1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài báo cáo thí nghiệm hóa Đại cương b thí nghiệm 2 nhận biết có chất mới tạo thành

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thí Nghiệm 2. Nhận Biết Có Chất Mới Tạo Thành
Tác giả Trần Văn Bảo Trọng, Lê Anh Vũ, Nguyễn Thành Toàn, Nguyễn Hoài Ngọc
Người hướng dẫn Thầy Trần Lê Ba
Trường học Trường Đại Học An Giang
Chuyên ngành Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên
Thể loại bài báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Tiến hành thí nghiệm : Ống nghiệm 1 : Cho một lượng khoảng 3 ml dung dịch hydrochloric acid HCl loãng vào ống nghiệm 1 chứa kẽm Zn Hình 1.0 Ống nghiệm chứa kẽm sau khi cho dung dịch h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

 

KHOA: NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

 

THÍ NGHIỆM HÓA ĐẠI CƯƠNG B

BÀI BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA ĐẠI CƯƠNG B Giảng viên hướng dẫn thầy :Trần Lê Ba

NHÓM 2 Thành viên : 1.Trần Văn Bảo Trọng 2.Lê Anh Vũ 3.Nguyễn Thành Toàn 4.Nguyễn Hoài Ngọc

Ngày tháng năm 2024

Trang 2

BÀI THỰC HÀNH HÓA ĐẠI CƯƠNG B

Thí nghiệm 2 Nhận biết có chất mới tạo thành

Hóa chất và d ụng cụ : Dung dịch Hydrochloric acid (HCl) loãng; dung dịch Sodium

hydroxide (NaOH); dung dịch Barium chloride (BaCl2); dung dịch Copper(II)

sulfate(CuSO 4 ); kẽm (Zn) viên; ống nghiệm; ống hút nhỏ giọt.

Tiến hành thí nghiệm :

Ống nghiệm 1 : Cho một lượng khoảng 3 ml dung dịch hydrochloric acid (HCl)

loãng vào ống nghiệm (1) chứa kẽm (Zn)

Hình 1.0 Ống nghiệm chứa kẽm sau khi cho dung dịch hydrochloric acid vào

Trang 3

Hiện tượng: Khi cho dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa viên kẽm, bọt khí không màu (khí Hydro , H 2) sinh ra và nổi lên bề mặt của viên kẽm chứng tỏ có sự thoát khí.Phản ứng này tỏa nhiệt, nghĩa là nó sinh nhiệt (phản ứng sinh nhiệt), khiến dung dịch có thể ấm lên nhẹ Kết quả tạo

ra dung dịch muối kẽm clorua (ZnCl 2 )

Phương trình hóa học : Zn+2HCl >ZnCl 2 +H 2

Ống nghiệm 2 : cho một lượng khoảng 3 ml dung dịch

Hydrochloric acid (HCl) loãng vào ống nghiệm (2) chứa 3 ml dung

dịch Barium chloride(BaCl₂)

Trang 4

Hình 1.1 Trước khi tác dụng Hình 1.2 Sau khi tác dụng

Trang 5

Hiện tượng : Dung dịch Barium chloride (BaCl2) không phản

ứng với dung dịch Hydrochloric acid (HCl) nên không xảy ra hiện

tượng.

Ống nghiệm 3 : Cho một lượng khoảng 3 ml dung dịch dịch

Sodium Hydroxide (NaOH) vào ống nghiệm (3) chứa dung dịch Copper (II) sulfate(CuSO 4 )

Hình 1.3 Trước khi tác dụng Hình 1.4 Sau khi

tác dụng

Hiện tượng: Khi nhỏ dung dịch Sodium Hydroxide (NaOH) vào

dung dịch Copper(II) sulfate ( CuSO₄), xuất hiện kết tủa màu xanh lam Copper(II) hydroxide (Cu(OH) 2 ) và dung dịch sulfate (Na 2 SO 4 ). Phương trình hóa học : NaOH + CuSO 4 > Cu(OH) 2 + Na 2 SO 4

Trang 6

Dấu hiệu nhận biết:

-Ống nghiệm 1 : Thấy bọt khí thoát ra cho ta biết khí Hydro (H2) được sinh ra

-Ống nghiệm 2 : Không có phản ứng, không có hiện tượng xảy ra

-Ống nghiệm 3 : Thấy xuất hiện kết tủa màu xanh lam, chứng tỏ chất mới được tạo thành là Copper (II) hydroxide (Cu(OH)2) màu xanh lam

Kết luận : Ta thấy chỉ có ống nghiệm (1) và (3) xảy ra phản ứng tạo ra

sản phẩm mới đó là bọt khí thoát ra và kết tủa màu xanh lam không tan

trong nước, qua đó nhận biết được sự có mặt của ion Cu 2+, còn ở ống

nghiệm (2) thì không có hiện tượng xảy ra.

Thí nghiệm 3 Chỉ thị Acid-Base

Hóa chất và dụng cụ: Dung dịch Hydrochloric acid (HCl) loãng; dung dịch Sodium Hydroxide (NaOH); dung dịch Sodium chloride (NaCl);

Phenolphthalein; giấy quỳ tím; methyl da cam; ống nghiệm; ống hút nhỏ giọt

Tiến hành thí nghiệm:

Lấy ba ống nghiệm, thêm vào:

-Ống nghiệm (1) : 1 giọt phenolphthalein.

Trang 7

-Ống nghiệm (2): 1 giọt methyl da cam.

-Ống nghiệm (3): Một mẩu giấy quỳ tím.

(1) Phenolphthalein (2) Methyl da cam (3) Giấy quỳ tím

Hình 1.5 Trước khi tác dụng

(*)Thí nghiệm với acid HCl:

Thêm vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch HCl 0,1 M

(1) Phenolphthalein (2) Methyl da cam (3) Giấy quỳ tím

Trang 8

Hình 1.6 Sau khi tác dụng

Hiện tượng:

-Ống nghiệm (1) (phenolphthalein):dung dịch thu được trong suốt -Ống nghiệm (2) (methyl da cam): dung dịch chuyển từ màu vàng sang

màu đỏ

-Ống nghiệm (3) (giấy quỳ tím): giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ

Kết luận:

-Ống nghiệm (1): Phenolphthalein không đổi màu trong môi trường

acid

-Ống nghiệm (2): methyl da cam chuyển đỏ trong môi trường acid -Ống nghiệm (3):quỳ tím chuyển đỏ trong môi trường acid.

(*)Thí nghiệm với muối trung tính (NaCl) :

Tiến hành thí nghiệm:

Lấy ba ống nghiệm, thêm vào:

-Ống nghiệm 1: 1 giọt phenolphthalein

-Ống nghiệm 2: 1 giọt methyl da cam

-Ống nghiệm 3: một mẩu giấy quỳ tím

Ta thêm vào mỗi ống nghiệm 2 mL dung dịch NaCl 0,1 M:

Trang 9

(1) Phenolphthalein (2) Methyl da cam (3) Giấy quỳ tím

Hình 1.7 Trước khi tác dụng

(1) Phenolphthalein (2) Methyl da cam (3) Giấy quỳ tím

Hình 1.8 Sau khi tác dụng Hiện tượng:

-Ống nghiệm (1) (phenolphthalein): không đổi màu.

-Ống nghiệm (2) (methyl da cam): không đổi màu.

-Ống nghiệm (3) (giấy quỳ tím): không đổi màu.

Trang 10

Kết luận :

-Ống nghiệm (1) (phenolphthalein): không có sự thay đổi màu

trong môi trường trung tính)

-Ống nghiệm (2) (methyl da cam):không có sự thay đổi màu

trong môi trường trung tính

-Ống nghiệm (3) (giấy quỳ tím):giấy quỳ tím không đổi màu

trong môi trường trung tính.

Thí nghiệm với NaOH (bazơ):

Tiến hành thí nghiệm:

Lấy ba ống nghiệm, thêm vào:

-Ống nghiệm 1: 1 giọt phenolphthalein.

-Ống nghiệm 2: 1 giọt methyl da cam.

-Ống nghiệm 3: một mẩu giấy quỳ tím

Ta thêm vào mỗi ống nghiệm 2 mL dung dịch NaOH 0,1 M:

(1) Phenolphthalein (2) Methyl da cam (3) Giấy quỳ tím

Hình 1.8 Trước khi tác dụng

Trang 11

(1) Phenolphthalein (2) Methyl da cam (3) Giấy quỳ tím

Hình 1.9 Sau khi tác dụng

Hiện tượng:

-Ống nghiệm (1) (phenolphthalein): chuyển màu hồng

-Ống nghiệm (2) (methyl da cam): chuyển màu vàng cam

-Ống nghiệm (3) (giấy quỳ tím): chuyển màu xanh

Kết luận:

-Ống nghiệm (1) (phenolphthalein): phenolphthalein chuyển màu hồng

trong môi trường bazơ

-Ống nghiệm (2) (methyl da cam: methyl da cam chuyển vàng trong

môi trường bazơ

-Ống nghiệm (3) (giấy quỳ tím): quỳ tím chuyển xanh trong môi trường

bazơ

Trang 12

Kết quả thí nghiệm:

Thí nghiệm 4 Sự tạo thành và hòa tan kết tủa

Hóa chất và dụng cụ: Dung dịch Na₂CO₃ nồng độ 2.1 × 10⁻⁵ M và 2.1 × 10⁻² M; dung dịch CaCl₂ nồng độ 2.1 × 10⁻⁵ M và 2.1 × 10⁻² M; dung dịch HCl loãng; ống nghiệm; ống hút nhỏ giọt ( Biết TCaCO3=6.10 -9 )

Tiến hành thí nghiệm:

-Thí nghiệm (1): Cho 10 giọt dung dịch Na₂CO₃ 2.1 ×

10⁻⁵ M vào ống nghiệm Thêm 10 giọt dung dịch CaCl₂ 2.1

× 10⁻⁵ M, lắc đều ống nghiệm.

Chất chỉ thị màu

Màu chất chỉ thị trong môi trường

Acid Trung tính Base

Phenolphthalein Không màu Không màu Màu hồng

Quỳ tím Màu đỏ Không màu Màu xanh

Methyl da cam Màu đỏ Không màu Màu vàng cam

Trang 13

Hình 2.0 trước khi tác dụng

Hiện tượng: Không xảy ra hiện tượng

Giải thích: Tích số tan giữa [Ca²⁺] và [CO₃²⁻] nhỏ hơn số

của TCaCO₃, vì vậy không đủ điều kiện để tạo ra kết tủa.

-Thí nghiệm (2): Cho 10 giọt dung dịch Na₂CO₃ 2.1 × 10⁻² M vào một ống nghiệm Thêm 10 giọt dung dịch CaCl₂ 2.1 × 10⁻² M, lắc đều ống nghiệm.

Hình 2.1 sau khi tác dụng

Trang 14

Hình 2.2 Trước khi tác dụng Hình 2.3 Sau khi tác dụng

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng

Giải thích: Tích số tan giữa[Ca²⁺] và [CO₃²⁻] vượt quá TCaCO₃, do đó

CaCO₃ kết tủa

Thí nghiệm (3): Từ thí nghiệm (2) ta thêm tiếp vào ống nghiệm từng giọt dung dịch HCl cho tới dư

Trang 15

Hình 2.4 Trước khi tác dụng Hình 2.5 Sau khi tác dụng

Hiện tượng: Kết tủa CaCO 3 tan dần, có sủi bọt khí

Giải thích: Kết tủa CaCO 3 tan dần do phản ứng với acid HCl, tạo thành dung dịch CaCl 2 và khí CO 2 thoát ra

Phương trình hóa học: CaCO 3 + 2HCl -> CaCl 2 + CO 2 ↑ + H 2 O

Thí nghiệm 5 Cân bằng trong dung dịch acid yếu

Hóa chất và dụng cụ : Dung dịch CH 3 COOH 0,1 M; ống nghiệm ; dung dịch methyl da cam, tinh thể CH 3 COONa, ống hút nhỏ giọt, ống nghiệm

Trang 16

Tiến hành thí nghiệm:

-Chuẩn bị 2 ống nghiệm, nhỏ 2 giọt dung dịch CH 3 COOH với một giọt chỉ thị methyl da cam Một ống để so sánh , còn một ống thêm vài tinh thể

CH 3 COONa, lắc mạnh.

Hình 2.6 ống nghiệm không Hình 2.7 ống nghiệm chứa Hình 2.8 So sánh giữa hai ống chứa tinh thể CH3COONa tinh thể CH3COONa nghiệm

So sánh :

+Ống nghiệm: chứa CH3COOH có màu đỏ do dung dịch có tính

acid

+Ống nghiệm: chứa CH3COONa có màu vàng do dung dịch có

tính bazơ

Giải thích:

Trang 17

-Methyl da cam có khoảng 𝑝𝐻 đổi màu 3,1 đến 4,4, từ màu đỏ

sang màu vàng.

+ Ống nghiệm chứa tinh thể CH3COONa có độ 𝑝𝐻>4,4 , dung dịch có màu vàng.

+Ống nghiệm chứa CH3COOH có độ 𝑝𝐻 thấp nên dung dịch gần vùng đỏ nhất.

Kết luận : Phenolphthalein là chất có màu thay đổi trong

khoảng pH từ 8-10

- Nếu pH< 8 thì dung dịch không màu.

- Nếu pH>8 thì dung dịch có màu hồng từ nhạt đến đậm ,

thể hiện nồng độ của base càng cao.

- Nếu pH > 10 thì pheneolphthalein.

Methyl da cam nhiều màu sắc , pH < 3,1 dung có màu đỏ ,

màu cam khi pH từ 3,1-4,4 , độ pH> dung dịch có màu

vàng.

Ngày đăng: 24/11/2024, 17:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w