệ Quân đội, số 12 năm 1991 đã đưa ra một số nhận xét về mặt
dé tai, nội dung và kết cầu tiêu thuyết Bến không chông của Dương Hướng Về mặt
dé tai tác giả Trung Trung Đỉnh có nhận xét: “Có người nói, tiểu thuyết Bến không chồng viết về để tài nông thôn Lại có người nói, tiểu thuyết này viết về đề tài chiến tranh Có người lại cho rằng đây là cuỗn sách viết vê đê tài xã hội Tất cả đều có đây, nhưng theo tôi Dương Hướng không nhằm vào dé tai Anh khai thác đến tận cùng thân phận những nhân vật chính ” [1; tr.99] Dé 1í giải cho ý kiến của mình, tác giả bài viết đã đưa ra dẫn chứng về cuộc đời, thân phận các nhân vật như: nhân vật Nguyễn Vạn suốt cả đời giữ gìn cái bóng vinh quang mà đánh mất đi cái chính yếu của bản thân mình, các nhân vật nữ như bà Khiên, bà Nhân, mụ Hơn, Hạnh mỗi người một hoàn cảnh, một thân phận khác nhau và đều đề lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc Về mặt nội dung tác giả Trung Trung Đỉnh cảm nhận được sự chân thật, giản dỊ, trong ngòi bút hiện thực của Dương Hướng qua việc miéu tả làng Đông, những con người làng Đông còn về kết cấu của tiểu thuyết Trung Trung Đinh chỉ ra: “Cuốn sách được kết cấu một cách hôn nhiên, thuận theo chiều thời gian theo sự kiện chung của đất nước trong khoảng thời gian đỏ, và theo sự đến với thân phận từng nhân vật Chính vì thế anh không mắt nhiều thời gian trong việc tính toán chương hôi, mặc dù vẫn có chương hôi” [L; tr.99] Ở đây tác giả Trung Trung Đỉnh còn chỉ ra những mặt hạn chế của cuốn tiểu thuyết này, đó là quá trình dẫn dắt “có những chỗ sắp xếp vụng và đôi khi lại thiếu sự tế nhị của ngh nghiệp ”,
“phân đầu quá dài Câu chữ có chỗ luộm thuộm quả Cái cười của cô Dâu cứ hí hí
thế, e tự nhiên chủ nghĩa quá” [L; tr.100] Thế nhưng tác giả lại đánh giá “đây là
nhược điểm của người say” đấy là biểu hiện cái say của người nghệ sĩ Dương Hướng giữa làng Đông Nhưng cuối cùng ưu điểm vẫn là chủ yếu, tác giả Trung Trung Đinh thừa nhận: “4nh chiếm lĩnh được tâm hôn người đọc bằng sức hút của tấm lòng yêu thương nhân hậu, tự nhiên, không ôn ào văn vẽ với một bút lực dôi dào đây trách nhiệm Dương Hướng là người có bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm trước những số phận bi ai, không né tránh nữa vời khiến cho thiên truyện càng tới những trang cuỗi cang don nén, don nén đến nghẹt thở” [L; tr.98]
Trang 10Trong bai Tir Bén khéng chong dén Dưới chín tâng trời, Phong Lê cho rằng:
“Đến khong chong ở thời điểm mở đầu 90, quả đã góp được một cái nhìn mới về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến với gánh nặng không phải chỉ là chiến tranh, về phía khách quan mà còn có cả lam lạc của con người, trong bồi cảnh có quả nhiễu biến động và thử thách mà tất cả những ai do lịch sử để lại đã không đủ tâm và sức để vượt qua ( ) ” [5]
Với loại ý kiến thứ hai chúng ta thấy có các loại ý kiến nỗi bật sau:
Khi bàn về Bến không chông Nguyễn Văn Long cho rằng: “Sức hấp dẫn của tiểu thuyết chính là ở sự chân thực, ở vốn hiểu biết đời sống nông thôn và cách nhìn cảm thông, nhân đạo với số phận con người ” [7; tr.407] và Nguyễn Văn Long
cũng đã có bài phê bình trên báo văn nghệ: “Tac phẩm cho thấy một phương diện
của thực trạng đời sống tỉnh thân trong nông thôn ( ) Bến không chỗng của Dương Hướng cho thấy là trong nhiều trường hợp, con người vừa là nạn nhân cũng vừa là thủ phạm của tấn bi kịch đời mình ”[8; tr.407]
Còn trong bài viết Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975, Nguyễn Văn Long có đánh giá: “Bến không chẳng của Dương Hướng ( ) là bức tranh hiện thực với nhiễu màng tối trước đây bị khuất lấp sau này đã hiện ra trên trang sách với bao điều xót xa và cả sự nhứt nhối
mà tác giả muốn thất tỉnh trong mỗi người đọc cũng như toàn xã hội [8; tr.11-12] Cũng trong bài viết này Nguyễn Văn Long có nhận định: “Bến không chong của Dương Hướng ( ) chiến tranh cũng đã được nhận thức lại từ sự tác động ghê gớm của nó đến tình cảm số phận con người, với bao nhiêu nỗi xót xa và nỗi dai dẳng” [8; tr.18]
3 Muc dich nghién ciru
Với đề tài Thân phận con người trong tiểu thuyết Bến không chong của Dương Hướng luận văn hướng đến khẳng định những mục đích sau:
Thứ nhất, khảo sát những nhân vật được nhà văn Dương Hướng miêu tả và thể hiện trong tác phẩm
Thứ hai, làm nổi bật thân phận con người trong tiêu thuyết Bến không chẳng
Thứ ba, chỉ ra những thành công nỗi bật của Dương Hướng khi nói về thân phận con người trong tiêu thuyết
Trang 115 Phuong pháp nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nói trên trong luận văn này, người viết đã sử dụng các phương pháp sau:
Với phương pháp hệ thống, người viết sẽ hệ thống lại thân phận con người trong tiểu thuyết Bến không chông của Dương Hướng nhằm nghiên cứu khẳng định những nét đặc sắc mới lạ
Với phương pháp so sánh, người viết sẽ so sánh thân phận con người trong tiêu thuyết Bến không chỗng của Dương Hướng với thân phận con người trong tiểu thuyết của các nhà văn khác đề thấy được nét khác biệt độc đáo của nhà văn Dương Hướng
Bên cạnh đó người viết còn sử dụng các thao tác phân tích, chứng minh để làm nổi bật vấn đề khi nói về thân phận con người trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng
Trang 12CHUONG 1
NHUNG NET CHINH VE NHA VAN DUONG HUONG
VA TIEU THUYET BEN KHONG CHONG
1.1 NHUNG NET CHINH VE NHA VAN DUONG HUONG
1.1.1 Cuộc đời
Dương Hướng tên thật là Dương Văn Hướng sinh ngày 8 - 7- 1949 tại làng
An Lệnh, xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Cuộc đời Dương Hướng cũng lạ thường và thú vị như chính những trang văn của ông Lứa tuổi ông, ai chả
có một tuổi thơ dữ dội trong chiến tranh và nghèo đói Năm mười sáu tuổi cũng là lúc đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng ra miền Bắc xâm lược, Dương Hướng đã xung phong đi công nhân quốc phòng, (1967) Dương Hướng được cử đi học tại trường
Kỹ thuật tàu thủy Năm 1969, Dương Hướng ra trường và được điều về công tác tại Công ty vận tải đường song 204 - 208 Ngày ấy, chàng chiến sĩ Dương Hướng mới hơn 20 tuổi, và chắc chắn, những trang viết sâu sắc về chiến tranh sau này đã được thai nghén từ ngày ấy Vì thế nó sâu đậm, nó hẳn rõ những thân phận và tính cách của mỗi nhân vật Nó không nửa vời, nửa chừng và càng không hời hợt
Năm 1971, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam chống lại để quốc
Mỹ đang vào giai đoạn cuối đầy khốc liệt, Dương Hướng xung phong đi bộ đội, ông
vào chiến đấu tại đơn vị E537 thuộc Quân khu V Sau khi miền Nam được giải
phóng (30 - 4 - 1975), đất nước thống nhất thì năm 1976, Dương Hướng được phân công về công tác tại Cục Hải quan Quảng Ninh và công tác đến ngày nay Hiện ông
là kiểm tra viên trung cấp hải quan, Cục Hải quan Quảng Ninh và là Biên tập viên Báo Hạ Long của Hội Văn nghệ Quảng Ninh Từ năm 1991 ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Ngòi bút Dương Hướng là một ngòi bút quyết liệt, dám nói thăng nói thật kể
cả những bi kịch đau đớn nhất của con người, của chiến tranh Đối với ông, ngay trong chiến tranh đã có một kỷ niệm, thực ra còn hơn một kỷ niệm nhiều, nó là một món quà mà tạo hóa đã ban cho ông, trong những giây phút thanh bình hiếm hoi giữa hai chiến tuyến, người lính Dương Hướng bỗng chốc tìm được nửa phía bên kia một cách chớp nhoáng mà ông không đám coi đó là một mối tình, ông chỉ cho rang đó là một giấc chiêm bao Nhưng giấc chiêm bao đã cho ông một Dương Hướng con bằng xương bằng thịt mà hai mươi năm sau ông mới biết Khi biết điều
ấy, vượt lên trên những rắc rối thường tình, ông thầm cám ơn trời phật, cám ơn
những đồng đội đã khuất.
Trang 13Cái tạng Dương Hướng viết về chiến tranh luôn là không tiếng súng, không ùng oàng, nhưng thân phận con người hiển nhiên được đặt lên trên hết Từ chàng trai làng Đông - Thái Bình đến nhà văn Dương Hướng ở Hạ Long - Quảng Ninh tuy thay đổi nhiều nhưng vẫn đồng nhất với nhau về cái chân - thiện - mỹ trong cuộc sống và trong sáng tác Đó có thể gọi là nhân cách nhà văn, một nhân cách không phải có nhiều trong làng văn đất Việt
Lao động nhà văn là một lao động tổng hợp, từ khả năng đọc đời sống, sống trong đời sống, cảm nhận và thể hiện nó ra bằng tác phẩm Viết văn xuôi còn đòi hỏi một sức khỏe bền bỉ và sự say mê nghề nghiệp Người cán bộ Hải quan - nhà văn Dương Hướng luôn hòa đồng là một Lặng lẽ viết và in sách Nhận các giải thưởng cao nhất của Hội Nhà văn, Bộ Quốc phòng tỉnh Quảng Ninh và lặng lẽ ra
với biển làm nhiệm vụ của mình để mưu sinh, để thâu nạp đời sống, để viết tiếp
Các đầu sách của Duong Hướng từ Góứ son, Bến không chẳng, Trần gian đời người, Người đàn bà trên bãi tắm, Bóng đêm mặt trời và vừa qua là Dưởi chín tầng trời đều mang đậm phong cách Dương Hướng, tức là sự lặng lẽ, khiêm tốn nhưng bên trong tác phẩm mới là những cái ông muốn nói ra, nó rất sâu sắc, rất quyết liệt
Quảng Ninh là vùng đất dung nạp người tứ xứ Những văn nhân, kẻ sĩ mọi phương trời hội tụ về đây Họ quây quần bên nhau, sáng tác và công tác Các nhà văn lớp trước như Nguyên Hồng, Võ Huy Tâm, đến lớp sau như Lý Biên Cương, Hoàng Minh Tường, Tạ Kim Hùng, Trần Nhuận Minh và Dương Hướng Dương Hướng ngồi đó, khiêm nhường bên các bạn văn Dương Hướng là vậy, im lặng cả trong sáng tác và đời sống Và bạn bè ông, lớn tuổi và nhỏ tuổi đến với ông là đến với tắm lòng gợi mở, bao dung, chân thật Dù một thời khó khăn, hoặc hôm nay cuộc sống khá đủ đầy vẫn mãi mãi một tắm lòng ấy, một tình cảm ấy
Sinh năm 1949 tại Thái Bình nhưng lại gắn bó cuộc đời với vùng đất Quảng
Ninh Ông hiện ở chân núi Bài thơ, phường Bạch Đẳng - Thành phố Hạ Long Gia đình nhà văn đã vượt qua những ngày khó khăn, thiếu thốn nhất để có cuộc sống hôm nay Vợ ông, một cô giáo dạy văn đã hơn ba mươi năm gắn bó với nhà văn, sẻ chia những vui buồn và thường chép những trang văn cho ông, những trang văn thấm biết bao mô hôi và nước mắt
Đạo vợ chồng là nghĩa tào khang, sẻ chia và thông cảm Là nhà văn, đương nhiên khi sáng tác, sự tập trung vào tác phẩm là cao độ, đôi khi quên cả những công việc khác Nhà văn Dương Hướng khác, ông chin chu việc cơ quan, gia đình và cả văn chương Hai vợ chồng ông rất hay bàn về sáng tác Trong các tác phẩm tiêu biểu của ông, Bến không chông đã được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Y nhưng chắc ít ai biết những trang bản thảo đầu tiên lại do cô giáo Quy, vợ ông nâng niu chép bằng tiếng Việt, và hiện nay đang nằm trên giá sách của những người yêu quý văn
Trang 14chương Dương Hướng Ông luôn có lượng độc giả ổn định, đó là những người lính
bước ra từ chiến tranh với những bi kịch khác nhau, đời sống vật chất tinh thần khác
nhau nhưng không bao giờ đầu hàng số phận Những cuốn sách như đã thay lời nói
vỀ ước mơ, cuộc sống của họ
1.1.2 Quá trình sáng tác
Như là một người có duyên nợ với văn chương, ở tuổi ngũ tuần Dương Hướng mới bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình nhưng chỉ sau hai năm và qua hai tác phẩm (Gói son; Bến không chông) cái tên Dương Hướng đã trở nên quen
thuộc đối với độc giả Việt Nam Đặc biệt cuốn tiêu thuyết Bến không chông xuất
bản năm 1990 đã đánh dấu bước thành công đầu tiên của nhà văn và đồng thời cũng ghi danh nhà văn trên văn đàn văn học Việt Nam Cùng với Äánh đất lắm người nhiễu ma của Nguyễn Khắc Trường và Nỗi buôn chiến tranh của Bảo Ninh thì Bến không chông đã tạo nên một đợt sống mới về cách tiếp cận lịch sử nói chung và chiến tranh nói riêng trong tiểu thuyết Việt Nam Đến nay sau hơn hai mươi năm trong nghề, nhà văn Dương Hướng đã xuất bản được sáu tác phẩm trong đó có hai
tập truyện ngắn là: Gó/ Son (1989), Người đàn bà trên bãi tắm (1995) ba truyện vừa
có tên là Dan chim két bay ngang trời, Quãng đời còn lại, Người mắc bệnh tâm thân và ba cuốn tiêu thuyết: Bến không chẳng (1990), Trân gian đời người(1991) và
Dưới chín tầng trời (2007) Tuy thành công ở cả hai thể loại, nhưng có lẽ người đọc biết đến ông nhiều hơn là ở thể loại tiểu thuyết
Trong ba cuốn tiểu thuyết của nhà văn thì Bến không chông và Dướởi chín tầng trời được coi là hai tác phẩm thành công hơn cả Khi hai tác phẩm ra đời đã phần nào làm cho văn đàn trở nên sôi động, náo nhiệt Bến không chong xuat ban năm 1990 thì năm sau (1991) nó được trao Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam
và đến nay tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị Tác phẩm đã được tái bản 11 lần và có
lẽ nó vẫn sẽ được tái bản nhiều lần nữa Không những thế, nó còn được dựng thành phim và được dịch ra tiếng Y, tiếng Pháp Là tác phẩm có độ dầy hơn 300 trang,
Bến không chông là bức tranh buồn thê lương ở một làng quê miền Bắc thời hậu
chiến Ở đó không có sự bù đắp nào, không có hạnh phúc nào dành cho những người lính trở về sau chiến tranh Tác phẩm lấy nhân vật trung tâm là người phụ nữ nông thôn Việt Nam có chồng con đi chiến đấu, họ luôn mang trong mình tâm trạng
lo lắng và chờ đợi Nỗi đau sự mất mát chia ly là hình ảnh xuyên suốt trong tác phẩm Không phải trong chiến tranh mới có đau thương, mất mát, đù chiến tranh đã qua nhưng nỗi đau và sự mát mát đã ăn sâu vào tận xương tỷ của con người làng
Đông, nỗi đau kéo đài triền miên và có lẽ người gánh chịu nhiều nhất là người phụ
nữ Khi đọc tác phẩm có lẽ người đọc sẽ không thể quên hình ảnh những người phụ
nữ chịu nhiều đau thương, mất mát và đợi chờ trong vô vọng như chị Nhân, Hạnh,
Trang 15Dâu, Thắm, Cúc với ước mơ giản dị là được làm vợ, làm mẹ, được sống yêu ồn dưới mái nhà của mình mà sao thật khó khăn Họ đều là những người phụ nữ
“không chồng” theo đúng như cái tên của tác phẩm Với tiểu thuyết Bến không chong, nhà văn Dương Hướng đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn mới, một cảm xúc mới về lịch sử - một lịch sử quá nghiệt ngã đối với dân tộc thông qua những số phận bi kịch Tác phẩm tuy không “có cái sắc sảo, riết róng của Ä⁄ảánh đất lắm người nhiều ma; không có cái chiều sâu thâm trầm đến ám ảnh của Nỗi buôn chiến tranh ” nhưng với sức nặng trong đề tài cùng phương thức thể hiện truyền thống với “cốt truyện mộc mạc và chân phương, trong cách dẫn dắt và ngôn từ - một ngôn
từ không lấp lánh tài hoa, mà giản dị, tự nhiên” đã khắng định được giá trị của nó
trong lòng độc giả Khi nhắc đến nhà văn Dương Hướng người ta chỉ nhớ đến Bến không chồng mà không hề biết đến những tác phẩm sau Sau tác phẩm Bóng đêm mặt trời, nhà văn Dương Hương dường như im hơi lặng tiếng trong văn đàn, đề rồi sau chín năm nhà văn Dương Hướng trở lại với sự bất ngờ của tác phẩm Dưới chín tầng trời Không giỗng như hai tác phẩm trước tác phẩm Dưới chín tầng trời tế sang một lối khác và không còn bị Bến không chông khuất lấp nữa Tác phẩm đã lọt vào vòng chung khảo cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba do Hội Nhà văn Việt Nam tô chức Trước Dưới chín tầng trời nhà văn đã cho xuất bản hai cuỗn tiểu thuyết khác (Bóng đêm mặt trời, Trần gian đời người) nhưng nó đều bị Bến không chong che khuất Trong hai tác phẩm đó thì Trần gian đời người như là một lời nhắn gửi của tác giả về cuốn tiểu thuyết mới của mình - Dưới chín tầng trời là một tác phẩm đã được định hướng khá sớm và mang nhiều tâm huyết của nhà văn Và qua tiểu thuyết này một lần nữa nhà văn khẳng định quan niệm sáng tác của mình: “Nhiệm vu cao
cả của nhà văn là tìm cái chân, cải thiện, cải mỹ và chống cải ác Có viết về cái ác
cũng để cho cái thiện trường tôn ” [10] Ban đầu tác phẩm được nhà văn đặt tên là
Bóng quỷ, sau lại đôi là Cứu trùng đài, tồi cuối cùng khi mang đi xuất bản nhà văn
lẫy cái tên nghe nhẹ nhàng hơn, giản dị hơn nhưng lại bao quát được tư tưởng chủ
đề của tác phẩm - Dưới chín tầng trời Khi được hỏi về tác phẩm, nhà văn tâm sự
“Dưới chín tâng trời chính là nơi ching ta đang sống, là hạnh phúc khổ đau, là niềm vui nỗi buôn Con người bị dôn đẩy đến cùng đường sẽ có sức mạnh bung phá ghê gớm Nó giống như chiếc lò xo, càng nén mạnh càng bật căng Dưới chín tâng trời, con người ở tâng thấp nhất, nơi ấy có mọi niềm vui nỗi buôn, hạnh phúc khổ đau của tôi, của tất cả chúng ta Trời trong xanh ấm áp chúng ta hưởng, trời nỗi cơn thịnh nộ gieo sóng gió dông bão, chúng ta chịu” [5] Đọc Dưới chín tầng trời người đọc sẽ cảm nhận được những bước đi của lịch sử qua từng số phận của mỗi người dân làng Đông Mặc dù trung thành với cái khung của tiểu thuyết truyền
Trang 16thống nhưng Dưới chín tầng trời của nhà văn Dương Hướng vẫn vượt lên nhiều tiểu thuyết khác và khẳng định vị trí của mình về cả quy mô lẫn tằm vóc phản ánh
Bên cạnh những thành công trong tiểu thuyết nhà văn Dương Hướng còn có những thành công nhất định ở thể loại truyện ngắn Nguyên nhân tiểu thuyết 7rần
gian người đời không được đón nhận bằng tiểu thuyêt Bến không chong 1a do nha
văn bận rộn công việc cơ quan, không có thời gian viết tiểu thuyết Dương Hướng
cũng như nhiều nhà văn khác, khi bắt đầu viết văn Dương Hướng chọn thể loại
truyện ngắn để thử sức với tác phẩm đầu tay là tập truyện ngắn Got son xuat ban
năm 1989 Tuy không gặt hái được nhiều thành công như tiểu thuyết nhưng là bước
đệm cho con đường sáng tác của nhà văn Sau tập truyện ngăn này, năm 1995 nhà văn Dương Hướng xuất bản tiếp tập truyện ngắn Người đàn bà trên bãi tắm Đến với tác phẩm Dương Hướng đã giành được nhiều thành quả đáng kể so với tác phẩm trước Truyện ngắn Người đàn bà trên bãi tắm đã nhận được Giải thưởng Hạ Long năm 1997 và cũng ở thể loại truyện ngắn Dương Hướng được trao Giải thưởng văn nghệ Quân đội năm 1990 với tác phim Dém trang Tuy nhiên để có được thành công đó cũng như sự yêu mến của độc giả, Dương Hướng đã bỏ ra không ít tâm huyết, đó là cả một quá trình rèn luyện, phẫn đấu không ngừng nghỉ của nhà văn Dương Hướng là một hiện tượng văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới,
sự nghiệp và quá trình sáng tác của ông đã chứng minh cho điều đó Bước vào nghề văn hơi muộn và với tư cách không chuyên nghiệp nhưng Dương Hướng đã nhanh chóng khắng định tên tuổi trên văn đàn, có thể sánh vai với các nhà văn đã thành
danh như: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Chu Lai Dương
Hướng không làm người đọc ngạc nhiên và hứng thú với những cách tân mới lạ trong tác phẩm của mình giống như nhiều nhà văn cùng thời Ông vẫn trung thành với truyền thống Mac du vay, tac phẩm của ông vẫn cuỗn hút bạn đọc đến lạ kỳ Tuy viết theo mô hình cốt truyện truyện truyền thống, nhưng tiểu thuyết của Dương Hướng đã nhận được nhiều sự ưu ái từ phía bạn đọc, có lẽ là bởi tài dẫn truyện khéo léo mà rất tự nhiên, vẫn thật như đời thường vậy Không chỉ thế, người đọc luôn tìm thấy sự gần gũi, thân thuộc qua lời ăn tiếng nói của các nhân vật trong truyện Cái tính bỗ bã, nói năng tâng tầng, chăng cần ý tứ lại đặc sệt nhà quê của tác giả đã tạo nên sự "quyến rũ" cho mỗi tác phẩm của ông đối với độc giả Đọc Bến không
chồng, chắc hắn chúng ta sẽ không quên chỉ tiết đầu tiên với hình ảnh nhân vật
Nguyễn Vạn, ngực đầy huân chương, tấp tếnh về làng, đứng trên con đê lộng gió, vén quan "đái cái đã" Cái mộc mạc chân chất, cái chất "quê một cục"này, phải chăng là chất liệu chính tạo nên phong cách riêng cho một nhà văn luôn "Dương Hướng"
Trang 17Khi nói về nghiệp văn chương của mình, Dương Hung timg tam sw: "Khi viết tôi không quan tâm đến chuyện mới hay cũ, đối tượng độc giả già hay trẻ Quan trong la cdi tam của người câm bút nói được tiếng nói của nhân dân, nỗi lòng của người cân lao"[9] Đúng như vậy Những đề tài Dương Hướng đề cập tới trong tác phẩm của ông không phải là những đề tài mới Tuy nhiên, với sự sắc sảo và nhạy bén cộng với sự dũng cảm và mạnh dạn, Dương Hướng là một trong SỐ Ít những nhà văn lúc đó đám đi sâu vào nỗi "thâm cung bi sử" Ông đã dám len lỏi vào cuộc sống riêng tư của người dân để nói lên những vấn đề tế nhị, nhạy cảm của xã
hội thời hậu chiến và công cuộc đổi mới đất nước mà nhiều người đã phải giả vờ tảng lờ đi, để đem đến cho độc giả cái nhìn đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn, đúng đắn hơn về thực tế xã hội lúc bấy giờ Sự ra đời của tiểu thuyết Bến không chông, ở thời
điểm đầu những năm 90 của thế Kỷ XX quả đã "Góp được một cải nhìn mới mẻ về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến, kéo dài những mấy chục năm; với gánh nặng không phải là chỉ chiến tranh, về phía khách quan; mà còn là những lam lac cua con người trong thời kỳ lịch sử có quả nhiễu biến động và thử thách,
mà tất cả những ai do lịch sử để lại không đủ tâm và sức để vượt qua nó"[5] Đó còn là những thử thách của việc phát động quần chúng cải cách ruộng đất, phong trào hợp tác xã, là những nề nếp tâm lý, ý thức vẫn còn nguyên sự hủ lậu chưa thể thay đổi ngay trong một xã hội nông nghiệp lạc hậu với tâm lý làng xã lưu cữu ngàn đời Tất cả gom lại làm nên những nguyên cớ cho mọi tai họa mà con người phải nhẫn nhịn chịu đựng trong một thời gian dài như một áp đặt của định mệnh Chỉ đến giai đoạn chuyển giao giữa hai thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, con người mới chợt bừng tỉnh và nhận ra mình vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân của lịch sử Đến với tác phẩm của Dương Hướng người đọc không thể quên những câu văn: "Cøn lại ông Con cắn cỏ con lạy ông bà nông dân Dù nó là con cháu địa chủ nhưng con hứa với ông bà nông dân cố gắng nuôi dạy nó thành người nghèo khé"[3; tr 55] Một sự thật thật khủng khiếp! Đoạn văn này là lời của mụ Hơn cầu xin Vạn trong
tiêu thuyết Bến khong chong có lẽ đã làm đảo lộn tất cả Ta những tưởng bị một cú
đập mạnh vào đầu và cú đập đó đã làm ta tỉnh ra Như vậy, Dương Hướng đã mở
đường cho văn học đổi mới bứt phá Nhà văn đã làm cho tiểu thuyết đương đại rẽ
ngang, đi chệch khỏi con đường mòn của văn học Việt Nam Nó chấm đứt thời kỳ
người cầm bút chỉ biết minh họa và thuyết minh Hơn thế nữa, nó gắn nối hai thời
kỳ chống Pháp và chống Mĩ, gắn nối hai thử thách của chiến tranh và thử thách của thời bình, gắn nối số phận cá nhân, gia đình, dòng họ với đất nước Qua những tác phẩm của ông, đặc biệt là về tiểu thuyết, người đọc khám phá thêm nhiều góc cạnh
khác nhau của xã hội thời chiến cũng như thời hậu chiến qua cái nhìn đầy biến
chứng
Trang 18Tuy thành công ở cả hai thể loại, nhưng khi đến với tác phẩm của Dương Hướng thì chúng ta đễ dàng nhận thấy trong cách viết của ông không có sự đổi mới
về nghệ thuật, Dương Hướng vẫn với lối viết truyền thống, mộc mạc và gần gũi chính điều này đã làm cho tác phẩm của ông vừa ra đời đã chiếm được một vị trí cao trong lòng bạn đọc Nhà văn đã chứng tỏ sự đi lên vững chắc, sự trưởng thành của một tài năng văn trương bước vào độ chín Không chỉ có độc giả nhiều nhà nghiên cứu cũng đã dày công nghiên cứu và đánh giá cao những tiểu thuyết của ông Từ tiểu thuyết Bến không chông đến Dưới chín tầng trời, Dương Hướng đã có những bước tiến đáng kể về tư tưởng và bút pháp nghệ thuật Sự xuất hiện của Dương Hướng cùng với tiểu thuyết của ông trên văn đàn đã góp thêm một giọng điệu, một thanh âm cho dàn hợp ca của văn học thời kỳ đôi mới Minh chứng cho
điều này là sự thành công vang đội của hai cuốn tiểu thuyết Bến không chỗng và
Dưới chín tâng trời Với cốt truyện cũng như những thi pháp xây dựng nhân vật và tính cách theo mô hình truyền thống, hai tác phẩm này đã làm cho cả văn dan nghiêng ngả Hay nói cách khác, dưới ngòi bút tài năng của Dương Hướng, những thi pháp truyền thống vươn lên bứt phá ngoại mục trước những thi pháp hiện đại đang được ưu ái trong tiểu thuyết đương đại Bên cạnh đó, là một người cần mẫn, miệt mài lao động không ngừng trên cánh đồng văn chương, Dương Hướng không chỉ bảo thủ tuân theo những thi pháp truyền thống mà còn góp nhặt cho mình những tỉnh hoa trong thi pháp hiện đại để giúp ngòi bút của mình phản ánh được sâu hơn, rộng hơn những vấn đề của thời đại
Trong một bài phỏng vấn, nhà văn Dương Hướng tâm sự: "Hiện thực cuộc sống đây sôi động ở mọi mặt Nhưng điều quan trọng của nhà văn là phải trăn trở
để viết thế nào chứ không phải viết cải gì Quan trọng hơn lại vẫn là tác phẩm của anh noi duoc diéu gi." [10] Phải chăng, vì lẽ đó mà những đóng góp của nhà văn Dương Hướng cho nền văn học nước nhà không phải là sự cách tân trong cách viết, tác phẩm của ông không phải là những "của lạ" mà là ở sự mộc mạc, nguyên sơ, cỗ điển trong phong cách, là ở cách nhìn đầy mới mẻ về xã hội, về cuộc sống
1.2 TIEU THUYET BEN KHONG CHONG
1.2.1 Tóm tắt nội dung
Tác phẩm chủ yếu nói về con người làng Đông, ở đó có Nguyễn Vạn là chiến
sĩ Điện Biên, sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, Nguyễn Vạn trở về quê hương Kết thúc cuộc sống người lính Nguyễn Vạn không thể nào hòa nhập với cuộc sống đời thường, anh vô cùng cô đơn, lẻ loi trong chính đòng tộc của mình Trở về với chiến công vẻ vang nhưng Nguyễn Vạn không có nhà ở phải ở trong cái phòng được chia từ tay địa chủ tên Hào Chị Nhân - vợ người đồng đội cũ của
Nguyễn Vạn và Nguyễn Vạn có tình cảm với nhau nhưng cả hai đều không dám thô
Trang 1916 do ldi nguyén cua cu té trai gái của hai dòng họ Nguyễn - Vũ không được phép lấy nhau Chị Nhân có chồng và hai con đã hy sinh, còn một đứa con gái út là Hạnh, Hanh va Nghĩa - con trai dòng họ Nguyễn đem lòng yêu nhau, Hạnh va Nghĩa bất chấp sự ngăn cản của hai bên gia đình vẫn lẫy nhau, Hạnh không thể về bên nhà họ Nguyễn ở được vì không ai công nhận Hạnh là con dâu trong gia đình, Hạnh và Nghĩa cưới nhau nhưng mỗi đứa một nơi tối đến mới gặp nhau ở bờ sông Chị Nhân
vì thương con nên cũng dần chấp nhận Nghĩa, hai vợ chồng cứ gặp nhau vào mỗi
tối cho đến khi Nghĩa đi bộ đội Hạnh mới được về nhà họ Nguyễn ở, ở nhà chồng
nhưng không lúc nào Hạnh vui vẻ, Hạnh luôn phải chịu những cái nhìn gay gắt, những lời nói xiên xỏ của dòng họ Nguyễn Cứ như vậy Hạnh qua lại chăm sóc cho hai người mẹ cô độc, mẹ Nghĩa vì nhớ thương lo lắng cho con nên bệnh triỀn miên Sau mười năm Nghĩa trở về, gia đình dòng họ mừng rỡ vì bây giờ Nghĩa đã là thiếu
tá, mẹ Nghĩa cũng hết bệnh, nhưng niềm vui vẫn chưa được trọn vẹn vì tới ĐiỜ vo chồng Nghĩa vẫn chưa có con Hạnh nghĩ mình không có con được nên đã viết đơn
ly hôn với Nghĩa Sau khi ly hôn với Hạnh Nghĩa đưa mẹ lên tỉnh và cưới Thủy, sống với nhau một thời gian nhưng cả hai vẫn không có con Trong một lần đi khám sức khỏe, Thủy vô tình biết Nghĩa không có khả năng sinh con do vết thương từ chiến tranh Khi biết chuyện, Nghĩa đòi ly hôn cho bằng được Sau đó mẹ Nghĩa mất, Nghĩa trở về quê nhà Hạnh từ khi ly hôn với Nghĩa thì đau buồn, tuyệt vọng nên đã tìm đến Nguyễn Vạn, Hạnh nhận ra rằng khong ai hiểu và tốt với Hạnh như
Nguyễn Vạn, Hạnh biết mình có thai với Nguyễn Vạn và bỏ đi biệt xứ Thời gian
sau Hạnh quay về với một đứa con, mọi chuyện vỡ lẽ, Nguyễn Vạn biết mình có con với Hạnh, Nguyễn Vạn vô cùng xấu hồ, dẫn vặt bản thân, cuối cùng đã tự kết
liễu đời mình
1.2.2 Hoàn cảnh ra đời
Dương Hướng viết cuỗn tiểu thuyết đầu tay Bến không chông từ một chuyến
về quê thấy cảnh làng quê mình, từ ruộng đồng, dòng sông, bến nước, bạn bè người thân đều khác đi quá nhiều, chỉ những ai xa quê lâu ngày mới nhận ra Mọi thứ trở nên hoan sơ, cũ kỹ, con người già đi rất nhiều, dòng sông bến nước đều nhỏ lại đó
là hậu quả do chiến tranh để lại nhưng trước mặt Dương Hướng là hình ảnh xóm
làng, người thân hiện ra trước mắt như chưa bao giờ xa với tác giả, mọi hình ảnh hiện lên một cách sống động trước mặt ông, nó vừa vu1, vừa buôn, vừa đau đớn, vừa thương cảm xót xa Nhân vật Vạn mà ông xây dựng trong tiểu thuyết là nguyên mẫu
từ chính ông chú họ Ông là hình tượng "người hùng" trong suốt tuổi thơ ấu của tác giả Các nhân vật Hạnh, Dâu, Thắm đều là bạn bè thuở chăn trâu cắp sách đến trường Có lúc yêu thầm nhớ trộm mà chả dám động đến bàn tay nhau Rồi bất ngờ chiến tranh ập đến, mình phải ra đi khi hòa bình trở về, tất cả trở nên khác biệt
Trang 20Điểm khác biệt mà chỉ có người cầm bút mới nhận ra, đó là sự tàn phá của chiến tranh, nó giam cầm, hủy hoại tuôi xuân của con nguoi, cu thé la huy hoai con gai quê ông - họ không chồng hoặc có chồng cũng như không Khi mình ra đi họ còn là những cô gái mười sáu, đôi mươi Khi nhà văn trở về, nhìn họ đã già, làng quê thì
xơ xác đo đời sống khó khăn, những vết thương của bom đạn đã khoét sâu vào vết
thương lòng, nảy sinh mâu thuẫn Những mâu thuẫn, xung đột ấy không phải xuất
phát ở cái ác, cái xấu mà ở ngay chính con người chân chất, tốt bụng Dương Hướng chứng kiến những đau khổ của người người dân không kìm được lòng nên
đã ghi lại những gì tai nghe mắt thấy trong xã hội
1.2.3 Những thành công nỗi bật
1.2.3.1 Về mặt nội dung
Nền văn học Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong đó có tiêu thuyết Sáng tác tiểu thuyết phát triển mạnh với lực lượng sáng tác khá hùng hậu, phản ánh chân thật nhiều vẫn đề bề bộn, ngỗn ngang, đa chiều của hiện thực xã hội cũng như SỐ phận con người cá nhân
Từ thời điểm cao trào đổi mới (1986) tiểu thuyết nở rộ Bên cạnh những tên
tuổi đã xuất hiện từ trước như Nguyễn Minh Châu (Mảnh đất tình yêu), Nguyễn Khai (Diéu tra vé một cái chết), Lê Lựu (Thời xa vắng) đã xuất hiện thêm nhiều tên tuổi mới như Bảo Ninh (Thân phận tình yêu), Dương Hướng (Bến không
chong), V6 van trực (Chuyện làng ngày ấy), Phan Thị Hoài (Thiên sứ), Nguyễn Quang Lập (Những mảnh đời đen trắng), Trung Trung Đỉnh (Ngược chiêu cái chết) và đặt biệt có một nhà văn xuất hiện đã làm náo động văn đàn văn học Việt Nam khi đã ở tuổi 40, với những bước tiễn tuy "chậm mà chắc", Dương Hướng đã gặt hái được không ít thành công và có nhiều đóng góp đối với nền văn học Việt
Nam, đặt biệt là ở thể loại tiểu thuyết, vẫn đề Dương Hướng quan tâm nhiều nhất là vấn đề sinh hoạt Đây là nơi giao thoa của nhiều chủ đề, nhiều cảm hứng, nhiều
nhân vật, nhiều sắc điệu ngôn ngữ, không phải sự kiện lịch sử mà chính là ở con người với số phận cá nhân của nó, đóng vai trò chia phối cấu trúc tiểu thuyết Dù viết về hiện tại hay quá khứ, về chiến trường hay thương trường, về nông dân hay tri thức tác phẩm cũng đều gửi gắm những câu hỏi nghiêm túc về con người, về cuộc vật lộn của con người với hoàn cảnh dé tim kiếm chính mình, đồng thời còn phản ánh nhiều tầng, nhiều mảng hiện thực khác nhau của đời sống, tuy phản ánh nhiều điều khác nhau trong đời sống sinh hoạt, nhưng Dương Hướng không làm người đọc ngạc nhiên và hứng thú với những cách tân mới lạ trong tác phẩm của mình giống như nhiều nhà văn cùng thời Ông vẫn trung thành với lỗi viết truyền thống mặc đù vậy tác phẩm của ông vẫn thu hút người đọc đến lạ kỳ Minh chứng
cho điều này tiểu thuyết Bến không chông đã nói lên điều đó Trong xã hội lúc bẫy
Trang 21giờ thì tiểu thuyết Bến không chong a tiéu thuyét phan anh day di va chan that
nhất những gì xảy ra trong xã hội, không chỉ nói về chiến tranh, sự tác động của hoàn cảnh chiến tranh đến số phận con người, mà còn nêu lên những vấn đề thời sự của đất nước Bến không chéng của Dương Hướng viết về người nông dân Bắc Bộ - người hậu phương trong thời kỳ đài từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp đến những năm cuối thập kỷ 70 Qua những sự kiện: cải cách ruộng đất, mâu thuẫn giữa hai dòng họ không những vậy Dương Hướng còn đề cập đến vấn đề thân phận con người, về đời sống nông thôn Việt Nam Ở đây kháng chiến giành độc lập là nhất, những ước muốn, nhu câu chính đáng được đặt xuống hàng thứ hai để ưu tiên hàng đầu cho nhiệm vụ giành lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, có lẻ nhờ cách
dẫn truyện khéo léo mà rất tự nhiên, vẫn thật như đời thường, ngôn từ thì thân
thuộc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày nên khi Bến không chông vừa ra mắt thì đã được độc giả đón nhận một cách nhiệt tình và hăng hái Cái tính bỗ bã, nói năng tự nhiên, không ý tứ lại đặt sệt nhà quê của tác giả đã tạo nên sự quyến rủ cho mỗi tác phẩm của ông đối với độc giả Đọc Bến không chông chắc hắn chúng ta sẽ không quên chỉ tiết đầu tiên với hình ảnh nhân vật Nguyễn Vạn, ngực day huân chương, tấp tễnh về làng, đứng trên con đê lộng gió, vén quân "đáy cái đã", cái mộc mạc chân chất quê của Dương Hướng phải chăng là chất liệu tạo nên phong cách riêng của một nhà văn Dương Hướng là một trong số ít nhà văn lúc đó dám đi sâu vào "thâm cung bỉ sử" của người dân, ông đã đám len lõi vào những vấn đề tế nhị,
nhạy cảm của xã hội Bến không chông ở thời điềm những năm 90 của đầu thế kỷ
XX quả đã "Góp được một cải nhìn mới mẻ về bức tranh đất nước trong thời chiễn
và hậu chiến, kéo dài những mấy chục năm; với gánh nặng không phải chỉ là chiến tranh, vê phía khách quan; mà còn là những lâm lạc của con người trong thời ky lịch có quá nhiều biến động và thử thách, mà tất cả những ai do chiến tranh để lại không đủ tâm và sức để vượt qua nó"[5] Tất cả gom lại làm nên mội nguyên cớ cho mội tai họa mà con người phải nhẫn nhịn, chịu đựng trong một thời gian dài như một áp đặt của định mệnh Chỉ đến giai đoạn chuyên giao giữa thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, con người mới chợt bừng tỉnh và nhận ra mình vừa là nạn nhân vừa
là tội nhân của lịch sử Đọc tiểu thuyết Bến không chồng người đọc không khỏi lặng
đi suy nghĩ những câu văn "Cøn lạy ông, con cắn cỏ lạy ông bà nông dân Dù nó
có là con chảu địa chủ nhưng con hứa với ông bà nông dân cô gắng nuôi dạy nó thành người nghèo khổ, hu hu Con chắp tay lại ông trăm lân ngàn lần đừng ghét
bỏ nó, đừng để các ông con ông bà nông dân đánh đập nó"{3; tr.55] Một sự thật khủng khiếp! Đoạn văn này là lời của mụ Hơn van xin Vạn trong tiểu thuyết đã làm đảo lộn tất cả Ta những tưởng bị một cú đập mạnh vào đầu và cú đập đó đã làm ta tỉnh ra Như vậy, Dương Hướng đã mở đường cho văn học đổi mới bứt phá Nhà
Trang 22văn đã làm cho tiểu thuyết đương đại rẽ ngang, đi chệch khỏi con đường mòn của văn học Việt Nam, nó chấm đứt thời kỳ người cầm bút chỉ biết minh họa và thuyết minh Hơn thế nữa, nó gắn nối hai thời kỳ chống pháp và chống Mĩ, gắn nối hai thử thách của chiến tranh và thử thách của thời bình, gắn nối số phận cá nhân, gia đình, dòng họ với đất nước Qua những tác phẩm của ông, đặc biệt là tiểu thuyết người
đọc khám phá nhiều góc cạnh khác nhau của xã hội thời chiến cũng như thời hậu
chiến qua cái nhìn đầy biến chứng
Bến không chông tái hiện cuộc đời con người ở một làng nông thôn Bắc Bộ với bao trắc trở, đỗ vỡ và bi thương thời gian trong và sau chiến tranh Tiểu thuyết Bến không chông của nhà văn Dương Hướng đã được đạo điễn Lưu Trọng Ninh dựng thành phim truyện cùng tên năm 1999 Thông qua mối quan hệ của nhân vật Vạn và các nhân vật khác trong tác phẩm, tác giả đã khắc họa sâu sắc thân phận những con người ở làng Đông với bao nỗi cơ cực mang lại cho người xem nhiều ấn tượng khó quên, Đạo diễn Lưu Trọng Ninh rất tâm đắc khi chọn tác phẩm Bến
không chông đề dựng thành phim truyện cùng tên Đạo diễn chia sẻ "T6i rat thích
chất văn của Dương Hướng, thật thà nhưng không kém phần sâu sắc Tôi vô cùng cảm động và khâm phục sự hy sinh chịu đựng giữ chọn lòng thủy chung của những người phụ nữ làng Đông có chồng con ổi chiến đấu" [11; tr 28] Sau sáu năm
chuẩn bị và hoàn thiện kịch bản, phim Bến không chẳng sản xuất năm 1999 và nhận
được giải Bông sen bạc tại liên hoan phim Quốc gia năm 2001 Dù trong tiểu thuyết hay trong phim ảnh Bến không chống cũng phản ánh đây đủ nội dung hiện thực xã
hội, chính vì điều đó Bến không chong đã đề lại một ẫn tượng khó quên trong lòng
bạn đọc và khán giả
1.2.3.2 Về mặt nghệ thuật
Trong những sáng tác của nhà văn Dương Hướng, người đọc dễ nhận ra không có nhiều sự đôi mới trong sáng tạo nghệ thuật Vẫn trung thành với lỗi viết truyền thống đầy mộc mạc nhưng tác phẩm của nhà văn Dương Hướng vẫn tạo nên một lục hút rất lớn đối với độc giả Minh chứng cho điều này là sự thành công vang
dội của tiêu thuyết Bến không chỗng, với cốt truyện cũng như xây dựng nhân vật và
tính cách theo mô hình truyền thống, tác phẩm này đã làm cho cả văn đàn nghiêng ngã Hay nói cách khác, dưới ngòi bút tài năng của Dương Hướng những thi pháp truyền thống vươn lên bứt phá ngoạn mục trước những thi pháp hiện đại đang được
ưu ái trong tiểu thuyết đương đại Nói đến thành công của tiêu thuyết Bến không chồng thì phải kê đến nghệ thuật tạo tình huống bi kịch, trong tiêu thuyết Bến không chồng Dương Hướng đã xây dựng nhiều tình huống làm nổi bật tính bi kịch Tình
huống đầu tiên mang tính thử thách con người đó là việc chủ tịch Đột phân công cho Thước bắn địa chủ Hào và Nguyễn Vạn bắn Xèng và Xình - hai đứa con trai
Trang 23của ông Xung, ông chú họ - trong đấu tố địa chủ và xử bọn phản động "Côn nhiệm
vụ của anh phải bắn vào đâu hai thẳng họ Nguyễn nhà anh" [3; tr 52] Tình huỗng đôi bạn trẻ Nghĩa - Hạnh trải qua đêm tân hôn nơi bờ sông Đình là một tình huống bất thường, ấn chứa và dự báo nhiều bi kịch mà sao này vợ chồng Nghĩa - Hạnh phải hứng chịu "Ra đến bến Tình là hai đứa quên hết mọi lo phiên Cũng chẳng còn nơi nào ngoài cái bến nước này Cả thế giới, không cặp vợ chẳng nào lại có đêm tân hôn như Hạnh và Nghĩa Trời đây sao Đêm se lạnh" [3; tr 79] Tình huỗng ông Xung đốt ngôi từ đường họ Nguyễn rồi sau này tự thú cũng là một đạng tình huống bất thường " Chính tao đốt từ đường hộ đấy, mày làm gì tao nào? Tao không thú tội trước chính quyên mà tao đã thủ tội trước cụ tổ, trước linh hôn ông Khién" (3;
tr 192] Tình huống được tạo nên bởi sự dồn nén của nỗi đau và sự uất hận đề rồi đi đến kết cục là hành động điên rô của nhân vật Dương Hướng dành cho nhân vật người lính nhiều trang viết sinh động, sâu sắc về những bi kịch số phận con người sau chiến tranh Người hùng Nguyễn Vạn trở về từ chiến trường Điện Biên gặp lại
chị Nhân - vợ của đồng đội đã hy sinh là một tình huống bi kịch, chất chứa tâm
trạng Trong khi đó, tình thế của Nghĩa, Thành lại oái ăm và đầy nghịch cảnh Tình huống Hạnh trao thân cho Nguyễn Vạn tại nơi vườn ươm gần Bến không chỗng là một tình huống đây ngẫu nhiên nhưng lại có tác đụng đưa câu chuyện đến hồi kết cua bi kịch Ngoài nghệ thuật tao tinh huống bi kịch còn có nghệ thuật xây dựng nhân vật Để tạo nên hình tượng nhân vật Dương Hướng đã xây dựng họ thông qua các yếu tố: tên gọi, diện mạo, lai lịch, sự vận động và các mối quan hệ Trước hết Dương Hướng quan tâm đến việc miêu tả bản thân nhân vật từ tên gọi đến diện mạo, dáng hình Tên gọi vốn là một từ để xưng hô, phân biệt người này với người khác Tuy nhiên trong văn học tên gọi đôi khi lại là một ngụ ý của tác giả, nằm trong ý đồ sáng tác của nhà văn, nếu tên gọi các nhân vật trong sử thi xuất hiện với tên gọi báo hiệu những phẩm chất sáng chóc thì nhân vật trong tiêu thuyết lại mang những cái tên gần gũi với cuộc sống đời thường mà nó được phản ánh Có lẽ chính
vì thế mà tên gọi các nhân vật trong tiêu thuyết Bến không chông của Dương Hướng cũng thốt ra khỏi tính chất sử thi trở về với những cái tên thân thuộc, gắn liền với cuộc sống Bên cạnh Nhân, Nghĩa, Hạnh là những Dâu, Thắm, Vạn, Hơn, Xung, Xeng những cái tên đã khiến tiểu thuyết của ông vừa đọc lên đã giúp cho người doc phan nao đoán ra được nghẻ nghiệp, tầng lớp của họ, những định ngữ giúp ta hiểu thêm về nhân vật: Lão Xung, mụ Hơn, cụ Nghiên có thể nói, với việc tạo nên những tên gọi gắn với cuộc sống, thoát khỏi tính chất sử thi ấy, Dương Hướng đã phần nào thê hiện tính chất tiểu thuyết của nhân vật Bên cạnh việc xây dựng nhân vật bằng tên gọi, nhà văn không thé không khắc họa diện mạo của họ Diện mạo ay
có thể là gương mặt, đáng hình và cả trang phục của nhân vật Tuy nhiên, tùy theo ý
Trang 24đồ của nhà văn mà sự khắc hoa này có nhiều mức độ và phương diện khác nhau Trong quá trình xây dựng tiểu thuyết, có những chỉ tiết, có những nhân vật phụ, tác
giả không dụng công xây đựng, chăm chút, mà vẫn nổi bật, vẫn thành hình tượng
điển hình Giống như giọt mực Tàu vô tình rơi vào bức tranh thủy mặc lại trở nên thần nhãn của bức tranh, đó là nhân vật Đột chủ tịch xã Từ lúc mở đầu là chỉ tiết cầm ngược cái đơn xin bán trâu của dân "Cjú tịch Đột nghiêm mặt xoay xoay tờ giấy trên tay mà vẫn không nhận ra mình cầm ngược đọc" [3; tr 9], đến chi tiết ép buộc nhân vật Vạn phải tự tay hạ sát người thân trong cải cách ruộng đất "Không được! thẳng Hào phải để cho tay súng của thằng Thước - Đột cười nheo cặp mắt hấp háy ghé sát vào tai Vạn - Đây là dịp ta thử thách lòng trung thành của thằng Thước với Đảng, nó là thẳng con nuôi cưng nhất của thằng Hào từ nhỏ anh hiểu không Còn nhiệm vụ của anh phải bắn vào đâu hai thăng họ Nguyễn nhà anh" [3;
tr 52] Có nhân vật được tác giả miêu tả diện mạo một cách chi tiết "Nguyễn Vạn x6c lại ba lô phanh ngực áo đứng trên con đê nhìn về làng Thăng vạn mắt toét bỏ làng di bây giờ về đây Vạn tập tễnh bước rẽ xuống con ẩường "[3; tr 5], "Quanh năm Vạn mặc quân cọc phơi tấm lưng trần đen nhánh trên lưng trâu, lăn lóc trên
gò mả" [3; tr 7], còn đối với mụ Hơn - người đàn bà góa chồng được Dương Hướng miêu tả với những chỉ tiết lá lơi "Ä#w Hơn vừa thay chiếc áo phin trắng cắt kiểu mặc ngu ho ca nach Mu Hon don da rot nước mời Vạn" [3; tr 71] Anh Thành người
lính chiến sĩ bị trả về vì bị thương nặng không còn khả năng chiến đấu " Anh Thanh
bị bom cháy bỏng toàn thân, mặt sân sùi độp lên đỏ lừ" [3; tr 159] Còn hình ảnh của tay Huy thợ ảnh thì được tác giả mêu tả " Gương mặt vuông chữ điển này, mắt sảng, lông mày dày và cả cái bộ râu quay nón của hắn cũng dáng đấy" [3; tr 154] Bến không chồng là tiêu thuyết với cốt truyện truyền thống, những ngôn từ được sử dụng là những ngôn từ gần gũi quen thuộc với đời sống người dân "Chà! Gió mát quá, đái cải đã, Vạn vén quân đái tè rôi vuốt lại áo cho thật chững" [3; tr 5], "Cháu
đi gắp cức trâu" [3; tr 6], mu Hon thì tự tin với vẻ bề ngoài của mình "Cỡng vì ông trời sinh con ra có cái sắc hơn người một tý, làm anh Công anh ấy mê con" [3; tr 55] Còn Dâu một cô gái chơi với Hạnh từ nhỏ bất ngờ khi lột chiếc áo trên người Hạnh ra "Ôi! Tao không ngờ ngực mày cứ nây nấy ra thể kia mà Nghĩa nó không về sửa cho mày một trận Rõ là hoài của giời" [3; tr 153] Ngoài những yếu tô trên Bến không chồng của Dương Hướng chiếm được vị trí cao trong lòng độc giả là nhờ cách xây dựng không gian và thời gian trong tác phẩm, không gian hiện thực trong Bến không chông đó là không gian làng quê "Cây quéo trước cửa đình tán lá xanh sâm cao lừng lững giữa khoảng trời chiêu" [3; tr 5], không gian làng quê trong tiểu
thuyết Bến không chong con là nơi lưu giữ hành trình tâm hồn, cuộc đời của nhân
vật Nó thường bó hẹp trong đời tư của gia đình, đòng họ và có khi là một chiếc
Trang 25giudng, mot gdc bép, một căn phòng, một ngôi nhà Ở đó, thiện - ác, tốt - xấu, trắng - đen, thấp hèn - cao cả đan xen vào nhau "7 đường họ Nguyễn đã trở thành nhà tù cùm nhốt địa chủ và bọn phản động" [3; tr 44], hay không gian nhà kho của làng Đông "Ánh đèn mạng sáng xanh trong bảy gian nhà kho dài thông thống" |3;
tr 87] Qua ngòi bút của nhà văn, không gian làng Đông hiện lên với những đặc trưng của làng quê Việt Nam Ở đó, không gian yên tỉnh của dòng sông bến nước làng Đông có nét quyến rủ đến lạ lùng "Ä#ùa đông con nước sông cạn phơi ra dải cát trắng phao lấp lóa dưới nắng Nước sông trong veo lặng lẽ trôi, mùa lũ nước sông dệnh lên xăm xắp đôi bờ cỏ xanh tốt" [3; tr 13] nhưng đẳng sau bức tranh khung cảnh yên bình, nên thơ ấy đã chứa biết bao nỗi đau ầm ï, những xung đột đấu tranh đẫm máu và nước mắt bởi những thành kiến, lời nguyên Qua việc xây đựng không gian làng quê ta có thê thấy được phân nào đời sống của người nông dân làng Đông Không gian thành thị cũng được Dương Hướng khắc hoạ rõ nét qua hình ảnh ngôi nhà của Thủy "Anh Biển hồi hả leo lên tẳng hai, bước vào căn phòng khá sang trong" [3; tr 122], hay là công viên - nơi Thủy quan hệ với một người đàn ông qua đường "Qua nửa đêm, Thủy mởi gạ gâm được anh ta ra vườn hoa Những chiếc ghế
đá vắng teo ướt đẫm sương đêm Những lùm cây im phắc dưới ảnh điện cao áp" |3;
tr 297] Dù không đi vào chỉ tiết nhưng chỉ với vài nét phác họa về kiểu không gian này, Dương Hướng đã phân nào thể hiện cách nhìn quán xuyến về cuộc sống, thế thái nhân tình thông qua không gian mà nhân vật sinh sống Tuy nhiên dù thể hiện không gian nghệ thuật nào đi chăng nữa thì tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng cũng không nhằm đến một không gian vũ trụ như trong sử thi thần thoại
mà ở đây Dương Hướng tái hiện những mảng sống hết sức riêng tư, cá nhân của con người Qua đó nhà văn muốn giúp người đọc nhận thức rõ hơn về số phận, cảnh đời của nhân vật
Bên cạnh không gian hiện thực Bến không chông còn có không gian huyền tưởng, đó là không gian trong tâm tưởng của con người qua các câu chuyện thân thoại, truyền thuyết về làng quê của mình "7rong ánh mắt đen lay cua bé Hạnh, làng Đông là thế giới huyền diệu, lũy tre làng xanh mượt, những thân cau cao vút, dòng sông Đình in bóng cây quéo và nhịp cẩu Đá Bạc" {3; tr 15] Đến với Bến khéng chong ta như lạc vào không gian huyền thoại bao phủ làng Đông bởi những
câu chuyện huyền thoại kỳ ảo Đó là huyền thoại mắt tiên - giải thích về cái hồ
nước, hay chuyện về gò ông Đồng - giải thích về cái gò đất Hòa cùng đòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986, tiểu thuyết Dương Hướng không chỉ gói gọn không gian trong một khung cảnh làng quê, hay thành thị chật hẹp, tù túng như những tác phẩm giai đoạn năm 1930 - 1935, hoặc chiến trường ác liệt, nông thôn
hăng hái sản xuất như giai đoạn 1954 - 1975, tuy độ đài của tiểu thuyết Bến không
Trang 26chồng chỉ hơn 300 trang nhưng nó đã bao trùm trong đó nhiều dạng không gian, Dương Hướng đã tạo ra sự kết hợp xen kẽ các kiểu không gian hiện thực, huyền tưởng và tâm trạng, việc kết hợp như vậy giúp chúng ta có thể nhìn ngắm con người
từ nhiều góc độ hơn, thấy được sự vận động, biến đổi về số phận nhân vật, Dương Hướng vừa tôn trọng, vừa phát huy được thế mạnh của thể loại tiểu thuyết trong việc xây dựng thế giới nghệ thuật nhưng đồng thời cũng thể hiện phong cách riêng qua nghệ thuật xây dựng hình tượng không gian Dương Hướng xây dựng những người phụ nữ trong tiểu thuyết Bến không chông mang đậm tỗ chất của người con gái làng Đông, đôi mắt là cửa số tâm hồn, mọi cái nhìn bao giờ cũng được phát đi từ đôi mắt, trong văn trương cũng vậy bao giờ nhà văn cũng bỏ thời gian cho việc mêu
tả đôi mắt Đôi mắt chính là chiếc chìa khóa đi vào khám phá thế giới tâm hén bi an
của con người, có đôi mắt biết nói, có đôi mắt biết cười cũng có đôi mắt gợi lên dục vọng của con người một cách rừng rực, Hạnh ngay từ nhỏ đã có đôi mắt sâu
thắm nhìn hoài không thấy đáy, Dương Hướng đã nhiều lần đặc tả đôi mắt Hạnh với
những thời khắc đầy biến động "7rong ánh mắt đen láy của bé Hạnh, làng Đông là thế giới huyển diệu, lũy tre làng xanh mượt, những thân cau cao vit dông sông Đình lung linh in bóng cây quéo và nhịp cau Đá Bac" [3; tr 15] hoặc "Mắt cô hé sang lên khi nghe những tiếng nỗ lách tách" {3; tr 15 - 16], đến khi yêu Nghĩa nhiều lần Nghĩa cũng thấy đôi mắt Hạnh như có ngọn lửa đang cháy rừng rực, nhưng khi bất hạnh ập đến thân phận Hạnh thì đôi mắt một thời đẹp rực rở trở nên
vô hồn vô cảm, cũng là đôi mắt nhưng Dương Hướng xây dựng ở mỗi nhân vật có
sự khác nhau rõ rệt, ánh mắt của cô Tý Hin "*nh mắt của cô ta lúng liễng và đôi má
đỏ hông bông" [3; tr 9], mắt cô Ngần - cô gái đẹp nhất làng Đông " Cặp mắt cô Ngắn tròn xoe lóng lánh như hạt nhãn mới bóc" [3; tr L1], khác hằnn với cặp mắt của cô Ngân và cô Ty Hin, mat cua mu Hon " Mat den lay ldy thắt đáy lưng ong,
da đỏ hông hông" [3; tr 53] Qua đôi mắt Dương Hướng giúp cho người đọc hình dung được phần nào đó về những người phụ nữ trong tiểu thuyết
Khi xây dựng nhân vật Dương Hướng đã tạo sự hài hòa về hình thức và nội
dung, giữa ngoại hình và nội tâm phù hợp với những diễn biến tâm lý, tương ứng
với sự biến đổi về tâm lý là sự thay đổi về tính cách, nếu lần đầu tiên Nghĩa gặp
Thủy rồi xao xuyến bởi " Thúy có đôi môi đỏ tươi, mắt đen, miệng chúm chim cười, thỉnh thoảng lại liếc nhìn Nghĩa" [3; tr 123], khién anh cam thay "C6 ta vừa đáo để vừa ngây ngô" [3; tr 125], sau nhiều năm gặp lại trong mắt Nghĩa Thủy bây giờ đã khác "Gương mặt Thủy thoáng hông lên, nét ngây thơ láo lỉnh xưa không còn nữa, mọi cử chỉ, lời nói của Thủy tỏ ra dày dặn" [3; tr 252] Đề thấy được tính cách của nhân vật Dương Hướng xây dựng nhân vật thông qua hành động và ngôn ngữ của họ Qua việc tạo dựng hành động nhân vật, ta có thé phan nao thay duoc tinh
Trang 27cách của họ, đám cưới của Hạnh chỉ được sự chứng kiến của đoàn thanh niên mà không có sự chúc phúc của gia đình, đã cho thay tình yêu mãnh liệt của Hạnh, vượt lên trên sự ngăn cản của gia đình và lời nguyên Với hành động đứt khoát là Hạnh
từ bỏ Nghĩa, mặt đù rất yêu Nghĩa, Hạnh nghĩ rằng mình không thể có con vì thế không mang lại hạnh phúc cho Nghĩa, trong khi Nghĩa là trưởng tộc dòng họ Nguyễn, Hạnh khiến người đọc vừa ngậm ngùi, vừa xót xa, mến phục với sự hy sinh của cô, Hạnh đám vượt qua lời nguyễn để đến với tình yêu, tưởng chừng đã hạnh phúc nhưng cuối cùng phải chia tay Nghĩa, Hạnh đau khổ, tuyệt vọng trong đêm mưa ra Bến không chông tắm đê rồi Vạn nhìn "Trong mắt Hanh thấy có màu
đỏ Chả lẽ trong người nó lại có ma" [3; tr 29], còn Vạn thì " Nguyễn Vạn thấy rân rật trong người, mặt nóng hừng, hai thải dương giật thon thót" [3; tr 291] Trong không gian và thời gian như vậy Vạn và Hạnh không thê chóng lại sự ham muốn của dục vọng "Cái cánh cửa mở toang, bóng một người đàn bà ào vào tới giường ôm ghì lấy Vạn da thịt đàn bà nân nẫn trong vòng tay và hơi thở đây dục vọng phả vào mặt Vạn Sự ham muốn của Nguyễn Vạn lan này còn mãnh liệt hơn lần Vạn chạm vào ngục mụ Hơn Vạn buông thả cho thân xác tự do gây tội lỗi, tự
do rên xiết trên thân thể rừng rực của người đàn bà Lân đầu tiên trong đời Vạn thấy sung sướng cực độ và quên hắn mình Mưa gió vẫn ràn rạt ngoài cửa " [3; tr 291], Còn Dâu - một cô gái được Dương Hướng khắc họa với hành động đầy dũng cảm, đó là việc dám đứng lên nói với tất cả mọi người về chuyện để Hạnh về nhà ông Khiên sống " Dâu bỗng đứng vụt vậy nhìn các cụ trong họ - Chảu xin phép các cụ có ý kiến Cháu cứ nói thế này Việc họ tộc cháu nghĩ không ngoài mục đích là quây quân những người trong họ ta thương yêu đùm bọc lấy nhau Vậy cái việc tình nghĩa nó bày ra ngay trước mắt các cụ mà sao các cụ chẳng bàn đến Ông Khiên mất, bà Khiên đau đớn nằm xỉu đi trong buông kia Cậu Nghĩa ổi bộ đội, ngày bố mắt cũng không biết mà về Vợ chông ông bà Khiên và cậu Nghĩa cả đời gò lung lam lụng, kéo vỏ mòi mới làm nổi gian nhà trên nên từ đường này, cốt để cho cậu Nghĩa được hạnh phúc Vậy mà cậu Nghĩa lấy vợ vê phải sống mỗi người một nơi Chau thay that phi ly Xin đất làm riêng, xã không cho, về ở chung với bố me
họ tộc bảo không được Vậy cháu hỏi các cụ, vợ chong cậu Nghĩa ở lững lơ giữa frởi à? [3; tr 118], từ hành động này cho thấy Dâu là một người sôi nồi, mạnh mẽ Còn đối với hành động của Thủy băng cách ra bến xe tìm một người đàn ông qua để mong có được đúa con "Qúa nửa đêm, Thủy mới gạ gâm được anh ta ra vườn hoa Những chiếc ghế đá vắng teo ước đẫm sương đêm Những lùm cây im phắc dưới ảnh điện cao áp” |3; tr 298], “Toàn thân Thủy như mêm nhũng tan rửa trong vòng tay anh ta Từ trong bóng tôi nhìn ra khoảng sang của thành phố mọi cảnh vật như quay cuông Thủy nhắm mắt lại khi anh ta vật chị ra đám co” [3; tr 298] Mac du
Trang 28Thủy rất yêu Nghĩa, nhưng không bao giờ Thủy có ý định phá vỡ hạnh phúc của Nghĩa đang có cùng vợ mình Thủy tự nguyện dâng hiến đời con gái mình cho Nghĩa “Søo em không nói để anh hiểu? Sao em lại hủy hoại minh? Sao em - Anh thương hại em đấy à? Thủy cười thản nhiên — Em tự nguyện cơ mà Em tự nguyện cho chứ đâu để người ta đánh cắp Trừ khi bị đánh cắp mới phải hồi tiếc và dau khổ' [3; tr 257] Không những vậy Thủy còn thương xót cho Nghĩa, vì chiến tranh
đã cướp đi quyền làm cha của anh “M⁄ặc đù đã quyết định nói hết sự thật về anh mà
mãi Thủy vẫn không sau nói được Thủy thấy tìm mình đập mạnh, chị ôm ghì Nghĩa vào lỏng” [3; tr 299]
Mụ Hơn, Dương Hướng xây dựng nhân vật này với những hành động bộc lộ
rõ tính cách “Tối nào hứng lên, mụ Hơn lại vác chiếc chỗng tre ra sân nằm tênh
hênh vén quân lên khoe bộ đùi trắng lốp” [3; tr.188] Cùng với hành động là ngôn
ngữ của mụ “ Chả là em với bác ngày nào cũng trông thấy nhau mà cứ lâm lũi thui thủi đếch có lấy một chút thanh thản ngọt ngào Em nghĩ, đến con vật còn tìm cách vui thú, mình là con người mà lại không nói với nhau được lời vui vể [3; tr 189] Qua hành động và lời nói có thể nhận thấy mụ Hơn là người ẻo lã, hay gạ gẫm đàn ông, luôn dùng lời nói và thân mình để dụ dé dan ông Một người đàn bà đáng
khinh thường
Với các nhân vật khác cũng vậy, tính cách con người trong tiêu thuyết đã phần nào bộc lộ được qua lời nói của họ Xây dựng nhân vật qua các chi tiết nghệ thuật mang lại hiệu quả rất cao, góp phần thành công cho tiểu thuyết Dương Hướng
Trang 29CHUONG 2
THAN PHAN CON NGUOI VOI NHUNG NOI DAU
TRONG CHIEN TRANH VA SAU CHIEN TRANH
O BEN KHONG CHONG
2.1 THAN PHAN CUA NHUNG NGUOI LINH TRONG VA SAU CHIEN TRANH
2.1.1 Thân phận của nhân vật Vạn
BỊ thương nặng sau một cuộc chiến, Nguyễn Vạn trở về với tất cả yêu thương, nhung nhớ “Nguyễn Vạn xốc lại ba lô, phanh ngực áo đứng trên con đê
nhìn về làng Đông”[ 3 ; tr 15] Nguyễn Vạn đã nghĩ, bình yên chính là ở nơi đây — nơi anh sẵn sàng đỗ máu bảo vệ Nguyễn Vạn là nhân vật trung tâm kết nối với các
nhân vật khác trong tác phẩm để nêu bật ba chủ đề lớn: cải cách ruộng đất, nỗi cô đơn và chủ nghĩa khắc kỷ Cả ba chủ đề đan xen, kết hợp làm cho câu chuyện trong tiểu thuyết trở nên đa dạng, phức tạp, chứa đựng nhiều cảm xúc Mở đâu tiểu thuyết
là hình ảnh anh Vạn phục viên trở về làng, một sự trở về như một biểu tượng kết thúc chiến tranh Hòa bình lập lại với sự trở về của một quân nhân là chuyện bình thường, nó hứa hẹn bao điều an vui hạnh phúc cho con người Song ở đây mọi thứ diễn ra không hắn như vậy Khi bóng đáng người đàn ông hiện vẻ, làng xóm sôi lên, cái sôi háo hức nóng rát rất bình thường, đặc biệt của cánh nữ Hiện tượng này dự
báo tình huống đây kịch tính trong tương lai Quả vậy, với bản tính người lính lâu
năm xông pha nơi chiến trường, Vạn không thể dễ dàng rời xa nguyên tắc cố hữu, luôn khắt khe với bản thân và quen dùng mệnh lệnh Khi rơi vào giữa những người đàn bà như chị Nhân và mụ Hơn thì Vạn né tránh, cho dù những người đàn bà đó,
cả những cô gái lớp sau đã không ít lần mở lòng đến với Vạn Tưởng như ý thức cố chấp cùng tâm lý cô độc đã thắm sâu vào cuộc sống cô đơn, đã tạo ra bức tường khó xuyên qua nơi người cựu chiến binh lớn tuổi này Suốt ngày cùng với cây súng thân thuộc, mở miệng chỉ thốt những lời đơn giản, cộc ngắn, lầm lũi có đến hai mươi năm bên lề cuộc sống gia đình, Vạn như quyết nhận tất cả chìm vào bên trong, chỉ kiên trì đề lại bên ngoài một vẻ lạnh lùng, xù xì, thô cộc Nguyễn Vạn — người chiến
sĩ từ chiến trường Điện Biên Phủ trở về làng được Dương Hướng miêu tả “Người làng Đông không còn nhận ra Nguyễn Vạn Thang Van mat toét bỏ làng đi bây giờ
về đây Đồ ai còn dám coi thường Nguyễn Vạn: Hãy cứ nhìn những tâm huy chương rung rỉnh lấp lánh trên ngực Vạn ”[ 3 ; tr 5] Với thành tích vẻ vang ở chiến trường Nguyễn Vạn nhanh chóng trở thành thần tượng của cả làng Từ già đến trẻ
Trang 30trong lang Dong, nhất nhất một điều chú Vạn, hai điều chú Vạn, mọi việc lớn nhỏ trong làng, Nguyễn Vạn hết lòng tham gia với tâm huyết, trách nhiệm của người chiến sĩ xung kích Nhiều phụ nữ cô đơn ưu ái dành cho Nguyễn Vạn đặc biệt và mong ước được ông đáp lại, đó là bà Nhân — vợ góa liệt sĩ và mụ Hơn — vợ góa gia đình liệt sĩ bị cải tạo Nhưng họ càng muốn gần gũi thì Nguyễn Vạn càng cố né tránh vì sợ “mất quan điểm” bởi ông là Đảng viên và là người lãnh đạo Với ý nghĩ
ấy, Nguyễn Vạn đã xông xáo, nhiệt tình với tất cả công việc của làng xã, nhưng đối diện với Nguyễn Vạn là những hủ tục lâu đời của dòng họ Những hủ tục có thể
“bóp nghẹt” cuộc đời của một con người Đối diện với Nguyễn Vạn là lề thói cũ mòn cả trăm năm ở làng quê Đối diện với Nguyễn Vạn còn là dư luận, là điều tiếng, là nếp sống cũ kỹ
Vì những hủ tục, những lề thói đã tôn tại hàng trăm năm ấy, Nguyễn Vạn không dám sống thật với chính bản thân mình Ý thức mãnh liệt nhất trong anh là
“siữ gìn hình ảnh” Anh không thể vượt qua dư luận để yêu, để được sống như một người bình thường với mưu cầu bình thường nhất về hạnh phúc Nguyễn Vạn sống trong sự kìm nén bất hạnh Anh không đám đến với chị Nhân đù bản năng thôi thúc
Chị Nhân cũng không thể đến với Nguyễn Vạn, chị không thê đến với bất kỳ ai, lý
do chỉ vì chị là vợ liệt sĩ Còn Nguyễn Vạn mọi lúc mọi nơi gong minh dé kin nén tình cảm cá nhân, giữ gìn phẩm giá của mình Xã hội mà Dương Hướng miêu tả trong Bến không chỗng còn nặng mùi phong kiến Ở đó vẫn còn những tập tục lạc
hậu, mà điển hình là lời nguyền của cụ tổ họ Nguyễn Chính lời nguyên vô hình đó
đã cướp đi của Nguyễn Vạn thứ tình cảm thiêng liêng nhất — tình yêu Một chiến minh dũng cảm như Vạn, đã bước qua bao nhiêu xác chết của kẻ thù thế mà lại cục ngã trước lời nguyên vô tri vô giác Ngày chiến thắng trở về nhưng Vạn không có chỗ đề ở, phải ở trong ngôi nhà được chia từ tay địa chủ Hào Nếu như tướng Thuấn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp lạc lõng, cô độc ngay trong ngôi nhà mình thì Nguyễn Vạn cảm thấy cô đơn, lẻ loi trong dòng tộc, họ hàng mình Anh bị những người trong họ rẻ rúng, họ định cho Vạn về ở từ đường chỉ vì sợ dư luận xã hội “Tôi cũng định thể - Nguyễn Khiên nói — chả lẽ để anh ra ở đình Đông, e làng xóm chê cười cả họ mình Dù sao anh ấy cũng là người vẻ vang nhất lành Đông”[ 3 : tr 27] “Anh kém bỏ mẹ! Ai chả biết thăng Vạn có công, công lao của nó đối với dân với nước thì để cho dân cho nước lo nhà cho nó Nhà Vạn xưa nay đóng góp chó gì cho họ Nguyễn”[ 3 ; tr 27] Sự lãnh đạm của họ tộc khiến Nguyễn Vạn cô độc lại càng cô độc hơn, ngay từ khi mới về làng Nguyễn Vạn đã ra tay bảo vệ thằng Tốn — con mụ Hơn thoát khỏi sự sỉ nhục của trẻ làng, nên trong mắt mụ Hơn, Vạn là vị cứu tính mà bà khát khao được tôn thờ, yêu thương Nhưng cách thể hiện mạnh bạo của bà Hơn, càng khiến Van xa lánh bà “Tối nào hung lén mu Hon lại
Trang 31vac chiéc chong tre ra san nam ténh hénh vén quan lén khoe bé dii trang lop Mu
ta giống y như con mèo cái nhà mu modi lần ngây đực nó lại rượt lên trên mái nhà gao rồng lên từng cơn Môi lẫn có tiễn mèo gào, mụ Hơn lại giả giờ tức, nhảy lên đập cửa gọi Vạn: Bác Vạn ơi dậy lấy cây sào đập cho nó một trận để nó chừa đi Nghe nó gào thế ai mà chịu được Nguyễn Vạn ngó qua khe cửa thấy mụ Hơn ăn
mặc hớ hênh đứng thở dài thườn thượt ”[ 3 ; tr 188 — 189] Vạn là chiễn sĩ Điện
Biên trở về nên lúc nào cũng giữ cái phẩm chất cao đẹp của mình từ mọi hành động đến lời ăn tiếng nói Chính tay Vạn bắt lão Xung, Xèng và Xình thuộc đòng họ
Nguyễn, điều đáng nói hơn là Nguyễn Vạn đã bắn chú Xèng và chú Xình “Đây /à
nhiệm vụ mà cháu Nhiệm vụ của người chiến sĩ cách mạng phải diệt tận gốc rễ bọn Quốc dân Đảng, bọn phản động, mang cơm no áo ấm cho toàn dân”[ 3 ; tr.53] Vạn sống lặng lẽ, cô đơn, lẫy sự lãnh đạm khô khan, cứng nhắc để che giấu nỗi niềm, khao khát riêng tư Nếp sống thời chiến, lỗi tư duy thời chiến ngắm sâu vào Van
biến anh thành một khối ý chí rắn đanh “Đây! Súng đây — Chú Vạn ném khẩu súng
xuống đồng tranh giữa sân — Các người muốn trả thù cho hả giận thì hãy bắn vào Nguyễn Vạn đây này - Nguyễn Vạn giật cúc áo phanh bộ ngực đây sẹo loang lồ, nhìn mọi người”[ 3 ; tr 61] Tuy nhiên đây chưa phải là bi kịch lớn nhất của Nguyễn Vạn khi trở về cuộc sống thời bình Bi kịch lớn nhất sâu xé tâm hồn
Nguyễn Vạn là nỗi đau tinh thần — sự kìm nén bản thân khi từ khước tình cảm của
mình đối với chị Nhân và mụ Hơn Cả đời Vạn đã dành cho chiến tranh vì thế tình cảm cá nhân, riêng tư là một thứ gì đó là một thứ xa xỉ đối với anh “Cả đời Vạn đã
có một mỗi tình nào đâu mà biết nỗi buôn và niềm vui lạc thủ của tình yếêw”[ 3 ; tr.221] Hy sinh hạnh phúc tình yêu để phục vụ quê hương đất nước là việc làm rất
đối bình thường, điều bất thường ở đây là khói lửa chiến tranh đã lùi xa nhưng
Nguyễn Vạn vẫn không chịu trải lòng ra để đón nhận tình cảm thiêng liêng mà
thượng để ban tặng cho con người Nguyễn Vạn từ chối tình cảm của chị Nhân
“Chú đây cũng có thời yêu mẹ chứu Nếu như chú không vững vàng giữ mình thì bây giờ cũng mất mát hết cả”[ 3 ; tr 70] Nguyễn Vạn cưởng lại nhục vọng trong con người mình một phần vi lí tưởng Đảng, lí tưởng cộng sản Anh không dám
đương đầu với dư luận, không dám bước qua những định kiến cô hủ “7ôi yêu chị
đây, từ lâu rôi, chị có dám không? Không! Không bao giờ lại xảy ra điều khủng khiếp ấy Trên đời này còn bao nhiễu chuyện ràng buộc: Danh dự, uy tính ”[ 3 ; tr.151] Tình yêu là thứ tình cảm đẹp nhất mà thượng đề ban tặng cho con người vậy mà Nguyễn Vạn lại cho là điều khủng khiếp, chính cái vỏ bọc vẻ vang là lính Điện Biên, là người vẻ vang nhất làng Đông đã trói buộc tư tưởng Nguyễn Vạn Anh không dám đáp ứng nhục vọng của mình chỉ vì sợ ảnh hưởng đến uy tính của chiến sĩ Điện Biên, lí tưởng cộng sản, cái danh của người chiến sĩ Điện Biên qua
Trang 32lớn, đến nỗi Nguyễn Vạn không đám trút bỏ đề tìm đến thiên đường hạnh phúc nơi
tâm hồn mình “Kỷ vật đuy nhất của thời ấy còn lại là những tắm huân chương năm
im lìm trong chiếc túi bạc treo ở góc nhà và một chiếc áo lính đã rách nhưng Vạn vẫn cô giữ lấy nó vá đi vá lại không biết bao nhiêu lần Đi đâu Vạn cũng thích khoác chiếc áo lính ấy như muốn nhắc nhở người làng Đông hãy nhớ tới Vạn là a””[ 3 ; tr 288] Vẻ đẹp một thời hào hùng đã ngự trỊ mãi trong lòng Vạn khiến anh luôn tự hào với vẻ bọc hào nhoáng ấy mà đóng chặt cửa lòng đối với tất cả người
phụ nữ Vẫn có hai người dan ba — mu Hon và chị Nhân sẵn sàng cùng Vạn đi nửa
đoạn đời còn lại, nhưng lòng kiêu hãnh đã bóp chết những tình cảm đó từ trong trứng nước “Giữa hai người đàn bà, chị Nhân và mụ Hơn thì chị Nhân là thứ trải cấm nguy hiểm, còn mụ Hơn như một loài hoa có mùi hương quyến rũ đảng sợ như độc dược Vạn không cho phép mình sa ngã để làm gương cho kẻ khác”[ 3 ; tr 195]
Trong chiến tranh những người xả thân như Nguyễn Vạn thật đáng quý biết bao, nhưng trở lại với cuộc sống thời bình, với muôn vàn những sự phức tạp, hỗn độn, Vạn không chỉ trở nên lạc lõng mà còn có khi thành ra nỗi “khiếp sợ” đối với dân làng Những tắm huân chương lấp lánh trên ngực từng là niềm kiêu hãnh của Vạn, là sự ngưỡng mộ của dân làng Đông đã không giúp Vạn sống hạnh phúc
Thậm chí anh ta còn bị đứa cháu anh yêu thương kết án “Chú bèn lắm! Chú là
người không có tim”[ 3 ; tr.70], Vạn muốn sống như một biểu tượng của làng Đông
Vạn hụt hãng đau xót và phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của mọi người Người ta bận
bịu với hiện tại, Vạn thì say mê với quá khứ, con người ấy đã sống trong niềm kiêu
hãnh và sự cô độc đúng như Hạnh nhận xét “7rên đời này không có ai tốt như chú
Vạn và không có ai khổ và cô đơn như chú Vạn”[ 3 ; tr 308] Nhưng đau đớn hơn là
ở chỗ trong Vạn, phần con người bản năng vẫn sống, vẫn thức đậy và nó làm cho
Vạn khổ sở Vạn luôn bị vật lộn, giằng co giữa lý trí và tình cảm, giữa lý tưởng và bản năng, giữa hành động và suy nghĩ, giữa ý thức giai cấp và tình người Một cuộc vật lộn âm thầm dai đắng nhưng đây quyết liệt, Vạn yêu chị Nhân nhưng không dám mở lời “Chả lẽ Vạn lại noi thắng ÿ nghĩ của mình ra trước mặt chị Nhân ”|[ 3 ;
tr 151], không Vạn thấy cần phải giữ mình như cô gái giữ tiết hạnh vậy “Giữa thời buổi đàn bà con gái xa chông cứ đây ra đấy Mình mà mắc thì mấy thẳng mê ở làng này nó làm loạn”[ 3 ; tr 195] Mặc dù cỗ gắng cưỡng lại ham muốn nhục vọng của mình, nhưng lắm lúc Nguyễn Vạn cũng không thể kìm nén được bản thân mình “Rõ dơ! Thích hử - mụ Hơn nói nhỏ và chộp lấy tay Van đặt nhanh lên ngực mụ Mụ Hon thé hon hén Nguyễn Vạn cũng thấy bủn rủn cả chân tay Cũng tại cải xu chiêng mém mêm trên ngục mụ nó như ma lực hút kiệt mat ly tri Van, ban tay Van run ray dang gay tội lỗi ma Van không biết Khi hai cánh tay của mụ Hơn choàng lên cô Vạn và cải mùi xà phòng tư bản lân mùi hôi nách của mụ xộc lên mũi, Vạn
Trang 33mới bừng tỉnh”[ 3 ; tr 266] Một lần khác Vạn cũng thấy rạo rực trong lòng khi
chạm vào cơ thê chị Nhân “Chị thấy hai bàn tay chủ Vạn lướt nhẹ trên khắp cơ thể
chị Đã tưởng cải cơ thể chị nguội lạnh lâu nay, giờ bỗng cháy bùng lên rạo rực Chị thở hồn hến giấy giụa khỏi bàn tay chú Vạn Bắt chọt cả hai người đều vùng dậy nhảy ra khỏi giường ”|[ 3 ; tr 52] Dương Hướng đã nhìn nhận thật sâu vào tâm
tư của Nguyễn Vạn để nhận ra bi kịch của con người khốn khổ này Vạn tự tách
mình khỏi thế giới bình thường, Vạn muốn làm một thánh nhân để rồi hàng đêm
Vạn sống trong sự vật lộn đau đớn ê ché Bé ngoai Van cỗ che dấu tình cảm của mình nhưng bên trong thì Vạn lo lắng không ngừng “Báy giờ cháu phải giữ kin chuyện này, hãy để mẹ cháu ngủ qua đêm nay”[ 3 ; tr 44] Cái gì đã làm cho Vạn
trở thành con người khốn khổ như thế? Nỗi khổ không được là chính mình, không
dám sống với những khao khát rất con người của mình Vạn cứ cày xới với cái quá khứ oai hùng để ngoảnh mặt quay lưng với bao điều tốt đẹp Vạn xứng đáng có Vạn muốn làm thánh nhân với sự ngưỡng mộ của dân làng, chỉ trong khoảnh khắc say rượu, Vạn mới dám buông mình cho tiếng gọi mạnh mẽ của bản năng Một lần duy nhất “Nguyễn Vạn bàng hoàng cả người không hiểu mình mơ hay tỉnh Men rượu vẫn nung nấu trái tìm làm tâm trí Vạn quay cuông Da thịt đàn bà nân nẫn trong vòng tay và hơi thở đây dục vọng phả vào mặt Vạn Vạn buông thả cho thân xát tự
do gây tội lỗi, tự do rên xiết trên cơ thể rừng rực của người đàn bà”[ 3 ; tr 291] Hạnh phúc ngắn ngủi trong đêm đầy đông bão không làm cuộc đời Vạn tươi sáng hơn Trái lại Vạn luôn sống trong cảm giác dẫn vặt, tội lỗi “Qua cái đêm dông bão của cuộc đời, Nguyễn Vạn không còn dám nhìn bất cứ ai ở làng Đông Vạn tự xấu
hồ với cả những đưa trẻ con tí teo”[ 3 ; tr 292] Luôn kiểm soát, tin vào lý trí, tự trói mình, Vạn không thể tách khỏi bi kịch mà tự đưa dầu vào bị kich “Van ty xi vả mình và thấy ngực nhói dau muon cam thanh củi chọc thắng vào bụng Nhục! Nhục nhã quá! Tôi tệ hơn cả lão Xung và mụ Hơn Thế là hết! Vạn tưởng tượng rõ thấy mình là kẻ khốn nạn, sa đọa, hủúy hoại cả cuộc đời tiết hạnh của Hạnh” [ 3; tr 292
— 293] Bi kịch của Nguyễn Vạn đến thế mà đã kết thúc đâu, đường như định mệnh
cũng không muốn buông tha cho Vạn khi lần chung đụng duy nhất với Hạnh, Vạn
đã có hậu nhân Cũng từ cái đêm đông bão ấy, Vạn cảm thấy Hạnh muốn xa lánh Van, Vạn cũng không dám đối mặt với Hạnh “Hạnh! Đừng đừng đến đây nữa! Đừng bao giờ đến đây nữa! Bây giờ tao là kẻ khốn nạn khốn nạn!” [ 3 ; tr 293] Đặt ra vấn đề giữa sự ràng buộc và quán tính của đời sống cá nhân là đóng góp đáng
kế của tiểu thuyết Dương Hướng Vạn luôn mang trong mình một niềm tin thiêng liêng và những chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời Niềm hạnh phúc bất ngờ đã ập đến với Vạn khi Hạnh xuất hiện, cái hạnh phúc cả một đời anh chưa từng được hưởng, chưa bao giờ anh dám nghĩ, có thể đánh đổi uy tín, danh dự để có nó cho nên anh đã