TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH BÁO CÁO VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀ KẾ HOẠCH TIẾP ĐÓN ĐOÀN ĐỐI TÁC THAM QUAN Nhó
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
BÁO CÁO VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA TRUNG QUỐC
VÀ KẾ HOẠCH TIẾP ĐÓN ĐOÀN ĐỐI TÁC THAM QUAN
Nhóm thực hiện: Maybee-lớp 48K01.4 Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Ngọc Ly
Trang 2Đà Nẵng, Ngày tháng năm 2023
MỤC LỤC
I Giới thiệu về văn hóa giao tiếp ở Trung Quốc 1
1 Chủ nghĩa cá nhân 1
2 Định hướng thời gian 1
3 Khoảng cách quyền lực 1
4 Tránh xa những điều không chắc chắn 1
5 Nghi thức 1
6 Chủ nghĩa vật chất 2
7 Độ nhạy cảm bối cảnh 2
II Điểm giống và khác nhau trong văn hóa giao tiếp giữa Trung Quốc và Việt Nam 2
1 Chủ nghĩa nghĩa cá nhân 2
2 Định hướng thời gian 2
3 Khoảng cách quyền lực 3
4 Tránh xa những điều không chắc chắn 3
5 Nghi thức 3
6 Chủ nghĩa vật chất 3
7 Độ nhạy cảm bối cảnh 3
III Kế hoạch tiếp đón đoàn khách tham quan Trung Quốc 4
Trước 2 ngày Đoàn đại biểu tới: 4
Timeline 4
IV Dự trù kinh phí 10
V Tài liệu tham khảo 11
VI Notion 11
Trang 4NỘI DUNG
I Giới thiệu về văn hóa giao tiếp ở Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời và phong phú, với những đặc trưng riêng trong giao tiếp Điều này được thể hiện rõ qua 7 giá trị văn hóa trong giao tiếp của Trung Quốc bao gồm:
1 Chủ nghĩa cá nhân :
Người Trung Quốc thường đặt lợi ích của nhóm lên trên lợi ích cá nhân Họ coi trọng sự đoàn kết và tương tác xã hội trong việc đạt được mục tiêu chung và phát triển bền vững Điều này thể hiện qua sự quan tâm đến sự phồn thịnh của gia đình, cộng đồng và quốc gia Họ có ý thức về sự cần thiết của việc làm việc nhóm và sẵn lòng đóng góp cho sự phát triển của tập thể
2 Định hướng thời gian:
Trung Quốc coi thời gian là một tài nguyên quý giá, đặt nặng công việc và hiệu suất làm việc Họ có xu hướng đánh giá cao tính đúng giờ, tuân thủ thời gian, coi trọng việc hoàn thành công việc theo đúng thời hạn, các cuộc họp, sự kiện, cuộc hẹn đều phải đúng giờ Tuy nhiên, trong một số tình huống, người Trung Quốc cũng có thể linh hoạt và chấp nhận vấn đề trễ chậm Điều này có thể áp dụng đặc biệt trong môi trường xã hội và giao tiếp không chính thức
3 Khoảng cách quyền lực:
Trung Quốc là một hệ thống xã hội có sự chênh lệch rõ rệt về quyền lực và địa vị
xã hội Người Trung Quốc thường tôn trọng và tuân thủ các quy tắc xã hội liên quan đến quyền lực và địa vị xã hội, có một khoảng cách quyền lực đáng kể giữa người có quyền lực và người dưới quyền Người Trung Quốc có xu hướng coi sự phân cấp quyền lực như một điều hiển nhiên, người dưới quyền thường tuân thủ
và kính trọng người có quyền lực, sẵn sàng chấp nhận sự phân công, theo sát chỉ dẫn của lãnh đạo và ít khi thắc mắc về những mệnh lệnh đó
4 Tránh xa những điều không chắc chắn:
Trung Quốc ưu tiên sự ổn định và chắc chắn Sự ổn định được coi là một yếu tố quan trọng để duy trì trật tự và sự phát triển bền vững Người Trung Quốc thường
có xu hướng lập kế hoạch một cách cẩn thận, tìm cách dự đoán và tránh những tình huống không rõ ràng hay không kiểm soát được Điều này thể hiện trong việc quản lý tài chính, việc lập kế hoạch cho tương lai và sự cẩn trọng trong các quyết định quan trọng
5 Nghi thức:
Trung Quốc có một truyền thống lâu đời về nghi thức và tôn trọng các quy tắc xã hội Họ thường tuân thủ các quy tắc nghi thức, đề cao sự trang trọng và đúng mực trong giao tiếp Họ thường sử dụng các từ ngữ lịch sự thể hiện sự tôn trọng với đối phương, đặc biệt là sự kính trọng với người già và những người có vị trí cao hơn Trung Quốc có truyền thống rõ ràng về trật tự và thứ tự trong các hoạt động xã hội:
Trang 5các buổi họp, người Trung Quốc thường xếp hàng theo thứ tự tuổi tác và vị trí xã hội Họ đợi cho những người có vị trí cao hơn nói trước và tuân thủ quy tắc này để thể hiện sự tôn trọng và sự trang trọng
6 Chủ nghĩa vật chất:
Trung Quốc văn hóa đề cao chủ nghĩa vật chất, nhấn mạnh tầm quan trọng của tiền bạc và các mục tiêu vật chất Họ đánh giá cao thành công về mặt vật chất như tiền bạc, tài sản và địa vị xã hội Người Trung Quốc thường đặt nặng vào việc thể hiện thành tựu và thành công về mặt vật chất
7 Độ nhạy cảm bối cảnh:
Trung Quốc có truyền thống văn hóa độ nhạy cảm với bối cảnh và ngữ cảnh xã hội Trong giao tiếp, người Trung Quốc thường đặt nặng vào việc hiểu và đáp ứng đúng với bối cảnh xã hội và ngữ cảnh giao tiếp Họ đặc biệt coi trọng việc tôn trọng tuổi tác, vị trí xã hội và quyền lực Họ thường chú trọng đến quan hệ xã hội và giữ sự cân nhắc trong việc diễn đạt ý kiến để tránh làm tổn thương hoặc xúc phạm thành viên trong nhóm hay gia đình Người Trung Quốc thường có khoảng cách cá nhân lớn hơn so với một số quốc gia phương Tây, họ giữ khoảng cách lịch sự ít nhất là 1m khi giao tiếp
II Điểm giống và khác nhau trong văn hóa giao tiếp giữa Trung Quốc và Việt Nam
Sau khi tìm hiểu 7 giá trị trong văn hóa giao tiếp của Trung Quốc, mỗi giá trị đều cho thấy từng đặc trưng của quốc gia này, tạo cơ sở xác định được nên hoặc tránh điều gì khi giao tiếp và làm việc với người Trung Quốc Là hai nước láng giềng thuộc châu Á, khi nói về Việt Nam và Trung Quốc, ít nhiều người sẽ cho rằng các giá trị văn hóa đều giống nhau Tuy nhiên, giữa hai quốc gia vẫn có nhiều điểm khác biệt trong văn hóa, đặc biệt là trong văn hóa giao tiếp
1 Chủ nghĩa nghĩa cá nhân:
Chủ nghĩa cá nhân Trung Quốc thường không mạnh mẽ như ở Việt Nam Nếu người Việt thường đặt sự tự do cá nhân và quyền lợi riêng lên hàng đầu, đánh giá cao sự độc lập, tự chủ thì người Trung Quốc lại không đặt chủ nghĩa cá nhân lên quá cao, điều đó sẽ khiến cuộc giao tiếp diễn ra không hiệu quả
2 Định hướng thời gian:
Ở Việt Nam, thời gian thường linh hoạt hơn, “đúng giờ” không phải là điều bất cứ ai cũng chú trọng, việc tuân thủ thời gian vẫn chưa được xem như một đặc điểm của người Việt, nhất là trong bối cảnh làm việc văn phòng Thói quen muộn giờ ở Việt Nam là tình trạng khá phổ biến Trái ngược với Việt Nam, trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày, người Trung Quốc có xu hướng coi trọng tính đúng giờ và tuân thủ lịch trình Trong các hoạt đô{ng chính thức (đi học, đi làm, mời khách dùng bữa, tổ chức cuộc họp công ty hoặc gặp gỡ người mới quen) người Trung Quốc thường
Trang 6đến đúng giờ hoặc đến sớm hơn Tuy nhiên, trong một vài trường hợp người Trung Quốc cũng giống Việt Nam, có thể linh động thời gian và đi trễ một chút nếu không ảnh hưởng đến công việc
3 Khoảng cách quyền lực:
Tại Trung Quốc, có một khoảng cách quyền lực đáng kể giữa người có quyền lực
và người dưới quyền Người Trung Quốc thường gọi người có quyền lực bằng chức
vị hoặc thêm chức danh vào trước tên của họ như “Giám đốc Châu”, “đội trưởng Dương”, hoặc họ có thể được gọi là “tiên sinh”; nhân viên thường được thêm chữ “ tiểu” (nhỏ) vào trước tên hoặc họ như “tiểu Lý”, Ở Việt Nam, khoảng cách quyền lực thường ít rõ ràng hơn và người dưới quyền thường được thể hiện ý kiến và góp
ý một cách tự do hơn Các doanh nghiệp Việt Nam có môi trường làm việc gần gũi, tạo điều kiện để mối quan hệ giữa sếp và nhân viên trở nên thân thiện hơn giúp giảm bớt khoảng cách quyền lực, khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến và đề xuất
về cách cải thiện công việc hoặc các quyết định kinh doanh Nhà quản trị không chỉ nên lắng nghe mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với ý kiến của nhân viên
4 Tránh xa những điều không chắc chắn:
Người Trung Quốc thường có xu hướng tránh xa những tình huống không chắc chắn và tìm kiếm sự ổn định và an toàn Còn ở Việt Nam, người Việt thường linh hoạt và thích ứng với những tình huống không chắc chắn hơn Họ thường có khả năng đối mặt với sự thay đổi và tìm kiếm cơ hội trong những tình huống không chắc chắn Vậy nên khi giao tiếp với người Trung Quốc, tránh những tình huống mơ hồ, chưa có sự rõ rang Điều đó có thể làm cho họ cảm thấy khó chịu và lo lắng
5 Nghi thức:
Các nghi lễ và quy tắc xã hội của người Trung Quốc thường được tuân thủ chặt chẽ Văn hóa Việt Nam cũng có sự tôn trọng đối với các nghi thức, nhưng người Việt thường có cách tiếp cận nghi thức linh hoạt hơn và thường không tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc xã hội, tập trung vào ý nghĩa của nghi lễ hơn là các quy tắc
cụ thể
6 Chủ nghĩa vật chất:
Tại Trung Quốc, chủ nghĩa vật chất có sự ảnh hưởng mạnh mẽ Người Trung Quốc thường đánh giá cao thành công về mặt vật chất như tiền bạc, tài sản và địa vị xã hội Cả hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc đều thể hiện xu hướng đánh giá thành công dựa trên sự phát triển trong sự nghiệp, tài chính, xã hội: công việc có mức thu nhập cao, đạt được các vị trí quan trọng trong công ty hoặc chính phủ, sở hữu nhà đất, những món đồ đắt đỏ, chuyến du lịch sang trọng,…Người Việt Nam cũng có sự đánh giá cao đối với chủ nghĩa vật chất, nhưng cũng coi trọng các giá trị phi vật chất: lòng tự trọng, lòng tin và tình yêu thương, Người Việt Nam cũng coi trọng giá trị gia đình, mối quan hệ xã hội, tôn giáo và sự hài lòng trong cuộc sống Nếu một người không sỡ hữu những món đồ giá trị nhưng họ có một tấm lòng nhân ái bao dung thì vẫn được xã hội công nhận và đề cao
7 Độ nhạy cảm bối cảnh:
Trang 7Người Trung Quốc coi trọng việc duy trì uy tín và hình ảnh công cộng Khác với Trung Quốc, người Việt thường có độ nhạy cảm bối cảnh thấp hơn và có xu hướng linh hoạt hơn trong việc đối phó với tình huống và quan hệ xã hội Cùng một vấn đề xảy ra, nếu nó ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh của một người thì thường vấn đề ấy
sẽ nghiêm trọng hơn khi ở Trung Quốc
III Kế hoạch tiếp đón đoàn khách tham quan Trung Quốc’
Trước 2 ngày Đoàn đại biểu tới:
trình lên cho BGĐ duyệt qua lần cuối
sang Việt Nam
đồng hồ” gần giống với từ “nghi thức tang lễ”)
trong bản kế hoạch, các địa điểm đã đặt từ trước (nhà hàng, khách sạn), rà soát lại tình hình trang trại cá và nhà máy chế biến của công ty
tầng có số 4, người Trung Quốc thường né tránh số 4( vì trong tiếng Trung
số 4 phát âm gần giống với từ “tử”)
Timeline
NGÀY THỨ 1 THAM QUAN TRANG TRẠI CÁ BUỔI SÁNG Thời
gian
Địa
điểm
6:45
-7:15
Sân bay
Tân
Sơn
Nhất
(BGĐ), thành viên tổ kế hoạch dự án, Phiên dịch viên
- Đến sớm hơn 30’ so với timeline đề phòng máy bay hạ cánh sớm
- Hậu cần chuẩn bị 4 xe
7 chỗ, sắp xếp chỗ ngồi cho đoàn mỗi xe có thêm một nhân viên tổ kế
Trang 8* Khi tiếp đón chỉ nên bắt tay, tránh cử chỉ thân mật
7:30
-8:30
Nhà
hàng
viên tổ kế hoạch tiếp đón, Phiên dịch viên
Thành viên tổ kế hoạch tiếp đón gọi báo nhà hàng
8:45
-9h45
Trụ sở
công ty
tại Hồ
Chí
Minh
Chào mừng,
gặp gỡ ban
giám đốc
(các lãnh
đạo)
Tham quan &
chụp ảnh lưu
niệm
BGĐ (lãnh đạo) công ty, Trưởng bộ phận kinh doanh, Phiên dịch viên
- Giới thiệu khái quát quy
mô công ty
- Giới thiệu cơ cấu sản phẩm, đối tác liên kết của công ty
Gần kết thúc, thành viên
tổ kế hoạch gọi báo khách sạn
sạn
Check-in
khách sạn
Phiên dịch viên
BUỔI TRƯA
10:30
-11:45
Nhà
hàng tại
khách
sạn
viên tổ kế hoạch tiếp đón, Phiên dịch viên
Lưu ý: Văn hóa trên bàn
ăn của Trung Quốc: Nếu có dùng trà, không
để vòi ấm trà chĩa vào người khác, khi nói chuyện không dùng đũa hay tay chỉ thẳng vào đối phương, tặng một món quà lưu niệm nhỏ khi kết thúc bữa ăn tạo thiện cảm
sạn
tiếp đón, Phiên dịch viên
Người phụ trách có thể nghỉ ngơi tại khách sạn (phòng công ty đã đặt)
để hỗ trợ đoàn khi cần, tới sớm 15’ đợi đoàn khách tại sảnh khách
Trang 9sạn, nhắc đoàn khách về lịch trình buổi chiều
BUỔI CHIỀU
13:45
-14:30
Sảnh
khách
sạn
Tập trung, di
chuyển đến
trang trại
Phiên dịch viên, Nhân viên hỗ trợ, Thành viên
tổ kế hoạch tiếp đón
Nắm số lượng đại biểu tham gia
14:30
-14:45
Trang
trại cá
Chào đón,
chụp hình
lưu niệm
BGĐ (lãnh đạo) trụ sở chính, Người quản lí/
điều hành trang trại, Thành viên tổ kế hoạch tiếp đón, Nhân viên hỗ trợ chụp hình, Phiên dịch viên
Kiểm tra số lượng thành viên trong nhóm theo cùng đoàn và BGĐ (lãnh đạo) đến trang trại
14:45
-16:45
Trang
trại cá
Tham quan
trang trại:
Làm thủ tục
khử trùng,
khu vực
BGĐ (lãnh đạo) trụ sở chính, Người quản lí/
điều hành trang trại, Thành viên tổ kế hoạch tiếp đón, Nhân viên hỗ trợ và chụp hình, Phiên dịch viên
Nhân viên chụp hình theo dõi tác nghiệp Giới thiệu sơ đồ tổng quan trang trại, khu vực của từng loại cá, quy trình hoạt động từng khu vực
17:00
-17:30
Di chuyển về
lại khách sạn
Phiên dịch viên, Thành viên tổ kế hoạch tiếp đón
Giao tiếp, hỏi thăm đoàn vài câu (có mệt không, )
và nhắc về lịch trình buổi tối
BUỔI TỐI
18:00
-18:20
Sảnh
khách
sạn
Di chuyển
hàng Việt
-Trung
Phiên dịch viên, Thành viên tổ kế hoạch tiếp đón, Nhân viên hỗ trợ
Nắm số lượng đại biểu trước khi di chuyển Gọi báo nhà hàng
18:30
-20:30
Nhà
hàng
Việt
-Trung
chính, Thành viên tổ kế hoạch tiếp đón, Nhân viên hỗ trợ, Phiên dịch viên
Hỏi cảm nhận của đoàn
về chuyến tham quan Tránh đề cập sâu về vấn
đề hợp tác làm ăn( Chú ý các chuẩn mực trên bàn
Trang 10ăn) Giới thiệu thêm những món ăn Việt trên bàn ăn
lại khách sạn
nghỉ ngơi
Thành viên tổ kế hoạch tiếp đón, Nhân viên hỗ trợ, Phiên dịch viên
Đoàn sinh hoạt tự do và
có thể yêu cầu thành viên tổ kế hoạch tiếp đón
hỗ trợ
Nhắc đoàn khách về thời gian bắt đầu vào sáng mai
TIMELINE NGÀY THỨ 2 THAM QUAN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN BUỔI SÁNG
Thời
gian
Địa
điểm
7:00
-8:30
Nhà
hàng
tại
khách
sạn
Ăn buffet sáng
Di chuyển tới nhà
máy chế biến
Đại diện BGĐ (lãnh đạo) trụ sở chính, Thành viên tổ kế hoạch tiếp đón, Nhân viên hỗ trợ, Phiên dịch viên
Gọi điện báo nhà máy chế biến đoàn sắp đến
BGĐ (lãnh đạo), thành viên (2-3 người) tổ kế hoạch tiếp đón đến nhà máy chế biến trước sẵn sàng đón đoàn đại biểu
Nắm số lượng đại biểu và thành viên công ty trước khi khởi hành
8:45
-9:00
Nhà
máy
chế
biến
Chào đón đoàn đại
biểu, chụp hình lưu
niệm
Thực hiện thủ tục
khử trùng, mặc trang
BGĐ (lãnh đạo) trụ
sở chính, Người quản lí/ điều hành nhà máy, Thành viên
tổ kế hoạch tiếp đón,
Ban hậu cần chuẩn bị trang phục chuyên dụng
Trang 11phục chuyên dụng di
chuyển vào nhà máy
Nhân viên hỗ trợ và chụp hình, Phiên dịch viên
9:00
-11:30
Nhà
máy
chế
biến
Tham quan từng khu
vực: Khu nhận
nguyên liệu, Khu vệ
sinh, sơ chế, khử
trùng, Khu sản xuất
từng loại sản phẩm
riêng biệt, Khu đóng
gói, Vô trùng, Bảo
quản thành phẩm,
Khu vực xử lí chất
thải
BGĐ (lãnh đạo) trụ
sở chính, người quản lí/ điều hành nhà máy, thành viên
tổ kế hoạch tiếp đón, Nhân viên hỗ trợ và chụp hình, phiên dịch viên, người quản lí từng khu vực theo quy trình
- Giới thiệu quy mô nhà máy chế biến, quy trình thực hiện từng khu, vài sản phẩm tiêu biểu
- Đoàn trải nghiệm thử sản phẩm (15 -
20 phút/ khu vực)
BUỔI TRƯA & BUỔI CHIỀU
12:00
-13:30
Nhà
hàng
sở chính, gười quản lí/ điều hành nhà máy, thành viên tổ
kế hoạch tiếp đón, phiên dịch viên
Hỏi thăm cảm nhận của đoàn đại biểu về chuyến tham quan Nhắc về buổi tiệc tối (thời gian & trang phục)
13:45
-17:00
Nghỉ trưa tại khách
sạn
Đoàn đại biểu hoạt
động tự do
Thành viên tổ kế hoạch tiếp đón, Phiên dịch viên
Chủ động đề nghị hỗ trợ đoàn đại biểu nếu
họ có nhu cầu tham quan Việt Nam (tìm hiểu văn hoá, những địa điểm nổi tiếng, )
BUỔI TỐI : TIỆC RƯỢU ĐÀM PHÁN HỢP TÁC
18:00
-21:00
Nhà
hàng
Hội nghị giới thiệu
sản phẩm & đàm
phán hợp tác: Trình
chiếu đoạn video clip
bao quát về quá trình
phát triển của công ty
(sứ mệnh, mục tiêu
và đường lối) và
BGĐ (lãnh đạo) trụ
sở chính, thư kí, Người quản lí/ điều hành nhà máy, trang trại cá, Trưởng bộ phận kinh doanh, tài chính, kỹ thuật, Thành viên tổ kế
- Check lại nội dung liên quan
- Bày tỏ sự chân thành khi được tiếp đón và mong muốn hợp tác
* Lưu ý:
Không đề cập tới vấn