1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những vấn đề pháp lý hướng tới hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (Phần 2)

256 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Pháp Lý Hướng Tới Hoàn Thiện Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Hiện Nay (Phần 2)
Tác giả Pham Phuong Quynh, Bùi Mai Linh, Tran Thị Lệ Mỹ
Trường học Trường Đại Học
Thể loại bài viết
Định dạng
Số trang 256
Dung lượng 51,86 MB

Nội dung

Mối quan hệ giữa bảo hộ sáng chế doi với vaccine và sức khoẻ cộng dongMỗi quan hệ giữa bảo hộ sáng chế đối với vaccine và sức khoẻ cộng đồng từtrước đến nay vẫn luôn là đề tài gây tranh

Trang 1

diễn biến của hoạt động lắn biển, tính toán kỹ lưỡng đến sự thành công về kinh tế, xã hội, bảo

Những đề xuất đối với nhóm giải pháp nêu trên đều là những giải pháp hữu hiệu,

có tính khả thi, tính ứng dụng thực tiễn cao trong triển khai thực thi các quy định phápluật về hoạt động lan biển

Hoạt động lan biển đã và đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở ViệtNam và thực hiện các dự án lắn biển là hoạt động không mới cả trên phương diện pháp

lý và thực tiễn Tuy nhiên, do chưa có những quy định pháp lý cụ thé điều chỉnh quản lyhoạt động này nên trong những năm qua, hoạt động lẫn biển chưa mang lại hiệu quả nhưmong đợi, thậm chí gây tác động không nhỏ đến hệ sinh thái, làm ô nhiễm môi trườngbiển và sinh kế của người dân Việt Nam là một trong những quốc gia có thế mạnh tolớn về biển, việc thực hiện các dự án lan biển đang phát sinh tại nhiều địa phương trên

cả nước ảnh hưởng nhất định đến môi trường sinh thái, quy hoạch hạ tầng, sinh kế củangười dân, cả trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng Hiểu được điều này,nhóm tác giả đã nghiên cứu và tông hợp nhóm giải pháp nhằm kiến nghị xây dựng quyđịnh pháp luật hoàn thiện khung pháp lý về thực hiện lắn biển ở Việt Nam

Với đề tài: “Xáy dựng khung pháp lý về hoạt động lan biển ở Việt Nam” bài viết

đã tập trung đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng khung pháp lý về hoạt động lẫn biểntại Việt Nam Đầu tiên, nhóm đưa ra các khái niệm về hoạt động lắn biển; ý nghĩa củaviệc xây dựng khung pháp lý về hoạt động lan biển và phân tích sự cần thiết xây dựngkhung pháp lý về hoạt động lắn biển ở Việt Nam làm cơ sở lý luận cho bài nghiên cứu.Tiếp theo, nhóm đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về xây dựng khung pháp

ly vé hoat động lan biển ở Việt Nam và thực tiễn triển khai các quy định này, nghiêncứu kinh nghiệm quốc tế và từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng khung pháp lý về hoạtđộng lan biển tại Việt Nam Với dé tài này, nhóm nghiên cứu mong răng sẽ góp phanxây dựng pháp luật quy định về hoạt động lan biển, bên cạnh đó đưa ra các giải pháp

bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả triển khai trong thực tiễn./

262

Trang 2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Đất đai 2013

2 Luật Đầu tư 2020

3 Luật Tài nguyên, môi trường biên và hải đảo 2015

4 Anh Khôi, “Dự thảo Nghị định về lấn biển: Vẫn còn quy định chồng chéo”,trên diễn đàn doanh nghiệp ngày 17/07/2021

5 Anh Tân — Hoàng Minh, “Dé nghị chỉ cho lấn biển từ đường mực nước triéucao trung bình nhiều năm ra phía biển”, trang Kientrucsunet ngày 28/11/2020

6 Anh Tân — Hoàng Minh, “Dé nghị xây dựng Nghị định của Chính phú về lanbiển ”, trên báo Môi trường và Đô thị ngày 27/11/2020

7 Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Đánh giá tác động một số nộidung đề nghị xây dựng Nghị định về lan biển, 2021, tr.7

8 Báo điện tử bộ Tài Nguyên và môi trường, “Cáp thiết xây dựng quy định quản

lý hoạt động lan biển”, ngày 20/8/2021

9 Báo điện tử Diễn dàn doanh nghiệp, “Cấp bách xdy dựng Nghị định về lanbiển”, ngày 3/3/2021

10 BL, “Quy định các khu vực không được lấn biển nhằm đảm bảo môi trườngsinh thai”, Công thông tin điện tử UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 25/8/2021

263

Trang 3

CAN BANG BẢO HỘ SANG CHE DOI VỚI VACCINE VA VAN DESUC KHOE CONG DONG TRONG BOI CANH DAI DICH COVID-19GOC NHÌN TU PHAP LUAT VIET NAM VA PHAP LUAT QUOC TE

Pham Phuong Quynh — MSSV 442829

Bùi Mai Linh — MSSV 442839Tran Thị Lệ Mỹ — MSSV 442840Tóm tắt: Nhìn nhận dưới góc độ quyên con người, môi quan hệ giữa quyên sở hữutrí tuệ (SHTT) và quyên tiếp cận được phẩm luôn hàm chứa những lợi ích đối lập nhau.Việc cân bằng quyên của chủ sở hữu sáng chế dược phẩm và quyền tiếp cận thuốc củangười dân để bảo vệ sức khoẻ luôn là một câu hỏi lớn đối với mọi quốc gia, đặc biệt làtrong bồi cảnh đại dich Covid-19 hiện nay Bài viết làm rõ một số van dé pháp ly về cânbằng bảo hộ sáng chế đối với vaccine và sức khoẻ cộng đông; đưa ra cái nhìn tong thé

về cuộc tranh luận giữa nâng cao bảo hộ sáng chế đối với vaccine hay miễn trừ nghĩa

vụ bảo hộ sang chế nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng dong; dong thoi kién nghi mot số giảipháp nhằm bảo đảm quyền SHTT nhưng van tôn trọng quyên tiếp cận dược phẩm củacon người.

Từ khoá: quyên sở hữu trí tuệ, sáng chế, bằng độc quyên sáng chế đối vớivaccine, sức khoẻ cộng đồng.

1 Khái quát về mối quan hệ giữa bảo hộ sáng chế vaccine và vấn đề sứckhoẻ cộng đồng

1.1 Van đề bảo hộ sáng chế doi với vaccine

Sáng chế là sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ con người, có vai trò vôcùng quan trọng đối với sự phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội của mỗi quốcgia Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế cũng là một chế định không thể thiếutrong pháp luật về sở hữu trí tuệ Theo đó, vấn đề về sang chế va bao hộ sang ché duocquy định rất chi tiết, cụ thé ở pháp luật các quốc gia và trong cả các điều ước, thoảthuận quốc tế Nhìn chung, định nghĩa về sáng chế ở các văn bản pháp luật đều có mộtđiểm tương đồng đó là đều đề cập đến tính mới và khả năng ứng dụng của sáng chế.Những khái niệm trên đều chú trọng đến việc định hướng sáng chế mang sự tiễn bộ,mang tính phát triển, tính mới và có thé ứng dụng cao vào đời sống, mang lại lợi íchcho cộng đồng, xã hội Tóm lại, có thể thây bản chất của sáng chế là giải pháp kỹ thuậtdưới dang sản phẩm hoặc quy trình, sáng chế ra đời nhằm giải quyết những van dénhất định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên

Tính đến hiện tại, vẫn chưa có bat kỳ quy định cụ thé nào về khái niệm sáng chếliên quan dén vaccine trong các văn bản pháp luật hay các tài liệu nghiên cứu khác ở

264

Trang 4

cả phạm vi trong nước và quốc tế Việc xác định khái niệm này cần được xem xét dựatrên các quy định pháp luật SHTT và các quy định liên quan đến chuyên ngành dược.

Từ những định nghĩa sáng chế và định nghĩa vaccine, ! có thể định nghĩa về sáng chếvaccine như sau: Sáng chế vaccine là giải pháp kỹ thuật có thé tốn tại dưới dang sảnphẩm hoặc có thể là giải pháp kỹ thuật dưới dạng quy trìnhnhằm mục đích phòngbệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cho con người.Với đặc thù là một chế phẩm sinh học nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh,chân đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cho con người, sáng chế liên quanđến vaccine có những đặc điểm riêng biệt, khác với những sáng chế thông thường nhưsáng chế kỹ thuật, khoa học công nghệ khác như sau:

Thứ nhất, sang ché vaccine lién quan đến một đối tượng đặc biệt, là tính mạng,sức khỏe con người Với vai trò quan trọng trong đảm bảo sức khỏe và tính mạng củacon người, sự ra đời của những loại vaccine đối với mỗi loại bệnh cụ thê đã đem lại rấtnhiều cơ hội phục hồi sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho cộng đồng

Thứ hai, sáng chế liên quan đến vaccine thường có tuổi thọ tôn tại khá dai so vớinhững sảng chế thuộc lĩnh vực khác Đối với sáng chế vaccine, có rất nhiều hoạt chất,chủng loại vaccine được bảo hộ, ra đời từ rất lâu song dén nay van được sử dụng mộtcách rộng rãi trên toàn thé giới bởi hàng ngàn thế hệ con người Dién hình có thé kếđến đến chủng loại vaccine uốn ván, được phát triển vào năm 1924, chính thức có mặttại Hoa Kỳ vào nam 1940, một loại vaccine vô hoạt được sử dụng dé ngăn ngừa bệnhuốn ván Ngày nay, dù đã gần một thế kỷ trôi qua, loại vaccine này vẫn được sử dụngrộng rãi hầu như trên toàn thế giới, hiệu quả của loại vaccine này vẫn luôn được đề

cao, với tính an toàn được ghi nhận rộng rãi.?

Thứ ba, chỉ phí nghiên cứu và phát triển sáng chế vaccine thường rất lớn Thôngthường, dé điều chế ra thành phẩm vaccine có thé được đưa vào sử dụng rộng rãi, cácnhà nghiên cứu phải trải qua rất nhiều bước như tạo kháng nguyên, giải phóng phânlập kháng nguyên, thanh lọc, bổ sung các thành phần khác Với từng giai đoạnnghiên cứu và phát triển, chi phí để thực hiện là không hề nhỏ, bởi đặc thù chế phẩmthường bao gồm những hoạt chất, với điều kiện kỹ thuật đảm bảo rất khắt khe khi thựchiện, đồng thời yêu cầu hàng trăm nghìn thử nghiệm trước khi được đưa vào sử dụngrong rãi.

Với những đặc trưng trên, bảo hộ sáng chế đối với vaccine là cần thiết Mỗi sáng

! Khoản 1, 2 Điều 2 Luật dược Việt Nam năm 2016:

“1 Dược là thuốc và nguyên liệu làm thuốc.

2 Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc được liệu ding cho người nhằm Mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, Diéu trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gốm thuốc hóa

duoc, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyén, vắc xin và sinh phẩm 7

? World Health Organization (WHO), Tetanus vaccines: WHO position paper — February 2017, Weekly epidemiological record, No.6 2017, 92, pg 59.

265

Trang 5

chế liên quan đến vaccine ra đời được cấp văn bằng bảo hộ đều có ý nghĩa vô cùng tolớn đối với đời sống con người nói riêng vanén y học thé giới nói chung Sáng chếvaccine ra đời và được bảo hộ chính là tiền đềthúc day sáng tạo đối với những chủngloại vaccine khác, với sự tinh chỉnh sao cho phù hợp với những biến thé khác nhaudựa trên những nghiên cứu có sẵn Điều này không chỉ góp phần tạo sự phát triểnkhông ngừng cho nền y học thế giới, mà còn là tiền đề cho sự ra đời những loại chếphẩm phục vụ tốt hơn cho sức khỏe con người, thúc đây Sự ngày càng tiến bộ, hiện đại

và đi lên của ngành sản xuất vaccine nói riêng và nền y học thé giới nói chung

1.2 Van dé sức khoẻ cộng đồng dưới góc độ pháp luật quốc tế vé quyển con

người

Thụ hưởng các điều kiện chăm sóc sức khoẻ toàn diện là quyền của mỗi côngdân thuộc bat kỳ quốc gia nào trên thé giới, và là một trong những quyền cơ bản thuộctập hợp các quyền cơ bản của con người Điều này được ghi nhận đầu tiên trong Lờinói đầu của Tuyên ngôn của Tổ chức y tế thế giới năm 1946.3 Tuyên ngôn thế giới vềquyền con người năm 1948 tại Điều 25 cũng đề cập những nội dung về quyền đối vớisức khoẻ.“Nội dung của Điều 25 sau đó đã được cu thé hoá trong nhiều điều ước quốc

tế về quyền con người như Công ước về các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội (ICESCR)(các Điều 7, 11, 12); Công ước về xoá bỏ các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ

nữ (các Điều 10, 12, 14); Công ước về quyền trẻ em (Điều 24); Công ước về xoá bỏmọi hình thức phân biệt chủng tộc (Điều 5); Công ước về quyền của người khuyết tật(Điều 25) Trong đó, Điều 12 Công ước ICESCR được coi là quy định pháp luậtquốc tế toàn diện nhất về quyền đối với sức khoẻ Cụ thé, Điều này quy định rang, mọingười đều có quyền được hưởng một tiêu chuân sức khoẻ về thé chất và tinh than ởmức cao nhất có thé và các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp déthực hiện đầy đủ quyền này." Có thể khẳng định rằng, việc tiếp cận dược phẩm, đặcbiệt là dược phẩm chữa bệnh cũng là một quyền dé đạt được tiêu chuẩn sức khoẻ caonhất có thé như quy định tại Điều 12 Công ước ICESCR Nói cách khác, quyền tiếpcận dược phẩm được coi là một nội dung cua quyền đối với sức khoẻ dưới góc độquyền con người

Bên cạnh những văn kiện quôc tê toàn câu, quyên đôi với sức khoẻ và quyên

3“Việc thụ hưởng những tiêu chuẩn có thể đạt được ở mức độ cao nhất đối với sức khoẻ là một trong những quyên cơ bản của quyên con người mà không có sự phân biệt đối xử do chủng tộc, tôn giáo, niềm tin chính trị, các điều kiện kinh tế hay xã hội” — World Health Organization (WHO), Constitution of the World Health Organization.

4“Moi người đều có quyên được hưởng một mức sống thích đáng, đủ dé đảm bảo sức khoẻ và phic lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, cham sóc y tế, và các dịch vụ xã hội can thiết, cũng như có quyên được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, dau 6m, tàn phế, god bua, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng đối phó của họ” — United Nations, Universal

Declaration of Human Rights.

> United Nations, International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights.

266

Trang 6

được chăm sóc sức khoẻ bao gồm quyền tiếp cận được phẩm còn được ghi nhận ởnhững văn kiện khu vực như Hiến chương châu Phi về con người và quyền con người,Công ước của tô chức các quốc gia châu Mỹ về quyền con người, Công ước châu Âu

về thúc đây quyền con người và các quyền tự do cơ bản Nhìn chung, hầu hết cácquốc gia trên thế giới đều là thành viên của một hoặc nhiều các văn kiện quốc tế hoặckhu vực liên quan đến quyền đối với sức khoẻ; đồng thời, quy định cụ thé các yếu tốcau thành quyền đối với sức khoẻ trong luật quốc gia của họ

Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật quốc tế về quyền con người ở phạm vi khuvực cũng như toàn cầu đã đưa ra được những yêu cau và tiêu chuẩn cụ thédé đảm baođược việc các cá nhân, bất kể chủng tộc, giới tính, tôn giáo có thể tiếp cận dượcphâm ở mức độ cao nhất dé bảo vệ sức khoẻ của chính minh

1.3 Mối quan hệ giữa bảo hộ sáng chế doi với vaccine và sức khoẻ cộng dongMỗi quan hệ giữa bảo hộ sáng chế đối với vaccine và sức khoẻ cộng đồng từtrước đến nay vẫn luôn là đề tài gây tranh cãi trong cả phạm vi quốc gia và quốc tế.Một mặt, bảo hộ sáng chế đối với vaccine tạo ra một nguồn thu không lồ đối với tácgiả, chủ sở hữu sáng chế; vừa là động lực cho các nhà nghiên cứu, phát triển tạo ranhững loại vaccine mới hoạt động hiệu quả hon, hay kip thời phat triển được nhữngloại vaccine mới đáp ứng kip thời nhu cầu phòng và chữa bệnh cho con người; vừagóp phần thúc đây sự phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ của các quốc gia.Mặt khác, bảo hộ sáng chế đối với vaccine lại cản trở con người tiếp cận được vớinguôn vaccine thông qua giá thành của nó

Trước hết, có thể thấy, việc xây dựng hệ thống bằng độc quyền sáng chế đối vớivaccine dẫn đến hệ quả lớn nhất và dé nhận thấy nhất là nâng cao hàng rào cách biệtgiữa người dân và quyền tiếp cận vaccine do giá thành của vaccine cao khiến chongười tiêu dùng phải cân nhắc khi đưa ra quyết định có sử dụng nó hay không Giáthành của vaccine cao là do hoạt động sản xuất vaccine — một công cụ cứu mạng ngườinhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ, rủi ro trong quá trình chế tác — đặt rất nhiều yêu cầu rấtcao về an toàn, chất lượng và độ hiệu quả lên hoạt động sản xuất Sản xuất vaccine làmột tiền trình sản xuất khá phúc tap, cần phải được tiễn hành với một đội ngũ nhân lựctrình độ cao và lành nghé; tốn thời gian trong việc điều chỉnh nguyên liệu, kiểmchứng, đánh giá thành phẩm và phải tuân thủ các quy định hoạt động nghiêm ngặt Ví

dụ như vaccine Pfizer, các nhà sản xuất vaccine này có sự phụ thuộc nhau về nguyênliệu gồm 280 thành phan do 86 nhà cung cấp thuộc 19 quốc gia Nếu thiếu một thànhphan trong quá trình sản xuất, toàn bộ quá trình có thé bị ngừng lại và có thé buộc phảiloại bỏ hoàn toàn lô vaccine đó Chính vì những lí do này mà giá thành của vaccinekhi được đưa vào sử dụng trên thị trường bị đây lên cao Do đó, một số quốc gia đangphát triển quan ngại răng nếu thiết lập hàng rào bảo hộ quyền SHTT đối với vaccine

267

Trang 7

có thể ảnh hưởng đến sự nỗ lực của chính phủ trong việc đưa ra chính sách giải quyếtcác van đề về tiếp cận chăm sóc y tế của người dân.5

Mặt khác, tuy việc cấp bằng độc quyền sáng chế đối với vaccine tạo ra sự ảnhhưởng tiêu cực đối với sức khoẻ công cộng song cũng cần phải nhìn nhận về ý nghĩacủa việc bảo hộ sáng chế đối với vaccine

Một là, bảo hộ sáng chế đối với vaccine kích thích phát triển kinh tế, công nghệcủa nhân loại Abraham Lincoln — vị Tổng thống đầu tiên trong lich sử của nước Mỹ

có bằng sáng chế, từng phát biểu răng: “Hé thống bằng độc quyền sáng chế đồ thêmdau lợi ích vào ngọn lửa thiên tài”." Bảo hộ sáng chê đối với vaccine kích thích pháttriển kinh tế, công nghệ, tạo ra động lực về tài chính cho hoạt động nghiên cứu và pháttriển các sáng chế khác Bảo hộ sáng chế đối với vaccine là bảo vệ quyền và lợi íchcho tác giả và chủ sở hữu của sáng chế đó: ngăn cam người khác tuỳ tiện sử dung, saochép; thúc đây lợi ích cá nhân; đồng thời thúc đây sự phát triển của khoa học côngnghệ nhân loại, giúp phát triển những loại vaccine mới kịp thời, chất lượng tốt hơn déphục vụ nhu cầu đảm bảo sức khoẻ công cộng

Hai là, bảo hộ sáng chế đối với vaccine thúc đẩy cạnh tranh thông qua việc tạo

ra động lực về tài chính cho hoạt động sáng chế Như đã phân tích ở trên, bảo hộ sángchế tạo ra cho tác giả, chủ sở hữu sáng chế đó nguồn thu từ thành phâm được bán rathị trường không chỉ bù lại những khoản đầu tư đã bỏ ra mà còn thu được lợi nhuận.Không chỉ dừng lại ở khoản thu từ việc sản xuất vaccine mà tác giả, chủ sở hữu sángchế còn thu được lợi nhuận từ việc chuyền giao công nghệ sản xuất vaccine

Nhưng nếu vaccine không được bảo hộ thì liệu giá thành vaccine có giảm, sứckhoẻ công cộng có được cải thiện do tăng khả năng tiếp cận hay không là vấn đề đánglưu ý Trong bối cảnh đại dịch, các nhà nghiên cứu và phát triển các loại vaccine cóthé ngừng hoạt động do không được bảo hộ Khi không được bảo hộ, cũng không cócăn cứ nào chắc chắn rằng: Khi các công ty được tự do sản xuất vaccine, công ty ấy có

đủ năng lực dé sản xuất ra 16 vaccine đảm bao chất lượng; hay liệu có công ty nào dámđầu tư vào một lĩnh vực day rủi ro như sản xuất vaccine hay không Bởi sản xuấtvaccine cần lượng von ban dau rất lớn, ước tinh khoảng 1, 2 tỷ đến 8, 4 tỷ cho mỗi loạivaccine; tỷ lệ thất bại trong quá trình nghiên cứu vaccine lên tới 94%.8 Vào tháng04/2021, Nha may Emergent BioSolutions ở Baltimore đã bị dừng hoạt động vì Cơquan Quản lý Thực phâm và Dược phẩm (FDA) Mỹ đã kiểm tra và phát hiện ra một

6 World Health Organization (WHO), The World Health Report - Health Systems Financing: The Path to Universal Coverage 2010, Geneva, 2010, trang 23.

TKamil Idris, Intellectual Property - A Power Tool for Economic Growth, World Intellectual Property Organization, 2003, pg 6.

8Reinhilde Veugelers, Georg Zachmann, Racing against Covid-19: A vaccines strategy for Europe, Bruegel Policy Contribution, Issue No.7, April 2020, pg 2.

268

Trang 8

loạt van đề Nhà máy này được cho là làm hỏng khoảng 15 triệu liều vaccine Covid-19Johnson & Johnson, và hơn 100 triệu liều đang bị giữ khi cơ quan quản lý kiểm tra

xem chúng có nhiễm tạp chất hay khong “Vaccine là sản phẩm sinh học rất phức tap,rất khác với các loại thuốc khác”, William Moss, giám đốc điều hành của Trung tâmTiếp cận Vắc-xin Quốc tế tại Dai học Johns Hopkins cho biết: “Chiing không phải làsản phẩm có thé được sản xuất tại bat kỳ cơ sở nào ở bat cứ đâu ”.!0

Tom lại, can có một khung pháp lý quy định về van đề bảo hộ sáng chế đối vớivaccine nhưng phải cân bằng với vấn đề lợi ích công cộng Việc cân bằng bảo hộ sángchế đối với vaccine phải theo nguyên tac: (i) vừa dam bảo được quyền và lợi ích hợppháp của chủ sở hữu băng độc quyền sáng chế đối với vaccine; (ii) vừa bảo đảm quyềntiếp cận vaccine của con người đối với sáng chế Đây là quyền cơ bản của con ngườiđược pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận và bảo vệ; các quy định về phápluật bảo hộ sáng chế đối với vaccine cũng phải được xây dựng sao cho việc cung cấpchế độ bảo hộ quyền SHTT không đi ngược lại với quyền cơ bản đó của mỗi conngười; bảo hộ sáng chế đối với vaccine của cá nhân, tổ chức được công nhận và bảo

hộ nhưng phải dựa trên cơ sở đảm bảo hài hoà lợi ich của chủ thé quyền với lợi íchcông cộng.

2 Những quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về cân bằngbảo hộ sáng chế đối với vaccine và sức khoẻ cộng đồng

2.1 Quy định pháp luật Việt Nam về cân bằng bảo hộ sáng chế đối với vaccine

và sức khoẻ cộng đồng

Sáng chế liên quan đến vaccine luôn là đối tượng được bảo hộ tại Việt Nam.Theo quy định tại Điều 59 Luật SHTT 2005, vaccine là đối tượng được bảo hộ tại ViệtNam vì không thuộc danh mục các đối tượng bị loại trừ không được bảo hộ với danhnghĩa là sáng chế Dựa trên những tiêu chuẩn tối thiểu mà Hiệp dinhvé các khía cạnhliên quan tới thương mại của quyền SHTT(Hiệp định TRIPS) đưa ra, pháp luật ViệtNam cũng quy định các điều kiện để một sáng chế liên quan đến vaccine được bảo hộ

Cụ thé, sáng chế vaccine sẽ được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chếnếu đáp ứng được các điều kiện về tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụngcông nghiệp!! bao gồm: (i) Sáng chế vaccine phải có tính mới; (ii) Sáng chế vaccinephải có trình độ sáng tao; (iii) Sáng chế vaccine được bảo hộ nếu có khả năng áp dụngtrong công nghiệp Quyền SHTT đối với sáng chế vaccine không tự nhiên xác lập nhưquyền tác giả mà nó được xác lập bởi những chủ thể nhất định Việc quy định các

?Laurel Wamsley, FDA Inspection Finds Numerous Problems At Facility Intended To Make J&J Vaccine, 2021.

'Michael Hiltzik, Biden’s Plan to Waive Vaccine Patents Is Good News, but Not Enough to Beat the Pandemic Within a Privatized Pharmaceutical System, Los Angeles Times, 2021.

''Điều 58 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bỗ sung năm 2009, 2019).

269

Trang 9

quyền của chủ sở hữu sáng chế dược phẩm nói chung hay sáng chế vaccine nói riêng

sẽ tạo ra những độc quyền nhất định cho chủ thé này trong quá trình nghiên cứu, sảnxuất, kinh doanh các chủng loại vaccine trên thị trường Do vậy, bên cạnh quyền củachủ sở hữu/nhà sáng chế vaccine nói riêng và được phẩm nói chung được quy địnhtrong Luật SHTT thì pháp luật SHTT Việt Nam cũng có những quy định cụ thể, nhằmđưa ra giới hạn nhất định đối với các chủ thé có liên quan dé cân bằng lợi ích giữa chủ

sở hữu và lợi ích của xã hội Điều này không chỉ mang lại sự bảo vệ cần thiết đối vớiquyền lợi của người tiêu dung, mà còn góp phan cân bằng giữa bảo hộ sáng chế đốivới vaccine và sức khoẻ cộng đồng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn đangtiếp diễn

Theo quy định tại Điều 134 Luật SHTT, trong tình huống có nhiều người cùngnghiên cứu, sáng tạo về một loại vaccine nhưng chỉ có một chủ thé thực hiện việc nộpđơn đăng ký bảo hộ, về nguyên tắc sẽ chỉ có người thực hiện nộp đơn và trở thành chủ

sở hữu mới có được những độc quyền đối với sáng chế vaccine này Tuy nhiên, có théthấy trong Điều luật trên, dé bảo vệ quyền lợi cho những chủ thé đã tao ra sáng chếvaccine một cách độc lập nhưng không được cấp văn bằng độc quyền, pháp luật đãquy định cho những chủ thé này có quyền của người sử dụng trước Như vậy, quy địnhnày không chỉ cân bằng được lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế và người tạo ra sángchế một cách độc lập, mà còn giới hạn quyền, phân định rõ quyền của chủ sở hữu đốivới chủ thể có liên quan khác

Đối với nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế vaccine, theo Điều 136 Luật SHTT, cóthé thay, chủ sở hữu có nghĩa vu sử dụng sáng chế này vào sản xuất kinh doanh trênthực tế để đáp ứng các nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinhdưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội Nếu chủ sở hữu hoặcbên được chuyên quyền sử dụng sáng chế vaccine theo hợp đồng độc quyền khôngthực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế sau khi kết thúc bốn năm ké từ ngày nộp donđăng ky sáng chế và kết thúc ba năm ké từ ngày cấp Bằng độc quyên sáng chế thi cơquan nhà nước có thâm quyền có thê thực hiện chuyên giao quyền sử dụng sáng chếcho người khác mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế Đặc biệt trong bốicảnh đại dich Covid-19 diễn biến phức tạp, việc quy định rõ những nghĩa vụ đáp ứngnhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh, nhu cầu cấp thiết của xã hội là rất cần thiết, là tiền đềcho sự tối đa hóa khả năng tiếp cận vaccine của mọi người dân Quy định nàylà mộtquy định quan trọng nhằm cân bằng bảo hộ sáng chế đối với vaccine và sức khoẻ cộngđồng, có ý nghĩa nhân văn cao trong bối cảnh đại dịch

Đối với quyền sử dụng sáng chế nhân danh nhà nước, theo Điều 133 Luật SHTT,

Bộ và cơ quan ngang Bộ trong lĩnh vực y tế có thâm quyền được nhân danh Nhà nước

sử dụng hoặc cho phép tô chức, cá nhân khác sử dụng sáng chê vaccine nhăm mục

270

Trang 10

đích công cộng, phi thương mại, phòng chữa bệnh cho nhân dân và đáp ứng nhu cầucấp thiết của xã hội, mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế hoặc ngườiđược trao quyền sử dụng sáng chế Quy định này không chỉ nhằm trao quyền chonhững có quan có thâm quyền hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ ngườidân, mà còn hạn chế những độc quyền gây khó khăn cho người dân trong quá trìnhtiếp cận vaccine Có thể thấy, đây là một quy định pháp luật có tầm ảnh hưởng trongbối cảnh đại dich Covid-19, phân định rõ thẩm quyền của nhà nước trong việc duy trì

an ninh xã hội, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội, đảm bảo công tác phòng, chữabệnh cho nhân dân.

2.2 Quy định pháp luật quốc tế về cân bằng bảo hộ sáng chế đối với vaccine vàsức khoẻ cộng đồng

Trong suốt cuối thé ky XIX, pháp luật về sáng chế chỉ dừng lại ở một số ít cácđiều ước quốc tế song phương Điều này tồn tại cho đến khi một hội nghị được tô chứctại Paris vào năm 1878 va thông qua Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sởhữu công nghiệp.Công ước Paris yêu cầu các quốc gia thành viên có nghĩa vụ cungcấp chế độ bảo hộ đối với các đối tượng là sáng chế trong tất cả các lĩnh vực khoa họccông nghệ, đưa ra quy định linh hoạt dành cho các quốc gia trong việc cung cấp chế độbảo hộ các đối tượng SHTTcó ảnh hưởng lớn đến lợi ích cộng đồng, bao gồm cả sángchế liên quan đến vaccine Liên quan đến van dé bảo hộ sáng chế đối với vaccine,Công ước Paris có đề cập và quy định tại một số điều khoản, cụ thé là quy định tạiĐiều 5A (khoản 2 và khoản 4) về bắt buộc chuyền giao quyền sử dụng sáng chế, tứccấp li-xăng bắt buộc (hay còn gọi là li-xăng không tự nguyện).Như vậy, Công ướcParis đã thừa nhận các quốc gia thành viên có quyền áp dụng biện pháp bắt buộcchuyền giao quyền sử dụng sáng chế nhằm ngăn chặn hành vi lạm dụng độc quyền củachủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế Đây là điều khoản linh hoạt mà các quốc gia,muốn tận dụng tối đa vì nó là cơ sở để hạn chế phần nào độc quyền của chủ sở hữubang sáng chế trong việc sử dụng các sản phâm có đối tượng, đặc biệt là những đốitượng liên quan đến lợi ích của đại bộ phận dân chúng, thiết thực với nhu cầu phòng

và chữa bệnh của người dân; đồng thời tăng khả năng tiếp cận vaccine của người dân,cải thiện tình trạng khan hiếm vaccine cho các quốc gia

Cho đến năm 1995, khi Hiệp định TRIPS của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) chính thức có hiệu lực, van đề về sáng chế đối với vaccine cũng như dượcpham lại một lần nữa được quan tâm bởi những tiêu chuẩn cụ thể được dành riêng chonhóm đối tượng này Nếu như Công ước Paris, với tư cách là công ước quốc tế đaphương đầu tiên về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã thiết lập chế độ bảo hộquyền sở hữu công nghiệp về cả hai nội dung quyền là quyền kinh tế và quyền tỉnhthần, thì Hiệp định TRIPS, với vai trò là điều ước quốc tế trong khuôn khô một tổ chức

271

Trang 11

thương mại, lại tập trung vào quyền kinh tế, chú trọng phát huy giá trị thương mại củaquyền SHTT.!2Hiệp định TRIPS đưa ra quy định nhằm cân bằng giữa hệ thống độcquyền sáng chế nói chung và sáng chế vaccine nói riêng với lợi ích công cộng, đặc biệt

là sức khoẻ cộng đồng, đó là Điều 8, Điều 27 Hiệp định Có thé thấy rằng, việc đảmbảo khả năng tiếp cận được phẩm và vaccine là một trong những lợi ích rất lớn của xãhội cần phải được đề cập đến trong sự cân bằng mà Hiệp định TRIPS hướng tới Hiệpđịnh TRIPS ra đời và cung cấp chế độ bảo hộ cao cho quyền SHTT, tuy nhiên vẫnđảm bảo rằng việc bảo vệ quyền SHTT không cản trở đến lợi ích công cộng, trong đó

có sức khoẻ cộng đồng Bên cạnh đó, quyết định về Thực thi Đoạn 6 Tuyên bố Doha

về Hiệp định TRIPS và sức khoẻ cộng đồng đã cụ thể hoá quy định về li-xăng bắtbuộc Quyết định này đặt ra những quy tắc và điều kiện cho cả các thành viên xuấtkhẩu và thành viên nhập khâu để họ có thé sử dụng một cách hiệu quả hệ thống cấpphép bắt buộc cũng như sử dụng tốt các quy tắc đánh giá năng lực sản xuất trongngành dược pham Đồng thời, để đảm bảo rằng được phẩm được sản xuất theo giấyphép bắt buộc không được tiếp tục xuất khâu và bán ra ở các nước khác với giá thấphơn, Quyết định quy định răng thành viên nhập khẩu cần phải thực hiện các biện pháphợp ly và cần thiết để ngăn chặn việc lam dụng hệ thống này.!3 Tuy nhiên, các van đề

và trở ngại khác đối với việc tiếp cận thuốc vẫn còn tồn tại, như thiếu nguồn lực laođộng trình độ cao và cơ sở hạ tầng, phương tiện khoa học kỹ thuat , đặc biệt là đốivới các nước đang và kém phát triển

Ngoài ra, dé đáp ứng nhu cầu hội nhậpquốc tế giữa các quốc gia trên thé giới, rấtnhiều DUQT ở phạm vi thấp hơn (khu vực, song phương) đã ra đời Có thể ké đến cácDUQT quan trọng và tiêu biểu như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Duong(Trans-Pacific Partnership Agreement, viết tắt là TPP), Hiệp định đối tác toàn diện và tiễn bộxuyên Thái Bình Duong (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-PacificPartnership, viết tat là CPTPP), Hiệp định thương mại tự do EU — Việt Nam (EU —Vietnam Free Trade Agreement, viết tắt là EVFTA) Từ khoảng cách rất xa giữa quanđiểm của các nhóm nước phát triển và đang phát triển, din dan các quốc gia tìm đượctiếng nói chung trong thiết lập chế độ bảo hộ quyềnSHTT đối với sáng chế liên quan đếnvaccine.

Theo đó, Hiệp định TPP đã đưa ra khung tiêu chuẩn bảo hộ quyền SHTT ở mức

độ cao và toàn diện, những điểm hạn chế trong các DUQT về SHTT trước đó ton tạiđối với lĩnh vực dược phẩm thì đến Hiệp định TPP đã được giải quyết về cơ bản.Kếtqua đàm phán TPP về van dé này được cho là sự thỏa hiệpgiữa (i) yêu cầu nâng mức

!2 Michael Blakeney, Dr., The International Protection of Industrial Property: From the Paris Convention to the Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights (The TRIPS Agreement), World Intellectual Property Organization, 2004.

1B Quyét định 2003 về Thực thi Doan 6 Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và sức khoẻ cộng đồng.

272

Trang 12

bảo hộ và quyền của chủ sở hữu sáng chế dược phẩm của một số quốc gia thành viênTPP mạnh về chế tạo, sản xuất, xuất khâu dược phẩm và (ii) mong muốn bao vệ tốthơn sức khỏe cộng đồng qua việc duy trì khả năng tiếp cận của công chúng với dượcpham có giá hợp ly của các quốc gia thành viên TPP còn lại, đặc biệt là với nhữngnước có trình độ phát triển hạn chế như Việt Nam !* Đặc biệt, trong nhóm các cam kết

về một số sản pham SHTT đặc thù, bên cạnh các tiêu chuẩn chung đối với các nhómtài sản SHTT, TPP còn bao gồm các cam kết riêng về một số loại sản phẩm SHTT đặcthù như dược phẩm, trong đó bao gồm cả sản phâm sáng chế liên quan đến vaccine !ŠHiệp định TPP khăng định một quốc gia thành viên có thê loại trừ khỏi phạm vi bảo

hộ các đối tượng nhất định nếu việc ngăn chặn khai thác thương mại trên lãnh thổnước mình các đối tượng này là cần thiết dé bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức Do

đó, trong các trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, các nước vẫn có thể sử dụngngoại lệ này dé từ chối bảo hộ một hoặc một số đối tượng nhất định, đặc biệt trong bốicảnh việc độc quyền sáng chế có thé gây khó khăn đến việc tiếp cận vaccine của cácquốc gia

Bên cạnh Hiệp định TPP, Hiệp định CPTPP về nguyên tắc thương mại bao gồmhầu hết các điều khoản của Hiệp định TPP, nhưng bỏ qua một số điều khoản Cụ thểhơn, các điều khoản liên quan đến loại đối tượng nhạy cảm là sang chế được phẩm,hay sáng chế vaccine hầu hết đều bị tạm hoãn thực thi, bao gồm điều khoản vềdiéuchinh thời hạn cấp bang sáng chế do sự chậm trễ của co quan cấp bang sáng chế,điều chỉnh thời hạn của bằng sáng chế do bị chậm trễ trong quá trình cấp phép lưuhành dược phẩm, bảo hộ dit liệu thử nghiệm bí mật và các dit liệu khac !° Nhìnchung, việc tạm hoãn thực thi một sỐ quy định liên quan đến bảo hộ sáng chế trongHiệp định CPTPP có thể vừa là lợi ích nhưng cũng sẽ là thách thức đối với mỗi quốcgia thành viên trong quá trình thực hiện cấp văn bằng bảo hộ sáng chế đối với vaccinecũng như điều chỉnh các vấn đề liên quan đến lĩnh vực bảo hộ sáng chế !7

Bên cạnh những hiệp định đa phương, những điều ước quốc tế điều chỉnh trựctiếp vấn đề bảo hộ sáng chế và lợi ích công, vấn đề này cũng đã được đề cập đến trongnhững hiệp định song phương, mà điển hình là Hiệp định EVFTA Hiệp định EVFTA

đã chính thức được Việt Nam và EU tuyên bố hoàn tất đàm phán đầu tháng 12 năm

2015 Một trong số các van đề được nhân mạnh trong EVETA là vấn đề liên quan đếnSHTT Hiệp định khang định rằng, trong mối quan hệ giữa bang sáng chế và sức khoẻ

'4James McBride, Andrew Chatzky, Anshu Siripurapu, What’s Next for the Trans-Pacific Partnership (TPP), Council on Foreign Relations, 2021.

“Office of the United States Representative, TPP Chapter 18 Summary, link truy cập: https://ustr.gov/sites/default/files/T PP-Chapter-Summary-Intellectual-Property.pdf

‘Phong thương mai và công nghiệp Việt Nam, Hiệp định TPP va Hiệp định CPTPP.

Lê Thị Bích Thuỷ, Bảo hộ quyén sở hữu trí tuệ đối với sáng chế liên quan đến dược phẩm tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tién sỹ Luật học, Trường Dai học Luật Hà Nội, 2021.

273

Trang 13

cộng đồng, các bên cần phải thừa nhận tầm quan trọng giải quyết các vấn đề về sứckhoẻ cộng đồng trên hết và có thé dựa vào các nội dung đã được ghi nhận trong Tuyên

bố Doha và Quyết định của Đại hội đồng WTO về thi hành khoản 6 của Tuyên bốDoha để giải thích và thi hành các nghĩa vụ theo quy định của Hiệp định.!8 Kết quađàm phán về vấn đề này trong khuôn khổ EVFTA là một hệ thống các cam kết theohướng tăng cường các tiêu chuẩn bảo hộ quyền SHTTcủa chủ sở hữu, tương ứng với

đó là những hạn chế nhất định trong khả năng tiếp cận rộng rãi các sản phẩmSHTTcủa công chúng hoặc người sử dụng các sản phẩm này so với mức của pháp luậtViệt Nam hiện hành.

3 Cân bằng bảo hộ sáng chế đối với vaccine và sức khoẻ cộng đồng trong bốicảnh đại dịch Covid-19 - Một số kiến nghị

3.1 Thực trạng cân bằng bảo hộ sáng chế đối với vaccine và sức khoẻ cộngdong trong bối cảnh đại dich Covid-19

Thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng đã và đang trải qua những ngàytháng sống chung với dịch bệnh Covid-19, một trong những đại dịch lớn nhất lịch sử,gây thiệt hại ở mọi lĩnh vực Trong bối cảnh đó, chính phủ các quốc gia trên thế giới

đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhómcộng đồng trên toàn cầu, như phong tỏa kiểm dịch, tiễn hành cách ly xã hội, khuyếnkhích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khikhông cần thiết, chuyền đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyềnthống sang trực tuyến Tuy những biện pháp khắc phục đã được hau hết các quốc gia

áp dụng, khuyến khích người dân thực hiện, song những thiệt hại mà đại dịch nàymang lại vẫn không thé lường trước.!' Sau gần một năm kê từ khi bùng phát dịch, sựxuất hiện của vaccine phòng ngừa Covid-19 được xem là chìa khoá vạn năng mở ra hyvọng dập tắt hoàn toàn đại dịch, giúp thế giới đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng.Việc chế tao và phát triển thành công vaccine phòng Covid-19 tất yếu đặt ra câuhỏi về khả năng tiếp cận vaccine của người dân toàn cầu Việc xây dựng hệ thốngbằng độc quyền sáng chế đối với vaccine được xem là nguyên nhân chính khiến nângcao hàng rào cách biệt giữa người dân với quyền tiếp cận vaccine.Mối quan hệ và sựảnh hưởng tiêu cực giữa việc cung cấp chế độ bảo hộ quyền SHTT đối với sángvaccine và vấn đề sức khoẻ cộng đồnglà thực tế không thể phủ nhận Tuy nhiên, cũngcần phải nhìn nhận được ý nghĩa sâu xa của hệ thống bằng độc quyền sáng chế đối vớimọi sáng tạo trên thế giới, trong đó có các sáng tạo trong lĩnh vực nghiên cứu và điềuchê vaccine Đôi với ngành công nghiệp vaccine trong bôi cảnh Covid-19, chi phí lớn,

'8Céng Thường, Mét số vấn đề SHTT trong Hiệp định EVFTA, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, 2020.

!3 Perper, Rosie, As the coronavirus spreads, one study predicts that even the best-case scenario is 15 million dead and a $2.4 trillion hit to global GDP, Business Insider.

274

Trang 14

thời gian nghiên cứu và thử nghiệm thuốc trước khi được đưa ra thị trường khá dài,khả năng sao chép công nghệlớn; do đó việc nghiên cứu dé tìm ra các loại thuốc mớirất tốn kém về tài chính và thời gian Vì vậy, sự phát triển của ngành công nghiệpdược phẩm phụ thuộc nhiều vào hệ thống bằng độc quyền sáng chế; nó được coi làcông cụ khuyến khích việc nghiên cứu, phát triển các loại vaccine mới, đáp ứng phùhợp với tình hình dịch bệnh.

Chính vì lẽ đó, làm thế nào để đảm bảo chính sách bảo hộ đối với sáng chế vaccine,đồng thời cân băng với lợi ích cộng đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn luôn làbài toán khó đối với các quốc gia trên thế giới Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận ởHội đồng TRIPS, và sau đó là Đại hội đồng WTO thông qua bản đề xuất miễn trừ cácnghĩa vụ bảo hộ SHTT đối với vaccine và các sản phẩm được sử dụng dé đối phóvoiCovid-19 của An Độ và Nam Phi Cụ thé, các nghĩa vụ được đề xuất miễn trừ baogồm nghĩa vụ tại mục 1 về quyền tác giả và quyền liên quan, mục 4 về kiểu dang côngnghiệp, mục 5 về sang chế và mục 7 về bảo hộ thông tin bí mật thuộc phần II và nghĩa vụthực thi các mục đó thuộc phần III của Hiệp định TRIPS Theo đề xuất này, các quốc giathành viên được tạm ngưng thực hiện nghĩa vụ bảo hộ quyền SHTT trên toàn cầu đối vớicác sản phẩm liên quan đến Covid-19 bao gồm bộ chân đoán, thuốc điều trị, vaccine vàthiết bị y tế cần thiết dé ngăn chặn sự lan rộng của đại dịch Covid-19 Các quyền SHTTđược áp dụng trong đề xuất bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền đối vớisáng chế, kiểu đáng công nghiệp và thông tin bí mật.?? Đề xuất miễn trừ của An Độ vàNam Phi đã nhận được nhiều phản ứng trái chiều từ các quốc gia thành viên WTO vớihai luồng ý kiến chính

Bên ủng hộ, với gần 100 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam và một số tổchức quốc tế liên chính phủ, t6 chức phi chính phủ, cho rằng đình chi bảo hộ sáng chếđối với vaccine Covid-19 là phương án toàn diện nhất hiện nay so với việc thực hiệncác điều khoản linh hoạt trong Hiệp định TRIPS, trong khi không làm giảm động lựcsáng tao vì các cơ sở nghiên cứu vaccine đã nhận được nguồn tài trợ rất lớn cho việcphát triển vaccine Đặc biệt, Hoa Kỳ, quốc gia sáng chế ra hai loại vaccine đầu tiênphòng Covid-19 (Pfizer và Moderna), cũng đãđưa ra tuyên bố công khai ủng hộ việc

từ bỏ bảo hộ quyền SHTT đối với vaccine Covid-19 Cụ thể, Đại diện Thương mạiHoa Kỳ, bà Katherine Tai khang định: “Hoa Kỳ ủng hộ việc từ bỏ các biện pháp bảo

hộ quyền SHTT đói với vaccine Covid-19 Chúng tôi sẽ tích cực tham gia vào các cuộcđàm phán với WTO dé biến điều đó thành hiện thực ”.2! Động thái này của Hoa Kỳ đã

? World Trade Organization (WTO), Waiver from certain provisions of the TRIPS agreement for the preventation, containment and treatment of Covid-19 — Communication from India and South Africa, 2020, pg 3-4.

21 Statement from Ambassador Katherine Tai on the Covid-19 TRIPS Waiver, Office of the United States Trade Representative, 2021.

215

Trang 15

thành công lôi kéo nhiều quốc gia khác ủng hộ việc đình chỉ bảo hộ quyền SHTT đốiVỚI vaccine và tuyên bồ tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán với WTO.

Mặt khác, bên phản đối, bao gồm một số quốc gia phát triển như Canada, Thuy

Sĩ, các nước châu Âu như Đức, Anh, Pháp lại đưa ra ý kiến ngược lại, cho rằng chỉ

dỡ bỏ bảo hộ sáng chế đối với vaccine sẽ không giải quyết triệt dé được bài toán sứckhoẻ cộng đồng Các quốc gia nay cho rằng, van đề mau chốt quyết định đến kha năngtiếp cận vaccine của người dân không phải là bảo hộ quyền SHTTd6i với vaccine mà lànăng lực sản xuất vaccine toàn cầu Thay vì tập trung vào câu hỏi có nên miễn trừnghĩa vụ bảo hộ sáng chế đối với vaccine hay không, các quốc gia nên tập trung vào

mở rộng quy mô sản xuất, cung ứng vaccine Ngoài ra, nhóm các quốc gia phản đối cònđặc biệt coi trọng vai trò của hệ thống các quy định pháp luật về bảo hộ quyền SHTTtrong việc tạo động lực để các nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển những loại vaccinemới có ý nghĩa, giá trị to lớn Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 xuất hiệnnhiều biến chủng mới hiện nay, các quốc gia thay vì đàm phán về việc miễn trừ bảo hộsáng chế, nên khuyến khích, nâng cao mức độ bảo hộ sáng chế đối với vaccine.2? Mặc

dù đã có nhiều quốc gia thay đổi quan điểm từ phản đối chuyển sang ủng hộ đình chỉbảo hộ sáng chế đối với vaccine sau khi Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ, song cuộc tranh luậngiữa hai nhóm các quốc gia tại WTO về vấn đề này vẫn còn nhiều bất đồng và chưađưa ra được quyết định cuối cùng

3.2 Một số kiến nghị nhằm cân bằng bao hộ sang chế đối với vaccine và van

đề sức khoẻ cộng đồng trong bối cảnh Covid-19

Chính bởi sự t6n tại của hai luồng quan điểm trái chiều trên, bài viết sẽ đưa ra một

số giải pháp nhằm cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu sáng chế vaccine và lợi íchcông cộng, hay nói cách khác là giải pháp để cân bằng giữa bảo hộ sáng chế đối vớivaccine và sức khoẻ cộng đồng

Vé nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện pháp ludt,

Một là, cần thiết đặt ra các quy định pháp luật đặc thù về bảo hộ sáng chế đối vớinhóm đối tượng liên quan đến sức khoẻ cộng đồng Vai trò của các ĐƯỢT có quy định vềSHTT chi là đặt ra các tiêu chuẩn tối thiêu trong lĩnh vực này nhằm đảm bảo lợi ích củacác chủ thé liên quan, vì vậy, việc quy định cụ thé, chi tiết hơn về bảo hộ sang chế đối vớivaccine cũng như dược phẩm nên được thực hiện ở phạm vi pháp luật quốc gia ViệtNam, có thé học tập từ kinh nghiệm của các quốc gia Ấn Độ và Brazil, tăng thêm cácđiều kiện, yêu cầu cao hơn đối với việc cấp văn bằng bảo hộ sáng chế cho nhóm đốitượng là vaccine hay được phẩm, trao quyền cho bên thứ ba được phản đối việc cấp

22 Philip Loft, Waiving intellectual property rights for Covid-19 vaccines, House of Common Library, Research Briefing, Number 9417, 2022, pg 8-9.

276

Trang 16

văn bằng bảo hộ trong thời hạn nhất định Ban thân các quy định này cũng góp phầnnâng cao trình độ của các doanh nghiệp sản xuất vaccine, được pham nội dia để tao rađược những sản phẩm thực sự có tính mới và có tính sáng tạo.

Hai là, cần mở rộng phạm vi bảo hộ đối với nhóm đối tượng được sử dụng theochức năng mới như là giải pháp hiệu quả cho việc nghiên cứu và phát triển ngành côngnghiệp được phẩm ở các quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang và kém phát triển Việcnghiên cứu phát triển và sản xuất ra một loại thuốc mới đòi hỏi rất nhiều thời gian vàkinh phí Đối với các nước đang và kém phát triển thì điều kiện dé đầu tư cho hoạtđộng này là điều hết sức khó khăn Như đã biết, bảo hộ sáng chế là bảo hộ sản phẩm,quy trình đáp ứng được các điều kiện bao gồm tinh mới Bên cạnh sản phẩm, quy trìnhmới thì còn có nhóm đối tượng là những sản phẩm hay hoạt chất đã biết được nghiêncứu phát triển theo mục đích mới cũng được bảo hộ dưới dạng sáng chế Song theopháp luật Việt Nam hiện hành về SHTT, nhóm đối tượng này không còn được bảo hộ;tuy nhiên nếu thiết lập lại chế độ bảo hộ quyền SHTT đối với nhóm đối tượng là sảnpham, hoạt chat đã biết thì sẽ giúp rút ngắn được quá trình bào chế ra loại thuốc mới.Những sản phẩm, hoạt chat đã được phát triển được phát hiện ra công dụng mới ngoàicông dụng ban đầu được nghiên cứu Tái nghiên cứu phát triển những đối tượng nàylàm cho quá trình sản xuất ra thuốc thành pham mới tiết kiệm thời gian và chi phí hơn,dẫn đến giá thành của thuốc khi đưa ra thị trường cũng giảm, nâng cao khả năng tiếpcận thuốc của mọi TIBƯỜI

Vé nhóm giải pháp nhằm thực thi pháp luật,

Một là, các quốc gia cần phát triển ngành công nghiệp dược phẩm nội địa, nângcao năng lực sản xuất nghiên cứu, phát triển được phâm của các doanh nghiệp nội địa

dé có thé tự sản xuất vaccine Điều này đòi hỏi các quốc gia cần có một đội ngũ nhânlực có trình độ tay nghề cao cũng như trang bị các phương tiện công nghệ, kĩ thuậthiện đại, tiên tiến Việc đáp ứng những yếu tố này đối với một quốc gia phát triển cóthé nói là dé dang đạt được, song đối với các nước dang và kém phát triển lại là mộtbài toán khó Do vậy, để khắc phục hạn chế này, các doanh nghiệp hoặc chính phủ cóthé: (i) tăng cường hợp tác nghiên cứu phát triển, triển khai thực hiện các chương trìnhvới nhiệm vụ trọng tâm là tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao trình độ, nghiên cứuđổi mới công nghệ phục vụ phát triển những loại vaccine mới; (ii) tiếp thu nhữngthành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nhân loại dé phục vụ cho việc sản xuấtvaccine nội địa; về khía cạnh nhận chuyền giao công nghệ, có thể khắc phục nhậnchuyền giao với giá quá cao băng cách đàm phán, thương thảo lại với bên chuyên giao

để có được kết quả tốt nhất Tuy nhiên, những giải pháp này không phải là hoàn hảo

23 Frederick M Abbott, WTO TRIPS Agreement and Its Implications for Access to Medicines in Developing Countries, Florida State University — College of Law, 2011, pg 5.

277

Trang 17

mà vẫn có những hạn chế nhất định như tốn thời gian, chi phí, đôi khi còn phải phụthuộc vào ý chí của bên còn lại Vì vậy, tuỳ theo tình hình kinh tế - xã hội, đôi khi là

cả quan hệ chính trị của mỗi quốc gia mà lựa chọn giải pháp phù hợp dé đem lại hiệuquả tôi ưu nhất

Hai là, cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về pháp luật SHTTnói chung,

về bảo hộ sáng chế liên quan đến được phẩm nói riêng Trong thời kỳ hội nhập kinh tếquốc tế, lĩnh vực SHTT đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế xã hội, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đây các hoạt độngđổi mới sáng tạo, tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng và là tài sản cógiá trị đặc biệt đối với các doanh nghiệp.Nhằm nâng cao nhận thức của các doanhnghiệp nội địa về pháp luật SHTTnói chung và bảo hộ sáng chế đối với vaccine nóiriêng, chính phủ và các cơ quan liên quan cần có những chỉ đạo và ban hành nhữngchính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp về vấn đề này; đồng thời tăng cường tô chứccác chương trình đào tạo, hội thảo, toạ đàm chuyên môn với các quốc gia phát triểnkhác dé tạo sự kết nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp doanh nghiệpnội địa hiểu rõ hơn về pháp luật SHTT Cùng với đó, các doanh nghiệp cần nhanhchóng tìm hiểu, bắt kịp những xu hướng phát triển khoa học công nghệ, khai thácthông tin các đối tượng SHCN, tai sản trí tuệ khác dé cải tiến công nghệ, kỹ thuật củaminh.

Ba là, cần tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển quan hệ đối tac công tư trongthời kì đại địch Covid-19 Điều này sẽ góp phần đây nhanh hiệu quả của việc sản xuất

va phân phối vaccine nhằm day lùi dịch bệnh Có thé kế đến quan hệ hợp tác công tưtại Việt Nam để sản xuất vaccine Covivax Vaccine Covivax được Viện Vaccine vàsinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC) nghiên cứu sản xuất, Viện Vệ sinh dịch té trungương và Đại học Y Hà Nội nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, ngoài ra còn có sự thamgia hỗ trợ kinh phí thử nghiệm lâm sàng của Chính phủ và các doanh nghiệp khác.Nhìn chung, việc miễn trừ bảo hộ sáng chế đối với vaccine không phải là mộtgiải pháp đủ dé đảm bảo tiếp cận vaccine trên toàn thế giới, việc cấp bang bảo hộ cũngkhông đây nhanh được năng suất sản xuất vaccine mà yếu tố cản trở chính là năng lựcsản xuất Vì vậy, dé vừa đảm bảo được quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu sáng chếvaccine, vừa đảm bảo quyền con người được tiếp cận thuốc, đảm bảo sức khoẻ cộngđồng, các quốc gia nên cân nhắc những giải pháp khác để cân bằng lợi ích giữa hainhóm đối tượng này

Kết luận

Không chỉ riêng sáng chế vaccine mà với các đối tượng sáng tạo SHTT nóichung, việc xây dựng chế độ bảo hộ quyền SHTT và mức độ bảo hộ luôn ton tại nhiều

278

Trang 18

quan điểm tranh luận trái chiều Có quan điểm cho rằng, việc bảo hộ quyền SHTT đingược lại với lợi ích của đông đảo xã hội được tiếp cận những tiễn bộ khoa học, hạnchế việc tiếp cận những thành tựu khoa học mới từ các quốc gia phát triển của cácquốc gia đang phát triển Có quan điểm hoàn toàn ngược lại cho rằng, việc bảo hộ làcần thiết cho việc thúc đây tìm kiếm và phát triển những thành tựu khoa học mới, thúcday các quốc gia phát triển có cơ sở và sự đảm bảo dé chuyển giao, bộc lộ công nghệcho những quốc gia đang phát triển Đối với bất kỳ quốc gia nào, bài toán về cân bằnggiữa chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế và lợi ích cộng đồng trong việc tiếp cậnthuốc phòng, chữa bệnh luôn là vấn đề trọng tâm cần được cân nhắc đối với việc xâydựng và ban hành các quy định pháp luật về SHTT.

Đặc biệt trong bối cảnh đại địch Covid-19 hiện nay, vấn đề được quan tâm hàngđầu chính là làm thế nào để tất cả các quốc gia có thể được tiếp cận “vũ khí” vaccinephòng Covid-19 một cách nhanh chóng và công bằng Dé giải quyết câu hỏi nay, van

đề về miễn trừ các nghĩa vụ bảo hộ SHTT đối với vaccine và các sản phẩm được sửdụng dé đối phó với dai dịch Covid-19 đã được đưa ra thảo luận ở Hội đồng TRIPS, vàsau đó là Đại hội đồng WTO Song, tính tới thời điểm hiện tại, cuộc tranh luận giữacác quốc gia tại WTO về van đề này vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng và chưa đưa rađược quyết định cuối cùng

Từ việc phân tích các quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liênquan; đồng thời xem xét, nghiên cứu quan điểm của các quốc gia về vấn đề miễn trừnghĩa vụ bảo hộ sáng chế đối với vaccine nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bài viếtđưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ sáng chế Cùng với đó là

đề xuất các giải pháp cần thiết được tiễn hành đồng bộ nhằm dat được sự cân bằnggiữa bảo hộ sáng chế đối với vaccine và sức khoẻ cộng đồng như nâng cao nhận thứccủa doanh nghiệp về pháp luật SHTT nói chung, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnhvực nghiên cứu, phát triên và sản xuât vaccine phòng Covid-19./.

279

Trang 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Công ước về các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội (ICESCR)

2 Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

3 Hiệp định đối tác toàn diện và tiễn bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

4 Hiệp định thương mại tự do EU — Việt Nam (EVETA).

5 Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ(TRIPS).

6 Luật dược Việt Nam năm 2016.

7 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2016.

8 Quyết định 2003 về Thực thi Đoạn 6 Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS vàsức khoẻ cộng đồng

9 Tuyên ngôn của Tổ chức y tế thế giới năm 1946

10 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948

11 Công Thường, Một số vấn dé SHTT trong Hiệp định EVFTA, Tap chí Khoahọc công nghệ Việt Nam, 2020.

12 James McBride, Andrew Chatzky, Anshu Siripurapu, What’s Next for the Trans-Pacific Partnership (TPP), Council on Foreign Relations, 2021.

13 Holger P Hestermeyer, Human Rights and the WTO — The Case of Patents and Access to Medicines, 2008.

14 Lê Thi Bich Thuy, Bảo hộ quyén sở hữu trí tuệ đối với sáng chế liên quanđến dược phẩm tại Việt Nam trong diéu kiện hội nhập kinh té quoc té, Luan án Tiến syLuật học, Truong Dai hoc Luật Hà Nội, 2021.

15 Michael Blakeney, Dr., The International Protection of Industrial Property: From the Paris Convention to the Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights (The TRIPS Agreement), World Intellectual Property Organization, 2004.

16 Michael Hiltzik, Biden’s Plan to Waive Vaccine Patents Is Good News, but Not Enough to Beat the Pandemic Within a Privatized Pharmaceutical System, Los Angeles Times, 2021, link truy cập: https://www.latimes.com/business/story/202 1-05- 06/bidens-waiving-covid-vaccine-patents.

17 Perper, Rosie, As the coronavirus spreads, one study predicts that even the best-case scenario is 15 million dead and a $2.4 trillion hit to global GDP, Business Insider.

18 Philip Loft, Waiving intellectual property rights for Covid-19 vaccines,

280

Trang 20

House of Common Library, Research Briefing, Number 9417, 2022.

19 World Health Organization (WHO), Tetanus vaccines: WHO position paper

— February 2017, Weekly epidemiological record, No.6/2017, 92.

20 World Trade Organization (WTO), Waiver from certain provisions of the TRIPS agreement for the preventation, containment and treatment of Covid-19 — Communication from India and South Africa, 2020.

281

Trang 21

THỰC TIEN DIEU CHINH PHÁP LY DOI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG MẠI DAM

- NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Nguyễn Hà My - MSSV 451948Lương Thị Van Anh - MSSV 451941 Dinh Khánh Linh - MSSV 451946

Tóm tắt:Trong nhiều năm qua, để ứng phó với tệ nạn mại dâm Việt Nam đã xácđịnh phương thức diéu chỉnh pháp lý đốivới các hoạt động mại dâm dong thời xâydựng quy định pháp luật về vấn đề này Tuy nhiên, phương thức điều chỉnh mại dâmcũng như các quy định khác có liên quan ở Việt Nam còn tôn tại hạn chế Nghiên cứunày cung cấp khung lý thuyết về mại dâm dong thời phân tích, so sánh giữa các quyđịnh pháp luật hiện hành về mại dâm của Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan với Việt Nam.Nghiên cứu rút kinh nghiệm và dé xuất hoàn thiện pháp luật về mại dâm nói chung vàphương hướng xây dựng Luật Phòng, chống mại dâm nói riêng ở Việt Nam thời giantới.

Từ khóa: Nghiên cứu so sánh, điều chỉnh pháp lý, hoạt động mại dâm, hoànthiện pháp luật.

1 Những vấn đề chung về điều chỉnh pháp lý đối với các hoạt động mại dâm1.1 Một số vẫn đề chung về mại dâm

Trong một số vấn đề chung về mại dâm, nghiên cứu tập trung tìm hiểu trên bakhía cạnh: khái niém mại dâm, các loại hành vi liên quan đến mại dâm và ảnh hưởngcủa mại dâm đến đời sống xã hội

Về khái niệm mại dâm, việc tiếp cận từ những góc nhìn khácnhau sẽ là cáchkhách quan và đa chiều nhất đề nhìn nhận ra ban chất của mại dâm

Hiện nay, mại dâm được đa số các học giả trong và ngoài nước định nghĩa chung

là trao đôi các dịchvụ tinh duc dé được đền bù, thường là dưới dạng tiền hoặc các vật

có giá trị khác Theo định nghĩa của Alobo vaNdifon “Mai dam là hành vi tham giavào hoạt động tình dục, thường là với các cảnhân không phải là vo/chéng hoặc ban bè

để đổi lấy khoản thanh toán ngay lập tứcbằng tiền hoặc hiện vật có giá trị khác ”! Cáctac giả nhấn mạnh mại dâm đượccoi là ngành kinh doanh của phụ nữ.Đồng thời, cácđối tượng tham gia vào hoạt độngmại damnay có thé là nam giớihoặccùng giới (haycòn gọi là đồng tính luyến ái)

Trong nghiên cứu của các tác giả Việt Nam, nhận thức về mại dâm dườngnhưkhông khác biệt nhiêu với các quan điêm nêu trên Tiên sĩ tâm lý học, chuyên

!Alobo, E & Ndifon, R (2014), “Addressing prostitution concerns in Nigeria: issue, problems and prospects”,European Scientific Journal, Vol.10, No.14

282

Trang 22

gianghiên cứu về giới tính, tình dục, sức khỏe tình dục và HIV/AIDS Khuất ThuHéngkhai quat: “Mai dam la viéc trao đổi sự thỏa mãn tình duc lấy tiền hoặc bắt cứmot giatri vật chat khác Mại dâm là một công việc kinh doanh nhằm Cung cấp sự thỏamantinh đục cho cả nhân ngoài phạm vi vo/ chong va ban bè ”2.

Mai dâm không phải là một van đề đơn lẻ, riêng biệt mà có vô van nhữngquandiémkhac nhau về mại dam và mỗi quan điểm đều đưa ra lí lẽ duoc cho là rấthợp

lý và thuyết phục Với quan điểm phản đối mại dâm, Giáo sư Teela Sanders củatrường Đại học Leicester(Vương Quốc Anh) đã nêu rõ quan điểm tiêu cực về mặt lịch

sử của mại đâm khi cômô tả việc xem những người hành nghề mai dâm như là “øững

kẻ truyền bá dịchbệnh, một tệ nạn xã hội và một mối phiền toái công cộng ”° Ở góc độtôn giáo, quan điểm lên án càng rõ ràng và mang tính bảo thủ hơn.Mại dâm đã trởthành vấn đề nghiêm trọng chịu sự điều chỉnh của một số quy ướcvề giới tính, tìnhdục Tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới đều lênán mại dâm, coi đây là tội lỗi làmnhơ bân phẩm giá con người và các giá trị đạo đứcxã hội hướng tới

Song song với những luéng quan điểm lên án hoàn toàn mại dâm, một số hocgiacho rằng mại đâm là một hoạt động không có hại, cần được ủng hộ vàduy trì Goldmancũng khang định rằng “mại dam là một tổ chức không có nạn nhân, trong đó cả haibéngiao dich đều có loi” Những ý kiến lập luận về sự vô hại của mại dâm cho rằngđâylà hành động quan hệ tình dục thông thường và xã hội coi quan hệ tình dụcthôngthường là vô hại nên hoạt động mại dâm cũng vậy Dưới góc độ kinh tế, đã có rấtnhiều những nghiên cứu chuyên sâu và nghiêmtúc về vấn đề này Có thé thấy quanđiểm ủng hộ mại dâm xuất phát từ việc hoạt độngmại dâm luôn gắn liền với sự chuyềnhoá, chuyên biến của nền kinh tế Mai dâm luônđáp ứng, thay đổi theo các quy luậtcung — cầu của thịtrường song cũng chính là sựđánh đổi của các cá nhân tham gia vàohoạt động này.

Khác với các nhận định nêu trên thì một quan điểm được cho là “đặc biét” khithéhiện cách nhìn dung hòa đối với mại dâm Một số nghiên cứu xã hội học cho rằngmạidâm là một hiện tượng phức tạp và có tính chất xã hội Nó bao gồm nhiều hoạtđộng,mối quan hệ và trải nghiệm cá nhân, trong đó chỉ một số có thể gây hại chonhữngngười cung cấp dịch vụ tình dục hoặc là có nguy cơ bị bắt và bóc lột và cũng có thé cómột mối de doa thực sự về bạo lực” Tuy nhiên, chúng ta lại không thể giới hạnhoạtđộng mại dâm trong việc bóc lột, hoặc đánh giá công việc tình dục này thành sựtôi tệ

và có hại bởi vì thật sự tồn tại những hiện tượng tích cực xung quanh hoạt độngmại

?Tiêu Thị Minh Hường, Nguyễn Thị Vân (2016) , “Công tác xã hội với người mại dâm”, Tài liệu hướng danthyc

hành, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, tr.24.

3Moen, Ole M (2014), “Is Prostitution Harmful?”, Journal of Medical Ethics, Vol 40, No 2, p 73-81

4Goldman, Mimi (1974), “Prostitution in America.”, Crime and Social Justice, No 2.

5Pruitt, Melody (2018), “The Social Implications of Prostitution”, Melody Pruitt Portfolio, p.72 — 98.

283

Trang 23

Hai là,mại dâm được xem là một hoạt động mua ban vì có sự trao đối các dich vụtình dục dé đổi lay các lợi ích vật chat.

Tiếp theo, nghiên cứu tập trung tìm hiểu tới cáchành vi liên quan đến mại dâm.Qua nghiên cứu nhóm tác giả xác định được có sáu loại hành vi liên quan, bao gồm:Thứ nhất là mua bán dâm Đâylà những hành vi trực tiếp thực hiện hoạt động mạidâm Mua bán dâm bao gồm hành vi mua dâm và hành vi bán dâm Đối tượng thamgia vào hoạt động mua bán dâm bao gồm: nam giới, nữ giới, đồng tính, người chuyêngiới Tuy nhiên, chủ yếu nữ giới là những người thực hiện hành vi bán dâm và ngượclại phần lớn hành vi mua dâm được thực hiện ở nam giới

Thứ hai là chứa mại dâm Dayla hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, chomượn địa điểm, phương tiện dé sử dụng vào mục đích mại dâm” Trong đó, có thểhiểu: Cho thuê/mượn địa điểm, phương tiện là việc chủ sở hữu hoặc người quản lý địađiểm, phương tiện cho người khác dùng địa điểm phương tiện thuộc sở hữu quản lýcủa mình để thực hiện việc mua bán dâm với điều kiện trả một khoản tiền hoặc tài sảncho thời gian sử dụng Ngoài ra, hành vi chứa mại dâm còn có thể bao gồm: hành vithuê, mượn địa điểm để thực hiện việc mua dâm bán dâm, hành vi cho chứa mại dâm.Thứ ba là môi giới (procuring) mại dâm,là việc tạo điều kiện hoặc sắp xếp cho gái

mại dâm hoặc người bán dâm trong việc quan hệ tình dục với khách hàng” Ngoài ra,

hành vi này có thể được hiểu là hành vi dụ dỗ và dẫn dắt của người làm trung gian décác bên thực hiện hành vi mua dâm, bán dâm Hành vi môi giới có thé bao gồm: buônngười vào một quốc gia với mục đích lôi kéo tình dục, điều hành một doanh nghiệp, cơ

sở kinh doanh mại dâm, vận chuyền, hộ tống một gái mại dâm đến địa điểm sắp xếp củakhách hàng

Thứ tư là tổ chức mại dâm Đâylà hành vi quản lý, tức là hoạt động dé thực hiệncác chức năng như: phân bồ vai trò, tổ chức hậu cần, lập kế hoạch, lựa chọn nhữngngười tham gia vào hoạt động mại dâm, những người phục vụ cho nhà chứa, cũng như

5 Theo Khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003.

7 Xem: Garner, B & Black, H (2004), “Black's Law Dictionary”, Belmont: Thomson/West.

284

Trang 24

các hoạt động khác như bồ trí, sắp xếp dé thực hiện việc mua dâm, bán dâm Hành vinày bao gồm các hoạt động: thiết kế phòng, địa điểm mại dâm và các điều kiện vậtchất khác phục vụ hoạt động mại dâm; bố trí người canh gác, bảo vệ cho hoạt độngmại dâm; nhận người bán dâm là nhân viên, người làm thuê để che mắt nhà chứctrách; cho người bán dâm hành nghề tại nhà ở, khách sạn, nơi làm việc của mình déthu lợi bat chính.

Thứ năm là cưỡng bức mại dâm,còn được gọi là mại dâm không tự nguyện haymại đâm bắt buộc Hành vi ép buộc bao gồm: hành vi dùng vũ lực, đe doạ, dùng thủđoạn, buộc người khác phải thực hiện việc mại dâm mà người đó không mongmuốnŠ Hành vi cưỡng bức này phổ biến ở tat cả các loại hình mại dam, là hành vi liênquan đến việc thực hiện hành vi tình dục không xuất phát từ nhu cầu tự nhiên củangười hành nghề mại dâm Do đó, đây cũng là hành vi chống lại quyền con người.Thứ sáu là bảo kê mại dâm Đây là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tínhoặc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực dé bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm” Hành vinày xuất hiện ở hai loại đối tượng Một là, những kẻ hay băng nhóm được gọi là giang

hồ, loại đối tượng này thường dùng vũ lực dé bảo kê các tụ điểm mại dâm Hai là,những quan chức, cảnh sát lợi dụng chức vụ, quyền hạn dé duy trì và tránh sự “dòmngó” của pháp luật đối với các hoạt động mại dâm trái phép

Tiếp theo, nghiên cứu đi vào phân tích những ảnh hưởng của mại dâm đến đờisống xã hội

Về khía cạnh đạo đức,mại đâm xuất phát từ một nhu cầu có thực, nhu cầu thườngtrực trong mỗi con người đó chính là đời sống tình dục Nhưng đặt tình dục và nhu cầutình duc dưới góc nhìn văn hóa và các quan điểm dao đức như thé nào ở mỗi quốc gia

và khu vực Về mặt đạo đức và văn hóa, mại dâm vừa là sản phẩm, vừa là tác nhânthúc đây chủ nghĩa hưởng thụ, sự “tiền tệ hóa giá trị đạo đức và nhân phẩm”, hành vitinh dục của con người mat hết những giá trị thiêng liêng, khuôn khổ đạo đức, trởthành thứ bản năng giống thú vật Tóm lại, mại dâm là hành vi chà đạp lên phẩm giácon người, đưa tới sự băng hoại đạo đức lối sống của xã hội, sự “thú tính hóa” hoạtđộng tình dục của con người, làm sụp đồ những giá trị về hôn nhân, tình yêu và lòngchung thủy.

Trong vấn đềsức khỏe cộng đồng, khả năng lây nhiễm các bệnh lây truyền quađườngtình dục (STDs) trong hoạt động mại dâm rất đáng quan ngại Nguyên nhân do

họ quan hệ tình dục với những người mua dâm không được bảo vệ nên việc lây truyềnSTDs từ gái mại dam sang người mua dâm và ngược lại là nguy cơ sức khỏe lớn nhất

mà người mua và người bán phải đôi mặt trên thị trường này Thực tê hiện nay, hâu

*Xem tai website: https://en.wikipedia.org/wiki/Sexual_slavery, truy cập ngày 10/01/2022.

? Theo Khoản 8 Điều 3 Pháp lệnh Phòng, chong mại dâm năm 2003.

285

Trang 25

như 100% người hành nghề mại dâm đều bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình

dục!?.

Không chỉ vậy, mại dâm còn gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khoẻtinh thần của những phụ nữ bán dâm Nhiều người mai dâm luôn bị khủng hoảng tâmlý

với những nỗi sợ: sợ bạo hành tình dục, sợ bị đánh dập, cướp bóc, quyt tiền, '! Bêncạnh đó, trong các nghiên cứu về hậu quả sức khỏe tâm thần của mại dâm bao gồmphần lớn các nghiên cứu ghi lại tỷ lệ phơi nhiễm với các sự kiện đau thương và rối loạncăng thăng sau chan thương ở những phụ nữ tham gia mại dâm Hau hết phụ nữ cho biết

họ bị cưỡng hiếp, hành hung hoặc de doa vũ khí trong quá trình bán dâm!? Các nghiêncứu cũng cho thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm của phụ nữ tham gia hoạt động mạidâm tăng lên đáng ké: có tới 74% có ý định tự tử trong đời và 53% đã có hành động cốgắng tự tử

Xét trên khía cạnh bình đăng giới, mại dâm không chỉ là việc phân biệt đối xử,bóc lột hoặc lạm dụng của đàn ông mà còn là một cấu trúc phản ánh, duy trì và làm giatăng sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ Nam giới trong hàng trăm năm đã coi mạidâm là một trong những phương thức khang định sự thống trị của họ đối với phụ nữ.Hiện nay, thuật ngữ prostitute (gái điểm) cũng dan trở thành sex workers (công nhântình dục)!3 Như vậy, về cơ bản mại dâm đã ngầm cho phép công chúng nhận định đànông là chủ thé thống trị của xã hội, nam giới nam quyền hay được quyền trên cơ thécủa người phụ nữ vì đơn giản phụ nữ được coi là “cấp dưới” hay “không ngang hàng”VỚI nam gIới.

Về ảnh hưởng của mại dâm đến an ninh trật tự:Hiện nay, mại dâm có sự gắn kết

vô cùng mật thiết với tội phạm khác nhau đặc biệt là buôn bán ma tuý và buôn người.Ngoài ra, mại dâm cũng làm gia tăng các băng nhóm, tổ chức tội phạm mua bán và sửdụng trái phép chất ma túy, t6 chức và sử dụng các chất cấm, các chất kích thích bathợp pháp, tình hình này xảy ra ở rất nhiều các quốc gia trong đó có Việt Nam Bêncạnh đó, mại dâm còn gây mất an ninh trật tự với vấn nạn bạo lực gái mại dâm Trongnhiều trường hợp tình trạng này còn tệ hơn bạo lực mà nạn nhân bị tra tấn phải trải

!9 Xem: Trần Thu (2020), “Đây mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống Mai dâm”, Trang thông tin điện tử Công an tinh Lai Châu, nguồn truy cập: https://congan.laichau.gov.vn/view/pho-

biengiao-duc-phap-luat/day-manh-tuyen-truyen-giao-duc-nang-cao-nhan-thuc-ve-phong-chong-mai-dam-56889, truy cap ngay 10/01/2022.

!! Xem: Bộ Lao động thương binh va xã hội (2016), “Công tác xã hội với người mại dâm”, Tai liệu hướng dẫn thực hành (Dành cho cán bộ cấp cơ sở), tr 24

!2Xem chỉ tiết tại: El-Bassel NWitte SSWada TGilbert LWallace J (2001), “Correlates of partner violence among

female streetbased sex workers: substance use, history of childhood abuse, and HIV risks”, AJDS Patient Care

STDS, p 41- 51, nguồn truy cập: https://www.liebertpub.com/doi/abs/10.1089/108729101460092, truy cập ngày

11/1/2022

!3 Xem: Pruitt, Melody (2018), "The Social Implications of Prostitution", Melody Pruitt Portfolio, p.3

286

Trang 26

Cuối cùng là van đề về kinh tế.Mại dam từ lâu đã được coi là một ngành kinh tếngầm bat hợp pháp (underdog) của nhiều quốc gia trên thế giới Thống kê hang nămcho thấy mại dâm là một ngành công nghiệp nhiều tỷ đô (Có thê xem số liệu của HànQuốc, Thụy Sỹ ) Do đó, mại dâm cũng làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, mang lại thunhập 6n định cho nhiều phụ nữ Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy thu nhập một giờcủa gái mại dâm Chicago năm 2007 gấp 4 lần thu nhập theo giờ nếu làm ngành nghềkhác!* Vì vậy, một số bộ phận phụ nữ đã ngầm coi mai dâm là phương tiện kiếm sông

và gan bó với nó

1.2 Các phương thức điều chỉnh đối với hoạt động mại dâm

Trên thực tế, phương thức điều chỉnh có thé bao gồm: chuẩn mực đạo đức, chuẩnmực tôn giáo, chính sách Nhà nước, các biện pháp kinh tế và bằng pháp luật Tuynhiên, phương thức điều chỉnh bằng pháp luật là phương thức điều chỉnh tối ưu nhất,mang tính bắt buộc chung và tác động đến toàn xã hội Điều chỉnh bằng pháp luật cóthé kế đến các phương thức như cấm đoán, cho phép/hợp pháp hóa, phi danh hóa:Thứ nhất là phương thức cắm đoán,mại dâm được coi là bất hợp pháp Mục đíchcủa nó là tìm cách giảm bớt hoặc xóa bỏ ngành công nghiệp tình dục và được nhữngngười phản đối mại dâm ủng hộ vì ly do đạo đức, tôn giáo hoặc nữ quyền'Š Hình thứcnày bao gồm tội phạm hóa và quy định vi phạm hành chính

Thứ hai là phương thức hợp pháp hóa Đây là phương thức được kiểm soát bởichính phủ và chỉ hợp pháp trong một số điều kiện do nhà nước quy định Tiền đề cơbản trong các phương thức hợp pháp hóa là mại dâm cần thiết cho sự ổn định của xãhội Tuy nhiên, mại dâm lại cần được kiểm soát dé bảo vệ trật tự công cộng vàsứckhỏe con người Một số quốc gia chọn hợp pháp hóa như một biện pháp pháp lý đểgiảm tội phạm liên quan đến mại dâm (ví dụ như: tội phạm có tô chức, thamnhũng,mại dâm trẻ em, ).

Thứ bala phương thức phi danh hoá (giải mã hoá): “Phi danh hóa là phươngthức bãi bỏ tắt cả các luật chong mai dâm hoặc xóa bỏ các điều khoản đã hình sự hóatat cả các khía cạnh của mại dâm Tuy nhiên, điều quan trọng can lưu ý trong phươngthức này là có sự phân biệt giữa mại dâm tự nguyện, liên quan đến vũ lực và cưỡngbức, mai dâm trẻ em ”'5 Sự khác biệt cơ bản giữa phương thức điều chỉnh này với hợppháp hóa là không có quy định cụ thé về mại đâm nào do nhà nước áp đặt

4 Xem: Dự Trần (2012), “Kinh tế học về mại dâm”, Báo Tuổi trẻ online, nguồn truy cập:

https://tuoitre vn/kinhte-hoc-ve-mai-dam-499259.htm, truy cập ngày 11/01/2022.

'SXem: Gangoli, G., & Westmarland, N (2006), International approaches to prostitution: Law and policy in Europe and Asia, London: The Policy Press.

!Dr Elaine Mossman (2007), International Approaches to Decriminalising or Legalising Prostitution, Preparedfor the Ministry of Justice, Victoria University of Wellington, p.6

287

Trang 27

2 Thực tiễn điều chỉnh pháp lý đối với hoạt động mại dâm ở một số quốc giatrên thế giới

2.1 Thực tiễn điều chỉnh pháp lý đối với hoạt động mại dâm ở Nhật BảnNhật Bản sử dụng phương thức cắm đoán để điều chỉnh hoạt động mại dâm Ở cáchđiều chỉnh này, mại dâm được xác định trên hai nhóm đối tượng: người trưởng thành và trẻ

em.

Đối với đối tượng mại dâm là người trưởng thành, Nhà nước điều chỉnh trực tiếpthông qua Bộ luật Hình sự; Luật Phòng, chống mua mại dâm năm 1956 được sửa đổithay thế năm 1991 và một số luật khác liên quan

Luật Phòng, chống mại dâm Nhật Bản bao gồm 4 chương và 40 điều Một điều đặcbiệt là Luật này không đưa ra quy định cắm hành vi mua bán dâm nhưng lại trừng phạtnhững kẻ trục lợi từ việc bóc lột phụ nữ trong hoạt động mại dâm Cụ thé, Luật hình sựhóa các hành vi như: môi giới mại dâm, xúi giuc mại dâm, cưỡng ép bán dâm Nguyêntắc cơ ban của Luật là mai dâm làm tồn hại đến nhân pham va xáo trộn xã hội, đồng thờicoi những người bán dâm là đối tượng dễ bị tổn thương cần được phục hồi và điềuchỉnh.

Ngoài Luật Phòng, chống mai dâm Nhật Ban còn có “Dao luật về Quy chế Kinhdoanh Hai quan, v.v và T 6i ưu hóa Kinh doanh” Luật Kinh doanh Hải quan như mộtđạo luật tương ứng với mại dâm Trong Chương 4 của Luật Kinh doanh Hải quan,

“Các quy tắc dành cho kinh doanh, đặc biệt liên quan đến kinh doanh tình dục ” cácquy tắc được quy định cho hoạt động kinh doanh này nhăm mục đích đưa ra các hành

vi tương tự như hành vi quan hệ tình dục va kiểm soát nó một cách chặtchẽ

Đối với đối tượng trẻ em, Nhật Bản đã ban hành Đạo luật về mại dâm trẻ em vàotháng 5 nam 1999 va có hiệu lực vào thang 11 năm 1999quy định và trừng phạt cáchành vi liên quan đến nội dung khiêu dâm trẻ em và bảo vệ trẻ em

Tóm lại, pháp luật Nhật Bản đã có những sự nỗ lực trong việc chống lại hoạtđộng mại dâm thông qua những chính sách, quy định pháp luật.Tuy nhiên, phần lớnnhững nỗ lực này chỉ đem lại những kết quả hạn chế Nhưng cái giá mà văn hóa Nhậtphải trả cho sự “Tây hóa” quá đà nhằm dọn đường cho kinh tế phát triển cũng khôngnhỏ.

2.2 Thực tiễn điều chỉnh pháp lý đối với hoạt động mại dâm ở Hà Lan

Năm 2000, Hà Lan là một trong những nước đầu tiên hợp pháp hoá mại dâm, côngnhận mại đâm là một hoạt động ngành nghề hợp pháp va uy quyền các quy định củangành công nghiệp tình dục cho các chính quyền địa phương Với việc sửa đôi luật cóhiệu lực vào năm 2000, lệnh cấm chung đối với nhà thé và môi giới mại dâm (ban hànhnăm 1911) đã được bãi bỏ; các phan liên quan đến điều hành nhà thổ và môi giới mại dam

288

Trang 28

đã bị xóa khỏi Bộ luật Hình sự Hà Lan Đồng thời, hình phạt nghiêm khắc hơn đối với cáchình thức mại dâm cưỡng bức và lạm dụng tình dục, mại dâm người chưa thành niên đã được đưa ra.

Hiện nay, kinh doanh mại dâm bao gồm: mua dâm, bán dâm, chứa mai dâm, tôchức mại dâm và môi giới mại dâm và được coi là hợp pháp tại Hà Lan nhưng phảituân thủ nghiêm ngặt quy định, yêu cầu của Nhà nước, từng địa phương

và cưỡng bức mại dâm và mại dâm người chưa thành niên, Bộ luật Hình sự HàLan cũng đã quy định rõ ràng với nhiều khung xử lý tuỳ theo mức độ và khách thé mahành vi vi phạm xâm hại tới.Các chủ sở hữu và quản lý của nhà thổ phải chịu tráchnhiệm đối với trẻ vị thành niên hoặc người nhập cư bat hợp pháp làm việc trong cơ sởcủa họ Các hình phạt bao gồm từ cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi giấy phép tạm thời hoặcvĩnh viễn Trong các trường hợp liên quan đến mại dâm không tự nguyện, chủ sở hữuvà/hoặc quản lý có thé bị truy tố theo Bộ luật Hình sự

Nhìn chung, có thé thấy, mô hình điều chỉnh của Hà Lan suốt hơn 20 năm qua đãmang lại cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực trong việc kiểm soát và ứng phó với mạidâm Mục dich Hà Lan muốn hướng đến khi hợp pháp hóa mai dâm là để giảm thiểu tìnhtrạng buôn người và tránh tình trạng lạm dụng người bán dâm Tuy nhiên, trên thực tế, việcđiều chỉnh mại dâm theo mô hình này không đem lại những hiệu quả như Hà Lan mongmuốn

2.3 Thực tiễn điều chỉnh pháp lý đối với hoạt động mại dâm ở Thái Lan

Ở Thái Lan, mại dâm là hoạt động chịu sự nghiêm cam tuyét đối của Nhà nước.Đạo Luật Ngăn chặn và Trấn áp mại dâm năm 1996 là Đạo luật điều chỉnh trực tiếpvấn đề liên quan đến hoạt động mại dâm ở Thái Lan Bên cạnh đó, một số luật liênquan cũng được ban hành dé ngăn chặn và tran áp mai dâm bao gồm: Bộ luật Hình sựThái Lan, Đạo luật chống buôn bán người năm 2008, Đạo luật về địa điểm dịch vụnăm 1966, Luật chống rửa tiền năm 1999 Có thể thấy, Đạo luật Ngăn chặn và trấn ápmại dâm năm 1996 đã định hướng lại luật pháp Thái Lan từ việc nhấn mạnh trừng phạtgái mại dam sang trừng phạt người môi giới mai dâm, chủ nhà chứa và một số kháchhàng nhất định Dù Thái Lan có nhiều luật dé điều chỉnh, ngăn chặn và tran áp mạidâm nhưng các luật này được thực thi rất kém, điều đó thể hiện ở chỗ vẫn phát hiệnnhững vấn đề nay sinh từ việc vi phạm hoặc buôn bán dâm Đặc biệt, thực tế vẫn xảy

ra tình trạng tham nhũng pho biến trong giới quan chức, như việc cảnh sát và quanchức Thái Lan thường có quan hệ mật thiết với Mafia điều hành các hoạt động buônbán tình dục hay chủ cơ sở nộp phí bảo vệ thường xuyên cho cảnh sát.

3 Thực tiễn điều chỉnh pháp lý đối với các hoạt động mại dâm ở việt Namdưới góc nhìn so sánh

289

Trang 29

3.1 Thực tiễn điều chính phúp lý dối với các hoat động mai dam ở Việt Nam

Về thực tiễn điều chỉnh pháp lý đối với các hoạt động mai dâm có 2 nội dungđược chúng tôi đề cập Thứ nhất là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh về hoạt động mạidâm, thứ hai là vềcơ chế quy định pháp luật

Đối vớilĩnh vực pháp luật điều chỉnh về hoạt động mại dâm: Hoạt động mại dâmđược Nhà nước điều chỉnh chủ yếu ở lĩnh vực hành chính và hình sự

Đối vớicơ chế quy định pháp luật

Thứ nhất là quy định dé nhận diện các hình thức mại dâm: Trong Pháp lệnhPhòng, chống mại dâm năm 2003 đã dành riêng một điều luật Quy định dé nhận diệncác hình thức mại dâm, trong đó bao gồm các hành vi mua bán dâm, chứa mại dâm, tổ

chức mại dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm, cưỡng bức mại dâm.

Thứ hai là quy định vi phạm hành chính: (¡) Trong Pháp lệnh Phòng, chống mạidâm năm 2003 quy định xử phạt hành chính đối với hoạt động mại dâm, cụ thể từ Điều

22 đến Điều 26; (ii) Trong Nghị định số 144/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành

về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chốngbạo lực gia đình cũng quy định những xử phạt hành chính từ Điều 24 đến Điều 27 đốivới hành vi mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bándâm.

Thứ ba là tội phạm hoá (những hành vi về mại dâm có tính chất nguy hiểm cho

xã hội): (i) Pháp lệnh Phòng chống mại dâm năm 2003 quy định những đối tượngthuộc từ Điều 24 đến Điều 29 bị truy cứu trách nhiệm hình sự; (ii) Các hành vi như:chứa mại dâm (Điều 327), môi giới mại dâm (Điều 328), mua dâm người chưa thànhniên (Điều 329) được cụ thể hoá thành tội phạm trong BLHS năm 2015 còn lại cáchành vi mại dâm khác chỉ bi xử phạt hành chính.

Thứ tư là quy định quản lý nhà nước về công tác phòng, chong mại dâm: TrongPháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003 đã dành hắn Chương 4 dé quy định quản lýnhà nước về công tác phòng, chống mại dâm Ngoài ra, còn quy định Trách nhiệm quan

lý nhà nước về công tác phòng, chống mại dâm của các cơ quan, cụ thể từ Điều 32 đếnĐiều 37 của Pháp lệnh này

Thứ năm là quy định cơ chế phòng ngừa và phát hiện mại dâm: Nhà nước quyđịnh cụ thể ở Chương VI của Pháp lệnh Phòng chống mại dâm năm 2003, tại chươngnày quy định về khen thưởng, khiếu nại tố cáo trong công tác phòng ngừa và phát hiệnmại dâm.

Tóm lại, Việt Nam quy định mại dâm là hoạt động bất hợp pháp, các phươngthức xử phạt và các tội danh liên quan đến mại dâm đã và đang mang lại nhiều kết quả

290

Trang 30

thiết thực Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế và khó khăn Vì vậy, nhóm tácgiả cho răng Nhà nước cần hoàn thiện khung hành lang pháp lý thích hợp đề xử lý hiệuquả tệ nạn mại dâm ở Việt Nam.

3.2 So sánh thực tiễn điều chỉnh pháp ly đối với các hoạt động mại dâm ở ViệtNam và Nhật Ban, Hà Lan, Thai Lan

Để so sánh thực tiễn điều chỉnh pháp lý đối với các hoạt động mại dâm ở Việt Nam

và Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan, chúng tôi đề cập đến hai nội dung chính sau: thứ nhất là

về phương thức điều chỉnh, thứ hai là về lĩnh vực pháp luật dé điều chỉnh hoạt động mạidâm.

Về phương thức điều chỉnh:

Điểm tương dong:Nhat Bản, Thái Lan và Việt Nam đều có phương thức điềuchỉnh giống nhau là cam mại dâm.Lý do cả ba quốc gia đều có chung phương thứcđiều chỉnh này là do ngoài việc xem mại dâm là trái đạo đức, làm xấu đi thuầnphongmỹ tục thì nguy cơ lây nhiễm cácbệnh tình dục cũng là mối nguy hại khiến baquốc gia này lo sợ

Điểm khác biệt:

Thứ nhất là,khác với Việt Nam, phương thức diéu chỉnh của Hà Lan là hợp pháphoá hoạt động mại dâm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước Sự khác biệt trongphương thức điều chỉnh pháp lý đối với các hoạt động mại dâm của hai quốc gia trướchết là do sự khác nhau về quan niệm đạo đức, văn hóa, Ngoài ra, xu hướng hợppháp hóa mại dâm tại khu vực cũng ảnh hưởng ít nhiềuđến vấn đề phương thức điềuchỉnh của các quốc gia trong khu vực Khác với châu Á, tại châu Âu, một số quốc giatai lục địa này đã chính thức thừa nhận mại dâmlà một nghề hợp pháp Trong 27 thànhviên khối Liên minh châu Âu EU thì có tới hơn10 nước công nhận mại dâm là mộtnghề (chiếm 37%)trong khi đó tỉ lê này ở ChâuÁ chỉ chiếm từ 4-5%

Thứ hai latuy đều có chung phương thức điều chỉnh là cam hoạt động mại dâmnhưng hai nước Nhật Bản và Việt Nam lại cam hoạt động này ở hai phạm vì khácnhau Việt Nam nghiêm cấm mại dâm dưới bất kỳ hình thức nào, việc cam nay baogồm việc quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi mua dâm, bandam, va tội phạm hóa các hành vi liên quan đến việc mua bán dâm như chứa mạidâm, môi giới mại dâm, mua dâm người dưới 18 tuổi Ngược lại, Nhật Bản không xửphạt bản thân hành vi mua bán dâm, mà truy cứu trách nhiệm hình sự với mọi hoạtđộng khác như: môi giới mại dâm và tổ chức mại dâm, môi giới mại dâm trẻ em, xúigiục mại dâm trẻ em Sở di cùng là cắm nhưng phạm vi câm của hai nước này lại có

sự khác nhau thì chúng tôi cho rằng cần quay ngược lại lịch sử cả Nhật Bản và ViệtNam Ở Nhật Bản, truy ngược lại lý do tại sao Luật Phòng, chống mại dâm được ban

291

Trang 31

hành vào năm 1956 và khiến mại dâm trở thành bất hợp pháp sẽ phần nào lý giải đượcnguyên nhân tại sao Nhà nước không đưa ra hình phạt đối với hành vi mua bán dâm.Nhật Bản từ lâu đã có một hệ thống phi danh nghĩa được chính phủ phê duyệt, mạidâm được dung nạp vào giữa thời kỳ hậu chiến Mặt khác, với Chiến tranh Triều Tiênnăm 1950, phong trào gia nhập LHQ trở nên nhanh chóng ở Nhật Bản, và vì mục đích

đó, nó phù hợp với hiệp ước của LHQ cắm buôn người, bóc lột từ mại đâm va quản lycác nhà thé Do đó, việc cải thiện luật pháp trong nước trở nên cần thiết và Luật Phòng,chống mại dâm đã được đệ trình lên vào năm 1956 Trong các cuộc thảo luận của quốchội về dự luật, nhiều phụ nữ phải kiếm sống bằng nghề mại dâm là những người dễ bịton thương trong điều kiện tồi tệ và nhà nước cần phải bảo vệ, phục hồi và dạy nghề hơn

là săn lùng bằng hình phạt Do đó, Nhà nước ban hành Luật Phòng chống mại dâmkhẳng định mại dâm là bất hợp pháp, nhưng không áp dụng hình phạt đối với người muabán dâm và cố gắng gián tiếp điều chỉnh mại dâm bằng cách trừng phạt các hành vi củanhững người tham gia vào khu vực xung quanh.

Còn ở Việt Nam, xét đến yếu tố văn hóa - lịch sử Việt Nam, mại dâm bi coi là đingược lại với truyền thống văn hóa tốt đẹp và chuân mực đạo đức được gìn giữ ngànđời nay Theo quan điểm trong văn hóa Việt Nam, mại dâm là hành vi vi phạm vàođức tính “hạnh” trong tiêu chuẩn “ công - dung - ngôn - hạnh vẫn luôn được coi làkhuôn vàng, thước ngọc của người phụ nữ Việt Nam Người bán dâm luôn là nhữngđối tượng phải chịu sự kỳ thị, khinh miệt từ phía cộng đồng Không chỉ thế, nguoi muadâm cũng là đối tượng bị phán xét là không đúng đắn, thiếu lễ giáo và cũng phải chịu

sự chỉ trích từ những người xung quanh Ngay từ thời phong kiến, xã hội cũng đã thêhiện cái nhìn khắt khe đối với mại dâm thông qua các quy định như cam quan lại layđào hát làm vợ hoặc thiếp, xử phạt các gái điểm bằng cách cạo đầu, phat trượng v v Bởi vậy, cho đến bây giờ, Nha nước không chap nhận bat kì một hình thức nào củamại dâm, đã và đang nỗ lực loại trừ nó ra khỏi cộng đồng xã hội

Về khung pháp luật dé điều chỉnh hoạt động mại dâm

Điểm tương dong:

Thứ nhất là về định nghĩa mại dâm ở Nhật Bản và Việt Nam Mại dâm ở NhậtBản được định nghĩa trong Điều 2 của Luật phòng chống mại dâm 1956 là “quan hệtình dục với một bên không xác định dé nhận thù lao hoặc hứa hẹn sẽ trả thù lao” Còn

ở Việt Nam, theo định nghĩa trong Pháp lệnh Phòng chống mại dâm, bán dâm là hành

VI giao cấu của một người với người khác dé được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác;mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bándâm dé được giao cấu.Có thé thay, Nhật Ban và Việt Nam là đều xem mại dâm là hành

VI giao cấu, hành vi này được hiểu là việc quan hệ giữa nam và nữ Bởi vậy, mại dâmđồng giới đều chưa thuộc phạm vi điều chỉnh trong pháp luật của cả hai nước này

292

Trang 32

Nguyên nhân chính của van dé này là do cả hai quốc gia đều chưa có bất kỳ quy địnhchấp nhận nào đối với người đồng giới Nếu ban hành văn bản pháp luật về mại dimđồng giới đồng nghĩa với việc sẽ tốn nhiều thời gian, công sức điều chỉnh lại các vănbản pháp luật khác có liên quan dé thống nhất với các quy định mới Chang hạn nhưNhật Bản, Điều 24 Khoản 1 Hiến pháp Nhật Bản quy định “Hôn nhân phải được thiếtlập trên cơ sở hai giới đồng ý và phải được duy trì với sự hợp tác của nhau trên cơ sở hai

vợ chồng có quyền bình đẳng”

Thứ hai,Nhật Ban, Thái Lan và Việt Nam đều có những quy định khá chỉ tiết cáchành vi phạm tội và mức hình phạt tương ứng với hành vi do Cụ thê là tội môi giớimại dâm, chứa mại dâm, kinh doanh mại dâm Sở dĩ cả ba quốcgia đều quy định cácbiện pháp xử lý với các hoạt động liên quan đến hành vi mạidâm là bởi đều cho rằnghoạt động mại dâm có ảnh hưởng xấu, thúc đây sự phát triển của hoạt động mại dâm,gây nguy hiểm đếncon người, an ninh và xã hội

Thứ ba, cả Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan và Việt Nam đều quy định xử phạt hành

vi mại dâm đối với người chưa thành niên Có thê thay, việc đưa ra những quy định xửphạt hành vi mại dâm với ngườichưa thành niên của các quốc gia xuất phát từ quanđiểm của các Nhà nước khi xemtrẻ em là đối tượng dé bị tôn thương, cần được bảo vệtuyệt đối Ngoài ra, hành vi mạidâm với người chưa thành niên mang tính toàn cầu vàphức tạp, là một hành vi đặc biệt nguy hiểm bởi nó xâm phạm đến quyền được bảo vệthân thể, danhdy và nhân phẩm của các em, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sự phát triểnbình thườngvề tâm, sinh lý của trẻ Như vậy, việc quy định xử phạt hành vi này làhoàn toàn phùhợp với các công ước quốc tế về quyền trẻ em

Điểm khác biệt:

Thứ nhất là Việt Nam và Thái Lan có sự khác nhau về định nghĩa mại dâm Kháiniệm mại dâm của Thái Lan có sự rộng mở về các hành vi khách quan chứ không thuhẹp như Việt Nam khi chỉ quy định mại dâm là hành vi giao cấu và đặc biệt là về giớitính của các đối tượng mua ban dam Sở dĩ có sự khác biệt giữa hai quốc gia về van déđiều chỉnh mai dâm đồng giớilà bởi vì Thái Lan là một trong những nước tiến bộ nhất

ở châu Á về quyền LGBT vớicác quan điểm về định hướng tình dục, những ngườiđồng tính và chuyền giới đượcnhìn nhận rất cởi mở

Thứ hai là Hà Lan có những quy định khác biệt về mua ban dâm và kinh doanhdich vụ tinh duc Hành vi mua ban dâm và kinh doanh mại dâm được hợp pháp hóa vớimột số yêu cầu nhất định, nếu không đạt yêu cầu mà vẫn thực hiện thì sẽ bị xử lý theocác chính sách của địa phương bởi kinh doanh mại dâm ở Hà Lan chủ yếu được ủyquyền bàn giao về các địa phương Tuy nhiên, tại Việt Nam hành vi mua bán dâm vàkinh doanh tình dục được coi là bất hợp pháp và bị xử phạt hành chính Nguyên nhândẫn đến những quy định khác biệt trên là do một trong nhữngmục đích của chính sách

293

Trang 33

hợp pháp hóa mại dam ở Hà Lan là dé cơ quan chức năng đốiphó tốt hơn với nạn buônngười Chính phủ Hà Lan cũng cho rằng việc hợp pháp hóanày nhằm mục đích xóa bỏtình trạng bóc lột tình dục bất hợp pháp, các doanh nghiệptội phạm tàn tật và giúp cảithiện điều kiện làm việc cho gái mại dâm.

Thứ ba là việc pháp luật Việt Nam nghiêm cam và trừng phạt đối với hành vi

“Bao kê mại dam” nhưng Nhật Bản, Thai Lan lại chưa có quy định riêng về xử phạthành vi này Sở di chodén bây giờ Nhật Bản và Thái Lan chưa có quy định riêng nàongăn cấm hành vi nàyxuất phát từ mô hình xử lý mại dâm của Nhật Bản, Thái Lan.Hơn nữa, hành vi này đã được quy định chung trong BLHS của cả hai nước cụ thểBLHS Nhật Bản quyđịnh về tội nhận hối lộ (Điều 197)và đưa hối lộ (Điều 198BLHS), BLHS Thái Lan cũng quy định hành vi này tại Điều 149 tội nhậnhối lộ Có thénói, đây chính là nguyên nhân mà Nhật Bản và TháiLan đều cho rằng không thật sựcần thiết phải dành riêng một quy định dé xử lý loạihành vi này

Thứ tư làNhật Bản, Hà Lan, Thái Lan déu dành riêng một quy định để xử lý hành

vi cưỡng bức mại dâm nhưng Việt Nam lại chưa có quy định riêng để xử phạt cu thể vềhành vi này mà chỉ quy định hành vi này là một tình tiết định khung tăng nặng đượcquy định tại Khoản 2 Điều 327 BLHS 2015 Ly do xuất phát từ việc các nhàlàm luậtchưa phản ánh được bản chất riêng của loại hành vi phạm tội này Ngoài ra,còn một sốnguyên nhân khác như do tính phổ biến và tính nguy hiểm chưa cao củahành vi nàydẫn đến việc Nhà nước chưa có quy định xử phạt (kết quả khảo sát XHH của nhómnghiên cứu).

4 Bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu so sánh và những đề xuất hoàn thiệnpháp luật Việt Nam về mại dâm

4.1 Bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu so sánh về điều chỉnh pháp lý doi vớicác hoạt động mại dâm

Từ việc nghiên cứu so sánh về điều chỉnh pháp lý đối với các hoạt động mạidâm, chúng tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:

Về phương thức điều chỉnh pháp luật

Thứ nhất, Việt Nam không nên học hỏi theo phương thức phương thức cắm mộtphần và có kiểm soát Với chính sách này, hành vi mua bán dâm là hợp pháp và Nhànước chỉ xử lý những hành vi liên quan đến mại dâm như môi giới mại dâm, tổ chứcmại dam, Nhat Ban là một minh chứng nổi bật khi đã sử dụng phương thức này déđiều chỉnh hoạt động mại dâm Theo quan điểm của Nhà nước Nhật Bản, đây làphương thức tiếp cận dé bảo vệ quyền con người bởi đa số người bán dâm là nữ Ho dé

bị ton thương bởi các bệnh truyền nhiễm, đe dọa, nguy hại từ người mua dâm và cả cơquan quản lý Tuy nhiên, mô hình điều chỉnh này chỉ khiến cho hoạt động mại dâm trở

294

Trang 34

nên phát triển hơn ở Nhật Bản Thực tế, mại dâm đang là vấn đề nhức nhối và đã tạo ranhững hệ lụy rất phức tạp Những vấn nạn hiếp dâm, bóc lột tình dục, mua bán người,

tỉ lệ người nhiễm HIV, các tội phạm khác liên quan gia tăng và khó quản

Có thé thay, chính Nhật Bản cũng không thể quản lý được hoạt động mại dâm vàkhiến nó xuất hiện nhiều các loại hình mại dâm biến tướng Vì vậy, nhóm nghiên cứucho răng không nên áp dụng mô hình cắm một phần và có kiểm soát như Nhật Bản vìchính Việt Nam cũng đang xuất hiện rất nhiều loại mại dâm trá hình này Hơn nữa,chúng tôi cho rằng, suy cho cùng cam ở phạm vi nào thì vẫn cần có những quy định,chính sách dé không bỏ rơi một ai ra ngoài lề xã hội, cho dù người đó đang hoạt độngmại dâm thì họ vẫn cần giúp đỡ, bảo vệ, tạo điều kiện cho họ tiếp cận tất cả các dịch

vụ xã hội Ngoài ra, quan điểm của Nhật Bản khi hợp pháp hóa hành vi mua bán đâm

là nhằm bảo vệ phụ nữ, không đây họ ra xa cơ quan nhà nước, nhất là về an sinh xãhội Khi người hoạt động mại dâm gặp khó khăn, bị đe dọa thân thể, sức khỏe thìngười đầu tiên họ tìm đến là cảnh sát để được trợ giúp Thông qua đó, chính quyềnnam rõ họ đang ở đâu, làm gì, tâm sinh lý ra sao Tuy nhiên co quan cảnh sát, y tếNhật Bản chưa phải là chỗ dựa tin cậy khi người hoạt động mại dâm cần giúp đỡ vì sợ

bị lộ, bị kỳ thi, họ lần tránh cả chính quyên Vậy nên, chính quyền quan lý mà không

có thông tin, bằng chứng cụ thể về người bán dâm, đó là một bất cập cho chính NhậtBản.

Thứ hai, Việt Nam không nên thả nồi và cho phép hoạt động mại dâm Hợp pháphóa mại dâm là một chính sách gây ra nhiều hệ lụy, không những không quản lý tốt

mà còn làm hoạt động này trở nên phức tạp Điển hình như Hà Lan, trái ngược vớinhững tuyên bố cho rằng việc hợp pháp hoá sẽ giúp kiểm soát sự mở rộng của mạidâm thì hiện nay ngành công nghiệp tình dục của Hà Lan phát triển thêm 25% so vớitrước đây!” và vẫn chiếm khoảng 5% nền kinh tế nước này Thực tiễn tình hình hiệnnay của Hà Lan, nhiều báo cáo nghiên cứu cho rang mại dâm sau khi được hợp pháphóa ngày càng trở nên tôi tệ, tình hình buôn người và mại dâm trẻ em của nước nàycũng tăng lên đáng kể Hợp pháp hóa mại dâm tại Hà Lan không loại bỏ tình hình mạidâm bat hợp pháp, mại dam trẻ em, va cũng không làm giảm sự tham gia của tội phạm

có tổ chức, tội phạm buôn người như mục đích mà Hà Lan đưa ra khi quyết định hợppháp hóa mại dâm mà còn khiến tình hình này nghiêm trọng hơn Do vậy, nhóm tácgiả cho rằng không nên học hỏi mô hình hợp pháp hóa mại dâm như Hà Lan

Thư ba, Việt Nam nên tiếp tục cắm triệt dé các hoạt động mại đám Thực tế hiệnnay, Thái Lan có một số lượng lớn các luật liên quan đến mại dâm và quy định rằngmại dam là bat hợp pháp nhưng cũng không thé làm giảm những van nạn bóc lột tình

! Xem: Renate van der Zee (2020), “The Failure of Legalization of Prostitution in The Netherlands”, Center On

Sexual Exploitation, nguồn truy cập: https://vimeo.com/351794266, truy cập ngày 01/03/2022

295

Trang 35

dục, mua bán người, tỉ lệ người nhiễm HIV, các tội phạm khác liên quan đến hoạtđộng mại dâm và kinh doanh mại dâm Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do phápluật hiện hành của Thái Lan còn tồn tại nhiều lỗ hồng và việc thực thi pháp luật tại đâycòn kém hiệu quả, thiếu nghiêm túc Bởi vậy, thông qua thực tiễn tình hình mại dâm ởThái Lan, Việt Nam nên đúc kết những kinh nghiệm trong việc điều chỉnh và quản lýhoạt động mai dâm Cam triệt dé vẫn là phương thức hữu hiệu va phù hợp nhất vớithực tiễn, văn hóa, kinh tế ở Việt Nam Bởi một khi hoạt động này được cấp phép ởViệt Nam, thì ngành du lịch tình dục ở Việt Nam sẽ phát triển và gây nhiều hệ lụynghiêm trọng mà không ai có thê dự đoán và kiểm soát được.

Về việc xây dung, hoàn thiện pháp luật về mại dâm

Thứ nhất, Việt Nam cân rút kinh nghiệm trong xây dựng những định nghĩa pháp

lý bao quát, rõ rang trong các văn bản pháp luật về mại dâm Ö Nhật Bản, một trongnhững thách thức trong quá trình xử lý hoạt động mại dâm của Nhật Bản là quan niệmcho rằng ngành công nghiệp tình dục không đồng nghĩa với mại dâm Vì luật pháp

`

Ả¬??

nước này định nghĩa mại dâm là “giao cau với người không quen dé được trả tiền” nênhầu hết câu lạc bộ sex cung cấp dịch vụ không giao hợp dé được pháp luật công nhận.Điều đó đã tạo cơ hội cho mại đâm đồng giới ở Nhật Bản phát triển nhanh chóng vàgây ra những hậu quả nghiêm trọng Đây là điều mà Việt Nam cần rút ra kinh nghiệm

để hoàn thiện một khái niệm bao quát hơn về mại dâm, tránh những khó khăn trongthực tiễn thi hành pháp luật như Nhật Bản.Nhìn một cách khách quan, tình hình mạidâm phát triển ở Thái Lan một phần là do sự lỏng lẻo của Nhà nước trong quá trìnhquản lý Tuy nhiên, có những quy định tiến bộ và phù hợp mà Việt Nam nên học hỏi

Cụ thé là việc đề cập đến các hình thức quan hệ tinh dục khác, thậm chi ca thủ đâm vàghi nhận quan hệ tình dục đồng giới Việc định nghĩa như vậy sẽ bao quát hơn, phùhợp hơn với tình hình tội phạm mại dâm trong xã hội hiện nay khi các hình thức mạidâm ngày càng biến đổi phức tạp, khó lườngnhư mại dâm đồng giới, sử dụng sextoy, Bên cạnh đó, Thái Lan, Hà Lan, Nhật Bản đều dành hắn một quy định riêng để

xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi “cưỡng bức mại dâm” Tuy nhiên, Việt Nam lạichưa có một quy định cụ thể nào đối với hành vi này mà chỉ quy định là tình tiết tăngnặng trong BLHS Vì vậy, đây là một điểm mới mà Việt Nam nên học hỏi dé bảo đảm

xử lý nghiêm minh, không bỏ lọt tội phạm và phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt

Nam.

Thứ hai, Việt Nam cân học hỏi kinh nghiệm xây dựng Đạo luật riêng về mạidâm.Nhật Bản và Thái Lan đều đang rất nỗ lực trong việc sử dụng pháp luật như mộtcông cụ hữu hiệu để xử ly hoạt động mại dâm, thể hiện rõ ở việc Nhà nước dành riêngnhững đạo luật riêng biệt dé xử lý hoạt động này Ở Nhật Bản, Nhà nước đã xây dựngriêng Bộ Luật Phòng, chống mại dâm năm 1956 dé điều chỉnh những hành vi liên quan

296

Trang 36

đến mại dâm bao gồm: các quy định chung và mục đích của Luật, thiết lập các chế tài

hình sự, Tương tự với mại dâm người chưa thành niên, Nhật Bản cũng xây dựng cụthể Đạo luật về mại dâm trẻ em, quy định và trừng phạt các hành vi liên quan đến nộidung khiêu dâm trẻ em và bảo vệ trẻ em năm 1999, Hay Thái Lan cũng đã xây dựngĐạo luật Ngăn chặn và Tran áp mại dam năm 1996 quy định khá đầy đủ những biệnpháp xử lý đối với những hoạt động liên quan đến mại dâm Có thé thấy, mặc dù hiệuquả của việc thực thi pháp luật còn phụ thuộc vào rất nhiều yêu tố, tuy nhiên, việcdành riêng một đạo luật, luật riêng biệt dé điều chỉnh về mại dâm sẽ phần nào giúp choviệc tiếp cận các quy định pháp luật dé dàng và cụ thé hơn, giảm tinh trạng chồng chéo

và thiếu thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật về mại dâm

4.2 Những đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về mại dâm

Từ thực tiễn điều chỉnh pháp lý đối với hoạt động mại dâm ở một số quốc giatrên cho thấy Việt Nam vẫn nên tiếp tục cắm triệt dé các hoạt động mại dâm Điều nàyhoàn toàn phù hợp với thực tiễn tình hình mai đâm cũng như cách nhìn nhận của đa sốngười dân ở Việt Nam Từ việc rút kinh nghiệm của các quốc gia được nghiên cứu sosánh, trên cơ sở phân tích bối cảnh ở Việt Nam và khảo sát ý kiến, phỏng vấn trực tiếpĐại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà về các vấn đề liên quan đến điều chỉnh pháp lýđối với hoạt động mại dâm Nhóm tác giả xin đưa ra một số đề xuất cụ thể như sau:Cân ban hành Luật Phòng, chống mại dâm để có tính pháp điển hóa cao và hệthong hóa các quy định pháp luật về mại dâm

Theo chúng tôi, Luật phòng, chống mại dâm nên được xây dựng trên hướng:Thứ nhất, Luật cần được ban hành với cách tiếp cận dựa trên quyền con người:tiếp cận, xóa bỏ khoảng cách pháp lý giữa luật Việt Nam và cácchuẩn mực quốc tế vềbảo vệ quyền của các nhóm yếu thế, phù hợp với công ước quốc tế về quyền conngười, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW).Thứ hai, Luật cần có những điều chỉnh trong việc ban hành luật như sửa đôi kháiniệm mại dâm đê bao quát và giải quyêt các loại hình mại dâm mới như mại dâm đông

`

A 66

giới Chúng tôi cho răng cần phải sửa đổi khái niệm về “mai dâm”, cu thé như sau:

Ban đâm là hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác vớingười khác dé nhận tiền hoặc lợi ích vật chat

Mua dâm là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người khác déthực hiện hành vi giao cau hoặc hành vi quan hệ tình dục khác

Thứ ba, Luật cần quy định cụ thể các hành vi bạo lực đối với người bán dâm.Thứ tw, Luật cần đưa ra quy định đối với người hành nghề mại dâm là nạn nhâncủa bạo lực có quyền tiếp cận các dich vụ chăm sóc y tế và trợ giúp pháp lý củaNhà

nước.

297

Trang 37

Thứ năm, Luật cần bỗ sung các quy định hỗ trợ người bán dâm tái hoà nhập cộngđồngnhư đào tạo nghề, được sắp xếp các vị trí công việc phù hợp tuỳ theo năng lực vàcáckhoản vay tín dụng.

Can sửa đổi và bồ sung một số quy định trong BLHS Việt Nam năm 2015 déhoàn thiện cơ chế xử lý hình sự đối với các tội phạm về mại dâm

BLHS hiện hành chỉ đang quy định 3 loại tội phạm về mại dâm, gồm: chứa mạidâm (Điều 327), môi giới mại dâm (Điều 328), mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều329) Chúng tôi cho rằng nên tách cưỡng bức bán dâm thành một tội danh độc lậptrong BLHS - một loại hình mai đâm có tính nguy hiểm rất cao Cưỡng bức bán dâm làhành vi nguy hiểm của hành vi cưỡng bức mại dâm, nhưng nó lại chưa được đánh giáđúng về tính chất và mức độ nguy hiểm dẫn đến việc quy định các chế tài áp dụngchưa tương xứng với chủ thể thực hiện tội phạm Kinh nghiệm từ Nhật Bản, Hà Lan,Thái Lan cho thấy việc nên quy định hình sự về hành vi này là hết sức cần thiết Dovậy, chúng tôi cho rằng cần bổ sung và đưa tội “cưỡng bức bán dâm” vào BLHS xếphành vi vào nhóm các tội danh xâm phạm danh dự nhân phẩm con người bởi bản chấtcủa hành vi cưỡng bức bán dâm cũng có điểm tương đồng như hành vi cưỡng dâm,đều là hành vi chống lại quyền tự do tình dục, hành vi sử dụng bạo lực hoặc các thủđoạn khác đe dọa đến tính mạng, sức khỏe và chống lại quyền con người

Kết luận

Nghiên cứu, học hỏi, sửa đổi và b6 sung các quy định của pháp luật về mại dâm

là một công việc nhận được sự quan tâm lớn của nhà nước và xã hội, trước hết là củanhững người làm công tác pháp luật Từ cách tiếp cận của luật học so sánh, nghiên cứu

đã thé hiện sự đánh giá, nhận diện thực tiễn điều chỉnh pháp lý về mại dam của ViệtNam hiện tại để từ đó rút ra những kết luận có tính nhận thức chung cũng như nhữngbài học thực tiễn có thé vận dụng dé góp phan sửa đổi và bổ sung và các văn bản cóliên quan ở Việt Nam hiện nay Từ đó giúp nâng cao hiệu quả của công tác phòngngừa và ngăn chặn hoạt động mại dâm diễn ra ở Việt Nam./

298

Trang 38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Văn bản pháp luật Tiếng Việt

1 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, Bộluật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, b6 sung 2017)

2 Bộ luật Hình sự Nhật Bản.

3 Bộ luật Hình sự Hà Lan.

4 Bộ luật Hình sự Thái Lan.

5 Luật Phòng, chống mại dâm năm 1956, Nhật Bản

6 Đạo luật về Quy chế Kinh doanh Hải quan và Tối ưu hóa Kinh doanh năm 1952,Nhật Bản.

7 Đạo luật về mại đâm trẻ em, quy định và trừng phạt các hành vi liên quan đến nộidung khiêu dâm trẻ em và bảo vệ trẻ em năm 1999, Nhật Bản.

8 Đạo luật Hành chính công, Hà Lan.

9 Đạo luật Phòng chống hành vi trái đạo đức năm 1911, Hà Lan

10 Đạo luật Ngăn chặn và Trấn áp mại dâm năm 1996, Thái Lan

11 Đạo luật về các địa điểm dich vụ năm 1966, Thái Lan

12 Đạo luật Chống buôn bán người năm 2008, Thái Lan

13 Đạo luật Chống rửa tiền năm năm 1999, Thái Lan

14 Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội về việc thi hành Luật

17 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2201 của Chính phủ quy định xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nan

xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình

* Văn bản pháp luật Tiếng Anh

1 UN (1949), Convention for the Suppression of the Traffic in Persons and the Exploitation of the Prostitution of Others, Resolution 317(IV), 2 December 1949.

2 UN (1979), Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women, 18 December 1979.

Trang 39

Against Transnational Organized Crime, in United Nations Convention Against Transnational Organized Crime and the Protocols Thereto.

* Tài liệu tham khảo bang Tiếng Việt

1 Bộ Lao động thương binh va xã hội (2016), “Công tác xã hội với người mại dâm”,Tài liệu hướng dẫn thực hành (Dành cho cán bộ cấp cơ sở)

2 Lê Dũng (2012), “Mại dâm, nghề hợp pháp và bất hợp pháp ở châu Âu và châuÁ”, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam

3 Tiêu Thị Minh Hường, Nguyễn Thị Vân (2016), “Công tác xã hội với người mạidâm”, Tài liệu hướng dan thực hành, Bộ Lao động Thương binh và xã hội

* Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Anh

1 Alobo, E & Ndifon, R (2014), “Addressing prostitution concerns in Nigeria: issue, problems and prospects”, European Scientific Journal, Vol.10, No.14.

2 Elaine Mossman (2007), /nternational Approaches to Decriminalising or Legalising Prostitution, Preparedfor the Ministry ofJustice, Victoria University of Wellington.

3 El-Bassel NSchilling RFlrwin KLFaruque SGilbert LVon Bargen JSerrano YEdlin (1997), “Sex trading and psychological distress among women recruited from the streets of Harlem”, Am J Public Health; 87 (1).

4 Emile Durkheim (2007), “Durkheim and the role of prostitution society”,Analytical esay by top papers.

5 Garner, B & Black, H (2004), “Black's Law Dictionary”, Belmont: Thomson/West.

6 Gangoli, G., & Westmarland, N (2006), International approaches to prostitution: Law and policy in Europe and Asia, London: The Policy Press.

7 Goldman, Mimi (1974), “Prostitution in America.”, Crime and Social Justice, No 2.

8 Moen, Ole M (2014), “1s Prostitution Harmful?”, Journal of Medical Ethics, Vol 40, No 2, p 73-81.

9 Pruitt, Melody (2018), “The Social Implications of Prostitution”, Melody Pruitt Portfolio.

10 Roxburgh ADegenhardt LCopeland J (2006), “Posttraumatic stress disorder among female street-based sex workers in the greater Sydney area, Australia”, BMC Psychiatry.

11 Vicha Mahakhun (1997), “Judge blames officials for rise in child abuse”, The Nation, Deputy Chief Justice of the Central Juvenile and Family Court.

*Website

1 https://tuoitre.vn/kinh-te-hoc-ve-mai-dam-499259.htm, truy cập ngày 11/01/2022.

2 truyen-giao-duc-nang-cao-nhan-thuc-ve-phong-chong-mai-dam-

https://congan.laichau.gov.vn/view/pho-bien-giao-duc-phap-luat/day-manh-tuyen-56889?mid=1896&tabid=3245, truy cập ngay10/01/2022.

Trang 40

PHÁP LUẬT BẢO HIẾM XÃ HỘI DOI VỚI LAO ĐỘNG KHU VUC

PHI CHÍNH THỨC Ở VIỆT NAM VÀ MOT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ NHỮNG KIÊN NGHỊ CHO VIỆT NAM

-Phạm Minh Quân - MSSV 442715 Dinh Thuý Hường - MSSV 442705Nguyễn Lê Bảo Ngọc - MSSV 442742Tóm tắt: Lao động khu vực phi chính thức là một trong những nhóm lao động rất dễ

bị ton thương và thường bị bỏ rơi khỏi mạng lưới an sinh xã hội tại các quốc gia trên thếgiới Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng đã nhiễu lan cảnh báo Việt Nam về hệ thong

an sinh xã hội, đặc biệt là bảo hiểm xã hội đối với lao động khu vực phi chính thức Hiệnnay, Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam 2014 đã trao cho lao động khu vực phi chính thứcquyên tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, vốn là một trong những quyên cơ bản củangười lao động Tuy nhiên, trên thực tế, một số quy định trong pháp luật Việt Nam chưathực sự phù hợp, chưa thuận lợi cho lao động khu vực phi chính thức được tham gia vàhưởng bảo hiểm xã hội Bằng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và phươngpháp tổng hợp, nhóm nghiên cứu tập trung đánh giá đánh giá quy định pháp luật bảohiểm xã hội dành cho nhóm doi tượng này trong tương quan so sánh với pháp luật củanhiều quốc gia khác, từ đó rút ra một số kiến nghị đối với Việt Nam

Từ khóa:Lao động khu vực phi chính thức, bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội

1 Khái quát về pháp luật bảo hiểm xã hội đối với lao động khu vực phi chính thứcKhái niệm về tính phi chính thức đã là chủ đề của nhiều nghiên cứu và tranh luậntrong ba thập ky qua ké từ khi khái niệm được “phát hiện” Thuật ngữ “Khu vực kinh tếphi chính thức” đầu tiên được đề xuất dé mô tả một khu vực kinh tế truyền thống ở cácnền kinh tế đang phát triển! Cho đến nay, nền kinh tế PCT đã được định nghĩa một cáchrộng rãi là: “ tất cả các hoạt động kinh tế của người lao động và các đơn vi kinh tế -theo luật hoặc trên thực tế - không bao gồm các hợp đồng chính thức.” (Hội nghị Thống

kê lao động quốc tế lần thứ 17)

Mặc dù khái niệm về “khu vực kinh tế phi chính thức” cơ bản đã được thống nhất,song nó vẫn là một khái niệm mở để các quốc gia có những quy định cụ thể phù hợp vớiđiều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia Viện Khoa học thống kê Việt Nam thông qua

! ThS Mai Thị Hương Giang (2019), “Về an sinh xã hội đối với lao động khu vực kinh tế phi chính thức ở nước ta ”,

Tạp chí cộng sản, nguôn http://dulieu.tapchicongsan.org.vn/Home/Van-hoa-xa-hoi/2019/55473/Ve-an-sinh- doi-voi-lao-dong-khu-vuc-kinh.aspx , truy cập ngày 28/02/2022

xa-hoi-300

Ngày đăng: 25/11/2024, 21:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN