1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Văn hoá giao tiếp Thái Lan (tham khảo)

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Giao Tiếp Thái Lan
Thể loại bài viết
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 811,05 KB

Nội dung

Văn hoá giao tiếp Thái Lan (tham khảo)Văn hoá giao tiếp Thái Lan (tham khảo)Văn hoá giao tiếp Thái Lan (tham khảo)Văn hoá giao tiếp Thái Lan (tham khảo)Văn hoá giao tiếp Thái Lan (tham khảoVăn hoá giao tiếp Thái Lan (tham khảo)Văn hoá giao tiếp Thái Lan (tham khảo))Văn hoá giao tiếp Thái Lan (tham khảo)Văn hoá giao tiếp Thái Lan (tham khảo)

Trang 1

Văn hóa Giao tiếp Thái Lan

Văn hóa Thái Lan là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống, tôn giáo và nghệ thuật, phản ánh sâu sắc những giá trị về lòng tôn kính, sự hòa thuận và tinh thần cộng đồng Đặc biệt trong giao tiếp, người Thái có những nét đặc trưng riêng vì đây là đất nước theo thể chế Quân chủ lập hiến và tôn giáo tín ngưỡng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Bên cạnh đó,Thái lan sắp trở thành quốc gia thứ 3 trong Châu Á thông qua hôn nhân đồng giới và đã mở ra kỉ nguyên mới, con đường mới cho cộng đồng LGBTIQ+

I Giao tiếp hằng ngày:

1 Sử dụng từ "Khun" (คุณ):

"Khun" là từ xưng hô lịch sự được đặt trước tên, tương tự như "Mr." hay “Ms.” trong tiếng Anh Đây là cách xưng hô trung tính và phổ biến, có thể sử dụng trong nhiều tình huống từ trang trọng đến giao tiếp hàng ngày

2 Xưng hô dựa trên tuổi tác và quan hệ:

Đối với người lớn tuổi hơn: Người Thái thường sử dụng từ "Pee" (พี่) trước tên, có

nghĩa là "anh/chị" , để thể hiện sự tôn trọng đối với người lớn tuổi hơn

Đối với người nhỏ tuổi hơn: Từ "Nong" (น้อง) có nghĩa là "em", được sử dụng khi nói

chuyện với người nhỏ tuổi hơn Điều này thể hiện sự thân thiện nhưng vẫn giữ sự lịch

sự trong giao tiếp

3 Trong môi trường công việc hoặc giao tiếp trang trọng:

Khi giao tiếp với người có địa vị cao hơn trong công việc, người Thái có thể thêm chức danh kèm theo từ "Khun" hoặc tên của người đó để thể hiện sự tôn kính Trong một số trường hợp đặc biệt, từ "Than" (ท่าน) cũng có thể được dùng trước tên hoặc chức danh để thể hiện mức độ kính trọng cao

Trang 2

4.Trong quan hệ với bạn bè:

4.1 Khi mới gặp bạn bè (người mới quen):

- Sử dụng từ "Khun" (คุณ): Đối với người mới gặp, kể cả bạn bè, người Thái thường

sử dụng từ "Khun" trước tên để giữ khoảng cách và thể hiện sự tôn trọng

- Giữ khoảng cách và sử dụng ngôn từ lịch sự: Khi chưa quen biết, người Thái ít khi

sử dụng tên riêng hoặc các danh xưng thân mật, tránh tạo sự gần gũi quá nhanh

4.2 Khi đã trở nên thân thiết:

- Sử dụng tên riêng hoặc từ ngữ thân mật: Khi đã thân quen, người Thái có thể

chuyển sang gọi tên riêng hoặc sử dụng các đại từ thân mật hơn để xưng hô

- Sử dụng từ "Pee" (พี่) và "Nong" (น้อง): Trong các mối quan hệ thân thiết, người Thái

thường sử dụng "Pee" (chị/anh) cho người lớn tuổi hơn và "Nong" (em) cho người nhỏ tuổi hơn, nhằm thể hiện sự gần gũi nhưng vẫn giữ được sự kính trọng Ví dụ: "Pee Somchai" cho người lớn tuổi và "Nong Supaporn" cho người nhỏ tuổi

- Gọi biệt danh: Nhiều người Thái có biệt danh (tên thân mật) và thường thích được

gọi bằng biệt danh khi đã thân quen Điều này thể hiện sự gần gũi và thoải mái trong giao tiếp

=> Người Thái xưng cấp bậc trong xưng hô, mức độ thân thiết và những tính từ riêng để biểu thị sự tôn trọng.

II Giao tiếp trong gia đình:

Trong các gia đình Thái, việc thể hiện sự tôn kính đối với cha mẹ và ông bà là điều cực kỳ quan trọng Con cái thường sử dụng ngôn ngữ lịch sự, tránh nói những từ ngữ thô tục hoặc thể hiện thái độ bất kính Các cử chỉ kính cẩn như cúi đầu chào cũng là một phần không thể thiếu Người Thái có thói quen gọi tên kèm theo danh xưng để thể hiện sự tôn trọng Ví dụ, trẻ em thường gọi "bố," "mẹ," "ông," "bà," kèm theo tên riêng hoặc danh xưng, tạo nên sự gần gũi nhưng vẫn giữ được sự tôn kính cần thiết Khi nói chuyện với người lớn tuổi, con cái thường tránh nhìn thẳng vào mắt họ, một hành động thể hiện sự tôn trọng Các cử chỉ như cúi đầu, nắm tay nhẹ nhàng cũng thường được sử dụng để thể hiện tình cảm

Trang 3

Một trong những điểm nổi bật trong giao tiếp gia đình là lòng hiếu kính đối với cha

mẹ, thể hiện qua các lễ nghi và các phong tục sâu sắc:

- Vòng hoa Phuang Malai:được xem là biểu tượng của sự tôn kính và yêu thương Vòng hoa được dâng lên cha mẹ và ông bà trong các dịp lễ hoặc ngày kỷ niệm, thể lòng biết hơn và tình yêu thương

- Nghi thức xuống tóc đi tu: Đây là một nghi lễ quan trọng, thường diễn ra khi con

trai đến tuổi trưởng thành Việc xuống tóc và đi tu không chỉ thể hiện lòng hiếu thảo mà còn được coi là cách tích lũy phước đức cho gia đình

- Ngày của mẹ: Ở Thái Lan có 2 ngày đặc biệt để tôn vinh cha mẹ Ngày của Mẹ

được tổ chức vào ngày 12/8, là ngày sinh của hoàng hậu Sirikit, vợ vuaBhumibol Adulyadej, vào ngày này người ta thường mua những vòng hoa nhài tặng mẹ, quỳ lạy mẹ và treo những bức chân dung của hoàng Sirikit

- Ngày của Cha: vào ngày 5/12, ngày sinh của vua Bhumibol Adulyadej. Theo truyền thống, người Thái ăn mừng bằng cách tặng cha hay ông nội của họ một hoa Canna (ดอก พุทธรักษา) được coi là một bông hoa nam tính Người Thái sẽ mặc màu vàng vào ngày này để tôn trọng nhà vua, bởi vì màu vàng là màu của ngày Thứ Hai, ngày vua Bhumibol Adulyadej ra đời

Ngoài ra, gia đình Thái Lan thường thắp hương và cúng lễ trước bàn thờ tổ tiên để thể hiện lòng tôn kính Việc này không chỉ dành cho cha mẹ còn sống mà cũng là để tưởng nhớ tổ tiên

Trang 4

III Giao tiếp trong Hoàng gia:

Hoàng gia là nền tảng trong văn hoá Thái Lan, những người trong hoàng gia sẽ luôn được người dân Thái Lan kính trọng, đặc biệt là nhà Vua Bất kỳ ai có những nhận xét xấu về Đức Vua hay bất kỳ ai trong hoàng tộc sẽ là một sai phạm lớn, cho dù chỉ là đùa Một trong những phong tục khác của Thái là phải đứng khi hát bài “Hoàng Ca” ở các sự kiện thể thao, phim ảnh hay các sự kiện công khai khác

Trong giao tiếp với nhà Vua: Phải thể hiện sự tôn trọng giống như cách nói chuyện

với các nhà sư

Trạng thái của người nói: trạng thái của người nói liên quan đến người nhận hoặc

người giới thiệu Đứng đầu ở cấp bậc là Vua sau đó đến hoàng gia và đến các cấp bậc khác Phải thể hiện rõ sự tôn trọng, lịch sự rõ ràng trong giao tiếp

Ngôn ngữ và cách xưng hô: Người Thái rất chú trọng đến cách xưng hô, đặc biệt

trong môi trường hoàng gia Các từ ngữ lịch sự và tôn kính được sử dụng phổ biến Ví

dụ, thay vì gọi tên trực tiếp, người ta thường dùng các danh hiệu và chức vụ để thể hiện sự tôn trọng

Thái độ và cử chỉ: Trong hoàng cung, người ta thường giữ thái độ khiêm tốn và tôn

trọng Cử chỉ như cúi đầu, chắp tay (wai) là những hình thức giao tiếp phổ biến để thể hiện sự tôn kính

IV Giao tiếp trong Chùa chiền:

Với Thái Lan, Phật giáo chính là quốc giáo vì vậy mà ngoài được biết đến là ‘’xứ sở

nụ cười thân thiện’’ hay ‘’thiên đường du lịch’’ ra thì nơi này còn được du khách gọi

là ‘’đất nước của những chiếc áo cà sa’’ Chính tên gọi này đã phần nào mô tả khái

Trang 5

quát về tôn giáo lớn mà quốc gia này đang tôn thờ Hiện nay, dân số Thái Lan có tới 95% theo đạo Phật dòng Theravada Quốc gia này có 75 tỉnh thành với con số ấn tượng trên 30.000 ngôi chùa với khoảng 350.000 thầy sư

Vì vậy, khi đi đến những ngôi đền, chùa ở Thái, chúng ta cần biết những điều sau:

Về cách ăn mặc: Nam và nữ nên mặc những trang phục kín đáo để thể hiện sự tôn

trọng nơi trang nghiêm Có một số nơi như Wat Phra Kaew thì ở đây có một quy định trang phục nghiêm ngặt Đàn ông phải mặc quần dài và áo sơ mi có tay áo Phụ nữ phải mặc váy dài hoặc quần dài để che đi đầu gối, nhưng không được phép mặc quần legging bó sát Vai phải được giữ kín và không mặc quần áo trong suốt, có thể mặc áo

có tay

Chào bằng cách “wai”: Thay vì bắt tay, người Thái thường chắp tay trước ngực và

cúi đầu, gọi là “wai” Đây là cách thể hiện sự kính trọng, đặc biệt đối với các nhà sư

Xưng hô với các nhà sư: Khi giao tiếp với nhà sư, cần dùng từ “Than” trước tên hoặc

gọi là “Phra” (đối với nhà sư cao tuổi) Tránh chạm vào người nhà sư, nhất là đối với phụ nữ, vì điều này được coi là bất kính

Giữ im lặng: Trong chùa, nên giữ giọng nói nhỏ nhẹ, hạn chế tiếng ồn để không làm

phiền không gian thiền định Thái Lan coi trọng sự tĩnh lặng trong chùa chiền, và bất

kỳ hành vi nào gây mất trật tự đều bị xem là thiếu tôn trọng

Đừng đụng chạm vào tượng phật : Không nên chạm hoặc leo lên tượng Phật vì đó

là một hành động không phù hợp, không tôn trọng nơi thờ tự linh thiêng này Nên giữ một khoảng cách tôn trọng và đừng đứng quá gần bức tượng Phật khi chụp ảnh Hoặc

có nhiều ngôi chùa, đền ở Thái Lan không được phép chụp ảnh

Không có biểu hiện của tình cảm trong đền thờ: Các công trình tôn giáo là nơi thực

hiện nghi lễ và bày tỏ lòng thành kính, do đó việc thể hiện tình cảm công khai không phù hợp trong văn hóa Thái Lan là không được phép như ôm ấp, trêu chọc hay hôn

Trang 6

nhau, dù là hôn lên má Việc nắm tay có thể được chấp nhận, nhưng tốt hơn hết là nên tránh

Nguyên góp cho chùa: Hầu như mọi ngôi đền đều có một hộp nhỏ để nhận quyên

góp Nếu bạn thích chuyến thăm của mình, quyên góp một số tiền nhỏ với một số đồng xu sẽ rất tuyệt

V Những lưu ý khi giao tiếp trong văn hóa Thái Lan:

Cách chào: Chào người Thái theo cách chắp 2 tay trước ngực, đầu hơi cúi xuống.

Cách chào cũng khác nhau phụ thuộc vào địa vị xã hội: người có địa vị càng cao thì người chào phải đề tay càng cao và thời gian vái lâu hơn

Cởi giày khi vào nhà hoặc một số nơi công cộng: Thông thường, bạn sẽ cần cởi giày

khi vào nhà hoặc các nơi linh thiêng như đền, chùa Người Thái cho rằng Thần linh cư ngụ ngay ở ngưỡng của nhà của họ, vì vậy khi bước vào nhà một người Thái bạn chú

ý tránh dẫm lên ngưỡng cửa nhà của họ

Cử chỉ giao tiếp: Trong văn hoá giao tiếp Thái, không nên chỉ tay vào người đối diện

vì chỉ tay vào người khác là thể hiện sự thiếu tôn trọng Ngoài ra, người Thái rất kị bị

sờ trên đầu, bạn cũng sẽ nhận được ánh mắt khó chịu của người Thái nếu bạn xoa đầu con họ Người Thái có tính kiềm chế trong tiếp xúc rất tốt và họ rất coi trọng điều này,

vì vậy khi nói chuyện với người Thái bạn chú ý không nên có những hành động tức giận hay bức xúc

Chủ đề không nên nhắc tới: Hoàng Cung, Patpong, Pattaya là những chủ đề cấm kỵ

trong giao tiếp với người Thái Ở Thái Lan, dân chúng rất kính trọng nhà vua, họ hiếm khi bàn chuyện về vua và hoàng tộc Còn về Patpong, đó là khu ăn chơi, trụy lạc, hay còn gọi là ‘phố đèn đỏ” Pattaya là nơi sang trọng, cao cấp, chỉ dành cho giới thượng lưu

Cách tặng quà: Theo người Thái Lan tay phải thể hiện sự cao quý, còn tay trái là sự

hèn mọn, xấu xa Vì vậy, khi tặng quà cho người khác tuyệt đối không được đưa bằng tay trái, nên đưa bằng tay phải hoặc cả hay tay

Trang 7

VI Cộng đồng LGBTIQ+ trong văn hóa Thái Lan:

1 Sự cởi mở, tôn trọng và chấp nhận đến với cộng đồng LGBTIQ+:

Khi nhắc đến Thái Lan, chúng ta không thể nào bỏ qua được một trong những nét đặc trưng cho văn hóa của họ, cho thấy sự cởi mở, thân thiện của Xứ sở Chùa Vàng đó là

sự chấp nhận và tôn trọng cộng đồng LGBTIQ+ Có thể nói, đây là quốc gia hiếm hoi

ở Châu Á nói chung, và ở Đông Nam Á nói riêng, không chỉ có sự nhìn nhận tích cực,

mà quốc gia này còn đi xa hơn trong khía cạnh tôn giáo và hòa nhập những người trong cộng đồng vào đời sống xã hội Sự tôn trọng này được thể hiện thông qua nhiều mặt khác nhau, từ ngôn ngữ, cách xưng hô, trò chuyện thân thiện đến sự hiện diện, tham gia tự do, các lễ hội cho cộng đồng, đặc biệt là thông qua các phim ảnh (Boylove còn được xem như là dành riêng cho quốc gia này)

Ngoài ra quốc gia này, đã thông qua dự luật “bình đẳng trong hôn nhân”, đã mở ra

con đường cho việc Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á, và thứ 3 trong châu Á sau Nepal, Đài Loan, cho phép được kết hôn/hôn nhân đồng giới, được xem như một bước tiến mà các quốc gia Châu Á nên noi theo về quyền tự do con người

Vậy tại sao Thái Lan lại có cái nhìn cởi mở với cộng đồng LGBTIQ+?

Thứ nhất, Chế độ mẫu quyền và sự coi trọng đối với nữ giới, “người mẹ”: Đất nước

Thái Lan có được sự tôn trọng đối với cộng đồng, và đặc biệt là người chuyển giới vì

họ đã có một truyền thống rất đẹp là tôn trọng phái nữ Bởi vì, người mẹ trong quan niệm người Thái, là một người bản lĩnh, gánh vác rất nhiều công việc trong gia đình, một người chăm non rất nhiều thứ cho không chỉ với chồng, con cái mà còn với những vai trò trong xã hội khác Chính vì thế người mẹ, người phụ nữ được xem như là người rất cao quý, thiêng liêng trong gia đình và xã hội Chính những thái độ này đã giúp họ chấp nhận toàn bộ các xu hướng tính dục khác nhau, sự đa dạng trong xu hướng và cả giới tính sinh học, đặc biệt là đối với phái nữ và những người chuyển giới nữ

Trang 8

Thứ hai, theo quan niệm Phật giáo về sự bao dung Ở Thái Lan, 95% dân số theo đạo

Phật, và những triết lý của Phật giáo về sự bao dung, lòng hướng thiện, từ bi và những giá trị cốt lõi của triết lý đã phần nào góp phần tạo nên sự cởi mở cho cộng đồng LGBTIQ+ tại quốc gia này Theo quan niệm nhà Phật, không nên có sự phân biệt, phán xét mà nên có sự đồng cảm, thấu hiểu và hỗ trợ những người trong cộng đồng,

có cái nhìn khoan dung và tôn trọng lẫn nhau

Thứ ba, ảnh hưởng từ thế giới: Thái Lan là quốc gia chịu ảnh hưởng tương đối khá

nhiều từ các quốc gia phương Tây, các phong trào, ủng hộ dành cho cộng đồng như Pride Month, #MeToo, đã tạo điều kiện, khuyến khích không chỉ với xã hội mà còn

là đến cả những người đứng đầu, chính phủ và hoàng gia Thái Lan, chính những điều

đó cho sự phát triển, cởi mở hơn với cộng đồng LGBTIQ+

Thứ tư, những tác động đến từ kinh tế: truyền thông và du lịch của đất nước này Có

thể thấy, Thái Lan là một quốc gia có nền kinh tế lớn trên Đông Nam Á, họ có được những cơ hội tiếp xúc đa văn hóa, đã có những sự phát triển bước đầu tương đối hơn những nước còn lại trong khu vực chính vì thế đã tạo cơ hội cho các hoạt động kinh

tế, đặc biệt là truyền thông và du lịch phát triển mạnh mẽ

2 Những danh xưng người Thái gọi nhau trong cộng đồng LGBTQ+:

Ở Thái Lan, người ta đã tạo ra rất nhiều thuật ngữ để chỉ những người trong cộng đồng LGBTIQ+, và những thuật ngữ này ảnh hưởng, tạo hiệu ứng để cả những nước láng giềng như Việt Nam, Campuchia,

Với người chuyển giới nữ, họ thường gọi nhau là Kathoey “กะเทย” (ở Việt Nam còn

gọi là “Cà thơi”) Từ này, được sử dụng phổ biến đến mức không chỉ ở Thái Lan sử dụng để gọi mà còn đến cả Việt Nam, mọi người thường gọi nhau để tạo ra niềm vui,

sự thân thiện và đôi khi còn được dùng để gọi, giỡn đùa với nhau mà không tạo nên sự

kì thị Ngoài ra, còn có thể dùng từ “ladyboy”, với những người chuyển giới nam, người ta cũng dùng từ Biden, tuy nhiên ít sử dụng hơn mà thay vào đó là từ Kathoey

Trang 9

Với người đồng tính nữ, học thường gọi chung là “Les” (được lấy trong tiếng anh

“Lesbian”, ở Việt Nam gọi là “Lét”) Ngoài ra họ cũng chia ra với hai từ là Dee (“ดี”)

và Tom (“ทอม”) Trong đó, Dee “ám chỉ” những người đồng tính nữ nữ tính (là những người đồng tính nữ thường có phong cách “giống” người phụ nữ truyền thống, mang nét “nữ tính” hơn so với Tom – và được xem là “vai trò người vợ” trong mối quan hệ với Tom) Còn Tom , được lấy từ “Tomboy” trong tiếng anh thường được xem là người đồng tính nữ nam tính (là những người đồng tính nữ nhưng có phong cách

“nam tính” – họ thường được xem là “vai trò người chồng” trong mối quan hệ với Dee) Giống với Việt Nam, chúng ta vẫn hay thường gọi các “vai trò” trong một mối quan hệ của người đồng tính là “Top hoặc Bottom” Tuy nhiên, đây chỉ là chúng ta tự

ám chỉ đến “vai trò” của họ, dùng để “tự ta phân biệt” Nhưng cần nhớ rằng họ sẽ tự chọn “vai trò” bản thân mong muốn, tự họ quyết, chúng ta không nên xen vào, châm chọc hoặc phán xét họ, kể cả “vai trò” lẫn hình thức thể hiện (bản dạng giới), không chỉ với văn hóa Việt Nam mà còn tại Thái Lan

Với người đồng tính nam, họ gọi nhau chung là “Gay”, người Thái giữ nguyên trong

tiếng anh và sử dụng nó gọi thông thường, không có hàm ý xúc phạm hay kì thị

Trang 10

3 Hoạt động, lễ hội, sự kiện nổi bật của cộng đồng:

Lễ hội Bangkok Pride đánh dấu lễ kỷ niệm tháng Pride hoành tráng tại khu vực Siam và Đường Rama 1 nhộn nhịp của Bangkok

Cuộc diễu hành Bangkok Pride được tổ chức bởi Bangkok Pride và Cơ quan quản lý

đô thị Bangkok phối hợp với nhiều khu vực công và tư nhân Siam Paragon, Siam Center và Siam Discovery sẽ cùng đồng tổ chức nhiều hoạt động trong suốt tháng 6 năm 2024 Lễ hội Bangkok Pride bắt đầu vào ngày 31 tháng 5 năm 2024 tại Parc Paragon, Siam Paragon, sau đó là Cuộc diễu hành Bangkok Pride hoành tráng vào ngày 1 tháng 6 năm 2024 Sự kiện này đã mang đến cùng cộng đồng LGBTQIAN+ và những người ủng hộ sự đa dạng, lấp đầy Đường Rama I

Điều đáng chú ý là Thủ tướng Thái lan Srettha Thavisin đã tham gia lễ khai mạc và duyệt binh Đánh dấu cột mốc lần đầu tiên một Thủ tướng tham gia Cuộc diễn hành

Tự nào ở Bangkok Đây được xem như một côt mốc khi còn có sự tham gia đến từ Các Bộ trưởng, Các quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước Thái Lan Sự kiện này

đã củng cố vị thế của Thái Lan như một điểm đến du lịch hàng đầu, đặc biệt là đối với cộng đồng LGBTQ+, đồng thời thúc đẩy các ngành công nghiệp chính như du lịch và kinh tế

Ngày đăng: 26/11/2024, 15:24