1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Hoàn thiện hệ thống pháp luật qua 10 năm thi hành Hiến pháp năm 2023 đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Phần 2)

299 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 299
Dung lượng 61,66 MB

Nội dung

Không chỉ được quy định tại Điều 14, các nghĩa vụ của nhà nước về QCN, QCD cũng được khang định ngay tại chương đầu tiên trong Hiến pháp 2013quy định về Chế độ chính trị: “Nhà nước bảo đ

Trang 1

Nam do Nhân dân làm chủ; tat cả quyên lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nên tảng

là liên mình giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Điều2) Cụ thể hoá các hình thức thực thi quyền lực nhà nước của nhân dân, Hiến pháp

2013 bổ sung thêm quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủtrực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơquan Nhà nước khác” (Điều 6) Với tư cách là chủ thể nắm chủ quyền tối cao, vềnguyên tắc, nhân dân cũng có quyền giám sát đối với hoạt động nhà nước và hoạtđộng của các tổ chức Đảng và đản viêng (Khoản 2 Điều 14)

Theo các quy định nêu trên, nhân dân thực hiện quyền lực bằng các hình thứcdân chủ trực tiếp như bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội,tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địaphương va cả nước, quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân của côngdân, quyền khiếu nại, tố cáo của cá nhân Bên cạnh đó, nhân dân cũng thực hiệnquyền lực của mình gián tiếp thông qua các đại điện do mình bầu ra theo các nguyêntắc bầu cử dân chủ được Hiến pháp ghi nhận, đó là bầu cử phổ thông, bình đăng, trựctiếp và bỏ phiếu kín Việc ghi nhận Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông quaQuốc hội, HĐND và tất cả các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước không chỉ thé hiệnnhận thức khoa học va day đủ hơn của Hiến pháp 2013 so với các bản Hiến pháp trướcđây về hình thức dân chủ đại điện mà còn phù hợp với quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam, đó là Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhànước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.Quan điểm này cũng phù hợp với các quan điểm nói chung về chủ quyền nhân dân ởcác quốc gia trên thế giới, theo đó, Hiến pháp là bản khế ước xã hội thê hiện việc nhândân trao một phần quyền lực của mình cho Nhà nước và giữ lại một phần quyền lực

cho mình.

Với quan điểm đề cao chủ quyền nhân dân, Hiến pháp năm 2013 quy định khisửa đôi Hiến pháp, Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân,xác định đây là một giai đoạn trong quá trình lập hiến Ngoài ra, người dân có thê cóthé tham gia hoạt động lập hiến, lập pháp, quyết định những van dé trọng dai của đấtnước thông qua tham gia trưng cầu ý dân khi Quốc hội quyết định Bên cạnh việckhang định chủ quyền và quyền tham gia của người dân, Hiến pháp 2013 còn ghi nhậntrách nhiệm của nhà nước trong tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước

và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của

công dân [Điều 28] Quy định này đã ràng buộc nghĩa vụ cụ thé của các cơ quan nhanước trong việc bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của nhân dân,

qua đó bảo vệ quyền khỏi mọi hành vi xâm hai, lạm dụng trên thực tế

Trang 2

Nguyên tắc về nghĩa vụ nhà nước với QCN: Như đã đề cập, ngay từ bản Hiếnpháp đầu tiên năm 1946 và các bản Hiến pháp tiếp theo 1959, 1980 đã thể hiện tỉnhthần tôn trọng những giá trị nhân quyền thông qua những quy định về QCD Tuynhiên, phải đến Hiến pháp 1992, lần đầu tiên, nghĩa vụ tôn trọng của nhà nước đối vớicác QCN mới được ghi nhận trong Hiến pháp (ở Điều 50) Dù vậy, Điều 50 Hiến pháp

1992 vẫn chưa đề cập đến hai nghĩa vụ quan trọng khác của nhà nước về QCN, đó là

nghĩa vu bảo vệ (obligation to respect) và nghĩa vụ thực hiện (obligation to fulfil).

Thêm vào đó, Điều 50 Hiến pháp 1992 đã đồng nhất các QCN với QCD

Khắc phục những hạn chế của Hiến pháp 1992 cũng như những bản Hiến pháptrước đây, Hiến pháp 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các QCN,QCD về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ,bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [Điều 14.1] Như vậy, lần đầu tiên, tat cả cácnghĩa vụ của nhà nước về QCN theo luật nhân quyền quốc tế đã được hiến định mộtcách đầy đủ trong Hiến pháp 2013 (trong đó, nghĩa vụ thực hiện được diễn đạt thànhnghĩa vụ bảo đảm) Không chỉ được quy định tại Điều 14, các nghĩa vụ của nhà nước

về QCN, QCD cũng được khang định ngay tại chương đầu tiên trong Hiến pháp 2013quy định về Chế độ chính trị: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyên làm chủ của

Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo dam QCN, OCD; thực hiện mục tiêu

dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no,

tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn điện” [Điều 3]

Nguyên tắc về tạm dừng/đình chỉ thực thi quyên: Khoản 2 Điều 14 Hiến phápnăm 2013 ghi nhận: “OCN, OCD chi có thé bị hạn chế theo quy định của luật trongtrường hợp can thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” Đây cũng là lần đầu nguyên tắc này quyềnđược đưa vào Hiến pháp Việt Nam Việc hiến định nguyên tắc này phù hợp với tinhthần của luật nhân quyền quốc tế và có ý nghĩa trong việc thực hiện các QCN, QCDtrên thực tế Cụ thể, đối với chủ thể có nghĩa vụ, nguyên tắc này cho phép nhà nướcđặt ra và áp dụng những hạn chế đối với một số quyền, nhằm thực hiện chức năng củanhà nước là quản lý xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích chung của cộng đồng và cácquyên, lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác Bên cạnh đó, nguyên tắc này giúp ngănchặn khả năng lam dụng quyền lực nhà nước để vi phạm nhân quyên, thông qua việc

ấn định những điều kiện chặt chẽ với việc hạn chế quyên Đối với chủ thể thụ hưởng

quyền, nguyên tắc này có tác dụng phòng ngừa những suy nghĩ và hành động cực đoan

trong việc hưởng thụ, thực hiện các quyền

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013, việc tạm dừng/đình chỉ thựcthi quyền chỉ được áp dụng khi cần thiết, trên cơ sở khách quan, hợp pháp và hợp lý,

có sự nghiên cứu, cân nhac cân thận trước khi áp dụng, nhắm mục đích bảo vệ các lợi

Trang 3

ích chính đáng của quốc gia, bao gồm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn,

đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng

Các QCN, QCD về dân sự, chính trị được ghỉ nhận trong Hiến pháp 2013Các QCN, QCD trong Hiến pháp 2013 được ghi nhận tập trung chủ yếu ởchương II, bao gồm các quyền trên lĩnh vực dân sự, chính trị, sau đây: Quyền bìnhđăng trước pháp luật (Điều 16); Quyền sống (Điều 19); Quyền bất khả xâm phạm vềthân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phâm (Điều 20); Quyềnhién mô, bộ phận cơ thé người và hién xác theo quy định của luật (Điều 20); Quyềnbat khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Điều 21);Quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình (Điều 21); Quyền bí mật thư tín, điện thoại,điện tin và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21); Quyền có nơi ởhợp pháp (Điều 22); Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22); Quyền tự do đi lại

và cư trú ở trong nước (Điều 23); Quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước(Điều 23); Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24); Quyền tự do ngôn luận (Điều25); Quyền tự do báo chí (Điều 25); Quyền tiếp cận thông tin (Điều 25); Quyền hộihọp, lập hội (Điều 25); Quyền biểu tình(Điều 25); Quyền bầu cử và đủ hai mươi mốttuôi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND (Điều 27); Quyền tham gia quản lýnhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn

đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28); Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổchức trưng cầu ý dân (Điều 29); Quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 30); Quyền được suyđoán vô tội (Điều 31); Quyền được xét xử kịp thời, công bằng, công khai (Điều 31);Quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa trong xét xử (Điều 31);Quyền được bồi thường thiệt hại về vật chat, tinh thần và phục hồi danh dự khi bị bắt,tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật (Điều31); Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tưliệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác(Điều 32); Quyền sở hữu tư nhân (Điều 32); Quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ(Điều 32); Quyền được tố tụng công bằng (Điều 44)

Nhìn chung, hệ thống các QCN, QCD dân sự, chính trị trong Hiến pháp 2013 đã

kế thừa và mở rộng các quy định về van dé này trong các Hiến pháp trước đây, và théhiện sự tiệm cận ở mức độ cao hơn với các tiêu chuẩn của Luật nhân quyền quốc tế.Những điểm tiến bộ nỗi bật đó là:

- Hiến pháp 2013 không còn đồng nhất khái niệm “quyên con người” với “quyêncông dân” mà đã sử dụng khá hợp lý hai thuật ngữ này khi hiến định các quyền và tự

do của con người Điều này gắn với sự thay đối quan trọng trong quy định về chủ thé

quyên, mà có tác dụng mở rộng phạm vi chủ thể của các QCN,QCD, đặc biệt là các

quyền dân sự, chính trị Cụ thể, theo Hiến pháp 2013, chủ thể của một số quyền và tự

Trang 4

do cơ bản về dân sự, chính trị như các quyền bình dang trước pháp luật; quyền tự dokinh doanh; quyền sở hữu tư nhân về tài sản và tư liệu sản xuất; quyền nghiên cứu

khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt

động đó; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bat khả xâm phạm về thân thé, đượcpháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là “moi người”, thay vì “côngdan” như các Hiến pháp trước đó

- Hiến pháp 2013 là bản hiến pháp đầu tiên của nước ta có quy định nguyên tắc

về tạm đình chỉ thực thi quyền [Khoản 2 Điều 14] - một nguyên tắc có ý nghĩa thựctiễn to lớn Bên cạnh đó, Hiến pháp 2013 đã ghi nhận một số quyền mới, bao gồm cácquyền dân sự, chính trị, nhằm tạo cơ sở hiến định rõ ràng trong việc bảo vệ các quyềnnày, trong đó có thể kể như: quyền sống (Điều 21); quyền xác định dân tộc, sử dụngngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); quyền của công dân không bịtrục xuất, giao nộp cho nước khác (Điều 17 khoản 2); Đây đều là những quyền và tự

do căn bản được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về QCN

- Hiến pháp 2013 đã củng cé hầu hết các QCN đã được ghi nhận trong các banHiến pháp trước bằng cách quy định rõ hơn hoặc tách thành điều riêng, trong đó nổibật là các QCN trong lĩnh vực tố tụng (quyền dân sự) Việc này cũng có ý nghĩa quantrọng trong việc bảo vệ các quyền đó trong thực tế Cụ thể, lần đầu tiên Hiến pháp đềcập đến quyền không bi tra tan tại Điều 20.1, đồng thời nhấn mạnh quyền không bị ápdụng bất kỳ hình thức bạo lực, đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúcphạm danh dự, nhân phẩm của tất cả mọi người So với quy định cam truy bức, nhụchình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân theo Điều 71 Hiến pháp 1992, quyđịnh này cụ thé, rõ rang và có nội hàm rộng hơn, phù hợp với tinh thần Công ước củaLiên hợp quốc về chống tra tắn và những sự đối xử, trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay

hạ nhục mà Việt Nam là thành viên Bên cạnh quyền không bị tra tấn, các QCN thuộcnhóm quyền được hưởng tố tung công bằng cũng được bổ sung, củng cé trong Hiếnpháp mới Cụ thé, Hiến pháp 2013 bé sung các khía cạnh xét xử kịp thời, công bằng,công khai; quyền không bị kết án hai lần cho cùng một tội phạm; quyền tự bào chữahoặc nhờ luật sư bào chữa (ngoài những quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp

1992 như quyền được suy đoán vô tội; quyền được bồi thường thiệt hại vật chất vàphục hồi danh dự cho người bị oan sai trong tố tụng; xử lý nghiêm minh người thihành tổ tụng gây oan sai) Không những vậy, nội hàm của một số quyền cũng đượcsửa đổi dé rõ ràng hơn Theo nguyên tắc suy đoán vô tội trong Hiến pháp 2013, người

bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luậtđịnh và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Với quy định này, tráchnhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, nêu không tìm được chứng

cứ chứng minh bị can có tội thì bị can sẽ được tuyên vô tội Đây là hướng tiếp cận gópphan hạn chế oan sai trong tố tụng hình sự, vi co quan tiến hành tô tụng luôn phải chú

Trang 5

ý những chứng cứ gỡ tội cho bị can thay vì tập trung vào các chứng cứ buộc tội Quy

định về việc bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự cũng được mở rộng và cụ thểhóa Về chủ thé của quyền đòi bồi thường, Hiến pháp 2013 mở rộng đến những người

bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật,thay vì chỉ giới hạn trong những người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái phápluật như Hiến pháp 1992 Về nội dung, Hiến pháp 2013 quy định thiệt hại được bồithường bao gồm cả những thiệt hại về cả vật chất và tinh thần

Ngoài ra, Hiến pháp 2013 cũng mở rộng nội hàm và củng cố nhiều quyền và tự

do cơ bản khác của con người về dân sự, chính trị, trong đó có thể kế đến như: quyềnđược bảo vệ đời tư và nơi ở (Điều 21, 22): Quyên tiếp cận thông tin (Điều 25); quyềntham gia quản ly nhà nước và xã hội (Điều 28); quyền bỏ phiếu trong trưng cầu ý dan(Điều 29); quyền sở hữu tư nhân (Điều 32) Về căn bản, những quy định mới và sửađổi nêu trên đã tăng cường đáng ké mức độ tương thích của chế định QCN, QCD trongHiến pháp 2013 với nội dung của các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam làthành viên và với chế định về QCN, QCD trong hiến pháp các nước dân chủ

2.3 Việc cụ thể hoá các quyền hiến định về dân sự, chính trị trong hệ thong

pháp luật Việt Nam.

Ké từ Đổi mới (1986), Nhà nước Việt Nam đã chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệthống pháp luật dé điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó bao gồm các quan hệ xã hội vềQCN, QCN Cho đến nay, hệ thống pháp luật về QCN, QCN nói chung, về quyền dân sự,chính trị nói riêng của Việt Nam đã tương đối toàn diện, phù hợp với thực tiễn pháttriển đất nước và từng bước tương thích với các quy định quốc tế về QCN? Hệ thốngnày bao gồm Hiến pháp và các luật và văn bản pháp luật Các quy định về QCNtrong hiến pháp là những bảo đảm pháp lý cao nhất của Nhà nước để tôn trọng, bảo

vệ và thực hiện QCN, QCN Trên cơ sở các nguyên tắc hiến định hàng loạt các luật,

bộ luật chuyên ngành được ban hành đã cụ thé các quy định của hiến pháp về QCN,QCD, tạo cơ sở pháp lý toàn diện bảo đảm QCN, QCN nói chung, các quyền về dân

sự, chính tri nói riêng.

Bên cạnh đó, thực hiện đường lối đổi mới toàn điện đất nước, với chủ trương tích

cực và chủ động hội nhập quốc tế, Nhà nước đã tích cực, chủ động phê chuẩn, gia

nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về QCN?, trong đó có Công ước quốc tế

về quyền dân sự, chính trị năm 1966 Nhà nước cũng đã phê chuẩn, gia nhập 25 công

?Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, giáo trình Lý luận và pháp luật về QCN, Nhà xuất ban Lý luận chính trị H, 2021, trang 200.

° Bao gồm: Công ước về ngăn ngừa và xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc, 1965; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, 1966; Công ước về xóa

bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979; Công ước về quyền trẻ em, 1989 (và hai nghị định thư bé sung); Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc

hạ nhục con người, 1984; Công ước về quyền của người khuyết tật, 2006.

Trang 6

ước của ILO, trong đó có 7/8 công ước cơ bản“ mà nhiều công ước dé cập đến cácquyền dân sự, chính trị Với các công ước quốc tế về QCN mà Việt Nam là thành viên,Nhà nước cam kết thực hiện và coi đó là trách nhiệm chính trị, pháp lý của quốc gia.Khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 của Việt Nam quy định: “1 Trườnghợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụngquy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp” Như vậy, cùng với các văn bảnpháp luật trong nước, các công ước quốc tế về QCN mà Việt Nam tham gia cũng tạo

cơ sở pháp lý quan trọng cho toàn bộ hoạt động của Nhà nước, cán bộ công chức, viên

chức nhà nước trong bảo vệ, bảo đảm QCN, QCD, trong đó có các quyền dân sự,

chính tri.

Xét riêng về các quyền dân sự, chính trị, ngoài những quy định trong Hiến pháp

2013, hai nhóm quyền này còn được cụ thể hoá trong một hệ thống hàng chục đạo luật

và văn bản dưới luật do Quốc Hội, Chính phủ và các bộ, ngành ban hành Xét riêngQuốc Hội, chỉ tính trong hai nhiệm kỳ 2011-2015 và 2016 - 2021, Quốc hội, Ủy banThường vụ Quốc hội đã ban hành 72 luật, 02 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy

phạm pháp luật, trong đó có những đạo luật giữ vi trí, vai trò quan trọng trong việc hiện

thực hoá các quyền dân sự, chính trị như Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự

2015, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) Š Nhờ đó đã phát huy dân chủ và quyềnlàm chủ của Nhân dân; thúc đây sự tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các QCN, QCD trên tất

cả các lĩnh vực, bao gồm các QCN, QCD trên lĩnh vực dân sự, chính trị Xét tổng quát,

hệ thông pháp luật hiện hành của Việt Nam đã tương thích với những tiêu chuẩn quốc tế

cơ bản về các quyền dân sự, chính trị

2.4 Những tôn tại, hạn chế của pháp luật Việt Nam trong việc ghỉ nhận cácquyên con người, quyên công dân trong lĩnh vực dân sự, chính trị

Bên cạnh những ưu điểm, hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền dân sự, chínhtrị vẫn còn một số hạn chế sau đây:

Thứ nhất, các QCN,QCD về dân sự, chính trị trong Hiến pháp 2013 vẫn chưahoàn toàn tương thích với các quyên va tự do cơ bản của con người trong hai lĩnh vựcnày mà được ghi nhận và bảo vệ trong các điều ước quốc tế về nhân quyền mà ViệtNam đã tham gia, đặc biệt là Công ước về quyền dân sự, chính tri năm 1966 ViệcHiến pháp 2013 chưa ghi nhận một sé quyén dân sự, chính tri co ban theo như luật

4 Bao gồm: Công ước số 029, về lao động cưỡng bức,1930; Công ước số 098, về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, 1949, Công ước số 100, về trả công bình đăng, 1951; Công ước số 105, về xóa bỏ lao động cưỡng bức, 1957; Công ước số 111, về chống phân biệt đối xử (trong việc làm và nghề nghiệp), 1958; Công ước số 138 về tudi lao động tối thiểu, 1973; và Công ước số 182 về xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999 Riéng Công ước số 87,

về quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức, 1948, Việt Nam dự kiến phê chuẩn vào năm 2023 Nguồn: Tiêu chuẩn lao động quốc tế, ILO đã thông qua, https://www.ilo.org/hanoi/Areasofwork/international-labour- standards/lang vi/index.htm, truy cập ngày 17/7/2022.

5Dy thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ XIV của Quốc hội.

Trang 7

nhân quyền quốc tế (ví dụ: tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do chính kiến; quyềnkhông bị bắt làm nô lệ và nô dịch; quyền không bị bỏ tù vì không hoàn thành nghĩa vụtheo hợp đồng, ) hoặc ghi nhận nhưng chưa đầy đủ (chỉ đề cập đến một khía cạnh

chứ không phải toàn bộ nội dung của quyên, ví dụ như tự do lập hội - lẽ ra cần là tự do

hiệp hội) dan đến những trở ngại trong việc bảo vệ hiệu quả các quyền và tự do nàytrong thực tế, đặc biệt khi mà theo Luật Điều ước quốc tế năm 2016 của Việt Nam(Điều 6), Hiến pháp được xem là có giá trị cao hơn các điều ước quốc tế Pháp luậthình sự của Việt Nam hiện vẫn còn quy định hình phạt tử hình trong nhiều tội danh(18 tội danh) và còn một số quy định chưa tương thích với chuẩn mực quốc tế vềquyền dân sự

Thứ hai, mặc dù các QCN, QCD về dân sự, chính trị trong Hiến pháp 2013 đãđược quy định rõ ràng và cụ thé hơn so với nhiều bản Hiến pháp trước (trừ Hiến pháp1946), song vẫn còn một số quyền chưa áp dụng được trong thực tế do chưa có luật cụthé hoá (vi dụ như quyền tự do lập hội,quyền biểu tình ) Thêm vào đó, quy định vềviệc cụ thể hoá một số QCN,QCD về dân sự, chính trị trong Hiến pháp 2013 thiếu tínhnhất quán (một số quy định sử dụng cụm từ “theo pháp luật”, một sô lại sử dung “doluật định”) Những van đề nay cũng gây khó khăn cho việc thực hiện và bảo vệ cácquyền này trong thực tế

Thứ ba, việc quy định nguyên tắc về hạn chế QCN, QCD ở Khoản 2 Điều 14 làcần thiết và có ý nghĩa thực tiễn Tuy nhiên, do không loại trừ các quyền tuyệt đối(absolute rights - mà theo luật nhân quyên quốc tế sẽ không thé bị tước bỏ hay hạn chếtrong mọi trường hợp) khỏi các quyền có thé bị hạn chế, nên quy định này có thé bịlam dụng dé vi phạm các quyền tuyệt đối mà hầu hết là các quyền dân sự, chính trị.Thêm vào đó, các “trường hợp cần thiết” (các bối cảnh) mà có thể được hạn chếQCN,QCD nêu ở Khoản 2 Điều 14 chưa thực sự phù hợp với nhận thức chung củacộng đồng quốc tế (Nguyên tắc Siracusa về hạn chế và tạm đình chỉ thực hiện cácquyền dân sự, chính trị) khi quy định các lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,

an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng có thé sử dụng cho mọi trườnghợp (Nguyên tắc Siracusa quy định cụ thể trong những trường hợp nào thì lý do nàođược xem là có thé chấp nhận theo luật nhân quyền quốc tế) Điều này cũng tao ra rủi

ro về việc lạm dụng Khoản 2 Điều 14 dé hạn chế QCN,QCD về dân sự, chính trị trongthực tế Cuối cùng, Hiến pháp 2013 chưa quy định rõ ràng về việc áp dụng nguyên tắcnày, vì vậy, việc bảo vệ QCN, QCD về dân sự, chính trị trong bối cảnh khân cấp cóthể gặp khó khăn, do không có những tiêu chí cụ thê

Thứ fư, ngoài ra, còn một số hạn chế khác khi hiến định các quyền dân sự,chính trị, như việc hiến định nguyên tắc “quyền và nghĩa vụ là không thể tách rời” cóthé dẫn đến cách hiểu một cách máy móc theo hướng mọi quyền dân sự, chính trịphải phải kèm theo một nghĩa vụ tương ứng: sự thiếu hợp lý khi ghi nhận chủ thé của

Trang 8

một số quyền dân sự là “céng dan” chứ không phải “mọi người” (ví dụ: quyền tự do đilại, cư trú tại Điều 23, quyền tự do biểu đạt, lập hội, hội họp, biểu tình tại Điều 25 ).Đặc biệt, một hạn chế quan trọng nữa đó là một bộ phận các QCN,QCD về dân sự,chính trị không có hiệu lực áp dụng trực tiếp, trong khi được ghi nhận theo cách thức

“moi người/công dân có quyên theo quy định của pháp luật" hoặc “việc thực hiệnquyên theo luật định" Những hạn chế này cũng gây nhiều trở ngại cho việc bảo vệcác QCN, QCD về dân sự, chính trị trên thực tế

Thứ năm, chưa đảm bảo các tiêu chí cua một hệ thống pháp luật tốt vềQCN,QCD nói chung, các quyền dân sự, chính tri nói riêng, như: tính cụ thé (một SỐquy định còn mang tính chung chung); tính thống nhất, đồng bộ (có một số quy địnhcòn chồng chéo, mâu thuẫn); tính én định (sửa đổi, bố sung nhiéu lan); tinh minh bach,phù hợp, khả thi (có những quy định khó áp dụng trong thực tiễn ) Hậu quả là nhiềuvăn bản dưới luật chứa quy phạm QCN, QCD còn chưa phù hợp với hiến pháp

3 Bối cảnh và những yêu cầu đặt ra với việc hoàn thiện pháp luật về quyềncon người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự, chính trị ở nước ta hiện nay3.1 Bối cảnh trong nước

Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam lànước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; có thê chế quản

lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bềnvững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đôi mới sáng tạo gắn với nâng

cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế Với những thành tựu đạt

được qua 35 năm Đôi mới, tình hình Việt Nam được dự báo sẽ phát triển theo hướng

có nền chính trị 6n định; đất nước tiếp tục hội nhập mạnh mẽ vào khu vực và thế gidi.Trong một báo cáo nghiên cứu, Ngân hàng Thế giới dự báo một cách lạc quan răngđến năm 2035, Việt Nam là nước có thu nhập trung bình cao như Ma-lay-xi-a hiện nay

và Hàn Quốc vào giữa thập niên đầu của thế kỷ 215 Dù vậy, Báo cáo này cũng đồng

thời chỉ ra rằng, cần phải thực hiện chương trình cải cách thé chế và các chính sách hỗ

trợ dựa trên 3 trụ cột chính: thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường:công bằng và hòa nhập xã hội; năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước Đểthực hiện ba trụ cột này, một trong những nhiệm vụ cần thực hiện là quản trị nhà nướcphải trở nên hiện đại, minh bạch và hoàn toàn dựa trên nền tảng thượng tôn pháp luật,đồng thời phải bảo đảm tốt các QCN, QCD, bao gồm các quyền dân sự, chính trị.Cần thấy rằng khi kinh tế tăng trưởng, đời sống của người dân được nâng cao,các nhu cầu cơ bản thiết yếu về ăn, mặc, ở, về giáo dục, y tẾ, giải trí, văn hoá củangười dân được giải quyết, thì theo quy luật phát triển chung, người dân sẽ có những

6 Ngân hàng Thế giới — Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sang tao, công bằng và dân chủ; trang XXIV.

7 Ngân hàng Thê giới - Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tao, công băng và dân chủ., tr.XXIII.

Trang 9

đòi hỏi cao hơn về các vấn đề dân chủ, và về QCN, QCD Các QCN, QCD, đặc biệt là

các quyền dân sự, chính trị, cụ thể như quyền được đối xử công bằng, không bị định

kiến, phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, xã hội; quyền sống và an ninh cá nhân;quyền của người bị buộc tội và tố tụng công bang; các quyền tự do ngôn luận và biểuđạt; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền được bảo vệ đời tư; quyền tự do hiệp hội,hội họp; sẽ ngày càng được người dân đòi hỏi nhiều hơn và ở mức độ cao hơn Do

đó Nhà nước, các cán bộ, công chức trong bộ máy cả lập pháp, hành pháp và tư pháp

càng phải nâng cao hơn bao giờ hết ý thức trách nhiệm phục vụ, tôn trọng và bảo vệquyên và lợi ích của người dân

Với vai trò, vị thế và uy tín quốc tế được tăng lên, Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhậpsâu sắc vào đời sống quốc tế, không ở thế bị động mà sẽ là chủ động tham gia vào địnhhình các thé chế quốc tế về QCN như khi là thành viên của Hội đồng Nhân quyền;thành viên của các ủy ban công ước về QCN, sẽ trực tiếp đánh giá tình hình QCN ởcác quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, thành viên công ước QCN; tham gia vàoquá trình xây dựng dự thảo các văn kiện quốc tế về QCN.Š Điều này cũng sẽ đòi hỏitrách nhiệm ngày càng cao của Nhà nước trong việc thực hiện các cam kết quốc tế vềQCN ở trong nước, cũng như đóng góp nhiều hơn vào việc tôn trọng, bảo vệ, thúc đâyQCN trong khu vực và trên thế giới, trong đó có các quyền dân sự, chính trị

sự, chính tri.

Từ góc độ khác, trong thời gian tới, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ tiếp tục diễn

ra mạnh mẽ, chi phối 9 xu hướng phát triển chính của thế giới đó là: (i) giảm thiêuđáng ké sự tiếp xúc trực tiếp và tăng sự giao diện bang giọng nói và máy nhìn; (ii) hạtầng số được tăng cường dé có thé làm việc từ nhà, thực hiện các cuộc gọi, cuộc hopqua video; (11) theo dõi, giám sát công việc bang internet vạn vật (IOT) va dir liệu lớn;(iv) phat triển các loại thuốc chữa bệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo; (v) chăm sóc sức

khỏe từ xa; (vi) mua hàng qua mang; (vil) ngày càng dựa vào robot; (viii) ngày càng

nhiều các sự kiện bằng công nghệ SỐ; (ix) các môn thé thao điện tử lên ngôi Tất cả

8vi dụ: Việt Nam đã cùng với Philippines va Bangladesh trực tiếp soạn thảo Nghị quyết của Hội đồng Nhân

quyền về biến đổi khí hậu và QCN đã được chính thức thông qua vào tháng 7-2019, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ

Trang 10

những xu hướng phát triển đó của thế giới đều ảnh hưởng đến việc tôn trọng, bảo vệ

và bảo đảm các QCN, QCD ở nước ta Bên cạnh đó, yêu cầu và các nguyên tắc về pháttriển bền vững cũng sẽ trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuầnhoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn.Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc hướng trọngtâm phát triển của thế giới và mỗi quốc gia vì mục đích bền vững, tác động trực tiếpđến việc bảo vệ và bảo đảm thực hiện các QCN, QCD

Tóm lại, trong những năm tới, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, vẫn đềCách mạng công nghiệp 4.0 sẽ xuất hiện nhiều vấn đề mới, đan xen cả thuận lợi vàthách thức, kế cả trong van đề QCN,QCD Tất cả các thành tố của CMCN 4.0, baogồm công nghệ thông tin, công nghệ robot (tự động hoá), công nghệ sinh học, côngnghệ AI, đều đặt ra nhiều vấn đề về QCN, QCD, đòi hỏi các quốc gia phải có cáchthức khắc phục, vi dụ như vấn dé bảo vệ quyền về đời tư, quyền lao động, quyền vềsức khoẻ hay khái niệm mới như công dân toàn cầu; các nước phải vừa hợp tác,vừa đấu tranh, xử lý các van đề về an ninh phi truyền thống như môi trường, biếnđổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia; vấn đề pháp luật, tương trợ tư pháp đòi hỏipháp luật phải tương đồng giữa các nước trong khu vực và thế giới Việt Nam hiệnvẫn chưa ý thức đầy đủ được về những tác động đó, vì thế chưa có biện pháp toàndiện, hiệu qua dé đối phó

Tổng hợp lại, tình hình trong nước và quốc tế trong những năm tới đặt ra choViệt Nam những thách thức, nguy cơ không nhỏ Các dự báo phát triển kinh tế - xã hộicủa Việt Nam đều cho thấy, tuy đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng ViệtNam vẫn còn đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trongkhu vực và trên thế giới Bên cạnh đó, vấn nạn nhức nhối hiện nay là tình trạng thamnhũng với nhiều hình thức mới, như tham nhũng chính sách, tham nhũng đất đai, thamnhũng trong công tác cán bộ , gây ra những nguy cơ hiện hữu làm mắt 6n định kinh

tế, chính trị - xã hội của đất nước, gây phương hại to lớn tới việc bảo vệ QCN, QCD.Những thách thức và nguy cơ đó có liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫnnhau và làm giảm thiểu năng lực của nhà nước trong việc bảo vệ QCN, QCD trongthời gian tới, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, khả thi dé tiếp tục bảo vệ QCN,

QCN một cách hữu hiệu nhất, trong đó có các quyền dân sự, chính tri

4 Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền con người, quyền

công dân trong lĩnh vực dân sự, chính trị ở nước ta

Trang 11

Thứ nhất, cần thê chế hóa kịp thời, đầy đủ quan điểm, đường lối, chủ trương củaĐảng về phát huy nhân tổ con người, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm QCN, QCD; quántriệt nguyên tắc tôn trong, bảo vệ, bao đảm QCN, QCD, trong đó bao gồm các quyềndân sự, chính trị, là tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt trong mọi hoạt động của bộ máy nhànước và cả hệ thống chính trị, quyết định đến sự thành công của việc xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế Đồng thời, cần phải luôn bám sát vớibối cảnh, dự báo tình hình phát triển trong nước và bối cảnh, xu thế quốc tế dé bổsung, hoàn thiện quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về QCN, QCD, đặc biệt

là về các quyền dân sự, chính trị, cho phù hợp với những yêu cầu đặc thù của giai đoạn

cách mạng mới.

Thứ hai, cần tiếp tục cụ thể hóa các QCN, QCD, bao gồm các quyền trong lĩnhvực dan sự, chính trị trong Hiến pháp năm 2013 nhằm bao đảm phù hợp với các tiêuchuẩn quốc tế về QCN; phan dau đến năm 2030 các quy định về QCN, QCD trongHiến pháp và trong các công ước quốc tế về QCN được áp dụng trực tiếp, được viện

dẫn tại tòa án dé giải quyết các vấn đề, vụ việc có liên quan tới QCN, QCD

Thứ ba, cần tô chức triển khai và thực hiện có hiệu quả các quy định của Hiếnpháp, pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế về QCN mà Việt Nam đã tham gia

ký kết, phê chuẩn; xây dựng, hoàn thiện cơ chế bảo vệ, bảo đảm hiệu quả các QCN,

QCD trong hoạt động của các thiết chế nhà nước, đặc biệt đề cao vai trò của cơ quan

tư pháp có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ QCN, QCD; phan đến năm 2030 có bộmáy cơ quan chuyên trách về QCN đủ khả năng bảo vệ, bảo đảm và thúc đây hiệu quảcác QCN, QCD phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam và phùhợp với xu thé quốc tế

và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đây

Trang 12

”9 Đồng thời “Hoàn thiệnđổi mới sáng tao, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững

hệ thống pháp luật phù hợp với những điều ước quốc tế và cam kết quốc tế mà ViệtNam đã ký kết”!9,

Cụ thể, trong thời gian tới, cân tập trung xây dựng và hoàn thiện pháp luật về

QCN, OCD trên lĩnh vực dân sự, chính trị như sau:

- Cần tiếp tục rà soát và sửa đôi, bố sung hệ thống pháp luật hiện hành, bảo damđến năm 2030, hệ thống pháp luật Việt Nam hoàn toàn tương thích với Công ước quốc

tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966

- Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống tư pháp hình sự dé bảo đảm các quyền dân sựcủa bị can, bị cáo và phạm nhân, trong đó nghiên cứu giảm dan các tội danh có áp dụng

án tử hình theo lộ trình, đặc biệt là các tội phạm về kinh tế và các tội liên quan đến matúy; sau năm 2030 chỉ nên duy trì từ 5 đến 7 tội danh có áp dụng hình phạt tử hình, tiến

tới sau năm 2045 xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự Bên cạnh

đó, cần thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù và bổ sung chế độ tha tù trước thời hạn cóđiều kiện; hình sự hóa riêng hành vi tra tan, loại bỏ quy định miễn trừ trách nhiệm hình

sự đối với người thực hiện hành vi tra tấn, bỏ quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệmhình sự đối với các tội liên quan đến tra tấn tại BLHS

- Tiép tục thé chế hóa và thực hiện có hiệu quả các QCN, QCD trên lĩnh vực dân sự,chính trị đã được Hiến pháp năm 2013 quy định, trong đó có quyền sống và sống trongmôi trường trong lành; quyền xác định dân tộc; quyền của người chuyền giới tính, ngườiđồng tính, lưỡng tính; quyền của người chấp hành án phat tù; day nhanh hơn tiến độ trìnhQuốc hội xem xét thông qua các luật liên quan trực tiếp đến QCN, QCD như Luật về Hội,Luật Biéu tình, Luật Giám sát và phản biện xã hội, Luật Chuyén đổi giới tính

- Rà soát, đánh giá tính tương thích giữa quy định tại các dự thảo luật, nghị quyếtcủa Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Công ước quốc tế về cácquyền dân sự, chính trị trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Bêncạnh đó, cần nghiên cứu hoàn thiện pháp luật bao đảm thực hiện các QCN, QCD tronglĩnh vực dân sự, chính trị mà có liên quan tới quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tếnhư chống khủng bố; đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia Sửađổi các quy định pháp luật liên quan đến tạm đình chi và hạn chế QCN, QCD, đặc biệt

là các quyền dân sự, chính trị trong tình trạng khẩn cấp, trong đó lưu ý về các quyềnkhông thé bị tạm đình chi trong tình trạng khan cấp, các điều kiện công bố tinh trạngkhan cấp, thủ tục thông báo quốc tế khi có tinh trạng khẩn cấp Hoàn thiện các quy

°Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội-2021, trang 175

!°Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội - 2021, trang 135

Trang 13

định pháp luật về hạn chế quyền trong lĩnh vực xuất nhập cảnh và cư trú (các quy định

về hạn chế xuất cảnh, nhập cảnh đối với công dân Việt Nam; xử lý vi phạm hànhchính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, cư trú )

- Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ trình Quốc hội tiếp tục xem xét việc gia nhậpthêm một số công ước của Tổ chức Lao động quốc tế có liên quan đến quyền dân sự củangười lao động Nghiên cứu ban hành đạo luật tổng hợp về chống phân biệt đối xử,nhằm tạo cơ sở pháp lybao đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả hơn chống lại mọi hìnhthức phân biệt đối xử trên mọi lĩnh vực, trong đó cần liệt kê đầy đủ danh mục các lý

do có thé dẫn tới phân biệt đối xử, bao gồm lý do vì chủng tộc, màu da, dân tộc hoặc

nguồn gốc xã hội, xuất thân, tình trạng khuyết tật, độ tuổi, xu hướng tình dục và bảndạng giới hay bất kỳ tình trạng nào khác; rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật nhằmđảm bảo bình dang giữa nam và nữ, chống phân biệt đối xử trên cơ sở giới (kế cả đối

với LGBTI), người nhiễm HIV/AIDS Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện pháp

luật về khả năng hình sự hóa riêng hành vi “hiếp dâm trong hôn nhân và lạm dụngtình dục”, theo khuyến nghị của Ủy ban QCN Liên hợp quốc Tiếp tục nghiên cứuhoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (đặc biệt lưu ý vấn đề về

độ tuôi kết hôn, vai trò của phụ nữ trong gia đình, công nhận về mặt pháp lý và bảo

vệ hôn nhân đồng giới )

4.2.2 Nâng cao năng lực bảo vệ, bảo đảm quyên con người, OCD về dân sự,

chính trị của các cơ quan nhà nước

- Đối với Quốc hội: Quốc hội có nhiệm vụ cụ thể hóa quan điểm, chủ trương,đường lối của Đảng về QCN thành các quy định của Hiến pháp và pháp luật; trước hết

là ưu tiên xây dựng các đạo luật về QCN,QCD tạo cơ sở pháp lý để công nhận, tôntrọng, bao dam, bảo vệ QCN, QCD, đặc biệt là các quyền dân sự, chính tri trong toàn

bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước và của toàn xã hội.

Quốc hội cần chủ trì tiếp tục thé chế hóa các nguyên tắc, quy định, chế định vềQCN, QCD trong Hiến pháp năm 2013 phù hợp với thực tiễn Việt Nam và các chuẩnmực quốc tế về QCN, QCD mà Việt Nam đã tham gia ký kết, phê chuẩn, bao gồmCông ước về quyền dân sự, chính trị năm 1966 Trong xây dựng các đạo luật vé/liénquan đến QCN, QCD, Quốc hội và các cơ quan nha nước có thâm quyền khác cầnquán triệt quan điểm lấy Nhân dân là trung tâm và là chủ thé hưởng quyền trong toàn

bộ quá trình thiết kế xây dựng các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật, cũngnhư trong tô chức thực hiện pháp luật

Cùng với thực hiện chức năng lập pháp, Quốc hội cần thực hiện tốt chức nănggiám sát tối cao, theo đó yêu cầu đặt ra là giám sát thực hiện các công ước quốc tế vềQCN,QCD, bao gồm Công ước về quyền dân sự, chính trị, coi đây là một trong những

Trang 14

nhiệm vụ ưu tiên và thường xuyên Nghiên cứu và đôi mới cơ chế thẩm tra các dự thảoluật, phải có một quy định bắt buộc trong báo cáo thẩm tra đó là sự phù hợp của cácquy định trong dự thảo luật với các tiêu chuẩn quốc tế về QCN, trước khi đạo luậtđược thông qua Đặc biệt, cần nghiên cứu thành lập Uy ban QCN trong cơ cấu tổ chứccủa Quốc hội dé tăng cường hon nữa vai trò, trách nhiệm của Quốc hội trong công

nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ QCN.

- Đối với Chủ tịch nước: cần tiếp tục tạo điều kiện để Chủ tịch nước thực hiện tốt

hơn nữa công tác đặc xá, chỉ đạo công tác cải cách tư pháp và xét ân giảm án tử hình

một cách thận trọng, công tâm, khách quan Nghiên cứu bồ sung vào bộ luật tố tụnghình sự chế định về ân giảm hình phạt tử hình và việc công khai án tử hình!: tiến tới

không thi hành án tử hình (áp dụng lệnh đình chỉ áp dụng hình phạt tử hình).

- Đối với Chính phú: trên cơ sở cách tiếp cận Nhân dân là trung tâm, là chủ thécủa chiến lược phát triển, Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Xây dựng nền hành

chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyên, chuyên nghiệp, hiện đại,

trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch!”” Mặc dù Văn kiện không có cụm từ

bảo vệ, bảo đảm QCN, QCD trong xây dựng nền hành chính nhà nước, nhưng nhiệm

vụ, quyền hạn của Chính phủ trong bảo vệ QCN, QCD đã được Hiến pháp năm 2013quy định!3 Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng đề ra là xây dựng nền hànhchính nhà nước phục vụ nhân dân; chuyền nên hành chính thuần túy từ thực hiện chứcnăng quản lý, cai trị sang nền hành chính gần dân, lấy nhân dân là trung tâm, lấyquyền và lợi ích của nhân dân là mục tiêu phấn đấu; từng bước đáp ứng các nhu cầuchính đáng ngày càng cao hơn, tốt hơn của nhân dân; đó là định hướng quan trọng vềmặt lý luận để xây dựng nền hành chính nhà nước theo mục tiêu bảo vệ, bảo đảmQCN, QCD, trong đó bao gồm các quyền dân sự, chính trị

- Đối với toa án: quan điểm chỉ đạo của Dang là “Tiếp tục xây dựng nên tư phápViệt Nam chuyên nghiệp, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục

vụ nhân dân Hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ QCN, QCD,

bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp,

1499

chính dang cua tô chức, cá nhan” Dé thực hiện quan diém này, cân xác định rõ mục

'Trong nhiệm kỳ khóa XIV (2016-2021), Chủ tịch nước đã quyết định bác đơn xin ân giảm của 295 bị án; quyết định ân giảm án tử hình xuống tù chung thân cho 94 bị án, gửi trả 23 hé sơ về Tòa án nhân dân tối Cao để xem xét, giải quyết theo thâm quyên vì người phạm tội không viết đơn xin ân giảm án tử hình mà chỉ viết đơn kêu oan, đơn xin thi hành án Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước.

Pang Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lân thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021 Trang 176

Theo đó Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn: Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, QCN, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (Khoản 6, Điều 96) Cụ thể hóa Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 cũng quy định nhiệm vụ, thắm quyền của Chính phủ: Quyết định những biện pháp cụ thé dé bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, QCN, quyền công dân (Khoản 2, Điều 21).

Dang Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021 trang 177

Trang 15

tiêu chính của cải cách tư pháp đến năm 2030 là bảo vệ công lý, bảo vệ QCN, QCD, đặcbiệt là quyền dân sự, chính trị Đề thực hiện được mục tiêu đó, cần triển khai thực hiệntốt các nhiệm vụ, giải pháp, đặc biệt là Nhiệm vụ giải pháp 7 (Xây dựng nền tư pháp

chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc,

phục vụ Nhân dân) trong Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiệnNhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới

4.2.3 Tăng cường vai trò của luật sư, phát triển đông bộ các dịch vụ pháp lýnhằm nâng cao năng lực tiếp cận công ly, tiếp cận pháp luật về quyển con người,quyên công dân về dân sự, chính trị cho người dân

Trong nhà nước pháp quyền, vai trò của luật sư đặc biệt quan trọng đối với bao

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân Vì vậy, cần tăng cường cả về sốlượng và chất lượng đội ngũ luật sư, trợ giúp viên pháp lý và các dịch vụ pháp lý cóchất lượng cao, có phâm chất dao đức nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu hỗ trợ pháp lýcho người dân, bao gồm hỗ trợ pháp ly dé bảo vệ các quyền dân sự, chính trị nhạy cảm

— điều mà từ trước đến nay ít được quan tâm Đây mạnh xã hội hóa một số hoạt động

bồ trợ tư pháp nhằm da dạng hóa các loại hình dịch vụ trợ giúp pháp lý, tạo ra nhiều sựlựa chọn cho người dân trong vấn đề này

4.2.4 Tăng cường tuyên truyễn, giáo dục nhằm nâng cao nhận thực xã hội vềquyên con người, quyên công dân về dân sự, chính trị và day mạnh doi thoại, hợp tácquốc tế về quyên con người

- Về giáo dục QCN: Cần đặc biệt coi trọng bảo vệ QCN, QCD thông qua giáo

dục, vì giáo dục không chỉ nâng cao tri thức, ý thức tuân thủ pháp luật nói chung, mà

còn là một cách thức trao quyền dé người dân có thé tự bảo vệ quyền của mình và biếttôn trọng quyền và tự do của người khác Giáo dục cần cung cấp nhận thức day đủ,đúng đắn về QCN, QCD, giúp mỗi người dân có thể hành xử đúng, tránh được nhữngnhận thức và hành động cực đoan trong việc hưởng thụ các QCN, QCD, bao gồm cácquyền dân sự, chính trị Công tác giáo dục về QCN, QCD cần được thực hiện cho mọitầng lớp xã hội, trong đó cần quan tâm đến những nhóm đối tượng như học sinh, sinhviên, đồng bào dân tộc thiêu số, đồng bào trong các tôn giáo, đồng thời chú trọng giáo

dục QCN, QCD cho cán bộ, công chức, viên chức các cấp, nhằm nâng cao trách nhiệmcủa những người đại diện nhà nước trong việc bảo đảm QCN, QCD.

- Đối thoại và hợp tác quốc tế về QCN:Quá trình hội nhập quốc tế và phát triểnđặt ra yêu cầu ngày càng cao về hợp tác, trao déi với bên ngoài Theo phương châm làbạn và đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương

mở rộng quan hệ với tất cả các quốc gia và tổ chức quốc tế Trên lĩnh vực QCN, thôngqua hoạt động hợp tác quốc tế, một mặt tranh thủ các nguồn lực, chia sẻ những kinh

Trang 16

nghiệm tốt trong việc bảo đảm QCN, đặc biệt là các quyền dân sự, chính trị; mặt khác,làm rõ quan điểm, cách tiếp cận và thực tiễn QCN của Việt Nam, đấu tranh với cácmưu đồ áp đặt dân chủ, nhân quyền.

Với tinh thần chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia vàomột số cơ chế quốc tế và khu vực về QCN; đã mở nhiều kênh đối thoại QCN (bao gồmngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân), với nhiều quốc gia và tổ chức khu vực;các cuộc hội thảo quốc tế về QCN đã được tổ chức ở Việt Nam Thực tiễn hợp tác trênlĩnh vực QCN đã cung cấp nguồn lực và kinh nghiệm quý, góp phần giải quyết tốtnhiều van dé cụ thể!Š Cũng thông qua hợp tác quốc tế đã giúp các đối tác hiểu rõ hơncách tiếp cận và thực tiễn bảo đảm, thúc đây QCN ở Việt Nam

Trong bối cảnh mới, cần tiếp tục và mở rộng những hoạt động đối thoại, hợp tácquốc tế về QCN: “Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế ( )sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đềdân chủ, nhân quyén”!®

4.2.5 Hoàn thiện cơ chế giám sát và bảo vệ hiến pháp thông qua việc thành lập

cơ quan bảo hién (toà án hién pháp hoặc hội dong bảo hiến)

Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi cần có cơ chếgiám sát và bảo vệ hiến pháp hiệu quả để không chỉ bảo đảm tính thượng tôn của phápluật mà còn bảo vệ các QCN, QCD hiến định trước những hành vi vi hiến, vi phạm

QCN Sự cần thiết của cơ chế giám sát và bảo vệ hién phap da duoc khang dinh trong

nhiều văn kiện của Dang va Nha nước Cu thé, Nghị quyết số 48-NQ/TW của BộChính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm

2010 định hướng đến năm 2020 khẳng định Việt Nam cần “Hoàn thiện pháp luật về

giám sắt tối cao của Quốc hội, cơ chế bảo vệ luật và Hiến pháp”!”.Báo cáo chính tricủa Ban Chấp hành Trung ương khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIIInăm 2020 của Đảng tiếp tục khang định để xây dựng và hoàn thiện nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa, Việt Nam cần “tôn trọng, bao dam, bảo vệ QCN, QCD; hoànthiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp”!3 Hiến pháp 2013 ghi nhận về cơ chế bảo vệ hiếnpháp do luật quy định và trách nhiệm bảo vệ hiến pháp của “Quốc hội, các cơ quancủa Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thé Nhân dân” (Điều 119) Như vậy, Hiến'S Nhu đã đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; day lùi nan bạo hành

gia đình, thu hút sự tham gia của phụ nữ trong mọi hoạt động xã hội; bảo đảm bình dang giới; giải quyết các van

đề nước sạch, bảo vệ môi trường

'SĐồng thời tỏ rõ thái độ “chủ động, kiên quyết dau tranh, làm that bai mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ôn định chính trị của Việt Nam” - Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.237.

'7 Hiến pháp 2013, Điều

'8B4o cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Dang khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII

Trang 17

pháp 2013 dé mở khả năng cho phép Quốc hội ban hành luật quy định về cơ chế bảo

vệ Hiến pháp Mặc dù vậy, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một cơ chếgiám sát và bảo vệ hién pháp chuyên trách Vì vậy, việc thành lập cơ chế này theo môhình phù hợp (toà án hiến pháp hay hội đồng bảo hiến) là cần thiết trong bối cảnh hiệnnay ở nước ta Xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát hiến pháp cũng là một xu hướngcủa thé giới Nhiều nhà nước dân chủ trên thế giới hiện nay đều đã lựa chọn các mô hìnhgiám sát hién pháp dé kiểm soát sự vi phạm quyên lực và bảo vệ QCN

4.2.6 Xây dựng cơ quan chuyên trách về quyên con người đáp ứng yêu cẩu trongnước và hội nhập quốc tế

Nhằm triển khai thực hiện Chị thị số 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thưTrung ương Đảng về Công tác QCN trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ đã banhành Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 14/3/2011, trong đó nêu rõ: “Xây dựng và triểnkhai thực hiện Đề án thành lập cơ quan QCN Việt Nam theo hướng là một cơ quan

chuyên trách, đủ sức chủ trì, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các cấp, các ngành thực hiện

tốt công tác bảo vệ, đấu tranh về QCN”! Sau khi Việt Nam bảo vệ xong Báo cáokiểm điểm Chu kỳ 2 về tình hình thực hiện QCN trước Hội đồng Nhân quyền Liênhợp quốc, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2057/QĐ-TTg ngày23/11/2015 phê duyệt Kế hoạch tổng thé triển khai thực hiện các khuyến nghị ViệtNam chấp thuận theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 2 của Hội đồng QCNLiên hợp quốc, nhằm tăng cường năng lực của các cơ quan và cơ chế quốc gia vềQCN, Thủ tướng Chính phủ chính thức giao Bộ Công an triển khai nghiên cứu xâydựng Đề án thành lập Cơ quan QCN quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.Trong Kết luận của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TWcủa Ban Bi thư khóa X về công tác QCN trong tình hình mới đã khang định lại: “Sémnghiên cứu việc thành lập cơ quan QCN quốc gia phù hợp với điều kiện kinh tế, vănhóa, xã hội của nước ta và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia,bảo đảm đáp ứng tốt nhất yêu cầu đối nội và đối ngoại” Tại Quyết định số 1252 ngày26/9/2019, Phê duyệt kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả công ước quốc tế về cácquyền dân sự, chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban QCN Liên hợp quốc Thủ tướngtiếp tục giao Bộ Công an, phối hợp với các bộ/ngành có liên quan xây dựng Báo cáonghiên cứu về khả năng thành lập Cơ quan QCN quốc gia?9

Trang 18

ra đời đến nay là hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, đồng nghĩa với tôn trọng, bảo

vệ, bảo đảm QCN, QCD Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tất cả đường lối chính sách,pháp luật phải xuất phát vì con người và vì QCN, QCD, chống lại mọi biểu hiện vi

phạm QCN, QCD.

Lich sử phat triển của xã hội loài người chứng minh rang, chế độ nào QCN đượctôn trọng, bảo vệ tốt, chế độ đó sẽ được người dân tin tưởng, ủng hộ và phát triển bềnvững Ngược lại, khi QCN bị coi thường, không được bảo vệ thì chế độ sẽ rất khó tồntại và có thé bị xóa bỏ, thay thế băng chế độ khác tốt hơn Do đó, bảo vệ, bảo đảmQCN, QCD cũng chính là dé bảo vệ, củng có chế độ XHCN của nước ta

Từ góc độ kinh tế, có thể khắng định bảo vệ QCN, QCD gắn chặt với sự pháttriển kinh tế Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho việc hiện thực hóa các QCN trongthực tiễn và ở chiều ngược lại, QCN được bảo đảm sẽ thúc đây sự phát triển kinh tế.QCN, đặc biệt là các quyền dân sự, chính trị, nếu được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm tốt

sẽ góp phần làm lành mạnh hóa, thúc đây kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa phát triển, giảm thiểu các vi phạm pháp luật, tội phạm về kinh tế Bên cạnh đó,thực tốt việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm QCN sẽ giảm oan sai trong hoạt động của nhànước, qua đó sẽ giảm chi phí bồi thường nhà nước

Từ góc độ văn hoá, xã hội, môi trường văn hóa, xã hội thuận lợi là điều kiện thúcđây QCN O chiéu canh khac, chinh QCN được bố sung phát triển tạo điều kiện vững

chắc cho văn hóa, xã hội được thăng hoa, mở rộng; “mối quan hệ khăng khít giữa xây

dựng văn hóa với xây dựng con người là phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cáchcon người, xây dựng con người dé phát triển văn hóa; xây dựng con người có nhâncách, lối sông tốt đẹp là trọng tâm, cốt lõi của phát triển văn hóa; mọi hoạt động vănhóa đều phải hướng tới xây dựng và phát triển con người; đó là tư duy xác định xâydựng, phát triển con người gắn kết chặt chẽ với việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm,

”2! CN, đặc biệt là các quyềnbảo vệ QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

dân sự, chính trị, nếu được bảo đảm sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đây cácquan hệ xã hội phát triển lành mạnh, tốt đẹp, trong đó mỗi người được tôn trọng, bảo

vệ, yên tâm xây dựng cộng đồng ấm no, tự do, hạnh phúc

Từ góc độ an ninh quốc phòng, việc chính sách, pháp luật về QCN, đặc biệt

là quyền dân sự, chính trị, phù hợp với chuẩn mực quốc tế về QCN là xu hướngtất yếu khách quan An ninh quốc phòng chỉ có thể được giữ vững khi QCN đượctôn trọng, bảo vệ, được thực thi trong thực tiễn QCN bị chà đạp tất yếu sẽ tạo ra

sự bất ôn xã hội, gây phương hai tới an ninh quốc phòng Việc bảo đảm các QCN,

21 GS,TS Võ Khánh Vinh, Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, Nxb Khoa học

Xã hôi, Hà Nội, 2020, tr 26.

Trang 19

đặc biệt là các quyền dân sự, chính tri, cũng chính là một yếu tố phòng tránh sựcan thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của quốc gia.

Quan điểm, đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay là tôntrọng, bảo vệ, bảo đảm QCN; lấy con người là trung tâm trong chiến lược phát triển,đồng thời là chủ thể phát triển; tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm QCN, QCD, bao gồm cácquyền dân sự, chính trị vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc day xã hội phat triển,thực hiện quan điểm phát triển bao trùm không ai bỏ lại phía sau Từ quan điểm, chủtrương nhất quán của Đảng về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm QCN, Nhà nước Việt Nam

đã nỗ lực lớn trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về QCN, QCD Cácnguyên tắc, quy định pháp luật Việt Nam về QCN, QCD, bao gồm các quyền dân sự,chính trị, được xây dựng phù hợp với thực tiễn Việt Nam và tiệm cận với các chuẩnmực quốc tế về QCN Thực hiện quan điểm, đường lối, chủ trường của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước về QCN, các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chứctrong các cơ quan nhà nước và cả hệ thống chính trị ngày càng có ý thức sâu hơn vềnghĩa vụ, trách nhiệm tôn trong, bảo vệ, bảo đảm QCN; bước đầu củng cố niềm tin củangười dân đối với hoạt động của bộ máy công quyên

Thực tiễn sau 35 năm đổi mới, bảo vệ, bảo đảm về QCN, QCD ở Việt Nam đãđạt được thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực từ dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội,văn hóa, được cộng cộng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao Tuy nhiên, trước yêu cầuxây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân vàyêu cầu tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, cần thừa nhận hệ thống pháp luật, tổ chức

và hoạt động của bộ máy nhà nước và cả hệ thống chính trị còn có những hạn chế,hiện tượng vi phạm QCN, QCD, đặc biệt là các quyền dân sự, chính trị, vẫn còn xảy

ra Nếu không khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém, nâng cao hơn nữa nghĩa vụtrách nhiệm của bộ máy công quyền là tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm QCN, đặc biệt làkhắc phục những vi phạm QCN trong hoạt động của Nhà nước, sẽ có thé làm ảnhhưởng lớn tới thành công của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và tiếntrình hội nhập quốc tế của nước ta trong những năm tới

Dé hoàn thiện pháp luật và tô chức thi hành pháp luật về QCN, QCD nói chung,trong lĩnh vực dân sự, chính trị nói riêng nay đến năm 2030, cần tăng cường vai trò lãnhđạo của Đảng đối với công tác quan trọng này, đồng thời tích cực hoàn thiện thê chế pháp

về QCN, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chứcnhà nước và cả hệ thống chính đối với bảo vệ, bảo đảm QCN Bên cạnh đó, cũng cần tiếptục hoàn thiện cơ chế bảo vệ, bảo đảm QCN, nhat 1a co ché giám sat, ngăn ngừa su lamdụng quyền lực trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp va tư pháp, dé nâng cao hiệuquả bảo vệ, bảo đảm QCN, QCD, nhất là về các quyền dân sự, chính trị

Xét chung, trong van dé này, các giải pháp cụ thé từ nay đến năm 2030 bao gồm:

Trang 20

- Các giải pháp về mặt nhận thức: cần tiễn hành thường xuyên việc tuyêntruyềnm giáo dục, đối thoại và hợp tác quốc tế về QCN; đây mạnh việc QCN vàochương trình giáo dục quốc dân ở mọi cấp độ.

- Các giải pháp hoàn thiện thể chế:

+Nghiên cứu ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tôn trọng, bảo vệ, bảođảm QCN đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.+ Nghiên cứu tiếp tục giảm hình phạt tử hình và có lộ trình tiến tới bỏ án tử hìnhsau năm 2030 dé phù hợp với xu thế chung của thé giới

+ Nghiên cứu sửa đổi, bố sung Hiến pháp năm 2013: Sửa đối khoản 2, Điều 14

Hiến pháp năm 2013: “QCN, QCD chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trongtrường hợp cần thiết vi jý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, daođức xã hội, sức khỏe của cộng đông” Bồ sung quy định cụ thé các quyền có thé bịhạn chế và các quyền tuyệt đối không được phép hạn chế trong mọi hoàn cảnh vàoHiến pháp như cách quy định trong hiến pháp của một số nước

+Nghiên cứu sửa đổi một số điều của Bộ luật Hình sự, cụ thé là xem xét sửa đổicác tội danh được quy định tại các Điều 109, 116, 117, và 331 của Bộ luật Hình sự (Baogồm: Tội hoạt động nhằm lật đồ chính quyền nhân dân (Điều 109); Tội phá hoại chính sáchđoàn kết (Điều 116); Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vậtphâm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117); Tội lợidụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của

tổ chức, cá nhân (Điều 331)) Đây là các điều luật đang gây nhiều tranh luận khi xem xétcác báo cáo về thực hiện QCN về dân sự, chính trị ở Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền vàcác ủy ban các công ước quốc tế về QCN Theo cơ quan QCN quốc tế, các hành vi được

mô tả trong các điều luật là mơ hồ và quá rộng, việc áp dụng các điều luật này là nhằm thuhẹp quyền tự do biểu đạt

+Rà soát, sửa đôi, bố sung quy định về QCN về dân sự, chính trị vào một số bộluật hiện hành hoặc luật mới về QCN Xây dựng một bộ luật về chống phân biệt đối

xử, xây dựng Luật biéu tình, Luật về hội; Luật chuyền giới; Luật giám sát và phản biện

xã hội; Luật thực hành dân chủ; xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về trách nhiệmtôn trọng QCN trong kinh doanh; sửa đôi các bộ luật hiện hành để đảm bảo hài hoà vớichuẩn mực quốc tế về QCN

+Tiếp tục tham gia các điều ước quốc tế về QCN: Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ

trình Quốc hội xem xét việc gia nhập Công ước về bảo vệ quyền của tất cả những ngườilao động di cư và các thành viên gia đình họ năm 1990; Công ước về bảo vệ tất cả mọingười khỏi bị cưỡng bức mat tích năm 2006 và Công ước số 87 của Tổ chức lao động

Trang 21

quốc tế về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ Quyền Tổ chức Xem xét rút bảo lưu đối vớiCông ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965.

- Các giải pháp hoàn thiện thiết chế:

+ Thành lập cơ quan chuyên trách về QCN theo Các nguyên tắc Paris là xu thế

quốc tế.

+ Xây dựng, hoàn thiện cơ chế bảo hiến trong Hiến pháp năm 2013 băng việcthành lập Toa án Hiến pháp hoặc Hội đồng Bảo hién./

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Dao Duy Anh (2010), Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb Thời Dai, TP Hồ

9 Nguyễn Đăng Dung [và nh.ng khác] (đồng chủ biên) (2015) , Giáo trình

Lý luận và Pháp luật về quyên con người, Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

10 Nguyễn Đăng Dung (2017), “Vai trò bảo vệ công lý, bảo vệ quyền conngười, QCD của Toà án theo Hiến pháp năm 2013”, Trịnh Quốc Toản, Vũ Công Giao(đồng chủ biên), Thực thi các QCN, OCD trong Hiến pháp năm 2013 (sách tham

khảo), Nxb Lý Luận Chính trị, Hà Nội.

11 Nguyễn Đăng Dung (2019), “Cơ chế bảo vệ nhân quyền trong Hiến phápmới của nước CHXHCN Việt Nam”, Đinh Ngọc Thắng (chủ biên), Quyên con người

Trang 22

qua 5 năm thực hiện Hiến pháp 2013 (sách chuyên khảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội

12 Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Bích Thảo (2019), “Khái niệm và các nội dung

cơ bản của nguyên tắc thủ tục pháp lý chặt chẽ (trình tự pháp luật công bằng) trongMagna Carta, Hiến pháp Hoa Ky và một số hién pháp khác trên thé giới”, Kỷ yêu hộithảo Lý luận và kinh nghiệm quốc tế về nguyên tac thủ tục pháp lý chặt chẽ và khảnăng vận đụng tại Việt Nam trong việc bảo vệ quyên con người , Khoa Luật — Dai họcQuốc gia Hà Nội, Hà Nội, ngày 21/10/2019

13 Nguyễn Đăng Dung (2020), Hệ thống Toà án Việt Nam trong điều kiện xâydựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

14 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Tw pháp độc lập — Một số vấn đề lýluận và thực tiên, Link tham khảo: Trang thông tin điện tử Trường Đại học Kiểm sát

17 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lanthứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia — Sự thật, Hà Nội

18 Trần Văn Độ (2018), “Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự Khái quát các tiêu chuẩn quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam”, Định Ngọc Thắng(đồng chủ biên) (2018), Bảo đảm quyển con người trong hoạt động tô tụng, Nxb Daihọc Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

-19 Vũ Công Giao (2011), Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học:Quyển con người trong Hiến pháp Việt Nam và một số nước trên thé giới (142 trang),Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

20 Vũ Công Giao, Vũ Thu Quyên (2011), “Co quan nhân quyền quốc gia, vị trícủa nó trong Hiến pháp trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam”, Nguyễn Đăng Dung [và nh.ng khác] (đồng chủ biên), Hiến pháp: những vấn dé lý luận và thực tiễn (sáchchuyên khảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

21 Vũ Công Giao (2013), “Hiến định cơ quan nhân quyền quốc gia trên thé giới

và triển vọng ở Việt Nam”, Dao Trí Úc [và nh.ng khác] (đồng chủ biên), Các thiétchế hiến định độc lập — Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam (sách chuyênkhảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

Trang 23

22 Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (2016), Cơ chế bảo vệ quyển con người ởmột số nước ASEAN và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật trựctuyến, Link tham khảo: https://tedcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-

luat.aspx?ItemID=251

23 Vũ Công Giao, Nguyễn Thùy Duong (2017), “Những giá trị nổi bật về quyềncon người của Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong Hiến pháp năm 2013”,Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội — Chuyên san Luật học, Tập 33 số 2 (2017)

24 Vũ Công Giao, Nguyễn Thùy Dương (2017), “Sự cần thiết và những nộidung cần giải thích trong chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của côngdân trong Hiến pháp năm 2013”, Trịnh Quốc Toản, Vũ Công Giao (đồng chủ biên),Thực hiện các OCN, OCD trong Hiến pháp năm 2013 (Sách chuyên khảo), Nxb Lý

luận chính trị, Hà Nội.

25 Gudmundur Alfredsson & Asjorn Eide (Chủ biên) (2011), Tuyên ngôn quốc

té về nhân quyên 1948: mục tiêu chung của nhân loại (The Universal Declaration ofHuman Rights: A common standard of Achievement), Hoàng Hồng Trang & NguyễnHải Yến & Nguyễn Thị Xuân Son dịch, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội

26 Lê Thi Thuý Hương, Vũ Công Giao (2017), “Thực hiện nguyên tắc hiến định

về hạn chế quyền con người, QCD trong Hiến pháp 2013”, Trịnh Quốc Toản, VũCông Giao (đồng chủ biên), Thuc thi các QCN, OCD trong Hiến pháp năm 2013 (sách

tham khảo), Nxb Lý Luận Chính trị, Hà Nội.

27 Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Tư tudng về quyên con người:Tuyển tập tư liệu Việt Nam và thé giới, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội

28 Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc

té về quyền con người, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội

29 Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), Hoi đáp về Quyên con người,Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

30 Tường Duy Kiên (2009), M6 hình cơ quan nhân quyên ở một số nước và suynghĩ về cơ chế đảm bảo quyên con người, Link tham khảo: https://thongtinphapluatdan

su.edu.vn/2009/09/16/3799-2/

31 Phạm Hữu Nghị (2011), “Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người: nhữngnhận thức chung”, Võ Khánh Vinh (chủ biên), Cơ chế bảo dam và bảo vệ quyền con

người, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

32 Hoàng Van Nghĩa (2015), Những quy định mới về quyền con người trongHiến pháp năm 2013, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Link tham khảo: https://tenn.vn/

news/detail/8104/Nhung quy dinh moi ve quyen con nguoi trong Hien phap na m_2013all.html

Trang 24

33 Nguyễn Quang Phục, Lê Anh Quý (2017), “Sự cố môi trường biển miềnTrung và tác động của nó đến việc làm và thu nhập của lao động: Nghiên cứu trườnghợp tai xã Vinh Hai, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học Quản

https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/ctv/news/Pages/nghien-38 Phạm Hồng Thái (2016), Chú quyên nhân dân qua các ban Hién pháp Việt

Nam, Link tham khảo: htfps://tcnn.vn/news/detail/32373/Chu quyen nhan dan qua_ cac ban Hien phap Viet_Namall.html

39 Trần Phương Thảo (2018), “Bảo đảm quyền con người, quyền công dân quacác quy định về nguyên tắc giải quyết vụ án dân sự”, Tap chí Nghiên cứu lập pháp, số

42 Nguyễn Minh Tuan (chủ biên) (2015), Giới han chính đáng đối với cácquyên con người, quyên công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (sáchchuyên khảo), Nxb Hồng Đức, Hà Nội

43 Lã Khánh Tùng (2017), Cơ quan Nhân quyên quốc gia 101 Câu hỏi — đáp,Nxb Hồng Đức, Hà Nội

Trang 25

44 La Khánh Tùng, Vũ Công Giao, Giáo duc về Quyên con người ở Việt Nam

hiện nay, Link tham khảo: http://www.nhanquyen.vn/modules.php?name=News&op= detailsnews&mid=104&mcid=16

45 Dao Tri Úc, Vũ Công Giao (2014), “Khái quát những điểm mới của Hiếnpháp năm 2013”, Nguyễn Dang Dung [và nh.ng khác] (đồng chủ biên), Binh luậnkhoa hoc Hién pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 (Sách chuyên khảo), Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

46 Đào Trí Úc (2016), “Hệ thống những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sựViệt Nam theo Bộ luật Tổ tụng Hình sự 2015”, Nguyễn Hoà Binh (chủ biên), Nhữngnội dung mới trong Bộ luật Tổ tụng Hình sự 2015 (sách chuyên khảo), Nxb Chính trịQuốc gia — Sự thật, Hà Nội

47 Ủy ban về Quyền con người (1996), “Bình luận chung số 25 về Sự tham giacác hoạt động công và quyền bầu cử”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2010),Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của Uỷ ban Công ước Liên Hợp Quốc,

Nxb Công an Nhân Dân, Hà Nội.

48 Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại tir điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa —

Thông tin, Hà Nội.

Trang 26

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VE QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN CÔNG DANSAU 10 NAM THI HANH HIEN PHAP NAM 2013

TS Trương Hong Quang”Tóm tắt: Trong Hién pháp năm 2013, vị trí của chế định về quyén con người, quyêncông dân ở Chương II đã tiếp tục khang định quan điểm dé cao nhân to con người, coicon người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển Về cơ bản,Hiến pháp năm 2013 đã có khá nhiều điểm mới liên quan đến quyên con người, quyêncông dân Thực tiễn thé chế hóa chế định quyén con người, quyên công dân sau 10 nămthi hành Hiến pháp năm 2013 cho thấy còn có những hạn chế, khó khăn nhất định Détiếp tục hoàn thiện pháp luật về quyên con người, quyên công dân cân thực hiện đúng,đây đủ trách nhiệm hiến pháp; tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu điểm tích cực của các banHiến pháp trong lịch sử lập hiến cũng như tiếp cận toàn diện phương pháp tiếp cận dựatrên quyên trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật

Từ khóa: Hiến pháp năm 2013, pháp luật, quyền con người, quyén công dân.Quyên con người nói chung và quyền công dân nói riêng là yếu tố quan trọng trongmục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.! Vì vậy, nó là một trong nhữngchế định cơ bản nhất trong mọi Hiến pháp Ké từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa - Hiến pháp năm 1946, trong tất cả các bản Hiến pháp của ViệtNam đều dành riêng một chương quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản với tư cách lànội dung của méi quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và người dân Việt Nam Trải qua gần

40 năm đổi mới (1986-2023) hệ thống pháp luật về quyền con người, quyền công dân ởViệt Nam đã có những thành tựu đáng kể Mỗi bản Hiến pháp của nước ta là một nắcthang về việc ghi nhận các quyền cũng như cơ chế bảo vệ các quyền con người Điểmnhấn chính trong những thành tựu về hoàn thiện hệ thong pháp luật trong lĩnh vực quyềncon người, quyền công dân là việc ban hành Hiến pháp năm 2013 và số lượng lớn cácvăn bản quy phạm pháp luật đã được ban hanh.? Có thé khang định, sự ra đời của Hiếnpháp năm 2013 phản ánh thành quả của quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật ở nước ta; đã kế thừa, phát triển và hình thành nhiều tư duy pháp lý mới mang tínhnền tảng, cơ bản, chủ đạo và tạo cơ sở pháp lý - chính trị cao nhất cho quá trình xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ mới Trong đó, nổi lên là các nội

* Khoa Luật, Trường Dai học Mở Hà Nội.

! Hoàng Văn Hảo (2001), “Quyền con người trong pháp luật Việt Nam”, in trong: Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Van Mạnh (đồng chủ biên), 55 năm xây dựng Nhà nước của dan, do dân, vì dân - Một số vấn dé lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr 358-359.

? Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Nguyễn Văn Cương (chủ biên, 2018), Nhu cầu hoàn thiện hệ thong pháp luật đến năm 2030, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr 181.

Trang 27

dung như: quyền con người, quyền công dân được Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo

vệ và bảo đảm; quyền con người, quyền công dân chỉ có thé bị hạn chế bang luật Hiến pháp năm 2013 ra đời đã thé hiện một cách rõ nét tư tưởng dé cao quyền conngười, quyền công dân, với việc đặt quy định về quyền con người, quyền công dân vàomột vị thế xứng đáng cũng như xây dựng hệ thống các nguyên tắc, nội dung các quyềncon người, quyền công dân Trên cơ sở đó, một giai đoạn lập pháp nhăm cụ thể hóa nhữngnội dung trên được mở ra với sự sửa đôi, bổ sung, ban hành mới rất nhiều văn bản quyphạm pháp luật về quyền con người, quyền công dân.3 Quy định mới và tinh thần củaHiến pháp cũng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho các cơ quan nhà nước phải rà soát toàn bộ

hệ thống pháp luật dé tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở một cấp độcao hơn về chất, nhằm cụ thể hóa đầy đủ nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013

2 Pháp luật về quyền con người, quyền công dân sau 10 năm thi hành Hiến

pháp năm 2013

Sau 10 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Việt Nam đã xây dựng, hoànthiện hệ thống pháp luật về công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người,quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Hầu hết các lĩnh vực liên quan đến các quyềncon người cơ bản đều đã có văn bản ở cấp độ luật hoặc pháp lệnh điều chỉnh Có théthấy rằng, ở những mức độ khác nhau, các quyền con người, quyền công dân thuộc cácnhóm quyền dân sự, chính tri, kinh tế, xã hội và văn hóa đã được luật hóa, bảo đảm thựchiện các quyền về tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, quyền bình dang trướcpháp luật, quyền bau cử, ứng cử và tham gia quan lý đất nước; thé hiện sự tiễn bộ hontrong việc xác lập và thực thi các quyền về an sinh xã hội, thực hiện xóa đói, giảm nghèo

và hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bảo vệ nhóm yếu thé, dé bị tổnthương trong xã hội.”

Bên cạnh đó, các cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân cũngđược quy định cụ thể trong các đạo luật thông qua việc trực tiếp quy định nhiệm vụ,quyền hạn của các cơ quan nhà nước, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân khác cóliên quan; quy định việc tăng cường trách nhiệm, bảo đảm sự đúng đắn, nghiêm minhcông bằng trong các hoạt động của cơ quan nhà nước; trách nhiệm bôi thường của Nhànước khi vi phạm để xảy ra thiệt hại cho công dân; có cơ chế bảo đảm quyền khiếu nại,khởi kiện, tố cáo nhằm bảo vệ các quyền con người nói chung Nhiều đạo luật quy định

khá cụ thê, toàn diện các biện pháp bảo đảm thực hiện quyên con người, quyên công

3 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2021), Báo cáo tong hop dé tai khoa học cap co sở “Sự phat triển của chế định quyên con người quyên công dân qua các bản Hiến 1 pháp Việt Nam và một sô vấn đề đặt ra đối với pháp luật Việt Nam hiện nay”, Hà Nội, Ban chủ nhiệm: Trương Hồng Quang, Hoàng Diệu My, Hà Nội, tr 98.

4 Chính phủ (2019), Báo cáo sé 344/BC-CP ngày 22/8/2019, Sơ kết 05 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm

2013 (2014-2019), Hà Nội, tr 09-16.

5 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Nguyễn Văn Cương (chủ biên, 2018), Nhu cầu hoàn thiện hệ thong pháp luật đến năm 2030, tdd, tr 185.

Trang 28

dân, nhất là các đạo luật có nhiệm vụ cụ thé hóa trực tiếp các quyền mà Hiến pháp giao,hạn chế tối đa các điều khoản ủy quyền quy định chi tiết thi hành luật.5

Bên cạnh đó, pháp luật về quyền con người, quyền công dân ở nước ta còn có một

số hạn chế, khó khăn như sau:

Thứ nhất, việc thé ché hóa các quyền con người, quyền công dân của Hiến phápnăm 2013 chưa đầy đủ

Hiện nay, một số quyền hiến định chưa được luật hóa hoặc vẫn đang được điềuchỉnh bởi văn bản pháp luật có hiệu lực thấp Cụ thé, một số quyền như: quyền hội hop,quyên lập hội, quyền biểu tình (Điều 25 Hiến pháp năm 2013) chưa được cụ thé hóa

bang luật Có thé thấy rằng, sự chậm trễ trong việc ban hành luật dé thê chế hóa một số

quyền, tự do cơ ban đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận, thực hiện các quyền này Trong bốicảnh Hiến pháp chỉ quy định chung về các quyên, tự do cơ bản và việc thực hiện quyền

do luật, pháp luật quy định thì việc một số quyền chưa được ban hành luật đề điều chỉnh

sẽ dan đến tình trạng các quyền không thé được thực hiện trong thực tế

Thứ hai, một số quyền đã được hiến định và thể chế hóa nhưng chưa có đầy đủ cơ

sở thi hành trong thực tiễn Điều này được thê hiện thông qua nguyên tắc hạn chế quyềncon người, quyền công dân và một số quyền cụ thê:

- Đối với nguyên tắc chung về hạn chế quyền con người, quyền công dan: Tronglịch sử lập hién của Việt Nam, với Hiến pháp năm 2013, đây là lần đầu tiên nguyên tắcchung về hạn chế quyền được hiến định (khoản 2 Điều 14) Quy định này được đánh giá

là một điểm sáng của Hiến pháp năm 2013 Tuy vậy, nguyên tắc hạn chế quyền này cònmột số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ, bô sung, phát triển cả về mặt cơ sởhiến định, cơ sở pháp lý và trong thi hành pháp luật Nội dung nguyên tắc chung về hanchế quyên tại Điều 14 của Hiến pháp năm 2013 đến nay chưa được giải thích, minh định

rõ về các lý do, trường hợp cần thiết hạn chế quyền hay vấn đề ủy quyền lập pháp liênquan đến hạn chế quyền Điều đó dẫn đến sự “lung túng” trong việc thé chế hóa nguyêntắc hạn chế quyền tại Việt Nam thời gian qua Một số bộ luật, luật (Bộ luật Dân sự năm

2015, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 ) chỉ nhắc lại quy định tại khoản 2 Điều 14của Hiến pháp năm 2013 mà chưa/không thé cụ thé hóa nguyên tắc này trong các lĩnhvực được điều chỉnh Bên cạnh đó, hoạt động soạn thảo, thấm định, thâm tra các dự

án luật có nội dung liên quan đến hạn chế quyền gặp nhiều khó khăn, không thống nhất.Chính vì vậy, quy định về nguyên tắc hạn chế quyên tuy đang “tồn tại” trong thực tiễn

5 Vị dụ: Các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân được quy định trong Điều 33 Luật Tiêp cận thông tin năm 2016.

Trang 29

đời sống pháp luật, xã hội của chúng ta nhưng quy định của Hiến pháp năm 2013 về vấn

đề này vẫn chưa thực sự được “hiện thực hóa”.

- Khi phân tích cụ thé một quyền đã được hiến định và thé chế hóa cũng cho thayvan đề nêu trên Luật Tiếp cận thông tin năm 20168 quy định việc hạn chế quyền tiếpcận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý đo quốc phòng, an ninh

quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; việc thực hiện

quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc,quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức hoặc của người khác (khoản 4, 5 Điều3) Có thé thay, các lý do/mục đích về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xãhội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng vốn là những quy định chung đã được hiếnđịnh trong Hiến pháp năm 2013 Tuy nhiên, các luật chưa làm rõ được các lý do/mucđích đó được biéu hiện cụ thé trong lĩnh vực cụ thé (ở đây là tiếp cận thông tin) như thếnào Điều đó sẽ dẫn đến các cách giải thích khác nhau, không thống nhất trong thực tế

Ví dụ một thông tin về đại dịch bệnh truyền nhiễm rõ ràng liên quan đến sức khỏe cộngđồng nhưng cơ quan nhà nước chưa muốn công bé sớm vì sợ sẽ gây mắt trật tự trong xã

hội, gây hoang mang cho người dân Vậy trong trường hợp này thông tin có nên được

công bố sớm hay không? Lam cách nào dé xác định được một biện pháp nào là cần thiết

hơn và chính đáng hơn?

- Một quyền khác có thé đề cập đến là quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chứctrưng cầu ý dân (Điều 29 Hiến pháp năm 2013) Năm 2015, Quốc hội đã ban hành LuậtTrưng cầu ý dân Một ưu điểm có thê thấy là luật này được quy định khá cụ thể các van

đề liên quan đến trưng cầu ý dân Tuy nhiên, một sé quy định cua luật chưa được minhđịnh nên không có đủ cơ sở đề thi hành trên thực tế (nội hàm các vấn đề trưng cầu ý dân

- khoản 2, 3, 4 Điều 6) Cho đến nay quyền trưng cầu ý dân chưa được thi hành trongthực tế nên cần có các biện pháp dé đưa vào cuộc sống

Thứ ba, các điều kiện, thủ tục, quy trình thực hiện quyền còn nặng về quản lý nhànước Trong một số bộ luật, luật còn có quy định về các điều kiện, thủ tục, quy trìnhthực hiện quyền nặng về quản lý nhà nước Ví dụ, khi yêu cầu cung cấp thông tin, LuậtTiếp cận thông tin năm 2016 quy định người yêu cầu phải cung cấp lý do, mục đíchcung cấp thông tin (điểm d, khoản 2 Điều 24) Có thé thấy quy định nay còn nặng vềquản lý, chưa tiếp cận được dưới góc độ đây là một quyền con người, quyền công dân

7 Truong Hồng Quang (2021), “Thực tiễn thi hành nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013”, Tap chí Luật học, (5), tr 49-62.

8 Luật này được chuẩn bị trong vòng 10 năm mới có thể thông qua và ban hành Xem: Nguyễn Lê (2019), Tiép cận thông tin: Có luật rồi nhưng dân vẫn phải "xin", http://vneconomy.vn/tiep-can-thong-tin-co-luat-roi-nhung-dan-van-phai-xin-20190327121828862.htm, ngày 21/3/2019, truy cập ngày 20/3/2023

° Dinh Văn Qué (2016), Dé “tring cẩu ý dân” vào cuộc sống ,

https://tuoitre.vn/de-trung-cau-y-dan-vao-cuoc-song-1127347.htm, ngày 30/6/2016, truy cập ngày 20/3/2023; Trương Hồng Quang (2022), “Hoàn thiện pháp luật

về quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân”, Tạp chí Nghề luật, (9), tr 03-07.

Trang 30

Nếu thông tin đó là thông tin được phép cung cấp thì lý do, mục đích của việc sử dụngthông tin không còn quan trọng Quy định như vậy có thé dẫn đến tình trạng hạn chếquyền tiếp cận thông tin một cách không chính đáng hoặc sự lạm dụng trong việc ápdụng pháp luật của cán bộ tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin.

Thứ tw, trong quá trình thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 đôi khichưa đủ cơ sở dé đánh giá tinh hợp hiến của quy định pháp luật về quyền con người,quyền công dan.!° Ví dụ: Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nam, nữ cóquyên kết hôn, ly hôn Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,

vợ chong bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau” Có thé thay, thay vì định nghĩa hôn nhân, Hiếnpháp năm 2013 chỉ quy định về quyền kết hôn “Vợ” và “chồng” là hai thuật ngữ pháp

ly dé chỉ mối quan hệ gắn kết gia đình giữa hai cá thé người Thực tế, người đồng tínhnam vẫn là nam giới, người đồng tính nữ vẫn là nữ giới Vậy Hiến pháp năm 2013 cócắm hai người cùng giới tính kết hôn với nhau hay không? Hiện nay, pháp luật hôn nhân

và gia đình chỉ ghi nhận quyền kết hôn giữa hai người khác giới tính.!! Vậy quy địnhnày có khả năng vượt quá giới hạn của Hiến pháp năm 2013 hay không? Thiết nghĩ, cơquan có thâm quyên cần có giải thích chính thức về nội dung của Điều 36 Hiến phápnăm 2013 nêu trên dé có thé giải quyết được những van đề, nhu cầu đặt ra trong thựctiễn liên quan đến quyền mưu cầu hạnh phúc của các cặp đôi cùng giới Nếu giới hạnquyền kết hôn của cặp đôi cùng giới thì cần có những lý do chính đáng, hợp lý chonhững giới hạn đó Cần đánh giá liệu việc ghi nhận quyền kết hôn bình dang cho tat cảmọi người (bao gồm cả cặp đôi cùng giới) có hại cho xã hội hay ảnh hưởng đến tự docủa người khác trong xã hội hay không? Hơn nữa, bản thân quy định về nguyên tắcchung về hạn chế quyền của Hiến pháp năm 2013 (khoản 2 Điều 14) cũng chưa thực sự

rõ ràng (các lý do hạn chế quyén ) Day là những điều mà Hiến pháp năm 2013 cũngnhư pháp luật hôn nhân và gia đình chưa giải quyết được !?

Thứ năm, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mang lại cơ hội, thách thức

đối với việc bảo đảm quyền con người ở nước ta

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cả cơ hội lẫn thách thức đối với việcthực hiện trách nhiệm bảo đảm quyền con người ở các quốc gia.!3 Mét mat, những ứng

dụng của cuộc Cách mạng công nghiệp này là các công cụ giúp cho việc mở rộng ghi

'© Trương Hồng Quang (2019), “Sự cần thiết ghi nhận quan hệ sống chung cùng giới trong pháp luật Việt Nam”,

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6), tr 12-23; Trương Hồng Quang (2020), “Giới hạn của pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (8), tr 03-14, 28.

!! Điều này được thé hiện qua khoản 1, khoản 5 Điều 3 và khoản 2 Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

!2 Trương Hồng Quang, Hoàng Diệu My (2022), “Tiếp tục phát triển Hiến pháp Việt Nam về quyền con người, quyền công dân”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (3), tr 03-12.

'3 Nguyễn Thị Thanh Hải (2020), Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ tư đến bảo đảm quyên con người, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/815807/tac-dong-cua-cuoc-cach-mang

-cong-nghiep-lan-thu-tu-den-bao-dam-quyen-con-nguoi.aspx, ngày 28/01/2020, truy cập ngày 20/3/2023.

Trang 31

nhận, thúc đây và bảo vệ quyền con người !* Mat khdc, những ứng dụng mới của cuộcCách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra hàng loạt thách thức mới đối với việc thúc day

và bảo vệ quyền con người trên nhiều lĩnh vực.!Š Việt Nam thuộc nhóm nước đang tronggiai đoạn quá độ của quá trình chuyên đổi của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 với nhiều

cơ hội về phát triển trên các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp, ngân hàng, taichính Sự phát triển và áp dụng các thành tựu mới về công nghệ sẽ mang lại tăng trưởngkinh tế cho Việt Nam, góp phan trực tiếp cải thiện việc hưởng thụ quyền con người củangười dân trên nhiều lĩnh vực Chắng hạn, việc áp dụng công nghệ số đã và đang giúptạo công ăn, việc làm cho một số lĩnh vực ngành, nghề mới ở Việt Nam, như lái xe công

nghệ, dịch vụ nha cho thuê Airbnb, kinh doanh trực tuyến nhờ đó góp phần tích cực

vào việc bảo đảm quyền về việc làm, quyền được có mức sống thỏa đáng cho người dân.Các đột phá về công nghệ cũng sẽ giúp tạo ra các ứng dụng trong y học nhằm hỗ trợ tíchcực cho việc mở rộng tiếp cận dịch vụ y tế và bảo đảm quyền về sức khoẻ Sự phát triển

nhanh chóng của Internet và các dịch vụ trực tuyến là cơ hội lớn dé thúc đây và thực

hiện quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam Tuy nhiên, hiện nay,việc tiếp cận của Việt Nam với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn còn ở mức trungbình thấp Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tháng 4/2017, mức

độ sẵn sàng của Việt Nam trong tiếp cận với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 chỉ đạt4,9/10 điểm Do vậy, Việt Nam cần tiếp tục có các chủ trương, chính sách, chương trìnhtiếp cận cuộc Cách mạng này với tầm nhìn dài hạn, có tính đến các tác động, rủi ro trêncác lĩnh vực kinh tế, xã hội, pháp luật và quyền con người !5

Thứ sáu, cơ ché bảo đảm, thiết chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân chưathực sự day đủ và hiệu quả !

Ở Việt Nam, hiện chưa có một cơ quan chuyên trách về bảo vệ các quyền connguoi, quyén công dân được hiến định, mà việc này được xem là trách nhiệm của toàn

bộ hệ thống chính trị Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “cơ chếbảo vệ Hiến pháp” và xác định Nhân dân là một trong các chủ thé có trách nhiệm bảo

vệ Hiến pháp (Điều 119) Đây là tiền đề để bảo vệ quyền con người ở mức độ cao nhất,

'4 Chang hạn, quyền tiếp cận thông tin được thực hiện một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn với sự hỗ trợ của Internet, đữ liệu lớn (big data), sự phát triển của hệ thống thông tin trực tuyên, mạng xã hội

tố Sự phát triển và phổ biến của internet cũng như các nên tảng truyền thông xã hội là kênh quan trọng thúc đây

quyền tiếp cận thông tin, thúc đây giáo dục quyền con người, thực hiện tự do ngôn luận và tự do biểu đạt, nhưng cũng đặt ra thách thức mới về tình trạng bạo lực trực tuyến, kích động mang tinh gây han, kỳ thị và bạo lực, tin tức giả Sự dễ dàng tiếp cận thông tin, dữ liệu cá nhân thậm chí đã dẫn tới sự xâm phạm các quyền dân chủ trong

hệ thống chính trị, như việc dùng các ứng dụng công nghệ đề can thiệp vào cuộc bầu cử ở một số quốc gia thời

Trang 32

bởi xét đến cùng, bảo hiến chính là bảo vệ các quyền hiến định.!8 Bên cạnh đó, một loạtcác điều khoản sửa đôi khác trong Hiến pháp năm 2013 cũng có ý nghĩa tăng cường cochế bảo vệ quyền con người Nhìn chung, cơ chế bảo vệ và giám sát thực hiện các quyềncon người, quyền công dân đã hình thành, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị vàcác tô chức đoàn thê xã hội Điều này giúp phát hiện, ngăn ngừa và xử lý những vi phạmcác quyền hiến định một cách kip thời Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận thực tế hiện nay,chưa có một cơ quan, một thiết chế độc lập chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảmquyền con người, quyền công dân ở nước ta Việc bao đảm quyền con người hiện naythuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan khác nhau phù hợp với trách nhiệm của từng cơquan với mô hình và bản chất khác nhau, ví dụ như cơ quan nhà nước (Bộ Tư pháp, BộCông an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ ), các tổ chức hiệp hội.!? Điều này dẫn đến tìnhtrạng chưa xác định rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan hoặc đùn đâytrách nhiệm, chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, làm ảnh hưởng đến hiệuquả hoạt động bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở nước ta.

Qua nghiên cứu bước đầu cho thấy hai nguyên nhân chính dẫn đến các hạn chế,khó khăn trong việc thê chế hóa quy định về quyền con người, quyền công dân của Hiến

pháp năm 2013 như sau:

Thứ nhất, chưa thực sự nhận thức, thực hiện day đủ trách nhiệm hiến phap.”° Mộttrong các nội dung của trách nhiệm hiến pháp là phải thé chế hóa đầy đủ, bảo đảm thực

th quyền đã được hiến định Quyền con người là một trong những chế định thực sự tiến

bộ, đột phá của Hiến pháp năm 2013 so với các bản hiến pháp trước đó của Nhà nước

ta Tuy nhiên, các quy định đó luôn có nguy cơ bị xâm phạm.”! Việc không thực hiệnđầy đủ trách nhiệm hiến pháp dẫn đến tình trạng không ban hành, ban hành chậm (nợ,đọng) các văn bản luật triển khai thi hành các quyền, cụ thê hóa luật, giải thích luật đượcHiến pháp, các văn bản luật ủy quyền mà không có ly do chính đáng, làm chậm sự pháttriển chung của xã hội Có thê thay trong những trường hợp này, hành vi vi phạm, khôngtuân thủ chủ yêu thể hiện ở dạng không hành động

Thứ hai, trong 35 năm đôi mới vừa qua, chúng ta đã không ngừng đổi mới tư duylàm luật, với mục tiêu xây dựng một hệ thong pháp luật định hướng cho phát triển,nhưng do ảnh hưởng của tư duy cũ, trong xây dựng pháp luật vẫn còn ton tại đâu đó tưduy làm luật là dé quan ly, la dé bảo dam sự an toàn, thậm chi là sự kiểm soát chặt chẽ

'8 Văn phòng thường trực về nhân quyền & Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Phối hợp thực hiện, 2015), Quyên con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam, Hà Nội, tr 215-216.

!9 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Nguyễn Văn Cương (chủ biên, 2018), Nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2030, tlảd, tr.192.

20 Mai Văn Thắng (2019), “Trach nhiệm hiến pháp trong bối cảnh cải cách pháp luật và nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Tap chí Luật hoc, (5), tr 68-80.

21 Mai Văn Thắng (2019), “Trach nhiệm hiến pháp trong bối cảnh cải cách pháp luật và nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, tlđd, tr 77.

Trang 33

của Nhà nước hơn là tạo dựng một môi trường, một hành lang pháp lý thuận lợi cho phát

triển.?? Chính vì vậy, nhiều quy định pháp luật về quyền nhưng vẫn nặng về quản lý nhànước, chưa thực sự là pháp luật về quyền

3 Kết luận và khuyến nghị

Bao đảm va bảo vệ quyền con người là mục tiêu và thành quả quá trình dau tranh,

hy sinh gian khổ của nhiều thế hệ người dân Việt Nam Đặc biệt, trong công cuộc đôimới toàn diện đất nước mà Việt Nam tiễn hành gần 40 năm qua, con người (Nhân dân)

luôn được Dang, Nhà nước ta dat ở vi trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động

lực của sự phát triển Dù còn nhiều khó khăn, thách thức bởi cả nguyên nhân khách quan

và chủ quan, nhưng công tác bảo vệ và thúc đây quyền con người ở Việt Nam đã đạtđược nhiều thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng, đánh giá cao.Bảo đảm và bảo vệ quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộngsản Việt Nam, tiếp tục được Đại hội lần thứ XIII của Đảng kế thừa và phát triển TheoĐại hội lần thứ XIII, cần “ôn trong, bảo đảm, bảo vệ quyén con người, quyên và nghĩa

vụ của công dân theo Hién pháp năm 2013; gắn quyên công dân với nghĩa vụ và tráchnhiệm công dân đối với xã hội” Đảng ta xác định: “Con người là trung tâm của chiếnlược phát triển, đồng thời là chủ thé phát triển Tôn trọng và bảo vệ quyển con người,gan quyên con người với quyền và lợi ích dân tộc, đất nước và quyên làm chủ của nhândân”.?Š Gần đây, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 BanChap hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới cũng yêu cầu “tiép tuc thểchế hóa, cụ thé hóa kịp thời, day đủ quan điểm, chủ trương của Đảng và quy định củaHiến pháp về quyén con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và “thượng tônHiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo dam, bảo vệ hiệu quả quyển con người, quyêncông dân” Vì vậy, với thực tiễn đã nêu ở phần trên, chúng tôi cho rằng cần tiếp tụchoàn thiện pháp luật về quyền con người, quyền công dân của nước ta như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật nhằm thể chế hóa các nguyên tắc về quyền conngười, quyền công dân Ví dụ, đối với nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền côngdân, Ủy ban thường vụ Quốc hội cần sớm ban hành nghị quyết giải thích các quy định

22 Đinh Dũng Sỹ (2020), “Hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước”, Tap chi

Nelsen cứu lập pháp, (1), tr 03-10, 16.

?3 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2021), Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp, cơ sở “Sự phat triển của chế định quyén con Mens quyên công dan qua các bản Hiến pháp Việt Nam và một số vấn dé đặt ra đối với pháp luật Việt Nam hiện nay”, tläd, tr 109.

24 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Ha Nội, tr 71.

25 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Dai hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Tập I, sdd, tr 76.

Trang 34

về hạn chế quyền trong Hiến pháp năm 2013 (bao gồm khoản 2 Điều 14 và khoản 4Điều 15).?

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật nhằm thể chế hóa các quyền con người, quyền

công dan.

Mot là, cần nhận thức và thực hiện day đủ trách nhiệm hiến pháp với tư cách làmột loại trách nhiệm pháp lý độc lập Theo đó, cần tiếp tục có sự rà soát, thúc đây hoạtđộng soạn thảo, thông qua các luật về các quyền đã được hiến định trong Hiến pháp năm

2013 (quyền lập hội, quyền biểu tình ) Điều này đóng vai trò rat quan trọng trong việc

tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyên Nếu tiếp tục chưa có văn bản luật điều chỉnh hoặc

điều chỉnh quyền bằng các văn bản dưới luật như hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng thiếuthống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quyền cũng như không bảo đảm tính hợphiến, tôn trọng quyền trên thực tế

Hai là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật về các nhóm quyền dân sự, chính trị,kinh tế, xã hội và văn hóa Như đã nêu ở phần trên, không ít quyền đã được Hiến phápnăm 2013 ghi nhận nhưng việc thê chế hóa còn có những bất cập nhất định

Ba la, cần chuyên đổi từ tư duy quản lý sang tư duy kiến tạo phát triển trong xâydựng và thi hành pháp luật nói chung, pháp luật về quyền con người, quyền công dânnói riêng Nội hàm của khái niệm “kiến tạo phát triển” là gì đã được nhiều chuyên giaphân tích, trao d6i.2” Pháp luật là nhân tố cơ bản nhất, cốt yêu nhất của khái niệm kiếntao phát triển.28 Theo đó, “Nha nước kiến tạo phát triển là Nhà nước pháp quyên, quảntrị dat nước bằng pháp luật và theo pháp luật, bảo đảm các quyên con người và quyêncông dân, ít can thiệp hành chính vào đời sống xã hội Hệ thong pháp luật đó can phảiđược xây dựng và hoàn thiện bằng một tư duy mới đó là làm luật vì mục tiêu tạo dựngcho phát triển chứ không phải là để quản lý, giám sát theo nghĩa cai trị Nói đúng hơn,làm luật không phải chỉ dé quản lý, dé bảo dam an toàn xã hội một cách thuần túy vàcứng nhắc theo kiểu tư duy cũ mà phải hướng đến việc tạo dựng một môi trường, mộthành lang pháp lý an toàn, thuận lợi cho sự phát triển của xã hội.”?°

26 Xem thêm: Trương Hồng Quang (2018), “Nhu cầu giải thích quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013”, Tap chí Nhà nước và Pháp luật, (3), tr 03-13; Trương Hồng Quang (2021), “Thực tiễn thi hành nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyên công dân của Hiến pháp năm 2013”, tlđd, tr 49-62.

27 Hoàng Thế Liên (2017), “Nhà nước kiến tạo phát triển và khả năng áp dụng ở Việt Nam”, Tap chí Luật học, (7),

tr 48-55; Nguyễn Kế Tuấn (2018), Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển-nhân tô trung tâm trong xây dựng và

thực thi THỂ chế phát triển đất nước, nhan-to-trung-tam-trong-xay-dung-va-thuc-thi-the-che-phat-trien-dat-nuoc.html, ngày 13/10/2018, truy cập ngày 20/3/2023; Mai Thị Hồng Liên (2019), Nhà nước kiến tạo phát triển - Lý luận và triển vọng thực tiễn ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính tri Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

http://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan/mo-hinh-nha-nuoc-kien-tao-phat-trien-28 Dinh Dũng Sỹ (2020), “Hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước”, Tap chí Nghiên cứu lập pháp, (1), tr 3-10, 16.

? Đinh Dũng Sỹ (2020), “Hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước”, tlđd, tr 03-10, 1ó.

Trang 35

Theo định hướng đổi mới tư duy xây dựng pháp luật nêu trên cho thấy nếu việcxây dựng (và cả thi hành) pháp luật về quyền chỉ đơn thuần dựa trên nhu cầu quản lý thìmục đích của pháp luật chưa đạt được Theo phương pháp tiếp cận dựa trên quyền(Human Rights-Based Approach), việc xây dựng, thi hành pháp luật cần phải dựa trênnhững nguyên tắc cơ bản sau:3? (1) Coi việc hỗ trợ thực hiện, hưởng thụ các quyền conngười là một mục tiêu cơ bản trong việc xây dung, thi hành pháp luật; (2) Lay các nguyêntắc và tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người làm định hướng trong việc xây dựng, thihành pháp luật; (3) Làm rõ những chủ thé của quyền, chủ thé có nghĩa vụ và các quyền,nghĩa vụ của các chủ thể có quyền, có trách nhiệm trong quá trình xây dựng, thi hànhpháp luật Nếu như đội ngũ cán bộ xây dựng, thâm định, kiểm tra văn bản quy phạmpháp luật tiếp cận toàn diện với phương pháp tiếp cận dựa trên quyền sẽ bảo đảm tốthơn yêu cầu về bảo vệ quyền.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm giải quyết các thách thức củacuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc bảo đảm quyền con người Ví dụ, đối vớiquyền riêng tư trong thời đại công nghệ số, nhận thức rõ ràng về những tiềm năng cũngnhư những nguy cơ mà sự phát triển của AI đem lại trong tương lai, nhiều quốc gia và

tổ chức quốc tế đã có những hành động cụ thé dé bảo vệ quyên riêng tư trong bối cảnhhiện nay.3! Điển hình là Liên minh châu Au (EU) với Đạo luật bảo vệ dit liệu (General

Data Protection Regulation - GDPR) có hiệu lực từ ngày 25/5/2018 GDPR đã được 28

quốc gia EU, bao gồm cả Anh phê chuẩn áp dụng Về mặt phạm vi áp dụng, GDPRkhông chỉ bảo vệ quyền lợi của công dân EU mà còn áp dụng cho bat kỳ người nào có

sử dụng dịch vụ do một công ty đặt tại Châu Âu cung cấp Về định nghĩa, điểm đột phá

của GDPR là làm rõ được các khái niệm căn bản liên quan đến dit liệu cá nhân Nhậnthức được rõ ràng quyên riêng tư rất khó định nghĩa, là “quyền bao trùm các quyền” nhưmột số học giả nhận định, GDPR tiếp cận quyền riêng tư dưới góc độ dữ liệu cá nhân,theo đó dữ liệu cá nhân là bất cứ thông tin nào liên quan đến một thé nhân được xác địnhhoặc nhận dạng Dữ liệu cá nhân có thé được liên kết trực tiếp với một người, chăng hạnnhư tên, số định danh cá nhân (ID) hoặc dữ liệu vi trí Dữ liệu cá nhân cũng có thê đượcliên kết gián tiếp với một người Điều này có nghĩa là người đó có thể được xác địnhdựa trên sự kết hợp của một hoặc nhiều yếu tố dành riêng cho một người về bản chất vật

ly, sinh lý, di truyén, tinh than, kinh tế, văn hóa hoặc xã hội Một nội dung quan trọng

được GDPR luật hóa là quyền được lãng quên (right to be forgotten) Đây là nội dungđược phát triển từ thực tiễn xét xử tại các tòa án quốc gia thành viên và Tòa án Công lý

3° Đặng Minh Tuần (2016), “Cách tiếp cận dựa trên quyền trong xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật”, Tiépcận dựa trên quyền con người: Lý luận và thực tiễn, Vũ Công Giao, Ngô Minh Hương (đồng chủ biên), Nxb Đạihọc Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 67.

31 Lương Lê Minh (2019), Tri tué nhân tạo và quyén riêng tu, tu-post106003.html, ngày 31/5/2019, truy cập ngày 20/3/2023.

Trang 36

https://viettimes.vn/tri-tue-nhan-tao-va-quyen-rieng-của EU về quyền riêng tư Sự phát triển https://viettimes.vn/tri-tue-nhan-tao-va-quyen-rieng-của mạng internet và những công cụ tìm kiếmmạnh như Google đã đặt ra van đề về “quyền được lãng quên” trên Internet.*? Có théthấy, về tong thé, pháp luật điều chỉnh quyền con người gắn với sự phát triển về internet(rộng hơn là sự phát trién của khoa học, kỹ thuật, tác động của Cách mạng Công nghiệp4.0 ) cần bảo đảm được tiêu chuẩn về quyền con người (theo pháp luật quốc tế) vàphục vụ yêu cầu quản lý của nhà nước trước các bối cảnh mới Theo đó, cần xây dựngmột luật riêng về quyền riêng tư, có thé tiếp cận dưới góc độ dữ liệu cá nhân.33

Thứ tư, hoàn thiện cơ chế bảo đảm, thiết chế bảo vệ quyền con người, quyền

công dân.

Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu tham gia thêm các điều ước quốc tế về quyềncon người khác, đặc biệt là các nghị định thư bổ sung về thẩm quyên tiếp nhận và giảiquyết khiếu nại của Ủy ban giám sát các Công ước Bởi lẽ, chính các cơ chế quốc tế sẽ

hỗ trợ, bố sung cho cơ chế quốc gia, giúp việc bảo vệ các quyền con người có hiệu quahơn Đồng thời, cần tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về quyền con ngườicho mọi đối tượng trong xã hội, đặc biệt là cho cán bộ của các cơ quan nhà nước có hoạtđộng liên quan trực tiếp đến các quyền con người, quyền công dân Ngoài ra, cần tiếptục nghiên cứu khả năng thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia và hoàn thiện cơ chếbảo vệ Hién pháp

Đối với cơ quan nhân quyền quốc gia, thực tiễn trên thế giới cho thấy, cơ quan này

có vai trò quan trọng và là một cấu phần không thé thiếu trong cơ chế thúc day và bảo

vệ nhân quyền ở các quốc gia Việc lựa chọn thành lập cơ quan nhân quyền quốc giatheo mô hình nào đòi hỏi cần có những nghiên cứu chuyên sâu Tuy nhiên, từ kinhnghiệm ở một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, một Ủy ban nhân quyền quốcgia trực thuộc Quốc hội tỏ ra thích hợp nhất trong bối cảnh hệ thống chính trị ở nước tahiện nay Cơ quan này sẽ có vị thế tốt nhất trong việc đóng vai trò như một cơ quan đầumỗi về quyền con người Cơ quan này nên được giao chức năng giám sát, tham vấn cho

các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và thi hành các chính sách, pháp luật có liên quan dén quyên con người; thực hiện việc nghiên cứu, phô biên và giáo dục vê quyên

32 Ví dụ điển hình là trường hợp của một luật sư là Mario Costeja Gonzalez người Tây Ban Nha đã từng bị ngân hang phát mãi bat động san dé khấu trừ khoản nợ mà ông ta không tra được từ năm 1998 Chuyện này đã được đăng tải trên một tờ báo điện tử Đã qua 12 năm nhưng câu chuyện đó vẫn được tìm thấy trên Google Vì thé, Gonzalez đã khởi kiện lên Tòa án Công lý của EU, và đến năm 2014 thì Tòa án đã phán quyết buộc Google phải

hủy bỏ kết quả tìm kiếm dẫn đến bài báo nói trên Nói cách khác, bài báo vẫn nằm trên trang tin điện tử của tờ báo

đó, và nếu như bất cứ ai còn giữ đường dẫn vẫn sẽ có thể truy cập vào nội dung này Nhưng nếu như tìm kiếm theo tên của Mario Gonzalez trên Google thì sẽ không thể tìm ra Ước tính đến nay đã có hàng triệu yêu cầu “quyền được lãng quên” như vậy được gửi đến Google, và 43% đã được chấp thuận Đây là dau hiệu đáng mừng cho việc bảo vệ quyên riêng tư, song tiền lệ này cần được nhân rộng ở các quốc gia khác, bằng ràng buộc pháp lý với những nhà cung câp dịch vụ trên Internet.

33 Vì đây là vấn đề quyền con người, quyền công dân nên cần được quy định cụ thé bằng luật của Quốc hội

Trang 37

con người; thậm chí có thé tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại về vi phạm quyền conngười, trên cơ sở đó đề xuất hướng xử lý

Đối với cơ chế bảo vệ Hiến pháp, cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạtđộng của các cơ quan, chủ thé đang được giao trách nhiệm bảo vệ hiến pháp (khoản 2Điều 119 Hiến pháp năm 2013) Trong tương lai xa hơn, trước khi lựa chọn mô hình cơchế bảo vệ Hiến pháp phù hợp cho Việt Nam, cần phải làm rõ một số vấn đề liên quanđến việc áp dụng cơ chế bảo hiến vào nước ta như sau: (1) Làm rõ cơ sở lý luận của việcxây dựng cơ quan bảo hiến trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam.Trong đó, điều quan trọng là cần làm rõ sự tương thích của cơ chế bảo hiến với nguyêntac thông nhất quyền lực ở Việt Nam;*4 (2) Năng lực dé thực hiện cơ chế bảo hiến; (3)

Về tính độc lập của cơ chế bảo hiến, du đó là Tòa án bảo hiến, Tòa án tối cao, hay làmột mô hình khác; (4) Nhu cầu sử dụng cơ chế bảo hiến tại Việt Nam; (5) Sự phân địnhgiữa cơ quan bảo hiến và những thiết chế hiện có ở Việt Nam dé thực hiện kiểm soáttính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật như thâm định, thâm tra

Có thé nhận thấy, cho dù theo mô hình nào thì mục đích cuối cùng của những coquan này là bảo vệ hiến pháp - đạo luật tối cao của đất nước; bảo đảm Nhà nước phápquyền Tính tối thượng của hiến pháp không chi bao hàm sự tuân thủ của những nguồnluật pháp khác, mà còn của tất cả các nhánh khác của quyền lực nhà nước, trong đó cóquyền lập pháp Hoạt động bảo hiến dù với hình thức hiến định nào chăng nữa đều thựchiện những nhiệm vu chung về bảo vệ Hiến pháp: bảo đảm sự ổn định và tối cao củaHiến pháp, sự tuân thủ những mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước,bảo vệ những quyền và tự do hiến định của con người

Đối với các chủ thê là các cơ quan báo chí (truyền thông), các tổ chức và đoàn thểtrong xã hội, cần rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm củng cố và tạo cơ sở thuậnlợi cho các chủ thê này thực hiện vai trò giám sát và bảo vệ các quyền con người, quyềncông dân Ví dụ như các lĩnh vực luật về báo chí, tiếp cận thông tin, luật về hội, biểu tình Trong tương lai, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013,trong đó có các quy định về quyền con người, quyền công dân Một số vấn đề cần quantâm như: Bồ sung nội dung quy định của nguyên tắc chung về hạn chế quyền con người,quyền công dân; Ghi nhận đầy đủ nội hàm quyên riêng tư; Mở rộng quyền về bình danggiới theo hướng tiếp nhận các yếu tố về xu hướng tính dục và bản dạng giới Về kỹthuật lập pháp, cần tiếp tục điều chỉnh các cụm từ hiện còn “theo quy định của pháp luật”thành “theo luật định” hoặc “do luật định” trong Hiến pháp năm 2013 nhằm giảm thiểu

3 Bùi Ngọc Sơn (2009), “Tài phán hiến pháp và viễn cảnh chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (4), tr 26-33; Võ Trí Hảo, Hà Thu Thủy (2008), “Những van đề lý luận của việc thành lập tài phán hiến pháp ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (5), tr 05-08, 16.

35 Xem thêm: Trương Hồng Quang (2013), “Hoàn thiện quy định về quyền con người, quyền công dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (5), tr 31-37.

Trang 38

nguy cơ tùy tiện hạn chế và vi phạm các quyền hiến định của các cơ quan nhà nước Ởđây, việc cụ thê hóa bằng luật không có nghĩa là mọi van đề liên quan đến việc thực hiệnquyền đó đều cần được quy định trong luật, mà chỉ cần quy định những vấn đề mang tínhnguyên tắc, có thé trong một đạo luật riêng hoặc một đạo luật có liên quan*®,/.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chính phủ (2019), Báo cáo số 344/BC-CP ngày 22/8/2019, Sơ kết 05 năm triểnkhai thi hành Hiến pháp năm 2013 (2014-2019), Hà Nội

2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lanthứ XIII, Tap 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội

3 Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (2015), “Quyền công dân và cơ chế bảo vệquyền công dân theo Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (11), tr 11-19

4 Vũ Công Giao, Ngô Minh Hương (đồng chủ biên, 2016), Tiếp cận dua trênquyên con người: Ly luận và thực tiễn, sách chuyên khảo, Nxb Dai học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

5 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2014), Quyên con người trong Hiếnpháp năm 2013 - Quan điểm mới, cách tiếp cận mới và các quy định mới, Nxb Chính trịquốc gia - Sự thật, Hà Nội

6 Nguyễn Văn Cương (chủ biên, 2018), Nhu cầu hoàn thiện hệ thong pháp luậtđến năm 2030, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội

7 Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Mạnh (đồng chủ biên, 2001), 55 nam xây dungNhà nước của dân, do dân, vì dân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trịQuốc gia - Sự thật, Hà Nội

8 Trương Hồng Quang (2018), “Nhu cầu giải thích quy định về hạn chế quyềncon người, quyền công dân của Hiến pháp năm 2013”, Tap chí Nhà nước và Pháp luật,

(3), tr 03-13.

9 Trương Hồng Quang (2019), “Sự cần thiết ghi nhận quan hệ sống chung cùng

giới trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6), tr 12-23.

10 Trương Hồng Quang (2020), “Giới hạn của pháp luật và thực tiễn tại Việt

Trang 39

12 Trương Hồng Quang, Hoàng Diệu My (2022), “Tiếp tục phát triển Hiến phápViệt Nam về quyền con người, quyền công dân”, Tap chí Nhà nước và Pháp luật, (3),

tr 03-12.

13 Trương Hồng Quang (2022), “Hoàn thiện pháp luật về quyền biểu quyết khiNhà nước trưng cầu ý dân”, Tap chí Nghề luật, (9), tr 03-07

14 Bùi Ngọc Sơn (2009), “Tài phán hiến pháp và viễn cảnh chủ nghĩa hợp hiến ở

Việt Nam”, Tap chí Nghiên cứu lập pháp, (4), tr 26-33.

15 Dinh Dũng Sỹ (2020), “Hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới

và phát triển đất nước”, Tap chí Nghiên cứu lập pháp, (1), tr 03-10, 16

16 Mai Văn Thắng (2019), “Trách nhiệm hiến pháp trong bối cảnh cải cách phápluật và nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học,

(5), tr 68-80.

17 Van phòng thường trực về nhân quyền & Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh (Phối hợp thực hiện, 2015), Quyên con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của côngdân trong Hiến pháp Việt Nam, Hà Nội

18 Nguyễn Thị Thanh Hải (2020), Tac động của cuộc Cách mạng công nghiệp

lan thứ tư đến bảo đảm quyên con người, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/

van hoa xa_ hoi/-/2018/§15807/tac-dong-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu -den-bao-dam-quyen-con-nguoi.aspx, ngày 28/01/2020.

19 Trương Hồng Quang, Hoàng Diệu My (2021), Báo cáo tổng hợp đề tài khoahọc cấp cơ sở “Sự phát triển của chế định quyén con người, quyền công dân qua cácbản Hiến pháp Việt Nam và một số vấn dé đặt ra đối với pháp luật Việt Nam hiện nay”,

Đề tài khoa học cấp cơ sở, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Hà Nội

Trang 40

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE QUYEN DÂN SỰĐÁP UNG YÊU CAU TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN

NHÀ NƯỚC PHAP QUYEN XÃ HOI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ThS Dương Thị Thân Thương"Tóm tắt: Trong những năm gan đây, xuất phát từ chủ trương không ngừng thúcđây quyên con người, Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện hệ thong pháp luật dé bảo đảmcác quyển con người được tôn trọng và thực hiện ngày càng tot hơn quyên con ngườinói chung và các quyên dân sự nói riêng Bài viết sẽ di vào giới thiệu khái quát về cácquyên dân sự, nêu ra nội dung các quyên dân sự theo Hiến pháp năm 2013 và từ đó,dua ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền dân sự đáp ứng yêu cautiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Từ khóa: Hoàn thiện pháp luật; Quyên dân sự; Xây dựng nhà nước pháp quyên

1 Khái quát về quyền dân sự

Trong lý luận nhận thức về quyền con người thì quyền dân sự cùng với các quyềnchính trị được xếp vào thế hệ thứ nhất của quyền con người Sự ra đời của quyền dân

sự gắn liền với sự hình thành các học thuyết về các quyền con người cùng với sự bùng

nô dau tranh về quyền con người và các quyền sống, quyền làm việc và mưu cầu hạnhphic! Các quyền dân sự lần đầu tiên được thừa nhận trong Tuyên ngôn thé giới vềquyền con người năm 1948 (UDHR) và sau đó đã được tái khang định và cụ thé hoatrong nhiều văn kiện quốc tế quan trọng mà nổi bật là Tuyên ngôn quốc tế về các quyềndân sự và chính trị (ICCPR) (được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn vào năm1966) và trong một số văn kiện quốc tế khác trên lĩnh vực này Cho đến nay, có nhiềuquan niệm và cách hiéu khác nhau về quyền dân sự Công ước quốc tế về các quyền dân

sự, chính trị năm 1966 không đưa ra khái niệm, mà chỉ liệt kê một loạt các quyền và tự

do cơ bản của con người trên cả hai lĩnh vực dân sự và chính trị.

Quyền dân sự được đề cập ở đây là quyền con người về dân sự, là một bộ phận cơbản, thiết yêu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong tổng thể quyền con người Các quyềndân sự là những quyền cá nhân, gắn liền với nhân thân của mỗi người, chỉ cá nhân mới

có thé sử dụng độc lập và không thé chuyền giao cho người khác?, bao gồm các quyền

cơ bản sau: (1) Quyền sống: (2) Quyền tự do đi lại và tự do cư trú; (3) Quyền tự do và

an ninh cá nhân; (4) Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đăng

* Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Dak Lak a

! Đại hoc Quốc gia Ha Nội (2015), Giáo trinh Lý luận và Pháp luật về quyên con người, Nxb Dai hoc Quốc gia

Hà Nội.

? Tường Duy Kiên, Nguyễn Thanh Tuấn, Bay mươi năm “Tuyên ngôn thé giới về quyền con người ” — Giá trị thời đại và ý nghĩa doi với Việt Nam, http:/www.tapchicongsan.org.vn, truy cập ngày 20/4/2023.

Ngày đăng: 25/11/2024, 21:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN