Quitrìnhươnggiốngvànuôithươngphẩmcátháclác nâng caohiệuquảkinhtế cho ngườinuôiCátháclác (tên khoa học Notopterus notopterus Pallas) có phẩm chất thịt ngon, giá trị kinhtếcao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là loài cá có triển vọng trong chủ trương đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Để nâng caohiệuquảkinhtế trong khai thác nguồn lợi từ loài cá này, Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ đã tiến hành nghiên cứu quitrìnhươnggiốngvànuôithươngphẩmcáthác lác. Quitrình này có tính khả thi vàhiệuquảkinhtế cao, mở ra cho ngành thủy sản hướng phát triển mới và khả quan hơn. Những kết quả bước đầu Đề tài “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cáthác lác” do Thạc sĩ Trần Ngọc Nguyên, Quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, làm chủ nhiệm, thực hiện từ năm 1998-1999; Sở Khoa học- Công nghệ TP Cần Thơ nghiệm thu vào năm 2000, đạt loại xuất sắc. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo được thực hiện qua các công đoạn: nuôi vỗ cá bố mẹ và tiêm kích dục tố, vuốt lấy trứng của cá cái, lấy tinh sào, tiến hành cho thụ tinh, sau đó mang đi ấp. Sau khi ấp 5-7 ngày (tùy nhiệt độ), trứng nở. Cá bột 4 ngày tuổi thì chuyển cá đi ương đến 30 ngày tuổi. Kỹ thuật này đã được chuyển giao rộng rãi ở các tỉnh ĐBSCL và một số tỉnh miền Trung, góp phần cung cấp nguồn giốngchongười nuôi. Tuy nhiên, dù sản xuất được cá bột vàương đến 30 ngày tuổi, nhưng tỷ lệ sống của cáương chưa ổn định, nhất là khi sử dụng thức ăn chế biến để ương. Từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu quitrìnhươnggiốngvànuôithươngphẩmcáthác lác” do Thạc sĩ Lê Ngọc Diện, Trưởng phòng Nghiệp vụ Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, làm chủ nhiệm, tiếp tục được thực hiện. Ở ĐBSCL, người dân thường sử dụng các phế phẩm công nông nghiệp sẵn có hoặc dùng cá tép nhỏ làm thức ăn khi nuôicáthác lác. Do vậy, chỉ nuôi được ở qui mô nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Quitrình ương, nuôi mới này hướng dẫn ngườinuôi mật độ ương, nuôi thích hợp, cho tỷ lệ sống ổn định; đồng thời, khuyến khích sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tươi như cá biển xay, tép, cua để giảm chi phí thức ăn, nâng caohiệuquảkinh tế. Đề tài thực hiện năm 2003-2004, với 3 thí nghiệm trong giai giăng tại trại cá Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ và phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Thí nghiệm 1: nghiên cứu kỹ thuật ươngcá bột 4 ngày tuổi đến cágiống 60 ngày tuổi. Kết quảcho thấy, tỷ lệ sống của cá chịu ảnh hưởng chủ yếu từ mật độ ương. Mật độ ương thích hợp là 100 con/m2; ở mật độ này, cá có kích thước và trọng lượng cao nhất: dài 5-7cm, nặng1,6g/con. Thức ăn thích hợp trong giai đoạn ương là cá biển xay và thức ăn viên có hàm lượng protein 25%-30%. Thí nghiệm 2: nghiên cứu nhu cầu đạm trong thức ăn chế biến phù hợp để nuôicáthương phẩm. Thí nghiệm bước đầu cho thấy, thức ăn viên có hàm lượng protein 20%-25% phù hợp chocánuôithương phẩm. Thí nghiệm 3: nghiên cứu kỹ thuật nuôicáthươngphẩm từ cágiống 60 ngày tuổi đến 14 tháng tuổi. Kết quảcho thấy, mức tăng trọng của cánuôi chịu ảnh hưởng chính từ thức ăn sử dụng. Mật độ nuôi tốt nhất là 10 con/m2, sử dụng thức ăn kết hợp: 50% thức ăn động vật (cá biển, tép, cua, ốc xay nhỏ) và 50% thức ăn viên 20% protein cho mức tăng trọng và tỷ lệ sống cao nhất. Sau 12 tháng nuôi, cá có chiều dài từ 18-22cm, trọng lượng 80-105g/con. Nếu cá được nuôi ở ao đất với mật độ 10 con/m2 và sử dụng thức ăn phối hợp, cá đạt trọng lượng 140-150g/con sau 12 tháng nuôi. Trong khi đó, cá một năm tuổi trong tự nhiên chỉ đạt chiều dài bình quân 16cm, trọng lượng từ 40-60g. Ngoài ra, quitrình cũng cho thấy tỷ lệ cho ăn 5-7% trọng lượng thân ở giai đoạn ương giống, 3-5% ở giai đoạn nuôithương phẩm, cho ăn 2 lần/ngày là phù hợp để cátháclác phát triển tốt. Cần giữ mực nước trong ao ương từ 80-100cm, ao nuôi từ 1,2-1,5m; nước ao ương, nuôi phải đạt các chỉ tiêu môi trường như: pH: 6-8, 02: 5mg/l, NH4: 1mg/l, nhiệt độ: 28-300C Nếu ngườinuôi áp dụng theo đúng quitrình trên thì sau 12 tháng nuôi, cáthươngphẩm đạt từ 4-7 tấn/ha, cho mức lãi từ 40 triệu đồng đến trên 100 triệu đồng. Hướng phát triển choquitrình mới Do nghiên cứu thử nghiệm nên quitrìnhươnggiốngvànuôithươngphẩm được tiến hành trong giai giăng trong ao đất, nhằm tránh bị ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài và rút ra các kết quả cơ bản của qui trình. Thạc sĩ Lê Ngọc Diện nhận định: “Cá ương, nuôi tốt nhất là trong ao đất để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên như phiêu sinh vật, cá tép nhỏ, sinh vật đáy nhằm giảm chi phí thức ăn, giảm giá thành vàcá lớn nhanh, hiệuquảkinhtế hơn ương, nuôi trong giai. Nhưng cần phải cải tạo ao trước khi ương, nuôi như lấp kín hang, tránh mọi rò rỉ và tạo giá thể chocá trú vì cá có tính chui rúc ẩn nấp vào bờ”. Thông thường, ngườinuôichocá ăn chủ yếu bằng thức ăn động vật tươi như cá tép vụn, cua, ốc, bột cám , loại thức ăn này giúp cá mau lớn hơn thức ăn viên nhưng chi phí cao. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, để có 1kg cátháclácthương phẩm, nếu dùng thức ăn động vật thì chi phí là 15.000 đồng; thức ăn viên 20% protein là 10.000 đồng; thức ăn viên 25% protein là 11.500 đồng; thức ăn viên 30% protein là 13.800 đồng. Trong khi đó, phối hợp giữa thức ăn động vật và thức ăn viên thì chi phí chỉ còn 9.900 đồng. Như vậy, nuôicá bằng thức ăn phối hợp sẽ tốn chi phí thức ăn thấp nhất mà mức tăng trọng và tỷ lệ sống rất cao. Qua đó, các nhà khoa học khuyến khích ngườinuôi sử dụng thức ăn phối hợp vì hiệuquảkinhtế của nó, đồng thời hạn chế được tình trạng cạn kiệt nguồn thức ăn động vật do khai thácquá nhiều. Thạc sĩ Lê Ngọc Diện cho biết: “Tuy chưa chuyển giao chính thức nhưng trong quátrình nghiên cứu, chúng tôi đã hướng dẫn kỹ thuật cơ bản cho nông dân trong các đợt tập huấn ở các quận, huyện. Nông dân đã ứng dụng và kết quả đạt được rất khả quan. Sau khi đề tài được nghiệm thu, chúng tôi sẽ đưa lên mạng Internet để phổ biến rộng rãi”. Thạc sĩ Diện cũng cho biết thêm, kỹ thuật chế biến thức ăn viên đã chuyển giao công thức cho nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, nhằm cung cấp đủ nguồn thức ăn công nghiệp cho thị trường. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu các chất dẫn dụ như: dầu gan mực, premix kích thích cá sử dụng thức ăn viên, để sản xuất thức ăn công nghiệp phù hợp tập tính dinh dưỡng vàquátrình phát triển của cá, nâng caohiệuquảkinhtế hơn. Bên cạnh đó, từ đề tài nghiên cứu quitrìnhươngnuôi của Thạc sĩ Diện, Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ đã tiếp tục đi sâu nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cáthác lác, nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như áp dụng trong thực tế. Tháng 11-2005, đề tài đã được Sở Khoa học- Công nghệ TP Cần Thơ nghiệm thu. Với tính khả thi và hiệu quảkinhtế cao, quitrìnhươnggiốngvànuôithươngphẩmcátháclác sẽ giúp ngành thủy sản tăng năng suất, giảm giá thành và mang lại lợi nhuận cao. . Qui trình ương giống và nuôi thương phẩm cá thác lác nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi Cá thác lác (tên khoa học Notopterus notopterus Pallas) có phẩm chất thịt ngon, giá trị kinh tế. kinh tế trong khai thác nguồn lợi từ loài cá này, Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ đã tiến hành nghiên cứu qui trình ương giống và nuôi thương phẩm cá thác lác. Qui trình này có tính khả thi và hiệu. để nuôi cá thương phẩm. Thí nghiệm bước đầu cho thấy, thức ăn viên có hàm lượng protein 20%-25% phù hợp cho cá nuôi thương phẩm. Thí nghiệm 3: nghiên cứu kỹ thuật nuôi cá thương phẩm từ cá giống