1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

260 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Liên Hệ Giữa Trí Tuệ Cảm Xúc Và Cảm Nhận Hạnh Phúc Của Sinh Viên Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Nguyễn Anh Như
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Quang Sơn, PGS.TS. Trần Thị Thu Mai
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm Lí Học
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 260
Dung lượng 4,53 MB

Nội dung

--- LÊ NGUYỄN ANH NHƯ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2

Trang 1

-

LÊ NGUYỄN ANH NHƯ

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

LÊ NGUYỄN ANH NHƯ

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC

Ngành: Tâm lí học

Mã số: 9310401

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Lê Quang Sơn

2 PGS.TS Trần Thị Thu Mai

Thành phố Hồ Chí Minh - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các kết quả nghiên cứu khác được trích dẫn trong luận án đều được trích nguồn rõ ràng

LÊ NGUYỄN ANH NHƯ

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN 9

1.1 Nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc 9

1.2 Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc 20

1.3 Nghiên cứu về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc 26

1.4 Nghiên cứu về các giải pháp tác động nâng cao trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc dưới hình thức giáo dục tâm lí 39

Tiểu kết chương 1 45

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN 47

2.1 Lí luận về trí tuệ cảm xúc 47

2.2 Lí luận về cảm nhận hạnh phúc 61

2.3 Lí luận về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc 74

2.4 Lí luận về sinh viên 77

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc 80 Tiểu kết chương 2 84

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 86

3.1 Tổ chức nghiên cứu 86

3.2 Đặc điểm của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và khách thể nghiên cứu 88

3.3 Phương pháp nghiên cứu 90

Tiểu kết chương 3 114

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN 117

4.1 Trí tuệ cảm xúc của sinh viên 117

4.2 Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 123

4.3 Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 132

4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 141

Trang 5

4.5 Phương pháp giáo dục tâm lí nâng cao trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc của sinh

viên 145

Tiểu kết chương 4 154

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 156

1 Kết luận chung 156

2 Kiến nghị 158

3 Hạn chế của luận án 159

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 160

TÀI LIỆU THAM KHẢO 161

PHỤ LỤC 180

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHQG-HCM Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

ĐHKTL Đại học Kinh tế - Luật

ĐH KHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

M Mean (Điểm trung bình - ĐTB)

SD Standard Deviation (Độ lệch chuẩn - ĐLC)

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các lĩnh vực nghiên cứu của TTCX (Pearman, 2009) 14

Bảng 1.2 Sự khác biệt trong đo lường TTCX giữa tự báo cáo và dựa trên hiệu suất 15

Bảng 2.1 Các biến chủ quan của CNHP 63

Bảng 2.2 Mô tả CNHP tâm lí của Carrol Ryff (2014) 67

Bảng 2.3 Mô tả Phương tiện CNHP (Engine Model of Well-being) 71

Bảng 3.1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu 91

Bảng 3.2 Kết quả tóm tắt của điều tra thử nghiệm chuyển ngữ thang đo 94

Bảng 3.3 Nội dung bảng khảo sát “Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên” 94

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo 96

Bảng 3.5 Nội dung các thang đo sau quá trình chuyển ngữ và phân tích độ tin cậy, độ hiệu lực 100

Bảng 3.6 Kết quả đánh giá tính chuẩn phân phối của các thang đo 102

Bảng 3.7 Tương quan giữa các thành tố trong thang đo ESAC 102

Bảng 3.8 Tương quan giữa các thành tố trong thang đo CNHP Perma 103

Bảng 3.9 Nội dung dự kiến của chương trình “Hiểu cảm xúc, sống hạnh phúc” 112

Bảng 4.1 Thực trạng trí tuệ cảm xúc của sinh viên 118

Bảng 4.2 Sự khác biệt ý nghĩa về trí tuệ cảm xúc giữa các nhóm sinh viên (theo giới và năm học) 121

Bảng 4.3 Sự khác biệt ý nghĩa về trí tuệ cảm xúc giữa các nhóm sinh viên (theo Điều kiện kinh tế gia đình) 122

Bảng 4.4 Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 124

Bảng 4.5 Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc giữa các nhóm sinh viên (Xét theo Giới, Năm học và Kiểu gia đình) 127

Bảng 4.6 Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc giữa các nhóm sinh viên (Xét theo trường học) 129

Bảng 4.7 Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc giữa các nhóm sinh viên 130

Bảng 4.8 Tương quan giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc 132

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của biến nhân khẩu Giới đến mối liên hệ giữa TTCX và CNHP 141 Bảng 4.10 Ảnh hưởng của biến nhân khẩu Năm học đến mối liên hệ giữa TTCX và CNHP 141

Trang 8

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của biến nhân khẩu Trường học đến mối liên hệ giữa TTCX và

CNHP 141

Bảng 4.12 Tương quan giữa thành phần TTCX và CNHP tổng quát 137

Bảng 4.13 Tương quan giữa thành phần TTCX và thành phần CNHP 138

Bảng 4.14 Mô hình hồi qui đơn biến dự báo CNHP của TTCX 139

Bảng 4.15 Mô hình hồi qui đa biến dự báo CNHP của TTCX 140

Bảng 4.16 Tương quan giữa Tự trắc ẩn, Lòng biết ơn và Sự hỗ trợ của gia đình và TTCX, CNHP 14142

Bảng 4.17 Bảng mô tả kết quả của mô hình biến điều tiết Tự trắc ẩn 143

Bảng 4.18 Bảng mô tả kết quả của mô hình biến điều tiết Lòng biết ơn 144

Bảng 4.19 Bảng mô tả kết quả của mô hình biến điều tiết Hỗ trợ của gia đình 145

Bảng 4.20 Đặc điểm khách thể nghiên cứu 149

Bảng 4.21 Kết quả kiểm định sự khác biệt của nhóm khách thể trước can thiệp 150

Bảng 4.22 Kết quả kiểm định sự khác biệt của nhóm đối chứng 151

Bảng 4.23 Kết quả kiểm định sự khác biệt của nhóm can thiệp 152

Bảng 4.24 Kết quả so sánh của nhóm khách thể trước và sau can thiệp 152

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Các loại biến trong nghiên cứu định lượng 39

Sơ đồ 1.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng của đề tài 39

Sơ đồ 1.3 Mô hình biến điều tiết 40

Sơ đồ 2.1 Cấu trúc TTCX của Bar On 55

Sơ đồ 2.2 Cấu trúc Trí tuệ cảm xúc K-A-B 57

Sơ đồ 2.3 Mô hình Phương tiện CNHP(Engine Model of Well-being) 72

Sơ đồ 2.4 Mối liên hệ giữa TTCX và Sức khỏe tâm lí, CNHP chủ quan (Zeidner, Matthews và Roberts, 2012) 77

Sơ đồ 2.5 Mô hình lí thuyết “Mối liên hệ giữa TTCX và CNHP của sinh viên” 86

Sơ đồ 4.1: Mô hình Biến điều tiết Tự trắc ẩn 142

Sơ đồ 4.2: Mô hình Biến điều tiết Lòng biết ơn 143

Sơ đồ 4.3: Mô hình Biến điều tiết Hỗ trợ của gia đình 144

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Làm thế nào để sống vừa hiệu quả, thành công và cũng hạnh phúc, mãn nguyện hơn

là mục tiêu mà mỗi người đều hướng đến trong đời Đây cũng có thể là câu hỏi mà nhiều nhà nghiên cứu, nhà tâm lí học dành thời gian để tìm hiểu nhằm cải thiện chất lượng đời sống cá nhân và giải quyết vấn đề của xã hội Chính điều này mở ra nhiều chủ đề nghiên cứu trong tâm lí học và có rất nhiều bàn luận về nó

Bàn về thành công, trí tuệ cảm xúc là “một cái gì đó” tồn tại trong mỗi con người

Nó ảnh hưởng đến cách con người kiểm soát hành vi, ứng xử với những vấn đề phức tạp của xã hội và đưa ra những quyết định cá nhân nhằm đạt được những kết quả tích cực (Bradberry & Greayes, 2012) Trí tuệ cảm xúc là một dạng trí thông minh, thể hiện việc nhận thức đúng về tình cảm và khả năng xử lí cảm xúc sẽ quyết định sự thành công và hạnh phúc của mọi người thuộc mọi tầng lớp Trí tuệ cảm xúc là sự kết hợp giữa sự nhạy cảm về cảm xúc có tính chất tự nhiên với các kĩ năng quản lí cảm xúc có được do tự học hỏi, nhằm giúp con người đạt được hạnh phúc trong cuộc sống (Phan Trọng Ngọ, 2001) Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận thức, đánh giá và bày tỏ xúc cảm một cách chính xác; năng lực tạo điều kiện xúc cảm cho suy nghĩ; năng lực hiểu và phân tích xúc cảm, sử dụng những tri thức xúc cảm; và năng lực điều chỉnh xúc cảm một cách có suy nghĩ nhằm tăng cường sự phát triển xúc cảm và suy nghĩ (Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn, 2009)

Như vậy, có thể thấy trí tuệ cảm xúc có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người Về mặt hiệu quả công việc và thành công, trí tuệ cảm xúc không phải là trí thông minh IQ nhưng có thể là yếu tố dự đoán tốt nhất cho thành công trong cuộc sống và tái định nghĩa lại quan niệm về thông minh (Mayer và cộng sự, 2011) Tuy nhiên, theo khảo sát của Bradberry và Greaves (2012), chỉ có 36% cá nhân có khả năng nhận diện chính xác những cảm xúc khi chúng xảy ra, nghĩa là 2/3 bị cảm xúc chi phối, chưa có khả năng xác định cũng như sử dụng chúng cho mục đích tích cực

Mặt khác, các chủ đề về cảm nhận hạnh phúc, sống viên mãn tiếp tục phát triển mạnh

mẽ và mở ra một trào lưu mới trong khoa học tâm lí với tên gọi tâm lí học tích cực (Positive

Trang 11

Psychology) Theo Seligman & Csikszentmihalyi (2000): Mục tiêu của tâm lí học tích cực

là bắt đầu thúc đẩy sự thay đổi về trọng tâm của tâm lí học, từ không chỉ thiên kiến trong việc sửa chữa những điều tệ hại trong cuộc sống mà còn xây dựng những phẩm chất tốt đẹp Lĩnh vực của tâm lí học tích cực ở mức độ chủ quan là về những trải nghiệm chủ quan

có giá trị: cảm nhận hạnh phúc (wellbeing), sự mãn nguyện (contentment) và sự thỏa mãn (satisfaction) (trong quá khứ); hi vọng (hope) và lạc quan (optimism) (cho tương lai); dòng chảy (flow) và hạnh phúc (happiness) (trong hiện tại)” Từ đó cho đến nay, trào lưu tâm lí học tích cực mới này tiếp tục phát triển, thiết lập hệ thống lí thuyết đồ sộ xung quanh vấn

đề cảm nhận hạnh phúc và các chủ đề có liên quan Theo Hart (2021), nội dung của tâm lí học tích cực là một ngành khoa học khám phá điều gì tạo nên một cuộc sống tốt đẹp và phổ biến các khái niệm, kết quả nghiên cứu và các giải pháp can thiệp có thể giúp chúng ta phát triển và thịnh vượng

Lyubomirsky, King, và cộng sự (2005) đã thực hiện một phân tích tổng hợp toàn diện trên 225 bài báo về kết quả của hạnh phúc So với người kém hạnh phúc hơn, những người hạnh phúc có nhiều khả năng: kiếm được thu nhập cao hơn, có được các mối quan

hệ lứa đôi hoặc hôn nhân thỏa mãn hơn và nhận được nhiều hỗ trợ hơn từ các đồng nghiệp tại nơi làm việc Ngoài ra, những người hạnh phúc có nhiều khả năng sống lâu và khỏe mạnh hơn Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hạnh phúc và kết quả của nó không phải lúc nào cũng tuyến tính (Miao, Koo và Oishi, 2013) Proctor, Linley, Maltby (2009) thực hiện khảo sát các đặc điểm của thanh thiếu niên có mức độ hài lòng rất cao trong cuộc sống Kết quả cho thấy nhóm thanh niên rất hạnh phúc có điểm số trung bình cao hơn đáng kể trên tất cả các biến bao gồm trường học (sự hài lòng với nhà trường, khát vọng học tập, thành tích học tập, thái độ với giáo dục), mối quan hệ liên cá nhân (quan hệ với cha mẹ, quan hệ đồng đẳng, sự chấp nhận của xã hội (social acceptance) và nội tại (ý nghĩa cuộc sống, lòng biết

ơn, khát vọng, lòng tự trọng, hạnh phúc, ảnh hưởng tích cực, lối sống lành mạnh)

Đặc biệt, cảm nhận hạnh phúc (Well-being) cũng có mối liên hệ hai chiều với sức khỏe (Bộ y tế Anh, 2014) Kết quả nghiên cứu và bằng chứng cho thấy cảm nhận hạnh phúc trong cuộc sống (Well-Being in Life) và cảm nhận hạnh phúc trong công việc (Well-Being

Trang 12

at Work) có tác động tiềm ẩn lẫn nhau theo cả hai hướng (Weziak-Bialowolska và cộng sự, 2020) Theo Ruggeri và cộng sự (2020), cảm nhận hạnh phúc có liên quan đến thành công

ở cấp độ chuyên môn, cá nhân, quan hệ giữa các cá nhân: Những cá nhân với cảm nhận hạnh phúc cao thể hiện năng suất cao hơn tại nơi làm việc, học tập hiệu quả hơn, sáng tạo hơn, hành vi thân thiện hơn và các mối quan hệ tích cực Cảm nhận hạnh phúc cao hơn có liên quan đến một số kết quả tốt hơn về sức khỏe thể chất và tuổi thọ cũng như hiệu suất cá nhân tốt hơn tại nơi làm việc và sự hài lòng cao hơn trong cuộc sống Hơn nữa, dữ liệu theo chiều dọc chỉ ra rằng cảm nhận hạnh phúc trong thời thơ ấu tiếp tục dự đoán cảm nhận hạnh phúc trong tương lai ở tuổi trưởng thành

Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cho thấy trí tuệ cảm xúc và cảm nhân hạnh phúc có

sự liên hệ với nhau Kết quả xác minh tương quan thuận và có ý nghĩa giữa trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc và sức khỏe tinh thần Những sinh viên có trí tuệ cảm xúc cao có nhiều hạnh phúc và sức khỏe tinh thần (Sasanpour và cộng sự, 2012) Nghiên cứu chỉ ra đặc điểm trí tuệ có mối tương quan tích cực với hai thành phần của cảm nhận hạnh phúc chủ quan (SWB - subjective well-being) và chiến lược cảm nhận tận hưởng Những người có trí tuệ cảm xúc cao thì thấy hạnh phúc hơn (Szczygie & Mikolajczak, 2017)

Tóm lại, trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc (well-being) được xác định là thành phần quan trọng trong cuộc sống, cơ sở thành công trong các hoạt động, kể cả học tập Đồng thời, các nghiên cứu cũng cho thấy trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc có mối liên hệ qua lại Như vậy, có thể dự đoán về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc và từ đó, có thể giả định nếu tác động vào trí tuệ cảm xúc thì có thể gia tăng cảm nhận hạnh phúc Một trong những cách thức tăng cường cảm nhận hạnh phúc chính là gia tăng trí tuệ cảm xúc Do đó, việc giáo dục nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc cho người học là cần thiết và hữu ích Điều này nâng cao cơ hội thành công, sống mãn nguyện cho cá nhân

Tuy nhiên, nghiên cứu về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc

để phát triển 2 thành phần này cho sinh viên vẫn còn rất hạn chế tại Việt Nam Tính đến thời điểm nghiên cứu được thực hiện, có rất ít công trình tìm hiểu mối liên hệ giữa 2 yếu tố này trên nhóm đối tượng sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Xuất phát từ những

Trang 13

lí do trên, người nghiên cứu quyết định tìm hiểu đề tài “Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc

và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” Đề

tài vừa có ý nghĩa về mặt lí luận lẫn thực tế Nó xây dựng cơ sở lí thuyết, mô tả thực trạng; làm rõ mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc và giúp các bạn sinh viên nâng cao trí tuệ cảm xúc, gia tăng cảm nhận hạnh phúc Nghiên cứu đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” vào ngày 04/11/2013

2 Mục đích nghiên cứu

Luận án tập trung khám khá mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc

ở sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Trong đó, tập trung xác định mức

độ ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đối với cảm nhận hạnh phúc, và xem xét tác động của các yếu tố ảnh hưởng là tự trắc ẩn, lòng biết ơn và sự hỗ trợ gia đình (với vai trò điều tiết) đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc Trên cơ sở khám phá mối liên

hệ này, luận án đề xuất giải pháp can thiệp hướng đến nâng cao trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

5.1 Nghiên cứu về lí luận trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc và mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc, cảm hạnh phúc của sinh viên

5.2 Khảo sát thực trạng trí tuệ cảm xúc, cảm hạnh phúc của sinh viên

5.3 Phân tích, tìm hiểu mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc, các yếu tố tác động đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên

5.4 Xây dựng giải pháp gia tăng trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên thông qua phương pháp giáo dục tâm lí; thử nghiệm, chứng minh tính hiệu quả của tác

Trang 14

động can thiệp

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

5.1 Khách thể khảo sát: Khách thể nghiên cứu là 687 sinh viên tại một số trường

đại học trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

5.2 Địa bàn nghiên cứu: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là các trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học Bách khoa và đại học Kinh tế - Luật

5.3 Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu mối liên hệ giữa trí tuệ

cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (sự tương quan giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc, chủ yếu là mối liên hệ tác động từ trí tuệ cảm xúc đến cảm nhận hạnh phúc

vì các nghiên cứu đi trước chủ yếu tìm hiểu theo chiều hướng này; vai trò điều tiết của các yếu tố ảnh hưởng là Tự trắc ẩn, Lòng biết ơn và Sự hỗ trợ của gia đình đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc); can thiệp bằng phương pháp giáo dục tâm lí hướng đến nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc để gia tăng chỉ số cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên

Cụ thể, các hướng lí thuyết tiếp cận của nghiên cứu là: Mô hình trí tuệ cảm xúc A-B của tiến sĩ Emily A Sterrett gồm 6 yếu tố Tự nhận biết, Tự tin, Tự kiểm soát, Thấu cảm, Động cơ và Năng lực xã hội cùng thang đo tương ứng với mô hình Mô hình cảm nhận hạnh phúc mang tên PERMA do tác giả Martin Seligman đề xuất với 5 thành tố có thể đo lường được là Cảm xúc tích cực (Positive emotion), Dấn thân (Engagement), Các mối quan

K-hệ (Relationships), Ý nghĩa và mục đích (Meaning and purpose) và Thành tựu (Accomplishment) kèm thang đo tương ứng với mô hình

5.4 Thời gian thực hiện: Dự kiến thời gian từ năm 2018 đến năm 2022

6 Câu hỏi nghiên cứu:

1 Thực trạng biểu hiện về trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

2 Trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên ở sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có mối quan hệ như thế nào?

3 Các yếu tố Tự trắc ẩn, Lòng biết ơn và Sự hỗ trợ của gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên?

Trang 15

4 Giải pháp can thiệp thông qua phương pháp giáo dục tâm lí có thể giúp nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc và có thể làm gia tăng cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên hay không?

7 Giả thuyết khoa học

- Sinh viên có điểm số đánh giá về trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc từ trung bình trở lên Có sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên (về giới tính và điều kiện kinh tế gia đình) trong điểm số trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc

- Trí tuệ cảm xúc có tương quan thuận với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trí tuệ cảm xúc tăng thì cảm nhận hạnh phúc cũng tăng cao

- Các yếu tố Tự trắc ẩn, Lòng biết ơn và Sự hỗ trợ của gia đình có ảnh hưởng điều tiết đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

- Phương pháp can thiệp giáo dục tâm lí đề xuất trong đề tài với tên gọi “Hiểu cảm xúc - Sống hạnh phúc” có thể giúp nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc và làm gia tăng cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên

8 Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

8.1 Quan điểm tiếp cận

Có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau mà các nhà nghiên cứu thường sử dụng Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, người viết dựa trên các quan điểm tiếp cận sau: Tiếp cận Tâm lí học Tích cực: Tâm lí học tích cực tập trung vào việc nghiên cứu và thúc đẩy những khía cạnh tích cực của con người, bao gồm cảm nhận hạnh phúc và phúc lợi Trong quan điểm này, trí tuệ cảm xúc không chỉ được xem xét như một yếu tố cá nhân

mà còn như một phần quan trọng trong việc hình thành và duy trì cảm nhận hạnh phúc Tiếp cận Tâm lí học Xã hội: Quan điểm này xem xét cách môi trường xã hội và mối quan hệ ảnh hưởng đến cả trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc Các nhà nghiên cứu có thể khám phá cách thức mà tương tác xã hội và hệ thống hỗ trợ tác động đến trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

Tiếp cận Tâm lí học Phát triển và Giáo dục: Điều này tập trung vào việc phát triển trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc có thể diễn ra qua các giai đoạn phát triển khác nhau

và trong môi trường giáo dục Các nhà nghiên cứu khám phá cách thức giáo dục và phát

Trang 16

triển cá nhân ảnh hưởng đến và được ảnh hưởng bởi trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc Từ đây, công trình này định hướng nghiên cứu trên đối tượng sinh viên, những người vẫn còn tham gia vào hệ thống giáo dục quốc dân

Mỗi quan điểm tiếp cận mang lại những hiểu biết và kĩ thuật khác nhau để khám phá

và hiểu rõ mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc, từ đó cung cấp một bức tranh đa dạng và toàn diện

8.2 Phương pháp nghiên cứu: Gồm các phương pháp nghiên cứu lí luận và

phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

• Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

• Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

• Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

• Phương pháp thống kê và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0

• Phương pháp giáo dục tâm lí

9 Đóng góp mới của đề tài

9.1 Về mặt lí luận:

Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở lí luận về trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc

và mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Nó bao gồm các lí thuyết về đề tài đã được nghiên cứu trên thế giới và các phát hiện mới nhất ở Việt Nam Từ đây, luận án góp phần giới thiệu thêm một khung lí thuyết đặc thù trong việc nghiên mối liên hệ giữa TTCX và CNHP của sinh viên

9.2 Về mặt thực tiễn:

Đề tài tìm hiểu mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc: Xác định và đánh giá được chỉ số trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên; xác định cách thức và mức độ mà trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Điều này giúp làm sáng tỏ cơ sở và bản chất của mối liên kết giữa hai khía cạnh này, vốn chưa được tìm hiểu nhiều tại địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu thể hiện số liệu khảo sát về thực trạng trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc và mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh Đại học Quốc gia

Trang 17

Thành phố Hồ Chí Minh Số liệu này góp phần làm sáng tỏ thêm chủ đề nghiên cứu vẫn còn khá mới ở Việt Nam Thêm vào đó, nghiên cứu chứng minh vai trò điều tiết của các Tự trắc ẩn trong các yếu tố ảnh hưởng (Tự trắc ẩn, Lòng biết ơn, Sự hỗ trợ của gia đình) đến mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Từ đây, cung cấp thông tin và hiểu biết về trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc và mối liên hệ giữa chúng để

có thể giúp cải thiện trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc; góp phần nâng cao khả năng thành công, chất lượng cuộc sống của sinh viên

Đề tài cũng phát triển giải pháp can thiệp: Xác định các giải pháp can thiệp và hỗ trợ dựa trên nghiên cứu để giúp sinh viên phát triển trí tuệ cảm xúc và tăng cường cảm nhận hạnh phúc (Điều này có thể bao gồm việc phát triển các chương trình đào tạo, tập huấn, giáo dục về trí tuệ cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc) Đó chính là phương pháp giáo dục tâm

lí mới, mang tên “Hiểu cảm xúc - Sống hạnh phúc” Bên cạnh đó, nghiên cứu đánh giá và chứng minh được tính hiệu quả của của phương pháp giáo dục tâm lí đề xuất trong đề tài

để có thể ứng dụng trong thực tế Như vậy, đề tài có các đóng góp và tính mới về cả mặt lý luận lẫn thực tiễn

10 Cấu trúc của đề tài:

Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

Kết luận và kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÍ TUỆ

CẢM XÚC VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN

Tổng quan nghiên cứu là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình nghiên cứu vì nó giúp mang lại những hiểu biết về kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước Nhờ đó, đề tài có thể thực hiện những khám phá mới dựa trên nền tảng khoa học được kế thừa vững chắc và rõ ràng Nội dung của phần tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa TTCX và CNHP của sinh viên gồm:

1 Nghiên cứu về TTCX (Nghiên cứu lí luận và công cụ đo lường, thực trạng về TTCX)

2 Nghiên cứu về CNHP (Nghiên cứu lí luận và công cụ đo lường, thực trạng về CNHP)

3 Nghiên cứu về mối liên hệ giữa TTCX và CNHP

4 Nghiên cứu về các giải pháp tác động nâng cao trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc dưới hình thức giáo dục tâm lí

1.1 Nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc

1.1.1 Nghiên cứu lí luận về trí tuệ cảm xúc

Thời hiện đại, vào thế kỉ 20, các nghiên cứu về trí thông minh nổ ra rầm rộ rồi tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến bây giờ Một trong những khám phá có ảnh hưởng mạnh

mẽ, tạo ra sự đột phá trong nghiên cứu và ứng dụng là: Các nhà nghiên cứu về cấu trúc, thành tố của trí thông minh đều thống nhất rằng nó đa dạng và có nhiều loại

Năm 1920, Thorndike quan niệm: Trí tuệ xã hội (Social Intelligence) là khả năng hành động khôn ngoan trong những giao tiếp xã hội, thấu hiểu bản thân lẫn mọi người xung quanh, để xây dựng mối liên hệ tốt giữa con người với nhau Thorndike là nhà tiên phong trong việc nghiên cứu và đưa ra định nghĩa về trí tuệ xã hội (Nguyễn Công Khanh, 2017) Đây chính là tiền đề cho các nghiên cứu liên quan đến TTCX vì sau bước tiến đầu tiên của Thorndike, quan điểm về trí thông minh đã được mở rộng ra ngoài lĩnh vực nhận thức, tư duy; trí thông minh rõ ràng còn có thể là một phương diện khác như cảm xúc, giao tiếp xã hội

Thập niên 1930 -1940 là giai đoạn có nhiều tranh cãi về chủ đề này Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc liệu TTCX có nên được phân loại là trí thông minh hay không và liệu

Trang 19

các cấu trúc của TTCX có đáp ứng các tiêu chuẩn đo lường tâm lí tương tự như cấu trúc của trí thông minh thông thường hay không Và để trả lời câu hỏi này, nhà tâm lí học David Wechsler đã nỗ lực để tích hợp TTCX vào các trắc nghiệm đo lường trí thông minh của mình và nhấn mạnh quan niệm về một bác sĩ lâm sàng giỏi sẽ giống như một bác sĩ lâm sàng thông minh về mặt cảm xúc Từ đó, việc đo lường trí thông minh và trí thông minh không thuộc lĩnh vực nhận thức nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học nên có sự phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay (Kaufman & Kaufman, 2001)

Howard Gardner (1983) công bố cuốn sách Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences, đánh dấu sự ra đời của lí thuyết trí thông minh đa dạng và được sự chấp thuận của đông đảo các nhà nghiên cứu, giới học thuật Từ đó, lĩnh vực trí thông minh thật sự mở rộng vượt ra ngoài khuôn khổ của thông minh về nhận thức, tư duy Gardner cho rằng các

lí thuyết truyền thống về trí thông minh nhận thức (IQ) không đủ để đánh giá về trí tuệ của con người Trong tác phẩm của mình, ông đề cập đến trí thông minh liên cá nhân (interpersonal) trong việc giao tiếp hiệu quả với người khác và trí thông minh nội tâm (intrapersonal) trong việc kết nối, hiểu chính mình

Năm 1985, lần đầu tiên thuật ngữ TTCX (Emotional Intelligence – EI) được đề cập đến bởi Wayne Payne trong luận án tiến sĩ mang tên A Study Of Emotion: Developing Emotional Intelligence (Tạm dịch: Một nghiên cứu về cảm xúc: Phát triển trí tuệ cảm xúc) Đến năm 1987, thuật ngữ TTCX được phổ biến rộng rãi đến mọi người nhờ công lao của Keith Beasley trong bài báo đăng trên tạp chí Mensa (Jaafar, et al., 2015)

Năm 1990, thuật ngữ TTCX mới lần đầu tiên được giới thiệu trong các tài liệu khoa học nhờ vào các nhà tâm lí học John D Mayer, Peter Salovey Sau đó, sự phát triển của các

mô hình TTCX và nghiên cứu trong lĩnh vực này đã tăng lên đáng kể Ban đầu, sự quan tâm rộng rãi đến khái niệm này được thể hiện thông qua các chỉ số định tính và định lượng Tiếp đến, nó đề cập đến các mô hình quan trọng của TTCX: mô hình khả năng tinh thần;

mô hình Bar-On của Trí tuệ Cảm xúc-Xã hội; và mô hình TTCX của Goleman (Berrocal

và Extremera, 2006) Cùng với đó, các tác giả cũng phát triển đa dạng các công cụ tương ứng với hệ thống lí luận của mình để đo lường TTCX của con người, tiêu biểu như thang

Trang 20

đo EQ - i ® (Emotional Quotient Inventory) của tác giả Bar-On; MSCEIT ® (Mayer, Salovey, Caruso Emotional Intelligence Test); ESCI (Emotional and Social Competency Inventory) và ECI 2.0 (Emotional Competency Inventory) do Boyatzis and Goleman phát triển…

Trong cuốn sách đột phá về TTCX được xuất bản năm 1995 của mình, Daniel Goleman đã nhấn mạnh TTCX đóng vai trò quan trọng trong sự thành công tại nơi làm việc Trong cuốn sách này, Goleman đã làm cho TTCX và các yếu tố liên quan của nó trong bối cảnh công sở trở nên dễ tiếp cận hơn với độc giả nói chung Kết quả là, các trường kinh doanh và các CEO đã được tiếp xúc với TTCX dựa trên nền tảng khoa học và chứng cứ thực chứng cũng như và cách ứng dụng nó thành công trong vai trò lãnh đạo (Book, 2009) Goleman có công phổ biến TTCX đến với đông đảo người đọc Đây là cột mốc đánh dấu cho sự phổ biến rộng rãi của khái niệm TTCX trong nghiên cứu khoa học và cuộc sống Năm 1998, Daniel Goleman lại tiếp tục xuất bản sách về TTCX mang tên Working with Emotional Intelligence (Tạm dịch: Làm việc với TTCX)

Trong ấn bản năm 2000 của cuốn sách Handbook of Intelligence (Tạm dịch: Giáo trình về Trí tuệ), TTCX định nghĩa là khả năng nhận thức và thể hiện cảm xúc, đồng hóa cảm xúc trong suy nghĩ, thấu hiểu và suy luận về cảm xúc, và điều chỉnh cảm xúc trong bản thân và những người khác Ngày nay, TTCX được nhiều nhà nghiên cứu quan niệm theo cùng một cách và đóng góp thêm nhiều hiểu biết tốt hơn về định nghĩa của TTCX, nó có thể được đo lường như thế nào và TTCX dự đoán những gì Mặc dù có nhiều thuật ngữ được sử dụng thay thế cho TTCX, chúng có nhiều khả năng đề cập đến một nhóm các đặc điểm và năng lực tích cực đa dạng, không phải tất cả đều liên quan đến cảm xúc, trí thông minh hoặc giao điểm của chúng Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng thuật ngữ TTCX sau này thì khó hiểu (Mayer và cộng sự, 2011)

Ý nghĩa của thuật ngữ TTCX vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi Do đó, một số nhà bình luận giả định rằng đó là một sự tương tác phức tạp của nhận thức (cognition), siêu nhận thức (metacognition), cảm xúc, tâm trạng (mood) và tính cách (personality) được áp dụng trong cả tình huống nội cá nhân (intrapersonal) và giữa liên cá nhân (interpersonal)

Trang 21

(ví dụ, Bar-On; Goleman) Những người khác có quan điểm hẹp hơn, cho rằng TTCX là một dạng khả năng nhận thức (cognitive ability), tuân theo các nguyên tắc đúng qui luật trong lĩnh vực trí tuệ (ví dụ, Mayer, Salovey và cộng sự) (Matthews, Zeidner, Roberts, 2002)

Nghiên cứu TTCX dưới dạng sinh lí thần kinh cũng là một hướng tiếp cận đang phát triển Cảm xúc dễ lây lan Bộ não và chức năng cảm xúc của con người hoạt động như một

hệ thống mở, có nghĩa là con người liên tục gửi thông điệp cho nhau về trạng thái cảm xúc của chính mình Vì vậy, con người được liên kết và ảnh hưởng lẫn nhau khi con người thể hiện cảm xúc trong các nhóm, tổ chức và cộng đồng của họ Do đó, nhận thức và có thể quản lí, cảm xúc của chính mình là năng lực TTCX cốt lõi và là trung tâm của sự lãnh đạo hiệu quả (Mckee và cộng sự, 2009)

Về mặt thần kinh, não được lập trình hoạt động theo cách: Con người trải nghiệm các

sự việc bằng cảm xúc trước khi lí trí có thể vào cuộc Lí do là vì mọi thứ con người nhìn, ngửi, nghe… được chuyển thành các tín hiệu điện và truyền đi khắp cơ thể, từ tế bào này sang tế bào khác cho đến điểm tận cùng là não Và hành trình của chúng là phải đi qua hệ viền (hệ Limbic) - nơi những cảm xúc được tạo ra trước rồi mới qua thùy trán (nằm phía sau trán) trước khi đến nơi mà những suy nghĩ logic và lí luận diễn ra Hành trình này bảo đảm cảm xúc trở nên trội hơn so với lí trí Do đó, việc kiểm soát cảm xúc hiệu quả là điều hết sức cần thiết Vùng lí trí trong não (phần não trước) không thể chấm dứt những cảm xúc do hệ viền “cảm nhận” được Hai vùng não lí trí và cảm xúc này ảnh hưởng lẫn nhau, liên tục thông tin qua lại Chính sự liên kết giữa “não cảm xúc” và “não lí trí” là cơ sở vật chất của trí tuệ cảm xúc (Bradberry và Greaves, 2012)

Nhanh chóng nắm bắt trào lưu nghiên cứu khoa học của thế giới, vào những năm cuối của thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, những nhà khoa học Việt Nam bắt đầu tìm hiểu về trí tuệ

và đo lường trí tuệ nói chung Trong đó, sau khi các nghiên cứu về TTCX trở nên phổ biến trên toàn thế giới vào khoảng năm 1995, các nhà nghiên cứu trong nước cũng tiệm cận với

xu thế nghiên cứu này và có những công trình tìm hiểu đầu tiên về chủ đề TTCX Ở Việt Nam, một trong những nhà nghiên cứu tiên phong về TTCX chính là Phạm Minh Hạc Năm

Trang 22

1997, trong một hội thảo về khoa học xã hội cấp nhà nước KX – 07, nơi tập hợp nhiều nhà nghiên cứu lỗi lạc của nước ta, Phạm Minh Hạc đã đề cập đến thuật ngữ TTCX

Năm 2000, tác giả Nguyễn Huy Tú có bài viết trên tạp chí Tâm lí học với nhan đề

“TTCX –bản chất và phương pháp chẩn đoán” Nội dung của bài viết miêu tả chi tiết các lí luận về TTCX và các thành phần của nó để người đọc có thể nắm bắt rõ về khái niệm này trong giai đoạn mới mẻ ban đầu (Nguyễn Huy Tú, 2000) Ngoài ra, tác giả còn có thêm bài viết mang tên “Chỉ số TTCX cao - một tiền đề thành công của nhà doanh nghiệp, nhà quản lí” đăng trên tạp chí Tâm lí học số 1, tháng 2 vào cùng năm Năm 2003, tác giả Nguyễn Huy Tú tiếp tục cho ra đời bài báo “Trí tuệ theo quan điểm mới, đánh giá và giáo dục” đăng trên Tạp chí Giáo dục số tháng 3 Cùng năm đó, ông tiếp tục xuất bản bài báo mang tên

“TTCX và sự thành công của nhà quản lí, lãnh đạo” đăng trên tạp chí Thông tin khoa học giáo dục tháng 1

Năm 2001, đề tài nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số IQ, EQ, CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, do tác giả Trần Kiều chủ trì, mã số KX-05 (theo Quyết định số 2326/QĐ-BKHCNMT ngày 31/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường), thuộc Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005 “Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Đề tài KX-05-06 chú ý đến phương pháp luận sau

về trí tuệ: Tính độc lập tương đối của trí tuệ đối với các thuộc tính khác của nhân cách; sự hình thành và thể hiện của trí tuệ trong hoạt động; tính quy định (chế ước) của những điều kiện lịch sử, văn hoá, xã hội đối với những thể hiện của trí tuệ; và thích ứng tích cực của trí tuệ Như vậy, ở góc độ tâm lí học, trí tuệ theo định nghĩa này là đa trí tuệ, bao gồm ba loại trí thông minh (intelligence), trí sáng tạo (creativity) và TTCX (emotional intelligence) (Trần Huy Hoàng, 2018)

Tóm lại, các nghiên cứu lí luận về TTCX ở nước ngoài và trong nước vô cùng đa dạng

và phong phú Các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc khám phá ra một thuật ngữ mới cũng như làm sáng tỏ thành phần, cấu trúc, định nghĩa TTCX Các hệ thống lí thuyết, định nghĩa xung quanh chủ đề này đa dạng, phong phú góp phần mang lại bức tranh tổng

Trang 23

thể cho khái niệm TTCX TTCX là một dạng trí thông minh, liên quan đến khả năng nhận diện cảm xúc và vận dụng cảm xúc trong cuộc sống cá nhân và mối quan hệ TTCX trải qua các giai đoạn nghiên cứu chính như sau:

• Giai đoạn khái niệm TTCX mới ra đời (1983 - 1990) Theo Nguyễn Văn Lũy

và Lê Quan Sơn (2009), TTCX là loại trí tuệ mới được phát hiện vào thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX Nó khác với trí tuệ truyền thống được biết đến trước đây (trí thông minh IQ, trí sáng tạo CQ…) và được phát hiện nhờ các nghiên cứu trong tâm lí học về mối quan hệ giữa trí tuệ và cảm xúc kéo dài 20 năm từ

1970 đến 1989 Đến năm 1990, hai nhà tâm lí học người Mỹ là John D Mayer, Peter Salovey là những người đầu tiên định nghĩa TTCX dưới quan điểm năng lực Đến năm 1997, các tác giả đã chỉnh sửa định nghĩa năm 1990 thành định nghĩa TTCX cụ thể

• Giai đoạn khái niệm TTCX trở nên phổ biến và phát triển không ngừng theo hướng lí luận, đo lường lẫn ứng dụng vào cuộc sống (1995 - nay) Có hai hướng nghiên cứu TTCX chủ yếu là khả năng nhận thức (thuần năng lực tinh thần và tuân theo các nguyên tắc đúng qui luật trong lĩnh vực trí tuệ) và hỗn hợp (tương tác phức tạp của nhiều yếu tố như nhận thức, tính cách…)

• Theo Pearman (2009), các lĩnh vực nghiên cứu của TTCX là:

Bảng 1.1 Các lĩnh vực nghiên cứu của TTCX (Dẫn lại theo Pearman, 2009)

Nhận thức, trải nghiệm, mô hình - cái

ảnh hưởng đến các yếu tố kích hoạt

và biểu hiện cảm xúc

Nghiên cứu xem xét cách cảm xúc ảnh hưởng đến: Tiến trình suy nghĩ của con người và cách con người suy nghĩ để củng cố cảm xúc

Khả năng nhận thức và quản lí cảm

xúc

Các khả năng cơ bản của mọi khuôn mẫu liên quan đến TTCX trong truyền thống nghiên cứu trí

Trang 24

thông minh nói chung

Đọc hiểu cảm xúc - đặt tên và nhận

biết thông tin trong cảm xúc

Nghiên cứu sinh học và thần kinh về bản chất cảm xúc và mối liên hệ với hành vi

Thêm vào đó, TTCX hiện nay vẫn là một đề tài còn nhiều hấp dẫn, tiếp tục được nghiên cứu và tìm hiểu mở rộng, phát triển thêm các khái niệm mới như năng lực cảm xúc, năng lực cảm xúc xã hội Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khái niệm TTCX bắt đầu nhận được sự tranh luận và phản biện để thay bằng thuật ngữ khác, đó chính là thuật ngữ Năng lực cảm xúc Đây có thể coi là giai đoạn phát triển thứ 5 của lịch sử nghiên cứu về TTCX khi nó được kế thừa và cải tiến, bổ sung

1.1.2 Nghiên cứu về đo lường trí tuệ cảm xúc

Lĩnh vực phát triển thang đo để đo lường TTCX là một xu hướng nghiên cứu phổ biến của chủ đề này Hiện nay có rất nhiều thang đo để đánh giá và định lượng TTCX của cá nhân Theo Matthews và cộng sự (2002): Trong những trường hợp mà thuật ngữ TTCX phản ánh các khuynh hướng cảm xúc dựa trên phạm vi rộng, phương pháp luận được ưu tiên là phương pháp tự báo cáo (self-report protocol) Mặt khác, trong những trường hợp TTCX được cho là trạng thái của một loại trí thông minh, việc phát triển và thực hiện các chỉ số mục tiêu dựa trên hiệu suất (performance-based) thì cần thiết Sự khác biệt trong đo lường TTCX giữa tự báo cáo và dựa trên hiệu suất là:

Bảng 1.2 Sự khác biệt trong đo lường TTCX giữa tự báo cáo và dựa trên hiệu suất TTCX dựa trên hiệu suất (Performance-

based EI)

TTCX tự báo cáo (Self-reported EI)

• Hiệu suất tối đa (Maximal

performance)

• Đánh giá bên ngoài về hiệu suất

(External appraisal of performance)

• Độ chệch phản hồi tối thiểu (hoặc

không tồn tại) (Response bias

• Hiệu suất điển hình (Typical performance)

• Đánh giá bên trong về hiệu suất (Internal appraisal of performance)

• Độ chệch phản hồi có thể rất lớn (Response bias may be great)

Trang 25

minimal (or nonexistent))

• Thời gian quản lí lâu dài; kiểm tra

phức tạp (Administration time long;

testing complicated)

• Khả năng (Abilitylike)

• Thời gian quản lí ngắn; kiểm tra dễ dàng (Administration time short; testing easy)

• Tính cách/nhân cách (Personalitylike)

(Dẫn theo Gerald Matthews và cộng sự, 2002) Theo Bru-Luna và cộng sự (2021), các tác giả cung cấp một đánh giá có hệ thống, cập nhật về các công cụ hiện có để đánh giá TTCX cho các chuyên gia, tập trung vào mô

tả các đặc điểm cũng như các đặc tính tâm lí của chúng (độ tin cậy và hiệu lực) Việc tìm kiếm tài liệu đã được thực hiện trên Web of Science (WoS) Tổng cộng có 2761 mục đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện, từ đó có tổng cộng 40 công cụ khác nhau được trích xuất và phân tích Mỗi loại công cụ này đều đã được chứng minh là có những ưu điểm và nhược điểm vốn có Các công cụ được sử dụng trong nghiên cứu nhiều nhất là: Emotional Quotient Inventory (EQ-i) (có 48 mục), Schutte Self Report-Inventory (SSRI) (có 33 mục), Mayer-Salovey-Caruso Emotional Intelligence Test 2.0 (MSCEIT 2.0) (có 141 mục), Trait Meta-Mood Scale (TMMS) (có 48 mục), Wong and Law’s Emotional Intelligence Scale (WLEIS) (thang đo tự báo cáo có 16 mục), and Trait Emotional Intelligence Questionnaire (TEIQue) (có 153 mục) Ngoài ra, các tác giả còn liệt kê nhiều thang đo TTCX tự báo cáo như Workgroup Emotional Intelligence Profile-3 (WEIP-3) có 27 mục; Sojo and Steinkopf Emotional Intelligence Inventory—Revised version (IIESS-R) có 34 mục; Self-Rated Emotional Intelligence Scale (SREIS) có 19 mục; Emotional Intelligence Self-Description Inventory (EISDI) có 24 mục; Test of Emotional Intelligence (TIE) có 24 mục;Self-Perception of Emotional Intelligence Questionnaire (EIQ-SP) có 18 mục; Three-Branch Emotional Intelligence Forced-Choice Assessment (TEIFA) có 18 mục;Emotional Intelligence Appraisal (EIA) có 28 mục;Emotional Intelligence Scale (EIS) có 23 mục…

Từ việc xây dựng thành công nhiều thang đo TTCX, các nhà nghiên cứu sử dụng chúng để làm công cụ đo lường TTCX của con người Zhoc và cộng sự (2020) sử dụng thang đo TTCX có tên Emotional Intelligence Scale (EIS) do Schutte và cộng sự (1998)

Trang 26

phát triển dựa trên khái niệm về TTCX của Salovey và Mayer (1990) để xem xét vai trò của TTCX trong giáo dục đại học Kết quả nghiên cứu trên 560 sinh viên năm thứ nhất từ

10 khoa của một trường đại học ở Hồng Kông cho thấy: Sinh viên có điểm tổng TTCX là 121,85 (SD = 11,78) TTCX có tác động tích cực với hoạt động tối ưu của sinh viên (sự tham gia và kết quả học tập) trong bối cảnh giáo dục đại học

Sundararajan và Gopichandran (2018) nghiên cứu đánh giá mức độ TTCX của sinh viên y khoa tại một trường cao đẳng y tế ở Chennai, Ấn Độ Sử dụng thang đo Quick Emotional Intelligence Self Assessment Test, kết quả thống kê trên 207 sinh viên y khoa thể hiện: Điểm trung bình của TTCX là 107,58 (SD 16,44) trên tổng số điểm tối đa có thể

là 160 Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của cảm xúc trong chăm sóc lâm sàng nhưng nhìn chung, cảm xúc là điều không thể tránh khỏi trong hành nghề y và một bác sĩ giỏi phải biết cách xử lý chúng.Và các bài tập phản ánh nhận thức (cognitive reflection exercises) có thể giúp sinh viên y khoa hiểu được tầm quan trọng của cảm xúc

Pau và cộng sự (2004) đo lường TTCX của 213 sinh viên từ bệnh viện đại học y nha khoa với chương trình đào tạo 5 năm ở Anh Các tác giả sử dụng thang đo TTCX do Schuette và cộng sự phát triển và kết quả điểm TTCX trung bình của sinh viên nha khoa là 117,5 (SD = 14,9) Điểm số TTCX trung bình của sinh viên nữ cao hơn đáng kể so với nam sinh (p < 0,05) (Romanelli và cộng sự, 2006)

Mặt khác, tại Việt Nam, nằm trong chuỗi nghiên cứu khoa học xã hội cấp nhà nước

KX - 05 chu kì 2001 – 2005 do Phạm Minh Hạc chủ nhiệm, các tác giả Trần Trọng Thủy,

Lê Đức Phúc, Nguyễn Huy Tú và Nguyễn Công Khanh đã chuẩn hóa thành công thang đo MSCEIT và sử dụng nó để đo lường TTCX cho số lượng lớn học sinh phổ thông, sinh viên, người lao động trẻ Việt Nam (Trần Kiều và cộng sự, 2002) Điều này cho thấy tập thể các tác giả đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng nghiên cứu về thang đo TTCX trên thế giới để

áp dụng vào Việt Nam Vì thang đo TTCX MEIS và MSCEIT do John D Mayer, Peter Salovey soạn vào năm 2000 thì đến năm 2002, MSCEIT đã được Việt hóa bởi nhóm các nhà tâm lí học Việt Nam (Nguyễn Văn Lũy và Lê Quan Sơn, 2009) Trắc nghiệm MSCEIT

Trang 27

được chuẩn hóa gồm có 141 câu hỏi chia là 8 tiểu mục: 1 Khả năng nhận biết cảm xúc qua các khuôn mặt; 2 Khả năng nuôi dưỡng các cảm xúc tích cực; 3 Khả năng hiểu những thay đối về cảm xúc; 4 Khả năng quản lí các cảm xúc của bản thân; 5 Khả năng nhận biết cảm xúc biểu lộ qua các bức tranh; 6 Khả năng xét đoán sự tiến triển các cảm xúc; 7 Hiểu sự biến đổi, hòa trộn các cảm xúc phức hợp và 8 Quản lí cảm xúc trong quan hệ với người khác

Tác giả Nguyễn Công Khanh cũng là một nhà nghiên cứu có nhiều công trình chuyên sâu lẫn bài báo về TTCX: “Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số IQ, EQ, CQ) của học sinh, sinh viên, lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước mang mã số KX-05-06, giai đoạn 2001-2005); “Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu trí thông minh cảm xúc” đăng trên tạp chí Tâm lí học, Số 11 (3-11), năm 2002);

“Các mô hình lí thuyết về trí thông minh xúc cảm” đăng trên tạp chí Giáo dục, Số 61 15), năm 2003; “Phương pháp đo lường trí thông minh cảm xúc” đăng trên tạp chí Thông tin KHGD, Số 111 (35-38), 45, năm 2004; Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các chỉ số IQ,

(14-CQ, EQ ở lứa tuổi học sinh phổ thông đăng trên tạp chí Khoa học giáo dục, Số 2 (27-30), năm 2005; “Nghiên cứu TTCX ở học sinh trung học phổ thông” đăng trên tạp chí Giáo dục,

Số 142 (11-13), +44, năm 2006

Tác giả Nguyễn Hồi Loan thực hiện đề tài khoa học và nghiên cứu cấp Đại học quốc

gia Hà Nội vào giai đoạn 2005-2007 với chủ đề “TTCX của sinh viên các lớp chất lượng cao thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội” Công trình làm sáng tỏ mức độ TTCX của các sinh viên và ảnh hưởng của nó đến quá trình học tập, đời sống cá nhân của các bạn Trong năm 2007, tác giả cũng xuất bản bài báo “TTCX của sinh viên các lớp chất lượng cao thuộc Đại học Quốc gia

Hà Nội”, đăng trên tạp chí Tâm lí học, số 11 (104)

Năm 2012, tác giả Phan Trọng Nam thực hiện luận án tiến sĩ đề tài “TTCX của sinh viên đại học sư phạm” Nội dung đề cập đến cơ sở lí thuyết của TTCX và đo lường TTCX

ở sinh viên Đại học Sư Phạm Công trình nghiên cứu này còn mô tả cách thức thực hiện các thực nghiệm để tìm ra phương pháp giúp nâng cao TTCX cho sinh viên Đại học Sư

Trang 28

Phạm (Thư viện số Đại học Quốc gia Việt Nam)

Giai đoạn 2013 – 2014, trên trang web chính thức của Đại học Thái Nguyên có trình bày một cách tóm tắt công trình nghiên cứu cấp đại học của tác giả Đinh Đức Hợi tại Đại học Thái Nguyên với chủ đề “Nghiên cứu đặc điểm trí tuệ xúc cảm của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên”: Nội dung chủ yếu trong nghiên cứu này là về việc xác định rõ quan niệm về TTCX dành riêng cho sinh viên Đại học Sư phạm; thiết kế thang đo lường và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến TTCX của sinh viên là người dân tộc thiểu số; phác thảo rõ ràng thực trạng TTCX của sinh viên dân tộc thiểu số

Tác giả Trần Thị Thu Mai (2013) công bố bài báo “TTCX của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh” đăng trên Tạp chí Khoa Học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Số 48 Nội dung chính của tác phẩm đề cập đến định nghĩa của TTCX Nó là một dạng trí thông minh của con người, liên quan đến khả năng nhận thức đúng đắn về tình cảm và năng lực xử lí cảm xúc Bài viết sử dụng trắc nghiệm MSCEIT (Mayer Salovey Caruso Emotional Intelligence Test) của John Mayer, Peter Salovey và David Caruso để đo lường mức độ, biểu hiện TTCX của sinh viên chính quy Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; bên cạnh đó, nó cũng tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển TTCX của sinh viên

Tác giả Đoàn Văn Điều (2014) viết bài báo “Khảo sát TTCX của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh” đăng trên Tạp chí Khoa Học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (số 54) Nội dung chính của bài báo là về thực trạng khảo sát TTCX của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Số liệu thống kê cho thấy sinh viên có TTCX mang tính xã hội cao hơn TTCX mang tính cá nhân Nguyên nhân của thực trạng, theo tác giả, có thể là do sinh viên được nuôi dưỡng và trưởng thành trong nền văn hóa chú trọng tính tập thể, cộng động, mọi người xung quanh ở gia đình lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, đi học ở trường, trường đại học

Gần đây, tập thể tác giả Đỗ Thị Tuyết Mai, Nguyễn Hải Ninh, Nguyễn Thị Anh Thư (2021) có bài viết “Thực trạng về TTCX của sinh viên điều dưỡng chính quy trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2020” Các tác giả thực hiện nghiên cứu theo mô hình cắt

Trang 29

ngang, tìm hiểu TTCX của 112 sinh viên điều dưỡng chính quy năm thứ nhất năm học 2019 – 2020 để mô tả thực trạng TTCX của mẫu khảo sát Kết quả cho thấy: TTCX của sinh viên

có điểm trung bình là 81,3 điểm (min là 20 và max là 160) Các tác giả cũng đưa ra kiến nghị: Nhà trường nên lồng ghép việc giáo dục TTCX cho sinh viên vào các môn học và tổ chức nhiều hoạt động mang tính tập thể để khuyến khích sinh viên tham gia

Như vậy, các nghiên cứu về xây dựng thang đo và chuẩn hóa, sử dụng để đo lường TTCX trên các đối tượng cụ thể tại địa phương được tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới Các tác giả đã thành công trong việc xây dựng và chuyển hóa các thang đo TTCX để sử dụng nó vào mục đích đo lường, đánh giá, phân tích TTCX của con người Các thang đo được chia làm 2 loại chính là thang đo tự báo cáo (self-report protocol) và thang đo dựa trên hiệu suất (performance-based) Thang đo TTCX tự báo cáo phù hợp với các nghiên cứu TTCX trên diện rộng, còn thang đo TTCX dựa trên hiệu suất sử dụng tốt trong trường hợp đo lường TTCX như một loại hình trí thông minh cho cá nhân Trong nghiên cứu này,

vì mục đích đo lường TTCX của sinh viên trên diện rộng nên chúng tôi lựa chọn sử dụng thang đo tự báo cáo về TTCX

1.2 Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc

1.2.1 Nghiên cứu lí luận về cảm nhận hạnh phúc

Theo Stoll (2014), phần lớn triết lí làm nền tảng cho khái niệm CNHP có nguồn gốc

từ Hy Lạp cổ đại và đặc biệt là trong các tác phẩm của Socrates, Plato, Aristotle, Zeno và Epicurus Sau một thời kì được đặc trưng bởi sự trỗi dậy của tư duy tôn giáo về CNHP, thời

kì Khai Sáng (thế kỷ 17 và 18 ở Châu Âu) báo hiệu một sự thay đổi trong cách khái niệm hóa về CNHP: nó không còn dựa trên đức tin và truyền thống nữa, và có thể được coi như một khoa học, giống như vật lí hoặc hóa học Thời kì Khai sáng đã biến nghiên cứu về CNHP thành một “khoa học” —một nội dung có thể đo lường và về những lí thuyết khoa học có thể được xây dựng… Từ đó, CNHP phát triển như một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu về kinh tế học và tâm lí học, các lí thuyết về những điều tạo nên cuộc sống tốt đẹp đã vượt ra khỏi lãnh vực của các nhà triết học và chuyển sang lãnh vực của các nhà tâm

lí học, nhà kinh tế học và nhà khoa học xã hội Hai thế kỷ tiếp theo chứng kiến các nhà triết

Trang 30

học chính trị, nhà xã hội học và nhà tâm lí học đào sâu vào chủ đề này, xem xét cả các xã hội khác nhau và lẫn điều kiện con người (human condition), trong nỗ lực mô tả và định lượng CNHP cũng như các yếu tố quyết định của nó, và áp dụng những phát hiện này vào chính sách công

Vào những năm 60 của thế kỉ 19, chủ đề về hạnh phúc có sự phát triển bùng nổ, được tìm hiểu trong nhiều ngành khoa học khác nhau như kinh tế, y học sức khỏe, thần kinh học, các phân ngành trong tâm lí học, đặc biệt là tâm lí học tích cực (Positive Psychology) Vì hình ảnh công khai của các nhà tâm lí học tích cực giống như “các nhà hạnh phúc học” Trường phái tâm lí học tích cực không khác gì một cuộc cách mạng nhằm định hướng lại tâm lí học với đối tượng nghiên cứu và can thiệp chủ yếu là “sự triển nở” (“flourishing”) của cá nhân (Becker & Marecek, 2008)

William James (1842 - 1910) được nhiều người nhìn nhận là nhà tâm lí học tích cực đầu tiên ở Mỹ Ngoài ra, còn có sự góp mặt của nhiều nhà tâm lí học theo trường phái Nhân văn, đặc biệt là Abraham Maslow (1908 - 1970) Thuật ngữ tâm lí học tích cực lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn sách Motivation and Personality (1954) (tạm dịch: Động cơ và Nhân cách) của Maslow với tiêu đề là “Toward a Positive Psychology” (tạm dịch: Hướng tới Tâm

lí học Tích cực) Tuy nhiên, theo Martin Seligman và Mihály Csikszentmihályi, Tâm lí học Tích cực là một trường phái khác, không giống với làn sóng thứ 3 là Tâm lí học Nhân văn

và các tác giả nỗ lực chứng minh điều này trong nhiều công trình và có công khai sinh ra một trường phái tâm lí học mới này (Froh, 2004)

Năm 2000, Martin Seligman và Mihály Csikszentmihályi xuất bản một bản tuyên ngôn cho thế kỷ mới trong bài báo hàng đầu đăng trên số đặc biệt của tạp chí American Psychology Bài viết khẳng định rằng tâm lí học có thể sự thật tạo ra khoa học về sự phát triển của con người - hạnh phúc, lạc quan, tính cách và đức hạnh (Becker & Marecek, 2008) Vào năm 2002, Seligman cho rằng hạnh phúc đích thực bắt nguồn từ ba tập hợp trải nghiệm chính trong cuộc sống, đó là trải nghiệm cảm giác dễ chịu thường xuyên (cuộc sống thoải mái - Pleasant Life), trải nghiệm mức độ dấn thân cao là các hoạt động thỏa mãn (cuộc sống dấn thân - Engaged Life), và trải nghiệm cảm giác kết nối với cái toàn thể lớn hơn (cuộc

Trang 31

sống có ý nghĩa - Meaningful Life) (Sirgy & Wu, 2013) Như vậy, dù thuật ngữ Tâm lí học Tích cực do Abraham Maslow đặt ra nhưng Martin Seligman lại là người tiên phong trong lĩnh vực này

Hầu hết các nghiên cứu hiện nay đều tiếp cận CNHP theo một trong hai truyền thống: cảm xúc vui sướng/hài lòng (hedonic) và bản chất/phát triển toàn diện (eudaimonic) Cách tiếp cận theo chủ nghĩa cảm xúc vui sướng/hài lòng coi đó là việc theo đuổi cảm xúc tích cực, tìm kiếm niềm vui tối đa và một cuộc sống dễ chịu nói chung với sự hài lòng tức thì Cách tiếp cận bản chất/phát triển toàn diện nhìn xa hơn điều này và quan tâm đến sự thay đổi, phát triển lớn mạnh và phá vỡ cân bằng nội môi (homeostasis) Peterson, Park, và Seligman (2005) gợi ý rằng “hợp nhất của truyền thống bản chất/phát triển toàn diện (eudaimonic) đều nhấn mạnh về tiền đề là con người nên phát triển những gì tốt nhất trong bản thân và sau đó sử dụng những kĩ năng và tài năng này để phục vụ những điều cao đẹp hơn” Mô hình cảm nhận hạnh phúc tâm lí về bản chất của Ryff được cho là nổi tiếng nhất trong truyền thống eudaimonic Nó bao gồm sáu yếu tố: chấp nhận bản thân, quan hệ tích cực với người khác, tự chủ, làm chủ môi trường, mục đích sống và phát triển cá nhân (Boniwell, Ayers, 2013)

CNHP (wellbeing) theo Robert J Eger và J Haavard Maridal (2015) được chia làm 2 loại chính là CNHP chủ quan (subjective wellbeing - SWB) và CNHP khách quan (objective wellbeing - OWB) CNHP chủ quan (SWB) đề cập đến trải nghiệm cụ thể của một cá nhân trong cuộc sống của chính họ và có thể được đo lường thông qua các phương pháp tự báo cáo, chẳng hạn như khảo sát dân số CNHP khách quan (OWB) bao gồm một danh sách các chỉ số kinh tế hoặc xã hội có thể định lượng được - nó là lí thuyết về những yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống do một học giả nghiên cứu ra

Tóm lại, CNHP (well-being) là chủ đề được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như triết học, thần học, tâm lí học… trong khoảng thời gian vô cùng dài, từ thời cổ đại cho đến thời hiện đại Khái niệm CNHP có liên đới với nhiều khái niệm khác trong phạm vi của tâm lí học tích cực như hạnh phúc (happiness), chất lượng cuộc sống (quality of life), thịnh vượng (flourishing), hài lòng trong cuộc sống (life satisfaction), sức khỏe tinh thần tích cực

Trang 32

(positive mental health), sức khỏe tối ưu (optimal health) …và những thuật ngữ khác Mặt khác, CNHP (well-being) và sự phân loại của nó như CNHP chủ quan (subjective well- being) - CNHP khách quan (objective wellbeing), CNHP về mặt tâm lí (psychological well- being), CNHP cảm xúc vui sướng/hài lòng (hedonic well-being) –CNHP lượng giá (evaluative wellbeing) - CNHP về mặt tình cảm (affective wellbeing) và CNHP bản chất (eudaimonic wellbeing)… là khái niệm quan trọng, đang thịnh hành hiện nay

Khoa học tâm lí ngày nay, đặc biệt là trường phái tâm lí học tích cực vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về CNHP với rất nhiều công trình nghiên cứu Lịch sử nghiên cứu của đề tài CNHP

để lại hệ thống lí thuyết đồ sộ về định nghĩa, các yếu tố cấu thành và con đường để đạt được hạnh phúc Nội dung chính của các nghiên cứu về CNHP chủ yếu tập trung vào việc xác định định nghĩa, các thành tố khiến con người thấy hạnh phúc Chủ đề CNHP có tính ứng dụng rất cao trong mọi lĩnh vực cuộc sống của cá nhân lẫn cộng đồng, xã hội và sự phát triển của toàn nhân loại

1.2.2 Nghiên cứu về đo lường cảm nhận hạnh phúc

Trong nửa sau của thế kỷ 20, những cải tiến trong việc đo lường CNHP chủ quan và

sự ra đời của các cuộc khảo sát và thống kê xã hội đã thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng

từ các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách và sự gia tăng gần như theo cấp số nhân trong việc phân tích dữ liệu CNHP chủ quan Như vậy, trong hơn 40 năm qua và cùng với sự trưởng thành của tâm lí học về CNHP (wellbeing psychology), đã có sự gia tăng về CNHP như một lĩnh vực nghiên cứu gắn liền với sự phát triển của thang đo CNHP chủ quan trong nửa sau của thế kỷ XX (Stoll, 2014)

Bàn về vấn đề đo lường CNHP, có nhiều tác giả đã nghiên cứu và tạo ra các trắc nghiệm, thang đo CNHP có giá trị về mặt khoa học, tính chính xác cao Linton, Dieppe và Lara (2016) thống kê tổng cộng 99 thang đo CNHP và nhận thấy các thang đo này đo lường khoảng 196 khía cạnh của CNHP Các khía cạnh CNHP này tập hợp xung quanh 6 lĩnh vực chủ đề chính: CNHP tinh thần (mental well-being), CNHP xã hội (social well-being), CNHP thể chất (physical well-being), CNHP tinh thần (spiritual well-being), hoạt động và chức năng (activities and functioning), và hoàn cảnh cá nhân (personal circumstances) Các

Trang 33

thang đo CNHP phổ biến như BBC Subjective Well-Being Scale (BBC-SWB) - Bản chỉnh sửa mới nhất năm 2013; Emotional Well-Being Scale (EWBS) - Bản chỉnh sửa mới nhất năm 2011; Functional Well-Being Scale (FWBS) - Bản chỉnh sửa mới nhất năm 2015; Health and Well-Being assessment (HWB)- Bản chỉnh sửa mới nhất năm 2005;…

Đáng chú ý, khái niệm CNHP chủ quan đề cập đến cách mọi người trải nghiệm và đánh giá cuộc sống của họ cũng như các lĩnh vực và hoạt động cụ thể trong đời Trong thập

kỷ qua, sự quan tâm đến thông tin về CNHP chủ quan (còn được gọi là “CNHP tự đánh giá” - self-reported wellbeing) đã tăng lên rõ rệt ở các nhà nghiên cứu, chính trị gia, văn phòng thống kê quốc gia, giới truyền thông và công chúng Giá trị của thông tin này nằm ở khả năng đóng góp của nó để giám sát các điều kiện kinh tế, xã hội và sức khỏe của người dân và trong các quyết định chính sách có khả năng cung cấp thông tin trên các lĩnh vực này (NCBI, 2013)

Tác giả Phan Thị Mai Hương (2014) công bố bài viết về CNHP với nhan đề “Cảm nhận hạnh phúc chủ quan của người nông dân” đăng trên tạp chí Tâm lí học số 4/8/2014 Nội dung của bài viết là về kết quả nghiên cứu CNHP của 427 hộ nông dân tại 6 thị xã ở Hưng Yên, Sơn La, Bình Định và Thái Nguyên thông qua bảng hỏi về CNHP chủ quan của

cá nhân người nông dân về toàn bộ cuộc đời họ nói chung và từng lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống nói riêng Kết quả cho thấy gần 70% nông dân cảm thấy khá hạnh phúc với cuộc sống của chính mình và yếu tố khiến họ hài lòng nhất chính là mối quan hệ trong gia đình Xét về góc độ chuyên môn khoa học tâm lí, tác giả Trương Thị Khánh Hà là nhà khoa học có rất nhiều nghiên cứu về hạnh phúc ở nhiều cấp độ, từ bài báo khoa học cho đến công trình nghiên cứu các cấp Tiêu biểu là “Cảm nhận hạnh phúc chủ quan của người trưởng thành”, Tạp chí Tâm lý học, số 11/2015; “Thang đo chỉ số hạnh phúc (PWI) - thử nghiệm trên mẫu sinh viên”, Tạp chí Tâm lý học, số 6, 2017; Mối quan hệ giữa định hướng giá trị

và cảm nhận hạnh phúc (chủ trì), ĐHQGHN, QG.17.04, 2016-2018; Những yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc con người (chủ trì), Nafosted 501.01-2016.02, 2017-2019…

Cụ thể, năm 2015, tác giả Trương Thị Khánh Hà công bố bài viết “Thích ứng thang

đo hạnh phúc chủ quan dành cho trẻ vị thành niên” trên Tạp chí Tâm lý học số 5/2015 Bài

Trang 34

trình bày quá trình thích ứng thang đo MHC- SF trong nghiên cứu hạnh phúc của trẻ từ 14

- 18 tuổi tại học đường cho thấy cảm xúc, tâm lí xã hội trong cảm nhận hạnh phúc của các

em có khác biệt và đưa ra gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo về tâm lí học tích cực (Trương Thị Khánh Hà, 2015) Cùng năm, trong bài báo “Cảm nhận hạnh phúc chủ quan của người trưởng thành”, bài viết nêu kết quả nghiên cứu CNHP chủ quan bằng thang đo MHC- SF ở 1.565 người trưởng thành từ 26 - 70 tuổi tại Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, cho thấy cấu trúc 3 thành tố: Hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc xã hội, hạnh phúc tâm lí hoàn toàn phù hợp

lí thuyết Keyes và có độ tin cậy cao hơn; trong đó hạnh phúc xã hội là thấp nhất Có sự khác biệt trong cảm nhận hạnh phúc của các nhóm xét theo trình độ học vấn, điều kiện kinh

tế, nghề nghiệp, địa bàn sống Bài viết còn nêu một số khả năng ứng dụng thang đo trên trong những nghiên cứu tiếp (Trương Thị Khánh Hà, 2015)

Năm 2017, nhóm tác giả Lê Thị Mai Liên, Ngô Thanh Huệ, Fabien Bacro, Agnès Florin, Philippe Guimard có một nghiên cứu xuyên văn hóa, công bố trong hội thảo khoa học quốc tế tâm lí học khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất “Hạnh phúc con người và phát triển bền vững” với bài viết mang tên “Trẻ em Việt Nam và Pháp cảm nhận như thế nào về chất lượng cuộc sống và sự hạnh phúc ở trường học” Kết quả nghiên cứu mẫu khách thể gồm 165 trẻ em Việt Nam và 177 trẻ ở Pháp trong độ tuổi 6-11 tuổi để đánh giá chất lượng cuộc sống của các em thông qua bảng hỏi AUQUEI và KINDL-R Bài viết thể hiện kết quả nghiên cứu thực trạng và so sánh sự khác biệt trong CNHP ở trường học giữa 2 nhóm trẻ

em cùng độ tuổi của 2 quốc gia khác nhau (Lê Thị Mai Liên và cộng sự 2017)

Nhóm tác giả Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Hoàng Anh Thư (2020) viết bài “Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Khoa Giáo Dục, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” đăng trên tạp chí Giáo dục và Xã hội, số đặc biệt 5/2020 Báo cáo này trình bày thực trạng CNHP của sinh viên Khoa Giáo dục Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG - HCM Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên đánh giá khá cao mức độ CNHP của

họ ở 4 phương diện (cảm xúc, tâm lí cá nhân, xã hội và ở trường học) Đồng thời, không có

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chuyên ngành, giới tính, niên khóa, nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng bạn thân, số lượng thầy cô có tương tác tích cực và

Trang 35

học lực của sinh viên

Tác giả Hồ Văn Dũng (2022) tìm hiểu về CNHP của 551 sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Kết quả cho thấy: Các bạn sinh viên thường xuyên (từ 2 đến 3 lần trong 1 tuần) có CNHP trên 3 mặt biểu hiện về mặt cảm xúc, về mặt xã hội và về mặt tâm

lí Trong đó, CNHP về mặt xã hội là thấp nhất Và các mặt thể hiện CNHP (cảm xúc, xã hội, tâm lí) có mối tương quan chặt chẽ qua lại lẫn nhau

Nhìn chung, từ nửa sau của thế kỷ 20, đặc biệt là trong những năm gần đây, các nghiên cứu về CNHP đang có sự gia tăng mạnh mẽ trong việc tìm hiểu về CNHP chủ quan theo hướng đo lường, phát triển các thang đo và phân tích dữ liệu của nó Có thể nói, trào lưu nghiên cứu CNHP theo hướng đo lường, phân tích CNHP chủ quan đang rất thịnh hành Chúng giúp mô tả thực trạng CNHP ở các khách thể nghiên cứu khác nhau, đo lường

và thích ứng thang đo về CNHP cũng như đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao CNHP của con người Trong nghiên cứu này, chúng tôi đặc biệt quan tâm tìm hiểu về CNHP của sinh viên ĐHQG - HCM vì đối tượng này chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều

1.3 Nghiên cứu về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc

1.3.1 Nghiên cứu mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và các khái niệm liên quan gần với cảm nhận hạnh phúc

TTCX là đề tài tương đối mới so với CNHP TTCX là chủ đề nổi tiếng trong khoa học tâm lí hiện đại và vẫn được tiếp tục nghiên cứu cho đến hiện nay Dù chủ đề này có chưa đến 100 năm phát triển nhưng có nhiều công trình khoa học đã công bố Ngược lại, CNHP lại có lịch sử nghiên cứu chi tiết kéo dài trong suốt lịch sử học thuật của nhân loại ở nhiều lĩnh vực Đề tài nghiên cứu mối liên hệ giữa TTCX và CNHP được các nhà nghiên cứu tìm hiểu

CHNP (well-being) có rất nhiều khái niệm liên quan mật thiết Ví dụ như hạnh phúc (happiness), một số nhà nghiên cứu tiếp cận 2 khái niệm này tương tự như nhau Nhưng với một số khác, chúng là 2 khái niệm có sắc thái khác nhau (Bentea, 2019) Do đó, chúng tôi sẽ bàn luận các nghiên cứu về mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và các khái niệm liên quan gần với CNHP là cần thiết

Trang 36

Theo Furnham, Petrides (2003), có tồn tại tương quan thuận giữa đặc điểm TTCX

và hạnh phúc Những người tham gia nghiên cứu được thực hiện các thang đo về đặc điểm TTCX, hạnh phúc, tính cách và khả năng nhận thức Tâm lí bất ổn/nhạy cảm (Neuroticism)

có tương quan nghịch đến hạnh phúc, trong khi Hướng ngoại và Cởi mở để trải nghiệm có tương quan thuận đến hạnh phúc Khả năng nhận thức không liên quan đến hạnh phúc hoặc đặc điểm TTCX Hồi quy phân cấp ba bước (3-step hierarchical regression) cho thấy đặc điểm TTCX giải thích hơn 50% tổng phương sai về mức độ hạnh phúc

Các tác giả Sasanpour, Khodabakhshi, Nooryan (2012) đã nghiên cứu tất cả các sinh viên khoa y của Đại học Isfahan và chọn ngẫu nhiên 120 người Các công cụ thang đo được

sử dụng là: 1) Thang đo trí tuệ cảm xúc Bar-On, 2) Thang đo về Sức khỏe Tâm thần của Williams của Goldberg (GHQ) và 3) Thang đo về Hạnh phúc của Argyl và Lou tại Oxford (1989) Các tác giả đã sử dụng hệ số tương quan Pearson để đánh giá mức ý nghĩa của mối liên hệ giữa các biến và sử dụng T-test để so sánh điểm số giữa các nhóm khách thể Kết quả cho thấy có mối liên hệ ý nghĩa giữa các biến số TTCX, hạnh phúc và sức khỏe tinh thần Các tác giả cũng nhận thấy các sinh viên có TTCX cao thì sẽ hạnh phúc và sức khỏe tinh thần tốt hơn Do đó, các tác giả đề xuất việc đào tạo các kĩ thuật nâng cao TTCX trong trường đại học và phổ thông

Ruiz-aranda, Extremera và Pineda-galán (2014) kiểm tra mối quan hệ giữa TTCX

và các chỉ số hạnh phúc (hài lòng cuộc sống và hạnh phúc) trong một nghiên cứu kéo dài

12 tuần Ngoài ra, nghiên cứu cũng kiểm tra ảnh hưởng của cảm giác căng thẳng đến mối quan hệ giữa TTCX và hạnh phúc chủ quan Các sinh viên nữ của trường (n = 264) đã hoàn thành một thang đo khả năng về TTCX Sau 12 tuần, những người tham gia đã hoàn thành thang đo cảm nhận căng thẳng (Perceived Stress Scale), thang đo mức độ hài lòng với cuộc sống (Satisfaction with Life Scale), thang đo hạnh phúc chủ quan (Subjective Happiness Scale) Những người tham gia có TTCX cao hơn cho biết ít căng thẳng hơn và mức độ hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống cao hơn Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng căng thẳng được nhận thức làm trung gian trong mối quan hệ tương quan giữa TTCX và các chỉ số sự hài lòng trong cuộc sống và mức độ hạnh phúc Những phát hiện này cho thấy

Trang 37

một quá trình cơ bản mà theo đó TTCX cao có thể làm tăng hạnh phúc chủ quan ở các sinh viên nữ trong ngành y tá và khoa học sức khỏe bằng cách giảm trải nghiệm căng thẳng Guerra Bustamante, Del Barco và Barona (2015) tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích nhận biết các yếu tố của TTCX dự đoán hạnh phúc ở thanh thiếu niên Mẫu bao gồm 646 học sinh trường Giáo dục Trung học Bắt buộc của Cáceres (Obligatory Secondary Education of Cáceres), từ 12 đến 17 tuổi Trong đó, 47,5% mẫu là nữ và 52,5% nam Các công cụ đánh giá được sử dụng là TMMS-24 và Bảng câu hỏi về hạnh phúc của Oxford (Oxford Happiness Questionnaire) Mục đích ban đầu của cuộc điều tra này là để xem xét mối liên hệ dự đoán giữa TTCX và hạnh phúc ở học sinh trung học Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng ủng hộ cho các phát biểu về TTCX dự đoán hạnh phúc trong mẫu khảo sát Nghiên cứu nhằm làm nổi bật sự liên quan của TTCX và hạnh phúc ở người học Theo đó, các kết quả đo lường về TTCX được chứng minh là yếu tố dự báo tốt nhất về mức

độ hài lòng với cuộc sống và các yếu tố bảo vệ cá nhân Các tính cách cá nhân khác nhau

và các chiến lược hành vi tích cực là những yếu tố dự báo hạnh phúc Tương tự như vậy, lớp học là một nơi hoàn hảo để phát triển TTCX, nhằm mục đích học hỏi các chiến lược hiệu quả để phát triển cá nhân và tăng cường hạnh phúc và sức khỏe của người học Mặt khác, rèn luyện TTCX có thể phát triển chất lượng cuộc sống ở cấp độ cá nhân và cấp độ

xã hội

Ghahramani và cộng sự (2019) nghiên cứu mối liên hệ giữa TTCX và hạnh phúc của các sinh viên Trường Y Shiraz (Shiraz Medical School) Các tác giả chọn thiết kế nghiên cứu cắt ngang và chọn ra 300 sinh viên theo phương pháp lấy mẫu hệ thống (systematic sampling method) Công cụ đo lường sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo hạnh phúc của Oxford (Oxford Happiness Inventory) và Bảng câu hỏi về TTCX của Siberia Schering (Siberia Schering’s Emotional Intelligence Questionnaire) Kết quả nghiên cứu cho thấy TTCX là yếu tố tiên đoán hạnh phúc ở sinh viên y khoa Những sinh viên có TTCX cao hơn cảm thấy khỏe mạnh hơn Và mức độ hạnh phúc ở những sinh viên hướng ngoại cao hơn những sinh viên hướng nội

1.3.2 Nghiên cứu mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc

Trang 38

Por và cộng sự (2011) nghiên cứu trên mẫu gồm 130 sinh viên điều dưỡng tại một

Cơ sở Giáo dục Đại học (HEI) ở Vương quốc Anh để khám phá TTCX của sinh viên và mối quan hệ của nó với căng thẳng được nhận thức, chiến lược đối phó, CNHP chủ quan, năng lực điều dưỡng và kết quả học tập Nghiên cứu sử dụng thiết kế khảo sát tương quan

và kết quả cho thấy: TTCX có tương quan thuận với CNHP (p<0,05), khả năng ứng phó tập trung vào vấn đề (problem-focused coping) (p<0,05) và năng lực nhận thức về điều dưỡng (perceived nursing competency) (p<0,05) và tương quan nghịch với căng thẳng được nhận thức (p<0,05) Nghiên cứu này nhấn mạnh giá trị tiềm năng của việc tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển TTCX của sinh viên điều dưỡng và các ngành chăm sóc sức khỏe khác

Burrus và cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu để kiểm tra xem những người có TTCX cao có CNHP cao hơn những người có TTCX thấp hay không Các tác giả sử dụng phương pháp Bài kiểm tra tình huống về quản lí cảm xúc (Situational Test of Emotion Management), thang đo CNHP tâm lí (Scales of Psychological Well-being) và Day Reconstruction Method (DRM) (Tạm dịch: Phương pháp Tái diễn ngày qua) cho 131 sinh viên đại học DRM là một trong những phương pháp đo lường CNHP bằng cách báo cáo theo từng thời điểm, chi tiết về các sự kiện cụ thể gần đây Khi thực hiện DRM, người tham gia sẽ liệt kê chi tiết lại một số sự việc mà họ đã trải qua trong ngày hôm trước và cho biết tại thời điểm đó, họ đang làm gì, ở cùng ai và cảm thấy thế nào Việc nhớ lại các tình tiết của ngày hôm trước là khoảng thời gian đủ gần để mọi người nhớ lại chính xác cảm xúc

mà không bị thiên vị như các báo cáo toàn thể Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa TTCX

và CNHP (cả về CNHP hưởng thụ/hài lòng (hedonic) và CNHP bản chất/phát triển toàn diện (eudaimonic) Đầu tiên, mối quan hệ được quan sát giữa TTCX và CNHP tâm lí (psychological well-being) là mối quan hệ lớn nhất được báo cáo trong tài liệu cho đến nay Thứ hai, nghiên cứu này là lần đầu tiên sử dụng Phương pháp DRM để xem xét mối quan

hệ giữa CNHP và TTCX Kết quả được thảo luận về tiềm năng rèn luyện quản lí cảm xúc

để nâng cao CNHP

Trang 39

Nghiên cứu sử dụng thang đo đã được thích ứng từ phiên bản gốc có tên Trait Mood Scale – TMMS trên mẫu gồm 1078 sinh viên tốt nghiệp người Tây Ban Nha, Mexico,

Meta-Bồ Đào Nha và Brazil (Tuổi trung bình = 22,98; SD = 6,73); và dùng phân tích bằng hồi quy bội phân cấp để xem xét vai trò của TTCX nhận thức (Perceived Emotional Intelligence) như một yếu tố dự báo về sự hài lòng trong cuộc sống (Life Satisfaction) và sức khỏe tâm thần (Mental Health) Kết quả khám phá được sự đóng góp độc đáo của các khía cạnh TTCX là Chú ý (Attention), Rõ ràng (Clarity) và Sửa chữa (Repair) đối với CNHP tâm lí (Psychological Well-being) của cá nhân, sau khi kiểm soát ảnh hưởng của các biến số chung về năng lực bản thân và nhân khẩu học xã hội (tuổi, giới tính và văn hóa) Những phát hiện này cung cấp sự hỗ trợ bổ sung cho giá trị của TTCX và gợi ý rằng, các thành phần TTCX đóng góp vào các tiêu chí CNHP một cách độc lập với các cấu trúc quen thuộc như tự tin vào năng lực bản thân (Self-efficacy) (Costa và cộng sự, 2013)

Nghiên cứu này kiểm tra những đóng góp của các mô hình TTCX dựa trên khả năng

và đặc điểm tính cách cho các chỉ số của hạnh phúc theo chủ nghĩa hưởng thụ và theo chủ nghĩa bản chất Mẫu khách thể gồm 157 học sinh trung học người Ý Trắc nghiệm TTCX Mayer – Salovey – Caruso được sử dụng để đánh giá TTCX dựa trên khả năng, trắc nghiệm Bar-On Emotional Intelligence Inventory và Trait Emotional Intelligence Questionnaire được sử dụng để đánh giá TTCX dựa trên đặc điểm tính cách Thang đo Positive and Negative Affect Scale và Satisfaction With Life Scale được sử dụng để đánh giá CNHP hưởng thụ /hài lòng (hedonic well-being) và thang đo Meaningful Life Measure được sử dụng để đánh giá CNHP bản chất/phát triển toàn diện (eudaimonic well-being) Kết quả nêu bật những đóng góp của đặc điểm tính cách TTCX trong việc giải thích cả CNHP hưởng thụ và bản chất, sau khi kiểm soát các tác động của trí thông minh linh hoạt và các đặc điểm tính cách (Fabio và Kenny, 2016)

Vicente-Galindo và cộng sự (2017) đã nghiên cứu để đánh giá tác động của TTCX đến CNHP của các linh mục Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích đường dẫn (path analysis), nghiên cứu đưa ra kết luận: Cả những rối loạn cụ thể và tình trạng CNHP nói chung đều liên quan đến TTCX Việc cung cấp các buổi đào tạo TTCX hiệu quả dường như

Trang 40

có thể làm giảm các rối loạn về thể chất và cảm xúc có thể xảy ra

Các tác giả Carvalho, Guerrero & Chambel (2018) thực hiện nghiên cứu để phân tích vai trò của TTCX như một yếu tố dự báo về CNHP của sinh viên y tế (sự kiệt sức và sự hài lòng trong cuộc sống) theo thời gian Đây là một nghiên cứu được thiết kế theo chiều dọc, kéo dài 1 năm Cụ thể, nó được thực hiện tại 2 thời điểm với mẫu gồm 303 sinh viên Y khoa, Vật lí trị liệu và Điều dưỡng người Tây Ban Nha Kết quả chỉ ra rằng việc đánh giá cảm xúc của người khác (others' emotion appraisals) và sử dụng cảm xúc (use of emotion)

có tác động trực tiếp thuận chiều (positive direct effect) đến sự hài lòng với cuộc sống và việc đánh giá cảm xúc bản thân (self-emotion appraisals) có tác động gián tiếp thuận chiều (positive indirect effect) đến sự kiệt sức Nghiên cứu này mang lại ý nghĩa thực tiễn quan trọng cho sự cân nhắc trong tương lai của các tổ chức giáo dục sức khỏe đối với các bác sĩ, nhà vật lí trị liệu và y tá sau đại học Vì những người có TTCX ở mức độ cao hơn và do đó, CNHP cũng tăng hơn và sẽ mang chất lượng chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhân trong tương lai

Guerra-Bustamante và cộng sự (2019) tiến hành nghiên cứu về TTCX và CNHP tâm

lí (Psychological Well-Being) trên một mẫu gồm 646 học sinh của bậc Trung học (47.5%

nữ và 52.5% nam, từ 12 đến 17 tuổi) người Tây Ban Nha Mục đích của nghiên cứu là phân tích mối liên hệ giữa các khía cạnh của TTCX (sự chú ý, sự rõ ràng và sửa chữa) và các mức độ khác nhau về hạnh phúc (thấp, trung bình và cao) ở thanh thiếu niên Phân tích hồi quy logistic đa thức (Multinomial logistic regression analysis) và phân tích đường cong ROC (Receiver operating characteristic) cho thấy khi khả năng hiểu biết và điều chỉnh TTCX tăng lên thì mức độ hạnh phúc cũng tăng lên Bằng cách này, nghiên cứu hiện tại nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện các thực hành nhằm cải thiện TTCX của thanh thiếu niên và do đó làm tăng hạnh phúc và CNHP tâm lí của họ

Karimi và cộng sự (2021) đã nghiên cứu để khám phá vai trò của TTCX đối với CNHP và khả năng trao quyền của nhân viên, cũng như hiệu suất của họ (bằng cách đo lường chất lượng chăm sóc của 78 nhân viên của một tổ chức chăm sóc người già ở Victoria, Úc) Các bảng hỏi tự thực hiện được sử dụng để đánh giá TTCX, CNHP tổng thể,

Ngày đăng: 28/11/2024, 11:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN