Tình hình trong nước - Tháng Tám năm 1945, chớp thời cơ “nghìn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, - Nhân dân Việt Na
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CHỦ ĐỀ: CÁC TÁC PHẨM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mộng Tuyền
Khóa: K22
Lớp học phần: DH22EI01
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2
Thành phố Hồ Chí Minh – tháng 11 năm 2024
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT Họ và Tên MSSV Nội dung phân công Mức độ hoàn thành
1 Nguyễn Thị Xuân
Ha
2 Trần Minh Hải 2254020025 Nội dung ( Cần kiệm liêm
chính)
100%
4 Nguyễn Phi Như 2254020059 Tổng hợp và lọc nội dung +
5 Đinh Thị Bích
Phượng
6 Trần Thị Sương 2254020072 Nội dung (Những nhiệm vụ
cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà)
100%
7 Lê Hoài Tâm 2254020073 Nội dung (Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến)
100%
Trang 3A Mục tiêu nghiên cứu:
1 Mục tiêu tổng quát:
- Giúp hiểu rõ hơn về ý nghĩa lịch sử, giá trị nhân văn sâu sắc của các tác phẩm
- Truyền đạt được kiến thức, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các tác phẩm
2 Mục tiêu cụ thể:
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: Hiểu rõ tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đồng thời rút ra bài học về đoàn kết, thống nhất trong đấu tranh
- Cần kiệm liêm chính: Nắm vững những phẩm chất đạo đức cần thiết của người cán bộ, đảng viên, từ đó xây dựng lối sống giản dị, tiết kiệm, trung thực
-Những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà: Hiểu rõ những khó khăn, thách thức mà nhà nước non trẻ phải đối mặt, đồng thời đánh giá những thành tựu đã đạt được
B Nội dung:
LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
1 Xuất xứ
a Tình hình thế giới
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc chưa lâu, đã gây ra những tổn thất kinh hoàng về người
và của, làm đảo lộn trật tự thế giới cũ
- Mỹ và Liên Xô trở thành hai cường quốc hàng đầu, bắt đầu cuộc Chiến tranh Lạnh, chia thế giới thành hai khối đối lập
- Nhiều nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đứng lên đấu tranh giành độc lập
b Tình hình trong nước
- Tháng Tám năm 1945, chớp thời cơ “nghìn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, - Nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi toàn quốc, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Sau đó không lâu,- thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, hòng khôi phục chế độ cai trị như trước Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946, quân Pháp liên tục dùng đại bác, súng cối bắn phá vào nhiều khu phố tàn sát dân thường, chiếm một số trụ sở của Chính phủ cách mạng Ngày 18
và 19/12/1946, thực dân Pháp liên tiếp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng
- Trước âm mưu, hành động xâm lược của kẻ thù, Nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được - Ngày 18 và
19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị tại Vạn Phúc (Hà Đông), ra quyết định lịch sử: phát động toàn quốc kháng chiến Đêm ngày 19/12/1946, một tiếng gọi lịch sử vang vọng khắp đất nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giải
Trang 4phóng dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- Ra đời trong thời khắc lịch sử đặc biệt, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tác động đến sâu thẳm lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc, trở thành biểu tượng lớn của sức mạnh đại đoàn kết
2 Nội dung
Lời kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên chống giặc Pháp xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(Ảnh: Tư liệu TTXVN)
- Đây là lời hịch cứu nước, thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá của cả dân tộc, khơi dậy sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất; động viên, thôi thúc, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc kháng chiến giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc
Trang 5- Bác Hồ đã vạch rõ âm mưu của bọn thực dân Pháp, cho thấy rằng chúng không hề có ý định tôn trọng độc lập Việt Nam, chỉ rõ mục tiêu của thực dân Pháp là muốn biến Việt Nam trở
thành thuộc địa một lần nữa, cướp đoạt tài nguyên và bóc lột nhân dân ta “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!”
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tuy ngắn gọn, súc tích nhưng thể hiện được những nội dung quan trọng trong đường lối kháng chiến của Việt Nam lúc bấy giờ, vạch rõ được:
+ Mục tiêu kháng chiến của Việt Nam là giành lại độc, tự do cho Tổ Quốc “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”; “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Hai câu nói trên tưởng chừng mâu thuẫn nhưng không phải vậy,
ngược lại chúng còn bổ sung cho nhau, phản ánh sự linh hoạt và sâu sắc trong tư duy của Bác Hồ:
“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”: Câu nói này nhấn mạnh mong muốn hòa bình của
nhân dân ta Tuy nhiên, Bác cũng nhận thức rõ bản chất xâm lược của thực dân Pháp, rằng sự nhân nhượng chỉ càng làm cho chúng lấn tới hơn
"Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ": Câu nói này thể hiện quyết tâm sắt đá của dân tộc ta trong cuộc
kháng chiến Dù phải đối mặt với hy sinh lớn lao, nhân dân ta cũng sẽ không bao giờ chấp nhận mất nước, làm nô lệ
⇒ Bác Hồ luôn mong muốn hòa bình, độc lập cho dân tộc Tuy nhiên, Bác hiểu rõ rằng, hòa bình phải được xây dựng trên cơ sở độc lập, tự do Đối mặt với một kẻ thù xâm lược như thực dân Pháp, sự nhân nhượng chỉ càng làm cho chúng lấn tới hơn, đe dọa đến sự tồn vong của dân tộc Để bảo vệ độc lập, tự do, nhân dân ta sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả tính mạng
+ Phương pháp kháng chiến: mọi người dân, bất kể địa vị, giới tính, nghề nghiệp đều có thể tham gia kháng chiến Từ những người lính có vũ khí đến những người nông dân chỉ có
cuốc, thuổng, tất cả đều chung một mục tiêu là giành độc lập "Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.”, khẳng định đây là cuộc chiến của toàn dân tộc Việt Nam,
tất cả mọi người đều có thể đóng góp sức lực của mình cho cuộc kháng chiến, không ai bị bỏ
lại phía sau “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.”
+ Đồng thời, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến cũng đã nêu ra một chân lý không có gì quý hơn độc lập tự do và cũng đã khẳng định một niềm tin tất thắng vào cuộc trường kỳ kháng chiến của nhân dân Việt Nam, thể hiện khát vọng cháy bỏng của toàn dân tộc về một Việt
Nam độc lập, thống nhất, không còn bị chia cắt và lệ thuộc vào bất kỳ thế lực nào.“Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”, “Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!”, “Kháng chiến thắng lợi muôn năm!".
Trang 6Đại bác của ta từ pháo đài Láng bắn vào các mục tiêu của Pháp trong thành phố (Ảnh:
Nguyễn Bá Khoản - Tư liệu TTXVN)
- Đáp lời lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào lúc 20 giờ 3 phút ngày
19/12/1946, bằng những loạt đại bác từ pháo đài Láng bắn vào các mục tiêu của địch trong thành phố, quân và dân Hà Nội chính thức mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” Thủ đô Hà Nội ngày ấy, mỗi ngôi nhà là một pháo đài, mỗi đường phố là một chiến tuyến, mỗi người dân là một chiến sĩ Cùng với Hà Nội, quân
và dân các địa phương khắp Bắc, Trung, Nam đồng loạt anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược Cả dân tộc chung sức đồng lòng đánh giặc cứu nước với ý chí sục sôi, niềm tin tất thắng
3 Bài học ý nghĩa
- “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” ra đời cách đây đã 77 năm nhưng ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của nó vẫn còn nguyên giá trị Không chỉ là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường, bất khuất và lòng quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc ta, đây còn là Cương lĩnh về khát vọng hòa bình, tiếp thêm sức mạnh cho toàn dân tộc vững bước trên con đường đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Những giá trị quý báu từ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Bác đã, đang và sẽ tiếp tục được vận dụng cũng như thôi thúc, cổ vũ và tiếp thêm sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vững bước trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc thời kỳ mới
- Cùng với đó, để phát huy tinh thần khát vọng độc lập, tự do, tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc, cả hệ thống chính trị và cán bộ, - đảng viên cần tiếp tục sáng tạo, dũng cảm, kiên trì để cùng Nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn trong thời gian tới
Trang 7- Lời kêu gọi của Bác đã khẳng định tình yêu Tổ quốc là động lực mạnh mẽ để mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc Là sinh viên, ta cần:
+ Nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước, sẵn sàng đóng góp sức lực, trí tuệ để xây dựng một Việt Nam hùng cường, phồn vinh
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp là một cuộc chiến đầy gian khổ, hy sinh Từ đó, + thế hệ trẻ hôm nay cần rèn luyện ý chí kiên cường, sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách
+ Hiểu sâu hơn về lịch sử đấu tranh của dân tộc, từ đó thấu hiểu được những hy sinh to lớn của cha ông để giành độc lập Cảm ơn những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc, từ đó trân trọng cuộc sống hòa bình hôm nay
Trang 8“CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”
1/ Xuất xứ
- Tháng 6 năm 1949 trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính” gồm 4 bài báo với bút danh Lê Quyết Thắng đăng trên báo “Cứu quốc” các số ra ngày 30/5, 31/5, 1/6 và 2/6/1949 Đã 70 năm
đã trôi qua, nhưng những nội dung Bác đã đề cập trong tác phẩm vẫn luôn nóng hổi tính thời sự
và có giá trị thiết thực
- Nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, nhất là trước tác Người để lại, có thể thấy rằng: Người không chỉ nhấn mạnh “trung với nước, hiếu với dân”
là phẩm chất quan trọng nhất; chi phối các phẩm chất đạo đức khác của người cách mạng mà còn khẳng định “cần, kiệm, liêm, chính” là yêu cầu nhất thiết phải có, là “tứ đức” cơ bản làm nên “gốc” của người cách mạng
2/ Nội dung
- Trong tác phẩm Đời sống mới (3/1947), Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải thực hành “Cần, Kiệm, Liêm, Chính” nhưng đến tác phẩm “CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH”, Người đã coi “tứ đức” là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi đua ái quốc và luận giải “tứ đức” trong tổng thể của trời, đất, con người và mối quan hệ của mùa - trời; của phương - đất; của đức - người Giản dị
mà khúc chiết, Người khẳng định:
Trang 9Trang 10
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người.”
Trong bài báo “Thế nào là Cần”, Bác đã giải thích rõ :
+ CẦN “là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai”; “cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được”, bởi “Cần chẳng những có nghĩa hẹp như: Tay siêng làm thì hàm siêng nhai”
mà còn “có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần”
Hiểu đúng về Cần nghĩa là luôn chăm chỉ, cố gắng không phải một sớm một chiều mà thường xuyên và liên tục Hiểu sâu xa hơn thì Cần cũng có nghĩa là làm để nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, để làm việc lâu dài, để đạt được mục đích đề ra, bởi: “Nếu mỗi người, mỗi ngày làm thêm một tiếng đồng hồ thì: Mỗi tháng sẽ thêm 300 triệu giờ Mỗi năm thêm lên 3.600 triệu giờ… Cứ tính một giờ làm đáng giá một đồng bạc, thì mỗi năm nước ta đã có thêm được 3.600 triệu đồng Đưa số tiền đó thêm vào kháng chiến, thì kháng chiến ắt mau thắng lợi, thêm vào kiến quốc, thì kiến quốc ắt mau thành công”
⇒ Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định tầm quan trọng của việc lao động chăm chỉ và cần mẫn
"Cần" trong tác phẩm không chỉ đơn giản là công việc chăm chỉ mà còn phải làm công việc có mục tiêu, có ý thức phục vụ lợi ích chung của đất nước và nhân dân Người cán bộ hay đảng viên cần phải luôn luôn nỗ lực, không ngừng học hỏi và làm việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Người coi lao động là phương tiện tiện lợi để tạo ra cải chất, phát triển đất nước và nâng cao đời sống của nhân dân )
+ KIỆM “là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” và không phải là bủn xỉn Trong đó, Cần phải đi đôi với Kiệm “như hai chân của con người”; vì “KIỆM mà không CẦN thì không tăng thêm, không phát triển” Tiết kiệm về vật chất phải đi đôi với tiết kiệm về thời giờ, bởi “của cải nếu hết, còn có thể làm thêm Khi thời giờ qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được” Vì thế, thời giờ cần tiết kiệm và đó cũng là Cần; “tiết kiệm thời giờ của mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người”, cũng giống như “khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng Như thế mới đúng là kiệm” Đặc biệt, muốn tiết kiệm tốt thì phải khéo tổ chức, vì “không biết tổ chức thì không biết tiết kiệm” và phải “kiên quyết không xa xỉ” Từ đó, “một mặt, chúng ta thi đua KIỆM Một mặt, chúng ta thi đua CẦN” thì cộng lại là “nhân dân sẽ ấm no, kháng chiến sẽ mau thắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công”…
⇒ Sự tiết kiệm không chỉ giúp duy trì cuộc sống ổn định mà còn góp phần xây dựng một xã hội văn minh, có trách nhiệm với các nguồn lực chung của đất nước Bác luôn nhấn mạnh rằng tiết kiệm là sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, tránh lãng phí và giúp đất nước phát triển bền vững Người cũng khẳng định rằng chỉ có tiết kiệm thì mới có thể tích lũy để phát triển các lĩnh vực kinh tế khác và phục vụ nhu cầu của nhân dân
+ LIÊM “là trong sạch, không tham lam” và “tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là BẤT LIÊM” Chữ LIÊM phải đi đôi với chữ KIỆM, cũng như
Trang 11chữ KIỆM phải đi đôi với chữ CẦN, vì “có KIỆM mới LIÊM được Vì xa xỉ mà sinh tham lam” Tham lam sẽ dẫn đến BẤT LIÊM, cho nên, cán bộ phải thực hành chữ LIÊM trước, để làm kiểu mẫu cho dân” Cũng theo Hồ Chí Minh, “trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm
là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư” và “Quan tham vì dân dại” Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì "quan" dù không liêm cũng phải hoá ra LIÊM Vì vậy dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ LIÊM”
Vì, “pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”, cho nên “cán bộ thi đua thực hành liêm khiết, thì sẽ gây nên tính liêm khiết trong nhân dân Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ”
⇒ Bác đã cho rằng “Liêm” là yếu tố quan trọng để xây dựng lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Người khẳng định rằng có thể bộ, các thành viên phải luôn giữ sản phẩm hạnh phúc, không tham lam, không vì quyền lợi cá nhân mà làm trái với lợi ích chung của xã hội, đất nước Liêm chính là biểu hiện của một đời sống đạo đức trong sáng, chính trực và công bằng Người có đức tính liêm khiết sẽ luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân. + CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà “CẦN, KIỆM, LIÊM, là gốc của CHÍNH Nhưng một cây cần phải có gốc rễ, lại cần có nhành, lá, hoa quả mới là hoàn toàn Một người phải Cần, Kiệm, Liêm nhưng còn phải CHÍNH mới là người hoàn toàn” Tiếp đó, Hồ Chí Minh viết tiếp “trên quả đất, có hàng muôn triệu người Song số người ấy có thể chia làm hai hạng: người THIỆN và người ÁC Trong xã hội, có trăm công, nghìn việc Song những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: việc CHÍNH
và việc TÀ Làm việc Chính là người Thiện Làm việc Tà là người Ác Siêng năng (cần), tần tiện (kiệm), trong sạch (liêm), CHÍNH là THIỆN Lười biếng, xa xỉ, tham lam là tà, là ác”
Để là CHÍNH, mỗi người, ĐỐI VỚI MÌNH, phải “chớ tự kiêu, tự đại; luôn luôn cầu tiến bộ; luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình, những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình”, vì “tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý” ĐỐI VỚI NGƯỜI, “phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ Chớ nịnh hót người trên Chớ xem khinh người dưới Thái độ phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà đoàn kết Phải học người và giúp người tiến tới Phải thực hành chữ Bác - Ái” ĐỐI VỚI VIỆC, “phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà”, “đã phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm”; “việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh Việc gì
dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù
là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc Nhiều lợi nhỏ cộng thành lợi to Cả 20 triệu đồng bào đều làm như vậy, thì nước ta nhất định mau giàu, dân ta nhất định nhiều hạnh phúc
Ai chẳng muốn cho tự mình thành một người tốt”
⇒ Mỗi người phải thực hiện chính trực, công bằng, trong công việc và các mối liên hệ quan hệ
xã hội Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải sống theo lẽ phải, công bằng, luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân và không có sự tối tất Chính là việc làm thủ pháp luật, làm việc
vì lợi ích chung và không bao giờ làm những điều trái với đạo lý, vì sự ngay thẳng sẽ tạo niềm