1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

QUI TRÌNH NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO TÀI LIỆU

11 1,4K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 156 KB

Nội dung

QUI TRÌNH NGHIỆM THU BÀN GIAO TÀI LIỆU A. Qui trình nghiệm thu I. Mục đích: - Đánh giá công tác tổ chức triển khai cuộc tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp của Ban chỉ đạo các cấp. - Xác nhận đúng, đủ số lượng từng loại phiếu điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp trên phạm vi địa bàn, đảm bảo không trùng/sót đơn vị điều tra làm căn cứ cho việc thanh quyết toán kinh phí tổng điều tra cho địa phương. - Kiểm tra từng loại phiếu điều tra, phát hiện những thiếu sót để chỉnh sửa, hoàn thiện, đảm bảo chất lượng phiếu trước khi nhập tin, xử lý tổng hợp kết quả tổng điều tra. II. Qui trình nghiệm thu 1. Các cấp nghiệm thu : 1.1.Đối với các địa phương : Công tác nghiệm thu được tiến hành theo 4 cấp như sau: - Ban chỉ đạo xã/phường kiểm tra toàn bộ phiếu điều tra, các biểu tổng hợp nhanh thuộc phạm vi địa bàn phụ trách. - Ban chỉ đạo huyện/quận nghiệm thu toàn bộ các loại phiếu điều tra do điều tra viên cấp huyện/quận thực hiện kết quả tổng điều tra của các Ban chỉ đạo xã/phường (phiếu điều tra các biểu tổng hợp nhanh). - Ban chỉ đạo tỉnh/thành phố nghiệm thu toàn bộ các loại phiếu điều tra do điều tra viên cấp tỉnh/thành phố thực hiện kết quả tổng điều tra của các Ban chỉ đạo huyện quận (phiếu điều tra các biểu tổng hợp nhanh, biên bản nghiệm thu giữa các Ban chỉ đạo huyện/quận với các Ban chỉ đạo xã/phường). - Ban chỉ đạo trung ương nghiệm thu toàn bộ kết quả tổng điều tra của các Ban chỉ đạo tỉnh/thành phố (phiếu điều tra các biểu tổng nhanh, biên bản nghiệm thu giữa Ban chỉ đạo tỉnh/thành phố với các Ban chỉ đạo huyện/quận). 1.2. Đối với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng : công tác nghiệm thu được tiến hành theo 3 cấp như sau : - Ban chỉ đạo của từng đầu mối (tổ chức điều tra) kiểm tra toàn bộ phiếu điều tra, các biểu tổng hợp nhanh theo phạm vi phụ trách. - Ban chỉ đạo mỗi Bộ nghiệm thu các loại phiếu điều tra biểu tổng hợp nhanh của các Ban chỉ đạo đầu mối. - Ban chỉ đạo trung ương nghiệm thu kết quả tổng điều tra của Ban chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (phiếu điều tra các biểu tổng hợp nhanh, biên bản nghiệm thu của Bộ với các Ban chỉ đạo đầu mối). 2. Phương pháp nghiệm thu : 2.1. Thủ tục nguyên tắc nghiệm thu : - Thành lập đoàn/tổ nghiệm thu, gồm trưởng đoàn/tổ trưởng (là thành viên Ban chỉ đạo/Tổ thường trực) một số thành viên. 1 - Đoàn nghiệm thu cần nắm vững qui trình nội dung công tác nghiệm thu. - Đơn vị được nghiệm thu cần cử một tổ chịu trách nhiệm về công tác nghiệm thu, gồm tổ trưởng (là thành viên Ban chỉ đạo/tổ thường trực) một số thành viên. - Tổ chịu trách nhiệm về công tác nghiệm thu của mỗi cấp cần sắp xếp phiếu điều tra đã được đánh số theo qui định, theo từng loại vào các cặp ba dây, có dán etiket; chuẩn bị đủ các văn bản, tài liệu liên quan như: các biểu báo cáo nhanh; báo cáo tóm tắt về quá trình tổ chức, triển khai TĐT của đơn vị (bao gồm: thời gian triển khai, công tác tuyên truyền, tập huấn, tuyển chọn điều tra viên, đội trưởng, công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát, thời gian thu thập phiếu điều tra, .) Một số nội dung trên cần được tổng hợp thành các bảng biểu để báo cáo các đoàn nghiệm thu của từng cấp (xem mẫu bảng biểu trong các mẫu biên bản nghiệm thu của Ban chỉ đạo trung ương Ban chỉ đạo các cấp). - Công tác nghiệm thu được tiến hành nghiêm túc, trung thực, đúng qui định; qua đó đánh giá, xếp loại đúng kết quả điều tra của các đơn vị. 2.2. Phương pháp nghiệm thu : - Nghiệm thu số lượng : Đếm tổng số số lượng từng loại phiếu điều tra: so sánh với kết quả lập danh sách thực tế, giải thích chênh lệch giữa kết quả lập danh sách số phiếu thu được. - Nghiệm thu chất lượng của từng loại phiếu điều tra: Kiểm tra tính pháp lý của phiếu (dấu, chữ ký của điều tra viên, đội trưởng, người lập phiếu, người đứng đầu/chủ cơ sở - nếu không đủ, cần giải thích lý do); Phiếu có ghi đầy đủ các chỉ tiêu hay không; tính hợp lý của từng chỉ tiêu, logic giữa các chỉ tiêu, đơn vị tính của các chỉ tiêu . - Chất lượng phiếu điều tra được xác định trên tỷ lệ lỗi của các loại phiếu. Cách xác định lỗi tỷ lệ lỗi của từng loại phiếu như sau: + Những sai sót có thể sửa ngay (không cần xác minh lại từ cơ sở) như: một số lỗi logic, thiếu chỉ tiêu nhưng có thể suy ra được (ví dụ: có chi tiết đầy đủ nhưng không có tổng số, sai đơn vị tính, .); đối với các trường hợp này: 3 sai sót tính là 1 lỗi. + Các loại sai sót không sửa ngay được (phải xác minh qua điều tra viên, cơ sở) như: thiếu chỉ tiêu quan trọng (doanh thu, lao động, thu, chi .), số liệu sai, không hợp lý, 1 số chỉ tiêu quan trọng không logic, . ; trường hợp này 1 sai sót tính là 1 lỗi. + Phiếu có 1 lỗi, phải tính là phiếu có lỗi. + Phân loại phiếu được xác định trên tỷ lệ phiếu có lỗi của từng loại phiếu được qui định như sau : 1. Loại phiếu chưa đạt yêu cầu: Tỷ lệ phiếu có lỗi trên 7% 2. Loại phiếu đạt yêu cầu: Tỷ lệ phiếu có lỗi từ trên 5% đến 7% 3. Loại phiếu đạt loại khá: Tỷ lệ phiếu có lỗi từ trên 4% đến 5% 2 4. Loại phiếu đạt loại giỏi: Tỷ lệ phiếu có lỗi từ 0% đến 4% Sau khi hoàn thành khâu kiểm tra, đoàn nghiệm thu cần lập bảng kết quả kiểm tra theo mẫu sau: Bảng 1 Số thứ tự Loại phiếu Số phiếu kiểm tra tỷ lệ phiếu có lỗi Phân loại phiếu Tổng số phiếu kiểm tra Số phiếu có lỗi Tỷ lệ (%) phiếu có lỗi Chưa đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Khá Giỏi A B 1 2 3= 2/1 4 5 6 7 1 Cơ sở thuộc khối Doanh nghiệp (Phiếu 01/TĐT- DN) 2 Cơ sở SXKD thuộc DN trong khu /cụm CN(phụ biểu 01a) 3 Cơ sở cá thể CNXD (Phiếu 02A/TĐT-CT) 4 Cơ sở cá thể vận tải (Phiếu 02B/TĐT-CT) 5 Cơ sở cá thể TMDV (Phiếu 02C/TĐT-CT) 6 Cơ sở cá thể hoạt động trong khu/cụm CN (phụ biểu 02a) 7 Cơ sở Hành chính,sự nghiệp (Phiếu 03/TĐT- HCSN) 8 Cơ sở Tôn giáo (Phiếu 04/TDDT– TG) 9 Khu/cụmCN (Phiếu 05/TĐT- KCN) 10 Cơ sở làng nghề thành thị (Phiếu 06/ TĐT – LN) Tổng số Cách ghi : - Tính tỷ lệ phiếu có lỗi ghi vào cột 3 ; - Đối chiếu với tỷ lệ lỗi qui định để phân loại phiếu đã nêu trên, đánh dấu (x) vào dòng, cột thích hợp (từ cột 4 đến cột 7) – Dòng tổng số ghi số lượng dòng có dấu (x) theo cột (không phải ghi vào ô đã bôi đen). 2.3. Tổ chức nghiệm thu : 2.3.1. Nghiệm thu cấp xã/phường: 3 Ban chỉ đạo xã/phường tiến hành kiểm tra, tự nghiệm thu sau khi hoàn thành các công việc sau: kết thúc khâu thu thập phiếu điều tra (nhận đầy đủ phiếu điều tra do các đội trưởng giao nộp); sắp xếp phiếu điều tra theo từng loại phiếu như phiếu cá thể (02A, 02B, 02C) các loại khác (nếu có) vào từng cặp ba dây đánh số thứ tự (từ 01 đến hết cho từng loại phiếu); hoàn thành các biểu tổng hợp nhanh. * Nội dung nghiệm thu gồm : - Đếm số lượng phiếu điều tra (theo từng loại, từng cặp, tổng số), so sánh, đối chiếu với danh sách thực tế đã lập, nếu có thay đổi (tăng hoặc giảm, yêu cầu các đội trưởng giải thích). - Kiểm tra chất lượng toàn bộ (100%) phiếu điều tra, các biểu tổng hợp nhanh trên phạm vi địa bàn. Nếu phát hiện sai sót, cần yêu cầu đội trưởng, điều tra viên xác minh lại từ cơ sở chỉnh sửa, hoàn thiện. - Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, tự nghiệm thu, Ban chỉ đạo xã/phường cần sắp xếp các loại phiếu điều tra, các biểu báo cáo nhanh theo qui định, làm báo cáo tóm tắt về quá trình triển khai kết quả tổng điều tra để chuẩn bị cho Ban chỉ đạo huyện/quận nghiệm thu. - Khi bàn giao tài liệu cho Ban chỉ đạo cấp trên cần làm biên bản bàn giao theo mẫu qui định. 2.3.2. Ban chỉ đạo huyện/ quận nghiệm thu cho Ban chỉ đạo xã/phường: Ban chỉ đạo huyện/quận căn cứ kế hoạch của Ban chỉ đạo tỉnh/thành phố tình hình thực tế của địa phương để xây dựng lịch nghiệm thu phù hợp thông báo cho các Ban chỉ đạo cấp xã/phường. * Nội dung nghiệm thu gồm : - Tiến hành kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ các loại phiếu điều tra do điều tra viên cấp huyện/ quận thực hiện. - Nghiệm thu kết quả tổng điều tra của toàn bộ các xã/ phường thuộc phạm vi huyện/quận quản lý (tại trụ sở của Ban chỉ đạo xã/phường hoặc tại Phòng Thống kê huyện/quận-tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi địa phương). Cụ thể : - Đếm toàn bộ số phiếu điều tra thuộc phạm vi các xã/ phường thực hiện, đối chiếu với kết quả lập danh sách thực tế đã lập, giải thích lý do chênh lệch. - Kiểm tra 100% các loại phiếu điều tra. - Kiểm tra toàn bộ các biểu tổng hợp nhanh do cấp xã/phường thực hiện. - Đối với từng xã/phường, nếu phát hiện các phiếu có lỗi thì đoàn nghiệm thu yêu cầu Ban chỉ đạo xã/phường phải rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện ngay. - Nếu phiếu điều tra, các biểu tổng hợp nhanh của xã/phường đã được đoàn nghiệm thu đánh giá là đạt yêu cầu thì cần sắp xếp gọn gàng, đúng qui định để chuyển về Ban chỉ đạo huyện/quận, chuẩn bị cho Ban chỉ đạo tỉnh/thành phố tổ chức nghiệm thu. 4 - Công tác nghiệm thu cần được tiến hành nghiêm túc, đúng qui định; khi hoàn thành nghiệm thu cần lập biên bản nghiệm thu giữa Ban chỉ đạo huyện/quận với Ban chỉ đạo xã/phường. - Khi bàn giao tài liệu cho Ban chỉ đạo tỉnh/thành phố cần làm biên bản bàn giao theo mẫu qui định. 2.3.4. Ban chỉ đạo tỉnh/thành phố nghiệm thu cho Ban chỉ đạo huyện/quận: Ban chỉ đạo tỉnh/thành phố căn cứ kế hoạch của Ban chỉ đạo trung ương tình hình thực tế của địa phương để xây dựng lịch nghiệm thu phù hợp thông báo trước cho các Ban chỉ đạo cấp huyện/quận. * Nội dung nghiệm thu gồm : - Tiến hành kiểm tra, nghiệm thu các loại phiếu điều tra do điều tra viên cấp tỉnh/thành phố do các đơn vị được phân công điều tra theo phạm vi quản lý thực hiện (ví dụ: Ban quản lý khu/cụm công nghiệp, khu chế xuất tổ chức điều tra các đơn vị trong khu/cụm CN) . - Nghiệm thu kết quả tổng điều tra của toàn bộ các huyện/quận thuộc phạm vi tỉnh/thành phố quản lý (tại các Phòng Thống kê huyện/quận - trụ sở thường trực của Ban chỉ đạo huyện/quận). Cụ thể : - Về số lượng: Đếm toàn bộ phiếu điều tra (tổng số từng loại phiếu) của huyện/quận, so sánh với kết quả lập danh sách thực tế, giải thích chênh lệch. - Vê chất lượng: Kiểm tra mẫu các loại phiếu điều tra. Số lượng mẫu kiểm tra mỗi loại phiếu qui định như sau : + Phiếu 01/TĐT-DN phiếu 03/TĐT-HCSN: kiểm tra 30% đến 50% tổng số phiếu. + Phiếu 02A/TĐT-CT 02B/TĐT-CT: kiểm tra 30% đến 40 % số phiếu điều tra mỗi loại ; + Phiếu 02C/TĐT-CT: kiểm tra từ 10% đến 15% + Các loại phiếu điều tra khác: kiểm tra 100% số phiếu mỗi loại. Chú ý: Số phiếu kiểm tra được rút ngẫu nhiên đủ đại diện cho các xã/phường, huyện/ quận. - Đối với từng huyện/quận , nếu phát hiện các phiếu có lỗi của từng loại phiếu thì đoàn nghiệm thu yêu cầu Ban chỉ đạo huyện/quận phải rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện phiếu ngay. + Kiểm tra toàn bộ các biểu tổng hợp nhanh các huyện/quận thực hiện. + Kiểm tra biên bản công tác nghiệm thu của các huyện/quận. - Nếu phiếu điều tra, báo cáo nhanh đã được đoàn nghiệm thu đánh giá đạt yêu cầu thì cần sắp xếp gọn gàng, đúng qui định, làm biên bản bàn giao tài liệu theo mẫu qui định trước khi chuyển về Ban chỉ đạo tỉnh/thành phố để chuẩn bị cho Ban chỉ đạo trung ương tổ chức nghiệm thu. 5 - Công tác nghiệm thu cần được tiến hành nghiêm túc, đúng qui định; khi hoàn thành nghiệm thu cần lập biên bản nghiệm thu giữa Ban chỉ đạo tỉnh/thành phố Ban chỉ đạo huyện/quận. 2.3.5. Ban chỉ đạo trung ương nghiệm thu cho Ban chỉ đạo tỉnh/thành phố: Ban chỉ đạo trung ương sẽ tiến hành nghiệm thu kết quả tổng điều tra của các Ban chỉ đạo tỉnh/thành phố. Lịch nghiệm thu được xây dựng thông báo trước cho các Ban chỉ đạo tỉnh/ thành phố. * Nội dung nghiệm thu gồm: - Về số lượng: Đếm số lượng toàn bộ phiếu điều tra (theo từng loại phiếu) của tỉnh/thành phố, so sánh với kết quả lập danh sách thực tế, giải thích chênh lệch. - Về chất lượng: Kiểm tra mẫu các loại phiếu với số lượng qui định như sau : + Kiểm tra 15% đến 20% đối với các loại phiếu 01/TĐT-DN; 03/TĐT- HCSN; Riêng Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra 10% tổng số mỗi loại phiếu này. + Phiếu 02A/TĐT-CT 02B/TĐT-CT: kiểm tra 10% tổng số phiếu mỗi loại ; Riêng Hà nội, TP Hồ Chí Minh kiểm tra 5% tổng số phiếu mỗi loại. + Phiếu 02C/TĐT-CT: kiểm tra 3%; Riêng Hà nội, TP Hồ Chí Minh kiểm tra 2% tổng số phiếu loại này Lưu ý : Số phiếu rút mẫu để kiểm tra nghiệm thu phải đại diện cho các huyện/quận + Các loại phiếu điều tra khác: kiểm tra 100% số phiếu mỗi loại. - Kiểm tra toàn bộ các biểu tổng hợp nhanh của các tỉnh/thành phố - Kiểm tra các biên bản công tác nghiệm thu của Ban chỉ đạo tỉnh/thành phố. 2.4.Công tác nghiệm thu đối với Bộ Công an Bộ Quốc phòng: 2.4.1. Ban chỉ đạo của từng đầu mối tổ chức tự nghiệm thu toàn bộ phiếu điều tra trong phạm vi phụ trách. * Nội dung nghiệm thu gồm : - Về số lượng: Đếm số lượng mỗi loại phiếu điều tra đã thu được trong phạm vi phụ trách. So sánh đối chiếu với danh sách thực tế đã lập. - Về chất lượng: Kiểm tra toàn bộ (100%) phiếu điều tra mỗi loại. - Kiểm tra toàn bộ các biểu tổng hợp nhanh của các Ban chỉ đạo đầu mối tỉnh/thành phố. Nếu phát hiện những phiếu còn sai sót thì cần chỉnh sửa ngay; - Kiểm tra các biểu tổng hợp nhanh theo qui định. - Sau khi hoàn thành công tác kiểm tra, tự nghiệm thu, cần sắp xếp tài liệu, phiếu điều tra, lập báo cáo về công tác tổ chức, triển khai, kết quả tổng điều tra để chuẩn bị cho việc nghiệm thu của Ban chỉ đạo Bộ. 6 - Khi bàn giao tài liệu cần lập biên bản bàn giao phiếu điều tra (giữa Ban chỉ đạo đầu mối Ban chỉ Bộ theo mẫu qui định). 2.4.2. Ban chỉ đạo Bộ nghiệm thu cho các Ban chỉ đạo đầu mối: * Nội dung nghiệm thu gồm: - Về số lượng: Đếm số lượng toàn bộ phiếu điều tra của các Ban chỉ đạo đầu mối. - Kiểm tra toàn bộ (100%) phiều điều tra của các Ban chỉ đạo đầu mối. - Kiểm tra các biểu tổng hợp nhanh của các Ban chỉ đạo đầu mối. - Sau khi hoàn thành công tác nghiệm thu cần sắp xếp tài liệu, phiếu điều tra, lập báo cáo về công tác tổ chức, triển khai, báo cáo kết quả tổng điều tra để chuẩn bị cho việc nghiệm thu của Ban chỉ đạo trung ương. - Khi bàn giao tài liệu cần lập biên bản bàn giao tài liệu (giữa Ban chỉ đạo đầu mối Ban Chỉ đạo Bộ theo mẫu qui định). - Công tác nghiệm thu cần được tiến hành nghiêm túc, đúng qui định; khi hoàn thành nghiệm thu cần lập biên bản nghiệm thu giữa Ban chỉ đạo Bộ các Ban chỉ đạo đầu mối. 2.4.3. Ban chỉ đạo trung ương nghiệm thu cho Ban chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Ban chỉ đạo trung ương sẽ tiến hành nghiệm thu kết quả tổng điều tra của các Ban chỉ đạo của các Bộ thông báo trước lịch nghiệm thu cho các Ban chỉ đạo các Bộ. * Nội dung nghiệm thu gồm: - Về số lượng: Đếm số lượng toàn bộ phiếu điều tra của mỗi Bộ; so sánh đối chiếu với kết quả lập danh sách, giải thích lý do chênh lệch (nếu có). - Về chất lượng: + Phiếu 01/TĐT–DN: Kiểm tra 100% phiếu của Bộ Công an (do số lượng ít); 50% phiếu 01/TĐT – DN của Bộ Quốc phòng. + Phiếu 03/TĐT–HCSN: Rút mẫu 20% tổng số phiếu; lưu ý chọn đủ đại diện cho các đầu mối. + Kiểm tra báo cáo nhanh của các Bộ. + Kiểm tra biên bản nghiệm thu của các Ban chỉ đạo đầu mối. Sau khi kết thúc nghiệm thu, các loại phiếu điều tra, các biểu tổng hợp nhanh cần được sắp xếp, lưu giữ cẩn thận để chuẩn bị cho công tác nhập tin. III. Đánh giá kết quả nghiệm thu: - Kết quả tổng điều tra được đánh giá toàn diện trên cơ sở báo cáo của Ban chỉ đạo của cấp được nghiệm thu, báo cáo của các đoàn công tác của tổ thường trực giám sát viên tỉnh/thành phố/giám sát viên trung ương về quá trình tổ chức triển khai, việc chấp hành các định mức, qui trình, kết quả kiểm tra số 7 lượng, chất lượng các loại phiếu điều tra, biểu tổng hợp nhanh ; trong đó chất lượng các loại phiếu điều tra là một tiêu thức đánh giá quan trọng . - Trong cuộc tổng điều tra này, chất lượng chung của các loại phiếu điều tra được đánh giá theo 4 mức độ: 1. Chưa đạt yêu cầu; 2. Đạt yêu cầu; 3. Khá ; 4. Giỏi ; Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả kiểm tra phiếu ở trên (bảng 1), kết quả chung được đánh giá như sau : - Kết quả không đạt yêu cầu: Có ít nhất một loại phiếu không đạt yêu cầu. - Kết quả đạt yêu cầu: Có tất cả các loại phiếu phải đạt yêu cầu trở lên. - Kết quả đạt loại khá: Có ít nhất 2/3 loại phiếu đạt từ loại khá trở lên trong đó phải có loại phiếu 01/TĐT- DN 03/TĐT-HCSN các loại phiếu khác phải đạt yêu cầu. - Kết quả đạt loại giỏi: Có ít nhất 2/3 loại phiếu đạt loại giỏi trong đó phải có loại phiếu 01/TĐT-DN 03/TĐT-HCSN các loại phiếu khác phải đạt yêu cầu. - Kết luận chung sẽ được đoàn nghiệm thu đánh giá cụ thể ghi vào biên bản. IV. Một số điểm lưu ý khi kiểm tra các loại phiếu 1. Kiểm tra tính pháp lý của phiếu, gồm : - Phiếu điều tra cần có đầy đủ tên, chữ ký, dấu theo qui định trong mỗi loại phiếu. Tuy nhiên, cần lưu ý : nếu phiếu nào không đầy đủ một trong các chi tiết qui định thì cần có giải thích rõ lý do không tính lỗi khi lý do chấp nhận được. Ví dụ : Phiếu 02A,B,C/TĐT – CT thiếu chữ ký của chủ hộ ; nếu chủ hộ không ký do không nhất chỉ với chỉ tiêu «doanh thu » do điều tra viên tính (cao hơn so với doanh thu chủ hộ khai báo); trường hợp này được chấp nhận (không tính lỗi) 2. Tính đầy đủ của phiếu : Các chỉ tiêu có phát sinh được điền đầy đủ trong mỗi loại phiếu điều tra. Chú ý các chỉ tiêu có đường dẫn đến chỉ tiêu khác. 3. Các mã số : + «Cơ sở số »: do cấp tổ chức điều tra đánh số thứ tự cho từng loại phiếu điều tra. Ví dụ : Phiếu 02A, 02B, 02C/TĐT- CT phiếu 06/TĐT- LN được Ban chỉ đạo xã/phường đánh thứ tự (từ số 01 đến hết); phụ biểu 02a được đánh số theo số phiếu 02/TĐT – CT. + Các ô mã địa điểm cho các cơ sở (doanh nghiệp cơ sở SXKD cá thể) đóng trong các khu/cụm công nghiệp, các siêu thị, trung tâm thương mại hoặc tại các chợ, tại các làng nghề được đưa vào phiếu điều tra nhằm xây dựng cho các địa phương danh sách các cơ sở kinh tế thuộc những khu vực đặc thù nêu trên. Tuy nhiên, để giảm bớt tính phức tạp trong khâu đánh mã cho các địa phương, các ô mã này sẽ để trống (chưa phải đánh mã) sẽ được xử lý trong quá trình nhập tin (Ban chỉ đạo trung ương sẽ có hướng dẫn sau). 8 4. Một số chỉ tiêu cần chú ý trong các phiếu: 4.1 Phiếu 01/TDT-DN phụ biểu phiếu 01a : - Phiếu này dùng cho 4 loại hình cơ sở : doanh nghiệp đơn, trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ trợ. Vì vậy, cần đặc biệt lưu ý: các chỉ tiêu trong phiếu chỉ phản ánh về chính cơ sở (kết quả hoạt động, số lao động của cơ sở, ứng dụng công nghệ thông tin). - Về quan hệ giữa các chỉ tiêu trong phiếu: + Chú ý quan hệ giữa chỉ tiêu số 7 «Ngành sản xuất kinh doanh chính » các chỉ tiêu 14/15/16/17/18/19, Ví dụ nếu ngành SXKD chính là ngành công nghiệp thì ít nhất phải có số liệu ở chỉ tiêu 14 ; nếu ngành SXKD chính là thương nghiệp thì có số liệu ở chỉ tiêu 15; . + Nếu ngành SXKD là ngành công nghiệp thì chú ý kiểm tra mã sản phẩm, đơn vị tính trong chỉ tiêu 14.1 14.2 «Sản phẩm công nghiệp » + Nếu ngành SXKD là ngành thương nghiệp thì cần chú ý quan hệ giữa mô tả ngành SXKD các nhóm hàng trong chỉ tiêu 15 «Doanh thu thuần thương nghiệp » - Chú ý kiểm tra mã số thuế (doanh nghiệp đơn hạch toán độc lập có mã 10 chữ số, chi nhánh mã 13 chữ số .) + Nếu cơ sở phải thực hiện thêm phiếu 01a thì các chỉ tiêu : tên cơ sở, mã số thuế, tổng số lao động, người đứng đầu cơ sở phải thống nhất giữa 2 phiếu 4.2. Phiếu 02A/TĐT-CT phụ biểu 02a + Nếu ngành SXKD là ngành xây dựng thì không có chi tiết trong mục 12. + Chú ý kiểm tra mã sản phẩm, đơn vị tính trong chỉ tiêu 12.1 12.2 «Sản phẩm công nghiệp » + Kiểm tra quan hệ giữa chỉ tiêu 6 «Năm bắt đầu SXKD», chỉ tiêu 9 «Thời gian hoạt động » với chỉ tiêu 12 «Kết quả SXKD» ; chỉ tiêu 10 «Tình trạng đăng ký kinh doanh » chỉ tiêu 11 «Tình trạng nộp thuế » (ví dụ : nếu đã có giấy đăng ký kinh doanh thì thường là có đóng thuế) + Kiểm tra tính hợp lý của chỉ tiêu doanh thu. + Nếu cơ sở phải thực hiện thêm phiếu 02a thì các chỉ tiêu : tên cơ sở, mã số thuế, tổng số lao động, người đứng đầu cơ sở phải thống nhất giữa 2 phiếu 4.3. Phiếu 02B/TĐT-CT phụ biểu 02a : + Những điểm cần chú ý kiểm tra tương tự như phiếu 02A. Ngoài ra cần chú ý tính hợp lý giữa chỉ tiêu 7 «Ngành SXKD chính» chỉ tiêu 12.1 «Phương tiện vận tải » + Kiểm tra tính hợp lý của chỉ tiêu doanh thu (12) chỉ tiêu sản phẩm vận tải (12.2) 4.4. Phiếu 02C/TĐT-CT phụ biểu 02a : 9 + Những điểm cần chú ý kiểm tra tương tự như phiếu 02A, 02B Ngoài ra cần chú ý : + Nếu là cơ sở chỉ hoạt động một ngành dịch vụ nào đó thì kết quả SXKD chỉ có doanh thu (mục 12- không có số liệu ở mục 12.1-nhóm 10 «Hàng hóa khác») + Chú ý quan hệ giữa mô tả ngành SXKD các nhóm hàng trong chỉ tiêu 12.1 «Doanh thu thuần thương nghiệp » + Kiểm tra kỹ các loại đơn vị tính + Kiểm tra tính hợp lý của các chỉ tiêu doanh thu, số ngày khách, lượt khách + Kiểm tra tính hợp lý của các chỉ tiêu 12.3 hoặc 12.4 4.5. Phiếu 03TĐT/HCSN - Chú ý kiểm tra các chỉ tiêu có bước chuyển, đường dẫn đến các chỉ tiêu khác ; các chỉ tiêu dễ nhầm lẫn như : chỉ tiêu 4 « Mã số thuế/Mã đơn vị sử dụng ngân sách », chỉ tiêu 7 «Loại hình cơ sở », chỉ tiêu 8 «Loại hình tổ chức », chỉ tiêu 10 «Cơ sở có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp ». - Quan hệ logic giữa các chỉ tiêu 3 «Thông tin về người đứng đầu cơ sở » chỉ tiêu 11 « Lao động thời điểm 01/7/2007»: nhìn chung, các phân tổ về lao động (giới tính, độ tuổi, trình độ đào tạo) của 2 chỉ tiêu này có sự liên quan; tuy nhiên, sẽ không có liên quan trong trường hợp «Người đứng đầu cơ sở » là «kiêm nhiệm» (như Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện, Chủ tịch mặt trận Tổ quốc cấp xã .). - Chú ý kiểm tra tính hợp lý của chỉ tiêu «Kết quả thu chi của cơ sở» , lưu ý chỉ tiêu này chỉ phản ánh phần thu chi cho hoạt động thường xuyên của chính cơ sở. V. Một số qui định khác: 1. Để đảm bảo chất lượng phiếu điều tra, công tác nghiệm thu phải được tiến hành đầy đủ, nghiêm túc, trung thực, khách quan ở mỗi cấp. 2. Sau khi hoàn thành công việc nghiệm thu mỗi cấp, các loại phiếu điều tra cần được sắp xếp gọn gàng, đúng qui định, hoàn thiện các biên bản nghiệm thu chuyển lên nghiệm thu ở cấp trên theo kế hoạch của mỗi cấp, mỗi địa phương, Bộ Công an; Bộ Quốc phòng. 3. Các loại phiếu điều tra cần được bảo quản ở nơi khô ráo, chú ý phòng chống cháy nổ. Khi vận chuyển tài liệu lên cấp trên cần đóng gói cẩn thận có người áp tải. 4. Dùng bút bi có mực màu đỏ để kiểm tra, xác định những sai sót trên phiếu điều tra các tài liệu kiểm tra khác. Ban Chỉ đạo trung ương sẽ thông báo lịch nghiệm thu đến Ban chỉ đạo các tỉnh/thành phố, Ban chỉ đạo Bộ Công an, Bộ quốc phòng trong tháng 8/2007. BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG TỔNG ĐIỀU TRA CSKTHCSN 10 . QUI TRÌNH NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO TÀI LIỆU A. Qui trình nghiệm thu I. Mục đích: - Đánh giá công tác tổ chức. nghiệm thu của Ban chỉ đạo trung ương. - Khi bàn giao tài liệu cần lập biên bản bàn giao tài liệu (giữa Ban chỉ đạo đầu mối và Ban Chỉ đạo Bộ theo mẫu qui

Ngày đăng: 27/10/2013, 10:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sau khi hoàn thành khâu kiểm tra, đoàn nghiệm thu cần lập bảng kết quả kiểm tra theo mẫu sau: - QUI TRÌNH NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO TÀI LIỆU
au khi hoàn thành khâu kiểm tra, đoàn nghiệm thu cần lập bảng kết quả kiểm tra theo mẫu sau: (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w