1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP - MÔN - TỔNG QUAN DU LỊCH

12 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Ôn Thi Tốt Nghiệp - Môn Cơ Sở Tổng Quan Du Lịch
Trường học Trường Đại Học Lương Thế Vinh
Chuyên ngành Ngoại Ngữ - Du Lịch
Thể loại đề cương ôn thi tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 150,5 KB

Nội dung

Khái niệm về du lịch - Ausher: Du lịch là nghệ thuật đi chơi của mỗi cá nhân - Nguyễn Khắc Viện: Du lịch là mở rộng không gian văn hoá của con người - Luật du lịch: là hoạt động liên qua

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH

KHOA NGOẠI NGỮ - DU LỊCH

= = =  = = =

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP

MÔN CƠ SỞ TỔNG QUAN DU LỊCH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH

KHOA NGOẠI NGỮ - DU LỊCH

-CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-* -CÂU HỎI ÔN THI TỐT NGHIỆP LIÊN THÔNG VHDL

MÔN CƠ SỞ: TỔNG QUAN DU LỊCH

PHẦN 1: LÝ THUYẾT

Câu 1: Các khái niệm về du lịch, du khách của các học giả?

1.1 Khái niệm về du lịch

- Ausher: Du lịch là nghệ thuật đi chơi của mỗi cá nhân

- Nguyễn Khắc Viện: Du lịch là mở rộng không gian văn hoá của con người

- Luật du lịch: là hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định

- Azar: là hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang vùng khác, từ một nước này sang nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc

- Coltman: quan hệ tương hỗ giữa 4 nhóm du khách, cơ quan cung ứng du lịch, chính quyền và dân cư tại nơi đến du lịch

1.2 Khái niệm về du khách

- Kripendorf: du khách là những kẻ nực cười, ngốc nghếch, ít học, nhưng giàu

có, quen thói bóc lột và vô cảm với môi trường

- Theo luật du lịch: 4 đối tượng

- CLB Địa Trung Hải: du khách là những thành viên tốt

Trang 3

Câu 2: Các giai đoạn hình thành và phát triển du lịch trên thế giới và Việt Nam?

2.1 Du lịch thế giới

 Thời kỳ cổ đại: phát hiện ra thuyền buồm của người Ai Cập, bánh xe của người Sumeri khoảng 3500 t.CN

+ 776: Thế vận hội Olympic, du lịch thể thao

+ Loại hình du lịch: du lịch tôn giáo, buôn bán, giải trí, thể thao

 Thời kỳ trung đại:

+ Thế kỷ 10: đêm trường trung cổ, du lịch không phát triển

+ du lịch tôn giáo là loại hình chủ yếu

+ Những chuyến viễn du vài ngày: Marco Polo, Colombo, Vasco de Gama (Ý nghĩa: kinh nghiệm quý báu cho thế hệ sau,kích thích trí tò mò, mở đường cho những chuyến đi xa về sau)

 Thời kỳ cận đại

+ 1784: Động cơ hơi nước ra đời, ảnh hưởng lớn trong vận chuyển

+ 1885: Chiếc ôtô đầu tiên ra đời

+ Phát minh ra các phương tiện liên lạc: điện tín (1876), điện thoại (1884), radio (1895)

+ Thomas Cook: Ông tổ ngành KD lữ hành

 1841: tổ chức chuyến đi 570 người từ Leicester- Lough borough

 1842: thành lập công ty lữ hành

 1845: tổ chức tuyến du lịch sang Châu Âu

 1876: “phiếu thanh toán”- tiền thân của séc du lịch

 1872: thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới cho 11 người

 1890: 1000 khách sạn đặc biệt trong danh mục

Câu 3: Xu hướng phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay?

3.1 Gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng du khách

+ Mức sống của người dân tăng (tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sinh hoạt) + Giáo dục là nhân tố kích thích du lịch

+ Thời gian rỗi là điều kiện tất yếu

+ Đô thị hoá (tạo lối sống đặc biệt- lối sống thành thị)

+ Phát triển nhanh chóng các phương tiện giao thông vận tải

3.2 Xã hội hoá thành phần du khách

Trang 4

+ Du lịch không còn là một đặc quyền của tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên + Xu hướng quần chúng hoá (nguyên nhân: mức sống nâng cao, giá cả dịch

vụ và hàng hoá không đắt, các phương tiện giao thông vận tải, lưu trú…phong phú

và thuận tiện Chính sách của chính quyền, nhà nước…)

3.3 Mở rộng địa bàn

+ Luồng khách Bắc Nam là hướng đi du lịch chủ đạo (đến các vùng biển nhiệt

đới)

+ Luồng khách hướng về các vùng núi cao phủ tuyết

+ Luồng khách hướng Tây – Đông (Thái Bình Dương)

+ Khu vực Châu Á, Đông Nam Á (Thái Lan và Malaysia là 2 quốc gia đứng đầu về đón du khách quốc tế trong khu vực)

3.4 Kéo dài thời vụ du lịch

+ Tính thời vụ là yếu tố bất lợi trong kinh doanh

+ Việc kéo dài mùa du lịch góp phần tăng lượng khách

3.5 Tương lai và triển vọng của du lịch

+ Du lịch trở thành nhu cầu phổ biến

Trang 5

Câu 4: Phân tích quan điểm của Maslow và Stanley Plog về động cơ đi

du lịch?

4.1 Quan điểm của Maslow

- Thông thường du khách đi du lịch vì có lý do cơ bản sau: có kỳ nghỉ, thăm bạn bè-người thân, kinh doanh, đi học, lý do thể thao

- Phân thành 2 loại du khách: ấn định sẵn địa điểm thời gian, mục đích du lịch thuần tuý là du lịch (khó xác định hành vi)

- Động cơ du lịch thành 4 nhóm:

+ Động cơ đáp ứng nhu cầu tự nhiên như nghỉ ngơi, thể thao và các nhu cầu có liên quan đến sức khoẻ Động cơ này có tính chất phổ biến.

+ Động cơ văn hoá (thể hiện nguyện vọng muốn tìm hiểu, học hỏi

về điểm đến du lịch về văn hoá, …)

+ Động cơ về giao tiếp (nhu cầu làm quen, trốn tránh môi trường thường nhật)

+ Động cơ phô bày vị thế

4.2 Quan điểm của Slanley Plog

(Động cơ đi du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với đặc điểm tâm lý du khách)

- Nhóm tâm lý tự kỷ, khá tự kỷ (hướng nội): - điểm du lịch tự kỷ

- Nhóm tâm lý hiếu kỳ, khá hiếu kỳ (hướng ngoài)- điểm du lịch

- Nhóm trung gian: hầu hết dân chúng có tâm lý trung gian.

Trang 6

Câu 5: Phân tích các điều kiện chung và riêng cho phát triển du lịch?

5.1 Điều kiện chung

a) Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội

- Đối với các quốc gia có nền chính trị ổn định là điều kiện tốt để du lịch phát triển (ví dụ đối với 1 số quốc gia như: Thuỵ Sĩ, Việt Nam…) Các quốc gia có nền chính trị bất ổn, bạo động …gây nguy hại cho du khách.

- Đối với các quốc gia an toàn xã hội không có dịch bệnh, thiên tai xảy ra…du khách không bị đe doạ tới tính mạng

b) Điều kiện kinh tế

- Kinh tế là tiền đề cho kinh tế du lịch

- Giao thông vận tải

c) Chính sách phát triển du lịch

5.2 Điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch

- Thời gian rỗi

- Khả năng tài chính của du khách

- Trình độ dân trí

5.3 Khả năng cung ứng du lịch

- Điều kiện tự nhiên và nhân văn

- Một số tình hình và sự kiện đặc biệt

- Sự sẵn sàng đón tiếp (cơ sở vật chất kỹ thuật)

Trang 7

Câu 6: Phân tích, cho ví dụ cụ thể về đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch và ảnh hưởng của nó đến hoạt động và kinh doanh du lịch.

6.1 Đặc điểm

- Thời vụ du lịch có tính quy luật, phổ biến ở những nơi, quốc gia có hoạt động du

lịch

- Một nước hay một vùng có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, phụ thuộc vào thể loại du lịch phát triển ở đó

- Cường độ du lịch không bằng nhau giữa các tháng (thời kỳ đầu, chính và cuối vụ)

- Ở những nước phát triển thời vụ du lịch kéo dài hơn và chênh lệch cường độ của chính so với cuối vụ thể hiện yếu hơn

- Thời vụ du lịch không bằng nhau giữa các loại hình du lịch khác nhau

6.2 Các nhân tố ảnh hưởng

- Khí hậu: tác động cả cung và cầu du lịch

- Thời gian rỗi: (thời gian nghỉ của trường học, hưu trí, CBCNV

- Quần chúng hoá trong du lịch

- Phong tục tập quán: tác động mạnh lên du lịch

- Điều kiện và tài nguyên du lịch

- Sự sẵn sàng đón tiếp du khách

6.3 Ảnh hưởng đến hoạt động và KD du lịch

*** Đối với Tài nguyên, CSVCKT:

- Thời vụ du lịch ngắn làm ảnh hưởng đến sử dụng tài nguyên, CSVCKT không hết công suất…gây lãng phí

- Nguồn lao động dễ dịch chuyển việc làm

- Nâng cao trình độ hạn chế

- Giảm khả năng áp dụng chính sách về giá: do CSVCKT sử dụng ít nên chi phí cố định trong giá thành cao

*** Đối với khách du lịch

- Giảm chất lượng dịch vụ

- Phá vỡ kế hoạch của các ngành như GTVT, công nghiệp, nông nghiệp…

Trang 8

Câu 7: Mối quan hệ qua lại giữa du lịch – xã hội, du lịch – văn hoá, du lịch – kinh

tế, du lịch – môi trường, du lịch- hoà bình, chính trị?

Câu 8: Đặc điểm các loại hình lưu trú trong du lịch?

- Khách sạn và khách sạn nổi

- Motel

- Làng du lịch, Bungalow

- Bãi cắm trại

- Resort (khu nghỉ dưỡng)

Câu 9: Sản phẩm du lịch là gì? Phân tích những đặc điểm của sản phẩm du lịch?

Cho ví dụ cụ thể? Các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch?

Câu 10: Trong các yếu tố của mô hình 4S (Sun, sea, sand, shop); 3H (Heritage,

Hospitality, Honesty) những yếu tố nào là quan trọng và cần thiết để phát triển ngành du lịch của Việt Nam?

Câu 11: Khái niệm, bản chất và nội dung của cầu du lịch?

Câu 12: Khái niệm, bản chất và nội dung của cung du lịch?

Câu 13: Đặc điểm của những công cụ xúc tiến hỗn hợp chủ yếu?

- Quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, Marketing trực tiếp

Câu 14: Ưu nhược điểm của các hình thức quảng cáo?

- Quảng cáo trên báo, tạp chí, truyền hình, radio, internet.

Câu 15: Ưu nhược điểm của hoạt động marketing trực tiếp?

- Marketing bằng cataloge

- Bằng thư trực tiếp

- Qua điện thoại

- Trực tiếp trên truyền hình, radio

- Trực tiếp qua máy tính nối mạng

Trang 9

PHẦN 2: BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH

Dạng 1: Tính giá phòng theo pp tính giá cơ bản và phương pháp Hubbart Hoặc tính

giá thành cho một chương trình du lịch cụ thể

1.1 Công thức tính giá buồng Hubbart

Giá buồng TB =

Tổng DT ước tính - Những thu nhập khác Tổng số phòng ks dự tính cho thuê được trong thực tế kỳ KD

Tổng DT ước tính = Chi phí điều hành ước tính +các loại thuế, bảo hiểm + khấu

hao + tiền lời hợp lý trên trị giá hợp lý của khách sạn

Tổng số phòng ks dự tính cho thuê được trong thực tế kỳ KD

= Tổng số buồng ks thực có x công suất sd buồng x thời hạn kinh doanh

BT1: Hãy tính giá cho 1 phòng khách sạn/ngày với những thông tin dưới đây:

Đơn vị tính: USD

Khách sạn có 70 phòng, công suất phòng là: 75%

và lấy thời gian KD là 1 năm (365 ngày)

Chi phí điều hành ước tính:

- Bộ phận buồng (lương, mua sắm): 244.273

- Bộ phận điện thoại: 9490

- Quản lý, hành chính: 79.160

- Các loại thuế trên lương: 48.685

- Quảng cáo: 24.625

- Điện và nước: 36.757

- Sửa chữa và bảo quản: 42.804

Các loại thuế và bảo hiểm: Thuế đất: 29.624, Thuế môn bài: 13.300, Bảo hiểm: 14.922

Khấu hao xây dựng toà nhà là 149.240, đồ gỗ, tài sản cố định và trang thiết bị: 136.160 Giá trị hiện tại của khách sạn là 4.150.000 (lãi suất 10%) Mặt khác, doanh nghiệp có thu nhập từ cho thuê cửa hiệu là: 85.259, thu nhập từ kinh doanh thực phẩm đồ uống là: 144.864 và nguồn khác được 7.524

-Nếu khách sạn có diện tích phòng cho thuê là 3000 m², công suất sử dụng buồng

là 75% Hãy tính giá cho 1 phòng có diện tích là 30m² và 50 m²

BT2: Hãy tính giá cho 1 phòng khách sạn/ngày với những thông tin dưới đây:

Khách sạn có 150 phòng, công suất phòng là: 85% và lấy thời gian KD là 1 năm

Trang 10

- Bộ phận buồng (lương, mua sắm): 304.273

- Bộ phận điện thoại: 7490

- Quản lý, hành chính: 79.200

- Các loại thuế trên lương: 38.725

- Quảng cáo: 44.625

- Điện và nước: 36.757

- Sửa chữa và bảo quản: 39.814

Các loại thuế và bảo hiểm: Thuế đất: 40.624, Thuế môn bài: 26.600, Bảo hiểm: 28.000

Chi phí xây dựng toà nhà là 15.289.240, mua đồ gỗ và trang thiết bị: 5 236.160 (khấu hao 6%) Giá trị hiện tại của khách sạn là 8.720.000 (lãi suất 8%) Mặt khác, doanh nghiệp có thu nhập từ cho thuê cửa hàng là: 15.259, thu nhập từ kinh doanh thực phẩm đồ uống là: 284.864, thu nhập từ Spa là 5.670

-Nếu khách sạn có diện tích phòng cho thuê là 5000 m², công suất sử dụng buồng

là 60% Hãy tính giá cho 1 phòng có diện tích là 30m² và 40 m²

Trang 11

1.2 Tính giá theo phương pháp tính giá cơ bản

Giá buồng TB =

Tổng DT Tổng số phòng ks dự tính cho thuê được trong thực tế kỳ KD

Dạng 2: Tính thị phần và thị phần hợp lý cho khách sạn

Số buồng Buồng

trong năm % sử dụng buồng Buồng cho thuê thực tế trong

năm

Thị phần

Tổng

Thị phần = Số buồng thực tế cho thuê của khách sạn trong năm

Tổng số buồng cho thuê thực tế của thị trường trong năm Thị phần hợp lý = Số buồng có cho thuê của khách sạn trong năm

Tổng số buồng có cho thuê của thị trường trong năm

Dạng 3: Tính định mức lao động cho nhân viên các bộ phận

- Xác định số nhân viên trong một ca làm việc

- Xác định chi phí phải trả cho nhân viên

BT1: Khách sạn A có 250 phòng, ngày 22/10 công suất sử dụng phòng là 90%.

Biết rằng nhân viên dọn 1 buồng mất 30 phút (0.5h)

1 Hãy tính số lượng giờ lao động, số lượng phòng một nhân viên phải dọn trong một ca làm việc?

2 Chi phí dọn phòng phải trả cho ngày 22/10 là bao nhiêu?

BT2: Khách sạn A có 150 phòng, ngày 29/10 công suất sử dụng phòng là 90%.

Biết rằng nhân viên dọn 1 buồng mất 25 phút

Trang 12

1 Hãy tính số lượng giờ lao động, số lượng phòng một nhân viên phải dọn?

2 Chi phí dọn phòng phải trả cho ngày 29/10 là bao nhiêu? Biết rằng 1h lao động = 2.5 usd

3 Tính số lượng giám sát viên, biết rằng trong ca làm việc, GSV giám sát được

50 phòng Chi phí cho 1h lao động là = 4 usd.

Dạng 4: Xây dựng bảng hỏi theo yêu cầu

(gồm 3 phần)

+ Phần mở đầu: tên phiếu, lý do, mục đích điều tra thị trường và hướng dẫn người điều hành phỏng vấn hoặc người trả lời cách trả lời mỗi câu hỏi.

+ Phần nội dung: Liệt kê các câu hỏi theo 2 dạng (câu hỏi riêng tư- nhân khẩu và câu hỏi liên quan đến chủ đề điều tra).

+ Phần kết luận: Lời cảm ơn, tạm biệt hoặc lời chúc của công ty tới đối tượng điều tra.

-

Ngày đăng: 27/11/2024, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w